Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Hàng về sài Gòn ( Bảo)


hàng về Hà nội ( Hưng)


Đi tìm di sản Đà Lạt - K ỳ 4: Thành phố trí thức và sáng tạo



Nhan sắc Đà Lạt nằm ở khung cảnh thiên nhiên và kiến trúc độc đáo. Nhưng điều giúp Đà Lạt ưu trội so với những đô thị khác của miền Nam trước 1975, đó là: sự bình yên như “vô nhiễm” trước những xáo trộn thời loạn để có thể triển khai các chính sách tiếp nối coi trọng văn hóa, tạo nên một thiên đường của trí thức và sáng tạo.



Phòng đọc sách Thư viện Viện Đại học Đà Lạt năm 1965 (Ảnh tư liệu)
Đặc khu giáo dục
“Vườn ươm giáo dục”, “một đặc khu giáo dục” là điều được người Pháp tính toán từ rất sớm, bên cạnh chức năng nghỉ dưỡng. Trường học công và tư ở cấp phổ thông dạy tiếng Việt, Pháp, Hoa… được xây dựng cùng với biệt thự, cơ sở lưu trú cao cấp.
Trước 1954, có thể liệt kê một số trường công: Trường Trung học Pháp đệ nhị cấp thành lập từ ngày 16.7.1927 (chính thức mang tên Trung học Yersin từ 10.5.1935, gồm hai cơ sở: Grand Lycée và Petit Lycée ), Trường Trung học Việt Nam (thành lập năm 1952), Trường Trung học Bảo Long, Trường Thiếu sinh quân… Trường tiểu học, bổ túc Việt Nam, có: Đa Nghĩa, Đa Thành, Xuân An, Tây Hồ, Đa Phước, trường dành cho nam sinh, nữ sinh Việt Nam… Hệ thống trường tư rất mạnh, nhất là những trường thuộc các tổ chức tôn giáo: Nazareth, Domaine de Marie, Counvent des Oiseaux, Adran, Tuệ Quang, St. Marie, Trung Hoa, Nguyễn Văn Tố…
Đà Lạt đã manh nha trở thành đặc khu đại học thông qua hai sự kiện: Trường Kiến trúc cuộc Cao đẳng Đông Dương (Hà Nội) được dời vào Đà Lạt năm 1944 (đến 1950 thì chuyển xuống Sài Gòn) và đến năm 1950, Trường Sĩ quan Việt Nam, đóng tại An Cựu (Huế) chuyển lên Đà Lạt dưới tên gọi Võ bị Liên quân Đà Lạt (1959, trường đổi tên chính thức thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam). Đại học Chiến tranh Chính trị thành lập năm 1967.
Nhưng một đặc khu đại học chính thức hình thành từ cuối thập niên 1950; được “dự báo” chỉ bằng một câu rất ngắn, nhưng đầy xác quyết, ghi trong Địa chí Đà Lạt 1953 của Tòa thị chính: “Đà Lạt phải là trung tâm đại học của Việt Nam”.
Với sự ra đời của Viện Đại học Đà Lạt vào năm 1958, Viện Đại học Đà Lạt như một mô hình tổ chức giáo dục tư nhân (thuộc Hội Đại học Đà Lạt, do các vị Giám mục đứng tên), đi vào hoạt động từ niên khóa 1957-1958. Năm năm sau, đây là nơi hoàn thiện về các chương trình, quy chế, chuyên ngành giáo dục và trở thành một đại học uy tín. Sinh viên viện đại học này có thể liên thông với chương trình các đại học, viện đại học khác trong nước dễ dàng, cử nhân sư phạm Viện Đại học Đà Lạt có thể được nhận dạy các trường uy tín trong và ngoài nước.
Một trung tâm giáo dục nghiên cứu khác rất uy tín đương thời cũng ra đời: Giáo hoàng Học viện thánh Piô X (thành lập 1957, nằm trong Viện Đại học Đà Lạt, đến 1964 thì có cơ sở riêng). Đây là cái nôi đào tạo thần học, triết học lớn của châu Á, thu hút nhiều học giả quốc tế đến nghiên cứu.
Các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học cũng phát triển, thu hút nhiều nhân tài cả nước, sau du học chọn làm việc: Viện Pasteur (thành lập 1936), Nha Địa dư Quốc gia Việt Nam tại Đà Lạt (thành lập 1955)(1), Trung tâm nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt (xây dựng: 1961, vận hành: 1963).
Cùng với sự lớn mạnh uy tín của hệ thống đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu, thì nhiều trường phổ thông của người Việt là nơi lý tưởng, khai phóng để những gia đình khá giả miền Nam, kể cả trong khu vực Đông Nam Á gửi con em đến học, như: Việt Anh, Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Văn học, Bồ Đề, Minh Đức, bán công Quang Trung. Trường hướng nghiệp: Trung tâm sư phạm Hùng Vương, Franciscaines, Lassan Dalat…
Như một đặc khu giáo dục, Đà Lạt từng là đô thị của những tàng thư đồ sộ. Năm 1971, thư viện thành phố Đà Lạt có 25.000 cuốn sách, thư viện Viện Đại học Đà Lạt có 20.000 cuốn, thư viện Giáo hoàng học viện có 35.000 cuốn, thư viện Abraham Lincoln có 7.909 cuốn, thư viện Trường Võ bị có 36.169 cuốn. Sách đa ngôn ngữ, đa dạng lĩnh vực chuyên ngành đến phổ thông(2). Ngoài ra, nguồn báo chí trao đổi học thuật, thông tin mở rộng liên thông với thế giới Sài Gòn và quốc tế. Ngoài ra, từ 1963, chi nhánh Văn khố Quốc gia Đà Lạt được thành lập, lưu giữ, bảo tồn nhiều tài liệu châu bản, mộc bản nhà Nguyễn vô cùng quý giá phục vụ nghiên cứu và bảo tồn di sản ngôn ngữ tiền nhân.
Năm 1954, Đà Lạt có tờ tuần báo riêng lấy tên Đà Lạt (nhà in Lâm Viên in ấn). Trước đó, cuối thập niên 1940, nhà thơ, ký giả Nguyễn Vỹ từng chủ biên 3 tờ báo đặt tòa soạn ở Đà Lạt: Dân-chủ, Dân ta và những số đầu của tờ Phổ-thông (tòa soạn đặt ở số 2, Khải Định trước khi dời về Sài Gòn).
Thiên đường sáng tạo
Đà Lạt từng là đất để nhiều nghệ sĩ tìm đến mạch nguồn sáng tạo. Trong khoảng hơn 20 năm, từ 1954-1975, có nhiều nhân vật tên tuổi đã chọn Đà Lạt làm nơi ẩn dật và sáng tạo. Năm 1955-1958, Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam đến Đà Lạt hưởng nhàn, sưu tập, nuôi lan sau những thất bại trên con đường chính trị. Ngoài để lại một bảng danh mục hoa lan thì thời gian nhàn dật ở Đà Lạt, Đa Mê (Phi Nôm), ông viết được (dù còn dang dở) cuốn trường thiên tiểu thuyết có tựa Xóm Cầu Mới.
Đầu thập niên 1960, không khí văn nghệ Đà Lạt sôi động với nhóm Trịnh Cung, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn(3), những chàng trai tuổi hai mươi yêu tự do và nuôi bầu nhiệt huyết sáng tạo. Họ thuê một căn phòng trên đường Hoa Hồng (nay là Huỳnh Thúc Kháng làm studio, vẽ tranh). Họa sĩ Đinh Cường có cuộc triển lãm tháng 12/1965 tại Alliance Francaise de Dalat gây tiếng vang.
Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Phạm Duy, Hoàng Anh Tuấn, Vũ Khắc Khoan, Đỗ Long Vân, Nguyễn Bạt Tụy, Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh,... và nhiều trí thức nghệ sĩ hàng đầu miền Nam cũng từng chọn Đà Lạt làm nơi dạy học, sáng tác, nghiên cứu.
Trong âm nhạc, môi trường phòng trà tuy ít, nhưng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật cao của công chúng trí thức đã sinh ra một Khánh Ly (hát ở Night Club), Kim Vui (hát ở cà phê Kivini) hay đôi uyên ương Lê Uyên-Phương hát ở lữ quán, đại học và tự mở quán cà phê Lục Huyền Cầm để giao lưu văn nghệ, sáng tác và hát nhạc của mình.
Nhiều tên tuổi lớn trong âm nhạc, từ Hoàng Nguyên, Hồng Vân, Minh Kỳ-Dạ Cầm, Nguyễn Ánh 9, Đức Huy… ít nhiều có gắn bó với Đà Lạt, để lại nhiều ca khúc bất tử viết về thành phố này. Rồi cũng từ môi trường văn nghệ cởi mở, trí thức đã xuất hiện một vài tên tuổi cho tân nhạc Việt Nam. Bước ra từ Đài Phát thanh Đà Lạt một thời, Sỹ Phú, Từ Công Phụng, Thanh Tuyền, Tuấn Ngọc nhanh chóng gây được sự chú ý ở Sài Gòn hoa lệ.
Nhìn lại để thấy, không gian một đô thị tri thức đã thúc đẩy bầu khí văn hóa, thu hút giới tinh hoa tìm đến và để lại nhiều giá trị sáng tạo. Đó là một nguồn di sản lớn của ngày hôm qua, làm nên đời sống nhân văn Đà Lạt.
Thế còn ở thời quá khứ gần, hôm nay và tương lai, thì sao? 

Nguyễn Vĩnh Nguyên
Theo Báo Lâm Đồng
(1) Tiền thân là Sở Địa dư Đông Dương do chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập tại Hà Nội vào tháng 7 năm 1899; dời vào Gia Định năm 1940; chuyển đến Đà Lạt năm 1944, nhưng ngày 20/4/1955 mới chính thức mang tên Nha Địa dư Quốc gia Việt Nam.
(2) Theo tập san Đà Lạt Văn hóa do Nguyễn Bảo Trị chủ trương và tham vấn, một nhóm bạn trẻ J.U.C - Y.C.S Dalat thu thập tư liệu thực hiện vào mùa hè năm 1970, có tái bản vào năm 1974.
(3) Trịnh Công Sơn thời kỳ 1961 đến 1965 dạy học ở Bảo Lộc; thường xuyên lên Đà Lạt gặp gỡ bạn bè vào mỗi cuối tuần. Nhiều tình ca ra đời trong thời gian này. Tư liệu ghi chép khá rõ trong cuốn Thư tình gửi một người (Trịnh Công Sơn, NXB Trẻ, 2011).

Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 3: Bản sắc không gian “kiểu Đà Lạt”




Có hai mảng chính kiến tạo nên diện mạo di sản kiến trúc Đà Lạt: mảng công trình thời thuộc địa (xây dựng từ 1916(1) đến giữa thập niên 1940) mang sắc thái cổ kính, hoa mỹ và ấm cúng của vùng Trung, Bắc Âu do phần lớn kiến trúc sư và nhà quy hoạch Pháp thiết kế và mảng kiến trúc hiện đại xuất hiện từ 1954-1975 hình thái mạnh mẽ, đề cao những giải pháp, công năng là tác phẩm của những kiến trúc sư người Việt sáng giá.


Và không chỉ có vậy…

Biệt thự, chuyện cũ luôn mới

Phần lớn mảng di sản kiến trúc đô thị Việt Nam rơi vào hình thái kiến trúc thời thuộc địa, hay còn gọi là phong cách Indochine. Một trong những nét phổ quát, đó là tính pha trộn hài hòa giữa kiến trúc châu Âu với một số yếu tố bản địa phương Đông, hướng tới sự phù hợp với điều kiện văn hóa, thổ nhưỡng, thời tiết từng vùng.



