Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VIỆT GIAN MỖI SÁNG




Kính lạy nước Mẽo

Xin cho con được lái những xe tank tấn công, bắn phá chùa chiền và dân lành,
Để con chở vũ khí về tàn phá quê hương Việt Nam chúng con,
Cho con có đủ năng lực để đào mổ cuốc mả tổ tiên Lạc Việt.
Bởi vì con mang dòng máu Việt, nhưng quốc tịch MẼO

Lạy nước Mẽo lòng thành
Cho được lái những chiếc phi cơ thượng hạng,
để rải chất độc giết chết đồng bào Việt chúng con,
để ném bom tàn phá những vùng đất quê hương mà nước Mẽo đã từng bỏ chạy

Con xin dâng trọn đời này cho Mẽo quốc
ngoại trừ vợ và tiền của chúng con.

Lạy Mẽo lòng lành,
Cho con biết sủa những lời phản quốc như  Chó,
Cho con tàn phá văn hoá truyền thống của tổ tiên.
Cho con chà đạp và đánh phá Cộng Sản, vì những người Cộng Sản không có niềm tin mù quáng như chúng con…
Chúng con - những đứa con Việt vong bản – không thể đứng vững trong lòng dân tộc Việt; Xin Mẽo hãy cho con có khả năng uốn lưỡi nói xấu Việt Nam.

Chúng con quyết tâm biến Việt Nam thành lãnh thổ của Mẽo…như người hùng Ngô Đình Diệm và gia đình từng thực hiện.
Chúng con sẽ giết chết các sư Phật giáo không dung tha bằng lời lẽ và hành động…

Lạy Mẽo, xin cho chúng con được bình an từ sáng đến tối. Dân tộc Việt Nam, quê hương Việt Nam… ai bị đói rách, tàn phá kệ họ.

Gâu gâu, chúng con là những người Việt vong bản, mang quốc tịch Mẽo….
Người con của Việt gian!


Khuyết danh

Bài Học Sau Cùng


Trần Trí Hoàng

Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.

Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây, sự học sắp kết thúc ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng".

Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: "Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?" Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: "Trên bãi cỏhoang này có cây gì mọc lên?" Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!



Nhà hiền triết nói: "Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi?" Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sựkhông ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn nhưthế.

Một người trong toán học trò lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!"

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!"

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nó: "Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!".

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.

Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: "Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau".

Một năm sau

Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.

Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: "Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để linh hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những đức tính tốt".



Lời bình
Đây là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nó cung cấp cho mỗi chúng ta bài học lớn, đó là:Những ai muốn đạt tới một tương lai tốt đẹp, với một kết cục hoàn toàn theo ý muốn thì cách hiệu quả nhất là bạn từng bước dành tối đa thời gian quan tâm tới và làm cho những điều tốt, việc tốt và rèn luyện những đức tính tốt.

Càng quan tâm thực sự và đặt mức độ ưu tiên để thực hiện điều tốt, tránh xa những điều xấu xa, thói quen xấu thì kết quả bạn mong đợi sẽ càng nhanh chóng đạt được. Đó là luật nhân quả không loại trừ một ai trong chúng ta.

Giữ một thái độ hài hòa trong hành động là điều quan trọng đảm bảo cho một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Gieo gì hôm nay:

Nếu bạn gieo thành thật bạn sẽ gặt lòng tin Nếu bạn gieo lòng tốt bạn sẽ gặt thân thiện Nếu bạn gieo khiêm tốn bạn sẽ gặt cao thượng Nếu bạn gieo kiên nhẫn bạn sẽ gặt chiến thắng Nếu bạn gieo cân nhắc bạn sẽ gặt hòa thuận Nếu bạn gieo chăm chỉ bạn sẽ gặt thành công Nếu bạn gieo tha thứ bạn sẽ gặt hòa giải Nếu bạn gieo cởi mở bạn sẽ gặt thân mật Nếu bạn gieo chịu đựng bạn sẽ gặt cộng tác Nếu bạn gieo niềm tin bạn sẽ gặt phép màu

