" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015
Một bức thư ngỏ làm rung động mọi người: sự thật về vụ thảm sát Thiên An Môn
Tác giả: Gina Sturdza - ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân
Ngày 7/6/1989, một nhóm người dân Bắc Kinh nhìn về phía quảng trường Thiên An Môn nơi những chiếc xe tăng đang chiếm giữ (Ảnh: Internet)
Thứ năm, ngày 4 tháng 6, hàng triệu người Trung Quốc trên thế giới đã tổ chức kỷ niệm 26 năm vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn – Bắc Kinh, khi chế độ cộng sản đã điều xe tăng đến đối phó với những sinh viên không có vũ khí và ôn hòa.
Một bức thư ngày 20 tháng 5 có chữ ký của một số những người tham gia tổ chức kỷ niệm đang lưu truyền trên internet và trên những trang báo, đã gây sốc cho mọi người.
Trong một thế giới thiếu lý tưởng, thiếu mất giá trị, một thế giới đánh mất lý trí, kể cả lý trí để tồn tại như một con người bình thường, có lẽ bức thư này sẽ gây ấn tượng với bạn cũng như nó đã gây ấn tượng với rất nhiều người.
Bức thư viết bằng tiếng Trung, đã lưu truyền thông qua các hòm thư điện tử và trên phương tiện truyền thông xã hội. Gần đây, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, đã quảng cáo miễn phí cho bức thư này (hãy click vào đây và vào đây để xem thư)
***
Chúng tôi là một nhóm sinh viên Trung Quốc sinh ra trong những năm 1980 và 1990, hiện đang học ở nước ngoài. Cách đây 26 năm, vào ngày 4 tháng 6, những sinh viên trẻ, đang trong mùa xuân của cuộc đời, với một tình yêu vô hạn đối với đất nước mình, giống như chúng tôi ngày hôm nay, họ đã bị giết chết bởi những viên đạn của Quân giải phóng nhân dân (PLA) trên đường phố Bắc Kinh. Kể từ đó, sự kiện lịch sử này đã được che giấu một cách cẩn thận, khiến cho nhiều người trong chúng ta ngày hôm nay biết rất ít về nó. Hiện nay ở bên ngoài Trung Quốc, chúng ta có thể truy cập ảnh, video clip và tin tức những người sống sót. Chúng tôi cảm thấy các cơn dư chấn của thảm kịch này trong suốt một phần tư thế kỷ. Càng hiểu biết nhiều, chúng tôi càng cảm thấy một trách nhiệm trọng đại trên hai vai. Chúng tôi viết bức thư ngỏ này cho các bạn sinh viên bên trong Trung Quốc, để chia sẻ về sự thật với các bạn và để vạch trần những tội ác đã phạm phải trong vụ thảm sát ở Thiên An Môn năm 1989.
Chúng tôi không có quyền áp đặt suy nghĩ của các bạn, cũng không yêu cầu các bạn phải làm một cái gì đó, nhưng chúng tôi có một ước mơ: rằng trong một tương lai không quá xa, mỗi người trong chúng ta có thể sống trong một đất nước không có sự sợ hãi, nơi sự thật lịch sử được phục hồi và công lý phải được thực hiện
Khoảng 21:30 đêm 3 tháng 6 năm 1989, tiếng súng đã vang lên trên những đường phố đang rất căng thẳng ở Bắc Kinh. Trong ngày hôm đó, quân đội áp đặt thiết quân luật đã nổ súng vào sinh viên và những người dân đã phản đối một cách ôn hòa qua gần hai tháng. Các cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng đã được mọi tầng lớp xã hội tham gia – với hơn 300.000 người trong giai đoạn cao điểm. Khu vực trung tâm của cuộc biểu tình ôn hòa là Quảng trường Thiên An Môn. Đã có thời điểm khi đất nước được khuyến khích bởi bầu không khí chính trị tương đối tự do và cởi mở trong suốt thập niên 80, khi người dân đã có sự tin tưởng nhất định đối với Đảng Cộng sản và họ đã đặt hy vọng vào một chính phủ tự nhận là “của nhân dân”. Vào thời điểm khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang đe dọa và tham nhũng đang trở nên trầm trọng, giới sinh viên và người dân cảm thấy cần bắt đầu một cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo của đất nước để làm cho đất nước này thành một nơi tốt hơn. Nhưng những người biểu tình ôn hòa lại không thể ngờ rằng đang đợi họ là một cuộc tàn sát đã được lên kế hoạch.
Hành động theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đã phong tỏa các con đường dẫn tới Quảng trường Thiên An Môn để dọn sạch những sinh viên đang chiếm giữ địa điểm này. Họ đưa xe tăng với súng máy gắn trên tháp xe tăng và binh lính thì hét lên: “Tôi sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công”, trong khi nổ súng vào sinh viên và dân thường. Trên tuyến đường dẫn đến Mộc Tê Địa, vài trăm người không vũ trang đã ngã xuống, tạo nên một dòng sông máu trong khi hét lên “đồ phát xít!”, “quân giết người!” Trong số đó có Yến Văn, một sinh viên 23 tuổi khoa toán ở Đại học Bắc Kinh, bị chết bởi đạn bắn vào đùi. Cậu ta đang ở đó với một máy ảnh để ghi lại những hình ảnh lịch sử. Một học sinh trung học khác, Tưởng Thiệp Liên, 17 tuổi, quyết định đi vào quảng trường để sát cánh cùng các anh các chị của mình. Vương Nam, 19 tuổi, đã trở thành một liệt sĩ khác. Chiếc mũ anh đội, với một lỗ thủng, đang được trưng bày tại Hong Kong. Ngô Hướng Đông, 21 tuổi, mang trong mình một bức thư, được viết: “Vì dân chủ và tự do, vì số phận của dân tộc, mỗi người đều có trách nhiệm”.
Một nhóm sinh viên, trong đó có 1 cô gái cầm máy ảnh, đang giằng co với quân đội PLA tại Thiên An Môn, 1989 (Ảnh: Internet)
Theo lời kể của các nhân chứng, quân đội tiến vào Quảng trường đã đánh sinh viên bằng dùi cui, ngay cả khi sinh viên đã đồng ý rút lui; những chiếc xe tăng đã đuổi theo và cán lên những sinh viên đang rời quảng trường và đang đi bộ trở về khuôn viên của trường. Phương Chính, một sinh viên của Đại học Thể thao Bắc Kinh, đã bị cụt hai chân dưới xích sắt của xe tăng.
Có những báo cáo chưa được kiểm chứng cho biết những nhóm người biểu tình đã bị bao vây và bị hành quyết tập thể. Trong ngày 4 tháng 6, thảm sát đã diễn ra ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, và các nơi khác.
Vào giữa và cuối tháng 6 năm đó, chính phủ đã ban hành ba phiên bản của một “báo cáo về cuộc đàn áp bạo loạn”. Trong đó, những người dân thường được mô tả như mafia đang tiến hành bạo loạn. Báo cáo này đưa ra chính xác số người chết và bị thương trong quân đội, về số xe quân sự bị hỏng, nhưng rất mơ hồ và mâu thuẫn về số thường dân thiệt mạng.
Nhiều câu hỏi tới nay vẫn chưa được trả lời: vì sao các lực lượng vũ trang không thể kiểm soát được tình hình [nếu thực sự có một cuộc bạo loạn]? Nếu họ không thể tự bảo vệ mình, thì làm cách nào họ vượt qua được sự phong tỏa của hàng trăm ngàn người dân? Vì lý do gì mà các đám đông tụ tập trên đường phố thủ đô ngăn chặn quân đội tiến vào quảng trường?
Bản báo cáo cho rằng chỉ có vài người dân thường bị chết. Nếu vậy, tại sao báo cáo lại nhiều lần thay đổi con số người chết và không công bố một con số chính xác? Nếu báo cáo là đáng tin cậy, thì dân thường phải là lực lượng đã tấn công quân đội trước. Nếu vậy, tại sao mãi đến ba giờ sau khi quân đội nổ súng thì cái chết của người lính đầu tiên mới được báo cáo và lúc đó máu đã chảy ở Mộc Tê Địa? Trong thời gian biểu tình, cảnh sát đã thông báo cho Chu Phong Tỏa, một trong những lãnh đạo sinh viên tại Quảng trường, rằng “trật tự công cộng ở Bắc Kinh chưa bao giờ tốt” như trong hai tháng cuối cùng của “rối loạn” và “bạo loạn”. Theo hồi ký của Hầu Đức Kiện [ca sĩ Đài Loan], người đã ở quảng trường đến giây phút cuối cùng, các sinh viên đã trung thành với nguyên tắc bất bạo động, thậm chí cho đến phút cuối cùng buộc phải rút đi, họ đã ném bỏ lại bất kỳ đồ vật nào có thể dùng để tấn công.
Trong khi đó, sự tàn bạo của quân đội đã được ghi lại trong các bức ảnh với những người bị thương chảy máu, những thân người xếp chồng lên nhau, video clip quay cảnh bắn vào dân thường, nhận dạng các xác chết trong bệnh viện và số xác chết, phóng sự gây sốc của Vũ Tiểu Dũng từ Đài phát thanh nhân dân Trung ương, đó là chưa nói đến những câu hỏi dai dẳng của các bà mẹ có con chết ở Thiên An Môn trong hai mươi sáu năm qua. Nếu tất cả những điều này đều là dối trá, như tuyên bố của chính phủ, thì họ sẽ trả lời như thế nào với các bậc cha mẹ này, những người cho đến tận bây giờ vẫn đang đi tìm công lý sau nhiều năm như vậy?
Năm ngoái ở Capitol Hill, Washington DC, tác giả của bức thư đã gặp gỡ một số những người còn sống sót sau vụ thảm sát. Người điều hành lễ kỷ niệm đã đọc to một phần danh sách của những người chết, và mọi người tham dự đã xếp thành một hàng dài, trên tay là những bông hoa để tưởng niệm. Từ hàng trăm và lên đến hàng ngàn, đã có các con số khác nhau, và bạn có thể không bao giờ biết chính xác có bao nhiêu người bị giết chết năm đó tại Bắc Kinh.
Sinh viên biểu tình trên Thiên An Môn (Ảnh: Internet)
Nhưng người Trung Quốc đã chứng kiến nhiều tội ác gây sốc, và có lẽ nhiều tội ác đã xảy ra tại những nơi xa lạ mà không có nhân chứng. Một số nhân chứng đã già đi, số khác đã chết, một số khác nữa thì không dám nói, mặc dù bây giờ họ đang sống ở nước ngoài một cách an toàn. Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ dám công bố con số chính xác về số người chết, và trước một sự kiện lịch sử lớn như vậy, họ đã chủ trương đóng khung sự kiện này, coi đó như một “cuộc bạo loạn phản cách mạng”, và sau đó, suốt những năm qua đã giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nó, coi như một “làn sóng chính trị”, nhằm xóa bỏ sự kiện này một cách có hệ thống trong trí nhớ của các thế hệ.
Hàng năm, ngày 4 tháng 6 đã trở thành một ngày “nhạy cảm”, một ngày không thể gọi tên. Một điều cấm kỵ như vậy là một bằng chứng cho thấy sự tàn bạo chống lại dân thường vào năm 1989 là một cái gì đó mà Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục giữ im lặng, vì đây là một đảng có một lịch sử tội ác với cuộc nội chiến, với các phong trào chính trị chống lại hữu khuynh và với cuộc cách mạng văn hóa.
Một người bạn của tác giả bức thư này cho rằng các sự kiện cách đây 26 năm là quá xa, Trung Quốc ngày nay đã ngày càng tốt hơn, và anh ta có một cuộc sống rất hạnh phúc. Hai năm trước, tôi đã đi trên Đại lộ Hòa bình Vĩnh cửu. Tôi không thấy bất cứ dấu vết nào của máu hay đạn, chỉ thấy những tòa nhà chọc trời và một đường phố nhộn nhịp với người và xe. Chúng ta sống trong thịnh vượng, nhưng đó là loại thịnh vượng gì, là sự thịnh vượng mà chúng tôi không thể tưởng tượng được bởi sự phất lên đáng ngờ của các quan chức cả cấp cao và cấp thấp, bởi sự câu kết giữa quyền lực và tiền bạc. Vì những biểu hiện này mà sinh viên đã tiến hành phản đối cách đây 26 năm, thế mà ngày nay nó đã trở thành phổ biến.
