Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

PHONG TRÀO CHỐNG CỘNG VIỆT NAM ĐANG THAY ĐỔI THEO HƯỚNG NÀO?


Những tổ chức, hội đoàn tư xưng là thuộc “phong trào dân chủ Việt Nam” đều tuyên bố rằng mình đang tiêu tiền ngoại bang để tạo ra sự thay đổi cho đất nước. Vậy phong trào này đang thay đổi ra sao? Nếu nó thay đổi theo hướng tiến bộ, người ta còn có thể tạm tin vào tuyên bố này. Nhưng nếu phong trào ngày càng thoái hóa đi, thì hiển nhiên nó không có tư cách nói về sự thay đổi và không nên động tay vào tiến trình thay đổi của đất nước. Ốc không mang nổi mình ốc thì đừng nên gánh việc thiên hạ.
Trong thực tế, dưới đây là những hướng thay đổi đang tiếp diễn một cách bền vững trong phong trào chống Cộng Việt Nam:
1. Thế hệ tôn thờ lí tưởng biến mất, thế hệ tôn thờ tiền bạc, danh tiếng lên ngôi
Thế hệ tôn thờ lí tưởng của phong trào chống Cộng Việt Nam đã khép lại khi Mẹ Nấm Gấu, nhân vật cuối cùng còn chút lí tưởng trong phong trào, hết thời và bị bán đứng. Lúc này, phong trào hoàn toàn nằm trong tay những cái mồm chỉ mở ra vì tiền và tiếng tăm. Nếu nhóm Cây xanh Hà Nội không trở thành một trường đào tạo viết hồ sơ xin tiền, trung tâm môi giới tiền tài trợ và đường đến sứ quán, liệu có còn một “thanh niên dân chủ” nào sót lại bên cạnh Đoan Trang không? Câu hỏi thừa: Thảo Gạo đã bỏ dở ngay khi một lực lượng bên ngoài cho cô ta cơ hội đạt được địa vị và tiếng tăm ngang bằng với Trang sau vài năm phấn đấu. Nếu không có tiền và lệnh của Hội Thánh, liệu có giáo dân nào đi biểu tình trong vụ cá chết không? Và nếu không đạt chỉ tiêu bán hàng chính trị đa cấp để tạo ảo tưởng cho mỗi thành viên về tầm ảnh hưởng vĩ đại của mình, liệu nhóm Bạn Tương Tri của Nguyễn Tiến Trung có còn tồn tại?
Tôi thách những nhà chống Cộng chủ chốt còn sót lại, dù là ở nước ngoài và không bị đe dọa bởi an ninh, dám bạch hóa tài chính. Chắc chắn họ không dám, bởi nếu làm vậy, họ sẽ gây thất vọng ghê gớm cho đám đông nhẹ dạ đang tin nghe theo.
Giải Nhân quyền năm nay là cột mốc hiện rõ đã thoái hóa của phong trào chống Cộng, từ những người thờ lí tưởng thành những người thờ tiền. Trong khi giải thưởng của mọi năm trước đều được trao cho những nhân vật cộm cán vừa có ít nhiều thực quyền, vừa có tiếng trên truyền thông, thì giải năm nay lại chỉ được trao cho những con tốt mà có hay không tồn tại cũng chẳng ảnh hưởng nhiều lắm. Như phân tích của bài trước, rõ ràng giờ đây, chỉ còn những con tốt trong phong trào tỏ ra trung thành với lí tưởng nhân quyền, còn các nhân vật có tí tiếng, tí miếng đều đã chuyển sang trung thành với thứ khác.
2. Phong trào ngày càng tập trung về mặt quyền lực
So với những năm trước, số vụ tranh chấp tiền, quyền công khai trong phong trào chống Cộng năm nay đã giảm hẳn. Tuy vậy, đừng nghĩ thay đổi này xuất phát từ việc những người chống Cộng đã trở nên tử tế hơn. Trong thực tế, vẫn có những sự vụ thể hiện từng làn sóng đấu đá ngầm, như cuộc tranh giành nhân lực khiến Thảo Gạo bỏ Đoan Trang theo Trịnh Hội, hay tiến trình bán đứng Mẹ Nấm Gấu, khiến 10 000 đô tiền tài trợ của Vũ Đông Hà được sang tên. Nói cách khác, tranh tiền đoạt quyền với đồng chí, đồng đảng vẫn là một công tác hàng ngày của các nhà chống Cộng lớn ở Việt Nam. Có điều cuộc xâu xé này đang được tiến hành ngày một tàn khốc hơn, tập trung hơn, ngầm ẩn hơn, như một kết quả của tiến trình mà quyền lực trong phong trào chống Cộng Việt Nam được tập trung hóa. Giờ đây, cuộc tranh chấp diễn ra giữa những sứ quân cát cứ - mà tất cả đều có sẵn cả dòng tiền, danh tiếng lẫn mối quan hệ với nước ngoài, thay vì giữa những cá nhân lẻ tẻ, và nhiều khi vô danh tiểu tốt như trước đây. Những nhân vật không có đủ tố chất để diễn xuất như một “nhà hoạt động” chuyên nghiệp và làm hàng trước mắt phương Tây cũng đã bị gạt hẳn khỏi cuộc tranh chấp.
Chi tiết này thể hiện một thực tế quan trọng. Đó là khi quyền lực trong phong trào chống Cộng ngày càng được tập trung, nó cũng ngày càng rơi vào tay các nhà tài trợ phương Tây, và rời xa tầm tay người Việt. Nói cách khác, cuộc tranh chấp quyền lực trong phong trào chống Cộng Việt Nam đã trở thành cuộc thi lấy lòng các nhà tài trợ ngoại quốc.

3. Phong trào đã tự từ bỏ chính danh
Dù vẫn luôn miệng chửi Cộng sản không có chính danh, trong thực tế, những người chống Cộng Việt Nam đã tự từ bỏ tính chính danh của chính bản than họ. Ngày nay, trừ những nhân vật hải ngoại và vài thành phần tiểu tốt trong nước, tuyệt đại đa số những nhà chống Cộng không còn dám công khai tuyên bố rằng mình đang hoạt động “chống Cộng”, “chống độc tài” hoặc “đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền”… như trước đây. Thay vào đó, họ đang tránh những danh xưng này như tránh hủi vì sợ đàn áp. Bơm thổi đồng đảng hoặc bơm đểu đối thủ cạnh tranh bằng những danh xưng đó thì họ vẫn làm, nhưng tự thừa nhận để hoạt động đường đường chính chính thì không. Hàng ngày, vài đám đông quanh họ viết hàng nghìn status để ca tụng những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền can đảm, nhưng thực ra từ lâu, trong phong trào đã chẳng còn “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền” nào hết. Và tất nhiên, thế thì tất cả đều hèn, chứ lấy đâu ra can đảm.
Trong thực tế, các nhà chống Cộng đã bán tính chính danh của mình để lấy những lớp vỏ bọc cho họ sự an toàn. Chẳng hạn, nhóm Đoan Trang mạo danh bảo vệ môi trường, Phạm Chí Dũng mạo danh báo chí khách quan, độc lập, Phạm Lê Vương Các và Trịnh Hữu Long mạo danh luật gia, trong khi nói trắng ra thì tất cả số người này chỉ đang lợi dụng vấn đề môi trường, báo chí và luật pháp để chống Cộng. Dù sao thế vẫn chưa bệnh hoạn bằng nhóm No-U, đoàn người tạp nham chống Cộng nhân danh… bóng đá.
Việc cánh chống Cộng trong nước từ bỏ tính chính danh của mình cũng là điều dễ hiểu. Trước hết, phải khẳng định rằng ngay từ đầu, đã chỉ có rất ít những người chống Cộng có đủ phẩm chất để xứng đáng với các danh tính đó. Thiểu số đó giờ đã chết, qui ẩn hoặc biến chất. Số “nhà hoạt động” còn sót lại, những người hoặc không hiểu dân chủ, nhân quyền là gì, hoặc chỉ muốn lợi dụng những từ ngữ này để kiếm chác tiền, quyền và danh tiếng, bán đứng thứ chính danh mà họ không có tư cách giữ, và cũng không thể giữ cũng là lẽ đương nhiên.
Tình trạng này có một hệ lụy: Đó là các nhóm chống Cộng trong nước chắc chắn sẽ phải lệ thuộc vào các nhóm chống Cộng nước ngoài, nhất là Việt Tân, về mặt chính danh. Không có chữ kí của một vài nhân vật hải ngoại, sẽ chẳng có tổ chức hoặc chính khách nước ngoài nào coi các nhà hoạt động đeo mặt nạ trong nước là người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Trớ trêu thay, những kẻ được giữ chính danh lại là những kẻ nhá nhem, bẩn thỉu nhất.

4. Phong trào chống Cộng phối hợp ngày một ăn ý với các nhóm lợi ích
Dù lủng củng trong nội bộ đến đâu, phong trào chống Cộng Việt Nam cũng đang phối hợp ngày một nhuần nhuyễn, ăn ý hơn với các nhóm lợi ích. Đáng tiếc, đây là những nhóm lợi ích trong chính quyền Việt Nam và các nước khác, chứ không phả những nhóm lợi ích của dân. Như những bài trước đã chỉ ra, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các hội đoàn chống Cộng, nhóm lợi ích chi phối truyền thông đại chứng Việt Nam và nhà thờ Công giáo trong vụ cá chết, vụ báo chí với công an và vụ MC Phan Anh. Trong cả ba vụ việc này, người dân chỉ là một công cụ để lợi dụng, một nạn nhân bị cả hai phe đang tranh chấp nhau lừa dối. Như vậy, dù vẫn buộc phải hô khẩu hiệu về một cuộc “cách mạng dân chủ”, hứa hẹn sẽ đưa cả nước tiến lên một thiên đường dân chủ trong mơ. Trong thực tế, phe chống Cộng đang phấn đấu để được sánh vai với các bè cánh khác ở Việt Nam trong tư cách một lực lượng dân chủ mới.
Thực tế này buộc ta phải xét lại ngay đến cả cái tên của họ. Đã đành họ không thật sự bận tâm đến nhân quyền và dân chủ, giờ họ còn không chống Cộng, mà thay vào đó, lại bắt tay với các phe cánh trong “chính quyền Cộng sản” để lừa dân. Chúng ta biết gọi họ là gì? Và những diễn biến này thể hiện một sự thoái hóa mới xảy ra, hay ngay từ đầu phong trào chống Cộng đã được xây trên nền móng tiền tài, thông tin và nhân lực cài cắm của các nhóm lợi ích?
5. Phong trào chống Cộng thừa nhận rằng mình cũng chẳng hơn Cộng sản
Trước đây, giữa các nhà chống Cộng có một sự nhất trí ngấm ngầm. Đó là trong mọi phát biểu công khai, họ phải coi phe chống Cộng và Đảng Cộng sản Việt Nam là hai cực đối lập tốt – xấu. Cộng sản thì đã sai lầm, gian ác, lưu manh ngay từ những ngày đầu thành lập. Trong khi đó, phe chống Cộng thì từ đầu đến cuối luôn chí thiện, chí nhân, chí đức, toàn là các anh hùng, anh thư… Họ nói thế, quả cũng kích động được một bộ phận người dân khi trước, vì lúc đó người ta đang bận thất vọng với chính quyền. Còn giờ mà nói giọng đó ngoài đường, chắc không khỏi bị dân cười khẩy.
Cho nên gần đây, cô Đoan Trang, sử gia kiêm phát ngôn không chính thức của phong trào chống Cộng đã có một phát ngôn mang tính bước ngoặt. Trong một bài đăng ngày 22 tháng 11 trên facebook, Đoan Trang biện hộ rằng trong thời gian hoạt động cách mạng ngày xưa, những người Cộng sản đời đầu cũng “nói xấu, chơi bẩn, cắn xé lẫn nhau”, cũng “giành giật từng xu tài trợ nước ngoài” hệt như những người chống Cộng bây giờ, vậy nên dân đừng thất vọng về phe chống Cộng!
Nói cách khác, theo Đoan Trang, thì phe chống Cộng không còn là “tiếng nói của lương tâm và sự thật”, “anh hùng anh thư của thời đại” hay tác nhân đem đến thay đổi cho đất nước nữa, mà chỉ là một bản sao bẩn thỉu, nhớp nháp của chính Đảng Cộng sản mà thôi. Thật kinh người, hóa ra những ông chống Cộng vốn không khác gì những ông Cộng sản!
Mà cách biện hộ của Đoan Trang cũng thật lạ. Cô cho những người chống Cộng cái quyền hành xử bỉ ổi, vô liêm với nhau, chỉ vì Cộng sản trước đây 100 năm cũng bỉ ổi, vô liêm như thế! Đúng vẫn cứ là đúng, sai vẫn cứ là sai, chứ ở đâu ra cái lối ngụy biện như vậy? Nếu vì thấy người khác làm bậy mà mình cũng tự cho mình cái quyền làm bậy, thì đạo đức và luật pháp sinh ra để làm gì? Khi Đoan Trang đem cái lối lập luận của cô đi “đấu tranh” để “thay đổi xã hội Việt Nam”, tôi thấy rất ái ngại cho xã hội. Còn khi biết Trang làm trong ban biên tập Luật khoa, thì tôi bắt đầu hiểu vì sao các bài viết trong trang này thường xuyên sai kiến thức luật và chính trị căn bản đến thế.
Nhìn chung, nếu những nhà chống Cộng như Đoan Trang chịu tự cải tạo bản thân, thay vì đòi cải tạo xã hội, thì họ sẽ có ích cho xã hội hơn. Còn nếu cứ cố làm siêu nhân cứu thế giới như bây giờ, thì họ sẽ chr làm vấy thêm những nhơ nhớp của bản thân ra thế giới.
Bài viết tự biện hộ của Đoan Trang còn tiêu biểu cho một thói quen ngày càng lan tràn trong những người chống Cộng. Đó là họ vừa xin xỏ long thương hại của dân, vừa chửi dân ngu và đòi giáo hóa dân, vừa mô tả lực lượng của mình như thể họ là cứu tinh của nhân dân. Thật bậy bạ và nực cười. Sao người dân có thể cần sự cứu vớt và giáo hóa của những kẻ ô hợp, luộm thuộm và lưu manh đang viết bài cầu xin sự thương hại của họ?
Loại người vừa muốn làm ăn mày, vừa muốn làm thầy, vừa muốn làm anh hùng, anh thư như Đoan Trang lẽ ra phải xem là kí sinh trùng của xã hội, cần tiêu hủy ngay, tránh gây mất vệ sinh môi trường đô thị!

