" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015
thông điệp gửi người đi lạc
Khaly Cham
bao năm rồi cầm trên tay giọng nói
chạy khắp cùng quên tiếng gọi quê hương
những con chữ nằm co ro trên giấy
trừng mắt nhìn tôi một kẻ dị thường
những đám mây trôi về từ tiền kiếp
đậu xuống vai báo hiệu chuyển sang mùa
những chiếc lá trên vòm cây nhạo báng
câu thơ tình tôi rao bán chẳng ai mua
thân thể xám của mình tôi chợt thấy
giấc mơ thơm ve vuốt vết thương đời
em ngồi hát trong tận cùng ảo giác
ru ngủ mặt trời – hay em ru tôi ?
biên niên ký của ngày tôi đi biệt
lật từng trang nào thấy họ tên mình
một con chim khóc thầm trong chiều nắng
đêm khôn cùng làm sao thấy bình minh!
Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015
MỘT CÁCH KHÓC
Nguyễn Ngọc Tư
"Bạn tìm được cây me nhỏ dưới chân bồn hoa ở con đường ven sông. Vào một ngày nắng nỏ, ai qua đây cũng bồi hồi, ngày mai người ta kéo cưa máy về để dọn sạch hàng dầu gần hai trăm năm tuổi. Dầu không đẻ me, nên cây mà bạn nhổ được chắc mọc tình cờ từ một hạt rớt rơi. Nhưng không sao cả, mai này nhìn nó, bạn sẽ nhớ một con đường một hàng cây.
Không sao, mười năm nữa cây con cũng vươn tàn ngả bóng. Cổ thụ thì cũng bắt đầu từ những cây nhỏ nhỏ như vầy, bạn nghĩ vậy. Nên vỉa hè trước nhà đã chật mớ cây mà bạn nhặt nhạnh từ những nơi có cổ thụ bị bức tử.
Có quá nhiều thứ để chia tay vào những ngày thành phố đâu đâu cũng tung tóe như một đại công trường. Mầm chia ly lẫn trong khói bụi, những đào dỡ, những san ủi, những bản vẽ quy hoạch trên giấy. Tính bạn đa sự mặc sức mà thương.
Nhưng qua rồi quãng bày tỏ thương bằng thơ, hay bằng chữ nhỏ ra trên giấy. Hồi người ta dẹp chợ Nhà Lầu cùng với công viên đằng trước nó lấy chỗ cho cao ốc sáu tầng mọc lên vắt bóng qua tận bên kia sông, trước khi xe ủi san phẳng, nhà chức trách tổ chức trưng cầu dân ý, một trăm người đòi giữ lại cả trăm. Phản hồi cột tin tháo dỡ chợ trên nhật báo có cả ngàn bạn đọc khác cũng bảo chợ là ký ức, linh hồn thành phố, thiếu cha gì chỗ để trồng tòa nhà lên, sao cứ phải trên xác chợ Nhà Lầu. Có người viết bài báo hàng ngàn chữ, nói chuyện bên tây bên tàu người ta nhã nhặn và nâng niu với ký ức ra sao.
Nhưng rốt cuộc, chợ cũng thành đống gạch vụn, vườn cây cổ thụ thành củi vụn. Hôm nhìn mấy chị tiểu thương nức nở khi cánh cửa chợ sập xuống, bạn nghĩ nước mắt đó đâu chỉ khóc cho cái chợ mà gần như cả cuộc đời họ neo theo, nó có bao nhiêu lam gió, có bao nhiêu chỗ dột, có bao nhiêu cây cột, thông thuộc còn hơn nhà mình. Họ còn khóc cho chính họ, gào khản giọng mà không được lắng nghe. Sờ sờ ra đó mà bị tính như vắng mặt.
Nước mắt sẽ chẳng thay đổi được gì, nếu nó bị coi như vô hình.
Cũng không phải tự dưng mà bạn nghĩ ra chuyện trồng cây. Có lần đem sửa đồng hồ ở chỗ một anh thợ quen, anh nói hên quá, cô tới trễ chắc không biết đâu tìm, ngày mai tôi dời tủ đi nơi khác, tránh chỗ cho Nhà nước bật gốc hàng me của khúc đường này.
Anh kể hổm rày người ta rần rần tới tiễn cây. Họ đi chậm rãi, ôm gốc cây, đưa điện thoại nhờ anh chụp hình.
Có người còn rờ lớp vỏ cây đã rêu mốc, miệng láp giáp kể chuyện tình, hồi xưa tôi với bồ hay ra đây chơi, lần đầu hôn hít con gái run như đuôi thằn lằn đứt. Có người tần ngần đảo xe vài lượt mới chịu đi, làm bảo vệ mấy tòa nhà bên kia đường ngó lom lom, bởi tụi trộm cướp thường làm vậy.
“Thiên hạ quỡn thiệt, chắc là dư nước mắt”, anh thợ đồng hồ cười. Một cái cười hơi khó cắt nghĩa. Chỉ chắc chắn là không quá nhiều cảm tình cho những ai tới ôm cây. Trước khi bám lề đường, anh cũng có hai năm kê tủ thợ bên hông chợ Nhà Lầu. Cái chợ đó được thương không thua gì hàng me này đâu, anh kể, lại cười.
Muốn hỏi sao anh có vẻ không ưa mấy nước mắt khóc cổ thụ, khóc cái chợ cũ nát, thì anh đã lảng qua chuyện khác. Ông già sửa giày ngồi gốc cây bên kia không biết đau ốm gì mà cả tuần rồi không thấy ra. Thằng nhỏ thợ hồ hay ăn cơm hộp rồi dựa gốc me chợp mắt, bữa trước nghe nói té giàn giáo gãy chân, giờ không biết sao rồi. Lâu quá không thấy hai cha con ông đẩy chiếc xe bán nước mưa, ống quần lúc nào cũng ướt sũng.
Chuyện có vẻ như rời rạc như cơm nguội phơi khô, như nhớ gì nói nấy. Những người quen anh thợ đồng hồ đang nhắc, coi bộ cũng không có mối liên hệ gì nhau, ngoài một điểm chung duy nhất: biến mất. Không cặn bụi. Không dấu tích. Mà chẳng thấy ai thương níu như những gì dành cho cái chợ, đường tàu sắt cũ bị bỏ rơi, một ngọn núi nung vôi hay nay mai là hàng cây cổ thụ này. Hoặc có nhớ, thì cũng lẻ tẻ âm thầm, như anh nhớ họ. Mà anh đâu có biết viết báo, làm thơ.
Những thân phận đó không gây được cơn sóng nhớ tiếc nào, chắc anh thợ khóa nghĩ vậy, khi ngồi nhìn cuộc tiễn cây. Chắc từ khi nhật báo đăng tin con đường này sẽ phát quang nới rộng, anh chưa nhận được câu nào mang tính thăm hỏi kiểu như gốc cây anh đang dựa dẫm bị cưa trụi rồi, anh sẽ dời đi đâu?
“Đâu cũng được, nhưng phải chỗ có cây thì đỡ nắng”, câu trả lời đơn giản của anh thợ đồng hồ đưa bạn tới ý nghĩ kiếm cây về trồng.
Trong lúc anh thợ sửa đồng hồ hay bà già bán chuối ngào đường đằng kia nghĩ ra cách để được người ta nhìn thấy (mà không phải tẩm xăng để tự đốt cháy mình), những thân phận bị coi như vô hình đó cần nhiều bóng mát cho cuộc mưu sinh."
VÌ SAO ĐOAN TRANG THÀNH CÔNG?
Những ngày này, khi cựu phóng viên Đoan Trang đã gần chạm đến ngôi minh chủ của phong trào đấu tranh, ta hãy cùng ôn lại đời cách mạng của cô, để hiểu bí quyết làm nên một nhà hoạt động thành đạt.
KỲ 1: NGƯỜI CHA ĐỠ ĐẦU
Nhờ đâu Đoan Trang có thể vừa chống nhà nước, vừa yên ổn ăn lương nhà nước suốt một thời gian dài? Nhờ đâu hết lần này đến lần kia, Đoan Trang có thông tin và sự đỡ đầu để thoát nguy trong đường tơ kẽ tóc? Nhờ đâu từ một cây bút chỉ biết đuổi theo những tin tức sự vụ, Đoan Trang tìm thấy chiến lược dài hạn để xây dựng hình tượng nữ kiệt, thâu tóm các đầu mối quan hệ - tài chính, loại bỏ các đối thủ chính trị, để từng bước độc chiếm phong trào đấu tranh?
Nhờ một người cha đỡ đầu: Nguyễn Trần Bạt.
