Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam - Yêu cầu cấp thiết



 Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp nhưng lại là yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể và người dân còn nhiều hạn chế.

Thực tế ở nước ta hiện nay đang nảy sinh vấn đề chưa được giải quyết triệt để là nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn rất thấp.

Đối với lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương.

Nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, còn cho đây là trách nhiệm của riêng ngành tài nguyên và môi trường. Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp ở địa phương, đặc biệt là việc quản lý, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập. Ở nhiều địa phương, lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, chưa chặt chẽ và quyết liệt. Có những trường hợp người dân phản ánh vụ việc đến cấp trên thì chính quyền địa phương mới biết, thậm chí, ở nhiều nơi, một số cán bộ chính quyền địa phương còn tiếp tay cho các hoạt động khai thác trái phép. Chính quyền cấp cơ sở chưa phát huy vai trò chủ động trong kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường tự nhiên. Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ quan chức năng và địa phương thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ.

Đối với doanh nghiệp.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đang tạo nên một nhu cầu rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguyên liệu cho các ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn. Việc khai thác, tận dụng tối đa mọi nguồn lực tài nguyên thiên nhiên sẵn có làm cho các chủ thể, trong đó có doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận. Ngược lại, chi phí cho vấn đề bảo vệ, tái tạo và cải thiện môi trường tự nhiên làm cho họ mất đi lượng lợi nhuận lớn. Vì lẽ đó, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, làm cho môi trường tự nhiên ngày càng rơi vào thảm họa. Việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của đa số các doanh nghiệp chưa cao. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải) còn mang tính đối phó. Một số cơ sở chỉ đầu tư ở mức tối thiểu, công nghệ, thiết bị không phù hợp hoặc sau khi được cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu công trình thì lại không đưa vào vận hành do ngại tốn nhân công, hóa chất, năng lượng. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng điện, dầu, không thực sự xử lý được tốt nhất chất thải. Đây là một trong những tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm môi trường.

Đối với người dân.

Thực tế cho thấy, nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của các chủ thể và người dân còn rất thấp, chưa có thói quen tự giác bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ nhất. Tình trạng vứt rác, phóng uế bừa bãi, làm mất vệ sinh nơi công cộng của người dân vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Vẫn còn tình trạng sử dụng các biện pháp hủy diệt trong khai thác thủy sản, đánh bắt động vật quý hiếm. Đó là chưa kể lối sống của người sản xuất nhỏ, tự do, tùy tiện, thái độ bàng quan với tài nguyên môi trường. Nhiều vấn đề môi trường của ngày hôm nay là kết quả từ hạn chế trong nhận thức và thái độ của con người. Nhiều quyết định hằng ngày của con người ngày hôm nay có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Chẳng hạn như, mỗi người có nên sử dụng túi ni-lông hay thay thế bằng làn, bằng túi giấy đi chợ mua đồ; Nên đi xe máy hay xe đạp khi đi làm hay đi chơi (quyết định cá nhân); Nên sử dụng giấy tái sinh hay mua nguyên liệu mới (quyết định của doanh nghiệp); Nên phát triển năng lượng hạt nhân hay bảo tồn năng lượng truyền thống (quyết định của Nhà nước). Tập hợp nhiều quyết định sẽ tạo nên một chuỗi hành vi của con người có ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến môi trường tự nhiên.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ và nhân lực cho bảo vệ môi trường tự nhiên còn nhiều hạn chế

Thực tế ở nước ta, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ, nhân lực trong bảo vệ môi trường còn hạn chế và lạc hậu. Để bảo vệ, cải thiện, phòng chống ô nhiễm cũng như khai thác hợp lý môi trường tự nhiên thì vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường tự nhiên là hiện đại, phù hợp, thân thiện với môi trường thì không chỉ giúp cho việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn bảo đảm việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

Trong khi khối lượng chất thải đa dạng đang ngày một tăng lên thì phần lớn các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở nước ta đều chưa có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường bao gồm “việc thu gom lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường”(1). Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có giá trị xuất khẩu lớn và những ngành sử dụng nhiều năng lượng có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, như ngành chế biến thủy sản, dệt may, da giày, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, khai thác, chế biến khoáng sản, ngành nông nghiệp. Các công trình hạ tầng về môi trường còn hạn chế. Đặc biệt, các công trình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống trạm quan trắc quốc gia; hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại còn nhiều bất cập. Nhiều khu công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp, y tế, nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn còn thấp. Đó là chưa kể hiện nay, trong một số lĩnh vực khai thác khoáng sản lậu, như quặng, than, vàng, các đầu nậu khai thác lại không muốn sử dụng công nghệ khai thác hiện đại, do vừa phải đầu tư lớn, vừa rơi vào nguy cơ bị tịch thu tài sản nếu bị lực lượng chức năng phát hiện. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát môi trường còn mỏng, không đủ người, cộng với sự thiếu thốn, phương tiện kiểm tra. Thêm vào đó, mức phạt hành chính đối với việc nhập rác thải công nghiệp còn quá thấp, không có hiệu lực. Điều này, càng làm sâu thêm những khó khăn cho công tác bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.

Có thể nói, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trình độ khoa học - công nghệ ở nước ta nói chung và khoa học - công nghệ ứng dụng trong bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng vẫn đang trong tình trạng lạc hậu. Trong nhập khẩu công nghệ dù là trực tiếp hay gián tiếp chúng ta cũng rất khó có thể nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất, mà thường chỉ nhận được loại thiết bị vào loại trung bình, thậm chí, trong nhiều trường hợp còn phải nhận các thiết bị lạc hậu đã bị loại bỏ ở các nước phát triển. Do đó, hiệu quả trong bảo vệ, cải thiện và khắc phục ô nhiễm môi trường tự nhiên rất thấp. Đây cũng là một thách thức lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Hiện nay, số cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở cấp tỉnh trên cả nước có 1.448 người, cấp huyện trên 1.300 người và cấp xã trên 11.000 người làm công tác địa chính, xây dựng và môi trường (chưa có công chức chuyên trách về quản lý môi trường). Trên thực tế, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, nhất là ở các địa phương, cơ sở. Hiện chỉ có khoảng 29 người làm công tác quản lý nhà nước về môi trường trên một triệu dân; trong khi, con số này ở Trung Quốc là 40 người, Thái Lan: 42 người, Cam-pu-chia: 55 người, Ma-lai-xi-a: 100 người, Xin-ga-po: 350 người, Canada: 155 người, Anh: 204 người (2). Phần lớn, cán bộ quản lý môi trường cấp huyện không có bằng cấp chuyên môn về môi trường, hầu hết được phân công, tuyển dụng, điều chuyển thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong một vài năm gần đây, nên trình độ năng lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.

Những bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên vào nền nếp

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường hết sức phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý và bảo vệ môi trường phải đi vào nền nếp mới có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Tuy nhiên hiện nay, cơ chế chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đang còn nhiều vấn đề bất cập. Thực tiễn đang đặt ra yêu cầu, cần đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp nhằm kiểm soát và tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý những yếu tố của môi trường tự nhiên vì sự phát triển bền vững của đất nước. Việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp không chỉ xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn mà còn tạo nên sự thống nhất, đồng thuận trong dư luận xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay.

Một điển hình về những vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường tự nhiên đối với hoạt động khai thác khoáng sản là công tác lập, thực hiện quy hoạch khoáng sản thiếu sự thống nhất ở cấp trung ương và địa phương. Ở nhiều địa phương, công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chưa đúng quy định, chỉ quan tâm đến các khoản đóng góp cho ngân sách địa phương mà chưa chú trọng đến tiêu chí năng lực, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, phần lớn các giấy phép khai thác khoáng sản đều tập trung vào vật liệu xây dựng, ít các dự án chế biến sâu khoáng sản. Công tác lập, phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản còn chậm. Nhiều hoạt động khai thác trái phép diễn ra phức tạp và hay tái diễn.

Một vấn đề nữa là những bất cập trong công tác thu hồi và giao đất hiện nay. Về cơ bản, quá trình phát triển kinh tế xã hội tất yếu dẫn đến công nghiệp hóa, đô thị hóa. Việc thu hồi đất đai của các chủ thể đang sử dụng để giao cho các chủ thể khác nhằm phát triển dự án là tất yếu. Tuy nhiên, cơ chế hiện hành về thu hồi, giao đất thỏa đáng giữa các bên nhà nước - chủ thể bị thu hồi - chủ thể được giao đất chưa tường minh, chưa công khai. Hơn nữa, đất đai sau khi được thu hồi giao cho bên nhận đất nhưng lại không sử dụng đúng như cam kết. Nhiều dự án triển khai không đúng tiến độ, thậm chí sai mục đích. Điều này dẫn đến lãng phí đất đai và bất bình trong nhân dân. Tất cả những vấn đề trên đang là thách thức lớn trong việc đưa công tác bảo vệ môi trường vào nền nếp.

Bên cạnh đó, việc tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng trong thời gian qua chưa nghiêm túc, hiệu lực và hiệu quả thấp. Việc không tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường diễn ra khá phổ biến. Trong số hàng nghìn dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phần lớn các dự án, kể cả các dự án liên doanh trong nước và ngoài nước đã không thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường. Một số doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ làm hình thức không vận hành hoặc chỉ vận hành đối phó. Trong Bộ luật Hình sự hiện hành có một chương quy định 10 loại tội phạm môi trường nhưng hầu như chưa được triển khai trên thực tế. Mặc dù các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng đã được người dân, công luận lên tiếng phản ánh; trong đó có việc xả chất ô nhiễm với khối lượng lớn ra sông, vào đất, ngấm vào nguồn nước, nạn buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, nạn khai thác trái phép các nguồn tài nguyên, như khai thác cát trên sông Hồng, khai thác khoáng sản bừa bãi,... nhưng cho đến nay hầu như chưa có cơ sở nào bị xử lý hình sự. Những hạn chế này cho thấy, cần tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật và phải sử dụng tối đa sức mạnh của pháp luật trong bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tuy nhiên hiện nay, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ. Việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng sạch thân thiện với môi trường bảo vệ môi trường chưa kịp thời. Nhiều dự án bảo vệ môi trường triển khai còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm môi trường chưa đủ mạnh, dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức tái phạm nhiều lần. Luật Khoáng sản có hiệu lực từ ngày 01-7-2011 nhưng đến nay vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật dẫn đến khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật, chưa kể chế tài xử phạt đối với hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép chưa đủ mạnh, mức thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải tạo, khắc phục suy thoái, ô nhiễm trong khai thác chế biến khoáng sản gây ra. Điều này cũng đang gây ra những trở ngại trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nề nếp.

Liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do những hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng còn nhiều điểm cần tháo gỡ. Đến nay, đã có rất nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân bức xúc, nhưng số lượng vụ việc khởi kiện tại Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại từ các hành vi này lại rất không đáng kể, chưa kể mức phạt, bồi thường vẫn còn quá ít, chưa “xứng đáng” với vi phạm. Xét trên thực tế, việc xử phạt hành chính và truy thu phí bảo vệ môi trường cũng chưa đủ mạnh để răn đe và nguồn thu từ xử phạt hành chính cũng khó có thể bù đắp, khắc phục tổn hại về môi trường tự nhiên.

Như vậy, những yếu kém nêu trên trong cơ chế, chính sách, pháp luật và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân chính là: hệ thống chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất hợp lý, khung xử phạt thấp, nên chưa có tác dụng, còn nặng về biện pháp hành chính, chưa coi trọng công cụ kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường; hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém. Công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường tới nhân dân chưa được làm tốt, người dân còn thiếu kiến thức, hiểu biết về việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại. Việc thu thập dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại cũng còn hạn chế. Đặc biệt, việc xác định cụ thể, rõ ràng và chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường không hề dễ. Do đó, cần tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện chính sách pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu bảo vệ hiệu quả môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay./.

------------------------------------------------------------

Chú thích:

(1) Quốc hội (2014): Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội

(2) Nguyễn Kim Tuyển (2013): Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, www:http://vea.gov.vn, ngày 18-12-2013
ThS. Nguyễn Thị NgaTrường Đại học Thủy Lợi

Thơ Đức Dũng



Thao Thức



Bỗng phút chốc trong ta bừng khát vọng:
Một niềm tin không có Chúa ba ngôi!
Trong thiên nhiên ở một cõi thiên hà
Vũ trụ ấy ai trả lời cho hết?

Trên cõi trần biết bao là tăm tối
Ta từng ngủ một giấc ngủ u mê
Suốt trăm năm ta chẳng có lối về
Suy ngẫm lại biết ở đâu bạn nhỉ!

Thiên đường địa ngục nào ai biết tỏ
Đường thênh thang lối nhỏ một mình ta
Những ưu tư mang thất vọng tràn trề
Còn đâu nữa những đêm dài canh thức

Ngẫm loài vật biết bao là thao thức
Nhìn đàn nai ngẫm nghĩ để mà xem
Đang yên vui nhảy múa ở bình nguyên
Trong phút chốc đã là mồi sư tử

Và thế giới biết bao là biến đổi
Người với người sao lại cứ giết nhau!
Những thiên tai hỏa hoạn biết là bao
Mang đau khổ ngàn trùng cho nhân loại.



Nhìn Giáo hội với muôn vàn thổn thức
Hàng ngàn năm một thế giới lao xao
Trong miên man của những mối bất hòa
Thiên Chúa hỡi, Ngài ở đâu chẳng thấy!

Trên đường đời bao nhiêu là oan trái
Biết bao giờ ta mới quét cho xong
Kiếp nhân sinh ta mãi mãi miệt mài
Tìm chử “Nhẫn” trong nhân gian bạn nhé!

Cho tôi xin một cơn mưa giải thoát
Cho bụi trần cho thế giới tinh tươi
Cho ngàn năm còn thấy ánh rạng ngời
Cho sự thật chiếu soi ngàn tăm tối.

Đức Dũng





Thẩn Thờ



Sáng sớm ta ngồi ngẫm nghĩ chơi
Thẩn thơ suy nghĩ lắm sự đời
Nhân gian đau khổ thiên trường ấy
Giả dối tình yêu biết có chi
Ngẫm thấy ngàn năm đâu lẽ sống
Trăm năm vẫn thế kiếp con người
Ô hô thế sự dò đâu nhẽ
Vũ trụ càn khôn ta bước đi

Đức Dũng

Thử phác họa diện mạo báo chí


Thử phác họa diện mạo báo chí


Tác giả: Nguyễn Vạn Phú.

Ở đây đề án đã nhìn báo chí theo con mắt hành chính, cơ học một cách máy móc. Người đọc họ đâu cần biết tờ nào là chính, tờ nào là phụ; thậm chí với báo điện tử, đơn vị đọc của họ là bài báo chứ không còn là tờ báo nữa.

Nếu đề án quy hoạch báo chí được triển khai, những tờ báo như VnEconomy hay Dân Trí phải tìm cơ quan chủ quản khác mới được tiếp tục tồn tại. Vì sao như thế?



Theo thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn, có thể hình dung việc sắp xếp lại làng báo Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới với những nét chính dần dần lộ diện.

Gom cơ quan chủ quản báo

Điều đáng chú ý đầu tiên của đề án quy hoạch báo chí là áp dụng mô hình một cơ quan báo chí chỉ có một ấn phẩm chính, còn lại là ấn phẩm phụ. Ví dụ Bộ Giao thông Vận tải có lúc có đến 2 tờ báo và 9 tạp chí nay bộ này chủ trương chỉ còn lại 1 tờ báo và 1 tạp chí khoa học. Hay Bộ Y tế hiện nay có 2 tờ báo và 15 tạp chí – nếu theo tinh thần của đề án thì cũng phải sắp xếp lại, chỉ còn 1 cơ quan báo chí, có thể có nhiều ấn phẩm nhưng ở chung dưới một nhà, một cơ quan.

Ở đây đề án đã nhìn báo chí theo con mắt hành chính, cơ học một cách máy móc. Người đọc họ đâu cần biết tờ nào là chính, tờ nào là phụ; thậm chí với báo điện tử, đơn vị đọc của họ là bài báo chứ không còn là tờ báo nữa.

Đây sẽ là một điểm gây tranh cãi và sẽ là lực cản lớn cho đề án này. Ví dụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện có 2 tờ báo và 5 tạp chí, sẽ phải chọn tờ nào làm tờ chính, biến tờ nào thành tờ phụ và – quan trọng hơn – vì sao phải làm như thế? Ngoài tờ Đầu Tư, báo Đấu thầu của bộ này ra đời là do Luật Đấu thầu yêu cầu phải có.

Và khi đề án minh họa với trường hợp TPHCM thì sẽ không ai hình dung nổi vì sao những tờ báo có tên tuổi trong làng báo và bạn đọc hàng chục năm qua nay thành ấn phẩm phụ.

Tài sản lớn nhất của một tờ báo chính là tên tuổi của tờ báo đó, phải dày công xây dựng trong nhiều năm – đó chính là thương hiệu của tờ báo. Đằng sau mỗi thương hiệu là niềm tin của độc giả gửi gắm cho tờ báo và chính niềm tin này trở thành sức mạnh cho tờ báo. Xưa nay báo chí được sắp xếp, quản lý theo thương hiệu, chứ không phải theo cơ quan chủ quản.

