" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016
Kiều Hùng đỏ ( điệp lào) - giá 1,2 triệu đồng
Kiều Hùng đỏ ( điệp lào) - giá 1,2 triệu đồng-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016
Bí mật Ma Thiên Lãnh - vẻ đẹp hoang sơ ít người biết ở Tây Ninh
Tây Ninh không chỉ nổi tiếng với Hồ Dầu Tiếng hay Núi Bà Đen mà những khu du lịch ở Tây Ninh còn hấp dẫn du khách bởi nét hoang sơ, hoang vu, nhưng khống kém phần nên thơ, hùng vĩ bởi những thắng cảnh nơi này, tiêu biểu nhất là thũng lũng Ma Thiên Lãnh.
Christian Steven on Instagram
1. Địa điểm
Thung lũng Ma Thiên Lãnh thuộc Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, nằm ở giữa ba ngọn núi tạo thành núi Bà Đen hùng vỹ thu hút khách du lịch Tây Ninh bởi vẻ đẹp đồi núi trập trùng, những con dốc dựng đứng, dòng suối nhuộm vàng. Đây là một sườn đồi thơ mộng với một bên là núi một bên là cheo leo vực thẳm, chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng ba giờ đi xe máy, vượt quãng đường gần một trăm cây số.
@mynhutr on Instagram
2. Cách đi
Đường vào khu vực Ma Thiên Lãnh nối từ đường 785, đi khoảng 1 cây số đến chân núi, từ chân núi lên khoảng hơn cây số thì đến một thung lũng bằng phẳng, nằm lọt giữa tứ bề núi đá, rừng cây. Từ chân núi, men theo con đường nhựa trải dài uốn lượn trên một sườn đồi thơ mộng một bên là núi và một bên là cheo leo vực thẳm, văng vẳng bên tai đâu đó là tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng suối róc rách giữa đại ngàn bao la cùng một bầu không khí trong lành đến tuyệt vời.
Mr Quăn on Instagram
Instagram photo by Trần Trung Tín
Con đường đến Ma Thiên Lãnh tuy không cheo leo đèo dốc nhưng cũng không dễ dàng gì, bởi đường xuống thung lũng vẫn khá cheo leo, hiểm trở và đặc biệt là ở đây có rất nhiều... rắn. Tuy nhiên bạn cứ an tâm rằng, theo người dân địa phương thì rắn chỉ xuất hiện về đêm. Vượt qua những gian nan đường khó, du khách sẽ được đắm mình vào cảm giác thư thái với núi non mây ngàn, chính những điểu này đã thu hút các bước chân phượt thủ.
Thanh Nhàn on Instagram
3. Cảnh đẹp hoang sơ mà hùng vĩ ở nơi này
Ma Thiên Lãnh hoang sơ nằm ẩn mình ở độ cao trên 50m giữa đồng bằng rộng lớn, được che mình bởi núi Lớn (hay còn gọi là núi Bà), núi Phụng và núi Heo, Ma Thiên Lãnh hiện ra như một quần thể địa danh được kiến tạo bởi hang Ông Hổ, suối vàng, hầm đá...
Trên đường vào, có những hồ nước trong vắt, mát lạnh vốn do khai thác đá mà thành. Ảnh: Nhung on Instagram
Như Huỳnh on Instagram
Bắt đầu từ chân núi vào, ngồi trên xe bạn có thể thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt vời như của Đà Lạt bởi hai bên là sườn đồi và thung lũng. Dừng xe ở cuối con đường, du khách men theo những bậc đá quanh co cạnh con suối vàng thơ mộng để bước tiếp lên hang Ông Hổ. Mặc dù có nhiều truyền thuyết tương truyền về sự ra đời của chiếc hang này nhưng là gì đi nữa, nơi đây cũng ghi nhận sự thành kính của nhiều người dân địa phương tin vào một đức tin thần bí.
