Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Nhớ Giáo sư Trần Văn Khê: Ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?





Minh Trần / VNCA


[trích trong bài "Nhớ Giáo sư Trần Văn Khê: Tinh thần dân tộc chảy trong huyết quản"]

Niềm kiêu hãnh người Việt

Có một câu chuyện mang rất nhiều cảm hứng đã được Giáo sư kể đi kể lại cho các học trò. Câu chuyện ấy cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964. Tham dự hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư là người Việt. Diễn giả của buổi sinh hoạt ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp.

Vị này khởi đầu buổi nói chuyện với sự so sánh:

"Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được".

Giáo sư Trần Văn Khê vô cùng bức xúc. Sau khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, cử tọa hỏi còn ai đặt câu hỏi nữa hay không, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu. Rào trước đón sau để không bị ai bắt bẻ, Giáo sư nói với một thái độ hết sức khiêm cung:

"Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO.

Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút sách... thì làm sao biết được đến văn chương?

Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập... Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam.

Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác. Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng "chọn mặt gửi vàng", với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu".



Chơi đàn tranh như một niềm vui hàng ngày của cố giáo sư Trần Văn Khê.

Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như:

"Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời, không thấy người yêu"

hay

"Đêm qua mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa"

để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.

Còn về âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc). Lúc ấy bà hậu phi của vua Nguyên vừa mất, họ muốn thử tài sứ giả nên mời ông làm một bài điếu văn, đề bài là phải có bốn chữ "nhất". Đại sứ không hốt hoảng mà ứng tác liền:
"Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

(Nghĩa là:
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!)

- Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào).

Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Đã vậy, Giáo sư còn thòng thêm một câu:

"Tất cả những điều trên tôi biết được là nhờ học ở trường trung học"để cho thấy văn học Việt Nam "thâm hậu" như thế nào. Ông Thủy sư Đề đốc đỏ mặt và phải xin lỗi Giáo sư Trần Văn Khê lẫn người Việt Nam ngay trong chương trình. Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: "Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi". Giáo sư lại nói: "Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi không thể quên)".

...

Hồi chừng năm 2004, thầy quyết định bỏ hết để về Việt Nam và nghĩ mình phải làm gì đó trong những ngày còn lại để giúp cho đồng bào. "Không có hạnh phúc nào bằng được nói tiếng Việt, giảng dạy cho người Việt Nam. Không có cái ngon nào bằng được ăn món ăn Việt Nam và được nghe âm nhạc Việt Nam trên đất nước Việt Nam". "Không thể lấy bánh mì Pate mà thay cơm Việt Nam, không thể lấy rượu Tây mà thay được ngụm nước quê nhà."

Trích những lời dạy của Giáo sư Trần Văn Khê dành cho các học trò tại tư gia.

Minh Trần - Xuân 2016

Link http://vnca.cand.com.vn/Ly-luan/Nho-Giao-su-Tran-Van-Khe-Tinh-than-dan-toc-chay-trong-huyet-quan-381318/ 08:00 05/02/2016

BÀI THƠ XUÔI CHO ANH






TRẦN THU THẢO



Chàng dáng ơ hờ trên đường qua phố chợ
Tóc rối khô trăm lượt gió chông chênh
Mắt đắm nhìn sao quá đổi mông mênh
Môi vướng vất vài sợi thuốc vàng ngạo nghễ.


Hơi thở mòn nhà em xa quá thể
Đôi chân buồn chở nặng tấm lòng khô
Tìm đến em phải chăng nối khúc Nhị hồ
Cũng rời rã độc điệu như tiếng chim tìm bầy lạc lõng

Bước chân vội thềm nhà em vàng võ
Tường xám xanh khung lá cửa chơ vơ
Em ngồi đây chờ anh đến không ngờ
Tim yếu ớt đập lời ca cách trở

Anh cho em niềm vui
Em tặng anh nỗi buồn đắng chát
Anh cho em tình yêu
Em bù đắp ánh mắt hoài nghi
Tặng anh vòng hoa sầu
Kết cho em xâu chuỗi ưu tư
Đày đọa linh hồn cho nỗi đau chất ngất

Em muốn quì trước anh bày tỏ niềm riêng
Như con chiên ngoan xưng tội ngày thứ Tám
- Vâng thưa anh, em phạm tội xem nhẹ tình ta
Em xem nhẹ tình đôi ta diễm tuyệt
- Vâng thưa anh, em nhuộm đen tình ta
Em nhuộm đen tình đôi ta cay đắng.
Rồi nhẹ nhàng, em tìm lại được em

Chúa vẫn thứ tha
Kẻ tông đồ bắt mình dâng cho kẻ ác
Phật vẫn thứ tha
Khi tên đồ tễ đã quăng dao
Vậy thì anh
Hãy thương xót lấy em
Em yếu đuối
Hãy giúp em lòng can đảm
Xin chớ lạnh lùng
Nhìn em sa xuống vực đau thương

Hãy nói thật nhiều
Hãy cười thật lắm
Hãy giúp em bước qua hố thẳm buồn rầu
Hãy ca ngợi với em đời vẫn đẹp
Hãy cứ dối
Để em cố tin là thật
Hãy cứ cười
Cho em qua khỏi ngày tháng lao đao.

(Những ngày tháng cũ)

BẠCH NGỌC MAI-GIÁ 300K

BẠCH NGỌC MAI-GIÁ 300K-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Tại sao cô đơn là định mệnh (nhưng không sao cả)




Sự thật là, một cá nhân nhạy cảm và thông minh sớm muộn cũng không thể nào tránh khỏi cảm giác cô đơn tột cùng.

