" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016
Phải Có Luật Biểu Tình
Hoàng Hữu Phước, MIB, Nghị sĩ Quốc Hội Khóa XIII
A) Nỗi Nhục Quốc Thể
Gọi là nỗi nhục quốc thể e là có sự lạm dụng cách thậm xưng trong gia đình mỹ từ pháp, đặc biệt là khi số lượng đe dọa tới quốc thể chỉ đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay đủ ngón. Chẳng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn nghị sĩ Khóa XIII gồm 30 vị nhưng chỉ có một vị có danh “luật sư” và cũng chỉ có mỗi vị này luôn hùng hồn nói về “món nợ với nhân dân” tức “luật biểu tình” trong khi 28 vị còn lại luôn đồng tình với nghị sĩ thứ 30 là tác giả bài viết này vốn dĩ đã phát biểu khẳng định chưa thể cho ra dự án luật ấy.
Vị nghị sĩ “luật sư” nói trên vừa thiếu ánh sáng trí tuệ vừa thiếu năng lực chuyên môn luật. Thiếu ánh sáng trí tuệ vì y chẳng hiểu gì về “biểu tình”, chỉ mở miệng nói rằng phải có luật ấy do dính đến nhân quyền và tự do dân chủ chứ bản thân y không thể viết bài nào thật chi tiết thật thuyết phục về cái gọi là “biểu tình” nhằm cũng cố đòi hỏi thuần túy cá nhân của y cho người dân được tỏ tường. Thiếu năng lực chuyên môn luật vì y lãng tránh một sự thật rằng tất cả các nghị sĩ đều có sáng quyền lập pháp để nếu ai muốn thì cứ tự đề ra dự án luật, nhận tiền đài thọ của Quốc Hội và sử dụng nhân lực của Quốc Hội để thực hiện biên soạn dự án luật ấy, trình bày dự án luật trước Thường Vụ Quốc Hội để Quốc Hội nghiên cứu thông qua theo đúng quy trình “hai kỳ họp”. Là “luật sư’ mà bản thân y không có khả năng soạn dự thảo “Luật Biểu Tình.” Trong khi đó, một hai vị nghị sĩ khác ở một hai đoàn nghị sĩ khác ở một hai tỉnh khác cũng hê lên cái “nợ với nhân dân” tức “luật biểu tình”; song, một hai vị này chỉ đáng thương hại do họ chỉ có sự thiếu ánh sáng trí tuệ chứ không thể nói họ thiếu năng lực chuyên môn luật do họ không là “luật sư” nghĩa là cái sáng quyền lập pháp hoàn toàn ở ngoài tầm với từ dưới lên của họ.
(a) vào thời gian đầu của Quốc Hội Khóa XIII, đã phát biểu chống lại việc đưa “Luật Biểu Tình” vào chương trình nghị sự “làm luật” do chẳng ai biết gì về “biểu tình” như được minh chứng qua sự phát biểu của một hai nghị sĩ khác cho thấy rõ ràng họ hoàn toàn không biết gì về “biểu tình” với lập luận khờ khạo trẻ nít chưa hề trưởng thành rằng “các nước khác biểu tình đàng hoàng được thì Việt Nam cũng biểu tình đàng hoàng được”, rằng “biểu tình đã có từ thời Chicago”, rằng “món nợ với nhân dân là luật biểu tình” – nghĩa là chỉ cần có luật ấy thì Quốc Hội đã trả xong nợ chứ không phải việc làm Việt Nam thành cường quốc, nhân dân Việt Nam hạnh phúc thịnh vượng, luật pháp Việt Nam nghiêm minh, cơ quan công quyền Việt Nam trong sạch minh bạch, và người tài giỏi trong xã hội được trọng dụng công bằng, mới là món nợ đời đời với dân tộc – không biết gì về “biểu tình” mà đòi phải có “luật biểu tình” thì chẳng phải luật ấy sẽ do những kẻ không hiểu biết về “biểu tình” soạn ra rồi đồng loạt nhấn nút thông qua sao;
(b) sau khi được toàn thể Quốc Hội vổ tay tán thưởng ủng hộ, đã tập trung nghiên cứu viết nhiều bài blog về nội dung “biểu tình” để cung cấp cho nhà cầm quyền, cơ quan lập pháp, và người dân các thông tin chính xác và đầy đủ về “biểu tình”; và
(c) khi nhận thấy việc cung cấp tư liệu của bản thân khá đầy đủ, đã tuyên bố năm 2014 rằng sẽ sử dụng sáng quyền lập pháp để trình dự thảo dự án Luật Biểu Tình vào năm 2015.
Tuy nhiên, việc trình dự thảo dự án Luật Biểu Tình như tuyên bố đã không thể thực hiện được do
(a) tác giả bài viết này phải nằm viện và vắng mặt trong hai kỳ họp 9 và 10 của Quốc Hội Khóa XIII trong cả năm 2015; và
(b) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phân công cho Bộ Công An chủ trì soạn thảo dự án Luật Biểu Tình nên việc một cá nhân nghị sĩ khăng khăng vận dụng sáng quyền lập pháp sẽ không những không còn cần thiết mà lại còn tạo ra sự hoài phí chất xám cho một sự “đụng đầu” hoàn toàn vô lý.
Trước sự thật rằng một hai nghị sĩ “luật sư” của Quốc Hội Khóa XIII tuy đã không có khả năng sử dụng sáng quyền lập pháp đối với việc chủ động soạn thảo dự án luật biểu tình (trong khi các nghị sĩ “luật sư” khác hoàn toàn đồng tình với tác giả bài viết này về sự thật rằng chưa hề có đầy đủ các điều kiện để soạn thảo luật ấy), vẫn lặng thinh hớn hở tùy tiện nhấn nút thông qua Luật Hình Sự ngập ngụa các sai sót một cách đầy nhục nhã, và rằng đã có vài nghị sĩ Quốc Hội Khóa XIV mới tinh lại lải nhải lép nhép nhóm từ hôi thiu “món nợ với nhân dân” sau khi Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố dời việc soạn dự án luật biểu tình lại sau năm 2017, tôi thấy không thể trông cậy gì vào các vị nghị sĩ “luật sư” khét tiếng ấy nên buộc phải viết thêm bài này để bổ sung thông tin chính xác thực tế thực sự về “Luật Biểu Tình”.
B) Gương Sáng Chứng Thực Dân Chủ: Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ
1- Cường Quốc Kinh Tế Singapore: Gương Sáng Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu)
Singapore là một nước dân chủ.
Singapore là một cường quốc kinh tế.
Vấn đề đầy bịnh hoạn là thiên hạ chỉ tập trung nghiên cứu về vế thứ hai để có cớ dè bỉu Đảng Cộng Sản Việt Nam bất tài vô dụng không thể dựng xây đất nước giàu mạnh như Singapore.
Lý Quang Diệu đã xây dựng Singapore thành một cường quốc trên cơ sở “dân chủ đặc biệt” đối với nội dung”biểu tình” như sau:
a) Ngày 04-5-2015 hai công dân Singapore “biểu tình” trước Istana (Dinh Tổng Thóng) tuổi 24 và 25 đã bị bắt giam. Hai người này chống đối chính phủ đã đàn áp tự do ngôn luận, bằng hai tấm bảng nhỏ, một ghi “Bất Công” và một viết “Mấy Ông Không Thể Làm Câm Họng Nhân Dân”
Cái mà ở Việt Nam có bao kẻ cứ mè nheo gọi là “luật biểu tình” thì ở Singapore nó nằm lọt thỏm trong Luật Trật Tự Công Cộng. Nếu như xưa kia Đạo Luật Về Giải Trí Và Tụ Tập Nơi Công Cộng 2001 (thay thế Sắc Lệnh Số 40 năm 1958) và Đạo Luật Hành Vi Phạm Tội & Gây Rối Nơi Công Cộng 1997 (thay thế Sắc Lệnh Số 13 năm 1906) quy định “tụ họp” nghĩa là khi có từ 5 người trở lên thì trong Luật Trật Tự Công Cộng 2009 hiện hành đã bỏ hẳn về giới hạn số lượng người tham gia; do đó, tại Singapore, ngay cả khi chỉ có một người lẻ loi giơ biểu ngữ “biểu tình” thì đó cũng bị mặc định xem như một sự “tụ tập”. Hai người “biểu tình hòa bình” như trong ảnh trên bị xem như đã “tụ tập bất hợp pháp” nên bị bắt giam là hoàn toàn đúng theo luật định hiện hành của Singapore mà không bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới dám công khai chỉ trích. Dù cho sự “biểu tình” của hai công dân trên khó thể nói là sẽ gây phương hại đến trật tự an ninh công cộng, họ vẫn sẽ đối mặt với cáo buộc vi phạm Điều 16(1)(a), Chương 257A, Luật Trật Tự Công Cộng 2009 và án phạt mỗi người 5.000 đô-la Singapore (tương đương 83.000.000 đồng Việt Nam theo tỷ giá ngày 18-8-2016).
b) Tại Singapore, tất cả các cuộc tụ tập “biểu tình” đều là bất hợp pháp ở mọi nơi, trừ bên trong khuôn viên Vườn Hong Lim là nơi duy nhất người dân Singapore có thể “tự do” tổ chức “biểu tình nơi công cộng một cách hợp pháp,” chỉ cần gởi trước thông báo về thời gian tiến hành “biểu tình” cho cơ quan cảnh sát.
c) Theo luật, người dân phải nộp đơn xin phép cảnh sát để được “biểu tình ngoài trời” tức bên ngoài Công Viên Hong Lim. Theo quyền lực được ủy nhiệm, cảnh sát Singapore có quyền xem xét cho phép nếu tin tưởng tuyệt đối rằng sẽ không có xảy ra bất kỳ một sự manh động nào, và do đó cảnh sát Singapore chưa hề cho phép “biểu tình ngoài trời” đối với các “đơn xin”. Tất nhiên, các thế lực thù địch muốn phá vỡ sự “ổn định chính trị để phát triển kinh tế thần kỳ” của Singapore luôn nhạo báng rằng luật pháp Singapore về “biểu tình” chẳng khác nào quy định cực kỳ đúng đắn và dễ hiểu là muốn vào rạp xem phim phải có vé nhưng ở quầy rạp chiếu phim chẳng bao giờ bán vé.
d) Ngoài ra, luật pháp Singpore bảo vệ quyền lực của các đạo luật phải được tuân thủ nghiêm minh. Do đó, khi có người dân gởi đơn khiếu kiện năm 1989 vì đơn xin “biểu tình” đã không được cho phép, Thẩm phán Chan Sek Keong trả lời rằng Tòa Án không có quyền định hướng “nên cấp phép cho dân” để tác động vào quan chức cảnh sát đã được luật pháp ủy nhiệm, mà Tòa Án chỉ có quyền đề nghị quan chức cảnh sát xem xét lại lần nữa đơn xin ấy nếu như người khiếu kiện tiến hành thủ tục xin xem xét lại.
e) Thêm vào đó, dù theo luật pháp Singapore, người dân khi bị từ chối cấp phép “biểu tình” có thể khiếu nại lên Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, và Luật Trật Tự Công Cộng có chế định rằng quyết định của vị này có giá trị cuối cùng, thì điều này vẫn chỉ chứng minh quyền lực tập trung trong tay hành pháp của Chính phủ và tất cả các “biểu tình nơi công cộng” đều là bất hợp pháp.
f) Thái độ của người dân Singapore cũng là một đặc trưng: họ đồng tình với sự tinh anh của Lý Quang Diệu khi Ông tuyên bố vào những năm 1960 của thế kỷ trước rằng người dân hãy tránh xa đường phố và Ông sẽ bảo đảm công ăn việc làm cho họ. Sự ủng hộ ấy vẫn kéo dài cho đến tận ngày nay. Ngoài ra, công chúng Singapore xem các cuộc “biểu tình” như một cách thấp kém chống lại quyền lực Đảng Hành Động Nhân Dân của Lý Quang Diệu và là một đe dọa nguy hiểm cho trật tự xã hội. Đối với trường hợp hai công dân “biểu tình” như nêu trên, một số người cho đó “chẳng khác gì một hành động ngu xuẩn” (anything more than a foolish move), trong khi đa số chẳng thấy việc bắt bớ của Chính phủ có dính dáng gì đến “đàn áp tự do ngôn luận” (Government’s repression on free speech) cả.
g) Người Singapore đặc biệt thích việc bày tỏ chính kiến qua mạng online hoặc các điều tra ý kiến cũng trên online như một phương cách văn minh hiện đại, chứ hoàn toàn không mặn mà với việc tụ tập trên đường phố. Đây là một quan điểm trùng khớp với quan điểm của tác giả bài viết này như thể hiện trong các thư gởi các lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, và Chính Phủ Việt Nam khi nói về “Luật Biểu Tình”. Tất nhiên, những kẻ muốn xô ngả tượng đài kinh tế Singapore lại luôn hy vọng tình hình giá nhà cửa tăng cao, nạn thất nghiệp lan tràn, và bất bình đẳng trong thu nhập rồi sẽ lôi người dân Singapore ra ngoài đường phố để chống lại Chính Phủ.
h) Để được phép “biểu tình ngoài trời,” người dân Singapore nếu được cho phép cũng biết rõ mình không được tổ chức “biểu tình” tại các khu vực đã được công bố mà Singapore gọi là Gazetted Areas, như khuôn viên quanh Quốc Hội, quanh Dinh Tổng Thống, quanh tư dinh Lý Quang Diệu trên Đại Lộ Clemenceau, quanh các đại sứ quán và tổng lãnh sự quán, quanh các cơ quan cảnh sát/đồn cảnh sát, và quanh các cơ quan nhà nước, v.v. Nghĩa là nếu một người dân Singapore đột biến muốn kêu gào về sự bất công xã hội trước một sự thật là Lý Quang Diệu và con của ông ấy đã tự quyết ngân sách phải trả lương cho mình mỗi người số tiền cao hơn gấp 5 lần lương tổng thống Hoa Kỳ thì người ấy phải đến Công Viên Hong Lim cách thành phố 15 dặm về hướng Nam để tự do căng biểu ngữ “Đã Đảo Bọn Độc Tài Tham Nhũng Ăn Cướp” (Down Down With Thieves and Corrupt Dictators).
i) Nói tóm lại, bài trả lời của Toh Yong Chuan, Vụ Phó Vụ Quan Hệ Quốc Tế, Bộ Nội Vụ Singapore, tháng 10 năm 2007, trên tờ Straits Times, có thể được dùng làm đúc kết phần nói về “biểu tình” ở Singapore như sau (nguyên văn):
i- Tại Singapore, các nhà lãnh đạo kiệt xuất của chúng ta biết cái gì tốt đẹp nhất cho chúng ta nên chẳng phát sinh nhu cầu phải “biểu tình” (our extraordinary leaders always know what is best for us, so there is no need to protest).
ii- Người Singapore có khuynh hướng bạo lực hơn người ở các nước khác nên không bao giờ hoàn toàn chắc chắn rằng “biểu tình” sẽ không biến thành manh động (one cannot be completely assured that it will not turn violent).
iii- Người dân các nước vì không có lãnh đạo kiệt xuất như Singapore nên họ không viết thư mà phải “biểu tình” để tiếng nói của họ được lắng nghe (without the extraordinary leadership in Singapore, citizens of other countries have to resort to protests to have their voices heard).
iv- “Biểu tình” ngăn trở các cải cách. Khi thấy chúng ta có khung Thuế Hàng Hóa & Dịch Vụ quá tuyệt vời, cuốn hút giới đầu tư thế giới, Hong Kong muốn bắt chước để vươn lên bằng chúng ta; song, dân Hong Kong theo tác động của các nhóm lợi ích đã xuống đường “biểu tình” để chống đối khiến phá sản kế hoạch của chính quyền Hong Kong. Và khi Hong Kong muốn bắt chước Singapore chúng ta về luật trật tự công cộng, 60.000 dân Hong Kong đã “biểu tình” chống lại “luật biểu tình”, mà không biết rằng chính quyền của họ muốn ra các luật ấy để bảo vệ người dân Hong Kong (it was foiled by 60,000 protesters – these people do not understand that those laws are meant to protect them).
v- “Biểu tình” là việc phí phạm thời gian ở Singapore. Bất cứ điều gì mà lãnh đạo chúng ta đã quyết thì cũng vì điều tốt cho chúng ta. Luôn có cơ nguy một cuộc “biểu tình” biến thành bạo loạn; do đó, nó phải bị cấm. Nhiều năm nay tôi thường phát biểu rằng phải cấm các trận đấu bóng đá vì không bao giờ tuyệt đối chắc chắn rằng sẽ không có bọn hooligan trong đám đông cuồng nhiệt sẽ trở nên manh động (for many years, I have insisted that soccer matches be banned in Singapore because there is no complete assurance that there are no soccer hooligans among the emotive crowd who will turn violent)
vi- Người Singapore chúng ta thật may mắn vì có những đạo luật bảo vệ chúng ta khỏi các hiểm nguy. Không có “biểu tình”. Không có tình dục đồng giới nam. Không có chuyện ở truồng đi lung tung trong quê nhà của bạn (Singaporeans are so lucky to have laws that protect them from harm. No protests, no gay sex, no walking around naked in your own home).