Trong số những độc giả hâm mộ thần tượng Đoan Trang, ít ai biết rằng từ những ngày đầu, hình tượng này đã là con tò he mà Nguyễn Trần Bạt dày công nhào nặn. Chính Bạt đỡ đầu Trang trong làng báo chí, cũng chính Bạt hướng dẫn Trang thâm nhập và thâu tóm phong trào đấu tranh. Bạt đã đào tạo Trang thành một vai diễn lớn trong kịch bản chính trị nước đôi của phe cánh mình.
Để hiểu tại sao, phải nhìn toàn cảnh vở diễn.
Bên dưới lớp mặt nạ trí giả mà người trong cuộc dày công tô vẽ, Nguyễn Trần Bạt vốn là một tay cò kinh tế - chính trị trong thời chập chững mở cửa. Lợi dụng tình hình thông tin - pháp luật tranh tối tranh sáng, Bạt làm mưu sĩ và thuyết khách, đưa chính quyền bước vào quốc tế và ngoại quốc thâm nhập Việt Nam. Là kẻ đứng giữa, Bạt mưu lợi bằng cách nào? Đương nhiên, phí môi giới công khai chỉ là bức bình phong an toàn và nguồn thu thứ yếu. Cái quan trọng hơn là nguồn thu nhập ngầm, bằng cả tiền lẫn quyền, được chi ra từ các nhóm lợi ích muốn thao túng quá trình sửa đổi luật pháp, chính sách và cơ cấu chính trị - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
Phe ủng hộ và chống chính quyền thường chửi nhau là bán nước, mà không biết rằng những nhà bán nước đích thực, như Nguyễn Trần Bạt, luôn biết cách để hiện diện lộng lẫy trong mắt tất cả các phe, và lèo lái dư luận của tất cả các phe.
Muốn việc kinh doanh được phát đạt, ông Bạt cần bốn điều.
Một, chính trị, xã hội và pháp luật Việt Nam không ngừng ở trong tình trạng tranh tối tranh sáng. Bằng không, chẳng ai cần thuê ông tư vấn luật pháp và môi giới quan hệ.
Hai, trong tiến trình hội nhập, luôn có độ chênh nhất định, phiền hà nhưng không phải không thể giải quyết, giữa yêu cầu của quốc tế và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam.
Ba, ông tiên đoán hoặc kiểm soát được một phần nước cờ của các bên khách hàng.
Bốn, trừ ông ra, không ai có thể bắc cầu nối hai bờ tranh chấp.
Ông Bạt, cùng những nhóm lợi ích liên quan, muốn chi phối phong trào dân chủ Việt Nam là vì như vậy. Ai cũng biết rằng thể chế chính trị là một trong những miệng vực lớn nhất chặn giữa quốc tế và Việt Nam. Ai cũng hiểu các phong trào đấu tranh vừa là cơ hội để đưa chính trị, xã hội và pháp luật Việt Nam thoát khỏi tình trạng tranh tối tranh sáng, vừa là một trong những căn nguyên của tình trạng sa lầy lúc này. Vì vậy, ai thâu tóm được phong trào đấu tranh, kẻ đó được lợi mọi nhẽ. Muốn nước yên thì nước yên, muốn nước loạn thì nước loạn. Muốn làm chậm một chữ ký của Mỹ, chỉ cần ném vài con tốt thí vào đồn công an. Mỗi lần Mỹ muốn Việt Nam nhượng bộ trên bàn đàm phán, người ta lại cần ông đẻ ra một vụ "vi phạm nhân quyền". Mỗi lần nội bộ không vui, người ta lại cần "phong trào dân chửi" đánh hội đồng một cá nhân quan chức. Muốn khuynh hướng bảo thủ được đề cao, cần phong trào đấu tranh tỏ ra cực đoan, dữ tợn. Muốn khuynh hướng cải tổ được khuyến khích, cần phong trào đấu tranh tỏ ra hòa giải, hợp tác vì tương lai. Đó là lí do Đoan Trang không an phận làm người cầm bút, như giới hạn thực lực cô đã thể hiện, mà hết lần này đến lần khác, vẫn tìm mọi cách xây dựng hình tượng, dần chi phối các nguồn lực quan hệ và tài chính, để từng bước thao túng phong trào. Dư luận chỉ té ngửa vì tham vọng này sau vụ Hiến Chương 2015, khi cô sồn sồn đòi thiết lập một trật tự bảo kê do mình cầm đầu cho toàn phong trào, và dọa trừng phạt những nhà hoạt động bất kham bằng tẩy chay và cấm vận
Ai theo dõi, sẽ thấy Đoan Trang áp dụng khá hiệu quả những chiến lược và bài bản được Nguyễn Trần Bạt truyền thụ. Về căn bản, cả hai đều xây dựng quyền lực của kẻ môi giới, khi làm cầu nối tài chính, quan hệ và luật pháp giữa quốc tế và Việt Nam. Trong khi Bạt tư vấn luật quốc tế cho các doanh nghiệp, Trang tư vấn luật quốc tế cho những người biểu tình. Trong khi Bạt hướng hướng dẫn quốc tế thâm nhập Việt Nam, Trang không bỏ lỡ một cơ hội nào để thuyết trình với chính giới phương Tây về cách xuất khẩu cách mạng đường phố. Cả hai đều cố tô vẽ mình thành một thần tượng trí thức, ôn hòa trong mắt giới trẻ. Nhưng trong mắt những người hiểu biết, cả hai đều là phường tiểu nhân cơ hội, ham trình diễn, thích làm minh chủ, tính khí hẹp hòi và làm việc theo lối mafia.
Nhưng dẫu sao, không có Nguyễn Trần Bạt, chắc chắn không có nhà hoạt động Đoan Trang bây giờ.
So với những nhà biểu tình chỉ biết làm tốt thí cho các phe cánh giật dây, kể ra Đoan Trang cũng hơn một bậc.
KỲ 2: NGÂY THƠ VÀ THIẾU HIỂU BIẾT?
Đoan Trang thâm nhập phong trào dân chủ thông qua blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu. Thuở đầu, quan hệ song phương đặc biệt thân mật, Hiếu đưa Trang đi gặp hết người này đến người khác trong giới đấu tranh. Những cuộc gặp cùng Hiếu là viên gạch móng đầu tiên để Trang xây dựng đế chế quan hệ của mình.
Không rõ Trang nhẹ dạ cả tin, bị Hiếu lôi kéo, dụ dỗ vào phong trào, hay Hiếu và phong trào nhẹ dạ cả tin, bị Trang lôi kéo, dụ dỗ vào ván cờ chính trị nước đôi của Nguyễn Trần Bạt.
Cuối tháng 8/2009, Đoan Trang bị tạm giam 9 ngày, cùng đợt với Người Buôn Gió và Mẹ Nấm. Khi trả lời phỏng vấn, nói về lý do khiến mình bị bắt giữ, Trang cho biết cô "bị hiểu lầm là liên quan đến vụ in áo phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên". Dù phải thừa nhận bằng chứng của phía cơ quan điều tra, rằng mình đã thay Người Buôn Gió nhận khoản tiền in áo gửi từ ngoại quốc, Đoan Trang vẫn một mực phủ nhận sự liên quan của bản thân đến vụ việc này.
Đâu là uẩn khúc đằng sau? Là Đoan Trang đổ hết tội lên đầu đồng đội để thoát nguy, hay Đoan Trang bị Người Buôn Gió lừa nhận tiền thay mình, nghĩa là đẩy lên trước chết thay, làm con tốt thí? Cho đến nay, đây vẫn còn là một bí ẩn.
Chỉ biết sau vụ việc này, quan hệ ngầm giữa hai blogger nổi danh đảo chiều đột ngột, từ tình nhân thành cừu nhân.
Đầu năm nay, khi "tự thú trước đêm giao thừa", Đoan Trang đặc biệt nhắc nhiều về vụ tạm giam hồi 2009. Trang phân trần rằng vào thời điểm đó, cô chỉ là một cô gái trẻ hoàn toàn ngây thơ và nhút nhát, không biết gì về chính trị, luật pháp, nhân quyền, nên chỉ là nạn nhân tội nghiệp của cái bẫy sập mà cả hai phía đã giăng ra. Thấy vậy, nhiều độc giả động lòng thương xót, mà quên rằng năm đó Đoan Trang đã 31 tuổi, hoàn toàn không khớp với hình tượng một cô gái ngây thơ, nhút nhát và dễ lừa. Vào thời điểm vụ bắt giữ diễn ra, Trang đang là phóng viên mục Chính trị - Xã hội của VietNamNet. Tròn nửa năm sau, cô trở thành phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM, nên khó có thể biện hộ rằng cô hiểu biết về chính trị và pháp luật. Chẳng rõ Đoan Trang sa bẫy những ai trong chính quyền và phe đối lập, nhưng hình như mỗi lần cô ăn vạ, nhiều độc giả đa cảm lại sa bẫy cô.