Chế độ của Tập Cận Bình giương cờ chống tham nhũng, nhưng những người dân thường đang bị ném vào tù vì mang biểu ngữ đòi các quan chức phải kê khai tài sản. Phe cánh của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng, với bàn tay đã nhuốm máu của sinh viên, đã trở nên giàu có một cách bẩn thỉu. Chúng tôi bị sốc khi phát hiện ra rằng chúng ta đang bị dẫn dắt bởi các quan chức có người thân sống ở nước ngoài. Nói cách khác, chúng ta bị chi phối bởi một nhóm người nước ngoài, còn Trung Quốc chỉ là con ngỗng đẻ ra những quả trứng vàng cho họ.
Cách đây 26 năm, những sinh viên đã muốn tự do báo chí; và 26 năm sau, tất cả các phương tiện truyền thông vẫn đang bị cơ quan tuyên truyền của đảng kiểm soát, còn các luật sư và nhà báo bị ném vào tù vì những tội do chính quyền tưởng tượng ra và gán cho họ. Tội của Cao Du là làm rò rỉ bí mật quốc gia. Một số bạn bè của tôi nghĩ rằng những người bị bắt vào tù bởi vì họ đã lên án những sai trái của đảng cầm quyền. Chúng tôi chỉ là những người bình thường không quan tâm đến chính trị. Nhưng những người bình thường liệu có được an toàn trước cái xấu? Hãy nghĩ tới Hạ Tuấn Phong, Từ Thuần Hợp, và con gái của Đường Huệ. Không ai được an toàn trong một chế độ độc tài.
Khi những người lính Bắc Triều Tiên đã vượt qua biên giới và giết những người Trung Quốc, người Miến Điện vô tội, hoặc khi máy bay đã ném bom lãnh thổ Trung Quốc, thì lúc đó chính phủ chỉ lên tiếng “phản đối”. Vì thế, có thể khẳng định rằng chiến thắng quân sự duy nhất của PLA trong ba mươi năm qua chính là đã đàn áp và gây nên dòng sông máu trên đường phố Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 6 năm 1989!
Đây là một sự thịnh vượng mong manh và méo mó. Chi phí để duy trì sự ổn định và an ninh trong nước cũng cao như ngân sách quân sự; sự kiểm duyệt và ngăn chặn trực tuyến, do đảng dựng lên với sự giúp đỡ của hãng Cisco đang gia tăng. Tất cả điều này chỉ ra rằng, bất cứ lúc nào, sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng, và sự thịnh vượng có thể sụp đổ.
Một tiếng nói từ bên trong Trung Quốc cho rằng vụ thảm sát Thiên An Môn là rất đáng tiếc và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã học được một bài học, và Đảng không muốn bị ám ảnh vì điều đó nữa. Nhưng sự thật về ngày 4 tháng 6 vẫn còn bị ém nhẹm, người chết vẫn không được minh oan, một số người sống sót đã trải qua những năm dài tù đầy, còn những bà mẹ có con chết ở Thiên An Môn vẫn bị lực lượng an ninh ngăn cản tới thăm nơi chôn cất con cái họ.
Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu bị bắt vì đã tổ chức một cuộc hội thảo trong một căn hộ để kỷ niệm ngày này; một sinh viên đến từ Đại học nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh đã biến mất sau khi đề xuất việc phát triển phần mềm để lưu truyền sự thật về sự kiện Thiên An Môn.
Trong khi đó, kẻ đã ra quyết định nổ súng vào sinh viên và dân thường lại được ngưỡng mộ và tôn vinh là kiến trúc sư trưởng [của tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc], và không có sĩ quan, không có binh lính nào gây ra các tội ác trên bị đưa ra tòa án. Các bạn đừng hy vọng chế độ này nhận tội. Họ đã không thú nhận bất kỳ lỗi lầm nào họ đã làm sau khi kết thúc cuộc Cách mạng Văn hóa, bởi vì họ biết rất rõ rằng một khi thừa nhận tội ác, họ có thể bị đánh đổ bởi cơn thịnh nộ của người dân. Họ nghĩ rằng họ có quyền làm như vậy và họ đã dựng những bức tường lửa trên Internet, và ngồi ẩn trong phòng tối để xóa đi tin tức và ý kiến bình luận không có lợi cho họ.
Đây là một chế độ đầy tội lỗi. Súng đã nổ trong ngày 4 tháng 6, và những gì chính quyền này đã thực hiện từ sau ngày 4 tháng 6 đến nay không quan trọng. Chúng tôi không yêu cầu Đảng khắc phục những hậu quả của các sự kiện trong mùa xuân năm đó, cũng không đòi hỏi bọn tội phạm phục hồi lại tên các nạn nhân của chúng. Nhưng chúng tôi không quên, không tha thứ, cho đến khi công lý được thực hiện và chính sách khủng bố hiện nay ngừng lại.
Tác giả của bức thư và những người cùng ký tên trong thư biết rất rõ có thể có những hậu quả cho việc viết và ký bức thư này. Nhưng đó là trách nhiệm của chúng tôi và chúng tôi hy vọng rằng những người hiện đang sống ở Trung Quốc biết được sự kiện này, và xem xét lại bạo lực và tội ác từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921. Từ Tỉnh Cương Sơn [một trong những cơ sở đầu tiên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở tỉnh Giang Tây] tới Quảng trường Thiên An Môn, hàng triệu người dân vô tội đã chết và họ cần được mọi người ghi nhớ.
Sinh viên dựng lều tạm trước quảng trưởng Thiên An Môn. Một tấm biển với dòng chữ: “Chiến thắng mãi thuộc về chúng ta”. (Ảnh: Internet)
Chúng ta cũng nên suy nghĩ về những khổ đau vô tận. Chúng tôi không có quyền áp đặt suy nghĩ cho các bạn, không yêu cầu các bạn phải làm một cái gì đó, nhưng chúng tôi có một ước mơ: rằng trong một tương lai không xa, mỗi người chúng ta có thể sống mà không có sự sợ hãi trong một đất nước mà sự thật lịch sử được khôi phục và công lý phải được thực hiện. Đây là ước mơ Trung Quốc của chúng tôi – chúng tôi, một nhóm sinh viên Trung Quốc đang học tập ở nước ngoài.
Được viết bởi:
Yi Gu (古 懿, Đại học Georgia, slmngy@uga.edu)
Đồng ký tên bởi:
Feng Yun (封 云, University of Central Lancashire)
Chuangchuang Chen (陈 闯 创, Đại học Columbia)
Dan Zheng (郑 丹, Adelphi University)
Chen Bingxu (陈炳旭, Đại học bang Missouri)
Meng Jin (金 萌 State University ở tây bắc Missouri)
Lu Yan (卢 炎, Đại học Albania, SUNY)
Xiaoyue Wang (王 宵 悦, Đại học Albania, SUNY)
Wang Jianying (王剑 鹰, Đại học Missouri)
Meng Li (Đại học St. John)
Lebao Wu (吴 乐 宝, Melbourne, Australia).
Hận thù có thể giết chết bạn, khoa học nói gì về sự tha thứ?
Tác giả: Conan Milner, Epoch Times | Dịch giả: Ngọc Yến
(a-wrangler/iStocK)
Các tôn giáo đều dạy chúng ta nhẫn nhịn không trả đũa khi bị tấn công hoặc bị làm nhục, nhưng có lẽ trong thực tế, sự tha thứ dường như là không thể. Có thể chúng ta cảm thấy có lý do chính đáng về sự oán giận của mình, hoặc tin rằng trả đũa sẽ bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn thương một lần nữa, nhưng các chuyên gia nói rằng chúng ta phải trả một giá đắt nếu cứ ôm giữ những mối hận thù lâu dài.
“Sau này bạn sẽ gánh chịu lấy hậu quả về việc này”, tiến sĩ Everett Worthington, tác giả, nhà tâm lý học lâm sàng, và là giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia Commonwealth cho biết. “Chúng ta lúc nào cũng thấy tức giận và bị căng thẳng, và chúng ta không nhận thấy ảnh hưởng gì ngay lập tức. Nhưng cuối cùng chúng sẽ xuất hiện nếu chúng ta tạo nên thói quen đó trong một thời gian dài “.
Sự tha thứ là một quan niệm mà chủ yếu vẫn còn trong lãnh vực tôn giáo. Mặc dù các tác phẩm đồ sộ của Sigmund Freud nói về từng chủ đề tâm lý một, nhưng ông không bao giờ đề cập đến sự tha thứ. Những bậc tiền bối của Freud cũng ít chú ý đến sự tha thứ, nhưng có một sự việc đã xảy ra trong những năm 1980 làm cho các nhà tâm lý học phải thay đổi cách nhìn nhận.
Khoa học đã chỉ ra rằng sự bất bình mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao hơn, căng thẳng và viêm nhiễm gia tăng và các mức hoóc môn nội tiết tố tăng cao.
Kể từ đó, khoa học đã chỉ ra rằng sự bất mãn mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng căng thẳng và viêm nhiễm, các mức hoóc môn nội tiết tố (cortisol) tăng cao, vốn là những yếu tố phá vỡ gần như mọi quá trình của cơ thể.
Worthington là một trong những nhà khoa học đầu tiên có sự nghiên cứu chuyên sâu về đề tài sự tha thứ, và chủ đề này vẫn là trọng tâm trong công tác nghiên cứu của ông. Ông bắt đầu quan tâm đến sự tha thứ khi làm tư vấn hôn nhân vào những năm đầu thập niên 1980. Một vài năm sau đó, ông đã có những bài viết đầu tiên được đăng trên tạp chí khoa học với chủ đề về sự tha thứ, trong đó xem xét vai trò của sự tha thứ trong liệu pháp hàn gắn các cặp vợ chồng.
“Một trong những nghiên cứu sinh của tôi tại thời điểm đó đã quan tâm đến chủ đề này, và chúng tôi bắt đầu nhìn nhận nó như là một đề tài khoa học, và việc nghiên cứu đã khởi sự”, ông nói. “Năm 1996, mẹ tôi đã bị sát hại, điều đó phần nào trở thành một phép thử và và sau đó thực sự đã làm tôi phải chú ý nhiều hơn đối với sự tha thứ”.
Phải tha thứ như thế nào
Theo tiến sĩ Worthington, một trong những trở ngại lớn nhất để đạt được sự tha thứ là thiếu một phương pháp thực hành.
“Tôi nghĩ mọi người thường không biết làm thế nào để tha thứ được”, ông nói. “Họ nhận được rất nhiều sự khích lệ hãy tha thứ. Nhiều người nghĩ rằng tha thứ là một điều tốt. Và bạn nghe những bài giảng giáo huấn, rồi bạn đọc các bài viết trên tạp chí rằng tha thứ là điều tốt cho sức khỏe của bạn”.
“Nhưng cũng có người nói, ‘Vâng, nếu tôi cũng có thể nhảy cao 6m trong không khí thì tốt biết mấy, chỉ là tôi lại không thể làm nổi điều đó”.
Mặc dù Worthington là một tín đồ Cơ đốc giáo, nhưng ông nói rằng không cần phải có một niềm tin vào Chúa mới có thể nhận thấy giá trị của sự tha thứ. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một mình tôn giáo thường là không đủ để đạt được một chỗ đứng cho sự tha thứ.
Theo tác giả Tiến sĩ Everett Worthington, chìa khóa đối với việc tha thứ thành công là trau dồi ý thức về sự đồng cảm, khiêm tốn, và tình thương. (camaralenta / iStock)
“Nếu bạn nghĩ rằng ‘tôi có bổn phận phải tha thứ bởi vì tôi tuân theo tôn chỉ của tôn giáo này’, vậy thì kết quả là bạn có thể tha thứ được một chút theo cách đó, chứ không nhiều. Động cơ từ bổn phận tôn giáo có vẻ không hiệu quả lắm trong việc thúc đẩy được nhiều sự tha thứ”, ông nói.
Chìa khóa cho sự tha thứ thành công là trau dồi ý thức về sự đồng cảm, khiêm tốn, và tình thương.
Theo Worthington, chìa khóa cho việc tha thứ thành công là trau dồi ý thức về sự thấu cảm, khiêm tốn, và tình thương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tha thứ dễ đến hơn với những người quan tâm đến sự tiến bộ của người khác, hơn là chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân.