Những Nhà Dân Chủ Độc Tài

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Viết khóc hay viết cười Cái nào dễ












Hôm nào đó lâu rồi tôi thấy cái mục bookends của New York Times có đưa ra câu hỏi: giữa hai cách viết, viết một cách nghiêm túc hay viết một cách tếu táo, cách nào dễ viết. Tôi chỉ đọc câu hỏi nhưng không đọc các bài thảo luận. Từ cái câu hỏi này tôi nảy ra câu tự hỏi khác. Viết cho người đọc cảm động đến khóc, hay viết làm cho người đọc bật cười, cách nào dễ. Mỗi cách có ưu điểm riêng, nhưng viết cách nào cũng khó cả. Tôi nghĩ, viết làm cho người ta khóc làm cho người ta nhớ đến người viết và tác phẩm nhiều hơn. Tuy nhiên viết “bi kịch” cũng như viết truyện tình, càng nhiều người khai thác, càng khó hơn gây ấn tượng với độc giả hơn. Nếu bảo tôi phải chọn một trong hai cách viết tôi thích làm người ta cười hơn.

Vốn kém nhan sắc, tôi thường nghe nói con gái xấu thì phải có nết đẹp, phải hiền hậu ngoan ngoãn để dễ (được) thương. Không thuộc loại ngoan hiền, ngay từ lúc nhỏ tôi đã nghiệm ra một điều, nếu tôi chọc người ta cười, người ta có thiện cảm với tôi hơn. Ai cũng thích người chọc cho mình cười, miễn là mình đừng cười trên nỗi đau khổ của đối tượng. Cuộc đời có quá nhiều đau khổ nên khi đọc sách xem phim tôi thường cố tránh chuyện buồn, những chuyện tác giả cố vắt cho ra nước mắt của người đọc làm lòng tôi nặng nề. Với nhiều độc giả Việt, đọc mà không khóc thì truyện nhạt, không hay. Đó là một trong những lý do nhiều người không thích truyện dịch Tây phương vì nó nhạt quá. Truyện Tây phương hay là ở chỗ tình tiết ly kì, cấu trúc biến hóa, hàm chứa tư tưởng lớn, hay giàu tính sáng tạo, v.v… Những truyện buồn đặc biệt thường được báo trước, melodrama.

Viết cho người đọc chảy nước mắt rất khó. Người viết phải có mức nhạy cảm rất cao, bản thân mình phải đau nỗi đau đó, thì mới thuyết phục được độc giả. Tôi trốn tránh chuyện buồn một phần là vì tôi rất dễ rơi nước mắt. Tôi đọc một bài thơ hay, nghe một khúc nhạc hay, dù bài thơ hay đoạn nhạc không thuộc loại buồn nhưng hễ tôi thấy rung động là tôi chảy nước mắt. Chiều qua ngồi trên xe lửa, nghe mấy bài hát của Leonard Cohen, đến bài By The Rivers Dark tôi cũng nước mắt vòng quanh, phải lén lau nước mắt, sợ người ngồi chung quanh ái ngại chẳng hiểu chuyện gì. Mà bài hát này chẳng có gì gọi là đau buồn. “I live my life in Babylon.” Cohen có lẽ nhắc đến những người Jew bị bắt buộc rời bỏ quê hương đến sinh sống lập nghiệp ở thành phố Babylon làm tôi nghĩ đến kiếp sống tha hương của tôi.

Cũng vì cái tính mau nước mắt này mà tôi phục Trần nguyễn Trang
đài sát ván. Tôi chú ý đến Trần Nguyễn Trang Đài đã lâu. Từ khi còn gặp đâu đó trên các diễn đàn mạng trước khi tôi đến với Gió O. Gặp mặt càng hiểu vì sao nàng luôn được các diễn đàn yêu mến. Tài hoa quá mà không yêu sao được. Hôm gặp nhau ở ngày Dó Oi, chúng tôi bàn tán chút đỉnh về đề tài thuyết trình. Thuyết trình là nàng Trang Đài ấy, chứ tôi ngay từ đầu đã giao hẹn trước với Vũ Khuyên và O Huệ là “chỉ nói vài câu giỡn chơi cho vui thôi chứ không có tham luận đâu nghen.”. Trang Đài chìa bài của nàng ra trước mặt tôi phân bua: “Em đã nói với O Huệ là ngay bây giờ nếu rút tên em ra là vẫn OK nhen. Còn hễ để em nói là em cứ tiến lên đó.” Bài của Trang Đài làm tôi có ấn tượng rất mạnh. Chủ đề nghiêm túc. Bố cục rõ ràng, ba phần: Tự do, Phồn Thực, Hoang Đường. Cả ba ý đều hay. Nàng viết theo cách viết luận văn nghiêm túc. Mỗi phân đoạn đều nêu rõ tiểu đề. Nàng lại có cả những con số về các thể loại bài vở của Gió O, rất công phu. Tuy công phu như thế nhưng theo Trang Đài thì nàng viết không vất vả lắm; nàng gõ vội vàng sau khi chơi cả ngày với các con trong công viên rồi lên sân khấu ngay. Tôi phục Trang Đài quá cỡ. Sau này trong Bảng Phong Thần của ngày Dó Oi, O Huệ khen là bài của Trang Đài nặng kí nhất. Ngay lúc ấy tôi cũng thấy là bài của Trang Đài nặng kí thật.

Một chút lấn cấn của Trang Đài “cho phép Gió O rút bài mình bây giờ vẫn còn kịp” làm tôi bớt sợ hơn. Nghĩ thầm, bài hay như thế mà tác giả còn e ngại, thì nỗi khiếp vía của tôi thật là bình thường. Tôi rất sợ xuất hiện trước đám đông. Đám cưới cháu kêu tôi bằng dì, nhà gái gọi tôi lên chúc vài câu tôi thụt lui, đẩy chồng lên nói giúp. Trang Đài “cằn nhằn” với tôi chị lên nói người ta cười, em nói chẳng ai cười. Tôi nghĩ thầm, người ta chắc đang bận kềm lòng để nước mắt đừng chảy ra.

Đi đâu cho thiếp theo cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
Ví dầu tình có dở dang,
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về

Tôi đã kềm lòng để đừng rơi nước mắt, nhưng nước mắt ràn rụa ướt cả cái kính lão. Tôi chảy nước mắt vì bài thơ hay, vì giọng hát run run như sắp khóc của Trang Đài. Chỉ cần trích dẫn bốn câu thơ-ca dao-bài hát mà Trang Đài nhắc cho người nghe nhớ lại thân phận bọt bèo của người phụ nữ VN, năn nỉ được thương yêu hầu hạ, rồi khi bị hất hủi lại năn nỉ xin cho được về nhà bên kia sông. Về nhà, tôi vẫn nhớ bài ca dao với giọng hát của nàng và câu hỏi, nếu như nàng là phụ nữ có ba con đang sống ở Vũng Áng thì đời nàng sẽ ra sao. Tôi phục Trang Đài sau khi hát bài ca dao, nghĩ về thân phận người đàn bà ở Vũng Áng vẫn còn tiếp tục thuyết trình được. Chứ nếu là tôi thì chắc tôi sẽ khóc ngay trên khán đài. Đông Thi mà khóc mếu máo thì khó coi chết được.

Rõ ràng, làm người ta khóc rất khó nhưng làm được thì người nghe nhớ nhiều hơn.

Tôi chọn viết cái gì cho vui, nói cái gì cho người ta cười vì… dễ hơn. Dĩ nhiên, mức độ thâm thúy của cái cười đòi hỏi mức độ của tài năng. Đa phần, người nghe rất dễ tính. Mục hài trên sân sấu bao giờ cũng được ưa chuộng. Một trong những cái dễ gây cười nhất là cứ việc bêu xấu mình. Khi mình dám bêu xấu mình thì mình sẽ không còn sợ xấu nữa. Tôi thích chọc người ta cười, vì khi cười người ta dễ tính hơn, và dễ bỏ qua những khiếm khuyết.

Điều mà tôi muốn nghe là tiếng cười của khán giả, hôm ấy rất nhiều đại thụ trong văn học hải ngoại. Tôi sợ nói quá nên không nghe thấy gì ngoài tiếng nói run run của tôi. O Huệ có gửi cho cái video mà mãi đến bây giờ tôi vẫn không dám xem. Điều làm tôi sợ nhất là tôi sẽ nổi tiếng. Không phải nổi tiếng nói hay, mà là nổi tiếng vừa già vừa xấu.

Nguyễn thị Hải Hà



Con Mở Cửa Ngày Đầu Tháng Chạp



Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
vạt đàn tranh
đưa võng
tiếng trời
rạ ôm ruộng
húp bầu đất cạn
buổi chợ chiều lấp lửng
khô ran
chiếc áo trắng
mài nước sông mấy bận
cái quần con
nhảy cò chập
co chân
lập đông đáo đầu hè
cục cựa
cục vôi thừa
lấp xấp ô quan

Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
một màu xanh rớt xuống
vỡ giữa hồ
con bói cá
lao đi cùng bí mật
rêu xanh buồn
nằm khóc bạn
tồ ô

Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
rèm vô ngôn
ẩn hiện chân không
trái mù u
hẹn hò vạn hạnh
cây tầm vông
cắc cớ giận Ông Trời


Trangđài Glasssey-Trầnguyễn

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ…





Tác giả: Lê Kiên (lược ghi)



Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa kết thúc chiều nay (29-11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu “tất cả hệ thống hành chính” thực hiện nghiêm việc này.


Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành – Ảnh: VGP


Thủ tướng nói rõ: “Ngay trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, tôi đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì. Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành”



Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng đồng chí thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”.
Không để “chìm xuồng” bất cứ vụ việc nào

Thông tin tại cuộc họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chính phủ đã dành thời gian để thảo luận triển khai Hội nghị trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn đảng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tiêu cực, tham nhũng… Triển khai kế hoạch của Quốc hội về thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2017.

“Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, soạn thảo nghị định về văn hóa từ chức. Đây là việc đã hứa trước Quốc hội, tuy là việc khó nhưng phải làm. Những người không còn đủ uy tín, sức khỏe, điều kiện công tác thì sẽ được từ chức” – ông Mai Tiến Dũng cho hay.

Vẫn theo Người phát ngôn Chính phủ, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu, không chấp hành kỷ luật, kỷ cương.

“Tinh thần của Thủ tướng là chúng ta không được để vụ việc nào “chìm xuồng”. Những vấn đề các bạn đặt ra như 44/46 cán bộ ở Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương được bổ nhiệm làm lãnh đạo, chúng ta không thể chấp nhận được. Hay vụ cán bộ Sở Giao thông vận tải Hà Nội đánh người, đã xử lý nghiêm” ông Dũng dẫn chứng.

Tiếp tục xử lý các việc “hậu” Vũ Huy Hoàng

Các phóng viên đã đặt ra nhiều câu hỏi tại cuộc họp báo.

* Được biết, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã họp để xem xét hướng xử lý kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng sau khi Bộ Nội vụ có báo cáo. Xin người phát ngôn của Chính phủ cho biết quan điểm, phương án xử lý của Chính phủ đối với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng?

Ông Mai Tiến Dũng: Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã khẩn trương, phối hợp với các cơ quan chức năng của Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước nghiên cứu, rà soát các quy định hiện hành của pháp luật để xem xét hướng xử lý kỷ luật đối với đồng chí Vũ Huy Hoàng.

Tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thông qua nghị quyết, trong đó Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng trước cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội.

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật; đồng thời, tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ quản lý, người đứng đầu.

Thủ tướng cũng đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tiến hành tổng kết, sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức phù hợp với tình hình thực tiễn.

* Xin Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết việc sắp xếp lại nhân sự các cục, vụ trong Bộ Công thương đang được tiến hành có đụng đến quan hệ con ông cháu cha, người có thế lực trong bộ không?

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng: Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2016 các bộ, ngành phải xây dựng lại nghị định về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ. Đối với Bộ Công thương thì thời gian vừa qua như các bạn đã biết là có nhiều dư luận không tích cực về công tác cán bộ, về bộ máy của bộ.

Đây cũng là dịp, là điều kiện để bộ và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cơ cấu lại về tổ chức, nhân sự. Theo đó, sau khi sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, giảm từ 35 xuống 28 đầu mối. Qua đó cũng sàng lọc về nhân sự, lựa chọn những người có năng lực, trình độ, tâm huyết để bổ nhiệm vào các vị trí, đáp ứng hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

* Vừa qua có thông tin Mobifone chi gần 9.000 tỷ đồng để mua cổ phần của AVG, Thanh tra Chính phủ cũng đang tiến hành thanh tra thương vụ này, xin cho biết là liệu có xảy ra tình trạng lợi ích nhóm, thất thoát… trong quá trình mua bán này không?

Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo: Vụ việc này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ làm việc, đến nay chưa có kết luận cuối cùng. Chúng tôi cũng muốn làm rõ những băn khoăn như chính phóng viên đặt ra, đó là có lợi ích nhóm không, có thất thoát không?

Để khẳng định được cái đó thì cần có thời gian và phải làm rất chắc chắn. Chúng tôi đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng của bộ phối hợp với Thanh tra Chính phủ, tạo điều kiện tối đa để cơ quan Thanh tra làm việc. Khi nào có kết quả chính thức thì chúng tôi sẽ thông báo đến các cơ quan báo chí.

————-

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161129/yeu-cau-khong-chuc-tet-thu-tuong-lanh-dao-chinh-phu/1227598.html

Đông Nam Á Vuột Khỏi Tay Hoa Kỳ



Tình hình Biển Đông:

- Reuters ngày 1/11/2016: “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngưng kế hoạch bán 26,000 khẩu súng trường cho cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân sau khi Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin bày tỏ ý định phản đối vì những lo ngại vi phạm nhân quyền của Phi Luật Tân.”

Có thể đây là biện pháp bắt đầu trả đũa của Mỹ, bởi vì vi phạm nhân quyền không phải lý do chính đáng để Mỹ ngưng bán vũ khí cho một đồng minh chí cốt. Mỹ bán cho Ả Rập Sê-út mấy chục tỉ đô-la vũ khí kể cả bom chùm CBU dù Ả Rập Sê-út là quốc gia vi phạm nhân quyền khủng khiếp và đối xử tệ hại với phụ nữ. Ô. Duterte là nhân vật hành động khó lường. Nếu Trung Quốc bán hoặc cho không Phi Luật Tân 26,000 khẩu súng trường- thực ra chẳng đáng giá bao nhiêu- thì thật bẽ bàng và bang giao Mỹ-Phi càng trở nên chua chát hơn.

Ô. Ronald dela Rosa - giám đốc cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân nói rằng ông rất thích súng Mỹ vì đáng tin cậy nhưng đã nghĩ tới Trung Quốc là nhà cung cấp mới. Theo Reuters ngày 2/11/2016, “Tổng Thống Duterte đã quở trách Hoa Kỳ vì quyết định ngưng bán 26,000 khẩu súng trường cho Phi Luật Tân và gọi những người đứng sau quyết định là là điên khùng, trẻ con và có thể tìm mua từ Nga và Trung Quốc.”

Đây cũng là bài học đáng giá cho các nước nhỏ, nên mua vũ khí của Anh, Pháp hay Nga hơn là của Mỹ để tránh “ngọn roi nhân quyền”. Điển hình là vào ngày 1/7/2016 Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan công bố quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung Quốc thay vì mua của Mỹ. Ngay cả Việt Nam, dù Mỹ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng tới nay đã qua năm tháng mà Việt Nam vẫn chưa mua bất kỳ một loại vũ khí nào của Mỹ. Tin tức mới nhất cho biết Ô. Duterte đã ngưng hợp đồng mua 26,000 khẩu súng trường M-16 (reuters.com: Philippines President Duterte calls off US rifle deal).

Như vậy trên hành tinh này chỉ có Hoa Lục và Phi Luật Tân là hai quốc gia dám đốp chát thẳng thừng với Mỹ. Không biết số phận của Ô. Duterte có giống Ô. Saddam Hussein hay Ô. Qadaffi không? Nhưng theo tôi, hai ông này chết là vì không có siêu cường nào hỗ trợ. Nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. Duterte chắc chắn Hoa Lục và Nga sẽ nhảy vào cứu để tranh giành ảnh hưởng tại Biển Đông vốn là trọng điểm chiến lược của Đông Nam Á và Á Châu. Lúc đó Phi Luật Tân và Đông Nam Á sẽ nát như tương và chắc chắn sẽ là thảm họa cho Hoa Kỳ vì Trung Quốc ở gần mà Hoa Kỳ thì ở xa.

- AFP ngày 1/11/2016:“Mã Lai và Hoa Lục ký kết thỏa thuận về quốc phòng và cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau ở Biển Đông, dấu hiệu Thủ Tường Najib Razak ngả sang Trung Quốc [Defense deal on cards as Malaysia PM leans toward China] khi mối bang giao với Mỹ sói mòn vì tai tiếng tham nhũng. Chuyến viếng thăm sáu ngày của Ô. Najib ghi dấu thêm một bước thoái bộ của sách lược Xoay Trục về Á Châu chỉ hai tuần sau khi Tổng Thống Duterte- một đồng minh lâu đời của Mỹ viếng thăm Trung Quốc với tinh thần hợp tác (with olive branch in hand). Hội kiến tại Nhân Dân Đại Sảnh, Ô. Najib và Ô. Tập Cận Bình đã ký chín thỏa thuận về quốc phòng, thương mại và các lãnh vực khác. Trước cuộc viếng thăm, Ô. Najib nói rằng chuyến viếng thăm này sẽ đưa liên hệ giữa hai quốc gia lên tầm cao lịch sử. Theo Reuters, báo chí Trung Quốc tường thuật rằng Ô. Najib còn nói, các cường quốc thực dân trước đây xin đừng lên tiếng dạy dỗ về các vấn đề nội bộ của các quốc gia mà họ đã có lần trục lợi. Ngoài ra Ô. Najib còn mời Ô. Tập Cận Bình thăm viếng Mã Lai.”



Thủ tướng Malaysia Najib Razak duyệt đội danh dự trong buổi lễ chào đón tại Đại sảnh Nhân Dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 01 tháng 11, năm 2016. Ảnh: Reuters / Jason Lee

Thực ra thì vấn đề tham nhũng của Ô. Najib không ảnh hưởng tới nền an ninh hay quyền lợi của Hoa Kỳ. Thế nhưng Hoa Kỳ vẫn cứ lên tiếng như thể mình là người cầm cân nảy mực về luân lý, đạo đức cho cả hành tinh này…cho nên mất lòng và từ đó mất dần đồng minh. Hoa Kỳ hành động như một ông hương cả ở trong làng, xách ba-toong, đi đâu cũng chỉ trích, phê phán chỗ này chỗ kia. Dân làng tuy ngán sợ uy quyền của ông, nhưng ai cũng chán ghét vì lúc nào cũng lên mặt dạy đời trong khi chuyện nhà của ông cũng nát bét.

- VOA News ngày 2/11/2016: “Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice, Ngoại Trưởng John Kerry đã gặp Ô. Dương Khiết Trì - nhân vật nắm chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào ngày 1/11/2016 tại Nữu Ước, thỏa thuận giải quyết những khác biệt một cách xây dựng và mở rộng hợp tác trên những thách thức của khu vực và toàn cầu. Tòa Bạch Ốc đã đưa ra bản công bố ngắn nói rằng ba người đã gặp nhau ở Nữu Ước để duyệt lại những tiến triển mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đem lại sự ổn cố và xây dựng cho quan hệ song phương giữa hai nước.”

Rõ ràng Ô. Obama đang theo đuổi chính sách hòa hoãn với Hoa Lục và có lẽ cũng chẳng còn chính sách nào khác hơn trong khi Hoa Lục đang đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng Đông Nam Á.

- VnExpress ngày 2/11/2016:“Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte hôm nay dự lễ thả 17 ngư dân Việt Nam bị cáo buộc xâm phạm vùng biển Philippines. Tại lễ phóng thích, ông Duterte nói với các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ rằng ông đã ra lệnh xóa bỏ cáo buộc nhằm vào ngư dân Việt Nam do họ chỉ vào vùng biển Philippines để tránh thời tiết xấu. Theo AFP, mười bảy người đàn ông trên ba tàu cá bị bắt vào ngày 8 Tháng 9,2016.”



Ngư dân Việt vẫy tay chào tạm biệt Tổng thống Rodrigo Duterte và quan chức Philippines.

Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Ô. Duterte không theo đuổi chính sách xa lánh Việt Nam cho dù đang hòa hoãn với Trung Quốc.

- Reuters ngày 8/11/2016: “Vị đại sứ Phi sắp nhậm chức tại Bắc Kinh nói rằng việc Hoa Lục cho phép ngư phủ Phi Luật Tân trở lại Bãi Cạn Scarborough chứng tỏ Hoa Lục tuân thủ phán quyết của Tòa Hague dù không chính thức thừa nhận.”