Trong mọi nhà nước pháp quyền, công dân phải có trách nhiệm hiểu biết về pháp luật. Trong mọi phong trào chính trị, các cây bút chính luận phải chịu trách nhiệm về kiến thức chính trị của bản thân. Khi phân trần rằng mình "ngây thơ, nhút nhát", lại "không biết gì về chính trị, pháp luật", liệu Đoan Trang có thiếu tôn trọng cả độc giả, phong trào đối lập, tư cách công dân, lẫn lý tưởng nhà nước pháp quyền mà mình thường nhân danh?
Muốn trở thành một nhà hoạt động thành công trong phong trào dân chủ Việt Nam, phải thành thạo chiến lược xây dựng hình tượng của cựu phóng viên Đoan Trang: luôn đặt mình vào vị trí nạn nhân tội nghiệp, cần được cộng đồng chở che và tha thứ.
KỲ 3: NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI
Ngày nay, nhìn những thành công vang dội của Đoan Trang, nhiều nhà hoạt động trong phong trào dân chủ Việt Nam không khỏi nóng mặt. Lắm lúc ngà ngà say sau những trận bia dân chủ, họ lại hỏi nhau, rồi lại tự vấn: Đoan Trang là ai? Vì sao tiền tài trợ cứ đổ vào túi Trang mãi, trong khi họ, chính họ, mới là kẻ hô khẩu hiệu, căng biểu ngữ và cà khịa cớm mỗi tuần một lần? Vì sao một cựu phóng viên lề phải non choẹt, mới hôm rồi còn cúc cung tận tụy theo chân những vị lão thành lấy tuổi Đảng làm uy tín, giờ lại dám ngang nhiên trở mặt, ném một bản Hiến chương độc tài vào mặt lớp cha anh?
Người ta tự hỏi, rồi ấm ức, mà không biết Đoan Trang hơn hẳn họ ở hai cái tài. Ấy là tài diễn xuất, đóng vai ngoan hiền, vô hại để chờ thời cơ, và tài ngấm ngầm xây dựng tổ chức.
Tháng 5 năm 2011, giang hồ nổi sóng vì vụ sinh viên Nguyễn Anh Tuấn viết "đơn nhận tội". Với phong trào chống Cộng, một cộng đồng mà người luống tuổi chiếm đa số, một thanh niên cảm tử là một miếng mỡ mà chẳng con mèo nào bỏ qua. Các bậc cha chú, như thông lệ, tìm cách khai thác đến cạn kiệt cơ hội tuyên truyền này. Mãi về sau, họ vẫn vô thức gọi sinh viên này là "thằng Tuấn tự thú". Đoan Trang có lẽ là người duy nhất tiếp cận Tuấn một cách từ từ, để xây dựng mối quan hệ lâu dài cho những kế hoạch trong tương lai xa, thay vì cố biến cậu thành chất đốt truyền thông trong một sự vụ. Nhìn vai trò của Tuấn trong chương trình 258, UPR, rồi Luật khoa Tạp chí gần đây, có lẽ chẳng ai dám cho rằng Trang đã chi một khoản đầu tư lãng phí.
Mùa hè năm đó, giang hồ tạm nhả Tuấn ra để lao vào một cơ hội mới: biểu tình. Ban đầu, đây là những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thực sự, được làm nên bởi đông đảo người yêu ngước vô tư thuộc nhiều chính kiến. Nhưng càng về cuối, nó càng bị thâu tóm về tay những nhóm chống Cộng cực đoan, do nỗ lực thao túng của các đảng chính trị hải ngoại. Dần dần, biểu tình chống Trung Quốc chỉ còn là vở kịch khiêu khích mà người ta diễn đi diễn lại hằng tuần để bôi xấu Cộng sản, một tấm bình phong để xây dựng lực lượng chống Cộng, và một cơ hội để quyên fund. Những người biểu tình "nghiệp dư", chỉ xuống đường vì lòng yêu nước bỏ đi dần, còn những người biểu tình chuyên nghiệp cứ dần đông lên, và dần yên vị trong các tổ chức.
Ban đầu, nhóm No-U, được thành lập bởi Phạm Chính và Xuân Diện, vốn không phải là một tổ chức. Nó chỉ như một cái chợ tình luộm thuộm, nơi giang hồ tụ họp để hẹn nhau đi biểu tình, đòi người, quyên tiền, lễ lạt, chửi chế độ, than thở thời thế và chia sẻ tâm tư. Tuy nhiên, một trong hai người sáng lập lại đặt vào cái chợ này một tham vọng rất lớn: biến nó thành một đội quân cách mạng đường phố chuyên nghiệp, đặt dưới quyền chỉ đạo và kiểm soát của mình. Người kia thì không nghĩ xa, chủ yếu muốn tận dụng No-U để xây dựng hình ảnh cho mình trên dư luận lề trái. Để tham vọng của thành hiện thực, No-U phải trở thành một tổ chức có đường lối nhất quán, kỷ luật vững và sự chỉ đạo tập trung của người đứng đầu. Tuy vậy, cả Chính lẫn Diện đều không dám công khai trở thành lãnh đạo của No-U và đưa nó thành một tổ chức.
Lí do đầu tiên: họ sợ. Cả hai đều muốn cái vinh quang và quyền lực của người lãnh đạo, nhưng cả hai đều sợ bị công an ghi nhận là người lãnh đạo nhóm No-U. Họ luôn miệng nói: "mình không làm gì sai, luôn hành động trong khuôn khổ pháp luật thì không có gì phải sợ", nhưng xưa nay vẫn vậy, chỉ kẻ đang sợ hãi lắm mới nói đi nói đi nói lại mấy câu phân trần như thế này.
Lí do thứ hai: họ muốn giữ cho mình cái hình ảnh của một vị nhân sĩ trí thức độc lập, khách quan, không màng công danh, chỉ lên tiếng vì chính nghĩa. Ở cái nước mà bọn hủ nho đạo đức giả đứng trên đầu trên cổ xã hội như Việt Nam, những mặt nạ phải đạo kiểu này rất được công chúng ưa chuộng. Vậy nên dù muốn làm lãnh đạo chết đi được, cả Chính lẫn Diện đều không dám công khai đứng đầu nhóm No-U.
Lí do thứ ba: họ muốn khoác cho No-U cái vỏ bọc của một nhóm người yêu nước ngây thơ, vô tư, không kế hoạch, không tính toán, không kẻ cầm đầu. Vỏ bọc này vừa giúp họ lách luật, vừa giúp họ tiện đóng vai nạn nhân để ăn vạ trước công chúng và quốc tế.
Thành ra vì những mục đích thực tiễn nêu trên, cả Chính lẫn Diện đều phải giả đò như No-U vô tổ chức, không lãnh đạo. Nhưng họ không cầm lòng được, và cứ tùy tiện hành xử độc đoán như thể mình là lãnh đạo nhóm No-U. Tình trạng thiếu chính danh ấy khiến sinh hoạt của No-U cứ loạn tùng phèo. Nhóm nhanh chóng chia năm xẻ bảy thành nhiều phe phái đấu đá nhau, thậm chí nhiều lúc chửi bới nhau, vì 4 loại mâu thuẫn chính:
_ Mâu thuẫn do tài chính nhập nhèm
_ Mâu thuẫn do tranh chấp tầm ảnh hưởng và tiếng tăm
_ Mâu thuẫn do tình tay ba và ngoại tình
_ Mâu thuẫn do khoảng cách thế hệ
Với Đoan Trang, mâu thuẫn do khoảng cách thế hệ là một mỏ vàng. Trong nhóm No-U, có một lượng lớn thanh niên đang bức xúc với ách thống trị bất thành văn của mấy bậc lão làng vừa tham quyền, vừa hèn và đạo đức giả. Chẳng hạn, Trịnh Hữu Long cực lực phản đối văn hóa hành xử cực đoan, chợ búa của nhóm người dưới trướng Chính - Diện. Dũng Aduku đòi minh bạch và chính danh. Nhóm Binh Nhì và Hà Còi đòi "quyền tự do ngôn luận" và tiếng nói lớn hơn cho lớp trẻ trong nhóm biểu tình. Tất nhiên, vì các bậc trưởng thượng chẳng đời nào từ bỏ ngôi vị tối cao, đám trẻ người non dạ này bị đàn áp dã man ngay sau khi thực hành quyền tự do ngôn luận. Trịnh Hữu Long bị đấu tố tập thể và tung tin đồn là hàng cài. Dũng Aduku bị kick khỏi group, rồi lại đưa vào, rồi lại kick. Binh Nhì và Hà Còi nói hỗn hơn, nên bị kick hẳn. Thế là để duy trì quyền lực và sự tôn nghiêm của người lớn, nhóm biểu tình mất gần hết thanh niên.