Điểm thứ hai đáng chú ý là đề án đưa ra định hướng các sở, ngành ở các tỉnh thành sẽ không xuất bản báo in nữa. Điều đó có nghĩa các tờ báo như Tuổi Trẻ hiện trực thuộc Thành Đoàn TPHCM hay báo Pháp Luật TPHCM trực thuộc Sở Tư Pháp TPHCM sẽ phải đi tìm cơ quan chủ quản mới hay trở thành ấn phẩm phụ của một tờ báo chính nào khác.

Đề án nói rõ mỗi tổ chức chính trị – xã hội thì được quyền có một cơ quan báo in và một cơ quan tạp chí in nhưng mỗi tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì chỉ được có một cơ quan tạp chí in mà thôi. Điều đó có nghĩa tờ VnEconomy của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và tờ Dân Trí của Hội Khuyến học Việt Nam phải đi tìm “chủ quản” mới bằng không phải tự giải thể!

Ở đây phải nói lại một cách cơ bản về vai trò của báo chí. Một trong những vai trò được kỳ vọng của báo chí là làm con mắt, lỗ tai của công luận nhằm giám sát các cơ quan nhà nước xem có thực hiện đúng chức năng của họ hay không. Thử tưởng tượng báo chí hoàn thành vai trò này như thế nào nếu tất cả báo chí đều là của các bộ, ban, ngành… Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu báo của các bộ bắt tay nhau, ký kết các hợp đồng phối hợp tác chiến, báo bộ này khen bộ kia, báo bộ kia khen bộ nọ để tất cả được đánh bóng lên, mọi thiếu sót, khuất tất được lấp liếm?

Chính vì thế đã có nhiều ý kiến từ nhiều năm nay cho rằng tốt nhất là báo chí nên đưa về các hội đoàn trong một lộ trình “xã hội hóa” báo chí. Nay đề án đi ngược lại xu hướng đó thì không hy vọng gì chúng ta sẽ xây dựng được một làng báo mạnh.

Cắt bầu sữa ngân sách

Một nội dung khác thoạt trông sẽ nhận được sự đồng tình của nhiều người – đó là việc Nhà nước sẽ mạnh dạn cắt bỏ bầu sữa trợ cấp cho các báo. Đề án đưa ra cột mốc đến năm 2020 tất cả các cơ quan báo chí phải tự chủ về mặt tài chính. Đây là điều trước sau gì cũng phải làm vì không lẽ ngân sách nhà nước lại đi cấp tiền cho các bộ, ngành để báo của bộ, ngành đó nói tốt cho mình, bảo vệ cho lợi ích của chính bộ, ngành đó.

Thật ra hiện nay ước chừng hơn một phần ba các cơ quan báo chí đã tự chủ về tài chính nhưng cũng có nhiều cơ quan báo chí, mặc dù có doanh thu lớn vẫn tiếp tục nhận tiền từ ngân sách. Việc cấp ngân sách cho các báo vì thế không rõ ràng, minh bạch.

Thiết nghĩ cách hay nhất vẫn là buộc các tờ báo cần trợ cấp từ ngân sách có đề án nêu rõ những chương trình, dự án đóng vai trò gì trong việc đưa thông tin đến người dân để được phê duyệt ngân sách hàng năm.

Như thế thì các tờ tạp chí nghiên cứu vẫn có thể có kinh phí để hoạt động hay các tờ báo tuyên truyền về sức khỏe cộng đồng chẳng hạn vẫn có tiền để làm.

Cách tiếp cận trong quản lý báo chí không phải là số lượng cơ quan báo chí, không phải tờ chính, tờ phụ mà là ngân sách nhà nước. Hoàn toàn đồng ý các bộ ngành không được lấy ngân sách nhà nước rồi cho ra đời các tờ báo lá cải, chuyên đăng chuyện xì căng đan. Ngân sách nhà nước chỉ có thể cấp cho những tờ báo với những nhiệm vụ rõ ràng, soạn thành đề án được phê duyệt; ví dụ, tạp chí AIDS và Cộng đồng được ngân sách cấp tiền để tuyên truyền cách phòng chống bệnh AIDS trong khi đó tạp chí Golf và Cuộc sống (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì không thể trông mong nhận tiền của ngân sách.

Như hiện nay dường như đề án đặt kỳ vọng vào chuyện một cơ quan báo chí chỉ có một tờ báo chính còn lại là ấn phẩm phụ với mục đích lấy tiền của các ấn phẩm có doanh thu cao (chưa hẳn là tờ chính) để nuôi các tờ báo khác để nói chuyện “tự chủ về mặt tài chính”.

Diện mạo nào?

Thật ra làng báo Việt Nam hiện nay đã phát triển vượt khỏi suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là sự tham gia của tư nhân trong lĩnh vực báo chí mà ít ai đề cập.

Mặc dù khẳng định không thương mại hóa, không tư nhân hóa báo chí nhưng đề án đã mở ra một hướng đi hợp thức hóa tình trạng tư nhân tham gia làm báo hiện nay. Đó là việc cho phép báo in, ngoài việc tiếp tục liên kết với bên ngoài trong in ấn, phát hành, quảng cáo còn mở ra liên kết về nội dung đối với một số ấn phẩm về khoa học chuyên ngành và giải trí, thời trang, thể thao… Như thế đây là con đường hợp thức hóa sự tồn tại các tờ như Cosmopolitan, Elle, Her World tại Việt Nam.

Thậm chí đối với phát thanh truyền hình và báo điện tử, việc liên kết còn được mở rộng ra lĩnh vực phổ biến kiến thức và kinh tế bên cạnh chuyện giải trí, thể thao.

Như vậy có thể hình dung làng báo Việt Nam trong những năm tới sẽ chịu nhiều biến động, các tờ báo mang tính giải trí thuần túy sẽ nở rộ trong đó dần dần tư nhân sẽ nắm phần chi phối. Đừng tưởng các tờ này sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến xã hội! Chúng sẽ định hình như đang định hình các chuẩn mực văn hóa theo hướng chủ nghĩa tiêu thụ, chạy theo hư danh phù phiếm. Lúc đó mọi người chỉ còn quan tâm đến các xì căng đan được liên tục tạo ra vừa để câu khách vừa để làm bệ phóng cho giới giải trí.

Tiếng nói của các hội nghề nghiệp hầu như không còn nữa, làng báo sẽ mang tính đồng nhất hơn vì số lượng chủ quản sẽ giảm mạnh còn lại một số đầu mối chủ chốt.

Trong lúc đó các trang thông tin tổng hợp, mặc dù không phải là báo nhưng sẽ ngày càng phổ biến, chiếm lĩnh không gian báo điện tử. Chúng sẽ tìm cách liên kết với báo chính thống để hợp thức hóa vị thế và là khe hở lớn mà các cơ quan quản lý sẽ phải tiếp tục bận tâm như hiện nay. Đó là bởi đề án bỏ qua mảng rất lớn này xem như không tồn tại.

Tuần trước một số tờ báo hàng đầu của Mỹ như The New York Times đã phải ký kết với Facebook một thỏa thuận để Facebook xuất bản trực tiếp một số bài báo của họ. Có thể đây là bước khởi đầu cho một tiến trình thay đổi phương thức xuất bản và phát hành báo chí mà chưa ai biết nó sẽ đi về đâu, hình thù như thế nào.

Điều có thể nói ngay là tư duy quản lý báo chí với những khái niệm như cơ quan chủ quản, báo chính, báo phụ… là rất xa lạ với thực tế biến chuyển của báo chí hiện nay. Điều quan trọng hiện nay là củng cố làng báo đang chịu nhiều khó khăn, cả về tài chính, nhân lực cũng như chịu nhiều ràng buộc không thể cạnh tranh sòng phẳng với các nguồn thông tin khác. Đó mới là chuyện thiết yếu hơn nhiều

Đạo Đức Kinh Phi Quyền Chính : Vấn Nạn Đọc mà Không Tiêu Hóa, Biết mà Không Hiểu, Chưa Hiểu Đã Kết Luận


Đạo Đức Kinh Phi Quyền Chính : Vấn Nạn Đọc mà Không Tiêu Hóa, Biết mà Không Hiểu, Chưa Hiểu Đã Kết Luận

Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một trong vài học giả uyên bác và hiếm của nền cổ học Hán Việt. Nhưng ông vì chọn lối súc tích trong cách dịch, có nghĩa là nhiều khi giữ nguyên từ Hán Việt và chẳng diễn dịch gì hết. Điều này có thể do không nhận thức được tính thiếu khuyết của tiếng (âm) HÁN VIỆT trong cách chuyển tải hội ý sang tiếng Nôm vốn nghèo nàn của người Việt mà chính Phan Chu Trinh cũng than thở, đã khiến có nhiều ngộ nhận hiểu sai tư tưởng "chính trị" và nhân sinh vũ trụ quan của Lão Tử qua Đạo Đức kinh.

Cần nhắc và nhấn mạnh ở đây là bản chất của các áng văn tối cổ Trung hoa vốn dĩ súc tích cô đọng một phần có thể vì quan điểm kiệm ngôn, nhưng chắc chắn, phần lớn là vì ở thời điểm đó Lão Tử và nhiều người phải ĐỤC KHẮC TƯ TƯỞNG mình trên GỖ, ĐÁ, THẺ TRE, chứ không được thoải mái VIẾT RA GIẤY như sau này. Sự kiện này khiến ngay cả con cháu người Tầu, người Hoa của Lão Tử cũng điên đầu tranh luận với nhau về hàm nghĩa của những cổ thư súc tích này, chứ không chỉ riêng người Việt hay các học giả thế giới Âu Tây. Cho nên hiện nay có rất nhiều BẢN DỊCH, hay đúng hơn là bản DIỄN Ý quyển Đạo Đức Kinh khác nhau của nhiều học giả Âu Tây.

Một trường hợp điển hình, là khi đã có nhiều nhà nghiên cứu Tây lẫn Tầu nhìn ra được tư tưởng TỰ NGUYỆN KHÔNG CƯỠNG CẦU và TỰ CHUYỂN HÓA của Lão Tử tương đồng thật khắn khít chặt chẽ với nguyên lý phi quyền chính, và dựa trên bằng chứng từ Đạo Đức Kinh, họ kết luận rằng Lão Tử phải được coi như là người phi quyền chính (anarchist) cổ đại nhất, nếu chưa muốn nói là đầu tiên của nhân loại.

Kết luận này làm nhiều người hâm mộ cũng như không "biết" về Lão Tử Đạo Đức Kinh "bất bình". Dĩ nhiên do nhiều nguyên do, nhưng hầu như có hai nguyên nhân chính đưa đến phản ứng này.

-Nguyên nhân thứ nhất là những người hâm mộ thái quá, cường điệu hóa xem "Lão Giáo" như một tôn giáo, hoặc là một hệ thống triết thuyết hơn là một "con đường, lối sống" (ĐẠO). Điều này khiến họ cảm thấy bị "xúc phạm," cũng như học thuyết, hay tín lý "Lão tử" bị xúc phạm, bị bỉ hóa từ "vô vi" xuống ngang với thuyết chính trị "hữu vi" phi quyền chính.

-Nguyên nhân thứ hai là có thể họ hiểu đúng về Lão Tử qua Đạo Đức kinh, nhưng lại chẳng hiểu gì, hay chưa tham khảo, không hiểu gì về nguyên lý phi quyền chính, mà thường có ấn tượng sai do chỉ nghe truyền miệng qua tai rằng phi quyền chính là một hệ thống tư tưởng chính trị định chế hữu vi phi lý.

Những người này không nhớ hay không hiểu rằng toàn bộ Đạo Đức Kinh không phải là một mớ tín lý, tín điều giáo lệnh, hay hệ thống triết thuyết, nhưng là một chuỗi lý giải trình bày một CÁCH NHÌN, LỐI SỐNG, một CON ĐƯỜNG SỐNG ỨNG XỬ trong nhân quần xã hội theo một NGUYÊN LÝ VÔ VI, nguyên lý vô vi, không có nghĩa là không làm gì hết, mà là KHÔNG LÀM VIỆC ÁP ĐẶT CƯỠNG CẦU, nhưng LÀM TỰ NGUYỆN TỰ NHIÊN VỚI NHAU, chứ KHÔNG CƯỠNG BUỘC, ÁP ĐẶT lên lẫn nhau. Nguyên lý phi quyền chính (anarchism- voluntarism-liberatarism) thời nay, nếu hiểu đúng, có khác gì?

Chính vì điểm tương đồng nền tảng này mà hầu như không một người phi quyền chính nào khi đã đọc qua Đạo Đức Kinh mà không có cùng một cảm giác bừng sáng và cùng một kết luận: Lão tử đã nhìn ra nguyên lý tự nhiên tự nguyện không cưỡng đặt- tức là bản chất nền tảng của định chế quyền lực cai trị- như vậy cũng có nghĩa, như trong Đạo Đức kinh có lý giải, là xã hội không cần định chế cai trị luật pháp để có trật tự hạnh phúc, từ hàng ngàn năm trước, và lão Tử hẳn phải được coi một người phi quyền chính tiên khởi nhất.

Lấy thí dụ trong chương 57, nói về tác động của định chế quyền chính và đời sống dân chúng xã hội. Nguyễn Duy Cần dịch rất súc tích, không phải dịch SAI, nghĩa là dùng ngay chính tiếng (âm) Hán Việt, mà không diễn hoặc dịch ra tiếng Nôm, tức là coi như "không dịch", khiến độc giả Việt tùy nghi "diễn giải" theo tiếng Nôm của riêng mình, và thường không để tâm đến bối cảnh trọng tâm luận giải của câu nói Đạo Đức Kinh.

Chương 57





57.
。天下多忌讳
而民弥贫
。民多利器
国家 滋昏。人多伎巧
奇物泫起
。法令滋彰
盗贼多有
。故
圣人云
我无为而民自化
。我好静而民自正

。我无事而民自富
。我无欲而民自朴。

1- "Kị húy" ở trong tương quan quyền chính và dân chúng không phải là KIÊNG KỊ, mà chính là TRÁNH NÉ, NỂ SỢ, DẤU ĐÚT (húy 讳)-諱 - do bị LUẬT CẤM ĐOÁN và PHÁP QUYỀN CƯỠNG BỨC, cho nên cần dịch rõ như sau:

Xã hội dân chúng bị nhiều cấm đoán cưỡng bức (kị húy)
Thì dân chúng càng nghèo khốn,

2- Dân đa lợi khí- trong bối cảnh Lão Tử luận bàn đời sống xã hội trong định chế tập quyền của ông, và ngay nguyên chữ KHÍ (器) là khí cụ, khí giới, hay lòng coi trọng. Như vậy LỢI KHÍ là những phương thức, thủ thuật, thủ đoạn để mưu tư lợi, coi trọng tư lợi. Cho nên cần diễn dịch là:

Người dân dùng nhiều phương thức thủ thuật mưu tư lợi
Xã hội càng trở nên mê tối (hôn-昏-hôn ám, mê muội, mất khả năng tỉnh táo đúng đắn)

3- Nhân đa kĩ xảo- nên hiểu và dịch là : Người người ai cũng nhiều mánh lới- Điều quái lạ càng nảy sinh.

4- Pháp Lệnh tư chương 彰 - Pháp luật lệnh lạc nhà nước càng (chương 彰) rõ nêu cao, chi tiết rành mạch, nghĩa là nhiều, đủ thứ luật chi phối đủ thứ sinh hoạt của người dân. -Đạo tặc (盗贼) ở đây trong bối cảnh Lão tử đang bàn đến, không chỉ là trộm cướp từ ngoài, mà nhiều luật ràng buộc khó khăn- sẽ sinh ra tham ô bên trong hệ thống quyền chính không chỉ cướp trộm dân chúng bên ngoài.

Cho nên cũng nên dịch là : -Pháp luật lệnh lạc nhà nước càng nhiều, (càng rành mạch chi tiết)
Trộm cướp tham ô càng sinh nhiều.

5- Ngã Vô Vi Dân tự hóa- Vô vi: nghĩa là KHÔNG LÀM RA NHỮNG LUẬT LỆ, xen lấn vào đời sống hành xử của dân chúng. Thì người dân tự nhiên hành xử trao đổi tự nguyện tốt đẹp với nhau. Cho nên cũng cần dịch hay diễn Nôm cho rõ là:

-Ta không CAI TRỊ làm luật lệnh, mà dân tự họ thay đổi với nhau ra tốt đẹp,

6- Ngã hiếu Tĩnh 静 nhi dân tự Chính 正- Ta ưa thích bình lặng (tịnh- không dấy chủ động) mà người dân tự nhiên tự nguyện điều chỉnh cho đúng (正) với nhau.

-Ta chọn bình lặng rồi dân tự làm đúng cho họ,

7-Ngã vô sự nhi dân tự phú- vô sự (无事) không bày ra việc, chính sách, điều luật, mà dân tự biết trao đổi tự làm giầu. Hiểu nôm na là không ăn cơm hớt, nhiễu sự, đòi chỉ đạo, chen lấn vào chuyện của dân chúng.

- Ta không bày việc cho dân mà dân tự giầu.

8- Ngã vô dục, nhi dân tự phác- Vô dục -trong bối cảnh bàn luận định chế cai trị, nghĩa là không có tham vọng cai trị kiểm soát người dân, người dân tự nhiên tự nguyện hành xử đơn giản chân thật với nhau- không còn nhu cầu đa tâm luồn lách pháp luật và lừa đảo nhau.

