Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Số liệu về người Việt ở Mĩ



Tính đến năm 1980, chỉ có 231,000 người Việt định cư ở Mĩ. Mười năm sau, con số này tăng gần gấp đôi (543 ngàn), đến 2012 thì có 1.26 triệu người Việt định cư ở Mĩ. Khoảng 40% người Việt định cư ở bang California, và tập trung ở 3 quận: Cam, Santa Clara và Los Angeles. Sau California là Texas cũng có nhiều người Việt định cư, với tỉ trọng 12%. Các tiểu bang khác có khá đông người Việt là Washington (4%), Florida (4%), và Virginia (3%). Cho đến nay, cộng đồng người Việt ở Mĩ đứng hàng thứ 4 về dân số (sau Ấn Độ, Phi Luật Tân, và Tàu).


Tiếng Anh: Năm 2012, khoảng 68% người Việt ở Mĩ (5 tuổi trở lên) có trình độ tiếng Anh xếp vào nhóm "Limited English Proficient" (LEP). Tỉ lệ này ở các sắc tộc Đông Nam Á là 47%. (Cần nói thêm rằng LEP bao gồm những người không nói viết được tiếng Anh, hay nói viết chưa tốt). Khoảng 7% người nói tiếng Anh trong nhà, và tỉ lệ này ở cộng đồng Đông Á là 15%. ("Đông Á" ở đây bao gồm Brunei, Miến Điện, Kampuchea, Nam Dương, Lào, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).


Việc làm: Ở những người 16 tuổi trở lên, 69% người Việt có việc làm (số liệu 2012), và tỉ lệ này có vẻ cao hơn các cộng đồng Đông Á (68%) và cộng đồng di dân nói chung (67%) và người Mĩ bản xứ (63%). Gần 1/3 người Việt làm trong lĩnh vực dịch vụ, và tỉ lệ này trong cộng đồng Đông Nam Á là 26%, người Mĩ bản xứ là 17%.


Thu nhập: Số liệu năm 2012 cho thấy thu nhập trung bình của người Việt là 55736 USD. Mức thu nhập này thấp hơn cộng đồng Đông Nam Á (65488 USD), nhưng cao hơn các cộng đồng di dân nói chung (46983) và cao hơn thu nhập bình quân của người Mĩ bản xứ (51975).


Khoảng 15% người Việt di dân được xếp vào nhóm "nghèo". Tỉ lệ này hơi cao hơn cộng đồng Đông Nam Á (12%) nhưng thấp hơn các cộng đồng di dân nói chung (19%) và tương đương với người bản xứ (15%).


Giúp quê nhà: Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2013, cộng đồng người Việt ở Mĩ gửi về VN 11 tỉ USD. Con số này chiếm gần 6% GDP của VN.


Nhận xét


Tính chung, ở Mĩ hiện nay có gần 2 triệu người sinh đẻ ở Việt Nam hay sinh đẻ ở Mĩ với cha mẹ từ Việt Nam. So sánh với các cộng đồng người Đông Nam Á ở Mĩ, người Việt nói chung có khả năng tiếng Anh kém hơn, thu nhập thấp hơn do trình độ học vấn thấp hơn. Nhưng so với cộng đồng người di dân nói chung và người Mĩ bản xứ thì người cộng đồng người Việt có thu nhập bình quân cao hơn do tỉ lệ có công ăn việc làm cao hơn. Cần phải lưu ý rằng đại đa số người Việt định cư ở Mĩ là người tị nạn, nên thời gian để ổn định cuộc sống có phần lâu hơn các cộng đồng khác. Tuy nhiên, có thể nói trong 30 năm qua, cộng đồng người Việt ở Mĩ đã ổn định, và với xu hướng hiện nay, trong vòng một thập niên nữa cộng đồng người Việt sẽ tương đương với các cộng đồng người Đông Nam Á khác.


Nguồn:


http://migrationpolicy.org/article/vietnamese-immigrants-united-states

Không đợi kẻ tham nhũng vào tù mới lấy tài sản




Tác giả: Chung Hoàng

—–

Theo GS. Alan Doig, không nên đợi đến khi tống được kẻ tham nhũng vào tù rồi mới tính đến việc lấy lại tài sản đã bị chiếm đoạt.


Tham nhũng 950 tỷ, cố lắm thu hồi 500
Việt Nam có công thức soi tham nhũng riêng

Tham nhũng bằng tình dục, thu hồi tài sản thế nào?
Tham nhũng trốn đâu mà không thấy?
Tham nhũng tăng tốc lúc ‘hoàng hôn nhiệm kỳ’?

Nhận định về tình tiết mới trong bộ luật Hình sự sửa đổi – người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản nếu chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô thì chỉ phải nhận án chung thân, GS. Alan Doig, chuyên gia về phòng, chống tham nhũng của UNDP nói tại một tọa đàm vừa được UNDP tổ chức: Việc trả lại tiền không giúp giảm tham nhũng.

“Kẻ tham nhũng trả lại 3/4 tiền chiếm đoạt được, thoát án tử, ở tù và vẫn giữ được 25% số tiền đó, chỉ là không được về nhà thôi”, GS. Doig chỉ ra.

“Tôi hiểu mục đích của những người làm luật là giảm nhẹ hình phạt để thu hồi lại lợi ích cho nhà nước. Nhưng tôi không thấy giá trị của việc này, kẻ phạm tội lại có quyền quyết định sẽ trả lại bao nhiêu tiền và vẫn được giữ lại 25% tiền tham nhũng”.

GS. Alan Doig


Ông phân tích: “Tham nhũng là tham nhũng, bất kể là số tiền bao nhiêu. Vấn đề không phải là anh nhận hối lộ bao nhiêu tiền, mà là anh đã đánh mất lòng tin vào cơ quan nhà nước. Anh được trả lương để phục vụ dân, anh không được phép nhận hối lộ. Dù chỉ là một đồng, anh nhận là anh đi ngược lại đạo đức công vụ”.



Nhưng chuyên gia UNDP đồng tình với yêu cầu thu hồi tài sản tham nhũng, mà theo ông, có nhiều cách khả thi so với pháp luật phòng chống tham nhũng hiện hành của VN.

Theo GS. Doig, mọi việc nên bắt đầu từ khâu phòng: Nên hình sự hóa các tội về không kê khai xung đột lợi ích; không kê khai tài sản bất chính; và không đăng ký tài sản.

Nếu phạm phải các tội này, có thể bị quy kết là không tuân thủ các quy trình phòng ngừa tham nhũng, và có thể bị coi là làm giàu bất hợp pháp. Tài sản bất minh này hoàn toàn có thể thuộc diện phải thu hồi.

Như vậy, theo chuyên gia, không cần phải trải qua các quy trình tố tụng, đặc biệt là phải chờ có bản án hình sự mới thi hành được, trong đó có việc thu hồi tài sản.

Kể cả khi có bản án, nhưng không phải tội tham nhũng vì không đủ chứng cứ chứng minh, thì vẫn có thể thu hồi tài sản tham nhũng bằng cách áp dụng các chế tài liên quan đến các tội về thuế và rửa tiền.

“Để thu hồi được một cách hiệu quả, cần mở rộng các khả năng tiếp cận, đồng nghĩa với việc sửa đổi toàn diện pháp luật về lĩnh vực này, bao gồm bộ luật Hình sự, luật Phòng chống tham nhũng và các khuôn khổ về thuế, phòng chống rửa tiền”, ông Alan Doig nói.

Chuyên gia UNDP chia sẻ thêm một cách làm ở Anh: Để các cơ quan tư pháp tích cực hơn trong việc điều tra, truy tố và xét xử tham nhũng, họ được quyền giữ lại một phần số tiền thu hồi được từ tham nhũng.

“Ví dụ, tòa án được giữ lại 18%, viện công tố 18%, công an và hải quan 15%”, ông Alan Doig nói.

TS. Đào Lê Thu


Thêm kinh nghiệm từ Anh, ông Christopher Batt, cố vấn khu vực của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy LHQ (UNODC), chuyên về phòng chống rửa tiền, cho biết thuế là một công cụ hữu hiệu.

“Có thể không chứng minh được một người là tham nhũng, nhưng so sánh giữa thu nhập hợp pháp với tài sản thực tế mà anh ta sở hữu, có thể tìm ra lỗ hổng. Lương anh chỉ vài trăm đô mà ở ngôi nhà trị giá cả trăm nghìn đô, vậy anh đã nộp thuế cho khối tài sản lớn đó chưa?”, ông Batt nêu.

Bình luận những kiến nghị này của chuyên gia UNDP, TS. Đào Lê Thu, ĐH Luật Hà Nội, người tham gia soạn thảo dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi, đồng tình việc thu hồi tài sản tham nhũng có thể tiến hành ngay ở các quy trình phòng ngừa tham nhũng.

“Đó thực sự là cách làm đột phá. Làm được thế có nghĩa là ta chặn được từ khi tham nhũng mới manh nha”, bà Thu nói. “Những biện pháp này có lẽ lâu nay ta chưa nghĩ đến, cứ chú trọng phải tìm ra tham nhũng mới xử lý và thu hồi được. Nhưng rõ ràng có những cách khác để thu hồi tham nhũng”.