Không có nhiều lời tự thú nào đáng hổ thẹn hơn là thừa nhận việc chúng ta đang cô đơn. Ta vẫn thường mặc định rằng một người đáng kính trọng thì không thể nào phải chịu cô độc, trừ khi người đó chuyển đến một nơi xa lạ hoặc không may gặp cảnh góa bụa. Thế nhưng sự thật là cảm giác cô đơn tột độ là một phần không thể tách rời của một cá nhân nhạy cảm và thông minh. Đó là một đặc tính tự nhiên của một sự tồn tại phức tạp. Có một vài lý do chính cho việc này:


- Trong khi ta tha thiết được người khác công nhận và mong muốn được chia sẻ, thì rất nhiều điều trong số đó lại không dễ được xã hội chấp nhận chút nào. Nhiều ý tưởng trong góc khuất của bộ óc chúng ta quá kỳ quặc, quá khó hiểu hoặc quá đáng báo động để có thể chia sẻ với một ai khác. Chúng ta đối diện với sự lựa chọn giữa việc thành thật và việc được xã hội chấp nhận, dễ hiểu là hầu hết chúng ta sẽ chọn cách thứ hai.






- Để lắng nghe và thấu hiểu người khác tốn rất nhiều công sức. Chúng ta không nên đổ lỗi cho người khác chỉ vì họ không thể tập trung vào con người ta. Họ có thể muốn gặp ta, nhưng ta nên chấp nhận rằng phần lớn nguồn năng lượng của họ được dùng để giữ chủ đề cuộc nói chuyện xoay quanh cuộc đời họ.


- Chúng ta đều phải chết một mình, điều đó có nghĩa là ta phải tự mình trải qua mọi nỗi đau. Người khác có thể đưa lời an ủi chúng ta nhưng trong mỗi cuộc đời, mỗi người chúng ta sẽ phải một mình lênh đênh trên đại dương, chìm trong những con sóng và những người khác, kể cả những người tử tế, sẽ đứng trên bờ và hân hoan vẫy tay.






- Việc tìm được một người đồng điệu tâm hồn với ta là gần như không thể: chúng ta khao khát sự đồng nhất tận cùng nhưng sẽ luôn luôn tồn tại sự thiếu hòa hợp, bởi chúng ta xuất hiện trên Trái Đất vào những thời điểm khác nhau, là sản phẩm của những gia đình và trải nghiệm khác nhau và đơn giản là chúng ta không cùng một loại người. Do đó những người khác sẽ không đơn giản là bước vào đời và nghĩ giống ta. Nhìn lên bầu trời đêm, ngay khi ta muốn họ nói gì đó cao xa và đẹp đẽ, họ có lẽ chỉ đơn giản nhớ đến những chuyện vặt chán chường hay những chi tiết ngẫu nhiên về cuộc sống của họ (hoặc ngược lại). Điều này gần-như-là-hoạt-họa.


- Chúng ta gần như sẽ không thể gặp được người hiểu ta rõ nhất, nhưng họ thực sự tồn tại. Có thể họ đã từng đi ngang qua chúng ta trên đường, dù một trong hai người hoàn toàn không có ý niệm nào về mối liên hệ tiềm tàng đó. Hoặc có lẽ họ đã chết ở Sydney hai tuần trước hoặc sẽ không sinh ra trên đời cho đến tận thế kỷ 22. Việc này không phải là một âm mưu. Chúng ta chỉ cần thêm may mắn, có lẽ cần rất nhiều.






- Khi ta càng suy nghĩ nhiều và nhận thức nhiều, vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Đơn giản là sẽ càng có ít người giống ta. Đây hoàn toàn không phải là nét huyền bí của chủ nghĩa lãng mạn: cô đơn thực sự là khoản thuế chúng ta phải trả để duy trì một bộ óc phức tạp.


- Khao khát được lột trần một ai đó hẳn nhiên cấp bách hơn mong muốn có một cuộc đối thoại có ý nghĩa, và ta cuối cùng bị khóa chặt trong những mối quan hệ với những người mà ta không có nhiều chuyện để nói, vì ta đã từng say đắm hình dáng một chiếc mũi hoặc chìm sâu trong một màu mắt tuyệt đẹp.






Tuy nhiên, bất chấp tất cả, chúng ta không nên sợ hãi hay xấu hổ bởi cuộc đời ta thấm đẫm sự cô đơn.


Ở một giây phút đáng giận gần cuối đời, tác gia Đức Goethe, người tưởng chừng có rất nhiều bạn bè, cay đắng thừa nhận: “Không ai từng hiểu tôi đúng nghĩa, tôi chưa từng được ai thấu hiểu hoàn toàn; và không ai hiểu một ai khác”.









Quả là một sự giác ngộ hữu ích của con người vĩ đại đó. Đó không phải lỗi của chúng ta: sự xa cách và việc không hiểu được nhau không phải là dấu hiệu của cuộc đời tồi tệ; ngược lại, đó là việc chúng ta cần nhận thức được từ lúc đầu tiên. Và khi ta hiểu được, nó sẽ mang lại cho ta nhiều lợi ích:


- Chỉ khi chấp nhận cô đơn ta mới có thể sáng tạo: ta có thể bắt đầu gửi đi thông điệp trong một cái chai, ta có thể hát, làm thơ, viết sách và blogs, làm tất cả những hoạt động xuất phát từ việc nhận ra những người xung quanh chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được con người ta hoàn toàn nhưng những người khác - ở một không gian và thời gian khác, có thể dễ dàng làm được việc đó.






- Lịch sử của nghệ thuật là sự ghi dấu của những con người không thể nói chuyện được với ai cùng thời. Chúng ta có thể giải được sự gần gũi được mã hóa trong ngôn từ của một nhà thơ La Mã mất năm thứ 10 trước CN hoặc trong lời nhạc của một ca sỹ vừa hát lên nỗi buồn của chính chúng ta trong một bản nhạc được thu âm tại Nashville năm 1963.