2- Cường Quốc Quân Sự Chiến Lược: Gương Sáng Recep Tayyib Erdogan
Nếu như “nền dân chủ” của Singapore chưa hề bị Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh hay EU hoặc Úc bêu rếu nên mặc nhiên được thừa nhận là tốt đẹp, nhưng vì (a) sự mặc nhiên thừa nhận ấy của “thế giới tự do” đã tồn tại hơn nửa thế kỷ nay nên không ai nhận ra còn chút cỏn con nào lạ lẫm, (b) “thế giới tự do” không dại gì mắng mỏ Singapore để rồi cà lăm trước nền dân chủ tự do tuyệt vời của Việt Nam cộng sản, (c) thiểu số ngu muội ngu đần ngu dốt ngu si ngu xuẩn trong số du học sinh Việt Nam chỉ biết hít hà cái hào nhoáng của Singapore để rồi về Việt Nam khen nhặng lên cái ngọn, và (d) sự ma mảnh của những “nhân sĩ trí thức” chống Cộng luôn vơ lấy cái hào nhoáng của Singapore để làm cớ bôi nhọ, xúc xiểm Đảng Cộng Sản Việt Nam bất tài vô dụng không xây dựng được đất nước “như Singapore”;
Thì Thổ Nhĩ Kỳ vừa xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới để tạo cơ sở thuận lợi mới tinh về lý luận cho Việt Nam Cộng Sản đối với ý nghĩa duy nhất của “dân chủ”, đó là: một thể chế chính trị mà trong đó người dân bỏ phiếu theo hiến định và theo các quy định của luật pháp hiện hành riêng của mỗi quốc gia để bầu lên đội ngũ lãnh đạo của mỗi quốc gia, chứ không phải kiểu giải thích ngô nghê thuần Hán-Việt thành “dân làm chủ” mà những kẻ mỵ dân sử dụng để đánh lừa dân chúng.
NATO là một thực thể quân sự của các quốc gia Tây Âu và Mỹ. Thực thể đại tư bản ấy của “thế giới tự do” đã kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ đầu năm 1952 để làm tiền đồn ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô. Và cái đất nước Thổ Nhĩ Kỳ có đóng góp quân lực cho cuộc chiến tranh Nam-Bắc Hàn trở thành đồng minh quý báu của NATO, không thể nào không là một quốc gia “dân chủ”. Không những thế, để triệt hậu hoạn Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào tầm ảnh hưởng của Nga, miếng mồi EU được đưa ra nhữ để trói buộc hẳn Thổ Nhĩ Kỳ vào “thế giới tự do”. Nền “dân chủ” của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh bóng, tôn vinh, nâng cao đồng dạng đồng bộ đồng hành đồng đẳng cùng các quốc gia đại tư bản Âu Mỹ, nên mặc nhiên trở thành khuôn mẫu trác tuyệt của “democracy”.
Thế nhưng, việc “neo” hoài cả chục năm việc kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào EU đã khiến lộ nguyên hình cái trạng thái “mồi nhữ” khiến Recep Tayyib Erdogan vỡ mộng, và cuộc đảo chính mới đây do NATO và Mỹ giật dây đã khiến Recep Tayyib Erdogan trở nên hung hãn, ra tay đàn áp đảo chính, bắt giam gần trăm ngàn quân nhân và quan chức tòa án, lăm le tái lập án tử hình để xử tử hàng loạt, chiếm giữ căn cứ không quân hạt nhân chiến lược Incirlik của Mỹ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, tái lập đối thoại với Tổng thống Nga Putin, kết tội giáo sĩ Fethullah Gulen nhiều ngàn năm tù và đòi Mỹ phải cho dẫn độ Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ để thi hành án, v.v. Không bất kỳ nước nào trong NATO hay EU dám tuyên bố Erdogan độc tài hay phản dân chủ cả, trong khi Erdogan tuyên bố với nhân dân rằng nền dân chủ quốc gia bị các thế lực thù địch xâm hại bằng cuộc đảo chính quân sự.
Điều trên cung cấp một khẳng định rằng (a) dân chủ là một thể chế như đã diễn giải ở trên; rằng (b) Thổ Nhĩ Kỳ được Âu Mỹ trân trọng như một quốc gia dân chủ cho đến tận ngày đăng bài viết này trên WordPress.com; rằng (c) như Singapore và Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia dân chủ tự thân; rằng (d) “dân chủ” là từ ngữ mang tính vũ khí chiến lược và chiến thuật của Âu Mỹ để ban ơn cho các thể chế không rõ ràng về dân chủ hoặc để đánh phá những thể chế nào quá dân chủ nhưng đứng ngoài hệ thống mà Âu Mỹ mong muốn; và rằng (e) Việt Nam có quyền tuyên bố bất kỳ ai – dù là công dân Việt Nam hay là công dân nước ngoài – khi nói về tình trạng “thiếu dân chủ” ở Việt Nam đều là lời xúc xiểm láo toét láo xược láo xạo đầy láu cá, và do đó có quyền đề ra những luật quy định các biện pháp chế tài đối với những xúc xiểm mang tính chất “lợi dụng tự do dân chủ” đó.
C) Chính Phủ Hãy Làm Đúng
1- Bảo Vệ Ý Nghĩa Của Luật Pháp
Luật là để điều chỉnh – bao gồm giới hạn cùng chế tài – một nội dung chứ không phải để cho phép có nội dung đó. Đây là khẳng định mặc định về luật pháp trên toàn cầu.
Luật Hôn Nhân & Gia Đình không để cho phép công dân được lập gia đình mà để quy định các điều chỉnh – bao gồm giới hạn cùng chế tài – đối với những vấn đề có liên quan.
Khi Tổng thống Nga Putin ban hành luật về “biểu tình”, tất nhiên có những người chống đối nhao nhao lên rằng đó là “luật chống biểu tình”. Họ đã hoàn toàn sai do thiếu ánh sáng trí tuệ vì đã có ý nghĩ trẻ nít khi lập luận rằng “luật biểu tình” là “cho phép biểu tình”, chẳng khác nào khi nói công dân có quyền cư trú bất kỳ nơi nào trên toàn lãnh thổ quốc gia thì công dân có quyền tự do đem chiếu dựng lều trước Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh hoặc tự tiện xông vào phòng ngủ trong nhà hàng xóm.
Nội dung này phải được bảo đảm quán triệt bởi tất cả.
2- Bảo Vệ Ý Nghĩa Của Ngôn Từ
Từ thí dụ điển hình của Singapore, nhất thiết phải đồng thời ghi nhận bốn điều bất khả tách rời rằng (a) “biểu tình là quyền hiến định” của Việt Nam, rằng (b) “biểu tình” hoàn toàn không có nghĩa là “biểu tình ngoài đường phố” hay “biểu tình nơi công cộng”, rằng (c) các khu vực tuyệt đối cấm “biểu tình” phải được liệt kê đầy đủ, và rằng (d) các biện pháp chế tài nghiêm ngặt nhất đối với sự vi phạm bất kỳ luật nào trong toàn bộ hệ thống luật pháp quốc gia chính là các nền tảng vững chắc dựng xây nên các cường quốc mà không bao giờ có bất kỳ ngoại lệ nào trong toàn bộ lịch sử sự hình thành các cường quốc trong toàn bộ lịch sử nhân loại.
3-Bảo Vệ Ý Nghĩa Hàn Lâm Duy Nhất Đúng Của Dân Chủ
4- Bảo Vệ Thể Chế Theo Cách Của Những Cường Quốc Mà Đa Số Người Dân Ái Mộ – Đối Với “Luật Biểu Tình”
Nếu ý kiến của người dân như biểu đạt qua các diễn đàn đa số lại tập trung ngợi ca Singapore giàu mạnh như một so sánh mong muốn Việt Nam phải noi theo, thì Việt Nam nhất thiết phải nghiên cứu để mô phỏng tất cả các hình thái phương tiện và luật pháp hà khắc tương tự mô hình dân chủ Singapore để làm nền tảng cho tất cả những sự cất cánh, đáp ứng các nguyện vọng chính đáng đó của người dân. Một tiêm kích siêu thanh không thể chạy lấy đà cất cánh trên cát sa mạc, bãi bùn lầy, hay vùng cát lún. Sự cất cánh như vậy chỉ có thể có đối với máy bay trực thăng có giới hạn về tốc độ và tầm hoạt động, nghĩa là trên nền tảng ẻo lả của luật pháp thì sự vụt cao lớn mạnh là điều dù chậm rãi vẫn bất khả.
D) Hãy Dũng Cảm Lên!
1- Các Du Học Sinh
Nếu có đến Singapore hay một cường quốc nào khác để du học, hãy nhìn vào nền móng của sự lớn mạnh của họ để nhận thấy rằng tất nhiên không bất kỳ một nền móng nào mang tên “dân chủ” theo định nghĩa của Việt Nam cả. Và khi đã nhận ra điều cốt lõi ấy, hãy dũng cảm không sợ bị “ném đá” khi trở về dám viết thỉnh nguyện thư yêu cầu Đảng và Nhà nước Việt Nam hãy áp dụng những quy định cứng rắn tương tự để làm bệ phóng cho sự cất cánh của kinh tế nước nhà.
2- Các Vị “Nổi Cộm”
Hãy dũng cảm lên, những ai vỗ ngực tự xưng mình là “luật sư đòi có luật biểu tình”, là “nghị sĩ đòi có luật biểu tình”, là “nhân sĩ”, là “trí thức”, là “tù nhân lương tâm tranh đấu cho mấy cái gọi là dân chủ và nhân quyền” để tuyên bố chính mình đại ngu muội đại ngu si đại ngu đần đại ngu dại đại ngu ngốc khi to mồm đòi hỏi đất nước phải trở thành một Singapore thứ hai mà lại không biết gì về nền dân chủ dân quyền, nhân quyền, và pháp quyền của cường quốc Singapore vĩ đại ấy.
Quý vị hãy dũng cảm tuyên bố mình chống Cộng sản Việt Nam vì có “ý thức hệ” khác, chứ không phải vì nước Việt Nam này không có tự do, dân chủ, dân quyền và nhân quyền.
Quý vị hãy dũng cảm như vậy để chứng tỏ bản thân đúng là đang muốn “làm cách mạng”, đơn giản vì sự hèn hạ không bao giờ là chất liệu tế bào lộ liễu của những ai đang học đòi “làm cách mạng”.
Và để nói rõ hơn ý nghĩa từ vựng: quý vị chẳng ai “làm chính trị” cả mà cũng chẳng ai đang “làm cách mạng”.
Đơn giản vì “làm chính trị” luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt Hiến pháp cùng hệ thống luật pháp hiện hành của quốc gia, trong khi “làm cách mạng” là nhằm mục đích duy nhất: lật đổ chế độ. “Làm chính trị” rất giống “nghề” của những luật sư: (hiểu rõ luật và nắm rõ luật để hoặc đi theo cho đúng luật hoặc lách luật an toàn – chỉ khác nhau ở chỗ “làm chính trị” dứt khoát phải vì “đảng chính trị”, còn làm luật sư dứt khoát phải vì “thân chủ”).
“Làm cách mạng” phải hy sinh xương máu cho một cuộc chống chế độ hiện hữu, chống hiến pháp hiện thời, chống luật pháp hiện hành, và nhằm lật đổ chế độ ấy, bãi bỏ thế hiến pháp cùng vô hiệu hóa luật pháp ban hành dưới thời của chế độ ấy.
Không hiểu mình đang làm phản (chống chế độ) mà cứ mồm loa mép dãi về cái quỷ quái bùa chú dân chủ nhân quyền “biểu tình chống nước khác vì yêu nước này” vớ vẩn gì đó thì rõ là thứ mê muội thì làm sao mà có tư thế của một “nhà cách mạng”! “Làm cách mạng” nghĩa là vẫn tiến tới dù đã biết luật, nên biết mình vi phạm luật nào, bị bắt xử tù có đúng luật ấy không, và có chấp nhận hy sinh không, hay lại bù lu bù loa mong mỏi được cứu vớt qua Mỹ?
Đối với tôi, những nghị sĩ có cốt luật sư đòi có “luật biểu tình” với những ai hăm hở “biểu tình” đều cần biết rằng (a) Việt Nam rất cần có “Luật Biểu Tình” hay luật tương tự “Luật Trật Tự Công Cộng” của Singapore, và rằng (b) tác giả bài viết này luôn cho rằng phải kinh qua những nghiên cứu hải ngoại và trải nghiệm thực tế quốc nội thì “Luật Biểu Tình” mới có thể được soạn thảo mang tính tầm cỡ bệ phóng vững chắc cho an ninh nội địa và trật tự công cộng như tại tất cả các cường quốc kinh tế.
E) Hãy Khôn Ngoan Lên, Những Nhà Khởi Nghiệp!
Gần đây có sự xôn xao một cách không cần thiết và thật quê mùa về sự việc những công ty khởi nghiệp Việt Nam sang Singapore để “khởi nghiệp” vì các ưu đãi liên quan đến thời gian cực nhanh trong xét cấp giấy phép cùng phí tổn cực thấp. Gọi là quê mùa và không cần thiết vì việc sang Singapore hay đâu đó có những 8 điểm gồm (a) đó là sự việc cực kỳ bình thường, (b) đó là một việc không bao giờ buộc phải mang nội hàm rằng Việt Nam kém cỏi vì mấy cái công ty “khởi nghiệp” đó đâu có qua Thái Lan hay Nhựt Bổn nên phải chăng cũng có nghĩa là Thái Lan cùng Nhựt Bổn kể cả Huê Kỳ ngang hàng với Việt Nam trong kém thế so với Singapore, (c) mấy cái vụ khởi nghiệp đó có chắc chắn 100% sẽ thành công nổi bật hay không mà cho dù có thành công ngay ở Việt Nam thì cũng nào có chắc chắn sẽ đóng góp ghê gớm vào cải thiện GDP, (d) mấy cái công ty khởi nghiệp ở Singapore có đã lường trước tình hình Singapore đắt đỏ về thuê mướn nhân lực và đời sống xã hội, (e) mấy cái công ty khởi nghiệp ở Singapore có đã lường trước tình hình Singapore nay khởi sự trở thành tầm ngắm cửa khủng bố quốc tế với những đe dọa đã thoát khỏi giưới hạn của sự tiềm tàng để trở thành hiển nhiên, (f) mấy cái công ty khởi nghiệp ở Singapore có đã biết các quy định hà khắc và độc tài ở Singapore đặc biệt trong tuyệt đối cấm “biểu tình” nên sự đột nhiên ngu muội nghe lời xui giục của không gian mạng xuống đường bày tỏ “lòng yêu nước” chống Tàu lấn chiếm Biển Đông chắc chắn sẽ khiến giám đốc và/hay nhân viên Việt Nam của mấy cái khởi nghiệp ấy đối mặt với sự giam cầm nhiều chục năm không bao giờ thông qua xét xử khiến tiêu tùng cái doanh nghiệp “khởi nghiệp”, (g) gắn hào quang cho “khởi nghiệp” là việc không bao giờ khôn ngoan do không lưu ý đến sự thật rằng dư luận thế giới đang đổ lỗi cho mấy cái khởi nghiệp về công nghệ thông tin đã phá vỡ truyền thống những đại gia công nghiệp đã dựng xây đế chế hàng trăm năm trên phạm vi toàn cầu dẫn đến các bất mãn cùng bạo loạn xã hội, và (h) vì tất cả 7 lý do trên mà hãy để yên cho các “khởi nghiệp” muốn đi đâu thì đi thay vì tốn giấy mực nói về nó như một yếu kém của Việt Nam này.
Cũng vì vậy mà hỡi những nhà khởi nghiệp hãy khôn ngoan đọc bài viết này trước khi quyết định ở lại Việt Nam hay sang Singapore “mần ăn”, và cũng nên khôn ngoan thường xuyên tìm đọc các bài viết trên blog này.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế, Nghị Sĩ Quốc Hội Việt Nam Khóa XIII.
Nguồn thông tin & tham khảo:
SINGAPORE:
Vì Sao Cấm Biểu Tình Hòa Bình Ở Singapore (bài tiếng Anh):http://singaporemind.blogspot.com/2007/10/why-peaceful-protests-are-not-allowed.html
Để Việt Nam Trở Thành Cường Quốc: Hão Huyền Singapore
THỔ NHĨ KỲ:
Quả Thôi Sơn: Nghịch Chiến Song Kỳ (
8 Nội Dung Lăng Tần Tư Vấn Cho Recep Tayyip Erdogan)
Trò Hèn Của Thổ Nhĩ Kỳ
Âm Mưu Thế Giới Đại Chiến III
LUẬT BIỂU TÌNH:
Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Nói Về “Luật Biểu Tình” Bài 1: Vấn Đề Ngữ Nguyên.
Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Nói Về “Luật Biểu Tình” Bài 2: Vấn Đề Pháp Luật
Biểu Tình và Ô Danh. May 20, 2014
Luật Biểu Tình. May 26, 2014
Siêu mini-Hồng ngọc- Giá 150k/cây
Siêu mini-Hồng ngọc- Giá 150k/cây-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Tại sao đất nước ta mãi nghèo?
Tại sao đất nước ta mãi nghèo?
Tác giả: CaoBao Do
Các công trình kiến trúc của Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia. Nguồn: FB CaoBao Do.
Tại sao đất nước ta mãi nghèo? Tại sao Việt nam mãi mãi thua kém các đất nước khác kể cả các nước có cùng điều kiện khí hậu, địa lý trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines…? Thậm chí gần đây nhiều mặt cả Cambodia và Laos đều đã vượt Việt Nam.
Tôi biết rất nhiều bạn sẽ đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho chính quyền, các bạn cho rằng thể chế, chính quyền đã kéo đất nước tụt hậu, nhưng các bạn cứ bình tĩnh, bởi trong suốt 4000 năm lịch sử, dù ở bất cứ thể chế nào, chính quyền nào, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các dân tộc khác. Đấy là một thực tế. Nếu bất cứ thể chế nào, bất cứ chính quyền nào, trong giai đoạn lịch sử nào Việt Nam cũng thua kém các dân tộc khác thì nguyên nhân hiển nhiên phải từ những điểm yếu cố hữu của dân tộc Việt.
TRONG LỊCH SỬ CHƯA BAO GIỜ VIỆT NAM HƠN CÁC DÂN TỘC KHÁC
Chỉ cần nhìn các di tích, công trình lịch sử từ thời cổ cũng đủ thấy chưa có công trình kiến trúc nào do con người xây dựng nên của Việt Nam có thể sánh ngang các công trình cổ của các nước khác.