———

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/278515/khong-doi-ke-tham-nhung-vao-tu-moi-lay-tai-san.html

Bài Học Về Giới Hạn Của Tự Do Ngôn Luận tại Mỹ








Nữ diễn viên Stacey Dash, ảnh năm 2011, đã bị đình chỉ sau khi sử dụng một lời tục tĩu trong thảo luận về Tổng thống Obama (Allen Berezovsky / FilmMagic)

Hai vị khách mời cộng tác cho truyền hình Fox News bị đình chỉ sau khi dùng lời thô tục trong khi chỉ trích Tổng Thống Obama

Stacey Dash, nữ diễn viên nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim "Clueless", sử dụng một lời tục tĩu trong khi bàn cãi bài phát biểu đêm chủ nhật của tổng thống tại Văn Phòng Bầu Dục (Oval Office) về các mối đe dọa khủng bố theo sau cuộc bắn giết bừa bải ở San Bernardino.

Cô Dash đã đưa ra một nhận định trong Cuộc Hội Luận Fox News "Outnumbered," nơi cô tham gia một tuần mỗi tháng. Cô sẽ không xuất hiện những ngày còn lại của tuần đó.

Trước đó, trên Fox Business Network, Trung tá Hồi hưu Ralph Peters đã sử dụng một thuật ngữ thô tục (dẫn "this guy is such a total pussy, it's stunning") để mô tả Obama như là mềm yếu về vấn đề khủng bố. Chủ chương trình Stuart Varney nói với Peters rằng ngôn ngữ của ông không thích hợp và ông ta nên xin lỗi khán giả, và ông đã làm.

Peters là một khách mời thường xuyên về các vấn đề an ninh quốc gia trên Fox News Channel và Fox Business Network

"Rạng sáng hôm nay, các người đóng góp cho đài Fox, Trung tá Ralph Peters và Stacey Dash đã đưa lời bình luận trên các chương trình khác nhau, hoàn toàn không thích hợp và không thể chấp nhận cho đài chúng tôi", ông Bill Shine, phó chủ tịch cao cấp điều hành Fox nói. "Fox Business Network và Fox News Channel không chấp nhận việc sử dụng ngôn ngữ như thế, và đình chỉ cả Peters và Dash trong hai tuần”.

Cả Peters và Dash được trả tiền cho lần xuất hiện trên Fox News như là nhà bình luận. Họ không phải là nhân viên toàn thời gian và cũng không làm chức năng của nhà báo cho tổ chức Fox.

Các nhà bình luận và các nhà dẫn chương trình đã sử dụng ngôn từ mạnh hoặc không phù hợp đã bị mạng truyền hình đình chỉ trong quá khứ. Hiếm khi những người trên truyền hình trực tiếp sử dụng ngôn từ thô lỗ không thể chấp nhận được trong một diễn đàn tin tức nghiêm túc.

Trên Twitter, cô Dash không hề hối tiếc: "Hậu quả. Vài người trong chúng ta phải trả giá thôi. Một cách hãnh diện."

Nguồn: http://www.latimes.com/... Stephen Battaglio, Contact Reporter.

Tiết lộ bí mật ngộ độc của hơn 100 triệu người ở Đông Nam Á





Раскрыта тайна отравления 100 миллионов человек в Юго-Восточной Азии

Kichbu theo tvzvezda.ru

Cac nhà khoa học Mỹ đã tìm ra nguyên nhân ngộ độc của hơn 100 triệu người ở Nam và Đông Nam Á, kết quả của các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geosciences.

Bài báo nhân mạnh rằng trong một vài thập kỷ qua ở một loạt khu vực của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Bangladesh và Myanmar liên tục diên ra các trường hợp nhiễm độc asen/thạch tin, hàng triệu người trỏ thành nạn nhân.

Để xác định nguyên nhân của điều này, nhóm cac nhà nghiên cứu đã đến đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tiên, họ kết luận rằng asen, kêt họp với các hợp chất của oxit sắt, hòa vào nước của sông Mekong, sông Hằng và sông Brahmaputra, uât phat tù dãy Himalaya, và được tích lũy trong trầm tích tầng nước ngầm ở đồng bằng châu thổ của cac con sông này.

Tuy nhiên sau đó đã chứng minh rằng nhung tích tụ asen vùng nuoc "phải nhò " vi khuẩnsâu: khi thiêu hụt oxy nhung tich tụ đo sủ dụng nguyên tố này và oxit sắt nhu là "vật liệu"thay thế để thở, kết quả, asen sẽ thoat ra ngoài và hòa vào nước ngầm. Cuôi cùng, hàm luọng của no 20-100 lần cao hơn so với các tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Các nhà nghiên cứu cũng rằng vào mùa khô của nam, để tiêp nhận oxy các vi khuẩn tái chế thục vật và do đó không tạo ra asen. Nhung với sự khởi đầu của mùa mưa sự trao đổi chất của chung thay đổi - và nồng độ của chất độc hại trong các con sông tăng đột biên.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng yếu tố con người ảnh hưởng đến việc tạo ra môi trường thuận lợi, trong đó các vi khuẩn bắt đầu sản xuất asen, chẳng hạn như việc xây dựng các con đập và hồ nuoc.

CÚ LỪA CỦA NGUYỄN CÔNG KHẾ VỚI CB-CNV BÁO THANH NIÊN





Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên

Trong các phóng sự trước, bạn đọc đã rõ Nguyễn Công Khế làm giàu bằng nhiều mánh khóe lừa đảo táo tợn đối với các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhưng tán tận lương tâm hơn, ngay cả người trong nhà, đó là tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên – những người đồng chí, đồng đội đã gắn bó với Khế hơn chục năm qua cũng bị y nhẫn tâm lừa gạt, lợi dụng để làm giàu bất chính. Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ phân tích dự án bất động sản “Khu nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công đoàn Báo Thanh Niên, với dự án này, Nguyễn Công Khế đã bỏ túi hàng trăm tỷ đồng. Ấy vậy mà, nhiều cán bộ tờ báo vẫn còn “tri ân” Khế vì đã giúp họ thu hồi vốn mà không hề hay biết rằng, họ chỉ là những chú chim non rơi vào miệng con linh cẩu phàm ăn tục uống…
Ngày 02/06/2006, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản số 3570/UBND-ĐT về việc chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án “Khu nhà ở Cán bộ – phóng viên – nhân viên Báo Thanh Niên” tại phường Long Phước, Quận 9. Đây là niềm vui lớn đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên tờ báo khi việc sở hữu một mảnh đất, một căn nhà so với mức lương của nghề báo lúc đó vẫn chỉ là một ước mơ ngoài tầm với. Sau nhiều lần họp bình xét, Công đoàn mới quyết định được danh sách nhân sự được hưởng quyền lợi gồm 58 cán bộ có đóng góp, thâm niên, có thể kể đến như: Lê Văn Quý (văn phòng), Đàm Văn Thanh Huy (Ban Chính trị-Xã hội), Võ Thị Tạo (Ban Bạn đọc), Cao Minh Phát (Thanh Niên tiếng Anh), Trần T.Hoàng Anh (Ban Văn nghệ), Dương Quốc Hùng (Phòng Quảng cáo), Trương Nguyễn Mỹ Hạnh (Ban Thư ký),… Những cán bộ, công nhân viên này đã tìm mọi cách gom góp, vay mượn nhằm kiếm đủ số tiền góp vốn mua đất với giá từ 100-300 triệu đồng/lô, đây là những khoản tiền lớn vào thời điểm đó. Tổng số tiền huy động được từ cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên lên tới 12,75 tỷđồng. Mỗi cán bộ, công nhân viên đều háo hức, chờ đón ngày cầm trong tay quyển sổ đỏ mang tên chính mình nhưng có ngờ đâu…
 

Vị trí khu đất hơn 5,6 ha được UBND Thành phố chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên
Chây ì không thực hiện dự án nhằm chiếm dụng vốn
Dù Nguyễn Công Khế đã ký quyết định số 09/QĐ-TN về việc thành lập Ban quản lý dự án ngay sau khi UBND Thành phố có chủ trương về việc trao cho Báo Thanh Niên sử dụng khu đất, nhưng sau khi gom được 12,75 tỷ đồng từ CB-CNV, Khế chuyển ngay khoản vốn này vào ngân hàng để lấy lãi đồng thời chỉ đạo Ban quản lý dự án “án binh bất động” suốt một năm ròng với lý do chưa tìm được nhà đầu tư.
Hơn một năm, ngày 19/10/2007, công ty Vincom đã góp 54,3 tỷ đồng vào dự án qua hợp đồng nguyên tắc hợp tác đầu tư, cộng thêm khoản bán 1 thửa đất của dự án cho bên ngoài được 3,9 tỷ đồng, khoản lãi 161 triệuđồng (khoản gửi ngân hàng hơn 1 năm từ tiền huy động vốn của cán bộ Báo Thanh Niên), vay thêm từ Báo Thanh Niên 400 triệu, tổng cộng Khế đã huy động được 71,52 tỷ đồng và dự án vẫn “treo”. Đầu năm 2008, công ty Vincom rút lui khỏi dự án, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan cho công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sinh Thái tiếp tục thực hiện hợp đồng nguyên tắc trên.
 
