Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Nhà Gom Lá bàng lại tiếp tục " mất dạy"


Đọc bài viết này, Tôi không thể không văng tục" mẹ cha nó" viết ngu như bò vậy mà vẫn lếu láo, 'nổ" hết sức mất dạy. Hãy xem "giáo sư dỏm" nhà ta viết gì:


Năm 85 tốt nghiệp đại học, 86 đi dạy : " 1986: Tôi dạy Toán, Lý, Hóa, Triết và Kinh tế-chính trị học…Tôi dạy Toán, Lý, Hóa, Triết và Kinh tế-chính trị học…, nên dĩ nhiên là trong phòng tôi có hình của Các Mác và Ăng-ghen. Có một em sinh viên từ miền Bắc vào, và vì tin tưởng là cô ấy đã sống 20 năm dưới chế độ xhcn, nên tôi mới chỉ hình ông Ăng-ghen và hỏi:
-Đố em đây là hình ông nào?
-Đó là ông ‘Lê-lin’ (Lê-nin) chứ gì! - Câu trả lời này làm tôi tá hỏa tam tinh!... "


Vậy là Gã học rất giỏi nên mới được giữ lại trường dạy đại học ( hỏng biết trường đại học nào vậy kìa, dạy cả : toán, lý, hóa, Triết học và kinh tế chính trị học...) Ha ha...

"
-Nguyễn Du là ai vậy bác?
-Trời, mầy học tốt nghiệp đại học rồi mà không biết Nguyễn Du là ai à?
-Dạ, thế có phải ổng là một nhân vật thần thoại không?
-Trời, Nguyễn Du có thật, sao lại là một nhân vật thần thoại!
-Thế Nguyễn Du là ông Phù Đổng à?"


...Chu cha, anh chàng sinh viên này quả là có trí nhớ " siêu việt" kiểu gã Nhà gom lá bàng đây nên nhớ cái chuyện " phù đổng " học hồi con nít" mà không nhớ " Nguyễn du" - Truyện Kiều mà học sinh trung học nào cũng thuộc vài câu của ổng. Mà cũng phải , như anh NGLB nhà ta chỉ cần " vươn vai ' là thành ' giáo sư" rồi " Phù Đổng" vươn vai thành " nguyễn Du " cũng có sao đâu!

" ‘Hãy tả một vị anh hùng chống Mỹ cứu nước mà em thích’, thế mà cậu ấy lại đi tả Nguyễn Huệ là anh hùng chống Mỹ cứu nước!," Hi hi... Cậu bé này quả đúng là trung thực nên chỉ được  học về " lịch sử Việt nam " thời " trước cách mạng". Mẹ cha, vậy mà mấy thằng "giáo sư" như NGLB cứ bu lu, bu loa ...là chỉ nhồi nhét lịch sử Cách mạng, chống pháp, chống Mỹ. Nếu nhà trường có "nhồi nhét" mà cậu chàng này trả lời " Nguyễn Huệ là anh hùng chống Mỹ " thì cậu ta đích thị là giòng giống của giáo sư NGLB rồi. Hi hi...

" 2015: Một kỹ sư ra trường đã 30 năm, làm ở rất nhiều sở ban ngành ở nhiều tỉnh… Mới đây, chả biết bị ai tuyên truyền (!) mà anh ta nói:
-Làm gì có cái tên Việt Nam, ai đó bày đặt nói đại… Chắc nước mình là nước Tàu hồi trước… Nước Việt hồi xưa ở bên Tàu…"



Hi hi... anh chàng này làm Việc 30 năm mà hỏng biết có tên Việt nam thì ... chắc cũng giống như giáo sư NGLB " dạy "Toán, lý , hóa, triết học , Kinh tế chính trị học..." vậy mà.

Mời các bạn đón xem tiếp nhé bởi " giáo sư NGLB" đang '' đầu tư tư duy" để viết tiếp đấy.
Xem toàn bộ bài đăng và nhân tiện cũng đọc luôn mấy lời com được " giáo sư NGLB" chọn lọc cẩn thận

770. Nguyễn Du là một nhân vật thần thoại, là Phù Đổng, hu..hu…http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/12/770-nguyen-du-la-mot-nhan-vat-than.html


Giận hờn em nhắn anh không nói
Để ánh đèn khuya tỏa tỏa mờ
Thôi, hãy đi vào cơn mộng đẹp
Để sáng, mặt trời sang em chơi!
1
Cuối buổi chiều hôm qua, 5/12/2015, tôi đi ra rẫy tiếp khách từ ngoài Bắc vào…, thấy trên VTV1 có chiếu một Chương trình phóng sự về ‘250 năm ngày sinh Nguyễn Du’, mà trong buổi lễ tổ chức tại Hà Tĩnh, tôi thấy có bà Katherine Muller Marin (UNESCO), ông Phôm Ma Xi Phế Na (Đại sứ quán Lào)…. Tuy nhiên, tôi không để ý đến chuyện xanh-đỏ-vàng-tím lắm, mà để ý đến các mẩu phóng sự ngắn với ba người nước ngoài đến từ Đức, Séc (Czech), Anh, tôi không nhớ rõ lắm, nhưng chắc chắn là có một người Séc…
Về nhà, tôi có đọc một số tài liệu trên mạng, xin chép một ít cho các bạn đọc cho vui:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Khúc mở đầu, Bản tiếng Việt theo Đào Duy Anh, 1974)
A hundred years - in this life span on earth
talent and destiny are apt to feud.
You must go through a play of ebb and flow
and watch such things as make you sick at heart.
Is it so strange that losses balance gains?
Blue Heaven’s wont to strike a rose from spite
(The Tale of Kiều, English Version by Huỳnh Sanh Thông, Yale University, NY 1983)


*
Trưa nay, bản tin thời sự lại phát tiếp về ‘Nguyễn Du’… trong lúc chúng tôi đang ở một nhà hàng, thì nghe một sinh viên hỏi bác của cậu ấy:
-Nguyễn Du là ai vậy bác?
-Trời, mầy học tốt nghiệp đại học rồi mà không biết Nguyễn Du là ai à?
-Dạ, thế có phải ổng là một nhân vật thần thoại không?
-Trời, Nguyễn Du có thật, sao lại là một nhân vật thần thoại!
-Thế Nguyễn Du là ông Phù Đổng à?
…Tôi nghe hai vợ chồng (ông bác) cười quá trời, nhưng họ lại chuyển qua đề tài khác, chẳng hạn ‘cháu có yêu Tàu không?’, ‘không’…
Khi trở về nhà, tôi đã suy nghĩ về chuyện này cả buổi chiều, cộng với phát biểu ‘Không cần sinh viên giỏi Sử, cần con người có lòng yêu nước' của GS Đào Trọng Thi, mà tôi nghĩ là nên… cách chức ổng đi là vừa! 
Các bạn hãy theo dõi tiếp câu chuyện nhé.

2
Cà Mau anh nhớ lẫu cua
Kiên Giang anh nhớ lẫu trâu em à
Tối nay anh nhớ cô nào
Chiều, đeo kính mát, lao xao khách nhìn

Do bôn ba nhiều trên chốn giang hồ, nên tôi có nhiều ấn tượng về việc học sinh/sinh viên học môn… lịch sử có… chất lượng như thế nào!

1981: Vì đi TNXP, nên năm này tôi mới vào Đại học - mà có nhiều bộ đội từ Campuchia giải ngũ về học, khi đó (cũng như bây giờ), các khoa đều phải học môn ‘Lịch sử đảng’. Ở khoa Sử (lớp Sử), tất cả các em là thí sinh từ lớp 12 thi vào - đều thi đậu môn này, chỉ trừ nguyên một chi bộ đều rớt môn ‘Lịch sử đảng’ hết, phải thi lại.

1985: Khi ra trường - tức là 10 năm sau ‘giải phóng’, tôi có về thăm quê…
Có một người em bà con của tôi (con ông cậu) học hết lớp 9 và thi lên lớp 10 (vào cấp 3), lúc đó chỉ thi hai môn Toán và Văn. Vì là một học sinh giỏi toán cấp huyện, nên nó thi môn Toán được 10 điểm. Còn môn Văn thì có đề thi (đại khái) là: ‘Hãy tả một vị anh hùng chống Mỹ cứu nước mà em thích’, thế mà cậu ấy lại đi tả Nguyễn Huệ là anh hùng chống Mỹ cứu nước!, nên cậu ấy bị điểm liệt (không điểm), và dĩ nhiên là cậu ấy thi rớt, híc… (Nhưng sau đó cậu lại vào được trường trung cấp thống kê tỉnh…, và khá lâu sau này, tôi nghe nói là trở nên rất… giàu có!).
Rồi có một người em họ khác (con bà cô) đang học lớp 12…, tôi mới hỏi:
-Ở trường em có học hay nghe nói chuyện gì về Các Mác không?
-Các Mác là cái ông mô rứa?
Cũng năm đó!, có một ông bí thư đảng ủy xã/nông trường, chuyên đeo xích-cót (cái túi đi họp của sĩ quan/cán bộ lớn hồi đó) đi giảng truyền chính trị - đặc biệt là về Bác - cho các thầy cô và học sinh ở các trường, ổng cũng muốn lấy bằng cấp 3, nên nộp đơn thi, mà cái đề thi rất trúng mánh là: Hãy bình luận về câu ‘không có gì quý hơn độc lập tự do’, ổng thi… rớt!

1986: Tôi dạy Toán, Lý, Hóa, Triết và Kinh tế-chính trị học…, nên dĩ nhiên là trong phòng tôi có hình của Các Mác và Ăng-ghen. Có một em sinh viên từ miền Bắc vào, và vì tin tưởng là cô ấy đã sống 20 năm dưới chế độ xhcn, nên tôi mới chỉ hình ông Ăng-ghen và hỏi:
-Đố em đây là hình ông nào?
-Đó là ông ‘Lê-lin’ (Lê-nin) chứ gì! - Câu trả lời này làm tôi tá hỏa tam tinh!...

2015: Một kỹ sư ra trường đã 30 năm, làm ở rất nhiều sở ban ngành ở nhiều tỉnh… Mới đây, chả biết bị ai tuyên truyền (!) mà anh ta nói:
-Làm gì có cái tên Việt Nam, ai đó bày đặt nói đại… Chắc nước mình là nước Tàu hồi trước… Nước Việt hồi xưa ở bên Tàu…
-Cái gì? Tên nước Việt Nam là do vua Gia Long đặt năm 1804…
-Ủa, năm nào?
-1804. Nước ta có tên là Đại Cồ Việt (968-1054) từ thời Đinh Tiên Hoàng, Đại Việt (1054-1804) từ thời Lý Thánh Tông… Còn nước Việt mà mầy nói là không phải, nó là nước Việt của Câu Tiễn, ở Chiết Giang, tuốt phía Đông TQ, gần tới Nhật Bản, Hàn Quốc lận (*).

Tôi không biết chắc là giỏi sử thì có yêu nước hay không, ví dụ như cái ông Gờ-Sờ đáng… kính nói trên - người mà đã nói câu ‘Không cần sinh viên giỏi Sử, cần con người có lòng yêu nước’, nhưng biết chắc là kẻ yêu nước thực thụ thì không thể hiểu Sử một cách mơ hồ được.

3
Tôi đang viết tiếp...

---------
Chú dẫn:
1-GS Đào Trọng Thi: ‘Bấy lâu nay tưởng ông này là người hiểu biết và tử tế!’, xem: http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/11/bay-lau-toi-van-tuong-ong-nay-la-nguoi.html
2-Nguyễn Du (1766-1820): tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên…, là một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ. Ông được kính trọng tôn xưng là ‘Đại thi hào dân tộc’. Tác phẩm 'Truyện Kiều' của ông được xem là một kiệt tấc văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong văn học VN…, được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát…, nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều… Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Du: Du là người Nghệ An, học rộng giỏi thơ, càng giỏi về Quốc ngữ, nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì… Người đời sau, như ý kiến của các ông Trịnh Vân Định, Trần Nho Thìn cho đó là một cách khéo léo để giữ toàn mạng và thăng tiến trong thời loạn, mặc dù trong văn thơ của Nguyễn Du thường đề cao những anh hùng thời loạn, nhưng ông chọn cách sống khác, cống hiến nhưng ‘ẩn dật’ trong chốn quan trường… (wikipedia)

3-Nước Việt cổ bên Tàu: Một số blogger nhầm lẫn giữa nước Việt cổ bên Tàu và ‘Việt Nam’. Nước này thuộc Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu, tồn tại từ thế kỷ thứ 5-3 TCN. Nó nằm ở phía Nam sông Dương Tử, dọc theo bờ biển Chiết Giang (có kinh đô thuộc tỉnh Chiết Giang ngày nay), gồm: Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô. Ngoài ra, Câu Tiễn là vua nước Việt cổ và Tây Thi là người đẹp của nước Việt cổ.