Thông qua nghiên cứu và kinh nghiệm điều trị, Worthington đã phát triển một phương pháp để mọi người học cách tha thứ. Nó được gọi là REACH:
R (recall) là đại diện cho sự hồi tưởng – nhớ khi người khác đã làm bạn tổn thương, theo một cách khách quan nhất có thể.
E (empathize) là về sự thông cảm, đồng cảm – cố gắng hiểu được quan điểm của người đã đổ tiếng xấu cho bạn.
A (altruism) là về lòng vị tha – suy nghĩ về một lúc nào đó bạn làm tổn thương một ai đó và đã được tha thứ, sau đó hãy ban tặng món quà tha thứ ấy tới người đã làm tổn thương bạn.
C (commit) là phạm lỗi – công khai tha thứ cho người làm điều sai trái với bạn.
H (hold on) là kiên nhẫn – dù bạn không quên được nỗi đau, nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng chính mình đã lựa chọn sẽ tha thứ.
Mục tiêu của REACH là cân nhắc những cảm giác tổn thương mà không đổ lỗi cho người khác hoặc nhắc đi nhắc lại khi bị đối xử bất công. Thông tin chi tiết có sẵn trong tài liệu Word miễn phí trên trang web của Worthington.
Cuốn sách mới nhất của Worthington, “Tiến lên phía trước: 6 bước để Tha thứ cho bản thân và Thoát khỏi quá khứ”, cung cấp cái nhìn sâu sắc và nhiều cách ứng phó hơn nữa.
Tha thứ và quên đi
Một trong những khó khăn đối với nghiên cứu về sự tha thứ là việc xác lập một định nghĩa chính xác. Có nhiều điều mọi người coi là sự tha thứ nhưng thực sự lại là một cái gì đó rất khác.
“Tha thứ không phải là cách duy nhất để đối phó với những bất công mà ta trải qua. Có rất nhiều cách”, Worthington nói. “Một là sẽ chỉ chấp nhận: “Ồ, cuộc đời mà. Mình vẫn đang tiến bước”. Cách nữa là sẽ bào chữa cho những gì đã thực hiện hoặc biện minh cho những gì đã làm hoặc đổ tại ý trời – “Tôi sẽ chỉ để Chúa hạ gục chúng”. Hoặc, “tôi sẽ chuyển nó qua cho Chúa trời bởi vì nó không phải là vấn đề của tôi”.
Sự tha thứ đích thực cần có nỗ lực phi thường. “Tha thứ không phải chỉ là thôi không giữ những cảm xúc tiêu cực đối với ai đó, mà trên thực tế là bắt đầu trở lại nhìn nhận [người ấy] là một người có giá trị – là một người mà có thể cải biến được” Worthington nói.
Ý niệm muốn tìm ra giá trị ở người khác thường chẳng ăn nhập gì với văn hóa hiện đại, trong một xã hội có tính cạnh tranh cao và phân cực về quan điểm chính trị như hiện nay. Nhưng Worthington tin rằng những thay đổi lớn có thể thành hiện thực nếu tích cực khuyến khích nhận thức về sự tha thứ. Nghiên cứu gần đây của ông còn coi sự tha thứ là một sáng kiến cho sức khỏe cộng đồng.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào một cộng đồng, giả dụ như ở thành phố New York, và bạn chỉ cần có một chiến dịch nâng cao nhận thức chung thế là bạn đã khiến cho cả thành phố này đổ dồn sự chú ý vào việc tha thứ?”, ông nói. “Nếu có một mối quan hệ chặt chẽ giữa liều lượng (tha thứ) và phản ứng, thì những người được tiếp xúc rất nhiều với sự tha thứ và nghiêm túc muốn tha thứ, sẽ có thể đạt được sự tha thứ”.
Khi các trường học thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức về sự tha thứ, thì hầu hết mọi người trong trường nhìn thấy những lợi ích tích cực về sức khỏe tinh thần và thể chất.
Những thí nghiệm như vậy đã xảy ra trong các trường đại học. Đối với các trường đã chấp thuận các chiến dịch nâng cao nhận thức về sự tha thứ thì hầu hết mọi người trong trường đều nhìn thấy những lợi ích tích cực về sức khỏe tâm thần và thể chất.
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Khoa học cho thấy rằng nếu ôm giữ một mối ác cảm thì có thể gây ra bệnh tật. Nhưng đối với một người nào đó đã được chẩn đoán là đang ở một tình trạng nghiêm trọng, thì việc nhận ra khả năng để tha thứ và buông bỏ càng trở nên quan trọng hơn.
Theo Katherine Puckett, nhân viên bệnh lý xã hội và giám đốc quốc gia về Y học Tâm hồn–Thể xác tại các Trung tâm Điều trị Ung thư của Mỹ (CTCA), bệnh nhân được hưởng lợi khi hiểu biết về những gì họ bị mất nếu cứ ôm giữ nỗi tức giận trong lòng.
Phát triển các mối quan hệ hỗ trợ là một trong những bước đầu tiên để đạt được sự tha thứ. (monkeybusinessimages / iStock)
“Khi chúng ta bị căng thẳng, có những điều thực sự tiêu cực xảy ra trong cơ thể”, Puckett cho biết. “Cơ thể cảm nhận sự căng thẳng đó như là một mối đe dọa cho sự sinh tồn của chúng ta. Có sự phóng thích khoảng 1.400 các chất hóa học khác nhau trào lan khắp cơ thể khi chúng ta đang ở trong một tâm trạng căng thẳng. Khi người ta đang ở trong tâm thái không tha thứ, tức là họ đang gặp rắc rối trong việc buông bỏ oán giận, thì họ đang sống trong một tình trạng mà các kích thích tố (hormone) đang ngừng hoạt động”.
Theo Puckett, phát triển các mối quan hệ hỗ trợ là một trong những bước đầu tiên để giúp bệnh nhân đạt được sự tha thứ.
“Chúng tôi muốn sẽ có thể giải thích những gì chúng ta đang trải qua”, bà nói. “Khi có rất nhiều tổn thương và đau đớn, sẽ khó mà học được cách buông bỏ đi điều đó, đặc biệt là khi không có sự giúp đỡ nào cả”.
Nhận dạng sự thù hận
Hiểu được nguyên nhân của lòng hận thù đòi hỏi phải tự suy nghĩ và phản ánh để nhận ra nguồn gốc của những cảm xúc tiêu cực. Khi tìm cách hiểu được hiện trạng của mình, các bệnh nhân ung thư có thể chỉ ra một loạt những thứ để đổ lỗi, chẳng hạn như những mối quan hệ xấu, bị người cha ngược đãi, hoặc do công việc có độ căng thẳng cao. Xác định nguồn gốc của sự tổn thương là một bước quan trọng trong quá trình buông bỏ.
Nhiều lần, bệnh nhân cần giúp đỡ trong việc tha thứ cho bản thân mình. Một phần lớn của chương trình tha thứ (forgiveness) tại Trung tâm Điều trị Ung thư của Mỹ (CTCA) là giúp cho bệnh nhân nhìn nhận giá trị của sự tự chăm sóc. Puckett muốn mọi người đối xử tốt với bản thân như cách họ đối xử với một người bạn tốt nhất.
“Rất nhiều khi mọi người cảm thấy họ không xứng đáng có được hạnh phúc, hoặc là họ không đáng được thoát khỏi tội lỗi hay sự oán giận”, cô nói. “Đó chỉ là cách sống khác nhau của mỗi người. Họ chưa có kinh nghiệm làm những điều tốt đẹp để chăm sóc bản thân. Đó là một tiến trình học hỏi, nhưng nó rất đáng giá. Tôi nghĩ điều này rất hiệu quả”.
Dwayne Bratcher (57 tuổi), bệnh nhân của CTCA cho biết, tự tha thứ đóng vai trò lớn trong quá trình chữa bệnh của ông. Khi ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, ông ngượng ngùng khi bị một “bệnh phụ nữ” và xấu hổ vì ông đã hút thuốc lá hơn 20 năm. Bratcher cũng tự mô tả bản thân là một người “tham công tiếc việc”. Trước khi đến CTCA, ông đã tiết kiệm được tới 970 giờ nghỉ ốm đau. Tất cả những gì ông nghĩ đến chỉ là công việc của mình.
“Tôi đã phải tha thứ cho bản thân mình vì đã không dành nhiều thời gian cùng với gia đình. Kể từ khi tôi bị ung thư hồi năm ngoái, điều đó làm cho tôi và gia đình tôi gần nhau hơn”, ông nói. “Bây giờ tôi nói chuyện với con gái của tôi mỗi ngày, trong khi trước đó điều duy nhất trong tâm trí của tôi chỉ là công việc”.
Hỗ trợ tinh thần
Không còn e ngại về bệnh tật của mình, hiện nay Bratcher tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của những người bị bệnh ung thư vú và rất cởi mở khi nói chuyện về nó. “Một khi tôi đã tha thứ cho bản thân mình để sống cùng căn bệnh ung thư vú, tôi có thể nói chuyện với bất cứ ai”, ông cho biết.
Bratcher coi bệnh tật của mình là một tiếng chuông cảnh tỉnh và cho biết bệnh ung thư của ông là một phước lành, trong cái rủi có cái may. Phần lớn sự hỗ trợ mà ông nhận được đều đến từ nhà thờ. “Tôi đã có toàn bộ một cộng đoàn giáo hội đang cầu nguyện cho tôi được khá lên. Việc đó đã giúp tôi rất nhiều”, ông nói.
Đối với những người không có một cộng đồng tâm linh nào hỗ trợ, CTCA đề nghị có một giáo sĩ không thuộc giáo phái nào để hỗ trợ cho những bệnh nhân này. Theo Carl Williamson, người quản lý của đội ngũ mục sư chăm sóc tại Trung tâm y tế khu vực miền Trung Tây của CTCA, những giáo sĩ có thể cho bệnh nhân một cơ hội để chia sẻ cảm giác tội lỗi, xấu hổ và oán giận của họ mà không phán xét gì cả.
“Bệnh nhân ung thư thường thấy khó tha thứ cho bản thân mình bởi vì họ đang đi qua trải nghiệm này, vốn gây ra rất nhiều căng thẳng về tài chính và tình cảm lên gia đình” Williamson nói. “Bởi vì chúng tôi cung cấp sự hỗ trợ cho họ, họ có thể buông bỏ rất nhiều những gì họ đang ôm giữ”.
Đôi khi các bệnh nhân nói rằng họ giận Chúa, nhưng hầu hết đều là vấn đề về gia đình. Dù vấn đề gì đi nữa, các giáo sĩ có thể trở thành một người ủng hộ bằng cách truyền tải những nhu cầu cụ thể của bệnh nhân cho những người còn lại của nhóm chăm sóc, hoặc họ có thể chỉ đơn giản là giữ bí mật trong sự tâm sự riêng tư.
“Gần đây một trong những giáo sĩ của chúng tôi đã kể với tôi rằng một bệnh nhân chia sẻ với anh một điều mà cô ta chưa bao giờ chia sẻ với bất cứ ai khác”, Williamson nói. “Anh ta là người duy nhất biết những gì cô ấy đang trải qua”.
Tha thứ rốt cuộc là một sự quyết định, nhưng có thể mất nhiều năm nỗ lực mới đạt đến đó. Một số bệnh nhân có thể không bao giờ đạt được sự tha thứ, nhưng Puckett nói rằng điều quan trọng là vẫn phải kiên nhẫn với họ.
“Để tha thứ, những con người khác nhau phải mất lượng thời gian khác nhau, và có lẽ một số người không bao giờ hoàn toàn đến được đỉnh điểm của sự buông xả và tha thứ”, cô nói. “Nhưng nếu họ cảm thấy có sự hỗ trợ đồng hành, điều đó sẽ làm lắng dịu bất kể căng thẳng nào mà họ đang gặp phải”.
Vài Điều Về Một Bài Viết Của Ông Lữ Giang
Trần Khách Quan
Ông Lữ Giang đã viết bài “Nói Với Hoàng Phủ Ngọc Tường” ngày 30-7-2015. Bài viết đã có nhiều ý kiến trên diễn đàn. Chúng tôi thấy cũng cần phải nêu ra thêm vài ý kiến khác để tìm hiểu sự thật.