Trường Grand Lycée Yersin nay là Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ảnh: NVN

Đà Lạt có một “bộ sưu tập đồ sộ”; trên 1.300 biệt thự, theo ông Lê Phỉ(2), người gắn bó lâu năm, có nhiều tư liệu về Đà Lạt. Nhưng với một “thang độ” thời tiết của vùng ôn đới, các công trình này không nặng tính “bản địa nhiệt đới” như kiến trúc Indochine ở Hà Nội và Sài Gòn; thậm chí, trong một số khung cảnh quy hoạch, đã chấp nhận cả sự đồng hiện văn hóa kiến trúc xứ lạnh châu Âu, cụ thể là miền Bắc Pháp tại đô thị nhỏ bé này.

Thập niên 1940, trong quy hoạch Đà Lạt, sâu xa vẫn có sự phân biệt giữa khu vực cư trú của người Pháp thượng đẳng, sở hữu các biệt thự, làm việc tại các công thự trên những tuyến đường hình rẻ quạt phía Nam mặt chính hướng ra phía hồ Xuân Hương, núi Bà với những xóm người Việt xuôi về phía Bắc, hướng ra Đa Thành (Đa Thành ban đầu được người Pháp gọi là “khu An Nam”, lập từ năm 1942, thu hút khoảng 2.000 người Việt, sau ấp Hà Đông, thành lập năm 1938).

Một đô thị thống nhất hay đa dạng về mặt kiến trúc, thiên về tính công nghiệp hay hoa mỹ, “Tây hóa” hoàn toàn hay pha trộn tính bản địa? Ernest Hébrard, đã giải đáp câu hỏi đó cụ thể bằng bản quy hoạch năm từ 1923. Cây bút nghiên cứu lịch sử kiến trúc đô thị ở đại học Columbia Gwendolyn Wright cho rằng, với bản quy hoạch trên, Ernest Hébrard tạo ra “một hệ thống hết sức hài hòa qua một phong cách kiến trúc được cho là hiện thân của lý trí khoa học và dung nạp văn hóa, hàm ý một sự cân bằng hoàn hảo giữa quá khứ và tương lai, mỹ học và công nghiệp, nghệ thuật cao và tính chất bản địa”(3).

Qua hai đợt quy hoạch tiếp theo, Louis-Georges (1932) và Jeacques Lagisquet (1942), vào năm 1944, thời cực thịnh trong xây dựng đô thị Đà Lạt giai đoạn thực dân, số lượng “biệt thự Tây” ở Đà Lạt tăng mạnh - “nơi đây đã có 750 biệt thự tư nhân, nhiều cơ quan chính phủ, các dinh cơ mùa hè của vua An Nam, của toàn quyền Đông Dương, của những chức sắc hàng đầu Trung Kỳ và Nam Kỳ, và một sân golf”(4).

Là một thành phố giáo dục, ngoài những công trình giáo dục, tôn giáo cổ kính như: tháp Grand Lycée Yersin (xây dựng năm 1927, nay là Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), Nhà thờ Chánh tòa (1942), Trường Counvent des Oiseaux (1935, nay là Trường THPT Dân tộc Nội trú), Trường Thương mãi Franciscaines (1969, nay bỏ hoang),… thì không gian biệt thự, công thự Đà Lạt được tính toán chặt chẽ đề cao sự thân thiện với môi trường tạo ra những không gian sinh thái đô thị hoàn hảo được xây khoảng thập niên 1930-1940 trên những con đường Roses (nay là Huỳnh Thúc Kháng), Canivey (Lê Lai), Paul Doumer (Trần Hưng Đạo)(5)… có thể xem là kiểu mẫu trong hệ quy chiếu di sản kiến trúc dân dụng của Đà Lạt.

Tiếc thay, qua thời gian, nhiều trong số đó đã xuống cấp nghiêm trọng. Thời bao cấp và đầu Đổi Mới, chúng được tận dụng, cắt xẻo làm nơi nuôi gia súc, chỗ trú ngụ của cán bộ công chức, người nhập cư tự do sang nhượng dễ dãi cho mãi đến đầu những năm 2000 thì mới có đợt hệ thống, bố trí sắp xếp lại; một số từng là công sở nhà nước; một số khác sau đó (2013) nằm trong nguồn quỹ biệt thự cổ đã được “thanh lý” để đem về nguồn thu, xây dựng những công sở mới - mà xét về phương diện kiến trúc - chúng “chẳng có họ hàng phả hệ gì”.

Một không gian biệt thự cổ (trên dưới 100 năm) phong phú nhưng lại chưa có một thống kê chính xác và chi tiết cũng như hồ sơ cụ thể của từng ngôi, để từ đó có chính sách bảo tồn, khai thác nhịp nhàng và minh bạch. Sự lúng túng, thiếu minh bạch trong hành xử với quỹ biệt thự cổ sẽ tiếp tục làm nguồn tài nguyên này thất thoát, biến dạng, xuống cấp và dĩ nhiên là vô cùng lãng phí.

Phía sau khung cảnh u hoài và tịch mịch, những huyền thoại kiểu “biệt thự ma” tha hồ được thêu dệt, càng làm cho số phận các công trình bị nhấn chìm mỗi lúc một sâu vào sương mù quên lãng.

Dệt giấc mộng về không gian sống

Giai đoạn 1954 đến 1975, Đà Lạt là đất sáng tạo của những kiến trúc sư (KTS) tài năng. Những KTS hàng đầu của miền Nam Việt Nam có công trình ở đô thị này. Đó là KTS Huỳnh Tấn Phát từng tham gia thiết kế Dinh 3 để lại dấu ấn hiện đại, tuyệt mỹ, KTS Nguyễn Duy Đức thiết kế chợ Mới, KTS Võ Đức Diên thiết kế Lữ quán Thanh niên và Lao động (1961), KTS Tô Công Văn, GS Đại học Kiến trúc Sài Gòn thiết kế và xây dựng Giáo Hoàng Học viện thánh Piô X Đà Lạt (1961)… Đặc biệt, KTS Ngô Viết Thụ, một cựu học sinh của Trường Grand Lycée Yersin, cựu sinh viên Trường Dự bị Kiến trúc Đà Lạt sau khi du học Trường Mỹ thuật quốc gia Paris, chủ nhân giải kiến trúc Khôi nguyên La Mã (1955) đã trở lại Đà Lạt cống hiến giải pháp đường nối chợ với khu Hòa Bình, tạo ra khung cảnh mặt tiền sống động, hài hòa và khu nhà hàng quanh chợ. Ông Thụ cũng là tác giả của Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt… Ông là con rể của cụ Võ Quang Tiềm, một trong những doanh nhân hàng đầu Đà Lạt giai đoạn 1960-1975.

Đà Lạt từng là một nơi lý tưởng để các kiến trúc sư tài năng miền Nam “dụng võ”, sáng tạo trong thời trào lưu kiến trúc modernisme (hiện đại) thịnh hành. Đây là thời gian kiến trúc Đà Lạt từ dân dụng nhà phố đến công cộng đề cao công năng, hiện đại, mạnh mẽ, gần với “tinh thần Mỹ”. Dù diễn ra trong một giai đoạn ngắn, chỉ 21 năm (1954-1975), trong một sinh quyển văn hóa do chính người Việt tạo ra trên vùng đô thị này, nhưng kết tinh nhiều công trình giá trị đứng vững qua thời gian.

Tuy nhiên, ngoài những di sản kiến trúc đô thị trung tâm đô thị, thì vùng ngoại đô với không gian kiến trúc nhà vườn truyền thống Đà Lạt là một mảng ít được đề cập đến. Việc khảo sát lại hình thái đặc thù của không gian sống này trong bối cảnh một thành phố nông nghiệp ôn đới có lẽ cần làm sớm, trước sự bê tông hóa và nông nghiệp công nghệ cao nhà lồng đang đẩy những nếp nhà gỗ mộc mạc, khoảng sân nhỏ thơ mộng tĩnh tại giữa những vườn rau xanh về phía thăm thẳm hoài niệm.

Như vậy, nhìn lại tiến trình lịch sử, Đà Lạt như một nơi để từ người Pháp đến người Việt hiện thực hóa giấc mơ về một không gian đô thị, không gian sinh hoạt xã hội và không gian cư trú. Chính yếu tố “dệt mộng”, lý tưởng hóa trong kiến trúc đã tạo ra linh hồn của nơi chốn cho đô thị này.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Theo Báo Lâm Đồng

(1) Tính từ mốc ngày 30/5/1916, khâm sứ J.E.Charles ký quyết định thành lập thị trấn Đà Lạt và cũng trong năm này, Toàn quyền Roune cho xây một khách sạn lớn.

(2) Kỳ Nam. Du xuân ngắm biệt thự cổ Đà Lạt. Người Lao Động Online ngày 11/2/2016.

(3) Dẫn theo Eric T. Jennings, 2015. Đỉnh cao Đế quốc - Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp. Phạm Viêm Phương, Bùi Thanh Châu dịch, Trần Đức Tài hiệu đính. TP.HCM: ĐH Hoa Sen & NXB Hồng Đức.

(4) Eric T. Jennings (2015). Sách đã dẫn. Trang 221.

(5) Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (2003). Đường phố Đà Lạt. NXB Đà Nẵng.

Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 2: Di chỉ của thời gian đã mất



Trên “phông nền” đặc thù của địa lý tự nhiên, trong sự thôi thúc của một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt (như đã phân tích ở kỳ trước), Đà Lạt được kiến tạo với màu sắc riêng, hơn cả một đô thị thông thường, mà như một tinh cầu lộng lẫy giữa xứ Đông Dương nhiệt đới gió mùa.




Nhưng, Đà Lạt không chỉ có những giá trị văn minh đô thị phương Tây mang đến, mà còn là những trầm tích văn hóa dân gian bản địa.

Xe lửa hơi nước Đà Lạt - Phan Rang năm 1940 (ảnh TL)


Trầm tích tiền đô thị

Phương thức sống gắn bó với giới tự nhiên của cư dân bản địa trên vùng cao nguyên này không để lại một hệ thống vật thể, biểu tượng lớn lao hay tri thức phong phú, nhưng sẽ là thiếu sót nếu ta bỏ qua. Cần nhớ, trên vùng lõi đô thị Đà Lạt hôm nay, vào trước thế kỷ XX từng là các bon (làng) người Lạch: Yộ, Klir Towach, Rhàng Bon Yộ, Dà gut (Yagut) hay Mang Ling…, xa hơn, có các bon Ankroet. Nay một số tên bon vẫn còn được lưu giữ (đường, khu Yagut, Măng Linh…). Hay bản thân tên gọi Đà Lạt đó là cách đọc trại từ Đạ Lạch (hay Yộ, Dà Làc) - tên một bon của người Lạch quần cư ở khu vực nay là tháp Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.

Trong thời Pháp thuộc, ngoài tính hấp dẫn của tự nhiên hoang dã, thì sự quyến rũ của văn hóa cộng đồng dân tộc bản địa từng tạo nên vẻ exotisme (hương xa) đối với những nhà nhân văn, du khách phương Tây.

Thế nhưng, cuộc hình thành Đà Lạt diễn ra trong sự giằng co dai dẳng giữa yếu tố văn hóa bản địa với cách tổ chức một đô thị lý tính kiểu châu Âu suốt bốn thập niên (từ 1900 đến 1940). Chính sách của người Pháp thời thuộc địa luôn “chú ý đặc biệt” đến người Thượng bản địa, dù nhìn chung, có nhiều mối quan tâm được phủ đậy lên thực tế là sự bóc lột sức lao động trong quá trình xây dựng thuở ban đầu (từ 1910 đến 1930). Sang thời Hoàng triều cương thổ (1950), việc xóa bỏ lệ lao động cưỡng bách của Quốc trưởng Bảo Đại là một bước tiến trong ứng xử tôn trọng với người Thượng bản địa, một phần để thu phục nhân tâm, tạo ra sức ảnh hưởng lên toàn cương thổ(1), dù một thời gian ngắn sau đó, vào thời Đệ nhất Cộng hòa, chính sách đồng hóa cư dân thiểu số vùng vành đai để tiếp nhận làn sóng di dân từ phía bên kia vĩ tuyến 17 đã diễn ra, đẩy vấn đề đi theo một chiều hướng khác.