10 nhận xét:

  1. nguyentheduyen [Blogger] Email 06.12.15@23:32
    Nhiều người trong chúng ta chỉ hơn chàng sinh viên kia nửa chân con kiến thôi. Tức là họ biết Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng và chấm hết. Họ không hề đọc Nguyễn Du Thậm chí cũng không đọc Kiều, vậy thì hơn gì anh chàng sinh viên ấy? Tôi biết một bà là hội viên Hội nhà văn Hà Nội nhé, nhưng bà ta không hề đọc bất thứ một cái gì ngoài thơ của mình. Ấy nhưng ai khen "Thơ sâu sắc quá" thì sướng run người
    Trả lời

    Trả lời




    1. Vâng, bạn phân tích ngắn nhưng rất tâm lý, mình có vài người bạn mà không bao giờ chịu đọc của ai cả, vì: 1) chỉ cho của mình là nhất, và 2) biết một khía cạnh nhỏ xíu mơ hồ nào đó của lịch sử, rồi cường điệu lên để chém gió/khoe khoang. Cái này làm rất hạn chế trong đầu óc tư duy khoa học của những con kiến như chúng ta, híc...
      Cám ơn bạn, chúc ngủ ngon.
  2. Cám ơn anh Nhà gom lá bàng nhóm lửa cho trí thức tương lai.
    Trả lời

    Trả lời




    1. Mình thấy việc hiểu sử Việt của các cháu rất có vấn đề (big problem) - mà đã được nhắc đi nhắc lại vô số lần rồi,
      ở đây, mình cố gắng nhìn dưới góc độ của một nhà-uống-cà-phê-học để 1) không đụng hàng, 2) hy vọng là một cách tiếp cận... mới, hihi...
      Thank pạn, have a good day!
  3. vetnangcuoitroi [Blogger] Email 07.12.15@07:22
    "Không cần sinh viên giỏi Sử, cần con người có lòng yêu nước"
    Tiếng Việt nhiều nghĩa mà ta chỉ nói sai một tí là đi nghĩa khác liền. K phải em biện hộ cho ng nói câu đó nhưng em nghĩ ng nói câu trên chỉ là vô tình chứ k có ý sâu. "Giỏi" sử khác với "hiểu" sử, có thể giỏi ở đây là k đc 10 điểm, nhưng là 8,9 hoặc 9,5 là cũng đc chứ LB, còn giỏi = hiểu thì phải suy nghĩ vì bạn yêu nước, khi bạn hiểu đc sử của nước bn (hiểu chút chút về nước khác) - bn sẽ k bị ai làm lung lay tình yêu nước đó, chứ anh cứ nói anh yêu nước, mà người ta nói sao anh cũng uh, heeeeeeee...
    Tính cá nhân, tính "tham vọng" vẫn đang trỗi dậy ở những người những con cá lớn "tham lam" muốn dành một điều gì đấy từ tay bạn, họ sẽ làm đủ cách từ "mua chuộc" và "nói xấu, thủ đoạn" mà bạn k hiểu và tin... thì sẽ như thế nào nhỉ LB?!
    Tháng 12 - sang thăm anh, trò chuyện với chàng TNXP chút, hiiii... (nhờ anh kiểm duyệt hộ, em nói gì sai bỏ qua, xoá giùm em với)
    Trả lời

    Trả lời




    1. Khi nói 'Không cần sinh viên giỏi Sử, cần con người có lòng yêu nước' là lão ta rất... tệ!, vì lão có 'trí' chứ không có 'thức', mà không có giải thích và hiểu như một cô gái ở nông thôn là Tiểu nữ hiểu đâu!
      Còn câu 'hiểu thì phải suy nghĩ vì bạn yêu nước, khi bạn hiểu đc sử của nước bn (hiểu chút chút về nước khác) - bn sẽ k bị ai làm lung lay tình yêu nước đó, chứ anh cứ nói anh yêu nước, mà người ta nói sao anh cũng uh' rất hay,
      huynh đang bận, thank hóc nhé.
  4. Không cần sinh viên giỏi Sử, cần con người có lòng yêu nước' của GS Đào Trọng Thi, mà tôi nghĩ là nên… cách chức ổng đi là vừa!
    Giáo sư VN đây sao??? chất lượng giáo sư VN mình cao quá nhỉ: Không biết gì về lịch sử đất nước thì có gì để yêu chứ... sơ đẳng vậy mà G/S ko hiểu còn bảo ko cần học mới hay chứ!...
    Trả lời

    Trả lời




    1. Cám ơn sự chia sẻ của bạn, mình mời trả lời cho vetnangcuoitroi là:
      -lão ta rất... tệ!, vì lão có 'trí' chứ không có 'thức', mà không có giải thích và hiểu như một cô gái ở nông thôn là Tiểu nữ hiểu đâu!
      Bắt tay một cái, hi...
  5. vomtroirieng [Blogger] Email 07.12.15@09:35
    Yêu nước trước hết là yêu từng gốc cây, ngọn cỏ, từng con phố quê nhà, yêu bà con làng xóm láng giềng.
    Yêu nước khiến ta thêm tự hào, trân trọng những trang Sử Việt và không thể nào bó buộc 1 người yêu nước phải thuộc làu từng niên đại lịch sử, như VTR nè, ...yêu nước, nhưng gạn hỏi năm sinh, năm mất của các vua triều nhà Nguyễn thì botay thôi.
    Ngay cả sử VN cũng còn nhiều tranh cãi, như hình tượng Lê Văn Tám có thật hay không, cậu đốt kho đạn hay kho xăng, tẩm dầu vào người rồi lao vào kho xăng, hay lao vào kho xăng rồi bị bắt lửa?

    Hình: Đường Lê Văn Tám, ?-1945, Nhân vật kháng chiến
    https://anhbasam.files.wordpress.com/2015/11/h1243.jpg?w=371&h=278 
    Trả lời

    Trả lời




    1. Uh, VTR nói đúng, vừa hiện thực vừa khá chi tiết,
      về LVT thì... miễn bình luận, nhưng trong lịch sử VN có vô số 'tuổi trẻ' đáng ngưỡng mộ, như Ỷ Lan phu nhân, Trần Quốc Toản, Ngọc Hân công chúa, Hàm Nghi, Duy Tân, Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Nhược Pháp, Phạm Công Thiện, Ngô Bảo Châu... chẳng hạn,
      thank VTR, tuần mới... ngọt ngào.

Mỹ và phương Tây đang chống IS hay Nga?


Tờ nhật báo cánh hữu Libero (Italy) số ra mới đây đăng bài phân tích của nhà bình luận Maurizio Del Pietro với nhận định rằng, phương Tây đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi đứng ra bảo vệ cho Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò hai mặt. Việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ không đứng về phía Nga trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) là "một sai lầm nghiêm trọng".


Đằng sau cái bắt tay chưa chắc là sự hợp tác thật lòng. Ảnh: AFP/TTXVN

Vậy rốt cuộc châu Âu và Mỹ muốn tiến hành chiến tranh với IS hay với nước Nga? Theo Del Pietro, các nhà lãnh đạo châu Âu và đặc biệt là Mỹ muốn đánh Nga hơn là ném bom xuống thành phố Raqqa cũng như các căn cứ của IS trên lãnh thổ Syria và Iraq. Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay của Nga trong một "sự cố" mà Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan tuyên bố "không hề muốn xảy ra" trên thực tế là hành động cho thấy phương Tây không coi IS là kẻ thù, mà ngược lại đã hành động như một đồng minh của IS. Những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là sự bảo vệ của NATO và Mỹ cho thấy đó thực chất là một "liên minh chống Putin".

Việc NATO ngày 2/12 vừa qua tuyên bố mời Montenegro gia nhập liên minh quân sự này là một bước tiến sâu hơn nữa trong việc lôi kéo các nước từng nằm trong quỹ đạo của Liên Xô trước kia và Nga bây giờ đứng về phía họ. Theo Del Pietro, Montenegro hoàn toàn không có ý nghĩa chiến lược về quân sự, nhất là khi bị kẹp giữa các quốc gia thuộc Liên bang Nam Tư trước kia và Albania. Do đó, ý nghĩa duy nhất của "lời mời" này là nhằm tước đi của ông Putin một “điểm tựa” ở Balkan. Điều kỳ quặc là sau khi Paris bị tấn công khủng bố và sau khi Nga tham chiến bằng các đợt không kích hiệu quả vào các vị trí của IS thì Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi máy bay của Nga. Đây là một sai lầm lớn, khiến dư luận thực sự nghi ngờ ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ và điều đương nhiên là Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một “nhân vật lộ diện” trong cuộc chiến nói trên.

Theo Del Pietro, từ lâu, Tổng thống Erdogan đã tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham chiến chống IS, nhưng thực chất, nước này đã dành phần lớn thời gian cho cuộc chiến chống quân đội của người Kurd, kẻ thù truyền thống của Ankara nhưng là lực lượng duy nhất trên bộ có khả năng đương đầu hiệu quả với IS.


Câu hỏi đặt ra là: Thực chất ông Erdogan đang chơi trò gì? Câu trả lời đã có vào ngày 2/12 vừa qua sau khi quân đội Nga công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy chính Tổng thống Erdogan và gia đình ông ta kiếm lợi từ các thương vụ dầu mỏ với IS trị giá hàng tỉ USD mỗi năm. Và IS vẫn tồn tại.

Dường như Nga đã thực hiện từ rất lâu việc thu thập các chứng cứ để buộc tội ông Erdogan và tay chân trong các thương vụ dầu mỏ với IS. Nga cũng đã chuẩn bị kỹ để chơi bài ngửa với phương Tây sau khi chiếc máy bay chở khách của họ bị đánh bom khủng bố và rơi trên bán đảo Sinai (Ai Cập).
Đương nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận các cáo buộc, cho rằng đó là dối trá. Nhưng các phản bác xem ra thiếu thuyết phục và yếu ớt. Tuy nhiên, vấn đề không phải là chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm gì mà là thái độ của NATO và châu Âu. Với NATO, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên. Còn Liên minh châu Âu, sau nhiều năm phản đối Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối này, dường như họ đang mở rộng vòng tay chào đón nước này. Với những hành động của mình, phương Tây và Mỹ đã khiến người ta thiên về giải thiết “thích” chống Nga hơn chống IS.


http://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/my-va-phuong-tay-dang-chong-is-hay-nga-20151206212428572.htm

PHÂN TÍCH TÍNH THỰC TIỄN CỦA BỐN HỌC THUYẾT TRUYỀN THÔNG


PHÂN TÍCH TÍNH THỰC TIỄN CỦA BỐN HỌC THUYẾT TRUYỀN THÔNG



“Tại sao báo chí – truyền thông lại như ngày nay? Tại sao nó lại ra đời để phục vụ những mục đích khác nhau, xuất hiện dưới những hình thức khác nhau, ở những đất nước khác nhau?”. “Bốn học thuyết truyền thông” là cuốn sách lý giải những câu hỏi phức tạp ấy.Xuất bản năm 1956 tại Mỹ, “Bốn học thuyết truyền thông”đã trở thành sách gối đầu giường của học giả và sinh viên ngành báo chí – truyền thông và khoa học chính trị ở các nước phát triển.


