" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016
Nơi tình yêu bắt đầu
Khi thế giới không phải bắt đầu từ con số 0
Em đã nhận ra rằng, tình yêu có thể bắt đầu từ vô cùng
không phải từ miếng táo mà nàng Eva cắn vội
Có thể có rất nhiều bí ẩn đã làm nên điều diệu kỳ của thế giới
Và chúng ta đã là điều kỳ diệu của nhau
khi anh ngờ nghệch hỏi: sao em không đếm thế giới bắt đầu từ 0..1..2..3…
Em bảo: tình yêu không phải là quả táo lăn mãi tìm nhau trên lối mòn cuộc sống
Chúng ta có thể dùng ký tự đánh dấu những dòng sông đi qua
Nơi linh hồn tình yêu có thể khởi sinh từ đó
Hôm nay,
khi ngày khởi đầu của em bắt đầu từ bóng của sương mù
Anh hãy nhìn bằng đôi mắt của em, như khi anh nhìn vào em lần đầu
Anh sẽ thấy lời thánh giá đặt trên mặt trăng
Lạnh, nhưng trăng sẽ ru anh ngủ
mang giấc mơ ngọt ngào như chiếc bánh mật ong
Và em nghe mưa rơi rất rõ
Qua nụ cười của anh trong từng nhịp thở
Anh đã hát em nghe
Giai điệu của yêu thương
Anh đừng sợ con đường không còn dấu vết
Khi nỗi nhớ của em đã nằm trọn trong giấc ngủ của anh
Và khi anh thức dậy
Xin đừng vẽ lên khung tranh những giấc mơ bằng ký hiệu
Bởi anh sẽ nhớ em hơn
Khi bức tranh sẽ nói cho anh biết về những điều rất thực
Là con đường đã xa muôn trùng
Anh không đi qua được cánh đồng cỏ xám
Em đã cố nhìn vào đôi mắt anh
Những nếp nhăn hằn lên một thế kỷ buồn, dù khi anh cố khỏa những gam màu của mùa xuân biếc xanh tươi tắn
Giá như những giọt nước mắt đóng băng, và rơi vào mây
Sẽ rơi như trận mưa sao băng hôm qua
Sẽ tan biến vào đêm, em, anh và mỗi đêm mình nhớ về nhau quay quắt
Chúng ta sẽ không ngừng đánh những ký tự lên những dòng sông
Và nơi bắt đầu của tình yêu mỗi ngày sẽ được khởi sinh từ đó
Có thể ngày mai khi anh thức dậy
Mùi vị của mật ngọt vẫn còn trên đầu môi
Như khi anh nhìn nụ cười của em, mỗi ngày
Nguyễn Hoàng Anh Thư
ĐỜI NGƯỜI NHƯ CON THUYỀN
Đời người như con thuyền. Trong cuộc hành trình, nếu người ta mang quá nhiều đồ đạc, như là các ham muốn về giàu có và danh tiếng, thì con thuyền rất dễ bị mắc cạn hoặc thậm chí bị đắm giữa chừng. Nếu người ta muốn đạt đến đích một cách trôi chảy thì phải xả bỏ gánh nặng mà anh ta đang mang đúng lúc, chỉ giữ lại một lượng nhỏ những thứ cần thiết cho cuộc sống, và tiêu khứ đi những thứ như là lòng tham và ham muốn.
Tưởng tượng rằng những thổ dân bộ lạc ở Châu Phi chỉ có một cách duy nhất để săn những con khỉ đầu chó. Họ đặt những quả hạnh đã lột vỏ là thứ mà lũ khỉ đầu chó thích ăn nhất vào trong một cái hộp gỗ nhỏ. Cái hộp gỗ có một cái cửa nhỏ vừa đủ để những con khỉ có thể đút tay vào. Một khi đã đút tay vào và cố gắng để lấy những quả hạnh ra, nhưng nó không thể lấy tay ra được nữa và bị mắc kẹt. Những người thổ dân Châu Phi thường bắt những con khỉ đầu chó bằng cách này. Bởi vì những con khỉ đầu chó có một thói quen là một khi đã cầm được cái gì trong tay, chúng sẽ không để nó tuột mất cho dù như thế nào.
Khi nghe kể về câu chuyện, người ta thường cười sự ngu ngốc của lũ khỉ đầu chó. Tại sao chúng không thả quả hạnh ra và bỏ chạy để giữ lấy mạng sống? Thực ra nếu chúng ta nhìn lại bản thân mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng những con khỉ đầu chó đó không phải là những kẻ duy nhất phạm phải sai lầm như thế. Khi tôi còn trẻ, tôi sống ở miền quê. Một ngày nọ, có ngọn lửa lớn phát cháy trong một ngôi làng. Một gia đình nghèo chẳng có gì để bảo vệ. Nên mọi người trong gia đình chạy thoát ra khỏi ngôi nhà và an toàn. Nhà hàng xóm của họ thì rất giàu có. Sau khi ông ta chạy ra khỏi nhà thì nhớ lại những đồ đạc quý và tiền, ông liền quay vào nhà để lấy những thứ đó. Ông ta đã chết trong ngọn lửa.
Đời như con thuyền. Người ta càng mang theo ít đồ đạc, thì con thuyền cuộc đời càng nhẹ. Vì thế, nếu người ta tiêu bỏ đi lòng tham, con thuyền có thể tiến lên nhẹ nhàng và cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi người ta chết, không ai mang sang thế giới bên kia được thứ của cải gì. Nếu người ta có thể kiềm chế lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng, cuộc sống sẽ trở nên êm đềm và có thể đạt đến đích dễ dàng.
- ST -
Đặc điểm nền giáo dục của 5 nước tiên tiến nhất trên thế giới
Xuân Quán
Chương trình giáo dục của Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ thật nhiều kiến thức tổng quát. Phương pháp giảng dạy có nhiều tính cách độc đoán.Tuy nhiên giáo dục Việt Nam có những bước tiến rõ rệt dạo gần đây với một loạt các quyết định thay đổi, song chúng ta vẫn cần phải học hỏi các nước có nền giáo dục tiên tiến tiên tiến trên thế giới.
Sữa nước và sữa tiệt trùng Dutch Lady cung cấp dưỡng chất cho cả nhà
Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
Chương trình giáo dục của Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ thật nhiều kiến thức tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao phong cách con người, khả năng giao tiếp và sáng tạo. Học sinh Việt Nam, ngay từ cấp 1, chỉ biết học và học, không có thì giờ vui chơi, tập luyện thể thao, và phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm tòi, khám phá.
Phương pháp giảng dạy có nhiều tính cách độc đoán. Học sinh thường chấp nhận tuyệt đối những kiến thức từ thầy cô và từ sách giáo khoa dù đúng hay sai. Học sinh rất ít được tự tìm tòi, suy nghĩ độc lập, chất vấn, thảo luận, phát biểu ý kiến, và khám phá những gì hợp với sở thích của mình.
Tuy nhiên giáo dục Việt Nam có những bước tiến rõ rệt dạo gần đây với một loạt các quyết định thay đổi.
Một trong số đó là giảm bớt các kỳ thi ở bậc tiểu học, các bài kiểm tra định kỳ chỉ dùng để kiểm chứng học sinh, không được dùng để so sánh thành tích rằng học sinh này giỏi hơn học sinh khác, không cho điểm học sinh mà chỉ ghi lời nhận xét. Việc thay đổi này đã làm giảm áp lực học hành lên học sinh rất nhiều.
Một thay đổi gần đây nhất là việc bỏ kỳ thi đại học đầy áp lực, thay vào đó là xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Việc làm này được sự đồng tình ủng hộ của nhiều thành phần xã hội.
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực, song giáo dục Việt Nam vẫn cần phải học hỏi những nước có nền giáo dục tiên tiến nhiều hơn nữa.
Chúng ta cùng điểm qua đặc điểm của một số nền giáo dục phát triển trên thế giới:
1. Giáo dục ở Phần Lan
Công bằng và miễn phí
Giáo dục Phần Lan xem công bằng là một trong những điều quan trọng nhất. Ông Olli Luukkainen, chủ tịch hội đồng giáo viên Phần Lan chia sẻ “Tất cả trẻ em ở Phần Lan dù thành thị hay nông thôn đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.”
Thực hiện tiêu chí công bằng này, giáo dục Phần Lan không phân biệt giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn, tất cả đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.
Không áp lực thi cử
Giáo dục ở Phần Lan cũng không có các cuộc thi sát hạch nhằm phân loại học sinh, giáo dục hướng đến các học sinh yếu kém, giúp nhà trường trở thành môi trường thân thiện.
GS Pasi Sahlberg, công tác tại bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan phát biểu:“Chúng tôi dạy trẻ học cách HỌC, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi”
“Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội ”
2. Giáo dục ở Nhật Bản
Đạo đức là cốt lõi
Nhật Bản trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.
Tư tưởng của người Nhật vẫn còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đạo đức là cốt lõi là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên.
Sau trận động đất khủng khiếp năm 2011, trong các cuộc cứu trợ, người Nhật không chen lấn nhốn nháo, không tranh giành khẩu phần. Trái lại, họ còn nhường nhịn lẫn nhau và kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi dù biết rằng, có thể tới lượt của mình thì chẳng còn lại gì.
Câu chuyện đứa trẻ 9 tuổi không biết rõ số phận cha mẹ mình thế nào, trong lúc khốn khó đói và rét run cầm cập đứng xếp hàng chờ khẩu phần ăn thì được một người lớn nhường lại túi lương khô, vì e rằng tới lượt đứa trẻ này thì các khẩu phần ăn hết mất.
Đứa trẻ ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Khi được hỏi đứa trẻ trả lời rằng “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con”.
Câu chuyện này và những câu chuyện cảm động khác đã nhanh chóng được lan truyền ra thế giới bên ngoài nước Nhật. Người dân toàn thế giới rất ngượng mộ và khâm phục dân tộc Nhật Bản. Câu chuyện đứa trẻ nhường lại khẩu phần ăn kể trên được giới truyền thông xem như là “huyền thoại”. Chỉ dân tộc nào xem đạo đức là nền tảng, xem văn hóa cổ truyền là linh hồn của dân tộc mình thì mới có được những kỳ tích như vậy.
Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý: “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”.
Phương châm của người Nhật là: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng công dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…”.
Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong của Nigeria khi nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đã phát biểu rằng “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.
Tư duy ‘tự lập’
Giáo dục Nhật Bạn cũng hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức
Để trang bị tính tự lập cho học sinh, giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh ‘học sinh là trung tâm’, giúp học sinh trải nghiệm kiến thức từ thực tế chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Có nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo.
Các bài học ở Nhật Bản được các giáo viên ghi trích nguồn ở đâu, rồi khuyến khích học sinh tìm thêm nguồn thông tin mới, cổ vũ học sinh đứng từ các góc độ cách nhìn khác nhau để đánh giá nhận xét vấn đề. Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế cao nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ.
Không áp lực thi cử
Giống như Phần Lan, giáo dục ở Nhật Bản không gây áp lực thi cử cho học sinh
Giáo dục Nhật Bản cũng không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”. Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, vì cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.
Nhật Bản không có đặt nặng thi cử, kỳ thi chính thức chỉ có thi vào trung học và đại học. Ngoài ra còn có đợt thi lớp 6 và lớp 9 nhưng là để giám sát hiệu quả hệ thống giáo dục, chứ không phải để đánh giá năng lực học sinh.
3. Giáo dục ở Mỹ: Tự do và tôn trọng tự do của người khác
Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày, nếu bó buộc học sinh sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ. Các chương trình học tại các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một câu hỏi”.
Tự do của người Mỹ là tự do về tư tưởng, giữ quan điểm của mình đồng thời tôn trọng quan điểm ý kiến của người khác.
Giáo viên thường nhắc nhở học sinh của mình rằng: “Bất kỳ ai trong các em cũng có quyền loại bỏ, thậm chí là tẩy chay một nhãn hiệu mà mình không thấy thích. Nhưng không được quyền ép người khác đứng về phe mình, vì như thế là thiếu tôn trọng quyền của tự do của người khác ”
Ở Mỹ giáo viên cho điểm và nhận xét học sinh, và học sinh được nhận xét và đánh giá chất lượng giáo viên.