-Ta không tham muốn cai trị mà dân trở về cách tự nhiên.

Chúng ta đã có thể thấy những diễn giải tương hợp với nội dung và bối cảnh mà Lão Tử trình bày súc tích con đường (Đạo) sống, cách hành xử PHI QUYỀN CHÍNH, CƯỠNG ĐẶT trong hoàn cảnh xã hội quân quyền phong kiến trọng quyền vua, lệnh chúa, cách đây mấy ngàn năm. Chương 57 này mượn ngôi vị vua cai trị nước để bàn về VÔ VI trong HÀNH XỬ CHÍNH TRỊ- bằng nguyên lý VÔ CHÍNH PHỦ hay XÃ HỘI PHI QUYỀN CHÍNH.

Đạo Đức Kinh gồm 81 chương, đề cập rất nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội con người, và lý giải đề nghị Con Đường (Đạo) cách sống, cách nhìn vấn đề trong đó. Tùy chúng ta trích dẫn lãnh vực nào. Sự tự hủy của tâm lý vinh nhục trong hành xử xã hội, chương 13. Tác hại hủy thể của Luân lý chương 18.-19 Như chống chiến tranh, chống bạo lực quân sự, chống chính thống bảo thủ (hữu) làm khác, ngược lại với truyền thống bảo thủ cố hữu (tả, bên trái) v.v (chương 31)

Vì vậy Lão Tử mới nói Quân Tử, người nhận thức hiểu biết, trọng lối phi truyền thống, khác ngược với cố hữu bảo thủ, tương tự nhóm như khuynh TẢ hiện nay, ngược với HỮU, là qui định chế qui củ truyền thống bạo lực luật lệ áp đặt kỷ cương- Những kẻ chủ trương cần Nhà nước quyền chính, cần giải pháp quân sự chiến tranh- chủ trương phía PHẢI (qui hữu)- cũng tương tự như đám hũu khuynh bây giờ.

Bài viết nhỏ này chỉ mong trình bày thiển ý của Tôi về những khiếm khuyết khách quan thời đại của học giả Việt về Đạo Đức kinh, cũng như cách hiểu thái quá mang tính "tín điều" của phần đông độc giả Việt nam, khiến vị thế của Lão Tử và Đạo Đức Kinh của ông chưa được họ đánh giả và học hỏi đúng đắn, điều mà một số học giả cũng như độc giả Âu Mỹ đã làm được-

Có lẽ vì họ không bị căn bệnh ung thư Hán Việt trong ngôn ngữ của họ chăng? Hay là tại căn bệnh lạc hậu nọa tính tư duy của "giống giòi đậu phọng đỏ chúng ta"? Đọc mà không tiêu hóa lý giải suy ngẫm, BIẾT nhưng không chịu khó tìm truy vấn để HIỂU?

Hay là tại độc giả phương Đông thiếu căn bản nhận thức giá trị tự thân để truy tìm hạnh phúc của tự do tự chủ cá nhân như một số lớn người phương Tây đã đạt được để có ước vọng truy tìm và có khả năng nhận ra chính yếu tính tự nguyện tự nhiên phi quyền chính áp đặt đó là nền tảng của Lão Tữ Đạo Đức kinh?

Thôi thì cũng đành tùy căn, tùy duyên, tùy tầm của mỗi người vậy!

NKPTC

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Lá thư của công dân Nguyễn Tiến Dân gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang



Kính gửi: ông Trương Tấn Sang,
Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam.
Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.
Ðịa chỉ: 208 Ðịnh Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội.
Ðiện thoại: 0168-50-56-430
Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Ðề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.

1/ Phán xét về mại dâm, chưa có ai cho rằng nó là tốt. Ai cũng cho nó là xấu. Bởi ít nhất, nó chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ. Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận: Mại dâm là 1 thực tế khách quan. Nó hiện diện ở khắp nơi trên trái đất. Nó có từ xa xưa. Nó tồn tại đến ngày nay và chắc chắn, nó sẽ song hành cùng nhân loại.
Ðừng có mơ cấm được mại dâm. Mại dâm chỉ không có trong xã hội nguyên thủy và trong thế giới của loài súc vật.
2/ Viết về mại dâm, không thể không nhắc đến 2 tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu.

a/ Ở truyện Kiều, Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến mục nát, suy đồi. Ngay từ “thằng bán tơ” mạt hạng, cũng biết cách câu kết với quan lại, sai nha để ngang nhiên ăn cướp của dân lành. Truyện Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, chúng vẫn chưa thỏa mãn. Chúng tiếp tục “huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc”, để bắt bớ, đánh đập, tra người, khảo của. Chung cuộc, nàng Kiều dẫu có tài sắc vẹn toàn đến đâu thì cũng phải tự bán mình vào lầu xanh, lấy tiền mà đút lót tiếp cho lũ tham quan vô lại. Chỉ dám mong 1 điều thật nhỏ nhoi: Của thì đã mất rồi, nhưng cha và em được “cốt nhục vẹn toàn”. Xét về đạo lí, sự hi sinh ấy, thật là lớn lao, thật là cao thượng.
Cũng như nàng Kiều, từ xưa tới nay, bao cô gái khác, khi bước chân vào chốn lầu xanh, phải đâu do họ tự nguyện. Xã hội phong kiến vô pháp, vô luân đã dồn họ đến bước đường cùng. Thúy Kiều tuy chỉ là gái lầu xanh. Nhưng từ đầu tới cuối tác phẩm, Nguyễn Du chưa bao giờ mạt sát, khinh bỉ nàng. Ông mô tả nàng có tình cảnh đáng thương và có cuộc đời đáng được thông cảm. Sống trong đống bùn, mà nhân cách vẫn tỏa sáng. Nàng không giống những kẻ đê tiện: Tối chơi gái tràn lan, ngày vẫn lên mặt “Nghĩ mình phương diện Quốc gia”. Sự khinh bỉ nếu có, Nguyễn Du chỉ dành cho chế độ phong kiến suy đồi. Một cách nhìn đầy nhân văn, phải không ông?

b/ Trong truyện ngắn Chí phèo, Nam Cao mở đầu: “Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt, đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ”… Cuối cùng: “Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. Nam Cao giỏi ở chỗ tuy không trực tiếp nói ra, nhưng độc giả vẫn hiểu: “Ðó là kiếp luân hồi. Chí Phèo này có chết đi, còn nhiều thằng Chí Phèo khác đã chuẩn bị mọc lên thay thế. Ðời không thể thiếu vắng Chí Phèo”.
Với Tiếng hát sông Hương, ông Tố Hữu cũng dùng thủ pháp tương tự. Mở đầu, hiện thực của thời Thực dân, Phong kiến: “Trên dòng Hương Giang” là cô gái với bao nỗi nhục nhã, ê chề khi phải bán thân nuôi miệng… Cuối cùng (nguyên văn trong tác phẩm), ông ta có cách dòng (ngầm hiểu là đã bước sang trang, đã đến “ngày mai huy hoàng”), rồi cũng vẫn lại “Trên dòng Hương Giang”.
Riêng về mặt này, Tố Hữu xứng đáng là bậc tiên tri. “Ngày mai huy hoàng” đã đến, không còn cô gái kia trên sông, bởi cô đã quá già. Thay vào đó, hằng hà sa số những cô gái trẻ khác, mọc lên thay thế. Mại dâm đâu có mất đi trong chế độ CS. Thậm chí nó còn phát triển mạnh mẽ hơn (Khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm đâu cũng có), tinh vi hơn (Vì nó biết cách ứng dụng cả công nghệ thông tin) và trắng trợn hơn (Bởi nó ngang nhiên tiếp thị ở ngay ngã 3, ngã 4 đường phố. Thậm chí hành nghề ngay tại gốc cây, sườn đồi)

3/ Thưa ông Chủ tịch, Trời sinh ra con người. Trên cơ thể mỗi con người, có nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận, đều có chức năng riêng. Nếu không hoạt động, chức năng ấy sẽ bị suy thoái. Một kẻ, dẫu có mang danh Giáo sư – Tiến sĩ, nhưng đầu óc mà lười suy nghĩ, kẻ đó tất bị lú lẫn, u mê. Mắt mà không tự nhìn đường, cứ đi theo “định hướng” của ai đó, lâu dần sẽ bị thong manh.
Ðổ băng keo vào miệng thiên hạ, sẽ khiến người ta không nói được. Người ta không nói được, khiến ta không phải tranh biện với ai. Không phải tranh biện với ai, lâu dần lưỡi ta sẽ cứng lại. Lúc đó, ta ăn nói giống như 1 kẻ ngây ngô, thiểu năng về trí tuệ. “Ðè đầu cưỡi cổ” thiên hạ, những tưởng mình giỏi giang và lấy làm đắc ý. Ðâu hay: Ngồi trên lưng người khác, chân tay ta lâu ngày không phải hoạt động, cơ của nó sẽ teo đi.

Trên con tàu vũ trụ, do được điều kiện không trọng lượng nâng đỡ, xương của phi hành gia không phải làm việc như bình thường. Lâu dần, nó sẽ bị thoái hóa. Trở về mặt đất, cần phải có thời gian và chế độ riêng để nó phục hồi… Khác gì những tổng công ty, những tập đoàn kinh tế nhà nước. Chúng hoạt động, mà không dựa vào thực lực của mình. Chúng tồn tại, dựa trên sự bú mớm vào ngân sách nhà nước. Trước sau, chúng cũng phải chết. Ðó là những sự thực hiển nhiên.

Tương tự, bộ phận sinh dục của con người, khi già-trẻ; ốm-khỏe có tần suất hoạt động khác nhau. Nhưng nói chung, nếu không được “cọ xát”, dẫu có thủ dâm thì nó cũng vẫn sẽ bị suy nhược. Từ đó, u – xơ – ung – nhọt dễ có điều kiện phát sinh. Nghiêm trọng hơn, “bí hạ (thì phải) phá thượng”. Ối anh sẽ bị suy nhược theo nó. Ðó là thường thức cơ bản của phép dưỡng sinh.

4/ Chẳng cứ Việt nam, nhiều nước khác cũng muốn cấm mại dâm. Liệu họ có đạt được mục đích không? Ta hãy thử xét về mặt đạo lí và qui luật cung – cầu:

a/ Với người đi mua dâm: Xin không nhắc đến “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mê tín, chỉ thích đi lùng gái trinh như Lương Quốc Dũng. Cũng không xét đến những những bậc nam nhi, vợ con đề huề, thỉnh thoảng vẫn thích đi ăn vụng như Nguyễn Trường Tô. Ở đây, chỉ xét những trường hợp có nhu cầu thật sự và mong nhận được sự thông cảm của những người, mà tối đến, vợ chồng vẫn còn được ôm nhau ngủ. Chẳng hạn: Có người, vợ chết sớm, để lại cho mình những đứa con thơ dại, kháu khỉnh, thông minh. Tuy còn trẻ khỏe, nhưng tình yêu mãnh liệt với người vợ, đã khiến ông ta không muốn đi bước nữa. Ông ta ở vậy để nuôi con. Bởi, chúng là kết tinh tình yêu của họ. Thỉnh thoảng, ông ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Tôi có quen 2 người cao tuổi. Vợ họ bị ốm liệt giường hàng chục năm trời. Họ dịu dàng chăm sóc vợ. Không hề có một lời phàn nàn, cáu gắt trong chừng ấy năm trời. Họ cũng chẳng ngó ngàng tới bất cứ một người nào khác giới. Nhân cách, tình yêu của họ thật đáng ngưỡng mộ. Trên thế gian này, hỏi có mấy người được như vậy. Ðặt giả thiết: Thỉnh thoảng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có được coi là chính đáng và có nên thông cảm không?
“Tốt mái, hại trống” câu này ai cũng biết. Chắc chắn, ông cũng quen nhiều bà quan chức. Họ ăn lắm, tẩm bổ nhiều, béo như con trâu trương. Gia đình họ, nếu sống thủy chung, ông chồng “má hóp đít tóp” là điều chẳng phải nghi ngờ. Ngược lại, có những ông chồng khỏe đến phát sợ. Có thể “nhất dạ, ngũ giao…”. Vợ khỏe cũng chẳng chịu nổi, kể chi đến những bà hom hem, bệnh tật. Thế nên, ngày xưa có bà phải tự nguyện “tay bưng trầu, đầu đội lễ” đi hỏi vợ lẽ cho chồng. Mong sao có người, đêm đến nó đỡ đần cho. Nay, làm gì có chế độ đa thê. Không đưa tiền cho người ta đi xả bớt ra, kẻ bị thiệt thòi chính là bà vợ. Nhu cầu ấy, đành rằng là không chính đáng, nhưng có nên thông cảm cho bà vợ của ông ấy không?
Những người nước ngoài sang công tác lâu dài ở Việt nam, do điều kiện, họ không thể mang vợ con theo được. Họ khỏe mạnh, họ có tập quán thoáng đãng về tình dục. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có người thiệt thòi toàn diện: Không bảnh trai, văn hóa lùn, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Không cô gái nào chịu lấy anh ta làm chồng. Nhu cầu kia rõ ràng là vẫn có. Thỉnh thoáng, anh ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có những chàng trai, do phấn đấu cho sự nghiệp, nên họ lập gia đình muộn. Họ không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với bạn học. Không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với “con thày-vợ bạn-gái cơ quan”. Họ cũng không muốn “nhịn” quá lâu. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Còn nhiều và rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhưng sợ phải làm mất thì giờ quý báu của ông, nên tôi không tiện kể thêm.
b/ Với người đi bán dâm:
Thưa ông, tôi có mở quán Karaoke và Xông hơi tại 544 đường Láng – Ðống đa – Hà nội. Dĩ nhiên, trong quán của tôi không có dịch vụ mại dâm. Do đặc thù công việc, tôi phải tiếp xúc hàng ngày với các cháu nhân viên. Xin khẳng định với ông: Không có cháu nào cảm thấy hãnh diện, khi phải làm cái nghề này. Phải đi làm, bởi không có con đường nào khác. Tôi kể ông nghe một trường hợp:
Cách đây hơn chục năm, có 1 cháu đến làm việc ở chỗ tôi. Cháu nó không đẹp, ăn mặc lại giản dị. Nhưng nhiều người thích nó. Ai rủ đi ngủ, cháu cũng đi. Lạ nhất là: kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cháu không hề đua đòi, chưng diện.
Tò mò, tôi có hỏi cháu. Nó khóc, rồi dẫn tôi về thăm nhà. Ðến nơi, tôi bàng hoàng. Nhà nó nghèo. Bố mẹ đã già yếu, lại bệnh tật. Các em đã đông, lại còn nhỏ. Nhà cửa, trước kia chỉ là mái lều tranh xiêu vẹo. Ruộng đất không có. Là chị cả, cháu cam chịu hi sinh thân mình, để cứu cả nhà. Cháu nghiến răng xác định: Ra Hà nội để kiếm tiền. Bao nhiêu tiền kiếm được, cháu đều gửi về quê. Trước hết, cho tất cả các em được đi học. Còn lại, để bố mẹ làm ăn và xây được căn nhà cấp 4. Ðối với gia đình cháu, đó là mơ ước, tưởng như không bao giờ là hiện thực. Chuyện của cháu, chỉ bố mẹ biết. Nhưng, khác hẳn với thái độ của những người CS các ông. Họ luôn ân hận, xót xa vì mình không giỏi, nên con cái phải chịu khổ. Sau này, khi nhà cháu đã qua được bước khó khăn, cháu bỏ nghề. Lập gia đinh, cháu lấy người chồng biết rõ và thông cảm với hoàn cảnh của cháu. Về nhà chồng, cháu không có của riêng tư chìm nổi. Trước khi ra đi, cháu nó khóc và nói với tôi: “Con xin vĩnh biệt bố”. Tôi hiểu, mình không được phép khuấy động cuộc sống riêng tư của cháu và sẽ tốt hơn, nếu để quá khứ đau buồn, nó chìm vào quên lãng.
Ông ơi, nhân cách của những CON NGƯỜI ấy, có xứng đáng được ta tôn trọng? Thúy Kiều có vĩ đại bằng cháu không? Ðứng trước cháu, tôi có cảm giác, mình bị lùn đi. Còn ông, ông thấy thế nào?

