" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016
Những căn bệnh thời đại
Tác giả: Trường Giang
———Con người là sinh vật tiến hoá nhất, có khả năng tư duy, diễn đạt biết sáng tạo và sử dụng công cụ lao động, biết cảm thụ cái hay cái đẹp và có mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng phong phú và phức tạp. Con người ngay từ buổi sơ khai, sống rất hồn nhiên, trong lành, lương thiện đồng thời cũng đã bộc lộ những mặt xấu, thậm chí rất xấu trong mối quan hệ với đồng loại. Trong quá trình tiến lên cùng với sự hình thành và phát triển xã hội, những mặt tốt và xấu của con người cũng có những biến đổi: biến đổi tích cực và cả những biến đổi tiêu cực.
Những phẩm chất tính cách đó được nảy sinh, lớn dần, được điều chỉnh, xoá bỏ, bổ sung trong bản thể con người đồng thời nó cũng phản ảnh cái sinh hoạt đầy biến động của thế giới bên ngoài. Do đó tính cách con người trong mỗi thời đại đều có những đặc điểm tương ứng.
Trong thời đại ngày nay – thời đại trí tuệ, nhiều phẩm chất tốt của con người xuất hiện và phát triển, nhất là tinh thần đổi mới, ý thức lao động sáng tạo, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước song mặt xấu, mặt tiêu cực cũng nảy sinh, phát triển và cản trở cái thực tiễn xã hội đang vận động của chúng ta. Mặt tốt, mặt anh hùng là chủ yếu, hệ thống truyền thông đại chúng đã nói nhiều, riêng về mặt xấu, những tật xấu thì chúng ta chưa có dịp bàn kỹ, nhất là ở dạng khái quát, tổng kết.
Ở đây, tôi xin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy.
1. Bệnh cơ hội chủ nghĩa
Đây là căn bệnh của những người không có chính kiến rõ ràng, hay ngả nghiêng, gió chiều nào theo chiều đó, ai mạnh thì theo, thường xuyên tranh thủ lãnh đạo, hành động nhằm mưu cầu lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ, bất chấp đúng hay sai. Họ luôn có ý thức tận dụng mọi cơ hội để tạo uy tín cá nhân gây cảm tình với những người, những cấp có thẩm quyền để dễ dàng được thoả mãn tham vọng cá nhân về chức vụ, lương bổng, phân công công tác phân phối các quyền lợi vật chất – tinh thần. Họ hay gần gũi những người có thần thế, xum xoe, giúp đỡ, kể cả giúp đỡ những việc tầm thường hằng ngày.
Những người mắc bệnh này thường bụng nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo; ngồi trong hội nghị nói khác, ra ngoài hành lang nói khác; khi đương chức thì ép mình vào khuôn phép một cách máy móc, thậm chí giả tạo nhưng đến khi về hứa thì buông thả, nói bạt mạng, hành động bạt mạng.
Bệnh cơ hội càng trở nên trầm trọng khi xã hội đang có những bước phát triển nhanh, có nhiều biến động về tổ chức, nhân sự, về cơ chế và hệ thống việc làm. Bệnh này thường xâm nhập vào cán bộ công, nhân viên các cấp có nhiều tham vọng.
2. Bệnh bảo thủ
Bệnh này đang giảm dần nhưng những gì còn lại ở một số người nào đó lại là lực cản lớn lao cho sự phát triển cho công cuộc đổi mới. Đặc biệt những người bảo thủ mà đang nắm giữ những trọng trách ở các cấp, các ngành, các đoàn thể thì sức cản trở của họ tăng lên cấp số nhân. Những người bảo thủ là những người luôn có ý thức duy trì cái cũ không chịu điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Họ thường dị ứng trước những cái mới; ngay cả những cái đã được thử nghiệm thành công, họ cũng rất dè dặt tiếp nhận, ứng dụng. Có những cái sai đã rành rành ra đấy, quần chúng góp ý nhiều nhưng họ vẫn không chịu sửa hoặc đến khi phải sửa thì chỉ sửa nửa vời và sửa ngấm ngầm.
Họ sợ mở rộng dân chủ, tổ chức diễn đàn; ít nghe ngóng, học tập cái hay cái đẹp kể cả những sáng kiến kinh nghiệm đã được đúc kết khẳng định. Việc thẩm định đánh giá con người sự việc (như bầu người lãnh đạo, đề cử người vào những chức danh quản lý, bầu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, nhận xét cán bộ, nghiệm thu đề tài v.v…) họ đều theo những chuẩn mực cũ. Không ít người có tư tường phục hồi nguyên vẹn những cái đã mất đi trong quá khứ, kể cả những tập tục hủ lậu trái với lương tâm đạo lý và nền văn minh thời đại.
3. Bệnh thực dụng chủ nghĩa
Những người mắc bệnh này thường sống không có lý tưởng, chỉ quan tâm đến những gì mang lại lợi ích thiết thực trước mắt mà ít quan tâm đến toàn diện, lâu dài, nhất là những hoạt động tinh thần, những lợi ích về tư tưởng chính trị. Một số không ít coi tiền là trên hết, là tất cả; lương tâm và đạo lý bao giờ họ cũng đặt xuống dưới. Nhiều vụ xung đột kiện cáo, xâu xé nhau trong gia đình, dòng họ… đều có căn nguyên từ căn bệnh này. Những người này nhìn vấn đề gì cũng méo mó, tầm thường.
Họ ít quan tâm đến quá khứ, đến những giá trị lịch sử; họ cũng chẳng nghĩ mấy đến tương lai. Tầm nghĩ suy của họ ngắn, đơn giản; ít có ước mơ hoài bão, xin đừng nhầm lẫn với những người có đầu óc thực tế, chống tư tưởng hão huyền, càng không nên lẫn lộn với những nhà tư tưởng thực dụng trong trào lưu triết học hiện đại (với không ít yếu tố tích cực) ở phương Tây mà tiêu biểu là Piếc xơ, Jêm, Silơ…
4. Bệnh hám danh, hám địa vị
Kể ra thì ai cũng muốn mình có tiếng tăm tốt, có địa vị trí xứng đáng trong xã hội; thấy những người đã thành danh, có địa vị cao thì ai cũng thèm. Điều đó là lẽ thường tình. Nhưng đến mức mong muốn cuồng nhiệt, dùng thủ đoạn để biến mong muốn thành hiện thực là đã bệnh hoạn rồi.
Trong giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển mạnh, nhiều chức danh hấp dẫn xuất hiện cùng với bao nhiêu quyền lợi và thuận lợi đi kèm, gây sự chú ý đối với mọi người, đặc biệt trong hoàn cảnh dân trí được nâng cao nhất là đối với những người có trình độ, có tài năng. Ngay đối với những người bình thường, hiểu biết còn hạn chế nhưng khi được đề bạt vào chức vụ cao cũng không từ chối và băn khoăn gì,
5. Bệnh nói dối
Đây là bệnh khá phổ biến. Cấp xã báo cáo lên cấp huyện, huyện báo cáo lên tỉnh, tỉnh báo cáo lên Trung ương chẳng mấy khi trung thực. Bao giờ thành tích cũng nhiều lên, thiếu sót ít đi. Khi cần xin kinh phí thì khó khăn bày ra chồng chất; cái gì cũng thiếu, cũng hụt. Khi cấp trên về thì cái tốt phô ra, cái xấu che lại. Nhân viên đi công tác về bao giờ cũng báo cáo theo hướng mình đã làm nhiều, làm có hiệu quả. Về phía lãnh đạo cũng có người thấy được sự thiếu trung thực của cấp dưới nhưng cũng lờ đi, cũng động viên khích lệ để cùng vui vẻ. Dần dần, việc nói dối trở thành quen, không ai thấy xấu hổ, ngượng nghịu nữa.
6. Bệnh đố kỵ, cố chấp
Đây là bệnh của những người hay khó chịu, ghen ghét với những ai có thể hơn mình. Để bụng lâu, có thiên kiến, định kiến lâu đối với những người có sai sót với mình; thiếu hẳn lòng vị tha, sự bao dung độ lượng.
Những người này thường có những biểu hiện nhỏ nhen, sống không được thoáng đãng, hay để ý hay thắc mắc những điều nhỏ nhặt, xử lý trong mọi tình huống, thiếu cao thượng, đẹp đẽ.
7. Bệnh mũ ni che tai, ném đá giấu tay
Những người mắc bệnh này thường có thái độ lảng tránh mọi vấn đề nổi cộm trong cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như ngoài xã hội. Họ “chui vào vỏ ốc”, sống vuông vắn, tròn trĩnh. Gặp những cuộc họp có vấn đề cần tranh luận gay gắt, cần đấu tranh phê bình mạnh mẽ thì cáo ốm, xin vắng; nếu bất đắc dĩ phải đi thì chọn một chỗ cuối, kín đáo. ngồi thu lu, im ắng từ đầu đến cuối. Ai trực tiếp hỏi ý kiến thì lắc đầu trả lời là không hay biết chuyện gì hoặc không có suy nghĩ gì.
Khi ở cái thế phải nói thì tiên phát biểu như phản ánh dư luận, nghe người này, người khác. rồi nói lại. Khi trong lòng bức bối muốn phê phán ai thì mượn miệng người này người khác nói giúp.
8. Bệnh ham làm giàu bất chấp ruộng tâm, đạo lý, pháp luật
Thời đại trí tuệ và nền kinh tế thị trường đang mở ra nhiều con đường có thể làm giàu. Mong muốn làm giàu là một khát vọng chính đáng là một động lực mạnh mẽ của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi người làm giàu bằng con đường đúng đắn. Song cái căn bệnh ham làm giàu mà ta nói ở đây là làm giàu bằng mọi giá, bất chấp cả lương tâm, đạo lý và pháp luật. Có kẻ đã làm giàu trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của người khác, từ bỏ cả anh em ruột thịt, thất hiếu với cha mẹ; làm giàu bằng con đường lừa gạt, buôn gian bán lậu. Đặc biệt một số người đã bị sa lưới pháp luật hoặc bị lên án nặng nề nhưng họ vẫn không sám hối, không kiềm chế.
Ngày trước, giàu nhiều khi là cái họa, là xấu; nhưng bây giờ giàu thường được trọng vọng và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Do đó, giàu đang là một hình ảnh có sức quyến rũ mạnh. Song trên thực tế, chỉ có một số ít người là có khả năng làm giàu bằng con đường chân chính. Đó là cơ sở cho bệnh ham làm giàu bằng con đường bất chính nẩy nở và phát triển.
Thực ra những bệnh kể trên đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ” trở thành bệnh hoạn.