Số thanh niên này đi đâu? Hầu hết đầu quân cho Đoan Trang, hoặc hợp tác với Trang một cách chặt chẽ. Vì trong vòng cấm vận của No-U, ngoài Trang ra, họ chẳng còn cửa sau nào để giữ liên lạc với phong trào biểu tình và phát triển quan hệ với giới trí thức.
Nhưng nếu Đoan Trang đứng về phía thanh niên, thì vì sao Trang không trở thành mục tiêu công kích của các bậc trưởng thượng?
Nếu Đoan Trang đứng về phía các bậc trưởng thượng, thì vì sao sau cùng, chính Trang, chứ không phải ai khác, lại là người giành được lực lượng trẻ ít ỏi của phong trào dân chủ Việt Nam?
Cái khôn của Trang nằm ở chỗ này. Mỗi lần nội bộ bang hội lục đục với nhau, Trang đều biết cách phát ngôn sao cho làm hài lòng mọi phe phái. Phe nào cũng tưởng Trang hiểu chuyện, biết điều và ủng hộ mình, nên đều dành cho Trang cảm tình và đãi ngộ đặc biệt. Tuy vậy, trong thực tế, Trang chẳng ủng hộ phe nào khác ngoài chính Trang. Mỗi lần hội nhóm tan đàn sẻ nghé, Trang là người duy nhất được lợi, cả về lực lượng lẫn cảm tình.
Cần nhớ rằng ai giữ lực lượng thanh niên, kẻ đó giữ tương lai trong những hoạt động chính trị kiểu cách mạng đường phố.
Các trưởng lão biểu tình thất thố vì đã đổi tương lai của mình lấy quyền uy ngắn hạn. Trong khi đó, Đoan Trang được như ngày nay là nhờ biết săn đón lực lượng trẻ mà không làm mếch lòng các trưởng lão, rồi giấu nó để chờ thời cơ. Ngày nay, sau khi Đoan Trang lật sòng bằng vụ Hiến chương, nhiều vị trưởng thượng tức lắm, nhưng vẫn chưa chịu hiểu ra đạo lý này. Họ tiếp tục đấu đá nhau những trận long trời lở đất, vì những lí do nhỏ nhặt vớ vẩn, và để hở ra những cơ hội giúp Trang xây dựng lực lượng, tài chính và tổ chức cho bản thân cô.
Đoan Trang có bí quyết gì để tăng quân số cho lực lượng trẻ của mình? Và cô đã dùng lực lượng này thế nào để "cướp chính quyền" trong nhóm phản đối cây xanh Hà Nội?
KỲ 4: ĐÓNG KỊCH
Trong những năng lực làm nên thành công của Đoan Trang, tạo vỏ bọc có thể là cái tài quan trọng nhất.
Mỗi lần nhắc đến Đoan Trang, mọi người trong phong trào đều hình dung cô như một phóng viên, nhà báo và blogger kì cựu. Cho đến bây giờ, họ cứ gọi cô là "nhà báo Đoan Trang" suốt, dù cô chưa từng được cấp thẻ nhà báo, và đã ngừng phục vụ trong ngành báo chí từ lâu. Mỗi lần Trang gặp rắc rối với chính quyền, tuyệt đại đa số những người ủng hộ đều có ấn tượng sai lầm rằng chính quyền đang đàn áp thẳng tay một cây bút, một người lên tiếng nói ra sự thật, và điều đó cho thấy chẳng có tự do ngôn luận ở Việt Nam. Thế là họ kêu lên đồng thanh: "Nhà báo Đoan Trang bị đàn áp!".
Khốn thay, nếu bình tĩnh theo dõi từng vụ việc, người ta sẽ thấy Đoan Trang chưa bao giờ bị đàn áp dưới tư cách một nhà báo, hoặc bị bắt bớ vì những phát biểu của mình. Ngay từ đầu, tất cả những rắc rối mà cô gặp phải với chính quyền đều nảy sinh từ những hoạt động chính trị có viện trợ và có tổ chức. Nhưng thay vì đính chính những hiểu lầm của dư luận, Trang lại hào hứng diễn vai "tiếng nói khách quan, độc lập" để khiến dư luận hiểu lầm thêm. Bởi đương nhiên, hình tượng một cây bút trung thực, khách quan, bị đàn áp chỉ vì nói ra sự thật sẽ có lợi cho cô hơn là hình tượng một chính trị gia có bè cánh và được trả tiền, đầy lòng tham và mưu chước.
"Nhà báo Đoan Trang" chỉ là một hình tượng nạn nhân trong truyện cổ tích mà Đoan Trang kể cho phong trào dân chủ. Cái thật sự có thật, ẩn bên dưới lớp mặt nạ ấy, là chính trị gia Đoan Trang.
Giờ hãy quan sát những màn kịch nổi bật của chính trị gia này.
Tháng 8 năm 2013, báo lề trái tung tin một nhóm sinh viên bị công an tạm giữ, tra hỏi chỉ vì tham gia một... lớp học ngoại ngữ. Đọc tin đó, người ngoài cuộc tất phải ngớ người ra. Sao chỉ học ngoại ngữ mà cũng phải vào đồn? Chẳng lẽ ở Việt Nam, tự do bị bóp nghẹt đến nỗi thanh niên không có quyền học ngoại ngữ? Tất nhiên không phải. Ít ai biết rằng lớp học ngoại ngữ đó chỉ là một dây chuyền tuyển dụng nhân sự do ba phía cùng tổ chức: Đoan Trang, Hội Anh Em Dân Chủ của Nguyễn Văn Đài và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên của Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Thanh Giang. Khi cấp tốc tuyển thành viên trẻ để xây dựng nhân lực làm "cách mạng đường phố", cả ba nhóm này cùng nhận ra một vấn đề. Đó là sinh viên Việt Nam bận việc riêng, chẳng mấy ai quan tâm đến đấu tranh chính trị. Không đủ sức tuyển người trực tiếp, công khai, họ đành lôi kéo thanh niên bằng một mồi câu lợi ích, và nấp sau một vỏ bọc. Ấy là lớp học tiếng Anh miễn phí, mà phân nửa số buổi được đứng lớp bởi Đoan Trang.
Lớp vỏ bọc này cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề.
Thứ nhất, là tạo ra mồi nhử quyền lợi để lôi cuốn một thế hệ thanh niên không hứng thú gì với đấu tranh chính trị kiểu cách mạng đường phố.
Thứ hai, là tạo ra một không gian để trò chuyện thân mật và xây dựng mối quan hệ cá nhân với sinh viên. Khi đám trẻ này đã có thiện cảm và trở nên cởi mở, thì tuyên truyền để họ thấm nhuần tư tưởng chính trị cũng không khó gì.
Thứ ba, là trùm lên mình lớp vỏ bọc của một hoạt động dân sự vô tư, khiến chính quyền không tiện đàn áp. Khi bị chính quyền đụng đến, họ sẽ lập tức sắm vai những nạn nhân ngây thơ, vô tội, lu loa trên báo chí rằng chính quyền bắt người vô cớ, thanh niên Việt Nam mở lớp học tiếng Anh cũng không được phép, chứng tỏ nước này không có tự do, nhà nước thi hành chính sách ngu dân. Thế là dù có tuyển được người hay không, "lớp học" có bị dẹp hay không, và bọn sinh viên có bị bắt hay không, họ vẫn luôn được lợi khi đứng giật dây sau hậu trường.
Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, lực lượng mà Đoan Trang mới cướp được của Đào Thu cũng đang bị lợi dụng cho mục đích này. Thử hỏi từ cuộc đảo chính của Đoan Trang đến nay, nhóm này đã có bao nhiêu hoạt động thật sự vì mục đích trong sáng ban đầu, là bảo vệ cây cối? Nhìn nhóm này, bất cứ ai có kinh nghiệm hoạt động đều biết rằng bảo vệ cây xanh chỉ còn là cái cớ mà nó nêu ra để ăn vạ nhân quyền và ngầm tuyển dụng nhân lực chống Cộng. Ai thắc mắc, cứ nhìn xem những thành viên của nhóm đó có bao nhiêu kiến thức về môi trường đô thị và cây xanh, và dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để chửi đổng chính quyền trên Facebook.