Nhưng:

Nếu bạn gieo dối trá bạn sẽ gặt ngờ vực

Nếu bạn gieo ích kỉ bạn sẽ gặt cô đơn

Nếu bạn gieo kiêu hãnh bạn sẽ gặt hủy diệt

Nếu bạn gieo đố kị bạn sẽ gặt phiền muộn

...(*)

Nếu bạn gieo tham lam bạn sẽ gặt tổn hại

Nếu bạn gieo tội lỗi bạn sẽ gặt tội lỗi

Vì vậy, hãy cẩn thận những gì bạn gieo HÔM NAY, nó sẽ QUYẾT ĐỊNH những gì bạn gặt vào NGÀY MAI

"Phê Bình Và Đối Thoại"










- Quần chúng nhiều đầu mà không óc (Th. Fuller)

- Thành kiến là con của ngu dốt (W. Hazlitt)

- Khi tình cảm quá lố thì lý tính rút lui (Le Bon)

- Mục đích của tranh luận không phải là chiến thắng, mà là canh tân (Soubert)



Có thể nói, trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, điển hình là nước Mỹ, “Phê bình” là quyền tuyệt đối của người dân. Bởi vậy, chúng ta thấy có những phê bình trong mọi lãnh vực của xã hội: khoa học, nghệ thuật, phim ảnh, chính trị, bài viết, tác phẩm v…v… Không những thế, những chủ đề như God, Thánh Kinh, và Jesus, đối tượng tín ngưỡng, vấn đề rất nhạy cảm của cả trên tỷ người, cũng không thoát khỏi sự phê bình. Phê bình thường được mô tả như là lập trường của người phê bình bất đồng ý kiến hay chống đối đối với đối tượng phê bình, và đây là một quyền tuyệt đối trong “freedom of speech”. Phê bình nhiều khi cũng có thể coi như là sự phân tích và bày tỏ ý kiến về một tác phẩm hay chủ đề nào đó của một hay nhiều tác giả. Trong chính trị, phê bình hầu như là có nghĩa bất đồng ý kiến. Người phê bình thường là người đưa ra sự phán đoán hay phân tích với lý lẽ, diễn giải để nói lên quan điểm của mình. Điều đặc biệt là, trong lãnh vực học thuật, người phê bình trí thức có phẩm cách không bao giờ dùng những ý nghĩ chủ quan của mình, thường là vô căn cứ, để phê bình về đời tư cá nhân của tác giả hoặc những gì không liên hệ đến nội dung hay các chủ đề mà mình muốn phê bình. Đi ra ngoài những tiêu chuẩn phê bình trí thức này thì không còn gọi là phê bình nữa mà là đả kích cá nhân.

Còn theo định nghĩa thì “Đối Thoại” là sự trao đổi ý kiến giữa hai hay nhiều người về một vấn đề nào đó, thí dụ như về chính trị hay tôn giáo, để đưa đến sự thông cảm nhau trong tình thân thiện. Điều kiện để cho một cuộc đối thoại có thể khả thi là phải có sự đồng ý của các phe muốn tham dự. Nếu chỉ là tiếng nói của một phía thì đó chỉ là “độc thoại”. Do đó tinh thần của đối thoại là: “anh cứ giữ ý kiến của anh, nếu anh cho nó là đúng, và tôi tôn trọng ý kiến đó, nhưng tôi vẫn giữ ý kiến của tôi vì tôi cho nó là đúng, và anh cũng phải tôn trọng ý kiến của tôi”. Đối thoại là dùng lý luận và hiểu biết để giải quyết các bất đồng. Đối thoại là một vấn đề tế nhị.