5/ Bây giờ, với tư cách là người đứng đầu đất nước, xin ông trả lời công khai cho người dân chúng tôi: Các ông luôn gào thét, đòi để “đảng CS được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” xã hội Việt nam. Các ông lãnh đạo kiểu gì, mà bao nhiêu nam thanh, nữ tú của chúng ta thất nghiệp. Họ không thể kiếm tiền, để nuôi sống được chính bản thân mình. Nói chi đến gia đình. Không có tiền, đói các ông có cho họ ăn không? Không có tiền, con cái của họ có được các ông cho đi học không? Không có tiền, ốm đau các ông có cho họ được đến bệnh viện không? Không có tiền, lại thất học và vô nghề nghiệp, các ông có bố trí được công ăn việc làm cho họ không?…
Tất cả các câu hỏi trên, đều có chung câu trả lời. Ðó là “Không”. Là người Việt, ông Chủ tịch không thể không biết câu này “Bụng đói, đầu gối phải bò”. Ðường cùng, các cháu đành mang cái “vốn tự có” ra mà kiếm ăn. Không sung sướng gì đâu, nhục nhã lắm, ông ạ.
Những người CS các ông, quả thật là lũ bất tài, vô dụng. Làm lãnh đạo, mà không lo được cuộc sống tối thiểu về ăn mặc, khám chữa bệnh, học hành, công ăn việc làm cho người dân. Khiến rất nhiều cháu gái, chúng nó phải đi bán thân (18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm; còn Bộ Lao động – thương binh & Xã hội ước tính năm 2013 có 33.000 gái mại dâm, đó là không thèm thống kê ở 2 địa bàn trọng điểm Quất Lâm, Ðồ Sơn). Lẽ ra, người phải ân hận, phải xấu hổ là các ông, là đảng CS. Ðã không biết xấu hổ, lại còn nhâng nháo lên mặt đạo đức khi ra lệnh cấm mại dâm. Ðể mà đổ lỗi, cho rằng mại dâm là tàn dư của chế độ cũ (Chế độ, mà nó sụp đổ cách đây có nhõn 4 chục năm); cho rằng, các cháu phải đi bán thân, bởi chúng nó hư hỏng, lười lao động và thích ăn chơi. Ông Chủ tịch và các quí bà to mồm, ăn no, rửng mỡ ở hội Phụ nữ VN, ở bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hình dung ra kịch bản này không: Khi các ông cấm riết, các cháu làm nghề mại dâm trên toàn quốc, chúng nó kéo về trụ sở hội Phụ nữ và trương biểu ngữ: “Nhiệt liệt hoan nghênh nhà nước cấm mại dâm (chúng nó hoan nghênh thật lòng đấy, ông ạ) – Xin hãy bố trí công ăn việc làm cho chúng tôi – Nếu không được, hãy nuôi chúng tôi – Nếu không nuôi được chúng tôi, hoặc mặc kệ để chúng tôi đi bán dâm; hoặc các ông, các bà hãy từ chức đi, để chúng tôi bầu những người có tài, có đức lên làm thay – Họ sẽ lo cho chúng tôi”. Lúc đó, các ông, các bà sẽ “xử lý” như thế nào?

6/ Ông ạ, đã có ai nói với ông về những sự thật này chưa:
Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt ở độ tuổi vị thành niên, bị gạ gẫm, rồi bị đem bán vào các động mãi dâm ở Campuchia, ở Ma cau…? Nhiều phụ nữ Việt bị bắt cởi trần truồng, cho mấy thằng Ðại Hàn, Trung Quốc, Ðài Loan ngắm nhìn, sờ mó để tuyển… “vợ”? Có phụ nữ Việt bị đặt trong lồng kính để bán đấu giá tại Mã Lai; bị rao bán công khai trên bích chương tại Ðại Hàn? Nhiều phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Ðài Loan đã bị đánh đập, bị hành hạ, bị giết. Nhưng, tỉ lệ này còn thấp và ít rủi ro hơn so với lấy chồng Trung Quốc. Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bị ngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.
Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc (chắc là Phúc Kiến) – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc. Họ bị đày đọa nhiều năm, cho đến khi thân tàn thì bị đuổi ra khỏi nhà… Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại.”. Báo Dân trí ngày 18/01/2014 đưa tin: “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu bị giết”.
Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp. Họ chỉ như một món hàng, bị bọn ngoại quốc, công khai giày vò, làm nhục. Tại ai? Ðó không phải là quốc nhục, thì đối với những người CS, cái gì đáng bị gọi là quốc nhục? Trước thực trạng ấy, với tư cách là nguyên thủ Quốc gia, ông có thấy nhục nhã và xấu hổ không?
Ra ngoài đường thì so vai, rụt cổ, im thin thít, chẳng dám ho he – thể hiện sự hèn hạ vô cùng. Về đến nhà, múa gậy vườn hoang, tỏ rõ bản lĩnh anh hùng nơi xó bếp. Thần dân trông thấy, họ khinh bỉ mãi không thôi. Ðó là nói về tư cách của lũ đê tiện, “khôn nhà dại chợ”.

7/ Cứ coi các cháu phải đi bán dâm, chỉ là đồ chơi trong tay những thằng đàn ông. Xin hỏi ông:
Làm đồ chơi trong tay con trai Việt và làm đồ chơi trong tay bọn đàn ông ngoại quốc, đằng nào đỡ nhục nhã hơn? Không dám mơ có lầu son, gác tía để hành nghề như nàng Kiều. Làm đồ chơi trong nhà nghỉ kín đáo và ngồi vạ vật bên đường, đằng nào làm cho nhà nước đỡ xấu mặt hơn?
Không thể cấm được mại dâm. Vậy, hợp pháp hóa mại dâm + chăm sóc sức khỏe cho các cháu và để mại dâm lén lút, tự phát nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật cao, đằng nào nhân đạo hơn?
8/ Tiếp xúc với những thứ chướng tai, gai mắt nơi nhà hàng, tôi không hề thích. Chính vì vậy, tôi và gia đình đầu tư vào làm thủy lợi, vào trồng trọt, vào chăn nuôi. Ai ngờ, tôi bị chính quyền CS đủ cả 4 cấp: Xã – Huyện – Thành phố – Trung ương câu kết với nhau lừa đảo, cướp đoạt trắng tay hơn chục tỉ VND. Mĩ miều, thì nói là “cả hệ thống chính trị” nhà các ông. Còn dân gian, đơn giản hơn nhiều. Chúng tôi nói rằng: “cả lò cả ổ” nhà các ông là 1 lũ khốn nạn, một lũ cướp ngày. Ông Chủ tịch có cách gọi nào khác, “đẹp” hơn để thay thế không?

9/ Thưa ông Chủ tịch, sau khi đọc những loạt bài của tôi, có 1 bác nào đó quan tâm, gọi điện hỏi tôi có bị cơ quan an ninh làm khó dễ gì không?
Câu trả lời là chưa. Cứ như thể, chưa bao giờ có những bài như thế. Lí do thật đơn giản. Ðơn từ đòi tiền, tôi gửi các ông nhiều lần, nhiều cấp trong hơn chục năm rồi. Nhưng, chính quyền CS của các ông vẫn giả câm, giả điếc. Ðể tránh tiếp xúc, các ông học những con chuột cống, chui sâu vào trong hang. Bị hun bao nhiêu là khói, nhưng với bản lĩnh cao cường, các ông vẫn chưa chịu chui ra. Bởi, chui ra tiếp xúc là phải nói đến chuyện trả tiền. Ðối với các ông, thà bị nghe chửi, thà bị người khác hạ nhục, thậm chí bị chết vì ngạt khói, còn hơn là phải trả lại những đồng tiền ăn cướp.
Ðây cũng là nét “đặc thù” rất riêng về Nhân quyền của chính quyền CS Việt nam.
Tôi tin lần này, lượng khói mà tôi quạt vào hang vẫn chưa đủ “đô”, nên các ông chưa chịu chui ra đâu. Các ông vẫn coi như không có nó và hiển nhiên, các ông sẽ không sờ mó đến tôi cũng như cửa hàng của tôi. Về việc này, xin cảm ơn ông Chủ tịch trước. Nhưng, những lần sau, lượng khói sẽ tăng lên. Không chịu được thì hãy bò ra. Ðừng cố thủ. Chết, uổng.
Lần sau, xin hầu chuyện ông Chủ tịch với đề tài “Dưới giác độ của nền văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa CS ở Việt nam, những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó”. Ðề tài này, cũng không đến nỗi khô khan lắm đâu. Nội dung của nó, tuy hơi dài, nhưng “Cơm ngon, (thì hãy) ăn làm nhiều bữa”. Lo gì. Ông có muốn nghe không? Có muốn cử những tay lí luận hàng đầu của đảng CS vào tranh biện công khai và thẳng thắn không? Xin ông: Chớ có cho đội ngũ Dư luận viên dốt nát cộng với mớ lí luận cùn nhập cuộc và nhớ đừng có dùng bạo lực như lũ khùng điên. Bọn chúng, khi đuối lí, chỉ có mỗi một cách, đó là giơ nắm đấm lên. Ðừng học lũ mất dạy đó, ông ạ.
Chào ông.

Nguyễn Tiến Dân

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Thơ Phạm ngọc Thái

phạm ngọc thái


EM ƠI! THÀNH PHỐ LẠI MƯA

     
Nghe không em lại mưa lên phố!
Bao năm rồi chiều ấy cũng mưa rơi...
Gió se sắt đưa anh vào nỗi nhớ
Mối tình thời trinh nữ xa xôi.

Thưở xưa ấy, em ơi! Như hoa nở
Say như mơ và mộng như thơ
Anh đã gặp em những tháng năm cát bụi
Khi trái tim yêu trong cõi vắng vật vờ.

Thành phố lại mưa…
Có nghe không em? Con chim trời, cá nước
Khúc nhạc chiều dìu dặt bay qua.
Tình êm dịu bên em mơ màng quá
Thôi hết rồi! Tan vỡ bến bờ xa.

Tiếng mưa rơi não nề thao thức
Bóng hoàng hôn đỏ cũng xua tan
Bèo dạt sông trôi buồm anh không bến đỗ
Chân trời vương vấn dải mây lan.

Ôi, cuộc sống! Tình chỉ như màn kịch
Nào phải lỗi do anh? Đâu phải lỗi do em?
Anh đứng giữa trời mưa làm những vần thơ xao xác
Người con gái năm nào về như một bóng chim hoang...


CÓ MỘT KHOẢNG TRỜI 


Có một khoảng trời để thương để nhớ 
Là khoảng trời ở đó có em! 
Những bóng cây trên đường phố thân quen 
Đêm đêm chiếc lá nhớ lại bay về, xào xạc... 

Có một khoảng trời không ai thấy được 
Dẫu đêm nào chớp cũng loè lên 
Có ánh chớp không kéo theo tiếng sét 
Mà rung ngân, rung ngân… trong tim! 

Khoảng trời gió thổi xót đêm 
Hoá sắc cầu vồng nối hai miền thương nhớ 
Cây tình yêu lớn theo cấp số 
Ngược trời về cho ta gần ta. 

Cái khoảng trời khi anh và em đã cách xa 
(xa thật đấy mà cũng gần thật đấy) 
Trong đau đớn anh hoá bờ cát cháy 
Hạt vô tư còn lại… những tàn tro!


MỐI TÌNH KHÔNG BẾN ĐỖ

Mỗi sáng sáng anh ra hồ dạo bước
Thấy bóng hình em hắt xa xa
Anh mới hỏi: phải chăng nàng đã thức?
Đêm mộng mơ còn in trên nét mặt nàng kia!

Cành liễu gió vi vu lời tình tự
Thơ anh ru tiếng khẽ động bên bờ
Tình yêu đến tháng năm không có tuổi
Anh xao lòng thổn thức giữa hư vô.

Tình cũng thể bóng mây qua vô định
Như phù sa bồi đắp cõi hư không
Em bé bỏng., đời người rồi vụt biến
Hạnh phúc sẽ ào đi trong bể sóng mênh mông.

Mùa xuân gọi, em ơi! Tình ta như lá trúc
Bay trên không xáo xác giữa màu xanh
Anh thầm thì vọng gọi tên em
Bên sóng hồ reo bâng khuâng nỗi nhớ.

Chân anh bước dưới vuông trời thành phố
Tán lá bay che rợp bóng cuộc đời
Mối tình nhỏ líu lo đùa một tí
Biết đùa rồi mà vẫn máu tim rơi!

Ôi, mối tình không bến đỗ em ơi!
Mai anh chết? nếu khi đời nhắc đến
Em hãy nói với đời: anh đã từng cảm mến
Mang bóng hình em trong tim để đi xa...


NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG 

                                     Người đàn bà đi trong mưa rơi
                                     Chứa một trời thầm như hoa vậy...


Chiếc mũ trắng mềm em đội bàu trời
Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!

Em đi - về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xoã ngang vai mái hất tơi bời.

Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?

Đường xưa đó về đây em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.

Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                       suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!

Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em!
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...

Vương Quốc Thành Thật




Truyện xã hội giả tưởng

Văn Sinh là một cựu sinh viên Văn Khoa thiên về Triết Đông cho nên tính khí cũng có hơi bất thường. Bất thường ở đây không có nghĩa là “mát dây” mà ưa suy nghĩ về những gì con người không suy nghĩ hoặc những gì mà cả xã hội cho rằng “Ôi dào! Đời là thế, suy nghĩ làm gì cho mệt!”

Vào ngày 29- 4- 1975 khi còn đang chạy đôn chạy đáo tại Bến Bạch Đằng giữa cơn hoảng loạn cực độ của Sài Gòn thì may đâu gặp một ông bạn thiếu úy hải quân, thấy Văn Sinh còn đang ngơ ngác như con nai vàng, bèn quát “Giờ này mà mày còn ở đây, điếc không sợ súng hả?” Thế là Văn Sinh hối hả phóng lên tàu, theo dòng người di tản tiến ra Biển Đông.

Sau khi định cư vào Mỹ, hai năm vật lộn với tiếng Anh qua chương trình ESL (1), sau đó học bốn năm đại học rồi cũng lấy được bằng kỹ sư điện tử, đời sống tương đối ổn định.

Vì tính khí bất thường cho nên Văn Sinh ưa suy nghĩ về những gì vẩn vơ chẳng hạn như vấn đề thành thực của con người. Câu hỏi “lớn” mà chàng đặt ra là tại sao con người không bao giờ thành thực với nhau mà toàn là những điều giả dối. Giả dối trong cách sống, trong lời ăn tiếng nói đã đành mà còn giả dối ngay cả trong tiếng khóc tiếng cười nữa. Nhớ lại thời thơ ấu Văn Sinh cũng không khỏi bực bội cả với bố mẹ mình. Có một lần ông cụ bà cụ dẫn Văn Sinh đi ăn cơm tại một nhà của bà bạn. Suốt bữa cơm bà cụ cứ khen nức nở, nào là “Anh chị nấu cơm khéo quá! “ Thế nhưng khi về nhà thì cũng chính cụ lại phàn nàn “Canh thì mặn chát. Bún thì khô. Chả thì ướp chưa đậm đà và nướng cháy khét!” Lúc đó vì còn bé cho nên chàng không hiểu gì cả. Thế nhưng bây giờ thì chàng thắc mắc tự hỏi tại sao lúc đó bà cụ không nói thẳng cho chủ nhà biết để lần sau họ rút kinh nghiệm nấu ăn khá hơn? Còn chuyện bà chị nữa. Có một lần người bạn trai mời chị đi chơi. Không hiểu vì lý do gì mà chị trả lời là chị mắc bận cho nên không đi được. Thế nhưng cũng tối hôm đó khi tâm sự với mấy đứa em, chị nói muốn đi lắm nhưng sợ xấu hổ cho nên trả lời là bận. Văn Sinh tức quá nói “Tại sao chị không nói thẳng cho anh ấy biết là chị muốn đi với anh nhưng mắc cở. Chị trả lời như thế làm anh ấy tưởng rằng chị không “thương” anh ấy khiến câu chuyện có thể đi vào đổ vỡ. Tại sao chị không nói thẳng ý nghĩ của mình?”

Còn chuyện cộng đồng ở đây nữa. Người ta khen nhau giả dối, “mặc áo thụng vái nhau” quá nhiều, nhất là các buổi ra mắt sách. Trên sân khấu ông giới thiệu đang hăng hái ca ngợi ông bà tác giả: Đây là một tác phẩm có giá trị nhất. Thơ của bà đây có thể sánh ngang với các thi hào trên thế giới. Truyện ngắn của ông đây là những truyện ngắn hay nhất tại hải ngoại mà tôi đọc được. Không hiểu ông giới thiệu này đã đọc hết mấy ngàn truyện ngắn xuất bản ở hải ngoại chưa mà kết luận như vậy? Còn bên dưới thì khán giả vỗ tay vang dội. Thế nhưng sau khi về nhà, đọc sơ qua vài trang người ta quẳng cuốn sách vào sọt rác rồi làu bàu “Văn thơ dở ẹc như thế mà cũng đòi viết!” Thế là Văn Sinh lại thắc mắc tự hỏi tại sao người ta không can đảm nói ra sự thực? Cứ cái kiểu khen bừa bãi, vuốt đuôi như thế này, các ông bà tác giả nói trên tưởng mình viết văn hay, làm thơ giỏi, lại cho ra thêm dăm ba cuốn sách nữa có phải làm khổ thiên hạ không?

Rồi ngoài xã hội biết bao kẻ “tội lỗi đầy mình” hoặc phi đạo đức thế mà khi gặp nhau, vì sợ đụng chạm, sợ thù oán, người ta cũng cứ bắt tay, nói cười thân thiết, chẳng ai dám nói thật ý nghĩ của mình. Nói tóm lại, cái xấu xa, cái hủ lậu, cái tồi tệ, cái bất nhân, cái hợm hĩnh, cái kiêu căng phách lối, cái sai trái cứ được nuôi dưỡng từ đời này sang đời khác để làm khổ con người. Theo Văn Sinh xã hội muốn tiến lên, muốn hoàn thiện, muốn có đạo đức thì mọi người phải thành thật nói lên ý nghĩ của mình, kể cả khuyết điểm của chính mình để tu sửa.