- Sự cô đơn giúp ta có thể tận hưởng sự gần gũi thực sự nếu có một cơ hội tốt. Sự cô đơn nâng tầm những cuộc đối thoại của ta với chính bản thân chúng ta, nó đưa đến cho ta một cá tính. Ta sẽ không lặp lại những gì người khác nghĩ. Ta có một quan điểm. Ta có thể cô độc tại thì hiện tại nhưng ta sẽ có mối liên kết gần gũi, thú vị với ai đó mà ta tìm được trong thì tương lai.






- Ngay cả những người mà chúng ta nghĩ sẽ không cô đơn thực tế cũng cô đơn. Những năm sau này, những người mà bạn thấy mang nụ cười thường trực có thể sẽ thú nhận, trong khủng khoảng, rằng họ cảm thấy không được thấu hiểu. Việc bên nhau đầy niềm vui và những tiếng cười không phải là bằng chứng của việc họ đã tìm thấy câu trả lời; nó là chứng cứ của khoảng thời gian tuyệt vọng một số người cố gắng để giấu sự thật là chúng ta đều cô đơn một cách không thể cứu chữa.


- Sự cô đơn mang đến cho ta nét tao nhã kỳ lạ. Nó gợi ý rằng có nhiều điều để biết về chúng ta hơn những gì mà thói thường của giao tiếp xã hội có thể mang lại - đây là một việc đáng tự hào. Cảm giác cô độc thực sự là một dấu hiệu của chiều sâu nội tâm. Khi ta thừa nhận sự cô đơn của chính ta, ta đang đăng ký vào một câu lạc bộ bao gồm những người ta biết từ những bức họa của Edward Hopper, thơ Baudelaire và những bài ca của Leonard Cohen. Cô đơn, ta nối tiếp một truyền thống rộng lớn; ta thấy bản thân ta được nối kết (một cách đáng kinh ngạc).








Chịu đựng nỗi cô đơn gần như luôn tốt đẹp hơn những gì ta phải chịu thỏa hiệp để được hòa nhập vào cộng đồng mà ta không thuộc về. Cô đơn đơn giản là cái giá phải trả để giữ vững một quan điểm chân thành và đầy chân thành về việc thế nào là một sự bầu bạn đích thức.



Trạm Đọc (Read Station)

Theo The Book of Life

Lưu Nguyễn Ngân Hà dịch

Bạch ngọc mai- giá 250k

Bạch ngọc mai- giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

mê tín trong phật giáo



Nguyễn Nhân Trí





“Mê tín” thường được hiểu là “tin vào những gì mê hoặc, sai lầm”. Có một định nghĩa nữa, khách quan hơn, đó là “những niềm tin hay ý niệm phát xuất từ lòng dễ tin không dựa trên lý lẽ hay kiến thức – nhất là khi những niềm tin hay ý niệm nầy không cần có bằng chứng vững vàng và đầy đủ.”

Tôi cho rằng đa số quan điểm tín ngưỡng và thực hành trong Phật Giáo ngày nay nằm trong hai định nghĩa trên.

Theo tôi, tôn giáo mang hai bản chất cơ bản đó là huyễn hoặc và nô lệ hóa. Phật giáo không là một trường hợp ngoại lệ.

Khi nói về “huyễn hoặc”, tôi muốn đề cập đến vô số những huyền thoại diễn tả thần phật, tiên thánh, ma quỷ, phép mầu trong hầu hết tất cả kinh điển Phật giáo.

Theo tôi, các huyền thoại đó không phải là nền tảng cơ bản trong triết lý của Thích Ca Mâu Ni. Theo tôi, nếu nhìn kỹ vào lịch sử Phật Giáo thì sẽ thấy là những huyền thoại đó đã được tăng sư, chủ yếu là của phái Đại Thừa, thêu dệt thêm trong quá trình truyền chép kinh điển qua nhiều thế kỷ. Nói cách khác, theo tôi thì đa số những gì truyền dạy trong Phật giáo Đại Thừa đều là mê tín dị đoan; còn nguyên lý tín ngưỡng của Phật giáo Tiểu Thừa thì tuy phản ảnh trung thực hơn những gì Thích Ca đã dạy nhưng cũng vẫn không tránh khỏi nhiều vấn đề huyền bí huyễn hoặc.

Hậu quả tai hại nhất của sự “huyễn hoặc” nầy là hiện tượng mê tín dị đoan lan tràn trong Phật Giáo. Đây là vì tăng ni, và Phật tử đại chúng, đã đem các huyền thoại kể trên ra để biến chế ý tưởng cơ bản của Phật pháp và pha trộn những tín ngưỡng dân gian khác vào nhau để tạo thành phương cách thực hành đạo pháp của họ.

Có những mê tín dị đoan rất rõ rệt hiện đang phổ biến tại nhiều chùa chiềng trong và ngoài nước Việt Nam như cúng sao giải hạn, cầu vong, cầu siêu, cầu phước, bói toán, xin xâm, xin keo, chuộc giải bùa ngải, coi ngày, coi tuổi, cúng đốt vàng mã, v.v. Nếu chính các tăng ni sư thực hành những điều nầy thì trách sao Phật tử đại chúng chẳng noi gương làm theo.



Ngoài ra còn có một dạng mê tín dị đoan khác khó nhận thấy hơn vì qua nhiều thế kỷ chúng đã được che đậy dưới lốt áo "Phật pháp". Dạng mê tín dị đoan nầy liên quan đến các khái niệm như "Tây Phương Cực Lạc", "đầu thai", "nhân quả" mà tôi trình bày chi tiết ở các tiểu luận khác.

Yếu tố “nô lệ hóa” trong Phật Giáo tuy không rõ rệt bằng nhưng vẫn mạnh mẽ và lan tràn tương tự như trong các tôn giáo độc thần như Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo.

“Nô lệ hóa” là vì tín đồ Phật Giáo vẫn bị đe dọa bởi những ý niệm như thất đức, tội lỗi, v.v. cũng như bị khuyến dụ bởi những hứa hẹn như Niết Bàn, có phước, được phù hộ, v.v. “Nô lệ hóa” là vì Phật tử có khuynh hướng tòng phục sư tăng vì tin rằng họ có những quyền phép đặc biệt để cứu độ Phật tử, nắm giữ tiêu chuẩn đạo đức, có đạo đức hơn người “thường”, v.v.