Vậy, văn hóa bản địa Đà Lạt, nay còn lại gì? Đó là lắng trong sâu xa, đã có sự gặp gỡ của tinh thần tôn trọng tự nhiên nơi những cư dân vùng văn hóa thảo mộc rừng thưa biết đặt tâm tưởng sống hài hòa với giới tự nhiên với những giá trị văn minh phương Tây trong kiến tạo xây dựng đô thị sinh thái - “phố trong rừng”. Một thế giới huyền thoại, tình sử bàng bạc, u uẩn bao trùm, làm nên màu hoài niệm cho khung cảnh đô thị. Mà mối hoài niệm lớn nhất, đó chính là hướng về thuở đất trời hoang vu đã mất. Di sản đó, ngoài ra còn nằm trong những phong tục tập quán, chuyện kể, luật tục dưới dạng thơ ca (nri), thực hành tâm linh, vũ điệu, hát đối đáp, giao duyên (tam pơt, lah long), nghề dệt thổ cẩm truyền thống, không gian bon với phương thức quần cư đồi cỏ và cả một hệ thống huyền thoại, biểu tượng còn lưu truyền cho đến hôm nay.

Sau những bể dâu lịch sử, tuy địa bàn cư trú của cư dân bản địa dần dạt ra bên rìa thành phố (các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng…), phong tục tập quán có phai nhạt bởi tác động của nếp sống mới, nhưng nếu quan sát kỹ, những di sản văn hóa bản địa của các tộc người K’Ho thuộc nhóm Cil, Lạch trên cao nguyên Lang Bian đã không tách rời bầu khí văn hóa đặc thù của Đà Lạt qua nhiều thời kỳ. Trong các bưu thiếp, cẩm nang du lịch từ thời Pháp thuộc cho đến trước 1975 và cả hôm nay, những hình ảnh, văn hóa bản địa luôn là một phần không thể thiếu cấu thành sắc thái Đà Lạt, hấp dẫn khách xa tìm đến khám phá.

Tiếc rằng, ngày nay một số ít đặc điểm được khai thác ở tính bề mặt để thỏa mãn trí tò mò thoáng qua. Điều này dễ nhận thấy trong các show cồng chiêng kết hợp nhạc điện tử phục vụ du lịch, sự rẻ rúng của những món thổ cẩm bán lề đường và kể cả sự thất truyền của rượu cần truyền thống ngay tại các bon du lịch dưới chân núi Lang Bian. Về học thuật, Đà Lạt chưa có những công trình điền dã, khảo cứu, hệ thống khoa học về vốn liếng, sự tiếp biến văn hóa người Thượng bản địa qua từng thời kỳ để giới thiệu đúng mức về mảng di sản tiền đô thị này ngõ hầu bảo tồn văn hóa và biến thành nguồn giá trị xứng đáng tầm vóc...

“Di sản của mất mát”

Ngày nay, du khách đến nhà ga Đà Lạt xưa được xây từ thập niên 1930, mua vé làm hành khách trên những toa xe lửa “giả cổ” để đi xuyên qua những núi đồi về vùng Trại Mát, có thể mường tượng ra phần nào lịch sử văn minh rực rỡ của giao thông đường sắt thế giới đã từng hiện hữu ở đây.

Con đường sắt nối Tháp Chàm với Đà Lạt, trong cái nhìn chiến lược của toàn quyền Paul Doumer vào đầu thế kỷ XX không chỉ giải quyết những vấn đề giao thông kết nối Đà Lạt với các đô thị khác trong nước, mà mang theo đó một tham vọng kết nối Đông Dương bằng thiết lộ. Sau 25 năm xây dựng (1903-1928) với nhiều giai đoạn, bị gián đoạn do nguồn vốn, suy thoái kinh tế và trục trặc tổ chức, tuyến đường sắt dài 84 km (trong đó có 16 km, đoạn Dran - Trạm Hành) nói trên được thông tàu toàn tuyến vào năm 1932 (trước đó, các tuyến lần lượt: Tháp Chàm - Sông Pha dài 41 km, khai thác năm 1917; Sông Pha đến Eo Gió 10 km, khai thác từ 1928; từ Ngoạn Mục đến Dran 5 km, khai thác từ năm 1929; từ Dran đến Trạm Hành 5 km, khai thác 1930)(2).

Con đường sắt nói trên cùng với các tuyến đường bộ Phan Thiết (Ma Lâm) - Djiring - Đà Lạt và tuyến Phan Rang - Đà Lạt, quốc lộ 20 (Saigon - B’lao - Đà Lạt) và 21 (Đà Lạt - Buôn Ma Thuột) đã giúp Đà Lạt kết nối với các đô thị đồng bằng, vùng cao khác trong nước và trong khu vực dễ dàng trước khi có đường hàng không dân dụng Sài Gòn - Liên Khương.

Nhưng, ngày nay nói đến lịch sử đường sắt Đà Lạt là nói đến “di sản của mất mát”. Tính từ Trại Mát trở về Phan Rang, những trạm, cầu và cả thiết lộ tới nay đã bị xóa dấu hầu hết. Một số thiết bị nhà ga, đầu máy tàu chạy hơi nước quý giá của Đà Lạt xưa kia hiện nay đang được bảo tồn ở… Thụy Sỹ.

Vì thế, hình ảnh nhà ga, chuyến tàu du lịch Đà Lạt - Trại Mát ngày nay chỉ tái hiện một phần rất nhỏ ký ức trong bức tranh lịch sử giao thông quan trọng của đô thị này.

Mong rằng, trong tương lai, với những gì còn lại, việc đầu tư khai thác sẽ không dừng ở những tu bổ bề mặt với những toa tàu giả cổ hay phục vụ cà phê trên tàu, mà cần làm tốt hơn trong việc giới thiệu về lịch sử độc đáo của tuyến du lịch di sản này, để thông qua câu chuyện giao thông đường sắt, có thể giúp du khách hình dung được sự hình thành Đà Lạt buổi đầu, khả năng kết nối với bên ngoài của Đà Lạt trong quá khứ; đồng thời, giải mã thêm về sự kiện ra đời của những khu nông nghiệp hình thành sớm ở ven đô như: Sở Trà Cầu Đất, vùng rau, vườn thực nghiệm trồng cây quinquina tại Trại Mát hay vùng thị tứ Dran…

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Theo Báo Lâm Đồng

(1) Theo Dụ số 6, do Quốc trưởng Bảo Đại ban hành ngày 15/4/1960, địa giới Hoàng triều cương thổ gồm vùng xứ Thượng Nam Đông Dương (Kontum, Đắk Lắk, Pleiku, Lang Bian và vùng Đồng Nai Thượng) đặt trung tâm hành chính ở Đà Lạt. Ngoài ra, trên lý thuyết, được ấn định, nhưng thực tế quản lý của Bảo Đại không vươn tới được, còn có một vùng cư trú của các dân tộc thiểu số phía Bắc (Móng Cái, Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Phong Thổ, Lào Cai và Sơn La).

(2) Theo www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/diachidalat/Pages/dl-p3-c4.aspx.

Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 1: Di sản của khí trời!






Với Đà Lạt, trước khi nói đến những di sản mà con người tạo ra, thì phải nói đến các giá trị “trời cho”… Hình thái chức năng đô thị Đà Lạt những ngày đầu được thiết lập trên cơ sở địa lý tự nhiên, khí hậu.

Du khách đến Đà Lạt là để tận hưởng khí trời mát mẻ hài hòa


Nơi mang lại nguồn sống

Trở lại những năm cuối thế kỷ XIX, trước tình trạng số quân nhân Pháp ở Nam Kỳ tử vong vì bệnh nhiệt đới (viêm gan, sốt rét) ngày càng gia tăng cộng với tình trạng chấn thương tâm lý do sốc văn hóa, chính quyền thực dân Pháp mở chiến lược khám phá những vùng núi cao ở trên xứ Đông Dương để làm trạm nghỉ dưỡng như một hướng giải quyết bền vững thay vì đưa thêm bác sĩ điều dưỡng đến và đóng thêm những chiếc thuyền lớn để chở binh lính vật vờ bệnh tật cùng những thùng tử thi chật cứng hồi hương(1).

Cao nguyên Lang Bian do bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra vào ngày 21/6/1893 sau cuộc hành trình thám hiểm vất vả đã được xem như một chọn lựa lý tưởng bởi yếu tố địa lý hoàn toàn phù hợp. Tuy ban đầu, ý tưởng này còn gây nhiều tranh cãi nhưng phần thắng đã thuộc về những nhà quy hoạch, chiến lược người Pháp có tầm nhìn xa.

Độ cao trung bình 1.500 m, nơi loài muỗi sốt rét khó sinh sôi, khí hậu tương đồng với vùng Địa Trung Hải (nhưng lượng mưa trong năm cao hơn), địa hình đồi núi ngoạn mục, lại ở một vị trí thuận lợi xét về địa chính trị trong tầm nhìn về một Liên bang Đông Dương tương lai, Đà Lạt là lựa chọn vượt trội hơn Bokor ở Campuchia, Trấn Ninh ở Lào, Bà Nà, Tam Đảo hay Sapa ở miền Trung và Bắc Việt Nam. Đà Lạt trở thành đô thị giúp người Pháp ở Đông Dương chống chọi bệnh nhiệt đới, một chốn phục hồi sinh lực thực sự và vơi bớt nỗi nhớ nhà và xa hơn, là một vườn ươm giáo dục cho con em Pháp và giới thượng lưu, tài phiệt người Việt miền Nam Việt Nam.

Qua bốn cuộc quy hoạch (Hébrard năm 1923, Pinneau năm 1933, Mondet năm 1940 và Jacques Lagisquet năm 1943), tuy có sự khác biệt chi tiết, song tính chất chức năng đô thị thống nhất bám quanh cái trục mục tiêu: đô thị nghỉ dưỡng và giáo dục.

Ba điểm mốc khí hậu

Trong cuốn Mes Trois Ans d’Annam (Ba năm ở An Nam), bà Gabrielle M. Vassal - một lữ khách Pháp có ghi lại cảm nhận khí hậu, khung cảnh khá thú vị khi tác giả đặt chân đến Đà Lạt - Dankia: “Trong một bữa ăn, nhà cửa đóng kín mít, lửa lò sưởi bùng cháy phừng phực ở lò sưởi góc nhà, một vài đóa hoa hồng cắm trên bàn. Điều này khiến tôi có cảm giác như thể mình đang ở một chốn không thuộc về xứ An Nam này. Đêm đến, tôi đã phải ôm một tấm nệm sưởi bọc nước nóng và bốn cái chăn thì mới ngủ được (vì trời quá lạnh). Như vậy, có thể khẳng định lời chồng của tôi nói là đúng: một tháng ở Lâm Viên bằng một tháng ở trên đất Pháp”(2).

Thời kỳ này, trạm khí tượng Dankia dưới sự quản lý của kỹ sư, thanh tra nông nghiệp M. Jacquet đã ghi lại nhiệt độ trung bình từ 1898 đến 1911 như sau: “Về nhiệt độ, đồ thị tối cao khá đều, dao động giữa 27 0C và 30 0C trừ tháng 7 năm 1902, nhiệt độ lên đến 32 0C. Từ 0 0C vào tháng 1, nhiệt độ tối thấp giảm xuống còn - 2 0C vào tháng 2 và lên cao khá đột ngột đến tháng 8 và tháng 9 khoảng 9 0C, sau đó giảm dần xuống còn 2 0C vào tháng 12. Nhiệt độ trung bình hằng tháng thay đổi giữa 16,37 0C (tháng 1) và 19,57 0C (tháng 5). Từ mùa hè sang mùa đông, nhiệt độ chỉ cách nhau 3,2 0C. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 18,32 0C, gần giống như nhiệt độ trên bờ Địa Trung Hải vào mùa xuân”(3). Tuy nhiên, lúc bấy giờ, trung tâm Đà Lạt có chỉ vài chục nếp nhà, dân số chỉ khoảng vài trăm người.

