Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

NÉT ĐỘC ĐÁO VÀ TÍNH THỜI ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ CỦA LORENZ VON STEIN



Lorenz von Stein (1815–1890)
Nguyễn Minh Tuấn










Bắt đầu từ việc tìm đọc các giáo trình “Lý luận về pháp luật” (Rechtstheorie) và triết học pháp luật (Rechtsphilosophie) ở Đức, tôi đã biết đến học giả Lorenz von Stein (1815–1890) và quan tâm, tìm đọc các tác phẩm của ông. Có thể nói rằng càng đọc, tôi càng thấy hứng thú với cách tiếp cận và cách giải quyết nhiều vấn đề chính trị - pháp lý của Lorenz von Stein.[1]
Cùng là học giả người Đức, cùng thời với Karl Marx(1818–1883), tuy nhiên Lorenz von Stein lại có những quan điểm và cách tiếp cận khác, thậm chí trái ngược vớiKarl Marx. Những tư tưởng được thể hiện ở trong nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt là tư tưởng về nhà nước và pháp luật[2], được nhiều học giả ở Đức hiện nay đánh giá rất cao, được xem là những tư tưởng phản ánh chân thực hiện thực xã hội, có tầm nhìn và mang tính thời đại.[3]

Tư tưởng về xây dựng một “nhà nước xã hội”

Lorenz von Stein là người ủng hộ học thuyết phân quyền. Theo ông, không phải “tập quyền” mà “phân quyền” mới có thể kiểm soát và giới hạn quyền lực nhà nước và là điều kiện tiên quyết để xây dựng một nhà nước xã hội.[4]Ông cùng với Robert von Mohl (1799- 1875) và Otto Bähr (1817–1895) là những học giả đầu tiên sau thời kỳ khai sáng đã nghiên cứu, tổng hợp lại các khái niệm của Hobbes, Locke, Rousseau và Montesquieu để hình thành nên nội hàm của khái niệm Rechtsstaat (nhà nước pháp quyền) ở Đức.
Nếu như Karl Mark ủng hộ một cuộc “cách mạng xã hội” và cho rằng chỉ có thông qua một cách mạng xã hội mới có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì Lorenz von Stein lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Ông cho rằng: “Cuộc cách mạng xã hội chỉ có thể là cách xoa dịu mâu thuẫn, chứ không phải là cách giải quyết mâu thuẫn xã hội. Nó chẳng khác nào việc thay đổi người lãnh đạo này bằng một người lãnh đạo khác cả.”[5]Từ đó, ông đề xuất phải xây dựng “một nhà nước xã hội, một nhà nước chịu trách nhiệm.”[6]
Theo ông, nhà nước xã hội là nhà nước không phải dùng nhà tù, cảnh sát, quân đội để trấn áp, mà là nhà nước thông qua các công cụ tài chính, lấy phát triển phúc lợi xã hội là mục tiêu và động lực để bảo vệ con người và phát huy mọi năng lực của con người.[7]Muốn xây dựng một nhà nước xã hội thì trước tiên nhà nước đó phải có trách nhiệm đảm bảo điều kiện sống tối thiểu của mỗi một con người.[8]Không coi trọng phẩm giá con người, không có cơ chế kiểm soát tài chính nghiêm ngặt và minh bạch thì không thể thực hiện được tốt các chính sách phúc lợi xã hội.[9]
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trải qua đêm trường ác mộng của chủ nghĩa phát xít, nơi mà nhân phẩm của con người bị trà đạp, bị xâm phạm một cách thô bạo, những nhà lập hiến Đức lại một lần nữa khẳng định lại tính đúng đắn trong tư tưởng của Lorenz von Stein rằng: “muốn bảo vệ phẩm giá của con người thì không có cách nào khác hơn là nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo điều kiện sống tối thiểu của mỗi một con người.”[10]Ngày nay, nguyên tắc nhà nước xã hội (Sozialstaatsprinzip) đã được vĩnh viễn hóa, trở thành một trong năm nguyên tắc trường tồn của Hiến pháp Đức được qui định ở Điều 20 Khoản 1.
Tư tưởng về bảo vệ sở hữu tư nhân

Ngược với quan điểm của Karl Marx, Lorenz von Stein cho rằng: “không phải sở hữu tư nhân, mà chính công hữu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ mới là nguồn gốc nảy sinh ra tham nhũng (Korruption).”[11]
Ông cho rằng không nên bãi bỏ sở hữu tư nhân, vì tài sản là một hình thức biểu hiện của tự do được vật chất hóa (eine Erscheinungsform materialisierter Freiheit) và là động lực (Anreiz) cho hành động của con người. Trách nhiệm của nhà nước vì thế không phải là hạn chế sở hữu tư nhân mà là “phát triển và bảo vệ sở hữu tư nhân.”[12]Bảo vệ sở hữu tư nhân và xây dựng nhà nước xã hội không mâu thuẫn nhau, mà tương hỗ lẫn nhau, vì mục đích bảo vệ những giá trị cao nhất của con người.[13]
Bảo vệ sở hữu tư nhân sau này đã trở thành động lực và mục tiêu nền tảng cho sự ra đời của nhiều bản hiến pháp hiện đại trên thế giới. Điều 14 Hiến pháp Đức cũng qui định và ràng buộc trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm, bảo vệ sở hữu tư nhân.[14]
Luật pháp và việc bảo vệ quyền lợi của người lao động
Quan điểm về luật pháp của Lorenz von Stein rất tiến bộ. Ông cho rằng luật pháp luôn động, không bất biến. Luật pháp có sức mạnh thi hành hay không là do tính phù hợp và tính thuyết phục của qui định.[15]Không nên né tránh tranh luận, chỉ có sự tranh luận và phê phán, mới có thể xây dựng được những chính sách, pháp luật đúng đắn, phù hợp nhất.[16]Ông cũng cho rằng không có một hệ thống pháp luật chung thống nhất cho tất cả các quốc gia. Mỗi một nhà nước, mỗi một hệ thống pháp luật đều có những nguyên tắc riêng, những nguyên tắc ấy do điều kiện về chính trị, lịch sử, văn hóa qui định.[17]
Về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, cũng như những tác giả khác cùng thời, Stein nhận thấy sự bất công trong xã hội, cũng như những nỗi thống khổ của những người lao động. Tuy nhiên, Lorenz von Stein đã không ủng hộ khái niệm „giai cấp“ mà Karl Mark đưa ra và hoài nghi về tính thực tiễn, đồng thời cảnh báo về mối hiểm nguy của một xã hội mà do giai cấp vô sản lãnh đạo.[18] Theo ông, người lao động, tức người lãnh đạo, không thể là những người mù chữ và không có tay nghề.[19]Luật lao động phải bảo vệ quyền lợi của họ, phải đưa việc đào tạo nghề (Arbeitsbildung) thành một chế định trong luật, trong đó cần có sự phân loại thành người học việc (Lehrlinge), người đã qua đào tạo (Gesellen) và người thợ lành nghề (Meister).[20]Theo ông, để bảo vệ quyền lợi của người lao động thì cần phải hoàn thiện pháp luật lao động. Cần phải xây dựng tổ chức công đoàn mạnh, độc lập với giới chủ, đứng về phía người lao động và bảo vệ họ. Mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động và giới chủ sẽ được giải quyết, thông qua việc thương lượng, để tìm ra những điểm chung về lợi ích (Interessengemeinsamkeiten). Ông ủng hộ việc xây dựng một nhà nước, mà thông qua những cải cách xã hội bền vững sẽ cân bằng lợi ích giữa các thành viên trong xã hội và giữ cho những quan hệ này trong miền chừng mực (in Grenzen).
Tư tưởng của Lorenz von Stein và Hiến pháp Minh Trị của Nhật Bản
Năm 1882, Thủ tướng Nhật bản Itô Hirobumi đã dẫn đầu một phái đoàn sang Châu Âu để khảo cứu hiến pháp và hệ thống chính quyền của Phương Tây. Phái đoàn này đã đến gặp hai học giả nổi tiếng nhất của trường phái luật Đức-Phổ là H. Rudolf von Gneist (1816-1895, Đại học Berlin) và Lorenz von Stein (1815-1890, Đại học Wien). Ở đây, phái đoàn này đã triệt để học hỏi lý luận về Hiến pháp, về xây dựng một nhà nước xã hội của hai học giả này. Lorenz von Stein đã nhắn gửi với phái đoàn của Nhật rằng: “Cải cách cần phải chú trọng đến cải cách về xã hội, mở rộng các quyền tự do, dân chủ của người dân, đó chính là nguồn gốc tạo nên sự công bằng xã hội (soziale Gerechtigkeit) và vững bền của nhà nước (Stabilität des Staates).”[21]Một năm sau đó (năm 1883), phái đoàn này trở về nước và đã vận dụng những tư tưởng của hai học giả này để xây dựng một bản Hiến pháp đầu tiên cho Nhật Bản.[22] Theo bản Hiến pháp này, quyền lực của Thiên Hoàng không còn là tuyệt đối, mà đã có những giới hạn nhất định. Lần đầu tiên trong lịch sử, người dân Nhật bản đã có được một bản Hiến pháp, mà bản Hiến pháp ấy bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, xuất bản và quyền lập hội của họ.[23]
Lorenz von Stein là một cái tên đã đi vào lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý của nhân loại. Tư tưởng của Lorenz von Stein về nhà nước pháp quyền, nhà nước xã hội, bảo vệ sở hữu tư nhân, bảo vệ quyền lợi người lao động bằng các định chế pháp luật đã vượt ra khuôn khổ biên giới của nước Đức, trở thành cơ sở lý luận để xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên của Nhật bản. Các học giả ở Đức hiện nay đánh giá rất cao những tư tưởng chính trị - pháp lý của ông vì chúng chứa đựng những giá trị nhân văn, nhân đạo, mang tính cách mạng và tính thời đại.