4. Giáo dục ở Đức
Bình đẳng
Một trong những đặc tính của giáo dục Đức đó là tính bình đẳng giữa các học sinh, trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.
“Phát ngôn viên” còn đưa ra các giải pháp, phong trào nhằm cải thiện tình hình học tập, giúp các bạn học lực yếu, phát huy các tài năng văn nghệ, thể thao trong lớp…
Chú trọng trải nghiệm thực tế
Người Đức cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung. Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đã lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách.
Hơn một nửa số học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì dấn thân vào con đường đại học.
Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì ở Đức người ta lại kỳ vọng rằng bộ phận học sinh này sẽ tỏa sáng khi được ghép với một công việc phù hợp.
Đức đã xây dựng một chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp toàn quốc, được quản lý bởi Viện Giáo dục và Đào tạo nghề nghiệp liên bang. Đây là một chương trình phối hợp giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đào tạo nguồn lực cần thiết cho xã hội.
Chương trình giáo dục kép này truyền đạt kiến thức cả trên lớp học lẫn thông qua thực hành. Một cách cụ thể, người học sẽ đến các trường dạy nghề từ hai đến ba ngày một tuần. Ở đó, các lý thuyết và thực tiễn về ngành nghề sẽ được truyền dạy. Ngoài ra, các trường cũng buộc phải dạy các môn về kinh tế và xã hội, đào tạo ngoại ngữ và các kiến thức cơ bản khác.
5. Giáo dục ở Pháp: Mỗi học viên ứng với một vị trí trong xã hội
Trong khi nhiều nước khác xem giáo dục phổ thông là căn bản, còn cụ thể làm gì phải sau đại học, cao đẳng hay các trường nghề. Nhưng ở Pháp khi học phổ thông các học sinh đã biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp.
Cho nên ở Pháp từ cấp 1 của chương trình phổ thông đã dạy rất bao quát. Pháp có đến ba loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau với những ứng dụng khác nhau. Đầu tiên là BAC General, Hệ này dành cho những học sinh có học lực khá giỏi hoặc những em thực sự muốn theo đuổi chương trình đại học hay cao học trong tương lai. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xã hội (BAC Economie Social), hoặc khối ngành văn học (BAC Littérature).College Students in Computer Lab — Image by © James Lauritz/Corbis
Các em học lực yếu hơn nhưng vẫn mong muốn theo đuổi việc học thì có thể chọn hệ BAC Tech. Chương trình đào tạo hệ này tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục theo học các trường cao đẳng, trở thành những kỹ thuật viên, chuyên viên cao cấp.
Cuối cùng, những học sinh không hứng thú với chữ nghĩa hay có nguyện vọng muốn vừa tốt nghiệp phổ thông là có thể đi làm những công việc chân tay, làm thợ chứ chưa phải làm thầy thì theo đuổi hệ BAC Pro. Hệ này cung cấp các nghề cụ thể và các em học sinh được định hướng, chọn lựa và trong suốt hai năm cuối phổ thông có thể rèn luyện để đi làm ngay khi vừa ra trường với tay nghề vững.
Theo Vietdaikynguyen
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
Xuân Bính Thân
Dê già xuống núi Khỉ lên cây
Hoa chưa kịp nở đã nát nhầy
Thế sự giằng co nào thay đổi
Dòng người qua lại vẫn lạc bầy
Năm mới năm me lần hứa hẹn
Tết này tết nữa mãi cù nhây
Đầu xanh tuổi trẻ phơi nắng hạn
Phận già tóc bạc đuổi gió mây
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
Đa vũ trụ – Một vấn đề lớn của Vật lý và Triết học
Đa vũ trụ (multiverse) là một tập giả định nhiều vũ trụ khả dĩ ( trong đó có vũ trụ của chúng ta) gồm mọi sự tồn tại vật lý: không thời gian, vật chất , năng lượng các định luật vật lý, các hằng số vật lý. Những vũ trụ khác nhau trong đa vũ trụ còn có lúc được gọi là vũ trụ song song (parallel universe).
Từ đa vũ trụ được sử dụng bởi Williams James năm 1895, J.C.Powys năm 1955 và bởi nhà tiểu thuyết viễn tưởng Michael Moorcock năm 1962.
Khái niệm đa vũ trụ từ khoa học viễn tưởng đã bước vào các tạp chí khoa học từ năm 1990. Nhiều nhà khoa học cho rằng tồn tại triệu triệu vũ trụ khác, mỗi vũ trụ với những định luật vật lý riêng nằm ngoài chân trời quan sát của chúng ta. Tất cả được gọi là đa vũ trụ (multiverse).
Đa vũ trụ không phải là một lý thuyết song đó là hệ quả giả định của một số lý thuyết và những lý thuyết này vốn đã có những tiên đoán có thể kiểm nghiệm ngay trong vũ trụ của chúng ta.
Đa vũ trụ đem lại nhiều ánh sáng mới mẻ không những cho vật lý học mà còn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc về nhận thức luận đối với thế giới khách quan trong triết học (và cách hiểu nhiều ý tưởng tương đồng trong tôn giáo).
Hiện nay các nhà vật lý đều tin vào giả thuyết đa vũ trụ ở nhiều mức khác nhau [1], dường như giả thuyết đa vũ trụ quá hấp dẫn về nhiều mặt để các nhà vật lý có thể cưỡng lại lòng tin đối với giả thuyết này.
Phân lớp đa vũ trụ theo Tegmark
Nhiều nhà vật lý cho rằng cách phân đa vũ trụ sau đây thành bốn mức của tác giả Max Tegmark [2] là triệt để, đầy đủ và phản ánh được mọi khía cạnh của vấn đề.
1 / Mức 1 (lạm phát dẫn đến mức I)
Đa vũ trụ ở mức 1 chính là vũ trụ vô tận, tiên đoán bởi lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein cho hình học phẳng và hyperbolic.
2 / Mức II (LTD-lý thuyết dây với khái niệm “phong cảnh” , các lỗ đen,… dẫn đến mức II)
Một số vô cùng các thể tích Hubble đã lấp đầy vũ trụ này. Mọi điều khả dĩ ( có nghĩa là tượng hợp với các định luật vật lý) đều có thể hình thành, mọi sự cố với xác suất khác không đều có thể xảy ra đâu đó nếu vũ trụ là vô hạn.
Liệu có một alter ego (một cái tôi khác) tồn tại song song với bản thân ta? Các mô hình vũ trụ hiện đại chứng tỏ rằng mỗi chúng ta có thể có một “bản sao” sống trên một thiên hà cách xa ta khoảng 10^28 m. Khoảng cách đó quá xa song không vì thế mà làm cho cái bóng đó (doppelgọnger) trở nên kém hiện thực. Điều khẳng định này có thể suy từ lý thuyết xác suất và từ giả định rằng vũ trụ là vô hạn và vật chất phân bố đều xét ở kích thước vĩ mô (những điều giả định đó lại là những điều mà người ta đang quan sát được). Trong một không gian vô hạn mọi điều tưởng chừng như không thể đều trở thành có thể. Hiện nay chúng ta chỉ quan sát được một vùng gọi là thể tích Hubble có kích thước 10^26 m. Ta có thể chẳng bao giờ thấy được cái tôi khác đó. Và cái tôi khác đó cũng có một thể tích Hubble riêng, một vũ trụ riêng. Mỗi vũ trụ là một phần nhỏ của “đa vũ trụ – multiverse”.
Đa vũ trụ mức I nằm trong một bọt (bubble), ngoài ra còn nhiều bọt khác, tập hợp các bọt đó làm thành đa vũ trụ mức II (xem góc trái dưới của hình)
a.Lý thuyết dây LTD
Theo LTD ngoài 4 chiều không thời gian còn có một số chiều dư (extra dimension), những chiều dư đã cuộn lại (compắc hóa ) thành một đa tạp có cấu trúc nhất định mang tên đa tạp Calabi-Yau do đòi hỏi bởi một số điều kiện vật lý. Susskind phát triển khái niệm về đa vũ trụ và đưa ra quan điểm “phong cảnh (landscape)” vào LTD .
Các kiểu compắc hóa dẫn đến 10^500 phương án, số phương án này còn lớn hơn cả số nguyên tử trong toàn vũ trụ! Điều này dẫn đến một phong cảnh (danh từ của Leonard Susskin ) có đồi núi với 10^500 thung lũng ứng với chân không và là cơ sở cho ý tưởng về đa vũ trụ.
Lý thuyết dây (LTD) với khái niệm phong cảnh (landscape) cho phép sự tồn tại hằng hà vũ trụ khác nhau.
b.Đa vũ trụ theo Smolin
Smolin cho rằng những vũ trụ con có thể phát sinh từ những vũ trụ đã tồn tại thông qua cơ chế co (collapse) hấp dẫn. Theo bức tranh cổ điển khi một sao co thành một lỗ đen, một điểm kỳ dị không thời gian sẽ hình thành ở nội vùng của lỗ đen. Smolin giả định rằng một cách tiếp cận lượng tử sẽ cho ta thay vì điểm kỳ dị là một vùng không gian lạm phát liên thông với không thời gian của chúng ta bằng một lỗ sâu đục.
Sau đó quá trình bốc hơi Hawking cắt đứt lỗ sâu đục và như thế cắt đứt mối liên thông giữa vũ trụ con vừa hình thành (xem hình dưới đây)
3 / Mức III (CHLT-cơ học lượng tử dẫn đến mức III)
Đa vũ trụ mức I&II là những thế giới nằm cách xa nhau ngoài cả miền quan trắc của thiên văn, song đa vũ trụ mức III lại nằm quanh quẩn gần chúng ta. (xem hình 2).
Một thực tại cổ điển sẽ là trạng thái chồng chất của nhiều thực tại cổ điển khác và việc tách (splitting) trạng thái chồng chất đó sẽ gắn liền với những xác suất (phù hợp với xác suất trong phép collapse). Sự chồng chất các thế giới cổ điển đó cấu thành đa vũ trụ mức III (xem góc phải dưới của hình 6). Cơ học lượng tử tiên đoán một số lớn các vũ trụ song song.
Hãy tưởng tượng một con súc sắc 6 mặt. Khi chúng ta ném nó xuống, nó sẽ trình kiến một mặt nào đó. Cơ học lượng tử khẳng định rằng con súc sắc sẽ trình kiến cùng một lúc 6 mặt. Một cách để giải quyết mâu thuẫn này là con súc sắc trình kiến những mặt khác nhau trong những vũ trụ khác nhau. Trong một vũ trụ nó trình kiến mặt 1, trong một vũ trụ khác nó trình kiến mặt 2, và v.v….Nằm trong một vũ trụ chúng ta chỉ nhận được một mặt của thực tại lượng tử đó.
4 / Mức IV (các mô hình toán học dẫn đến mức IV)
Nếu chúng ta xét đến khả năng tồn tại những quy luật vật lý khác, chúng ta sẽ thu được những vũ trụ song song thuộc mức IV.
Chúng ta có thể kể đến quan điểm của hai nhà triết học: Plato & Aristote.
Theo Aristote thì thực tại vật lý là cơ bản còn ngôn ngữ toán học chỉ là một phương tiện mô tả gần đúng thực tại.
Trái lại Plato thì cho rằng các cấu trúc toán học mới là thực tại cơ bản. Những nhà vật lý hiện đại lại có khuynh hướng thiên về hệ mẫu (paradigme) Plato, họ cho rằng sở dĩ toán học có thể mô tả thực tại đẹp như vậy chỉ vì thực tại vật lý có bản chất toán học! Như vậy cuối cùng mọi bài toán vật lý về thực chất là những bài toán toán học (xem góc phải trên của hình 2). Một cấu trúc toán học là một thực thể trừu tượng tồn tại ngoài không thời gian. Tegmark cho rằng mọi khả năng khả dĩ của các vũ trụ đều có xác suất tồn tại. Lẽ dĩ nhiên đa số các vũ trụ đó đều không dung nạp sự sống.