Chúng ta cần tích cực quyết tâm hạn chế nó, xoá bỏ nó nhưng phải kiên trì vì nó là bệnh đời, có gốc rễ từ nhiều đời, nay có môi trường mới, nhanh chóng lớn lên và vẫn đang gắn bó với từng cuộc đời, đang là cái sự đời của thế cuộc.
———-
http://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nhung_can_benh_thoi_dai.html
người chơi trong thơ đương đại
TRẦN NGỌC HIẾU
Khi thơ ca được quyền là cuộc chơi cá nhân, mỗi nhà thơ cũng có thể xây dựng cho mình một hình ảnh người chơi rất khác nhau. Tuy nhiên, trên phương diện loại hình, có thể khái quát ba mẫu hình nhà thơ - người chơi nổi bật hơn cả trong thơ đương đại.
2.1. Nhà thơ - kẻ tài tử
Kẻ tài tử là mẫu hình người chơi độc đáo trong văn hóa truyền thống. Văn chương của nhà nho tài tử ở thời trung đại thấm nhuần tinh thần chơi của những học thuyết tư tưởng lớn của phương Đông. Đó là cảm quan hóa giải sự nghiêm trọng của đời sống, biết bình thản, thậm chí còn có thể bông đùa trước sự vô thường, phi bản chất luận của cuộc đời cũng như tính chất tương đối của chân lý, hay chủ trương rũ bỏ danh lợi, sống thuận theo tự nhiên mà ta có thể đọc được trong triết học Nho giáo, Phật giáo, Lão Trang. Kẻ tài tử, bởi vậy, có một phong thái nhẹ nhõm, khinh khoái, theo đuổi sự tự do nội tâm và dùng tài hoa của mình để chơi đời, ngạo đời. Một mẫu nhân cách khoáng đạt như thế được xem là tiền thân của cái tôi hiện đại.
Mô tip tự họa mình như một người chơi, cảm hứng xưng tụng sự chơi tương ứng với một thứ giọng điệu hài hước, nhẹ nhàng, hoặc bất cần, suồng sã… đối lập với sự trịnh trọng, trang nghiêm vốn là chủ âm của giai đoạn trước là điều không khó để nhận thấy ở nội dung trữ tình của thơ đương đại. Trong thơ Nguyễn Duy, Bùi Chí Vinh, hình ảnh thi sĩ như một người chơi khiến ta có thể liên tưởng đến hình ảnh kẻ tài tử trong truyền thống văn hóa: tài hoa, kiêu hãnh, ngất ngưởng, dẫu diện mạo có xộc xệch, lệch chuẩn thì vẫn ung dung, tự tại, bất cần danh lợi. Sự công nhiên bộc lộ mình trong phong thái ngạo nghễ như trong thơ Bùi Chí Vinh cho thấy ý niệm “chơi” gắn liền với quyền mỗi cá nhân được tự xác lập giá trị của mình, được tách khỏi dàn đồng ca để được nói bằng tiếng nói của mình:
Ta chẻ đầu ta chia hết thảy mọi người
Thế gian này những kẻ bình thiên hạ
Có còn gan, đủ mật để rong chơi
Có giống Quát khắc thơ vào vách đá
Có như Xương nhét chữ xuống mông ngồi
Và có dám như ta, đọc những lời khí phách
Rồi rủ Hồ Xuân Hương chơi cờ tướng tay đôi!
(“Ngó lại tiền nhân” - Bùi Chí Vinh)
Ca ngợi thú chơi là một nội dung bị hạn chế trong thơ văn giai đoạn trước, khi tinh thần khắc kỷ của thời đại nhìn thú chơi như là biểu hiện của chủ nghĩa hưởng lạc, có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức. Cảm hứng này nay đã được giải phóng: thú chơi không chỉ thể hiện văn hóa cộng đồng; trong thơ đương đại, thú chơi là cách để khẳng định nhân cách văn hóa ở từng cá nhân. Thơ Nguyễn Duy là sự nối tiếp một dòng mạch cảm hứng đã từng có lúc như đứt đoạn: xưng tụng thú giang hồ - một biểu hiện độc đáo của ý niệm “chơi” (du) trong văn hóa phương Đông. Nhà thơ còn nhìn thấy những minh triết của cuộc đời kết tinh trong những thú chơi giản dị của dân gian thể hiện trong một số bài thơ của ông khắc họa mô tip “con người hoan lạc” (chữ mượn từ tên tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazantzakis):
Sớm mai đánh bệt trước thềm
đứ đừ phun khói thuốc lên tận trời…
Tôi qua lắm núi nhiều sông
khói ngày xưa ám trong lòng còn cay
ngẩng đầu đưa khói vào mây
nghênh ngang hiền triết điếu cày thăng thiên
(“Thuốc lào”)
Xa hơn việc xưng tụng thú chơi là một nhận thức sâu sắc về bản chất trò chơi của cuộc đời và theo đó, chơi chính là hiện sinh. Tính chất ảo ảnh của đời sống - phương diện tương hợp với thế giới trò chơi mà Eugen Fink từng nhấn mạnh - dẫn con người đi đến chỗ lựa chọn một thái độ hiện sinh, một mặt, táo bạo, liều lĩnh, chấp nhận đánh cược. Chế Lan Viên đã thể hiện một nhận thức như thế trong Di cảo thơ:“Cuộc đời là trò chơi - Cuộc sống là trò chơi - Nhưng không chơi khổ đau thì không ù được nụ cười” (“Hai chiều”). Nhưng ở mặt khác, bản chất trò chơi của đời sống cũng cho phép con người hình thành một thế giới quan, một cách ứng xử nhẹ nhõm, vô tư, phi mục đích luận:
Đùa thôi nhé, Thiên Đường mộng ảo
Thế giới vỡ tan ngoài chân mây
Cầm giấc mơ xanh vàng tím đỏ
Ngoảnh lại nhìn - nấm mọc đầy tay.
...
Ta tìm lại trong hình hài hóa bướm
Chút tự do quả thực trên đời
Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng
Núi thông nhiều ta hãy rong chơi
(“Bài ngâm đùa chơi” - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Trong thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ý niệm “chơi” cũng gắn liền với ý niệm “du”, song cụ thể hơn, chơi, với ông, là sự trở về, về với thiên nhiên, về với bản thể tự nhiên thuần khiết, trong trẻo nhất của con người cùng lúc với sự bừng ngộ về tính chất phù du, hư ảo, vô thường của cõi thế. Con người chơi trong thơ của ông là sự kết hợp nhuần nhị giữa mẫu nhân cách tài tử tiêu dao của văn hóa phương Đông, trong đó ảnh hưởng quan trọng nhất có lẽ là triết học Lão Trang, với mẫu con người cảm giác mà chủ nghĩa hiện sinh đề cao.
2.2. Nhà thơ - trẻ thơ
Ý niệm chơi, bởi có mối liên hệ độc đáo với tiếng gọi trở về với tự nhiên, dẫn đến sự phát triển một mô típ được thơ ca đương đại khai thác mạnh mẽ: ca ngợi tuổi thơ, đặc biệt, ca ngợi trò chơi của trẻ nhỏ. Trên thực tế, Heraclitus, triết gia Hy Lạp cổ đại, người được xem là khởi điểm của lý thuyết trò chơi, đã hình dung: “Tiến trình của thế giới là một đứa trẻ đang chơi thực hiện những nước đi của nó trên bàn chơi - đứa trẻ là người thống trị tuyệt đối của thế giới”2. Sau 25 thế kỷ, Nietzsche, một nhà tư tưởng đặc biệt quan trọng khác của lý thuyết trò chơi, đã phát triển xa hơn luận điểm nền tảng của Heraclitus khi viết: “Tạo sinh và tan rã, dựng xây và phá hủy mà không mang hàm ý luân lý, trong trạng thái ngây thơ vĩnh cửu, động thái ấy chỉ có thể tìm thấy ở sự chơi của nghệ sĩ và trẻ nhỏ trong thế giới này”3. Trẻ thơ và nghệ sĩ, hành động chơi và hành động sáng tạo nghệ thuật, bởi thế, đồng dạng với nhau.
Bùi Chí Vinh nhìn thấy hình ảnh đứa bé đang chơi như là biểu tượng của một thứ quyền năng, một thứ tự do mà người lớn đã không còn:
Con trai ta chịu chơi hơn ta
Nó có vương quốc riêng hết sẩy
Vũ trụ chứa một tỉ người máy
Hành tinh gom một tỉ quân bài
Nó bấm video game bằng một tỉ ngón tay
Ác thú, quái nhân đều nằm chỏng gọng
...
(“Gia huấn ca”)
Cảm xúc trước sự tự do, vô tư, trong sáng của trò chơi trẻ nhỏ đã dẫn đến sự hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật đáng chú ý trong thơ đương đại mà Lê Lưu Oanh gọi là “tư duy đồng thoại”. Đó là kiểu tư duy “lấy cái khởi nguyên để làm thước đo vạn vật”4, lấy cái nhìn thuần khiết của trẻ thơ, lấy cách giao tiếp với thế giới của trẻ thơ - giao tiếp ở đây chính là trò chơi giữa trẻ nhỏ với thế giới, cả hai có cùng ngôn ngữ, có thể lắng nghe, nói chuyện với nhau, hoán vai cho nhau... làm nguyên tắc cấu trúc thế giới nghệ thuật. Hình tượng tác giả, bởi thế, mang điểm nhìn của trẻ thơ, nói bằng giọng trẻ thơ, lấy sự ngây thơ làm mỹ cảm. Trong thơ Nguyễn Quyến, sự tưởng tượng về bản thể được khai triển theo tư duy huyền thoại vốn là đặc trưng của tuổi thơ mỗi con người và của tuổi thơ nhân loại:
Nhớ mùa-xuân-chưa-có-mưa-phùn mẹ nói nựng con
“Mẹ nhặt con từ đám lá tre đầu ngõ
Dưới gốc bưởi đào tóc mẹ rụng hoa”
Có phải thế không? Có phải không mẹ!
Con reo lên, con hét ôm chầm lấy gốc bưởi
Đám lá tre ấm nỗi ngẩn ngơ
Hoa bưởi thơm mùi sữa mẹ
Vương đầy mặt con.
Mẹ ơi! Có phải con là một nhị hoa
Đậu vào áo mẹ
Mẹ ơi! Có phải con là một làn phấn rơi
Mẹ nhặt lấy thoa nỗi buồn cô độc
Mẹ ước đàn con, nên con ngồi đợi
Gió thổi về nhặt những đứa em thơ.
Mẹ ơi!
Mẹ là gà mái hoa mơ bới táo tác đống rác để tìm con
Nhưng con không muốn làm bông hoa rụng, không muốn nằm trong đống lá rơi
Mẹ ơi! Không biết bấy giờ mẹ có vứt con đi...