Ngoài ra, Phật giáo cũng không tránh được cái tệ nạn khi giới tu sĩ lạm dụng Phật pháp để phục vụ ích lợi riêng. Những lợi ích riêng nầy mang đủ dạng từ tiền bạc, địa vị, uy quyền, chính trị cho đến tình cảm, tình dục.

Phương cách thực hành của Phật Giáo trong xã hội có nhiều khiếm khuyết trầm trọng.

Thí dụ, nhìn vào các bảng tuyên dương công đức, sổ vàng cúng dường chiếm ngữ ngay tiền sảnh các chùa miếu cùng với việc các “thầy” chú trọng vào việc gây quỹ để tranh nhau xây cất chùa lộng lẫy huy hoàng, dựng tượng Phật to lớn vĩ đại, v.v, tôi không khỏi kết luận rằng phần lớn cái gọi là đạo Phật ngày nay đã bị lạm dụng để biến thành một phương pháp mưu lợi cầu danh.



Có người cho là là vì tôi không hiểu thuyết Phật nên mới kết luận như vậy. Vì vậy tôi cần nhấn mạnh là ở đây tôi không nói về lý thuyết cơ bản của Phật Giáo. Ở đây tôi đang nói về cái Phật Giáo đang được vô số (đại đa số) Phật tử tin, áp dụng và thực hành ngày nay.

Có người cho rằng tôi không nên dựa trên sự hiểu biết và cách thực hành của một số Phật tử để đánh giá Phật Giáo. Để trả lời tôi sẽ dùng một sự so sánh giữa tôn giáo và ngôn ngữ dưới đây.

Trong ngôn ngữ thỉnh thoảng có những từ ngữ mới được đặt ra bởi ai đó; nếu các từ ngữ mới nầy được nhiều người hiểu, dùng và phổ biến sâu rộng thì chúng sẽ trở thành một phần của ngôn ngữ ấy (và nếu ít ai dùng đến thì chúng sẽ dần dần biến mất đi).

Trong ngôn ngữ cũng thường có nhiều từ ngữ mà ý nghĩa nguyên thủy của chúng được thay đổi dần theo thời gian và bối cảnh xã hội; nếu đủ số người hiểu và dùng chúng theo cách mới thì chúng sẽ dần dần chính thức mang những ý nghĩa mới.

Tôn giáo cũng tương tự như ngôn ngữ. Ý nghĩa và đặc thù của mỗi tôn giáo được xác định và biến đổi bởi những gì số đông tín đồ hiểu biết, nhìn nhận và thực hành.

Tôi biết rằng những điều tôi diễn tả ở trên đều chỉ là những sự kiện và hiện tượng mà tôi thấy về Phật Giáo chớ không phải là lý thuyết nguyên thủy thật sự của Thích Ca. Nhưng đây chính là cái lý thuyết và bản chất của cái Phật Giáo mà đa số Phật tử nhận biết và thực hành. Bất kể lời Thích Ca thật sự truyền dạy ra sao đi nữa, chỉ có cái hình thức của đạo Phật mà đa số Phật tử đang hiểu và hành là cái đạo Phật được mọi người nhận diện. Và đây cũng chính là cái đạo Phật mà tôi đánh giá.

Tôi cho rằng phần đông Phật tử ngày nay đều mê tín và phần đông chùa chiềng sư sãi đều mưu lợi cầu danh cả. Tuy tôi không có dữ kiện đầy đủ để đưa ra con số chính xác nhưng theo những gì tôi nhìn thấy thì tôi cho rằng đại đa số Phật tử và tăng sư nằm trong thành phần nầy.

Cách truyền dạy Phật Giáo cũng giống như các tôn giáo khác, Phật tử dựa vào giới tăng lữ để truyền giảng Phật pháp. Giới tăng lữ cũng đóng vai trò lãnh đạo trong việc xác định và phổ biến các quy luật từ việc nghi lễ, cúng bái cho đến tiêu chuẩn đúng sai, xấu tốt lẫn phong cách sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Thế mà qua không biết bao nhiêu thế hệ nay, vô số tăng sư qua lời nói và hành động của họ đã bóp méo lý thuyết Phật pháp cơ bản và truyền dạy những điều sai lầm mà theo tôi chỉ đáng liệt vào mê tín dị đoan.



Một thí dụ tiêu biểu và quảng bá rộng rãi nhất là quan niệm nếu tụng niệm bao nhiêu hồi kinh gì đó, cầu thỉnh hình tượng Phật gì đó đem về nhà thờ, cúng dường bao nhiêu tiền hay xây cất trùng tu chùa miếu gì đó, v.v. thì sẽ được nhiều phước đức và do đó sẽ được phù hộ cho tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt, gia đình êm ấm, tình duyên thuận lợi, v.v. Đây là một cách mà "luật Nhân Quả" và khái niệm "nghiệp phước" đã và đang được diễn giảng và truyền bá lan tràn trong Phật Giáo. Đây cũng là lý do chính tại sao vô số Phật tử đến chùa xì xụp bái lạy trước các hình tượng Phật sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Có người cho rằng Phật tử làm những điều đó không có hại gì cho ai cả. Tôi cho rằng tuy không trực tiếp làm hại đến ai nhưng cách diễn giải sai lầm về luật Nhân Quả nầy đi ngược hẳn với lời dạy của Phật rằng “tự mỗi người phải hành đạo để tự giải thoát mình vì không ai, kể cả Phật, có thể cứu độ ai khác được”.