● Tin ngay vào bằng chứng không đáng tin cậy
Nếu chỉ dựa vào sự có mặt của bà Elje Vannema trong biến cố Mậu Thân Huế mà đã tin ngay vào những những dữ liệu của bà viết ra để rồi kết án thì thật không thể hiểu nổi ông Thẩm Phán Lữ Giang đã xử lý chứng cớ buộc tội theo nguyên tắc xử án chủ quan gì ! ?
Tại sao ông Thẩm Phán đang xử án Lữ Giang lại có thể dễ tin vào các con số do bà Elje Vannema cho biết ‘đã kiểm kê được qua 22 mồ tập thể với số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người . Trong khi đó, tầm nhìn của một cá nhân Elje Vannema thì rất giới hạn và lại không một nhà báo độc lập nào được phép đến gần những nấm mồ tập thể.
- Đạo diễn Lê Phong Lan: "Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa tuyên bố.[3] "
Noam Chomsky
- Giáo Sư Noam Chomsky, đại học MIT: Không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp, Marc Riboud, đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố "có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt cộng giết". Người của tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về những hố chôn tập thể, những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dù đã nhiều lần yêu cầu được đến xem.
- Tướng William Westmoreland: Trong hồi ký, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland công nhận rằng bom Mỹ khi ném trượt mục tiêu quân sự đã tàn phá công trình dân sự và gây nhiều thương vong cho thường dân[14]
,...
Điều này phải khiến cho chúng ta nghi ngờ nhân chứng Elje Vannema. Phải chăng, những con số kiểm kê đó của nhân chứng Elje Vannema là do Mỹ và VNCH cung cấp theo một mưu đồ chính trị có định hướng ?
Vậy thì, tin ngay vào bằng chứng chưa tin cậy để kết án, đó là sai trái thứ nhất của ông Thẩm Phán xử án Lữ Giang.
● Không xem xét mọi chứng cớ
Chính là ông Thẩm Phán xử án Lữ Giang đã cho biết, Mỹ, thông qua Tướng Lewis Walt và CIA, đã có khả năng đạo diễn ra sự kiện những biến loạn ở Miền Trung năm 1966 cho một nhu cầu chính trị. Thế thì tại sao ông lại không nghi ngờ gì Mỹ cũng có thể đã đạo diễn ra sự kiện thảm sát Mậu Thân 1968 cũng cho mục đích chính trị ? Tại sao ông lại chỉ tin một chiều mà không đối chiếu với các tài liệu đối nghịch khác để tìm sự thật ?
“Townsend Hoopes, Phó Tham Mưu Trưởng Không Quân Mỹ (Under-secretary of the Air Forces) viết trong cuốn The Limits of Intervention, trang 141, về quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã làm gì trong nỗ lực tái chiếm thành phố Huế :
“80 phần trăm nhà cửa bị phá hủy thành đống gạch vụn, và dưới những đống gạch vụn đó là 2000 thường dân bị chết (vì bom đạn của Mỹ và VNCH). Ba phần tư dân chúng trở thành vô gia cư và cướp bóc lan tràn, những quân sĩ thuộc quân lực VNCH là những kẻ tệ nhất”
(Eighty percent of the buildings had been reduced to rubble, and in the smashed ruins lay 2.000 dead civilians. Three-quarters of the city’s people were rendered homeless and looting was widespread, members of the ARVN being the worst offenders)].”
“Trong số 17.134 nhà ở Huế thì 9.776 ngôi nhà đã hoàn toàn bị phá hủy (57%) và 3.169 ngôi nhà bị thiệt hại khá trầm trọng (18,5%.”
Qua những dữ liệu trên, ông Thẩm Phán xử án Lữ Giang có suy nghĩ gì không trong nỗ lực tái chiếm Huế của Mỹ và VNCH, khi mà đến những 9.776 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn và 3.169 ngôi nhà khác bị thiệt hại trầm trọng . Trong hàng chục ngàn căn nhà bị hủy hoại đó bởi bom đạn, chẳng lẽ chúng tha chết cho những con người sống trong đó sao ?
Lại còn những đoàn người kéo nhau đi lánh nạn, bom đạn cũng “tinh khôn (?)” tha chết cho những sinh vật khốn khổ đang di chuyển ấy hay sao, ông Thẩm Phán đang xử án Lữ Giang ?
Nếu ông Thẩm Phán xử án Lữ Giang chưa giải thích thỏa đáng những câu hỏi trên đây, tại sao ông lại có thể buộc tội cho ai đã gây ra “thảm sát Mậu Thân Huế 68” ?
Không xem xét mọi chứng cớ để tìm hiểu sự thật mà đã vội kết án, đó là sai trái thứ 2 của ông Thẩm Phán xử án Lữ Giang.
● Bệnh tật của tuổi già không thể tránh khỏi
Chính là ông Thẩm Phán xử án Lữ Giang nói cho biết ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sống đến tuổi 78 (sinh năm 1937). Tuổi 78 là một tuổi quá già, một tuổi mà hầu như ai ai cũng đều mang một số bệnh tật của tuổi già không thể tránh khỏi. Bại liệt là một bệnh cũng khá phổ biến ở tuổi già. Như vậy, ông già 78 tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường bị bại liệt thì cũng đâu có gì đặc biệt để đến nỗi ông Lữ Giang kết án rằng đó là việc trả “tội ác” (nếu có) trước kia của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường. Lý lẽ này của ông Thẩm Phán xử án Lữ Giang hoàn toàn không đúng và không thể chấp nhận.
Nếu như vài năm nữa, một điều bình thường tương tự có thể xảy ra với ông Thẩm Phán Lữ Giang là ông cũng già và cũng bại liệt, lúc đó thì hãy nói thử xem ông Thẩm Phán Lữ Giang đã phải trả cho tội ác gì trước đó nào ?
Đó là sai trái thứ 3 trong bài viết của ông Thẩm Phán xử án Lữ Giang.
Thú thật, Khách Quan chúng tôi đã rất ngưỡng mộ những lý luận sắc bén của ông Lữ Giang, nhưng trong bài viết này thì thật là thất vọng ! Không hiểu sự khôn ngoan của ông đi đâu vắng trong lúc này ? Phải chăng vì định kiến chống đối một tôn giáo đã che lấp sự khôn ngoan ?
Xin lưu ý : Những kẻ chủ trương phỉ báng tôn giáo đều là những kẻ thất bại.
Khách Quan
_________________________
Bài đọc thêm:
- Chứng Nhân: Mậu Thân-Hố Chôn Tập Thể - Hậu Mậu Thân Huế 68 (Tâm Đạt Trần Thông)
- Chuyện Hoang Đường Vụ Thảm Sát Ở Huế 68 - The Myth Of The Hue Massacre 68 - By Noam Chomsky and Edward S. Herman -Lê Hồng Phong dịch
_________________________
Phụ Đính
Lữ Giang
Nói với Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hôm 26.7.2015, một độc giả có email là dien.nguyen44@… đã đưa lên diễn đàn hình Hoàng Phủ Ngọc Tường với lời ghi chú vắn gọn:
“Giờ đây HP Ngọc Tường bị bại liệt. Y phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần kề, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể chối tội y đã giết đồng bào với chính lương tâm của y, y cũng không thể quên được những hình ảnh bi thảm của cuộc tàn sát ghê rợn, đẫm máu do chính y gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong phần đời ngắn còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống những ngày đêm u ám, sợ hãi, y sợ hồn ma, bóng quỉ, y sợ oan hồn của những kẻ đã bị y thảm sát gần 40 năm trước.”
Ảnh Hoàng Phủ Ngọc Tường – bại liệt –đến dự đám tang bà mẹ vợ. (Ảnh lấy trên Facebook)
Email vắn gọn này lại bắt chúng ta nhớ đến những thảm cảnh mà đồng bào ở Đà Nẵng và Huế đã phải chịu trong các cuộc bạo loạn tại miền Trung trước 1975, nhất là trong Tết Mậu Thân. Để đối phó với công luận, nhóm người gây ra những tai họa này thường dùng Vọng Ngữ để chạy tội, coi Vọng Ngữ như một pháp môn của đạo Phật, có thể đưa tới “giải thoát”! Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng tin như vậy, nhưng chạy trời không khỏi nắng.
BỊ CIA ĐẨY VÀO CON ĐƯỜNG CÙNG
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9.9.1937 tại Huế, nhưng quê ở Triệu Phong, Quảng Trị. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (ban Việt – Hán) năm 1960, về dạy ở trường Quốc Học Huế từ 1960 đến 1966. Khi CIA phát động phong trào Phật Giáo để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và đưa quân vào miền Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những người đã tham gia rất tích cực.
Sau khi ông Diệm bị giết, một số các nhà lãnh đạo Phật Giáo tưởng rằng thời vận của Phật Giáo đã đến, nên đã phát động một phong trào đấu tranh bạo động để cướp chính quyền và hình thành một chính phủ do Phật giáo lãnh đạo, trong đó Phât giáo là quốc giáo và các tăng sĩ là quốc sư, gióng như dưới thời Lý Trần. Phong trào này đã lên tới cao điểm vào năm 1966 khi Phật Giáo đã cướp được chính quyền tại Đà Nẵng và Huế. Nhưng thực tế không dễ dàng như vậy.
Phong trào Phật Giáo tuy được trang bị bằng lòng cuồng tín tôn giáo và sự hận thù Thiên Chúa Giáo rất cao, nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo và thiếu kinh nghiệm… nên đã trúng kế của CIA!
Đọc lại các tài liệu ghi lại các biến loạn do các phong trào Phật Giáo gây ra lúc đó ở Sài Gòn, Đà Nẵng và Huế (trong đó có Bạch Thư của Hòa Thượng Tâm Châu), ai cũng thấy kinh hoàng. Đợi khi lòng cuồng tín tôn giáo lên đến cao độ và đưa tới biến loạn, và khi các đặc công cộng sản nằm vùng ẩn nấp trong các chùa ở Đà Nẵng như chùa An Long do Thích Minh Tuấn trụ trì và chùa Phổ Quang của Thích Từ Mẫn.., xuất đầu lộ diện dưới danh nghĩa “Lực Lượng Thanh Niên Phật Tử Cứu Quốc” và «Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử»…, Mỹ mới bật đèn xanh cho hai Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan dẹp tan.
Ngày 20.5.1966, từ Huế Thượng Tọa Thích Trí Quang lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Johnson can thiệp và đòi Tướng Kỳ phải từ chức ngay lập tức. “Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng” yêu cầu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ra tay, nếu không họ sẽ phá phi trường Đà Nẵng. «Quân đoàn Cách mạng Vạn Hạnh» đã được thành lập do Thích Minh Chiếu làm Tư lệnh và đặt Tổng hành dinh tại chùa Phổ Đà ở số 340 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Nơi đây đã trở thành nhà tù giam giữ, tra tấn và thủ tiêu những viên chức chính quyền, quân đội, công giáo, VNQDĐ… không theo “Cách Mạng”. Trưa 26.5.1966 đoàn biểu tình đã đốt cơ quan USIS, Phòng Thông tin và Thư viện Hoa Kỳ tại Huế, tiêu hủy khoảng 5.000 quyển sách. Ngày 1.6.1966, đoàn biểu tình đập phá Tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế. Họ rãi truyền đơn đòi đưa Thích Trí Quang lên làm quốc trưởng và Trần Quang Thuận làm thủ tướng. Nhưng Tổng Thống Johnson tuyên bố ủng hộ Quân Lực VNCH và yêu cầu chính phủ và các tổ chức đấu tranh chấm dứt các cuộc xô xát “để chống Cộng và thực hiện dân chủ.”
Ngày 23.5.1966, khi Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân ly khai do Ðại Úy Nguyễn Thừa Du chỉ huy, rút ra khỏi Chùa Tỉnh Hội ở Đà Nẵng và trở về với QLVNCH, phong trào Phật Giáo đấu tranh cướp chính quyền bắt đầu suy yếu rồi tan rã dần.
Hiện nay, đã có hàng trăn bài và tài liệu ghi lại các biến cố nói trên, nhưng nhìn chung, chúng ta thấy vụ Đại tá Đàm Quang Yêu, Tư lệnh Biệt khu Quảng-Đà và Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 51 Bộ binh tuyên bố ly khai khỏi chính quyền trung ương và cho Ðại Úy Nguyễn Thừa Du dẫn Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng vào đóng ở Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng để bảo vệ Phật Giáo, vụ một số đơn vị thuộc Sư Đoàm 1 và Sư Đoàn 2 tuyên bố ly khai, vụ tướng Lewis Walt, Tư lệnh TQLC Hoa Kỳ tại Vùng I, ngăn chận không cho không quân VNCH oanh kích quân ly khai ở Đà Nẵng… đều là những hành động có tính toán.