Gần đây, dù các thành viên vẫn mù kiến thức về môi trường, và chuyện bảo vệ cây xanh vẫn dậm chân tại chỗ, nhóm Vì Một Hà Nội Xanh bỗng chuyển sang một hoạt động mới lạ. Ấy là ngồi xe jeep "nghệ sĩ" dạo phố và đi hát rong. Chỉ có thể mô tả những hoạt động này bằng ba chữ: "Chả liên quan". Khi bày ra chúng, Đoan Trang nhằm mục đích gì? Đơn giản là để chụp ảnh tự sướng, để đưa lên mạng và vào hồ sơ xin fund, nhằm chứng tỏ rằng nhóm người vô tích sự này vẫn đang có "hoạt động thực chiến", "hoạt động đường phố" sôi nổi, trong tinh thần trẻ trung, lôi cuốn thanh niên, và nhằm thực thi "quyền tự do biểu hiện". Nếu không có hoạt động lấp chỗ trống để kịp giải ngân, và để dư luận khỏi lãng quên, nhóm này chắc chắn giải tán trong một sớm một chiều.
Công thức hành động của Đoan Trang là như thế. Đầu tiên, Trang phải tạo cho mình một cái vỏ bọc chính danh, mà ai nhìn vào cũng cho là trong sáng, ngây thơ, vô hại và thánh thiện. Nấp sau vỏ bọc đó, cô sẽ tranh thủ được thiện cảm của đám đông. Từ đó, cô có thể lôi cuốn đám sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tế về chính trị, hễ thấy lí tưởng, khẩu hiệu gì mới là lao ngay vào. Nhờ vỏ bọc này, cô cũng dễ dàng duy trì những hoạt động vô thưởng vô phạt để giải ngân và câu like trên Facebook. Quan trọng nhất, hễ bị chính quyền đụng vào, là cô có ngay vô số mĩ từ lung linh để đem ra ăn vạ. Chẳng hạn, mỗi lần chính quyền tóm Trang để điều tra về kế hoạch lật đổ bằng biểu tình mà cô đang thai nghén, báo lề trái sẽ phao vống lên rằng Cộng sản đàn áp một nhóm sinh viên bảo vệ môi trường, một nhóm bạn trẻ chơi nhạc trên đường phố, hoặc một nhóm học tiếng Anh.
Tôi không đánh giá lựa chọn của Trang là sai hay đúng. Tất nhiên, Trang vẫn có quyền dùng vở kịch dạy ngoại ngữ hoặc bảo vệ môi trường để che giấu tính toán chính trị của mình, rồi tố cáo Cộng sản vi phạm nhân quyền khi họ cấm cô diễn kịch. Tôi chỉ cảm thấy thủ đoạn này không sạch sẽ, và có phần lưu manh. Nói thẳng ra, bản chất của nó là nói dối.
Khi dùng khẩu hiệu "Vì Một Hà Nội Xanh" làm vỏ bọc để giải ngân, ăn vạ nhân quyền và lôi kéo người làm cách mạng biểu tình, Đoan Trang đã nói dối những độc giả, chính khách ngoại quốc, nhà tài trợ và thành viên nhóm thực sự tin cô.
Đoan Trang có thể trở thành một lãnh tụ biểu tình nhiều mưu mẹo và thành công, nhưng không thể trở thành một chính trị gia đứng đắn.
(còn nữa)
[Nhà Dân Chủ]
THƯỞNG THỨC KHIẾU ÂM NHẠC KINH KHỦNG CỦA "BAN NHẠC HÀ NỘI XANH":
https://www.youtube.com/watch?v=-VpmosO2E9Q
Nhà dân chủ độc tài
Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015
Dòng sông yên bình
DÒNG SÔNG DÒNG ĐỜI
Bình yên nào của em tôi
sao đầy vơi nước mắt mặn môi
mảnh tim buồn của tôi ơi
dòng sông dòng đời bao giờ về với biển khơi
Trắng đêm uống cạn lệ tình
rơi trên vũng ngực cho mình xa nhau
xót chi giấc mộng vô thường
sông không về biển nỗi buồn quẫn quanh
Ngựa hoang một thời rong ruổi
chợ tình hằn những vết roi
bỏ thân một lần dâng hiến
trở về củng với thảo nguyên
Bình yên nào sẽ đến với em
hoa cúc xưa có nở bên thềm
dòng sông còn nhận chìm con sóng
khát khao tràn ánh mắt hồ thu
Lê Thiếu Nhơn với lối ngụy biện “kiểm dịch” đi ngược lại các giá trị nghệ thuật và nhân sinh
Lâu nay, giới văn chương xuất hiện những nhà văn, nhà phê bình, nhà báo văn hóa câu kết với nhau tạo thành một thế lực cát cứ, chuyên kéo quân đi “kiểm dịch” toàn thể giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Trong đạo quân kiểm dịch viên mẫn cán này, anh Lê Thiếu Nhơn – Ủy viên Hội đồng Lý luận-Phê bình của Hội Nhà văn TP.HCM – thường được nhắc tên như một chiến sĩ tiền phong xông xáo nhất. Hôm trước, biết tôi có hứng thú với các nhà kiểm dịch, bạn tôi đưa tôi đọc một bài mà anh Nhơn viết hồi 2012. Trong bài này, mang tên “Ai đủ sức viết diễn từ Nobel?“, anh Nhơn khăng khăng phủ nhận quyền tự do sáng tác, và hằn học mạt sát những nhà văn yêu cầu quyền tự do sáng tác.
Dù nhìn từ góc độ văn hóa hay pháp luật, những phát ngôn như vậy cũng gây ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sinh hoạt văn nghệ, trật tự xã hội và phẩm giá con người của chúng ta. Nên trước khi bàn sâu hơn về nạn “kiểm dịch” bừa bãi của giới kiêu binh văn nghệ nước mình, tôi xin phân tích bài của chiến sĩ Lê Thiếu Nhơn, để dẹp tan những lấn cấn của anh Nhơn về vấn đề quyền tự do sáng tác.
I- Trùng trùng ngụy biện
Nét nổi bật nhất nơi bài viết của anh Nhơn là nó nhiều ngụy biện.
Hãy lược bỏ mớ ngôn từ dẫn dắt và đánh lạc hướng, để nhìn rõ mạch logic chủ đạo trong bài viết của anh:
[Một nhà văn Trung Quốc giành giải Nobel] + [Trung Quốc không nới lỏng kiểm duyệt]
-> [Hệ thống kiểm duyệt xâm hại quyền tự do sáng tác không cản trở sự phát triển của các tài năng văn học]
-> [Những văn nghệ sĩ đòi hỏi quyền tự do sáng tác đều bất tài, đòi quyền tự do chỉ là một lối “làm dáng” để câu khách]
Trong mạch logic này, có hai lối ngụy biện chủ đạo:
Biến cái cá biệt thành cái phổ quát
_ Giải Nobel là một giải thưởng để vinh danh cá nhân. Nobel Văn học được trao cho cá nhân Mạc Ngôn, chứ không phải cho dân tộc Trung Quốc. Theo lập luận của Lê Thiếu Nhơn, khi một công dân Trung Quốc được giải Nobel, ta đã có bằng chứng vững chắc để tin rằng nền văn học Trung Quốc rất phát triển. Áp dụng lối ngụy biện này, ai cũng có thể đi đến kết luận rằng Mỹ và Trung Quốc là hai nước yêu chuộng hòa bình nhất thế giới, chỉ vì giải Nobel Hòa bình được trao cho Lưu Hiểu Ba và Obama.
_ Mạc Ngôn chỉ là một case cá biệt, không thể dùng một case cá biệt để chứng minh “qui luật phổ quát” tồn tại nơi giới nghệ sĩ toàn cầu. Chế độ kiểm duyệt xâm hại các quyền tự do căn bản chưa giết chết tài năng Mạc Ngôn, nhưng không thể lấy đó để chứng mình rằng nó chưa từng, và sẽ không giết chết những tài năng khác. Trừ kẻ dốt nát, hoặc những kẻ giả vờ dốt nát ra, có lẽ không ai không biết hậu quả thảm khốc và đau buồn của những “văn tự ngục” trong lịch sử. Ấy là chưa kể nếu tài năng của Mạc Ngôn không bị “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản” ném khỏi trường tiểu học, rồi tạm chôn vùi trên bãi chăn thả gia súc, thì nó sẽ còn nảy mầm sớm hơn, và đã vươn xa hơn.