Công ty Vincom rút lui, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan dự án cho công ty Sinh Thái (trang 1)

 

Công ty Vincom rút lui, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan dự án cho công ty Sinh Thái (trang 2)
Đến đây mọi thủ tục pháp lý, vốn đều đã hoàn tất nhưng Nguyễn Công Khế vẫn chưa cho triển khai dự án với lý do “thị trường bất động sản đang đóng băng, mong anh chị em thông cảm”… và dự án tiếp tục im lìm thêm 2 năm nữa. Như vậy, sau 04 năm từ ngày góp vốn, cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn chưa thấy hình dạng mảnh đất của mình như thế nào, nằm ở đâu!? Đơn thư chất vấn, khiếu nại tới tấp gửi về Văn phòng Công đoàn với tần suất dày đặc, thậm chí nhiều cán bộ, công nhân viên chính thức lên tiếng đòi thu hồi vốn và phạt vi phạm hợp đồng.

Đoạt đất ở của cán bộ, công nhân viên, chiếm dụng vốn của cá nhân, tổ chức

Năm 2010, sau khi rời khỏi chức danh Tổng biên tập Báo Thanh Niên để chính thức tập trung làm “kinh tế” với TNCorp, Nguyễn Công Khế đã nuôi dã tâm nuốt trọn khu đất mang đẫm mồ hôi, nước mắt của cán bộ, công nhân viên tờ báo. Tháng 8/2010, Nguyễn Ngọc Toàn, Chủ tịch Công đoàn Báo Thanh Niên đã ký ủy quyền cho Nguyễn Công Khế thay mặt Công đoàn Báo Thanh niên tiếp tục thực hiện dự án “Nhà ở cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Khế đã ngay lập tức thực hiện 2 việc:
Đầu tiên, ngay sau khi nhận ủy quyền, Nguyễn Công Khế tìm cách “hất cẳng” nhà đầu tư Sinh Thái bằng cách thuyết phục doanh nghiệp này tự nguyện rút khỏi dự án. Không còn đủ kiên nhẫn theo đuổi, với hi vọng thu hồi khoản vốn đầu tư 54,3 tỷ đồng, công ty Sinh Thái đã đáp ứng theo yêu cầu của Khế.

  

Công ty Sinh Thái chấp nhận tự nguyện rút lui và xin thu hồi khoản vốn 54,3 tỷ đã đầu tư vào dự án
Ngay sau đó, đầu tháng 9/2010, Nguyễn Công Khế tiếp tục “thuyết phục” Công đoàn Báo Thanh Niên giải thích với những cán bộ, công nhân viên đã góp vốn về những khó khăn, không thể thực hiện dự án và đồng ý “chơi đẹp” bằng cách bồi thường 60% theo hợp đồng và yêu cầu Công đoàn bàn giao dự án cho TNCorp.
 

Biên bản thỏa thuận bàn giao dự án khu nhà ở của Báo Thanh Niên cho TNCorp
Dù thất vọng vì ước mơ không thể thành hiện thực, nhưng cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn tri ân Nguyễn Công Khế, vì dù sao họ cũng thu hồi lại được vốn với khoản bồi thường hợp đồng khá “hời”. Về phần Nguyễn Công Khế, nghiễm nhiên có khu đất hơn 5,6 ha đầy tiềm năng, tiền trả vốn góp và bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên thì Khế đắp từ khoản đầu tư 54,3 tỷ đồng của công ty Sinh Thái. Còn khoản nợ công ty Sinh Thái thì treo mãi đó, chây ì không chịu trả dù bị nhắc nhở nhiều lần.
 

Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của TNCorp tại trang 21, ghi rõ các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, trong đó khoản nợ của công ty Sinh Thái vẫn y nguyên con số 54,3 tỷ đồng kéo dài suốt từ 2010 đến nay
Công ty “ma” mang tên Long Phước Garden và khoản lợi tức kếch sù đến từ tập đoàn Trung Nguyên
Sau khi có biên bản thỏa thuận bàn giao của Công đoàn Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế lập tức chỉ đạo thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển đổi mục đích dự án, từ “Nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” thành “Khu nhà ở kinh doanh thương mại” để tìm kiếm đối tác góp vốn mới. Ngày 13/02/2012, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 558/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án. Tháng 5/2012, Nguyễn Công Khế thành lập công ty TNHH 1TV BĐS Long Phước Garden thuộc TNCorp và ban hành quyết định số 04/QĐ-HĐQT/12 giao dự án trên cho công ty “ma” này thực hiện. Ngày 6/9/2012, UBND Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục ban hành văn bản số 4492/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án “Khu nhà ở thương mại Long Phước Garden”. Tới đây, Nguyễn Công Khế đã chính thức chiếm đoạt hoàn toàn khu đất và thay đổi thành công mục đích sử dụng.
Tháng 4/2013, Nguyễn Công Khế bắt tay với “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Khế lại tiếp tục thành công với chiêu bài “hợp tác đầu tư” (tương tự như công ty Sinh Thái từ hơn 8 năm trước) nhưng với nguồn ngân sách lớn hơn nhiều. Tổng vốn mà Khế huy động được từ Trung Nguyên lên tới 103 tỷ đồng.
 

Nguyễn Công Khế trong loạt bài PR vụ “thiền, tuyệt thực 49 ngày” của “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ trên tờ báo “dự án” Một Thế Giới
 
Quyết định việc hợp tác đầu tư với Trung Nguyên, trước mắt tạm ứng 90 tỷ để “thanh lý và chi trả các khoản chi phí liên quan”(!?)
 
Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của TNCorp tại trang 20, cho thấy, đến cuối năm 2014, Trung Nguyên đã chuyển toàn bộ nguồn vốn hợp tác đầu tư lên tới 103 tỷ đồng cho TNCorp
Với nguồn lợi tức khổng lồ thu được, Nguyễn Công Khế quyết định nhượng luôn khu đất dự án cho tập đoàn Trung Nguyên như đã trình bày trong báo Báo cáo thường niên năm 2014 tại Đại hội cổ đông diễn ra ngày 29/5/2015. Đến đây, công ty “ma” Long Phước Garden cũng đã hết sứ mệnh lịch sử, tháng 9/2015, Nguyễn Công Khế quyết định giải thể công ty này.
Sau 9 năm “chiến đấu” với khu đất dự án “nhà ở cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Nguyễn Công Khế đã hút cạn máu và nước mắt của những người đồng đội, đồng chí đã từng gắn bó suốt mấy chục năm qua. Số tiền kếch sù mà Khế kiếm được bộ phận tài chính tập đoàn thống kê lại như sau:
Năm 2006-2007: Thu từ huy động vốn của cán bộ công nhân viên và đầu tư của công ty Sinh Thái: 71,52 tỷ đồng.
Năm 2010: Chi trả vốn, bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên: 19,04 tỷ đồng.
Năm 2013: Thu từ huy động vốn (lần 1) từ tập đoàn Trung Nguyên: 90 tỷ đồng.
Năm 2014: Thu từ huy động vốn (lần 2) từ tập đoàn Trung Nguyên: 13 tỷ đồng.
Từ dự án khu đất dành cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế đã chiếm dụng được 155,48 tỷ đồng. Dù có bị ép phải trả nợ cho công ty Sinh Thái (54,3 tỷ đồng) thì Khế vẫn ẵm trọn101,18 tỷ đồng tiền mặt. Các cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên không những bị tước đi quyền lợi mà họ đáng được hưởng từ dự án chính sách, mà ngược lại, họ phải nai lưng huy động vốn để mang lại khoản lợi nhuận bất chính khổng lồ cho Nguyễn Công Khế mà không hề hay biết. Trong khi đó, dù đã thỏa thuận sẽ trích 3 tỷ đồng lợi nhuận dự án cho Công đoàn Báo Thanh Niên nhưng Khế đã lờ tịt, xem như không có.

Đón xem kỳ tiếp: [TƯ LIỆU LỊCH SỬ] Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên.


CLB Nhà báo trẻ

Bài hát ru con mẹ dễ hát, con dễ ngủ




Để trẻ đi vào giấc ngủ một cách đơn giản và có giấc ngủ sâu, các bà mẹ cần ghi nhớ những khúc hát ru sau.

Những câu hát ru nhẹ nhàng, êm ái, trữ tình không chỉ giúp con ngủ say giấc mà còn là sợi dây gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng. Con nghe hơi ấm, giọng hát ngọt ngào của mẹ sẽ từ từ đi vào giấc ngủ say.Ngoài ra, theo các nhà khoa học, hát ru con ngủ cũng là cách để mẹ kích thích trí tuệ, thể chất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tâm sinh lý và phản xạ vận động cao hơn những trẻ không được mẹ hát ru.

Dưới đây là tổng hợp những bát hát ru hay nhất ba miền giúp mẹ nâng niu, vỗ về giấc ngủ con một cách trọn vẹn.



Mẹ ru con​

1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

2. Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
Nụ tâm xuân nở hoa xanh biếc
Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay
Ba đồng một miếng trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng, biết thở nào ra…


3. À ơi
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
À ơi
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con

4. Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.

5. Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi
Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười

6. Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

7. Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
không không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi
à ơi..


8. Con cò, cò bay lả, lả, bay la
Bay từ từ cửa phủ,
Bay ra, ra cánh đồng
Tình tính tang, là tang tính tình
Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi,
Rằng có nhớ, nhớ hay chăng?
Rằng có biết biết hay chăng


9. Cài cò là cái cò kỳ
Ăn cơm nhà dì, uống nước (á) nhà cô
Đêm về nó ngày ô ô
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ (à) cơm


10. Cái cò là cái cò ca
Bắt về làm thịt lấy ra ba phần
Miếng lạc thời để phần chồng
Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng phần con

11. Nhớ ai, em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai.

12. Chàng ơi xin chớ lo phiền
Tóc xe trăm ngọn em liền gỡ xong
Rối tơ em gỡ còn suôn
Rối đầu có lược, rối lòng có em

13. Yêu nhau chả lấy được nhau
Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già
Bao giờ sum họp một nhà
Con lợn lại béo cau già lại ngon



Mẹ ru con trưa hè​

14. Ru em cho thét cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi Chợ Quán Chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu Chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim


15. À a à ơi.
Trưa hè bên chiếc võng đưa.
Mẹ ru con ngủ ơ, ơ giữa trưa bóng tròn. À a à ơi .
Đức mẹ nặng nê là con nhớ công cha, là công cha đức mẹ .