Khi tình hình đã chín muồi, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch UBHPTƯ, lên các đài truyền thanh và truyền hình tuyên bố rằng cộng sản đã xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và cho biết sẽ dùng võ lực để tái lập an ninh tại Đà Nẵng. Ngày 14.5.1966, các tàu vận tải của Hoa Kỳ đã đưa 40 xe tăng và thiết vận xa đến Đà Nẵng. Ngày 15.5.1966, chính phủ gởi 5 tiểu đoàn Nhảy dù đến Quân đoàn I tăng cường cho Thủy Quân Lục Chiến. Chỉ trong một giờ, quân Nhảy dù đã tái chiếm Đài phát thanh Đà Nẵng...
Tất cả những biến cố nói trên đều do Tướng Lewis Walt, Tư lệnh TQLC Hoa Kỳ tại Vùng I đạo diễn. Mục tiêu của kịch bản này là biến phong trào đấu tranh Phật Giáo thành một phong trào bạo loạn và khủng bố, rồi viện lý do đó dẹp tan mà không bị dư luận quốc nội và quốc tế phản đối. Nói cách khác, CIA đã bày mưu để đẩy Phật Giáo Ấn Quang vào con đường cùng.
Bị thất bại một cách thê thảm, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã công khai đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Các cán bộ nồng cốt của nhóm này đã bỏ thành phố đi vào chiến khu theo Việt Cộng, chẳng hạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường (dạy học), Hoàng Phủ Ngọc Phan (SV Y Khoa), Nguyễn Đắc Xuân (SV Đại Học Sư Phạm), Trần Quang Long (SV Đại Học Sư Phạm), Lê Minh Trường (Sinh Viên Mỹ Thuật), Huỳnh Sơn Trà (SV Y Khoa), Nguyễn Văn Sơ (SV Đại Học Sư Phạm), Ngô Yên Thi (SV Văn Khoa), Trần Bá Chữ (SV Đại Học Sư Phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên Dược)… v.v. Đa số còn lại bị cơ quan an ninh VNCH bắt giữ, một số ẩn trốn trong quần chúng.
TỪ TỘI ÁC NÀY ĐẾN TỘI ÁC KHÁC
Báo chí và sách vở đã viết quá nhiều về những tội ác mà đảng CSVN đã gây ra trong biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, đặc biệt là các thành phần thuộc Giáo Hội Ấn Quang đã bỏ vào chiến khu năm 1966 nay trở lại để sát hại đồng bào, trong đó có 4 tên được chú ý nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn Thị Đoan Trinh.
Có lẽ cuốn sách tóm lược đầy đủ hơn cả về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế là cuốn “The Vietcong Massacre at Hue” (Cuộc thảm sát của Việt Cộng ở Huế) của bà Bác Sĩ Elje Vannema xuất bản năm 1976. Bà là người có mặt ở Huế khi biến cố xẩy ra. Lời tường thuật của các nhân chứng khác, Việt Nam cũng như ngoại quốc, cũng đã giúp chúng ta thấy rõ hơn sự dã man của cuộc thàm sát này.
Theo tài liệu, khi Cộng quân tấn công vào Huế, có đem các đại đội đặc công, võ tranh tuyên truyền và các toán an ninh. Hoạt động về an ninh được đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Trụ sở chính của Ban An Ninh được đặt tại Chùa Từ Đàm. Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (tự là Bảy Khiêm) thuộc Khu Ủy Trị Thiên. Tồng Hoàng Nguyên đã giao cho Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường phụ trách khu Gia Hội.
Nguyễn Đắc Xuân thành lập “Đoàn Quân Nhân Sư Đoàn 1 ly khai” và “Đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát” để dụ các quân nhân và cảnh sát VNCH ra trình diện, rồi sau đó đưa đi thủ tiêu.
Trường Trung Học Gia Hội của Dòng Mai Khôi (Phú Xuân) được dùng làm nơi giam giữ và xét xử các thành phần bị coi là Việt gian hay phản động. Theo bà Bác sĩ Elje Vannema, các phiên tòa ở đây đều do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa.
Bà Elje Vannema là người Hà Lan, sinh năm 1932 và tốt nghiệp y khoa tại trường McGill University Medical School ở Canada năm 1962. Bà đã dến hoạt động y tế ở Huế từ 1965 đến 1968, có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, nên đã tường thuật khá đầy đủ trong cuốn “The Viet Cong Massacre at Hue” dày 212 trang, xuất bản năm 1976. Bà đã ghi lại các việc làm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân như sau:
"Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tu viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tu viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan (Trang) điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc…”
Bà Elje Vannema cho biết đã kiểm kê được qua 22 mồ tập thể với số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người. Riêng tại trường Gia Hội, nơi Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân điều hành, có 203 người bị giết. Người đi bắt và bắn chết là tên Linh (Diệu Linh), người Quảng Ngãi làm nghề thầy bói, khoác áo Việt Nam Quốc Dân Đảng Thừa Thiên.
THẦN KHẨU BUỘC XÁC PHÀM!
Từ 1963 đến nay, những người thuộc giáo phái Phật Giáo Ấn Quang, dù theo Việt Cộng hay chống Cộng, dù ở trong hay ngoài nước, cũng thường coi VỌNG NGỮ như con đường giải thoát. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thế.
Nguyễn Đắc Xuân khẳng định rằng trong suốt thời gian xảy ra biến cố Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt Trận Giải Phóng, cho nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
"Không hiểu sao đến giờ vẫn có những kẻ xấu miệng cứ tìm cách buộc chặt tôi vào "vụ" Mậu Thân Huế. Đúng Mậu Thân đã trở thành một bi kịch đời tôi! Tôi đành xem họ như những kẻ vu khống bẩn thỉu, thế thôi!"
(Báo Công An Nhân Dân online: Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu")
Nhưng tục ngữ Việt Nam có câu “Thần khẩu buộc xác phàm”, chính lời tuyên bố của chính Hoàng Phủ Ngọc Tường sau đó lại trở thành bằng chứng buộc tội anh ta. Trong cuộc phỏng vấn của đài PBS năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
“Nói riêng về những người bị giết thì trong số đó tất nhiên có một số là do du kích cách mạng. Khi chúng tôi vào nhà để gọi họ ra thì họ bắn trả đến cùng; họ bắn đến độ có những chiến sĩ của chúng tôi đã bị thương;khi đó chúng tôi phải bắn trả khiến những người đó bị chết tại chỗ. Trong trường hợp đó có một viên Phó tỉnh trưởng của Huế...”
Trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Burchett và đoàn làm phim Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình tại Huế năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận chính mình là chứng nhân của biến cố Tết Mậu Thân tại Huế 1968, nhưng cho rằng thủ phạm vụ tàn sát đó là Mỹ - Ngụy chứ không phải Đảng CSVN! Xin mời quý vị lắng nghe:
https://www.youtube.com/watch?v=MaNr16RDrzQ
Hỏi: Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế, đặc biệt liên quan đến vụ thảm sát. Ở đây. Xin đề nghị ông trả lời cho biết những gì xảy ra bấy giờ ở Huế, có những vụ trả thù, đàn áp?
Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Ông muốn nói đến vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế? Đó là một chiến công vĩ đại của nhân dân Huế. Nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá đắt cho chiến thắng này. Đó là là một sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và ngụy sau đó. Vì thế nhân dân Huế đã phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về sinh mạng, về vật chất và chính trị tại Huế…
“Bởi vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn thể thế giới bên ngoài quan tâm, chúng chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi cho những người làm cách mạng chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ việc chúng đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris.
“Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một chứng nhân.”
Những lời tuyên bố này cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân, nhưng cũng như các thành phần đấu tranh khác của Giáo Hội Ấn Quang, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đổ tội cho Mỹ - Ngụy để “giải thoát” cho mình. Nhưng Kinh Pháp Cú có dạy: “Khi nghiệp ác chưa thành thục, kẻ ác cho là vui, đến khi nghiệp ác thành thục rồi kẻ ác mới hay là ác.”
Có lẽ lúc này “nghiệp ác thành thục rồi”, nên người ta đã tìm thấy trong thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường những câu:
Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang
(Địa chỉ buồn)
Hay:
Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi
(Về chơi với cỏ).
Không phải đợi đến "ngày sau luân hồi" đâu, chính trong kiếp này, Hoàng Phủ Ngọc Tường, những kẻ tôn thờ Vọng Ngữ trong Giáo Hội Ấn Quang và chính Giáo Hội này cũng đã phải trả rồi.
Ngày 30.7.2015
Lữ Giang
5 “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản
5 “chuyện lạ” ở đất nước Nhật Bản
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt.
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt.
Chuyện thứ nhất: Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Chuyện thứ hai: Không ồn nơi công cộng
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Chuyện thứ ba: Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Chuyện thứ tư: Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Chuyện thứ 5: Nội trợ là một nghề.
Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
http://laodong.com.vn/van-hoa/5-chuyen-la-o-dat-nuoc-nhat-ban-236643.bld
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Chuyện thứ 5: Nội trợ là một nghề.
Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
http://laodong.com.vn/van-hoa/5-chuyen-la-o-dat-nuoc-nhat-ban-236643.bld
Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015
Vô tự Kinh-Lời Nói Đầu Của Cái Ngã & Kết Luận Của Cái Sân Si
Lời Nói Đầu Của Cái Ngã & Kết Luận Của Cái Sân Si
Đạo Phật là đạo tự mình Giác Ngộ (self-enlightened) và là đạo của Trí Tuệ (wisdom) chứ không phải là đạo cầu xin ơn trên để được cứu rổi (Salvation.) Mục đích căn bản của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ. Vì tự mình an tâm kiến tánh thành Phật; vì tự mình Chơn Như Giác Ngộ chứ Phật không có cứu độ cho mình. Tự mình đến với Phật Pháp để minh tâm tự kiến tánh. Người Phật Tử chân chánh sau khi hiểu rỏ Pháp, ngoài kiên tâm, trì chí còn phải có đầy đủ 3 đức tính Bi-Trí-Dũng mới đạt được tiến bộ trên đường
từ bi tu tập. Danh từ “dụ vào đạo hay cải đạo” (conversion, recruit) để được cứu độ không có trong tự điễn của Phật Giáo. Cho nên, Phật Giáo không thích hợp cho những con chiên cần người chăn cừu để đưa đường chỉ lối. Những con cừu lạc đàn này vào trong Phật Giáo chỉ làm cho mạt pháp chứ không chấn hƣng được đạo Phật. Đạo Phật cho dù ít nhưng cần tinh, không cần đông mà ô hợp. Tuy nhiên cửa Phật luôn luôn rộng mở cho tất cả chúng sinh muốn tìm giải thoát khỏi khổ đau. Chúng sinh, nếu có thể, nên thử gỏ cửa vô môn quan (cổng không có cửa) của Phật Giáo để mong tìm thấy tự tánh hay nguyên hình của chính mình. Không chừng nhờ kiến được tánh, an được tâm mà vơi bớt phần nào khổ đau hay bổng nhiên giác ngộ?
Dựa theo giáo lý Phật Đà, mặc dù chúng sinh có cung kính, tụng kinh, ca tụng, tôn thờ, cầu xin, cúng dƣờng vô lượng phẩm vật cho chư Phật thì các Ngài cũng không có chú nguyện ban phước gì cho ai được. Thật vậy, Phật không ban phước cho chúng sinh. Lục
Tỗ Huệ Năng giảng: "Xây chùa độ tăng, trai tăng bố thí, ấy là cầu phước, chẳng thể đem cái phước ấy cho là công đức. Công đức ở trong pháp thân, chẳng ở tại tu phước đức ... Công đức phải tìm nơi tự tánh, chẳng phải bố thí cúng dường mà cầu được."