Tóm tắt các mức
Có thể tóm tắt 4 mức vũ trụ trình bày ở trên trong một hình vẽ tổng hợp sau đây ( xem hình dưới đay)
Hình này có 4 góc:
I / Góc trái trên: các vũ trụ song song mức I, cư trú trong cùng một bong bóng (bubble), quy luật vật lý giống nhau, các điều kiện ban đầu có thể khác nhau, sự tồn tại của chúng dựa trên CMB Þ vũ trụ vô cùng, vật chất phân bố đều trong vũ trụ.
II / Góc trái dưới: các vũ trụ song song mức II, cấu thành bởi nhiều bong bóng, các hằng số vật lý, các hạt cơ bản, số chiều không gian trong các bong bóng có thể khác nhau.
III / Góc phải dưới: không đưa thêm vào những loại vũ trụ mới, song kéo các vũ trụ song song về quanh ta, các vũ trụ song song mức III có các tính chất như ở mức I&II, có nguyên lý unitarity, nguyên lý này đúng ngay cả đối với hấp dẫn lượng tử.Trạng thái sống, chết của con mèo Schrodinger thuộc 2 vũ trụ cổ điển song song.
IV / Góc phải trên: nhiều cấu trúc toán học khác nhau (với những phương trình vật lý khác nhau) sẽ cho những vũ trụ song song khác nhau, sự tồn tại mức IV dựa trên phỏng thuyết thực tại toán học = thực tại vật lý, có thể kiểm nghiệm nhờ một lý thuyết TOE (Theory of Everything-Lý thuyết thống nhất mọi vật).
Những ý tưởng tương đồng trong Phật học
Trong Phật học [3], vũ trụ cũng mang tính đa nguyên. Phật giáo phân thế giới thành 3 loại: Tiểu thiên, Trung thiên & Đại thiên. Đại thiên thế giới (大? 千? 世 界) gồm khoảng một tỷ thế giới. Cách đây hơn 2500 năm Phật học đã biết ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có hằng hà sa số thế giới khác. Đa nguyên là nguyên lý cơ bản của vũ trụ.
Cao Chi
Tài liệu tham khảo
[1] George Ellis, Does the Multiverse Really Exist ? Scientific American, tháng 8/ 2011.Alexander Vilenkin & Max Tegmark, The case of parallel universe, Scientific American, tháng 7/2011.
[2] Max Tegmark, Parallel Universes,Scientific American tháng 5/2003.
[3] Edward Conze, A short history of Buddhism: Tam thiên, đại thiên, thế giới (三 千, 大 千, 世 界) trong Phật học gồm 1 tỷ thế giới.
Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016
Làm sao ‘sống chung’ với thông tin trên mạng xã hội?
Hoàng Hải Vân
.
Trong những sự kiện liên quan đến việc thay đổi nhân sự ở tầm quốc gia hay phạm vi ngành, sự lan truyền những “tin tức” nói trên thường diễn ra chóng mặt. Đừng nghĩ đây chỉ là “dư luận trên mạng” chỉ có tác động với những người sử dụng internet. Hằng ngày, từ thông tin trên mạng đã nhanh chóng chuyển xuống công sở, đường phố, chợ búa quán xá, rồi lan tỏa rộng hơn nữa, cho đến các thôn làng. Sức mạnh truyền tin của mạng xã hội, tiếp nối bằng điện thoại và truyền miệng, từ lâu đã vượt khỏi mọi ý định kiểm soát.
Internet chỉ là một con đường. Đi trên con đường đó có người lương thiện và kẻ trộm cướp, có người nói thật và người nói dối. Người thiện dùng internet để mang điều tốt lành đến với người khác, còn kẻ ác thì tận dụng tối đa nó để thủ ác. Mạng xã hội, bản thân nó không ác không thiện, thiện hay ác là do người dùng.
Các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà quản lý truyền thông, các doanh nhân và những người nổi tiếng đều lo lắng về những thông tin “xấu” được phát đi từ những trang web “đen”, những blog hay các địa chỉ Facebook “nặc danh”, nhưng mọi biện pháp nhằm kiểm soát đều không khả thi. Và cũng có không ít những địa chỉ blog hay Facebook công khai danh tính nhưng vẫn cho lan truyền những thông tin từ các địa chỉ nặc danh hoặc tự đưa ra những thông tin không có nguồn gốc kèm theo những lời bình luận, nhưng việc kiểm soát hoặc ngăn chặn cũng gần như bất khả.
Lẻ tẻ cũng có những vụ kiện đòi lại sự công bằng nhưng không phổ biến, vì ít ai có đủ kiên trì để theo kiện. Thỉnh thoảng cũng có những vụ xử lý bằng pháp luật các cá nhân tung tin sai sự thật trên mạng, nhưng việc xử lý như vậy thường gây nhiều tranh cãi, vì không phải cá nhân nào tung tin sai sự thật cũng đều bị xử lý.
Nước ta không phải không có đủ luật để điều chỉnh các hành vi đưa tin sai sự thật và bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người. Cái thiếu là hệ thống pháp luật của chúng ta quá phức tạp. Người Việt chúng ta cũng chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.
Ở phương Tây, các chính khách cũng như những người nổi tiếng thường không sợ gì dư luận, điều quan trọng nhất đối với họ là họ có vi phạm pháp luật hay những quy tắc về đạo đức hay không. Nếu như tòa án hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật không khẳng định họ vi phạm thì dù cho dư luận có như thế nào họ cũng không ngán. Nhiều quan tòa khi xử án không đọc thông tin trên mạng, đã đành là như thế, họ còn không đọc báo. Còn ở ta, nhiều trường hợp cứ treo lơ lửng, “cơ quan chức năng” không nói có cũng không nói không. Đối với một xã hội quen sống theo pháp luật thì tòa không nói “có” nghĩa là “không”, còn ở ta tòa không nói “có” thì có thể là “không” mà cũng có thể là “có”. Đó là lý do nhiều người VN sợ dư luận hơn là sợ luật pháp, bởi vì “lời nói dối có thể đi nửa vòng trái đất trước khi sự thật xỏ chân vào giày” (lời Mark Twain, văn hào Mỹ).
Là người làm báo, tôi không đọc những thông tin không rõ nguồn gốc, trừ khi bạn bè hỏi tôi chuyện này chuyện kia về những người mà tôi có quen biết. Nhưng khuyên công chúng không đọc những thông tin đó là điều không nên và không thể. Việc xử sự, ứng phó với những luồng thông tin đó như thế nào là chuyện quá lớn, không có giải pháp nào là trước mắt cả, ngoài việc nhìn ra các nước xem người ta xử sự như thế nào.
Điều quan trọng nhất là luật pháp phải đủ cụ thể và minh bạch, để người dân có một chỗ dựa an toàn. Khi có một chỗ dựa an toàn và vững chắc là luật pháp thì người dân mới không sợ những lời đồn thổi. Tất nhiên người dân thường chẳng sợ gì sự đồn thổi và chẳng ai đồn thổi họ để làm gì. Nhưng sự minh bạch của một nền pháp trị sẽ khuyến khích ai có khả năng làm lãnh đạo sẽ đi theo con đường làm lãnh đạo mà chẳng cần phải xun xoe với đám đông, nhất là chẳng cần phải xun xoe với những kẻ có khả năng tạo ra dư luận. Đó là chuyện lâu dài của đất nước.
Đối với những vị đang làm lãnh đạo, từ cơ sở trở lên, đã đến lúc nên chấp nhận sự rủi ro mà một nền pháp trị chưa hoàn thiện mang lại. Các vị nên tập dần thói quen của cây ngay không sợ chết đứng. Trong những tình huống cấp bách (chẳng hạn như lúc bầu cử hay bổ nhiệm chức vụ), khi các cấp lãnh đạo đều nhận ra sự rủi ro có thể đến từ dư luận thì thiết nghĩ mọi người sẽ đồng thời áp dụng các nguyên tắc pháp trị làm vũ khí tự vệ: không xem xét những đơn thư nặc danh, không lấy những thông tin thiếu căn cứ trên mạng xã hội để thảo luận.
Ngay cả đối với các đơn thư không nặc danh, nếu chỉ dựa vào những phỏng đoán vô căn cứ cũng không nên xem xét. Nguyên tắc này cần được áp dụng một cách đồng loạt, không có ngoại lệ. Còn một chút vướng mắc là luật Khiếu nại, tố cáo cho phép xem xét một số đơn thư nặc danh nếu đơn thư này có những chứng cứ rõ ràng. Trong những trường hợp này, có thể áp dụng theo luật, nhưng trong thời gian xem xét cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành bản kết luận chính thức thì người bị tố cáo, tức là khi nào cơ quan này chưa nói “có” thì phải được coi là “không”. Việc xem xét một số trường hợp đơn thư nặc danh mà không tuân thủ nguyên tắc trên đây chính là lý do đơn thư nặc danh tràn ngập trong những thời điểm các tổ chức chuẩn bị thay đổi nhân sự.
Cuối cùng, cần xem lại các quy định và cách quản lý truyền thông, không phải là truyền thông trên mạng, mà là truyền thông chính thống. Các mạng xã hội ở VN mặc nhiên được coi là hợp pháp, nhưng phạm vi “được thông tin” (tức là không cấm) của mạng xã hội lại rộng hơn rất nhiều so với các cơ quan báo chí. Điều này khiến cho truyền thông mạng có lợi thế áp đảo so với báo chí. Khi nào báo chí và mạng xã hội đều có được một phạm vi tự do đồng đều theo Hiến pháp và pháp luật thì khi ấy tình trạng thông tin sai sự thật và sự bôi nhọ cá nhân trên mạng chắc chắn sẽ giảm đến mức “có thể chung sống được”.
———–
http://thanhnien.vn/doi-song/lam-sao-song-chung-voi-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-656367.html
Internet chỉ là một con đường. Đi trên con đường đó có người lương thiện và kẻ trộm cướp, có người nói thật và người nói dối. Người thiện dùng internet để mang điều tốt lành đến với người khác, còn kẻ ác thì tận dụng tối đa nó để thủ ác. Mạng xã hội, bản thân nó không ác không thiện, thiện hay ác là do người dùng.
Các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà quản lý truyền thông, các doanh nhân và những người nổi tiếng đều lo lắng về những thông tin “xấu” được phát đi từ những trang web “đen”, những blog hay các địa chỉ Facebook “nặc danh”, nhưng mọi biện pháp nhằm kiểm soát đều không khả thi. Và cũng có không ít những địa chỉ blog hay Facebook công khai danh tính nhưng vẫn cho lan truyền những thông tin từ các địa chỉ nặc danh hoặc tự đưa ra những thông tin không có nguồn gốc kèm theo những lời bình luận, nhưng việc kiểm soát hoặc ngăn chặn cũng gần như bất khả.
Lẻ tẻ cũng có những vụ kiện đòi lại sự công bằng nhưng không phổ biến, vì ít ai có đủ kiên trì để theo kiện. Thỉnh thoảng cũng có những vụ xử lý bằng pháp luật các cá nhân tung tin sai sự thật trên mạng, nhưng việc xử lý như vậy thường gây nhiều tranh cãi, vì không phải cá nhân nào tung tin sai sự thật cũng đều bị xử lý.
Nước ta không phải không có đủ luật để điều chỉnh các hành vi đưa tin sai sự thật và bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người. Cái thiếu là hệ thống pháp luật của chúng ta quá phức tạp. Người Việt chúng ta cũng chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.
Ở phương Tây, các chính khách cũng như những người nổi tiếng thường không sợ gì dư luận, điều quan trọng nhất đối với họ là họ có vi phạm pháp luật hay những quy tắc về đạo đức hay không. Nếu như tòa án hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật không khẳng định họ vi phạm thì dù cho dư luận có như thế nào họ cũng không ngán. Nhiều quan tòa khi xử án không đọc thông tin trên mạng, đã đành là như thế, họ còn không đọc báo. Còn ở ta, nhiều trường hợp cứ treo lơ lửng, “cơ quan chức năng” không nói có cũng không nói không. Đối với một xã hội quen sống theo pháp luật thì tòa không nói “có” nghĩa là “không”, còn ở ta tòa không nói “có” thì có thể là “không” mà cũng có thể là “có”. Đó là lý do nhiều người VN sợ dư luận hơn là sợ luật pháp, bởi vì “lời nói dối có thể đi nửa vòng trái đất trước khi sự thật xỏ chân vào giày” (lời Mark Twain, văn hào Mỹ).