Và những quan niệm sai lầm loại nầy cũng dẫn đến những phương cách hành đạo kỳ hoặc. Thí dụ như nhiều Phật tử được dạy rằng nếu trả tiền cho người khác tụng kinh thì họ cũng được phước giống như tự họ tụng kinh. Việc trả tiền nầy thường được Phật tử dùng một mỹ từ là “cúng dường”. Nhiều người tuy muốn có phước nhưng vì không có thời giờ, hay kiên nhẫn, tụng kinh nên thường “cúng dường” cho các tăng sư để tụng kinh thay thế giùm họ.

Trong những năm gần đây, phương cách hành đạo kỳ hoặc vừa kể trên đã bước thêm bước nữa để trở thành quái đản: nhiều vị tăng sư dùng thời giờ rảnh rỗi để tụng sẵn trước những tạng kinh “thịnh hành”. Những vị tăng sư nầy ghi sổ cẩn thận số lần họ đã tụng các tạng kinh nầy; đến khi Phật tử nào cần thí dụ như 120 thời kinh Pháp Hoa chẳng hạn thì họ chỉ cần trả một số tiền đã quy định trước cho một vị tăng sư rồi vị nầy sẽ “hồi hướng” 120 thời kinh Pháp Hoa (mà ông đã tụng sẵn rồi) qua cho Phật tử trên. Vị tăng sư nầy rồi sẽ xóa bỏ 120 thời kinh Pháp Hoa ra khỏi danh sách lưu trữ của ông. Việc tụng kinh trả tiền đã phổ biến thành một hệ thống kinh doanh có quy củ, bài bản hẵn hòi.

Tôi cũng thường phê bình về những chuyện thờ cúng rườm rà, lọng đón, chuông đưa, khẩn cầu Trời Phật, bái lạy tăng sư, đúc tượng, phóng sinh, v.v. thường thấy ở các chùa chiền.

Nhiều người cho rằng đó chỉ là đặc thù của Phật giáo khi tín đồ muốn biểu hiện lòng tin của họ một cách công khai giữa chốn đông người. Và họ cho rằng vì thế thì không nên chấp nhất mà phê bình, chỉ trích làm gì nhất là khi những việc làm trên tuy không đúng với thuyết Phật dạy nhưng cũng không làm hại đến ai cả.

Trước nhất, những người đó không thấy rằng chuyện hành đạo trái hẳn với thuyết Phật dạy như vậy thật ra có tác dụng làm hư hoại cả đạo lý lẫn hành giả của Phật giáo. Nói cách khác nó làm hư hoại chính các Phật tử như họ và làm hư hoại cả hệ thống triết lý, tư tưởng của Phật Giáo. Những chuyện làm nầy tạo ra cơ hội để các tăng sư gian tham mưu danh cầu lợi dễ dàng, làm cho Phật tử càng ngày càng ngu muội hơn cũng như hao công tốn của mà không được lợi ích gì cho quá trình phát triển tâm linh thật sự của họ cả.

Thứ hai, chính cách suy nghĩ và thái độ trên đã gián tiếp dung dưỡng để các điều sai trái trên tiếp diễn và bành trướng mãi trong Phật Giáo.

Những sự việc tệ hại vừa kể trên chỉ là vài thí dụ tiêu biểu của vô số những sự việc tương tự khác phổ biến trong Phật Giáo.

Phần lớn Phật tử, kể cả giới tăng lữ, vì thiếu hiểu biết và vì tham lam nên đã diễn giải sai lạc và áp dụng, thực hành thuyết Phật một cách mê muội.

Dù muốn dù không, Phật Giáo được nhận diện và đánh giá dựa trên những hành động và nhận thức của Phật tử. Những sự việc tệ hại trên rất có thể đã bắt đầu xảy ra ngay từ lúc Phật Giáo mới thành hình; chúng đang thịnh hành ngày nay và hầu như chắc chắn chúng sẽ tiếp tục xảy ra cho đến ngày Phật Giáo tàn lụn.

Bạch ngọc mai- giá 250k

Bạch ngọc mai- giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Hàng về về Sài Gòn( Duy Trinh)