VietNam Adventure Tours on Instagram
Hoài Nguyễn on Instagram
Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể dễ dàng nhận ra ngay cây đại thụ bồ đề đang mọc lên từ trên những phiến đá to nhẵn nhụi.
Từ trên đỉnh cao nhất của ngọn núi cao nhất đồng bằng, chúng ta có thể phóng tầm mắt quan sát khắp các vùng lận cận. Băng qua hố Bảy Ngày sâu hun hút và khi đã vượt qua những con dốc dựng đứng, cùng rừng tre già, một làn hơi nước mát lạnh từ trong các hốc đá sẽ làm chúng ta cảm thấy sảng khoái vô cùng. Cuối tuần có rất nhiều bạn trẻ đến đây để khám phá, leo núi hay đơn giản chỉ là ghi lại những tấm hình tuyệt đẹp bên hồ đá Ma Thiên Lãnh.
潘清华_ 판징화 on Instagram
Mystery on Instagram
U on Instagram
Hoài Nguyễn on Instagram
Phan Thanh Hoa on Instagram
Quý Bơ on Instagram
Lưu ý: để chinh phục đỉnh núi bà Đen bằng đường Ma Thiên Lãnh không phải là điều dễ dàng, bạn có thể đến hồ đá Ma Thiên Lãnh để tham quan chụp hình, nếu muốn leo núi thì hãy chuẩn bị kĩ càng trước khi đi nhé.
Theo Tây Ninh Tour
ĐI BẦU
" chuồn chuồn bay thấp thì mưa
bay cao thì nắng bay vừa thì ... thôi"
( Lý Đợi)
Hôm nay làm đại cử tri
Cả nhà lớn nhỏ mình ta đi bầu
Ông trên Bà dưới gạch vào
Bỏ vô thùng phiếu cái ào là xong
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016
Bài Hát The Land of Vietnamese (Miền đất của người Việt Nam)
Thiếu Long giới thiệu
The land of Vietnamese (Miền đất của người Việt Nam) là một bài hát phản chiến, lưu hành ở các nước phương Tây và Mỹ trong những năm Mỹ gây chiến ở Việt Nam. Bài hát khá nổi tiếng và mọi người truyền tay nhau hát nhưng tác giả của nó là một ẩn sĩ mà đến nay không thấy nguồn nào xác định được rõ ràng tác giả là ai. Đây là một bài hát về âm nhạc thì đậm chất nhạc đồng quê (country music) Anh - Mỹ, về nội dung thì nó vô cùng hào hùng, da diết, bi tráng, thiết tha, nói về một miền đất kiên cường sẽ luôn tồn tại không khuất phục trước giặc Mỹ. Một bài hát nước ngoài nhưng lại đậm chất kiêu hùng Việt Nam, thể hiện lên đc cái đặc thù văn hóa dân tộc giữ gìn sông núi của người Việt.
Đây là một bài hát nước ngoài nhưng đi vào lòng người Việt, là người Việt nhưng nghe bài này thật sự là tan nát cõi lòng, tự hỏi tại sao đất nước mình, dân tộc mình lại chịu nhiều thảm cảnh và bất hạnh hơn các dân tộc khác như vậy, và tại sao dân tộc mình là anh hùng đến như vậy, bất khuất mạnh mẽ đến như vậy.
Đề nghị những người có trách nhiệm trong lĩnh vực văn hóa rà soát, tìm hiểu xem ai là tác giả bài này và chuyển ngữ lời hát, hòa âm, đưa lên trình diễn trong các chương trình văn nghệ lớn, cho các dịp lễ lớn, giống như chúng ta đã làm với bài The Ballad of Ho Chi Minh (Bài ca Hồ Chí Minh) của nhạc sĩ Ewan MacColl. Chúng đều là những bài hát nước ngoài nhưng thấm đẫm đặc thù Việt Nam, văn hóa Việt Nam, tinh thần Việt Nam, tâm hồn Việt Nam.