Cuốn sách cung cấp một góc nhìn về các mô hình truyền thông: Học thuyết truyền thông được hình thành từ học thuyết về con người, xã hội, nhà nước. Học thuyết truyền thông nào thì có mô hình truyền thông ấy. Ví dụ: các tư tưởng về con người, xã hội và nhà nước của Plato, Machiavelli, Thomas Hobbes, Hegel đã làm hình thành nên thuyết truyền thông độc đoán, từ đó mô hình truyền thông độc đoán được hình thành; hay các tư tưởng của John Locke, John Milton, John Erskine, Thomas Jefferson, John Stuart Mill đã làm hình thành nên học thuyết tự do và mô hình truyền thông tự do.
Qua hướng phân tích-nghiên cứu đó, nhìn lại lịch sử từ điểm mốc 1956 trở về trước, các tác giả đã liệt kê 4 học thuyết truyền thông: thuyết Độc đoán, thuyết Tự do, thuyết Trách nhiệm xã hội và thuyết Toàn trị Xô Viết.Trong đó thuyết Trách nhiệm xã hội kế thừa từ thuyết Tự do, còn thuyết Toàn trị Xô Viết phát triển từ thuyết Độc đoán.
Thuyết truyền thông độc đoán hay độc tài được bắt đầu áp dụng vào thế kỉ 16 và 17 tại Anh. Thuyết này được xuất phát từ mô hình xã hội độc tài, xuất hiện trong tác phẩm của Plato, Machiavelli, Hobbes, Hegel.
Nguyên lý cơ bản của thuyết này bắt nguồn từ quan niệm con người độc lập không nhà nước là hoang dã mông muội, còn , con người khi có tổ chức nhà nước thì văn minh, tiến bộ, có khả năng vô hạn đạt được mục tiêu cá nhân. Vậy nên nhà nước quan trọng hơn mọi cá nhân và mọi cá nhân đều phải phụ thuộc vào nhà nước. Thuyết này cũng quan niệm rằng có khác biệt về khả năng tư duy giữa con người trong xã hội. (Một số ít tinh hoa sẽ toàn quyền ra quyết định, phần còn lại thiếu hiểu biết thì cứ nghiêm chỉnh chấp hành, không được ý kiến lôi thôi).
Từ các quan niệm về con người và nhà nước như trên, những người theo thuyết Độc đoán quan niệm về mục đích của truyền thông là hỗ trợ và ủng hộ cho chính phủ để chính phủ hoàn thành mục tiêu của mình. Điều này sẽ được Nhà nước kiểm soát và giám sát nghiêm ngặt. Ngoài chức năng đó, các phương tiện truyền thông có thể giáo dục dân chúng qua việc đưa các kiến thức dưới dạng cơ bản, dễ tiếp thu tới đại chúng.
Những nội dung bị cấm:
– Cấm chỉ trích trực tiếp các lãnh đạo chính trị đương nhiệm cũng như quyết định và dự án của họ
– Cấm các nỗ lực lật đổ chính quyền
– Được phép nói về bộ máy chính trị nhưng không được nói về người điều hành bộ máy này.
– Cấm đưa thông tin về các vấn đề chính phủ, trừ những quyết định cuối cùng.Phạm vi vấn đề thảo luận phụ thuộc vào nhóm xã hội (công chúng được xem là không có khả năng hiểu về chính trị nên thảo luận của nhóm này bị giới hạn, nhưng nhóm có kiến thức thì được thảo luận rộng hơn).

Ở đây cũng xuất hiện một khác biệt quan trọng giữa thuyết Độc đoán và thuyết toàn trị Xô Viết: trong mô hình Độc đoán, Nhà nước không đòi hỏi một sự đồng tình trọn vẹn, chỉ cần không chỉ trích lãnh đạo đương nhiệm, không chống lại các dự án đang tiến hành, không làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Nhà nước.

Để thiết lập hệ thống truyền thông độc đoán, Nhà nước phải kiểm soát được các phương tiện truyền thông đai chúng. Trong điều kiện của thế kỷ 16, 17, một số phương án kiểm soát sau đây được thực thi:
Sử dụng hệ thống cấp giấy phép, Cấp phép cho tổ chức truyền thông để các tổ chức truyền thông này được độc quyền phát hành ấn phẩm. Đổi lại họ phải phục vụ chính phủ, thực chất là NN đồng nhất lợi ích của người tham gia ngành truyền thông với lợi ích của Nhà nước;
Sử dụng hệ thống kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, đặc biệt là các tác phẩm liên quan đến tôn giáo, chính trị.
Khởi tố người truyền thông điệp chống đối chính phủ. Hai tội lớn nhất: mưu phản và nổi loạn.

Thuyết Độc đoán có mặt sớm nhất, từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng mới nhen nhóm và máy móc in ấn vẫn còn sơ khai hạn chế, nên việc kiểm soát không gặp nhiều khó khăn. Nhưng TK 16 đến cuối 17, máy in được cải tiến và xuất hiện ngày 1 nhiều, ngành in mở rộng quy mô tràn lan, các sản phẩm truyền thông đại chúng ngày 1 nhiều hơn, khó kiểm soát hơn. Các phương án kiểm soát cũ chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn rồi lại nhanh chóng lỗi thời. Càng về sau, các phương án kiểm soát càng mang tính chất phòng thủ trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của thuyết tự do. Ngày nay, để xây dựng và duy trì hệ thống độc đoán trong một xã hội phát triển phức tạp cần những thủ thuật tinh vi kín đáo hơn, bên ngoài có thể giả tự do để bên trong thi hành các thủ thuật thao túng kiểm soát như độc quyền hóa hoặc bội thực thông tin…

Thuyết truyền thông tự do được bắt đầu áp dụng tại Anh sau 1688 và ở Mỹ.Thuyết này được xuất phát từ chủ nghĩa tự do. Các nhà triết học và chính trị học ủng hộ thuyết này có John Locke, John Milton, John Erskine, Thomas Jefferson, John Stuart Mill.
Nguyên lý cơ bản của thuyết Tự do hoàn toàn trái ngược với thuyết độc đoán. Những người theo thuyết Tự do quan niệm cá nhân có tầm quan trọng lớn lao hơn mọi tập thể. Hạnh phúc của cá nhân là mục tiêu của xã hội. Nhà nước là công cụ hữu ích và cần thiết, nơi nhân dân giao phó, ủy thác quyền lực và cũng có thể thu hồi quyền lực. Xã hội tạo điều kiện cho con người nhận ra các tiềm năng của bản thân, vì thế các tổ chức xã hội không được trở thành vật cản đối với sự phát triển của con người. Mỗi con người tuy bẩm sinh khác nhau nhưng bằng nỗ lực tư duy đều có khả năng đạt tới chân lý.
Xuất phát từ những điểm trên, những người theo thuyết tự do cho rằng truyền thông phải vì những mục đích sau:
Thứ nhất, hỗ trợ con người nhận ra các tiềm năng của bản thân, giúp cung cấp cho con người sự thật. Từ đó, con người trong xã hội tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội.
– Thứ hai, truyền thông cần giữ cho chính phủ không vượt quá giới hạn của mình (không được hạn chế con người tiếp cận sự thật, không được cản trở sự phát triển của con người).
– Thứ ba, truyền thông tham gia kết nối người mua và người bán bằng quảng cáo, cung cấp dịch vụ giải trí, duy trì khả năng độc lập tài chính.

Tuy là thuyết tự do, nhưng tự do nào thì cũng phải nằm trong khuôn khổ, vậy nên những người theo thuyết tự do cấm những nội dung sau đây xuất hiện trên truyền thông:
Phỉ báng cá nhân, gây hiềm khích giữa sắc tộc, tôn giáo.
– Nội dung khiếm nhã, khiêu dâm.
– Đặc biệt, trong thời kì rối ren, người theo thuyết tự do có thể từ bỏ tự do để chính phủ được phép kiểm soát truyền thông nhằm tránh các hoạt động xúi giục nổi loạn, phạm pháp…vv.


Một số phương án triển khai tự do truyền thông:
Tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân đều được tự do tham gia hoạt động truyền thông
– Triển khai tranh luận tự do trong thị trường mở để tiếp cận sự thật. Mặc dù trong những thông tin đến với công chúng có cả những thông tin sai và thông tin đúng, nhưng thuyết tự do tin rằng khi công chúng tiếp cận với nhiều thông tin, công chúng sẽ tự tìm ra được thông tin phù hợp cho nhu cầu của bản thân và xã hội.
– Truyền thông cung cấp thông tin và giải trí cho công chúng, đồng thời kinh doanh và quảng cáo nhằm trở nên độc lập với chính phủ.
– Quyền lực của nhà nước đối với truyền thông cần phải được giới hạn. Chức năng của Nhà nước là tạo môi trường để các cá nhân tự do tham gia truyền thông.

Thuyết tự do với cốt lõi là tự do ngôn luận, tự do báo chí nên sẽ không có sự dự phòng trong trường hợp xảy ra biến động lớn như chiến tranh, phản loạn, vv…

Thuyết truyền thông trách nhiệm xã hội bắt đầu được áp dụng vào thế kỉ XX tại Mỹ. Thuyết này có thể coi là một phiên bản được sửa đổi từ thuyết truyền thông tự do: nếu thuyết tự do nhấn mạnh việc tách truyền thông ra khỏi vòng tay kiểm soát chặt chẽ của chính phủ thì thuyết TNXH bổ sung thêm rằng: truyền thông phải có trách nhiệm với xã hội. Ủy ban Tự do Báo chí Mỹ là cơ quan ủng hộ phát triển học thuyết này.

Nguyên lý cơ bản: thuyết tự do cho rằng con người có đạo đức, tư duy, khả năng và động lực đi tìm sự thật. Trong dài hạn, con người sẽ suy xét được điều đúng sai.Thuyết trách nhiệm xã hội cũng cho rằng con người có đạo đức và tư duy, nhưng nghi ngờ việc con người có động lực đi tìm sự thật hay không. Con người có thể trở thành nạn nhân của sự lừa dối và cán dỗ trong thời gian dài, trừ khi được định hướng trở lại. Điều này cho thấy thuyết trách nhiệm xã hội ra đời sau và đã áp dụng nghiên cứu về tâm lý học, xã hội học, rút kinh nghiệm từ sai sót của mô hình truyền thông tự do).

Thuyết truyền thông trách nhiệm xã hội vẫn liệt kê các mục đích của truyền thông tương tự như thuyết tự do: Cung cấp thông tin, tổ chức tranh luận liên quan tới vấn đề chính trị, mở rộng kiến thức của công chúng để họ có khả năng tự trị, bảo vệ quyền của cá nhân, giám sát chính phủ, quảng cáo, giải trí, duy trì độc lập tài chính. Tuy nhiên học thuyết này yêu cầu tổ chức truyền thông cân bằng giữa các mục đích: ưu tiên sự thật, kiến thức, bảo vệ quyền cá nhân; quảng cáo, giải trí, kinh doanh có trách nhiệm.
Một số phương án triển khai:
Cho ra đời các bộ quy tắc ngành, trong đó quy định về trách nhiệm của cá nhân trong ngành phải đảm bảo đối với nghề nghiệp của mình cũng như với toàn xã hội. Cụ thể, do công chúng chỉ trích các tổ chức truyền thông quá nhiều, cộng với việc tòa án Mỹ xử phạt các hành vi lũng đoạn thị trường của các tổ chức truyền thông, các tổ chức này đã tự kiểm điểm bản thân, đề ra các nguyên tắc cho ngành, (bộ quy tắc ngành báo chí Mỹ – 1923, BQT ngành điện ảnh – 1930, BQT ngành phát thanh – 1937, BQT ngành truyền hình – 1952).
Để hiểu rõ hơn báo chí phải có trách nhiệm gì đối với xã hội, xin trích dẫn 5 yêu cầu của Ủy ban Tự do báo chí đối với hoạt động báo chí:
1. Báo chí cần miêu tả một cách trung thực, súc tích và thông minh những sự việc trong ngày trong một bối cảnh khiến cho chúng có ý nghĩa.
2. Báo chí cần phục vụ như một diễn đàn để trao đổi, bình luận và phê bình.
3. Báo chí cần miêu tả một bức tranh đại diện cho những nhóm cấu thành trong xã hội.
4. Báo chí cần truyền tải và làm rõ những mục tiêu và giá trị của xã hội.
5. Báo chí phải cung cấp đầy đủ thông tin trong ngày (phải cập nhật nhanh).


Chính phủ cũng can thiệp vào thị trường truyền thông, loại bỏ các nội dung phản cảm, điều tiết hành vi của các công ty để tránh thị phần bị thâu tóm bởi một số công ty lớn (chống độc quyền).
Dòng chảy phát triển của học thuyết truyền thông cũng song hành cùng học thuyết kinh tế. Thuyết truyền thông tự do tương ứng với thuyết nền kinh tế tự do – tối thiểu hóa can thiệp của chính phủ vào thị trường. Kế thừa và phát triển là thuyết truyền thông trách nhiệm xã hội tương ứng với nền kinh tế hỗn hợp cho phép chính phủ can thiệp vào thị trường.
Thuyết truyền thông toàn trị Xô Viết được áp dụng đầu tiên tại Liên Xô. Người xây dựng là các nhà quản lý nước Liên Xô, dựa trên học thuyết của Karl Marx. Tuy nhiên tác giả nhận định rằng mô hình truyền thông này khác biệt so với những gì Karl Marx mường tượng, và trong trường hợp Marx sống mãi trong sự nghiệp chúng ta thì chưa chắc Marx đã đồng ý với mô hình này. Nền tảng của học thuyết là quan niệm về Đảng và nhà nước Liên Xô như cố vấn toàn diện cho các tầng lớp người dân, dẫn dắt họ vượt qua thời kì quá độ, loại bỏ tàn dư của chế độ Tư bản. Người dân chấp nhận định hướng và vì vậy cũng chấp nhận sự kiểm soát. Truyền thông là công cụ đắc lực để Đảng tập trung quyền lực, thực hiện sứ mạng.
Truyền thông toàn trị Xô Viết:
Là công cụ của nhà nước và Đảng Cộng sản, có mối quan hệ chặt chẽ với các công cụ khác. Đây là điểm khác biệt với thuyết Độc đoán.
– Thống nhất về nội dung. Các nội dung từ nước ngoài không thể thâm nhập
– Hỗ trợ giác ngộ nhân dân
– Tuyên truyền và vận động. Thêm một điểm khác biệt nữa: đòi hỏi sự đồng tình trọn vẹn, phản đối ngầm trong đầu cũng không được.
– Đặc biệt, truyền thông có trách nhiệm to lớn: đảm bảo quyền tự do cho người dân.