Trong thời thịnh vượng (khoảng thập niên 1940-1950) có một sự “xê xích” về nhiệt độ, nhưng không đáng kể. Cuốn Địa chí Đà Lạt của Tòa thị chính Đà Lạt ấn hành năm 1953 (lúc này, Đà Lạt có khoảng trên 25.000 dân) ghi nhận nhiệt độ trung bình hằng năm là 18,33 0C (tăng hơn 0,01 0C so với trước đó bốn thập kỷ). Cụ thể, vào năm 1953, nhiệt độ trung bình mùa hè 19,6 0C và trung bình mùa đông 16,4 0C. Tuy nhiên, hoàn toàn không thấy dữ liệu mô tả hiện tượng băng tuyết hay nhiệt độ xuống dưới 0 0C như thuở “khai sinh”.

Đến năm 1974, quyển cẩm nang du lịch Anh ngữ có tựa Dalat do Bộ Du lịch Quốc gia chính phủ Việt Nam Cộng hòa (The National Tourist Office, Saigon ấn hành) cũng ghi nhận số liệu khí tượng không khác biệt lắm so với tài liệu Địa chí Đà Lạt 1953 trong phần giới thiệu thời tiết.

Sắc vóc của tự nhiên

Khí hậu, địa lý tự nhiên là điều kiện nền tảng để chính quyền Đà Lạt qua các thời kỳ từ Hoàng triều cương thổ (1950 - 1954) đến Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975) đều có sự nối tiếp mục tiêu phát triển chức năng đô thị. Không khí trong lành, sự luân chuyển thời tiết trong ngày, trong mùa và trong năm hài hòa cùng phong cảnh nên thơ có được từ địa hình cao nguyên nhiều thác ghềnh, ao hồ, đồi núi, rừng thông, trảng cỏ với hệ thảo mộc đặc thù phong phú, đã mang lại một chốn du ngoạn làm say lòng viễn khách ở xứ nhiệt đới. Những vùng nông nghiệp trong thành phố được hình thành không chỉ cung ứng nông sản sạch tại chỗ mà còn cung cấp cho thị trường các đô thị lớn miền Nam. Điều tạo ra sắc vóc văn hóa của một đô thị đặc khu giáo dục ở Đà Lạt lại cũng chính là khung cảnh hài hòa và khí hậu đầy lý tưởng, phù hợp cho nghiên cứu, hoạt động tri thức.

Tính cách kín đáo, nhỏ nhẹ, bặt thiệp, khiêm cung của cư dân cũng được hình thành từ những yếu tố khí hậu tự nhiên.

Chính nhờ qua bốn đợt quy hoạch thời Pháp thuộc đã xác định tính chức năng đô thị cho một tầm nhìn dài hạn, mà khi đứng trước những đợt nhập cư lớn (như vào năm 1954 và sau ngày đất nước thống nhất), Đà Lạt vẫn giữ gìn được căn tính, sắc vóc của mình.

Sự quá tải cuối cùng cũng diễn ra. Khoảng hai thập niên sau Đổi mới, sự thay đổi về hình thái đô thị và sự biến đổi môi trường ở Đà Lạt có thể thấy rõ dưới sức ép gia tăng dân số, đô thị hóa và hiện tượng biến đổi khí hậu. Theo tổng hợp từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng, nhiệt độ trung bình năm từ 2003 - 2012 của thành phố Đà Lạt dao động từ 17,7 - 18,6 0C. Có thể cảm nhận sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày gia tăng, sương mù ít xuất hiện ở trung tâm đô thị, hiện tượng lũ quét, mưa đá xảy ra cường độ lớn, mức độ ngày càng cao... Không khó kiến giải điều đó, khi diện tích rừng tự nhiên trong khoảng 20 năm qua suy giảm nghiêm trọng trong khi phần rừng trồng thêm không bù đắp được diện tích mảng xanh mất đi; sự bê tông hóa diễn ra nhanh chóng, và hệ quả là đánh mất những chức năng đô thị căn bản đã được xác lập trong quá khứ.

Đà Lạt đang đứng ở giai đoạn bản lề, trước một sự thay đổi lớn của một đô thị trong thời toàn cầu hóa. Cần đặt lại vấn đề căn tính cốt lõi, đó là đặc thù môi trường và những gì làm nên thương hiệu một Đà Lạt trong quá khứ để thấy việc bảo tồn khí trời, tài nguyên thiên nhiên trong đô thị nói chung đã đến lúc phải được xem như một mệnh lệnh, một đòi hỏi sống còn.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Theo Báo Lâm Đồng

(1) Tham khảo: Jennings, Eric T. (2015). Đỉnh cao Đế quốc - Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp. Phạm Viêm Phương, Bùi Thanh Châu dịch, Trần Đức Tài hiệu đính. TP.HCM: Đại học Hoa Sen & NXB Hồng Đức, phần 1: Chạy trốn cái chết vùng nhiệt đới, trang 23 đến 52.

(2) do Librairie Hachette, Paris in năm 1911

(3) Nguyễn Hữu Tranh, 2001. Đà Lạt năm xưa. NXB TP.HCM. Trang 103.

Hồng ngọc -giá 500k

Hồng ngọc -giá 500k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Hồng ngọc- giá 150k

Hồng ngọc- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Sự Thật Về Đại Học Fulbright





TS Nguyễn Kiều Dung




Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì?

Trước tiên, tôi muốn nhắc lại lời nhận xét của một nhà toán học nổi tiếng (*): NGƯỜI MỸ CHƯA BAO GIỜ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI. Sự thật đúng là như thế. Mặc dù hệ thống giáo dục đại học của Hoa kỳ phát triển và nổi tiếng nhất thế giới, người Mỹ chưa bao giờ xây dựng được một điển hình giáo dục thành công, chói sáng ở nước ngoài do người Mỹ chỉ đạo đường lối hay điều hành. Một số đại học đã trở nên rất thành công, chẳng hạn Đại học Quốc Gia Singapore, nhờ có được những chính sách phát triển đúng đắn của người Sing, và sự liên kết đào tạo và nghiên cứu với một số trường hàng đầu của thế giới, trong đó có MIT của Mỹ. Tuy nhiên, một trường đại học hoàn toàn do Mỹ bảo trợ thì không.

Thành công có thể có nhiều nghĩa. Thứ thành công mà tôi muốn nói đến, và cũng là thứ thành công mà ngành giáo dục Việt Nam quan tâm nhất hiện nay, là một đại học nghiên cứu với nhiều xuất bản quốc tế chất lượng cao, để nâng tầm chất lượng của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đấy cũng là lý do nhà nước đổ vốn đầu tư vào xây dựng các trường liên kết như Việt-Đức, Việt-Pháp, Việt-Nhật…với hi vọng các đại học này sẽ trở thành những đầu tầu nghiên cứu trong khu vực.

Vậy người Mỹ định biến Đại học Fulbright (FUV) thành cái gì ở Việt Nam?

Thật ra FUV không giống các đại học tư nhân khác, bởi mặc dù do một nhóm tư nhân (thực chất là một nhóm nhân vật chính trị: Ben Wilkinson, Thomas Vallely, Bob Kerrey…) đứng ra thành lập, nhưng tiền đầu tư lại là của chính phủ Mỹ, chính phủ Việt nam góp đất chứ không có tư nhân nào đầu tư vào đây cả. FUV sẽ không có cổ đông như các đại học tư thục khác mà toàn bộ số tiền quyên góp được sẽ do một hội đồng tín thác độc lập quản lý [1]. (Wilkinson và Vallely đều có thời gian dài làm giám đốc Chương trình Việt Nam ở trường chính trị Harvard Kennedy. Còn Kerrey là một chính trị gia lõi đời, không ai lạ.)

Tuy nhiên, đầu tư ban đầu 20 triệu USD cho FUV là khá nhỏ so với đầu tư của đại học Việt-Nhật, 365 triệu USD, hay Việt-Đức, 180 triệu USD [2][3]. Tính trung bình cho giai đoạn 2016-2030, FUV chỉ được đầu tư 5 triệu USD/năm. Số tiền này thậm chí còn ít hơn ngân sách trung bình nhà nước Việt Nam cấp cho mỗi trường/viện thành viên của Đại học Quốc Gia Hà nội, khoảng 5.3 triệu USD/năm, mặc dù chính phủ Việt Nam rất nghèo. (Năm 2016, Đại học Quốc Gia Hà nội với 12 trường đại học/viện nghiên cứu trực thuộc, được nhà nước cấp ngân sách tổng cộng 64 triệu USD, nghĩa là mỗi trường/viện được khoảng 5.3 triệu USD/năm). [4][5] Với số tiền ít ỏi này, FUV khó có thể mua sắm trang thiết bị để đầu tư phát triển các ngành Khoa học Tự nhiên & Kỹ thuật (KHTN&KT) để chạy đua về xuất bản các nghiên cứu, để trở thành một đại học nghiên cứu chất lượng cao. Những người làm nghiên cứu lâu năm đều biết rằng các đại học phải đầu tư mạnh vào các ngành KHTN&KT thì mới có hi vọng cạnh tranh về số lượng xuất bản quốc tế, bởi thời gian để xuất bản được một bài báo quốc tế uy tín trong các ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn (KHXH&NV) rất lâu. Lãnh đạo FUV cũng nêu rõ quan điểm ưu tiên đầu tư vào các ngành KHXH&NV, khi quyết định mở chương trình thạc sỹ chính sách công đầu tiên vào tháng 9/2016, và đến 2018, sẽ thành lập khoa KHXH&NV [6].

Đương nhiên, đại học nghiên cứu chất lượng cao không phải là mục đích của FUV!

Vậy FUV là đại học gì???

Còn nhớ, tiền thân của FUV là Chương trình Đào tạo Kinh tế Fulbright (FETP), đã tồn tại và hoạt động hơn 20 năm ở VN dưới sự dẫn dắt củaVallely, một thạc sỹ chính sách công, giám đốc Chương trình Việt Nam của trường chính trị Harvard Kennedy School (HKS). CHÍNH SÁCH CÔNG LÀ MỘT NGÀNH CHÍNH TRỊ, ĐÀO TẠO RA NHỮNG NGƯỜI LÀM NGHIÊN CỨU/HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH, HỖ TRỢ CẢI CÁCH THỂ CHẾ TƯ VẤN CHÍNH PHỦ,.v.v…



Ô. Thomas Vallely đại diện Trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy tặng quà lưu niệm cho GS.TS. Nguyễn Đông Phong đại diện Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

FETP là sản phẩm hợp tác giữa HKS và đại học Kinh tế TP HCM. Bản thân HKS là một trường chính trị, tương tự như Học Viện Chính trị và Hành chính Quốc Gia của Việt Nam. Mặc dù mang tên là một chương trình đào tạo kinh tế, ban đầu khoảng năm 1994 có giảng dạy một số khóa học về kinh tế. TUY NHIÊN SAU NÀY, FETP DẦN DẦN BIẾN HÓA TRỞ THÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HOÀN TOÀN CHÍNH SÁCH CÔNG. Nghĩa là ông Vallely đã treo đầu dê bán thịt chó: treo biển kinh tế, nhưng đào tạo chính sách công. (Người ngoại đạo cũng có thể kiểm chứng điều này khi xem dòng giới thiệu cuối trang chủ của FETP [7]. Giám đốc đào tạo của FETP không có bằng cấp gì về kinh tế mà chỉ có bằng cao học về hành chính công (public administration), ngành mẹ của ngành chính sách công. Đương nhiên ông ta không cần bằng cấp kinh tế mà vẫn có thể làm giám đốc đào tạo bởi FETP đào tạo chính sách công chứ không phải kinh tế). Vallely cũng là tổng công trình sư của FUV, và là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm chủ tịch FUV sau này [8]. (Tiến sỹ Mark Aswill cho rằng rất có thể quyết định bổ nhiệm Kerrey là của Vallely và John Kerry [15], còn nhà báo Thanh Tuấn thì tin rằng đây là quyết định sai lầm của Vallely [21]).