Nhiều trở ngại có thể làm cho cuộc đối thoại trở thành vô nghĩa vì thay vì đối thoại thì người ta lại đối đầu. Lý do là con người muốn tỏ ra mình là một “vô thượng thiên tài” trong một lãnh vực hay bộ môn nào đó, và dùng nó để át đi tiếng nói của đối phương. Một khi mình chỉ vì không đồng ý với đối phương mà lại lên tiếng mạt sát cá nhân đối phương, cố tình xuyên tạc để hạ thấp cá nhân đối phương, chỉ nói khơi khơi mà không đi vào các luận điểm của đối phương, thì đó là chuyện của những kẻ không hiểu đối thoại là cái gì. Nếu những kẻ này là những người tầm thường thấp kém hay cuồng tín thì không đáng nói. Nhưng nếu những kẻ này lại thuộc giai tầng trí thức, chỉ vì họ có bằng cấp nào đó ở ngoài đời, thì họ có thể liệt vào hàng ngũ những kẻ “vô văn hóa” hay “mọi rợ văn hóa”, vì không có người trí thức có văn hóa nào lại phải dùng đến những thủ đoạn hạ cấp này.

Cái khổ nhất trong nghiệp viết của tôi là thỉnh thoảng đọc phải văn phong của hạng “côn đồ văn hóa” hay “đao phủ văn chương”, những từ của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang chỉ một hạng người đặc biệt trong xã hội: hạng người cuồng tín, vô văn hóa, nhưng cứ tưởng rằng những lời văn mạ lỵ cá nhân, vu khống vô căn cứ, của mình chính là … văn hóa! Họ nghĩ như vậy là đối thoại, nhưng không có chút nào là tinh thần đối thoại, vì trong đó không hề có sự phê bình phân tích những điểm cần phải thảo luận mà chỉ là muốn hạ thấp đối phương bằng mọi cách, với loại ngôn từ phi trí thức.

Đọc trên các diễn đàn thông tin điện tử ở hải ngoại chúng ta thấy hiện tượng này rất thông thường. Không mấy khi chúng ta thấy người phê bình đi vào sự phân tích những luận điểm trong một bài là đúng hay sai, sai ở chỗ nào, mà thường chỉ vì không đồng ý vì thiên kiến chính trị hay tôn giáo phe phái của mình nên tận dụng sách lược chụp mũ vô căn cứ, hoặc dùng những danh từ hạ cấp để nhục mạ đối phương.. Họ tưởng là làm như vậy thì có thể hạ thấp uy tín của đối phương, đồng thời tăng uy tín của họ, nếu có, lên cao. Nhưng họ đã lầm, vì những hạng người này thực sự không đủ trình độ để hiểu rằng, càng dùng những thủ đoạn trên bao nhiêu thì lại càng tỏ lộ trình độ giáo dục, hiểu biết và tư cách của mình bấy nhiêu. Tôi liệt những hạng người này vào loại vô văn hóa, bất kể chức vị hay bằng cấp của họ là như thế nào.

Vì vậy, những người trí thức chân chính, có đôi chút liêm sỉ, đều không bao giờ muốn hạ mình đối thoại với hạng người vô văn hóa này.

Có hai hạng người mà chúng ta không bao giờ nên đối thoại.

¨ Thứ nhất là những người cuồng tín tôn giáo. Nhiều khoa học gia đã nhận định như vậy. Vì đối thoại với những người này là tạo cho họ cơ hội để họ khẳng định sự mê tín và cuồng tín của tôn giáo họ bất kể lý lẽ, cho nên cuộc đối thoại thật là vô ích.

¨ Thứ hai là những người mượn đối thoại để đả kích cá nhân, để đưa ra những điều về đời tư cá nhân, khuynh hướng chính trị của đối phương v…v.., những điều thường không dính dáng gì đến chủ đề của đối thoại.

Cho nên, trước những sự thách thức đòi đối thoại với tôi của một số người thuộc hai loại người này, thí dụ như Lê Anh Huy hay Nhữ Văn Úy, tôi hoàn toàn giữ im lặng, không hồi đáp. Vì những người này chưa bao giờ từng biết đến, và nếu có biết đến thì cũng chưa bao giờ hấp thụ được, câu sau đây của Voltaire:

Tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết quyền của anh nói như vậy.

(I do not agree with what you have to say, but I'll defend to the death your right to say it.)