Tỗ Đạt Ma lúc mới gặp Lương Võ Đế, vua hỏi: Trẫm suốt đời xây chùa độ Tăng, trai Tăng bố thí, đƣợc công đức gì? Tỗ Đạt Ma Đáp: Thật chẳng công đức. Lục Tỗ nói, “Thiện Tri Thức, công đức phải do tự tánh tự thấy, chẳng phải bố thí cúng dƣờng mà cầu 3 được, nên phƣớc đức và công đức khác nhau là vậy. Võ Đế tự chẳng biết chân lý đâu phải lỗi của Tỗ Sư!”
Theo Luật Nhân Quả (Cause & Effect) thì phước đức, nghiệp quả tự mình gieo và tự mình gặt lấy (thọ lãnh) không phải do Phật thưởng thiện phạt ác. Chỉ có pháp cúng dường đặng Chánh Báo HỮU LẬU SẮC PHÁP cầu Phước, còn Tâm cúng dường đặng
Chánh Báo VÔ LẬU TRI KIẾN GIẢI THOÁT mới chính là công đức.
Bật Thiện Tri Thức cầu nơi chẳng cầu (chí tâm cầu.) Tuy nhiên, khi chúng sinh quá đau khỗ, sợ hải, hoang mang và lo lắng trong lúc thập tử nhất sinh. Theo thói quen thường tình, chúng ta tụng kinh, cầu Trời, cầu Phật...Nam Mô A Di Đà Phật, Nam-myoho-rengekyo, Om Mani Padme Hum, Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát cứu độ cho con...thì cũng không sao. Tụng kinh không phải để cho Phật nghe mà để cho tâm mình được yên tịnh. Tuy nhiên, Phật cũng chứng dám và thông cảm cho chúng sinh, dù biết có gia hộ cho chúng nó thì đa số đều là bạc bẽo, chỉ nhớ tới Phật khi chúng nó bị đau khổ, in serious troubles again. Sau khi tai qua nạn khỏi, chúng sinh không muốn bận tâm (bother) nghĩ tới Phật vì họ sợ làm mất thì giờ quý báu, bận rộn từ bi „cứu độ‟chúng sinh của Phật.
Lục Tỗ Huệ Năng nói, “Ngƣời kiến tánh ngay lời nói phải thấy, nếu nhƣ ngƣời này dù khi múa đao giữa trận cũng thấy đƣợc thấy tánh.” Ngài đả chứng minh từ kinh nghiệm của chính bản thân mình, lúc Trương Hành Xương lén vào thất muốn ám sát Lục Tỗ. Sư không có „múa kiếm‟ trong thất để chống lại nhưng vì đả kiến tánh cho nên sư đưa cổ cho chém. Hành Xương cầm kiếm chém ba lần, chẳng gây vết thương. Người bị chém vì luyện được kim cương bất hoại thể nên không bị bay đầu mà người chém quá sợ hải ngất
xỉu. Sư nói: “Chánh kiến (kiếm) chẳng tà, tà kiến (kiếm) chẳng chánh (Theo Hán tự, chữ “kiến” với chữ “kiếm” khác chữ nhưng đồng âm, ở đây là một lời hai nghĩa,) chỉ nợ ngươi vàng, chẳng nợ ngươi mạng.”
Lục Tỗ không cần đại khai sát giới, chỉ đưa cổ chịu chém, đối với sư thì quá ư dể dàng, chứ đại đa số chúng ta lúc đó thì khó mà an tâm để kiến tánh. Vì đối với những người tầm thường như chúng ta khi thấy người khác chỉa súng bắn mình mà bỗng nhiên kiến tánh xem đó là ảo, thì có thể trong sátna đó và trước khi rữa chân lên bàn thờ, chúng ta sẻ tức khắc đạt được vô thượng đẵng giác, vô thượng chánh giác mà không cần ngồi tham thiền nhập định 49 ngày dưới cây Bồ Đề như Phật nữa. Đa số chúng ta sẻ lộ nguyên hình tham sống sợ chết, kiến cái gì khác chứ còn lâu mới thấy tánh. Dỉ nhiên, có những trƣờng hợp đặc biệt ngoại lệ đả xảy ra rất nhiều trong quá khứ, có người dám hy sinh thân mình để bảo vệ kẻ khác hay chết vì lý tưởng, chúng ta gọi họ là bồ tát, vĩ nhân, hay anh hùng. Chẵng hạng, trong lúc thập tử nhất sinh, và nhất là trong lúc ở giữa chiến trận, đa số chúng ta điều phản ứng theo bản năng tự nhiên nhờ vào nhửng kinh nghiệm sương máu và nhửng cơ bản được huấn luyện ở thao trường bất chấp hiễm nguy.
Trước khi tham gia hành quân đa số các quân nhân được các tuyên úy làm lễ cầu nguyện cho sự an toàn của chính bản thân của mình và đơn vị. Cái hồi hộp chờ đợi đó biến mất ngay tức khắc sau tiếng nổ đầu tiên ở chiến trường. Đa số các quân nhân đều hăng máu cùng với các đồng đội dũng mãnh xông pha trong làn tên mũi đạn như cọp như beo; quên đi sợ hãi trong lúc tấn công củng như phòng thủ. Lúc đó là lúc họ quên mình mà hòa mình, cùng với các đồng đội múa súng trước trận tiền. Họ có thể không kiến tánh nhưng kiến địch để tiêu diệt, hay bị tiêu diệt; kiến đồng đội để cùng sát cánh tiến thủ và yễm trợ lẫn nhau. Có thể lúc „bần tăng phải đại khai sát giới‟ đó họ đang gần kề niết bàn, thiên đàng hay sắp thành Phật „Tữ‟ mà không biết? Cho đến khi họ bị tữ thiệt, bỏ cuộc chơi, bó tay bất lực khi nhìn đồng đội gục ngã; ngay trong lúc đó họ vừa nóng lòng, tiến thối lưỡng nan, không biết là nên đánh nhau nữa hay đi về đâu? Đây là nghiệp quả, trò chơi của chiến tranh được tạo ra bởi con người mà giết hay bị giết tự nó không thiện không ác. Như luật cung cầu của nhân mãn, họ chỉ giúp nhau giải thoát khổ đau, đưa nhau lên thiên đường hay về cỏi Tây Phương Cực Lạc. Như thị tri kiến!
Đa số con ngƣời thờ phượng đấng tối cao (Supreme Being, Omnipotent, God) vì đang đau khổ, hoang mang sợ hải, nuối tiếc vô thường (fear, uncertainty) hay vì ích lợi vị kỷ của chính bản thân mình (interest, benefit.) Nếu Phật không có quyền bảo vệ, cứu rổi,
ban thưởng, trừng phạt mình thì ích lợi gì, và sợ hải gì mà phải đi thờ cho mất công, mệt xác? Làm thiện không được Phật ân thưởng, làm ác không bị Phật trừng phạt, cầu xin Phật không thể cho, ghét của nào thì bị trao của đó,...thì theo đạo Phật được ích lợi gì?
Có nhiều ngƣời còn cho rằng nếu Phật cũng là người như chúng ta, „ta là Phật đả giác ngộ, các người là Phật chưa giác ngộ,‟ thì tại sao Phật là người duy nhất thành tựu quả vị toàn giác còn những vị tu hành khác thì có người thành Tỗ nhưng đa số những người khác chẳng đạt được quả vị nào?
Họ không phải suy nghĩ sai nhưng nếu chúng ta cầu gì được nấy thì trên đời này đâu cònvấn đề lo âu của sinh lão bệnh tử và đau khổ triền miên nửa mà cần tới Tứ Diệu Đế, BátChánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Thập Nhị Nhân Duyên, ...hay kinh điễn Phật Pháp. Chúng ta
cũng không cần đến trí tuệ, khoa học nghiên cứu phát minh cho mất công. Phật Thích Ca cũng đâu có cần bỏ hoàng cung, ngai vàng điện ngọc, vợ con, cha mẹ mình để đi tìm phương cách từ bi (từ là cho vui, bi là cứu khổ) cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ, bến
mê. Nếu có một đấng quyền năng nào đó thỏa mãn được những mong cầu của chúng ta thì chắc chắn đa số chúng ta sẻ tin tưởng tuyệt đối, và đương nhiên sẻ tôn thờ đấng thiêng liêng tối cao cho tiện nghi tham, sân, si của chính mình, absolutely believe in “IT”
without any questions. Mọi chuyện đều đƣợc ơn trên an bài thì cần gì thắc mắc đến từ bi hỷ xả, cần gì đến trí tuệ, kiến thức(knowledge, wisdom) cứu độ chúng sinh, tìm hiễu những cái vô nghĩa như luật nhân quả, thuyết nhân duyên, an tâm, kiến tánh, giác ngộ thành Phật làm gì cho mệt xác. Cứ thụ hƣởng tối đa, có tội sẻ được tha thứ, chờ ngày lên thiên đường hưởng phúc tiếp. Mà mọi chuyện đều được an bài rồi thì con người đâu cần phải lo nghỉ hay cầu xin làm gì nửa, vì tất cả những gì chúng ta nghỉ, làm và mong ước
đấng tối cao đả dư biết hết và sẻ an bài trước khi mình cầu xin. Đây là tôn giáo thần quyền lý tưởng nhứt trên đời rồi, còn có “faith” nào hơn được nữa? Con người với bổn tính cố hữu lười biếng, ỷ lại, vị kỷ, vị lợi, tham lam và yếu đuối cũng mong ước được sống cầu an đơn giản như vậy mà thôi.
Nếu Phật tìm được cái phương pháp để tức khắc cứu độ mọi chúng sinh mà không phải tu hành khó khăn, phải dựa 84,000 pháp môn giải thoát thì Phật đã dùng cái thần thông quãng đại đó mà cứu vớt tất cả chúng sinh khỏi bể khổ bến mê hơn 2,500 trước rồi. Phật đả tự mình âm thầm làm cho chúng ta không còn cảm thấy đau khổ nữa, muốn gì được nấy, làm gì cũng được, trẻ mãi không già, không bệnh không chết...Chúng ta sẻ không bao giờ không biết tại sao bổng nhiên gánh lo lắng, khổ đau nhẹ hẳn đi. Không biết ai đả ban cho mình cái phước duyên đó. Điều này đả chứng minh cho những câu hỏi phàm phu tục tử ở đoạn trên - Đức Phật cũng rất là người, và cũng đả rất là chúng sinh như tất cả chúng ta trước khi ngài đạt được vô thượng đẵng giác, vô thượng đẵng ngộ. Ngài chỉ là một đại sư vương, là một đại y vương cố đi tìm phương thuốc để chửa bệnh và dạy phương cách để ngừa và phương pháp để chửa bệnh đau khổ cho chúng sinh. Ngài dạy chúng ta tự mình chửa bệnh cho chính mình (he taught people how to fish, tự giải thoát bằng phương tiện giác ngộ) và dạy người khác tự chửa bệnh khổ đau cho chính họ, chứ không tập cho chúng ta cái thói quen ỷ lại vào Phật, hay dựa (refuge, sanctuary) vào cái quyền năng cứu rổi tối thượng nào đó.
Những nghịch lý, khúc mắc của đại đa số chúng sinh ở trên là nguyên ủy, động lực mà Thái Tử Tất Đạt Đa đả hy sinh từ bỏ tất cả những vật chất vô thường, một trong những nguyên nhân của khổ đau trên thế gian. Ngài đả xót thƣơng cho chúng sinh, quyết tâm đi
tìm phương cách giải thoát cho chính mình trước và cứu độ chúng sinh sau khi mình đạt thành giác ngộ. Thật ra, đức Phật rất là từ bi và quãng đại. Đức Thế Tôn không bao giờ dấu nghề cho riêng mình. Vì từ bi hỷ xã và nhất là hạnh bố thí rất là vô cùng, vô tận; không một túi tham nào đủ bao la để chứa đựng nổi chứ đừng nói đến chuyện ích kỷ dấu riêng cho một ai. Đa số chúng sinh chưa đạt được nhiều quả vị mà mình hằng mong muốn trong lúc tập tỉnh an tâm kiến tánh tại vì chúng ta còn quá mê muội, cứ tưởng rằng
sau khi mình đả hiểu biết hết những gì Phật giáo huấn, liền tức khắc đốn ngộ, qua bờ khổ đau. Thật ra quả vị giải thoát cũng không quá ư khó khăn, phức tạp, và khó vượt qua như chúng ta lầm tưởng nếu chúng ta phá được cái mấu chốt quan trọng (keystone) trong Thập Nhị Nhân Duyên, đó là vô minh. Nhưng tại vì chúng ta (kể cả người viết) vẫn còn tham cầu, bám trụ vào thói quen huyễn mộng, vô thường, vô ngã (no-self, impermanent,) không chịu buông xã, làm biếng, khất lần không chịu học và hành Pháp để mà vượt qua cái ải đoạn trường khổ đau đó thôi. Triết lý cao thượng của đạo Phật đi ngược lại với cuộc sống tập quán của thế gian. Những gì thế gian xem là hữu thường, hữu ngã, đau khỗ, sinh tử thì Phật xem đó là niết bàn, bồ đề, vô ngã, vô thường. Những gì chúng sinh cho là cao quý thì nhà Phật coi như là không. Còn những gì mà thế nhân khó thực hành, nhà Phật cho là cao quý. Vậy thì chúng ta có nên bắt chước - Phật làm gì thì mình cũng làm y chang như vậy - để đạt được những điều phi thường, cao quí, chơn như giác ngộhay cho đó là những điều nữa điên nữa tĩnh, thấp hèn, tầm thường ở trên đây không?