Giải thích cho điều này cần xem xét: Tự do kiểu Liên Xô khác với tự do ở các nước tư bản mà chúng ta thường dùng quen thuộc ngày nay:
Tự do báo chí ở Liên Xô nghĩa là không chứa tư bản, tư tưởng danh vọng, chủ nghĩa cá nhân tiểu tư sản vô chính phủ. Tức là tổ chức truyền thông và các nội dung truyền thông đều là của đại chúng chứ không phải của một số ít cá nhân có tiền. Tự do không mâu thuẫn với sự can thiệp của chính phủ: Tự do có được trong khuôn khổ của nhà nước luôn làm điều tốt đẹp cho người dân.
Một số phương án tổ chức:
Đảng kiểm soá tđánh giá và phê bình tổ chức truyền thông, kiểm duyệt nội dung truyền thông
Nội dung đưa lên báo chí không định hướng cập nhật sự kiện hay kinh doanh mà chủ yếu để giáo dục người dân.
Một vấn đề mà hệ thống truyền thông toàn trị Xô Viết luôn phải đối mặt, đó là đảm bảo cân bằng giữa nguyên tắc lý thuyết và thực tiễn hoạt động. Về nguyên tắc, lời dạy của Marx và các lãnh tụ khác cũng như mô hình nhà nước Liên Xô là tuyệt đối đúng đắn. Nhưng trong thực tiễn hoạt động, truyền thông phải có khả năng thay đổi quan điểm liên tục theo chỉ thị cấp trên đảm bảo các mục tiêu của Đảng. Do mục tiêu của Đảng Xô Viết luôn là tối cao, nên sự nhất quán trong thông điệp truyền thông có thể không được đảm bảo. Truyền thông sẵn sàng tôn vinh một người hết mức nhưng ngày hôm sau phải hạ bệ người đó nếu được yêu cầu.

Tóm lại, sau phần trình bày về 4 học thuyết truyền thông, tác giả đã cung cấp góc nhìn: các mô hình truyền thông khác nhau xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố cơ bản và quan trọng hơn cả là cấu trúc xã hội và thể chế của đất nước đó. Cách nhà quản lý dựa vào quan niệm về bản chất của con người, bản chất của xã hội và nhà nước, mối liên hệ giữa con người với nhà nước, bản chất của tri thức và của chân lý để xây dựng mô hình truyền thông. Thông qua phân tích mô hình truyền thông, chúng ta có thể hiểu được hệ thống kiểm soát xã hội.
Cuốn sách được xuất bản năm 1956 và chắc chắn đã có giá trị to lớn đối với các nhà nghiên cứu triết học và truyền thông, nhất là tại Mỹ.
Tới nay, mô hình truyền thông các nước đã có nhiều thay đổi, vì vậy chúng ta không thể nhìn thấy tính cập nhật của cuốn sách. Tuy nhiên góc nhìn của tác giả về cách học thuyết truyền thông được hình thành, sự phụ thuộc của thuyết vào các quan niệm cơ bản trong xã hội vẫn đáng học hỏi. Các nhà nghiên cứu am hiểu về triết học chắc chắn sẽ thấy cách tác giả liên kết giữa triết gia và mô hình truyền thông là thú vị.
Ngoài góc nhìn của tác giả, chúng ta cũng cần nhìn nhận một phương án phân tích truyền thông khác mà tác giả không tập trung vào: đó là cách phân tích dựa theo lịch sử của từng nước. Mỗi thời đại ở mỗi nước sẽ có trình độ dân chúng khác nhau, trình độ nhà quản lý, công ty, học giả khác nhau, trình độ công nghệ thông tin khác nhau, do đó họ sẽ chấp nhận các mô hình truyền thông khác nhau. Một khi những yếu tố trên thay đổi, mô hình truyền thông sẽ thay đổi. Từ những kiến thức đó, chúng ta có thể dự đoán được hướng phát triển của ngành truyền thông trong tương lai.
Chúng ta nên sử dụng cuốn sách như một gợi ý về hệ thống truyền thông thế giới, nhưng không nên áp dụng cứng nhắc bằng việc chia các hệ thống hiện nay vào 4 nhóm. Điều này là vì một số nước hiện nay có thể nói là tự do báo chí, nhưng thực ra đang cố gắng kiểm soát truyền thông để đảm bảo ổn định quốc gia. Họ có thể kiểm soát một số khía cạnh, kiểm soát công khai hoặc bằng các thủ thuật tinh vi. Sự bành trướng của các tập đoàn truyền thông lớn, hay sự lan tỏa của các nền tảng mạng xã hội cũng làm bức tranh thêm phức tạp. Do thế giới đã trở nên phức tạp hơn, có thể chúng ta cần thêm các thuyết truyền thông, hoặc có thể sẽ phải bỏ qua nỗ lực tìm học thuyết và tập trung vào tình hình truyền thông của từng nước qua các thời kì.
Nguyễn Phương Mạnh

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Tam dân



Mặc dù không cùng ý thức hệ tư tưởng, nhưng giữa “Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh lại có mối đồng cảm lịch sử và thời đại sâu sắc”(1). Nghiên cứu quá trình hoạt động cách mạng và tư tưởng của Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ nhận thấy dấu ấn tương đối sâu đậm của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa tam dân. Học giả Đặng Thanh Tịnh đã khẳng định: “Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong các nhà cách mạng dân chủ tư sản đối với Người đó chính là Tôn Trung Sơn. Trong các bài viết và lời kể của các nhà lão thành cách mạng Việt Nam không chỉ một lần nói về Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chủ nghĩa tam dân và có tình cảm sâu sắc với Tôn Trung Sơn” (2). Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết trong Hồ Chí Minh – Lãnh tụ của chúng ta rằng: “Lâu nhất trong đời hoạt động hải ngoại của Người, Hồ Chủ tịch ở Trung Quốc có cảm tình nồng nàn với Tôn Văn, với cách mạng và nhân dân Trung Quốc” (3). Còn Trần Dân Tiên thì nhận xét: “Ông Nguyễn để hết tâm lực nghiên cứu chính trị Trung Quốc. Ba nguyên tắc của bác sĩ Tôn Dật Tiên: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, vừa nghiên cứu vừa làm việc để sống” (4).

Tuy vậy, nhiều công trình viết về tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh chưa đánh giá về vấn đề này một cách đầy đủ. Giới Sử học đã có một số bài viết nhưng cũng chỉ có tính chất gợi mở (5). Trên cơ sở nguồn tư liệu (Việt và Trung) và kế thừa kết quả đi trước, chúng tôi cố gắng trình bày tỉ mỉ vấn đề này. Song, vì khuôn khổ bài báo nên ở đây chúng tôi chỉ tóm tắt những ý chính qua 4 giai đoạn sau:

1. Từ Cách mạng Tân Hợi đến Quốc – Cộng hợp tác: Hồ Chí Minh bước đầu để ý đến cách mạng của Tôn Trung Sơn
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước. Mục tiêu đầu tiên mà Người hướng đến chính là nước Pháp để tìm hiểu bản chất của những từ “tự do, bình đẳng, bác ái”. Bốn tháng sau, khi cách mạng Tân Hợi nổ ra thì Người đang ở Pháp, sau đó sang Mỹ, đến Anh, rồi trở lại Pháp. Mặc dù cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo tác động đến phong trào cách mạng châu Á, đặc biệt là Việt Nam, nhưng mãi“Đến đầu những năm 20 mới có một ít tờ báo xuất bản ở Trung Quốc lọt đến Paris theo chân những người du học và sinh sống ở đây… Có lẽ nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc biết được những gì đang diễn ra trên đất Trung Quốc đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, đặc biệt là hoạt động của Chính phủ cách mạng Quảng Châu và những tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn”(6).

Hồ Chí Minh biết đến cách mạng của Tôn Trung Sơn sau khi đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Dấu vết sớm nhất về những tư tưởng đẹp đẽ của Tôn Trung Sơn trong di sản của Hồ Chí Minh, có lẽ là trong những bài viết của Người đầu năm 1921 khi còn hoạt động ở Paris chứa đựng thiện cảm to lớn của Người đối với cuộc cách mạng dân tộc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo và đặc biệt trong đó chứa đựng sự dự báo về khả năng phát triển của cuộc cách mạng này (7). Đó là hai bài đăng trên Tạp chí La Revue Communiste, số 14 và 15, tháng 4 và 5/1921. Trong đó Người đã viết: “Dù đầu độc có hệ thống, bọn tư bản thực dân cũng không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương” (8) và “Trung Quốc, trước kia và hiện nay vẫn là con bò sữa của tư bản Âu – Mỹ. Nhưng sự thành lập chính quyền của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên ở phía Nam đã hứa hẹn với chúng ta một nước Trung Hoa được tổ chức lại và vô sản hoá. Có thể hy vọng một cách không quá đáng rằng, trong một tương lai gần đây, hai chị em – nước Trung Hoa mới và nước Nga công nhân sẽ nắm tay nhau trong tình hữu nghị để tiến lên vì lợi ích của nền dân chủ và nhân đạo” (9). Đó là một dự báo chính xác về sự liên minh giữa cách mạng của Tôn Trung Sơn với cách mạng của Lênin trong một tương lai gần. Tiên đoán đó đã trở thành hiện thực – khi mà từ cuối năm 1923, Chính phủ Quảng Châu và nước Nga XôViết xích lại gần nhau, rồi từ tháng 1/1924, Tôn Trung Sơn cải tổ Quốc dân Đảng, giải thích mới về chủ nghĩa tam dân, tạo cơ sở cho Quốc – Cộng hợp tác lần thứ nhất, thúc đẩy phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển lên một bước.

Tiếp đó, Người viết nhiều bài như: Chính sách thực dân Anh (Báo La Vie Ouvrière, ngày 9/11/1923);Tình hình ở Trung Quốc (Báo L’ Humanité, ngày 4/12/1923); Tình cảnh nông dân Trung Quốc (Báo La Vie Ouvrière, ngày 4/1/1924); Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc (Tập san Inprekorr, số 67, ngày 24/9/1924)… Trong đó khẳng định: “Bọn đế quốc nhằm hai mục đích: trước hết, giành thêm những nhượng bộ mới, sau nữa tôi cho rằng đây là điều chủ yếu – lật đổ Tôn Dật Tiên. ...Tôn Dật Tiên – người cha của cách mạng Trung Quốc, người đứng đầu chính phủ Quảng Châu thì luôn luôn trung thành với những nguyên lý của mình, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. Cương lĩnh của đảng ông – Quốc dân Đảng là một cương lĩnh cải cách… gồm những điều khoản chống đế quốc và chống quân phiệt một cách rõ ràng. Đảng đó lớn tiếng đoàn kết với các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địavà với giai cấp vô sản quốc tế… Chính vì thế mà ngày nay, người ta tìm cách thanh toán Tôn Dật Tiên và đảng của ông cũng giống như trước đây người ta tìm cách bóp chết nước Nga cách mạng vậy” (10).