Hiện nay Hoa Lục, về phía đông bắc đang bị Mỹ bao vây bởi lực lượng quân sự đóng tại Nam Hàn, Nhật Bản. Còn về phía đông nam bị ngăn chặn bởi lực lượng Mỹ đóng ở Phi Luật Tân. Để ngư phủ Phi trở lại Bãi Cạn Scarborough là chuyện nhỏ, kéo Phi Luật Tân về phía mình và đẩy Mỹ ra khỏi Phi mới là món lợi lớn. Đây là kế “dùng con tép câu con cá”. Lời tuyên bố của ông tân đại sứ Phi cho thấy Hoa Lục đang ở thế thượng phong.

- Reuters ngày 10/11/2016: “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte chúc mừng Ô. Trump đắc cử tổng thống và nói rằng ông sẽ ngưng cãi cọ với Hoa Kỳ. Trong cuộc thăm viếng cộng đồng Phi Luật Tân tại Mã Lai, Ô. Duterte nói rằng ‘Tôi muốn chúc mừng Ô. Trump. Muôn năm’ .“

Một số người trong ngành truyền thông Hoa Kỳ đã so sánh Ô. Trump với Ô. Duterte nhưng theo tôi sự so sánh này có vẻ gượng ép. Ngoại trừ lúc còn trẻ, từ lúc tranh cử cho tới nay Ô. Trump chưa bao giờ nói lời thô tục và chửi thề ai. Những lời tuyên bố nảy lửa của ông đều là những lời nói thẳng vào vấn đề của đất nước như: khủng bố Hồi Giáo, thất nghiệp, di dân bất hợp pháp, vấn đề hư đốn tham nhũng của các chính trị gia tại Hoa Thịnh Đốn, sự khống chế của các tập đoàn “vận động hành lang/đút lót cho các chính trị gia ” …và ông nói không hề giấu diếm theo kiểu “trung ngôn nghịch nhĩ” cho nên đã bị đối thủ bẻ quẹo và gán ghép. Do đó, một cách công bằng nhất chúng ta không thể so sánh Ô. Duterte với Ô. Trump và cũng không nên tiếp tục so sánh như vậy.

Bây giờ Ô. Trump đã là tổng thống, chúng ta có quyền phê phán những gì ông sẽ làm cho đất nước Hoa Kỳ và liệu ông có đem lại hòa bình và ổn định cho thế giới không. Và chúng ta cũng không nên bới móc thêm chuyện Bà Clinton đúng-sai, mà cần hướng về phía trước (move on) để quên đi quá khứ đau buồn.

D. Nhận Định:

Nước Mỹ đã chia rẽ trầm trọng trong thời gian tranh cử, chúng ta không nên đào sâu thêm hố chia rẽ nữa. Muốn một đất nước hay một cộng đồng tan hoang thì cứ chia rẽ, phổ biến luận điệu chia rẽ, cổ vũ cho sự chia rẽ và nuôi dưỡng đầu óc, tư tưởng chia rẽ… thì đúng như câu nói, “United we stand, divided we fall”. Chính vì ý thức được điều này mà Bà Clinton đã gọi điện thoại chúc mừng Ô. Trump và đọc diễn văn chấp nhận thua cuộc. Còn Ô. Obama cũng đã tiếp đón Ô. Trump tại Tòa Bạch Ốc để chuẩn bị bàn giao quyền lãnh đạo đất nước và giúp vị tân tổng thống chu toàn trách nhiệm và nhất là không để đất nước Hoa Kỳ - dù một giây một phút không có người lãnh đạo. Tất cả các chính trị gia Hoa Kỳ đều hành động như thế đã hơn 200 năm rồi.

Còn quần chúng, do quá thương yêu, tin tưởng vào một ứng cử viên nào đó thì vẫn còn bàng hoàng, chua xót khi kết quả bầu cử không đúng ý mình. Và họ có thể xuống đường biểu tình, đập phá. Nhưng những ai còn nghĩ đến tương lai của đất nước đều phải tự chế và hành động trong khuôn khổ luật pháp. Tự do và dân chủ chỉ tồn tại trên nền tảng “trọng pháp”. Nếu kỷ cương và luật pháp tan vỡ thì lúc đó bạo lực sẽ lên ngôi, dân chủ tự do cũng chết theo và con người sẽ “nói chuyện” với nhau bằng súng đạn, bom tự sát và bằng bất cử phương tiện nào để tranh thắng. Tôi tin chắc rằng những cuộc biểu tình chống đối kết quả bầu cử đang diễn ra trên đất Mỹ rồi cũng sẽ tan biến để trả lại đời sống bình thường cho người dân. Nước Mỹ đang phải đối đầu với những vấn đề vô cùng khó khăn chứ không dễ dàng như người ta tưởng.



Sau giây phút say men chiến thắng, giờ đây mặt Ô. Trump tỏ ra đăm chiêu cho dù lưỡng viện quốc hội và hành pháp nằm trong tay Đảng Cộng Hòa. Ít có vị tổng thống nào “hên”, may mắn như vậy. Ngoài những vấn để khẩn cấp của nước Mỹ như di dân, bảo hiểm y tế và công ăn việc làm, Ô. Trump đang phải đối phó với các vấn đề nóng bỏng của thế giới như cuộc chiến Iraq, Syria, sự căng thẳng với Nga-NATO có nguy cơ bủng nổ Đệ III Thế Chiến và nhất là Biển Đông nơi Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong. Nếu không khéo Mỹ sẽ mất Phi Luật Tân và Đông Nam Á cũng sẽ vuột khỏi tay Mỹ.

Trước thực tế của nước Mỹ và tình hình thế giới đó, Ô. Trump có thể:

- Giữ nguyên quan hệ đồng minh chiến lược với NATO, Nhật Bản và Nam Hàn nhưng buộc các quốc gia này chia xẻ thêm trách nhiệm với Hoa Kỳ. Ô. Trump sẽ gặp Thủ Tướng Nhật Abe vào tuần tới.

- Ông sẽ hủy bỏ hoặc giảm nhẹ cấm vận để đối lấy sự giàn binh bố trận của Nga tại vùng Baltic và Đông Âu…như thế tình hình căng thẳng với Nga tại Âu Châu sẽ giảm bớt. Hai Ô. Trump và Putin đã gọi điện thoại nói chuyện với nhau và thỏa thuận “Sẽ cùng làm việc để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Mỹ - Nga. Theo điện Kremlin, tổng thống Putin đã tuyên bố sẵn sàng đối thoại với chính quyền mới của Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng, theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.

- Ông sẽ hợp tác với Nga để giải quyết vấn đề Syria, không đòi hỏi phải lật đổ Ô. Assad hầu tập trung nỗ lực tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo. Như thế số phận của phe phiến quân do Ô. Obama tài trợ, huấn luyện và nuôi dưỡng đã an bài. Trong diễn văn tranh cử, nhiều lần Ô. Trump nhấn mạnh chúng ta không biết họ (phe phiến quân) là ai, ý nói họ có thể là khủng bố hoặc khủng bố trá hình hoặc chỉ là một hình thức khác của “Nhà Nước Hồi Giáo” và có thể là “cục nợ” của Mỹ và đồng minh.

- Ông sẽ xét lại Hiệp Định NAFTA (Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ) hình thành dưới đời Ô. Bill Clinton để cứu nguy dòng chảy kỹ nghệ Hoa Kỳ ùn ùn rời bỏ đất nước qua Mễ Tây Cơ chế tạo hàng hóa rồi đem trở lại bán rẻ cho dân Mỹ, khiến xí nghiệp Mỹ đóng cửa hàng loạt, công nhân thất nghiệp.

- Ông sẽ tăng thuế xuất hàng nhập cảng từ Hoa Lục để giải quyết vấn nạn thâm thủng mậu dịch lên tới 580 tỉ đô-la mỗi năm. Khi hàng nhập cảng từ Trung Quốc rẻ, hàng Mỹ chết. Khi hàng Trung Quốc đắt lên và nhiều khi là đồ dổm/rởm, thì kỹ nghệ chế tạo của Hoa Kỳ sống lại và dân chúng có công ăn việc làm.

- Còn đối với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ô. Trumpchỉ hù dọa vậy thôi để kiếm phiếu và kích động tự ái dân tộc trong lúc tranh cử. Nay đã là tổng thống, ông phải có trách nhiệm bảo vệ vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.

Theo tôi, Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là sợi dây nối kết cuối cùng để qua hợp tác kinh tế Hoa Kỳ có thể nắm giữ được các đồng minh Á Châu và là đối trọng với sức mạnh kinh tế gần như vô địch của Hoa Lục. Ông phải cho “đàn em” nó sống, nó có lời khi làm ăn buôn bán với ông thì nó mới theo ông chứ. Nay ông đóng cửa rút cầu, không cho đàn em sống thì chúng nó sẽ bỏ đi và đang bỏ đi… thì vị thế siêu cường của ông tiêu tan. Vả lại số thâm thủng mậu dịch của Mỹ với Việt Nam chỉ là năm, ba tỉ mỗi năm thì “nhằm nhò” gì đối với Mỹ. Hơn thế nữa Việt Nam bây giờ đang là trọng điểm chiến lược trong kế hoạch Xoay Trục của Mỹ tại Đông Nam Á một khi Phi Luật Tân đã bỏ đi. Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với ông Đại Sứ Ted Osius là Ô. Trump, Bà Clinton hay ông Trời ông Đất gì đi nữa cũng không thể hủy bỏ Hiệp Định TPP. Vì tầm mức quan trọng của TPP mà thủ tướng Mã Lai đã gọi điện thoại cho thủ tướng Nhật Bản yêu cầu nhắc nhở Ô. Trump nên ở lại với Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương nhân cuộc họp sắp tới đây.

Có lẽ rồi đây Ô. Trump cũng sẽ ghé thăm Việt Nam như ba ông Bush Con, Bill Clinton và Obama để tái cam kết “Hoa Kỳ vẫn là đồng minh tin cậy của các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Kỳ sẽ làm chủ Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh và thịnh vượng cho vùng này.” Theo tôi, Ô. Trump có thể hủy bỏ Hiệp Định NAFTA, nhưng nếu ông hủy bỏ Hiệp Định TPP sẽ là hành động tự sát. Trong khi cả thế giới đổ xô đến Đông Nam Á để hợp tác, làm ăn buôn bán mà Mỹ lại bỏ đi thì đó là hành động điên khùng. Qua những buổi thuyết trình của các cơ quan an ninh, tình báo về những vấn đề tối mật của quốc gia trong thời gian vừa qua, có thể Ô. Trunp đã nhìn thấy vấn đề. Trước đây khi tranh cử người ta đã đánh giá thấp Ô. Trump và đã thất bại. Nay ông thắng cử, thật lạ lùng, người ta vẫn cứ đánh giá thấp Ô. Trump. Chúng ta chờ xem những phỏng đoán trên có đúng hay không.



Đào Văn Bình



(California ngày 17/11/2016)

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Não Bộ trưởng và cái ghế Vụ trưởng



Tác giả: Lê Thanh Dũng sưu tầm (Truyện cười Hungari)
.