Áp đặt nguyên nhân cho kết quả
_ Khi yêu cầu quyền tự do sáng tác, mỗi nghệ sĩ lại có nhiều lý do riêng. Cần lưu ý rằng vì quyền này nằm trong phạm vi của quyền tự do phát biểu, được đề cập đến trong các văn kiện thuộc Bộ luật Nhân quyền Quốc tế của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký thông qua, nên bất kể vì lý do gì, thì yêu cầu nêu trên cũng chính đáng. Tuy vậy, anh Lê Thiếu Nhơn lại vơ đũa cả nắm, khi tuyên bố rằng người ta yêu cầu quyền tự do sáng tác chỉ vì họ bất tài, hèn nhát và có nhu cầu “làm dáng” để trục lợi. Tôi nghĩ anh nên tự hỏi trong hội đồng chấm giải Nobel, những cây bút từng đoạt giải Nobel và lượng công chúng theo dõi giải thưởng ấy, có bao nhiêu người tin rằng quyền tự do phát biểu cần được xem như một quyền con người cơ bản và bất khả xâm phạm, ở mọi thời đại và mọi quốc gia.
Anh Nhơn, anh có nghĩ rằng họ đều bất tài? Anh có coi họ là “tầm thường và hèn nhát”? Anh có cho rằng họ chỉ đang “làm dáng” để trục lợi?
Nếu anh không dám chụp những lời mạt sát ấy lên đầu họ, thì sao lại một mực chụp chúng lên đầu giới nghệ sĩ Việt Nam?
Vì anh, cùng những “kiểm dịch viên” khác như Nguyễn Hòa, Chu Giang,… vẫn coi văn đàn trong nước như cái ao làng mà mình nắm quyền sinh quyền sát, thỏa sức kiêu binh lộng hành?
Vì khác với các cây bút xứ người, giới nghệ sĩ nước mình chưa biết mở mồm bảo vệ nhau, nên các anh mới tha hồ khôn nhà dại chợ như thế?
Hay đơn giản hơn, vì anh thiếu hiểu biết, nên không rành những chuyện nằm ngoài cái đáy giếng của giới văn công?
II- Thiếu hiểu biết
Nét nổi bật thứ hai nơi bài viết này là nó phơi bày sự thiếu hiểu biết của tác giả. Anh Nhơn dành một nửa bài viết để miệt thị những cây bút đòi hỏi “tự do sáng tác kiểu phương Tây”. Không thấy anh định nghĩa “tự do sáng tác kiểu phương Tây” là gì, và có gì khác tự do sáng tác “kiểu Việt Nam”. Trừ phi có những lí do bí ẩn khiến anh phải phát ngôn trái với hiểu biết của mình, tôi đành phải kết luận rằng anh hơi thiếu hiểu biết.
Về cơ bản, quyền tự do sáng tác thuộc phạm vi quyền tự do phát biểu. Đây là một quyền con người phổ cập, được quy định trong Bộ luật Nhân quyền Quốc tế mà Liên Hợp Quốc đã thông qua.
Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:
“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.“
Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị:
“Mọi người đều có quyền giữ vững quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do thể hiện; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng của tất cả các loại, không kể biên giới, bằng miệng, bằng văn bản hoặc ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác của sự lựa chọn của mình.”
Cả hai văn kiện này, Việt Nam đều đã ký. Một khi đã ký, phải có nghĩa vụ tuân theo.
Đã là quyền, thì phải được đảm bảo, bất kể mục đích của người đòi quyền.
Đã là phổ cập, thì phải có hiệu lực ở mọi nơi mọi lúc. “Quyền tự do sáng tác kiểu phương Tây”, suy cho cùng, là cụm từ vô nghĩa trên đầu môi những kẻ thiếu hiểu biết về chính trị và pháp luật.
Khi cho rằng chỉ người phương Tây mới có quyền tự do sáng tác, phải chăng các chiến sĩ “kiểm dịch” tin rằng người Việt không xứng đáng bình đẳng, bình quyền với người phương Tây?
Phải chăng dân tộc ta, nhân dân ta không xứng đáng được hưởng những quyền tự do, độc lập ấy? Và bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, cùng những máu xương mà nhân dân đã đổ để nó được thực thi, chỉ là một nhầm lẫn tai hại?
Nếu bản Tuyên ngôn Độc lập không nhầm lẫn, và nhân dân không nhầm lẫn, thì kẻ nhầm lẫn là nhà “kiểm dịch” Lê Thiếu Nhơn.
Chúng ta chúc anh Nhơn có sự can đảm tối thiểu để thừa nhận cái sai của mình. Và cũng chúc anh dành nhiều thời gian hơn để cải thiện tay bút.
Trong ròng rã nửa cuối bài, anh Nhơn sủi bọt mép ca thán về nền văn thơ nước Việt. Anh nhận định rằng các cây bút Việt đa phần bất tài và hèn nhát, chỉ loanh quanh viết vài thứ vuốt ve, mơn trớn để kiếm tiền và kiếm danh. Sau khi đọc thơ anh Nhơn cùng số bài vở mà anh đăng trên blog, tôi bắt đầu hơi đồng ý về nhận định này. Chẳng biết thơ anh có “giúp ích cho cuộc đời” không, nhưng tôi tin rằng nó tuyệt đối không “nâng cao thẩm mỹ của nhân loại”. Giá anh bớt thì giờ dành để đấu đá đua tranh, thì văn anh có khi đã đàng hoàng hơn một chút. Tôi không hiểu vì sao anh vừa chê cái thối của giới nghệ thuật Việt, vừa bỏ hàng năm ròng để nhai đi nhai lại cái thối này trên đầu môi chóp lưỡi, thay vì nhổ nó ra để tập trung cho việc sáng tác của bản thân.
Nguyễn Vũ Hiệp
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015
Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015
Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015
Đêm nay....
Hỗn loạn bóng
Hỗn loạn dao đâm
Hồn ma thức dậy
Chạm vào đêm, bàn tay của nước…
Vuốt qua
Mơn man
Chờ đợi
Ào ào đổ
Sẽ chẳng còn lại gì giữa cõi miên man
Chỉ còn đêm nay thôi
Chỉ còn đêm nay thôi
Đêm của những cơn điên
Lửa thiêng chỉ còn là ảo giác
Tiếng gầm gừ loài nhân sư đang kêu gọi
Còn có vĩnh viễn nào lâu hơn bánh xe luân hồi
Chỉ có đêm nay thôi
Bánh xe dừng lại
Không còn quá khứ
Chỉ có những bàn tay với lên từ hố đen vũ trụ
Nhưng chỉ nắm được vô hình vô ảnh
Vạn vật đều hư vô
Một cái chạm của anh với em
Lại là điều thật nhất
Hà Thủy Nguyên
Khúc ca quy ẩn
TƯỜNG LINH
Khúc ca quy ẩn
Bạch diện qua rồi, vẫn trắng tay
thư sinh buổi trước, gã cuồng nay
lạc đường, quay ngựa, vương tình bút
xa ruộng, lìa quê, nhớ luống cày
đọc sách nửa đời chưa sáng ý
bão bùng tơi tả cánh mơ bay
nghìn câu nguyện ước tan theo mộng
ráng đỏ mây phai nắng cuối ngày
hiên vắng ta ngồi đêm nguyệt tận
mắt buồn người hiện giữa cơn say
Khúc thu người tiễn ta chiều cũ
dương liễu đầu sông lá rụng đầy
không chén trường đình mà lảo đảo
không màng sự nghiệp cũng ngây ngây
sông Thu nào phải là sông Dịch
hai phía thầm đau nhạn lạc bầy
ta đã hẹn người ngày tái kiến
hội xuân đời ghép hội rồng mây
người không còn nữa, ta phiêu bạt
trở lại, còn ai gặp nữa đây?
quê cũ, cổng làng ai đứng đợi?
chiều xuân lạnh chiếu rượu xuân bày
sông xưa lở cả đôi bờ đẹp
hoang vắng, đò thôi cập bến này
trời mênh mông quá, vô tình quá!
không hận nhưng lòng tiếc lắm thay!
vốn nặng cưu mang tình cố lý
về nhìn hiên cúc gió thu lay
ta ngâm khe khẽ bài tương biệt
người trách thầm qua nét nhíu mày
nhân ảnh mờ chìm trong đáy cốc
rượu chiều sóng sánh bởi heo may
ta chờ nghe tiếng thân thương cũ
người gửi riêng ta thuở đọa đày
chiều bỗng tuôn mưa, trời nổi sấm
chén buồn còn lại chất men cay
bóng người mãi mãi là hư ảnh
mưa suốt đêm trường, gió lạnh vây
rượu rót chờ người không hiện nữa
bài thơ chiêu niệm ý hao gầy
Cố nhân! ta gọi tên bằng hữu
vạn nẻo trầm luân mất dấu giày
ta ngó lên nguồn, trông xuống biển
hỏi cùng nam bắc, hỏi đông tây…
lặng im, xẻ nghé tan đàn hết!
tiếp những mười năm hẹn đã chầy
mồ bạn lạc loài bao cõi lạ
nén hương chưa đốt tỏ lòng này
tri âm tri kỷ như sao sớm
chút nghĩa kim bằng cũng hiếm thay!