Hai câu hỏi của nhà văn Nguyễn Văn Thọ










Nhà văn Nguyễn Văn Thọ và họa sĩ Thành Chương, ảnh do Trần Đăng Khoa chụp


1. Vì sao phải thù hận?


Tôi là người lính từng tham gia chiến tranh, tự nguyện và hết lòng. Nhiệm vụ của người lính; trách nhiệm với đồng đội, đơn vị, tổ quốc; danh dự cá nhân, gia đình đã buộc tôi gắn kết với chiến tranh 12 năm.
Tôi có sự căm thù không? Không! Chúng tôi biết gì người Mỹ mà căm thù họ! Nhưng người Mỹ đã tới.
Khởi đầu của cuộc chiến, Mỹ ném bom miền Bắc và tuyên bố: “Đánh cho Việt Nam quay lại thời đại đồ đá”. Hãy hình dung, khi một con người bị sỉ nhục như thế, nhất là con người ấy yêu quê hương, yêu từng viên đá, gốc cây Hà Nội, sẽ hành xử ra sao nhất là khi anh ta trực tiếp nhìn rõ bom của người Mỹ ném xuống mảnh đất thân yêu, giết chết bao con người chưa một lần gây hấn với họ. Họ, người Mỹ đã ném chiến tranh xuống quê hương của tôi, của em, của ta và của chúng ta, khi Hà Nội là trái tim của cả nước.
Và khi ấy, hỏi ai lại cam tâm ngồi yên. Và chúng tôi đã ra trận chiến đấu với chỉ lòng dũng cảm vô song, bởi nếu không có lòng dũng cảm, sẽ không ai dám chống lại người Mỹ, khi thực sự nhìn chúng bay, rải thảm cái chết...
Chúng tôi phải đánh nhau với súng ống cổ lỗ, từ súng máy 12, 7 ly tới pháo 57, 100 ly, đều là loại súng ống của đại chiến II. Kể cả tận khi trang bị tên lửa thì Sam II cũng là loại tên lửa cổ lỗ. Trong khi đó, người Mỹ dùng tất cả sức mạnh của hải quân của không quân từ B52 tới F, A các loại siêu thanh, đều là phương tiện hiện đại nhất.
Thế hệ chúng tôi đã kế tục truyền thống chống Nguyên Mông của tiền nhân, thay vì thích trên cánh tay, chúng tôi thích hai từ Sát Thát vào tận trái tim từng người ra trận. Lứa Hà Nội khi ấy đều đa số có học, ý thức rất rõ việc chúng tôi đang làm, đang chiến đấu, theo đuổi. Chúng tôi đã đánh hàng trăm trận, bất kể khi người Mỹ với sức mạnh quân sự tưởng như ăn sống nuốt tươi đối thủ trên không và trên biển, trên bộ. Nhưng sự áp đảo của cả đạo quân gồm không quân hải quân, xe tăng và bộ binh trang bị tận răng, no đủ như ở nhà, vẫn không làm chúng tôi run sợ. Mãi tới năm 1971 họ mới nhận ra, khi anh làm nhục một dân tộc, tức là các anh đã khơi dậy một cơn giận dữ bất tận của một dân tộc.
Khi những hòa ước được ký kết, người Mỹ hạn chế và chấm dứt ném bom miền Bắc chúng tôi lại vào Nam chiến đấu. Hỏi tôi có hận thù gì với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không? Không! Tôi không có hận thù gì với anh em binh sĩ miền Nam, nhưng tôi không muốn người Mỹ và tất cả binh lính nước ngoài chà đạp lên Tổ quốc tôi. Khi người Mỹ sát cánh với họ chà đạp 60 vạn gót giầy trên quê hương miền Nam, tôi đã một lần nữa vào Nam chiến đấu.
Tôi không có ân oán gì về cá nhân với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cả, nhưng chúng tôi, những con người tường các quy luật của chiến tranh, cả sử nước nhà và lịch sử thế giới, ý thức rất rõ và cụ thể từng trận chiến rằng: Chiến tranh chỉ chấm dứt khi có một bên thắng bên thua, vì đất nước Việt Nam không thể chia cắt. Do vậy, tôi và bao người đã chiến đấu cho cánh quân bên chúng tôi - bộ đội miền Bắc, tới giọt máu, tới sức lực cuối cùng, nhằm chiến thắng để chấm dứt chiến tranh chứ không phải giải quyết thù hận. Ngày 30/4/1975, trước khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hàng vạn vạn binh sĩ chúng tôi đều muốn sống, cầu nguyện được là kẻ sống sót cuối cùng sau cuộc chiến; song không ai bảo đảm rằng, họ có thể chắc chắn sẽ còn lại trong trận chiến cuối ấy.
Cho tới hôm nay khi ngồi viết những dòng này tôi nhận ra, cuộc chiến ở Việt Nam đã gây ra một vết thương rất sâu và rất dài cho dân tộc Việt Nam. Hàng triệu người dân đã bỏ mình. Hàng triệu gia đình đã mất cha, mất chồng và mất con trên trận mạc. Cũng do chiến tranh để lại, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, ly tán và mất mát đau khổ trên biển xanh, trong rừng rậm, để lại một vết hận không nhỏ trong một bộ phận không nhỏ những gia đình phía chiến tuyến bên kia. Đó là niềm đau vô cùng lớn không chỉ riêng ai khi họ còn yêu đất nước.
Sự mất mát của thế hệ chúng tôi cả hai bên, sự mất mát của cả dân tộc tới ngày 30/4 khi đất nước yên súng, giang sơn thu về một cõi là sự đòi hỏi tất yếu của lịch sử, của dân tộc nhưng đó cũng đã phải trả với giá quá đắt. Và một câu hỏi luôn luôn làm tôi đau nhức là tại sao cứ phải căm thù khi tất cả đều là nòi giống Việt, khi mà xu hướng chung của nhân loại tiến bộ là hòa bình cho tất cả các dân tộc, cởi bỏ tất cả nỗi niềm và xóa đi đau đớn giận hờn với chính nỗ lực của từng con người chúng ta.
Rồi đây thế hệ chúng tôi cả hai phía sẽ theo quy luật sinh bệnh lão tử, rồi đây đất nước này dành cho và chỉ là cho các thế hệ sau chúng tôi; chúng không liên quan gì tới những hận thù trận mạc bấy nay và cười diễu cha anh nếu còn cố chấp. Vậy lý do gì để con người Việt Nam vẫn chia tách và hận thù về những điều đã qua mà không thực sự chung tay hàn gắn, nếu thực sự yêu thương đất nước và dân tộc này?
Nguyễn Văn Thọ

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/vi-sao-phai-thu-han-3203302.html