Phật nói, đừng vội tin những gì ta nói. Nay dịch nôm na, don‟t rushly believe in a blind faith hay là đừng có vội vàng, tin tưỡng, và theo liền những gì ta nói mà hãy thong thả, cố tìm hiễu kỷ lưỡng, và nhìn vào những gì ta làm rồi thì tự mình thực hành và chứng nghiệm lấy. Do đó, người Phật Tử trên bước đường tu hành, sau khi verify & validate and trust vào những điều Phật giãng dạy, nên xem Phật, Tỗ và Bồ Tát làm gì thì chúng ta cũng làm theo như vậy để nuôi lớn báo thân.
Theo Kinh Kalama, “Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tƣơng tự; chớ có tin vì đánh giá hời
hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.”
Đức Phật dạy rằng ai cũng có thể thành Phật nếu tu tập cho đầy đủ tâm đại bi và viên mãn hạnh Bồ tát. Nhưng trong vô lượng kiếp quá khứ, Phật, Hiền Thánh, Tỗ đều trải thân hành Bồ Tát Đạo, làm lợi ích cho chúng sinh, mới đạt đến Vô Thượng Đẳng Giác.
Ngày nay, nếu muốn thành tựu quả vị như Phật, thì chúng ta cũng phải phát tâm Bồ Đề và dấn thân tu Bồ Tát Đạo. Như đả nói, đạo Phật là đạo của Giác Ngộ (enlighten,) không phải là đạo của cứu rỗi
(salvation.) Cho nên, muốn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi về triết lý đạo Phật (Buddhism Phylosophy) thì phải hiểu rỏ những quan niệm cốt yếu trên trước khi gõ cửa chân không, cao siêu, và nhiệm mầu của Phật Pháp. Vì đạo Phật là đạo của Trí Tuệ, cho nên tất cả chúng sinh không phân biệt tôn giáo, trình độ, căn cơ, ...đều có thể học hỏi, và nghiên cứu triết lý của Phật Pháp từ một tâm Bát Nhã phát sanh tám vạn bốn ngàn (84,000) trí tuệ. Vì người đời có tám vạn bốn ngàn trần lao nếu không có trần lao thì trí tuệ thường hiễn hiện và chẳng bao giờ lìa tự tánh. Người ngộ pháp này tức là vô niệm, vô ức, vô trước, chẳng khởi cuồng vọng, dùng tánh chân như của mình, lấy trí tuệ quán chiếu, đối với tất cả pháp không thủ không xả tức là thấy tánh thành Phật. Chúng sinh là Phật chưa ngộ; khi một niệm đả ngộ thì chúng sanh là Phật. Vì thế nên biết, muôn
pháp trọn ở nơi tự tâm, cho nên an tâm tức khắc sẻ thấy được chân như bản tánh.
Kinh Tịnh Danh nói, liền khi đó bỗng hoát nhiên đƣợc bản tâm. Kinh Bồ Tát Giới nói rằng, bản tánh của ta nguyên tự thanh tịnh, nếu biết được tự tâm thấy tánh đều thành Phật.
Do đó, bật Thiện Tri Thức đều có thể tu hành để tự giác ngộ mà không cần phải là Phật Tử hay „convert into Buddhism.‟ Mà Bi-Trí-Dũng, Bi - Advesa (non-aggression, lack of hatred, metta [loving kindness],) Trí - Amoha (Prajna [wisdom], non-bewilderment,)Dũng - Alobha (có gan từ bỏ, non-attachment, no fear, no worry), là 3 căn cơ cốt yếu và là những điều kiện tiên quyết (prerequisites) trƣớc khi chúng ta quyết định bƣớc vào Vô Tự Quan của Nhƣ Lai Tịnh Độ. Khi “an tâm nhân” của mình đả sắp trở thành “kiến tánh quả” thì chân sƣ sẻ xuất hiện để ấn chứng và khai ngộ cho mình. Không những chỉ chúng ta tìm thầy để đƣợc học đạo, mà thầy cũng tầm đệ tử để mong truyền tâm ấn. Đây cũng là con đường của Phật Thích Ca đả đi qua trước và sau khi ngài đả tự mình đạt được Vô Thượng Đẳng Giác. Lục Tỗ Huệ Năng cũng lấy kinh nghiệm bản thân và dạy,“kẻ tự ngộ thì chẳng phải nhờ đến người khác chỉ bảo, nếu cố chấp rằng phải luôn ỷ lại vào bật thiện tri thức mới mong đƣợc giải thoát thì không có lý như vậy,” còn nếu không tự ngộ được thì cần phải nhờ bật thiện tri thức chỉ điễm và khai ngộ cho mình.Người viết mạo muội trình bày cái triết lý huyền diệu, cao siêu của Phật Pháp qua cái nhìn và sự hiễu biết nông cạn của chính mình, và từ những gì mình đả nghiên cứu và học hỏi. Hơn nữa, vì bổn tính của cái Ngã (Ta, self) vẫn còn pity tham sân si, ngạo mạn, và ngu muội (arrogance and ignorance,) cho nên, người viết không có đủ trình độ đạo đức, khả năng trí tuệ hay ý chí nghị lực tìm kiếm tự tánh để được tự mình giác ngộ hay có tham vọng giãng dạy (educate) và “truyền đạo” cho một ai mà chỉ mạo muội nói lên ý nghĩ của mình (dare to share my thought) để cùng nhau hoặc là tự mình giác ngộ (enlightened) hay tự mình bị “tẫu hõa nhập ma.”
Lương năng không học mà biết
Lương tri không hỏi mà hay.
(Trích Bồ Tát Đạo )
Nửa thế kỷ trước đây, một nhà trí thức thần học, khi đọc bản dịch Kim Cang Kinh sang tiếng Anh của nhà Phật học nổi tiếng Edward Conzé, đã kinh ngạc kêu lên: Điên, điên rồi! Nhƣng Edward Conzé không thấy điên, lại còn khẳng định: hiệu quả sẽ đựơc chứng minh qua áp dụng vào đời sống hằng ngày! Nguyễn Du đọc đi đọc lại Kinh Kim Cang cả ngàn lần, rồi mới cảm hứng viết “Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đà!”nhìn thạch đài phân kinh của thái tử nhà Lương mới than: Chung tri vô tự thị chân kinh!
(Cuối cùng mới hiểu ra kinh không chữ [vô tự kinh] mới thật là chân kinh!) Còn người xưa thì cũng đã, “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa!”
Lão Tữ nói, “Đạo bất khả truyền, truyền bất khả đạo.” Kinh nói, “Phàm cái gì có thểnói ra (hay xác định) đều không có nghĩa thật.” Trong Kinh Bát Nhã, mỗi khi đức Phật thuyết giảng một điều quan trọng, ngài thường lặp lại, "Na punar yathocyate" ("Tuy nói
như vậy, nhưng không phải là như vậy.") Bất khả tư nghị! Không thể luận bàn trong ngôn ngữ giới hạn của con người vì vừa nói ra là đả sai rồi. Cho nên có những lúc Đức Phật phải im lặng (đó củng là một cách trã lời,) khi những kẻ vì còn „vô minh‟ hỏi ngài về cái NGÃ (self)có hay không có, làm sao diệt được cái ngã, và những điều về vũ trụ,
...Vì nếu ngài nói ra là có hay không thì đả rơi vài cái ngã của nhị nguyên (dualism.) Tuy nhiên củng cùng những câu hỏi trên từ các bật thiện tri thức, có trình độ trí tuệ, ngài đả giải thích rất tận tường như chúng ta đả thấy trong 84,000 Pháp Môn (chỉ số lượng tượng trưng.)
Củng có thể vì chúng sinh có tới 84,000 thứ bệnh cho nên Phật mới chế ra 84,000 phương thuốc. Sau đó củng vì từ 84,000 Rx thuốc trụ sinh ảo này mới đẻ thêm 84,000 bệnh tưởng mới của chúng sinh. Càng nhiều thuốc thì càng thêm nhiều bệnh mới. Thật ra thì chỉ có một bệnh, đó là bệnh tưỡng. Trong Tây Du Ký, Đường Huyền Trang Tam Tạng thỉnh nhầm kinh hữu tự, ngài tưởng có là có (có „hối lộ‟ cho Ca Diếp, Anan; thì có tự kinh). Không có gì trao đổi với Ca Diếp và Anna, không là không. Không có của hối lộ, không có tự kinh, mà nhận vô tự kinh. Có tức là không, không tức là có! Trao cái có để trao đổi cái có (hữu tự kinh) nhưng đó là không. Trao cái không để đổi cái có (vô tự kinh,) đó chính là có. Hữu Tự Kinh có thể luận bàn vì vẫn còn trong giới hạng của nhịn guyên và hữu thường. Vô Tự Kinh với tính không của không (emptiness of emptiness,)thâm diệu vi thường, vô nhị, vô thường, thực như tri kiến vô, bất thể khả bàn. Vô Tự Kinh bất khả tư nghị, tự tại thần thông quảng đại, quyết định thật tướng, giải thoát pháp môn, phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề. Cho nên, Vô Tự Kinh mới
thật sự là chân kinh, là cứu cánh cao siêu nhất của Phật Giáo.
Đề tài hối lộ này trong Tây Du Ký đả có một thời đƣợc bàn luận rất sôi nổi giữa các bật thiện tri thức trên internet và trong những trường đại học lừng danh trên thế giới trong phân khoa Phật Giáo Học. Tuy nhiên, tôi chƣa thấy ai đả thực sự thấy đƣợc lý Bát Nhã
này. Có thể tác giã Ngô Thừa Ân củng không cố tình viết nhƣ vậy. Tôi phải mất hơn 10 năm mới tiệm ngộ, giải mã chuyện hối lộ này trong Tây Du Ký, theo cái hiễu biết thô thiễn của mình.
Blaise Pascal đã nói, “Cái tôi đáng ghét” (Le moi est haissable). Cái TÔI (ngã) rất cứng đầu, vị kỷ và kiêu hãnh. Blaise Pascal chƣa dừng lại tại đó mà còn đi xa hơn, “Cái tôi là đáng ghét, nhưng đó là nói về cái tôi của người khác. Mỗi cái tôi là thù địch và muốn làm bạo chúa trên các cái tôi khác.”
“Thiên Thượng thiên hạ,
Duy Ngã độc tôn.”
Chỉ có một cái ngã duy nhất, mà gần 7 tỷ ngƣời cứ dành lấy của riêng mình, cứ tƣởng là có tới hơn 7 tỷ cái tôi. Mục đích của bài này là viết cho cái ngã, không có người viết củng như không có người đọc. Nếu người đọc nổi cơn sân thì họ đả tự thấy được cái ngã độc tôn, tham sân si của mình. Nếu độc giả khen người viết, thì họ đả vô tình tưởng là thấy được cái ngã “độc tôn, cao ngạo, điên khùng” của người viết. Tuy nhiên, họ chỉ tự chứng minh được cái ngã tương đối, chứ không hiễu cái triết lý nhiệm mầu vô ngã của
Phật Pháp,“không có người viết củng như không có người đọc.”