“Die übrigen Kernthesen der marxistischen Rechtslehren haben sich als Hilfsinstrumente einer totalitären Ideologie erwiesen, die von einer irrigen transzendentalen Geschichtsdeutung ausgeht. Die marxistischen Rechtslehren dienten zur Rechtsfertigung der Ewigkeitsherrschaft der herrschenden Monopolpartei.” (Rüthers/Fischer/Birk, Rechtstheorie mit Juristischer Methodenlehre, 6. Aufl., München, 2011, Rn. 509).


“Lorenz von Stein hat die Vorstellung eines sozialen, d.h. für die Gesellschaftsordnung verantwortlichen Staates. Eine proletarische Revolution lehnt er ab, weil jede Revolution nur eine neue, umgekehrte und scharf ausgeprägte Klassenstruktur schaffe und so das Problem fortschreibe, nicht aber lösen könne.” (Rüthers/Fischer/Birk, Rechtstheorie mit Juristischer Methodenlehre, 6. Aufl., München, 2011, Rn. 513).


“In den meisten Standardwerken zur Privatrechtsgeschichte und zur Methodenlehre kommt die marxistische Rechtstheorie kaum vor. In gleicher Weise, eher noch gründlicher, wird Lorenz von Stein in seiner Bedeutung für die Rechtswissenschaft bis heute verkannt.” (Rüthers/Fischer/Birk, Rechtstheorie mit Juristischer Methodenlehre, 6. Aufl., München, 2011, Rn. 517).



[1]
Lorenz von Stein học luật và triết học ở các trường Đại học Kiel và Jena từ 1935-1939, ở Đại học Paris từ 1841-1842. Trong thời gian từ 1846 đến 1851 ông là Giáo sư của Đại học Kiel, đồng thời là thành viên của Nghị viện tại Frankfurt năm 1848.
[2] Ông đã công bố rất nhiều tác phẩm có giá trị, trong số đó có những tác phẩm như: Hệ thống khoa học nhà nước (System der Staatswissenschaft), năm 1852; Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của Pháp ngày nay (Der Sozialismus und Communismus des heutigen Frankreich), năm 1842, tái bản năm 1847; Những bước tiến xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa từ Cách mạng pháp thứ ba (Die sozialistischen und kommunistischen Bewegungen seit der dritten französischen Revolution), xuất bản ở Stuttgart, năm 1848; Lịch sử của luật hình sự Pháp (Geschichte des französischen Strafrechts), Basel, năm 1847; Lịch sử nhà nước và pháp luật của Pháp (Französische Staats- und Rechtsgeschichte), xuất bản ở Basel, 1848…
[3] Rất nhiều cuốn giáo trình về triết học pháp luật, tư tưởng pháp luật ở Đức hiện nay đánh giá cao tư tưởng của Lorenz von Stein, chẳng hạn như các tác phẩm: Rüthers/Fischer/Birk, Rechtstheorie mit Juristischer Methodenlehre, 6. Aufl., München, 2011; Horn, Einführung in die Rechtswissenschaft und Rechtsphilosophie, 5. Aufl., Heidelberg, 2011; Kaufmann/Hassemer/Neumann, Einführung in Rechsphilosophie und Rechtstheorie der Gegenwart, 8. Aufl., C.F.Müller, Heidelberg, 2011; Krüper, Grundlagen des Rechts, Baden-Baden, 2011; Kunz/Mona, Rechtsphilosophie, Rechtstheorie, Rechtssoziology, Eine Einführung in die theoretischen Grundlagen der Rechtswissenschaft, Haupt, Bern – Stuttgart – Wien, 2006.
[4] Rüthers/Fischer/Birk, Rechtstheorie mit Juristischer Methodenlehre, 6. Aufl., München, 2011, S. 319.
[5] L.v.Stein, Geschichte der sozialen Bewegung in Frankreich, Nachdruck Hildesheim 1959, Bd. I, S. 37 ff.
[6] L.v.Stein, Geschichte der sozialen Bewegung in Frankreich, Nachdruck Hildesheim 1959, Bd. I, S. 39 ff.
[7] L.v.Stein, Geschichte der sozialen Bewegung in Frankreich, Nachdruck Hildesheim 1959, Bd. I, S. 128 ff.
[8] Tư tưởng này sau này đã được cụ thể hóa ở Điều 1 Khoản 1 Hiến pháp Đức và các phán quyết của Tòa án hiến pháp liên bang Đức về việc bảo vệ phẩm giá của con người.
[9] L.v.Stein, Geschichte der sozialen Bewegung in Frankreich, Nachdruck Hildesheim 1959, Bd. I, S. 128 ff.
[10] Manssen, Staatsrecht II (Grundrechte), 9. Aufl., München 2012, Rn. 203 ff.
[11] L.v.Stein, Geschichte der sozialen Bewegung in Frankreich, Nachdruck Hildesheim 1959, Bd. I, S. 32 ff.
[12] Rüthers/Fischer/Birk, Rechtstheorie mit Juristischer Methodenlehre, 6. Aufl., München, 2011, S. 321 f.
[13] Xem thêm: Rüthers/Fischer/Birk, Rechtstheorie mit Juristischer Methodenlehre, 6. Aufl., München, 2011, S. 324.
[14] Xem thêm: Manssen, Staatsrecht II (Grundrechte), 9. Aufl., München 2012, Rn. 671 ff.
[15] L.v.Stein, Gegenwart und Zukunft der Rechts- und Staatswissenschaft Deutschland, Neudruck Aalen, 1970, S. 135.
[16] L.v.Stein, Gegenwart und Zukunft der Rechts- und Staatswissenschaft Deutschland, Neudruck Aalen, 1970, S. 256 ff.
[17] L.v.Stein, Gegenwart und Zukunft der Rechts- und Staatswissenschaft Deutschland, Neudruck Aalen, 1970, S. 258 ff.
[18] L.v.Stein, Geschichte der sozialen Bewegung in Frankreich, Nachdruck Hildesheim 1959, Bd. I, S. 125 ff.
[19] L.v.Stein, Geschichte der sozialen Bewegung in Frankreich, Nachdruck Hildesheim 1959, Bd. I, S. 127.
[20] L.v.Stein, Geschichte der sozialen Bewegung in Frankreich, Nachdruck Hildesheim 1959, Bd. I, S. 127.
[21] Sau này Hiến pháp Minh Trị theo mô hình của Hiến pháp Đức. Phái đoàn của Thủ tướng Nhật bản Hirobumi cho rằng: Hiến pháp của Mỹ bị từ chối vì quá tự do, còn mô hình của Anh thì lại trao quá nhiều quyền hành cho Nghị viện. Các mô hình của Pháp và Tây Ban thì có khuynh hướng chuyên quyền. Riêng mô hình của Đức được coi là phù hợp nhất, vì theo nghiên cứu của phái đoàn, nó dung hòa được các lợi ích xã hội.
[22] Hiến pháp Minh Trị (Meiji Constitution) là luật gốc của triều đình Nhật bản, có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/1890 đến 2/5/1947.
[23] Sau khi Nhật Bản bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản xây dựng một bản Hiến pháp mới, xây dựng một nhà nước mới theo chính thể quân chủ lập hiến.