16. À ơi…
Mạ ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà mạ đâu
À ơi…
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều

17. Công cha, đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải, con phải biết thờ (chứ) hai thân

18. Trưa hè bên chiếu võng đưa
Mẹ ru con ngủ, mẹ ru con ngủ giữa trưa nắng vàng
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai nỡ, nuôi con ai nỡ (mà) kể công tháng ngày


19. Làm trai đứng ở trên đời
Sao cho xứng đáng, sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta
Ghi vai gánh vác sơn hà
Sao cho tỏ mặt, sao cho tỏ mặt mới là trượng phu.

20. Con ơi con ngủ cho ngoan
Để mẹ xúc nốt, để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy
Ngủ đi con nhé con ơi
Mai sau con lớn, mai sau con lớn thành người trò ngoan

21. Ai về nhắn với bạn nguồn
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên
Chuột kêu chút chít trong rương
Anh đi cho khéo cái đụng giường mẹ la
Khi xa thì chỗ ngõ cũng xa
Khi gần Vĩnh Điện, khi gần Vĩnh Điện, La Qua cũng gần


22. Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non sông bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết, bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu

23. Mang nặng đẻ đau cưu mang chín tháng
Nghĩa mẹ tày trời sông cạn(?) nuôi con
Đói cơm rách áo, ruột mẹ héo hon
Khi con no ấm, lòng mẹ vẫn chưa trọn (mà) thảnh thơi

24. Ngậm đắng nuốt cay thương thay lòng mẹ
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo (chứ) con lăn
Con ăn con ngủ thì mẹ đỡ băn khoăn
Khi con trở trời hơi gió, mẹ chẳng an tâm chút nào


25. Non nào cao (chứ) bằng non Sơn Thái
Nghĩa nào nặng bằng nghĩa cha con
Ví dù cách trở nước non
Ví dù cách mặt, (chứ) lòng mẹ vẫn còn thương mà nhớ thương

26. Khôn ngoan nhờ ấm cha ông
Làm nên phải nhớ tổ tông ông bà
(Chứ) đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính, phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm

27. Ăn chi ngon bằng cơm với cá
Ai thương bằng tình mẹ thương con
Bao giờ cá lý hoá long
Đền ơn cha mẹ, đền ơn cha mẹ ẵm bồng (chứ) ngày xưa



Ru con nam Bộ​

28. Gió mùa thu.. mẹ ru mà con ngủ..
Năm canh chày.. năm canh chày.. thức đủ vừa năm..
Hỡi chàng chàng ơi.. hỡi người người ơi..
Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng..

29. Hãy nín nín đi con
Hãy ngủ ngủ đi con
Con hời mà con hỡi.. con hỡi con hời..
Con hỡi con hời.. con hỡi con..

30. Đến mùa xuân.. trong cơn mà gió thắm..
Cha con về.. là cha con về.. con nắm tay cha..
Hỡi người người ơi.. hỡi chàng chàng ơi..
Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng..


31. Hãy nín nín đi con
Hãy ngủ ngủ đi con
Con hời con hỡi.. con hỡi con hời..
Con hỡi con hời.. con hỡi con.


32. Chí làm trai.. say mê mà giữ nước..
Em nỡ dạ nào.. em nỡ dạ nào.. trách mối tình ai..
Hỡi chàng chàng ơi.. hỡi người người ơi..
Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng..


33. Ầu ơ,…
Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày rày mang ơn
Ầu ơ,…
Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con bắt cá hái rau mẹ dùng.
Ầu ơ,…
Má ơi đừng đánh con đau
Để con hát bội làm đào má coi.
Ầu ơ,…
Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Để con bắt ốc hái xoài mẹ ăn.
Ầu ơ,…
Ví dầu cá bống đánh đu
Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu.
Ầu ơ,…
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.
Ầu ơ…
Ví dầu cầu ván đóng đinh…
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi…
Ầu ơ…
Khó đi mẹ dắt con đi…
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

34. Gió đưa bụi chuối sau hè…
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ…
Ầu ơ… Con thơ tay ẵm tay bồng…
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.

35. Ầu ơ… Nhạn về biển Bắc nhạn ôi…
Bao thuở nhạn hồi kẻo én đợi trông.
Ầu ơ… Ví dầu tình bậu muốn thôi…
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra.


36. Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo ghập ghềnh khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi
Kéo chơi ba tiếng đờn cò
Đứt dây đứt nhợ quên hò sự sang
Ví dầu thiếp chẳng yêu chàng
Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về


37. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về anh học chữ nhu
Ba thu em cũng đời ngàn năm em cũng chờ...

38. Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha mất gót con đen xì

39. Còn cha còn mẹ thì thơm
Không cha kh6ong mẹ như đờn đứt dây
Đờn đứt dây còn xoay còn nối
Con mất cha mẹ rồi con phải mồ côi.



Mẹ ru con​

40. Con kiếm mà leo cành đa
leo phải cành cộc leo ra leo vào
con kiến mà leo cành đào
leo phải cành cộc leo vào leo ra


41. Cái cò là cái cò Quăm
mày hay đánh vợ đêm nằm với ai?????
có đánh thì đánh sớm mai
đừng đánh chập tối chẳng ai cho nằm


42. Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
không không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi
à ơi..


43. Cái Bống là cái bồng bang
Mẹ Bống yêu Bống, Bống càng làm thơ
Mẹ Bống yêu Bống bao giờ
Để cho cái Bống làm thơ cả ngày
Cái Bống là cái Bống bình
Thổi cơm gánh nước, 1 mình Bống ơi
Khách vào khách hãy ngồi chơi
Để tôi đi chợ mua vôi ăn trầu
Hàng trầu đã hết từ lâu
Hàng vôi còn đợi, bắc cầu mới sang

44. Đố ai ngồi võng không đưa
Ru con không hát đò đưa không trèo
Đố ai đốt cháy ao bèo
Để anh gính đá Đông Triều về ngâm
Bao giờ cho đá nảy mầm
Sung kia nảy nụ cho hành ra hoa
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ dâu biếc dựng đình
Lim kia làm kén thì mình lấy ta
À á à ơi, à á à ơi...


45. Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về đến gốc cây đề
Thằng tây nó bắn cò què một chân
Sớm mai đi chợ Đồng Xuân
Chú lính mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng cò đậu ngọn tre
Thằng tây nó bắn mới què một (á à) chân

46. Cài cò là cái cò kỳ
Ăn cơm nhà dì, uống nước (á) nhà cô
Đêm về nó ngày ô ô
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ (à) cơm
Cái cò là cái cò ca
Bắt về làm thịt lấy ra ba phần
Miếng lạc thời để phần chồng
Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng phần con

47. Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Ông ơi cho tôi mượn cái khau sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên

48. Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông xáo với măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

49. Chàng ơi xin chớ lo phiền
tóc xe trăm ngọn em liền gỡ xong
Rối tơ em gỡ còn suôn
Rối đầu có lược, rối lòng có em

50. Yêu nhau chả lấy được nhau
Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già
Bao giờ sum họp một nhà
Con lợn lại béo cau già lại ngon

51. Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa xoan
Em được thì cho anh xin
hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng anh lại giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò r*** tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo
Giúp cho quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau

52. Con tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Nhà còn có một quả cà
Làm sao đủ miếng cơm và cho con
Con tôi khóc héo khóc hon
Khóc đòi quả thị méo trôn đầu mùa
Con thèm phẩm oản trên chùa
Thèm quả chuối ngự tiến vua của làng
Con thèm gạo cốm Làng Ngang
Con thèm ăn quả dưa gang Làng Quài
Con thèm cá mát canh khoai
Con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng
Con thèm đuôi cá vây bông
Thèm râu tôm rảo, thèm lòng bí đao


53. À ơi ...
Em tôi buồn ngủ, buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà
Buồn ăn bánh đúc, bánh đa
Củ từ, khoai nướng cùng là cháo kê
À ơi ...
Em tôi buồn ngủ, buồn nghê
Con tằm đã chín, con dê đã mùi
Con tằm đã chín thì để lại nuôi
Con dê đã mùi thì để em ăn.



Mẹ ru con ngủ giấc nồng​

54. Chiều chiều ra đứng Tây lầu tây
Tây lầu Tây, thấy cô tang tình gánh nước
Tưới cây tưới cây ngô đồng
Xui ai xui trong lòng, trong lòng tôi thương
Thương cô tưới cây ngô đồng
Chiều chiều ra ngóng nơi chân trời xa
Xa chân trời xa, thấy chim đàn chim Ô Thước
Tung cánh bay về phía Ngân Hà
Chim đắp bao nhịp cầu trên dòng sông sâu
Thương cho số kiếp vợ chồng Ngâu
Chiều chiều ra đứng bên dòng sông
Sông dòng sông, thấy ai tang tình khuấy nước
Đẩy đưa đẩy đưa con đò
Thương ơi thương con đò, con đò sang sông
Mênh mang nước trôi xuôi dòng

55. Chiều chiều ra đừng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai


56. Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây
Đem về thắt võng cho nàng đi buôn
Đi buôn không lỗ thì lời
Mua 3 lạng thịt để dành cho em ăn..