Đây là version hát bởi nữ ca sĩ Kate Francis, với một giọng hát da diết ru hồn nhưng lại thể hiện lên được khí phách Việt Nam:
The Land of Vietnamese
Published on Aug 31, 2012
https://www.youtube.com/watch?v=iCEfUuEKgZI
Lời ca - nguyên bản tiếng Anh:
Should all the leaves for all the trees
Surscorch from bombs and poisoned water,
Should not a single Vietnamese
Remain alive from cruel man slaughter,
The elephants will rage enroll
And wage against all the Yanks a war,
And wage against all the Yanks a war.
Should all the elephants be killed
And all the fields be ruined to pieces,
Yet life in Vietnam can be still
Again arise some living species :
The leagues ant and buzzing bees,
To sting the Yanks for the Vietnamese,
To sting the Yanks for the Vietnamese.
The birds and fish will take them bite,
All those, who came to kill and murder,
The snakes will hiss from noon till night
And then more bees will come further,
The animals will keep their rakes
Until the drive all away the Yanks,
Until the drive all away the Yanks.
Should all the beasts become extinct
The grass will raise from bombard tuffet,
And by the nature of instinct
Will crash the Yanks for those, who suffer.
You can not slash in hand a breeze
Not split the land of the Vietnamese,
Not split the land of the Vietnamese.
Tạm dịch lời Việt:
Dù tất cả lá cây trên cành
Tan héo dưới bom và chất độc hóa học
Dù không còn một người Việt
Sống nổi dưới những trò tàn sát con người tàn ác
Thì những chú voi sẽ giận dữ tham chiến
Và sẽ chống lại lính Mỹ trong một cuộc chiến mới
Và sẽ chống lại lính Mỹ trong một cuộc chiến mới
Dù tất cả chú voi đó bị giết
Và tất cả đồng ruộng bị phá hủy thành tro
Tuy thế mầm sống ở Việt Nam vẫn có thể
Lần nữa mọc lên những sinh vật:
Những nhóm kiến lửa và ong vò vẽ,
Để cắn lính Mỹ cho dân tộc Việt Nam
Để cắn lính Mỹ cho dân tộc Việt Nam
Chim chóc và cá sẽ góp những đòn cắn vào
Tất cả những tên tới đất này để giết chóc
Những chú rắn sẽ rít lên từ chiều đến đêm tối
Và thêm những chú ong tham chiến nhiều hơn
Những động vật đó sẽ tiếp tục lùng sục
Cho đến khi nào xua đuổi hết lính Mỹ,
Cho đến khi nào xua đuổi hết lính Mỹ.
Dù tất cả những loài vật đó trở nên tuyệt chủng
Thì cỏ lại sẽ mọc lên từ những hố bom
Và từ bản năng thiên nhiên
Sẽ quấn lấy chân lính Mỹ, những kẻ bị tổn thất
Anh không thể chém lìa ngọn gió
Không thể chém lìa miền đất của người Việt Nam,
Không thể chém lìa miền đất của người Việt Nam.
Siêu mini(hồng ngọc) giá 150k
Siêu mini(hồng ngọc) giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016
Ảo tưởng tài năng, lạm phát lời tâng bốc!
Lâu nay, các phát ngôn thái quá, ảo tưởng về tài năng và những lời khen có phần quá đáng trên báo chí như đã trở thành hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Và hệ quả là chúng ta được chứng kiến sự “lên ngôi” của thói phù phiếm, mà xét từ bản chất thì đã đến lúc cần được cảnh tỉnh.