Kiểu tư duy đồng thoại này thể hiện một bước chuyển mình của thơ đương đại: trở về với sự duy cảm, nhạt dần tính chất duy lý, khai thác các yếu tố huyền thoại. Thơ ca, theo đó, khởi phát từ niềm ngạc nhiên của con người, từ mơ ước nhìn lại thế giới như thể lần đầu tiên nó được hiện ra, từ việc gạt bỏ định kiến bởi những cái đã biết. Mượn ý của nhà thơ Ba Lan từng được giải Nobel văn chương năm 1996, Wislawa Szymborska, không phải cái “tôi đã biết” mà chính cái “tôi không biết”, “tôi chưa biết” mới là cội nguồn cảm hứng của thơ ca5. Sự “không biết”, “chưa biết” ấy chính là phẩm chất của trẻ thơ. Nó hàm ẩn một thứ minh triết mà thơ ca nhân loại thường tìm về khi nó đứng trước nguy cơ trở nên già cỗi, xơ cứng.
2.3. Nhà thơ - kẻ luyện chữ và nghịch chữ
Theo Johan Huizinga, “cái chức năng sáng tạo mà ta gọi tên là thơ ca có lẽ bắt nguồn từ một chức năng còn lâu đời hơn cả văn hóa - chức năng chơi”6. Nếu thơ ca là trò chơi thì đó là trò chơi trong ngôn từ, với ngôn từ, bằng ngôn từ và nhà thơ chỉ bộc lộ tư cách nghệ sĩ của mình khi chủ động tham gia cuộc chơi ấy. Trò chơi ngôn từ mang nhiều đặc điểm quan trọng của sự chơi nói chung: nó phá vỡ những trật tự sẵn có của ngôn ngữ vốn mang bản chất thiết chế, nó tạo ra một thế giới ảo, thế giới tưởng tượngbằng ngôn từ với những ước lệ, những quy luật khác, không trùng khít với thực tại, nó tương tác với người đọc - một loại người chơi khác - bằng cách kích thích tưởng tượng, cảm xúc, mời họ tham gia vào lấp những khoảng trắng của văn bản, trao cho người đọc những khoái cảm tinh thần vô tư, nó giải phóng người chơi (cả nhà thơ và người đọc), giải phóng bản thân ngôn từ ra khỏi những giới hạn, những áp đặt, những bổn phận..., từ đó khởi mở những khả năng mới của con người và của ngôn ngữ.
Tư cách nhà thơ như là kẻ chơi ngôn từ, ở thời trung đại, thường được nhấn mạnh ở sự thiện nghệ của người làm thơ. Một nền thi học từ chương đánh giá cao người làm thơ khi anh ta có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe, chặt chẽ của thể loại theo những cách bất ngờ nhất. Nhà thơ không được đánh giá cao ở việc tạo ra khuôn mẫu mới mà chỉ được ghi nhận khi anh ta thực hiện khuôn mẫu sẵn có một cách hoàn thiện. Thời đại lãng mạn giải phóng thi sĩ ra khỏi lao động lề luật, giải phóng giọng điệu cá nhân nhưng hình tượng tác giả chỉ là kẻ chơi với cảm xúc, với tưởng tượng mà ngôn từ trở thành phương tiện để anh ta theo đuổi cuộc chơi ấy và trình bày chúng ra. Chỉ đến những nỗ lực dấn sang quỹ đạo của chủ nghĩa thơ tượng trưng, tư cách nhà thơ như là kẻ chơi ngôn từ mới bắt đầu được nhấn mạnh. Khác với hình ảnh của nhà thơ như là tay thiện nghệ ở thời trung đại, giỏi thuật tu từ để biểu đạt một thông điệp sẵn có, nhà thơ tượng trưng chơi với ngôn từ để giải phóng thơ khỏi những kinh nghiệm duy lý, đưa ngôn ngữ về với bản chất huyền bí, phi thực dụng, thậm chí phi thông điệp. Những thể nghiệm mang dấu ấn tượng trưng trong thơ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám của Bích Khê, Xuân Thu Nhã Tập chính là những thể nghiệm tiền phong của một khuynh hướng thơ ngôn ngữ có một vị trí quan trọng trong thơ đương đại được đóng dấu bằng những tên tuổi như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng...
Những nhà thơ được nhắc đến trên đây dù có thể có những khác biệt trong thi pháp song đều có thể gọi là họ những kẻ “luyện” chữ. Từ quan niệm đến thực hành sáng tạo, nhìn chung, họ đều ý thức chơi với chữ tức là đưa ngôn từ thoát khỏi những thói quen nhưng đồng thời đặt chúng vào những luật lệ mới của cú pháp, ngữ nghĩa, thậm chí cả nhưng sự cưỡng chế. Nghe có vẻ nghịch lý song thực tế, “trò” (game) nào cũng cần có luật, luật càng thách thức, sự thú vị của hành động “chơi” (play) ở cả người viết lẫn người đọc lại càng được gia tăng. Trần Dần liên tục “tự rủ mình vào cửa khó” khi ông thể nghiệm những bài thơ độc vận (mà lại là vần khó), chối từ các phép ký âm thông thường để tạo ra những tổ hợp ngữ âm bất ngờ mà ta có thể thấy qua những tác phẩm theo lối viết đồng dao. Ông còn tối giản hóa bài thơ với hình thức thơ mi-ni chỉ cô đọng lại trên một, hai câu như: “Mưa rơi không cần phiên dịch”, “Gió tha người ở các ngã ba”, “Mất ngủ một hàng đèn/ Trong một thủ đô đen”... Nhưng ở cực khác, thơ, đối với Trần Dần, phải chấp nhận khả năng dung nạp những gì khác với nó nhất: ông đưa thơ xích về hội họa, nơi ngôn từ lẩn vào trong đường nét, bố cục hình họa; ông phá kết cấu một giọng của thơ, tạo ra những “bè đệm” để tạo ra hiệu ứng đa thanh. Trong khi đó, Lê Đạt chủ yếu lao động thơ trên bình diện ngữ pháp. Với Lê Đạt, làm thơ là sự cưỡng chế quán tính của ngôn từ, khi ông chủ động tạo ra sự ly cách, sự gián đoạn giữa các yếu tố ngôn ngữ. Câu thơ, bởi thế, mất đi những mối liên kết bề mặt, theo chiều tuyến tính, nhưng bù lại lại có nhiều hơn những quan hệ bề sâu và do đó, gọi ra nhiều liên tưởng, nhiều khả năng diễn dịch hơn. Hình ảnh nhà thơ “luyện chữ” vì thế là hình ảnh của người chơi nghiêm túc. Nói như Lê Đạt: “...người làm thơ thực hiện một trò chơi chữ nghiêm túc, sử dụng những phép tu từ học (ám dụ, lược tỉnh, ghép âm, nói lái, nói lối...) như một đứa trẻ chơi với những đồ vật chung quanh. Thế nào là chơi nghiêm túc - Chơi nghiêm túc là chơi thật, chơi hết mình, sống trò chơi như một nghiệm sinh thực thụ. Nghiêm túc không mâu thuẫn với trò chơi mà mâu thuẫn với chơi đùa, tài tử. Từ một người chơi tài tử tôi đã nỗ lực nghiêm túc để trở thành một người chơi chuyên nghiệp”7. Dấu ấn của những nhà luyện chữ này để lại chính là các kỹ thuật, các thể thơ ký tên cá nhân của nhà thơ.
Ở cực khác với những nhà luyện chữ là kiểu nhà thơ “nghịch” chữ. Cũng là một cách chơi với ngôn từ nhưng ở những tác giả này làm thơ là đùa với ngôn ngữ, đùa với chuẩn mực thể loại. Cái họ muốn thể hiện trong cách chơi của mình không phải là một kỹ thuật cao, biến bài thơ thành một câu đố cho độc giả. Trái lại, họ đem đến một nhận thức: thơ có thể là mọi thứ, chỉ cần nhìn khác đi, sắp xếp khác đi, một lời nói thường cũng có thể thành thơ. Bài thơ, thay vì, là một câu đố, nó trở thành sự bông đùa, sự giải trí nhẹ nhàng đối với công chúng. Nó gần với dòng mạch của thơ ca folklore đương đại. Bài thơ dưới đây của Nguyễn Thế Hoàng Linh là một ví dụ:
cho em nước mía chị ơi
cho em sấu đá
chị rơi tiền này
cảm ơn chú
thật là may
tí thì lao động một ngày không công
chú thích ăn nhiều sấu không
chị thêm cho chú
(“Chị không tính tiền”)
Có thể dễ nhận thấy cả bài thơ trên dường như được viết theo phong cách sinh hoạt. Thế nhưng từ một cuộc đối thoại thường ngày, Nguyễn Thế Hoàng Linh chỉ đơn giản ngắt dòng tạo nhịp và có ngay một bài lục bát. Một thứ lục bát thuần điệu nói, suồng sã, thân mật và không ngần ngại chêm xen những từ ngữ “sành điệu” của giới trẻ đô thị, thậm chí cả tiếng nước ngoài. Nói một cách hình ảnh thì Nguyễn Thế Hoàng Linh đã điềm nhiên mặc trang phục hip-hop cho thể thơ cổ truyền. Một sự lai ghép không mấy thuận mắt với những ai vốn chủ trương mọi giá trị truyền thống cần phải được gìn giữ như một thứ trong bảo tàng nhưng ít nhất, nó cũng gây bất ngờ với một bộ phận độc giả nhất định khi nhận ra một bài thơ có thể được hình thành như một trò nghịch trẻ con như thế.
Xu hướng “nghịch” chữ đưa thơ hòa vào không gian văn hóa đại chúng đương đại mà một trong những động hướng quan trọng của nó là thẩm mỹ hóa đời sống thường nhật. Có thể quan sát động hướng này trong nhiều thực hành nghệ thuật đương đại, từ những người tiên phong như Vũ Dân Tân với những tác phẩm ý niệm về đàn bà được tạo nên từ những bao thuốc lá hay ở triển lãm nhiếp ảnh Phía sau bức tường của nghệ sĩ người Pháp đang làm việc tại Hà Nội - Lolo Zazar - với những bức ảnh chụp những bức tường loang lổ, nứt rạn rồi dùng kỹ thuật rối bóng biến chúng thành những bức tranh trừu tượng. Nhịp điệu, ngôn ngữ của thơ cũng có nhiều điểm gần gũi với nhịp điệu và ngôn ngữ của nhạc rap, một thứ âm nhạc mang tính chất đường phố thu hút giới trẻ. Khác với lựa chọn của các nhà thơ luyện chữ hướng đến một công chúng đặc tuyển, những tác giả như Nguyễn Thế Hoàng Linh khi nghịch chữ lại kéo thơ về đại chúng, hòa nhập với văn hóa trẻ của xã hội Việt Nam đương đại.