57. Ru em em ngủ cho ngoan
Để mẹ đi chặt cây chuối trên nương xa
Em ngủ đừng khóc nữa
Ngoài đồng xa cha đang đi kiếm măng non
nín đi hỡi em ơi
Nơi xa mẹ nhặt được nhiều ngọn rau non
đừng khóc nữa hời em ơi ..

Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng CSVN


Ngày 9 tháng 12 năm 2015

Thưa quý vị,
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, hết sức trăn trở, lo âu về vận mệnh đất nước, thấy cần gửi tới Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI cùng các đại biểu dự Đại hội XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam một số suy nghĩ và yêu cầu bức thiết phù hợp với ý nguyện của đông đảo nhân dân trong nước và người Việt ở nước ngoài.


1- Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển ở trình độ trung bình thấp với những tiến bộ về kinh tế và đời sống nhân dân, về thực hiện các “Mục tiêu thiên niên kỷ” do Liên Hiệp Quốc đề ra. Tuy nhiên, so với nhiều nước, nhất là các nước trong khu vực (trong đó có những nước cách đây không lâu còn ở trình độ phát triển ngang hoặc kém nước ta), Việt Nam đã tụt hậu xa hơn cả về kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục, đặc biệt là về năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.


Thực trạng kinh tế đang có nhiều bất ổn (nổi lên là ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nặng kéo dài, nợ công tăng quá nhanh); nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt; môi trường bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng; văn hóa xuống cấp; đạo đức xã hội bị băng hoại; nhân dân ngày càng mất lòng tin vào thể chế chính trị.

Mặt khác, Trung Quốc ngày càng ngang nhiên thực hiện mưu đồ bành trướng, hòng biến nước ta thành một chư hầu kiểu mới, liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nước ta cả trên biên giới đất liền và biển đảo, tăng sự uy hiếp và chi phối đối với nước ta trên nhiều mặt. Thời gian gần đây, trong khi vẫn dùng những lời hoa mỹ về hòa bình, hữu nghị, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những bước leo thang thực hiện mưu đồ bành trướng trên Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, không chỉ trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn gây bất ổn cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước đều mong muốn và ủng hộ Việt Nam độc lập, phồn vinh, ngăn chặn có hiệu quả các mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Nhiều nước, kể cả những nước phát triển nhất, đã cam kết cùng Việt Nam trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Mới đây, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thu hút Việt Nam tham gia từ đầu đã được ký kết; khối ASEAN mà Việt Nam là thành viên đã nâng cấp sự liên kết thành Cộng đồng. Sự hội nhập quốc tế ở tầm cao hơn đặt ra thách thức mới, song chưa bao giờ Việt Nam có được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ cả tinh thần lẫn vật chất của nhân dân và các quốc gia trên thế giới như ngày nay. Đó là cơ hội quý báu, tạo thuận lợi cho sự phát triển hợp tác bình đẳng, hữu nghị giữa nước ta với các nước, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Một nước Việt Nam có thế và lực mạnh trên cơ sở đoàn kết toàn dân tộc, gắn bó giữa nhà nước và nhân dân, là con đường duy nhất để nước ta duy trì hòa bình, hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với Trung Quốc và các nước trên thế giới một cách bình đẳng.

Các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn bị trình Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù viết rất dài nhưng nặng về nhận định và chủ trương sáo mòn, chưa nhìn đúng sự thật, chưa nêu rõ thực trạng hiểm nguy mà đất nước và nhân dân ta đang đối mặt, đặc biệt là chưa phân tích thẳng thắn nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó.

Sự phát triển của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do Đảng Cộng sản Việt Nam từ nhiều năm nay dẫn dắt cả dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô-viết dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên con đường đó, trong vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam bám giữ thể chế độc tài toàn trị với bộ máy cầm quyền hết sức nặng nề, thiên về dùng bạo lực và dối trá, vi phạm nhiều quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo thuận lợi cho tệ tham nhũng, ức hiếp dân và sự thao túng của các nhóm lợi ích bất chính. Đường lối sai lầm theo ý thức hệ cùng với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết tật cũng không dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc để có đối sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền chống mưu đồ và hành vi bành trướng của Trung Quốc.

Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong nhiều năm qua về thực chất đã từ bỏ những nguyên lý cơ bản về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Vậy mà các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa, đặt độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường phải gắn với chủ nghĩa xã hội.

2– Trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và dựa hẳn vào nhân dân, tự giải thoát khỏi ý thức hệ giáo điều, tự giải phóng chính mình khỏi tình trạng tha hóa của một đảng độc quyền toàn trị, dứt khoát từ bỏ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ động tiến hành cải cách chính trị triệt để và toàn diện theo con đường dân tộc và dân chủ. Hơn lúc nào hết, nước ta vừa có điều kiện, vừa bắt buộc phải tiếp thu và vận dụng sáng tạo các giá trị của văn minh nhân loại để xây dựng Việt Nam thành một nước phát triển trên nền tảng dân chủ với kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, phát huy sức mạnh đoàn kết, hòa giải dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia.

Đại hội XII là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có trách nhiệm, vừa có thẩm quyền đề xướng cuộc cải cách chính trị trong hòa bình, với tinh thần khép lại quá khứ, không hồi tố, phát huy dân chủ với tất cả sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Ý chí quyết tâm chuyển đổi thể chế chính trị của Đại hội XII cần được biểu thị bằng những hành động cụ thể như đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp. Đó là những việc có thể làm ngay, quy tụ được lòng người, khơi dậy niềm tin và khí thế đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với công cuộc đổi mới chính trị và kinh tế ở tầm cao hơn.

3- Sự nghiệp chuyển đổi thể chế chính trị gắn với đổi mới kinh tế để Việt Nam trở thành nước phát triển trên nền tảng dân chủ đòi hỏi phải tiến hành từng bước với nhiều công việc nặng nề và phức tạp như sửa đổi Hiến pháp; xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống luật (đặc biệt là luật bảo đảm thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân đi liền với xây dựng kỷ cương xã hội, luật về đảng chính trị và đảng cầm quyền, luật về đất đai theo chế độ đa sở hữu…); xây dựng bộ máy cầm quyền tinh gọn với ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) độc lập, trong đó Quốc hội được bầu cử thật sự dân chủ, có thực quyền và chuyên trách; hoàn thiện các định chế của một nền kinh tế thị trường đầy đủ với môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; cải cách để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ; đồng thời, có đối sách đúng đắn để giữ gìn và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng và các nước khác, đặc biệt là các nước phát triển cao, ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị, xã hội.

Để hoạch định và thực thi có hiệu quả những công việc đó, yếu tố quyết định là những người đảm nhiệm cương vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, trước hết là những chức vụ chủ chốt, phải là những người có tinh thần kiên quyết đổi mới thể chế cả về chính trị và kinh tế, có năng lực chỉ đạo xây dựng và điều hành thực hiện các chương trình và biện pháp hình thành thể chế mới; có bản lĩnh kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Muốn vậy, công tác nhân sự tại Đại hội XII phải thật sự dân chủ. Các đại biểu Đại hội, với cương vị và trách nhiệm là thành viên của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cần làm đúng quyền hạn của mình, bãi bỏ những quy định của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về công tác nhân sự không đúng Điều lệ đảng dẫn tới sự chi phối, thậm chí áp đặt của cấp ủy sắp mãn nhiệm đối với nhân sự của cơ quan lãnh đạo nhiệm kỳ mới; yêu cầu Đại hội được bầu trực tiếp Tổng bí thư, và danh sách đề cử không chỉ có một người. Đại hội XII phải bầu được Ban Chấp hành Trung ương khóa mới đủ sức đưa đất nước vượt qua những khó khăn thách thức để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Kiên quyết không giao phó trọng trách cho những người mang nặng tư tưởng bảo thủ, giáo điều, đặt lợi ích riêng lên trên vận mệnh dân tộc, tham nhũng hoặc tài sản giàu có bất minh, thiếu bản lĩnh, không có khả năng xử lý những vấn đề do thực tiễn của cuộc sống đất nước đặt ra.

Tuy đối mặt với những thách thức mới rất gay gắt, nhưng với sự cổ vũ và bài học chuyển đổi thể chế độc tài sang dân chủ một cách hòa bình ở nhiều nước, đặc biệt là ở Myanmar mới đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi hơn bao giờ hết để đưa đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới.

Khi chuẩn bị Đại hội VI, dù thời gian họp đã cận kề, cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thời ấy đã kiên quyết viết lại báo cáo chính trị theo tinh thần đổi mới, mở đường cho đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và có bước phát triển mới. Bài học đó cần được vận dụng để thay đổi cách chuẩn bị và tiến hành Đại hội XII đáp ứng được yêu cầu của đất nước và mong đợi của nhân dân. Đó là trách nhiệm của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và toàn thể các đại biểu dự Đại hội XII trước vận mệnh của dân tộc.

Xin gửi đến quý vị lời chào trân trọng!