Là người làm báo, tôi không đọc những thông tin không rõ nguồn gốc, trừ khi bạn bè hỏi tôi chuyện này chuyện kia về những người mà tôi có quen biết. Nhưng khuyên công chúng không đọc những thông tin đó là điều không nên và không thể. Việc xử sự, ứng phó với những luồng thông tin đó như thế nào là chuyện quá lớn, không có giải pháp nào là trước mắt cả, ngoài việc nhìn ra các nước xem người ta xử sự như thế nào.
Điều quan trọng nhất là luật pháp phải đủ cụ thể và minh bạch, để người dân có một chỗ dựa an toàn. Khi có một chỗ dựa an toàn và vững chắc là luật pháp thì người dân mới không sợ những lời đồn thổi. Tất nhiên người dân thường chẳng sợ gì sự đồn thổi và chẳng ai đồn thổi họ để làm gì. Nhưng sự minh bạch của một nền pháp trị sẽ khuyến khích ai có khả năng làm lãnh đạo sẽ đi theo con đường làm lãnh đạo mà chẳng cần phải xun xoe với đám đông, nhất là chẳng cần phải xun xoe với những kẻ có khả năng tạo ra dư luận. Đó là chuyện lâu dài của đất nước.
Đối với những vị đang làm lãnh đạo, từ cơ sở trở lên, đã đến lúc nên chấp nhận sự rủi ro mà một nền pháp trị chưa hoàn thiện mang lại. Các vị nên tập dần thói quen của cây ngay không sợ chết đứng. Trong những tình huống cấp bách (chẳng hạn như lúc bầu cử hay bổ nhiệm chức vụ), khi các cấp lãnh đạo đều nhận ra sự rủi ro có thể đến từ dư luận thì thiết nghĩ mọi người sẽ đồng thời áp dụng các nguyên tắc pháp trị làm vũ khí tự vệ: không xem xét những đơn thư nặc danh, không lấy những thông tin thiếu căn cứ trên mạng xã hội để thảo luận.
Ngay cả đối với các đơn thư không nặc danh, nếu chỉ dựa vào những phỏng đoán vô căn cứ cũng không nên xem xét. Nguyên tắc này cần được áp dụng một cách đồng loạt, không có ngoại lệ. Còn một chút vướng mắc là luật Khiếu nại, tố cáo cho phép xem xét một số đơn thư nặc danh nếu đơn thư này có những chứng cứ rõ ràng. Trong những trường hợp này, có thể áp dụng theo luật, nhưng trong thời gian xem xét cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành bản kết luận chính thức thì người bị tố cáo, tức là khi nào cơ quan này chưa nói “có” thì phải được coi là “không”. Việc xem xét một số trường hợp đơn thư nặc danh mà không tuân thủ nguyên tắc trên đây chính là lý do đơn thư nặc danh tràn ngập trong những thời điểm các tổ chức chuẩn bị thay đổi nhân sự.
Cuối cùng, cần xem lại các quy định và cách quản lý truyền thông, không phải là truyền thông trên mạng, mà là truyền thông chính thống. Các mạng xã hội ở VN mặc nhiên được coi là hợp pháp, nhưng phạm vi “được thông tin” (tức là không cấm) của mạng xã hội lại rộng hơn rất nhiều so với các cơ quan báo chí. Điều này khiến cho truyền thông mạng có lợi thế áp đảo so với báo chí. Khi nào báo chí và mạng xã hội đều có được một phạm vi tự do đồng đều theo Hiến pháp và pháp luật thì khi ấy tình trạng thông tin sai sự thật và sự bôi nhọ cá nhân trên mạng chắc chắn sẽ giảm đến mức “có thể chung sống được”.
———–
http://thanhnien.vn/doi-song/lam-sao-song-chung-voi-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-656367.html
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016
Quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ
Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cái đẹp nằm trong sự giải thoát. Nhưng, mĩ học Ấn Độ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể của nhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cái đẹp trong quan niệm Ấn Độ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục.
1. Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cái đẹp nằm trong sự giải thoát. Nhưng, mĩ học Ấn Độ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể của nhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cái đẹp trong quan niệm Ấn Độ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục.
Nhục cảm chính là khía cạnh trần tục của cái đẹp trong cảm quan ấn Độ.
“Nhục cảm” vốn là thuật ngữ của mĩ học, được dùng để chỉ loại khoái cảm do ăn uống, do thoả mãn nhục dục… đem lại. Trong nghệ thuật ấn Độ, nhục cảm được thể hiện rõ nhất qua những bức phù điêu tả cảnh nam nữ giao hoan, cảnh phụ nữ ở trần và sự cường điệu các bộ phận sinh sản. Với người ấn Độ, nhục cảm là một giá trị thẩm mĩ mang tính xã hội.
Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu quan niệm về cái đẹp nhục cảm của người Ấn Độ cổ đại qua sử thiRamayana. Vấn đề này vốn đã được đề cập tới nhiều. Song, ở đây, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai phương diện: phương diện bản thể (cái đẹp nhục cảm là gì) và phương diện sinh tồn (cái đẹp nhục cảm tồn tại như thế nào), từ đó, đi đến một khái niệm hoàn chỉnh về cái đẹp nhục cảm trong cảm quan của Ấn Độ cổ đại.
2. Trong cảm quan ấn Độ, cái đẹp nhục cảm là giá trị phổ biến của thế giới. Nếu như vẻ đẹp thân thể của các nhân vật trong sử thi Hi Lạp chỉ được thể hiện qua các định ngữ ngắn gọn, kiểu như: “Hêlen xinh đẹp”, “Bridêit má hồng”, “nữ tì tóc quăn xinh đẹp”… thì các nhân vật của sử thi Ramayana, từ nhân vật phụ nữ cho đến nhân vật anh hùng, từ nhân vật là con người đến nhân vật là thần linh hay yêu quỷ, từ nhân vật phe thiện đến nhân vật phe ác, phần lớn, được miêu tả thân thể đầy gợi cảm: Xita “hông đầy đặn”, “đùi… tròn trĩnh như vòi voi”, “ngực nở nang với đôi vú đầy và nhọn”, “đùi núng nính tròn trĩnh như vòi voi…”; các cung nữ của Ravana “đôi hông là bờ suối”, “eo lưng là sóng gợn lăn tăn”; Rama: “chân tay chàng cân đối”, “bắp vế, nắm tay của chàng rắn chắc”, “rốn sâu, bụng và ngực phủ những vệt lông tơ”; Ravana có “bộ ngực rắn khoẻ… xoa bột đàn hương”… Không chỉ con người, ngay cả thiên nhiên trong sử thi Ramayana cũng đặc biệt ấn tượng ở đường nét, hình dáng của thân thể nữ, hơn nữa là thân thể nữ trong trạng thái hành lạc. Điều này thể hiện rõ nhất qua các phép so sánh, qua việc miêu tả thế giới động thực vật ở thời điểm dậy tình.
Quan niệm coi cái đẹp thân thể là giá trị phổ biến, tất yếu của thế giới, con người trong vị trí nào đều hướng tới cái đẹp của thân thể lí tưởng mang dấu ấn dân chủ của thời đại anh hùng. Nó khác với thời kì xã hội phân chia giai cấp, khi cái đẹp nhục cảm được coi là đặc quyền của các cá nhân ưu tú; như nhận định của Evanina: “ở thời Trung cổ, người ta cho rằng các nhân vật văn học chính diện nhất định phải đẹp. Cái đẹp này phản ánh cái đẹp bên trong. Bởi thế mà người ta cho rằng, chỉ cần kể về cái đẹp bên ngoài của cô gái là đủ”(1).
3. Như vậy, trong cảm quan Ấn Độ cổ đại, cái đẹp nhục cảm tồn tại phổ biến trong thế giới. Tuy nhiên, cái đẹp nhục cảm đó gắn với khả năng sinh nở của vạn vật.
Sử thi Ramayana xuất hiện dày đặc, đặc biệt là phần đầu tác phẩm, mô típ sinh sôi, mô típ cầu con nối dõi, trạng thái giao hoan của vạn vật, như chuyện Đaxaratha lập đàn tế lễ cầu tự, chuyện cuộc giao phối của thần Mahađêva và vợ là Xakti Uma, chuyện con bò cái Xavala có khả năng sinh sản kì diệu… Đây là dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực, theo đó, nhục cảm là giá trị phổ biến, tất yếu nhưng không tồn tại cho nó, mà phải thực hiện chức năng đối với thế giới: chức năng duy trì giống nòi, qua đó duy trì sự sinh tồn của thế giới. Quan niệm về cái đẹp nhục cảm như vậy được cố định thành luật (luật Manu). Theo đó, con người có quyền thoả mãn nhu cầu khoái lạc thể xác; không có khoái lạc tình dục và hạnh phúc thể xác, cuộc sống gia đình không thể tồn tại, dòng giống sẽ bị tuyệt diệt.
Việc xác định nội hàm khái niệm cái đẹp nhục cảm trên cho thấy con người Ấn Độ vừa mơ mộng, vừa thực tế; vừa coi nhục cảm là phần tất yếu của cuộc sống vừa yêu cầu nhục cảm phải có ý nghĩa với sự sống. Điều này khiến thủ tướng Nehru từng thốt lên: “Thật thú vị nhận thấy rằng vào buổi bình minh của lịch sử ấn Độ, đất nước này đã… không xa rời các mặt của cuộc sống, không chìm đắm trong mơ mộng về một thế giới siêu nhiên mơ hồ, không thực tế, mà nó đã đạt được… những lạc thú của cuộc đời”(2).
Trong cảm quan ấn Độ, nhục cảm còn là sắc thái không thể thiếu của tình yêu đích thực. Có thể thấy điều này qua việc đối sánh tâm trạng nhân vật Rama trước và sau khi Xita bị bắt cóc. Trước khi Xita bị bắt cóc, Rama không một lần quan tâm đến thân thể Xita. Nhưng khi vắng Xita, ở đâu Rama cũng thấy bóng dáng thân thể kiều diễm của nàng. Trong nỗi đau tê dại, Rama tưởng tượng Xita vẫn đang phủ trên thân thể nàng đầy hoa Axôka, “đùi của em thon thả như cây chuối nước, và em che giấu nó sau lùm cây chuối”(3). Rama đắm chìm trong đại dương đau khổ khi tưởng tượng thân thể mĩ miều của Xita đang bị kẻ thù giày vò: “Bộ ngực tròn trắng của nàng ngào ngạt mùi đàn hương vàng, chắc chắn đã đầm đìa máu”(4), “khuôn mặt mà trên đó mái tóc cuốn búp buông xuống như sóng lượn, chắc chắn đã bị cướp mất vẻ đẹp như mặt trăng trong sự kìm kẹp của Rahu”, “Có thể bọn Raksaxa khát máu đã xé nát cái cổ mềm mại đeo dây chuyền vàng của con người mà ta yêu dấu”(5). Nhìn cảnh vật, chàng thấy cái đẹp thân thể hằn in khắp nơi. Trong hương sen của hồ Pampa, Rama thấy đó là hơi thở nhẹ nhàng của Xita; trong cây Tilaka nở hoa, chàng thấy bóng dáng mĩ nhân chuếnh choáng hơi men; trong cây xoài đang độ nở hoa, chàng thấy một mĩ nhân trang sức lộng lẫy bị những ham muốn ái ân giày vò…
Không những thế, cảnh vật trong mắt Rama đâu đâu cũng say trong hoan lạc. So sánh bức tranh thiên nhiên ở chương 38 khúc ca II và bức tranh thiên nhiên ở chương 23, 25 khúc ca IV, chúng ta thấy rõ điều này. Cùng là thiên nhiên của khu rừng ở ẩn, cùng là những con vật ấy nhưng sắc thái khác nhau. Thiên nhiên ở chương 38 khúc ca II hiện lên thơ mộng với trạng thái vốn có; còn thiên nhiên trong khúc ca IV ngập tràn trong trạng thái giao hoan.