*
Xu hướng trò chơi hóa đời sống, mà văn chương, như đã nói, là lĩnh vực phản ánh rõ nét, một mặt, là sự giải tỏa nguồn năng lượng đã bị kìm nén suốt một thời gian dài. Sự giải tỏa này là cần thiết để tạo ra trạng thái cân bằng xã hội. Nhưng mặt khác, điều này chỉ xét riêng ở lĩnh vực văn chương, xu hướng trò chơi hóa mà ta vừa khảo sát tập trung ở cấp độ nội dung, cảm hứng còn chính là cách phản ứng của văn chương trước xu hướng thực dụng hóa, duy lý hóa, kinh tế hóa đang diễn ra ngày càng mạnh trong môi trường sinh thái văn hóa hiện nay. Xu hướng trò chơi hóa đời sống với những kiểu hình tượng tác giả mà ta vừa mô tả cho thấy tiến trình vận động của thơ đương đại hướng đến cái cá nhân, sự duy cảm, duy mỹ và cả tính giải trí. Văn hóa chơi là môi trường cần thiết cho sự phát triển của thơ ca: thơ chỉ thực sự trở nên sống động, đa dạng khi một thứ văn hóa chơi đúng nghĩa được xây dựng và bảo vệ.
T.N.H
2.1. Nhà thơ - kẻ tài tử
Kẻ tài tử là mẫu hình người chơi độc đáo trong văn hóa truyền thống. Văn chương của nhà nho tài tử ở thời trung đại thấm nhuần tinh thần chơi của những học thuyết tư tưởng lớn của phương Đông. Đó là cảm quan hóa giải sự nghiêm trọng của đời sống, biết bình thản, thậm chí còn có thể bông đùa trước sự vô thường, phi bản chất luận của cuộc đời cũng như tính chất tương đối của chân lý, hay chủ trương rũ bỏ danh lợi, sống thuận theo tự nhiên mà ta có thể đọc được trong triết học Nho giáo, Phật giáo, Lão Trang. Kẻ tài tử, bởi vậy, có một phong thái nhẹ nhõm, khinh khoái, theo đuổi sự tự do nội tâm và dùng tài hoa của mình để chơi đời, ngạo đời. Một mẫu nhân cách khoáng đạt như thế được xem là tiền thân của cái tôi hiện đại.
Mô tip tự họa mình như một người chơi, cảm hứng xưng tụng sự chơi tương ứng với một thứ giọng điệu hài hước, nhẹ nhàng, hoặc bất cần, suồng sã… đối lập với sự trịnh trọng, trang nghiêm vốn là chủ âm của giai đoạn trước là điều không khó để nhận thấy ở nội dung trữ tình của thơ đương đại. Trong thơ Nguyễn Duy, Bùi Chí Vinh, hình ảnh thi sĩ như một người chơi khiến ta có thể liên tưởng đến hình ảnh kẻ tài tử trong truyền thống văn hóa: tài hoa, kiêu hãnh, ngất ngưởng, dẫu diện mạo có xộc xệch, lệch chuẩn thì vẫn ung dung, tự tại, bất cần danh lợi. Sự công nhiên bộc lộ mình trong phong thái ngạo nghễ như trong thơ Bùi Chí Vinh cho thấy ý niệm “chơi” gắn liền với quyền mỗi cá nhân được tự xác lập giá trị của mình, được tách khỏi dàn đồng ca để được nói bằng tiếng nói của mình:
Ta chẻ đầu ta chia hết thảy mọi người
Thế gian này những kẻ bình thiên hạ
Có còn gan, đủ mật để rong chơi
Có giống Quát khắc thơ vào vách đá
Có như Xương nhét chữ xuống mông ngồi
Và có dám như ta, đọc những lời khí phách
Rồi rủ Hồ Xuân Hương chơi cờ tướng tay đôi!
(“Ngó lại tiền nhân” - Bùi Chí Vinh)
Ca ngợi thú chơi là một nội dung bị hạn chế trong thơ văn giai đoạn trước, khi tinh thần khắc kỷ của thời đại nhìn thú chơi như là biểu hiện của chủ nghĩa hưởng lạc, có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức. Cảm hứng này nay đã được giải phóng: thú chơi không chỉ thể hiện văn hóa cộng đồng; trong thơ đương đại, thú chơi là cách để khẳng định nhân cách văn hóa ở từng cá nhân. Thơ Nguyễn Duy là sự nối tiếp một dòng mạch cảm hứng đã từng có lúc như đứt đoạn: xưng tụng thú giang hồ - một biểu hiện độc đáo của ý niệm “chơi” (du) trong văn hóa phương Đông. Nhà thơ còn nhìn thấy những minh triết của cuộc đời kết tinh trong những thú chơi giản dị của dân gian thể hiện trong một số bài thơ của ông khắc họa mô tip “con người hoan lạc” (chữ mượn từ tên tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazantzakis):
Sớm mai đánh bệt trước thềm
đứ đừ phun khói thuốc lên tận trời…
Tôi qua lắm núi nhiều sông
khói ngày xưa ám trong lòng còn cay
ngẩng đầu đưa khói vào mây
nghênh ngang hiền triết điếu cày thăng thiên
(“Thuốc lào”)
Xa hơn việc xưng tụng thú chơi là một nhận thức sâu sắc về bản chất trò chơi của cuộc đời và theo đó, chơi chính là hiện sinh. Tính chất ảo ảnh của đời sống - phương diện tương hợp với thế giới trò chơi mà Eugen Fink từng nhấn mạnh - dẫn con người đi đến chỗ lựa chọn một thái độ hiện sinh, một mặt, táo bạo, liều lĩnh, chấp nhận đánh cược. Chế Lan Viên đã thể hiện một nhận thức như thế trong Di cảo thơ:“Cuộc đời là trò chơi - Cuộc sống là trò chơi - Nhưng không chơi khổ đau thì không ù được nụ cười” (“Hai chiều”). Nhưng ở mặt khác, bản chất trò chơi của đời sống cũng cho phép con người hình thành một thế giới quan, một cách ứng xử nhẹ nhõm, vô tư, phi mục đích luận:
Đùa thôi nhé, Thiên Đường mộng ảo
Thế giới vỡ tan ngoài chân mây
Cầm giấc mơ xanh vàng tím đỏ
Ngoảnh lại nhìn - nấm mọc đầy tay.
...
Ta tìm lại trong hình hài hóa bướm
Chút tự do quả thực trên đời
Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng
Núi thông nhiều ta hãy rong chơi
(“Bài ngâm đùa chơi” - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Trong thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ý niệm “chơi” cũng gắn liền với ý niệm “du”, song cụ thể hơn, chơi, với ông, là sự trở về, về với thiên nhiên, về với bản thể tự nhiên thuần khiết, trong trẻo nhất của con người cùng lúc với sự bừng ngộ về tính chất phù du, hư ảo, vô thường của cõi thế. Con người chơi trong thơ của ông là sự kết hợp nhuần nhị giữa mẫu nhân cách tài tử tiêu dao của văn hóa phương Đông, trong đó ảnh hưởng quan trọng nhất có lẽ là triết học Lão Trang, với mẫu con người cảm giác mà chủ nghĩa hiện sinh đề cao.
2.2. Nhà thơ - trẻ thơ
Ý niệm chơi, bởi có mối liên hệ độc đáo với tiếng gọi trở về với tự nhiên, dẫn đến sự phát triển một mô típ được thơ ca đương đại khai thác mạnh mẽ: ca ngợi tuổi thơ, đặc biệt, ca ngợi trò chơi của trẻ nhỏ. Trên thực tế, Heraclitus, triết gia Hy Lạp cổ đại, người được xem là khởi điểm của lý thuyết trò chơi, đã hình dung: “Tiến trình của thế giới là một đứa trẻ đang chơi thực hiện những nước đi của nó trên bàn chơi - đứa trẻ là người thống trị tuyệt đối của thế giới”2. Sau 25 thế kỷ, Nietzsche, một nhà tư tưởng đặc biệt quan trọng khác của lý thuyết trò chơi, đã phát triển xa hơn luận điểm nền tảng của Heraclitus khi viết: “Tạo sinh và tan rã, dựng xây và phá hủy mà không mang hàm ý luân lý, trong trạng thái ngây thơ vĩnh cửu, động thái ấy chỉ có thể tìm thấy ở sự chơi của nghệ sĩ và trẻ nhỏ trong thế giới này”3. Trẻ thơ và nghệ sĩ, hành động chơi và hành động sáng tạo nghệ thuật, bởi thế, đồng dạng với nhau.
Bùi Chí Vinh nhìn thấy hình ảnh đứa bé đang chơi như là biểu tượng của một thứ quyền năng, một thứ tự do mà người lớn đã không còn:
Con trai ta chịu chơi hơn ta
Nó có vương quốc riêng hết sẩy
Vũ trụ chứa một tỉ người máy
Hành tinh gom một tỉ quân bài
Nó bấm video game bằng một tỉ ngón tay
Ác thú, quái nhân đều nằm chỏng gọng
...
(“Gia huấn ca”)
Cảm xúc trước sự tự do, vô tư, trong sáng của trò chơi trẻ nhỏ đã dẫn đến sự hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật đáng chú ý trong thơ đương đại mà Lê Lưu Oanh gọi là “tư duy đồng thoại”. Đó là kiểu tư duy “lấy cái khởi nguyên để làm thước đo vạn vật”4, lấy cái nhìn thuần khiết của trẻ thơ, lấy cách giao tiếp với thế giới của trẻ thơ - giao tiếp ở đây chính là trò chơi giữa trẻ nhỏ với thế giới, cả hai có cùng ngôn ngữ, có thể lắng nghe, nói chuyện với nhau, hoán vai cho nhau... làm nguyên tắc cấu trúc thế giới nghệ thuật. Hình tượng tác giả, bởi thế, mang điểm nhìn của trẻ thơ, nói bằng giọng trẻ thơ, lấy sự ngây thơ làm mỹ cảm. Trong thơ Nguyễn Quyến, sự tưởng tượng về bản thể được khai triển theo tư duy huyền thoại vốn là đặc trưng của tuổi thơ mỗi con người và của tuổi thơ nhân loại:
Nhớ mùa-xuân-chưa-có-mưa-phùn mẹ nói nựng con
“Mẹ nhặt con từ đám lá tre đầu ngõ
Dưới gốc bưởi đào tóc mẹ rụng hoa”
Có phải thế không? Có phải không mẹ!
Con reo lên, con hét ôm chầm lấy gốc bưởi
Đám lá tre ấm nỗi ngẩn ngơ
Hoa bưởi thơm mùi sữa mẹ
Vương đầy mặt con.