DANH SÁCH KÝ TÊN

1. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng khóa Ba, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987, Hà Nội

2. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM

3. Hoàng Tụy, GS, Hà Nội

4. Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương, Hà Nội

5. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội

6. Nguyễn Đình An, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Quảng Nam – Đà Nẵng, Đà Nẵng

7. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

8. Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TP HCM

9. Trần Bang, cựu chiến binh, kỹ sư, TP HCM

10. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM

11. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội

12. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học Tại chức Hải Phòng, Hà Nội


13. Bùi Văn Bồng, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà báo, nguyên Trưởng ban Đại diện báo Quân đội Nhân dân khu vực miền Tây Nam bộ, Cần Thơ

14. Phạm Minh Châu, GSTS Đại học Paris 7 và Đại học Khoa học & Công nghệ Pháp Việt USTH, Hà Nội

15. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM

16. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội

17. Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội

18. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM

19. Nguyễn Đình Cống, GS TS, Hà Nội

20. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, Lâm Đồng

21. Nguyễn Đức Dân, GS TS, TP HCM

22. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM

23. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ Nha khoa, TP HCM

24. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội

25. Lê Đăng Doanh, TS, Hà Nội

26. Nguyễn Thị Xuân Dung, cán bộ hưu trí, TP HCM

27. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

28. Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, Huế

29. Phùng Liên Đoàn, TS, Hoa Kỳ

30. Minh Đường, TS, Giám đốc Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa mới, Viện trưởng Viện Nghiên cứu SENA, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội

31. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM

32. Nguyễn Thanh Giang, TS, cán bộ hưu trí, Hà Nội

33. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM

34. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp

35. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM

36. Trần Hải Hạc, nguyên PGS Đại học Paris 13, Pháp

37. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội

38. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội

39. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Ban Văn học Cổ cận đại Viện Văn học, Hà Nội

40. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp

41. Nguyễn Trọng Hiền, nhà Vật lý, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Hoa Kỳ

42. Lại Thị Ánh Hồng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, TP HCM

43. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt

44. Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), nhà báo, Đà Nẵng

45. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh

46. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đà Nẵng

47. Diệp Đình Huyên, nguyên giám đốc đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lâm Đồng, hưu trí, Đà Lạt

48. Phạm Xuân Huyên, GSTS, Đại học Paris Denis Diderot và Viện John Von Neumann, Đại học Quốc gia TP HCM

49. Hoàng Hưng, nhà thơ, TP HCM

50. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ, TP HCM

51. Nguyễn Thị Xuân Hương, cán bộ hưu trí, TP HCM

52. Lê Phú Khải, nhà báo, TP HCM

53. Vũ Trọng Khải, PGS TS, TP HCM

54. Nguyễn Sỹ Kiệt, TS Khoa học Kỹ thuật, TP HCM

55. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP HCM

56. Nguyễn Ngọc Lanh, Nhà giáo Nhân dân, nguyên GS Đại học Y Hà Nội, Hà Nội

57. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

58. Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội

59. Vũ Linh, nhà giáo, Hà Nội

60. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM

61. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Thư ký của đ/c Mai Chí Thọ, TP HCM

62. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Hà Nội

63. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM

64. Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn

65. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội

66. Ngô Minh, nhà thơ, Huế

67. Bửu Nam, PGS TS, Huế

68. Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, TP HCM, hiện đang ở Paris

69. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn giải phóng, TP HCM

70. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

71. Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo, TP HCM

72. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp, Đại học Xây dựng, Hà Nội

73. Nguyễn Minh Nguyệt, nguyên cán bộ giảng dạy Đại học Tổng hợp Hà Nội, TP HCM

74. Trần Minh Nguyệt, cán bộ hưu trí, TP HCM

75. Trương Duy Nhất, nhà báo độc lập, Đà Nẵng

76. Hoàng Ý Nhi, nhà thơ, TP HCM

77. Nguyễn Nhiên, nguyên Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc tế của thành phố Huế, Huế

78. Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM

79. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, Hội An

80. Nguyễn Thị Phương, cán bộ hưu trí, TP HCM

81. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá Công an, Hà Nội

82. Trần Đức Quế, cán bộ Bộ Giao thông Vận tải, đã nghỉ hưu, Hà Nội

83. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt

84. Trần Minh Quốc, nhà giáo, TP HCM

85. Sương Quỳnh (Ngô Kim Hoa), thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, TP HCM

86. Tạ Cao Sơn, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2, Hà Nội

87. Nguyễn Kim Sơn (tức Huy Văn), Đại tá, cựu Đội viên Cứu quốc quân, Hà Nội

88. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM

89. Trần Ngọc Sơn, bút hiệu Nguyễn Trung Chính, kỹ sư, Pháp

90. Jacques Nguyễn Thái Sơn, Président Interface de la Francophonie, Cố vấn Viện Địa Chính trị Paris (AGP), Pháp

91. Văn Tạo, GS, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Hà Nội

92. Lê Văn Tâm, TS, Nhật Bản

93. Hoàng Thúc Tấn, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hà Nội

94. Tạ Đình Thính, nguyên Vụ Trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội

95. Trần Công Thạch, nhà giáo, nguyên cán bộ Thành đoàn TP HCM, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, TP HCM

96. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM

97. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, Hà Nội

98. Huỳnh Kim Thanh Thảo, cử tri, TP HCM

99. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

100. Nguyễn Quang Thân, nhà văn, TP HCM

101. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn

102. Đinh Hoàng Thắng, TS, Thư ký Chương trình “Minh triết làm chủ Biển Đông”, Trung tâm Minh triết, Hà Nội

103. Đào Tiến Thi, ThS, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội

104. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo về hưu, Pháp

105. Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Nhật Bản

106. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM

107. Nguyễn Bá Thuận, TS, nhà giáo về hưu, TP HCM

108. Đào Công Tiến, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Hiệu trưởng truờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM

109. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội

110. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản Viện Quân Y 108, Hà Nội

111. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Hà Nội

112. Mạc Văn Trang, PGS TS, Hà Nội

113. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM

114. Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội

115. Thanh Tùng, họa sĩ, TP HCM

116. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá, cán bộ tiền khởi nghĩa, Hà Nội

117. Đoàn Sự, Đại tá, nguyên Cục phó thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội

118. Lưu Trọng Văn, nhà văn, nhà báo, TP HCM

119. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng

120. Hồ Trí Việt, nhà báo, nhà văn và phê bình văn học, TP HCM

121. Trần Đại Vinh, nhà nghiên cứu, Huế

122. Hà Quang Vinh, hưu trí, TP HCM

123. Trần Ngọc Vương, GS TS, Hà Nội

124. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế

125. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế, Huế

126. Phạm Xuân Yêm, GS TS, Pháp

127. Nguyễn Đông Yên, GS TS, Hà Nội

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Giúp não minh mẫn tới già


Các nghiên cứu khoa học ngày nay cho thấy rằng có nhiều cách để não luôn ở trong trạng thái tốt nhất có thể tránh mắc bệnh suy giảm trí nhớ do gene di truyền. Tập luyện thành thói quen đều đặn, trau dồi thường xuyên 19 cách cơ bản dưới đây là những yếu tố giúp bạn duy trì khả năng tư duy sắc bén suốt đời.



Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng gene có thể quyết định con người có mắc bệnh suy giảm trí nhớ hay không. Nhưng các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) khẳng định rằng chúng ta có thể tìm ra nhiều cách để não luôn ở trong trạng thái tốt nhất. Họ đã kiểm tra khả năng nhận thức của 2.500 người trong độ tuổi 70-79 trong suốt 8 năm.

Chức năng não của hơn một nửa đối tượng nghiên cứu suy giảm do tuổi già, 16% bị suy giảm đáng kể trí nhớ và khả năng tư duy trong giai đoạn nghiên cứu. Song điều đáng chú ý là 30% người tham gia vẫn duy trì khả năng hoạt động thần kinh ở mức ổn định.

Sau đó các nhà khoa học tìm hiểu xem những yếu tố nào tạo nên sự khác biệt trên. Kết quả cho thấy tập luyện thể thao, học tập, thói quen hút thuốc và hoạt động xã hội đóng vai trò then chốt. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người tập thể dục từ mức độ trung bình trở lên ít nhất một lần/tuần có cơ hội duy trì trí óc minh mẫn cao hơn 30% so với những người không tập bao giờ hoặc tập không thường xuyên.

Những người học tới trình độ phổ thông trung học trở lên có khả năng duy trì khả năng nhận thức ở mức ổn định cao gấp 3 lần so với người có học vấn thấp hơn. Sự khác biệt càng tăng lên nếu người có học vấn cao liên tục trau dồi tri thức (như khám phá lĩnh vực mới, học thêm ngoại ngữ).

1/. Thói quen hút thuốc.
Hút thuốc làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta, bởi người không hút thuốc có khả năng tư duy sắc bén gấp hai lần so với người nghiện thuốc khi về già.

Một số hoạt động xã hội cũng tốt cho não. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những cá nhân thích tham gia hoạt động xã hội có khả năng duy trì tư duy sắc bén cao hơn 24% so với người khác.

"Việc tìm ra những yếu tố liên quan tới khả năng duy trì nhận thức có thể giúp con người tìm ra những chiến lược hiệu quả trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi một số yếu tố, như luyện tập thể thao và hút thuốc", Alexandra Fiocco, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chứng minh rằng, khi con người tập luyện, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một số nhân tố tăng trưởng. Những nhân tố tăng trưởng ấy làm tăng khả năng hoạt động của tế bào thần kinh.