Thử thách là sự bất thường của cuộc sống, nhưng chính nó lại bộc lộ phần bản chất hàng ngày bị che lấp; là bước đệm để cuộc sống trở về với quỹ đạo thường có của nó. Sự kiện Xita bị bắt cóc đã làm phát lộ sắc thái trần tục nhất – vốn có của tình yêu: sắc thái nhục cảm.
Tuy nhiên, một phản đề khác được đặt ra là, người Ấn Độ chấp nhận tình yêu mang màu sắc nhục cảm nhưng không chấp nhận tình yêu chỉ có màu sắc nhục cảm. Nhục cảm luôn cân bằng, hài hoà với tâm hồn thánh thiện, trong sáng, với lòng chung thủy, đức hi sinh…
Thực ra, quan điểm coi cái đẹp nhục cảm gắn với tình yêu đã có trong thần thoại. Các nhà nghiên cứu khi dẫn câu chuyện thần Shiva bị trúng mũi tên của thần Kama thường chỉ để nói lên truyền thống nhân đạo, nhân văn đề cao tình yêu trong văn hoá ấn Độ. Tuy nhiên, nếu chú ý hơn đến sự sắp xếp của các sự kiện, vai trò của sắc đẹp Uma sẽ thấy rõ quan niệm của người Ấn Độ về quan hệ giữa nhục cảm và tình yêu. Vẻ đẹp gợi tình của Uma không thể tự dưng khêu gợi được dục tình của Shiva. Chỉ đến khi trái tim ông tổ của chủ nghĩa khổ hạnh nhức nhối bởi tình yêu thì cái đẹp nhục thể của Uma mới được chấp nhận.
Từ quan niệm cái đẹp nhục cảm gắn với khả năng sinh sản đến quan niệm cái đẹp nhục cảm gắn với tình yêu là bước phát triển của tư duy ấn Độ, truyền thống nhân đạo của ấn Độ. Đó chính là biểu hiện của cái nhìn có văn hoá đối với nhục cảm.
4. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là khái niệm cái đẹp nhục cảm hoàn chỉnh trong quan niệm ấn Độ. Cái đẹp nhục cảm không chỉ là phương tiện duy trì sự sinh tồn của thế giới mà còn là phương tiện thanh lọc thế giới. Điều này xuất phát từ đặc trưng của đất nước Ấn Độ coi trọng sự rèn luyện đạo đức, chế ngự tinh thần.
Người Ấn Độ đề cao cái đẹp thân thể người phụ nữ nhưng phải gắn với tư cách, nghĩa là sự trinh tiết, lòng chung thuỷ… Người phụ nữ gợi cảm mà không trinh tiết, đó là người phụ nữ dâm dục, đĩ thoã, lăng loàn… và nhất định bị trừng phạt. Có thể thấy điều này qua sự phân chia nhân vật nữ trong sử thi Ramayana thành hai giới tuyến: người phụ nữ trinh thuận (tiêu biểu nhất là Xita) và người phụ nữ lăng loàn (Tara, những người phụ nữ thành Lanka,…). Hai giới tuyến này giống nhau ở cái đẹp thân thể. Song nếu như Xita một lòng sắt son với Rama thì Tara ngay sau khi Vali (chồng Tara) chết đã nhanh chóng vùi mình trong vòng tay của kẻ giết chồng mình là Xugriva, hàng ngày hàng giờ bị thú nhục dục lôi cuốn. Hình ảnh nàng Xita đứng vững trên bờ vực của ham muốn nhục dục mới chính là người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm ấn Độ. Nhục cảm là giá trị tự nhiên, song phải gắn với lòng chung thuỷ, đức trung trinh. Nhục cảm không chung thủy, trung trinh đồng nghĩa với dâm loạn, đàng điếm. Có thể thấy điều này qua nhân vật Ahalya thất tiết với chồng, chịu hàng ngàn năm trong am, ngủ trên giường tro, ăn bằng không khí, sống hối hận không ai trông thấy; mụ Xuanapakha lăng loàn, bị lòng dục mê hoặc, hết đòi làm vợ Rama lại đòi làm vợ Lakmana phải chịu hình phạt thê thảm: cắt tai, xẻo mũi…
Tiêu chí về lòng chung thuỷ, đức trung trinh đó đã trở thành luật của ấn Độ. Tước đi tính chất hà khắc vô lí của các hủ tục, chúng ta thấy việc đặc biệt coi trọng đức hạnh người phụ nữ thật sự cần thiết để thế giới tồn tại và phát triển trong trạng thái cân bằng, trong sạch. Nếu coi nhục cảm là giá trị duy nhất, tuyệt đối, thế giới nhanh chóng sẽ ngập trong đồi bại, loạn luân… Nhục cảm gắn với đạo đức mới có chức năng gìn giữ thế giới.
5. Với người ấn Độ, nhục cảm là giá trị tự nhiên phổ biến nhưng nếu con người chấp thủ, coi nhục cảm là giá trị duy nhất, khi đó, nhục cảm đồng nghĩa với tham lam, dục vọng – mầm mống của diệt vong.
Sử thi Ramayana chỉ ra nhục dục là nguyên nhân đẩy con người vào hố sâu đau thương; nó là nguyên nhân đảo lộn mọi chân lí. Điều này có thể thấy rõ qua sự kiện vua Đaxaratha truất quyền lên ngôi của Rama. Cơ chế điều khiển hành động phi lí này là lòng dâm dục của con người. Lòng dục còn nhấn cả nhân loại trong bể khổ đau, từ người đứng đầu vương quốc là Đaxaratha đến thần linh, dân chúng… Sử thi Ramayana miêu tả nỗi đau của vua Đaxaratha thật tinh tế: “Ta đang rơi vào một biển cả mênh mông đau buồn vì Rama vắng mặt, những tiếng thở dài là sóng và xoáy lốc của nó, những cử động của tay là cá, tiếng khóc là tiếng thầm thì sâu thẳm của nó… Những giọt nước mắt giống như những con sông đang dào dạt xông vào nó”(6). Nhiều phép so sánh được tung ra để đặt tình cảnh vướng mắc không gỡ được của vua Đaxaratha vào lòng dâm dục: “Nhà vua tự trói buộc mình bằng một lời nguyền để rồi tự tiêu diệt mình, như một con hươu bị mắc bẫy bởi một sợi dây oan nghiệt”(7), “ông ngày càng đau khổ như một con hươu lúc thấy một con hổ cái”(8), “ông quằn quại như một con rắn độc ngạt thở vì bị bùa mê”(9)… Các hình ảnh đưa ra để so sánh ở đây diễn tả đúng tình cảnh bị động của vua Đaxaratha. Dục vọng đã cướp đi sức mạnh của con người. Trước dục vọng, con người bị tha hoá.
Tóm lại, câu chuyện Đaxaratha cho thấy tác hại của lòng dục, đúng như Rama nhận xét: “nhục dục là mối dục vọng mãnh liệt nhất trong con người, thậm chí mạnh hơn cả lòng tham vàng. Kẻ nào đeo đuổi lòng ham muốn mà quên đi mọi quyền lợi, sẽ mang lại nỗi cơ cực cho những người như vua Đaxaratha”(10).
Quan niệm về cái nhục cảm, nhục dục như vậy liên quan đến triết lí nhân sinh nhà Phật cho rằng nguyên nhân của khổ là “cái nhân dục vô nhai, nó làm cho con người tái sinh hoài; dục vọng đó kết hợp với sự ham thích, dâm dật, lúc nào cũng muốn thoả mãn cho được, nguyên nhân là cái ham mê, ham mê cái thực thể”(11).
Triết lí nhà Phật trong khi chỉ ra căn nguyên của nỗi khổ, cũng vạch ra con đường thoát khổ là diệt dục. Phải tẩy chay lòng hám dục, cuộc sống mới an bằng, tránh được hoạ diệt vong.
Không phải ngẫu nhiên mà sử thi Ramayana dành 2 chương (chương 8, 9 khúc ca V) kể về buồng ngủ của Ravana. Hình ảnh những phụ nữ nằm ngủ chồng chất tạo thành không khí dâm dục đặc quánh bao quanh Ravana: “nàng thì gối đầu lên ngực của nàng khác trong khi một người thứ ba ngả lên đầu người này; một nàng đang nằm trên vạt áo người khác, trong khi một người thứ ba lại ngủ trên ngực của người này. Cứ thế đấy, họ ngủ chung ngủ chạ, kẻ này tựa vào vai kẻ kia”(12). Hơn nữa, khi miêu tả phòng múa của Ravana, hình ảnh những phụ nữ này được xếp lẫn lộn với đống đồ đạc, thức ăn thức uống của chủ nhân (gà, công, nai quay, thịt lợn xông khói tẩm bơ, gà gô, cá và thỏ”, “các thức uống ngon: xúp mặn, vị hơi chua…) cho thấy xu hướng vật chất hóa, dung tục hóa cái nhục cảm của Ravana. Trong sử thi Ramayana, Ravana biểu tượng cho lòng ham muốn vô độ của con người. Quá trình Rama tiết diệu Ravana chính là hành trình gian khổ của mỗi cá nhân thực hành diệt dục để đạt được hạnh phúc đích thực, hành trình con người “thoát khỏi mọi nỗi đau khổ nhờ tự huỷ diệt được mình – theo nghĩa tinh thần” để đạt đến cõi Niết Bàn – sự “an tính”, cân bằng, giao hòa.
Như vậy, việc chú ý đến cái nhục cảm của Ấn Độ chỉ là “cách thức lấy vẻ đẹp của thế giới vật chất như một phương tiện để hướng đạo khát vọng các tín đồ tới vẻ đẹp tâm linh của giác ngộ chân thành(13). Tại các chùa chiền ấn Độ, sự xuất hiện các bức tranh phụ nữ gợi cảm là để nhấn mạnh vào bức thông điệp của Đấng giác ngộ về sự chế ngự, vượt qua cạm bẫy quyến rũ của dục vọng. Vượt qua cái ảo ảnh, giả nguỵ của cái đẹp, con người sẽ tìm thấy cái đẹp đích thực ở cõi thanh tĩnh, an bằng.
Như thế, nhục cảm một khi đã tước bỏ tất cả ý nghĩa xã hội văn hoá nó trở thành lực cản cho sự tồn tại của thế giới. Nhục cảm phải gắn với thế giới thanh sạch, hài hoà, an bằng mới là cái đẹp đích thực trong cảm quan ấn Độ.
Đến đây, chúng ta có thể hình thành một cách cơ bản quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ qua sử thiRamayana: cái đẹp nhục cảm là giá trị phổ biến, tự nhiên của cuộc sống, gắn với khả năng sinh sản để duy trì sự sinh tồn của thế giới; gắn với những hành vi văn hoá của con người như tình yêu, đức hạnh, nhân cách… để gìn giữ sự an bằng, sạch trong của thế giới.
Quan niệm cái đẹp nhục cảm như trên xuất phát từ đặc trưng tôn giáo chi phối mọi mặt của đời sống trong truyền thống văn hoá ấn Độ. Tuy nhiên, “mặc dù được chỉ dẫn theo các quy luật, cách thức của mĩ học tôn giáo nhưng cảm xúc vẫn luôn chi phối trong quá trình sáng tạo nên họ không thể không mang vào… những tình cảm nhân bản”(13). Điều này chính Krishna Kripalani trong cuốn Literature of Modern India – A panoramic glimpse đã khẳng định: “Sự biểu đạt đầy tính dục rõ ràng không mâu thuẫn với trạng thái thăng hoa về tinh thần và lòng mộ đạo một cách sùng kính” (“Such erotic expression was obviously not inconsistent with flights of spiritual ecstasy or moral piety”) (14).