Chương trình đầu tiên mà FUV dự định triển khai đào tạo là Thạc sỹ Chính sách Công. Có thật là vì chưa quen với đào tạo bậc đại học, hoặc đào tạo các chuyên ngành khác cho nên FUV phải bắt đầu bằng đào tạo Thạc sỹ Chính sách Công hay không? Không lẽ người Đức, người Nhật, người Pháp làm được, còn người Mỹ thì không? Đương nhiên không phải. Người Mỹ không thiếu giáo sư giỏi để có thể xây dựng các chương trình đào tạo bậc đại học, và đào tạo các chuyên ngành khác.

Lý do là vì, không phải hơn 100 thượng nghị sỹ Mỹ xúc động vì sự thành tâm hối cải, mong muốn Bob Kerrey có cơ hội chuộc lỗi ở Việt Nam nên quyết định đầu tư vào FUV. (Quyết định bổ nhiệm Kerrey được ban hành sau khi quốc hội Mỹ quyết định đầu tư 20 triệu USD vào FUV năm 2014. Và mặc dù bà Tôn Nữ Thị Ninh và FUV tranh cãi về nguồn gốc số tiền này, không bên nào đưa ra bằng chứng, có lẽ do bí mật công việc). Người Mỹ làm gì cũng tính đến lợi ích của nước Mỹ trước tiên. Cộng thêm FUV được nhóm chính trị gia Thomas Vallely, Ben Winkinson xuất thân từ trường chính trị HKS bảo trợ, cho nên có thể tin rằng mục tiêu chính trị sẽ được đặt lên hàng đầu chứ không phải là mục tiêu giáo dục. FUV đào tạo bậc thạc sỹ chính sách công trước tiên chứ không đào tạo bậc đại học, vì đối tượng họ muốn hướng đến đầu tiên là lãnh đạo các cấp và những người có tiềm năng lãnh đạo ở VN, những người không có thời gian ra nước ngoài để theo học các chương trình thạc sỹ này. Người Mỹ muốn tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở Việt Nam. Bởi vậy, một trong những cách tốt nhất là thông qua những người làm lãnh đạo các cấp. (Lãnh đạo ở đây được hiểu theo nghĩa là những người đảm nhận các chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan, đoàn thể nhà nước hoặc có ảnh hưởng tương đối lớn trong xã hội VN).

Tuy nhiên, đào tạo tại chỗ chỉ là một cách tiếp cận, và chỉ hướng đến đối tượng là lãnh đạo cấp thấp và những người có tiềm năng lãnh đạo trong tương lai. Có nhiều cách khác để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở Việt Nam, chẳng hạn như hợp tác giữa các cơ quan chuyên trách của hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực, đưa các quan chức Việt nam sang Mỹ thăm quan, đào tạo, và thảo luận trực tiếp để trao đổi lợi ích giữa hai quốc gia. Trên thực tế, FETP hoặc FUV không đủ tầm để thu hút các lãnh đạo cấp trung và cao. Những người đã và đang gây ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt nam như nguyên PTT Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng Cao Đức Phát đều được đào tạo ở Hoa kỳ, chứ không phải đào tạo trong nước. Sau hơn 20 năm phát triển, FETP cũng không tạo được ảnh hưởng gì đáng kể hơn các chương trình liên kết khác ở Việt nam như cao học Hà Lan, Pháp, Bỉ,…Một số người đã từng học FETP ra sau này trở nên nổi tiếng là nhờ tấm bằng ở một trường danh tiếng nào đó ở Hoa kỳ chứ không phải tấm bằng của FETP.

Theo kế hoạch của FUV, chính sách công và một số ngành KHXH&NV sẽ được ưu tiên đầu tư để tuyển sinh trước [6]. Các ngành KHXH&NV được FUV ưu tiên đầu tư (chính sách công, luật kinh doanh quốc tế, tài chính và quản trị kinh doanh, nghiên cứu và đối thoại chính sách) [16], đều là những ngành chính trị hoặc ngành rất quan trọng đối với cấp lãnh đạo. Theo suy đoán của tôi, đào tạo KHTN&KT nếu có cũng sẽ èo uột, bởi không phải là mục đích chính, và FUV cũng không có đủ tiền để đầu tư mạnh vào các lĩnh vực này. FUV sẽ đầu tư chủ yếu và cấp nhiều học bổng cho bậc thạc sỹ để thu hút những người có tiềm năng lãnh đạo của tất cả các ngành tham gia các chương trình thạc sỹ chính sách công, quản lý, và các ngành liên quan đến chính trị. Bậc đại học sẽ ít được đầu tư và cấp học bổng hơn bởi tương lai của các cử nhân mới ra trường rất phập phù. Không có gì đảm bảo là họ sẽ có được địa vị quan trọng trong xã hội Việt Nam.

FUV là một trường đại học có thiên hướng chính trị!!!

Có người nói rằng FUV đã lạm dụng tên gọi Fulbright, bởi trường này không liên quan gì đến quỹ học bổng Fulbright. Tôi lại nghĩ tên gọi đó phản ánh đúng bản chất của trường này, bởi học bổng Fulbright vốn là một học bổng chính trị, hướng đến đối tượng có năng lực lãnh đạo.

Để hiểu thêm Hoa kỳ có thật sự mong muốn phát triển các ngành KHTN&KT (còn gọi là các ngành STEM) của Việt Nam hay không, hãy thử so sánh học bổng Fulbright, một học bổng chính phủ lâu đời của Mỹ được thành lập và tài trợ bởi quốc hội Mỹ từ năm 1946, với học bổng chính phủ của các quốc gia khác dành cho Việt Nam. (VEF không được coi là dạng học bổng này bởi có nguồn gốc là tiền của Việt Nam, được Bộ Giáo dục Việt Nam đề nghị sử dụng để đào tạo cao học các ngành STEM ở Hoa kỳ cho công dân Việt Nam, và chỉ kéo dài hơn 10 năm đến khi hết tiền là ngưng). Trong khi các học bổng chính phủ của Úc, Nhật, Pháp, Đức, Bỉ, Hà lan, Canada…là các học bổng phát triển, đào tạo cả bậc thạc sỹ và tiến sỹ cho nhiều ngành KHTN&KT và KHXH&NV, học bổng Fulbright chỉ đào tạo bậc thạc sỹ cho một số ngành KHXH&NV và chỉ hướng đến đối tượng là những người có tiềm năng lãnh đạo. (Đương nhiên, lãnh đạo thì không cần có bằng tiến sỹ!). Các học bổng học giả ngắn hạn của Fulbright cũng chỉ đặc biệt chú trọng một số ngành KHXH&NV. Nước Mỹ rất giàu, GDP cao nhất thế giới, nhưng rõ ràng là quốc hội Mỹ chưa có ý định hỗ trợ đào tạo các ngành STEM, những ngành xương sống của các trường đại học chất lượng cao, cho các quốc gia như Việt Nam. (Chỗ này cần ghi chú, học bổng Chevening của Anh cũng chỉ cấp cho các ngành KHXH&NV và hướng đến đối tượng là những người có tiềm năng lãnh đạo của Việt Nam. Anh với Mỹ từng là hai quốc gia bố-con cho nên có lẽ tư duy giống nhau).

Các ngành STEM không chỉ quan trọng để xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế mà còn là những ngành cốt tử để phát triển quốc gia. Bởi lẽ theo lý thuyết của Schumpeter, một lý thuyết mà ngày nay đã được chấp nhận rộng rãi khắp thế giới, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tăng trưởng kinh tế là nhờ sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ, nghĩa là có sự đổi mới trong các ngành STEM. (Các ngành KHXH&NV hầu như không đóng góp gì trong sự tăng trưởng này.) Đấy cũng là lý do rất nhiều quốc gia có chính sách thu hút nhân lực trình độ cao trong các ngành này. Chẳng hạn mới đây Hillary Clinton hứa hẹn nếu đắc cử tổng thống Hoa kỳ bà sẽ cấp thẻ xanh (thẻ lưu trú vĩnh viễn) cho tất cả các những công dân nước ngoài có bằng cao học các ngành STEM ở Hoa kỳ.

Cần nói thêm một chút về trường chính trị HKS, trường đỡ đầu của FETP, tiền thân của FUV. Đầu những năm 1990s, khi một số quốc gia phương tây bắt đầu liên kết đào tạo với Việt Nam, (Pháp có CFVG và IFI đào tạo quản lý và công nghệ thông tin; Hà lan có Cao học Hà lan, đào tạo kinh tế phát triển; Bỉ có cao học Việt-Bỉ, đào tạo quản lý…), thì Hoa kỳ, với đại diện là trường chính trị HKS, cũng nhanh chân lên kết với ĐH Kinh tế TP HCM thành lập FETP để đào tạo kinh tế, nhưng rồi dần dần biến nó trở thành một chương trình đào tạo chính sách công (một ngành chính trị). Điều này cũng chứng tỏ lối tư duy nặng mùi chính trị rất khác biệt của người Mỹ so với các quốc gia khác.

Theo bà Rena Bittner, tổng lãnh sự Hoa kỳ tại TP.HCM, "FUV không phải là “Trường đại học Hoa Kỳ” ở Việt Nam. FUV là trường đại học 100% Việt Nam. Trường được thành lập theo Luật giáo dục đại học, được Chính phủ cho phép thành lập" [1]. Và theo Luật giáo dục này, FUV cũng sẽ có một chương trình đào tạo chính trị Marx-Lenin giống như các trường đại học khác. Bằng của FUV sẽ do Bộ Giáo dục & Đào tạo VN cấp.

Tại sao FUV không chọn lối đi như RMIT để trở thành một “đại học Hoa kỳ” ở Việt Nam, mà lại chấp nhận Luật giáo dục đại học Việt Nam? (RMIT không cần tuân theo Luật Giáo dục Việt Nam, không giảng dạy chương trình chính trị Marx-Lenin, và không bị Bộ Giáo Dục Việt Nam kiểm soát.) Bởi vì RMIT quan tâm đến học thuật và hướng đến đối tượng đại chúng. Còn FUV, dưới sự bảo trợ của một nhóm chính trị gia, có thể tin rằng sẽ là một trường thiên hướng chính trị, nhắm đến đối tượng chính là những người có tiềm năng lãnh đạo. Lãnh đạo các cấp ở cơ quan nhà nước, các địa phương, đoàn thể, và phong trào xã hội ở Việt Nam đều là đảng viên hoặc chí ít là cảm tình đảng. Nếu FUV không thỏa hiệp với Bộ Giáo dục, không chấp nhận Luật Giáo dục Đại học Việt Nam, Đảng Cộng sản có thể sẽ không khuyến khích các đảng viên và các cảm tình đảng đi học, hoặc đi học về cũng không được đề bạt thì cũng họ cũng không đạt được mục đích. Một nguyên nhân nữa có thể tính đến là FUV đang “dụ dỗ” chính phủ Việt Nam chi thêm tiền đầu tư cho nên cần phải thỏa hiệp với Bộ Giáo dục càng nhiều càng tốt, bởi số tiền chính phủ Mỹ đầu tư ban đầu quá nhỏ, chả thấm vào đâu.