Trong cuốn phim “Inherit The Wind” về vụ án Scopes, bị truy tố vì tội đã dạy thuyết Tiến Hóa trong trường học, vốn trái với luật cấm của tiểu bang Tennessee. William Jennings Bryan, ba lần ra làm ứng cử viên Tổng Thống nhưng đều thất bại, là công tố viên. Clarence Darrow là luật sư biện hộ cho John Scopes. Cuối cùng, Darrow đã thắng khi đưa ra chính cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo để chất vấn Bryan. Có một câu ở đoạn cuối sau vụ án mà Darrow nói với một ký giả thật là đặc biệt. Khi ký giả này phê bình là Bryan có những niềm tin của thời Trung Cổ thì Darrow nói: “Ông ta có quyền sai lầm” [He has the right to be wrong]. Đó là thái độ của những bậc trí thức chân chính, không đồng ý với đối phương nhưng vẫn tôn trọng quyền suy tư của đối phương. Chúng ta có thể tranh luận để làm sáng tỏ một vấn đề, nhưng chúng ta không có quyền tước đi cái quyền suy tư của người khác bằng cách tấn công cá nhân với những thủ đoạn như xuyên tạc, mạ lỵ, hay chụp mũ.

Sau đây tôi sẽ điểm qua vài thủ đoạn độc thoại chính, chứ không phải đối thoại, chúng ta thường thấy trên một số diễn đàn truyền thông hải ngoại.


 Một kiểu phê bình điển hình, nếu có thể gọi là “phê bình”, thường được dùng nhiều nhất để hạ một đối phương của những người thiếu văn hóa, là nhắm vào cá nhân, nghĩa là nhắm vào tác giả bài mà mình muốn phê bình chứ không nhắm vào những luận điểm của tác giả đó. Kiểu “phê bình” này, tiếng Latin gọi là “Argumentum Ad Hominem”.

Theo định nghĩa thì Argumentum Ad Hominem [to the man], là kiểu “phê bình” [sic] tấn công cá nhân chứ không phải tấn công luận điểm của cá nhân đó. Khi một người không đủ khả năng để bác bỏ lập trường của đối phương hay bảo vệ lập trường của mình với bằng chứng thuyết phục, sự kiện hay lý lẽ, thì họ thường sử dụng những thủ đoạn sau đây: gán cho đối phương một nhãn hiệu (labeling), dựng lên một người rơm (straw man) nghĩa là chụp mũ vô bằng chứng để rồi tự tay mình quật người rơm đó xuống, chửi rủa (name-calling), đưa ra những danh từ hạ cấp để mạ lỵ đối phương và biểu lộ sự giận dữ của mình [offensive remarks and anger].

 Chuyện mà chúng ta thấy thông thường nhất trong lãnh vực “đối thoại” của người Mỹ, Pháp, Úc, …gốc Việt ở hải ngoại là chụp mũ nhau là “tay sai của CS”, “thân CS”, “nâng bi cho CS”, hay nặng hơn nữa là “Việt gian CS” [sic] v..v..., cho rằng cái mũ CS mình chụp lên đầu người khác có giá trị tuyệt luân, và có ảnh hưởng lớn đến khả năng hay uy tín của người mình chụp mũ. Họ không biết rằng cái mũ CS ngày nay thực chất là vô giá trị, chỉ có thể làm cho những người cùng hội cùng thuyền với họ về khuynh hướng chính trị cười hể hả với nhau. Họ không biết rằng, trong vụ sinh viên phản đối cờ đỏ ở Đại học USC ở Nam Cali, trước những lời chụp mũ CS vô căn cứ, một người Mỹ đã viết trên OCRegister.com như sau:

Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu văn hóa [hay thiếu giáo dục].

(Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.)