Phạm Phương Chi
(Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
Nguồn : Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
Chú thích
(1) Evanina “Tình yêu và hôn nhân trong văn học Ấn Độ thời trung đại”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4/1996, tr.91
(2) Jawaharlal Nehru Phát hiện ấn Độ, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990, tr.106
(3) Ramayana, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.135
(4) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.136
(5) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.135
(6) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.178
(7) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.146
(8) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.146
(9) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.146
(10) Ramayana, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.171
(11) Lê Xuân Khoa Nhập môn triết học ấn Độ, Trung tâm học liệu – Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1972, tr.62
(12) Ramayana, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988, tr.146 – 147
(13) Lương Duy Thứ (chủ biên) Đại cương văn hoá phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.200
(14) Krishna Kripalani Literature of Modern India a panoramic glimpse, Nation book trust, India, 1982, tr.73
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016
Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ
Tác giả: Đức Việt
Trong bộ phim kinh điển “Mr. Smith Goes to Washington” năm 1939, tài tử James Stewart vào vai một thượng nghị sĩ Mỹ trẻ tuổi, ngây thơ, nhưng đầy lý tưởng. Vì đối địch với lợi ích của bộ máy chính trị và giới tư sản lũng đoạn tại bang quê nhà, nhân vật ngài Jefferson Smith của James Stewart đã bị các đồng nghiệp tại Thượng viện gài bẫy và đối mặt với nguy cơ bị luận tội (impeach) – là thủ tục duy nhất theo Hiến pháp Mỹ để phế truất một thượng nghị sĩ liên bang. Trong thế đường cùng, Jefferson Smith đã chọn một giải pháp điên rồ nhưng tạo được tiếng vang lớn. Ngay trước lúc Thượng viện tiến hành luận tội, Smith giơ tay giành quyền phát biểu và đã phát biểu liên tục trong gần 24 tiếng đồng hồ, bất chấp sự phản đối của các thượng nghị sĩ khác.
“Bài phát biểu” của Smith kéo dài qua nhiều chủ đề, trong đó có những chủ đề liên quan đến câu chuyện của bộ phim, như khi Smith cố gắng thuyết phục Thượng viện rằng mình vô tội và bộ máy chính trị tại tiểu bang mà ông đại diện đã hũ bại. Hoặc có khi, Smith đơn giản chỉ là đọc lại một đoạn trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Smith được nói cho đến khi nào ông không còn sức, và miễn là ông không ngồi xuống hoặc ông không ngừng nói, không một ai có quyền ngăn Smith cả.
Đó là thủ tục filibuster rất nổi tiếng của Thượng viện Hoa Kỳ – quyền được nói cho đến khi kiệt sức. Một sự “điên rồ” của nền dân chủ Mỹ.
Filibuster là một thuật ngữ không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt. Nó có gốc từ tiếng Hà Lan – có nghĩa là “cướp biển” [1]. Có nhiều tranh luận về phạm vi cụ thể của filibuster, nhưng theo Thượng viện Hoa Kỳ thì dường như filibuster được dùng để chỉ việc tranh luận không giới hạn (unlimited debate) của các thượng nghị sĩ [2]. Không giới hạn ở đây tức là không giới hạn về thời gian, chủ đề, và các lập luận. Thượng viện giới hạn về không gian tranh luận (trong khuôn viên nghị trường), nhưng ngược lại không buộc hay đặt câu hỏi đối với các thượng nghị sĩ về nội dung họ dùng trong bài phát biểu của mình. Đây có thể coi là một “quyền” đặc biệt đối với Thượng viện Hoa Kỳ và một số cơ quan lập pháp cấp tiểu bang, nơi luật của họ không giới hạn thời gian phát biểu của nghị sĩ. Tại Hạ viện Hoa Kỳ, filibuster chấm dứt từ năm 1842 khi cơ quan này đưa ra luật giới hạn thời gian tranh luận[3].
Các vụ filibuster nổi tiếng
Lịch sử Hoa Kỳ không thiếu các ví dụ về filibuster, cả ở cấp độ liên bang lẫn tiểu bang, kể từ vụ filibuster đầu tiên được ghi nhận vào năm 1837.
Vào tháng 9 năm 2013, tờ USA Today đưa ra danh sách 5 vụ filibuster nổi tiếng nhất lịch sử lập pháp liên bang Hoa Kỳ [4]. Điểm thú vị là vụ filibuster hư cấu của Jefferson Smith như nêu ở trên cũng được chọn trong danh sách. Bốn vị trí còn lại thuộc về vụ filibuster của:
Rand Paul năm 2013, kéo dài 13 tiếng nhằm phản đối chính sách dùng máy bay không người lái để tiêu diệt mục tiêu (thường là để lại thương vong lớn). Rand Paul dùng filibuster để trì hoãn việc Thượng viện bỏ phiếu xác nhận việc bổ nhiệm ứng viên giám đốc CIA John Brennan – một người ủng hộ chính sách này. Cuối cùng, John Brennan vẫn được bổ nhiệm bất chấp nỗ lực 13 tiếng đồng hồ của Rand Paul.
Huey P. Long năm 1935, kéo dài 15 tiếng 30 phút. Nổi tiếng là một chính khách dân túy, Long sở hữu một khả năng nói siêu hạng nên việc ông “tranh luận” liên tiếp trong hơn 15 tiếng là điều có thể tưởng tượng được. Tiếc thay lần này thì mục đích của Long khi filibuster không được tốt đẹp cho mấy, đó là cố gắng ngăn chặn việc thông qua đạo luật New Deal của tổng thống Roosevelt mà hậu quả của nó là việc các đối thủ chính trị của Long ở Louisiana có thể được lợi ích. Kết quả là New Deal vẫn được thông qua. Trong 15 tiếng đồng hồ, Long bị coi là “trơ trẽn” khi đưa vào bài phát biểu của mình cả những chủ đề không liên quan như một bài thơ của Shakespeare hay cả công thức nấu món nghêu của ông.
Wayne Morse năm 1953, phát biểu trong 22 tiếng 26 phút. Thượng nghị sĩ độc lập Morse cố gắng chống lại một đạo luật về khai thác dầu trên đất liền bằng cách phát biểu không ngưng nghỉ trong hơn 22 tiếng đồng hồ.
Storm Thurmond năm 1957, phát biểu trong 24 tiếng 18 phút. Đây là vụ filibuster dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến nay (dài hơn cả vụ filibuster hơn 23 tiếng của Jefferson Smith trong phim). Thurmond cố gắng chống lại Đạo luật các Quyền Dân sự năm 1957 khi ông phát biểu trong hơn một ngày với nhiều chủ đề hoàn toàn không liên quan như cả công thức món ăn của bà nội ông v.v… Trợ giúp cho Thurmond là kẹo ngậm, viên sữa đặc và bánh sandwich steak. Kết thúc bài filibuster, ông tuyên bố: “Tôi dự định sẽ bỏ phiếu chống lại đạo luật” – điều mà ai cũng đã biết rõ.
Gần đây hơn, tại cấp độ tiểu bang, thượng nghị sĩ bang Texas Wendy Davis đã thực hiện một vụ filibuster kéo dài gần 12 tiếng đồng hồ chống lại một dự luật siết chặt hơn nữa việc phá thai của phụ nữ bang Texas. Sự kiện ở Austin, Texas đã khiến bà Wendy Davis báo chí toàn liên bang chú ý, và bà cũng đã xuất hiện để trả lời phỏng vấn nhiều báo đài uy tín như CNN, New York Times…
Wendy Davis đã rất khôn ngoan khi chọn ngày cuối cùng của phiên thảo luận tại Texas để làm filibuster vì theo luật của bang này, nếu đồng hồ điểm sang 12h ngày tiếp theo của phiên thảo luận cuối cùng thì xem như dự luật không được thông qua. Trong trang phục áo văn phòng nhưng đi giầy thể thao, bà Davis bắt đầu bài phát biểu trong sự cổ vũ của những người dự khán, đa phần là phụ nữ, và các đồng chí trong Đảng Dân chủ của bà.
Theo luật bang Texas, bà có thể filibuster đến khi nào bà thích miễn là bà không ngừng nói, không nhường diễn đàn cho ai (yield), không ngồi, và không để ai hỗ trợ. Bà được phép “vi phạm” ba lần trước khi phiên phát biểu của bà kết thúc. Cuối cùng, phó thống đốc bang Texas là người chủ trì phiên họp, cũng là đảng viên Đảng Cộng Hòa đã xác định bà Wendy vi phạm ba lần và buộc bà ngồi xuống, trong đó có một lý do đó là đồng nghiệp của Wendy đã giúp bà… kéo khóa ví lại khi bà đang phát biểu, xem như Wendy đã nhận được hỗ trợ. Những gì diễn ra sau đó rất cảm xúc khi để phản đối quyết định này của phó thống đốc bang, người dự khán và các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã cùng hô to khẩu hiệu và làm ồn khán phòng trong suốt gần một tiếng cuối cùng của ngày, để rồi khi chuông đồng hồ điểm 12h, dự luật kể trên xem như đã “chết”. Đảng Cộng Hòa đã phải đợi một tháng sau để lại mở một phiên họp khác và thông qua dự luật trên.
Filibuster trên thế giới
Filibuster là một đặc sản của Mỹ nhưng không phải chỉ có Mỹ mới có thể “nấu” được “món đặc sản” này. Tại Anh, Nghị viện cũng thi thoảng xuất hiện những vụ filibuster. Tại Canada, các nghị sĩ Quốc hội nước này có lần đã thay phiên nhau phát biểu để ngăn chặn một đạo luật. Tại Iran trước thời kỳ cách mạng Hồi giáo 1978, một nghị sĩ đã phát biểu trong bốn ngày liên tục để chống lại thỏa thuận dầu mỏ mà chính phủ nước này sắp ký với các công ty Anh – Mỹ.
Nghị sĩ tại các quốc gia có quy định giới hạn thời gian tranh luận cũng rất sáng tạo để nghĩ ra những “biến tấu” của filibuster. Chẳng hạn, ở New Zealand, các nghị viên nước này phản đối một đạo luật bằng cách bỏ phiếu rất chậm và nhiều người quyết định bỏ phiếu bằng tiếng Maori (tiếng thổ dân New Zealand) mà theo luật phải được dịch sang tiếng Anh để ghi nhận, mục tiêu chủ yếu là để trì hoãn việc thông qua một dự luật nào đó. Còn tại Pháp, nghị sĩ nước này từng đưa ra 137.499 yêu cầu sửa đổi trong một dự luật cho phép giảm vốn Nhà nước trong tập đoàn khí đốt Gaz de France vào tháng 8 năm 2006. Luật của Pháp buộc Quốc hội phải thảo luận và thông qua tất cả các yêu cầu sửa đổi do nghị viên đưa ra. Vì thế, người ta tính toán rằng Quốc hội Pháp phải mất 10 năm mới có thể thảo luận và thông qua toàn bộ 137.449 yêu cầu sửa đổi kể trên. Dự luật vì thế xem như chết trên thực tế.
Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, việc thực thi filibuster gần như vô nghĩa hoặc không thể làm được do vai trò của các nghị viên còn hạn chế.
Kết luận
Không ai có thể nêu đích xác là rốt cuộc filibuster có thể đem lại điều gì cho xã hội. Nhiều người coi đây là một thủ thuật chính trị bẩn để làm trì hoãn một đạo luật nào đó. Điều này có lẽ để ngõ cho dư luận phán xét. Thế nhưng, có một thực tế đó là những quốc gia tôn trọng filibuster luôn tự hào xem đó là “đỉnh cao của nền dân chủ” vì nó thể hiện sự tôn trọng tối đa, gần như mù quáng, quyền được nói của một ai đó.
Và đó có thể gọi là sự “điên rồ” của một nền dân chủ, và đôi khi chúng ta cần những thời khắc “điên rồ” như vậy.
—————-
Chú giải của người viết
[1] Filibuster and Cloture
[2] Nt.
[3] http://clerk.house.gov/legislative/legfaq.aspx – “tranh luận thường kéo dài một tiếng, chia đều cho phe đa số và thiểu số trong Hạ viện”
[4] Five famous filibusters in U.S. history
Hình: Nhân vật Jefferson Smith với “bài phát biểu” của mình trong bộ phim “Mr. Smith Goes to Washington”.