Chúng ta đều biết bóng đá là bộ môn thể thao được ưa thích tại Việt Nam với hàng triệu người hâm mộ. Nhưng sự thất thường của bóng đá Việt Nam tại các giải đấu chính thức từ khu vực đến châu lục đang đặt ra câu hỏi về khả năng thật sự của cầu thủ, huấn luyện viên, về chiến lược phát triển bóng đá. Tuy nhiên, sự tự tin của người trong cuộc cùng người hâm mộ, lại được nuôi dưỡng một phần là do sự tâng bốc của báo chí. Thường là mỗi giải đấu nào đó bắt đầu là nhiều người lại đặt kỳ vọng quá cao, và khi giải đấu kết thúc với thất bại của đội tuyển hoặc câu lạc bộ là lập tức truy nguyên thất bại, và thường trút lên huấn luyện viên, lãnh đạo ngành bóng đá. Thậm chí vì quá tin vào chất lượng lứa cầu thủ trẻ của câu lạc bộ nọ, bất chấp việc lứa cầu thủ này mới có một mùa giải thất vọng, người ta lại đổ lỗi cho huấn luyện viên đội tuyển. Nào là có biểu hiện trù dập cầu thủ, chê bai đội bóng khác chơi rắn, thô bạo, nào là cầu thủ trẻ chỉ có cơ hội phát triển khi thi đấu tại môi trường đỉnh cao bóng đá nước ngoài! Và trong các ảo tưởng mà một số người đã khoác lên cho bóng đá Việt Nam, phải nhắc tới sự kiện tại buổi ký hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ trẻ nọ với CLB bóng đá đang thi đấu ở giải hạng hai của Nhật Bản, một Phó Chủ tịch VFF đã cao hứng phát biểu: “Xin gửi gắm…, cháu phải cố lên. Khi đến với CLB Mito, phải thể hiện bản lĩnh một con người Việt Nam mà ngày xưa, cách đây hơn 40 năm chúng ta từng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ông Phó Chủ tịch VFF đưa ra một so sánh thiết nghĩ cần cẩn trọng cân nhắc trước khi công bố. Vì, dù ký kết hợp đồng quan trọng thế nào thì vẫn liên quan lợi ích của một cá nhân hay tổ chức (mà thực chất là bán sức lao động lấy tiền) nên không thể so sánh giữa ký kết hợp đồng – một việc rất bình thường trong bóng đá chuyên nghiệp, với hành động cao cả của cha anh chúng ta mấy chục năm trước vượt Trường Sơn, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Sau thất bại trên các đấu trường ở cấp đội tuyển và câu lạc bộ, có vẻ bóng đá Việt Nam vẫn chưa nhiều tiến bộ. Hy vọng các cơ quan hữu quan xem xét, nghiên cứu để hoạch định một chiến lược phát triển bóng đá thích hợp, có hiệu quả.
Từ bóng đá nhìn rộng ra, có thể nói căn bệnh ảo tưởng như đang có nguy cơ trở nên phổ biến và trầm trọng. Như ngày 18-11-2015, một buổi họp báo đình đám đã được tổ chức để công bố sự kiện công ty MSN của Hàn Quốc trao giải “ngôi sao châu Á xuất sắc nhất” cho một ca sĩ Việt Nam có chất giọng trung bình. Tại đó, ca sĩ tiết lộ một người đẹp vốn nổi danh vì phát ngôn gây sốc, khoe ảnh khoe thân hơn là sự nghiệp biểu diễn thời trang cũng được MSN vinh danh là “nghệ sĩ trẻ châu Á”. Và nam ca sĩ không giấu tự hào khi khẳng định “đó là sự ghi nhận, đánh giá của những người có chuyên môn, kinh nghiệm… là việc làm khôn ngoan của những cái đầu lớn…” và “Giải thưởng Văn hóa – Giải trí Hàn Quốc (KCEA) là một giải thưởng uy tín do do Bộ Văn hóa – Giải trí Hàn Quốc phối hợp với Hiệp hội người mẫu châu Á tổ chức”. Còn nhà quản lý của người đẹp thì chia sẻ: “Để trao giải thưởng này…, họ đã tìm hiểu rất kỹ, đo lường, đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau chứ không phải bỗng dưng mà chọn”. Kỳ lạ là nếu danh tiếng giải thưởng đúng như lời nam ca sĩ và vị đại diện người mẫu khẳng định thì tại sao chỉ có vài ba tờ báo tiếng Hàn đề cập tới sự kiện này?