Hẳn là điều kỳ lạ (nhưng không khó hiểu) khi quốc hội Hoa kỳ đồng ý tài trợ cho FUV, một trường đại học theo quảng cáo là đẳng cấp quốc tế, nhưng đến tận giờ phút này vẫn chưa thấy ở FUV bóng dáng một nhà khoa học, nhà nghiên cứu người Mỹ nào với thành tích nghiên cứu quốc tế, trong khi lại tràn ngập các nhân vật có tư duy chính trị. (Mấy vị người Mỹ Vallely, Wilkinson và các vị người Việt là lãnh đạo chủ chốt của FUV, những người từng viết bài ủng hộ bổ nhiệm Kerrey, đều tốt nghiệp cao học chính sách công từ trường chính trị HKS hoặc có thời gian dài làm việc ở HKS.) Đây là điều rất khác biệt giữa FUV và các trường đại học nước ngoài khác ở Việt Nam như đại học Việt-Đức, Việt-Nhật, Việt-Pháp, bởi các đại học này trình làng trước tiên với hiệu trưởng là các giáo sư người Đức, người Nhật, và người Pháp. Một điều kỳ lạ nữa, mặc dù FUV thông báo là sẽ tuân theo luật giáo dục Việt Nam, nhưng hiệu trưởng của FUV hiện nay rõ ràng không đáp ứng được các tiêu chí của luật này (có bằng tiến sỹ và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm lãnh đạo ở một cơ sở giáo dục đại học).

FUV cũng rất khác với các trường đại học của Mỹ ở Trung Quốc. Bài báo “Sự thất bại của các đại học Hoa kỳ ở Trung quốc” đăng trên tờ Foreign Affairs mới đây cho biết một số trường đại học danh tiếng ở Hoa kỳ như Duke, Johns Hopkins, và ĐH New York đã mở chi nhánh ở Trung Quốc bởi sức hấp dẫn của thị trường rộng lớn này [17]. Trong khi đó FUV lại do quốc hội Mỹ tài trợ nhưng chưa biết sẽ theo mô hình đại học nào. Không khó để suy đoán, thị trường đại học Việt Nam còn nhỏ hẹp và nghèo, chưa đủ để hấp dẫn các trường danh tiếng của Mỹ đầu tư đào tạo đa ngành. Trong khi đó, quốc hội Mỹ thì chỉ định chi một ít tiền để đào tạo một số ngành KHXH&NV quan trọng cho cấp lãnh đạo nhằm mục đích tăng ảnh hưởng chính trị. Tôi không nói rằng FUV sẽ không có các ngành KHXH&NV khác hoặc các ngành KHTN&CN. Tuy nhiên, FUV sẽ phải tự vận động quyên tiền, hoặc thu tiền của sinh viên cho các ngành này, giống như các trường đại học tư khác ở Việt Nam. Cần lưu ý rằng, đứng sau lưng các chi nhánh của các trường danh tiếng Hoa kỳ ở Trung quốc là các khoa đa ngành của các trường đại học này. Trong khi đó, đứng sau FUV là Chương trình Việt Nam của trường chính trị HKS.

Theo tâm sự của Thomas Vallely, kiến trúc sư chính của FUV, cách đây 10 năm cựu thủ tướng Phan Văn Khải đã nói với ông ta mong muốn xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam theo mô hình ĐH Harvard, nghĩa là đầu tư lớn để nâng cao chất lượng [9]. Tuy nhiên, Vallely thoái thác với lý do “không thể tạo dựng một FUV theo kiểu phiên bản Việt của ĐH Harvard, Oxford, Georgetown, Irvine, Nebraska hay SUNY” và “ngay cả ở Mỹ thì hệ thống đó cũng đang trở nên quá tốn kém và phải tìm đường thay đổi” ??? (Có thật thế không thì cần phải hỏi lại các học giả Mỹ!) Với số tiền được đầu tư khá nhỏ, nhóm chính trị gia bảo trợ cho FUV vẫn đang loay hoay chưa biết FUV sẽ dựa trên mô hình nào và tương lai sẽ ra sao. Chính Vallely cũng thừa nhận FUV mới chỉ là một “thử nghiệm”, “tôi hay bất cứ ai khác cũng không thể biết đích xác FUV sẽ có hình hài ra sao”, và “nếu chúng tôi không tìm được hướng đi đúng, FUV sẽ thất bại.” [9]. Một số nhà giáo dục gốc Việt cũng tỏ ý thiếu tin tưởng về tương lai và đẳng cấp của đại học này trong bài báo “ĐH Fulbright: “Giấc mơ Mỹ tại Việt Nam” sẽ đi về đâu?”[14]. Ngay cả GS Nguyễn Mạnh Hùng, một người ủng hộ FUV và Kerrey mạnh mẽ cũng thừa nhận rằng chính phủ Việt Nam dường như không mặn mà với FUV [10]. (Ông Hùng là một nhân vật chính trị đối lập, đã từng có nhiều phát biểu công khai ủng hộ các tổ chức và nhân vật chính trị đối lập với chính quyền Việt Nam.)

Rõ ràng là cựu TT Phan Văn Khải nhầm người. Ông muốn thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì? Chính trị gia thì biết gì về nghiên cứu và xuất bản? Chính trị gia cho nên mới treo biển kinh tế, nhưng giảng dạy chính sách công. Chính trị gia cho nên mới vác theo cả scandal Bob Kerrey vào Việt Nam. Việt Nam cần đại học “đẳng cấp quốc tế”, nghĩa là phải theo mô hình chuẩn của nhiều đại học thành công khác trên thế giới thì mới có thể so sánh được với nhau, để biết có “đẳng cấp” hay không. Còn đại học mà ông Vallely đề xuất là một thử nghiệm “không giống ai” thì đâu phải là thứ mà một nước nghèo, giáo dục và khoa học đều yếu kém như Việt Nam cần.

Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm từng nói: “Tôi nghĩ là Tommy Vallely và Ben Wilkinson sẽ không đi sâu vào lĩnh vực học thuật mà chủ yếu tập trung vào chuyện gây quỹ” [11]. (Ben Wilkinson là giám đốc điều hành Quỹ Sáng kiến Đại học Việt Nam, đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn để đầu tư cho FUV (TUIV)). Một bài báo trên tờ New York đã chỉ ra rằng trong thời kỳ ở New School, Kerrey không dùng tiền đầu tư vào học thuật mà chủ yếu là các lĩnh vực khác [12]. Còn giáo sư Vũ Đức Vượng, đại học De Anza thì nói về Kerrey: “thời kỳ ông làm (hiệu trưởng) ở New School đơn giản là thảm hoạ. Đúng là ông ấy quyên góp được nhiều tiền, nhưng ông ấy cũng tiêu xa xỉ không kém. Nếu ông ấy định lặp lại mô hình đó ở Việt Nam lộn xộn này thì đó chẳng phải là thành tựu gì.” [11] Đương nhiên, đó không phải là thành tựu cho nên ông ta mới bị bãi nhiệm chủ tịch trường này. Thật ra Kerrey không thể lặp lại mô hình của đại học New School, bởi đại học đó đòi hỏi đầu tư lớn. Còn mô hình đại học Minerva mà Kerrey có chút kinh nghiệm là thứ Việt Nam không thực sự cần, bởi đó là mô hình “không giống ai” và không đủ điều kiện về công nghệ thông tin cũng như giảng viên quốc tế, hoặc nếu có thì học phí rất đắt mà sinh viên Việt Nam không chịu nổi, trong khi FUV được đầu tư khá ít [20]. Ngành giáo dục Việt nam hiện nay chỉ “khát” đại học nghiên cứu chất lượng cao.

Nên nhớ rằng Hội đồng Tín thác (tên gọi khác của Hội đồng Quản trị) ở Mỹ hay Hội đồng Quản trị theo Luật Giáo dục Đại học Việt Nam đều có quyền quyết định về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, tổ chức, nhân sự, tài chính, hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế… Như vậy, họ có quyền bổ nhiệm hiệu trưởng phù hợp với quan điểm chính trị của họ và loại bỏ những người mà họ không ưa, cho dù có uy tín học thuật cao. Việc FUV sẽ không có cổ đông như các đại học tư thục khác mà toàn bộ số tiền quyên góp được sẽ do một hội đồng tín thác (HĐTT) độc lập quản lý[1] là điều đáng để suy ngẫm, bởi HĐTT của FUV và đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn cho FUV (TUIV) hiện nay đều do các nhân vật chính trị đứng đầu.

Tự do học thuật ư? Chẳng phải các nhà giáo dục Việt Nam đang đòi hỏi trường đại học phải độc lập với chính trị hay sao? Các vị tin rằng các chính trị gia sẽ chỉ gây quỹ, và để cho các nhà khoa học, nhà giáo dục làm chủ trường đại học thật sao? Tôi thì không nghĩ rằng các chủ đề kiểu như thành tích thảm sát dân thường của Kerrey, hoặc các quốc gia khác phản đối những hành vi lố bịch của Mỹ trên đất nước họ như thế nào được tự do thảo luận ở FUV. Mặt khác, trong bài báo “Sự thất bại của các đại học Hoa kỳ ở Trung quốc”, tác giả Harrington phàn nàn rằng các chi nhánh đại học của Mỹ ở Trung Quốc chỉ “chuyển giao bằng cấp, không chuyển giao giá trị”, và coi đó là một thất bại, bởi chính phủ của ông Tập Cận Bình kiểm soát chặt chẽ, không cho phép tự do phát biểu chính trị trong các trường này [17]. Chi nhánh của các trường đại học “100% Hoa kỳ” mà còn như vậy, không khó để hình dung FUV sẽ như thế nào với tư cách là một trường đại học Việt Nam, tuân theo luật giáo dục Việt Nam.

Dĩ nhiên còn một khả năng nữa. Đó là sau khi đọc bản đề án tù mù, chưa biết sẽ theo mô hình nào, tương lai sẽ ra sao, khởi đầu chỉ thấy các ngành KHXH&NV nặng mùi chính trị, lại do một nhóm chính trị gia đề xuất chứ không thấy bóng dáng các nhà khoa học, chính phủ Việt Nam cũng hiểu ra rằng FUV sẽ là một trường với thiên hướng chính trị chứ không trở thành đại học nghiên cứu chất lượng cao như mong đợi, cho nên cương quyết chỉ cho phép thành lập nếu là FUV chấp nhận là trường đại học của VN, tuân theo Luật Giáo dục VN, do bộ giáo dục Việt Nam cấp bằng.

Tôi muốn nói thêm một chút về Trung tâm Dân chủ Lập hiến (CCD) của đại học Indiana Bloomington để độc giả hiểu quan điểm của Hoa kỳ đối với Việt Nam, mặc dù trung tâm này không liên quan đến FUV. Indiana Bloomington là một trong những đại học lớn và nổi tiếng nhất ở Hoa kỳ về đào tạo chính sách công/hành chính công và luật (Top 3 về chính sách công/hành chính công, và top 25 về luật). Trung tâm CCD của trường này là nơi đào tạo nhiều nhà hoạt động chính trị đối lập, và Việt Nam là một trong 5 quốc gia được trung tâm lựa chọn để thúc đẩy nhân quyền, hòa bình, và chính phủ tốt (cùng với Miến điện, Lybia, Liberia, và Nam Sudan) từ 10-15 năm nay [18]. Cuối năm ngoái, Miến điện đã có bầu cử dân chủ sau 25 năm. Liberia thì đã chấm dứt nội chiến từ 2003, nhưng là một trong 2 quốc gia nghèo nhất thế giới, và năm 2013, cả nước không có học sinh nào thi đỗ đại học. Tình hình chính trị ở Nam Sudan đang hỗn loạn và quốc gia này đang trên bờ vực sụp đổ. Còn Lybia, chính Obama đã thừa nhận là sai lầm lớn nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông là đã không chuẩn bị kế hoạch hậu chiến sau khi phương tây tiêu diệt nhà độc tài Ghadafi dẫn đến hỗn loạn ở quốc gia này và khiến cho nhà nước hồi giáo IS trỗi dậy [19]. Như vậy, kết quả sự can thiệp của Mỹ vào nhóm quốc gia này khá phức tạp. Còn nhớ trong quá khứ, Hoa kỳ cũng từng can thiệp thô bạo vào nhiều quốc gia khác để hạ bệ các nhà lãnh đạo có tinh thần dân tộc cao hoặc ít “thân Mỹ”, và dẫn đến thảm họa cho các quốc gia đó. Vậy nên Việt Nam có cơ sở để lo ngại khi được Hoa kỳ đưa vào tầm ngắm.