Hơn ba mươi tuổi rồi mà vẫn chưa vợ con. Có thể vì tính tình thẳng thắn quá mà các cô e ngại chăng? Vì sống độc thân cho nên Văn Sinh chẳng bận bịu chuyện gia đình. Trong những lúc rảnh rỗi thú giải trí duy nhất vẫn là đọc sách và thể thao. Hồi còn ở Việt Nam chàng mê môn bóng tròn nhưng kể từ khi qua Mỹ lại thích môn bóng bầu dục vì cho rằng môn túc cầu có vẻ boring (2) quá.

Hôm nay là ngày Chủ Nhật, cũng như thường lệ, vì vào mùa Super Bowl (3) cho nên Văn Sinh không thể bỏ qua buổi tranh tài nào. Chàng mở máy truyền hình, ngồi dựa ngửa vào chiếc ghế bành để thưởng thức các pha ném bóng, chụp bóng ngoạn mục. Thế nhưng đêm qua đi làm overtime (4) về trễ cho nên sau vài phút mắt chàng nặng trĩu và thiếp đi vào giấc ngủ trưa lúc nào không hay. Vừa chợp mắt, Văn Sinh thấy từ xa ào tới hai người cao lớn, nắm tay chàng chạy như dông như gió. Văn Sinh kinh hãi nhắm nghiền đôi mắt cho đến khi hai người dừng lại. Mở mắt ra, chàng thấy mình đang đứng trước một cổng thành cao vút, hòa vào tận mây xanh. Còn chưa hoàn hồn và cũng chẳng biết đây là nơi nao thì cửa thành xịch mở. Một vị cao lớn, mặt mũi trang nghiêm, sắc phục như một võ quan, bước tới, cúi chào, nói:

- Thưa Đức Ông. Chúng tôi đã nghe nói về đức độ của Đức Ông ở hạ giới. Thành thật là đức tính cao quý nhất trong các tiểu chuẩn đạo đức. Thiếu thành thật thì mọi giá trị dù thiêng liêng cách mấy cũng xụp đổ. Vì Đức Ông là người thành thật hiếm có ở hạ giới nên hôm nay chúng tôi mời Đức Ông tới thăm viếng Vương Quốc Thành Thật của chúng tôi một lần cho biết. Xin lỗi, chúng tôi đã làm Đức Ông kinh sợ.

Chẳng biết ất giáp gì, vả lại trước tình thế này Văn Sinh không còn cách nào khác hơn là bước theo vị sứ giả vào bên trong. Đi được một đỗi chàng lấy lại bình tĩnh. Trước vẻ hiền từ, cung kính và hiếu khách của vị sứ giả, chàng mạnh dạn lên tiếng hỏi:
- Tại sao gọi đây là Vương Quốc Thành Thật?

Vị sứ giả kính cẩn đáp:
- Thưa Đức Ông, vương quốc này do một vị ở Đông Phương lập cách đây năm ngàn năm. Vị này nổi tiếng là dám nói lên tất cả sự thật về mình, về vợ mình, con mình và về cả ông vua nữa. Nhưng khi nói lên sự thật về ông vua thì nhà vua nổi giận, chém đầu. Do uy đức rúng động Trời Đất đó mà ngài lập được vương quốc này. Tất cả những người thành thật ở hạ giới khi chết, nếu có lời nguyện sẽ được thoát sanh về đây. Nói tóm lại đây là vương quốc của những người thành thật chung sống với nhau. Chính vì toàn dân là người thành thật cho nên bao nhiêu khuyết điểm, bao lỗi lầm đều được phơi bày cho nên Vương Quốc mỗi ngày mỗi tiến bộ, mỗi đẹp. Lần hồi Đức Ông sẽ thấy.

Giống như những người phải bỏ nước ra đi định cư vào một xứ lạ. Mỗi khi thấy người đồng hương từ trại tiếp cư tới hoặc trong nước mới qua, người ta đều háo hức mời về nhà đãi đằng để tỏ lòng hiếu khách và hỏi han đủ điều. Ở vương quốc này cũng vậy. Văn Sinh được một gia đình khẩn khoản mời, dĩ nhiên là ăn uống linh đình, hỏi han đủ chuyện ở dưới trần gian. Sau bữa tiệc, bà chủ nhà mời khách qua phòng bên cạnh để vui chơi. Là vợ một ông bác sĩ nhiều tiền lắm của, không biết làm gì vào lúc xế chiều cho nên nổi hứng muốn trở thành ca sĩ. Bà sắm một dàn máy Karaokê tối tân ở nhà tập luyện và thường xuyên trình diễn ở các buổi sinh hoạt hội đoàn, ra mắt sách. Nhiều khi bà còn cho tiền người ta để được hát trong các Show văn nghệ ở địa phương. Để biểu diễn cái giọng oanh vàng của mình, bà hát luôn một lúc ba bản. Mỗi khi bà hát xong một bản thì tiếng vỗ tay đôm đốp nổi lên. Cuối cùng thì Văn Sinh được mời lên phát biểu ý kiến với tư cách của vị khách quý. Dù tin tưởng đây là Vương Quốc Thành Thật, tất cả mọi người sẽ hoan hỉ lắng nghe lời nói trung thực, nhưng chàng vẫn cẩn thận rào trước đón sau:
- Thưa bà, đây là Vương Quốc Thành Thật vậy bà có cho phép tôi nói thật ý nghĩ của mình không?

Nở một nụ cười duyên dáng và tin tưởng, bà chủ nhà nói:
- Xin anh cứ tự nhiên. Chúng mình đều là người trí thức cả mà.

Được lời như cởi tấm lòng, chàng hăng hái nói:
- Thưa bà, về bữa tiệc của bà thì tôi thật cám ơn. Nhưng còn giọng hát của bà thì thành thực mà nói…nó nặng như cái búa tạ vậy. Nếu bà hát để ru con thì thằng cu hoặc con bé cũng khóc thét lên mà thức dậy! Theo tôi nghĩ bà nên trở về cái thiên chức tề gia nội trợ thì tốt hơn. Xin để cái nghề hát này cho các cô ca sĩ chuyên nghiệp. Hát như thế này, bà Thái Thanh mà nghe được chắc bà ấy té xỉu mất!

Nghe Văn Sinh nói thế mặt bà chủ nhà xụ hẳn xuống. Còn thực khách thì chưng hửng nhìn chàng, rồi nhìn bà chủ nhà, không ai nói với ai nửa lời. Kể từ giờ phút đó bữa tiệc trở nên ảm đạm như một đám ma.

Ngày hôm sau, cũng do lời giới thiệu của vị sứ giả, Văn Sinh được mời tham dự một buổi ra mắt thơ. Trên sân khấu ông giới thiệu đang hăng say ca ngợi tác giả. Nào là từ nhỏ bảy, tám tuổi đã biết làm thơ. Thiếu niên đã tham gia vào các thi văn đoàn tỉnh nhà. Qua tới đây thường xuyên cộng tác với rất nhiều tờ bào ở địa phương. Thơ của tác giả đây đã được đăng trên nhiều đặc san của các hội ái hữu v.v…Và ngày hôm nay, tác giả cho ra đời một tập thơ, một tác phẩm có tầm vóc lớn ở Vương Quốc. Kèm theo đó là một cuốn băng phổ thơ của chính tác giả do một số ca sĩ khá nổi tiếng hát. Thời buổi bấy giờ tại Vương Quốc Thành Thật đang có phong trào một số người sau khi làm được vài bài thơ hoặc một tập thơ đã nhờ vả hoặc cho tiền các nhạc sĩ chuyên sống bằng nghề phổ nhạc để phổ những bài thơ đó. Rồi thì chính nhà thơ lại cho tiền để các ca sĩ hát các bản nhạc đó rồi thu vào CD không ngoài mục đích chắp cánh thêm cho thơ của mình. Và Văn Sinh được tác giả trân trọng ký tặng một tập thơ và một CD. Sau khi liếc nhìn qua một vài trang, Văn Sinh nhăn mặt, lắc đầu quầy quậy. Rồi khi được mời lên phát biểu ý kiến với tư cách một vị khách quý từ trần gian tới. Với “kinh nghiệm đau thương” thu thập được từ bữa tiệc trước, chàng e dè nói:
- Kính thưa quý vị. Thật hân hạnh cho tôi được phát biểu trước quý vị. Sở dĩ tôi được mời thăm vương quốc ngày hôm nay cũng chỉ vì đức tính thành thật của tôi. Còn quý vị đây là con dân của Vương Quốc Thành Thật chắc chắn phải yêu chuộng sự thật. Vậy quý vị có sẵn lòng nghe lời nói thành thật không?

Nghe Văn Sinh nói thế tất cả rộ lên với những tiếng cười hả hê để bày tỏ tấm lòng cởi mở, hiếu khách của người địa phương. Họ nhao nhao nói:
- Ôi dào! Như thế thì còn gì quý bằng? Chúng tôi là con dân của Vương Quốc Thành Thật thì chúng tôi phải quý trọng sự thật và nói lên sự thật chứ. Xin ông cứ tự nhiên. Sự thật dù phũ phàng đến đâu chăng nữa chúng tôi vẫn chấp nhận như thường. Đó là tôn chỉ và giá trị của vương quốc này mà.

Nghe đám đông nói thế Văn Sinh vững dạ và cứ thẳng ruột ngựa nói:
- Thưa quý vị. Mới đọc vài bài thơ trong cuốn sách tôi thấy dấu hỏi- ngã tác giả đánh lộn tùng phèo. Chính tả thì còn thua học sinh Lớp Nhất. “diễm tuyệt” thì viết thành “diểm tuyệt”, “viễn mộng” thì viết thành “viển mộng”, “đài các” thì viết thành “đài cát”! Toàn là thơ tặng vợ, chúc mừng thượng thọ, chúc mừng đám cưới, mừng con vừa mới ra trường, mừng thằng cháu nội đầy tháng, mừng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ v.v…Hình ảnh trong thơ thì nghèo nàn. Chữ thơ thì mòn vẹt. Ý thơ thì trống rỗng và sáo! Nếu dùng để tặng bạn bè, con cháu, đọc chơi, tán dóc trong các tiệc cưới thì được. Nói thật với quý vị, nếu thơ này đem in thành sách để gia nhập làng văn chương, ra mắt độc giả thì các Cụ Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Khuyến, Bà Đoàn Thị Điểm, các Ông Vũ Hoàng Chương, Phạm Thiên Thư sẽ khóc thét lên mà chết! Đấy là cảm nghĩ chân thật của tôi, xin quý vị bỏ qua cho!

Lời nói của Văn Sinh như trái bom nổ giữa hội trường nhưng không hiểu sao tất cả đều im lặng, im lặng đến nghẹt thở. Rồi tiếng thầm thì nhỏ to giữa người này người kia cứ lan rộng. Người ta liếc nhìn Văn Sinh như nhìn một sinh vật lạ hoặc một gã điên không biết chừng. Còn ông tác giả thì trông thật thảm hại. Ông ta đứng chết trân như Từ Hải, miệng cười như mếu. Buổi ra mắt sách đang vui như Tết bỗng trở nên căn thẳng, ngột ngạt. Vị sứ giả thấy vậy vội vàng nói lời cáo lỗi với ban tổ chức rồi kéo Văn Sinh ra khỏi hội trường.

Ngày hôm sau, tại một thành phố xa xôi, có lẽ chưa biết gì về những “rắc rối” do Văn Sinh tạo ra cho bà vợ ông bác sĩ, cho nhà thơ vừa mới ra mắt sách cho nên đã hoan hỉ mời Văn Sinh tới tham dự tiệc khai trương của một thẩm mỹ viện. Vì làm nghề thẩm mỹ cho nên bà chủ có nhu cầu sửa sang sắc đẹp. Ở tuổi ngoài sáu mươi nhưng bà lại cố sửa khuôn mặt của bà cho thật trẻ với má lúm đồng tiền và đôi môi cánh phượng. Quan khách hôm đó phần lớn là mấy ông bà chủ báo có đăng quảng cáo của bà trên trang nhất, một số nhà văn, nhà thơ, hội đoàn mà bà có tặng tiền trong các buổi ra mắt sách, hoặc trong các sinh hoạt lễ Tết. Dĩ nhiên là họ khen bà hết mình. Nào là “chị trẻ mãi không gì”, “chị đẹp như cô gái băm mấy vậy đó!” Để chứng tỏ mình trẻ thật, trong khi tiếp khách, bà chủ nhà luôn có động tác, cử chỉ, giọng nói, nhí nhảnh, nhõng nhẽo của tuổi “băm mí”. Văn Sinh ngồi đó mà đỏ bừng cả mặt, đã toan ra dấu cho vị sứ giả để cáo từ. Nhưng ngay lúc ấy vị nữ chủ nhân cảm thấy biểu diễn sự trẻ trung như thế cũng vừa đủ, vỗ tay để quan khách chú ý rồi long trọng nói:
- Thưa quý vị và quý bạn. Hôm nay chúng ta hân hạnh đón tiếp một vị khách từ hạ giới tới thăm. Ở dưới trần gian nước Mỹ nổi tiếng vì giàu có, còn Vương Quốc của chúng ta cũng hãnh diện vì con dân đều là người thành thật, yêu chuộng sự thật và kính trọng sự thật. Sau đây tôi xin long trọng giới thiệu vị khách quý đó và mong ông sẽ cho chúng ta một vài cảm nghĩ thành thật về Vương Quốc để ghi nhớ như một kỷ niệm đẹp.

Với kinh nghiệm đau đớn có từ hai lần gặp gỡ trước, Văn Sinh đã toan theo thói đời, nói lời đầu môi chót lưỡi, khen ngợi giả dối để đẹp lòng tất cả. Gây rắc rối làm chi? Thế nhưng Văn Sinh tự hỏi: Chẳng lẽ vương quốc này là Vương Quốc Giả Dối? Cái bảng hiệu Vương Quốc Thành Thật kia phải chăng chỉ là bảng quảng cáo, còn bên trong thì bán đồ rởm? Thật vô lý! Trần thế là cõi đời ô trọc mà còn biết bao nhiêu người thành thật, bao Hiền- Thánh. Chẳng lẽ cả xứ này không có ai là người thành thật sao? Chính vì suy nghĩ như vậy cho nên chàng chẳng sợ gì mà không nói:
- Xin cám ơn bà chủ, xin cám ơn quý vị đã ưu ái cho tôi được gặp gỡ quý vị ngày hôm nay. Kính thưa quý vị. Trong hai ngày qua, dù chưa đi thăm hết, nhưng tôi nhận thấy đây là một vương quốc đẹp, thật nhân ái và hiền hòa. Tuy nhiên có một điều tôi còn thắc mắc là không biết đây có thật sự là Vương Quốc Thành Thật hay không?

Nghe Văn Sinh nói thế tất cả cùng tranh nhau nói:
- Sao ông nói thế? Đây là Vương Quốc Thành Thật! Chúng tôi là những người thành thật. Điều đó có nghĩa là chúng tôi quý trọng sự thật do người khác nói ra dù đó là sự thật đau lòng đi nữa. Vậy xin ông cứ thẳng thắn. Chúng tôi muốn được lắng nghe người ở thế giới khác nói lời chân thực về vương quốc của chúng tôi.

Nghe khách nói thế Văn Sinh cảm thấy mình có thể gặp hên chuyến này. Chàng nói ngay:
- Thưa quý vị. Ở dưới trần gian chúng tôi đã khổ về nạn sửa sang sắc đẹp qua các thủ thuật bơm, hút, căng, kéo. Tôi tưởng đã lên tới đây rồi thì cần gì phải sửa sang sắc đẹp chứ? Điều đó không có nghĩa là tôi lên án hoặc khắt khe với việc sửa sang sắc đẹp. Người sinh ra trời bắt xấu, người bị thương tật, tai nạn, chiến tranh phá hủy bộ mặt, giải phẫu thẩm mỹ là điều tốt lành. Thế nhưng một bà sáu mươi lăm, giải phẫu để trở thành cô gái băm lăm là một ảo tưởng. Quý vị có thể bơm mông, bơm ngực, căng da mặt nhưng quý vị có thể căng da cổ, căng da tay, sửa cái lưng còng, sửa cái dáng đi lọm khọm, sửa cái giọng nói ồ ề của bà già sáu lăm không? Thật không có gì kinh hoàng hơn khi nghe giọng nói ồ ề của một bà già thốt ra từ miệng cô gái trẻ! Nó giống như bà phù thủy đội lốt cô gái vậy! Hơn thế nữa tại xứ Việt Nam trong bài hát Cô Hàng Cà Phê có câu rất nổi tiếng “Má lúm đồng tiền trông xinh ghê!” Khi ông nhạc sĩ làm bản nhạc này là ông muốn ca ngợi vẻ ngây thơ của cô gái ở tuổi mười chín, đôi mươi. Nay một bà già sáu mươi lăm cũng có má lúm đồng tiền thì…cha mẹ ơi! Chẳng khác nào râu ông nọ cắm cằm bà kia! Quý vị có thấy như vậy không? Nếu thấy vậy xin quý vị bỏ qua cho những lời nói lỗ mãng của tôi.

Khi Văn Sinh nói dứt lời thì mọi người cùng ồ lên. Rồi tiếng ồn ào tắt lịm. Mọi con mắt đều hướng về bà chủ nhà. Bà chủ nhà mặt đỏ gay, ngúng nguẩy bỏ vào trong. Còn thực khách sau đó, không hiểu sao cũng từ từ cáo lui để lại Văn Sinh và vị sứ giả đứng đó ngơ ngác nhìn nhau.