Tại sao người Mỹ trên lại viết như vậy? Vì thời buổi này không còn Cộng sản như trước nữa. Trung Hoa, Nga sô, Việt Nam không còn là Cộng sản, mà Cộng sản ngày nay là về chủ thuyết, về lý tưởng, chứ không phải là về hành động như thời Stalin, Lenin, hay Mao Trạch Đông. Vì vậy trên khắp thế giới, nước nào cũng có những tổ chức Cộng sản, kể cả Phong Trào Thần Học Giải Phóng trong Công Giáo mà GH Benedict XVI cho là Cộng sản. Nhưng có vẻ những người này không biết liêm sỉ là gì, cho nên muốn chống ai thì họ chỉ việc chụp lên đầu người đó cái mũ Cộng sản đã quá lỗi thời rồi tự cho mình cái quyền chống Cộng bất cứ ở nơi nào. Trước những hành động có tính cách băng đảng, một số người đã tỏ ra khinh bỉ và né tránh vì không muốn dây với những hạng người như vậy. Họ sống trên một đất nước tự do nhưng không hiểu tự do là gì. Nhân danh chống Cộng, họ tự cho mình cái quyền tự do chống đối gây phiền nhiễu cho bất cứ ai, bất kể đến lý lẽ gì dù những hành động của chính họ thì hoàn toàn phi tự do và phản dân chủ.


Phê bình, hay theo nghĩa lỏng lẻo, đối thoại, vừa là một nghệ thuật vừa là một kỹ thuật trong lãnh vực học thuật nhằm phân tích, tổng hợp, và lô-gíc để đưa ra quan điểm và/hoặc lập trường của mình. Đi ra ngoài lãnh vực này thì có thể là bất cứ cái gì khác, chứ không thể gọi là phê bình hay đối thoại. Tôi hi vọng, với sự hiểu biết này, thì khi đọc một bài, dù mang nhãn hiệu phê bình hay đối thoại, chúng ta có thể biết bài đó có thực là phê bình hay đối thoại hay không.



Sau đây tôi sẽ điểm qua vài thủ đoạn đối thoại chúng ta thường thấy trên một số diễn đàn truyền thông hải ngoại.

Một kiểu lý luận, nếu có thể gọi là lý luận, thường được dùng nhiều nhất để hạ một đối phương của những người không có khả năng đối thoại, cộng với sự thiếu giáo dục và tâm cảnh cuồng tín của chính mình, là lý luận nhắm vào cá nhân, nghĩa là nhắm vào tác giả bài mà mình muốn chống chứ không nhắm vào những luận điểm của tác giả đó. Kiểu lý luận này, tiếng Latin gọi là “Argumentum Ad Hominem”.

Theo định nghĩa thì Argumentum Ad Hominem [to the man], là kiểu “lý luận” [sic] tấn công cá nhân chứ không phải tấn công luận điểm của cá nhân đó. Khi một người không đủ khả năng để bác bỏ lập trường của đối phương hay bảo vệ lập trường của mình với bằng chứng thuyết phục, sự kiện hay lý lẽ, thì họ thường sử dụng những thủ đoạn sau đây: gán cho đối phương một nhãn hiệu (labeling), dựng lên một người rơm (straw man) nghĩa là chụp mũ vô bằng chứng để rồi tự tay mình quật người rơm đó xuống, chửi rủa (name-calling), đưa ra những danh từ hạ cấp để mạ lỵ đối phương và biểu lộ sự giận dữ của mình [offensive remarks and anger]. Đây chính là thủ đoạn của những côn đồ văn hóa.

Một kiểu lý luận cũng rất hay được dùng là kiểu lý luận gọi là red herring [when the arguer diverts the attention by changing the subject], nghĩa là lái sang vấn đề khác, rất lạc đề, chẳng ăn nhằm gì đến chủ đề phê bình. Thí dụ, lái một chủ đề nghiên cứu văn hóa sang một chủ đề khác chẳng liên hệ gì đến chủ đề trong bài viết mà mình muốn phê bình. Một thí dụ khác là có người hỏi một điều gì đó trong cuốn Thánh Kinh, người đối thoại không trả lời mà lại lôi cuốn rác của Đặng Văn Nhâm ra để phê bình láo lếu Phật Giáo. Hay đang nghiên cứu phê bình về Ngô Đình Diệm thì lại quay sang tố khổ đảng CS.