Không so sánh với các nước Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, bởi nó quá cách biệt, chỉ cần so sánh với Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia… cũng dễ dàng nhận ra điều đó.
Các công trình kiến trúc cổ lớn của Việt Nam chỉ có thành nhà Hồ, kinh thành Thăng Long (chỉ còn lại dấu vết), kinh thành Huế. Các công trình ấy không thể so sánh được với chùa Vàng (Golden Buddha), chùa Phật Ngọc, chùa Doi Suthep, cung điện Hoàng Gia của Thái Lan; Càng không thể sánh được với Chùa Vàng (Yangon), chùa Vàng Shwezigon, đền Shwesandaw, đền Mahamuni (Mandalay) của Myanmar; Càng không thể sánh được với đền thờ Prambanan, quần thể đền thờ phật giáo Borobudar (lớn nhất thế giới) của Indonesia; Càng không thể sánh được với quần thể Angkor Thom, Angkor Wat của Cambodia (Angkor Wat có diện tích 40.000 ha ~ 401 km2). Đến cả dân tộc Chăm (nay đã thành một phần của nước Việt). Công bằng mà nói về lịch sử chúng ta hơn dân tộc Laos. (các bạn xem ảnh các công trình kiến trúc của Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia ở dưới sẽ thấy rõ điều đó).
Trong 4000 năm lịch sử, chúng ta luôn luôn kém, chưa bao giờ hơn, vậy thì làm gì có chuyện chúng ta tụt hậu, làm gì có ai đó kéo chúng ta tụt hậu.
ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN
Nếu bất cứ thể chế nào, bất cứ chính quyền nào, trong giai đoạn lịch sử nào Việt Nam cũng thua kém các dân tộc khác thì nguyên nhân hiển nhiên phải từ những điểm yếu cố hữu của dân tộc Việt.
Theo tôi dân tộc Việt có 4 điểm yếu cố hữu sau đã cản trở sự phát triển:
(1) Lười biếng – Dễ hài lòng
(2) Tư duy nhỏ – Quanh quẩn xó nhà
(3) Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác
(4) Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn
Tôi sẽ lần lượt phân tích chi tiết 4 điểm yếu cố hữu trên.
(1) LƯỜI BIẾNG – DỄ HÀI LÒNG
Cuối tháng 6, tôi vừa qua Singapore, từ sân bay Changi về trung tâm, tôi quan sát thấy một sự thực là tất cả các công việc giản đơn như kéo xe đẩy, dọn vệ sinh, lau chùi nhà WC đều do những ông cụ, bà cụ cỡ 65-75 tuổi làm. Đi taxi thì hầu hết lái xe đều do các cụ ông tóc bạc tuổi từ 65-75 lái. Trong thành phố tất cả những người nhặt rác, dọn vệ sinh đều do các cụ bà tuổi từ 65-75 làm. Hiển nhiên là tất cả những việc nặng nhọc, công nghệ cao đều do những người trẻ tuổi và trung niên làm (kể cả dưới 65 tuổi).
Trong khi đó người Việt Nam ta 60 tuổi đã lên lão, nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi đã về hưu và về hưu là không làm việc. Người Việt rất hứng thú “vui thú tuổi già”, “vui thú điền viên”, “sum vầy bên con cháu”…
Không biết từ bao giờ quân đội có qui định độ tuổi về hưu cho quân nhân chuyên nghiệp vô cùng bất hợp lý như sau:
– Cấp Uý: 50 tuổi (nếu không lên được Thiếu tá)
– Thiếu tá: 52 tuổi (nếu không lên được Trung tá)
– Trung tá: 54 tuổi (nếu không lên được Thượng tá)
– Thượng tá: 56 tuổi (nếu không lđen được Đại tá)
Với qui định này, chúng ta có hàng vạn cán bộ về hưu tuổi mới chỉ 50, 52, 54, 56 tuổi không làm việc, không lao động.
Ở Nông thôn (chiếm 70% dân số) thì chỉ lao động vất vả mấy tháng mùa vụ còn phần lớn thời gian trong năm là không có việc làm và rất nhiều người coi đấy như một sự hiển nhiên.
Ở thành phố, số thanh niên thất nghiệp, không việc làm, ngày ngày la cà quán xá, cà phê, chơi bài cả ngày. Họ than thở, oán trách đổ lỗi cho chính quyền mà ít người có ý chí lập nghiệp Star-up. Rất ít người nghĩ mình tự lập nghiệp, tự tạo ra công ăn việc làm cho chính mình và cho xã hội. Những người có việc làm ở công sở thì, hoặc sáng đến muộn giờ, hoặc đến đúng giờ chỉ để điểm danh rồi đi ăn sáng, giữa giờ làm việc thì lại trốn ra quán cafe giải khát ngồi tán gẫu. Không ở đâu lại có nhiều quán cafe, giải khát, quán nước vỉa hè nhiều như Việt Nam, mà quán nào cũng đông khách cả trong giờ làm việc.
Lười lao động, thích ăn chơi thể hiện rất rõ trong câu ca dao:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè
Như vậy trong quá khứ ông cha ta một năm ít nhất đã chơi, không lao động 3 tháng. Ngày nay có khá hơn chút ít, các công nhân xây dựng, cầu đường, giao thông… vẫn giữ nếp là nghỉ hết tháng giêng. Có lẽ nghỉ cả tháng tết hiện chỉ có ở Việt Nam mà thôi.
Trong xu thế tuổi thọ con người ngày càng tăng, hầu hết các nước đều nâng tuổi về hưu (Mỹ 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi…) (*) thì Việt Nam vẫn giữ nữ 55, nam 60 từ cách đây 62 năm khi mà tuổi thọ thấp hơn hiện nay 10 tuổi. Khi có dự thảo nâng dần tuổi về hưu thì nhất loạt phản đối, họ gán ngay cho lãnh đạo tham quyền cố vị muốn ngồi ghế lâu nên sửa luật, họ bất chấp luật hưu trí qui định khi tuổi thọ của Việt Nam chỉ có 62.5, trong khi hiện tại tuổi thọ đã tăng lên đến 72.5, bất chấp xu thế tăng tuổi nghỉ hưu của cả thế giới.
Một đất nước đã có nhiều lợi thế như Singapore (HUB của khu vực) mà lại chăm chỉ lao động, ai ai cũng làm việc, kể cả những người già 65-75 tuổi thì họ giầu có là điều hiển nhiên.
Một đất nước đã không có nhiều lợi thế mà lại lười lao động, thanh niên không chịu lập nghiệp, nằm chờ người khác tạo công ăn việc làm cho mình, giờ làm việc thì bớt xén giờ giấc, người còn sức lao động, chưa già đã muốn nghỉ “an nhàn tuổi già”, “xum vầy bên con cháu” thì mãi mãi nghèo cũng là chuyện không thể khác.
Không chỉ lười lao động, người Việt còn lười học, lười suy nghĩ, lười vận động.
Trên Facebook hoặc trên các diễn đàn không ít bạn “bàn phím” nhanh hơn “mắt”, chưa kịp đọc hết nội dung, chưa kịp hiểu hết ý người khác đã vội vã comment, vội vã bình luận, thậm chí chửi bới. Cuộc sống là của mình, hạnh phúc là của mình mà rất nhiều người luôn trông chờ vào “nhà nước” vào “chính quyền”.
Trừ các học sinh trường chuyên, đa số những trường khác, học sinh rất chi là lười, đặc biệt là rất lười đọc sách, rất lười tự học. Cứ nhìn số lượng các hiệu sách, số lượng độc giả đến hiệu sách thì sẽ hiểu người Việt lười đọc sách thế nào.
Người Việt rất lười vận động, họ rất lười đi bộ, chỉ cần khoảng cách 100 mét họ cũng đi xe máy thay vì đi bộ (chúng ta đều biết ở nước ngoài đi bộ 500 m – 1 km là chuyện bình thường). Không chịu vận động làm cho người thiếu sức dẻo dai, ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Đi xe máy khi không cần thiết sẽ làm tăng ùn tắc giao thông, tăng ô nhiễm môi trường, tăng tai nạn giao thông, lãng phí tiền xăng.
—–
(*) Ghi chú của trang Ba Sàm: Thông tin người Mỹ về hưu ở tuổi 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi, là không chính xác. Tuổi về hưu của người dân ở những nước này thay đổi theo từng năm. Tuổi về hưu hiện tại của người Mỹ là 66 tuổi (full retirement age) cho cả nam lẫn nữ, đến năm 2027, tuổi về hưu của dân Mỹ mới tăng lên 67 tuổi. Tuổi về hưu của người Nhật trong năm 2016 là 62. Chính phủ Nhật dự định tăng tuổi về hưu của dân Nhật lên 65 tuổi vào năm 2025. Tuổi về hưu của người Pháp hiện nay là 65.
———–
Phần 2: Tơ duy nhỏ- quanh quẩn xó nhà
FB CaoBao Do
Tư duy nhỏ bé của người Việt thể hiện rất rõ trong giao thông: thời trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) giao thông của nước Việt chỉ là những con đường nhỏ cho người đi bộ, ngựa, trâu, bò và xe 2 bánh người kéo (xe kéo chở người, xe chở hàng hoá). Không có con đường nào rộng đủ cho xe 4 bánh ngựa kéo hay ô tô có thể đi lại được (Các đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, đường xe điện, đường tàu hoả đều do người Pháp xây dựng sau khi vào Việt Nam).
Giao thông toàn đường nhỏ cho người và xe 2 bánh rất lợi hại cho phòng thủ đất nước, chống xâm lược. Chỉ cần rút lui, vườn không nhà trống rồi tuyệt đường tiếp vận là quân xâm lược tự thua và rút về nước. Đọc lịch sử Việt Nam thì thấy hầu hết các triều đại, khi ở thế yếu, các tướng lĩnh, vua, chúa Việt Nam đều dùng chiến thuật vườn không nhà trống này để chống xâm lược phương Bắc và đều giành chiến thắng.
Thế nhưng, để phát triển kinh tế, giao thương thì đường giao thông nhỏ bé là lực cản, là hạn chế lớn nhất. Con người và hàng hoá không được lưu thông, kinh tế không thể phát triển. Với đường giao thông nhỏ như vậy thì Việt nam không có công trình nào to cũng dễ hiểu.
Vì tư duy nhỏ bé nên biểu tượng của Hà Nội là chùa một cột, một ngôi chùa có lẽ bé nhất thế giới. Trong công viên “Thế giới thu nhỏ” ở Thâm Quyến, mỗi quốc gia người ta xây dựng một công trình biểu tượng (Pháp thì có tháp Eiffel, Mỹ thì có tượng Nữ thần Tự do, Italia thì có đấu trường La Mã…). Mỗi công trình người ta thu nhỏ 1/25 so với kích thước thật, riêng Chùa Một Cột vì quá bé nên người ta thu nhỏ tỷ lệ 1/8. Chúng tôi đi thăm thì tất cả các biểu tượng của các nước khác đều có thể đi vào bên trong, đi lại được, chỉ có Chùa Một Cột là đứng bên cạnh và nóc chùa chỉ đến ngang vai. Vừa đứng bên cạnh biểu tượng Chùa Một Cột vừa nhìn biểu tượng của các quốc gia khác mà sống mũi tôi cứ cay cay.
Tư duy nhỏ bé còn thể hiện trong việc ruộng đất được chia nhỏ theo từng thửa, thường là 1 sào 360 m2, với thửa ruộng bé như vậy thì chỉ có thể làm thủ công với hiệu suất thấp, không thể tổ chức sản xuất lớn, không thể cơ giới hoá. Khoán 100 năm 1981 và khoán 10 năm 1988 đã thiết lập nên kinh tế hộ gia đình, người nông dân làm chủ mảnh đất của mình, đã tạo ra cú huých, đột phát đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Nhưng như cái lò xo bị nén được giải phóng, đã bung hết cỡ, những năm gần đây nông nghiệp không còn lực phát triển nữa, bởi bản chất kinh tế hộ gia đình vẫn là lối tư duy nhỏ bé. Phải làm lớn, tích tụ ruộng đất lớn để sản xuất với qui mô lớn, đưa máy móc, tự động hoá vào, đặc biệt phải đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao theo công nghệ của Nhật Bản, Israel. Chỉ có như vậy nông nghiệp và nông thôn Việt Nam mới có bước phát triển mạnh mẽ, mới có năng suất và hiệu suất cao.
Tư duy nhỏ bé còn thể hiện trong việc tổ chức buôn bán thông qua chợ cóc, buôn bán vỉa hè. Vì chợ cóc, buôn bán vỉa hè nên xe máy là phương tiện giao thông thích hợp nhất vì có thể dừng bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào. Khi xe máy ít thì đúng là rất thuận tiện, nhưng bây giờ khi Hà Nội có 5 triệu xe và TP Hồ Chí Minh có 8 triệu xe, nạn kẹt xe thường xuyên xẩy ra thì hiệu quả của cả xã hội rất thấp, mỗi ngày người dân tốn thêm trung bình 45 phút – 75 phút cho việc đi đến công sở và trở về nhà. Bây giờ chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến đường sắt đô thị, metro thì ít nhất phải 10-15 năm nữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mới có hệ thống đường sắt đô thị, metro.
Tư duy nhỏ bé còn thể hiện trong các doanh nghiệp. Ai cũng biết doanh nghiệp nhỏ thì năng động hơn, nhưng doanh nghiệp lớn mới có tiềm lực, có thể đảm nhận những công trình lớn, mới có thể cạnh tranh quốc tế. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sau một vài năm thành lập, phát triển thành công một tý, lớn một tý là tách làm hai, làm ba, kể cả những công ty do 2-3 người bạn thân cùng góp vốn.
Nếu chúng ta không có những công ty lớn thì không thể cạnh tranh quốc tế, không thể làm được những việc lớn. Nếu chúng ta không có tư duy lớn thì chúng ta chỉ làm những việc bé. Đất nước mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới đã 22 năm mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm thầu phụ ngay trên chính sân nhà của mình, nếu có làm tổng thầu thì cũng chỉ là những dự án vốn của nhà nước, của chính phủ, cứ dự án đấu thầu quốc tế sòng phẳng là hầu hết doanh nghiệp Việt Nam lại trở lại thân phận làm thuê, làm thầu phụ ngay.
Hội nhập kinh tế thế giới là tất yếu, nhưng sau 22 năm hội nhập, đáng buồn là chúng ta đã mất đi nhiều thương hiệu Việt nổi tiếng một thời vào tay các hãng nước ngoài chỉ vì các doanh nhân Việt không dám nghĩ lớn, không dám đương đầu cạnh tranh sòng phẳng với các hãng nước ngoài, dù là trên sân nhà của mình. Các thương hiệu Việt bị các hãng nước ngoài nuốt chửng, mất luôn tên tuổi có thể kể đến kem đánh răng Dạ Lan bị Colgate Palmolive nuốt, kem đánh răng PS về tay Unilever, bia Huế về tay Carlsberg Đan Mạch, Tribeco về tay Uni-President, Phở 24 và Highland Coffee về tay Jollibee Ford…
Một điểm yếu nữa của người Việt là không có máu chinh phục, không có máu kinh doanh quốc tế, không có khát vọng toàn cầu hoá, trong khi Tây vào tận nước mình, kinh doanh, thôn tính, kiếm tiền của mình, thì các Doanh nghiệp Việt chỉ quanh quẩn trong đất nước mình, thậm chí thành phố mình, tỉnh mình.
Năm 1998 FPT quyết định chiến lược toàn cầu hoá xuất khẩu phần mềm, anh Trương Gia Bình đã gặp rất nhiều lực cản cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Rất nhiều lãnh đạo FPT sợ thất bại, sợ mất tiền, để thể hiện quyết tâm anh Trương Gia Bình đã phải ra nghị quyết đầu tư 1 triệu USD cho xuất khẩu phần mềm (một con số gấp 2.5 lần toàn bộ doanh thu phần mềm trong nước của FPT năm 1998). Chưa đủ, anh Trương Gia Bình còn thể hiện quyết tâm bằng khẩu hiệu “dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải xuất cho được phần mềm”. Nếu không có những quyết tâm cao độ đó thì hôm nay FPT không có 10.000 người làm xuất khẩu phần mềm với doanh thu 300 triệu USD năm 2016.
Đến giai đoạn xuất khẩu lần thứ 2 của FPT, kiếm được hợp đồng từ các nước đang phát triển đã khó nhưng để có chuyên gia sẵn sàng đi nước ngoài triển khai hợp đồng cũng khó không kém, chúng tôi đã phải xây dựng chính sách ưu đãi cho toàn cầu hoá như tiêu chuẩn ăn, ở, đi lại, công tác phí, phụ cấp toàn cầu hoá, 3 tháng về thăm nhà một lần, thế mà cũng không ít cán bộ tự nguyện đi Toàn cầu hoá. Chưa hết chúng tôi còn làm qui đổi doanh số Toàn cầu hoá được nhân hệ số 4, tức cứ 1 triệu USD doanh số Toàn cầu hoá bằng 4 triệu USD doanh số ở thị trường Việt Nam.
Hiện tại, tuy Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 162 tỷ USD (năm 2015) nhưng hầu hết là xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, thuỷ hải sản, nông sản, thực phẩm và hàng gia công chứ rất ít từ dịch vụ, từ công nghệ, tức giá trị chất xám của người Việt còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Về tinh thần thì số doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài (không tính Cambodia và Laos) chinh chiến, hoạt động thương mại, sản xuất, kinh doanh tại các quốc gia khác chỉ đếm trên đầu ngón tay, nếu phải kể tên thì cũng chỉ có các tên sau Vietel, FPT, Hoàng Anh – Gia Lai…
Chúng ta không kiếm được tiền của các nước khác mà lại để doanh nghiệp các nước khác kiếm tiền của mình, trên sân nhà mình thì chúng ta nghèo hơn người ta là đúng thôi.