Các chính trị gia Mỹ và đại sứ Ted Osius rất khôn bởi một mặt khẳng định FUV là đại học tư nhân, không liên quan gì đến chính phủ để thoái thác mọi trách nhiệm nếu có bê bối xảy ra. (chẳng hạn vụ bê bối Bob Kerrey). Nhưng mặt khác lại quảng cáo rùm beng FUV được quốc hội Mỹ đầu tư, ngoại trưởng đến cắt băng khánh thành, tổng thống Mỹ đến đọc diễn văn để thu hút công chúng Việt Nam. Điều này làm tôi nhớ đến tổ chức Quyên Trợ Quốc Gia vì Dân chủ (NED) khét tiếng của Hoa kỳ ở Washington DC, nơi đào tạo thường xuyên các nhà hoạt động chính trị đối lập cho nhiều quốc gia mà chính phủ các nước này nghe đến đều ngán ngẩm, nhưng cũng chỉ là một tổ chức tư nhân.

Nói tóm lại, FUV chỉ là một thử nghiệm được đầu tư khá nhỏ, chưa biết tương lai sẽ ra sao. FUV được bảo trợ và thao túng bởi một nhóm chính trị Mỹ cho nên sẽ ưu tiên các mục tiêu chính trị hơn là các mục tiêu giáo dục. Và chính vì nhóm chính trị bảo trợ không có lương tâm của các nhà giáo cho nên mới để xảy ra vụ bê bối Bob Kerrey. Sứ mệnh của FUV: “Niềm tin của chúng tôi vào sức mạnh của giáo dục trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia”, chỉ là sự dối trá của nhóm chính trị này khi cố tình chia rẽ và làm tổn thương người Việt. Trong vài năm đầu, giống như rất nhiều trường nước ngoài khác ở VN, FUV có thể sẽ đầu tư cấp nhiều học bổng để thu hút một số lượng lớn sinh viên và tạo dựng uy tín. Tuy nhiên,FUV không phải là thứ ngành giáo dục Việt Nam cần nhất hiện nay: một đại học nghiên cứu chất lượng cao.

Tôi không phản đối FUV, nhưng hi vọng công chúng không ảo tưởng về quy mô cũng như tầm quan trọng của nó đối với ngành giáo dục nước nhà, không bị lóa mắt bởi tuyên truyền, quảng cáo, bởi Hoa kỳ chưa chắc đã thực tâm muốn phát triển ngành giáo dục VN như nhiều quốc gia phương tây khác. Cá nhân tôi không nghĩ rằng nó sẽ làm được cái gì hơn vô số chương trình liên kết nước ngoài khác ở Việt Nam. Hơn nữa, giáo dục và chính trị vốn là mối quan hệ lành ít dữ nhiều. Xưa nay, các nhà khoa học vẫn luôn luôn đấu tranh chật vật để thoát khỏi ảnh hưởng của giới chính trị gia để được làm chủ trường đại học. Nên nhớ, không ở đâu trên thế giới có trường đại học đa ngành thành công do các chính trị gia bảo trợ và thao túng!!! Cũng không có trường đại học danh tiếng nào trên thế giới lấy nòng cốt là ngành chính sách công, trừ phi đó là một trường chính trị.

Tuy nhiên, tôi cực lực phản đối Bob Kerrey làm chủ tịch FUV.

Như đã nêu trong bài “Bob Kerrey - Kẻ phá hoại cộng đồng”[13], ông ta là kẻ chia rẽ cộng đồng và làm tổn thương một bộ phận dân tộc Việt Nam. Tâm lý của ông ta có vẻ giống như Chí Phèo “Ai cho tao làm người lương thiện”. Lý lịch vấy máu, tanh tưởi mà cứ đòi giữ những vị trí quan trọng trong ngành giáo dục VN để tự huyễn rằng, mình cũng sạch sẽ, đáng được trân trọng như những người khác. Năm nay ông ta đã 73 tuổi, nghĩa là chỉ còn đi gây quỹ được vài năm nữa. Mọi nỗ lực của ông ta với FUV sẽ là vô nghĩa bởi không thể bù đắp được những tổn hại mà ông ta gây ra trên đất nước này. Nếu thành tâm muốn giúp đỡ Việt Nam, ông ta nên ở lại Hoa kỳ, tiếp tục hỗ trợ quan hệ Mỹ-Việt trên các lĩnh vực thương mại, ngoại giao, quân sự, thì sẽ hữu ích hơn nhiều cho VN, ngay cả xét dưới góc độ tài chính, mà không làm tổn thương đến ai.

Cần phải nói thêm, vụ ủng hộ Bob Kerrey ồn ào này có sự kích động của giới hoạt động chính trị đối lập cả trong và ngoài nước. Hầu như tất cả các website của các tổ chức chính trị đối lập lớn và rất đông các nhân vật bất đồng chính kiến đồng loạt viết bài ủng hộ biện minh, thậm chí ca ngợi Kerrey. Có nguồn tin cho rằng, trước nay giới chính trị Mỹ đã hỗ trợ giới hoạt động chính trị đối lập người Việt khá nhiều (ví dụ giúp đỡ các nhân vật chính trị đối lập thoát tù), cho nên đổi lại, giờ đây giới hoạt động chính trị đối lập ở Việt Nam phải ngậm đắng nuốt cay nhiệt tình ủng hộ bất kỳ “món quà hôi thối” nào phía Mỹ dành cho Việt Nam.


nhà văn Nguyên Ngọc

Tôi chợt nhớ đến Nguyên Ngọc, một nhân vật ủng hộ Kerrey cuồng nhiệt, một người từng đi biểu tình chống Trung quốc trong khi có sự ngăn cấm của chính quyền, từng kiện cáo ầm ỹ đài truyền hình Hà nội vì bị đài này gọi là “phản động” vì đi biểu tình, từng ra khỏi hội nhà văn Việt Nam, từng tham gia thành lập “Văn đoàn độc lập”, từng từ chối nhiều giải thưởng văn học của nhà nước. Tôi sẽ không bình luận những việc làm đó là đúng hay sai, nhưng khoảng cách từ những hoạt động ấy đến trở thành đối lập chính trị rất gần. (Có khi ông Ngọc được an ninh Việt Nam xếp vào nhóm đối lập chính trị rồi cũng nên!) Nguyên Ngọc khoe là bạn thân của Thomas Vallely, trong khi đang là chủ tịch hội đồng khoa học của Quỹ Văn hóa Phan Châu trinh. Vụ Vallely được giải thưởng của Quỹ này năm 2014 không biết có phải do ông Ngọc vận động hay không? Về bài viết “về trường hợp Bob Kerrey” của ông Ngọc, tôi chỉ có thể gọi là sự táng tận lương tâm. Chính phủ Mỹ đến tận bây giờ vẫn tôn vinh tấm Huân chương Danh dự của Kerrey vì thành tích tiêu diệt “Việt cộng” - những đồng đội của ông ta một thời, có nghĩa họ không coi là đồng đội của ông ta là đồng nghiệp với Kerrey, bởi không ai tôn vinh kẻ giết đồng nghiệp. Chưa kể, thảm sát dân thường là tội ác mà cả nhân loại ghê tởm, khiến hầu hết người Mỹ quan tâm đến vụ này đều phản đối, chỉ trừ đám “người nhà” của FUV ủng hộ. Thế mà ông ta lớn tiếng ca ngợi sự sám hối của Kerrey là “vỹ đại” và “FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và tôi cho lựa chọn của FUV là thật nhân văn.” Lại còn so sánh giặc ngoại bang thực sự giết người tương đương với hành vi bộ đội nấp trong dân khiến dân gặp nguy hiểm, mà nếu dân không đồng ý cho nấp thì cũng không nấp được. Giết mấy chục mạng người mà chỉ cần sám hối là xong, thậm chí còn được ông ta tôn lên vị trí nhà khai sáng ở xứ sở y từng gây tội ác!!!

Shakespeare có câu “Quỷ sứ cũng có thể trích dẫn kinh thánh!”. Đạo đức là một môn học thuộc lĩnh vực triết học. Và đối với triết học thì có vô số người đơn giản là không đủ năng lực để tư duy. Dĩ nhiên, không chỉ Nguyên Ngọc mà có đến hàng trăm nhân vật khác, rất nhiều trong số đó không hiểu gì mấy về giáo dục đẳng cấp quốc tế nhưng thích đánh đu với giới chính trị Mỹ, đang “trích dẫn kinh thánh” để biện minh cho một thứ đạo đức quái gở, đi ngược với cả nhân loại [22].

Nguyễn Kiều Dung

Tiến sỹ Kinh tế

(Tốt nghiệp từ Đại học Bang New York, Hoa kỳ)

_________________

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(*) Giáo Sư Phùng Hồ Hải, viện phó Viện Toán học Việt nam, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3.

[1] http://baodatviet.vn/ - Đại học Fulbright Việt Nam: Kỳ vọng khác biệt

[2] http://dantri.com.vn/ - Động thổ Trường Đại học Việt - Nhật trị giá 365 triệu USD

[3] http://daidoanket.vn/ - Giám đốc WB tại Việt Nam: Đại học Việt - Đức mở ra một thông lệ

[4] http://vietnamnet.vn/vn/ - Đại học Fulbright có giấy phép thành lập

[5] http://www.chinhphu.vn/ - SỐ LIỆU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

[6] http://thanhnien.vn/ - Trường ĐH Fulbright Việt Nam sẽ tuyển sinh theo kiểu Mỹ

[7] http://www.fetp.edu.vn/

[8] http://www.tuanvietnam.net/ - Thomas Vallely, ông là ai?

http://vietnamnet.vn/ - Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

[9] http://vietnamnet.vn/ - Không thể bê nguyên Harvard về Việt Nam

[10] http://www.rfa.org/ - Đại học Fulbright VN dưới quan điểm của GS Nguyễn Mạnh Hùng

[11] https://www.facebook.com/ - Nguyễn Phạm Thu Uyên

[12] http://nymag.com/ - Bob Kerrey's Ivory-Tower War

[13] http://www.vietthought.wordpress.com - “Bob Kerrey – Kẻ phá hoại cộng đồng”.

[14] http://dantri.com.vn/ - ĐH Fulbright: “Giấc mơ Mỹ tại Việt Nam” sẽ đi về đâu?

[15] http://www.universityworldnews.com/ - Bob Kerrey and Fulbright University – What were they thinking?

[16] http://thanhnien.vn/ - ĐH Fulbright VN đào tạo những gì?

[17] https://www.foreignaffairs.com/ - The Failures of American Universities in China

[18] http://ccd.indiana.edu/ - The Impact of a Good Constitution

[19] http://vietnamnet.vn/ - Liberia: Cả nước không thí sinh nào đỗ đại học

http://kinhdoanh.vnexpress.net/ - 10 nơi khốn khổ nhất trên thế giới

http://vov.vn/ - Mỹ gửi thêm 40 lính đến Nam Sudan để bảo vệ công dân

http://nguyentandung.org/ - Ngỡ ngàng lời thú nhận sai lầm của Obama

[20] http://vietnamnet.vn/ - Đánh bại 16.000 ứng viên, nam sinh đất Cảng vào trường cạnh tranh nhất nước Mỹ

[21] https://www.facebook.com/ - Nguyen Thanh Tuan

[22] https://www.facebook.com/ - Phuong Mai Nguyen



Link http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/NguyenKieuDung.php

Kỳ 2- BÍ MẬT CUỘC HÔN NHÂN SÓNG GIÓ CỦA LÊ VŨ ANH- CON GÁI CỐ TBT LÊ DUẨN ĐƯỢC TIẾT LỘ QUA HỒI KÝ CỦA NGƯỜI CHỒNG- VIỆN SĨ MASLOV





Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Viktor Maslop và cô sinh viên Lê Vũ Anh trong ngày cưới






*****************************

Kỳ II


Mẹ tôi nhanh chóng thích nàng. Nhìn chung, bà tôn trọng mọi đam mê của con trai. Đã từ lâu bà mong ước cưới được vợ cho người con trai duy nhất của mình.