* Ở một cửa hàng “phụ tùng” người, có bầy bán tay, chân, mắt, mũi, gan, thận v.v . Một khách hàng muốn mua bộ não. Chủ cửa hàng nói:
– Chúng tôi có 3 cái não. Xin tuỳ ngài chọn. Đây là não của một nhà văn, 1200 đôla; đây là não một nhà khoa học, cũng 1200 đôla. Còn đây là não một bộ trưởng 3000 đôla.
– Tại sao não nhà văn, nhà khoa học thì rẻ mà não bộ trưởng lại đắt thế?
– Hai bộ não kia dùng nhiều rồi, còn não bộ trưởng hầu như mới toanh, chưa dùng đến…




* Một ông dẫn con trai vừa tốt nghiệp đại học đến xin việc tại một cơ quan cấp bộ. Sau khi xem xét kĩ hồ sơ, học bạ, ông chánh văn phòng bộ bảo:
– Tôi sẽ cho cháu làm trưởng phòng. Ông thấy sao?
Ông bố giãy nảy:
– Ôi thưa ông, cháu vừa tốt nghiệp, xin ông cho cháu làm nhân viên thường thôi ạ.
– Tôi đã đọc kỹ học bạ của cháu rồi, nó chưa đủ giỏi để làm nhân viên, nhưng không đến nỗi kém để làm vụ trưởng. Cho nên tôi nghĩ làm trưởng phòng là thích hợp.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời


Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời

Tác giả: VietNamNet




Truyền hình quốc gia Cuba vừa đưa tin, cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90.




Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố: “Theo ý nguyện của đồng chí Fidel, thi hài của ông sẽ được hỏa táng vào sáng sớm ngày 26/11”.

Ông Fidel Castro lãnh đạo Cuba hơn nửa thế kỷ rồi sau đó chuyển giao quyền lực cho em trai là Raul năm 2008.

Lãnh tụ Cuba sinh ngày 13/8/1926. Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người kiệt xuất nhất của thế kỷ XX. Ông là người đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài, dẫn dắt quốc gia Caribe này đến con đường độc lập ngày hôm nay.

VietNamNet

Cuba để quốc tang 9 ngày


Chính phủ Cuba sáng 26/11 (giờ địa phương) thông báo tro cốt của cựu Chủ tịch Fidel Castro sẽ được mai táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia tại tỉnh Santiago de Cuba vào ngày 4/12.

Người dân Cuba sẽ có thể tới viếng nhà lãnh tụ cách mạng tại đài tưởng niệm José Martí ở thủ đô Havana vào hôm 28 và 29/11. Một cuộc mít-tinh lớn sẽ diễn ra tại thủ đô vào lúc 7 tối ngày 29/11.




Vào ngày hôm sau, tro cốt của cựu Chủ tịch Cuba sẽ bắt đầu hành trình dọc theo tuyến đường kỷ niệm chiến thắng của ông vào năm 1959.

Vào lúc 7h sáng ngày 4/12, tro cốt của ông sẽ được mai táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia, nơi an nghỉ của người anh hùng Cuba thế kỷ 19 José Martí và nhiều nhân vật hàng đầu trong lịch sử Cuba.
17h20




Putin trân trọng ‘người bạn trung kiên và chân tình’

Ảnh Adalberto Roque/EPA


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi thông điệp tới Chủ tịch Cuba Raul Castro:

“Tên tuổi của nhà chính trị kiệt xuất này luôn là biểu tượng của toàn bộ thời đại trong lịch sử thế giới’.

“Đất nước Cuba tự do, độc lập mà ông và đồng đội xây dựng đã trở thành thành viên có ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế, và là tấm gương cho nhiều nước, nhiều dân tộc noi theo’.

“Fidel Castro là người bạn chân tình, trung kiên của nước Nga. Bản thân ông đã nỗ lực hết mình xây dựng và phát triển mối quan hệ Nga – Cuba, hợp tác toàn diện, chặt chẽ trên mọi phương diện”.

“Người đàn ông mạnh mẽ, kiệt xuất này luôn tự tin hướng về phía trước. Ông là hiệu thân của những lý tưởng cao đẹp của một chính khách, công dân và một người yêu nước, luôn theo đuổi sự nghiệp mà ông cống hiến cả đời mình’.

“Kỷ niệm về ông luôn sống mãi trong trái tim người Nga”.
16h30



Quỹ Nelson Mandela đã gửi “Lời chia buồn sâu sắc nhất tới người dân và Chính phủ Cuba”.

Ảnh Reuters


Lãnh tụ Fidel Castro từng là bạn và đồng minh của ông Nelson Mandela, cả hai đã hiến dâng cho cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid.

Ông Nelson Mandela nhận xét: “Ngay từ những ngày đầu, cuộc cách mạng Cuba đã là nguồn cảm hứng cho tất cả những người yêu chuộng tự do. Chúng tôi ngưỡng mộ sự hy sinh của nhân dân Cuba trong việc duy trì độc lập và tự chủ trong bối cảnh luôn phải đối mặt với các chiến dịch xấu xa của đế quốc nhằm hủy diệt sức mạnh của cuộc cách mạng Cuba.”


Hình ảnh Fidel Castro với các lãnh đạo Việt Nam

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, Cuba và vị lãnh tụ Fidel Castro đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật khởi.


Độc giả VietNamNet tiếc thương lãnh tụ Fidel Castro

Độc giả VietNamNet đã bày tỏ sự tiếc thương trước tin cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cách mạng Cuba Fidel Castro đã qua đời.
15h52




Phóng viên BBC Will Grant tại Havana cho hay, khi nói về thông tin Fidel Castro qua đời người dân Cuba đều rơi lệ khi trả lời.
15h44




Lãnh đạo thế giới chia buồn

Nhiều nhà lãnh đạo Mỹ Latinh bày tỏ nỗi buồn về sự ra đi của ông Fidel Castro.

Ảnh Reuters


Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto viết trên Twitter: “Fidel Castro là một người bạn của Mexico, người khởi xướng quan hệ song phương dựa trên sự tôn trọng, đoàn kết và đối thoại”.

Tổng thống El Salvador Sanchez Ceren viết: “Chúng tôi nhận tin về sự ra đi của người bạn, người đồng chí thân thiết với nỗi buồn sâu sắc”.

Tổng thống Ecuador Rafael Correa viết: “Fidel là một nhân vật vĩ đại. Cuba muôn năm. Mỹ Latinh muôn năm”.

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro viết: “Gửi tới tất cả các nhà cách mạng trên thế giới, chúng ta phải tiếp tục di sản của Fidel và lá cờ của độc lập, của xã hội chủ nghĩa, của tổ quốc”.
15h25




“Thông tin không ai muốn đón nhận”

Ảnh Reuters


Người dân thủ đô Havana đang tận hưởng một tối thứ sáu vui vẻ thì thông tin dữ về cựu Chủ tịch Fidel Castro được thông báo.

“Đó là quy trình của cuộc sống nhưng đó là thông tin chưa ai sẵn sàng đón nhận. Và còn buồn hơn nữa đó là tin lãnh tụ qua đời”, một nữ cư dân Havana nói.

“Tôi cảm thấy rất buồn. Fidel Castro là một người mà ai cũng yêu quý và tôn trọng”, một cư dân Havana khác nói.


Những phát ngôn nổi tiếng của Chủ tịch Fidel Castro

Cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro đã có những phát ngôn đáng nhớ trong suốt sự nghiệp chính trị vĩ đại của mình.
15h12




Ông Fidel Castro sẽ được hỏa táng trong ngày 26/11, vài giờ sau khi có thông báo ông qua đời. Phóng viên BBC Will Grant ở Havana cho hay, việc hỏa táng sớm là truyền thống ở Cuba.

Đại sứ quán Cuba tại Mỹ viết: “Yên nghỉ vĩnh hằng, Nhà chỉ huy. Hôm nay, 25/11, lúc 10h29 phút tối, Tổng tư lệnh cuộc cách mạng Cuba Fidel Castro Ruz qua đời.


Video lễ mừng sinh nhật cuối cùng của lãnh tụ Fidel Castro

Ngày 13/8/2016, lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã có buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 90 cùng em trai Raul và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
14h36




Phóng viên của hãng tin AP có mặt tại La Havana ghi lại phản ứng của người dân Cuba khi nghe tin Fidel Castro qua đời:

Carlos Rodriguez, 15 tuổi, nói “Fidel qua đời? Điều đó không có thật”. “Đó là một thảm kịch”, y tá Dayan Montalvo 22 tuổi nói. “Chúng tôi lớn lên với ông. Tôi vô cùng đau buồn khi nghe tin”
14h21


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết trên Twitter, chia buồn với Cuba về sự ra đi của Fidel Castro “một trong những nhân cách biểu tượng của thế kỷ 20” và Ấn Độ tiếc thương một người bạn vĩ đại.
14h10









Cuộc đời của lãnh tụ Fidel Castro qua ảnh

Dưới đây là những bức ảnh về cuộc đời của Fidel Castro, nhà cách mạng vĩ đại, người nắm quyền điều hành đất nước Cuba trong gần nửa thế kỷ.



13h50




Chủ tịch Raul Castro tuyên bố: “Theo ý nguyện của đồng chí Fidel, thi hài của ông sẽ được hỏa táng vào sáng sớm ngày 26/11”

Ông Fidel Castro vẫn sống sót dù bao lần đối mặt với các vụ ám sát của CIA và những nhân vật chống đối hồi đầu những năm 1960.

Năm 2002, ông từng nói: “Tôi chưa bao giờ sợ chết. Tôi chưa bao giờ lo lắng về cái chết”.
13h45




Imran Khan, cựu cầu thủ cricket sau này là lãnh đạo đảng Tehreek-e-Insaf của Pakistan viết trên Twitter: Hôm nay, thế giới mất đi nhà lãnh đạo cách mạng mang tính hình tượng, Fidel Castro – người giải phóng đất nước khỏi mọi hình thái của chủ nghĩa đế quốc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro – Ảnh: Reuters

Nhà cách mạng vĩ đại – nhân vật kiệt xuất



Lãnh tụ Cuba Fidel Castro sinh ngày 13-8-1926. Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trong những người kiệt xuất nhất của thế kỷ XX.

Ông là người đã ghi danh Cuba vào lịch sử nhân loại với cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài, dẫn dắt quốc gia Caribe này đến con đường độc lập ngày hôm nay.

Fidel Castro Ruz, người tập hợp các lực lượng cách mạng Cuba vào một chính đảng duy nhất và sáng lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa tại đảo quốc Caribe này, đã ghi lại dấu ấn đậm nét không chỉ trong lịch sử của “hòn đảo tự do” mà còn cả trong lịch sử của Mỹ Latinh, châu Phi và thế giới nói chung.

Ông từng nắm giữ chức vụ Thủ tướng Cuba từ năm 1959 tới năm 1976, và sau đó là Chủ tịch Cuba cho tới khi từ nhiệm vào năm 2008. Ông cũng là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba trong giai đoạn 1965-2011.

Trong cuộc tấn công lịch sử vào trại lính Moncada ngày 26-7-1953 – sự kiện thường được kỷ niệm như khởi đầu của cuộc Cách mạng 1959, ông Fidel vừa là nhà chỉ huy, vừa là chiến sĩ nơi tuyến đầu.

Sau khi cách mạng thành công, tinh thần tiên phong gương mẫu đó vẫn tiếp tục được ông thể hiện cả trong các chiến dịch quốc phòng như chiến dịch truy quét các nhóm vũ trang phản cách mạng do Cục Tình báo trung ương Mỹ – CIA – hậu thuẫn hay Chiến thắng Girón năm 1961.

Lòng quả cảm và tinh thần đối đầu trực diện hiểm nguy là điều mà Fidel chưa bao giờ thiếu hay đánh mất, kể cả khi đã là lãnh đạo tối cao của Cuba.

Ông đã được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness là người sống sót qua nhiều âm mưu ám sát nhất do CIA cùng các thế lực vây cánh tiến hành – 638 vụ theo thống kê chính thức của Cuba.

Người dân Việt Nam cũng không bao giờ quên được việc Fidel là nguyên thủ đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng tại tỉnh Quảng Trị, ngay vào thời điểm cuộc chiến vẫn còn khốc liệt vào tháng 9-1973, theo đề xuất của chính ông.

Tất nhiên, lòng quả cảm của ông không chỉ thể hiện qua những hành động mang tính quên mình đó, mà còn cả trong việc dám chọn lựa một con đường chông gai nhưng đúng đắn để theo đuổi và sau này là phát triển đất nước, đi ngược lại lối mòn của tất cả các nước trong khu vực khi đó và thách thức siêu cường lớn nhất thế giới chỉ cách Cuba 150 km đường biển để bảo vệ khát vọng về độc lập và tự chủ của dân tộc mình.