Ở đây có sự nhầm lẫn (vô tình hay cố ý?) về tên gọi giữa Giải thưởng Văn hóa – Giải trí Hàn Quốc – KCEA, của công ty tư nhân MSN với Giải thưởng Văn hóa đại chúng và nghệ thuật – KCAA, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này tổ chức. Lại nữa, ở Hàn Quốc cũng không có cơ quan nhà nước nào có tên gọi là “Bộ Văn hóa – Giải trí”. Trong khi, KCAA là giải thưởng uy tín, thường được tổ long trọng vào cuối tháng 10 hằng năm, thì KCEA chỉ là giải thưởng nhỏ, ít người quan tâm. Sau 22 lần tổ chức, KCEA chỉ được các nghệ sĩ Hàn Quốc mới chân ướt, chân ráo vào nghề chú ý. Năm nay, KCEA tổ chức vào ngày 26-11 trùng với giải Rồng Xanh (một giải thưởng quan trọng của điện ảnh Hàn Quốc), nên hầu hết các ngôi sao Hàn Quốc nổi tiếng đều từ chối dự giải thưởng của họ. Có lẽ vậy, KCEA phải tìm đến một số nghệ sĩ khu vực châu Á như một giải pháp tình thế, lôi kéo sự chú ý của công chúng. Tuy nhiên, ngôi sao điện ảnh Nhật Bản K.Wantanabe (Oăn-ta-na-be), ngôi sao võ thuật Thái-lan T.Jaa (T.Ja) đều không có mặt trong buổi lễ, thay vào đó là nghệ sĩ đến từ Trung Quốc, Thái-lan, Việt Nam. Trên thực tế, danh hiệu “Ngôi sao châu Á xuất sắc nhất 2015” chỉ là một trong nhiều kỷ niệm chương “siêu sao khu vực châu Á” (Asia Superstar) được MSN trao, không nằm trong hệ thống giải chính thức của KCEA hay đơn vị tài trợ Hiệp hội người mẫu châu Á. Và đã không đến dự lễ trao giải của KCEA, K.Watanabe và T.Jaa còn làm tổ chức này “phiền lòng” khi họ vẫn đăng tải hoạt động đóng phim, sinh hoạt thường nhật của mình trong khi chính buổi “lễ trọng đại vinh danh” họ đang diễn ra…
Chuyện chưa lắng thì cuối tháng 12-2015, việc đại diện Việt Nam không đạt được kết quả như ý tại chung kết Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu hoàn vũ tiếp tục là đề tài gây tranh cãi trên mạng xã hội và nhiều báo điện tử. Thắng thua vốn chuyện thường tình của mọi cuộc thi, nhưng có vẻ các người đẹp và một bộ phận khán giả Việt Nam không cần hiểu vấn đề. Họ quá tin vào mấy màn trình diễn của bản thân, mấy lời nhận xét xã giao của một số người nổi tiếng, sự bình chọn của khán giả nhà thay vì chú ý tới nỗ lực từ đại diện của các quốc gia khác. Đến khi bị loại, họ đưa ra đủ mọi lý lẽ cho rằng kết quả bị dàn xếp, ban giám khảo cố tình thay đổi thể lệ cuộc thi, thiên vị thí sinh khác và trù dập người đẹp Việt Nam. Nhiều khán giả quá khích còn lên fanpage chính thức của hai cuộc thi sắc đẹp này trên facebook để phê phán, lăng mạ ban tổ chức cùng các đương kim hoa hậu, gây ra ấn tượng xấu trước bạn bè quốc tế về người Việt Nam. Thậm chí, có người còn đề nghị tẩy chay cuộc thi, rồi “suy tôn” hai người đẹp là Hoa hậu thế giới, Hoa hậu hoàn vũ trong mắt… người hâm mộ Việt Nam! Ít ai chịu nhìn thẳng vào thực tế là đứng sau các cái tên hoa mỹ Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái đất là các tập đoàn truyền thông hùng mạnh, các thương hiệu thời trang lớn. Hoa hậu sẽ là gương mặt đại diện, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp này trong suốt một năm (hai người đẹp Việt Nam đã từng chiến thắng tại các cuộc do hai công ty tư nhân là Elite Việt Nam, Hoàn Vũ Sài Gòn tổ chức cũng phải đáp ứng các yêu cầu như vậy). Ngoài gương mặt và thể hình, họ còn phải sở hữu kỹ năng trình diễn, giao tiếp, vốn ngoại ngữ tốt… Nên không ngẫu nhiên, ngôi hoa hậu thường là về tay người mẫu chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản từ khi còn rất trẻ.