Tranh khoả thân nghệ thuật của Boris Vallejo



Mời các bạn bước vào thế giới hoang đường nặng mầu sắc huyền thoại của Boris Vallejo, một hoạ sĩ người Peru. Tranh của ông rất được giới yêu mến khoa học giả tưởng ưa chuộng vì trí tưởng tượng phong phú. Đặc điểm của tranh Boris Vallejo là những hình ảnh quái vật, rồng rắn, tương phản với hình ảnh các thiếu nữ trong tranh "lồ lộ toà thiên nhiên" rất gợi hình. Tranh của Boris được dùng rất nhiều cho các bìa sách khoa học giả tưởng science fiction của các nhà xuất bản lớn nhất thế giới.
































Giáo dục Mỹ ở Việt Nam


Mỹ trở lại Việt Nam và dĩ nhiên, kinh tế - văn hóa - giáo dục phải là bước đầu thâm nhập, giữ vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa các mối quan hệ sau đó...


 
Thượng nghị sỹ Fulbright và vợ nhận Huân chương Tự do vì sự nghiệp giáo dục năm 1993
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã dành nhân lực tiền tài đáng kể để cố gắng nhào nặn kẻ thù cũ theo hình ảnh nước Mỹ.
Với một đất nước khao khát học tập, dân số trẻ, theo Khổng giáo, còn gì tốt hơn là giáo dục? Mục tiêu chung cuộc không chỉ là gây ảnh hưởng mà còn quyến rũ và chuyển hóa.
Đại kế hoạch
Nền tảng cho các hoạt động liên quan giáo dục của Mỹ ở Việt Nam là một điện tín thời trước Wikileaks, U.S-Vietnam Education Memo, từ Sứ quán Mỹ ở Hà Nội mùa xuân 2008. Văn bản tám trang, 4,330 chữ, đầy những nhắc nhở lạc quan về việc phải nắm bắt cơ hội và tận dụng sự ngưỡng mộ của người Việt dành cho hệ thống giáo dục đại học Mỹ. Hoa Kỳ được mô tả như một hiệp sĩ trong áo giáp sáng ngời, với thái độ nói được làm được và tinh thần hào sảng, sắp đến giúp hàng triệu bậc cha mẹ và học sinh tuyệt vọng người Việt.


 
Điều ghê tởm về bức điện này không phải là ngôn ngữ khiêu khích, giọng văn coi thường hay thông tin thiếu chân thực. Các dữ kiện, con số, phân tích và kết luận rằng hệ thống đại học Việt Nam đang khủng hoảng đều chính xác và giống như các bài gần như hàng ngày trên truyền thống nhà nước Việt Nam.
Sự ghê tởm là Hoa Kỳ trắng trợn muốn lợi dụng một yếu kém trong xã hội ViệtNam để có lợi ích địa chính trị. Thử nghĩ về nó như con ngựa thành Trojan nhằm thay đổi xã hội, mà còn được gọi là diễn biến hòa bình.


 
Bức điện kết luận:
“Chỉ với một phần nhỏ trong chi tiêu dành cho các chương trình và hoạt động khác trong vùng, chúng ta có thể tái định hình quốc gia này theo các cách đảm bảo có tác động tích cực, sâu sắc trong nhiều thập niên tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam 2020 trông giống Hàn Quốc hơn Trung Quốc, nay là thời điểm hành động.”
Theo cách lý luận này, chính phủ Mỹ, trong giấc mơ, muốn có tất: quan hệ nồng ấm với Việt Nam, Việt Nam biến hình thành Hàn Quốc và trở nên lực lượng đối trọng trong vùng với ‘anh cả’ phương Bắc và kẻ thù chung, Trung Quốc.
Trung tâm Hoa Kỳ


 
Hoa Kỳ hy vọng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ gần Mỹ hơn
Nhân viên Sứ quán viết tài liệu này có vẻ hoan hỉ đến chóng mặt trước viễn cảnh Hoa Kỳ có thể tác động đường đi chính trị tại Việt Nam thông qua trao đổi giáo dục và các hoạt động ủng hộ giáo dục ở Việt Nam.
‘Các trung tâm Hoa Kỳ’ gần đây thành lập đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quyến rũ nhằm chinh phục giới trẻ. Kể từ nhiệm kỳ Đại sứ Michael Michalak, người tự nhận là ‘Đại sứ Giáo dục’ (tháng Tám 2007 đến tháng Hai 2011), đã có nỗ lực tập thể hướng tới thanh niên, giáo viên và giảng viên đại học. Nỗ lực này dính líu nhân viên sứ quán, các cơ quan liên hệ như USAID và đủ loại diễn giả khách mời. Có các loạt bài nói chuyện, chiếu phim, hòa nhạc, câu lạc bộ sách, hoạt động giáo dục, câu lạc bộ tiếng Anh, Diễn đàn Hoa Kỳ học và cả trang ‘tự học MBA’ trên trang web lãnh sự Mỹ, đăng thông tin kinh tế và kinh doanh “được các chuyên gia Mỹ của chúng tôi mang tới Việt Nam”.



 
 
Các ví dụ về cách nghĩ và mục tiêu của nhiều hoạt động này có thể tìm thấy qua các điện tín của phái bộ Mỹ tại Việt Nam trong 10 năm qua, bị Wikileaks tiết lộ. Một tài liệu như thế, có tựa Nhiều thanh niên Việt Nam tin tưởng Anh Hai theo dõi Internet, nhắc về một cuộc thảo luận hồi tháng Giêng 2010 tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội sau khi chiếu một diễn văn của Hillary Clinton về tự do Internet. Giả định đằng sau kiểu trao đổi thế này giữa viên chức Sứ quán và thanh niên Việt Nam là Phương thức Mỹ là Cách tốt nhất.
Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà còn là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana). Các viên chức hy vọng rằng nhiều người sẽ có được vị trí để thi hành các thay đổi thuận cho Mỹ trong những thập niên kế tiếp và sẽ dễ bảo để làm vậy.