Cuối cuộc viễn trình đơn độc quá!
bơ phờ cánh hạc khép đường bay
gẫm bao chí lớn trong thiên hạ
chẳng được còn xanh với cỏ cây
thì ta một chấm nhân sinh nhỏ
mong mỏi gì hơn ở kiếp này?
cũng chẳng tính chi còn với mất
càng không than vãn chuyện riêng tây
đàn xưa trỗi lại bài lưu thủy
lắm nỗi niềm trao với nước mây
khúc ca quy ẩn đưa xa nhịp
khắc nét đời thơ chiếc bóng gầy
vang mãi dư âm triều hệ lụy
thơ chào tuyệt tích gửi ai đây?
Tân Tỵ - 2001
TẦN HOÀI DẠ VŨ
Quy ẩn, về đâu?
Kính tặng anh Tường Linh (nhân đọc “Khúc ca quy ẩn”)
Chiều xuống bên trời, mưa nữa đây
buồn như triều rộng sóng dâng đầy
phương xa đã thấm mùi lưu lạc
đã ngán chuyện mình mãi đổi thay
chẳng tiếc hư danh, đành phận mỏng
xoa tay mộng ngắn chẳng qua ngày
chiều nao soi bóng trong vinh hiển
để tối nay ngồi nhẫm đắng cay
thôi thế màu đời trăm sắc ảo
ngày về mây trắng trói hai tay
Nhớ xưa ta đến đời như mới
nuôi mộng sông hồ mắt đắm say
phơi phới tim vui lòng nhịp bước
buồn đau ngỡ đạp dưới chân giày
ta đi không nhớ người thương nhớ
không tiếc tình vương ở cuối mày
không hẹn đâu màng câu lỗi hẹn
cười khinh danh lợi thế gian này
đâu hay đời cứ cho gian dối
thế sự trêu người mưa bóng mây
lối cũ quay về sương khói lạnh
tuổi xuân che mặt khóc hao gầy
thì ra ảo tưởng là ta đấy
và cũng là ta kẻ trót vay
giấc mộng sông hồ tan bọt nước
cười mình trí cạn, chẳng cơ may
“gẫm bao chí lớn trong thiên hạ
chẳng được còn xanh với cỏ cây
thì ta một chấm nhân sinh nhỏ
mong mỏi gì hơn ở kiếp này?”(1)
biết thế mà không đành dạ thế
bụi đường trăm lớp giũ chưa bay
Tìm em cửa nhỏ mong tương ngộ
duyên muộn còn chăng một chút này
mỏi gối gan hùm thay lốt thỏ
gửi thân yếm thắm, óc chưa lầy
đêm đêm đối bóng thầm tâm sự
chẳng bắt trăng vàng trên gối say
chẳng hẹn người về chung lối mộng
chỉ mong dâu bể lấp mau đầy
nào hay nhân ngãi không đành phận
cuối cuộc tang thương để dấu giày
trong máu pha cung đàn tiễn hận
quạt mồ xanh nắm cỏ trên tay
Ai dẫn chân ta về xóm trúc?
am không xơ xác tấm thân gầy
nghe câu thuyết pháp lòng như đất
chẳng ngộ cho mình được mảy may
quay bước, làng xưa tìm lối cũ
mẹ cha già yếu bỏ bao ngày
về nương bóng hạc quên đời bạc
bất hiếu thôi đành con chắp tay
quê cũ dòng xanh sông chảy lại?
tuổi thơ khói bếp có sum vầy?
ngàn năm mảnh đất đan trong kén
lại hóa thành thơ cho bướm bay
bạn cũ đã xa ngoài vạn lý
tạ lòng ai hát bóng trăng lay?
Ai về cố quận cam quy ẩn
ta xót chi đời những lúc say
manh áo ân tình đành bạc thếch
sầu lòng mấy buổi chẳng ai hay
đời thôi xin cứ bay như khói
chẳng có ai về lau mắt cay
dẫu trốn được ra ngoài hữu hạn
hư vô cũng lạnh cuối chân mày!
2-12-2001
-------------
(1) Thơ Tường Linh - Khúc ca quy ẩn
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Quy khứ - về đây
Kính tặng anh Tường Linh & anh Tần Hoài Dạ Vũ
Thì vẫn muôn trùng vẫn gió lay
Cay chua dâu bể bạc chân mày
U minh chìm nổi triền miên giấc
Trong trận cờ ma loạn dấu giày
Ai hỏi ngàn câu trên biển lớn
Can chi thân gởi chốn lưu đày
Đời soi huyễn mộng gương như chém
Chữ nghĩa tan theo nắng cuối ngày
Trí bạc xem ra đành phận mốc
Mờ mờ qua lối huyệt mù say.
Ra đi. Âm vọng đầu sông sáng
Khóc lịm hài nhi giập sóng lầy
Ta bước lên đường như phải bước
Từ vô lượng kiếp giạt về đây
Nặng cùng chín chữ thầm trong máu
Tát cạn sông đền chửa mảy may
Tóc trắng bên trời cha mẹ yếu
Mà lưu lạc rã cánh bèo mây
Đành cam bất hiếu lòng pha giấm
Hồn gởi điêu linh lệ thấm dày
Ngút ngút quê nhà sương khói nghẹn
Không về, ai đợi mỏn niềm tây
Lửa bom đã lấp biền dâu sém
Vườn cải hoa bầm lạnh dấu tay
Lịch sử cười điên cơn mất trí
Xé đời tươi máu có ai hay?
“Ngàn năm mảnh đất đan trong kén”(1)
Tàn nửa dòng thơ, lạc bướm bay.
Ra đi. Mơ dựng lời vui mới
Cho ngát mùa lên xanh sắc cây
Cho bếp nhân quần reo lửa ấm
Hát cùng giấc mộng khúc ca say
Đâu hay máu chảy ra ngoài máu
Dìm nát tim yêu cuộc thế bày
Ước nguyện phai màu tan ảo ảnh
Trách lòng chưa tỏ cuộc cờ ngây
Nghìn xưa rồi những nghìn sau nữa
Danh lợi cuồng tâm trái đất quay
Gió hú đêm trường trăng lạnh khóc
Ai đem xương trắng dựng lầu mây?
Ai cười xé lụa hờn sông núi?
Ai hỡi? Lầm chôn kiếp đọa đày!
Giận trời, mây cứ điềm nhiên trắng
Tiếng chó tru ma rợn óc lầy
Được mất còn chi ngoài rách nát
Thôi đành che mắt ướt trong tay
Đời ơi? “… một chấm nhân sinh nhỏ
Mong mỏi gì hơn ở kiếp này ”(2)
Biết thế nên vui cùng nước mắt
Ơn người mong trả giữa niềm cay
Thời gian. Xin giữ đền tơ tóc
Vinh - dự - tang - thương một cõi này
Trái đất già nua mà mới mẻ
Âm thầm ngậm đắng vết thương vay
Ra đi, ngày chật vô tình rộng
Lá hát rung đều nhịp nước mây
Ra đi. Thiên địa trầm ngâm thức
Câu hỏi không lời dạt cỏ cây.
----------------
(1) Qui ẩn, về đâu? Thơ Tần Hoài Dạ Vũ.
(2) Khúc ca qui ẩn. Thơ Tường Linh.