Nhưng ở Việt Nam, đó là câu chuyện hoàn toàn khác, khi một số người đẹp đang sống bằng danh hiệu “hoa hậu”. Họ liên tục xuất hiện trong nhiều sự kiện lớn nhỏ với xe hơi đắt tiền, trang phục và trang sức sang trọng, song nguồn gốc của mấy thứ này lại luôn là điều nghi vấn, khi một số người trong số họ cho đến nay chưa hề có công việc đem lại thu nhập cao, ổn định? Mỗi dòng thông báo, hình ảnh được họ chia sẻ lên mạng xã hội là nhanh chóng nhận được sự tung hô, tán dương ồn ào của một bộ phận công chúng. Xét từ vẻ ngoài của sự hào nhoáng, dường như “hoa hậu” là một công việc hái ra tiền nhất là khi nhiều người đẹp đã bỏ công sức tham dự các cuộc thi lớn nhỏ trong và ngoài nước bất chấp cả việc đăng ký “chui”, trái quy định pháp luật để giành “vương miện”. Năm 2010, một người mẫu từng bị gán biệt danh là “người đẹp nói dối” sau khi lập lờ về giải thưởng mà mình nhận được trong mấy cuộc thi hoa hậu vô danh ở nước ngoài. Ngày 16-11-2015, cuộc thi Người đẹp du lịch Huế lại bị xử phạt vì cố tình “tự phong” vương miện hoa hậu. Ngày 30-11-2015, một người khác đứng trước án phạt khi đăng ký “chui” và giành vương miện tại một cuộc thi hoa hậu ở nước ngoài. Khi nhu cầu được biết đến, được nổi tiếng nhờ vương miện hoa hậu như ngày một tăng, và như là tỷ lệ thuận với một số sự vụ tiêu cực, lại không khỏi băn khoăn, nghi ngờ tính mục đích của các cuộc thi người đẹp.
Danh tiếng, lợi ích hay đơn giản là nhu cầu được nhắc đến trên báo chí, truyền thông khiến không ít người rơi vào tình trạng ngộ nhận về bản thân hoặc có cái nhìn sai lệch về một số hiện tượng trong đời sống văn hóa, xã hội. Khi đặt cái tôi lên trên hết, lại được dư luận cưng chiều, vuốt ve con người rất dễ ngộ nhận về mình, để khi thất bại thì coi đó là bị đối xử bất công, mà quên rằng danh tiếng chỉ có được khi mỗi người luôn khiêm tốn bền bỉ phấn đấu, tự chứng tỏ được tài năng đích thực. Đáng tiếc, thay vì khổ công rèn luyện, có người lại mải mê cố chạy theo cái danh phù phiếm. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động xã hội nào, mong muốn được xã hội ghi nhận và tôn vinh là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, ghi nhận, tôn vinh chỉ thật sự có ý nghĩa khi được đặt trong, được xem xét từ quan hệ giữa công sức đóng góp của mỗi người với hiệu quả của hoạt động trước xã hội, công chúng. Chạy theo những gì phù phiếm, hoặc ảo tưởng sẽ rất dễ mang lại sự chê cười, thậm chí là đáng thương trước mắt cộng đồng.
VIỆT QUANG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)