 
 
Giáo dục được xem là công cụ của quyền lực mềm tối hậu, phương tiện gây ảnh hưởng rất hiệu quả và là tác nhân gây đổi thay sâu rộng trong chiến lược dài hơi để đạt được trong hòa bình những gì Mỹ đã không có nhờ quân sự trong Chiến tranh Đông Dương lần Hai.
Ảo tưởng


 
Bắt đầu từ nhiệm kỳ của Đại sứ Michael Michalak, Hoa Kỳ quan tâm mạnh tới giáo dục tại Việt Nam
Những điều này không hẳn là suy nghĩ của Thượng nghị sĩ J. William Fulbright khi ông đề nghị tạo ra chương trình học bổng hàng đầu của chính phủ Mỹ.
Fulbright từng nói về mục tiêu của trao đổi giáo dục: “Mục đích là giúp người Mỹ làm quen với thế giới thực sự, và để các sinh viên, học giả từ nhiều nơi làm quen với nước Mỹ thực sự.”

 
 
Như bất kỳ nước nào, Hoa Kỳ có các điểm mạnh và thành tựu – các mô hình, cách tiếp cận, cách nghĩ – có thể được áp dụng và bắt chước ở Việt Nam. Mỹ cũng có những khiếm khuyết và các câu chuyện cảnh cáo. Quan niệm rằng trao đổi giáo dục quốc tế nên đóng góp cho việc chuyển hóa các xã hội khác theo mô hình Mỹ không chỉ sai lầm mà còn không khả thi và ảo tưởng.
Với những người dành đời mình cho giáo dục quốc tế và tự xem mình như công dân toàn cầu, mong ước của chúng tôi là đóng góp nhỏ nhoi cho một thế giới yên bình, công bằng và bình đẳng hơn. Thay vì trung thành với một đất nước-nhà nước, không gian tri thức, la bàn đạo đức và cảm thức kết nối của chúng tôi mở ra với toàn nhân loại.

 
 
Nếu muốn thực sự trung thành với giáo lý nghề nghiệp của mình, chúng tôi phải bác bỏ “các lợi ích quốc gia” khi chúng xung đột hay gây hại cho quyền lợi và khát vọng của đồng loại mình. Vì mục tiêu đó, chúng tôi phải chống lại nỗ lực của một chính phủ có chính sách ngoại giao bắt rễ trong chủ nghĩa dân tộc và trâng tráo dùng giáo dục làm vũ khí của sức mạnh mềm.
Chúng ta đừng quên rằng người Việt nên có tự do để quyết định vận mệnh của mình mà không có can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt lại từ một quốc gia đã là nguồn gốc của nhiều khổ đau.
Mark A. Ashwill

Mai vàng Yên Tử



Mỗi độ xuân về, mai vàng đua nhau khoe sắc tạo thành những điểm vàng nổi bật bên mầu xanh kỳ vĩ của rừng núi Yên Tử.

Nhắc đến hoa mai, người ta nghĩ ngay đến vùng đất phương Nam. Thế nhưng ít người biết rằng trên đỉnh non thiêng Yên Tử có một rừng “Đại lão mai vàng” quý hiếm với hàng trăm năm tuổi, vẫn đều đặn trổ hoa mỗi dịp xuân về...Rừng “Đại lão Mai vàng” được phân bố chủ yếu quanh khu vực núi Yên Tử. Theo đánh giá ban đầu của Viện Nghiên cứu Rau quả, mai vàng Yên Tử sống trong nền khí hậu nhiệt độ thấp về mùa đông nên đã tạo ra sự khác biệt về mặt hình thái và hương thơm. Mai vàng Yên Tử thường có rễ len lỏi ở các khe đá, sống thành quần thể rừng, ít hoa, có mầu xanh hơn so với hoa mai phía Nam. Ước định tuổi của khu rừng mai này vào khoảng hơn 700 năm, trùng với sự kiện vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con, để về Yên Tử tu hành (năm 1285-1288). Rất có thể rừng mai vàng Yên Tử là do vua Trần Nhân Tông trồng khi mới tu hành. Vì thế, mai vàng Yên Tử không chỉ đơn thuần mang vẻ đẹp của loài hoa bình thường mà còn có ý nghĩa lịch sử và nhân văn.



Rừng núi Yên Tử có hệ thực vật phong phú, trong đó có những cây mai quý hiếm với niên đại hàng trăm năm tuổi.








Mai vàng Yên Tử sống trong nền khí hậu có nhiệt độ thấp về mùa đông nên đã tạo ra sự khác biệt về mặt hình thái và hương thơm.






Mai vàng Yên Tử ít hoa và có mầu xanh hơn so với hoa mai phía Nam.






Những cành mai cổ thụ, khẳng khiu ước định tuổi vào khoảng hơn 700 năm.




Mỗi độ xuân về, những cành mai vàng phía sau chùa Hoa Yên nở rộ, tô thêm vẻ đẹp kỳ vĩ chốn non thiêng.




Mai vàng khoe sắc bên núi rừng Yên Tử.




Đến nay, mai vàng Yên Tử đã được bảo tồn và nhân giống, trồng tại các vườn ươm. Trong ảnh: Các chuyên gia Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra giống mai vàng Yên Tử được nhân giống tại vườn.


Theo báo Quảng Ninh

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Thú vui của quan tòa


Một phóng viên hỏi quan tòa: Công việc của ông rất mệt mỏi và căng thẳng, vậy ông làm cách nào để thư giãn đầu óc?
Quan tòa trả lời: Thường thì tôi đọc truyện cười.

Phóng viên nói tiếp: Thật thú vị, ông hay đọc tác giả nào vậy?

Quan tòa lại nói: Thật ra tôi không đọc sách mà đọc biên bản ghi lời bào chữa của các luật sư.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Hoa



Giáp Văn
Tôi đã nghe nhiều người nói về hoa và vẻ đẹp của hoa.
Tôi cũng đã đọc nhiều bài viết ca ngợi thú ngắm hoa tao nhã. Cũng đã gặp những người chơi hoa sành sỏi. Họ có thể thao thao bất tuyệt hàng giờ, từ tên gọi, nguồn gốc, màu sắc, đặc tính, giá tiền, cho đến tên khoa học.
Nhưng tôi không hiểu được vì sao lại có người bỏ hàng giờ để ngắm nhìn một bông hoa dại.
Tôi tìm đọc những câu danh ngôn về hoa. Nhưng tôi chưa một lần thấy những câu danh ngôn ấy đúng.
Chưa thấy lòng mình rung lên từng sợi nhỏ. Chỉ thấy dòng đời trôi chảy những lo toan.
Tìm kiếm, khắc khoải. Rồi tự trách mình thô lậu, sinh ra nơi đồng nội, chỉ quen với cỏ dại, mưa nắng, gió trời. Những kiêu kì, quí phái như hoa không phải là thứ dành cho tôi lỗ mãng.
Tôi nản.
Rồi một ngày, tôi đến nơi mà mỗi khi mùa xuân đến, tất cả già trẻ gái trai đều tản bộ ngắm nhìn những cánh hoa bay. Hòa vào dòng người, tôi ngắm nhìn, man mác, ngẩn ngơ.
Chỉ thấy văng vẳng đâu đây một lời xưa cũ:
-Hoa là nụ cười của đất.
Chiều buông...
-Ừ, hoa là nụ cười của đất.
Bâng khuâng:
-Ta là nụ cười của ai?
Chỉ thấy xao xác hoa rơi giọt nước mắt vỡ òa:
-Hoa là nước mắt của gió.
Chông chênh...
-Ừ, hoa là là nước mắt của gió.
Hoang mang:
-Ta là nước mắt của ai?
Rồi một ngày, một căn phòng tối đen như mực. Đất lạ, quê người. Bão ngoài trời và bão cả trong lòng. Này là tĩnh tâm. Này là thiền tịnh. Phẳng lặng như mặt hồ! Oh my God! Nam mô a di đà phật! Vô nghĩa hết thật rồi!