Tôi (cái ngã) chỉ vì nhân duyên, tình cờ tìm đƣợc cái kính chiếu yêu này, nhìn vào kiếng (kính) thấy hình ảnh của mình không giống một con giáp nào cả, bỗng nhiên ôm bụng cười ngặt nghẽo. Vì đó không phải là bản lai diện mục của chính mình. Cái ngã đó nhƣ
là một vật xa lạ, chƣa thấy bao giờ. Những gì tôi thấy chưa chắc đả giống như bạn thấy, cho nên tôi muốn yêu cầu các bạn thử tự soi ảnh mình trong kiếng, coi nó là cái gì? Tôi cảnh cáo trƣớc, khi các bạn thử soi cái kiếng chiếu yêu này, coi chừng sẻ bị lộ nguyên hình. Thử nhìn cho kỷ để xem đó có phải đó là cái bản ngã của bạn, hay cái chi chi khác? Đừng nên úi cha, úi cha nếu thấy nó không đƣợc nhƣ ý, củng đừng ái gia, ái gia vì thấy nó thật như kiến. Các bạn có nổi sân hay vui sƣớng củng không nhằm nhò gì tới tôi.
Vì ta không màn.
Nên biết cái kiếng thần thông này không thể áp dụng đƣợc cho ngƣời đui, và kẻ ngu muội vì họ có soi củng không thấy đƣợc cái bản lại diện mục của họ. Cái kiếng này có tự tánh soi nhưng không sáng. Nếu không có ánh sáng phản chiếu thì nó không soi được, không có vật để phản chiếu. Chúng ta củng không thể soi kiếng để thấy hình ảnh của mình nếu không có ánh sáng phản chiếu từ kiếng đến mắt trần của chúng ta. Nếu ta đúng xéo một bên kiếng thì chúng ta không bị kiếng soi, vì ta không soi kiếng, nhưng thấyđược cái hình ảnh khác ở từ kiếng soi sáng. Đó không phải là hình ảnh của ta, mà là cái như tưởng tri kiến. Điều này đả chứng minh câu nói của Lục Tỗ, Huệ Năng, “Bản lai vô nhất vật.” Không có ánh sáng thì kiếng không có soi thấy vật gì cả, không có vật gì phản chiếu thì có lau chùi cở nào củng không thấy ảnh, đừng nói chi đến bụi vô minh. Tuy nhiên, Thần Tú không phải sai, vì cái kiến này là quả cầu, tự nó phát ra ánh sáng, tự nó phản chiếu, cho nên chúng ta dù muốn sở trụ vào trên, dƣới, phải, trái, chạy quanh nó nhiều vòng, nó vẫn phản chiếu cái bản lai diện mục của mình. Chạy trời không khỏi nắng.
Quả cầu thủy tinh này nếu dính bụi vô minh thì nó phản chiếu mờ hơn cho nên kệ của Thần Tú là phải lau chùi quả cầu đài gƣơng đó. Nhƣng theo Lục Tỗ Huệ Năng, cái quả cầu (Ngọc Ma Ni) này tự phát ánh sáng thần thông soi thấu vũ trụ cho nên bụi vô minh nào bám vào đƣợc mà cần lau chùi? Theo ý tôi thì cái con mắt trần của chúng sinh cần đeo kính hiển vi hay viễn vọng kính và đôi khi phải cần lau chùi, điều chĩnh thường xuyên cái kiếng đó nữa. Nếu đó là kiếng râm mà chúng ta cố đeo vào ban đêm tối mù, cùng với con mắt mù thì cái „thấy‟ của chúng ta củng nhƣ những ngƣời mù sờ voi. Không bao giờ kiến được tánh mà kiến cái bệnh ngu muội phổ thông của con ngƣời. Cho nên muốn kiến tánh phải dùng con mắt trí tuệ bát nhã để mà soi sáng cái bản lai diện mục chứ không thể
dùng cái lục căn, mắt trần, mà nhƣ thị tri kiến đƣợc. Cái kiếng trí tuệ (Phật Nhãn) này soi mình chứ không phải mình soi kiếng nhƣ trong bài kệ của Thần Tú và Huệ Năng.
Điều này không có nghỉa là ngƣời xƣa không đúng, hay tôi nói không sai nhƣng chỉ là đứng bờ bên này nhìn bờ bên kia. Mình soi kiếng hay kiếng soi mình?
Nếu kẻ vô minh muốn “diệt ngã,” và muốn được an tâm thì đưa cái ngã, cái tâm của mình ra đây để „TA‟ an, „TA‟ diệt cho. Muốn biết về vũ trụ, nhân sinh, vô thường, khổđau, ... cứ đưa hết ra đây, „Ngộ‟ sẻ diệt hết chơn hết chọi cho. Đó gọi, là dĩ độc công độc, „lấy ngã diệt ngã.‟ Chú thích quan trọng, Đạo Phật và kinh điễn Phật Giáo nói rất nhiều về chữ „diệt,‟ về chữ „ngã,‟ chứ chƣa bao giờ dùng chữ “diệt ngã.”
Cho nên, Ta (ngã, self, it‟s not me to write; it‟s not you to read) không viết một chữ. Bởi vì, viết vậy mà không phải đọc nhƣ vậy. Ta chưa bao giờ nói một chử. Bởi vì, nói vậy mà không phải nghe nhƣ vậy; và nói Không nhƣ vậy mà không phải hiễu Không như vậy.
Ta chưa bao giờ thấy Có. Bởi vì, thấy Có như vậy mà không phải Có giống nhƣ vậy. Ta KHÔNG CÓ bao giờ nói KHÔNG là CÓ, CÓ là KHÔNG. Ta không “màng” CÓ là CÓ, KHÔNG là KHÔNG. Ta mới ngộ ra, KHÔNG CÓ tri kỷ, tri bỉ chính là điều hạnh phúc nhứt trên đời của TA. Ta không biết cái không biết. „I don‟t know don‟t know.‟
Nếu người ngu muội, còn vọng niệm chẳng kiến tự tâm, lại đến hỏi ta điên hay tĩnh?
Ta tĩnh tự ta biết, chẳng dính dáng gì đến cái điên của người. Nếu người tự thấy mình tĩnh thì cũng chẳng nhằm nhò gì đến cái điên của ta. Tiếng Mỹ dịch ngắn gọn, chỉ thẳng vào bản lai diện mục. Đó là, “I don‟t give a damn.” Hay lịch sự hơn, “It doesn‟t matter.” Tiếng Pháp, “Je m‟en fous.” Tiếng Đức, “ Ist mir egal.” và Tiếng
Biết đƣợc mình ngu,
Nhờ vậy thành bớt ngu.
Không biết mình ngu,
Đó mới là đại ngu.
&
Ta điên, ta biết ta điên,
Ngƣời điên, không biết là mình chí điên.
(Lê Huy Trứ)
&
Yo bālo maññati bālyaṃ Ngƣời ngu nghĩ mình ngu
paṇ ḍ ito vāpi tena so Nhờ vậy thành có trí10
bālo ca paṇ ḍ itamānī Ngƣời ngu tƣởng có trí
sa ve bālo′ti vuccati. Thật xứng gọi chí ngu.
Đại ý: Người ngu mà biết mình ngu - vì lẽ ấy - là người trí. Ngu mà cho rằng mình có trí tuệ thì quá thật là ngu dại (Pháp Cú 63.)
Chư Bồ Tát lại hỏi Duy Ma Cật, “Hiện nay, đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp bằng cách nào?” Duy Ma Cật là tên vị Bồ Tát, cư sĩ tại gia, gọi đầy đủ là Duy Ma La Cật (Sanskrit: Vimalakīrti), dịch nghĩa là Vô Cấu Xƣng (無垢稱) trƣớc đây cũng dịch là
Tịnh Danh (淨名).
Duy Ma Cật đáp, “Ở cõi này, chúng sinh cang cƣờng khó dạy. Cho nên Phật nói với họ những lời cang cường đặng điều phục họ. Như nói: Như thế này là địa ngục, như thế này
là súc sinh, nhƣ thế này là ngạ quỷ. Như thế này là chỗ khó tu, như thế này là chỗ mà kẻ ngu sinh ra...Bởi họ là những kẻ khó dạy, tâm họ như loài khỉ vượn, cho nên Phật phải dùng biết bao phương cách mà chế ngự tâm họ, rồi mới điều phục được họ! Tỷ như con voi, con ngựa ác nghịch chẳng chịu điều phục, ngƣời ta phải gia tăng những sự trừng trị đau đớn độc hại, cho đến buốt thấu tận xƣơng, sau đó chúng nó mới chịu điều phục.
Những chúng sinh cang cường khó dạy lại cũng như vậy. Cho nên Phật phải dùng tất cả những lời khổ thiết mới có thể khiến họ vào luật.”
Phật Giáo là tôn giáo độc nhất trên thế gian đả có đủ can đãm thú nhận nhửng thƣởng thiện phạt ác ở trên chỉ là phương tiện ngụy ảo tạm thời dùng để khuyên răng chúng sinh chứ không phải là chân lý. Dù có hay không có thiên đàng, địa ngục, niết bàn, chứng đắc, Phật Giáo củng không bao giờ sụp đỗ đƣợc mà vẫn luôn luôn sáng ngời từ hơn 2600 năm về truớc và sẻ còn soi sáng cả ngàn năm về sau. Đơn giản, Phật Giáo không xây lâu đài trên cát dựa vào nền tảng mê tín dị đoan, đầy sai lầm, phản khoa học và thiếu căn bản vững chãi dựa vào nhửng dữ kiện lịch sữ mơ hồ hay đả xãy ra, rồi cho đó là lời tiên tri, mặc khải và trừng phạt bởi thượng đế. Tất cả nhửng điều lƣu manh, dối trá, hăm dọa, dụ dỗ này được chế tạo bởi nhiều giáo sĩ với mục đích củng cố quyền lực, cai trị, nhồi sọ con chiên ngu muội. Col. Robert Green Ingersoll nói: Lý do nhửng tôn giáo này còn sống dai (die hard) vì tín đồ thì cuồng tín, dị đoan (superstitious) và giáo sĩ thì ngu xuẫn (stupid,) lưu manh (cunning.)
Ngược lại, Phật Giáo không tôn thờ kinh điển, không chấp sở, chấp trụ vào kinh điển hay thần quyền. Con người Phật Tử chân chính không cần phải vội tin vào kinh điển nếu tự mình còn nhiều nghi vấn về lời và ý của kinh viết. Với tinh thần tự do và trí tuệ, ngƣời
Phật Tử có quyền nêu lên nhửng nghi vấn nếu nghĩ đó là nhửng lời ngụy tạo lời Phật thuyết. Quan trọng hơn, không phải lúc nào củng mù quáng, cả nể, không dám nêu câu hỏi đúng sai, ngu muội vội tin theo nhửng bài thuyết pháp của Tăng Ni. Ngay cả cho dù đúng là lời Phật dạy củng không phải cuồng tín, vội vàng tin theo mà phải kiếm chứng, tìm hiễu, tự mình thực hành và chứng nghiệm trƣớc khi tin theo. Phật Giáo củng không phủ nhận hay chấp nhận vào thần linh và cứu rỗi. Tóm lại, Phật Giáo không hẵn là vô thần, cho dù bị gọi là vô thần củng không gì là xấu xa, sai quấy như ngoại đạo gán cho.
Họ tưởng có thể phỉ báng và đồng hoá Phật Giáo với nhửng tà giáo, với chủ nghỉa vô thần, hay với các quan niệm vô thần (atheism, agnosticism,) có đầu óc cởi mở, đầy tự do tiến bộ, hoài nghi hay không tin vào thần quyền (God,) ngày nay. Điễm đặc thù (unique,) Phật Giáo là đạo (the way, con đƣờng) của giác ngộ (enlighten,) bất vị kỹ, không yếm thế, đầy trí tuệ Bát Nhã, đầy đức tánh bi trí dũng, và đầy lòng từ bi quãng đại,nguyện cứu độ tất cả chúng sinh.
“Chính Đạo, Nguyên Lý, Chính Nghĩa tự có tính thuyết phục.” Từ Bi, Nhân Nghĩa, Đạo Đức tự có tính cảm hóa. Sự thật là chân lý! The truth will set us free!So, “Sit down before fact like a little child, and be prepared to give up every preconceived notion, follow humbly wherever and to whatever abyss Nature leads, or you shall learn nothing.” – T. H. Huxley (The Holographic Universe: 12 Keys for Higher
Ngã Phật Từ Bi!
Lê Huy Trứ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)