Chính những điều này đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của Fidel nói riêng và của cách mạng Cuba nói chung trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực Mỹ Latinh.

TTXVN



13h40




Năm 2007, Tổng thống Venezuel thời điểm đó Hugo Chavez từng nói: “Đối với tôi, Fidel là một người thầy. Một người thông thái sẽ không bao giờ chết, một người như Fidel sẽ không bao giờ qua đời vì ông luôn là một phần của nhân dân”.

Còn ông Nelson Mandela nhận xét: “Ngay từ những ngày đầu, cuộc cách mạng Cuba đã là nguồn cảm hứng cho tất cả những người yêu chuộng tự do. Chúng tôi ngưỡng mộ sự hy sinh của nhân dân Cuba trong việc duy trì độc lập và tự chủ trong bối cảnh luôn phải đối mặt với các chiến dịch xấu xa của đế quốc nhằm hủy diệt sức mạnh của cuộc cách mạng Cuba.”

Chủ tịch Raul Castro thông báo Lãnh tụ Fidel Castro qua đời trên truyền hình quốc gia Cuba:
13h20



Chủ tịch Cuba đương nhiệm Raul Castro đã thông báo về cái chết của anh trai trên truyền hình quốc gia và cho hay, thi hài của ông Fidel sẽ được hỏa táng.




Hồi tháng 4, ông Fidel có lần xuất hiện hiếm hoi tại đại hội đảng Cộng sản ở Havana và thừa nhận rằng ông không thể sống mãi mãi.

Hiện, truyền hình quốc gia Cuba chưa đưa thêm chi tiết nào ngoài thông báo tin Fidel Castro qua đời vào tối 25/11 giờ địa phương.
13h18




Trong thế kỷ 20, chỉ có ít người có ảnh hưởng sâu sắc tới một quốc gia hơn là Fidel Castro có ở Cuba, Robert Pastor, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, nói với CNN vào năm 2012.

“Fidel Castro đã tái định hình Cuba bằng hình ảnh của mình. Cuba trở thành một nơi khác hơn vì ông ấy đã sống và qua đời ở đó”, ông Pastor nói trước khi qua đời vào năm 2004.



Ông Castro đã sống và chứng kiến “sự tan băng lịch sử” trong quan hệ giữa Cuba và Mỹ. Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, Mỹ sẽ tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba và kêu gọi Quốc hội dỡ bỏ cấm vận kinh tế kéo dài 52 năm với quốc đảo này.
13h10




Những hình ảnh Chủ tịch Fidel Castro với Việt Nam:
12h40



Truyền hình quốc gia Cuba vừa đưa tin, cựu Chủ tịch, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng cộng sản Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90.

—————

http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/cuba-cuu-chu-tich-fidel-castro-qua-doi-342109.html

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

CBCNVC tố cáo ông Trần Bình Minh- TGĐ Đài THVN tham ô tham nhũng


CBCNVC tố cáo ông Trần Bình Minh- TGĐ Đài THVN tham ô tham nhũng


Tác giả: Thiều Quang Thắng (theo FB Đức Bảo Phạm)








Chúng tôi là CBCNVC thuộc Đài Truyền Hình Việt Nam, xin báo cáo đến các đồng chí về những sai phạm của UVTWĐ, Tổng Giám đốc Trần Bình Minh tại Đài THVN trong 5 năm qua về việc tham ô, tham nhũng, chỉ đạo chệch hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Cụ thể:


Trong nhiệm kỳ của Ông Minh 2011 – 2016, với cách điều hành trù dập, độc đoán, chỉ có tiền; Ông Minh đã gây ra hàng loạt sai phạm về điều hành kinh tế:

1. Vụ Lê Bình tham ô 3,5 tỷ khi còn làm Trưởng phòng Kinh tế thuộc ban Thời sự: C46 Bộ Công An đã 4 lần làm việc với Đài, số tiền tham nhũng cũng được thu hồi hiện đang treo ở Ban Thời sự; nhưng Trần Bình Minh bao che, không báo cáo với Lãnh Đạo Đài, Đảng Ủy Đài. Sau đó, dùng quyền uy hiếp Đảng Ủy thành lập đơn vị mới rồi bổ nhiệm Lê Bình làm giám đốc Trung Tâm tin tức VTV24. Bộ Công an biết tin đã có ý kiến không được để Lê Bình làm Bí thư Đảng Bộ VTV24 vì đã có bằng chứng về tham nhũng; nhưng Trần Bình Minh phớt lờ, vẫn cho Lê Bình làm Giám đốc và 7 tháng sau ngang nhiên bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy VTV24. Để từ đó Lê Bình thao túng VTV24 làm công cụ đánh chỗ nọ chỗ kia để lấy tiền về cho Trần Bình Minh. Cho đến khi, Trung Ương Đảng thấy nếu để cô này vẫn làm giám đốc VTV24 nữa thì căng quá, nên đã đơn phương có văn bản đề nghị Đài không cho cô Bình làm giám đốc VTV24 mà không cần tham khảo ý kiến của Đài vì biết Trần Bình Minh bênh vực cô bồ ruột của ông ta.





Đề nghị làm rõ mối quan hệ đã làm tổn hại đến Đài, dân tộc Việt Nam và trách nhiệm của ông Minh trong mối quan hệ Lê Bình-Bình Minh. Đã có bằng chứng tội phạm, đề nghị khởi tố vụ án. Chưa kể, chỉ trong thời gian năm 2015, ông ta cấp cho VTV 200 tỷ chi tiêu vô tội vạ, vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc tài chính, các chứng từ, hợp đồng cơ bản là giả mạo, khống để rút tiền chia nhau, cấp cho Lê Bình 5 xe hơi đời mới. Cổ súy cho cô bồ Lê Bình đi Syria làm phóng sự để cho nổi tiếng để làm cơ sở đẩy lên làm Phó Tổng giám đốc Đài; chi phí cho chuyến đi khoản 200.000 USD; phóng sự giả dối đã gây bất ổn về chính trị giữa Việt Nam với tổ chức phiến quân tự xưng IS, sau đó ông Minh còn cấp bằng khen, thưởng nóng 30 triệu cho Lê Bình (đài BBC đưa tin).

2. Vụ tham nhũng của ông Nguyễn Thành Lưu – Nguyên Tổng Biên tập tạp chí truyền hình: Ông Minh bổ nhiệm ông Lưu năm 2012, ông Lưu chạy chức này hết 500.000 USD và chỉ hơn một năm sau, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Đài THVN năm 2014 phát hiện ông Lưu đã tham nhũng 6 tỷ, nay đã nộp 3 tỷ 500 triệu, hiện số tiền đang treo ở Ban KHTC mà không biết xử lý số tiền này ra sao? Mặc dù ông Lưu đã bị cách chức, khai trừ Đảng, nhưng trách nhiệm của ông Minh ra sao? Đến nay ông Minh đã xin cho ông Lưu chuyển sang AVG để chạy tội.

3. Vụ tham nhũng tại Tạp chí Truyền hình, cô Nguyễn Thị Đào lợi dụng sóng của THVN đã tham nhũng 6 tỷ VNĐ, nay đã nộp 1,7 tỷ. Ông Minh bưng bít chuyển cô này về doanh nghiệp VTVcap để tránh bị khởi tố.

4. Do quản lý yếu kém nên dự án xây dựng tòa nhà làm việc của Đài bị đối tác nước ngoài là Sumimoto kiện, năm 2013 ông Minh đã chấp nhận trả cho đối tác khoản tiền phạt do VTV vi phạm hợp đồng là 10.000.000 USD tương đương 220 tỷ VNĐ. Khoản tiền này lấy từ ngân sách nhà nước. Không ai chịu trách nhiệm trong vụ này cả. Đề nghị làm rõ việc này, trách nhiệm của ông Minh ra sao?

5. Vụ điều hành yếu kém nên doanh nghiệp VSTV (K+), là DN liên doanh với Pháp mà VTV chiếm 51% vốn đến nay đang thua lỗ 1.950 tỷ. Chắc chắn sẽ mất vốn nhà nước ở tại doanh nghiệp này.

6. Vụ tham ô ở Trung tâm Mỹ thuật: Ông Liết làm Tổng Giám Đốc của doanh nghiệp K+ làm lỗ 1.800 tỷ, vẫn hưởng lương 100 triệu/tháng. Năm 2014 đã chạy ông Minh mất 500.000 USD về Đài. Được ông Minh o bế bất chấp làm ăn thua lỗ ở K+, đã vận động bằng được cho ông Liết vào Ban chấp hành Đảng Bộ Đài và bổ nhiệm làm Giám đốc Trung Tâm Mỹ thuật và để thu hồi vốn chạy chức này. Với cương vị mới, chỉ trong hơn một năm 2014-2015, ông Liết đã tham nhũng 2 tỷ bằng cách khai khống khối lượng, giả mạo giấy tờ trong chương trình Sasuke để rút tiền ra chia nhau; thanh toán 7 tỷ không đúng quy trình (việc này do anh Nguyễn văn Hùng là nhân viên của Trung tâm đứng chính danh đơn tố cáo với Bộ Công an, với Đài, thanh tra của Đài vào làm đã có kết luận như vậy). Trách nhiệm của ông Minh trong vụ này ra sao? Hiện nay C46 đang vào làm nhưng ông Minh đang bưng bít thông tin, chỉ đạo ông Liết gây khó khăn cho bên công an trong việc tiếp cận hồ sơ. Đề nghị làm rõ việc này.

7. Bổ nhiệm bà Thanh Thư làm Giám đốc Trung tâm thời tiết: chỉ trong một thời gian ngắn hơn 1 năm, bà Thư đã tham ô bỏ túi hơn 2 tỷ, ăn chặn tiền sản xuất của anh em; Thanh tra Đài vào kiểm tra, phát hiện sai phạm, báo cáo ra Đảng ủy Đài thì ông Minh chỉ đạo ỉm đi, xử lý nội bộ. Đến nay chỗ đó còn âm ỷ, anh em đã phản ứng tiêu cực bằng cách gây lỗi trên sóng trong chương trình thời tiết.

8. Phần lớn các dự án mua sắm thiết bị của Đài Truyền hình Việt Nam đều thông qua công ty Techcast với giá thành cao hơn 40% và quy trình đấu thầu đều có vấn đề sai phạm (Ví dụ: một camera giá thị trường là 8500 USD thì trong các hợp đồng luôn là hơn 13000 USD…)

9. Việc bán sóng cho các công ty sản xuất chương trình như ADT, BHD, Đất Việt,… đều làm thất thoát mỗi năm khoảng 1000 tỷ. Bán sóng cả kênh văn hóa, giải trí VTV3: kênh VTV3 là niềm tự hào của những người làm chương trình ở VTV, là những người đầu tiên ở Việt Nam đưa giải trí lành mạnh đến với khán giả Việt Nam; ông Minh về đã phá nát kênh VTV3, đẩy những người ở VTV3 ra thất nghiệp dưới chiêu bài xã hội hóa; thực chất là bán sóng cho tư nhân. Các chương trình giải trí chỉ phục vụ cho tầng lớp giàu có, giải trí nhí nhố, xa với người dân; trong khi đó bao nhiêu chương trình chính trị phục vụ Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước thì không đưa. Chính vì vậy đạo đức xã hội của thanh niên xuống cấp trong thời gian qua có trách nhiệm của VTV và Tổng Giám đốc Trần Bình Minh.