2/. Tập thể dục.

Là cách tự nhiên giúp tăng sức mạnh cho não bộ của bạn và thậm chí tạo ra tế bào thần kinh mới trong não. Tập thể dục thường xuyên cũng ngăn ngừa việc suy giảm nhận thức và giúp bạn tránh khỏi các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhảy, khiêu vũ cải thiện chức năng não của bạn. Trong khi đó, yoga không chỉ giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung của bạn, nó cũng tăng cường nhận thức của bạn và ngăn ngừa việc suy giảm nhận thức.

Bên cạnh đó những thói quen nhỏ dưới đây cũng giúp bộ não phát triển các chức năng tốt hơn, ngăn chặn suy giảm nhận thức.

3/. Vẽ.

Hầu hết chúng ta có xu hướng nghĩ rằng các bản vẽ như 1 hoạt động chỉ dành cho trẻ em, nhưng nó thực sự khá hữu ích cho người lớn. Vẽ tranh kích thích bán cầu não phải của bạn và tăng cường sự sáng tạo của bạn.

4/. Uống dầu cá.

Dầu cá có chứa nhiều thành phần xây dựng màng não của bạn. Uống nó thường xuyên giúp cải thiện sự tập trung, tăng cường các trung tâm cảm xúc của bộ não và làm tăng chức năng não bộ tổng thể của bạn.

5/. Ăn các loại hạt.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn các loại hạt cải thiện chức năng não đáng kể, đến mức mà những sinh viên ăn chúng ngay trước khi kỳ thi sẽ làm bài tốt hơn nhiều so với những người không ăn.

6/. Hít thở sâu.

Đi ra ngoài 10-15 phút mỗi ngày để ngồi và hít thở sâu, tăng lượng oxy cho não.

7/. Tránh ăn vặt.

Thức ăn nhanh làm giảm năng lượng của bạn và làm cho tâm trí bạn trở nên mơ hồ. Để cải thiện chức năng bộ não, hãy tránh xa đồ ăn vặt và bắt đầu ăn các bữa ăn lành mạnh thay thế.

8/. Tranh luận.

Việc tranh luận khiến bạn phải suy nghĩ nhanh chóng và thông minh, suy nghĩ đến các tình huống khác nhau. Nhận được vào một lập luận tinh thần hoặc tranh luận một lần trong một thời gian để có được các loại nước chảy của bạn.

9/. Nghe nhạc.




Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người nghe nhạc thường xuyên thông minh hơn và nhiều cảm xúc tích cực hơn so với những người không nghe. Điều này là do âm nhạc kích thích bán cầu não phải của bạn và thậm chí thay đổi cấu trúc của nó.

Đặc biệt, nghe nhạc cổ điển phương Tây có thể cải thiện khả năng toán học, kích thích bán cầu não trái của bạn. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra nghe Mozart có thể cải thiện 80% trí tuệ.

10/. Thay đổi thói quen của bạn.

Khi bạn gặp khó khăn trong cùng một thói quen, não của bạn trở nên buồn tẻ và thiếu sáng tạo. Để kích thích nó, cố gắng thay đổi thói quen thường xuyên như tìm những cách khác nhau để làm việc hoặc cố gắng có 1 bữa ăn mới.

11/. Suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có suy nghĩ tích cực (khách quan, thiện hảo …) có điện não tốt hơn so với những người có suy nghĩ tiêu cực (chủ quan, bất thiện …). Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để suy nghĩ tích cực và đặt mục tiêu cho chính mình, kể từ khi lập mục tiêu cũng kích hoạt 1 phần của bộ não của bạn cũng được tham gia với tư duy tích cực.

Trong khi bạn không thể tránh căng thẳng hoàn toàn, hãy cố gắng giữ mức độ căng thẳng đừng quá cao, vì cortisol - hormone stress gây trở ngại cho chức năng não và giết chết các tế bào não của bạn.

12/. Ngủ đủ.

Ngủ cải thiện trí nhớ của bạn, không ngủ đủ giấc có thể làm cho bạn hay quên và chậm chạp.

13/. Cười thường xuyên, khóc.

Tiếng cười không chỉ kích thích sự giải phóng các endorphin, nó cũng làm giảm căng thẳng và làm giảm đau, giúp não của bạn hoạt động tốt hơn nhiều.

Bên cạnh đó, khóc cũng làm tăng chức năng não vì nó giúp việc lưu thông máu đến não của bạn tốt hơn. Nó giải phóng cảm xúc và giúp não tỉnh táo.

14/. Giải các ô chữ, câu đố.

Câu đố ô chữ nâng cao kỹ năng tư duy của bạn và khả năng để nhớ lại những kỷ niệm. Chúng hoạt động hoàn hảo để kích thích trí não. Bạn có thể chơi ô chữ hoặc giải câu đố cũng có tác dụng tương tự.

15/. Đọc sách, học 1 ngôn ngữ mới.

Đọc sách dạy bộ não của bạn hấp thu rất nhiều thông tin cùng 1 lúc, trong khi đó còn cải thiện trí nhớ của bạn, kỹ năng tư duy phê phán và từ vựng.

Bên cạnh đó, học 1 ngôn ngữ mới cũng giúp kích thích não bạn suy nghĩ, tư duy.

16/. Tránh uống nhiều thuốc.



Thuốc cản trở chức năng bộ não của bạn và tiêu diệt các tế bào não của bạn. Trong thực tế, các loại thuốc khác nhau có tác dụng khác nhau, bao gồm từ chảy máu não và làm thần kinh suy yếu và các tế bào não bị hư hại.

17/. Đừng xem ti vi quá nhiều.



Xem truyền hình 1 chút thì khá tốt nhưng tránh xem quá nhiều vì sẽ khiến não của bạn khó chịu, làm chậm lại sóng não và khiến chức năng não tồi tệ hơn.

18/. Đặt câu hỏi.



Hãy tạo thói quen đặt câu hỏi về những điều bạn không hiểu và yêu cầu những người khác về những suy nghĩ của họ về 1 vấn đề cụ thể. Điều này sẽ đặt bạn vào những ý tưởng khác nhau và quá trình suy nghĩ, kích thích suy nghĩ của riêng bạn.

19/. Uống nước.
Uống Nước Đúng Cách Nếu cơ thể bạn bị mất nước, bộ não của bạn không thể hoạt động tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống trái cây và nước rau ép ít có khả năng bị bệnh Alzheimer – 1 chứng mất trí phổ biến nhất hơn so với những người khác.

Tản mạn về triết lý đời thường







Xin đừng nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ trước những khó khăn để tồn tại. Không, nghìn lần không, con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, chính kiến và thiên hướng sống rõ ràng.


Họ còn có cả những ước mơ; con người càng thiếu thốn, gian khổ, càng thèm muốn một cuộc sống đầy đủ, thảnh thơi. Chỉ có điều triết lý sống của họ là không ảo tưởng, không đeo đuổi điên cuồng những cái ngoài tầm tay mà họ vẫn thường sống với những gì đang có, và hành động theo cách để có thể kiểm soát được kết quả cuối cùng.

Họ hiểu, ham muốn bao giờ cũng cao hơn khả năng và mọi sự trốn tránh thử thách, lười nhác là cửa ngõ của thế giới ăn mày, là nghèo túng, đói rách. Kiên trì nhẫn nại là đức tính bản chất của người lao động chân chính dù nó chứa đầy cay đắng nhưng kết quả thường là ngọt ngào, dễ chịu. Nản lòng là sụp đổ, là cái chết của tâm hồn, là đánh mất tất cả.



Họ vẫn thường xác định, phải làm nhiều hơn nói, không nói hay làm dở, không tự phỉnh nịnh mình. Thành công một việc gì bao giờ cũng là niềm vui, là nguồn khích lệ lớn nhưng họ không say, không ngủ quên trên chiến thắng, họ biết rằng một bông hoa chưa phải là vòng nguyệt quế, một con chim én chưa thể tạo được mùa xuân mà quãng đường chông gai vẫn trải dài phía trước.

Họ luôn nhắc nhở nhau phải ra sức học tập rút kinh nghiệm sống. Học trong sách, học trong cuộc đời, rút kinh nghiệm của bản thân, rút kinh nghiệm của những người khác. Một đời người là một pho sách lớn; ngay cả những cuốn sách dở cũng có thể cho ta rút ra những điều bổ ích.

Trên con đường trau dồi năng lực sống và lao động, không tiến có nghĩa là lùi. Cuộc hành trình của cộng đồng cũng như thời gian không bao giờ dừng lại hoặc quay lui. Ai đó nghỉ ngơi xả láng hay chậm chạp sẽ bị cuộc sống vượt qua một cách lạnh lùng; sẽ kém cỏi tụt hậu là điều chắc chắn.

Học hỏi không có nghĩa là rập khuôn, là bắt chước máy móc. Thành ngữ phương Đông có câu: “Không giống người khác, không lặp lại mình là đã biến đổi tích cực”.

Kho tàng tri thức của nhân loại là vô hạn, mênh mông như biển cả, còn nhận thức của mỗi con người thì rất hạn chế, ví như một giọt nước. Có người đã nói: “Trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì ai không đổi mới nhận thức coi như mù chữ. Ai lười tư duy là đã từ chối trí tuệ. Ai biết phát hiện ra mình còn dốt thì mới tiếp cận được chân lý.”