Khúc ca quy ẩn
Bạch diện qua rồi, vẫn trắng tay
thư sinh buổi trước, gã cuồng nay
lạc đường, quay ngựa, vương tình bút
xa ruộng, lìa quê, nhớ luống cày
đọc sách nửa đời chưa sáng ý
bão bùng tơi tả cánh mơ bay
nghìn câu nguyện ước tan theo mộng
ráng đỏ mây phai nắng cuối ngày
hiên vắng ta ngồi đêm nguyệt tận
mắt buồn người hiện giữa cơn say
Khúc thu người tiễn ta chiều cũ
dương liễu đầu sông lá rụng đầy
không chén trường đình mà lảo đảo
không màng sự nghiệp cũng ngây ngây
sông Thu nào phải là sông Dịch
hai phía thầm đau nhạn lạc bầy
ta đã hẹn người ngày tái kiến
hội xuân đời ghép hội rồng mây
người không còn nữa, ta phiêu bạt
trở lại, còn ai gặp nữa đây?
quê cũ, cổng làng ai đứng đợi?
chiều xuân lạnh chiếu rượu xuân bày
sông xưa lở cả đôi bờ đẹp
hoang vắng, đò thôi cập bến này
trời mênh mông quá, vô tình quá!
không hận nhưng lòng tiếc lắm thay!
vốn nặng cưu mang tình cố lý
về nhìn hiên cúc gió thu lay
ta ngâm khe khẽ bài tương biệt
người trách thầm qua nét nhíu mày
nhân ảnh mờ chìm trong đáy cốc
rượu chiều sóng sánh bởi heo may
ta chờ nghe tiếng thân thương cũ
người gửi riêng ta thuở đọa đày
chiều bỗng tuôn mưa, trời nổi sấm
chén buồn còn lại chất men cay
bóng người mãi mãi là hư ảnh
mưa suốt đêm trường, gió lạnh vây
rượu rót chờ người không hiện nữa
bài thơ chiêu niệm ý hao gầy
Cố nhân! ta gọi tên bằng hữu
vạn nẻo trầm luân mất dấu giày
ta ngó lên nguồn, trông xuống biển
hỏi cùng nam bắc, hỏi đông tây…
lặng im, xẻ nghé tan đàn hết!
tiếp những mười năm hẹn đã chầy
mồ bạn lạc loài bao cõi lạ
nén hương chưa đốt tỏ lòng này
tri âm tri kỷ như sao sớm
chút nghĩa kim bằng cũng hiếm thay!
Cuối cuộc viễn trình đơn độc quá!
bơ phờ cánh hạc khép đường bay
gẫm bao chí lớn trong thiên hạ
chẳng được còn xanh với cỏ cây
thì ta một chấm nhân sinh nhỏ
mong mỏi gì hơn ở kiếp này?
cũng chẳng tính chi còn với mất
càng không than vãn chuyện riêng tây
đàn xưa trỗi lại bài lưu thủy
lắm nỗi niềm trao với nước mây
khúc ca quy ẩn đưa xa nhịp
khắc nét đời thơ chiếc bóng gầy
vang mãi dư âm triều hệ lụy
thơ chào tuyệt tích gửi ai đây?
Tân Tỵ - 2001
TẦN HOÀI DẠ VŨ
Quy ẩn, về đâu?
Kính tặng anh Tường Linh (nhân đọc “Khúc ca quy ẩn”)
Chiều xuống bên trời, mưa nữa đây
buồn như triều rộng sóng dâng đầy
phương xa đã thấm mùi lưu lạc
đã ngán chuyện mình mãi đổi thay
chẳng tiếc hư danh, đành phận mỏng
xoa tay mộng ngắn chẳng qua ngày
chiều nao soi bóng trong vinh hiển
để tối nay ngồi nhẫm đắng cay
thôi thế màu đời trăm sắc ảo
ngày về mây trắng trói hai tay
Nhớ xưa ta đến đời như mới
nuôi mộng sông hồ mắt đắm say
phơi phới tim vui lòng nhịp bước
buồn đau ngỡ đạp dưới chân giày
ta đi không nhớ người thương nhớ
không tiếc tình vương ở cuối mày
không hẹn đâu màng câu lỗi hẹn
cười khinh danh lợi thế gian này
đâu hay đời cứ cho gian dối
thế sự trêu người mưa bóng mây
lối cũ quay về sương khói lạnh
tuổi xuân che mặt khóc hao gầy
thì ra ảo tưởng là ta đấy
và cũng là ta kẻ trót vay
giấc mộng sông hồ tan bọt nước
cười mình trí cạn, chẳng cơ may
“gẫm bao chí lớn trong thiên hạ
chẳng được còn xanh với cỏ cây
thì ta một chấm nhân sinh nhỏ
mong mỏi gì hơn ở kiếp này?”(1)
biết thế mà không đành dạ thế
bụi đường trăm lớp giũ chưa bay
Tìm em cửa nhỏ mong tương ngộ
duyên muộn còn chăng một chút này
mỏi gối gan hùm thay lốt thỏ
gửi thân yếm thắm, óc chưa lầy
đêm đêm đối bóng thầm tâm sự
chẳng bắt trăng vàng trên gối say
chẳng hẹn người về chung lối mộng
chỉ mong dâu bể lấp mau đầy
nào hay nhân ngãi không đành phận
cuối cuộc tang thương để dấu giày
trong máu pha cung đàn tiễn hận
quạt mồ xanh nắm cỏ trên tay
Ai dẫn chân ta về xóm trúc?
am không xơ xác tấm thân gầy
nghe câu thuyết pháp lòng như đất
chẳng ngộ cho mình được mảy may
quay bước, làng xưa tìm lối cũ
mẹ cha già yếu bỏ bao ngày
về nương bóng hạc quên đời bạc
bất hiếu thôi đành con chắp tay
quê cũ dòng xanh sông chảy lại?
tuổi thơ khói bếp có sum vầy?
ngàn năm mảnh đất đan trong kén
lại hóa thành thơ cho bướm bay
bạn cũ đã xa ngoài vạn lý
tạ lòng ai hát bóng trăng lay?
Ai về cố quận cam quy ẩn
ta xót chi đời những lúc say
manh áo ân tình đành bạc thếch
sầu lòng mấy buổi chẳng ai hay
đời thôi xin cứ bay như khói
chẳng có ai về lau mắt cay
dẫu trốn được ra ngoài hữu hạn
hư vô cũng lạnh cuối chân mày!
2-12-2001
-------------
(1) Thơ Tường Linh - Khúc ca quy ẩn
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Quy khứ - về đây
Kính tặng anh Tường Linh & anh Tần Hoài Dạ Vũ
Thì vẫn muôn trùng vẫn gió lay
Cay chua dâu bể bạc chân mày
U minh chìm nổi triền miên giấc
Trong trận cờ ma loạn dấu giày
Ai hỏi ngàn câu trên biển lớn
Can chi thân gởi chốn lưu đày
Đời soi huyễn mộng gương như chém
Chữ nghĩa tan theo nắng cuối ngày
Trí bạc xem ra đành phận mốc
Mờ mờ qua lối huyệt mù say.
Ra đi. Âm vọng đầu sông sáng
Khóc lịm hài nhi giập sóng lầy
Ta bước lên đường như phải bước
Từ vô lượng kiếp giạt về đây
Nặng cùng chín chữ thầm trong máu
Tát cạn sông đền chửa mảy may
Tóc trắng bên trời cha mẹ yếu
Mà lưu lạc rã cánh bèo mây
Đành cam bất hiếu lòng pha giấm
Hồn gởi điêu linh lệ thấm dày
Ngút ngút quê nhà sương khói nghẹn
Không về, ai đợi mỏn niềm tây
Lửa bom đã lấp biền dâu sém
Vườn cải hoa bầm lạnh dấu tay
Lịch sử cười điên cơn mất trí
Xé đời tươi máu có ai hay?
“Ngàn năm mảnh đất đan trong kén”(1)
Tàn nửa dòng thơ, lạc bướm bay.
Ra đi. Mơ dựng lời vui mới
Cho ngát mùa lên xanh sắc cây
Cho bếp nhân quần reo lửa ấm
Hát cùng giấc mộng khúc ca say
Đâu hay máu chảy ra ngoài máu
Dìm nát tim yêu cuộc thế bày
Ước nguyện phai màu tan ảo ảnh
Trách lòng chưa tỏ cuộc cờ ngây
Nghìn xưa rồi những nghìn sau nữa
Danh lợi cuồng tâm trái đất quay
Gió hú đêm trường trăng lạnh khóc
Ai đem xương trắng dựng lầu mây?
Ai cười xé lụa hờn sông núi?
Ai hỡi? Lầm chôn kiếp đọa đày!
Giận trời, mây cứ điềm nhiên trắng
Tiếng chó tru ma rợn óc lầy
Được mất còn chi ngoài rách nát
Thôi đành che mắt ướt trong tay
Đời ơi? “… một chấm nhân sinh nhỏ
Mong mỏi gì hơn ở kiếp này ”(2)
Biết thế nên vui cùng nước mắt
Ơn người mong trả giữa niềm cay
Thời gian. Xin giữ đền tơ tóc
Vinh - dự - tang - thương một cõi này
Trái đất già nua mà mới mẻ
Âm thầm ngậm đắng vết thương vay
Ra đi, ngày chật vô tình rộng
Lá hát rung đều nhịp nước mây
Ra đi. Thiên địa trầm ngâm thức
Câu hỏi không lời dạt cỏ cây.
----------------
(1) Qui ẩn, về đâu? Thơ Tần Hoài Dạ Vũ.
(2) Khúc ca qui ẩn. Thơ Tường Linh.
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)