Nguồn: Luatkhoa.org
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/01/09/filibuster-dien-ro-dan-chu-my/#sthash.Jc5v5f5E.dpuf
Nguyên lý Pháp luật của nền văn minh phương Tây đã không còn tồn tại - Paul Craig Roberts
Sự tham khảo và dẩn chứng tài liệu về pháp luật Mỹ đã bị hủy hoại ra làm sao của Tôi bắt đầu khoảngmột phần tư thế kỷ trước. Một người bạn thân và là một luật sư lỗi lạc, ông Dean Booth, là người đầu tiên khơi ra nhữngchú ý cho tôi về sự xói mòn của các nguyên tắc pháp lý, nền tảng mà luật pháp của Mỹ dựa vào. Trang báo nhận địnhcủa Tôi về đề tài này đã nhận được sự chú ý của một cơ sở giáo dục và họ đã mời Tôi đến làm một cuộc thuyết trình vềđề tài này. Sau đó, Tôi được mời để thuyết trình về "Luật Pháp Mỹ đã bị hủy hoại ra làm sao” tại Đại Học Luật BenjaminCardozo ở thành phố New York.
Những chứng minh, thuyết trình này đã kết hợp lại thành một cuốn sách, Sự Bạo Ngược của Những Ý Định Tốt, đồng tác giả và cộng tác viên nghiên cứu với Tôi, ông Lawrence M. Stratton, sách xuất bản năm 2000, và một phiên bản khai triển chi tiết hơn được tái xuất bản năm 2008. Chúng tôi đã có thể chứng minh rằng sự cảnh báo của Sir Thomas More về việc các công tố viên và tòa án bất chấp pháp luật để dễ dàng thuận lợi hơn kết tội những ai họ không ưa thích và bọn tội phạm, và kết quả của sự việc này đã biến pháp luật Mỹ không còn là nền tảng để bảo vệ người dân nữa mà lại là một vũ khí trong tay bọn chính phủ Mỹ để đàn áp người dân. Đó là những gì chúng ta chứng kiến được trong sự kiện của gia đình Hammonds, một chủ trang trại lâu dài ở lưu vực sông Harney, Oregon.
Trong sự can thiệp bất hợp pháp nữa với ông Ammon Bundy, một chủ trang trại khác bị đàn áp, Cục Quản Lý Đất Đai phải kựng lại không tiếp tục được vì ông Ammon Bundy có được sự hổ trợ từ các lực lượng dân quân vũ trang, và những người ủng hộ bênh vực ông, trong khi đó với hơn một thập kỷ đàn áp lâu dài của BLM(Cục Quản Lý Đất Đai) lên gia đình Hammonds vô tội kia có thể đã đi đến một cuộc khủng hoảng rồi trước khi bạn đọc những giòng chữ này.
Bundy và dân quân vũ trang, mà con số luôn thay đổi từ 15-150 người, theo tường thuật của bọn đĩ điếm truyền thông,đã thu giữ một văn phòng của Cục Quản Lý Đất Đai Oregon để biểu lộ quyền Người Mỹ Tự Do phản đối và chống lạicác hành vi dối trá, sai trái, dựng án đàn áp gia đình Hammonds của Cục Quản Lý Đất Đai Oregon. Khi Tôi đang viếtthì những Vệ binh tiểu bang Oregon và FBI đang trên đường đi đến hiện trường.
Các dân quân vũ trang đã nói rằng họ sẵn sàng chết cho những nguyên lý pháp luật, và quy định của luật pháp là một trong số những nguyên lý đó. Và tất nhiên, các phương tiện truyền thông đĩ điếm thì gán cho các dân quân vũ trang này là những kẻ vi phạm luật pháp và thậm chí còn gọi họ là những kẻ khủng bố và chẳng truy tố gì đến sự đàn áp bất hợp pháp của chính phủ tiểu bang Oregon lên gia đình Hammonds, mà án tội chỉ là họ đã từ chối bán trang trại của họ cho chính phủ Oregon thâu gom nó vào với phần đất được gọi là Vùng Bảo vệ Môi Sinh Masher.
Nếu chỉ có 15 dân quân vũ trang thôi, thì sắc suất rằng tất cả bọn họ sẽ bị giết chết rất cao, nhưng nếu có đến 150 dân quân vũ trang chuẩn bị cho một cuộc giao súng, thì kết quả có thể khác biệt.
Tôi không thể chứng nhận cho tính chính xác trong báo cáo về tình hình sự kiện trên trang ma.ng này:
https://www.superstation95.com/index.php/world/723 [1] Nguồn tài liệu cần thiết để xác minh các thông tin trongsự việc chính phủ Mỹ đã thúc đẫy nó trở thành một sự kiện "khủng hoảng " khi nó chỉ là sự từ chối khuất phục của một gia đình là vượt quá nguồn khả năng của trang ma.ng này. Tuy nhiên, câu chuyện hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi vấn đề mà Lawrence Stratton và tôi đã nghiên cứu biết được trãi qua những năm tháng chúng tôi chuẩn bị chocuốn sách về luật pháp Mỹ đã bị hủy hoại ra làm sao của chúng tôi. Sự kiện về cuộc đàn áp gia đình Hammonds là cách cư xử của chính phủ Mỹ khi chính phủ Mỹ bất chấp nguyên lý, nguyên tắc và tự tiện ung dung hủy hoại nềnpháp luật Mỹ.
Tôi có thể đầy đủ tự tin để xác nhận rằng nước Mỹ không còn có nguyên lý của pháp luật nữa. Mỹ là một đất nước vôpháp luật. Khi Tôi nói thế, không có cùng nghĩa với đảng Cộng hòa bảo thủ đâu đấy, vì họ, thì họ cho rằng nhóm thiểu số cấp tiến mà vi phạm luật pháp thì gần như là chẳng bị trừng phạt gì hết đâu.
Ý của Tôi là chỉ có bọn siêu ngân hàng và Một Phần Trăm(trong xã hội) thì có pháp luật bảo vệ thôi, bởi vì bọn họ chính là những người điều khiển chính phủ Mỹ. Còn đối với tất cả mọi người khác, pháp luật là một vũ khí trong tay của chính phủ Mỹ để sử dụng chống lại người dân Mỹ.
Thực tế rằng sự bảo vệ của pháp luật không còn tồn tại đối với công dân Mỹ là lý do tại sao, theo thống kê của Bộ TưPháp Mỹ, chỉ có 4 phần trăm trọng tội của nhân viên chính phủ Mỹ là từng bị mang ra xét xử thôi. Hầu như toàn bộ các trọng tội của nhân viên chính phủ Mỹ được giải quyết bằng cách thương lượng trong việc nhận tội và ép buộc bị cáo thừa nhận tội ác mà họ không hề liên lụy hay dính dán gì để tránh "bản cáo trạng bị điều tra lan rộng ra” rằng, nếu trình bày sự thật cho các người Mỹ đặc thù ngu dốt, khù khờ, cả tin hay một "bồi thẩm đoàn ngang tầm ý thức như họ” thì họ sẽ nhốt bọn nhân viên chính phủ Mỹ vi phạm trọng tội này vào lao tù hàng trăm năm.
Công lý Mỹ là một trò đùa. Nó không tồn tại nữa. Bạn có thể thấy điều này ở dân số trong nhà tù Mỹ. "Tự do và Dân chủ" ư, Mỹ không chỉ có con số tỷ lệ người dân cao nhất bị giam trong tù hơn bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này,mà cũng có số lượng tù nhân nhiều nhất trên hành tinh này luôn.
Nếu bạn suy nghĩ cân nhắc rằng "độc tài" Trung Quốc có gấp bốn lần dân số hơn Mỹ, nhưng con số tù nhân lại ít hơnMỹ, thì bạn sẽ đi đến kết luận rằng "độc tài" Trung Quốc có một quy tắc bảo vệ pháp luật hữu hiệu hơn là Mỹ.
So với "tự do và dân chủ Mỹ," Nga hầu như không có mấy ai ở trong nhà tù. Thế mà, Hoa Thịnh Đốn và phương tiện truyền thông đĩ điếm của nó đã xác định rằng tổng thống Nga là một tên "Hitler mới."
Điều duy nhất chúng ta có thể kết luận từ những sự kiện trên là Chính phủ Mỹ và những kẻ ngu dốt tôn thờ nó là hiện thân của cái ác.
Từ cái ác sẽ tạo ra nạn độc tài. Tên ngu dốt ở Tòa Bạch Ốc, giỏi nhất ở cái hạ cấp côn đồ đã quyết định rằng hắn chẳngưa thích gì cái Tu Chính Án Thứ Nhì của Hiếp Pháp Mỹ và bất kỳ biện pháp hiến pháp nào bảo vệ người công dân Mỹ. Hắn đang tìm kiếm phương pháp độc tài, đó là, lệnh điều hành miễn thông qua Quốc Hội của Bộ Hành Pháp, để lật đổ Tu Chính Án Thứ Nhì. Hắn có Bộ Tư pháp Mỹ tham nhũng, một tổ chức tội phạm, đang tìm cách cho tên độc tài lật đổ cả luật của Quốc hội Mỹ và phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Mỹ.
Bọn phương tiện truyền thông đĩ điếm đã xếp hàng phù thuộc cho-tên độc tài tương lai. Tất cả những điều chúng tanghe thấy toàn là sự "bạo lực của súng ống." Nếu ông Karl Marx vẫn còn với chúng ta cho đến ngày nay. Ông sẽ nhạo báng những đối tượng vô tri vô giác biến thành những tên diễn viên có mục đích. Thật quả là phi thường khi người Mỹcánh tả cho rằng súng, chứ không phải là con người, giết người.
Tư thế của phe "cánh tả tiến bộ" Mỹ thì lúng túng, bối rối. Đây là những người Mỹ, ngụp lặn vào một nhà nước an ninh cảnh sát, cũng như gia đình Hammonds, phe cánh tả tiến bộ Mỹ muốn giải giáp dân cư Mỹ.
Phe "cánh tả tiến bộ đối lập" có là gì đi nữa, họ chẳng có giá trị chung nào với những người Mỹ cách mạng. Phe Mỹcánh tả thì hoàn toàn là vô dụng, một lực lượng bị đánh bại, bị mua chuộc và không còn đại diện cho người dân Mỹ hay là sự thật nữa.
Đáng kinh ngạc hơn, xem các nhận xét của khán giả về báo cáo tình hình của RT (Russia Today, Nga Sô Ngày Nay, tên của một phương tiện truyền thông ở Nga)và ý kiến bạn đọc, tất cả đọc giả và khán giả của RT và người Mỹ da đen muốn được biết Vệ binh tiểu bang Oregon đâu? Tại sao Vệ Binh tiểu bang Oregon không được gọi đến để chống lại các dân quân vũ trang da trắng tgrong cuộc biểu tình như nó đã được gọi đến để chống lại các dân Mỹ da Đen trongcuộc biểu tình ở Ferguson?
https://www.rt.com/usa/327809-bundy-militia-oregon-reaction/ [2]
Nếu biểu tình về cái chết của một người Mỹ da đen trẻ tuổi gây ra bởi cảnh sát Fugerson là không hợp pháp và họ là "những kẻ khủng bố", tại sao người biểu tình ở Oregon không phải là những kẻ khủng bố vì không hợp pháp cố gắng vệ những kẽ tội nhân đáng bị tù từ "bản án hợp pháp" của họ? Câu hỏi này là một câu hỏi sai bét.
Nó thực sự nản lòng khi cộng đồng người Mỹ da đen không thể hiểu rằng nếu bất kỳ người Mỹ nào có thể bị tước quyền công dân, thì tất cả người Mỹ đều có thể bị tước quyền công dân.
Và cũng rất nản lòng rằng RT quyết định chơi trò kỳ thị mầu da thay vì giải thích, phân tích cho khán giả, đọc giả hiểu biết rằng pháp luật Mỹ không còn là nền tảng bảo vệ của người dân Mỹ nữa mà là một vũ khí trong tay của bọn Hoa Thịnh Đốn.
Tại sao RT không tối thiểu nghe tổng thống Nga, ông ta đã từng tuyên bố nhiều lần rằng Mỹ và phương Tây là những xã hội vô pháp luật.
Putin rất chính xác. Mỹ và những nước chư hầu của nó quả là vô pháp luật. Không một ai an toàn được hết từ bọnchính phủ này.