Giữa màn đêm
Một bông hoa xuất hiện
Lặng lẽ trong bóng tối
Một bó hoa xuất hiện
Lặng lẽ trong bóng tối
Lặng lẽ sẻ chia
Lặng lẽ an ủi
Thủy chung
Không đòi hỏi
Đẹp
Không giận hờn
Thời gian ngưng đọng
Ai lặng lẽ tỏa hương
Ai lặng lẽ mở lòng?

Bỗng giật mình:
Là đây... tôi tìm kiếm!
Là đây... tôi đợi chờ!

Tri kỉ
Người thương
Không gọi tên
Không nói thành lời

Mặt hồ phẳng như gương, trong vắt bóng mây trời.
Ngoài kia bão bùng, nhưng là bão bên ngoài cửa sổ.
Dòng đời lao xao, nhưng lao xao một góc con tàu.

Thời gian trôi
Êm ả
Mượt mà
Mỏng như tơ
Dịu dàng quá đỗi

Từ đó, tôi biết mua hoa để cắm vào bình, biết mỉm cười trước một bông hoa dại, biết chậm nhịp chân mỗi khi mùa xuân đến.
Từ đó, tôi không còn tìm đọc về thú ngắm hoa nữa. Vì tôi biết, tôi đang trò chuyện với lòng mình, đang sẻ chia với một tri âm tri kỉ, và nâng niu quyến luyến một yêu thương.
Từ đó, tôi ngắm hoa trong lặng lẽ, bình yên.

Hoài nghi và Chân lý


Giáp Văn Dương


Hoài nghi không phá vỡ chân lý, mà ngược lại, làm mới và nâng đỡ chân lý trong một chu trình biện chứng bất tận không ngừng nghỉ của nhận thức.

Hoài nghi
Phương Tây có một câu châm ngôn được sử dụng phổ biến: Hãy nghi ngờ tất cả!
Vì sao người phương Tây lại đặt nặng việc hoài nghi như vậy? Vì qua truyền thống khoa học và triết học, họ phát hiện ra rằng: Hoài nghi là khởi đầu của tiến bộ, là con đường đi tới chân lý, là sự giải phóng lý trý triệt để nhất.
Khi lý trí hoài nghi, lý trí quay lại tự vấn chính bản thân mình, từ đó tự giải phóng cho mình khỏi tình trạng lệ thuộc vào lý trí của kẻ khác hoặc những giáo điều và quán tính tư duy sẵn có.
Truyền thống hoài nghi trong tư duy của phương Tây được khởi đầu từ triết học, trước hết qua phép truy vấn biện chứng của Socrates, sau đó lan sang khoa học, và hoàn thiện trở thành thói quen tư duy lành mạnh, một phương tiện quan trọng để đi tới chân lý.
Socrates đã sử dụng hoài nghi như một phần tất yếu của truy vấn biện chứng: khi một ý tưởng hoặc một nhận định được nêu ra như một chính đề, thì sẽ ngay lập tức bị hoài nghi nhằm xác định lại tính đúng đắn của nó dưới dạng một phản đề, rồi trên cơ sở đó hình thành nên một hợp đề có tính chân lý cao hơn. Hợp đề, đến lượt nó, lại trở thành chính đề cho một quá trình truy vấn mới, cho đến khi đạt được chân lý, hoặc thực tiễn hơn, đạt đến giới hạn của nhận thức tại thời điểm đó. Như thế, hoài nghi không chỉ là phương tiện để đạt được chân lý, mà còn giúp xác định được giới hạn của tri thức và phạm vi áp dụng của chân lý.
Câu nói nổi tiếng của Socrates là: Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả. Nhưng nghịch lý ở chỗ, người không biết gì cả này lại được coi là người thông thái nhất đương thời. Khi Chaerephon, một người bạn của Scorates, đến hỏi nhà nữ tiên tri, cũng là vị tư tế ở đền thờ Thần Mặt Trời thành Delphi, rằng có ai thông thái hơn Socrates không, thì được trả lời: Không!
Socrates không chấp nhận những niềm tin hay xác tín đã bám rễ lâu đời trong truyền thống và huyền thoại. Chính ông đã thôi thúc người đối thoại phải biện minh và cắt nghĩa những xác tín của mình thông qua một chuỗi những câu hỏi truy vấn liên tục – hình thức cụ thể của hoài nghi.
Sau Scorates, Decartes – nhà Triết học và Toán học Pháp – cũng đã sử dụng hoài nghi như một phương tiện chủ đạo để xác lập tính tuyệt đối trong các kết luận của mình, nhằm làm nền tảng cho việc xây dựng hệ thống tri thức về sau. Ông nghi ngờ mọi thứ, ngay cả sự tồn tại của bản thân mình, nhằm quét sạch mọi quan niệm đã có, để từ đó từng bước xây dựng hệ thống tri thức của mình một cách khả tín và vững chắc. Chính việc hoài nghi này, đã dẫn ông đến một kết luận nổi tiếng về sự tồn tại của bản mình qua câu nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại.
“Sự tiến bộ của nhận thức, không chỉ đạt được do tìm ra những mảnh đất tri thức mới chưa từng khai phá, mà còn do tìm ra những cách nhìn mới về một sự vật hiện tượng cũ”. Hoài nghi những cách thức nhìn nhận cũ chính là cách dễ nhất để tìm ra những cách nhìn nhận mới đó. Vì thế, hoài nghi vừa là xuất phát điểm, vừa là động lực của việc mở mang tri thức.
Khi mất khả năng hoài nghi, lý trí sẽ trở nên tê liệt. Một người không biết hoài nghi, tức một người hành động theo những niềm tin được lập trình trước, về bản chất không khác gì so với một cỗ máy.
Khả năng hoài nghi, biểu hiện trước hết bằng khả năng tự đặt câu hỏi và chối bỏ áp đặt của truyền thống và xác tín giáo điều, theo một nghĩa nào đó, chính là thước đo mức độ trưởng thành của một con người. Nếu một người không có khả năng hoài nghi, chỉ tin vào những tín điều do người khác giao giảng, thì về bản chất, người đó vẫn còn ở thời kỳ thơ ấu.
Với một xã hội, cũng giống như một cá nhân, khả năng hoài nghi và chối bỏ áp đặt cũng chính là thước đo sự trưởng thành về mặt tinh thần của xã hội đó. Nếu một xã hội không biết hoài nghi, chỉ đồng thuận tin theo những tín điều, thì xã hội đó còn chưa thoát khỏi thời kỳ ấu trĩ.
Vì thế, ngăn chặn khả năng hoài nghi của một cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp, chính là phá hoại sự phát triển lành mạnh của cá nhân đó; hạn chếkhả năng hoài nghi của xã hội chính là kéo lùi sự phát triển lành mạnh của xã hội đó.