-------


2. Xã Hội Đã Là Của Ai?


Đỗ xe máy để Thành Chương từ bên kia đường sang, trước cửa báo Nhân Dân, bên kia đường, cửa một nhà sang trọng cao ngất. Nhà có đường hầm đi xuống. Lập tức một tay bảo vệ to con bước ra:
- Đề nghi bác không đỗ xe ở đây, lấy lối lên xuống cho xe vào nhà.
Mình chả nói gì. Dũng Tí nhẹ nhàng , bọn tớ đỗ tí đón người. Đi ngay.
Bảo vệ lừ lừ mắt.
Mình lộn tiết:
-Vỉa hè của nhà cậu hả? Đường của nhà cậu hả? Tất cả các con đường vỉa hè tụi nhà giầu chiếm hết đều là của nhà tụi chủ cậu hả?
Tay bảo vệ nhìn mình mắt tức lắm. Nhưng có lẽ biết mặt hàng tụi này không vừa nên bỏ đi.
Rồi ba thằng đi. Nghĩ mà buồn. Cái thằng cha ấy cũng là dân áo ngắn, ăn cơm chúa múa tối ngày nghĩ cũng tội. Nó được tụi nhà giầu thuê để làm việc ấy.
Tất cả hầu như nhiều nhà cửa Hà Nội hầu như xưa của nhà nước, tập thể bây giờ đều thuộc về tư bản hết. Quanh Bách hóa tổng hợp, tất cả các cơ sở của Nhà máy, hàng trăm ngôi nhà cơ quan 5 tổng công ty bán buôn, bán lẻ, nhưng nơi thuộc về Sở hữu nhà nước nhà máy, công xưởng nữa, như Nhà máy rượu, Nhà máy dệt mùng 8.3, Cơ khí Trần Hưng Đạo, Trung Quy Mô, Xí nghiệp Xe điện...tất cả những mảnh đất vàng béo bở nhất trong phút chốc chục năm nay đều thuộc về cá nhân, tụi tư bản béo mập. Và trước cửa tất cả các tòa nhà ấy đều có đám anh em lam lũ làm tay sai mẫn cán cho chúng. Không còn chỗ nào thuộc về nhân dân cả.
Như thế còn hơn cả Đức và Pháp cái nền móng đều tan nát hết chỉ còn đỉnh phất phơ lá cờ CNXH - Tư liệu sản xuất, tài sản thuộc về Nhân dân.
Xã hội hình như mất hết cái cũ, nền tảng như nước Pháp, Đức...Nhưng ở Đức, Pháp không thằng nào dám đuổi tao đứng ở đó nếu không có biển cấm đỗ. Và biển cấm đỗ là do quy hoạch giao thông thành phố. Ở hơ, thế tất cả chúng ta bây giờ làm công cho ai, phục vụ ai?
Buồn, buồn mãi, cay đắng.
Đèo Thành Chương đi phố. Im lặng không nói câu nào...cứ hoai hoải lòng tràn ngập đắng cay, nhớ cả tuổi thanh xuân hai đứa....Nhớ bao năm tháng mình và bao trai Hà Nội dám chết cho một xã hội công bằng cho CNXH. Không bao giờ ân hận vì cả đời sẵn sành chết cho dân tộc này cho Thống nhất đất nước. Còn cho công bằng bác ái ư? Nó ở đâu?
Và tụi béo mập kia chúng nó có tài hơn mình không? Sao tụi nó phắt nhiên giầu thế? Giá như tụi nó giỏi như ông sáng tạo ra mạng, ra quả táo, ra Fb hay ra máy móc mới cho nhân loại thì đã đành. VN chưa có ai như thế cả song tụi nó giàu lắm lắm: Bây giờ khắp mọi nơi chúng nó đều có quyền đuổi mình.
Vừa rồi lên Yên Bái hỏi dân đen, ai cũng bảo:
- Chả tin các ông nữa. Ông bí thư kia chết rồi. Trời xét, trời phán còn bây giờ đâu cũng Nhà Trà, Quán Trà, đất Trà, vườn Trà Là...Ông em ruột vừa cử giữ chức to nơi nắm nhiều quyền lực tài sản tài nguyên có mảnh đất to vật vã ngay trong thành phố thì chúng tôi tin ai? Ông là cán bộ Trung ương hả?
- Không, tôi cũng là dân đen?- Mình bảo
- Dân đen sao quan tâm tới Đảng? Không tin!
Ôi cay đắng. Nước mắt ứa ra. Chương hỏi, sao thế? Sao mày khóc?
-Không, tao khóc đâu.
Cay Đắng!
Xã hội bây giờ của ai? Thuộc về ai?



https://www.facebook.com/tho.nguyenvan.737/posts/10206797288362138

Nhóm lợi ích quân đội và bi kịch Tân Sơn Nhất






“Sân bơi Tân Sơn Nhất”

Tương tự tình trạng “ngập” của đảng cầm quyền từ năm 2012 đến nay, sân bay Tân Sơn Nhất đang ở vào thời kỳ bi kịch sắp tới điểm cuối của nó.

Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên “sân bơi Tân Sơn Nhất.” Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150 mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.

Mới đầu, giới lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất còn phủ nhận về tình trạng nước ngập bao la, nhưng sau đó đã phải thừa nhận trước những tấm ảnh mang tính bằng chứng không thể chối cãi.

Thậm chí một thứ trưởng giao thông vận tải chủ quản của sân bay Tân Sơn Nhất – ông Nguyễn Nhật – còn thừa nhận rằng trong chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM hôm 11 tháng 9, 2016, ông cùng hơn 200 hành khách đã phải bay vòng trên trời hơn 40 phút do trời mưa to do sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nặng khiến máy bay không thể hạ cánh được.
Bi kịch đang hiện hình tồi tệ. Có lúc đến 9 chuyến bay phải bay vòng trên trời trong tổng số 670 -750 chuyến bay trong và ngoài nước cất cánh, hạ cánh mỗi ngày. Ai cũng biết nguyên nhân tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất.

Thêm nữa, sân bay này chỉ có 51 vị trí đỗ, trong khi nhu cầu cần khoảng 80 vị trí. Có 2 đường băng nhưng chỉ 1 đường lăn ra vào 2 chiều. Máy bay khi hạ cánh đi vào nhà ga thì máy bay khác phải chờ. Có tình trạng hết vị trí đỗ nên máy bay phải chờ trên đường lăn.

Tất nhiên, nếu không có sân golf quân đội thì Tân Sơn Nhất sẽ có được 80 vị trí đỗ và thêm một đường băng nữa.


Quân đội nào?

Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó. Hàng loạt đại gia nhóm lợi ích quân đội đã thẳng tay chiếm đoạt một phần Tân Sơn Nhất để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.

Dù đất trống trong sân bay vẫn còn, nhưng một bàn tay đen đúa nào đó vẫn quyết cắt 157 ha đất vàng trong sân bay cho tập đoàn Him Lam làm sân golf, mặc cho sân bay này bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Được biết, dự án sân golf trong sân bay bận rộn nhất Việt Nam do tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandan như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt vào danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm.