Mẹ ơi! Có phải con là một nhị hoa
Đậu vào áo mẹ
Mẹ ơi! Có phải con là một làn phấn rơi
Mẹ nhặt lấy thoa nỗi buồn cô độc
Mẹ ước đàn con, nên con ngồi đợi
Gió thổi về nhặt những đứa em thơ.
Mẹ ơi!
Mẹ là gà mái hoa mơ bới táo tác đống rác để tìm con
Nhưng con không muốn làm bông hoa rụng, không muốn nằm trong đống lá rơi
Mẹ ơi! Không biết bấy giờ mẹ có vứt con đi...
Kiểu tư duy đồng thoại này thể hiện một bước chuyển mình của thơ đương đại: trở về với sự duy cảm, nhạt dần tính chất duy lý, khai thác các yếu tố huyền thoại. Thơ ca, theo đó, khởi phát từ niềm ngạc nhiên của con người, từ mơ ước nhìn lại thế giới như thể lần đầu tiên nó được hiện ra, từ việc gạt bỏ định kiến bởi những cái đã biết. Mượn ý của nhà thơ Ba Lan từng được giải Nobel văn chương năm 1996, Wislawa Szymborska, không phải cái “tôi đã biết” mà chính cái “tôi không biết”, “tôi chưa biết” mới là cội nguồn cảm hứng của thơ ca5. Sự “không biết”, “chưa biết” ấy chính là phẩm chất của trẻ thơ. Nó hàm ẩn một thứ minh triết mà thơ ca nhân loại thường tìm về khi nó đứng trước nguy cơ trở nên già cỗi, xơ cứng.
2.3. Nhà thơ - kẻ luyện chữ và nghịch chữ
Theo Johan Huizinga, “cái chức năng sáng tạo mà ta gọi tên là thơ ca có lẽ bắt nguồn từ một chức năng còn lâu đời hơn cả văn hóa - chức năng chơi”6. Nếu thơ ca là trò chơi thì đó là trò chơi trong ngôn từ, với ngôn từ, bằng ngôn từ và nhà thơ chỉ bộc lộ tư cách nghệ sĩ của mình khi chủ động tham gia cuộc chơi ấy. Trò chơi ngôn từ mang nhiều đặc điểm quan trọng của sự chơi nói chung: nó phá vỡ những trật tự sẵn có của ngôn ngữ vốn mang bản chất thiết chế, nó tạo ra một thế giới ảo, thế giới tưởng tượngbằng ngôn từ với những ước lệ, những quy luật khác, không trùng khít với thực tại, nó tương tác với người đọc - một loại người chơi khác - bằng cách kích thích tưởng tượng, cảm xúc, mời họ tham gia vào lấp những khoảng trắng của văn bản, trao cho người đọc những khoái cảm tinh thần vô tư, nó giải phóng người chơi (cả nhà thơ và người đọc), giải phóng bản thân ngôn từ ra khỏi những giới hạn, những áp đặt, những bổn phận..., từ đó khởi mở những khả năng mới của con người và của ngôn ngữ.
Tư cách nhà thơ như là kẻ chơi ngôn từ, ở thời trung đại, thường được nhấn mạnh ở sự thiện nghệ của người làm thơ. Một nền thi học từ chương đánh giá cao người làm thơ khi anh ta có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe, chặt chẽ của thể loại theo những cách bất ngờ nhất. Nhà thơ không được đánh giá cao ở việc tạo ra khuôn mẫu mới mà chỉ được ghi nhận khi anh ta thực hiện khuôn mẫu sẵn có một cách hoàn thiện. Thời đại lãng mạn giải phóng thi sĩ ra khỏi lao động lề luật, giải phóng giọng điệu cá nhân nhưng hình tượng tác giả chỉ là kẻ chơi với cảm xúc, với tưởng tượng mà ngôn từ trở thành phương tiện để anh ta theo đuổi cuộc chơi ấy và trình bày chúng ra. Chỉ đến những nỗ lực dấn sang quỹ đạo của chủ nghĩa thơ tượng trưng, tư cách nhà thơ như là kẻ chơi ngôn từ mới bắt đầu được nhấn mạnh. Khác với hình ảnh của nhà thơ như là tay thiện nghệ ở thời trung đại, giỏi thuật tu từ để biểu đạt một thông điệp sẵn có, nhà thơ tượng trưng chơi với ngôn từ để giải phóng thơ khỏi những kinh nghiệm duy lý, đưa ngôn ngữ về với bản chất huyền bí, phi thực dụng, thậm chí phi thông điệp. Những thể nghiệm mang dấu ấn tượng trưng trong thơ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám của Bích Khê, Xuân Thu Nhã Tập chính là những thể nghiệm tiền phong của một khuynh hướng thơ ngôn ngữ có một vị trí quan trọng trong thơ đương đại được đóng dấu bằng những tên tuổi như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng...
Những nhà thơ được nhắc đến trên đây dù có thể có những khác biệt trong thi pháp song đều có thể gọi là họ những kẻ “luyện” chữ. Từ quan niệm đến thực hành sáng tạo, nhìn chung, họ đều ý thức chơi với chữ tức là đưa ngôn từ thoát khỏi những thói quen nhưng đồng thời đặt chúng vào những luật lệ mới của cú pháp, ngữ nghĩa, thậm chí cả nhưng sự cưỡng chế. Nghe có vẻ nghịch lý song thực tế, “trò” (game) nào cũng cần có luật, luật càng thách thức, sự thú vị của hành động “chơi” (play) ở cả người viết lẫn người đọc lại càng được gia tăng. Trần Dần liên tục “tự rủ mình vào cửa khó” khi ông thể nghiệm những bài thơ độc vận (mà lại là vần khó), chối từ các phép ký âm thông thường để tạo ra những tổ hợp ngữ âm bất ngờ mà ta có thể thấy qua những tác phẩm theo lối viết đồng dao. Ông còn tối giản hóa bài thơ với hình thức thơ mi-ni chỉ cô đọng lại trên một, hai câu như: “Mưa rơi không cần phiên dịch”, “Gió tha người ở các ngã ba”, “Mất ngủ một hàng đèn/ Trong một thủ đô đen”... Nhưng ở cực khác, thơ, đối với Trần Dần, phải chấp nhận khả năng dung nạp những gì khác với nó nhất: ông đưa thơ xích về hội họa, nơi ngôn từ lẩn vào trong đường nét, bố cục hình họa; ông phá kết cấu một giọng của thơ, tạo ra những “bè đệm” để tạo ra hiệu ứng đa thanh. Trong khi đó, Lê Đạt chủ yếu lao động thơ trên bình diện ngữ pháp. Với Lê Đạt, làm thơ là sự cưỡng chế quán tính của ngôn từ, khi ông chủ động tạo ra sự ly cách, sự gián đoạn giữa các yếu tố ngôn ngữ. Câu thơ, bởi thế, mất đi những mối liên kết bề mặt, theo chiều tuyến tính, nhưng bù lại lại có nhiều hơn những quan hệ bề sâu và do đó, gọi ra nhiều liên tưởng, nhiều khả năng diễn dịch hơn. Hình ảnh nhà thơ “luyện chữ” vì thế là hình ảnh của người chơi nghiêm túc. Nói như Lê Đạt: “...người làm thơ thực hiện một trò chơi chữ nghiêm túc, sử dụng những phép tu từ học (ám dụ, lược tỉnh, ghép âm, nói lái, nói lối...) như một đứa trẻ chơi với những đồ vật chung quanh. Thế nào là chơi nghiêm túc - Chơi nghiêm túc là chơi thật, chơi hết mình, sống trò chơi như một nghiệm sinh thực thụ. Nghiêm túc không mâu thuẫn với trò chơi mà mâu thuẫn với chơi đùa, tài tử. Từ một người chơi tài tử tôi đã nỗ lực nghiêm túc để trở thành một người chơi chuyên nghiệp”7. Dấu ấn của những nhà luyện chữ này để lại chính là các kỹ thuật, các thể thơ ký tên cá nhân của nhà thơ.
Ở cực khác với những nhà luyện chữ là kiểu nhà thơ “nghịch” chữ. Cũng là một cách chơi với ngôn từ nhưng ở những tác giả này làm thơ là đùa với ngôn ngữ, đùa với chuẩn mực thể loại. Cái họ muốn thể hiện trong cách chơi của mình không phải là một kỹ thuật cao, biến bài thơ thành một câu đố cho độc giả. Trái lại, họ đem đến một nhận thức: thơ có thể là mọi thứ, chỉ cần nhìn khác đi, sắp xếp khác đi, một lời nói thường cũng có thể thành thơ. Bài thơ, thay vì, là một câu đố, nó trở thành sự bông đùa, sự giải trí nhẹ nhàng đối với công chúng. Nó gần với dòng mạch của thơ ca folklore đương đại. Bài thơ dưới đây của Nguyễn Thế Hoàng Linh là một ví dụ:
cho em nước mía chị ơi
cho em sấu đá
chị rơi tiền này
cảm ơn chú
thật là may
tí thì lao động một ngày không công
chú thích ăn nhiều sấu không
chị thêm cho chú
(“Chị không tính tiền”)
Có thể dễ nhận thấy cả bài thơ trên dường như được viết theo phong cách sinh hoạt. Thế nhưng từ một cuộc đối thoại thường ngày, Nguyễn Thế Hoàng Linh chỉ đơn giản ngắt dòng tạo nhịp và có ngay một bài lục bát. Một thứ lục bát thuần điệu nói, suồng sã, thân mật và không ngần ngại chêm xen những từ ngữ “sành điệu” của giới trẻ đô thị, thậm chí cả tiếng nước ngoài. Nói một cách hình ảnh thì Nguyễn Thế Hoàng Linh đã điềm nhiên mặc trang phục hip-hop cho thể thơ cổ truyền. Một sự lai ghép không mấy thuận mắt với những ai vốn chủ trương mọi giá trị truyền thống cần phải được gìn giữ như một thứ trong bảo tàng nhưng ít nhất, nó cũng gây bất ngờ với một bộ phận độc giả nhất định khi nhận ra một bài thơ có thể được hình thành như một trò nghịch trẻ con như thế.