Có đến 90% các chương trình giải trí trên VTV3 được đẩy ra ngoài sản xuất để chia chát nhau qua chia doanh thu quảng cáo; một chương trình giải trí trên VTV3 bình quân thu 5 tỷ; VTV 50%; đối tác 50%. Như vậy đối tác một năm đã kiếm lời trên VTV 2,5 tỷ x 365 ngày = 912 tỷ. Việc ăn chia là hoàn toàn sai chế độ tài chính kế toán, gây tiền thất thoát rất lớn do quản lý yếu kém. Trách nhiệm của ông Minh là rất lớn. Trong đó chắc chắn có sự chia lại cho ông Minh và những người có liên quan.

10. Đài Truyền hình Việt Nam trong những năm qua, sản xuất nhiều chương trình nhảm nhí nhằm mục đích kiếm tiền, chia chát, gây phẫn nộ trong dư luận và đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Về nội dung: chưa bao giờ các chương trình của Đài THVN – Đài Quốc gia lại có nhiều sai sót có tính truyền thống như thời kỳ này. Lý do là sự yếu kém của ông Tổng Giám đốc trong quản lý báo chí; lúc nào cũng tự cao tự đại cho mình là người rất giỏi nhất; ai nói cũng nhảy vào chặn họng người đối thoại. Do vậy không ai đối thoại, trao đổi với ông Tổng Giám đốc nữa, dẫn đến khi một mình diễn thuyết về báo chí cả buổi hôm 21/6 đã tự khóc và thừa nhận mình cô đơn (thực chất ông Minh học về Luyện kim, mỏ ở Nga – chưa từng qua một khóa đào tạo về báo chí cách mạng). Bộ Thông tin Truyền thông đã thống kê có đến hơn 50 trường hợp sai sót có tính yếu kém về chính trị (như bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), yếu về văn hóa (làm khồ bằng khăn Piêu), tục tĩu trên sóng Truyền hình Quốc Gia…

11. Việc Ông Trần Bình Minh bổ nhiệm Đinh Trần Việt là cháu ruột phụ trách trung tâm tin tức VTV24 và con trai Trần Việt Hoàng làm lãnh đạo Phòng tại VTV24… Con dâu và nhiều cháu chắt trong đài Truyền hình Việt Nam gây bức xúc dư luận, sai quy trình tuyển dụng bổ nhiệm. Về nhân sự: trong nhiệm kỳ của Ông Minh, ông ta bổ nhiệm gần 200 cán bộ; trong đó việc bổ nhiệm “đúng quy trình’’nhưng đều do sự sắp đặt của ông Minh. Cụ thể:

– Bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Lưu làm Giám đốc vào 2013 thì 2014 ông Lưu bị cách chức vì tham ô số tiền 7tỷ, hiện đã nộp 3,5 tỷ. Nay ông Minh bày cách cho ông Lưu chuyển sang AVG để né tội.

– Bỏ nhiêm ông Cao Văn Liết làm giám đốc Trung tâm Mỹ thuật của Đài trong khi ông Liết trước đó làm lỗ 1.800 tỷ tại doanh nghiệp K+ và chỉ làm giám đốc TT Mỹ thuật 2 năm, ông ta đã tham nhũng 2 tỷ, làm thất thoát 7 tỷ; hiện thanh tra Đài, C46 Bộ Công an đã vào điều tra.

– Bổ nhiệm bà Lê Bình làm Giám đốc VTV24 – Chuyển Động 2014 khi vẫn còn dính án tham nhũng 3,5 tỷ và còn là Trưởng phòng Bản tin tài chính Ban Thời sự; hồ sơ vẫn treo ở C46 Bộ Công An.

– Bổ nhiệm bà Thanh Thư làm Giám đốc Trung tâm thời tiết, thì chỉ một năm sau bà Thư dính tội ăn chặn, giả chứng từ 2 tỷ.

12. Chiếu theo nghị quyết Trung Ương 4 khóa XII, ông Minh có nhiều biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hóa, suy thoái đạo đức.

13. Ở VTV người ta gọi ông Minh là Minh Toàn Quyền (Toàn là lái xe riêng; Quyền là Thư ký riêng), còn Lê Bình là bồ ruột không biết sợ ai vì Bình là đệm của Trần Bình Minh. Công việc giao cho các cấp phó nhưng ông ta lại vượt phó chỉ đạo trực tiếp hết; cấp phó đã chỉ đạo công việc thì ông ta chỉ đạo ngược lại, làm mất uy tín phó rồi coi cấp phó kém trình độ. Chính vì vậy mà hàng loạt sai phạm của các đơn vị cấp dưới liên tục xảy ra; vì khi Phó Tổng giám đốc chỉ đạo cơ sở thì họ nói “việc này đã báo cáo TGĐ và TGĐ chỉ đạo làm như thế này”. Chính vì vậy, các cấp phó không quản lý được các đơn vị làm cho họ luôn có sai phạm như: Phó TGĐ Nguyễn Thị Thu Hiền dính vụ tham nhũng ở tạp chí, VTV24, TT dự báo thời tiết; ông Lương Phó TGĐ dính vụ Quảng cáo, K+; ông Lam Kiết Tường Phó TGĐ dính vụ tham nhũng của cô Đào Tạp chí, vụ ông Phạm Phi Thường Giám đốc VTV Cần Thơ; ông Phó TGĐ Phạm Việt Tiến dính vụ tham nhũng lớn của ông Liết ở Trung tâm Mỹ thuật.

Trên đây là những vụ mà chúng tôi nắm được chính xác 100%, đề nghị các đồng chí cho kiểm tra; và đây cũng lý giải tại sao chỉ trong khoảng thời gian cầm quyền 5 năm, Đài không còn quỹ Phúc lợi. Thu nhập của CBCNVC xuống thấp, không còn dự phòng cho các khoản đầu tư, lý do là ông Minh và bè lũ tham nhũng ở Đài đã rút ruột hết rồi.

Rất mong các đồng chí cho kiểm tra trước khi tái bổ nhiệm ông Minh làm Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2016-2021.

Trân trọng!

Những cán bộ tâm huyết Đài THVN gửi đơn này.

Nguồn: FB

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Khoa học gia Mỹ: Phát hiện bí mật nhân quả báo ứng









Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh được nhân quả báo ứng này dựa trên kỹ thuật của khoa học hiện đại.




Mọi sự việc nhất định là có nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân thì việc gì cũng không xảy ra được, đó là nguyên lý của luật nhân quả. Nguyên lý này rất nhiều người có thể lý giải được và cũng dễ lý giải. Nhưng trường hợp nhìn bằng mắt thì thấy nguyên nhân và kết quả như là không có mối liên hệ gì hoặc là trường hợp hai người cách nhau quá xa trên trục thời gian nên người ta không ngừng nghi ngờ về sự tồn tại của quan hệ nhân quả. Và có không ít người không tin nhân quả báo ứng được nói đến trong Phật Giáo.

Các nhà nghiên cứu của đại học Texas, Mỹ và đại học Cardiff, Anh đã nghiên cứu quan hệ nhân quả của thiện ác báo ứng bằng kỹ thuật dựa trên các số liệu thống kê. Trạng thái sức khỏe của các tội phạm thời niên thiếu có một thân thể khỏe mạnh nhưng khi đến độ tuổi trung niên lại lập tức trở nên xấu đi là rất nhiều trường hợp. Tỷ lệ cần nhập viện trị liệu và có xảy ra tổn hại đến thân thể cao hơn gấp mấy lần những người thông thường. Điều đó cũng có thể được lý giải do trạng thái tâm lý và tập quán sinh hoạt không tốt vốn có của các phạm nhân đã dẫn đến, mặt khác cũng có thể lý giải vì họ đã từng làm việc xấu nên sẽ có ác báo.

Tiếp nữa, trên nghiên cứu của lĩnh vực hóa học thần kinh thì các hiện tượng tiếp đó cũng được phát hiện.

Khi con người mang trái tim nhân hậu hay là người có tư duy tích cực thân thể sẽ được tiết ra vật chất truyền qua dây thần kinh thúc đẩy sự khỏe mạnh của các tế bào, cơ năng của tế bào miễn dịch trở nên linh hoạt dẫn đến trạng thái khó mắc bệnh. Ngược lại, khi người ta ôm giữ ác tâm hay là tư duy tiêu cực sẽ tiết ra vật chất truyền qua dây thần kinh thúc đẩy sự suy yếu của các tế bào, thân thể sẽ tiến đến trạng thái sức khỏe không tốt.


Điều này cũng có thể được lý giải được là biểu hiện của quan hệ nhân quả hay là thiện ác báo ứng.




Tiếp đến, là từ một nghiên cứu khác của Mỹ đã phân biệt rõ ràng việc trạng thái tâm lý không tốt và việc sinh ra độc tố trong thân thể. Nghiên cứu này đặc biệt xử lý cốc thủy tinh bị đóng băng khi thổi hơi thở vào và kiểm tra thành phần vật chất dính trên thành cốc. Thông thường vật chất dính trên thành cốc là những vật chất không màu trong suốt. Nhưng trường hợp những người ôm giữ những tâm như tức giận, thù oán, sợ hãi, tật đố…hay những tâm tình mang tính phụ diện khi thổi hơi thở vào cốc thì vật chất bám trên thành cốc mang những màu sắc dị thường. Lấy những vật chất này đem phân tích thành phần hóa học thì thấy đều là những vật chất có hại cho thân thể. Người ôm giữ những tâm xấu rất dễ dẫn đến những hành vi không tốt. Thế nhưng trên thực tế rất ít người biết được sự thật từ trước lúc làm việc xấu rằng tự mình lại đang làm hại chính mình.

Việc đó cũng có thể nói là một hình thức nữa của thiện ác báo ứng.

Gần đây, cộng đồng nghiên cứu đại học Yale và đại học California đã tiến hành nghiên cứu :”Tại sao quan hệ xã hội tốt xấu lại có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong?”. Lấy ngẫu nhiên 7000 người làm đối tượng nghiên cứu rồi tiến hành điều tra thăm dò trong 9 năm. Người hòa nhã, dễ gần với những người xung quanh và sẵn lòng giúp đỡ người khác và người tâm địa nhỏ hẹp, đẩy những thứ bất lợi cho người khác, bảo vệ lợi ích bản thân mình, trước đó đều ở trạng thái sức khỏe tốt. Thấy rằng tỷ lệ tử vong của người sau cao hơn người trước từ 1,5 đến 2 lần. Con người, giai tầng xã hội và tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều cho kết quả tương đồng. Căn cứ vào kết quả này, các nhà khoa học đã phát biểu rằng: việc nỗ lực hành thiện có thể kéo dài sinh mệnh.

Thực ra, từ 2000 năm trước người cổ đại đã lý giải được quan hệ nhân quả này. Khổng Tử có câu: ” nhân giả thọ “. Nghĩa là người nhân nghĩa, lương thiện sẽ được trường thọ, sống lâu. Và trong cuốn “Hoàng đế nội kinh” của y học Trung Hoa cổ đại có ghi “Điềm đạm hư vô, chân khí tòng chi. Tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai”. Có nghĩa là tâm trong sạch không có tà niệm thì sẽ giữ được chân khí (khí trời ban), giữ tinh thần được khỏe mạnh thì bệnh tật sẽ không đến.

Như vậy, từ lý luận cổ đại và từ kết quả nghiên cứu cận đại đã cho thấy rằng: thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Suy ngẫm về tự do







Tác giả: Nguyễn Văn Trọng


Tôi nhận thấy nhiều người Việt thường hiểu TỰ DO như đồng nghĩa với “muốn làm gì thì làm“; họ cho rằng đòi hỏi TỰ DO giống như đòi hỏi tình trạng vô kỉ luật, vô chính phủ gì đó. Những người này hình như lo lắng nhiều cho tình trạng xã hội hỗn loạn hiện nay, nên biểu lộ một thái độ không mấy thiện cảm với khái niệm TỰ DO. Sự hiểu lầm này trước đây hình như cũng khá phổ biến ở phương Tây nên các tác giả bàn về tự do đều rất cẩn trọng trong định nghĩa khái niệm của mình. J.S. Mill quan tâm đến khoảng không gian riêng tư của cá nhân không trực tiếp ảnh hưởng đến xã hội, vì thế xã hội không nên can thiệp vào.