Trường Giang

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Cần 'uốn lưỡi' 70 lần trước khi viết






(TNO) TRƯỚC THỰC TẾ NGÀY CÀNG NHIỀU TRƯỜNG HỢP BỊ ĐUỔI HỌC CHỈ VÌ VẠ MIỆNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI, THANH NIÊN ONLINE ĐÃ CÓ CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI THẠC SĨ TÂM LÝ ĐÀO LÊ HÒA AN, ỦY VIÊN HỘI TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM, XOAY QUANH VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI.


Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An

Trao cho học sinh cơ hội để sửa chữa sai lầm 
* Chào thạc sĩ Hòa An, mới đây một học sinh Trường THPT Lê Lợi (Hà Nội) đã bị ban giám hiệu nhà trường ra Quyết định kỷ luật buộc thôi học 10 ngày vì xúc phạm giáo viên trên Facebook. Theo ông, quyết định kỷ luật này có hợp tình, hợp lý không?
- Tôi cho rằng cách xử lý như vậy là không đúng. Bởi nhà trường đẩy học sinh ra khỏi môi trường giáo dục như thế là chứng minh sự bất lực. Đây không phải là quyết định phù hợp. Không thể lấy hành vi ứng xử giao tiếp trên mạng xã hội để khiến học sinh đó bị ảnh hưởng đến kết quả và quá trình học tập. Rồi chẳng may kết quả học tập của học sinh kém hơn, yếu đi thì ai chịu trách nhiệm.
* Vậy theo ông, quyết định như thế nào mới là phù hợp?
- Cần phải đánh giá bản chất bên trong của sự việc. Bằng cách trò chuyện với học sinh, để học sinh tự nhận thức được hành vi ấy là sai, là không chuẩn mực, và nhận lỗi. Hãy để học sinh đó tự đề xuất biện pháp tự khắc phục, sửa đổi. Trao cho học sinh cơ hội để sửa chữa sai lầm. Cần tìm hiểu nguyên nhân đa chiều, lý do vì sao học sinh ấy lại bức xúc và đăng tải status ấy… Tìm hết mọi nguyên nhân dẫn đến sự việc và giải quyết từ gốc của nguyên nhân.
Mạng ảo nhưng hậu quả thật
* Trường hợp này không ngoại lệ, đã từng có nhiều người bị đuổi học, mất việc chỉ vì mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Theo ông lý do vì sao?
- Là do một bộ phận dân mạng, trong đó có nhiều thành phần, từ học sinh sinh viên đến cả những người đi làm, đã trưởng thành… đã thể hiện bản thân một cách quá đà, thể hiện quá lố về bản thân. Họ chưa có những kỹ năng cần thiết để kiềm chế cảm xúc, chưa biết về nghệ thuật sử dụng mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội cần phải có nghệ thuật, đó xem như là kỹ năng để xây dựng được hình ảnh cá nhân ấn tượng.
* Vậy để sử dụng mạng xã hội thì cần những kỹ năng nào?
- Đừng nghĩ là mạng ảo thì muốn làm gì thì làm, muốn sử dụng sao cũng được. Nên nhớ mạng ảo nhưng hậu quả thật. Phải có những kỹ năng xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội để thể hiện hình ảnh bản thân ấn tượng, nổi bật đối với hàng triệu người trên mạng xã hội. Đó là lập tức loại bỏ những “điểm trừ” thường mắc phải như: Tham gia những hội hoặc nhóm có nội dung không lành mạnh. Đồng thời phát huy thêm những “điểm cộng”, đặc biệt là hình ảnh, thông tin về việc tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng.


Trường THPT Lê Lợi vừa đưa ra quyết định kỷ luật học sinh vì xúc phạm giáo viên trên Facebook

Đừng có cái gì cũng đăng, buồn vui khổ cực gì cũng đăng. Đừng để trang cá nhân ảm đạm bằng những trạng thái u sầu mà biết cách kiểm soát và quản lý cảm xúc chứ đừng quá vô tư thể hiện cảm xúc tiêu cực nhất thời. Ấn like có chọn lọc. Bình luận có duyên, có văn hóa. Đăng ảnh tạo được cảm xúc với người xem, chuyển tải những thông điệp hay trong cuộc sống. Không đánh dấu người khác vào những ứng dụng vô bổ…




Cần hiểu một nguyên tắc là “khen tập thế nhưng chê cá nhân”. Có nghĩa là khi muốn chê ai, muốn góp ý ai đó, thay vì viết bài công khai, thì hãy nhẹ nhàng nhắn tin riêng, hoặc gọi điện thoại, trò chuyện trực tiếp. Chứ không nên đăng đàn nói quá thẳng thắn như thế, vì đôi khi status ấy được viết trong trạng thái quá bức xúc, quá tức giận và bộc phát, viết và không nghĩ. Chưa kể bài viết ấy khi đăng lên mạng xã hội, rất dễ bị phát tán, lan truyền nhanh theo cấp số nhân. Nếu như một khi bản thân người bức xúc suy nghĩ cặn kẽ lại, họ sẽ xóa, nhưng vẫn còn hiện trên vô số trang khác. Hãy thật cẩn trọng khi viết điều gì đó trên Facebook. Càng cẩn trọng thì sẽ xây dựng hình ảnh cá nhân tốt hơn trong mắt người khác. Hãy thể hiện là người văn minh, lịch sử, khả năng quản lý cảm xúc tốt.


Cần nói thêm là một lời nói hay hành động ở đời thật chỉ vài người nghe thấy, nhưng trên mạng xã hội có thể khiến hàng triệu người biết đến. Vậy nên phải thật sự cẩn trọng khi bước chân vào mạng xã hội.
Chia sẻ tin đồn chỉ khiến bẩn tay
* Ông chỉ ra nhiều nguyên tắc như thế, phải chăng là ông đã nhìn thấy trong thực tế, vẫn còn có những thành viên mắc những sai lầm khi tham gia mạng xã hội?
- Đúng. Rất là nhiều. Người thì “bơm” bản thân quá đà. Người thì hay văng tục một cách vô tư, rồi nói xấu bôi nhọ người khác, đăng tải những đoạn video, status đả kích, xúc phạm đối phương. Rồi có người vì bị đả kích đã trả đũa, tranh cãi và tạo ra những cuộc tranh cãi không có hồi kết trên mạng xã hội. Và cả thực trạng tung tin đồn nhảm nhí nhan nhản trên mạng… Tất cả những điều đó là không nên, là một dân mạng văn hóa thì không nên vướng vào những sai lầm đáng tiếc ấy, vì chỉ thể hiện một nền tảng văn hóa yếu kém của cá nhân…
* Ông vừa nhắc đến thực trạng tung tin đồn trên mạng, ông có thể hiến kế cách để thực trạng này không còn tồn tại?
- Tung tin đồn, bếu rếu, bôi nhọ… sẽ khiến người khác bị ảnh hưởng đến danh dự, khiến cuộc sống của họ điêu đứng. Tôi mong những ai đã từng hoặc đang có ý định tung tin đồn hãy dừng lại. Đây là hành vi vô văn hóa và vi phạm pháp luật.
Với dân mạng, hãy thay đổi thói quen “tin sái cổ” vào bất kỳ thông tin nào trên mạng xã hội. Hãy biết kiểm chứng thông tin. Hãy yêu thích (like), bình luận (comment), chia sẻ (share) một cách có văn hóa. Nói không với những bài viết không đúng sự thật. Người ta tạo ra tin đồn, hành vi này làm bẩn tay. Nhưng chia sẻ tin đồn ấy, hưởng ứng tin đồn ấy cũng khiến bẩn tay không kém.
Nên xây dựng văn hóa xin lỗi trên mạng xã hội
* Lỡ một ai đó viết bài chỉ trích người khác và đăng lên mạng xã hội, sau đó họ cảm thấy sai lầm. Trong trường hợp này cần làm gì, thưa ông?
- Tự mỗi người nên xây dựng văn hóa xin lỗi trên mạng xã hội. Sai là phải sửa, phải viết bài đính chính và xin lỗi nạn nhân một cách chân thật và khách quan, để người khác thấu hiểu sự thật của sự việc không phải như từng nói.
* Còn những người bị người khác xúc phạm trên mạng xã hội, họ nên xử lý tình huống ấy như thế nào?
- Không nên vào bình luận hay viết bài đả kích trả thù mà hãy bình tĩnh. Nếu như câu chuyện không quá to tát, sự việc ấy không ảnh hưởng nhiều đến bản thân thì không nên đôi co, cãi lại, mà hãy im lặng. Nếu việc ảnh hưởng, gây xáo trộn cuộc sống, hãy liên hệ người (hoặc tài khoản) xúc phạm mình, yêu cầu gỡ bỏ và đính chính thông tin. Và trong trường hợp bản thân bị xúc phạm nặng nề, hãy nhờ các cơ quan chức năng can thiệp.
* Có ý kiến bảo chính mạng xã hội là nguyên nhân dẫn đến câu chuyện đau lòng, những tình cảnh dở khóc dở cười vì mất việc, đuổi học. Theo ông nhận định này có đúng?
- Mạng xã hội là công cụ để kết nối, giao tiếp… Mạng xã hội không hề có lỗi mà lỗi là do người sử dụng. Cái câu “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” luôn đúng. Và đối với mạng xã hội thì tôi khuyên cần “uốn lưỡi 70 lần trước khi viết gì, đăng gì”.
* Cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện này!

Xuân Phương
(thực hiện)