Xu hướng “nghịch” chữ đưa thơ hòa vào không gian văn hóa đại chúng đương đại mà một trong những động hướng quan trọng của nó là thẩm mỹ hóa đời sống thường nhật. Có thể quan sát động hướng này trong nhiều thực hành nghệ thuật đương đại, từ những người tiên phong như Vũ Dân Tân với những tác phẩm ý niệm về đàn bà được tạo nên từ những bao thuốc lá hay ở triển lãm nhiếp ảnh Phía sau bức tường của nghệ sĩ người Pháp đang làm việc tại Hà Nội - Lolo Zazar - với những bức ảnh chụp những bức tường loang lổ, nứt rạn rồi dùng kỹ thuật rối bóng biến chúng thành những bức tranh trừu tượng. Nhịp điệu, ngôn ngữ của thơ cũng có nhiều điểm gần gũi với nhịp điệu và ngôn ngữ của nhạc rap, một thứ âm nhạc mang tính chất đường phố thu hút giới trẻ. Khác với lựa chọn của các nhà thơ luyện chữ hướng đến một công chúng đặc tuyển, những tác giả như Nguyễn Thế Hoàng Linh khi nghịch chữ lại kéo thơ về đại chúng, hòa nhập với văn hóa trẻ của xã hội Việt Nam đương đại.
*
Xu hướng trò chơi hóa đời sống, mà văn chương, như đã nói, là lĩnh vực phản ánh rõ nét, một mặt, là sự giải tỏa nguồn năng lượng đã bị kìm nén suốt một thời gian dài. Sự giải tỏa này là cần thiết để tạo ra trạng thái cân bằng xã hội. Nhưng mặt khác, điều này chỉ xét riêng ở lĩnh vực văn chương, xu hướng trò chơi hóa mà ta vừa khảo sát tập trung ở cấp độ nội dung, cảm hứng còn chính là cách phản ứng của văn chương trước xu hướng thực dụng hóa, duy lý hóa, kinh tế hóa đang diễn ra ngày càng mạnh trong môi trường sinh thái văn hóa hiện nay. Xu hướng trò chơi hóa đời sống với những kiểu hình tượng tác giả mà ta vừa mô tả cho thấy tiến trình vận động của thơ đương đại hướng đến cái cá nhân, sự duy cảm, duy mỹ và cả tính giải trí. Văn hóa chơi là môi trường cần thiết cho sự phát triển của thơ ca: thơ chỉ thực sự trở nên sống động, đa dạng khi một thứ văn hóa chơi đúng nghĩa được xây dựng và bảo vệ.
T.N.H
Thương kiếp con thuyền
Những con thuyền chen chúc bên nhau
Không mái chèo, hay cánh buồm
Chúng chẳng biết đi đâu
Chúng không có động cơ, hay thậm chí động lực
Giữa chốn rừng sâu chỉ có một con đường độc đạo
Những con thuyền đã quá mệt mỏi và rũ rượi
Chúng muốn quay ngang, muốn vào rừng hái chút quả ngọt...
Nhưng không ai cho phép chúng, vì chúng là những con thuyền
Chúng chỉ có một lựa chọn là phải tiếp tục bơi, đi hết quãng sông chưa bao giờ nhìn thấy bến đậu
Thậm chí lúc này chúng không thể tự bơi
Chúng đang chờ những ông chủ béo mập tới
Leo lên lưng chúng ...
Những con thuyền đẹp như những phím đàn trên một chiếc dương cầm sang trọng
Nhưng chúng chỉ là vật trang trí trong căn nhà của tên bạo chúa
Chưa ai nghĩ những con thuyền cũng biết nghĩ suy
Vũ Dạ
Thế Nào Là Phản Biện
Hoàng Hữu Phước, MIB
(Bài đăng trên Emotino.com ngày 27-3-2011)
A- Dẫn Nhập: Hiểu Đúng Về Hành Trình Phản Biện
Phản biện là thuật ngữ cực kỳ quen thuộc của giới hàn lâm và chỉ nghe thấy chốn giảng đường đại học, theo đó, khi một sinh viên làm luận án tốt nghiệp sẽ có những giảng viên bảo trợ và những giảng viên phản biện, người giúp đỡ giải đáp các thắc mắc và “vẽ đường cho hươu chạy”, vị sẽ dựa vào luận án hoàn tất do sinh viên thuyết trình để ra các câu hỏi mà mục đích là tạo cơ hội cho sinh viên trình luận án chứng tỏ tài hùng biện, tri thức nghiên cứu hiểu biết thâm sâu về đề tài luận án, cũng như khả năng ứng biến trước các tình huống giả định. Thường thì các câu hỏi phản biện được trao trước cho sinh viên trình luận án. Từ đó suy ra: một luận án dù do một sinh viên thực hiện cũng hội đủ các yếu tố:
a) chủ đề có liên quan đến bộ môn hàn lâm (như một tác giả, một tác phẩm, một học thuyết, một định đề, một dị biệt, một vấn đề);
b) được các giảng viên hàn lâm bảo trợ giúp hoàn thiện công trình; và
c) được các giảng viên phản biện giúp hoàn tất thành công khâu cuối cùng của buổi trình luận án: chủ nhân thuyết trình thể hiện “tài” của chính mình còn kết quả trình bày ở mức mỹ mãn có thể được.
Như vậy, một luận án được trình có quy mô gần như một tác phẩm “đẳng cấp cao” về một đề tài “đẳng cấp cao” được bảo trợ bởi một đội ngũ chuyên gia hàn lâm “đẳng cấp cao”, gần như không có cửa cho bất kỳ sai sót lớn nào, và bên phản biện vốn là một đội ngũ chuyên gia hàn lâm “đẳng cấp cao” không bao giờ trong tư thế hạ cấp của những kẻ “vạch lá tìm sâu” và “bới lông tìm vết” để cải lẫy, đôi co, làm câm họng đối tượng đang bảo vệ luận án hay cho ra đề nghị khiếm nhã đòi dẹp bỏ hoặc thay đổi đề tài luận án. Phản biện trong ý hướng chuẩn mực, đúng đắn, nghiêm túc, trí hóa cao như vậy, chỉ là khâu thứ yếu để giúp hoàn thiện một sản phẩm tri thức chứ không phản bác nó.
Phản biện còn là hoạt động mà sự hiện diện của nó chỉ để làm gia tăng thêm giá trị của một vấn đề đúng đắn có giá trị cao đã và/hay đang tồn tại. Tự thân phản biệnkhông có giá trị riêng bất kỳ. Tự thân phản biện không tự xuất hiện nếu không được phân công và/hay yêu cầu từ chủ nhân hay đơn vị chủ quản đề tài, chẳng hạn:
a) Hội đồng khoa học đánh giá một luận án tiến sĩ dựa vào công trình về một đề tài đã được đăng ký và chấp thuận nhiều năm trước đó, trong giới hạn đề tài hàn lâm có điểm mấu chốt có giá trị, thông qua khả năng trình bày của chủ đề tài trước hội đồng cũng như khả năng ứng đối trước các câu hỏi của ban phản biện khi hóa giải và/hoặc phát triển những giá trị cộng thêm đối với công trình luận án của mình;
b) Chủ đầu tư một công trình có thể hợp đồng thuê một công ty tư vấn danh tiếngđể thực hiện nghiên cứu phản biện nhằm kiểm tra chất lượng lần cuối cùng chỉ để xem có còn cần thêm những nét chấm phá nhỏ nào không để hoàn thiện công trình, chứ không bao giờ nhằm phát hiện các lỗi tày trời để hủy bỏ công trình, tìm lấy một thay thế khác. Phản biện là dành cho một công trình đã được phác thảo hoàn chỉnh xong
c) Một chính phủ có thể nêu yêu cầu phản biện để các tổ chức hợp pháp và/hoặc người dân có quan tâm tham gia góp các công trình nghiên cứu tập thể hay cá nhân nhằm hoàn thiện một chủ trương – chính sách sẽ được ban hành. Những giải thưởng cụ thể rất có thể sẽ được thông báo ngay từ đầu trong lời mời phản biện. Không có lời mời, tất cả chỉ là việc nêu ý kiến không có yêu cầu cao mang tính hàn lâm về biện pháp tiến hành nghiên cứu, số liệu tham khảo, nguồn tham khảo, và trách nhiệm cũng như vị thế của người tham gia phản biện.
Giải phẫu không được tiến hành bởi toàn dân mà được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa có thể là công dân nước này hoặc nước khác, đáp ứng yêu cầu và lời mời của người có yêu cầu. Phản biện không là việc hay quyền của người dân nói chung mà là của các tổ chức hay cá nhân trong nước hay ngoài nước đáp ứng các yêu cầu về đẳng cấp tư vấn nhất định và theo lời mời của đơn vị tổ chức.
Người dân có quyền – trong bất kỳ lúc nào – nêu ý kiến về tình hình y tế hay những câu hỏi cần có giải đáp về y học.
Người dân có quyền – trong bất kỳ lúc nào – nêu ý kiến về một vấn đề xã hội trong khuôn khổ luật pháp quốc gia về thông tin.
Phản biện là nêu ý kiến; song, nêu ý kiến không là phản biện.
B- Ý Nghĩa Ngôn Từ
Ngôn ngữ nói luôn có trước ngôn ngữ viết. Sự thật này có khi đưa đến một hệ quả là sự diễn giải trong từ điển sẽ có tính chủ quan đậm nét hơn; chẳng hạn định nghĩa sau về phản biện của Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia: Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lô-gíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Nội dung của Wikipedia tuy vốn không được các giáo sư trên toàn thế giới chấp nhận cho sinh viên dùng làm nguồn tham khảo chính thức, cũng chí ít nêu bật được sáu điểm mấu chốt tất nhiên phải có của phản biện, mà thiếu một hay nhiều hơn một thành tố sẽ chỉ dẫn đến sự góp ý bình thường hay sự loạn ngôn có chủ tâm chứ không thể là phản biện.
Ngoài ra, sự khác biệt về ngôn ngữ cũng làm giới hạn sự hiểu biết của người dân của một nước liên quan, chẳng hạn người Việt Nam hay cho rằng phản phải mang nghĩa đối nghịch như phản chiếu, phản công, phản xạ, phản đối, phản ứng, v.v. , trong khi trong tiếng Anh các từ như amoral, immoral, nonmoral, và unmoral, v.v. có thể được xếp vào hàng ngũ antonym tức từ phản nghĩa của moral(đạo đức) trong khi ý nghĩa của chúng khác nhau, không nhất thiết phải “đối nghĩa” hay “chỏi nhau”, mà có khi chỉ cần nghĩa … “chẳng dính dáng gì đến đạo đức”. Tất cả dẫn đến một giải thích cặn kẽ hơn để chứng minh phản biện đang bị lợi dụng bởi những người cố tình hủy phá ý nghĩa ngôn từ, làm ô uế việc làm hàn lâm nghiêm túc để đậy che hành vi phản nghịch chống chính quyền, phản đối chế độ, phản bácchính sách chủ trương nhà nước, phản động và phản quốc.
C- Vì Sao Nên Nỗi: Bỏ Roi, Dẹp Vọt; Ngồi Trên, Ăn Trước; Thấy Lệch, Nhìn Sai
Do không được gia đình giáo hóa và do bài bản nhà trường có những lệch tâm, nhiều người ngay từ thời còn là học sinh lớp 9 đã tập tành phát biểu những lời chê bai Đảng, Chính Phủ, Thủ Tướng, tự hào bản thân dám phản biện và khoe sẽ đi du học như một tránh xa sự thấp kém, lạc hậu, không có tự do ngôn luận, của một đất nước Cộng sản điêu linh, mà không biết là mình chưa có trí hóa, chẳng có tri thức, chẳng hiểu thế nào là phản biện, để rồi với mớ tiếng Anh một dúm trong túi quần thủng đáy rụt rè ra hải ngoại, cày ải đóng thêm tiền trần ai đánh bóng tiếng Anh, đạt yêu cầu tham gia chính khóa, như kẻ mông muội vào toilet Tây trân mình hít thở thật sâu thật lâu cái không khí có hương hoa hồng đậm đặc từ mấy cục sáp thơm rồi thấy mình là nhân tài hình như xưa kia mẹ sinh ra có hương thơm ngào ngạt như Tử Vi giáng hạ phàm trần, đủ sức làm tổng thống ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, tìm đến những nhà tài trợ và trở về quê thực hiện giấc mộng mưu bá, đồ vương, an bang, định quốc.
Thế nhưng ngoài mấy kẻ trẻ người non dạ như du học sinh trung học hay thạc sĩ bái tổ vinh quy do không thấy roi hay vọt của pháp luật nước nhà; do nghĩ con đường tắt đi đến vinh quang của mình sẽ được Phương Tây và “cộng đồng” người Việt hải ngoại đùm bọc, tài trợ, chở che; và do lầm tin rằng mình có…chân mạng đế vương nên đã như thiêu thân lao vào hào quang ảo mộng; vẫn có vài Thầy Cô đạo cao đức trọng chưa hiểu cái chân, cái chính, và cái thực của phản biện. Có thể trong thời chiến tranh chống Mỹ, các Thầy Cô được Đảng và Nhà Nước gởi qua Liên Xô và các nước Đông Âu Xã Hội Chủ Nghĩa học tập, chuẩn bị cho lớp người trí thức kế thừa sự nghiệp xây dựng đất nước một khi cuộc giải phóng thành công nên dù bao triệu người đã nằm xuống cho ngày thống nhất đất nước, các Thầy Cô còn chưa biết tiếng súng nổ ra sao. Và khi Đảng áp dụng chính sách mở cửa xây dựng đất nước độc lập – tự do – hạnh phúc, các Thầy Cô choáng ngợp trước những kiến thức mới lạ và những kỳ tích của trời Âu Mỹ, mà không biết rằng chúng chẳng lạ lẫm gì đối với những người đã thực sự sống, thực sự trải nghiệm với thực tế của các kiến trúc và kỳ tích ấy, và rằng tòa nhà cao nhất thế giới sẽ không bao giờ có thể được dựng xây tại Thành phố Hồ Chí Minh trên nền Sài Gòn vốn đầm lầy xưa cũ đất nền địa tầng nhão nhoét. Các Thầy Cô đáng kính tự thấy mang trách nhiệm của những nhà trí thức trước việc phải làm sao cho đất nước nhanh chóng hùng mạnh như các siêu cường, từ đó quan niệm tích cực đóng góp ý kiến(gọi lầm thành phản biện) là vũ khí sắc bén của nhà trí thức đối với vận mệnh quê hương, thôi thúc nhất thiết phải tận dụng với khát vọng cống hiến những kiến thức và hiểu biết hàn lâm “mới biết ” của mình cho sự phát triển kinh tế của quê hương.
D- Những Nguyên Tắc Đúng Không Bao Giờ Cần Đến Phản Biện Bất Kỳ
Ngoài ý nghĩa bất di bất dịch là phản biện phải thông qua cơ chế tổ chức bài bản – khác với đóng góp ý kiến – phản biện còn nhất thiết phải không nói về những nguyên tắc luôn đúng vốn không bao giờ cần đến phản biện bất kỳ.
1) Quản Lý Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đảng Cộng Sản Việt Nam quản lý nhân sự thành công, quản lý đấu tranh chính trị thành công, quản lý công tác đối ngoại thành công, quản lý bảo vệ đất nước thành công và quản lý kinh tế thành công.
Phản biện rằng kinh tế nên phát triển kiểu này kiểu nọ chỉ có thể đúng đắn nếu như đó ở dạng các ý kiến đóng góp, vì phản biện theo đúng ý nghĩa hàn lâm chỉ dùng để làm rõ nét hơn, bổ sung chi tiết cho, và khẳng định đúng nội dung Đảng Cộng Sản Việt Nam quản lý kinh tế thành công. Một tổng giám đốc người Singapore đồng thời là chủ nhân một công ty Singapore sản xuất tại Việt Nam 100% xuất khẩu sang thị trường Ý và Úc đã nói với người viết bài này như lời tâm sự nghiêm túc chỉ giữa hai người: “Tổng Thống Hồ Chí Minh là người giỏi nhất thế giới về Human Resources Development (dùng người). Có nhiều nhà lãnh đạo dựng xây cả đế chế hùng mạnh, nhưng chỉ có Hồ Tổng Thống là nhà lãnh đạo duy nhất từ tay trắng dựng xây một quân đội hùng mạnh, tập thể nhân dân hùng mạnh, một đất nước hùng mạnh từ con số không, và có chiến thắng to lớn trong danh dự, vẻ vang; có uy với nhân loại và làm thay đổi cả dòng chảy lịch sử nhân loại. Ông Phước chắc đồng ý với tôi là không ai khác từ cổ chí kim làm được như Hồ Tổng Thống.” Tất nhiên, mọi phản biện – nếu có – đều là vô nghĩa, vì không ai bật một que diêm để giúp làm sáng hơn một mặt trời ngùn ngụt nhật quang, hay đặt câu hỏi xem có phải mặt trời phát ra ánh sáng mạnh hơn cả hay không.
2) Đạo Lý Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Người chiến thắng có thể làm bất kỳ điều gì. Đó là lẽ đương nhiên. Do đó, cái khác biệt là ở đạo lý văn hóa của người chiến thắng, phân định rạch ròi giữa con người và loài thú. Một vị vua của Trung Quốc phong kiến của giáo dục Khổng Mạnh chôn sống cả vạn tù binh. Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý của tư bản thời cận đại – những quốc gia có đa số dân thờ phụng Chúa – xua bao triệu tù nhân kể cả phụ nữ và trẻ em vào các lò thiêu, lò hơi ngạt. Quân Phiệt Nhật của chế độ quân chủ lập hiến tự do – đất nước thiên về Phật Giáo, đẻ ra xã hội có hào quang xây dựng kinh tế thần kỳ – chặt đầu cả vạn tù binh các nước Đông Bắc Á và Đông Dương – trong đó có Việt Nam. Việt Nam Cộng Hòa của Ngô Đình Diệm đàn áp Phật tử , dùng máy chém chặt đầu tù binh và tù nhân thuộc nhóm những ai yêu chuộng sự tự do theo Cộng sản, xúc xiểm gọi nhà sư tự thiêu là món thịt nướng barbecue. Hoa Kỳ của thế giới tự do, của dân quyền và nhân quyền, chủ nhân ông của các chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã không cho phép thường dân Việt Nam tại Sơn Mỹ có tự do, dân quyền, cả nhân quyền. Cộng sản Việt Nam – những người bị kẻ thù gán cho danh xưng lệch lạc “vô thần khát máu” – đã đưa hàng vạn quân nhân khiếp sợ của Việt Nam Cộng Hòa, những người đã vứt bỏ vũ khí, quân trang, quân dụng, đồng phục quân nhân đầy đường đến nỗi tắt nghẽn giao thông cả tuyến quốc lộ, vào những trại cải tạo để cất công cố gắng dạy cho họ biết nẻo chánh đường tà, thể hiện vai trò chuyên nghiệp của những nhà tâm lý học và tư vấn tâm lý nhân bản để giúp tù binh và hàng binh nhận thức đúng về vị trí mới và vô cùng quan trọng của họ trong việc cùng góp công xây dựng đất nước thống nhất xã hội chủ nghĩa. Quyền uy tối thượng mà Cộng sản Việt Nam, những người chiến thắng, đã thị uy không phải là cuộc tắm máu trừng trị như tuyên truyền của Việt Nam Cộng Hòa, mà là đức độ, lòng nhân, đại nghĩa, lý tưởng hòa hợp dân tộc, vì dân quyền và nhân quyền, thực sự vì quốc gia Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Đạo lý ấy của Đảng Cộng Sản Việt Nam quá lớn lao, quá vĩ đại, quá riêng biệt chưa quốc gia nào khác trên thế giới từng áp dụng, nên sẽ không tạo được bất kỳ một cơ hội nào – dù cỏn con – để manh nha một phản biện bất kỳ.
3) Lịch Sử Của Việt Nam Và Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Những gì của lịch sử bao gồm – nhưng không chỉ giới hạn bởi – những chiến tích, những biến cố, những bài học, những di vật, di chỉ, v.v., mà những nghiên cứu dù có cho ra những nội dung trái ngược nhau, vẫn chỉ có giá trị tham khảo đơn thuần.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng giặc Nguyên Mông. Phản biệnhàn lâm đối với đề tài này có thể là về những tình tiết mới phát hiện trong tàng thư cổ hay di tích mới được khai quật cho thấy có sự khác biệt về kích thước và chất liệu các cọc chông cắm dưới lòng Bạch Đằng Giang. Ý kiến nào cho rằng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lẽ ra đã thua xiểng liểng nếu giặc Nguyên Mông đừng gia tăng thêm hai tay chèo mỗi tàu thuyền có thể đủ chậm để kịp thấy cọc chông nhú lên không bao giờ là phản biện mà là một lảm nhảm điên rồ nhằm bôi nhọ thực tế lịch sử Việt Nam.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đánh thắng với trận Điện Biên Phủ trên không, khiến phá sản toàn bộ quá trình tham chiến của Mỹ tại Việt Nam, trói ghịt Mỹ vào thế phải rút khỏi Việt Nam. Phản biện hàn lâm đối với đề tài này có thể là về những tình tiết mới phát hiện trong tàng thư Mỹ hay vật chứng mới được phát hiện cho thấy có khác biệt về số hiệu phi đội, thời gian và địa điểm rơi, của chiếc máy bay cuối cùng bị bắn hạ, còn một cánh hay một phần tư của một cánh khi chạm đất. Ý kiến nào nói rằng Mỹ chỉ cần ném bom thêm một ngày là đã nhận được cờ trắng đầu hàng của Cộng Sản Bắc Việt không bao giờ là phản biện mà là một lảm nhảm điên rồ nhằm bôi nhọ thực tế lịch sử Việt Nam.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đạt những kỳ tích chưa bao giờ Việt Nam có được từ thời Hùng Vương dựng nước, đặc biệt duy trì sự bền vững ổn định tối cần thiết cho sự phát triển kinh tế nước nhà, trở thành chỗ dựa chiến lược cho sự sinh tồn của các dân tộc toàn Đông Nam Á, và mô hình độc đáo của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần quyết định vào sự phát triển kinh tế thành công của Việt Nam. Phản biện hàn lâm đối với đề tài này có thể là về những tình tiết mới có từ thực tế thế giới tài chính run rẩy sụp đổ và biện pháp cứu nguy chỉ có thể là đặt cái gọi là kinh tế thị trường dưới sự giám sát hay can thiệp nhiều hơn từ chính phủ, cho thấy giá trị của đột phá tiên phong của Việt Nam đối với nội dung “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ý kiến nào nói rằng kinh tế Việt Nam sẽ lâm vào khủng hoảng nếu nhà nước Cộng sản Việt Nam không nhanh chóng mạnh dạn áp dụng các bài bản Âu Mỹ không bao giờ là phản biện mà là một lảm nhảm điên rồ nhằm bôi nhọ thực tế lịch sử Việt Nam.
E- Kết Luận: Phản Biện Diên Hồng
Phản biện là hành động chuyên nghiệp của người có học thức, có tri thức, có nghiên cứu thâm thúy về một đề tài thực sự mới để bổ sung hỗ trợ cái tốt đẹp đang có (như về một bài sonnet của Shakespeare, hay công trình 15 năm của các chủ nhân giải Nobel kinh tế) mà các bổ sung ấy đã có người nêu bật ra song chưa đủ đầy trước đó.
Phản biện không bao giờ là đối kháng, đối nghịch, hay làm loạn vì đó là phản động hay phản nghịch.
Phản biện ủng hộ tích cực và tuyệt đối một vấn đề thực sự lớn lao để các tồn tại –nếu chứng minh bằng các công trình khoa học chi tiết dài hạn rằng thực sự có – được khắc phục, và các yếu kém – nếu chứng minh bằng các công trình khoa học chi tiết dài hạn rằng thực sự có – được nâng cấp.
Phản biện không bao giờ là chuyện những tên hề lén lút biên soạn cương lĩnh chính trị, lén lút tụ họp ở ngoài nước với các phần tử chống phá quốc gia, mà mục đích là tiến hành lật đổ và đoạt các ngôi vị Tổng Thống hay Bộ Trưởng Kinh Tế.Phản biện ở đây hóa ra là một xảo biện đậy che phản động.
Chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới bảo vệ được Việt Nam an toàn trước siêu cường Trung Quốc và mới xây dựng được kinh tế Việt Nam phát triển thần kỳ.Phản biện, do đó, có nghĩa là trên nền tảng đất nước Việt Nam phải có trước hết và trên hết sự ổn định về chính trị, chủ nghĩa xã hội được Việt hóa chỉnh chu, được đổi mới theo tiến trình hội nhập toàn cầu, sự đóng góp ý kiến qua các công trình nghiên cứu khoa học công phu giúp chính phủ cộng sản Việt Nam mạnh hơn, chủ nghĩa xã hội Việt Nam ưu việt hơn, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát huy ưu thế hơn, các chính sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam được ủng hộ triệt để hơn.
Phản biện với ý nghĩa chống lại Đảng Cộng Sản, Chính phủ Việt Nam, thể chế hiện nay của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đó dứt khoát là sự xảo trá bẻ cong ngôn từ và phản quốc. Không có Đảng Cộng Sản, Chính phủ Cộng sản, thể chế hiện nay của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đất nước Việt Nam sẽ không bao giờ có thể tồn tại, kéo theo sự sụp đổ hiệu ứng domino của toàn Đông Nam Á.
Mỗi quốc gia trải nghiệm khác nhau trong suốt cuộc hành trình tồn tại của riêng mình. Chỉ có vài điểm chung hoàn toàn giống nhau giữa các dân tộc thí dụ như: cùng nhau không nín thở trọn đời, cùng nhau không uống nước biển trọn đời khi khát, cùng nhau không trọn đời nhai sỏi thay cơm. Kỳ dư, không còn bất kỳ điểm giống nhau nào khác, kể cả trong một tôn giáo (chẳng hạn gia đình thờ Chúa thường muốn con dâu con rể tương lai nếu ngoại đạo phải vào đạo, trong khi gia đình văn minh theo đạo Chúa ở Âu Mỹ thì tuyệt đối tôn trọng tín ngưỡng của người phối ngẫu). Người Việt Nam dùng dao gọt vỏ trái cây từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài; trong khi người Mỹ dùng dao gọt ngược lại, tức từ phải qua trái, từ dưới lên trên, và từ ngoài vào trong. Người Việt sẽ cắt đứt tay nếu làm theo kiểu Mỹ; còn người Mỹ làm vỡ dĩa mẻ bàn gây sát thương người trước mặt nếu làm theo kiểu Việt.
Người Việt chưa hiểu phản biện là gì, còn lầm lạc giữa đóng góp ý kiến với phản biện, và nhất thiết cần hiểu rằng Chính phủ đang luôn sáng suốt xem bảo vệ đất nước là trên hết và rằng sự ổn định chính trị của Việt Nam có giá trị quyết định không những đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam mà còn đối với sự tồn tại của cả khu vực Đông Nam Á.
Người Mỹ luôn phát biểu ý kiến chỏi (không phải phản biện) thoải mái vì chính phủ của họ một mặt chẳng thèm quan tâm đến các phản đối của cá nhân họ, một mặt rất chuyên nghiệp trong đối phó hữu hiệu bất kỳ các phản đối tập thể nào nhằm chống lại thể chế liên bang: đó là đưa quân liên bang (Vệ Quân Quốc Gia) và quân CIA càn quét tiêu diệt như đã xảy ra khi có các phản đối tập thể lập ra các tuyên ngôn ly khai đòi độc lập của “nước” Cộng Hòa Vermont và “nước” Cộng Hòa Texas.
Quyết định 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/7/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ quy định các ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước cần được gởi về cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, chính là sự khẳng định chuyên nghiệp rất hàn lâm của Đảng và Nhà nước đối với các phản biện vềđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước; vì rằng
– đã là phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước ắt phải là công trình rõ ràng, lô-gíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm, hình thành từ một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước theo các cách nhìn khác nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của đường lối, chủ trương, chính sách ấy của Đảng, Nhà Nước;
– đã là phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước ắt phải là công trình đáp lại lời kêu gọi của Đảng và Nhà Nước cho một đề tài thật cụ thể do Đảng và Nhà Nước đặt ra; và
– đã là phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước do Đảng và Nhà Nước mời người dân tham gia tư vấn, thì tất nhiên phải gởi về cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền vì đây vừa là sự trân trọng chính đáng của cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền đối với người gởi phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước được Đảng và Nhà Nước chính thức mời trên các phương tiện truyền thông đại chúng trước đó, vừa là cách chứng minh người gởi phản biện thực sự chuyên nghiệp, thực sự có tri thức, thực sự có hiểu biết, thực sự có tinh thần và ý thức trách nhiệm bản thân đối với việc phản biện đúng yêu cầu mà gởi phản biện đúng nơi là một trong những yêu cầu chính quy và chuyên nghiệp ấy.
Việt Nam đã là dân tộc đầu tiên trên thế giới đưa vào thực hiện quy trình phản biệnkhi các bô lão được Vua Trần Thánh Tông mời tham dự Hội Nghị Diên Hồng. Không phải Vua Việt bó tay không biết phải làm gì nên đùn đẩy trách nhiệm quyết định cho dân già; ngược lại, chính vì đã quyết tâm đánh giặc nên Vua mới tổ chức trọng thể Hội Nghị Diên Hồng như diễn đàn phản biện chính quy để hoàn thiện chiến lược đánh giặc và thắng giặc. Các bô lão không phải bỏ phiếu chọn Hòa hay Chiến, Đánh hay Đàm, nói Yes hay No. Các bô lão phản biện để thống nhất ý chí. Các bô lão không bàn lui vì phản biện không bao giờ là bàn lui, và vì các bô lão không có trình độ và kinh nghiệm quản lý nhà nước hay hoạch định chính sách chiến lược cấp nhà nước. Các bô lão Việt Nam cuối thế kỷ 13 đã phản biện theo đúng tinh thần của giải nghĩa từ ngữ của Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia đầu thế kỷ 21: nghe cho biết, hỏi cho rõ để biết đúng và để ủng hộ cho hiệu quả, còn các nhà lãnh đạo tái kiên định chiến lược hoặc bổ sung chiến thuật qua sự trả lời các câu hỏi.
Góp ý kiến đúng đắn và nghiêm túc là quyền tự do của công dân có năng lực hành vi, thực hiện bằng cách gởi thư trực tiếp cho cơ quan chịu trách nhiệm hay gián tiếp nhờ báo đài chuyển. Ý kiến đóng góp không nhất thiết phải hàn lâm, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm nhặt và chuyên nghiệp của phản biện. Góp ý kiến đúng đắn và nghiêm túc không có nghĩa là buộc Đảng và Nhà nước phải thực hiện các góp ý kiến đúng đắn và nghiêm túc đó, với nhận thức rằng 80 triệu người dân khác của Việt Nam cũng đều có quyền góp ý kiến, nghĩa là tối thiểu 80 triệu ý kiến của tối thiểu nửa triệu chùm (category) ý kiến khác nhau. Góp ý kiến đúng đắn và nghiêm túc không có nghĩa không cần có trách nhiệm cá nhân đối với sự an nguy của tổ quốc và thể chế của tổ quốc, vô tâm đặt vấn đề chẳng màng xem bản thân vấn đề có sẽ tạo cơ hội cho kẻ thù của quốc gia. Góp ý kiến đúng đắn và nghiêm túc càng không có nghĩa là cứ thấy bức xúc là nói, đặt giải tỏa cá nhân trọng hơn an nguy cộng đồng.
Còn phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước là quyền tự do của công dân có năng lực hành vi và năng lực chuyên môn khi đáp ứng lời kêu gọi của cơ quan nhà nước cho một chính sách hay dự thảo luật đã soạn xong, với ý nghĩa người dân được mời tham gia cho ý kiến giúp những nhà lãnh đạo xem xét để sử dụng hay không sử dụng các góp ý ấy trong hoàn thiện chính sách hay dự thảo luật trước khi đem ra thảo luận chính thức tại Quốc Hội Việt Nam và ban hành.
Phản trong phản biện chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là phản.
Hoàng-Hữu-Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)