(3) ÁP ĐẶT SUY NGHĨ CỦA MÌNH CHO NGƯỜI KHÁC
Cuối năm 1990 tôi sang Pháp 8 tháng nên có gặp gỡ nhiều anh chị Việt Kiều Pháp và Đức. Tôi có được đọc một bài trả lời phỏng vấn của một đạo diễn nổi tiếng trên tạp chí Quê Hương, sau khi được các anh chị Việt Kiều mời anh sang Pháp, Đức, Mỹ 3 tháng làm phim về Việt kiều, vị đạo diễn đã trả lời đại ý như sau:
– Hỏi: Anh có cảm giác gì sau 3 tháng sang Pháp, Đức, Mỹ làm phim và tiếp xúc với nhiều Việt Kiều thành đạt?
– Trả lời: Tôi thất vọng về dân tộc Việt.
– Hỏi: Anh cũng là người Việt, sao anh lại nói vậy?
– Trả lời: Trước khi sang đây tôi tưởng Việt nam nghèo vì sai lầm về thể chế về chế độ chính trị, nhưng sau khi sang đây tiếp xúc với nhiều anh, chị, tôi thấy các anh chị tuy sống ở Mỹ, Pháp, Đức được coi là những nước tự do, dân chủ hàng đầu thế mà các anh chị vẫn có tật là áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, các anh chị không chấp nhận người không cùng chính kiến với mình, cùng là chống cộng, nhưng những người chủ trương bạo động và những người chủ trương bất bạo động cũng coi nhau như kẻ thù. Nếu chỉ là sai lầm về thể chế, chế độ chính trị thì chúng ta dễ sửa, còn áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến của mình là bản tính của dân tộc Việt thì rất khó sửa.
Sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn ấy, tôi suy nghĩ nhiều và thấy ông đạo diễn nói có cơ sở. Hoá ra áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến của mình là bản tính xấu của người Việt. Ngay từ thói quen ăn uống, người Việt đã áp đặt nhau: Người Việt ăn món gì thấy ngon thì luôn nghĩ người khác phải ăn thế mới ngon, mình ăn hành, ăn tỏi, ăn mắm tôm, ăn thịt chó thì người khác cũng phải ăn, “không ăn phí nửa đời người”, “ăn tốt cho sức khỏe”, “ăn ngon lắm”… họ đâu có biết người không ăn được thì hoặc cơ thể họ không tiếp nhận hoặc với họ ăn như một cực hình.
Trong nhà hàng hay mời khách đến nhà ăn, người Việt không có thói quen hỏi người khác kiêng cái gì hoặc người Việt quan niệm “Nam vô tửu như cờ vô phong”, trên bàn tiệc bắt tất cả đều phải uống rượu, đều phải 100%, nếu không 100% là không thật lòng, không cần biết người ta có uống được không, có đang điều trị bệnh gì không.
Trên Facebook chúng ta thường xuyên thấy những người tự nhận là đấu tranh cho dân chủ, thế nhưng bất cứ ai nói khác với họ là họ qui ngay là DLV, là ăn lương của nhà nước, là ngu… Đến cả những người đang giương cờ đấu tranh cho dân chủ mà cũng thế thì hết cách chữa.
Đất nước đã thống nhất 41 năm thế mà vẫn chưa thể hoà giải giữa những người hai bên chiến tuyến, một bên thì vẫn chưa bỏ được mối thù, cứ có dịp là biểu tình chống cộng, một bên thì vẫn chưa bỏ được định kiến. Một bên thì bảo anh thắng trận anh phải quảng đại, anh phải chìa tay ra chứ, một bên thì bảo tôi đã chìa tay ra rồi mà anh có bắt đâu.
Hệ quả của việc áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến cùa mình là vô cùng lớn:
[1] Đầu tiên là anh thiếu kiềm chế, anh hung hăng nên rất khó tìm lời giải tối ưu khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nguy cơ chiến tranh, dẫn đến việc chúng ta không giữ được hoà bình, xẩy ra chiến tranh nhiều. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong lịch sử 4000 năm Việt Nam lại xẩy ra chiến tranh nhiều đến thế, có bạn nói tại ông bạn hàng xóm xấu tính, thế thì Sơn Tinh đánh nhau với Thủy Tinh, Đinh Bộ Lĩnh loạn 12 xứ quân, Trịnh Nguyễn phân tranh 200 năm là tại ai? Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong lịch sử Thái Lan và các nước xung quanh ít chiến tranh hơn Việt Nam?
[2] Tiếp theo là chúng ta thiếu tính kế thừa, ai có quyền cũng muốn không giống người tiềm nhiệm, muốn ghi dấu ấn của mình thành ra các công trình cổ bị đập đi, làm lại. Trong khoa học, công nghệ chúng ta không có thói quen làm tiếp, tiếp quản thành quả của người khác mà thích làm lại từ đầu. Tất cả dẫn đến lãng phí của cải chung của cả xã hội và giá thành sản phẩm cao.
[3] Một hậu quả xấu nữa là hoặc là tổ chức sẽ thiếu tính sáng tạo vì không có người phản biện hoặc là tổ chức sẽ thiếu sự đoàn kết và không phát huy hết các tài năng cá nhân vì những người khác quan điểm hoặc sẽ phải rời bỏ hoặc ở lại thì thụ động, không dám thể hiện hết mình.
(4) NỀN TẢNG TRIẾT HỌC YẾU LẠI KHÔNG CHUẨN
Triết học của Việt Nam gốc là Nho Giáo sau này chuyển sang Khổng Giáo, Khổng Giáo độc tôn ở Việt nam cho tới thế kỷ 20. Cuối thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo Châu Âu vào giảng đạo, Thiên Chúa Giáo bắt đầu hình thành và phát triển và triết học Khổng Giáo dần bị lai tạp bởi Thiên Chúa Giáo. Với sự thay đổi và phát triển như vậy triết học của Việt Nam là lai tạp, pha trộn và ảnh hưởng của nước ngoài (Trung Quốc và phương Tây) nên nền tảng không vững chắc, cộng thêm Việt Nam không có triết gia nên các hệ thống lý luận và giá trị vừa yếu vừa không chuẩn.
Trên nền tảng triết lý Khổng Giáo lai tạp ấy rất nhiều giá trị, nhiều vai trò của các thành phần trong xã hội không chuẩn, thậm chí bị sai lệch, từ đó dẫn đến đảo lộn các qui tắc hành xử, ứng xử trong xã hội cũng như trong phát triển kinh tế.
[1] Điểm sai lệch thứ nhất nghiêm trọng nhất là đánh giá thấp vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp và thương mại. Không những đánh giá thấp mà còn bị coi thường: dạy học và chữa bệnh thì được gọi là “thầy”: “thầy giáo”, “thầy thuốc” (điều này không sai), còn buôn bán, thương mại thì gọi là “con” là “bọn” (“phường con buôn”, “bọn con buôn”). Trong khi doanh nghiệp (bao gồm cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất, ngân hàng) là trung tâm của xã hội, tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trong xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy chính phủ, duy trì an ninh quốc phòng, đầu tư cho giao thông, hạ tầng xã hội, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người nghèo và các chính sách xã hội…
Đã bước vào thế kỷ 21, hội nhập quốc tế đã 22 năm, thời đại Internet, thời đại toàn cầu hoá rồi mà hiện tại rất nhiều học giả, rất nhiều người có tri thức vẫn có luận điểm chia những người kinh doanh Việt Nam ra 3 loại: Doanh nhân, thương nhân và con buôn (trong khi thế giới chỉ dùng một từ duy nhất là Businessman). Tệ hại hơn có người còn kết luận hiện thời Việt Nam chưa có doanh nhân.
Một thành phần chính, lực lượng chính, hoạt động trung tâm của việc tạo ra của cải cho xã hội, của phát triển kinh tế, làm giầu cho cá nhân, tập thể và đất nước lại bị đánh giá thấp nhất, bị coi thường, bị miệt thị thì mãi nghèo cũng là chuyện tất yếu, không thể khác.
Người Việt chúng ta hiểu hoàn toàn sai về thương mại và doanh nhân, họ coi buôn bán, thương mại là lừa gạt, là bất nhân. Thực chất thương mại và doanh nhân buộc người ta phải đi lại, gặp gỡ, giao lưu, buộc người ta phải thuyết phục đối tác, khách hàng; muốn vậy buộc người ta phải tìm hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu của khách hàng; muốn vậy buộc người ta phải đặt mình vào địa vị của khách hàng để hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu, để khám phá xem khách hàng muốn gì; muốn vậy buộc người ta phải nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất; Tiếp theo người ta phải tìm cách chinh phục khách hàng, thuyết phục khách hàng đồng ý mua sản phẩm, dịch vụ của mình thay vì mua sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp khác, của quốc gia mình mà không phải quốc gia khác. Muốn làm được điều đó doanh nhân phải là một người lịch sự, chân thành, lễ độ, nghiêm túc, hiểu biết, giữ chữ tín, đáng tin cậy, đáng yêu và có trách nhiệm với xã hội, đôi khi là cả lòng dũng cảm, đi tiên phong.
Chân thành, tin cậy, đáng yêu, có trách nhiệm với xã hội là bốn đức tính đáng quí nhất của một doanh nhân, thiếu bốn đức tính đó thì không thể là một doanh nhân lớn, không thể thành công trong thương mại, nếu có thành công thì chỉ là thành công nhỏ, tạm bợ mà thôi.
Một đất nước, một nền văn hoá, loại bỏ thương mại, thiếu vắng thương mại sẽ dần biến đất nước, biến xã hội thành một đất nước, một xã hội không văn minh, thiếu lịch sự, đôi khi lỗ mãng.
Chính vì bị đánh giá thấp, bị coi thường nên doanh nghiệp và nghề buôn (thương mại) không được phát triển ở Việt nam. Mà thương mại và doanh nghiệp không được phát triển thì tất yếu đất nước sẽ nghèo.
[2] Điểm sai lệch thứ hai cũng nghiêm trọng là đánh giá sai lệch về tiền bạc. Không chỉ sai lệch mà chúng ta còn có thái độ bệnh hoạn và tội lỗi đối với tiền bạc.
Người Việt chúng ta có hai thái cực trái ngược nhau đầy mâu thuẫn về tiền bạc. Thái cực thứ nhất là coi khinh đồng tiền: “Tôi coi khinh đồng tiền”, “tiền bạc lắm”; đã coi khinh đồng tiền, coi tiền là bạc bẽo thì hiển nhiên sẽ không bao giờ kiếm được nhiều tiền, không bao giờ giầu có. Thái cực thứ hai là tuyệt đối hoá đồng tiền: “Có tiền mua tiên cũng được”, “tiền là vạn năng”, “tiền là tất cả”; đã tuyệt đối hoá đồng tiền họ sẽ kiếm tiền bằng mọi giá, không quan tâm đến chữ tín, không quan tâm đến nhân cách, bất chấp hậu quả.
Với triết lý vừa tuyệt đối hoá vừa coi khinh đồng tiền dẫn đến một bộ phận người Việt Nam không dám công khai kiếm tiền, coi kiếm tiền như một sự vẩn đục, họ cố làm ra vẻ coi khinh đồng tiền, coi khinh sự giầu có và hãnh diện với sự thanh bần của mình. Mặt khác họ cũng hiểu quyền lực của đồng tiền, họ cũng cần tiền và muốn có nhiều tiền thành thử họ kiếm tiền và làm giầu một cách giấu giếm.
Các xã hội phát triển, văn minh họ đánh giá đúng giá trị đồng tiền, họ không tuyệt đối hoá, họ không coi khinh đồng tiền, họ coi đồng tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá, đồng tiền là thước đo giá trị lao động, đồng tiền giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đào tạo nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, báo hiếu cha mẹ, giải trí, du lịch và làm công tác xã hội.
[3] Điểm sai lệch thứ 3 cũng nghiêm trọng là đánh giá sai các giá trị:
Người Việt chúng ta quan niệm lệch lạc về người giỏi. Thời phong kiến là giỏi làm thơ (xuất khẩu thành thơ), giỏi đối đáp (câu đối), trong khi đó xã hội cần bao nhiêu người tài trong các lĩnh vực khác nữa: khoa học tự nhiên và kinh tế – thương mại là hai lĩnh lực quan trọng nhất giúp kinh tế phát triển thì thời phong kiến không được quan tâm, không được đánh giá là người tài. Nửa cuối thế kỷ 20 ở miền Bắc lại quan niệm người giỏi là giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán, tất cả những học sinh giỏi nhất lên đại học đều học Toán, Vật Lý, Cơ học..
Người Việt chúng ta không đánh giá cao, không ca ngợi những nguyên lý cơ bản về hệ thống, bài bản mà thường đánh giá cao sự lanh trí xử lý theo tình huống, khôn vặt kiểu Trạng Quỳnh: “Dê đực chửa”, “Hâm nước mắm”, “nhúng 10 đầu ngón tay vẽ giun”, “đố vua ị mà cấm đái”… Với tư duy ấy chúng ta chỉ có thể làm tốt những hệ thống nhỏ, đơn lẻ, khi hệ thống lớn hơn, cần nhân rộng, cần phát triển lâu dài thì sự lanh trí, khôn vặt lại chính là lực cản của sự phát triển.
Người Việt chúng ta rất coi trọng bằng cấp, coi trọng đến mức cứ thi đỗ trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn thì bổ làm quan. Trong khi đó thám hoa, bảng nhãn cũng chỉ giỏi văn thơ, làm sao mà lãnh đạo một tổng, một huyện, một tỉnh, làm sao lãnh đạo phát triển kinh tế. Đồng hành với coi trọng bằng cấp là coi nhẹ thực hành: ngày trước đi học chỉ dậy văn thơ, câu đối, ngày nay chỉ dậy lý thuyết mà ít dậy thực hành.
____
NHẤT ĐỊNH ĐẤT NƯỚC TA SẼ GIÀU – HÃY TIN VÀ HÃY KHÁT VỌNG [4]
CaoBao Do
Từ hôm tôi post stt đầu tiên về chủ đề VÌ SAO ĐẤT NƯỚC TA MÃI NGHÈO, chỉ ra nhiều điểm yếu cố hữu của người Việt, rất nhiều bạn đồng quan điểm, rất nhiều bạn tự thấy bản thân sẽ tự thay đổi để hạn chế điểm yếu, một số bạn không chia sẻ, đặc biệt tôi nhận được vài ý kiến của một số bạn lo ngại: “anh viết về điểm yếu của người Việt làm cho bọn em và một số người bi quan và nản”.
Tuy chỉ ra 4 điểm yếu cố hữu của người Việt, nhưng tôi không bi quan, tôi vẫn rất lạc quan, tôi luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt, của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng NHẤT ĐỊNH ĐẤT NƯỚC TA SẼ GIÀU, nhất định chúng ta sẽ đuổi kịp Thailand, nhất định chúng ta sẽ vượt Philippines trong một thời gian không xa nữa.
Cơ sở để tôi tin tưởng bao gồm:
[1] NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA CÓ RẤT NHIỀU ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI
[2] TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15 NĂM QUA (2000-2015) CỦA VIỆT NAM NHANH NHẤT ASEAN
[3] VIỆT NAM ĐÃ CÓ NHỮNG ĐIỂM SÁNG VƯỢT CÁC NƯỚC ASEAN
[4] TRONG KỶ NGUYÊN THẾ GIỚI SỐ, VIỆT NAM CÓ NHIỀU LỢI THẾ
[5] NHẬN RA ĐIỂM YẾU, CHÚNG TA CÙNG KHẮC PHỤC
Tôi sẽ phân tích lần lược 5 cơ sở trên.
[1] NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA CÓ RẤT NHIỀU ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI
Nói về ưu điểm của người Việt sẽ có nhiều nhận định, nhiều ý kiến khác nhau, cá nhân tôi cho rằng người Việt có một số ưu điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế đất nước, đó là:
(a) Người Việt yêu quê hương đất nước
(b) Người Việt kiên cường, bất khuất trước xâm lược, cường quyền
(c) Người Việt đoàn kết rất cao khi gặp khó khăn, nhất là khi ở hoàn cảnh ngặt nghèo
(d) Người Việt có lòng tự hào, tự tôn dân tộc với truyền thuyết con Rồng cháu Tiên
(e) Người Việt thông minh, sáng dạ, học nhanh, nhất là công nghệ mới
(f) Người Việt ham học (tuy lười đọc sách, lười tự học), bố mẹ đầu tư mạnh mẽ cho việc học tập của con cái
(g) Người Việt thân thiện và mến khách
Những ưu điểm trên, nếu biết phát huy (từng cá nhân, từng doanh nhân tự phát huy, từng doanh nghiệp, từng tổ chức, lãnh đạo quốc gia biết khơi dậy, biết tổ chức, biết khai thác) thì nó sẽ tạo thành sức mạnh, tạo thành năng lực cạnh tranh quốc tế, giúp nâng cao năng suất lao động, giúp sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao từ đó sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
[2] TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15 NĂM QUA CỦA VIỆT NAM NHANH NHẤT ASEAN
Trong thời gia qua chúng ta có nhiều bài báo nói Việt Nam càng ngày càng tụt hậu, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước Asean ngày càng xa, nhưng với số liệu thống kê của tổ chức tiền tệ quốc tế IMF thì lại cho kết quả hoàn toàn ngược lại.
Theo thống kê của tổ chức tiền tệ quốc tế IMF thì trong 15 năm qua (2000-2015) tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao nhất khu vực Asean, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước đã được rút ngắn đáng kể (có số liệu của IMF xác nhận, các bạn xem ảnh ở kèm sẽ có các số liệu chi tiết).