Article printed from PaulCraigRoberts.org: http://www.paulcraigroberts.org
URL to article: http://www.paulcraigroberts.org/2016/01/05/the-rule-of-law-no-longer-exists-in-western-civilization-paul-craig-roberts/
URLs in this post:
[1] https://www.superstation95.com/index.php/world/723: https://www.superstation95.com/index.php/world/723
[2] https://www.rt.com/usa/327809-bundy-militia-oregon-reaction/ : https://www.rt.com/usa/327809-bundy-militia-oregon-reaction/
Những chứng minh, thuyết trình này đã kết hợp lại thành một cuốn sách, Sự Bạo Ngược của Những Ý Định Tốt, đồng tác giả và cộng tác viên nghiên cứu với Tôi, ông Lawrence M. Stratton, sách xuất bản năm 2000, và một phiên bản khai triển chi tiết hơn được tái xuất bản năm 2008. Chúng tôi đã có thể chứng minh rằng sự cảnh báo của Sir Thomas More về việc các công tố viên và tòa án bất chấp pháp luật để dễ dàng thuận lợi hơn kết tội những ai họ không ưa thích và bọn tội phạm, và kết quả của sự việc này đã biến pháp luật Mỹ không còn là nền tảng để bảo vệ người dân nữa mà lại là một vũ khí trong tay bọn chính phủ Mỹ để đàn áp người dân. Đó là những gì chúng ta chứng kiến được trong sự kiện của gia đình Hammonds, một chủ trang trại lâu dài ở lưu vực sông Harney, Oregon.
Trong sự can thiệp bất hợp pháp nữa với ông Ammon Bundy, một chủ trang trại khác bị đàn áp, Cục Quản Lý Đất Đai phải kựng lại không tiếp tục được vì ông Ammon Bundy có được sự hổ trợ từ các lực lượng dân quân vũ trang, và những người ủng hộ bênh vực ông, trong khi đó với hơn một thập kỷ đàn áp lâu dài của BLM(Cục Quản Lý Đất Đai) lên gia đình Hammonds vô tội kia có thể đã đi đến một cuộc khủng hoảng rồi trước khi bạn đọc những giòng chữ này.
Bundy và dân quân vũ trang, mà con số luôn thay đổi từ 15-150 người, theo tường thuật của bọn đĩ điếm truyền thông,đã thu giữ một văn phòng của Cục Quản Lý Đất Đai Oregon để biểu lộ quyền Người Mỹ Tự Do phản đối và chống lạicác hành vi dối trá, sai trái, dựng án đàn áp gia đình Hammonds của Cục Quản Lý Đất Đai Oregon. Khi Tôi đang viếtthì những Vệ binh tiểu bang Oregon và FBI đang trên đường đi đến hiện trường.
Các dân quân vũ trang đã nói rằng họ sẵn sàng chết cho những nguyên lý pháp luật, và quy định của luật pháp là một trong số những nguyên lý đó. Và tất nhiên, các phương tiện truyền thông đĩ điếm thì gán cho các dân quân vũ trang này là những kẻ vi phạm luật pháp và thậm chí còn gọi họ là những kẻ khủng bố và chẳng truy tố gì đến sự đàn áp bất hợp pháp của chính phủ tiểu bang Oregon lên gia đình Hammonds, mà án tội chỉ là họ đã từ chối bán trang trại của họ cho chính phủ Oregon thâu gom nó vào với phần đất được gọi là Vùng Bảo vệ Môi Sinh Masher.
Nếu chỉ có 15 dân quân vũ trang thôi, thì sắc suất rằng tất cả bọn họ sẽ bị giết chết rất cao, nhưng nếu có đến 150 dân quân vũ trang chuẩn bị cho một cuộc giao súng, thì kết quả có thể khác biệt.
Tôi không thể chứng nhận cho tính chính xác trong báo cáo về tình hình sự kiện trên trang ma.ng này:
https://www.superstation95.com/index.php/world/723 [1] Nguồn tài liệu cần thiết để xác minh các thông tin trongsự việc chính phủ Mỹ đã thúc đẫy nó trở thành một sự kiện "khủng hoảng " khi nó chỉ là sự từ chối khuất phục của một gia đình là vượt quá nguồn khả năng của trang ma.ng này. Tuy nhiên, câu chuyện hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi vấn đề mà Lawrence Stratton và tôi đã nghiên cứu biết được trãi qua những năm tháng chúng tôi chuẩn bị chocuốn sách về luật pháp Mỹ đã bị hủy hoại ra làm sao của chúng tôi. Sự kiện về cuộc đàn áp gia đình Hammonds là cách cư xử của chính phủ Mỹ khi chính phủ Mỹ bất chấp nguyên lý, nguyên tắc và tự tiện ung dung hủy hoại nềnpháp luật Mỹ.
Tôi có thể đầy đủ tự tin để xác nhận rằng nước Mỹ không còn có nguyên lý của pháp luật nữa. Mỹ là một đất nước vôpháp luật. Khi Tôi nói thế, không có cùng nghĩa với đảng Cộng hòa bảo thủ đâu đấy, vì họ, thì họ cho rằng nhóm thiểu số cấp tiến mà vi phạm luật pháp thì gần như là chẳng bị trừng phạt gì hết đâu.
Ý của Tôi là chỉ có bọn siêu ngân hàng và Một Phần Trăm(trong xã hội) thì có pháp luật bảo vệ thôi, bởi vì bọn họ chính là những người điều khiển chính phủ Mỹ. Còn đối với tất cả mọi người khác, pháp luật là một vũ khí trong tay của chính phủ Mỹ để sử dụng chống lại người dân Mỹ.
Thực tế rằng sự bảo vệ của pháp luật không còn tồn tại đối với công dân Mỹ là lý do tại sao, theo thống kê của Bộ TưPháp Mỹ, chỉ có 4 phần trăm trọng tội của nhân viên chính phủ Mỹ là từng bị mang ra xét xử thôi. Hầu như toàn bộ các trọng tội của nhân viên chính phủ Mỹ được giải quyết bằng cách thương lượng trong việc nhận tội và ép buộc bị cáo thừa nhận tội ác mà họ không hề liên lụy hay dính dán gì để tránh "bản cáo trạng bị điều tra lan rộng ra” rằng, nếu trình bày sự thật cho các người Mỹ đặc thù ngu dốt, khù khờ, cả tin hay một "bồi thẩm đoàn ngang tầm ý thức như họ” thì họ sẽ nhốt bọn nhân viên chính phủ Mỹ vi phạm trọng tội này vào lao tù hàng trăm năm.
Công lý Mỹ là một trò đùa. Nó không tồn tại nữa. Bạn có thể thấy điều này ở dân số trong nhà tù Mỹ. "Tự do và Dân chủ" ư, Mỹ không chỉ có con số tỷ lệ người dân cao nhất bị giam trong tù hơn bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này,mà cũng có số lượng tù nhân nhiều nhất trên hành tinh này luôn.
Nếu bạn suy nghĩ cân nhắc rằng "độc tài" Trung Quốc có gấp bốn lần dân số hơn Mỹ, nhưng con số tù nhân lại ít hơnMỹ, thì bạn sẽ đi đến kết luận rằng "độc tài" Trung Quốc có một quy tắc bảo vệ pháp luật hữu hiệu hơn là Mỹ.
So với "tự do và dân chủ Mỹ," Nga hầu như không có mấy ai ở trong nhà tù. Thế mà, Hoa Thịnh Đốn và phương tiện truyền thông đĩ điếm của nó đã xác định rằng tổng thống Nga là một tên "Hitler mới."
Điều duy nhất chúng ta có thể kết luận từ những sự kiện trên là Chính phủ Mỹ và những kẻ ngu dốt tôn thờ nó là hiện thân của cái ác.
Từ cái ác sẽ tạo ra nạn độc tài. Tên ngu dốt ở Tòa Bạch Ốc, giỏi nhất ở cái hạ cấp côn đồ đã quyết định rằng hắn chẳngưa thích gì cái Tu Chính Án Thứ Nhì của Hiếp Pháp Mỹ và bất kỳ biện pháp hiến pháp nào bảo vệ người công dân Mỹ. Hắn đang tìm kiếm phương pháp độc tài, đó là, lệnh điều hành miễn thông qua Quốc Hội của Bộ Hành Pháp, để lật đổ Tu Chính Án Thứ Nhì. Hắn có Bộ Tư pháp Mỹ tham nhũng, một tổ chức tội phạm, đang tìm cách cho tên độc tài lật đổ cả luật của Quốc hội Mỹ và phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Mỹ.
Bọn phương tiện truyền thông đĩ điếm đã xếp hàng phù thuộc cho-tên độc tài tương lai. Tất cả những điều chúng tanghe thấy toàn là sự "bạo lực của súng ống." Nếu ông Karl Marx vẫn còn với chúng ta cho đến ngày nay. Ông sẽ nhạo báng những đối tượng vô tri vô giác biến thành những tên diễn viên có mục đích. Thật quả là phi thường khi người Mỹcánh tả cho rằng súng, chứ không phải là con người, giết người.
Tư thế của phe "cánh tả tiến bộ" Mỹ thì lúng túng, bối rối. Đây là những người Mỹ, ngụp lặn vào một nhà nước an ninh cảnh sát, cũng như gia đình Hammonds, phe cánh tả tiến bộ Mỹ muốn giải giáp dân cư Mỹ.
Phe "cánh tả tiến bộ đối lập" có là gì đi nữa, họ chẳng có giá trị chung nào với những người Mỹ cách mạng. Phe Mỹcánh tả thì hoàn toàn là vô dụng, một lực lượng bị đánh bại, bị mua chuộc và không còn đại diện cho người dân Mỹ hay là sự thật nữa.
Đáng kinh ngạc hơn, xem các nhận xét của khán giả về báo cáo tình hình của RT (Russia Today, Nga Sô Ngày Nay, tên của một phương tiện truyền thông ở Nga)và ý kiến bạn đọc, tất cả đọc giả và khán giả của RT và người Mỹ da đen muốn được biết Vệ binh tiểu bang Oregon đâu? Tại sao Vệ Binh tiểu bang Oregon không được gọi đến để chống lại các dân quân vũ trang da trắng tgrong cuộc biểu tình như nó đã được gọi đến để chống lại các dân Mỹ da Đen trongcuộc biểu tình ở Ferguson?
https://www.rt.com/usa/327809-bundy-militia-oregon-reaction/ [2]
Nếu biểu tình về cái chết của một người Mỹ da đen trẻ tuổi gây ra bởi cảnh sát Fugerson là không hợp pháp và họ là "những kẻ khủng bố", tại sao người biểu tình ở Oregon không phải là những kẻ khủng bố vì không hợp pháp cố gắng vệ những kẽ tội nhân đáng bị tù từ "bản án hợp pháp" của họ? Câu hỏi này là một câu hỏi sai bét.
Nó thực sự nản lòng khi cộng đồng người Mỹ da đen không thể hiểu rằng nếu bất kỳ người Mỹ nào có thể bị tước quyền công dân, thì tất cả người Mỹ đều có thể bị tước quyền công dân.
Và cũng rất nản lòng rằng RT quyết định chơi trò kỳ thị mầu da thay vì giải thích, phân tích cho khán giả, đọc giả hiểu biết rằng pháp luật Mỹ không còn là nền tảng bảo vệ của người dân Mỹ nữa mà là một vũ khí trong tay của bọn Hoa Thịnh Đốn.
Tại sao RT không tối thiểu nghe tổng thống Nga, ông ta đã từng tuyên bố nhiều lần rằng Mỹ và phương Tây là những xã hội vô pháp luật.
Putin rất chính xác. Mỹ và những nước chư hầu của nó quả là vô pháp luật. Không một ai an toàn được hết từ bọnchính phủ này.
Article printed from PaulCraigRoberts.org: http://www.paulcraigroberts.org
URL to article: http://www.paulcraigroberts.org/2016/01/05/the-rule-of-law-no-longer-exists-in-western-civilization-paul-craig-roberts/
URLs in this post:
[1] https://www.superstation95.com/index.php/world/723: https://www.superstation95.com/index.php/world/723
[2] https://www.rt.com/usa/327809-bundy-militia-oregon-reaction/ : https://www.rt.com/usa/327809-bundy-militia-oregon-reaction/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)