Theo Người, Cương lĩnh cách mạng Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn là một cương lĩnh cải cách,“Bao gồm những nội dung hết sức tiến bộ: Một là, chống đế quốc và chống quân phiệt một cách rõ rệt; Hai là, đoàn kết các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa và giai cấp vô sản quốc tế; Ba là đồng tình với cách mạng Nga” (11). Đó chính là tinh thần của chủ nghĩa tam dân mới. Người bước đầu nhận thấy trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn có những điểm phù hợp với xu thế thời đại và có thể vận dụng được vào hoàn cảnh Việt Nam. Vì thế, Người rất mong sớm có cơ hội đến Quảng Châu để được tiếp xúc với Tôn Trung Sơn, tận mắt chứng kiến sự phát triển của cách mạng quốc dân dưới quá trình Quốc – Cộng hợp tác, học hỏi thêm kinh nghiệm cách mạng. Tất nhiên, Người đến Quảng Châu còn có những lý do khác nữa như ở đây gần với Tổ quốc Việt Nam, “một mặt chú ý cách mạng trong nước, mặt khác có điều kiện tham gia vào công tác của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (12)…

2. Hơn hai năm ở Quảng Châu: Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc hơn về chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn
Ngày 11/4/1924, Nguyễn Ái Quốc có thư gửi Quốc tế Cộng sản, trong đó viết: “Chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu… Trước hết tôi phải đi Trung Quốc…” (13). Ngày 11/11/1924 Người đến Quảng Châu (14) – khi chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã chuyển sang chủ nghĩa tam dân mới với nội dung dân tộc, dân quyền, dân sinh đã được mở rộng theo chiều hướng có lợi cho cách mạng vô sản, nên mặc dù đã lựa chọn con đường cách mạng Lênin nhưng Người vẫn quan tâm tìm hiểu tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Như Trần Dân Tiên viết: “… Lời kêu gọi của bác sĩ Tôn Dật tiên bắt đầu truyền bá. Một phong trào dân tộc vĩ đại bắt đầu… Ông Nguyễn tìm vào cuộc vận động này… Ông để hết tâm lực nghiên cứu chính trị Trung Quốc. Ba nguyên tắc của bác sĩ Tôn Dật Tiên: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, ông vừa nghiên cứu vừa làm việc để sống” (15).

Thực ra lúc bấy giờ, lý luận cách mạng của Tôn Trung Sơn đã thu hút sự chú ý của các nhân sĩ châu Á, đặc biệt là nước Việt Nam đồng bệnh. Quảng Châu được mệnh danh là “Mátxcơva của phương Đông” nên Nguyễn Ái Quốc tìm đến làm phiên dịch cho Bôrôđin cũng là muốn có nhiều cơ hội được tiếp xúc với chính tác giả của chủ nghĩa tam dân. Tiếc thay là cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào (cả tiếng Trung và tiếng Việt) viết về việc tiếp xúc giữa Nguyễn Ái Quốc với Tôn Trung Sơn. Theo chúng tôi thì nhiều khả năng là Nguyễn Ái Quốc chưa một lần tiếp xúc với Tôn tiên sinh. Vì ngày 11/11/1924, Người vừa đến Quảng Châu thì ngày 12/11/1924, Tôn Trung Sơn bận tiếp xúc các chính giới ở Quảng Châu để bày tỏ quyết tâm lên phía Bắc; ngày 13/11/1924 cùng Tống Khánh Linh rời Quảng Đông; ngày 17/11/1924 thì đến Thượng Hải; ngày 23/11/1924 đến Nagasaki của Nhật Bản; ngày 4/12/1924 trở về Thiên Tân; ngày 31/12/1924 đến Bắc Kinh rồi vì lâm bệnh nặng đã qua đời ở đây (16).

Song qua thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc hiểu biết sâu hơn về chủ nghĩa tam dân mới của Tôn Trung Sơn và nhận thấy nó thích hợp với thực tế Việt Nam: “…Trong tất cả các lý luận cách mạng thì chủ nghĩa Tôn Dật Tiên là phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Chủ nghĩa tam dân của bác sĩ Tôn Dật Tiên có thể tổng kết là: Chủ nghĩa dân tộc: độc lập cho mọi dân tộc; Chủ nghĩa dân quyền: tự do của nhân dân;Chủ nghĩa dân sinh: hạnh phúc và hưởng thụ của nhân dân. Đây là cái mà Việt Nam cần. Đây là cái mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi và là cái mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm…” (17). Không những thế, Người còn chuyển hoá “ba chủ nghĩa” thành “ba nguyên tắc” – “ba chính sách” rồi sử dụng tên gọi này nhiều lần. Chính Người đã bổ sung các từ độc lập, tự do, hạnh phúc để thành:Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc – điều mà Tôn Trung Sơn chưa bao giờ viết như vậy (18).

Trên đất Quảng Châu, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, triển khai các lớp huấn luyện chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh treo các bức ảnh của Mác, Lênin, Xitalin, thì trong lớp huấn luyện này còn treo ảnh Tôn Trung Sơn và Phạm Hồng Thái (19). Người còn đưa nội dung tiến bộ trong chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn vào giảng dạy cho thanh niên học một cách có phê phán (20). Trước khi Tôn Văn qua đời, Người có bài “Những vấn đề Châu Á” đăng trên Tập san Inprekorr (số 19 năm 1925), đánh giá cao chính sách dân tộc của Tôn Trung Sơn trong việc phản đối chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Người cho rằng, chính sự cứng rắn của Tôn tiên sinh và Quốc dân Đảng trong việc đòi hỏi sự bình đẳng dân tộc khiến Tôn Dật Tiên đã trở thành “một trong những nhà chính trị mà bọn đế quốc ghét nhất và gờm nhất” (21).

Ngày 12/3/1925, Tôn Trung Sơn qua đời, thì cuối tháng đó Nguyễn Ái Quốc có bài “Sự kiện Tôn Dật Tiên tạ thế” đăng trên báo Người cùng khổ ở Paris: “… Tôn Dật Tiên qua đời làm cho châu Á mất đi một người bạn tốt, cách mạng Nga mất đi một người tiếp sức. Tôn tiên sinh qua đời nhưng Di chúc của ông đang hô hào cả nước Trung Hoa tiếp tục đấu tranh chống kẻ thù chung. Cũng như hôm nay,những người Việt Nam yêu nước đang lưu vong trên đất Quảng Châu, họ đã hi sinh mọi hưởng thụ cũng là để làm cho dân tộc mình được thoát khỏi sự nô dịch đế quốc phong kiến. Như hiện nay đã lấy quê hương của Tôn Dật Tiên để làm nơi tôi luyện cách mạng, từ đó mà càng giữ vững lòng tin và ý chí quyết tâm cứu nước” (22). Tiếp đó là bài “Những sự biến ở Trung Quốc” được Người viết ngày 13/11/1925 tại Quảng Châu đăng báo L’Annam số 118 ngày 2/12/1925 ở Việt Nam, trong đó có đoạn: “Chúng tôi không thể không nói đến tình cảm của nhân dân Quảng Châu và cả tỉnh Quảng Đông kỷ niệm ngày sinh của Tôn Dật Tiên. Sự ân cần của nhân dân chứng tỏ người Trung Hoa biết ơn vị lãnh tụ cách mạng quá cố đến nhường nào, biết ơn người đã thức tỉnh họ ý chí tự giải phóng khỏi mọi sự áp bức về ngoại giao mà không gì bào chữa nổi hiện nay ” (23). Trong Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng Trung Hoa đầu năm 1926, Nguyễn Ái Quốc tham dự và phát biểu “…Chính sách vĩ đại của Tôn Tổng lý (tức Tôn Trung Sơn) để cùng với các dân tộc bị áp bức phấn đấu… lúc Tôn Trung Sơn tạ thế, toàn Trung Quốc cố nhiên đều truy điệu, mà các nước trên thế giới cũng rầm rộ truy điệu. Nhân dân An Nam chúng tôi đương nhiên cũng muốn làm lễ truy điệu như người Trung Quốc, nhưng bọn Pháp không cho phép làm…“ (24). Cũng từ Quảng Châu, ngày 12/3/1927, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Kỷ niệm lần thứ hai ngày Tôn Dật Tiên qua đời” gửi về Việt Nam đăng trên báo L’Annam (số 150 ngày 31/3/1927) với những lời lẽ rất xúc động: “Ngày hôm nay cả nước Trung Hoa tỏ lòng tôn kính tưởng nhớ Bác sĩ Tôn Dật Tiên… Con người làm việc lột xác nước Trung Hoa vĩ đại đã cống hiến cả nghị lực và cuộc đời mình cho thắng lợi của sự nghiệp cả dân tộc… Bác sĩ Tôn Dật Tiên lên án sự tồn tại của các Hiệp ước bất bình đẳng, nhân nhân các địa phương đều nghe thấy… Chính những người Trung Quốc tôn kính, biết ơn Bác sĩ Tôn Dật Tiên – người phục sinh cho Tổ quốc, đã tưởng niệm ngày qua đời của người anh hùng dân tộc vĩ đại” (25).

Suốt hai năm rưỡi hoạt động trên đất Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc nhận được sự giúp đỡ cách mạng Tôn Trung Sơn đứng cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiểu biết thêm về Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa tam dân, tổ chức huấn luyện được hàng trăm cán bộ cách mạng và đang chuẩn bị thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam thì đột nhiên, “bầu trời chính trị Quảng Châu ngày càng bị mây đen bao phủ” (26). Ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch đảo chính ở Thượng Hải, rồi Lý Tế Thâm đảo chính ở Quảng Châu ngày 15/4/1927. Tiếp đến, bọn phản cách mạng bắt bớ, khủng bố những người cộng sản, cánh tả trong Quốc dân đảng và người bị nghi ngờ có mối liên hệ với cộng sản. Nguyễn Ái Quốc cũng bị lọt vào vào tầm kiểm soát của bọn Tưởng phản cách mạng. Người phải bí mật rời Quảng Châu đi Hồng Kông, lên Thượng Hải và trở lại đất nước Liên Xô.

3. Giai đoạn 1927-1945: Hồ Chí Minh tiếp tục tìm hiểu và khéo léo vận dụng tinh hoa của chủ nghĩa tam dân vào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Sau khi trở lại Mátxcơva, tháng 11/1927, Nguyễn Ái Quốc được cử đi Pháp, rồi sang Bỉ, Italia. Mùa thu 1928, Người từ châu Âu đến Thái Lan và cuối năm đó thì trở lại Trung Quốc. Để chuẩn bị cho việc hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một chính đảng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã bàn với các đồng chí của mình: “Chúng ta phải đoàn kết giai cấp, đoàn kết nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Để đạt mục đích ấy phải thống nhất tổ chức. Tổ chức ấy có thể lấy tên Thanh niên cách mạng hoặc là Đảng Cộng sản, nhưng chính cương của nó phải là: 1) Dân tộc độc lập; 2) Nhân dân tự do; 3) Dân chúng hạnh phúc; 4) Tiến tới chủ nghĩa xã hội” (27). Như thế, trong 4 nội dung của chính cương theo gợi ý của Người thì có đến 3 nội dung mang màu sắc của chủ nghĩa tam dân. Sau này trong Cương lĩnh chính trị của Đảng tháng 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, vấn đề dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc đều ít nhiều đề cập tới, nhưng đã vượt lên so với Tôn Trung Sơn về tinh thần chủ nghĩa vô sản quốc tế và đặt cách mạng Việt Nam làm “một bộ phận của cách mạng thế giới”. Như Trần Dân Tiên viết : “Trên thực tế, ông Nguyễn trung thành với chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên. Cương lĩnh của ông Nguyễn đã làm theo mô hình của Tôn Dật Tiên, tức: chủ nghĩa dân tộc – dân tộc độc lập; chủ nghĩa dân quyền – nhân dân tự do; chủ nghĩa dân sinh – cải thiện cuộc sống nhân dân. Thậm chí để đạt được mục đích ấy thì ông Nguyễn đã khéo léo vận dụng phương pháp đấu tranh ở lãnh tụ vĩ đại cách mạng Trung Quốc Tôn Trung Sơn… ” (28).

Ngoài ra, Người cũng vận dụng nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn vào các mục đích giáo dục tinh thần cách mạng cho các chiến sĩ thanh niên… Trong bài “Nhân dân Việt Nam với báo chí Trung Quốc” (ngày 2/12/1941, bút danh Bình Sơn), đăng trên “Cứu vong nhật báo”, Người viết: “Phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam là đội quân đồng minh trong kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc… Quốc phụ Tôn Trung Sơn từng dạy chúng ta giúp đỡ các dân tộc nhỏ yếu cùng nhau phấn đấu giành lấy tự do độc lập. Nay cơ hội để thực hiện lời di huấn đó đã đến” (29). Còn trong bài nói chuyện buổi bế mạc lớp huấn luyện cán bộ Việt Nam tại Liễu Châu (Quảng Tây) vào mùa xuân năm 1944, Người căn dặn: “Tôn Trung Sơn tiên sinh vĩ đại có một câu danh ngôn: An nguy tha nhật chung tu trượng/ Cam khổ lai thời yếu cộng thưởng. Câu danh ngôn này đối với nhân dân hai nước chúng ta mà nói là lời hiệu triệu vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Nhân dân 2 nước Việt Trung sẽ thực hiện điều đó, mãi mãi không quên” (30).