Chân lý
Chân lý là đích đến của việc tìm kiếm tri thức. Nhưng chân lý không bất biến, vĩnh cửu. Chân lý luôn được cập nhật cùng sự phát triển của nhận thức. Và một trong những cách thức chủ yếu để cập nhật chân lý là hoài nghi chân lý đó. Hiểu như thế thì hoài nghi là bổ trợ của chân lý chứ không phải là chống đối chân lý.
Thực tế trong khoa học và triết học cho thấy, biết đặt câu hỏi thậm chí còn quan trọng hơn biết câu trả lời. Vì biết đặt câu hỏi là biết xúc tiến một hành trình đi tìm chân lý, còn biết câu trả lời là tạm thời chấm dứt hành trình đó.
Điều này cho thấy, giữa hoài nghi và chân lý có mối quan hệ biện chứng qua lại lẫn nhau, bổ trợ lẫn nhau. Không thể đạt được chân lý nếu không biết cách hoài nghi lành mạnh. Và chân lý, với tính tương đối của nó, nếu không có hoài nghi để tự hoàn thiện mình, sẽ tha hóa thành giáo điều dưới sự phát triển của những nhận thức mới.
Nếu nhìn qua những thành tựu của tư tưởng của nhân loại, sẽ không có thành tựu nào thiếu vắng hoài nghi như một sự dẫn đường. Những đỉnh cao mới ra đời, đều xuất phát từ sự hoài nghi một đỉnh cao cũ, và tìm cách vượt qua nó bằng một quá trình nhận thức mới.
Những thành tựu của khoa học kĩ thuật đạt được không phải bởi tư duy tư biện của lý trí thuần túy, mà phần lớn bởi những thực nghiệm và quan sát được thiết kết để kiểm tra – một biểu hiện cụ thể của hoài nghi -một giả thuyết đã xác lập. Hoài nghi vì thế là linh hồn của mọi hoạt động nghiên cứu tìm tòi.
Những thành tựu của Toán học và Vật lý học cho thấy, sự bất toàn, bất định và bổ sung nhau là bản chất của tri thức. Nên hoài nghi – đặc tính gắn liền với sự bất toàn và bất định – trở thành đặc tính không thể tách rời của chân lý. Chính hoài nghi đã thổi sức sống cho chân lý, làm cho chân lý sống động, uyển chuyển, luôn tự cập nhật làm mới mình dưới ánh sáng của những nhận thức mới.
Nếu tách hoài nghi ra khỏi chân lý, chân lý sẽ mất hết sức sống và trở nên cằn cỗi, xơ cứng theo thời gian. Chân lý sẽ thoái hóa trở thành giáo điều và kìm hãm, thậm chí phá hoại, quá trình nhận thức những chân lý mới đúng đắn hơn.
Như vậy, hoài nghi không phá vỡ chân lý, mà ngược lại, làm mới và nâng đỡ chân lý trong một chu trình biện chứng bất tận không ngừng nghỉ của nhận thức. Và để đạt được chân lý, khả năng hoài nghi cần phải được khai phóng như một sự tất yếu.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ TRỒNG PHONG LAN


Phong lan là 1 loài hoa nở rất bền, được chọn là loại hoa vương giả nhất. Tuy nhiên đây là loại hoa khó trồng đối với những người chưa hiểu ý về chăm sóc nó, vì rất dễ chết. Dưới đây là 1 số cách trồng cơ bản cho phong lan:

NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ TRỒNG PHONG LAN


Phong lan là 1 loài hoa nở rất bền, được chọn là loại hoa vương giả nhất. Tuy nhiên đây là loại hoa khó trồng đối với những người chưa hiểu ý về chăm sóc nó, vì rất dễ chết. Dưới đây là 1 số cách trồng cơ bản cho phong lan:

I/ CHẤT TRỒNG:

Khi chọn chất trồng cho cây phong lan là chúng ta đã quyết định 50% số phận cây lan. Vì cây lan phát triển nhanh hay chậm là do chất trồng, chứ phân thuốc chỉ là phần ảnh hưởng nhỏ. Tùy theo khu vực địa lý, từng vùng miền mà chọn các loại chất trồng khác nhau, chia chất trồng ra làm 2 loại: loại giữ ít nước và loại giữ nhiều nước.
a/ Chất trồng giữ ít nước: Gồm Than, Dến khô
b/ Chất trồng giữ nhiều nước: Gồm Dến nước, Xơ dừa, Bột dừa, Vỏ cà phê

Những giống lan trồng ướt, gồm:
Hồ điệp:
loại này chịu ẩm rất cao, khi ta trồng đủ độ ẩm cây sẽ cho hoa rất sung


Cây này được trồng từ cây mô đến lúc ra hoa là 1,5 năm:



Những giống lan trồng khô và nắng:

Dendro, Vũ nữ, Vanda, Mokara, Karawara.
Các loại này chịu chất trồng thoáng và chịu nắng rất cao
Cây den này trồng được 15 năm:




II/ PHÂN THUỐC


1/ PHÂN


Phân sử dụng cho phong lan, chúng ta chia làm 3 thời kỳ: cây con, cây trung, và cây trưởng thành
Cây con cần rất nhiều đạm để phát triển, cần sử dụng các loại phân có hàm lượng đạm cao, nếu có thể, pha thêm 1 chút B1 vào phân để kích thích cho bộ rễ phát triển.
Cây trung là cây gần trưởng thành, nên bớt lượng đạm lại để cây đừng tập trung phát triển lá, bên cạnh đó cần thêm lân
Cây trưởng thành: lúc này chúng ta phải lưu ý, không nên đánh phân theo bài bản, mà sử dụng phân tùy vào sự phát triển của cây. Nếu cây dư đạm, cần tăng Kali và Lân để cân bằng, và đối với 2 loại còn lại cũng thế, cố gắng cho 3 thứ Đạm, Lân, Kali lúc nào cũng cân bằng và ổn định.

2/ THUỐC

Cây lan không chết vì sâu rầy, chỉ chết vì bệnh nấm, nên phun thuốc nấm định kỳ 10 ngày/ 1 lần vào mùa mưa (không nên sử dụng các loại thuốc nấm có thành phần Cu)

III/ CÁCH TƯỚI


Nên tưới phong lan vào sáng sớm và sau khi trời tắt nắng để tránh làm phỏng lá lan. Tưới bằng vòi phun sương, tưới đều trên lá và chậu sao cho chất trồng trong chậu ướt đều



IV/ MÔI TRƯỜNG

Trong thiên nhiên, họ phong lan thường mọc ở các vùng rừng ẩm ướt, đa số mọc trên cây cao và dưới tàn cây, Vì vậy khi trồng phong lan, chúng ta cần tạo môi trường tương tư như vậy để thích ứng với chúng, môi trường cần có độ ẩm và thoáng gió
Độ ẩm thông thường cho cây lan khoảng từ 50-80%, với độ ẩm này cây sẽ cho ra hoa đẹp
Thoáng gió rất cần thiết trong việc trồng hoa lan, nên trồng các chậu có khoảng cách vừa đủ để không khí có thể đối lưu, tạo sự thoáng đãng và tạo độ mát cho cây.