Theo bảng thống kê này thì tốc độ tăng trưởng GDP đầu người (normal per capita) giai đoạn 2010-2015 các nước ASEAN thứ tự như sau:
(1) Việt Nam: tăng trưởng 71.35%, từ 1.267$ lên 2.172$
(2) Laos: tăng trưởng 66.82%, từ 1.070$ lên 1.785$
(3) Cambodia: tăng trưởng 45.78%, từ 782$ lên 1.140$
(4) Philippines: tăng trưởng 36.94% từ 2.155$ lên 2.951$
(5) Myanmar: tăng trưởng 27.15% từ 998$ lên 1.269$
(6) Singapore: tăng trưởng 14.29% từ 46.569$ lên 2.172$
(7) Malaysia: tăng trưởng 12.93% từ 8.920$ lên 10.073$
(8) Indonesia: tăng trưởng 7.49% từ 3.178% lên 3.416$
(9) Thailand: tăng trưởng 7.2% từ 5.063$ lên 5.426$
Cũng theo bảng thống kê này thì khoảng cách về GDP trên đầu người (normal, per capita) giữa Việt Nam và các nước Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines từ năm 2000 đến năm 2015 đã rút ngắn đáng kể như sau:
(1) Singapore: từ gấp 59.19 lần xuống còn gấp 24.52 lần
(2) Malaysia: từ gấp 10.65 lần xuống còn gấp 4.94 lần
(3) Thailand: từ gấp 5.05 lần xuống còn gấp 2.5 lần
(4) Philippines: từ gấp 2.52 lần xuống còn gấp 1.36 lần
(5) Indonesia: từ gấp 2.21 lần xuống còn gấp 1.57 lần
Như vậy, nếu cứ giữ tốc độ này, Việt Nam đuổi kịp Philippines, Indonesia, Thailand là hoàn toàn có thể xẩy ra trong thời gian không xa lắm.
[3] VIỆT NAM ĐÃ CÓ NHỮNG ĐIỂM SÁNG VƯỢT CÁC NƯỚC ASEAN
Về GDP trên đầu người của Việt Nam đúng là còn kém Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines, tức kinh tế Việt Nam còn chậm phát triển hơn, Việt Nam còn nghèo hơn, thế nhưng không phải lĩnh vực nào chúng ta cũng kém họ, ít nhất chúng ta có những doanh nghiệp như Viettel, Vinamilk, FPT có những mặt đã vượt các doanh nghiệp cùng lĩnh vực của các nước Asean.
VIETTEL
Tuy về qui mô kinh doanh, doanh số, lợi nhuận, số nhân viên Viettel vẫn còn thua các doanh nghiệp Viễn thông của các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, nhưng về tinh thần Toàn cầu hoá, về sự có mặt, hiện diện kinh doanh ở nhiều quốc gia, nhất là châu Phi và châu Mỹ la tinh thì chắc chắn Viettel đã vượt các hãng Viễn thông của các nước Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia.
Đến năm 2015, Vittel đã có mặt, hiện diện tại 10 quốc gia, với số thuê bao lên đến 250 triệu (gấp 2.7 lần dân số Việt Nam, tương đương dân số Indonesia).
Theo kế hoạch đến năm 2020, Viettel sẽ hiện diện tại 20 đến 25 quốc gia, với khoảng nửa tỷ thuê bao, khi ấy có thể Viettel sẽ là hãng viễn thông có số lượng thuê bao đứng đầu Asean.
VINAMILK
VINAMILK là doanh nghiệp có vốn hoá lớn lớn nhất Việt Nam với giá trị công ty lên đến 9 tỷ USD. Cuối tháng 6 năm 2016 tập chí Nikkei (Nhật Bản) đã xếp Vinamilk là doanh nghiệp lớn thứ 22 châu Á (trừ Nhật Bản). Có thể nói trong lĩnh vực sữa, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất Asean.
VINAMILK cũng là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Toàn Cầu hoá, hiện Vinamilk đã có 15 nhà máy sữa ở Việt Nam, 3 nhà máy sữa ở New Zealand, Ba Lan, Mỹ.
FPT
Trong lĩnh vực CNTT, Việt Nam chúng ta tự hào có FPT là doanh nghiệp CNTT lớn nhất Đông Nam Á. Với doanh thu tỷ gần 2 tỷ USD và 30.000 nhân viên, hiện diện trên 20 quốc gia FPT đã vượt xa nhiều lần các doanh nghiệp CNTT của các nước Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines.
Ở một đất nước tổng GDP thấp hơn nhiều lần, qui mô thị trường CNTT bé hơn 3-5 lần mà FPT có qui mô kinh doanh vượt tất cả các công ty CNTT các nước Asean 5-7 lần thì là một kỳ tích và Việt Nam chúng ta rất đáng tự hào.
VIETTEL, VINAMILK, FPT là một minh chứng rất thuyết phục rằng người Việt Nam chúng ta cũng như đất nước chúng ta hoàn toàn có thể ngang hàng và vượt các nước khác trong khu vực.
(Còn nữa)
Tại sao đất nước ta mãi nghèo? Tại sao Việt nam mãi mãi thua kém các đất nước khác kể cả các nước có cùng điều kiện khí hậu, địa lý trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines…? Thậm chí gần đây nhiều mặt cả Cambodia và Laos đều đã vượt Việt Nam.
Tôi biết rất nhiều bạn sẽ đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho chính quyền, các bạn cho rằng thể chế, chính quyền đã kéo đất nước tụt hậu, nhưng các bạn cứ bình tĩnh, bởi trong suốt 4000 năm lịch sử, dù ở bất cứ thể chế nào, chính quyền nào, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các dân tộc khác. Đấy là một thực tế. Nếu bất cứ thể chế nào, bất cứ chính quyền nào, trong giai đoạn lịch sử nào Việt Nam cũng thua kém các dân tộc khác thì nguyên nhân hiển nhiên phải từ những điểm yếu cố hữu của dân tộc Việt.
TRONG LỊCH SỬ CHƯA BAO GIỜ VIỆT NAM HƠN CÁC DÂN TỘC KHÁC
Chỉ cần nhìn các di tích, công trình lịch sử từ thời cổ cũng đủ thấy chưa có công trình kiến trúc nào do con người xây dựng nên của Việt Nam có thể sánh ngang các công trình cổ của các nước khác.
Không so sánh với các nước Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, bởi nó quá cách biệt, chỉ cần so sánh với Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia… cũng dễ dàng nhận ra điều đó.
Các công trình kiến trúc cổ lớn của Việt Nam chỉ có thành nhà Hồ, kinh thành Thăng Long (chỉ còn lại dấu vết), kinh thành Huế. Các công trình ấy không thể so sánh được với chùa Vàng (Golden Buddha), chùa Phật Ngọc, chùa Doi Suthep, cung điện Hoàng Gia của Thái Lan; Càng không thể sánh được với Chùa Vàng (Yangon), chùa Vàng Shwezigon, đền Shwesandaw, đền Mahamuni (Mandalay) của Myanmar; Càng không thể sánh được với đền thờ Prambanan, quần thể đền thờ phật giáo Borobudar (lớn nhất thế giới) của Indonesia; Càng không thể sánh được với quần thể Angkor Thom, Angkor Wat của Cambodia (Angkor Wat có diện tích 40.000 ha ~ 401 km2). Đến cả dân tộc Chăm (nay đã thành một phần của nước Việt). Công bằng mà nói về lịch sử chúng ta hơn dân tộc Laos. (các bạn xem ảnh các công trình kiến trúc của Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia ở dưới sẽ thấy rõ điều đó).
Trong 4000 năm lịch sử, chúng ta luôn luôn kém, chưa bao giờ hơn, vậy thì làm gì có chuyện chúng ta tụt hậu, làm gì có ai đó kéo chúng ta tụt hậu.
ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN
Nếu bất cứ thể chế nào, bất cứ chính quyền nào, trong giai đoạn lịch sử nào Việt Nam cũng thua kém các dân tộc khác thì nguyên nhân hiển nhiên phải từ những điểm yếu cố hữu của dân tộc Việt.
Theo tôi dân tộc Việt có 4 điểm yếu cố hữu sau đã cản trở sự phát triển:
(1) Lười biếng – Dễ hài lòng
(2) Tư duy nhỏ – Quanh quẩn xó nhà
(3) Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác
(4) Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn
Tôi sẽ lần lượt phân tích chi tiết 4 điểm yếu cố hữu trên.
(1) LƯỜI BIẾNG – DỄ HÀI LÒNG
Cuối tháng 6, tôi vừa qua Singapore, từ sân bay Changi về trung tâm, tôi quan sát thấy một sự thực là tất cả các công việc giản đơn như kéo xe đẩy, dọn vệ sinh, lau chùi nhà WC đều do những ông cụ, bà cụ cỡ 65-75 tuổi làm. Đi taxi thì hầu hết lái xe đều do các cụ ông tóc bạc tuổi từ 65-75 lái. Trong thành phố tất cả những người nhặt rác, dọn vệ sinh đều do các cụ bà tuổi từ 65-75 làm. Hiển nhiên là tất cả những việc nặng nhọc, công nghệ cao đều do những người trẻ tuổi và trung niên làm (kể cả dưới 65 tuổi).
Trong khi đó người Việt Nam ta 60 tuổi đã lên lão, nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi đã về hưu và về hưu là không làm việc. Người Việt rất hứng thú “vui thú tuổi già”, “vui thú điền viên”, “sum vầy bên con cháu”…
Không biết từ bao giờ quân đội có qui định độ tuổi về hưu cho quân nhân chuyên nghiệp vô cùng bất hợp lý như sau:
– Cấp Uý: 50 tuổi (nếu không lên được Thiếu tá)
– Thiếu tá: 52 tuổi (nếu không lên được Trung tá)
– Trung tá: 54 tuổi (nếu không lên được Thượng tá)
– Thượng tá: 56 tuổi (nếu không lđen được Đại tá)
Với qui định này, chúng ta có hàng vạn cán bộ về hưu tuổi mới chỉ 50, 52, 54, 56 tuổi không làm việc, không lao động.
Ở Nông thôn (chiếm 70% dân số) thì chỉ lao động vất vả mấy tháng mùa vụ còn phần lớn thời gian trong năm là không có việc làm và rất nhiều người coi đấy như một sự hiển nhiên.
Ở thành phố, số thanh niên thất nghiệp, không việc làm, ngày ngày la cà quán xá, cà phê, chơi bài cả ngày. Họ than thở, oán trách đổ lỗi cho chính quyền mà ít người có ý chí lập nghiệp Star-up. Rất ít người nghĩ mình tự lập nghiệp, tự tạo ra công ăn việc làm cho chính mình và cho xã hội. Những người có việc làm ở công sở thì, hoặc sáng đến muộn giờ, hoặc đến đúng giờ chỉ để điểm danh rồi đi ăn sáng, giữa giờ làm việc thì lại trốn ra quán cafe giải khát ngồi tán gẫu. Không ở đâu lại có nhiều quán cafe, giải khát, quán nước vỉa hè nhiều như Việt Nam, mà quán nào cũng đông khách cả trong giờ làm việc.
Lười lao động, thích ăn chơi thể hiện rất rõ trong câu ca dao:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè
Như vậy trong quá khứ ông cha ta một năm ít nhất đã chơi, không lao động 3 tháng. Ngày nay có khá hơn chút ít, các công nhân xây dựng, cầu đường, giao thông… vẫn giữ nếp là nghỉ hết tháng giêng. Có lẽ nghỉ cả tháng tết hiện chỉ có ở Việt Nam mà thôi.
Trong xu thế tuổi thọ con người ngày càng tăng, hầu hết các nước đều nâng tuổi về hưu (Mỹ 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi…) (*) thì Việt Nam vẫn giữ nữ 55, nam 60 từ cách đây 62 năm khi mà tuổi thọ thấp hơn hiện nay 10 tuổi. Khi có dự thảo nâng dần tuổi về hưu thì nhất loạt phản đối, họ gán ngay cho lãnh đạo tham quyền cố vị muốn ngồi ghế lâu nên sửa luật, họ bất chấp luật hưu trí qui định khi tuổi thọ của Việt Nam chỉ có 62.5, trong khi hiện tại tuổi thọ đã tăng lên đến 72.5, bất chấp xu thế tăng tuổi nghỉ hưu của cả thế giới.
Một đất nước đã có nhiều lợi thế như Singapore (HUB của khu vực) mà lại chăm chỉ lao động, ai ai cũng làm việc, kể cả những người già 65-75 tuổi thì họ giầu có là điều hiển nhiên.
Một đất nước đã không có nhiều lợi thế mà lại lười lao động, thanh niên không chịu lập nghiệp, nằm chờ người khác tạo công ăn việc làm cho mình, giờ làm việc thì bớt xén giờ giấc, người còn sức lao động, chưa già đã muốn nghỉ “an nhàn tuổi già”, “xum vầy bên con cháu” thì mãi mãi nghèo cũng là chuyện không thể khác.
Không chỉ lười lao động, người Việt còn lười học, lười suy nghĩ, lười vận động.
Trên Facebook hoặc trên các diễn đàn không ít bạn “bàn phím” nhanh hơn “mắt”, chưa kịp đọc hết nội dung, chưa kịp hiểu hết ý người khác đã vội vã comment, vội vã bình luận, thậm chí chửi bới. Cuộc sống là của mình, hạnh phúc là của mình mà rất nhiều người luôn trông chờ vào “nhà nước” vào “chính quyền”.
Trừ các học sinh trường chuyên, đa số những trường khác, học sinh rất chi là lười, đặc biệt là rất lười đọc sách, rất lười tự học. Cứ nhìn số lượng các hiệu sách, số lượng độc giả đến hiệu sách thì sẽ hiểu người Việt lười đọc sách thế nào.
Người Việt rất lười vận động, họ rất lười đi bộ, chỉ cần khoảng cách 100 mét họ cũng đi xe máy thay vì đi bộ (chúng ta đều biết ở nước ngoài đi bộ 500 m – 1 km là chuyện bình thường). Không chịu vận động làm cho người thiếu sức dẻo dai, ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Đi xe máy khi không cần thiết sẽ làm tăng ùn tắc giao thông, tăng ô nhiễm môi trường, tăng tai nạn giao thông, lãng phí tiền xăng.
—–
(*) Ghi chú của trang Ba Sàm: Thông tin người Mỹ về hưu ở tuổi 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi, là không chính xác. Tuổi về hưu của người dân ở những nước này thay đổi theo từng năm. Tuổi về hưu hiện tại của người Mỹ là 66 tuổi (full retirement age) cho cả nam lẫn nữ, đến năm 2027, tuổi về hưu của dân Mỹ mới tăng lên 67 tuổi. Tuổi về hưu của người Nhật trong năm 2016 là 62. Chính phủ Nhật dự định tăng tuổi về hưu của dân Nhật lên 65 tuổi vào năm 2025. Tuổi về hưu của người Pháp hiện nay là 65.
———–
Phần 2: Tơ duy nhỏ- quanh quẩn xó nhà
FB CaoBao Do
Tư duy nhỏ bé của người Việt thể hiện rất rõ trong giao thông: thời trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) giao thông của nước Việt chỉ là những con đường nhỏ cho người đi bộ, ngựa, trâu, bò và xe 2 bánh người kéo (xe kéo chở người, xe chở hàng hoá). Không có con đường nào rộng đủ cho xe 4 bánh ngựa kéo hay ô tô có thể đi lại được (Các đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, đường xe điện, đường tàu hoả đều do người Pháp xây dựng sau khi vào Việt Nam).
Giao thông toàn đường nhỏ cho người và xe 2 bánh rất lợi hại cho phòng thủ đất nước, chống xâm lược. Chỉ cần rút lui, vườn không nhà trống rồi tuyệt đường tiếp vận là quân xâm lược tự thua và rút về nước. Đọc lịch sử Việt Nam thì thấy hầu hết các triều đại, khi ở thế yếu, các tướng lĩnh, vua, chúa Việt Nam đều dùng chiến thuật vườn không nhà trống này để chống xâm lược phương Bắc và đều giành chiến thắng.
Thế nhưng, để phát triển kinh tế, giao thương thì đường giao thông nhỏ bé là lực cản, là hạn chế lớn nhất. Con người và hàng hoá không được lưu thông, kinh tế không thể phát triển. Với đường giao thông nhỏ như vậy thì Việt nam không có công trình nào to cũng dễ hiểu.
Vì tư duy nhỏ bé nên biểu tượng của Hà Nội là chùa một cột, một ngôi chùa có lẽ bé nhất thế giới. Trong công viên “Thế giới thu nhỏ” ở Thâm Quyến, mỗi quốc gia người ta xây dựng một công trình biểu tượng (Pháp thì có tháp Eiffel, Mỹ thì có tượng Nữ thần Tự do, Italia thì có đấu trường La Mã…). Mỗi công trình người ta thu nhỏ 1/25 so với kích thước thật, riêng Chùa Một Cột vì quá bé nên người ta thu nhỏ tỷ lệ 1/8. Chúng tôi đi thăm thì tất cả các biểu tượng của các nước khác đều có thể đi vào bên trong, đi lại được, chỉ có Chùa Một Cột là đứng bên cạnh và nóc chùa chỉ đến ngang vai. Vừa đứng bên cạnh biểu tượng Chùa Một Cột vừa nhìn biểu tượng của các quốc gia khác mà sống mũi tôi cứ cay cay.
Tư duy nhỏ bé còn thể hiện trong việc ruộng đất được chia nhỏ theo từng thửa, thường là 1 sào 360 m2, với thửa ruộng bé như vậy thì chỉ có thể làm thủ công với hiệu suất thấp, không thể tổ chức sản xuất lớn, không thể cơ giới hoá. Khoán 100 năm 1981 và khoán 10 năm 1988 đã thiết lập nên kinh tế hộ gia đình, người nông dân làm chủ mảnh đất của mình, đã tạo ra cú huých, đột phát đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Nhưng như cái lò xo bị nén được giải phóng, đã bung hết cỡ, những năm gần đây nông nghiệp không còn lực phát triển nữa, bởi bản chất kinh tế hộ gia đình vẫn là lối tư duy nhỏ bé. Phải làm lớn, tích tụ ruộng đất lớn để sản xuất với qui mô lớn, đưa máy móc, tự động hoá vào, đặc biệt phải đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao theo công nghệ của Nhật Bản, Israel. Chỉ có như vậy nông nghiệp và nông thôn Việt Nam mới có bước phát triển mạnh mẽ, mới có năng suất và hiệu suất cao.