♦ ♦ ♦

Ngày hôm sau khi trời vừa hừng sáng, Văn Sinh mới vừa thức dậy thì vị sứ giả đã bước vào sứ quán. Với vẻ mặt không được vui, ông ta nói:
- Xin Đức Ông tha lỗi cho việc thăm viếng đột ngột này. Đáng lý ra chúng tôi phải lưu giữ Đức Ông lại đây chơi cả tháng trời. Tuy nhiên…

Nói tới đây ông ta dừng lại rồi nói tiếp với giọng nuối tiếc:
- Có vài cú điện thoại khiếu nại của dân chúng nói rằng Đức Ông lên đây với âm mưu… phá hoại sự đoàn kết cộng đồng!

Nghe nói thế Văn Sinh mặt đỏ tía tai. Chàng nổi cáu nói:
- Tôi mà phá hoại cộng đồng à? Ở đây cũng có nạn “chụp mũ” sao?

Vẫn với giọng nói hiền hòa và lễ độ, vị sứ giả đáp:
- Chúng tôi hiểu rõ đức độ của Đức Ông. Dĩ nhiên Đức Ông không bao giờ phá hoại sự đoàn kết cộng đồng cả. Tuy nhiên vì muốn trấn an dân chúng cho nên chúng tôi buộc lòng đưa tiễn Đức Ông. Xin Đức Ông tha lỗi.

Nói xong vị sứ giả từ từ hướng dẫn Văn Sinh ra Cổng Tiễn Khách. Trên đường đi vì quá bực tức trong người Văn Sinh vặn hỏi:
- Tôi hỏi thật ngài. Có phải đây là Vương Quốc Thành Thật hay là Vương Quốc Lừa Dối? Xin ngài nói cho tôi rõ.

Vẫn với thái độ cung kính, vị sứ giả mỉm cười đáp:
- Thưa Đức Ông. Dĩ nhiên đây là Vương Quốc Thành Thật. Là người học rộng, hiểu biết nhiều, quán thông kim cổ hẳn Đức Ông quá rõ con dân của vương quốc này cũng như con người dưới trần gian họ chỉ là phàm phu. Điều đó có nghĩa là họ sống bằng ảo tưởng. Loài vật không không sống bằng ảo tưởng nhưng con người lại sống bằng ảo tưởng. Ảo tưởng là đặc hữu của con người, là niềm hoài vọng thiết tha về những cái gì đó không có hoặc không thực. Ở buổi khai thiên lập địa con người ít sống bằng ảo tưởng. Thế giới càng văn minh, nhu cầu vật chất càng nhiều, con người càng sống với ảo tưởng. Ảo tưởng về sự giàu sang, trí thức, về vẻ đẹp, về tài năng, về đức độ, về quyền uy, về chân lý, về thánh thiện. Chính những ảo tưởng này đã cho con người và cả con dân của Vương Quốc Thành Thật sức mạnh để sống. Cho nên khi một người nào đó nói lên sự thực…tức đạp đổ ảo tưởng của họ thì họ phản kích không ngoài mục đích bảo vệ giá trị con người của họ…dù giá trị này không hề có. Ở cõi trần gian, những người không nói lên sự thực có thể vì hèn nhát, giả dối, song cũng có thể vì độ lượng, hiểu biết. Là con người ai cũng náo nức muốn biết sự thực về người khác nhưng lại dấu nhẹm sự thực về mình. Không có gì ghê gớm cho bằng bị người ta vạch trần sự thực. Ngay cả hàng tu sĩ cũng sẽ nổi điên lên. Họ có thể trả thù chúng ta, chụp mũ chúng ta, giết hại chúng ta nếu chúng ta nói lên sự thực về họ, về tôn giáo của họ. Cho nên cả Thế Giới Ta Bà và Vương Quốc Thành Thật này người ta đang ru ngủ nhau trong ảo tưởng…tức bằng sự lừa dối…để mà sinh tồn, để mà vui vẻ với nhau. Chính vì thế mà ý nghĩa của Vương Quốc Thành Thật không thể dùng lý lẽ thông thường mà phải dùng nhãn giới Sắc- Không của nhà Phật mới có thể hiểu hết được.

Nghe vị sứ giả nói thế, với bốn năm miệt mài trong môn Triết Học Đông Phương ở Đại Học Văn Khoa, Văn Sinh ngộ ra ngay. Chàng quay qua vái vị sứ giả rồi cảm phục nói:
- Sự hiểu biết của ngài quả trời đất khôn lường. Còn sự hiểu biết của tôi chỉ như nắm lá trong rừng.

Vẫn với thái độ khiêm cung, vị sứ giả đáp:
- Xin Đức Ông đừng khiêm tốn. Kiến thức là điều phải có nhưng đức độ thì quý giá hơn nhiều. Chúng tôi rất cung kính với đức độ của Đức Ông. Những lời mà Đức Ông nói hoàn toàn vì lòng thành thật, không vì đố kỵ, không vì thương ghét. Những lời nói đó chưa có kết quả ngày hôm nay, nhưng nó sẽ có kết quả trong mai sau. Thế Giới Ta Bà cũng như Vương Quốc Thành Thật này cũng còn phải huân tập có khi…cả ngàn năm nữa mới có thể tiến tới sự hoàn thiện. Xin đa tạ sự thăm viếng của Đức Ông.

Nói xong vị sứ giả ra lệnh “tiễn khách”. Nhận được lệnh, hai vị cận vệ tiến tới nhắc Văn Sinh lên vai rồi phóng chạy như dông như gió. Khi Văn Sinh đã được đặt vào lòng chiếc ghế bành trở lại thì cũng là lúc chàng tỉnh dậy cùng với những tiếng touch down! touch down! (5) ồn ào vang lên.

♦ ♦ ♦

Vừa dụi mắt, vừa lắc lắc đầu cho tỉnh ngủ, Văn Sinh tắt vội chiếc truyền hình cho đầu óc thanh thản. Hồi tưởng lại giấc mơ, chàng bán tín, bán nghi. Có thể do làm việc quá độ, đầu óc mệt mỏi nên đâm ra mơ mộng, giấc mơ vừa rồi chỉ là chuyện vớ vẩn, hơi đâu mà tin. Nhưng với đầu óc của một triết gia ưa đặt ngược vấn đề, Văn Sinh lại cho rằng có thể có một vương quốc như thế. Ngoài hành tinh này, vũ trụ còn bao nhiêu thứ mà con người chưa hề biết tới? Nhớ lại những buổi thăm viếng trên Vương Quốc Thành Thật mồ hôi trong người chàng toát ra. Chàng tự trách tại sao mình có thể dại dột, nói năng không giữ mồm giữ miệng để chạm tự ái người ta như vậy? Tuy nhiên giờ đây chàng cảm thấy yên ổn là không còn phải đối đầu với bà vợ ông bác sĩ , tác giả tập thơ, bà chủ thẩm mỹ viện nữa.

Cuộc đối đáp với vị sứ giả làm chàng đau đầu. Rồi chàng tự cật vấn cả chính mình. Phải chăng khát vọng về sự thành thực cũng chỉ là một ảo tưởng? Nếu như nó đã là một ảo tưởng thì việc đòi hỏi người ta nói lên sự thực và chấp nhận sự thực cũng là một ảo tưởng? Nếu lý luận như vậy thì chính Văn Sinh trong bao năm qua đã sống với ảo tưởng mà chàng không hề hay biết. Với ý nghĩ mình sống trong ảo tưởng Văn Sinh phá lên cười. Cười một hồi chàng lẩm bẩm: “Có thể mình chỉ là một anh gàn, sống trên mây…từ đó làm khổ mình và khổ người không biết chừng?”

Nhớ lại những rắc rối gặp phải trên Vương Quốc Thành Thật chàng thấy “Đúng rồi”! Chàng nhắc lại một lần nữa “Đúng rồi, trên cái cõi đời ô trọc này, thằng cha nào đòi hỏi người ta phải tôn trọng sự thực, nói ra sự thực về mình thì đúng là một gã điên!”

Kể từ đó Văn Sinh từ giã cái “triết lý thành thật” không còn gàn gàn, dở dở như xưa nữa và sống bình thường như mọi người.

Đào Văn Bình


Cước chú:
(1) English as Second Language (ESL): Anh Văn là ngôn ngữ thứ hai, không phải ngôn ngữ chính của những người nhập cư hoặc bố mẹ không nói tiếng Anh.
(2) Buồn nản
(3) Mùa tranh tài bóng bầu dục
(4) Làm thêm giờ

Gần 40% Dân Chúng Âu Châu Mắc Bệnh Tâm Thần




By Kate Kelland

Luân Đôn (Reuters) Theo một cuộc khảo cứu rộng rãi mới đây, khoảng 165 triệu dân Âu Châu tức 38% dân số hiện đang khổ sở vì bệnh tâm thần và xáo trộn thần kinh do đầu óc bị khủng hoảng bởi các bệnh như buồn chán (depression), xao xuyến lo âu (anxiety), mất ngủ (insomnia) hoặc lãng đãng (dementia).

Chỉ có khoảng một phần ba con số nói trên là được chữa trị và cung cấp thuốc men cần thiết. Bệnh tâm thần tạo ra một gánh nặng khổng lồ về kinh tế và xã hội – ước tính khoảng ngàn tỉ euros – khi những người bị bệnh quá nặng không còn khả năng làm việc và những mối liên hệ cá nhân suy sụp. Những tác giả của cuộc nghiên cứu nói rằng “Xáo trộn thần kinh đã và đang trở thành thách đố về sức khỏe lớn nhất của Âu Châu trong Thế Kỷ 21.”

Trong khi đó một vài công ty dược phẩm lớn lại thoái thác đầu tư vào việc khảo cứu để tìm hiểu sự vận hành của não bộ khiến ảnh hưởng như thế nào tới hành động của con người và đẩy gánh nặng đó cho chính phủ và các hội y tế thiện nguyện. Giáo Sư Hans Ulrich Wittchen – giám đốc viện nghiên cứu tâm lý và tâm lý trị liệu tại Dresden University, Đức và cũng là người cầm đầu cuộc điều tra về cuộc khảo cứu ở Âu Châu nói rằng “Cách biệt lớn lao về chữa trị…cần phải được khép lại.” và “Một số ít người được chữa trị lại bị trì hoãn khoảng vài năm và ít khi được trị liệu bằng phương thức mới nhất.” Giáo Sư Wittchen cầm đầu một cuộc khảo cứu kéo dài ba năm trong 30 quốc gia Âu Châu – 27 quốc gia là hội viên của Liên Hiệp Âu Châu cộng thêm Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy (Norway) với dân số khoảng 514 triệu.

Hiện chưa có sự so sánh trực tiếp giữa căn bệnh hiện đang thịnh hành ở Âu Châu với các khu vực khác trên thế giới – vì mỗi nơi xử dụng những khảo hướng khác nhau.

Toán nghiên cứu của GS. Wittchen xem xét khoảng 100 người bị xáo trộn não bộ nghiêm trọng – từ xao xuyến lo âu, buồn chán cho tới ngớ ngẩn (schizophrenia) cũng như những xáo trộn thần kinh nghiêm trọng như động kinh (epilepsy), mất trí nhớ (Parkinson) và suy nhược óc (sclerosis). Tại London, GS. Wittchen cho các phóng viên biết kết quả nghiên cứu của European College of Neuropsychopharmcology (ENCP) ấn hành vào Thứ Hai cho thấy một “gánh nặng quá sức” của bệnh xáo trộn tâm thần và não bộ.

Bệnh tâm thần là nguyên do chính gây tử vong, tàn tật và gánh nặng kinh tế trên toàn thế giới và cơ quan Y Tế Thế Giới (World Health Organization) tiên đoán rằng vào năm 2020, bệnh buồn chán (depression) sẽ là nguyên do đứng hàng thứ nhì tạo nên gánh nặng bệnh tật cho toàn cầu xuyên suốt nhiều thời đại.

GS. Wittchen nói rằng tại Âu Châu tương lai khốc liệt đã tới sớm mà những căn bệnh do xáo trộn não bộ vốn đã tạo nên gánh nặng về y tế cho Liên Hiệp Âu Châu.

Bốn điều kiện tàn tật nhất, đo lường bởi tiêu chuẩn gọi là DALY (disability-adjusted life years) dùng để so sánh tác động của một vài loại bệnh buồn chán (depression), ngớ ngẩn (dementias) chẳng hạn như mất trí nhớ (Alzheimer), thiếu máu lên óc (vascular dementia) nghiện rượu và nghẹt tim (stroke).

Cuộc khảo cứu trước đây của Âu Châu về những xáo trộn của não bộ được xuất bản năm 2005 bao gồm số lượng dân chúng nhỏ hơn, khoảng 301 triệu người, cho thấy 27% người lớn ở Âu Châu mắc bệnh tâm thần.

Mặc dù cuộc khảo cứu năm 2005 không thể so sánh trực tiếp với khám phá mới nhất vì số lượng dân chúng được nghiên cứu cao hơn – đã cho thấy phí tổn cho những căn bệnh này lên tới khoảng 386 tỷ euros (tức 555 tỷ lúc bấy giờ). Toán nghiên cứu của GS. Wittchen còn phải chung kết tầm ảnh hưởng kinh tế của cuộc khảo cứu đó, nhưng ông cho biết phí tổn còn “cao gấp bội” so với dự đoán của năm 2005.

Các nhà nghiên cứu nói rằng điều sinh tử (dứt khoát, quyết liệt) là các nhà làm chính sách y tế phải nhận thấy gánh nặng tài chính khủng khiếp và tìm ra những phương thức khám phá những bệnh nhân tiềm tàng (chớm phát) – có thể là qua chẩn đoán bằng thí nghiệm (screening) – và có biện pháp trị liệu ưu tiên ngay lập tức. GS. Wittchen nói rằng “Bởi vì những xáo trộn về thần kinh thường khởi đầu sớm trong đời và chúng sẽ trở thành ác tính về sau này. Chỉ có trị liệu ngay từ lúc còn trẻ mới ngăn ngừa hữu hiệu rủi ro gia tăng rồi trở nên nghiêm trọng cho bệnh nhân trong tương lai.”

David Nutt, một chuyên viên về dược lý thần kinh trị liệu (neuropsychopharmacology) ở Imperial College London, dù không tham gia vào cuộc khảo cứu nhưng đồng ý rằng “Nếu chúng ta can thiệp sớm thì chúng ta có thể đổi thay tiến trình phát triển của căn bệnh khiến không phải không tránh được tàn tật.” Ông nhấn mạnh thêm “Nếu chúng ta thật sự không muốn đẩy nguồn dự trữ khổng lồ (resevoir) của bệnh tâm thần và xáo trộn não bộ sang một vài thế kỷ tiếp nối, thì chúng ta phải đầu tư ngay bây giờ và nhiều hơn.”

(Tường trình bởi Kate Kelland. Matthew Jones hiệu đính)

Phụ chú:

Nhân loại đã phải trả một giá quá đắt cho những tiện nghi vật chất mà họ đang thụ hưởng như: những tòa building cao ngất, những chiếc xe hơi đắt tiền, những máy móc tối tân, chiếc điện thoại cầm tay, chiếc truyền hình mỏng, máy điện tử, những bộ quần áo sang trọng, những đầu tóc kiểu cọ, những sòng bài để “giải trí”, những buổi trình diễn nhạc Pop, nhạc Rap cuồng loạn, những tạp chí, phim ảnh dâm ô bạo động, những khu giải trí thượng lưu, những món ăn cầu kỳ, khoái khẩu…Và còn rất nhiều, rất nhiều những nhu cầu xa xỉ khác nữa.

Một nền văn minh chói lòa mà người Tây Phương kiêu hãnh tới mức độ đem pháo thuyền đi chinh phục khắp nơi để truyền bá và rao giảng…sau hai thế kỷ, kết cuộc ngày nay như thế đó. Tiền đâu để đổ vào đầu tư hầu ngăn chặn một kho dự trữ (resevoir) bệnh thần kinh khổng lồ và vô tận trong khi kinh tế toàn bộ Âu Châu đang suy thoái nghiêm trọng?

Từ đây đến năm 2020 theo như báo cáo của cơ quan Y Tế Thế Giới, sẽ có nhiều triệu người Âu Châu tàn tật, tức trở thành phế nhân bởi các căn bệnh tâm thần và xáo trộn não bộ nếu không được chữa trị kịp thời. Cứ thử tưởng tượng vào năm đó, một người Á Châu hoặc Phi Châu du lịch Âu Châu – thật kinh hoàng khi thấy tại các thành phố lớn, hàng ngàn, hàng ngàn người cứ lang thang trên đường phố như người mất hồn. Họ không sao tìm được đường về nhà vì họ mắt bệnh lãng đãng (dementia). Rồi tại các công viên hàng ngàn, hàng ngàn người đang cúi đầu ngồi ủ rũ như những pho tượng đá buồn. Không ai nói với ai một lời. Xin thưa họ là những người mắc bệnh buồn chán (depression). Thành phố trở nên một thành phố ma quái như thường mô tả ở các địa ngục.

Làm thế nào để chữa trị đây? Phải chăng đã đến lúc Tây Phương cần hướng về Đông Phương để tìm hiểu triết lý sống như “tri túc thiểu dụng”, “cư trần lạc đạo” và nhất là Thiền Định để cân bằng não bộ. Triết lý Tâm-Cảnh của Đạo Phật thật khoa học. Theo Phật Giáo, Tâm và Cảnh là Một. Khi Tâm nhiễm cảnh hối hả thì tâm loạn động. Khi Tâm nhiễm cảnh yên bình thì tâm thanh tịnh. Khi tâm loạn động thì ảnh hưởng ngay tới não bộ. Tất cả các bệnh nói ở trên đều do cái Tâm loạn động mà ra. Theo tôi, nghiên cứu thì nghiên cứu được, nhưng không có thuốc nào chữa được, ngoại trừ chữa Bệnh Tâm. Tôi không biết ngoài Thiền Định ra, nhân loại còn có phương thức nào chữa bệnh Tâm hay hơn không? Xin phổ biến cho Âu Châu biết.

Thế nhưng do năng khiếu thông minh đặc biệt về khoa học, khám phá và chế tạo ra máy móc tối tân, người Âu Châu thường tự thị, coi thường cách sống hoặc triết lý sống của Á Châu. Đây là một vấn nạn và cũng có thể là nghiệp chướng của Âu Châu.

Báo cáo làm chúng ta kinh hoàng và chua xót. Tại sao định mệnh con người lại cay đắng như thế? Có thể nào ra khỏi thảm họa này để trở về cái Tâm thanh thản, yên bình của thời mà con người chưa có súng đại bác, tàu bay, tàu bò, tàu thủy, bom nguyên tử, nhà máy điện hạt nhân, hỏa tiễn, phi thuyền con thoi, phi cơ không người lái?

Đào Văn Bình

Nhân Quả Có Thật Không?




Nói tới chuyện Nhân Quả một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi thời, quê mùa giống như chuyện “Rắn Báo Oán” chẳng hạn. Thế nhưng Luật Nhân Quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học. Nếu mai đây khí Hydrogen và khí Oxygen hợp lại mà không thành nước thì khoa học sụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hoàn toàn.

Luật Nhân Quả (Law of Cause and Effect) chi phối mọi hoạt động của con người, từng giờ, từng phút, từng sát-na nhưng con người không thèm để ý. Chỉ khi hậu quả xảy đến người ta mới chịu tin. Luật Nhân Quả là trụ cột giáo lý của Đức Phật. Chúng ta hãy nghe nhận định của Trung Tâm Phật Giáo SOKA GAKKAI INTERNATIONAL tại Anh Quốc, “As we go about our daily lives, in every single moment, we make causes in the things that we think and say and do. Buddhism teaches the existence of a law of cause and effect which explains that when we make a cause, the anticipated effect of that cause is stored deep in our lives, and when the right circumstances appear then we experience the effect. This concept of cause and effect is at the heart of Buddhism…” (Quán chiếu cuộc sống hàng ngày, từng giây từng phút, chúng ta tạo Nhân qua những gì chúng ta suy nghĩ, nói và làm. Phật Giáo dạy chúng ta về sự hiện hữu của luật nhân quả, nói rằng khi chúng ta tạo Nhân, hậu quả của nhân đó nằm sâu trong đời sống của chúng ta, và trong một hoàn cảnh thích hợp nào đó, chúng ta sẽ nhận lãnh Quả đó. Khái niệm nhân quả là trung tâm điểm của Phật Giáo…) (1)

Hiện nay dù khoa học và kiến thức nhân loại đã tiến bộ vượt bực nhưng một số không nhỏ vẫn tin rằng những bất hạnh, những khổ đau, những tội ác ghê tởm, chiến tranh, sự diệt chủng, sự thù ghét, kỳ thị chủng tộc v.v… là do Thần Linh (God) an bài sẵn rồi. Nếu có xảy ra thì cũng là do ý chỉ của Ngài. Vậy con người nếu muốn thoát khỏi sự “trừng phạt” hoặc những thảm họa đó, thì chỉ có nước quỳ lạy, van vái, cầu nguyện Thần Linh xót thương mà thôi. Thế nhưng cũng một số không nhỏ, thấm nhuần giáo lý của Đức Phật lại không tin như thế. Họ không tin vào Thuyết Định Mệnh với một “Sổ Đoạn Trường” nằm sẵn ở Thiên Đình, họ bác bỏ sự hiện hữu của một Thần Linh không bao giờ biết xót thương mà chỉ biết gây thảm họa triền miên cho nhân loại và có thể ban phép mầu để “rửa tội” cho những kẻ bất nhân hoặc những kẻ gây tội ác khủng khiếp đối với nhân loại. Đối với các Thần Giáo thì không có Luật Nhân Quả gì hết. Thần Linh có thể biến tội thành phước, biến phước thành tội và biến kẻ sát nhân thành Thánh. Để lý giải về Luật Nhân Quả, chúng ta có thể dùng thí dụ nho nhỏ sau đây:

Chẳng hạn một cậu thanh niên gia nhập băng đảng, trộm cướp rồi vào tù. Trong tù cậu hối hận suy nghĩ. Cái chuyện ngồi tù ngày hôm nay chẳng phải tình cờ mà có hoặc do Thần Linh làm ra. Nguyên do, nguyên nhân (cái Nhân) bắt nguồn từ lúc cậu không nghe lời cha mẹ, thầy cô, chơi bời lêu lổng. Từ chơi bời lêu lổng cho nên có dịp (có duyên) gần gũi với băng đảng, du đãng, trộm cướp, xã hội đen. Từ chuyện gia nhập băng đảng du đãng đưa tới việc làm phi pháp, bất chính. Việc làm phi pháp, bất chính đưa đến tù tội. Ngày hôm nay, dù cậu có ăn năn, hối hận thì cũng quá muộn màng. Muộn màng ở đây có nghĩa là cậu không thể thay đổi cái Quả – tức là bản án tù, hoặc cảnh tù tội đang diễn ra sờ sờ trước mắt. Cậu phải nhận lãnh cái Quả do việc mình làm. Tuy nhiên sự hối cải, sự ăn năn, sám hối lại rất tốt đẹp và không có gì muộn màng nếu nhìn về tương lai. Giả sử cậu thanh niên thật sự hối hận và không muốn sau này cuộc đời u ám nữa. Cậu bắt đầu hiểu sơ sơ về Luật Nhân Quả tức là sẽ không gieo nhân xấu nữa. Muốn gieo nhân lành thì không gì bằng không làm việc xấu hoặc làm việc tốt lành. Trong hoàn cảnh tù tội, việc làm tốt lành có thể là: Tuân thủ mọi luật lệ của trại giam, giữ gìn hạnh kiểm tốt. Không kết bè, kết đảng trong tù để tranh giành chút lợi lộc, thanh toán lẫn nhau. Tham gia các chương trình huấn nghệ để sau này có một nghề nghiệp chân chính để sinh sống (Chánh Nghiệp). Xin phép giám thị trại giam đem sách vở, kinh Phật vào trau giồi thêm vì cuộc sống tù tội cách ly với thế giới bên ngoài khiến người tù trở nên lạc hậu. Nếu đêm đêm ngồi Thiền, quán tưởng được thì càng tốt (Chánh Định). Trong những lúc đêm khuya vắng lặng hãy quán xét về những việc mình làm trong quá khứ xem có thật sự là những việc đúng đắn không? (Chánh Niệm) Nhớ giữ gìn sức khỏe, đừng bi quan, tiêu cực, hủy hoại thân thể. Luôn luôn quán tưởng rằng “vạn vật vô thường” cho nên cái cảnh tù tội ngày hôm nay cũng là vô thường, tạm bợ (Chánh Tư Duy). Rồi ngày mai đây sẽ là một ngày mới. Ngày mới có tốt đẹp hay không là tùy nơi ta. Rồi cậu có thể hình dung tới cha già, mẹ yếu, gia đình anh chị em đang ray rứt khổ đau vì đứa con, người cha, người chồng, người anh, đứa em đang trong vòng tù tội. Rồi quán tưởng tới bạn bè cũng đang mong ngóng mình trở về với thế giới an lành. Rồi nguyện rằng trong ngày trở về, cậu sẽ ôm cha mẹ khóc rồi hứa từ đây sẽ tu chỉnh lại, sẽ làm ăn chân chính, sẽ không ngại khó ngại khổ, sẽ cố gắng vươn lên với đời để đền đáp công ơn dưỡng dục (Chánh Tinh Tấn). Ngày nay, một số nhà giam tại Anh Quốc và Hoa Kỳ, phạm nhân đã được Nha Cải Huấn cho phép học Thiền và hành Thiền để phạm nhân quán xét lại chính mình, nhận ra được lý Nhân Quả tức hiểu rõ hậu quả của việc mình làm, từ đó tạo được sự an tĩnh tâm hồn.

Đấy là câu chuyện cậu thanh niên hư hỏng, còn chuyện hâm nóng địa cầu thì sao? Hơn 100 năm nay, do nhu cầu sản xuất đại quy mô, vừa để tiêu thụ, vừa để xuất cảng, các nhà máy cứ “ung dung” nhả khói lên trời và tưởng như chẳng gây hậu quả gì. Có ngờ đâu khí CO2 bốc lên đã làm cho lớp Ozone – có nhiệm vụ che chở trái đất bởi hơi nóng của mặt trời, mỏng đi. Hậu quả là trái đất nóng dần. Nơi thì lụt lội, nơi thì biến thành sa mạc. Trong tương lại một số hòn đảo, nhiều thành phố sẽ vĩnh viễn chìm xuống mặt biển. Rồi còn nhiều tai họa nữa mà các khoa học gia chưa khám phá hết. Nhân loại thấy cái Quả hiện lù lù trước mắt bèn cuống cuồng họp nhau ở Copenhagen (Đan Mạch) từ ngày 7 tới18 Tháng 12 năm 2009 để tìm phương giải quyết. Nhưng liệu những cam kết có được tôn trọng không? Hay lại tiếp tục tạo nghiệp, gieo Nhân, tức là tiếp tục nhả khói lên trời?

Chuyên địa cầu hâm nóng ngày hôm nay lại thêm một bằng chứng hùng hồn cho thấy sự tồn vong của trái đất, sinh mệnh của con người là do con người quyết định chứ chẳng phải do Thần Linh Mầu Nhiệm nào cả. Dầu sao thì sự “ăn năn hối lỗi” – ở đây là ý thức của nhân loại – dù muộn màng nhưng “có còn hơn không” giống như sự ăn năn của cậu thanh niên nói ở trên.

Thưa quý bạn. Nếu hiểu được như thế, nếu nhìn được như thế thì Luật Nhân Quả có gì gọi là “quê mùa” ? Có gì là mê tín dị đoan? Có gì là lạc hậu? Nếu nó là mê tín, dị đoan và lạc hậu tại sao những đại trí thức của Âu Châu, Hoa Kỳ ngày nay lại tin tưởng vào giáo lý này? Họ tin tưởng không phải vì cơm áo, thúc ép, bịt mắt hay đe dọa hoặc do truyền thống gia đình, mà vì sự khai mở của trí tuệ. Hiểu Luật Nhân Quả sẽ giúp chúng ta sống chừng mực, làm chuyện đúng đắn trong cuộc sống. Không tạo khổ đau cho chính mình. Không tạo khổ đau cho người, tạo sự an lành cho thế giới, như thế gọi là sống với tâm hồn cao thượng. Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.

Trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sinh, giáo hóa đệ tử, Đức Phật nói rất nhiều về Nhân Quả, đặc biệt tại Pháp Hội Linh Thứu Sơn. Trong pháp hội này, Đức Phật đã nói chi tiết hơn về Nhân Quả không ngoài mục đích nhắc nhở để chúng ta:

- Giúp đỡ kẻ nghèo túng.

- Kính trọng người cô quả, cô độc.

- Không gian dâm với vợ người.

- Không buông lung khinh rẻ chồng mình.

- Không quên ơn, phụ nghĩa.

- Làm hết bổn phận trong việc giảng dạy, chỉ dẫn, cố vấn kẻ khác. Ngoài ra còn phải nêu gương tốt nữa. Không có gì kỳ cục cho bằng một người giảng về đạo đức mà lại sống vô đạo đức. Một người giảng về Luật Vô Thường mà cố chấp. Một người giảng về Thanh Tịnh mà lại gom góp, tích chứa tiền bạc, ham thích thú vui. Gom góp tiền bạc và ham thích thú vui thì phiền não nảy sinh, làm sao sống thạnh tịnh được?

- Không ác khẩu, mắng nhiếc, chửi rủa cha mẹ mình.

- Không làm nghề trộm cướp.

- Không quỵt nợ.

- Không phỉnh gạt, dụ dỗ người khác.

- Không làm ác.

- Không âm mưu hại người.

- Không buôn gian bán lận, cân non, cân thiếu, giả vờ quên rồi tính cao giá.

- Không ghen tị, dèm pha.

- Không làm ai phải mất danh dự, tủi nhục.

- Không giết hại bừa bãi các loài vật.

- Cúng dường chư tăng/ni để quý vị có phương tiện sinh sống và cũng là dịp bày tỏ tấm lòng tôn kính đạo đức, tôn kính kẻ hy sinh cả đời mình cho lý tưởng cao cả.

Xét cho kỹ, đây là những lời giảng dạy thiết thực cho đời sống, trong gia đình thì hạnh phúc, còn xã hội thì ổn định thăng tiến, chứ không phải chuyện “trên trời dưới biển”, ban bố phép mầu, khấn vái cầu nguyện vu vơ. Vậy những ai nói rằng đạo Phật yếm thế, xin nghiền ngẫm kinh Phật kẻo mang tội vọng ngữ, phỉ báng.

Dưới đây chúng ta sẽ bàn thêm về Luật Nhân Quả.

1) Việc mình làm là Nhân (Nguyên Nhân), kết quả gây ra gọi là Quả (Hậu Quả). Quả có quả tốt, quả xấu.

- Trèo cao là Nhân, ngã đau là Quả.

- Học hành chăm chỉ là Nhân, thi đậu là Quả.

- Hành thiền là Nhân, an tĩnh tâm hồn là Quả.

- Tu là Nhân, giải thoát là Quả.

- Giết người là Nhân, bị người ta trả thù, hoặc bị giết hại là Quả.

- Nói dối là Nhân, người ta không còn tin tưởng mình nữa (bad credit) là Quả.

- Ham muốn là Nhân, bị khổ đau, dày vò vì lòng ham muốn là Quả.

- Ái dục là Nhân, ái mệnh là Quả (Kinh Viên Giác). Vì ngũ căn Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân đem lại khoái cảm cho ta. Vì sung sướng với những khoái cảm đó cho nên ta yêu mến thân xác. Nếu khoái cảm chẳng còn – tức ly dục – thì chẳng còn gốc Ái Mệnh nữa.

- Yêu si mê là Nhân, phát điên phát cuồng rồi tự tử chết khi thất vọng là Quả.

- Phù thủy luyện âm binh để làm phép thuật là Nhân, lụy âm binh – tức không còn kiểm soát được âm binh nữa, để âm binh làm loạn hoặc quật lại mình là Quả.

- Mắng chửi người ta là Nhân, bị người ta chửi lại, hoặc đi thưa kiện bị tù hoặc phải bồi thường là Quả.

- Lộng giả (dùng thủ đoạn tuyên truyền lừa mị để cho người ta tin) gọi là Nhân. Anh em, bà con, bạn bè, quyến thuộc, tín đồ, dân chúng của mình tưởng đó là sự thực (Lộng Giả Thành Chân). Sau này mình nói ngược lại hoặc thú nhận mình nói dối người ta sẽ mắng chửi mình và cho là đồ gian dối, thậm chí có khi giết hại vì cho mình bất lương, đó là Quả.

- Ăn mặn là Nhân, khát nước là Quả.

- Tranh ảnh, báo chí, truyền hình, Internet phổ biến dâm ô là Nhân, trẻ con mang bầu, phá thai, hung bạo, bắt cóc, hãm hiếp phụ nữ là Quả.

- Phim ảnh bạo lực là Nhân, đem súng vào trường bắn giết bạn bè thày cô, đem súng vào công sở, chỗ làm, bắn giết đồng nghiệp là Quả.

- Tham vọng bành trướng, chạy đua vũ trang là Nhân, chiến tranh là Quả.

- Cuộc Thập Tự Chinh (Crusades) kéo dài ba Thế Kỷ 11, 12 & 13 là Nhân, sự thù hận giữa Hồi Giáo và Ca-tô Giáo La Mã ngày hôm nay là Quả.

- Phá rừng là Nhân. Lụt lội là Quả.

- Nhả khói lên trời, thải thán khí, phá hủy môi trường là Nhân, quả đất nóng dần rồi từ từ biến thành sa mạc là Quả.

- Đánh cá bừa bãi là Nhân. Cá bị diệt chủng là Quả.

- Không nghe lời cha mẹ, thầy cô là Nhân. Bỏ học, chơi bời lêu lổng, xì ke ma túy, du đãng phá làng phá xóm rồi cuối cùng vào tù là Quả.

- Cha mẹ khắc nghiệt là Nhân. Con cái bỏ đi là Quả.

- Nuông chiều con cái là Nhân. Con cái hư hỏng là Quả.

- Dạy tín đồ giáo điều cuồng tín. Tín đồ hung dữ, gây bất ổn xã hội, xung đột với các tôn giáo khác là Quả.

- Chi tiêu bừa bãi là Nhân, thiếu hụt, nợ nần là Quả.

- Thi ân, bố đức là Nhân, tiếng thơm để đời cho con cháu là Quả.

2) Nhân có nhiều nguyên nhân gộp lại.

Ví dụ:

- Lười biếng + u tối khiến thi rớt.

- Báo chí nhảm nhí + tranh ảnh dâm ô + tự do phóng túng + ăn mặc hở hang đưa tới nạn thiếu niên mang bầu, bắt cóc hãm hiếp phụ nữ diễn ra hằng ngày như ở Hoa Kỳ. Tại Thái Lan người ta làm thống kê cho thấy phần lớn các cô gái bị bắt cóc, hãm hiếp là vì mặc váy ngắn khiêu gợi quá mức.

- Nghèo túng + giao du với băng đảng đưa tới trộm cướp.

3) Một Nhân nhưng có nhiều Quả:

Ví dụ:

- Gian dối khi bị phát giác đưa tới quả báo là xấu hổ, mất uy tín,không còn làm ăn được nữa, công ty đổ vỡ, sự nghiệp tiêu tan v.v…

4) Quả sinh ra rồi lại thành Nhân sinh Quả mới.

Ví dụ:

- Giáo điều cực đoan + giáo sĩ cuồng tín đẻ ra tín đồ cuồng tín. Từ tín đồ cuồng tín đưa đến việc giết hại lẫn nhau, giết hại hoặc khủng bố tín đồ các tôn giáo khác. Từ đó đưa đến thù hận. Từ thù hận lại đưa đến giết chóc khủng bố. Càng giết chóc khủng bố lại càng cuồng tín, giáo điều. Thế là chuỗi Nhân-Quả kết chặt lại không sao thoát ra được và luân hồi, quay đảo kiếp này sang kiếp khác trong cái trục gọi là Vô Minh.

- Giáo dục tốt lành + tôn giáo Từ Bi sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức vừa cứu đời vừa hoằng dương tư tưởng tốt lành. Thuấn nhuần tư tưởng tốt lành lại sản sinh ra thiện tri thức. Thiện tri thức lại củng cố và phát huy giáo dục tốt lành. Chuỗi nhân quả cứ thế mà nối liền không dứt, kiếp này sang kiếp khác. Do đó khi tư tưởng tốt lành bị hủy diệt thì trái đất này cũng bị hủy diệt theo do gian ác, tham vọng cuồng điên và Vô Minh lên ngôi thống trị.

- Nước A chạy dua vũ trang (Nhân) khiến nước B chạy đua vũ trang (Quả). B chạy đua vũ trang lại khiến A chạy đua vũ trang. Rồi A chạy đua vũ trang lại khiến B phải chạy đua vũ trang nếu không muốn bị diệt vong. Chuỗi nhân quả cứ đan kết vào nhau như mắt xích không rời cho đến ngày A hay B bị diệt vong hoặc cả hai bị diệt vong. Sau thảm họa Thế Chiến I nhân loại tưởng có hòa bình, nào ngờ lại có Thế Chiến II. Sau Thế Chiến II thảm khốc lại có Chiến Tranh Lạnh. Sau Chiến Tranh Lạnh lại là chiến tranh bành trướng, chiến tranh chủng tộc, chiến tranh vì hận thù tôn giáo và chiến tranh để nắm giữ ngôi vị thống trị thế giới. Tất cả chỉ là sự vận hành của Chuỗi Nhân Quả do cái vọng tâm vô minh và cuồng điên của con người tạo ra chứ chẳng có Thần Linh (God) nào can dự vào đây.

5) Có khi Quả đến liền, có khi phải đợi một thời gian:

- Trồng bầu, trồng bí vài tháng là có quả bầu, qủa bí ăn.

- Trồng nhãn, trồng xoài phải vài năm mới có quả.

- Một vụ án mạng, do may mắn, do nhiều nhân duyên yếu tố mà phát giác ngay ra thủ phạm và đưa thủ phạm ra tòa xét xử.

- Nhiều vụ án mạng, nhiều vụ thủ tiêu người mờ ám phải nhiều năm sau mới khám phá ra thủ phạm.

- Song cũng có nhiều vụ không sao tìm ra thủ phạm. Dù không tìm ra thủ phạm nhưng hồ sơ của nhà hữu trách đã ghi chép và lưu giữ sự kiện giết người đó.

6) Câu hỏi hóc búa cuối cùng phải trả lời: “Tại sao bao nhiêu kẻ làm tội ác tày trời mà vẫn sống khơi khơi, chẳng chịu quả báo gì cả?” Chúng ta phải công nhận rằng có những tổ chức, những tôn giáo, những cá nhân gây tội ác kinh thiên động địa với nhân loại nhưng vẫn chưa bị trừng phạt, chưa bị “trả quả”. Tại sao vậy? Lịch sử nhân loại đã từng chứng tỏ rằng không phải con người chỉ đứng lên bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa, nhiều khi con người cũng còn liều chết để bảo vệ tội ác khi họ bị lừa dối và tưởng tội ác đó là thánh thiện. Những tổ chức, những cá nhân tạo ra tội ác như vậy thế lực của họ rất lớn. Họ có khả năng mua chuộc báo chí, truyền thông tuyên truyền lừa mị, liên kết với các thế lực quốc tế hùng mạnh để khỏa lấp tội lỗi. Họ có khả năng trả thù tất cả những ai dám nói lên sự thực về tổ chức của họ. Thế nhưng ngày hôm nay do tư tưởng tiến bộ, một số thiện tri thức đã dũng mãnh đứng lên tố cáo tội ác của những tổ chức và những cá nhân này. Dù họ chưa bị “trả quả” nhưng Nhântội lỗi đã nằm sẵn ở đó, nằm trong trí nhớ, nằm trong lương tâm của nhân loại. Rất tiếc đời sống của chúng ta quá ngắn ngủi, không đủ dài để chứng kiến “ngày tàn” của những con người và tổ chức gian ác này. Nếu đời sống của chúng ta “đủ dài” chúng ta sẽ có dịp chứng kiến ngày “trả quả” của họ.

7) Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả:

Khi đã hiểu Luật Nhân Quả rồi thì sợ không dám làm điều bất thiệnchứ đừng nói tới làm điều ác. Bồ Tát là bậc đại trí, nhìn xa trông rộng mà lại tu Thánh Đạo cho nên rất sợ gieo nhân. Còn hàng chúng sinh như chúng ta coi thường Luật Nhân Quả cho nên “rất thích” gieo nhân. Khi quả xảy đến hối hận cũng quá muộn màng. Một vài thí dụ sau đây cho thấy thế nào là “gieo nhân”. Gặp một cô gái đẹp/một chàng trai đẹp, động tâm, nói lời bóng gió như vậy gọi là “gieo nhân”, thế nào cũng mơ mộng rồi có ngày “cá mắc câu”. Thấy sì-ke ma túy hút thử chơi thôi, tức là đã “gieo nhân” thế nào cũng có ngày dính vào nghiện ngập. Thấy của cải của người ta sinh lòng tham, như vậy gọi là “gieo nhân” thế nào cũng có ngày tìm cách cướp bóc, chiếm đoạt. Thấy chuyện đời, bàn tán, mỉa mai chơi như vậy gọi là “gieo nhân”, thế nào cũng có ngày bị vạ miệng, gây thù chuốc oán. Đem bài bạc về nhà chơi, đem gia đình con cái viếng Casino giải trí, thế nào trong số con cái cũng có đứa “Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.”

Tôi có một kỷ niệm gặp gỡ một vụ “gieo nhân” cười ra nước mắt như sau: Tại một trường trung học đệ nhất cấp (cấp một) ở California mà tôi phục vụ, có một nữ sinh Việt Nam, lớp 8 mới 13 tuổi. Cô bé thường xuyên trốn học và hút xì-ke ma túy. Vì thường xuyên bỏ học, không theo kịp chương trình cho nên bà giáo nhờ tôi kèm và giảng thêm bài cho em. Nhìn cô bé tôi thương cảm vì cô bé ngoan, thông minh và chịu khó nghe giảng bài. Tôi nói, “Con à, con thông minh và xinh xắn như thế này, thế nào con cũng có một tương lai vô cùng tốt đẹp. Con ráng đi học và đừng làm cái gì bậy bạ nghe con.” Tôi không biết cô bé có xúc động gì với lời khuyên của tôi không. Nhân dịp này nhà trường cũng cho mời phụ huynh lại để thông báo. Trong lúc chờ đợi phiên họp với ông phó hiệu trưởng, tôi hỏi mẹ cô bé, tuổi chừng 40, “Em làm nghề gì vậy?” Người mẹ đáp, “Dạ, em mở quán cà-phê.” Tôi hỏi tiếp, “Cà-phê tên gì vậy em?” Người mẹ nói, “Cà-phê Quên Đời!” (2) Nghe thế tôi buột miệng kêu lên, “Trời đất quỷ thần ơi! Thiếu gì tên đẹp như…Cà-phê Ban Mai, Cà-Phê Nắng Mới, Cà-phê Vui v.v… sao em không đặt mà chọn cái tên Cà-phê Quên Đời?” Nghe phê bình vậy, người đàn bà nhìn tôi không nói gì. Có thể cô ta hối hận vì con cái hư hỏng, nhưng cũng có thể là, “Trời ơi! Cái ông thầy này ở Mỹ sao lạc hậu quá! Chọn những cái tên như thế thì quán cà-phê làm sao sống được.” Quả thật vậy! Nếu quý vị tới Thành Phố Tacoma Tiểu Bang Washington, Nam hoặc Bắc Cali như Los Angeles, Westminster hoặc San Jose quý vị sẽ thấy những quán cà-phê Việt Nam với đèn mờ mờ, bồi bàn bưng cà-phê là những cô gái trẻ, đi giày cao gót, ăn mặc hở hang (sexy) quá mức và được quảng cáo công khai trên báo. Sở cảnh sát địa phương rất bực bội với những quán cà-phê này vì nó còn là nơi lén lút tiêu thụ xì-ke ma túy. Nhưng thành phố lại cho mở, vì thương mại phát triển, thành phố thu được nhiều thuế. Khách hàng thường trực của những quán này là thanh niên độc thân, hoặc gia đình đổ vỡ, thảng hoặc cũng thấy một vài ông già đầu bạc. Họ tới uống cà-phê, ngắm nghía “rửa mắt” hoặc tán dóc (tán gẫu) với mấy cô hầu bàn, hoặc coi truyền hình rồi cá độ, nhất là các trận đấu bóng bầu dục (Football). Họ cho tiền “típ” hay “pour bois” rất nhiều. Cứ thử tưởng tượng với một khung cảnh mờ mờ, ảo ảo “quyến rũ” như thế, một cô bé học sinh ngây thơ, một ngày nào đó vì mẹ bận, thay mẹ ngồi ở quầy tính tiền, sẽ thấy những gì và sẽ nghĩ như thế nào? Với cái Nhân xấu như thế thì cô bé có hư hỏng cũng là chuyện đương nhiên thôi. Nghĩ thật đáng thương.

Vậy các bạn trẻ ở Việt Nam đừng tưởng Mỹ là Thiên Đường. Đừng tưởng Luật Nhân Quả chỉ ứng dụng cho các xứ nghèo như Việt Nam, Lào, Kampuchia, Miến Điện… chứ ở Mỹ, Úc, Âu Châu thì chẳng có Nhân-Quả gì hết. Đừng nghĩ vậy. Thống kê của Bộ Tư Pháp năm 2002 cho biết con số tù nhân bị giam giữ tại các nhà tù Tiểu Bang và Liên Bang Hoa Kỳ đã vượt quá 2 triệu người – con số cao nhất trong lịch sử lập quốc. Còn tại Tiểu Bang Victoria, Úc Châu, số nữ tù nhân gốc Việt đông đảo nhất, chiếm 16% trong tổng số 312 người. Trồng cần sa, gian lận trợ cấp, buôn bán ma túy, và nhất là ham mê cờ bạc đã là những lý do khiến những người phụ nữ này phải vào tù. (Thời Báo Online)

Thưa các bạn, vì cuộc sống và vì “đắm nhiễm trần cấu” mà con người đã gây Nhân, tạo Nghiệp một cách “ngay tình” mà không hề hay biết. Chúng ta tự “gieo nhân xấu” để gây khổ lụy cho gia đình, bạn bè, làng xóm, xã hội và đất nước chứ chẳng có Thần Linh (God) nào can dự vào đây. Khi Quả vụt tới thì cuống cuồng cầu nguyện van vái Thần Linh cứu giúp. Nếu Thần Linh có thật, có một chút hiểu biết và Thần Linh nói được chắc chắn đã quát mắng, “Ngươi tự gây ra tai họa thì ngày hôm ngươi phải nhận lãnh hậu quả. Giả sử ta có khả năng cứu giúp nhà ngươi thì tại sao ta không hóa phép để cả thế giới này không bao giờ có khổ đau để cho ta đỡ mệt? Khổ đau do chính các ngươi tạo ra. Ta thì giờ đâu, từng giây, từng phút tạo ra hàng vạn, hàng vạn thứ khổ đau? Thôi đừng nói chuyện ba lơn nữa!”

Vậy nếu không muốn “gieo nhân”, ngoài việc ý thức về Luật Nhân Quả, hành giả lúc nào cũng phải giữ gìn “Chánh Niệm” không để Tâm mình buông thả mông lung như “Ngựa phi ngoài đồng. Khỉ leo trên cành”. (3) Hành giả luôn luôn ở trong trạng thái cảnh giác, giống như Lão Tử nói rằng phải luôn luôn ý thức như mình đang đi trên nước sông nước đóng băng. Nếu cảnh giác được thì gọi là Định. Nói khác đi, biết mà không nói, thấy mà không bình phẩm, nghe mà không khen chê, không động tâm, đó là trạng thái “Đối cảnh vô tâm” của Sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Đối cảnh mà vô tâm thì chẳng “gieo nhân” gì hết. Nếu có “gieo nhân” thì gieo nhân lành chứ không phải nhân xấu. Khi không “gieo nhân” nữa thì không có Quả. Không Nhân – Quả thì Luân Hồi chấm dứt. Không gieo nhân, không tạo ác nghiệp, an nhiên tự tại là cảnh giới của Chư Phật và Chư Vị Bồ Tát vậy.

Kết Luận

Dù bạn có coi thường Luật Nhân Quả, dù bạn không tin Luật Nhân Quả, dù bạn phủ nhận Luật Nhân Quả nhưng không bao giờ bạn thoát khỏi Luật Nhân Quả. Làm ác sẽ gặp ác (Ác Giả Ác Báo) dù bạn có chạy trốn lên cung trời nào, thế giới nào, dù bạn đã chết đi, con cái bạn cũng vẫn phải trả quả mà không một Thần Linh Tối Thượng nào có thể che chở cho bạn. Thi hành luật pháp, truy tố kẻ phạm pháp ra trước pháp đình là ứng dụng Luật Nhân Quả. Thế giới hiện nay vẫn tiếp tục truy lùng những tòng phạm giết người hàng loạt trong các lò sát sinh thời Đức Quốc Xã ra trước Tòa Án Quốc Tế, cho dù kẻ đó đã thay đổi quốc tịch, thay đổi tên họ, cho dù có kẻ ngày nay đã già yếu nhưng vẫn phải điệu ra trước tòa để “trả quả”. Có nhìn thấy, có hiểu được như thế mới thấy Luật Nhân Quả thật đáng sợ. Hệ thống luật pháp, tòa án để trừng trị kẻ có tội là sự ứng dụng hiển nhiên của Luật Nhân Quả. Nếu không có luật pháp, không có tòa án để trừng trị kẻ có tội thì thế giới này sẽ biến thành thế giới của loài muông thú, tức là làm ác mà không bị trừng phạt gì cả. Để tạm thay cho lời kết luận không gì bằng trích dẫn ở đây lời của Tỳ Kheo Thích Chơn Quang trong cuốn sách Luận Về Nhân Quả xuất bản ở trong nước năm 1988 và tái bản ở Hoa Kỳ năm 2551 (Phật Lịch) tức năm 2007 (Tây Lịch) nơi trang 11 viết như sau:

“Luật Nhân Quả là nền đạo đức, công bằng hơn mọi nền đạo đức nào khác và Luật Nhân Quả cũng chính là lương tri của nhân loại.” (4) Và lời phát biểu của Bà Christa Bentendieder, pháp danh Agganyani – Tổng Thư Ký Liên Đoàn Phật Tử Đức Quốc: “Đạo Phật chính là quy luật tự nhiên của trí tuệ, đó là Luật Nhân Quả.” (Buddhism as the natural law of the mind, the law of cause and effect.) (5)

Đào văn Bình

(1) website: http://www.sgi-uk.org

(2) Thực ra không phải là Cà-phê Quên Đời mà là một cái tên khác nghe rất tiêu cực và bụi đời, để tránh đụng chạm, tôi đã phải dùng một cái tên hư cấu khác.

(3) Tâm viên ý mã

(4) Sách ấn tống không ghi địa chỉ liên lạc. Tại Hoa Kỳ quý vị có thể hỏi mua tại nhà in Papyrus 1002 South 2nd St. San Jose, CA 95112. Đây là cuốn sách khoa học, nghiên cứu công phu, đầy đủ về Luật Nhân Quả.

(5) Diễn văn đọc tại Savsiripaye, Colombo (Tích Lan) nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Đoàn Phật Tử Đức Quốc 1952-2002 (Tài liệu: Buddhism in Germany)