Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Chống Tàu ư? có mà chống nạn!.






Ở những nước đảng cầm quyền toàn trị, người dân chỉ bị xỏ mũi bỡi công cụ tuyên truyền khi họ cần kích động vấn đề nào đó phục vụ cho việc bẻ lái chính sách.

Quan hệ với Trung Quốc là một ví dụ: Hai bên đã mâu thuẫn từ lâu nhưng dân không được biết, đến khi Việt Nam ngã hẵn về Liên Xô thì họ moi móc lịch sử ngàn đời nhau, nói xấu mạt sát nhau không từ chuyện gì, bộ máy truyên truyền vận hành hết công suất, dẫn đến TQ vượt biên giới tấn công VN, 10 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục TQ để hình ảnh xấu của một nước lớn nhưng qua đó hiện đại hóa được quân đội và... VN giữ được lãnh thổ nhưng lâm vào khủng hoảng kinh tế phải nhún nhường, VN lệ thuộc TQ nặng hơn xưa.

Quan hệ với Campuchia là một ví dụ thứ hai: Hai bên cũng đã có khúc mắc nhau từ lâu, nhưng vì tập trung đánh Mỹ nên đã hợp tác lợi dụng nhau. Sau 1975, tranh chấp lãnh thổ âm thầm đánh nhau, nhưng họ vẫn coi nhau là đồng chí thì dân ngoài vùng chiến sự không hề biết chuyện gì đã xảy ra. Khi họ cần loại trừ nhau thì bộ máy truyên truyền cũng vận hành hết công suất, tội ác của Khmer đỏ được cấp tập tung lên, lúc ấy đối phương thành kẻ thù không đội trời chung của toàn quân, toàn dân. Từ xung đột biên giới dẫn đến việc VN đưa quân sang CPC, 14 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục: dân CPC lâm vào khủng hoảng nhân đạo, đất nước tan hoang, thoát khỏi gông kiềng VN thì rơi vào vòng tay TQ. VN bảo vệ được biên giới nhưng hình ảnh ngoại giao xấu đi dưới mắt thế giới, bị thế giới bao vây cấm vận, kinh tế suy kiệt.




Vụ dàn khoan HD-981 vào thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp giữa VN - TQ là ví dụ nữa: Nhà cầm quyền VN thấy cần chặn dằn mặt TQ, đã bật đèn xanh bộ máy truyền, báo đài nhập cuộc, cả nước ầm ầm... Dẫn đến vượt tầm kiểm soát là sự kiện công nhân bạo loạn đốt phá hàng loạt công ty nước ngoài được cho là của TQ ở Bình Dương, Đồng Nai,. Có công ty sợ phải trưng băng rôn đại khái: "Công ty chúng tôi yêu Việt Nam, đứng về phía Việt Nam" - người Việt cảm thấy thỏa hay ê chề?. Hậu quả thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài. TQ gườm VN nhưng không vì thế mà cho rằng TQ sợ VN.
Qua những động thái va chạm trên biển Đông lâu nay, cho thấy TQ luôn cầm chịch cuộc chơi, chủ động tạo ra tình huống, còn VN bị động đối phó.

Một nước nhỏ gần một nước lớn, lệ thuộc là điều không thể tránh khỏi, nhớ không nhầm thì nhà chính trị lão luyện Shihanuc từng tuyên bố huỵch toẹt khi nói về quan hệ CPC-VN. Nếu muốn giảm lệ thuộc, nước nhỏ phải mạnh lên mới giảm được lệ thuộc nước lớn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đều có hại cho nước lớn lẫn nước nhỏ, dẫn đến cái hậu: khung hoảng từng nước, nước lớn sẽ danh bại, nước nhỏ sẽ thân liệt, bài học lịch sử của nhiều nước đã cho thấy điều ấy. Tuy nhiên, nó là ác chủ bài cần thiết mà nhà cầm quyền nhiều nước sử dụng nếu muốn gây căng thẳng hoặc chiến tranh mà theo họ là điều không tránh khỏi.


Đã đành lịch sử để lại cho dân tộc Việt sự cảnh giác cao độ đối với nước láng giềng to lớn TQ như một gen di truyền. Không ai tin TQ thật lòng với VN và ngược lại TQ cũng thế với VN, TQ không điên để giúp VN mạnh lên và TQ không ngu đến nỗi dồn một dân tộc hiếu chiến vào chân tường.
Hai quốc gia và người dân hai nước phải chập nhận sống cạnh nhau hòa thuận, hành xử vì lợi ích chung từ ngàn xưa và thời đại mới càng cần thiết hơn.
Với nhà cầm quyền, cả hai nước đều do đảng toàn trị lãnh đạo, đều đi lên từ bao cấp, cái gì VN cũng tham khảo học tập TQ rồi vận dụng vào VN từ chính trị đến kinh tế. Nhưng vì sao nước họ lột xác vượt bậc trở thành đối thủ đáng gườm với Mỹ kể cả kinh tế lấn quân sự, được dân nước họ ủng hộ. Còn nước mình chỉ mới phát triển bề nổi, đời sống dân khá hơn xưa nhiều nhưng tài nguyên cạn kiệt, nợ quốc gia ngày càng chồng chất, dân đòi hỏi đất nước phải nâng tầm hơn nữa nên quay lại chỉ trích nhiều chính sách của nhà nước.
Người Việt tẩy chay, nói xấu hàng TQ, có ai đời một nước chẳng sản xuất cái gì nên hồn hơn họ lại chê hàng nước kia. Nếu có hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại thì thử hỏi: ai đã đưa nó vào, người Việt lương thiện hơn người Tàu chăng? Dè chừng âm mưu của TQ, cảnh giác là cần thiết nhưng việc bài ngoại theo đám đông, nó cũng cho thấy tâm lý mặc cảm của kẻ hèn yếu. Họ cao hơn mình một cái đầu hãy ngã mũ kính chào. Họ giàu mạnh hơn mình thay vì ganh ghét hãy học hỏi để theo kịp người ta..



https://www.facebook.com/tranhunglopA/posts/1877326065633895

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét