" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016
VEPR: Ngân sách chi 14.000 tỷ đồng mỗi năm ‘nuôi’ các tổ chức đoàn thể
Tác giả: Thanh Thanh Lan
.
.
Tổng chi phí xã hội cho các tổ chức quần chúng công ước tính khoảng 1,7% GDP, trong đó riêng ngân sách Nhà nước phải bỏ khoảng 14.000 tỷ – gấp đôi dự toán cho Bộ Giáo dục, Y tế và gấp 5 cho Khoa học Công nghệ.
Ngân sách bội chi 3 tỷ USD sau 5 tháng / Ngân sách chi hơn 64.000 tỷ đồng trả nợ và viện trợ
Báo cáo ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công được nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy các đơn vị này được phân bổ lượng ngân sách lớn, hưởng nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả hoạt động vẫn còn bỏ ngỏ. Theo đó, VEPR đã nghiên cứu, hệ thống hóa toàn cảnh sử dụng ngân sách của 6 tổ chức quần chúng công gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn.
Mỗi năm ngân sách dành hơn 14.000 tỷ đồng để bao cấp, hộ trợ cho các tổ chức quần chúng công, cao hơn nhiều so với chi tiêu cho giáo dục. Ảnh: Lê Hoàng.
Các tổ chức trên được nhà nước bao cấp hoặc hỗ trợ bằng ngân sách, và hưởng nhiều đặc quyền từ vị trí của mình trong xã hội. Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, toàn bộ chi phí xã hội cho các tổ chức này tương đương 1-1,7% GDP của cả nước. Cụ thể, chi phí kinh tế của xã hội cho hệ thống các tổ chức quần chúng công hằng năm dao động từ 45.600 tỷ đến 68.100 tỷ đồng, trong đó chi ngân sách Nhà nước ước khoảng 14.023 tỷ đồng.
Như vậy, nếu so với dự toán chi tiêu năm 2016, số tiền ngân sách “nuôi” các tổ chức này thậm chí còn nhiều hơn hẳn con số 11.366 tỷ đồng cho Bộ Nông nghiệp và gấp đôi số chi dự tính cho Bộ Y tế, Bộ Giáo dục. Thậm chí, nếu so với các ngành như Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Khoa học Công nghệ, số tiền này còn lớn gấp 5 lần.
Tuy vậy, theo đánh giá của VEPR, cơ chế phân bổ ngân sách cho hệ thống này vẫn chưa cụ thể, đặc biệt là ở hệ thống hội đặc thù. “Việc quyết định hội nào được nhận hỗ trợ từ nhà nước chưa có nguyên tắc rõ ràng, chưa có tiêu chí thống nhất, dễ dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch, công bằng trong việc phân bổ ngân sách”, các chuyên gia của VEPR nói.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế càng lớn, chi cho các tổ chức quần chúng công càng nhiều. Điều này có thể xuất phát từ thực tế rằng khoản chi này phụ thuộc vào mức thu, phân bổ ngân sách từ trung ương của địa phương đó. Quan sát cho thấy Hà Nội và TP. HCM là vùng có số lượng chi cho các tổ chức quần chúng công lớn nhất.
Không chỉ vậy, VEPR cũng nhìn nhận, các tổ chức này đang rơi vào một quá trình Nhà nước hóa, hành chính hóa khá mạnh, thể hiện ở bộ máy biên chế cồng kềnh, thiếu linh hoạt, chồng chéo trong hoạt động. Thêm vào đó, mô hình tổ chức hoạt động còn chưa thích ứng với sự phát triển của xã hội,
Do đó, nhóm nghiên cứu của VEPR đề xuất, cần xây dựng một Luật riêng về các tổ chức quần chúng công, hoặc một phần quan trọng trong Luật về hội nói chung. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng cần các tổ chức này công khai, minh bạch chi tiêu trong báo cáo tài chính trước ban giám sát và công chúng. “Cần phải có cơ chế giám sát, chất vấn hoạt động tài chính. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, với tư cách là liên minh chính trị của các tổ chức trên, nên đảm trách nhiệm vụ này”, các tác giả của báo cáo đề xuất.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/vepr-ngan-sach-chi-14-000-ty-dong-moi-nam-nuoi-cac-to-chuc-doan-the-3417602.html
Linh sam SH ghép lũa - giá 650k
Linh sam SH ghép lũa - giá 650k -ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016
Chuổi ngọc -giá 150k-
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Bán sỉ và lẻ
Sơn Liễu- giá 650k
Sơn Liễu- giá 650k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Tỉnh chưa em?!
Trong ánh sáng của màn đêm vô tận,
Ta nghe ta từ sâu thẳm đại ngàn
Em có nhìn thấy không
Đây là một ngọn cỏ non đang nhú
Kia là cánh chim trời đang tìm chỗ ngụ qua đêm
Đây là áng mây đang nặng mang nhiều u uẩn
Kia là cơn gió sầu đang lặng lẽ dạo du êm
Trong bóng tối của hư vô tịch lặng
Ta thấy ta quẫy đạp với càn khôn
Em có nghe gì không em
Đây là lồng ngực đang thét gào tiếng kêu bản thể
Kia là chân lông đang dựng cờ khởi nghĩa hân hoan
Đây là bàn tay đang cấu cào thành huyết lộ khải hoàn
Kia là sợi gân đang nối lại sử lịch tân toan
Đứng lên đi em, lịch sử chưa bao giờ ghi tên người nằm xuống
Hành động đi em, trời xanh chưa bao giờ khắc hoạ kẻ lặng im
Sấm sét là gì, nếu không phải là tiếng kêu của cha ông ta nghìn năm thảng thốt
Bão giông là gì, nếu không phải là trang sức điểm tô cho phút giây huy hoàng
Ta chưa từng thấy ai tụng ca tiếng cười hùng tráng
Nếu không bắt đầu từ những ai oán trong đêm?!
Ta chưa từng thấy ai vươn mình lên giải phóng chính mình
Nếu không bắt đầu từ những xiềng xích khổ đau?!
(9/6/16)
Read more:http://www.suynghiem.vn/2016/06/tinh-chua-em.html#ixzz4BEm4lMZ0
Du Trung Quốc- giá 600k-
Du Trung Quốc- giá 600k- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Hồng ngọc Mini- giá 100k
Hồng ngọc Mini- giá 100k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Thói quen qua mặt nhân dân hay là “Hội chứng Mỹ trong lòng Việt Nam?”
Có thể nói, từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, những người này mỗi khi bàn về vấn đề liên quan đến chiến tranh có dính đến yếu tố Mỹ hầu như chưa bao giờ hỏi hay tham khảo ý kiến của đại bộ phận nhân dân một cách nghiêm túc. Những phạm trù nhưthắng – thua, bạn – thù, căm hờn – tha thứ… tất tần tật đều do họ tự quyết và áp đặt xuống dân chúng. Đây là điều mà cố nhà văn Trang Thế Hy đã lên tiếng, nói thẳng trong truyện ngắn “Vết thương thứ mười ba” sáng tác năm 1988:
“Muốn biết chiến tranh là cái gì, người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa về chiến tranh chính xác nhất không phải là các nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép và các vị thống chế tư lịnh không bị bom đạn làm trầy một miếng da nào”. Hay cụ thể hơn, theo Trang Thế Hy muốn biết bản chất thật của các cuộc chiến tranh hãy đi hỏi “những người phụ nữ đã đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng, hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp…”.
Tác giả: Nguyễn Trọng Bình (Viet-studies)
.Chính cách tuyên truyền một chiều của những người thuộc “bên thắng cuộc” đã góp phần làm nên vấn đề mà nói như cựu đại sứ Hoa Kỳ, Lê Văn Bàng là: “Hội chứng Mỹ” trong lòng Việt Nam” hiện nay:
.“Chúng ta đã từng giúp rất nhiều để người Mỹ thoát khỏi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” trong người Mỹ, nhưng bản thân chúng ta lại chưa thoát được “hội chứng Mỹ”(…) Sự hận thù của không ít người Việt sau chiến tranh còn nặng nề lắm”.[1]
.Từ đây, trở lại vấn đề, có thể thấy hai lần phát ngôn của bà Ninh đều ít nhiều cho thấy cái “hội chứng Mỹ” vẫn còn ám ảnh tâm trí bà và không dễ gì để rứt nó ra. Lẽ ra, ở chỗ này bà Ninh và những người cùng quan điểm với bà trước hết phải tham khảo ý kiến của đại đa số nhân dân Việt Nam (hoặc ít nhất là người dân ở Thạnh Phong, Bến Tre năm nào). Nếu chưa hỏi nhưng lại nhân danh họ, lôi họ vào cuộc rồi bám vào đó để phản đối Bob Kerrey làm chủ tịch FUV là đang “qua mặt” và không tôn trọng nhân dân.
——————————–
1. Cách đây mấy năm, trong phiên tòa xét xử kẻ phạm tội giết người, khi HĐXX mời gia đình nạn nhân phát biểu thì Mẹ nạn nhân – một cụ già tuổi gần 80 đã đứng lên run rẩy nói với HĐXX như sau: “Tôi mới làm giỗ cho con tôi mấy bữa trước. Đằng nào con tôi cũng chết rồi, bị cáo còn vợ và 3 đứa con nhỏ, mong tòa cho cậu ấy con đường sống”. Nhờ câu nói của này bà mà kẻ sát nhân đã được HĐXX giảm cho án tử.
Đây là chuyện có thật mà báo chí nước nhà đã từng đưa tin. Những ai muốn xác nhận điều tôi vừa nói thì cứ nhờ google trợ giúp.
Mọi so sánh đều khập khiễng, tôi biết thế, tuy vậy, trong cuộc sống để vấn đề nào đó sáng tỏ hơn, chúng ta không thể không so sánh. Vậy nên chúng ta thử so sánh câu nói của cụ bà gần 80 tuổi trên với hai lần phát ngôn chính thức trước công luận của bà Tôn Nữ Thị Ninh liên quan đến chuyện Bob Kerrey và FUV xem sao?
Trước hết, cả hai lần phát ngôn chính thức của mình liên quan đến tội ác của Bob Kerrey cách nay mấy mươi năm, bà Ninh đều nhấn mạnh đây là quan điểm của riêng bà. Tương tự như vậy, cụ bà gần 80 tuổi trong câu chuyện vừa kể ở trên cũng phát biểu với tư cách cá nhân. Thế nhưng tại sao đều là quan điểm cá nhân nhưng ý kiến của cụ bà 80 thì người ta dễ dàng đồng tình (ít nhất HĐXX đã thống nhất giảm án cho kẻ sát nhân) còn ý kiến của bà Ninh lại dấy lên những tranh luận trái chiều? Đọc tiếp »
Theo tôi, so với bà Ninh, cụ bà 80 phát biểu với tư cách của một người hoàn toàn trong cuộc. Nghĩa là hơn ai hết, chỉ có bà mới thấu hiểu nỗi đau tột cùng và có quyền nói tha thứ hay không tha thứ cho kẻ đã sát hại con mình. Bà Ninh thì khác, bà vừa là người trong cuộc vừa là kẻ ngoài cuộc. Không những vậy, bà Ninh lại là người làm chính trị, là cán bộ ngoại giao đại diện cho một bên trong cuộc chiến xảy ra cách nay mấy mươi năm. Nói cách khác, bà cụ 80 hoàn toàn “chính danh” khi nói lời tha thứ cho kẻ phạm tội còn bà Ninh chỉ là “nhân danh”, “mượn danh” để nói. Nhìn rộng ra, việc nhân danh này không chỉ riêng bà Ninh mà đa phần những người làm chính trị ở Việt Nam trước đó và bây giờ đều thế.
Có thể nói, từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, những người này mỗi khi bàn về vấn đề liên quan đến chiến tranh có dính đến yếu tố Mỹ hầu như chưa bao giờ hỏi hay tham khảo ý kiến của đại bộ phận nhân dân một cách nghiêm túc. Những phạm trù nhưthắng – thua, bạn – thù, căm hờn – tha thứ… tất tần tật đều do họ tự quyết và áp đặt xuống dân chúng. Đây là điều mà cố nhà văn Trang Thế Hy đã lên tiếng, nói thẳng trong truyện ngắn “Vết thương thứ mười ba” sáng tác năm 1988:
“Muốn biết chiến tranh là cái gì, người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa về chiến tranh chính xác nhất không phải là các nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép và các vị thống chế tư lịnh không bị bom đạn làm trầy một miếng da nào”. Hay cụ thể hơn, theo Trang Thế Hy muốn biết bản chất thật của các cuộc chiến tranh hãy đi hỏi “những người phụ nữ đã đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng, hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp…”.
Chiến tranh vốn là sai lầm của các bên trong quá khứ nhưng bàn về nó trong sự đắc thắng, ngạo nghễ kiểu “thắng làm vua, thua làm giặc” thì lại càng sai lầm hơn. Nói cách khác, chính cách tuyên truyền một chiều của những người thuộc “bên thắng cuộc” đã góp phần làm nên vấn đề mà nói như cựu đại sứ Hoa Kỳ, Lê Văn Bàng là: “Hội chứng Mỹ” trong lòng Việt Nam” hiện nay:
“Chúng ta đã từng giúp rất nhiều để người Mỹ thoát khỏi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” trong người Mỹ, nhưng bản thân chúng ta lại chưa thoát được “hội chứng Mỹ”(…) Sự hận thù của không ít người Việt sau chiến tranh còn nặng nề lắm”.[1]
Từ đây, trở lại vấn đề, có thể thấy hai lần phát ngôn của bà Ninh đều ít nhiều cho thấy cái “hội chứng Mỹ” vẫn còn ám ảnh tâm trí bà và không dễ gì để rứt nó ra. Lẽ ra, ở chỗ này bà Ninh và những người cùng quan điểm với bà trước hết phải tham khảo ý kiến của đại đa số nhân dân Việt Nam (hoặc ít nhất là người dân ở Thạnh Phong, Bến Tre năm nào). Nếu chưa hỏi nhưng lại nhân danh họ, lôi họ vào cuộc rồi bám vào đó để phản đối Bob Kerrey làm chủ tịch FUV là đang “qua mặt” và không tôn trọng nhân dân. Nguy hại hơn nữa, quan điểm của bà Ninh đã vô tình đẩy vấn đề đi quá xa; nhất là đã khơi lại vết thương vừa ráo mủ của những người trong cuộc từ cả hai phía. Bằng chứng là, từ những phát ngôn của bà, giờ đây có không ít người bắt đầu lục tung lại quá khứ với mục đích tố cáo tội ác của nhau trong cuộc chiến năm nào.
Việc bà Ninh trăn trở, lo lắng về chuyện các thế hệ con cháu không khéo vì cuộc vui hôm nay mà quên đi quá khứ đau thương của dân tộc hôm qua là điều hoàn toàn chính đáng và đáng trân trọng. Nhưng e là trong khi bày tỏ nỗi trăn trở này bằng việc “chọn” Bob Kerrey và FUV làm “bia” là một sai lầm về phương pháp và thời điểm. Hay ít ra, bà đã thiếu công tâm khi phán xét tội lỗi trong quá khứ của Bob Kerrey đặt trong mối tương quan với những người “đồng chí” láng giềng “4 tốt”, “16 chữ vàng” mà hơn ai hết bà là người không thể không biết về tội ác của họ gây ra cho đồng bào ta năm 1979.
2. Ở một phương diện khác, quan điểm và suy nghĩ của bà Ninh làm tôi nhớ lại chuyện“Sự tích chim Bìm Bịp” trong kho tàng truyện dân gian người Việt. Đại khái, câu chuyện có thể tóm tắt như sau:
Một nhà sư nọ tu hành đã nhiều kiếp nhưng chưa thành chính quả. Vì vậy, ông quyết tìm đến Phật Tổ để hỏi xem mình đã phạm sai lầm chỗ nào để mà khắc phục. Trên đường đi ông gặp một tên cướp, thoạt đầu khi tên cướp định giết ông nhưng khi nghe ông xin tha mạng và giảng giải mọi điều tên cướp đã thức tỉnh. Tên cướp chẳng những tha mạng cho sư mà còn lấy dao rạch bụng mình moi ra cả bộ lòng với ước nguyện nhờ nhà sư mang đến Phật tổ để bày tỏ sự sám hối tội lỗi trước đây của mình. Nhà sư cầm bộ lòng của tên cướp tiếp tục lên đường nhưng chỉ một hai ngày sau đó sư đã vứt đi vì bộ lòng đã bắt đầu phân hủy và hôi thối. Rồi sư cũng đến trước cửa Phật. Trong khi ông chưa kịp thưa gửi lời nào thì Phật tổ trên chánh điện đã hỏi ông “trên đường đi có ai gửi gì cho ta không?”. Thoáng giật mình nhưng sau đó nhà sư đã phải nói ra sự thật. Khi ấy Phật tổ mới nói rằng “ngươi muốn thành chính quả thì trở lại tìm món quà mà tên cướp đã dâng lên cho ta”.
Mọi người hẳn cũng đã biết ý nghĩa của câu chuyện mang màu sắc triết lý Phật giáo mà tôi vừa kể. Tên cướp dù đã gây nhiều tội ác nhưng thành tâm sám hối nên đã được Phật tổ chứng giám cho thành chính quả. Còn nhà sư sau đó đã chết đi và biến thành con chim Bìm Bịp suốt ngày lùng sục trong các bụi rậm để tìm bộ lòng của tên cướp mà ông đã không đủ kiên nhẫn và quẳng đi trước đó. Chỉ một suy nghĩ sai lầm nên mọi công sức tu hành trong nhiều kiếp trước đó đã tan thành mây khói.
Câu chuyện trên giúp chúng ta hiểu thêm, trong cuộc sống mọi chuyện đều có thể xảy ra. Nhất là sự thành tâm sám hối của con người về tội lỗi trong quá khứ là điều có thật. Con người ta chỉ càng đẹp thêm hơn nếu biết và dám tin vào những sự thật như vậy. Cho nên, có lẽ nào Bob Kerrey đã trở lại, đã xin lỗi, đã sám hối, đã phục thiện,… nhưng bà Ninh và một số người lại từ chối không cho ông ta cơ hội? Tha thứ cho tội lỗi của kẻ thù là điều rất khó. Tôi hiểu bà Ninh muốn bày tỏ quan điểm này để cảnh giác những kẻ muốn “té nước theo mưa”, miệng nói lời tha thứ nhưng đầu lại chưa sẵn sàng cho điều ấy. Nhưng nếu đã xác định như vậy thì thà là nói “tao không bao giờ tha thứ cho mày” để đối phương biết mà sám hối nhiều hơn chứ không nên chơi trò “mèo vờn chuột”: “có thể tha thứ nhưng đồng thời không tán thành việc Bob Kerrey giữ vị trí lãnh đạo một trường ĐH tại Việt Nam”.
3. Công tâm mà nói, ở phương diện nào đó bà Ninh là người rất đáng khâm phục khi đã dám nói ra hết những suy nghĩ của mình cũng như quyết liệt bảo vệ quan điểm của bản thân với những lập luận rõ ràng, văn hóa tranh luận từ tốn. Tuy vậy, theo tôi, có lẽ do cái “hội chứng Mỹ” còn nặng nề nên bà không thể thuyết phục được phần đông dân chúng Việt hôm nay. Hay ít ra là với cá nhân tôi khi đọc bức thư ngỏ bà“gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ” có đoạn như sau:
“ Tôi ngạc nhiên về những tình cảm cảm thông sâu sắc dành đặc biệt cho sự khổ tâm của Bob Kerrey với “những lời thốt ra từ gan ruột”, ca ngợi ông “rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay”! Trong khi đó, tôi nhớ đến lời của một người ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi đang trưng bày chứng tích về vụ thảm sát ở Thạnh Phong, thương xót cho các nạn nhân chưa hề được người có tội trở về thắp cho họ một nén hương. Người đó không thể tưởng tượng cảnh hàng trăm hàng ngàn sinh viên Việt Nam Đại học Fulbright sẽ gọi ông Bob Kerrey một cách tôn kính là “Thầy” theo phong tục Á Đông và đặc biệt ở Việt Nam. Và tôi lại nghĩ, đến một ngày nào đó, ảnh của ông Bob Kerrey sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của Trường!”
Trước hết, nếu bà đã đến Bảo tàng Chứng tích chiến tranh để tìm hiểu và biết được đầy đủ sự việc về tội lỗi của Bob Kerrey trong quá khứ thì sao còn bận tâm lo lắng chuyện cháu con sẽ quên đi lịch sử cha ông?
Ngoài ra, không hiểu sao bà lại lo lắng về chuyện hàng ngàn sinh viên Việt trong tương lai sẽ gọi Bob Kerrey là “Thầy” và một ngày nào đó “ảnh của ông Bob Kerrey sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của Trường? Thiển nghĩ, nếu điều đó thực sự có xảy đến thì có gì quá đáng hay không đúng? Có sự nhầm lẫn nào không khi bà Ninh mang cả truyền thống văn hóa Việt ra để biện minh cho sự lo lắng rất vô lý của mình? Nhất là đã tùy tiện thu hẹp phạm vi và ý nghĩa của chữ “Thầy” trong tiếng Việt mà bà đã biết: “một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy”? Tôi nghĩ, đôi khi trong nhiều trường hợp, hãy nên biết nói lời cảm ơn kẻ thù vì nhờ họ mà ta mới biết ta anh hùng, cao thượng, bao dung…Hơn nữa, bà Ninh cũng không thể sống mãi để mà ngăn chặn những suy nghĩ, nhận thức của giới trẻ Việt Nam trong vài mươi năm tới. Đây là điều chắc chắn và không thể khác.
4. Người Việt có câu, “đầu xuôi, đuôi lọt”. FUV ra đời hôm nay là kết quả của nỗ lực hàn gắn và làm bạn của cả hai phía Việt – Mỹ sau thời gian dài thù địch. Điều này là không phải bàn cãi. Cho nên, thiển nghĩ không một cá nhân nào được quyền dùng ảnh hưởng (nhất là hưởng chính trị) hay nhân danh bất cứ điều gì để cản trở sự phát triển của FUV trong tương lai. Mọi chuyện có lẽ nên dừng lại tại đây. Bob Kerrey cần được tin tưởng, ủng hộ để ông ấy có cơ hội thay đổi “biểu tượng về quá khứ đen tối” (như Bà Ninh đã dẫn lại ý kiến của ai đó) của mình trên mảnh đất này; bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng không đáng bị nhiều người xông vào công kích và thóa mạ cá nhân. Có như vậy mới chứng minh được sự chân thành từ cả hai phía Việt – Mỹ cũng như quan hệ của những người trong nước với nhau: “từ đây người biết yêu người”. Tóm lại là, động cơ gì cũng được nhưng không nên tiếp tục lẫn lộn, nhầm lẫn bạn – thù, hoặc không thì lại “khôn nhà dại chợ”!
Hơn nữa, hiện nay, chuyện tập đoàn chính trị Tập Cận Bình đã và đang âm mưu xâm chiếm Hoàng, Trường Sa của cha ông mới là vấn đề quan trọng nhất. Chuyện cá chết ở miền Trung gần hai tháng trôi qua nhưng chưa biết nguyên nhân nữa! Ai dám để cho Tạ Bích Loan đưa lên chương trình“60 phút mở” trên VTV và bàn cho ra lẽ thì mới “ngon”!?
____
Chú thích nguồn tham khảo:
[1]: Cựu Đại sứ Lê Văn Bàng: Mỹ có thể giúp cân bằng lực lượng Biển Đông
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016
Văn chương tỏ tình mộc mạc của người Nam
Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây. Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành‘liều mạng’:
Dao phay kề cổ, Máu đổ không màng
Chết thì chịu chết
Buông nàng anh không buông
Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình ‘hú vía’ vì kịp thời nhận ra ‘chân tướng’ đối tượng:
May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô xắt lát em tưởng sâm bên Tàu
Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình:
Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền
Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc. Đây là lời tâm sự của một anh chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:
Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này
Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái ‘thật thà tội nghiệp’.
Nhưng phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng:
Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em một bữa giở giò không lên
Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười:
Phòng loan trải chiếu rộng thình
Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!
Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước:
Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều
Có một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê rằng ‘xạo’ cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến thế để mong người ta rõ được lòng mình.
Lại có một chàng trai đang thời kỳ o bế đối tượng, muốn khen cô nàng xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng, chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có:
Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương
Mục đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen ‘mình dễ thương’ mà chàng đã vòng qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên – trong thế giới tự nhiên lại bắt đầu từ ông trời – tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp đẽ – rồi mới bước qua thế giới của loài người – trong thế giới loài người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà, tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính – ‘mình’. Thật là nhiêu khê, vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết ‘chuyện gì đây’, cho đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp chống đỡ… Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng khéo nịnh! Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:
Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái ‘quệt’, biểu ưng cho rồi
Những người nghe câu ‘xúi bẩy’ này không thể không bật cười, còn đối tượng xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một cái nguýt dài.
Những câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy hy vọng, có khi ‘rầu thúi ruột’ mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong cuộc:
Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em
Quả là ‘khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan’, nên chàng lại quyết tâm chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế là cùng!
Khi chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu, không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng:
Quất ông tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
Biểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se
Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy mãnh liệt. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông hồng. Thà chết còn hơn là lẻ bạn!
Chẳng thà lăn xuống giếng cái ‘chũm’
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?
Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật:
Nếu mà không lấy đặng em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
Chàng vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức cùng số phận:
Tu đâu cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa
Bằng câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền muộn của chàng – ‘Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ vững lập trường’ – đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu – ‘Mà có chắc là tu được không đấy?’. Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình không kém các chàng trai.
Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột trao nhau mang về
Không tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ… sợ đau, thật là một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại ‘nhát gan’ đến bật cười:
Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô
Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ – Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người:
Ra đi gặp vịt cũng lùa;
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu…
( Khuyết Danh)
Chi tiết, toàn cục, tác phẩm nghệ thuật
Đọc một bài thơ, một truyện ngắn, một tiểu thuyết, một vở kịch, lâu lâu cũng gặp một câu văn hay, "sâu sắc".
Câu văn ấy có thể ở đời, tồn tại trong tâm hồn người khác rất lâu. Thí dụ không ít, trong nhiều nền văn minh : người đời nhớ câu văn, không nhớ tên tác phẩm, tác giả. Câu văn ấy lưu giữ một giá trị, một ý tưởng, không lưu giữ một con người ở đời. Vì thế, trích câu văn ấy để ca ngợi một tác phẩm, một tác giả, thì… hỡi ơi. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi…
Câu văn hay chỉ là một chi tiết trong tác phẩm, ở mọi mặt, nội dung tư tưởng, lý trí, nhục cảm, cốt truyện, hành động, nhân vật, e tutti quanti. Tác phẩm hình thành xuyên qua vô vàn chi tiết được thể hiện qua dòng vằn, hàng nghìn câu, hàng chục nghìn từ. Tất cả phải ít nhiều "hay", "sâu sắc", "ấn tượng" và nhất quán để thể hiện một con người ở đời trong thời đại của mình, cùng những thời đại đã qua và những thời đại sẽ tới.
Câu văn hay, rất nhiều. Tác phẩm hay, cực ít. Tác giả, hiếm thay.
Phan Huy Đường
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)