Cũng phải kể đến một nhân vật có máu mặt khác – Đại tá Phùng Quang Hải – “chủ” một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau vụ “tướng Thanh đi Pháp chữa bệnh” vào tháng 6.2015, và từ đó Phùng Quang Thanh gần như “mất tích” trên bàn cờ chính trị, nghe nói số phận của Đại tá Phùng Quang Hải cũng không tốt lành hơn. Còn có đồn đoán rằng ông Hải đang phải chịu một chế độ quản thúc nào đó hoặc đã bị bắt.

Tuy nhiên dù hai ông Thanh và Hải “không còn nữa,” lợi ích nhóm quân sự vẫn là một bí mật kinh khủng và là một thách thức khủng khiếp đối với chính quyền dân sự.

Chỉ từ tháng 10.2015 mới bắt đầu những cuộc bàn bạc giữa phía quân sự với đại diện nhà chức trách dân sự về việc dùng đất quân sự để mở rộng Tân Sơn Nhất.

Một lần nữa, nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được “đảng ta” đặt ra một cách đầy quyết liệt, trong bối cảnh dự án sân bay Long Thành còn lâu mới được khởi công do chưa tìm ra “tiền đâu.”

Chỉ mới đây, trước tình trạng quá tải và hết chỗ thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc phòng mới chịu “nhả” gần 20 ha để mở rộng sân bay này. Tuy nhiên trong lúc việc bàn thảo còn chưa đâu vào đâu, một liên danh nhà đầu tư gồm tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), công ty dịch vụ thương mại, sản xuất, xây dựng Đông Mêkông và công ty cổ phần hạ tầng Đông Á lại đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) với đường Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) theo hình thức đầu tư PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến vốn đầu tư đến 3.500 tỷ đồng.

Dự án trên về thực chất là nhằm né sân golf của nhóm lợi ích quân đội!

Tấn bi kịch còn lâu mới chấm dứt

Ngay lập tức đã xuất hiện hàng loạt ý kiến phản bác dự án trên: Liệu rằng khi xây xong, tình trạng kẹt xe trước ngõ vào sân bay có được giải quyết? Hay lại tăng thêm áp lực cho khu vực này khi không chỉ 3, 4 tuyến đường đổ về cùng lúc mà tận 6,7 tuyến? Liệu rằng khi đề xuất dự án “điên rồ” này, người ta có tính đường giải quyết nút thắt ngay cửa ngõ Tân Sơn Nhất không? Hay chỉ chăm chăm “vẽ” dự án nghìn tỷ “trên trời,” dự án càng nhiều, càng lớn lại càng có lợi?

Tại sao cứ phải vay hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ để xây mới sân bay quốc tế mà không phải là mở rộng diện tích sử dụng tại sân bay Tân Sơn Nhất, trả lại quy hoạch đồng bộ ban đầu cho khu vực sân bay, xây thêm các Terminal tại những cửa ngõ khác đi vào sân bay để tăng cường và khai thác hết công năng của Tân Sơn Nhất? Tại sao lại cắt đất sân bay làm sân golf, vừa lấn chiếm diện tích làm đường băng mới, vừa tạo thêm chướng ngại vật cho các phi công trong quá trình hạ cánh sau một chuyến bay dài đầy mệt mỏi và căng thẳng? Tại sao phải giữ dự án sân golf vốn chỉ dành phục vụ vài ông chủ của giới thượng lưu, cổng vào rộng thênh thang không một bóng người, mà không biến nó thành một cửa ngõ vào sân bay quốc tế, vừa giảm tải cho nhà ga sân bay, vừa giảm áp lực tại các cửa ngõ và các tuyến đường đổ về khu vực này?

Tại sao cứ đổ lỗi cho hệ thống mương cũ kỹ, không đáp ứng được nhu cầu khi người ta đã cắt xén và lấp không ít mương trong hệ thống để tạo nên những thảm cỏ sân golf xanh mướt hay bê tông hóa chúng thành những con đường rải nhựa phục vụ cho các ông chủ thỉnh thoảng đến giải trí? Tại sao người ta chỉ đề xuất chi hàng trăm tỷ đồng cho dự án làm kênh thoát nước chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi phần gốc của vấn đề vẫn còn đó? Tại sao không phải là trả lại quy hoạch ban đầu cho sân bay, nâng cấp mương thoát nước vốn cũ kỹ, phục hồi hệ thống thoát nước khổng lồ trong sân bay mà tiếp tục “né” sân golf, đào xới ngang dọc khiến sân bay như một chiếc áo chắp vá cũ nát?

Tại sao vẫn kiên quyết giữ cái sân golf chỉ chuyên phục vụ giới nhà giàu, rồi lại rút cạn ngân sách, tiền mồ hôi nước mắt của dân để “vẽ” ra những dự án trên trời, chẳng những không giải quyết được mà còn khiến vấn đề thêm trầm trọng?

Những người quan tâm cũng nêu ra một hướng giải quyết vô cùng đơn giản, ít tốn kém nhưng không hiểu sao các nhà quy hoạch không ai “nhìn ra” hay người ta “thấy” nhưng cố tình né tránh: Tại sao không xây thêm cổng vào từ các tuyến đường Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám, Trường Chinh, Tân Sơn (khu vực cổng vào sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất)?

Chỉ có điều, nếu làm đúng nguyện vọng của dân và trả lại cho sân bay Tân Sơn Nhất về chính nó thì ai sẽ là người dẹp loạn lấn chiếm đất đai sân bay của tập đoàn Him Lam và tổng công ty 319?

Như người đời bình phẩm, trong tất cả những ông lớn kinh doanh bất động sản, Bộ Quốc phòng là một “cá mập” vào loại khủng nhất.

Bi kịch của sân bay Tân Sơn Nhất cũng bởi thế vẫn còn lâu mới chấm dứt!


Phạm Chí Dũng