Cuộc sống riêng tư của tôi đầy bão tố và thậm chí của cả những bạn trẻ liên quan đến tôi. Một trong số đó là Sergay Mazarop, đã xảy ra thảm kịch, mà tôi được chứng kiến. Về cái chết của cậu ấy, theo tôi, báo chí đã viết nhiều. Sergay di cư cùng với bố mẹ mình sang phương Tây từ đầu những năm 1980. Định cư ở Pari, học đại học, mở công ty và hoạt động trong lĩnh vực tin học. Ban đầu việc kinh doanh của Sergay không được tốt lắm, nhưng sau khi ở Liên Xô tiến hành cải cách đổi mới (perestroika), do Sergay hiểu rõ được những vấn đề về kinh tế ở đó nên Sergay đã trở thành một giám đốc tài giỏi. Sau một số phi vụ lớn thành công, Sergay trở thành triệu phú. Sergay sở hữu các bất động sản có giá trị, thậm chí có hẳn một tiệm thời trang riêng. Sergay sống với một phong cách phóng khoáng rộng rãi riêng biệt với người vợ - con gái nhà văn Anatoly Gladilin, người đã sinh cho Sergay hai đứa con. Sergay đối xử rất dịu dàng với các con tôi. Một thời gian ngắn trước khi chết, Sergei đã trở thành nhà sản xuất của bộ phim "The Limit" (giới hạn) của Denis Evstigneev. Ngày 22 tháng 11 năm 1994, Sergei bị bắn chết từ một khẩu súng máy qua cánh cửa ra vào bọc thép tại căn hộ của mình ở trung tâm thành phố Paris. Cảnh sát Pháp coi đó là vấn đề có bàn tay của mafia Nga. Theo như tôi biết,cho đến nay tội phạm chưa tìm ra được và vẫn còn nhởn nhơ ngoài pháp luật ...

Trước khi gặp Vũ Anh, tôi không có ý định tiến tới một mối quan hệ nghiêm túc nào cả, dường như đang cố gắng chờ đợi một điều gì đó. Và rồi tôi đã chờ đợi được. Những người phụ nữ tôi đã từng gặp và quen biết không thể nào làm cho tôi có được một cảm xúc mãnh liệt, lạ lùng như khi tôi gặp và tiếp xúc với nàng. Nàng ở độ tuổi đáng ra phải là con gái tôi – nàng kém tôi chẵn đúng 20 tuổi - nhưng giữa chúng tôi thật sự có cảm giác như không hề tồn tại khoảng cách chênh lệch về tuổi tác. Nàng giới thiệu rất ít về tiểu sử của mình: Nàng đến từ miền Nam Việt Nam (Nàng thuộc danh sách lưu học sinh bí mật không thuộc sự quản lý của đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hòa, lúc này Việt Nam chưa thống nhất thành một quốc gia riêng). Nàng đã sống trong vùng nông thôn có các hoạt động du kích. 17 tuổi nàng gia nhập Đảng cộng sản.

Cố TBT Lê Duẩn cùng cô con gái yêu- Lê Vũ Anh

Tôi sau này có nói đùa “Vợ của tôi là đảng viên cộng sản từ năm 17 tuổi đấy”. Nói thật, điều này làm tôi rất ngạc nhiên. Theo tôi biết, ở Việt Nam vào Đảng ở độ tuổi quá trẻ như vậy rất hiếm, chỉ dành cho những thanh niên có những cống hiến đặc biệt mà thôi.

Nhưng không chừng, nàng đã giúp đỡ du kích và lập được chiến công hiển hách nào đó. Khi tôi hỏi về vấn đề này, nàng im lặng. Cũng tương tự như vậy khi tôi hỏi về các thành viên gia đình của nàng. Chỉ có một lần khi đã sống cùng nhau, nàng cởi mở một chút khi thổ lộ với tôi : “Ông nội em làm thợ mộc”. Nàng nói tiếng Nga tồi tệ khá buồn cười. Khi tôi chê, nàng cười lớn “Ở Liên Xô, em càng nói tiếng Nga tồi bao nhiêu thì em càng được đối xử tốt bấy nhiêu”. Khó khăn lớn nhất ở nàng là khi phải nói họ và tên của người Nga. Tôi nhớ, có lần y tá chăm sóc sức khỏe hỏi nàng về họ, tên và tên lót của con gái, nàng thản nhiên một cách tuyệt đối, nghiêm túc trả lời: "Tôi còn chưa học thuộc được tên cháu". Nhưng tôi một lần nữa dự đoán trước được điều này…

Khi nàng ở lại một mình với tôi, nàng luôn khiêm tốn, giữ khoảng cách và giữ mình rất đúng mực, nhưng tôi có cảm giác nàng đang phải đấu tranh dữ lắm với những cảm xúc của mình. Có một lần trong buổi hẹn hò định kỳ ở nhà nghỉ ngoại ô của tôi, suýt chút nữa thì nàng đã không thể làm chủ được mình. Tôi không thể biết được, kết quả sau đó sẽ ra sao khi chúng tôi quấn chặt lấy nhau với những nụ hôn sâu đắm nồng nàn nếu như không có tiếng chuông gọi cửa bất ngờ vang lên của người hàng xóm. Tôi ra và nói chuyện ngoài cổng với người hàng xóm chỉ khoảng 5 phút không hơn, lúc quay lại thì phòng trống không. Nàng đã vọt ra ngoài qua cửa sổ, thức tỉnh từ sự quyến rũ của tình yêu và bỏ chạy về nhà.

Tôi hiểu, nàng đã phải trải qua thử thách quá lớn như thế nào khi tìm và đạt bằng được tình yêu của mình với một người đàn ông châu Âu. Nhưng tôi không thể nhận thức được phạm vi và mức độ các vấn đề đặt ra trước mặt nàng, trong đó có các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống kéo dài hàng thế kỷ, kỷ luật nội bộ trong Đảng và còn liên quan đến các quan hệ quốc tế khó hiểu. Lúc bấy giờ, tôi thậm chí còn không thể ngờ rằng mình lại đang yêu con gái của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn.


Xác định theo họ và tên của nàng là điều không thể, họ Lê của người Việt quá nhiều. Sau này tôi mới phát hiện ra khi sự việc của chúng tôi vỡ lở, ở khoa Vật lý, ngoài một số sinh viên đồng hương thân thiết của nàng, biết nàng là con của lãnh tụ Việt Nam có một người duy nhất là Trưởng khoa công tác sinh viên nước ngoài.
Tình yêu của chúng tôi có thể làm tổn thương đến ba của nàng, trở thành con át chủ bài của các đối thủ trong cuộc đấu đá quyền lực. Phía sau lưng ông là Trường Chinh, đối thủ chính trị cạnh tranh đã từng là Tổng bí thư trước ông. Lê Duẩn định hướng phát triển kinh tế của đất nước theo mô hình Liên Xô, còn Trường Chinh muốn theo mô hình của Trung Quốc. Nàng tính toán rằng, Việt Nam sẽ sụp đổ nếu đối thủ của ba nàng dành được quyền lực. Và Liên Xô cũng đặc biệt không mong muốn điều đó xảy ra. Tuy nhiên thực tế, sau cái chết của ba nàng, Trường Chinh lên làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,những điều tồi tệ nàng nghĩ tới đã không xảy ra.
Cô gái khốn khổ đã không thể tự nghĩ ra, mình cần phải làm gì. Để cố quên tôi, nàng bắt đầu hẹn hò với một chàng trai đồng hương học ở khoa cơ học (tôi sẽ gọi tên cậu ấy là Văn), nàng không hiểu rằng điều đó không những không ngăn cản được tình cảm mà chỉ làm tăng thêm những cảm xúc trong lòng nàng đối với tôi.

Cuối cùng thì điều gì đến cũng phải đến, trong một lần gặp gỡ, chúng tôi đã gần gũi nhau. Ngay lập tức, tôi đề nghị nàng cưới tôi làm chồng:

- Điều này là không thể được – Nàng buồn rầu trả trả lời – Giữa hai nước chúng ta đã có thỏa thuận ngầm không chính thức là cấm công dân Xô Viết và Việt Nam kết hôn với nhau.

- Anh nghĩ rằng, chúng ta sẽ vượt qua được sự ngăn cấm này.

- Không, không thể được.

- Tại sao?

- Tại vì em không yêu anh!

Nhưng qua ánh mắt của nàng, tôi hiểu nàng đang nói dối, nàng nói vậy nhưng không phải là vậy. Tôi quyết định không vội vã ép nàng đẩy nhanh sự việc, cho nàng thời gian để nàng suy nghĩ, để nàng tự giải quyết những cảm xúc, tình cảm của mình. Và rồi nàng biến mất. Trước đây điều này cũng đã xảy ra khi nàng tự cho phép mình làm một cái gì đó "thêm" vượt quá giới hạn như nàng thường nghĩ khi ở bên tôi và nàng cảm thấy ăn năn về hành động này. Sau đó tất cả mọi thứ trở lại bình thường. Nhưng lần này khác hẳn, tôi không thể tìm thấy nàng. Kỳ nghỉ hè bắt đầu. Các sinh viên phân tán khắp nơi, nên tôi không biết có thể hỏi ai về nàng. Tôi thật khó khăn khi nóng lòng chờ đợi năm học mới, nhưng nàng đã không xuất hiện ở MGU, ngay cả sau ngày 1 tháng Chín. Tôi không thể chịu đựng được nữa và quyết định gọi điện thoại tới bà Trưởng khoa quản lý sinh viên nước ngoài:

- Bà có thể cho tôi biết sinh viên Lê Vũ Anh hiện đang ở đâu không ạ? Cô ấy học ở Khoa chúng tôi và cô ấy đã đạt được nhiều kết quả tốt.
- Vũ Anh đã lấy chồng là đồng hương, cậu ấy cũng là sinh viên của trường ta, cô ấy đã về nước. Tên cậu sinh viên ấy là Văn. Họ sẽ trở lại vào cuối tháng này cùng với ba của cô ấy. Ông ấy sẽ gặp Breznhep – Bà trưởng khoa khẽ nói trả lời.

Tôi gần như ngã quy khi nghe điều này. Gặp gỡ với Breznhep cuối tháng này ư, chắc chắn phải là Lê Duẩn. Thời khắc đột nhiên trở nên phức tạp, nhưng dễ dàng để lý giải rõ ràng những điểm kỳ quặc trong các câu chuyện và hành vi của người tôi yêu khi chúng tôi ở bên nhau. Vũ Anh của tôi - con gái của lãnh đạo cao nhất của những người cộng sản Việt Nam! Nhưng làm thế nào nàng có thể phản bội lại tình yêu của chúng tôi cơ chứ.
Sau này Vũ Anh đã giải thích tất cả mọi thứ với tôi. Khi chúng tôi trở nên thân thiết và gần gũi với nhau, tôi đã giang tay và nguyện hiến trái tim của mình cầu hôn nàng, điều này làm cho nàng phải trải qua những giây phút căng thẳng lớn, nàng cảm thấy hoang mang. Nàng thú nhận với người bạn trai là Văn. Nàng nói rằng nàng chỉ muốn quan hệ với tôi trên tinh thần bạn bè: nhưng rồi, vâng – chuyện đó đã xảy ra ngược với với ý chí của mình và nàng cảm thấy hối tiếc về điều này. Văn yêu cô ấy và đề nghị kết hôn ngay lập tức. Nàng đã từng có hẹn hò với Văn nên nàng đồng ý, nàng nói rằng nàng sẽ cố gắng để yêu Văn nhiều hơn. (Nàng nói như thế này: "Tôi sẽ cố gắng để yêu bạn nhiều hơn.").


Hồi ký của Viện sĩ Maslov

Dịch giả Phan Độc Lập