Một kiểu lý luận khác là lạc dẫn dư luận dựa trên sự thiếu hiểu biết của quần chúng. Đây là kiểu lý luận argumentum ad ignorantiam, viện dẫn sự kiện mà mình là nhân chứng, hay kể một câu chuyện nào đó của chính mình, nhưng không có cách nào quần chúng có thể kiểm chứng, thí dụ như: tôi đã biết trong vụ việc sau đây ở địa phương so and so…, hoặc “nhiều người đồng ý với tôi rằng…” v…v…. Những kiểu lý luận này thường là vô giá trị vì ai cũng có thể bịa ra bất cứ chuyện nào và nhất là khi chuyện đó lại chẳng liên quan gì đến những vấn đề viết trong bài chủ..

Kiểu lý luận thứ tư được biết là argumentum ad populum, nghĩa là lý luận nhắm vào những tình cảm phe phái, lập trường chính trị của một số người, thường là cùng phe hoặc có cùng lập trường chính trị với mình chứ không dựa trên sự kiện và lý lẽ. Thí dụ như trong vụ trương cờ vàng ở Sydney nhân ngày Giới trẻ Công Giáo họp hành theo lệnh của Benedict XVI, hè nhau tố khổ HY Phạm Minh Mẫn bất kể đến sự thật mà HY nói lên. Kiểu lý luận này cũng còn được gọi là bandwagon fallacy, nghĩa là những luận điệu trá ngụy vô căn cứ nhưng có tác dụng làm những người cùng phe mình, đầu óc cũng yếu kém như mình, hả hê.

Kiểu lý luận thứ năm là xuyên tạc, không đếm xỉa gì đến bằng chứng, đưa ra một luận điệu để lạc dẫn dư luận. Thí dụ, khi tác giả phê bình cung cách chống Cộng của “một số” người Việt ở hải ngoại thì người phản bác lại xuyên tạc, cho rằng phê bình cả cộng đồng người Việt hải ngoại. Kiểu lý luận này gọi là half truths (suppressed evidence).

Có một câu chuyện tôi đọc được ở đâu đó trước đây: “Có một anh chàng ngoại đạo cưới được một người vợ Công giáo mà anh ta rất yêu. Một hôm, cô vợ hỏi: “Anh có tin là có Chúa Ba Ngôi không?.” Anh ta trả lời: “Em nói Chúa Ba Ngôi thì anh tin là Chúa Ba Ngôi, em nói Chúa bốn ngôi anh cũng tin là Chúa bốn ngôi, có vấn đề gì đâu?” Câu trả lời của anh ta có thể diễn giải theo nhiều cách, một là anh ta sợ vợ, hai là để làm cho vợ hài lòng, khỏi mất công tranh cãi lôi thôi, ba là trả lời cho qua chuyện, nhưng thực chất câu đó chứng tỏ là anh ta chẳng tin gì cả.

GÀ QUÈ ĂN TIỀN TRỢ CẤP NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CHUYỆN QUỐC GIA ĐẠI SỰ.





Sau khi màn ảnh CNN hiển thị kết quả 299 – 127… Tôi hô to một mình: "Thắng lớn, thắng lớn".

Nhỏ em gái phòng bên trả lời: "Anh điên rồi à…Ba má đang ngủ đó."

Tôi bắt phone gọi nhỏ bạn học: - Obama thắng rồi Th. ơi! Thắng đậm…

Nhỏ bạn "dội lại" một câu gọn lỏn: - Chắc tối nay nhóm người H.O. tức tối mất ngủ.

Tôi nghiêm giọng: - Sao vậy? Ai cũng có quan điểm chính trị của mình mà.

Nhỏ Th. nhẹ giọng: - Anh chưa nhận được email rải truyền đơn của chúng à? Thì bọn chó nào mà chẳng nịnh chủ nhà. Mc Cain là "ân nhân" của nhóm người H.O. mà. Chúng đang tung tin "Nước Mỹ Đã Phủ Cờ Trắng". Anh online đọc đi.