Tư duy nhỏ bé còn thể hiện trong việc tổ chức buôn bán thông qua chợ cóc, buôn bán vỉa hè. Vì chợ cóc, buôn bán vỉa hè nên xe máy là phương tiện giao thông thích hợp nhất vì có thể dừng bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào. Khi xe máy ít thì đúng là rất thuận tiện, nhưng bây giờ khi Hà Nội có 5 triệu xe và TP Hồ Chí Minh có 8 triệu xe, nạn kẹt xe thường xuyên xẩy ra thì hiệu quả của cả xã hội rất thấp, mỗi ngày người dân tốn thêm trung bình 45 phút – 75 phút cho việc đi đến công sở và trở về nhà. Bây giờ chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến đường sắt đô thị, metro thì ít nhất phải 10-15 năm nữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mới có hệ thống đường sắt đô thị, metro.
Tư duy nhỏ bé còn thể hiện trong các doanh nghiệp. Ai cũng biết doanh nghiệp nhỏ thì năng động hơn, nhưng doanh nghiệp lớn mới có tiềm lực, có thể đảm nhận những công trình lớn, mới có thể cạnh tranh quốc tế. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sau một vài năm thành lập, phát triển thành công một tý, lớn một tý là tách làm hai, làm ba, kể cả những công ty do 2-3 người bạn thân cùng góp vốn.
Nếu chúng ta không có những công ty lớn thì không thể cạnh tranh quốc tế, không thể làm được những việc lớn. Nếu chúng ta không có tư duy lớn thì chúng ta chỉ làm những việc bé. Đất nước mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới đã 22 năm mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm thầu phụ ngay trên chính sân nhà của mình, nếu có làm tổng thầu thì cũng chỉ là những dự án vốn của nhà nước, của chính phủ, cứ dự án đấu thầu quốc tế sòng phẳng là hầu hết doanh nghiệp Việt Nam lại trở lại thân phận làm thuê, làm thầu phụ ngay.
Hội nhập kinh tế thế giới là tất yếu, nhưng sau 22 năm hội nhập, đáng buồn là chúng ta đã mất đi nhiều thương hiệu Việt nổi tiếng một thời vào tay các hãng nước ngoài chỉ vì các doanh nhân Việt không dám nghĩ lớn, không dám đương đầu cạnh tranh sòng phẳng với các hãng nước ngoài, dù là trên sân nhà của mình. Các thương hiệu Việt bị các hãng nước ngoài nuốt chửng, mất luôn tên tuổi có thể kể đến kem đánh răng Dạ Lan bị Colgate Palmolive nuốt, kem đánh răng PS về tay Unilever, bia Huế về tay Carlsberg Đan Mạch, Tribeco về tay Uni-President, Phở 24 và Highland Coffee về tay Jollibee Ford…
Một điểm yếu nữa của người Việt là không có máu chinh phục, không có máu kinh doanh quốc tế, không có khát vọng toàn cầu hoá, trong khi Tây vào tận nước mình, kinh doanh, thôn tính, kiếm tiền của mình, thì các Doanh nghiệp Việt chỉ quanh quẩn trong đất nước mình, thậm chí thành phố mình, tỉnh mình.
Năm 1998 FPT quyết định chiến lược toàn cầu hoá xuất khẩu phần mềm, anh Trương Gia Bình đã gặp rất nhiều lực cản cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Rất nhiều lãnh đạo FPT sợ thất bại, sợ mất tiền, để thể hiện quyết tâm anh Trương Gia Bình đã phải ra nghị quyết đầu tư 1 triệu USD cho xuất khẩu phần mềm (một con số gấp 2.5 lần toàn bộ doanh thu phần mềm trong nước của FPT năm 1998). Chưa đủ, anh Trương Gia Bình còn thể hiện quyết tâm bằng khẩu hiệu “dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải xuất cho được phần mềm”. Nếu không có những quyết tâm cao độ đó thì hôm nay FPT không có 10.000 người làm xuất khẩu phần mềm với doanh thu 300 triệu USD năm 2016.
Đến giai đoạn xuất khẩu lần thứ 2 của FPT, kiếm được hợp đồng từ các nước đang phát triển đã khó nhưng để có chuyên gia sẵn sàng đi nước ngoài triển khai hợp đồng cũng khó không kém, chúng tôi đã phải xây dựng chính sách ưu đãi cho toàn cầu hoá như tiêu chuẩn ăn, ở, đi lại, công tác phí, phụ cấp toàn cầu hoá, 3 tháng về thăm nhà một lần, thế mà cũng không ít cán bộ tự nguyện đi Toàn cầu hoá. Chưa hết chúng tôi còn làm qui đổi doanh số Toàn cầu hoá được nhân hệ số 4, tức cứ 1 triệu USD doanh số Toàn cầu hoá bằng 4 triệu USD doanh số ở thị trường Việt Nam.
Hiện tại, tuy Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 162 tỷ USD (năm 2015) nhưng hầu hết là xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, thuỷ hải sản, nông sản, thực phẩm và hàng gia công chứ rất ít từ dịch vụ, từ công nghệ, tức giá trị chất xám của người Việt còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Về tinh thần thì số doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài (không tính Cambodia và Laos) chinh chiến, hoạt động thương mại, sản xuất, kinh doanh tại các quốc gia khác chỉ đếm trên đầu ngón tay, nếu phải kể tên thì cũng chỉ có các tên sau Vietel, FPT, Hoàng Anh – Gia Lai…
Chúng ta không kiếm được tiền của các nước khác mà lại để doanh nghiệp các nước khác kiếm tiền của mình, trên sân nhà mình thì chúng ta nghèo hơn người ta là đúng thôi.
(3) ÁP ĐẶT SUY NGHĨ CỦA MÌNH CHO NGƯỜI KHÁC
Cuối năm 1990 tôi sang Pháp 8 tháng nên có gặp gỡ nhiều anh chị Việt Kiều Pháp và Đức. Tôi có được đọc một bài trả lời phỏng vấn của một đạo diễn nổi tiếng trên tạp chí Quê Hương, sau khi được các anh chị Việt Kiều mời anh sang Pháp, Đức, Mỹ 3 tháng làm phim về Việt kiều, vị đạo diễn đã trả lời đại ý như sau:
– Hỏi: Anh có cảm giác gì sau 3 tháng sang Pháp, Đức, Mỹ làm phim và tiếp xúc với nhiều Việt Kiều thành đạt?
– Trả lời: Tôi thất vọng về dân tộc Việt.
– Hỏi: Anh cũng là người Việt, sao anh lại nói vậy?
– Trả lời: Trước khi sang đây tôi tưởng Việt nam nghèo vì sai lầm về thể chế về chế độ chính trị, nhưng sau khi sang đây tiếp xúc với nhiều anh, chị, tôi thấy các anh chị tuy sống ở Mỹ, Pháp, Đức được coi là những nước tự do, dân chủ hàng đầu thế mà các anh chị vẫn có tật là áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, các anh chị không chấp nhận người không cùng chính kiến với mình, cùng là chống cộng, nhưng những người chủ trương bạo động và những người chủ trương bất bạo động cũng coi nhau như kẻ thù. Nếu chỉ là sai lầm về thể chế, chế độ chính trị thì chúng ta dễ sửa, còn áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến của mình là bản tính của dân tộc Việt thì rất khó sửa.
Sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn ấy, tôi suy nghĩ nhiều và thấy ông đạo diễn nói có cơ sở. Hoá ra áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến của mình là bản tính xấu của người Việt. Ngay từ thói quen ăn uống, người Việt đã áp đặt nhau: Người Việt ăn món gì thấy ngon thì luôn nghĩ người khác phải ăn thế mới ngon, mình ăn hành, ăn tỏi, ăn mắm tôm, ăn thịt chó thì người khác cũng phải ăn, “không ăn phí nửa đời người”, “ăn tốt cho sức khỏe”, “ăn ngon lắm”… họ đâu có biết người không ăn được thì hoặc cơ thể họ không tiếp nhận hoặc với họ ăn như một cực hình.
Trong nhà hàng hay mời khách đến nhà ăn, người Việt không có thói quen hỏi người khác kiêng cái gì hoặc người Việt quan niệm “Nam vô tửu như cờ vô phong”, trên bàn tiệc bắt tất cả đều phải uống rượu, đều phải 100%, nếu không 100% là không thật lòng, không cần biết người ta có uống được không, có đang điều trị bệnh gì không.
Trên Facebook chúng ta thường xuyên thấy những người tự nhận là đấu tranh cho dân chủ, thế nhưng bất cứ ai nói khác với họ là họ qui ngay là DLV, là ăn lương của nhà nước, là ngu… Đến cả những người đang giương cờ đấu tranh cho dân chủ mà cũng thế thì hết cách chữa.
Đất nước đã thống nhất 41 năm thế mà vẫn chưa thể hoà giải giữa những người hai bên chiến tuyến, một bên thì vẫn chưa bỏ được mối thù, cứ có dịp là biểu tình chống cộng, một bên thì vẫn chưa bỏ được định kiến. Một bên thì bảo anh thắng trận anh phải quảng đại, anh phải chìa tay ra chứ, một bên thì bảo tôi đã chìa tay ra rồi mà anh có bắt đâu.
Hệ quả của việc áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến cùa mình là vô cùng lớn:
[1] Đầu tiên là anh thiếu kiềm chế, anh hung hăng nên rất khó tìm lời giải tối ưu khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nguy cơ chiến tranh, dẫn đến việc chúng ta không giữ được hoà bình, xẩy ra chiến tranh nhiều. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong lịch sử 4000 năm Việt Nam lại xẩy ra chiến tranh nhiều đến thế, có bạn nói tại ông bạn hàng xóm xấu tính, thế thì Sơn Tinh đánh nhau với Thủy Tinh, Đinh Bộ Lĩnh loạn 12 xứ quân, Trịnh Nguyễn phân tranh 200 năm là tại ai? Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong lịch sử Thái Lan và các nước xung quanh ít chiến tranh hơn Việt Nam?
[2] Tiếp theo là chúng ta thiếu tính kế thừa, ai có quyền cũng muốn không giống người tiềm nhiệm, muốn ghi dấu ấn của mình thành ra các công trình cổ bị đập đi, làm lại. Trong khoa học, công nghệ chúng ta không có thói quen làm tiếp, tiếp quản thành quả của người khác mà thích làm lại từ đầu. Tất cả dẫn đến lãng phí của cải chung của cả xã hội và giá thành sản phẩm cao.
[3] Một hậu quả xấu nữa là hoặc là tổ chức sẽ thiếu tính sáng tạo vì không có người phản biện hoặc là tổ chức sẽ thiếu sự đoàn kết và không phát huy hết các tài năng cá nhân vì những người khác quan điểm hoặc sẽ phải rời bỏ hoặc ở lại thì thụ động, không dám thể hiện hết mình.
(4) NỀN TẢNG TRIẾT HỌC YẾU LẠI KHÔNG CHUẨN
Triết học của Việt Nam gốc là Nho Giáo sau này chuyển sang Khổng Giáo, Khổng Giáo độc tôn ở Việt nam cho tới thế kỷ 20. Cuối thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo Châu Âu vào giảng đạo, Thiên Chúa Giáo bắt đầu hình thành và phát triển và triết học Khổng Giáo dần bị lai tạp bởi Thiên Chúa Giáo. Với sự thay đổi và phát triển như vậy triết học của Việt Nam là lai tạp, pha trộn và ảnh hưởng của nước ngoài (Trung Quốc và phương Tây) nên nền tảng không vững chắc, cộng thêm Việt Nam không có triết gia nên các hệ thống lý luận và giá trị vừa yếu vừa không chuẩn.
Trên nền tảng triết lý Khổng Giáo lai tạp ấy rất nhiều giá trị, nhiều vai trò của các thành phần trong xã hội không chuẩn, thậm chí bị sai lệch, từ đó dẫn đến đảo lộn các qui tắc hành xử, ứng xử trong xã hội cũng như trong phát triển kinh tế.
[1] Điểm sai lệch thứ nhất nghiêm trọng nhất là đánh giá thấp vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp và thương mại. Không những đánh giá thấp mà còn bị coi thường: dạy học và chữa bệnh thì được gọi là “thầy”: “thầy giáo”, “thầy thuốc” (điều này không sai), còn buôn bán, thương mại thì gọi là “con” là “bọn” (“phường con buôn”, “bọn con buôn”). Trong khi doanh nghiệp (bao gồm cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất, ngân hàng) là trung tâm của xã hội, tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trong xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy chính phủ, duy trì an ninh quốc phòng, đầu tư cho giao thông, hạ tầng xã hội, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người nghèo và các chính sách xã hội…
Đã bước vào thế kỷ 21, hội nhập quốc tế đã 22 năm, thời đại Internet, thời đại toàn cầu hoá rồi mà hiện tại rất nhiều học giả, rất nhiều người có tri thức vẫn có luận điểm chia những người kinh doanh Việt Nam ra 3 loại: Doanh nhân, thương nhân và con buôn (trong khi thế giới chỉ dùng một từ duy nhất là Businessman). Tệ hại hơn có người còn kết luận hiện thời Việt Nam chưa có doanh nhân.
Một thành phần chính, lực lượng chính, hoạt động trung tâm của việc tạo ra của cải cho xã hội, của phát triển kinh tế, làm giầu cho cá nhân, tập thể và đất nước lại bị đánh giá thấp nhất, bị coi thường, bị miệt thị thì mãi nghèo cũng là chuyện tất yếu, không thể khác.
Người Việt chúng ta hiểu hoàn toàn sai về thương mại và doanh nhân, họ coi buôn bán, thương mại là lừa gạt, là bất nhân. Thực chất thương mại và doanh nhân buộc người ta phải đi lại, gặp gỡ, giao lưu, buộc người ta phải thuyết phục đối tác, khách hàng; muốn vậy buộc người ta phải tìm hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu của khách hàng; muốn vậy buộc người ta phải đặt mình vào địa vị của khách hàng để hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu, để khám phá xem khách hàng muốn gì; muốn vậy buộc người ta phải nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất; Tiếp theo người ta phải tìm cách chinh phục khách hàng, thuyết phục khách hàng đồng ý mua sản phẩm, dịch vụ của mình thay vì mua sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp khác, của quốc gia mình mà không phải quốc gia khác. Muốn làm được điều đó doanh nhân phải là một người lịch sự, chân thành, lễ độ, nghiêm túc, hiểu biết, giữ chữ tín, đáng tin cậy, đáng yêu và có trách nhiệm với xã hội, đôi khi là cả lòng dũng cảm, đi tiên phong.
Chân thành, tin cậy, đáng yêu, có trách nhiệm với xã hội là bốn đức tính đáng quí nhất của một doanh nhân, thiếu bốn đức tính đó thì không thể là một doanh nhân lớn, không thể thành công trong thương mại, nếu có thành công thì chỉ là thành công nhỏ, tạm bợ mà thôi.
Một đất nước, một nền văn hoá, loại bỏ thương mại, thiếu vắng thương mại sẽ dần biến đất nước, biến xã hội thành một đất nước, một xã hội không văn minh, thiếu lịch sự, đôi khi lỗ mãng.
Chính vì bị đánh giá thấp, bị coi thường nên doanh nghiệp và nghề buôn (thương mại) không được phát triển ở Việt nam. Mà thương mại và doanh nghiệp không được phát triển thì tất yếu đất nước sẽ nghèo.
[2] Điểm sai lệch thứ hai cũng nghiêm trọng là đánh giá sai lệch về tiền bạc. Không chỉ sai lệch mà chúng ta còn có thái độ bệnh hoạn và tội lỗi đối với tiền bạc.
Người Việt chúng ta có hai thái cực trái ngược nhau đầy mâu thuẫn về tiền bạc. Thái cực thứ nhất là coi khinh đồng tiền: “Tôi coi khinh đồng tiền”, “tiền bạc lắm”; đã coi khinh đồng tiền, coi tiền là bạc bẽo thì hiển nhiên sẽ không bao giờ kiếm được nhiều tiền, không bao giờ giầu có. Thái cực thứ hai là tuyệt đối hoá đồng tiền: “Có tiền mua tiên cũng được”, “tiền là vạn năng”, “tiền là tất cả”; đã tuyệt đối hoá đồng tiền họ sẽ kiếm tiền bằng mọi giá, không quan tâm đến chữ tín, không quan tâm đến nhân cách, bất chấp hậu quả.
Với triết lý vừa tuyệt đối hoá vừa coi khinh đồng tiền dẫn đến một bộ phận người Việt Nam không dám công khai kiếm tiền, coi kiếm tiền như một sự vẩn đục, họ cố làm ra vẻ coi khinh đồng tiền, coi khinh sự giầu có và hãnh diện với sự thanh bần của mình. Mặt khác họ cũng hiểu quyền lực của đồng tiền, họ cũng cần tiền và muốn có nhiều tiền thành thử họ kiếm tiền và làm giầu một cách giấu giếm.
Các xã hội phát triển, văn minh họ đánh giá đúng giá trị đồng tiền, họ không tuyệt đối hoá, họ không coi khinh đồng tiền, họ coi đồng tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá, đồng tiền là thước đo giá trị lao động, đồng tiền giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đào tạo nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, báo hiếu cha mẹ, giải trí, du lịch và làm công tác xã hội.
[3] Điểm sai lệch thứ 3 cũng nghiêm trọng là đánh giá sai các giá trị:
Người Việt chúng ta quan niệm lệch lạc về người giỏi. Thời phong kiến là giỏi làm thơ (xuất khẩu thành thơ), giỏi đối đáp (câu đối), trong khi đó xã hội cần bao nhiêu người tài trong các lĩnh vực khác nữa: khoa học tự nhiên và kinh tế – thương mại là hai lĩnh lực quan trọng nhất giúp kinh tế phát triển thì thời phong kiến không được quan tâm, không được đánh giá là người tài. Nửa cuối thế kỷ 20 ở miền Bắc lại quan niệm người giỏi là giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán, tất cả những học sinh giỏi nhất lên đại học đều học Toán, Vật Lý, Cơ học..