(Tạo độ ẩm bằng cách tưới ướt sàn)


CHUYÊN ĐỀ CATTLEYA


Cattleya xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, người ta ưa chuộng vì nó dễ trồng hơn các loại lan khác. Màu sắc đẹp và đa dạng, hoa to, có hương thơm, loại này thích hợp với khí hậu Việt Nam, nhất là Sài Gòn

Một số ảnh về Cattleya




Silly Compton Z1129




Sangob Gold x Macao




Chủng loại Cat thích hợp với khí hậu từ 22-29oC và độ ẩm cao, giúp cây tăng trưởng và kích thích ra hoa

Cây cần ánh sáng để trao đổi chất, tuy nhiên nếu ánh sáng gay gắt sẽ làm cháy lá cây, nếu ánh sáng không đủ sẽ làm cây bị mềm lá, lá có màu xanh đậm, cây lan sẽ chậm lớn và chậm ra hoa. Vì thế ta cần phủ lưới 70% nắng với những khu vực thiếu nắng , những vườn có nhiều nắng rọi vào chỉ cần phủ 50% nắng để cản bớt sự chiếu rọi vào cây.
Nước và Cacbon từ CO2 tạo ra đường góp phần nuôi dưỡng cây, nước là thành phần quan trọng nhất đối với lan, tuy nhiên nếu lan nhận quá nhiều nước sẽ dẫn đến úng thối rễ, ngược lại nếu lan nhận không đủ lượng nước cần thiết thì giả hành sẽ nhăn nheo, cây không phát triển. Vì thế quá nhiều hay ít nước cây cũng sẽ chết. Tưới lan không theo 1 công thức nhất định là 1 ngày phải tưới mấy lần, mà chỉ cần căn cứ vào độ ẩm của chậu lan, nếu thời tiết quá khô có thể tưới từ 2-3 lần/ ngày để giữ ẩm cho cây, còn những khi thời tiết quá ẩm , chỉ cần phun sương cho sạch lá, khi nào chậu khô thì tưới lại (có thể vài ngày)
Trồng cây nào cũng cần bón phân thì cây mới phát triển và ra hoa nhiều hơn, Cattleya cũng vậy, có nhiều loại phân dùng cho lan như 20-20-20 hay 6-30-30, 19-31-17 để tưới. Tưới vừa đủ để đầu lá không bị cháy ngọn.



Cây được chăm sóc đúng cách


Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam. -kỳ 3



Tiếp theo loạt bài viết Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục vạch mặt “nhà báo đen” Minh Diện đã và đang làm xấu đi hình ảnh, uy tín báo chí cách mạng và chân chính trong xã hội Việt Nam. Kỳ này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc lý do tại sao Minh Diện bị đuổi khỏi nghề báo?

Có câu mà người xưa thường răn dạy: kẻ nào “gieo gió, ắt gặp bão”, “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”. Tết năm rồi, về Sài Gòn thăm gia đình, tôi gặp người bạn cũ từng làm chung với Minh Diện hỏi thăm, anh này cho biết Minh Diện đã nghĩ làm lâu rồi, còn hiện đang làm gì?, như thế nào không biết! Anh bạn tôi né tránh, vì biết anh rất khôn, không muốn dây vào ai hay bất cứ chuyện gì.


Xem bài liên quan
“Nhà báo đen” Minh Diện:
Minh Diện – Kẻ tán tận lương tâm với trò vu cáo, bịa đặt *
“Nhà báo đen” Minh Diện bòn rút tiền doanh nghiệp để nuôi gái *
Ông chủ khu du lịch Đại Nam chính thức kiện ông Minh Diện

Rồi sau đó bù khú với mấy người bạn khác, tôi nghe kể về ông Minh Diện đang hành nghề viết thư pháp tặng chữ, đang giàu sụ và nghênh ngang như ngày nào. Nếu khác thì chỉ khác việc ông nay “đã chỉnh hàm”, sửa răng cỏ đàng hoàng như ca sĩ Hồng Nhung, không còn bộ hô như ngày xưa, lâu lâu gặp lại chưa chắc đã nhận ra. Thay hình đổi dạng cũng là việc làm hay, nhưng thường chỉ dành cho những người lắm của nhiều tiền, những đại gia, trọc phú. Đổi hình thay dạng theo nhân tướng học và tướng số học thì dù có thay đổi đến thế nào cũng không thể thay đổi bản chất, số mạng trời định. 




Vì sao Minh Diện bị tống cổ khỏi nghề báo?

Tống cổ ra khỏi nghề báo

Năm 1997, vụ án Tamexco là một trong số các vụ án nổi tiếng cả nước gây chấn động và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và trật tự xã hội. Vụ án có 4 án tử hình, tổng giá trị tài sản trên 40 ngàn USD và hàng ngàn hecta đất trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Trong vụ án này, có Minh Diện và cô nữ diễn viên điện ảnh Việt Trinh được cơ quan ANĐT Bộ Công an mời lên làm việc nhiều lần làm cho hồn xiêu, phách lạc. Đến ngày 24-3-1997 Tăng Minh Phụng bị khởi tố bắt tạm giam. Tháng 5-2003 Chủ tịch nước bác đơn ân xá nên vào lúc 5 giờ sáng ngày 17-7-2003 tử tù Tăng Minh Phụng và Phạm Nhật Hồng bị thi hành án tại trường bắn Long Bình – Thủ Đức. Tính đến thời điểm này, những “chiến hữu” lẫn “đối phương” của nhà báo Minh Diện lần lượt kẻ ra đi trại cải tạo, người về cõi âm. Những phi vụ bóp cổ doanh nghiệp lấy tiền nuôi gái của Minh Diện tuy khá nhiều nhưng chỉ là tố cáo của doanh nghiệp, thiếu bằng chứng, cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án. Hơn nữa, ai cũng biết Minh Diện vốn là một con cáo già trong nghiệp vụ điều tra, khai thác đối phương, rất cảnh giác, không rượu chè bê tha nên thật khó mà gài bẫy y được. 




Thấp thoáng bóng dáng Minh Diện liên quan qua vụ mua bán biệt thự Hoa Hồng ở đồi Ngọc Tước.

Trong vụ Tamexco và Epco – Minh Phụng thấp thoáng bóng dáng Minh Diện liên quan qua vụ mua bán biệt thự Hoa Hồng ở đồi Ngọc Tước, bãi Sau TP Vũng Tàu. Thông tin của người bạn từ cơ quan ANĐT cho biết, Minh Diện mua với giá không đồng (0 đồng)… bằng nước bọt, đồng nghĩa với tội danh nhận hối lộ hoặc tội cưỡng đoạt tài sản. Ai cũng biết, Phạm Huy Phước – Tamexco và Diện rất thân nhau, thân đến mức con của Phước và Diện đều đưa sang Úc học chung từ rất nhỏ ăn ở tại ngôi nhà Phước mua tại Sydney. Trong nhóm này còn có cả con trai Hà Phi Long – nguyên Tổng Biên tập báo Công an TPHCM và con cái mấy đại gia nữa.

Từ Phạm Huy Phước, Minh Diện có thêm nhiều chiến hữu khác để đánh đu, đánh võng đại gia như Lê Minh Hải, Trần Quang Vinh, Nguyễn Duy Lộ, Phạm Nhật Hồng… Tất nhiên sau này những người này không ai nhận là thân quen nhà báo Minh Diện bao giờ. Trong quá trình điều tra làm rõ vụ việc liên quan, tại các bản cung lấy lời khai Minh Diện thừa nhận có lấy của Tăng Minh Phụng một căn biệt thự Hoa Hồng nằm trong khu vực đồi Ngọc Tước, bãi Sau, đường Võ Thị Sáu – TP Vũng Tàu. Minh Diện sợ chết khiếp đã về lạy vợ chạy vạy, cầm cố mang toàn bộ số tiền mấy tỷ đồng nộp cho cơ quan điều tra tỏ rõ sự thành khẩn, tự giác và xin được khoan hồng.