Ông muốn thiết lập ranh giới cho sự can thiệp chính đáng của xã hội vào cuộc sống cá nhân. I. Berlin thừa nhận tự do là một từ ngữ khá mơ hồ và tăm tối, vì thế mà người ta gán cho từ ngữ ấy vô số ý nghĩa khác nhau. Ông bàn về hai khái niệm khác nhau của TỰ DO: tự do phủ định (negative) và tự do khẳng định (positive). G.P. Fedotov cho rằng thật hiển nhiên là không gian tự do cá nhân trong mối quan hệ với xã hội không thể là vô hạn được vì như thế là triệt tiêu luôn cả khái niệm xã hội như một cộng đồng sinh hoạt có tổ chức. Như vậy cách hiểu TỰ DO như “muốn làm gì thì làm” khiến cho khái niệm TỰ DO trở thành vô nghĩa và G.P. Fedotov cho rằng đó là thủ thuật quen thuộc mà các kẻ thù của TỰ DO ưa sử dụng để bác bỏ quyền tự do.

Đối với tôi thì việc tiếp thu khái niệm TỰ DO thể hiện trên hai bình diện:

Một là: xã hội sẽ không có tự do, nếu mỗi thành viên của nó không biết tôn trọng không gian tự do của người khác. Mỗi thành viên của xã hội phải xem xét hành vi của bản thân mình trong ứng xử đối với tha nhân có vượt quá ranh giới của tính chính đáng hay không, có xâm phạm vào không gian tự do (theo ý nghĩa phủ định) của người khác hay không. Đây là thái độ cần thiết của mỗi người nhằm tạo nên một xã hội văn minh, biết tôn trọng sự khác biệt của người khác trong chừng mực sự khác biệt ấy không xâm hại đến lợi ích xã hội.

Như vậy trước hết nhận thức về tự do đòi hỏi mỗi người có thái độ biết kiềm chế bản thân trong việc can thiệp vào công việc của người khác chứ không phải là “muốn làm gì thì làm“. Ngay cả những người với thiện ý muốn “nhào nặn” người khác theo mẫu hình mà họ cho là tốt đẹp, thì cũng phải tự tra vấn bản thân xem: làm như thế họ có phủ nhận khả năng tự trị của người bị “nhào nặn” và có tự xem mình như Thượng đế hay không, làm như thế họ có vi phạm quy tắc vàng về đạo đức “kỉ sở bất dục vật thi ư nhân”(điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác) như Khổng Tử đã phát biểu hay không.

Hai là: mỗi người nên suy ngẫm về việc sử dụng không gian tự do của mình như thế nào để cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, đây chính là nội dung của tự do khẳng định. Hai tác phẩm Tất định luận và tự do lựa chọn (I. Berlin), Con người trong thế giới tinh thần, (Trải nghiệm triết học cá biệt luận) (N.A. Berdyaev) có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề này. Tự do trong ý nghĩa khẳng định hàm nghĩa mỗi người có tự do lựa chọn cứu cánh[1] cho cuộc đời mình và điều này thể hiện phẩm giá làm người.

Đây không phải là việc dễ dàng vì nó đòi hỏi con người phải tự nhận thức được bản thân mình, từ đó xác định một hệ thống giá trị nhân bản như cứu cánh cho cuộc đời mình. Điều này đòi hỏi một hiểu biết[2] nhất định. Không phải bất cứ ai cũng kham nổi gánh nặng này, nên con người thường hay từ bỏ tự do lựa chọn trong ý nghĩa nhân bản để quy phục theo các áp lực nô dịch đến từ các dục vọng bất thiện. Trong tác phẩm To Have or To Be (Sở hữu hay hiện hữu) triết gia Đức Erich Fromm đưa ra hai kiểu mẫu sống: kiểu mẫu sở hữu và kiểu mẫu hiện hữu. Kiểu mẫu sở hữu xem giá trị cuộc sống là ở những gì con người sở hữu và chiếm đoạt được. Kiểu mẫu hiện hữu xem giá trị cuộc sống là ở những phẩm tính tinh thần mà con người đạt được.

Tôi rất chú ý tới nhận xét của N. Berdyaev:”Ý chí vươn tới hùng mạnh, vươn tới ưu thế và thống trị, chính là bệnh cuồng si, đó không phải là ý chí tự do và ý chí vươn tới tự do.” Ham muốn làm ông chủ chính là biểu hiện của tình trạng nô lệ. Tôi có ấn tượng sâu sắc với tiểu luận “John Stuart Mill và những cứu cánh của cuộc sống” của I. Berlin (trong dịch phẩmTất định luận và tự do lựa chọn). I. Berlin đã nhận xét về J.S. Mill như sau:”Đối với ông [J. Mill] con người khác con vật trước hết chẳng phải vì có lí trí cũng chẳng phải vì biết tạo ra công cụ và phương pháp, mà vì con người có khả năng lựa chọn, con người thể hiện mình nhiều nhất trong việc tự lựa chọn chứ không phải được lựa chọn cho [mục đích nào đó], là người cưỡi ngựa chứ không phải là con ngựa, là người tìm kiếm những cứu cánh chứ không đơn thuần là phương tiện, – những cứu cánh mà anh ta theo đuổi mỗi người theo cách riêng của mình…” Sau đó I. Berlin nhận xét tiếp:”Mill tin tưởng rằng con người mang tính tự phát, rằng con người có tự do lựa chọn, rằng con người tự nhào nặn nên tính cách của mình, rằng do kết quả tác động qua lại của con người với tự nhiên và với những người khác mà một thứ gì đó mới mẻ liên tục xuất hiện, và rằng cái mới mẻ ấy đúng là thứ đặc trưng nhất và nhân bản nhất của con người.“

Tự do lựa chọn cứu cánh của cuộc sống trong lịch sử liên quan nhiều đến các phong trào tôn giáo. Tôn giáo về tổng thể là một vấn đề đa chiều và phức tạp. Các nhà nghiên cứu thường chú ý đến một số phương diện nhất định của các phong trào tôn giáo trong lịch sử. Về phần mình, tôi chỉ quan tâm đến tôn giáo về phương diện văn hóa tinh thần – những gì dẫn đưa các thành viên của cộng đồng tôn giáo vào một định hướng tinh thần nhất định.

Tôi không đề cập đến diễn biến của các phong trào tôn giáo đã biết trong lịch sử thông qua hoạt động của các giáo hội, vốn là vấn đề chứa đựng nhiều mâu thuẫn lịch sử rất phức tạp. Tôi chú ý đến định nghĩa tôn giáo của E. Fromm, khi ông cho rằng “tôn giáo” của một cộng đồng là “bất cứ một hệ thống tư tưởng và hành động nào được chia sẻ bởi một nhóm người, cung cấp cho mỗi cá nhân một khung định hướng và một mục tiêu để hiến dâng”. Tôi cho rằng xét về phương diện văn hóa tinh thần thì cuộc sống tôn giáo là cuộc sống cá nhân riêng tư trong thâm nhập vào chiều sâu của nó. N. Berdyaev tự cho mình là tín đồ Kitô giáo nhưng không ràng buộc bản thân với bất cứ giáo hội nào.

Tự do lựa chọn cứu cánh của cuộc sống được khẳng định bởi những người có khuynh hướng triết học hiện sinh, chỉ chú trọng đến thân phận của con người. Họ khẳng định hai phẩm tính đặc thù của con người là chủ thể tính và tự do tính. Chủ thể tính hàm nghĩa con người không phải là một “sự vật” mà là một tiểu vũ trụ có thế giới nội tâm (thế giới tinh thần) không đồng nhất với thế giới tự nhiên của các “sự vật”. Con người không phản ứng lại một cách nhất định như các “sự vật”.

Chủ thể tính gắn liền với tự do tính, khẳng định con người là một nhân vị tự do.[3] Con người có thể tự do lựa chọn đi xuống thấp tới những thang bậc thấp kém nhất của thế giới thú vật, nhưng cũng có thể nâng cao bản thân mình lên tới phạm vi cao cả nhất của thần thánh. Là nhân vị tự do nên con người phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Khi một người chối bỏ tự do (để đổi lấy miếng ăn hay sự an toàn chẳng hạn), thì anh ta cũng mất đi phẩm giá làm người để rơi xuống hàng “sự vật”. Nhưng việc chối bỏ tự do suy đến cùng thì cũng vẫn là một lựa chọn và anh ta phải chịu trách nhiệm với lựa chọn ấy của mình. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo thì con người tự tạo nghiệp cho mình bằng những lựa chọn mà anh ta thực hiện trong cuộc đời mình; mọi sinh linh tự quyết định bản chất và hiện hữu cho chính nó bằng các hành động của nó.[4] Hệ quả là: sự đa dạng là bản chất của con người chứ không phải là điều kiện nhất thời.

Các nhà văn lớn của nhân loại có thể khám phá được những tình huống sa đọa khác nhau của con người và qua đó dạy cho con người những bài học nhân bản. Các nhân vật tiểu thuyết của Dostoevsky phạm những tội ác vì những cám dỗ bất thiện, nhưng những cám dỗ ấy được che đậy bởi những động cơ có vẻ bề ngoài thánh thiện. Bi kịch của các nhân vật ấy là trong sâu thẳm của tâm hồn, họ vẫn biết rằng họ đã phạm tội ác và họ trải nghiệm những giày vò khủng khiếp trong nội tâm. Dostoevsky cho rằng cuộc sống đầy những bất an trong tâm như thế chính là địa ngục trừng phạt họ vì những tội ác đã làm.

Tự do lựa chọn cứu cánh của cuộc sống xưa nay vẫn luôn là trách nhiệm làm người đầy khó khăn. Trong xã hội cổ đại việc phân biệt thiện ác có vẻ đơn giản hơn và cuộc sống giản dị về vật chất khiến cho con người có nhiều giây phút tĩnh lặng ở lại một mình với chính mình để đối thoại với lương tâm của mình (cũng tức là đối thoại với Thượng đế của mình đối với những người theo tôn giáo). Cuộc sống hiện đại với đủ thứ ác quỷ đội lốt thánh nhân khiến cho việc phân biệt thiện ác trở nên khó khăn phức tạp hơn.

Nhịp sống hiện đại đầy tất bật hối hả khiến cho con người hiếm khi có được những giây phút tĩnh lặng ở một mình với chính mình và hình như con người hiện đại cũng cố tình lảng tránh những phút giây như thế, rất có thể là do e ngại tình trạng bất an nội tâm xảy ra sau đó. E. Fromm cho rằng nỗi sợ hãi phải ở một mình với chính mình thực ra là cảm giác bối rối cận kề với nỗi kinh hãi phải nhìn thấy con người vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng, chúng ta thấy khiếp sợ và bỏ chạy. Phải chăng vì vậy mà con người đương đại thường lựa chọn nhập bọn với lũ người chẳng ra gì để nhậu nhẹt hay tán nhảm, còn hơn là ở một mình với chính mình?

[1] Tôi dùng từ “cứu cánh” theo nghĩa của Từ điển tiếng Việt ( tr. 243, Hà nội, 1992) như là “mục đích cuối cùng”. “Cứu cánh” và “phương tiện” là cặp phạm trù đối lập với nhau.

[2] Erich Fromm (1900-1980) phân biệt hiểu biết (understanding) là phẩm tính đặc thù của riêng con người khôn ngoan (homo sapiens) khác với trí tuệ tài khéo (manipulative intelligence) như một công cụ nhằm đạt được những mục đích thực dụng, là phẩm tính con người có chung với thú vật.

[3] Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, NXB Văn học và Công ty sách Thời đại, 2005, tr. 25-34.

[4] J. Takakusu, Tinh hoa triết học Phật giáo, Tuệ Sỹ dịch, NXB Phương Đông 2008, tr. 49.