Người Việt chúng ta không đánh giá cao, không ca ngợi những nguyên lý cơ bản về hệ thống, bài bản mà thường đánh giá cao sự lanh trí xử lý theo tình huống, khôn vặt kiểu Trạng Quỳnh: “Dê đực chửa”, “Hâm nước mắm”, “nhúng 10 đầu ngón tay vẽ giun”, “đố vua ị mà cấm đái”… Với tư duy ấy chúng ta chỉ có thể làm tốt những hệ thống nhỏ, đơn lẻ, khi hệ thống lớn hơn, cần nhân rộng, cần phát triển lâu dài thì sự lanh trí, khôn vặt lại chính là lực cản của sự phát triển.
Người Việt chúng ta rất coi trọng bằng cấp, coi trọng đến mức cứ thi đỗ trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn thì bổ làm quan. Trong khi đó thám hoa, bảng nhãn cũng chỉ giỏi văn thơ, làm sao mà lãnh đạo một tổng, một huyện, một tỉnh, làm sao lãnh đạo phát triển kinh tế. Đồng hành với coi trọng bằng cấp là coi nhẹ thực hành: ngày trước đi học chỉ dậy văn thơ, câu đối, ngày nay chỉ dậy lý thuyết mà ít dậy thực hành.
____
NHẤT ĐỊNH ĐẤT NƯỚC TA SẼ GIÀU – HÃY TIN VÀ HÃY KHÁT VỌNG [4]
CaoBao Do
Từ hôm tôi post stt đầu tiên về chủ đề VÌ SAO ĐẤT NƯỚC TA MÃI NGHÈO, chỉ ra nhiều điểm yếu cố hữu của người Việt, rất nhiều bạn đồng quan điểm, rất nhiều bạn tự thấy bản thân sẽ tự thay đổi để hạn chế điểm yếu, một số bạn không chia sẻ, đặc biệt tôi nhận được vài ý kiến của một số bạn lo ngại: “anh viết về điểm yếu của người Việt làm cho bọn em và một số người bi quan và nản”.
Tuy chỉ ra 4 điểm yếu cố hữu của người Việt, nhưng tôi không bi quan, tôi vẫn rất lạc quan, tôi luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt, của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng NHẤT ĐỊNH ĐẤT NƯỚC TA SẼ GIÀU, nhất định chúng ta sẽ đuổi kịp Thailand, nhất định chúng ta sẽ vượt Philippines trong một thời gian không xa nữa.
Cơ sở để tôi tin tưởng bao gồm:
[1] NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA CÓ RẤT NHIỀU ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI
[2] TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15 NĂM QUA (2000-2015) CỦA VIỆT NAM NHANH NHẤT ASEAN
[3] VIỆT NAM ĐÃ CÓ NHỮNG ĐIỂM SÁNG VƯỢT CÁC NƯỚC ASEAN
[4] TRONG KỶ NGUYÊN THẾ GIỚI SỐ, VIỆT NAM CÓ NHIỀU LỢI THẾ
[5] NHẬN RA ĐIỂM YẾU, CHÚNG TA CÙNG KHẮC PHỤC
Tôi sẽ phân tích lần lược 5 cơ sở trên.
[1] NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA CÓ RẤT NHIỀU ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI
Nói về ưu điểm của người Việt sẽ có nhiều nhận định, nhiều ý kiến khác nhau, cá nhân tôi cho rằng người Việt có một số ưu điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế đất nước, đó là:
(a) Người Việt yêu quê hương đất nước
(b) Người Việt kiên cường, bất khuất trước xâm lược, cường quyền
(c) Người Việt đoàn kết rất cao khi gặp khó khăn, nhất là khi ở hoàn cảnh ngặt nghèo
(d) Người Việt có lòng tự hào, tự tôn dân tộc với truyền thuyết con Rồng cháu Tiên
(e) Người Việt thông minh, sáng dạ, học nhanh, nhất là công nghệ mới
(f) Người Việt ham học (tuy lười đọc sách, lười tự học), bố mẹ đầu tư mạnh mẽ cho việc học tập của con cái
(g) Người Việt thân thiện và mến khách
Những ưu điểm trên, nếu biết phát huy (từng cá nhân, từng doanh nhân tự phát huy, từng doanh nghiệp, từng tổ chức, lãnh đạo quốc gia biết khơi dậy, biết tổ chức, biết khai thác) thì nó sẽ tạo thành sức mạnh, tạo thành năng lực cạnh tranh quốc tế, giúp nâng cao năng suất lao động, giúp sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao từ đó sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
[2] TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 15 NĂM QUA CỦA VIỆT NAM NHANH NHẤT ASEAN
Trong thời gia qua chúng ta có nhiều bài báo nói Việt Nam càng ngày càng tụt hậu, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước Asean ngày càng xa, nhưng với số liệu thống kê của tổ chức tiền tệ quốc tế IMF thì lại cho kết quả hoàn toàn ngược lại.
Theo thống kê của tổ chức tiền tệ quốc tế IMF thì trong 15 năm qua (2000-2015) tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao nhất khu vực Asean, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước đã được rút ngắn đáng kể (có số liệu của IMF xác nhận, các bạn xem ảnh ở kèm sẽ có các số liệu chi tiết).
Theo bảng thống kê này thì tốc độ tăng trưởng GDP đầu người (normal per capita) giai đoạn 2010-2015 các nước ASEAN thứ tự như sau:
(1) Việt Nam: tăng trưởng 71.35%, từ 1.267$ lên 2.172$
(2) Laos: tăng trưởng 66.82%, từ 1.070$ lên 1.785$
(3) Cambodia: tăng trưởng 45.78%, từ 782$ lên 1.140$
(4) Philippines: tăng trưởng 36.94% từ 2.155$ lên 2.951$
(5) Myanmar: tăng trưởng 27.15% từ 998$ lên 1.269$
(6) Singapore: tăng trưởng 14.29% từ 46.569$ lên 2.172$
(7) Malaysia: tăng trưởng 12.93% từ 8.920$ lên 10.073$
(8) Indonesia: tăng trưởng 7.49% từ 3.178% lên 3.416$
(9) Thailand: tăng trưởng 7.2% từ 5.063$ lên 5.426$
Cũng theo bảng thống kê này thì khoảng cách về GDP trên đầu người (normal, per capita) giữa Việt Nam và các nước Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines từ năm 2000 đến năm 2015 đã rút ngắn đáng kể như sau:
(1) Singapore: từ gấp 59.19 lần xuống còn gấp 24.52 lần
(2) Malaysia: từ gấp 10.65 lần xuống còn gấp 4.94 lần
(3) Thailand: từ gấp 5.05 lần xuống còn gấp 2.5 lần
(4) Philippines: từ gấp 2.52 lần xuống còn gấp 1.36 lần
(5) Indonesia: từ gấp 2.21 lần xuống còn gấp 1.57 lần
Như vậy, nếu cứ giữ tốc độ này, Việt Nam đuổi kịp Philippines, Indonesia, Thailand là hoàn toàn có thể xẩy ra trong thời gian không xa lắm.
[3] VIỆT NAM ĐÃ CÓ NHỮNG ĐIỂM SÁNG VƯỢT CÁC NƯỚC ASEAN
Về GDP trên đầu người của Việt Nam đúng là còn kém Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines, tức kinh tế Việt Nam còn chậm phát triển hơn, Việt Nam còn nghèo hơn, thế nhưng không phải lĩnh vực nào chúng ta cũng kém họ, ít nhất chúng ta có những doanh nghiệp như Viettel, Vinamilk, FPT có những mặt đã vượt các doanh nghiệp cùng lĩnh vực của các nước Asean.
VIETTEL
Tuy về qui mô kinh doanh, doanh số, lợi nhuận, số nhân viên Viettel vẫn còn thua các doanh nghiệp Viễn thông của các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, nhưng về tinh thần Toàn cầu hoá, về sự có mặt, hiện diện kinh doanh ở nhiều quốc gia, nhất là châu Phi và châu Mỹ la tinh thì chắc chắn Viettel đã vượt các hãng Viễn thông của các nước Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia.
Đến năm 2015, Vittel đã có mặt, hiện diện tại 10 quốc gia, với số thuê bao lên đến 250 triệu (gấp 2.7 lần dân số Việt Nam, tương đương dân số Indonesia).
Theo kế hoạch đến năm 2020, Viettel sẽ hiện diện tại 20 đến 25 quốc gia, với khoảng nửa tỷ thuê bao, khi ấy có thể Viettel sẽ là hãng viễn thông có số lượng thuê bao đứng đầu Asean.
VINAMILK
VINAMILK là doanh nghiệp có vốn hoá lớn lớn nhất Việt Nam với giá trị công ty lên đến 9 tỷ USD. Cuối tháng 6 năm 2016 tập chí Nikkei (Nhật Bản) đã xếp Vinamilk là doanh nghiệp lớn thứ 22 châu Á (trừ Nhật Bản). Có thể nói trong lĩnh vực sữa, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất Asean.
VINAMILK cũng là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Toàn Cầu hoá, hiện Vinamilk đã có 15 nhà máy sữa ở Việt Nam, 3 nhà máy sữa ở New Zealand, Ba Lan, Mỹ.
FPT
Trong lĩnh vực CNTT, Việt Nam chúng ta tự hào có FPT là doanh nghiệp CNTT lớn nhất Đông Nam Á. Với doanh thu tỷ gần 2 tỷ USD và 30.000 nhân viên, hiện diện trên 20 quốc gia FPT đã vượt xa nhiều lần các doanh nghiệp CNTT của các nước Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines.
Ở một đất nước tổng GDP thấp hơn nhiều lần, qui mô thị trường CNTT bé hơn 3-5 lần mà FPT có qui mô kinh doanh vượt tất cả các công ty CNTT các nước Asean 5-7 lần thì là một kỳ tích và Việt Nam chúng ta rất đáng tự hào.
VIETTEL, VINAMILK, FPT là một minh chứng rất thuyết phục rằng người Việt Nam chúng ta cũng như đất nước chúng ta hoàn toàn có thể ngang hàng và vượt các nước khác trong khu vực.
(Còn nữa)
Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái bị bắn chết, nghi phạm đã tử vong
Tác giả: Thân Hoàng- Đức Bình- Lan Anh
Đọc thêm: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/321914/bi-thu-tinh-uy-chu-tich-hdnd-yen-bai-bi-ban.html
Một vụ án nghiêm trọng xảy ra sáng 18-8 tại Yên Bái. Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn bị bắn đã tử vong vào trưa cùng ngày.
* Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND Ngô Ngọc Tuấn đã tử vong tại BV Đa khoa Yên Bái. Nghi phạm Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, tự bắn vào đầu cũng đã tử vong sau đó.
An ninh được thắt chặt ở khu vực bệnh viện, nơi đang cấp cứu cho các nạn nhân sau vụ nổ súng – Ảnh THÂN HOÀNG |
Video clip VTV đưa tin về vụ việc trưa 18-8
Các nạn nhân đã được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. Nghi phạm dùng súng bắn vào hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái là Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái.
Lúc 11g trưa nay, cả ba người đang nằm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. Phía ngoài cổng bệnh viện, tình hình an ninh được thắt chặt, lực lượng công an, cảnh sát cơ động, kiểm soát quân sự thiết lập nhiều vòng bảo vệ. Liên tiếp các xe biển xanh của trung ương và của tỉnh Yên Bái ra vào bệnh viện. Người dân tập trung hai bên đường cũng rất đông…
Trước đó, trong sáng 18-8, ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã điều kíp bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức lên Yên Bái, do đánh giá tình hình không thể chuyển bệnh nhân về Hà Nội.
Khoảng 10g sáng, hai kíp bác sĩ này đã trực tiếp tham gia ca mổ cho các bệnh nhân. Nhưng tình hình được đánh giá là rất nguy kịch và không bắt được mạch.
Kíp bác sĩ Bệnh viện Việt Đức do ông Trịnh Hồng Sơn, PGĐ bệnh viện chủ trì.
Kíp bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai bao gồm ông Nguyễn Đạt Anh, trưởng khoa cấp cứu A9.
Ngoài ra còn có ông Dương Đức Hùng trưởng đơn vị C4, Viện Tim mạch quốc gia.
Trưa cùng ngày, thượng tướng Nguyễn Văn Thành, thứ trưởng Bộ Công an, đã có mặt tại Yên Bái để trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ việc.
Xác nhận với Tuổi Trẻ lúc 13g chiều cùng ngày, một lãnh đạo tỉnh Yên Bái cho biết khoảng 12g30, ông Ngô Ngọc Tuấn đã tử vong vì vết thương quá nặng. Trước đó, ông Phạm Duy Cường cũng đã tử vong.
Từ một nguồn tin khác sau đó đã xác định ông Đỗ Cường Minh cũng đã tử vong.
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, hai nạn nhân đều bị bắn 2-3 phát đạn. Một bị bắn vào ngực, bụng và đầu. Một bị bắn vào ngực xuyên lên cổ và vào đầu.
Riêng nghi phạm Đỗ Cường Minh tự sát bằng cách bắn vào đầu. Ông Cường và ông Tuấn tử vong trước khi đến bệnh viện. Kíp bác sĩ Hà Nội lên tích cực hồi sức nhưng không hiệu quả.
Khu vực phòng làm việc của bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái đã được Công an phong tỏa, khám nghiệm điều tra nguyên nhân vụ việc – Ảnh: THÂN HOÀNG |
Hủy kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Yên Bái
Theo dự kiến kỳ họp sẽ được khai mạc chính thức vào 8g sáng nay 18-8. Lý do hủy kỳ họp vào phút cuối theo một lãnh đạo tỉnh Yên Bái cho biết vì lý do trên.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường |
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, vụ việc rúng động này vừa xảy ra vào sáng nay, ông Phạm Duy Cường – bí thư tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn – chủ tịch HĐND kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh Yên Bái bị chi cục trưởng chi cục kiểm lâm của tỉnh này dùng súng bắn.
Ông Ngô Ngọc Tuấn – chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái |
Sáng nay, ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn đến trụ sở tỉnh ủy từ sớm để chuẩn bị dự buổi khai mạc kỳ họp HĐND.
Tuy nhiên trước khi kỳ họp diễn ra, khoảng ngoài 7g, ông Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái đi vào trụ sở tỉnh ủy. Ông Minh vào phòng làm việc của ông Cường và rút súng bắn vào đầu bí thư tỉnh ủy. Sau đó ông Minh đóng cửa phòng của ông Cường lại rồi đi sang phòng ông Tuấn và tiếp tục bắn ông Tuấn.
Ngay sau khi bắn hai lãnh đạo của tỉnh Yên Bái, ông Minh dùng súng tự sát ngay tại phòng ông Tuấn. Xác nhận vụ việc trên với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo tỉnh Yên Bái cho biết hiện cả ba ông đã được đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Vị lãnh đạo này cũng cho biết không thể di chuyển ba ông xuống Hà Nội cấp cứu được, các bác sĩ từ Hà Nội đang cấp tốc lên Yên Bái.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái Đỗ Cường Minh |
Được biết, ông Minh được bổ nhiệm làm chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái từ tháng 3-2014.
Hiện các cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường để khám nghiệm, điều tra.
Dự kiến 14g30 chiều nay, 18-8, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức họp báo về vụ việc này. TTO sẽ chuyển tải nội dung cuộc họp báo, mong bạn đọc đón xem.
Ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khóa XVII tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Ông Phạm Duy Cường sinh ngày 9-12-1958 tại xã Ninh Sở, Thanh Trì, Hà Nội.
Ông là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Kỹ sư Vật liệu xây dựng. Ông Cường từng giữ các chức vụ Giám đốc Nhà máy xi măng Yên Bái; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Ông Ngô Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái sinh ngày 18-8-1964. Quê quán: xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trình độ chuyên môn: Đại học Nông nghiệp chuyên ngành Kinh tế, Đại học Luật
Ông hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
————
|
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016
lối thoát giọt đỏ
Lưu Diệu Vân
đứa con gái bình thường với những nét đặc trưng hoàn hảo và một thánh nữ sống
bị kẹt giữa sợi dây kéo thời gian hỏng
lớp vải vóc rườm rà của hạn chế truyền thống
những tia đỏ vừa chần nước sôi và những âm thanh mới vắt tươi vào sáng sớm
trườn ra đường
những bước chân hấp tấp kéo ngõ hẽm về phía trước
bàn thờ đứng lảng vảng giữa quảng trường vẫn còn mệt lả
bên cạnh hàng rào ngái ngủ treo những tấm bưu thiếp thúc đẩy du lịch đã được làm phép
thánh nữ sống bị cấm không được đếm bước chân mình;
trò chuyện với ý tưởng mình
khơi gợi thân xác, với đôi tay hay tinh thần,
theo quán tính hay cố tình;
hoặc đùa nghịch với khả năng thành hình của những việc vẩn vơ
bắn đạn bạc xuyên qua cánh hoa mỏng tựa giấy tro
dẫn dắt một chiếc la bàn lạc đường về đúng hướng bằng một chuỗi câu hỏi
cải tử đất chết theo thời gian với một cái xẻng thủng bị thương
làm nứt một cái lư bằng ý chí
nhổ gai khỏi những con mắt đờ đẫn
mũi nhọn lời xin lỗi
nó phải ngồi đó
trong tầm canh gác ráo riết của im lặng
tập thiền trong nghèo nàn chữ nói
huyết tương rồi cũng sẽ bắt nguồn
mười hai ngày tẩy uế cách ly
nó lau mặt trời đỏ au
những giấc mơ trễ tràng khỏi cặp mắt viền than đen
hồn thiên rời khỏi xác
ánh sáng phóng thoát giữa cặp đùi có thể được làm ướt lại của nó
hai thực thể nằm thanh thản
trong tán ngây thơ nửa đêm
thắt gút cuống bí mật bằng những chiếc lưỡi sinh sôi
giọt đỏ giữa trán vượt dấu thánh giá trong tai tiếng
hướng tự do
{trích từ tuyển tập Ajar Press, Volume 3, Ngây Thơ, 2015}
Một “Cánh cổng của tưởng tượng” hay lối vào của quỷ?