Có thể nói sau lần thoát tội trong vụ án Video đen của Thiếu tá Vũ Văn Nhồng, lần này Minh Diện biết chắc tỏng là ngồi bóc lịch vì liên quan đến kinh tế, nhận hối lộ tội danh rõ ràng. Hơn nữa, nếu từ trong trại giam các đại gia sau song sắt có tư thù với Diện khai ra thì chỉ còn duy nhất con đường chết. Minh Diện lúc này bẹp dúm như một con nhái, con sâu thật sự. Hết kiêu căng, khoác lác, huênh hoang, mỗi lời nói cử chỉ đều nhẹ nhàng như gió thoảng. Vì hơn ai hết, Minh Diện sợ sĩ diện và sự sụp đổ từ phía gia đình, họ hàng và cơ quan. Hơn nữa, y rất biết rõ từ điện thoại, hay đi đâu, làm gì 24/24 đều có người theo dõi giám sát. Những ngày này, có bị đứa con nít nhổ nước bọt vào mặt, Minh Diện cũng không dám nạt. Minh Diện bắt đầu chạy vạy, nhờ vả các mối quan hệ đồng hương, chiến hữu, bạn bè để giúp giải vây thoát khỏi lệnh khởi tố bắt tạm giam. Nghe đâu vụ này Minh Diện phải nôn ra khá nhiều tiền của, nhưng thực tế từ việc “nộp trả” cho cơ quan điều tra số tiền cao hơn theo thời giá hiện tại đã đủ để không khởi tố vì thiếu chứng cứ.

Chính kết luận điều tra và thông báo của cơ quan ANĐT đã buộc cơ quan báo và cơ quan chủ quản nơi Minh Diện công tác ra quyết định đuổi việc, thu thẻ nhà báo và khai trừ Đảng đối với ông này. Chuyện bí mật này đã có lần bạn tôi nghe chính mồm Minh Diện nói ra: khi nổi điên chửi thằng sếp Tổng Biên tập “bất nhân bất nghĩa” khi vội vàng tống cổ Minh Diện ra khỏi báo vì sợ liên lụy, ảnh hưởng. 




Chiều 3/3/2013, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam, cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác.

Hết thời làm một nhà báo hung hăng, hù dọa bốn phương, Minh Diện quay về nhà làm một ông chủ nấp sau váy vợ chuyên nghề vải sợi truyền thống gần ngã tư Bảy Hiền. Bắt đầu lẩn tránh mọi người quen cũ, lánh xa các quan hệ cũ để không ai biết mình, không ai nhận ra hình dạng thay đổi mới để rắp tâm thực hiện những phi vụ lừa đảo mới trong đời. Nhưng bệnh cũ tái phát, tật hư thói xấu ông này vẫn còn quá nặng, chưa dứt nên vẫn thường “hành nghề báo chí” và thường xuyên điện thoại dọa nạt các doanh nghiệp. Vụ mua bán đất mà bà Hằng vợ ông chủ Đại Nam tố cáo trên blog là một ví dụ. Minh Diện viết phóng sinh… sự trên blog như một nghề để trút tất cả oán giận ai đó mà không hề hay biết là ông ta đang chửi chính mình, đang tự vả vào mặt mình một khi độc giả biết bộ mặt thật của Minh Diện là ai!

Anna Huynh/Nguyễn Hùng (từ California)
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả)

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Chơi cây... ăn thịt


Vài năm trở lại đây, người chơi cây cảnh Việt Nam bắt đầu chú ý tới một loại cây cảnh kỳ lạ, có thể bắt và… ăn các loại côn trùng như ruồi, nhện, kiến.
Theo anh Huỳnh Mai Sơn (sống tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TPHCM), một người có kinh nghiệm sưu tập cây ăn thịt, cho biết loài cây này mọc nhiều ở vùng đầm lầy dọc bờ biển Nam Carolina, Mỹ. Khi ruồi, muỗi, nhện… quanh quẩn xung quanh, chúng sẽ bị lá cây kẹp lại và… nuốt chửng.

Loại cây kỳ lạ
Anh Huỳnh Mai Sơn cho biết cây ăn thịt là tên gọi chung của nhiều loại cây như cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, cây gọng vó hay cây bắt mồi có tên khoa học là Flytrap, cây nắp ấm có tên khoa học Nepenthes. Cách bắt mồi của loài cây này rất kỳ lạ.


Ví dụ như cây Nepenthes: trên miệng nắp ấm có một chất rất nhờn, khi côn trùng đậu trên miệng nắp sẽ bị tuột vào lòng ấm và bị dung dịch nước (chứa các enzym tiêu hóa hay vi khuẩn) tiêu hóa phần mềm của cơ thể côn trùng. Khi “ăn” hết, cây lại mở nắp, tiết mật dụ dỗ con mồi mới.




Cây nắp ấm, một loại cây ăn thịt giá rẻ, dễ trồng.

Nhưng loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula, từng được mệnh danh “thực vật kỳ diệu nhất thế giới”: tốc độ săn mồi của chúng rất nhanh. Loại cây này mới được những người sưu tập cây ăn thịt ở Việt Nam chú ý trong thời gian gần đây. Theo tài liệu khoa học, những cái lá hình vỏ sò của loại cây này có thể “gắp” con mồi chỉ trong 1/10 giây, nhanh hơn cái… chớp mắt.
Điều thú vị là cây ăn thịt này không ngán côn trùng nào, từ ruồi, nhện, kiến.., nhưng lại không thể ăn được loài bọ cánh cứng (nếu cây vô tình bắt bọ cánh cứng thì một lúc cũng phải nhả ra vì không thể tiêu hóa được).

Ngoài côn trùng, liệu cây ăn thịt có thể “ăn thịt” động vật? Anh Hồ Hoàng Văn, một người sưu tầm cây bắt ruồi ở quận Thủ Đức đã thử cho thịt heo vào nắp ấm của cây, sau thời gian ngắn nắp bị héo, thối dần (vì cây không thể tiêu hóa được lượng đạm trong thịt). Và nếu cây tiêu hóa quá nhiều ruồi hoặc thức ăn không tươi, mau ôi thì lá sẽ chết.

Dễ trồng

Nhiều người thích các loại cây ăn thịt vì cho rằng nếu trồng chúng ở phía đông nam sẽ đem về nhiều tài lộc. Đây là một loài cây rất dễ trồng, chỉ cần một ống xơ dừa hoặc cát, tưới nước 2 - 3 ngày một lần thì cây luôn tươi, đẹp.

Theo anh Hoàng Mai, chủ một hiệu chuyên mua bán, trao đổi cây ăn thịt tại TPHCM, trước đây người chơi loại cây này đếm trên đầu ngón tay nhưng nay đã có khá nhiều nhóm lập ra để trao đổi hạt giống và kinh nghiệm ươm trồng.

Hơn nữa, so với nhiều loại cây cảnh, các loại cây ăn thịt có vẻ đẹp lạ mà giá cả phải chăng. Loài nắp ấm có giá chỉ từ vài chục đến 200.000 đồng một cây, đắt nhất là cây bắt ruồi Venus (mua từ Mỹ) có giá khoảng 300.000 đồng một cây.
Anh Hồ Hoàng Văn cho biết cây ăn thịt nếu được chăm sóc kỹ quá sẽ không có khả năng… săn mồi. Loài nắp ấm thì sẽ không ra ấm hoặc ra ấm rất nhỏ dù cây phát triển tốt.


Theo 24h