Rồi khi đang bị ngồi trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Người vẫn nghiên cứu chủ nghĩa tam dân. Hầu Chí Minh – người đã trực tiếp thả tự do cho Hồ Chí Minh theo lệnh Tưởng Giới Thạch, cho biết: “trong thời gian quản lĩnh Hồ Chí Minh, chủ nhiệm Hầu đã tặng Hồ Chí Minh cuốn chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, sau này Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt” (31). Vì vậy, mà bàithứ 128 của Nhật ký trong tù đã ghi lại cảm xúc của Người khi đọc chủ nghĩa tam dân và biết ơn chủ nhiệm Hầu. Bài thơ có nhan đề là “Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư” (Ơn chủ nhiệm Hầu tặng một bộ sách). Sau khi Người ra tù, Trương Phát Khuê (Thượng tướng quân đội Trung Hoa dân quốc) báo cáo: “Hồ Chí Minh đang nghiên cứu và viết một cuốn sách mỏng về chủ nghĩa tam dân tại Cục chính trị Đệ tứ chiến khu”(32). Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm ở một số thư viện tại Bắc Kinh để tìm cuốn sách ấy, nhưng vẫn chưa có kết quả.

Ngày 18/2/1945, trong công hàm gửi chính phủ các nước Trung Quốc, Hoa kỳ, Liên Xô và Anh, Hồ Chí Minh đã nói về mục đích làm cách mạng dân tộc là: “Chúng tôi dựa vào và tìm thấy nguyên tắc thứ nhất trong ba nguyên tắc của Tôn Dật Tiên” (33) (tức là dân tộc độc lập) thì đến ngày 23/2/1945, khi trả lời phỏng vấn báo chí, Người lại khẳng định: “Nước Trung Hoa bây giờ cũng như Tôn Trung Sơn ngày trước, chủ trương tam dân chủ nghĩa là dân tộc, dân quyền và dân sinh. Trung Quốc phấn đấu kháng chiến tám, chín năm nay cũng vì ba chủ nghĩa ấy. Chúng ta phấn đấu trước hết cũng là vì dân tộc” (34). Mấy tháng sau, dân tộc Việt Nam đã được độc lập thông qua cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

4. Giai đoạn sau năm 1945: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc”

Ngày 12/10/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về việc lấy quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên các công văn, điện văn, đơn từ… thì sau đó không lâu chúng ta thấy dưới Quốc hiệu ấy lại xuất hiện ba tiêu ngữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Theo PGS. Chương Thâu thì ba tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của Hồ Chí Minh hẳn là có nguồn gốc từ ba chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn, được người tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo ở Việt Nam trong cả quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc (35). Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn ý kiến chưa hoàn toàn đồng tình với suy luận ấy nhưng nếu đặt ba từ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc vào cách dùng từ Hồ Chí Minh về ba nguyên tắc của chủ nghĩa tam dân là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc thì rõ ràng giữa chúng có mối liên hệ rất gần gũi.

Đáng chú ý hơn cả là trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ II Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 9/11/1946, Người đã nói: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc” (36). Điều đó cho thấy, nội dung dân tộc, dân quyền và dân sinh đã hoá thân vào thực tiễn, trở thành mục tiêu xây dựng đất nước của chính phủ Hồ Chí Minh. Nếu như trước đây, Người thường viết “dân tộc”, “dân quyền” và “dân sinh”, thì lúc này lại viết “dân sinh, dân quyền, dân tộc”. Hẳn đây không phải là một sự ngẫu nhiên! Vì rằng cách mạng tháng Tám thành công, độc lập dân tộc đã giành lại được (tuy sau đó không lâu, giặc ngoại xâm lại kéo vào nước ta); Nhà nước dân chủ nhân dân đã được thiết lập; nhân dân Việt Nam đã bắt đầu được hưởng tự do dân chủ dưới chế độ xã hội mới. Về lý luận thì vấn đề dân tộc và dân quyền coi như đạt mục đích, nhưng nhân dân vẫn còn đói, còn rét, do vậy phải tập trung nhiều giải quyết vấn đề dân sinh, tạo đời sống ấm no cho dân để họ phấn khởi tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu như Tôn Trung Sơn quan niệm:“Trong chủ nghĩa dân sinh, vấn đề quan trọng thứ nhất là ăn, vấn đề quan trọng thứ hai là mặc”(37), thì Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” (38).

Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” viết ngày 11/6/1948, Hồ Chí Minh đã coi sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là quyết tâm hoàn thành ba mục tiêu tương tự ba chủ nghĩa mà Tôn Trung Sơn đã đề ra:“…Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Kết quả đầu tiên của thi đua ái quốc sẽ là: Toàn dân đủ ăn, đủ mặc; Toàn dân biết đọc, biết viết; Toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để giết giặc ngoại xâm; Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn. Thế là chúng ta thực hiện: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Ba chủ nghĩa mà nhà đại cách mạng Tôn Văn đã nêu ra” (39). Ở đây cũng cần lưu ý rằng, Hồ Chí Minh thực hiện vấn đề đó là để làm cơ sở vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, chứ không như Tôn Trung Sơn thực hiện tam dân chủ nghĩa để thiết lập một xã hội có bản chất tư bản. Cho nên ở đây có sự kết hợp hữu cơ giữa việc khái quát của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc của chủ nghĩa tam dân với phương hướng, mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Những tinh hoa của chủ nghĩa tam dân mới để lại dấu ấn khá sâu sắc ở Hồ Chí Minh. Không phải ngẫu nhiên mà “Có người hỏi Nguyễn Ái Quốc: ông là người thế nào? Người cộng sản hay là người theo chủ nghĩa Tôn Dật Tiên?”. Hồ Chí Minh đã trả lời rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó: sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó: lòng nhân ái cao quý. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó: phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó: chính sách của nó thích hợp với điều kiện quốc gia chúng tôi. Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn bác sĩ, họ chẳng có điểm chung đó sao? Họ đều muốn vì mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Nếu như ngày nay họ còn sống trên đời, nếu như họ tụ tập lại một chỗ, tôi tin tưởng rằng nhất định họ phải là những người bạn chung sống với nhau rất hoàn mĩ. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy. Tôi vẫn là tôi trước đây: một người yêu nước”(40).

Cuối cùng cần khẳng định là, mặc dù nhận thấy “Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên là thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam…” (41) nhưng trước sau thì Người đều khẳng định “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” (42). Điều đó chứng tỏ giá trị lớn lao của chủ nghĩa Lênin cả về phương diện khoa học lẫn thực tiễn. Tuy nhiên ở Hồ Chí Minh, sau khi phân tích các điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa nửa phong kiến lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Hán như Việt Nam lúc bấy giờ, thì muốn giải quyết được cái hoàn cảnh cụ thể đó, hẳn là phải có sự kết hợp khéo léo chứ không thể vận dụng riêng lẻ một chủ nghĩa nào cả.

“Hồ Chí Minh nhận thấy trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn có những điểm phù hợp với xu thế thời đại và có thể vận dụng được vào hoàn cảnh Việt Nam.”



Chú thích
(1), (2), (35) Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu Trung Quốc: Tôn Trung Sơn – cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.90, tr.84, 108-109.

(3) Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh lãnh tụ của chúng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1969, tr.20.

(4), (15), (27) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 1970, tr.62, 61- 62, 75.

(5) Ví như GS. Phan Ngọc Liên, PGS.TS. Chương Thâu, PGS. Nguyễn Văn Hồng, tác giả Đặng Thanh Tịnh, tác giả Nguyễn Huy Hoan (Bảo tàng Hồ Chí Minh), PGS TS. Phạm Xanh, PGS. Phan Văn Các, TS. Đỗ Tiến Sâm…

(6), (7) Theo Phạm Xanh: “Tôn Dật Tiên trong tâm tưởng Hồ chí Minh”, (32) Theo Phan ngọc Liên: Hồ Chí Minh với Tôn Trung Sơn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học 80 cuộc Cách mạng Tân Hợi (10/101911-10/10/1991), lưu tại Khoa lịch sử – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, số hiệu LS-TL 1466.

(8) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, bản điện tử, Tập 1, tr. 28;

(9) T.1, tr. 34; (10) T.1 tr. 319-320; (12) T.10- tr.367; (13) T.1- tr.251-252; (21) T.2, tr.197; (24) T.2,tr.282, 287; (29) T.3, tr.185; (33) T.4, tr.180; (34) T.4, tr.185; (36) T.4, tr.978; (37) T.4, tr.260; (39) T.5,tr.913-914; (42) T.2, tr.352.

(11) Trung tâm Khoa học xã hội–Nhân văn Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc: Cách mạngTân Hợi – 90 năm sau nhìn lại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.279.

(14) Các tài liệu viết khác nhau về ngày Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Chúng tôi lấy ngày 11/11/1924 dựa vào 4 bức thư Người viết tại Quảng Châu vào ngày 12/11/1924, trong đó bài “Thư từ Trung Quốc, số 1” có đoạn viết: “chỉ có một dòng chữ để báo cho đồng chí biết rằng tôi đến đây hôm qua và đang ở nhà đồng chí Bôrôđin với 2 hoặc 3 đồng chí Trung Quốc. Tôi chưa gặp ai cả. Mọi người ở đây đều bận về việc Bác sĩ Tôn lên phương Bắc”.



(16) Thượng Minh Hiên: Tôn Trung Sơn truyện, NXb Bắc Kinh, 1979, bản Trung văn, tr.208-209.

(17), (28),(40), (41)Trần Dân Tiên (tác giả), Trương Niệm Thức (dịch sang Trung văn): Hồ Chí Minh truyện, Thượng Hải bát nguyệt xuất bản xã, ấn hành tháng 6/1949, Bản Trung văn, tr.81, tr.90, 91, 81.

(18) Tôn Trung Sơn chỉ viết Chủ nghĩa dân tộc; Chủ nghĩa dân quyền và Chủ nghĩa dân sinh. Theo tôi, chúng ta không nên lẫn lộn ở chỗ này.

(19), (26) Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép (tác giả), Nguyễn Minh Châu và Mai Lý Quảng (dịch tiếng Nga sang Việt): Đồng chí Hồ Chí Minh, Tập1, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1985, tr.189, tr.209-210.

(20) Hoàng Quốc An: Tư liệu lịch sử quan hệ Trung Việt thời cận đại, quyển hạ, Quảng Đông nhân dân xuất bản xã, 1988, bảnTrung văn, tr.821. Trong Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.156 cũng viết: ...học lịch sử cách mạng Mỹ, Pháp, Tàu, Nhật; học tiểu sử nhà cách mạng Mác, Lênin, Tôn Dật Tiên; học chính trị và chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tam dân, chủ nghĩa Gandhi…

(22) Lý Gia Trung: Cuộc đời Hồ Chí Minh, Nxb Tri thức thế giới, Bắc Kinh, 2010, bản Trung văn, tr.50-51.

(23), (25) Trung tâm Khoa học xã hội–Nhân văn Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc: Cách mạng Tân Hợi 90 năm sau nhìn lại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.260, 260-261.

(30)Ôn Kỳ Châu: Mới phát hiện bài diễn thuyết của Hồ Chí Minh ở Liễu Châu, Tạp chí Đông Nam Á tung hoành, số 3, năm 2000, bản Trung văn, tr.55. Câu ấy chúng ta có thể hiểu là: những ngày cái sống cái chết kề bên nhau thì phải dựa vào nhau, lúc đắng cay ngọt bùi cũng phải cùng nhau san sẻ.

(31) Viện văn học Việt Nam: Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr.597.

(37) Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa tâm dân, Nxb Cửu Châu, 2011, bản Trung văn, tr.186.

Khám phá bonsai Nhật Bản







giới thiệu về nền bonsai Nhật Bản một nhóm 18 người ở Châu Âu qua thăm các vườn tại Nhật Bản. Hôm nay cayhoa.com sẽ giới thiệu bài đầu tiên trong chuyến hành trình khám phá những vẻ đẹp đặc sắc của nền bonsai Nhật Bản.