Một “Cánh cổng của tưởng tượng” hay lối vào của quỷ?
Đà Văn
(LĐ online) – Ngày 11-8-2016, trên trang web văn chương “Văn Việt.info” được coi là diễn đàn của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam lập bởi một nhóm văn nghệ sĩ tự xưng “tổ chức xã hội dân sự hoàn toàn độc lập với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong, ngoài nước”, trong chuyên mục nghiên cứu phê bình đăng bài “bốc thơm” và cũng cực kỳ phản động “Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên: Vào cánh cổng của tưởng tượng”. Tác giả Trịnh Y Thư và được Thanh Hà chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Anh.
Theo Trịnh Y Thư, ba tác giả: Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên được nhắc tới là “ba nhà thơ nữ đang nổi, tên của họ đã trở nên ngày một thân quen hơn với công chúng yêu thơ trong cũng như ngoài nước”, “mỗi người cư trú ở một nơi khác nhau trên thế giới”, “ba nhà thơ đại diện cho một thế hệ các nhà văn Việt mới, được gọi là thế hệ 8X”…
Được phong “nhà thơ”, nhân thân Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan chưa rõ nhưng danh tiếng Nhã Thuyên thì dư luận, công chúng văn chương trong nước ai mà chẳng lạ bởi thành tích bất hảo. Hai năm trước, với luận văn “Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) đã bị đồng nghiệp nhà giáo, dư luận xã hội lên án gay gắt. Trong luận văn – sản phẩm độc hại này, Nhã Thuyên cực đoan khi dựa vào tư liệu khảo sát là những sản phẩm “thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa, giễu nhại (từ dùng của nhóm “Mở miệng”)…” đầy rẫy ngôn từ tục tĩu, bẩn thỉu, lợm mửa… với một mớ hổ lốn về nội dung, về thi pháp…. làm người đọc xấu hổ khi phải đọc nó, thành thứ tư tưởng chính trị. Nhã Thuyên đã khái quát những cái thối tha, bẩn thỉu, tắc tị trong thơ nhóm “Mở miệng” thành đỉnh cao văn hóa, văn nghệ Việt Nam; suy diễn những thứ đó thành trào lưu tư tưởng chính trị.
Tác giả luận văn cho đó “là sự phản kháng” chế độ, rồi đi đến kết luận hồ đồ, “bệnh hoạn” cổ xúy cho khuynh hướng này: “chủ đề giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh, chống lại sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán chế độ cộng sản, bình luận và giễu nhại về Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Thơ bất đồng chính kiến đã tỏ rõ thái độ trực diện trong quan hệ với quyền lực của thể chế, với nhu cầu phá hủy quyền lực đó. Cộng sản được hiểu như một biểu tượng của sự khống chế tư tưởng và do đó nó thành mục đích nhắm vào của thơ ca trong cuộc tấn công vào ý thức hệ chính thống này”. Về cái luận văn phi khoa học, phản tiến bộ và gieo rắc “mầm loạn” cho xã hội và đầy rẫy “rác rưởi” này, PGS.TS Phan Trọng Thưởng nhận định: “đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương” với rất nhiều quan điểm chính trị và học thuật sai trái, mang tính chất kích động, đả phá chế độ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh” .
Với “chân dung đen” như vậy nên cũng không ngạc nhiên gì khi Trịnh Y Thư vội vã bập túm lấy “con mồi” để “khuyên xằng” văn chương, không ngớt lời lăng-xê: “Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan và Nhã Thuyên, đó là ba cái tên mà tôi phải tô đậm trong ghi chú để tự nhắc mình phải chộp lấy ngay những tác phẩm mới nhất của họ”. Vì sao Trịnh Y Thư “phải chộp lấy ngay”? Phải chăng xuất phát từ dã tâm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay? Điều này quá rõ khi tác giả nhận thấy tập thơ là “miếng mồi ngon” để thực hiện ý đồ đen tối của mình: “Tuyển tập này, có thể được xem như là sự đoạn tuyệt dứt khoát với Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa yêu nước, Chủ nghĩa cảm thương, cũng như vô số những thứ “chủ nghĩa” khác đã thống trị thơ Việt suốt một thời gian dài”.
Không vội bàn tới ba “nhà thơ” nữ kia có chạm đích thực vào “Cánh cổng của tưởng tượng” hay không nhưng luận điệu của Trịnh Y Thư đã quá cuồng nhiệt “cổ súy” khuynh hướng sáng tác “biểu đạt những cảm nhận sâu kín về bản thể, những nhận thức nhạy bén về môi trường sống cũng như về thân phận riêng của mỗi cá nhân” mà quên đi vai trò, trách nhiệm của nghệ sĩ – công dân, cố tình công kênh cái tôi lên trên quê hương, đất nước. Tuy cho rằng: “Ở đây, thơ được viết chủ yếu vì chính thơ”, thế nhưng phê bình thơ là cái cớ để Trịnh Y Thư thực hiện tâm ý đen tối chống phá chủ nghĩa xã hội.
Nhà thơ gắn bó với cuộc sống, hoà đồng quần chúng và phải hướng tứ thơ, hình ảnh thơ tới “chân – thiện – mỹ”. Nhà thơ có quyền phản ánh cái tôi thế nhưng không thể là cái tôi chật hẹp, đơn lẻ, riêng biệt mà nỗi niềm, thân phận của cá nhân phải mang tính đại chúng, lớn lao hơn là tính thời cuộc, thời đại. Tác phẩm của họ phải giàu tính tư tưởng, tính giáo dục, tính định hướng – có như vậy mới xứng đáng với chức năng cao quý của văn nghệ sĩ là “hướng đạo” đời sống… Điều này cũng là nguyên tắc đặt ra với nhà nghiên cứu phê bình văn học, song nó hoàn toàn không có ở Trịnh Y Thư!.. Ngoài những câu chữ rối rắm, đánh tráo khái niệm, cố tình khoe vốn liếng phê bình tạp nham và hổ lốn đề cao bản thể, tự do cá nhân… , Trịnh Y Thư đã nhìn thấy những “hạt vàng” nào trong ba “nhà thơ” được coi là “tài năng trẻ, như bộ ba tác giả của cuốn thơ này”?
Với Lưu Diệu Vân, nhà phê bình không tiếc hơi thổi “bong bóng”: “sức hấp dẫn của thơ Lưu Diệu Vân nằm ở cách sử dụng hình tượng tài hoa, tinh tế. Thực chất, có thể nói nó đã lên đến mức điêu luyện (tour-de-force). Gần như ở bài thơ nào chúng ta cũng có thể thấy một sức hấp dẫn tạo nên bởi cách lựa chọn ngôn từ độc đáo, được xuất hiện đúng lúc đúng chỗ. Lời thơ gần giống như lời ca, nhưng lại như một sự kết hợp lạ thường, trừu tượng, đưa đến một không khí huyền bí…”. Người phê bình đã “tấm tắc” bởi cái gì?
Với cái nhìn lệch lạc, bóp méo xã hội Việt Nam, Trịnh Y Thư viết: “Trong bài thơ “khắt khe,” những gì mà cả một dân tộc đã tôn thờ trong suốt hàng ngàn năm bị cô (Lưu Diệu Vân – NV) hạ bệ thành việc rắc “lốm đốm những giọt máu hồng” làm vấy bẩn “mảnh khăn trắng” trinh nguyên. Thêm vào đó, với bài thơ “gọi hồn triết gia,” cô công khai lên tiếng cho một cuộc chiến chống lại hệ tư tưởng đã trấn áp người phụ nữ Việt trong suốt chiều dài lịch sử đất nước mình. Cô đang phẫn nộ trước sự ngu dốt mà dường như chẳng một ai cho rằng đáng quan tâm hay lưu ý”. Trịnh Y Thư còn ca ngợi Lưu Diệu Vân là “kẻ tiên phong trên mặt trận chống lại sự phân biệt giới đã kéo dài hàng thế kỷ trên quê hương mình”… Lưu lạc trời Tây, có thể như nhà phê bình kia nhận định “một Lưu Diệu Vân đáng thương vẫn tự thấy mình không thể kết nối, bị cắt rời tuyệt đối khỏi nguồn cội của chính mình” nhưng không thể chấp nhận những câu thơ áp đặt méo mó về bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tốt đẹp mà Việt Nam 30 năm đổi mới phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thơ đã lệch lạc, bệnh hoạn rồi nhưng kẻ bình thơ lại rất khẩu xà tung hứng: “Khí chất cô bất hòa với vùng đất này, một nơi mà “trên tấm bích chương các lãnh tụ bắt tay thân mật,” nơi những tên sát nhân ghê tởm không chút xấu hổ “chúc tụng những chiến thắng không sách sử ghi nhận” (chỉ được xác nhận qua những cuốn sách được viết bởi chính bọn hắn)”. Khích lệ tư tưởng, thái độ quay lưng và hằn học với dân tộc chưa đủ, Trịnh Y Thư còn cổ súy cho sự học đòi “nổi loạn”, a dua theo chủ nghĩa hiện sinh thứ cấp, đặc biệt là tính dục: “Dưới góc nhìn riêng của nhà thơ, tự ý thức bao giờ cũng phải chạm đến phần tính dục như một chủ đề trung tâm trong bản giao hưởng đời sống… Bài thơ “falls” mở đầu bằng những hình ảnh đẹp đẽ ngây thơ như “những cánh hoa trong suốt nở những chiếc cánh mặt trời nâu vàng”, và khép lại trong một cuộc truy hoan điên cuồng, nơi hành động làm tình được đặc tả với những chi tiết cụ thể nhất “mực dương vật/ thân thể nàng/ xuất tinh dấu vết”. Lẽ ra phải có thái độ phê phán, thế mà người phê bình còn khen, thích thú trước những câu thơ phản văn hóa: “một bài thơ dị thường nhỏ nhỏ như “tiếp thị sản phẩm mới” gây ấn tượng mạnh mẽ. Mỗi dòng thơ khiến tôi không thể nén cười, nhất là khi đọc đến những câu như “Cửa mình của đàn bà/ Để kiểm tra chất lượng”.
Không hay Nhã Thuyên làm thơ có tiếng về chất lượng từ bao giờ ngoài chuyện cái luận văn tai tiếng, phản văn hóa nhưng theo Trịnh Y Thư “Nếu Lưu Diệu Vân khám phá bản ngã nội tại trong thế đối nghịch với phông cảnh môi trường mang tính thực tế của cô, thì Nhã Thuyên tiến hành sự thăm dò ấy trong tương quan với một kiểu không gian phi thực mênh mang của sự trống rỗng. Đôi mắt chẳng trông thấy gì ngoài bóng tối, những giọng nói mất hút trong khoảng rỗng không giãn nở, chẳng để lại gì dù chỉ một tiếng vọng. Trong bài thơ “thực đơn thân thể,” thực tại được miêu tả như một khung cảnh mơ, ở nơi đó, “con đường như khúc cá khổng lồ bị chặt ngang, hố hố ụ ụ đặc đen máu cá nham nhở”.
Chính Trịnh Y Thư nhận xét thơ Nhã Thuyên: “Một bầu khí quyển u sầu tràn lan tỏa khắp các dòng thơ, thấm đẫm linh hồn của các chữ, tạo dựng một trạng huống tinh thần thảm sầu, bi thương. Ngay cả trong mơ, cô cũng không thể nào trốn thoát được nỗi buồn, nó dường như đã bị đóng đinh vĩnh viễn vào nỗi cô đơn bất tận. Bất luận thế nào, Nhã Thuyên cũng không tìm kiếm một câu trả lời cuối kết”. “Cô đơn bất tận” theo nghĩa đen – Đó là sự tất yếu của Nhã Thuyên – một trí thức, một nhà giáo cố tình đi theo “lối của quỷ” mà không nhận ra “chính đạo”. Người viết bài này mượn lời Trịnh Y Thư (hay cũng chính là cái “thòng lọng” của Trịnh Y Thư sẽ siết chặt cổ các nhà thơ được y sử dụng như con bài chính trị) để tạm dừng đề cập về Nhã Thuyên: “Nỗi tuyệt vọng được gọi tên rõ nét, cũng một màu u ám hệt như trong “mưa đen”. Bài thơ kết lại bằng những dòng thơ “tôi lún sâu mãi xuống cát ướt, cho tới khi hoàn toàn vắng lặng, và tôi sẽ không trở về”. Dưới dòng thơ ấy, nhà thơ vẽ một vòng tròn. Có lẽ đó là hình ảnh tượng trưng cho một tình thế bị mắc bẫy. Hoặc, rất có thể, là một cái thòng lọng? Dù hiểu theo nghĩa nào, nó cũng chỉ gợi lên nỗi tuyệt vọng”.
“So sánh với Lưu Diệu Vân, và đặc biệt là với Nhã Thuyên, kết cấu các văn bản thơ của Lưu Mêlan có vẻ mỏng mảnh hơn. Không chỉ thế, về mặt ngữ nghĩa, nếu như thơ của hai người bạn đồng hành kia thường mang tính đa tầng thì thơ cô thường đơn hướng”. Đã nhận xét như vậy thì chúng ta cũng chẳng cần bận tâm nhiều về nhà thơ này mặc dù Trịnh Y Thư cố nặn ra câu chữ đánh bóng: “Cô tiếp xúc với các đối tượng theo nghĩa đen của nó, không cố công đi vào tâm hồn sự vật, thay vào đó, chủ yếu sử dụng phông nền bối cảnh, phú cho nó một vài ý nghĩa điển hình, qua đó bày tỏ cảm xúc. Trong bài thơ “Ngày,” cô đảm nhận vị trí một người quan sát rốt ráo, huy động toàn bộ năm giác quan để khám phá môi trường sống quanh mình. Và rồi, giống như thể một thiên thần canh gác, cô sẽ loan báo cho chúng ta lời cảnh cáo về những mối hiểm nguy còn hiện tồn rõ mồn một trên thế gian.
Một kịch bản tương tự cũng được xây dựng trong bài thơ “Hạt gạo”. Ở đây, cô kể cho chúng ta nghe câu chuyện cổ tích về một trong những vật phẩm được nâng niu nhất trong đời sống thường nhật của người dân Việt – hạt gạo. Nhưng đó lại là một truyện cổ tích buồn. Kết lại bài thơ, cô chỉ muốn được lẩn mình vào sau những thân cây lúa bởi “thế gian đang chôn vùi đời sống con người”. Trước những cái được gọi là “thơ” hết sức rối rắm, tắc tị, đầy rẫy định kiến và mặc cảm, Trịnh Y Thư cố tình đẩy nó lên đỉnh của sự hận thù nhuốm màu phản động: “Lưu Mêlan đặt người đọc vào một cuộc trò chuyện trực tiếp với tâm hồn cô, ngay cả khi nó đang chìm trong sự khiếp hãi khi đối diện với thế giới hay trong nỗi hổ thẹn mà cô cảm thấy thay cho cái mảnh đất cô vẫn gọi là quê nhà. Thế đấy, cũng như tất thảy chúng ta, cô lạc lối trên chính quê hương mình, chẳng có chút gắn kết nào với “những người đi bằng bốn chân”. Nhiều bài thơ của Lưu Mêlan biểu thị một nỗi tuyệt vọng và sự khóc thương cho một nơi chốn vốn được định danh là nơi chôn rau cắt rốn của cô, đất nước dấu yêu của cô”.
Hỡi các “nhà thơ” đang ở độ tuổi hai mươi đến ba mươi! Đường đời của các cô còn dài lắm và trên con đường ấy cũng không thiếu chông gai, rắn rết mà sự trải nghiệm bản thân thì e rằng chưa đủ độ chín để “chợt vụt sáng như sao” nên chăng phải hết sức cảnh giác trước “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” tẩm đầy chất độc như của Trịnh Y Thư: “Nhờ sự tài hoa của ba nhà thơ trẻ, cuốn sách này, mặc dù không đồ sộ về vẻ hình thức bên ngoài, nhưng đã tạo được một cú huých nhất định đến sự phát triển theo chiều hướng tiến hóa của thơ Việt đương đại, không những thế, có thể đảm nhận vai trò như một dẫn nhập thông minh cho những ai quan tâm đến văn học Việt Nam”…
Ba hoa rồi Trịnh Y Thư cũng “lòi đuôi cáo” bản chất xuyên tạc, kích động hằn thù, chống phá Nhà nước Việt Nam với luận điệu: “đối diện với hiện tại, chứng kiến con đường mà đất nước đang đi, chứng kiến sự tha hóa về đạo đức, sự thối rữa mục nát của các hệ thống chính trị, tình trạng mất tự do cá nhân, sự rỗng tuếch trên lĩnh vực tri thức, tính ì trệ kìm hãm sự tiến bộ và ngăn chặn những ý tưởng mới (kể đến đây dường như đã là quá đủ), cả ba người đều đang quyết liệt định hình tiếng nói của mình trong tư cách là những nhà thơ”.
Với những “con nai tơ” thiển kiến, u minh khi nhìn nhận về thể chế chính trị, công cuộc đổi mới tốt đẹp của dân tộc mặt khác lại háo danh, ngộ nhận và hoang tưởng về tài năng thi phú – họ chỉ là kẻ “nhắm mắt, hiến tế” dâng mình cho quỷ dữ, làm công cụ trong tay của những kẻ xảo trá, thù địch với dân tộc Việt như Trịnh Y Thư.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)