Trong ngày đầu tiên nhóm đến thăm S-Cube Uchiku-tei Bonsai Garden. Khu vườn này được cải tạo từ một bãi đậu xe sang một vườn bonsai. Đây có thể là vườn bonsai lớn nhất Nhật Bản do số lượng các cây ở đây đạt được giải khá lớn.
Một số hình ảnh ấn tượng về khu vườn này:Toàn cảnh vườn Uchiku-teiVườn phôi tại Uchiku-teiMột góc vườn Mansei-en


Tiếp theo chúng tôi tới làng bonsai Omiya để thăm vườn bonsai Mansei-en

Tiếp theo chúng tôi đến vườn Kyuka-en

Cuối cùng chúng tôi đến vườn Fuyo-en


Trong chuyến hành trình khám phá Nhật Bản chúng tôi đến Viện bảo tàng bonsai Shunka-en ở Tokyo Nhật Bản. Nơi đây hàng năm được bổ sung lượng bonsai khá nhiều, đặc biệt là các cây cảnh loại lớn do số lượng khách hàng đến từ Trung Quốc thích các loại lớn. Tất cả được trưng bày trên bàn và phải được xin phép chụp ảnh (Theo thông tin cayhoa.com biết thì một số vườn không cho phép chụp ảnh cây)



Trong phần 1 của chúng tôi đã giới thiệu một số vườn và viện bảo tàng cây bonsai của Nhật Bản. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu phần 2 và 3 để quý vị tiếp tục thưởng ngoạn những tuyệt phẩm của nền bonsai Nhật Bản.

Không đề




Em lặng lẽ trở về
buông nỗi buồn tuôn chảy
trên dòng sông chưa bao giờ thôi khắc khoải
trong cuộc hành trình tìm kiếm bể dâu

Nỗi buồn em cô đơn khuấy đảo
những con sóng bạc đầu tiếp nối nhau
vỗ bờ rướm máu
khơi nguồn khát khao

Cơn đau nào đã tắt
chợt bừng lên theo ngọn sóng cao
mở ào cánh cửa  tuôn trào đam mê...

Lão giáo và vài hàng về Pháp gia



Khi bàn sang Lão Giáo chúng ta vẫn có thể giữ gần như y nguyên những quan niệm tổng quát Thiên Nhân Hợp Nhất và Vạn Vật Đồng Nhất Thể đã được trình bày trong bài Nho Giáo. Ngoài vài khác biệt trong cách dùng chữ (thí dụ chữ Đạo được hiểu hơi khác một chút), Lão Học có vẻ được xây dựng trên cùng một căn bản với Nho Giáo. Tuy vậy, người ta luôn đặt Lão với Nho trong những tư thế đối nghịch nhau: một đàng xuất thế, một đàng nhập thế, một đàng dẹp bỏ Danh Hiệu, một đàng lại lấy “Chính Danh” làm mẫu mực cho hành vi, một vị có vẻ lè phè bất chấp việc đời, ai hỏi tới thì bảo “vô vi”, vị kia lúc nào cũng loay hoay bận bịu lo cho dân, cho nước, cho thiên hạ, luôn hô hào “làm bổn phận”… Cùng một khởi điểm nhưng vào thực tế lại đi về hai phía khác nhau, đó là Nho và Lão. Ta hãy thử bàn qua vài điểm chính của Lão Học rồi sẽ trở lại vấn đề này sau.

I) Chú trọng ở Bản Thể Tuyệt Đối:

Lão Trang nhìn thẳng vào Bản Thể Tuyệt Đối của sự vật chứ không chú trọng đến những hình thức biểu hiện tương đối, thiên hình vạn trang của Bản Thể này. Các nhà Lão Học thường cho là sự vật ở đời luôn biến hoá, lúc thế này, lúc thế khác, vô cùng phức tạp, cho nên, thay vì chạy theo cái luôn biến hoá, họ chủ trương đi tìm cái cố định, thường hữu, bất biến, trong đó. Cái bất biến này là Bản Thể Tuyệt Đối của sự vật.

II) Trí Thức “cục phân”:

Câu phát biểu « tử tế » này thường được gán cho ông Lê Nin (thư gửi Gorki-1919). Lão Tử nghe được không chừng cũng khoái chí vì ông thường cho là sự suy luận của trí thức không những không thể tìm đến Bản Thể Tuyệt Đối của sự vật được, mà còn có thể làm cho người ta xa rời Bản Thể ấy hơn.

Lý do vì hoạt động của trí thức đặt trên căn bản “phân biệt”: phân biệt tốt xấu, phải trái, cao thấp, lớn nhỏ, cái này cái kia, ta với không ta v.v… trong khi Bản Thể Tuyệt Đối của sự vật thì thuần nhất, không có đối tượng, và cũng không có gì để phân biệt. Vì thế, ngay từ bước đầu, hoạt động của trí thức đã quay lưng lại Đạo, và càng đi tới, càng rời xa Đạo.

III) Tuyệt Thánh khí Trí – Tuyệt Nhân khí Nghĩa:
Không quan tâm tới hoạt động của trí thức, Lão Học thành ra coi nhẹ những khái niệm Luân Lý, Nhân Nghĩa, v.v… vì những thứ này chỉ là sản phẩm của óc phân biệt, của tri thức. Khi các nhà luân lý phân biệt đúng sai, phải trái, để rồi lúc nào cũng lo Đạo bị sai, bị mất, thì Trang Tử vặn lại như sau:

Đạo giấu ở đâu mà đúng với sai? Lời nói ẩn chỗ nào mà phải với trái? Đạo đi đâu mà cho là không còn? Lời nói còn tồn tại ở đâu mà cho là không thể?

Ông cũng nêu lên tính cách tương đối của việc vận dụng tri thức mà biện luận:

“Lấy làm phải điều người khác cho là trái, và lấy làm trái điều người khác cho là phải”.

Cách giải quyết những quan điểm đối nghịch, theo ông, là DUNG HOÀ để tìm thế QUÂN BÌNH như chúng ta đã nói trong bài Nho Giáo :

“Thánh Nhân hoà điều phải điều trái, mà gửi vào cái lý quân bình của Trời Đất”.

Trang Tử nói rõ hơn:

“Ở ngoài thế giới hiện tượng thì Thánh Nhân giữ lấy mà không luận bàn.
Ở trong thế giới hiện tượng thì Thánh Nhân cũng bàn bạc vậy, nhưng không quyết định thiên về bên nào cả”.


Không thiên về bên nào cả vì bên nào cũng có phần đúng, cũng diễn tả một phần của Đạo, hay ngược lại, bên nào cũng có phần sai, cũng không diễn tả được sự thật tuyệt đối.

IV) Vô Vi :

Đã “chê” các hoạt động của trí thức, lại không muốn đặt vấn đề Nhân Nghĩa, phải trái v.v… thì các nhà Lão Học làm gì trong cuộc sống của họ? Nói cách khác, làm gì cho đúng khi đối với họ, không còn đúng với sai? Làm gì cho phải, khi không còn phải với trái?
Câu trả lời có thể là: “Không làm gì cả”. Đó là thuyết Vô Vi. Tuy nhiên, nếu nói “không làm gì cả” là đúng, “có làm gì” là sai, thì lại rơi vào sự đối chọi đúng – sai. Vì thế, Vô Vi của Lão Học thường được giảng là “Vô Vi nhi Vô Bất Vi” tức: “không làm gì cả nhưng không gì không làm”.

Điều này có thể được hiểu như sau :

Chính quan niệm « thường Đạo » như quy luật tối thượng và thường hằng của sự vật đã dẫn tới thuyết Vô Vi. Lão Tử nói: “Trời Đất coi con người như thảo giới”, với ý nghĩa cái định luật của vạn vật lúc nào cũng thản nhiên vận chuyển, bất chấp những vui buồn, ước mong, cầu khẩn, của con người, như nghĩa chữ « thường » Đạo. Trong bối cảnh ấy, Vô Vi là đừng làm gì chống lại định luật của Trời Đất, là « Vi » trong cái « Vô Vi » ấy, chứ không phải là không làm gì hết.

Nói cách khác, Vô Vi là không làm gì theo lòng tư dục của mình, mà chỉ nương theo luật tự nhiên của Trời Đất, để định luật điều hành Vũ Trụ tự động “làm” qua mình. Đó cũng là buông thả để dòng chuyển lưu của Đạo cuốn lôi mình theo sự vận hành tự nhiên của mọi việc. Vô Vi nhi vô Bất Vi, như thế, đi liền với tinh thần quả dục (giảm thiểu ham muốn) của Lão Học.

V) Phương pháp tu tập “huyền bí” của Lão Học:

Để đạt đến Bản Thể Tuyệt Đối của vạn vật, để không làm gì mà không gì không làm, để không ra khỏi cổng mà biết hết việc thiên hạ, để điều khiển được sự sống, để đi trên bộ mà không sợ hổ báo, tê giác, vào trận tiền mà không cần chuẩn bị giáp binh, và vài “tài mọn” khác, Lão Học đề nghị cho chúng ta một trương trình tu tập có thể được tóm tắt trong bốn giai đoạn như sau (theo Trang Tử – Đại Tôn Sư):

1) Giai đoạn một: phải gạt thiên hạ ra ngoài, gọi là ngoại thiên hạ, tức loại bỏ những gì có thể cảm nhận được bằng giác quan hay có thể được gợi lên bằng ý tưởng. Sách vở cho là trong ba ngày có thể làm được việc này.


2) Giai đoạn hai: phải rời quan niệm về vật, gọi là ngoại vật. Chữ này hơi khó hiểu, xin đề nghị một chiều hướng giải thích : đã vứt bỏ thiên hạ đi rồi thì chỉ còn có mình ta. Như vậy, “Vật” đây chính là phần vật chất của mình. Cũng phải bỏ nó đi, để tập chung nơi phần còn lại của “cái tôi”, tức là Tâm. “Ngoại Vật” là quay về Tâm. Giai đoạn này cần 7 ngày.
3) Giai đoạn ba: phải ra ngoài sự sống, gọi là ngoại sinh. Ngoại sinh chắc cũng không đến nỗi phải là Hara Kiri (rất hại sức khoẻ !), mà có lẽ nên hiểu là không tham sống, không bám lấy sự sống với lòng tư dục vị kỷ. Sống là dục vọng căn bản của mọi sinh vật. Vì vậy, trong một chương trình diệt tư dục, người ta không thể quên cái dục vọng nền tảng này. Tham sống, dù là sự sống đời này hay sống đời sau, sống đời tạm bợ hay đời vĩnh cửu, đều là bám víu lấy “cái tôi”. Vì thế ngoại sinh cũng là diệt ngã. Môn ngoại sinh cần 9 ngày, coi như khó nhất trong các giai đoạn đã kể.
4) Ngoại sinh rồi, ta mới đạt được đến một trạng thái gọi là Triêu Triệt. Ở trạng thái này, người ta thấy được cái “Một”, tức bản thể tuyệt đối của vạn vật. Trong đó không còn thời gian tức không còn sự phân biệt quá khứ với tương lai. Hễ không còn phân biệt được sự đã qua với điều sắp tới thì không còn vấn đề sống chết. Thật vậy, đối với kẻ đang sống thì chết nằm ở tương lai, đối với kẻ đã chết thì sống nằm trong quá khứ. Nếu không có quá khứ, không có tương lai, thì đâu là sống, đâu là chết? Nói cách khác, lúc nào cũng sống, mà lúc nào cũng chết. Tất cả đều nằm trong khoảnh khắc, và khoảnh khắc cũng là vô tận.



VI) Lão và Khổng:
Như đã nói ở đầu bài, Lão và Khổng khởi từ một vũ trụ quan rất gần nhau. Từ khởi điểm ấy, hai học phái có vẻ như đi về hai phía đối nghịch. Nói chung chung ta có thể coi như các nhà Lão Học tìm cách từ địa vị người thường trở thành bực thánh siêu phàm, quán chiếu bản thể tuyệt đối của sự vật, còn Nho Gia thì ngược lại, đem thánh nhân xuống địa vị người thường bằng cách đề ra những gì thánh nhân sẽ làm nếu ở vào địa vị của mỗi người chúng ta, với những ràng buộc gia đình, bạn bè, tổ quốc v.v… Một đàng từ người thường hướng lên, một đàng từ thánh nhân hướng xuống, “xuất thế” của Lão Trang đối lại với “nhập thế” của Khổng Mạnh là ở chỗ đó.

VII) Triết lý chính trị của Lão Trang:
Vì “xuất thế” nên Lão Học đương nhiên là ít bàn về chính trị hơn Nho Giáo. Tuy vậy, ta cũng có thể nhận thấy nơi Lão Trang vài nhận định chính trị quay quanh ý niệm:

tôn trọng quy luật tự nhiên
không chấp nhận lấy một hệ thống tư tưởng, luân lý, v.v… để uốn nắn xã hội, bắt mọi người phải tuân theo một đường lối, một quy củ.

Thật vậy, cứ cuống quýt cho là xã hội đồi truỵ, con người suy thoái, rồi nhất định đem những hệ thống tư tưởng, những chủ nghĩa chính trị của mình ra để cố công sửa chữa, thì, theo Lão Học, sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. Hại vì lấy ý riêng của mình áp đặt vào việc chung. Cái mình cho là tốt, điều mình cho là hay, chưa chắc đã tốt, đã hay, với người khác. Vì thế Trang Tử khuyên:
“Nên thuận theo tính tự nhiên của mọi vật, chứ đừng theo ý riêng của mình, thì thiên hạ có thể được trị, tức được yên ổn”.
(Thuận vật tự nhiên, nhi vô dụng tư, nhi thiên hạ trị hỹ – Ứng Đế Vương)

Nhà cầm quyền hiếu động, thích làm ra vẻ mình giỏi, nhiều sáng kiến, cũng ví như người chiên cá, càng lật qua lật lại thì cá càng nát (Trị đại quốc, nhược phanh tiểu tiên – Đao Đức Kinh). Ta gặp lại tư tưởng quả dục và diệt ngã đã nói ở trên.

Quan điểm của Lão Trang về chính trị rất có tính cách hiện đại, vì nó tiềm ẩn trong những suy nghĩ về dân chủ, về đa nguyên, về tự quản trị, về thị trường tự do.

VIII) Pháp Gia:

Trong khi tư tưởng chính thống của Lão Trang chủ trường gần như đứng ngoài cuộc đời để vươn lên địa vị của bực Thánh thì một số quan điểm của truyền thống này đã được biến chế ra để áp dụng vào việc quản trị xã hội, bởi một học phái quan trọng, là Pháp Gia.

Thay vì quan niệm một quy luật tự nhiên của Trời Đất, một định luật của Vũ Trụ có tính cách trừu tượng, thì Pháp Gia đề nghị làm ra một hệ thống pháp luật rõ ràng minh bạch, ai cũng phải theo. Rồi, để “giúp” mọi người “sốt sắng” tuân theo luật pháp ấy, họ đặt ra những thưởng phạt rõ rệt, nghiêm minh.

Quan niệm vô vi cũng được cụ thể hoá để trở thành phương pháp cai trị của bậc quân vương. Nhà lãnh đạo, theo học phái này, không nên làm gì cả, mà chỉ dựa trên pháp luật để giữ việc thưởng phạt cho chính đáng. Thật vậy, nếu lấy sức một người để làm việc của cả nước, thì dù tài ba cách mấy cũng không thể cáng đáng được. Vì thế phép cai trị khéo léo nằm ở chỗ biết phân phối trách nhiệm cho nhiều người khác, rồi theo dõi việc làm của họ để thưởng phạt đúng như luật pháp đã quy định. Làm được như vậy thì một người có thể điều khiển muôn người, đúng theo nguyên tắc « vô vi nhi vô bất vi » đã nói ở trên.

Lão Học chủ trương hành vi chỉ cần tự nhiên. Khi bàn về cách cư xử của người dân và giới quan lại, thì Pháp Gia cũng nói: hễ luật pháp rõ ràng, thưởng phạt nghiêm minh, thì người ta sẽ tự nhiên làm đúng bổn phận của mình. Lý do vì ai cũng sợ bị phạt và muốn được thưởng nên mọi người đều tự động chấp hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ của mình và không dám làm những điều bị cấm.

Pháp Gia đã giúp nhà Tần thống nhất Trung Quốc, rồi suốt trong các triều đại sau đó, tư tưởng của họ vẫn được triệt để áp dụng (mặc dù không được chính thức công nhận), chứng tỏ học phái này có một sức mạnh rất đáng kể.

IX) Phê bình Pháp Gia:

Lý thuyết Pháp Gia khi được áp dụng một cách cực đoan thường mau chóng đem lại sự hùng cường, như trường hợp nước Tần với Thương Ưởng và Lý Tư. Tuy nhiên sự sụp đổ cũng rất mau chóng.

Thật vậy, Pháp Gia có nhiều khuyết điểm, xin thử duyệt qua một cách vắn tắt:

Pháp Gia không giải quyết vấn đề ai đặt ra luật pháp. Điều này có thể đưa đến việc luật pháp được đặt ra chỉ để phục vụ cho một cá nhân, gia đình hay bè phái, không phù hợp với quyền lợi chung.

Hệ thống cai trị của Pháp Gia đặt trên quyền lực của nhà vua, nhưng lại không định được một cách rõ ràng những phương thức để kiểm soát và chế tài nhà vua, bắt vua phải giữ đúng vai trò của mình. Vì thế khi chẳng may gặp phải vua lười biếng, vua dốt nát, vua bạo ngược v.v… người ta thường vẫn phải cúi đầu phục tùng. Khi có kẻ dám nổi dậy chống lại, thì, dù thành công hay thất bại, cũng đều gây nên nhiều chết chóc, đổ vỡ, rất tai hại cho xã hội.

Bản tính con người thích phóng khoáng tự do, nên muốn cho người dân phục tùng khuôn khổ do một nhóm cầm quyền đặt ra thì bắt buộc phải dùng hình phạt nghiêm khắc, để cai trị trên căn bản sợ sệt. Hình phạt nghiêm khắc quá trớn thì thành ra tàn ác, gây thù hận. Người dân dưới chế độ này dễ có khuynh hướng oán ghét tầng lớp lãnh đạo, không thành thật cộng tác, với nhiều người sẵn sàng vùng vẫy để thoát khỏi sự ràng buộc áp bức.

Thật ra, ba khuyết điểm vừa được nêu có thể được quy vào một điều duy nhất: đó là Pháp Gia quan niệm con người một cách quá lý thuyết, không đúng với thực tế:

Họ cho là phải đẽo gọt con người như cây gỗ, cho đúng với những khuôn mẫu thực dụng, như lời Hàn Phi Tử : “Đợi cho có cây thẳng rồi mới làm tên bắn thì đời nào mới có tên? Đợi cho gỗ tròn mới làm bánh xe thì bao giờ mới có xe đi?” Đẽo gọt như thế nào, thì họ dựa vào pháp luật với sự thưởng phạt nghiêm minh. Pháp luật ví như cái thước, cái cân, để đo đạc, cân lường lòng người rồi cứ dùng sự thưởng phạt để sửa chữa, dư thì cắt bớt, thiếu thì chắp thêm cho đúng với khuôn mẫu cần dùng.

Chúng ta phải công nhận là những nhận định trên đều thiếu thực tế, vì con người nào phải khúc gỗ mà hòng dễ dàng đẽo gọt? Và lòng người cũng nào phải như vật vô tri mà hòng đo đạc, cân lường với những tiêu chuẩn máy móc?

X) Kết luận:

Về Lão Giáo:

Trong thực tế, ngay cả đối với kẻ phàm phu, Lão Giáo có thể đem lại những lợi ích gì?

Đóng góp quan trọng nhất có lẽ là nhận định của Lão Giáo cho rằng mọi việc đều tương đối, luôn biến hoá, không có tư tưởng, giáo điều, chủ thuyết, nào đúng mãi hoặc sai mãi.

Xin khai triển điều này một cách cụ thể hơn :

Ở trên chúng ta đã nhận xét là Lão Giáo có cùng khởi điểm với Nho Giáo, nhưng vào thực hành thì lại chọn hướng đi đối nghịch. Nếu cứ ví chuyện nhân sinh như cái xe thì Nho Giáo và các lý thuyết hữu vi nhập thế có thể được ví như các số máy để xe chạy tới. Còn Lão Giáo là “số de”để lùi lại. Thật vậy, những hoạt động trong cuộc đời có khi đưa ta vào ngõ cụt, hoặc vào những con đường mông lung không biết sẽ đến đâu? Những lúc ấy, Lão học khuyên ta nên chấp nhận gài “số de”, chứ đừng vì tự ái mà xông xáo bừa bãi sẽ có hại.
Không phải chỉ khi ta lâm vào thế kẹt Lão học mới có lời khuyên, mà mỗi khi ta làm việc gì Lão Học đều luôn ở bên cạnh để nhắc ta rằng: “công việc này ông cho là đúng vì nó là việc của ông, ông tự ái nên nhất định nghĩ thế, chứ bây giờ hãy thử dẹp bớt “cái tôi” đi, xét lại với mắt nhìn hồn nhiên xem nó có hoàn toàn đúng hay không? Công chuyện ông bỏ công sức làm ngày hôm nay, thử nghĩ xem ngày mai còn giá trị gì? Lý thuyết ông học được ở chỗ này, hãy xét lại xem sang chỗ khác có còn thích hợp hay không?” Đại khái đó là những lời khuyên rất giản dị, không có chi là thông thái cả, nhưng khi chìm trong hành động, với tất cả niềm hăng hái, bầu nhiệt huyết, lòng ưu tư việc nước việc dân, cộng với sự tự ái, người ta thường hay quên mất. Dẹp bớt tự ái, hạ thấp “ý riêng”, để luôn chú tâm theo dõi chiều hướng tự nhiên của công chuyện, rồi nương theo đó mà hành động, chính là một chìa khóa của thành công và an lạc mà người ta có thể tiếp nhận được từ Lão Giáo.

Một sắc thái khác của cái “số de” mà Lão Giáo đề nghị là: đến một lúc nào đó trong cuộc đời hoạt động, nên biết thối lui, tìm nơi yên tĩnh mà sống nhàn hạ tự nhiên. Người mình có cụ Nguyễn Công Trứ, là một nhà Nho ưu hạng, cực kỳ hăng hái hoạt động, giúp nước giúp dân. Cụ hay khuyên người ta xông xáo gánh vác việc đời, nào là:

Phải hăm hở ra tay kinh tế
Người thế trả nợ đời là thế”
rồi:

“Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
Chí những toan sẻ núi lấp song
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”

Hay:

“Trong lang miếu ra tài lương đống
Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương”

Nhưng cụ vẫn không quên:

“Đánh ba chén rượu khoanh tay giấc
Ngâm một câu thơ vỗ bụng cười”,


trong khi chờ đợi “tiêu dao nơi hàn cốc thanh sơn”, để mà:

“Giắt lỏng giang sơn vào một túi
Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu
Cảnh cùng thông ai có bận chi đâu
Mùi tiêu sái với trần gian dễ mấy”


Và nhất định là không quên “gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì” để dưới mái tóc bạc như tuyết, vẫn còn tự hỏi:

“Cái tình là cái chi chi?
Dẫu chi chi cũng chi chi với tình”…


Khi nói “hành tàng bất nhị kỳ quan” (ra làm quan với về ở ẩn không phải là hai chuyện khác nhau), phải chăng cụ có ý khuyên người đời: ra làm quan với về ở ẩn chẳng qua chỉ là hai “đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay” mà thôi, đừng gắn bó vào con đường này hay con đường kia một cách mù quáng. Phải biết “gài số de” khi cần, để « kiếm chuyện khác chơi ». Chơi trò nào cũng có cái hay riêng,

Tuy cũng phải:

“Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho người biết tay
Tài tình dễ mấy xưa nay…”


Quả đất tròn, Nho với Lão mỗi ông đi về một phía nhưng chắc gì đã không gặp nhau ở phía bên kia trái cầu?

Về Pháp Gia:

Ở cuối thế kỷ 20, bàn về Pháp Gia có lỗi thời hay không? Các khuyết điểm có tính cách kỹ thuật của Pháp Gia, như ai đặt ra luật pháp, phương pháp nào để chế tài người lãnh đạo, v.v… phần lớn đều đã có chiều hướng giải quyết dù là chưa ổn thoả, và ngày nay, ít ai còn tự hỏi nên có pháp luật hay không như ở thời Tiên Tần. Tuy vậy, căn bản của vấn đề vẫn còn y nguyên: đó là việc gán cho con người một hình ảnh trừu tượng, xa rời thực tế.
Pháp gia của thời đại chúng ta là những chủ thuyết, những ý thức hệ, những hệ thống giáo điều được đặt ra để sửa sang xã hội, đẽo gọt con người, bắt mọi người phải tuân theo một khuôn khổ chủ quan, duy ý chí, xa rời thực tại. Các chủ thuyết này, như Pháp Gia xưa, cũng cho con người như khúc gỗ, có thể cắt xén, đẽo gọt. Vì nhận định con người một cách sai lầm, những chủ thuyết ấy bị gọi là PHI NHÂN. Đối lại, là quan niệm NHÂN TRỊ, được khai triển trong một bài viết riêng.

Ngày nào còn con người trong trời đất thì sự đối nghịch giữa cách đối xử Phi Nhân và quan niệm Nhân Trị vẫn còn mãi. Kinh nghiệm của người xưa về “Đạo Nhân” luôn hợp thời, luôn mãi soi sáng những ai muốn “LÀM NGƯỜI” một cách xứng đáng.

Nguyễn Hoài Vân
1991
Nguồn: nguyenhoaivan.com