Tôi nói bây giờ đang thay đồ chuẩn bị ra xe để xuống downtown ăn mừng chiến thắng Obama (vì tôi và nhỏ Th. Có góp 2 phiếu cho Obama)… Còn chuyện H.O. là chuyện quan điểm.

Đang mở cửa xe, nhỏ Th. bảo: - Anh vào xem John Mc Cain phát biểu kìa…

Tôi không chạy vào phòng xem TV mà mở radio trên xe để nghe: "Hỡi những người bạn của tôi, chúng ta đã kết thúc một hành trình dài. Nhân dân Mỹ đã lên tiếng và họ lên tiếng rất rõ ràng. Tôi đã có vinh hạnh gọi điện cho Thượng nghị sĩ Barack Obama để chúc mừng ông ấy. Hãy cùng tôi chúc mừng ông ấy được bầu làm tổng thống tiếp theo của đất nước mà cả hai chúng tôi đều yêu mến… Tôi thực sự khâm phục Obama." Lời Thượng nghị sĩ John Mc Cain phát biểu khiến tôi xúc động vô cùng.

Trước khi bầu cử, nhỏ Th. hỏi tôi: - Theo anh thì ai thắng?

Tôi trả lời: - Cả hai đều có cái hay của họ… Nhưng theo mình Obama "smart" hơn Mc Cain ở nhiều điểm (giáo dục, hôn nhân, sức khoẻ, v.v.). Mặc dù mình quý mến cả hai.

Nhỏ Th. muốn tôi dứt khoát: - Anh phải chọn một…

Tôi gật đầu: - Thì Obama chứ ai…

Nhỏ cười và cùng hẹn ngày đi bỏ phiếu sớm.

Nghe bài phát biểu ca ngợi Obama xong tôi hỏi nhỏ Th.: - Sao, bây giờ Th. cảm nhận thế nào?

- Ừ, thì đến bây giờ Th. mới hiểu tại sao anh thích cả hai. Bởi lẽ, sau khi thua cuộc Mc Cain đã chúc mừng Obama bằng tất cả ngôn ngữ lịch thiệp nhất. Và hứa sẽ cùng bắt tay xây dựng một quốc gia Hoa Kỳ phú cường… Khác với nhóm người H.O. luôn sống theo một quan điểm cũ rích "THẮNG LÀM VUA…THUA LÀM GIẶC"… Một bọn giặc thất trận nhục nhã, một lũ gà què đang tìm mọi cách bơi móc và đánh phá tan nát quê hương và cộng đồng người Việt ở mọi nơi.

… Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao giới trẻ Việt Nam ở Hoa Kỳ này thường gọi "nhóm người H.O. LÀ MỘT LŨ GIẶC THẤT TRẬN".

Tội nghiệp thay nhóm người GÀ QUÈ ĂN TIỀN TRỢ CẤP NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CHUYỆN QUỐC GIA ĐẠI SỰ.


Trần Công lý-USA

Khái Niệm Thượng Đế và Khái Niệm Phật Tánh (*)







Danh từ Thượng Đế trong Thiên Chúa Giáo
và danh từ Phật Tánh trong Phật Giáo

Tịnh Tĩnh Tỉnh

Chúng ta tuyệt đối không nên dùng danh từ Thượng Đế trong Thiên Chúa Giáo (TCG) để tương đồng danh từ Phật Tánh trong Phật Giáo (PG).

Danh từ Thượng Đế (vua trên hết các vua trong tiếng Việt) hay God (trong tiếng Anh) đã được dùng trong những tôn giáo thờ Đức Chúa Trời (Thượng Đế hay God) như Công Giáo, Tin Lành, Baptist, Lutheran v.v... hoàn toàn khác hoặc có khi ngược nghĩa với danh từ Phật Tánh đã được dùng trong Phật Giáo:

1. TCG: Thượng Đế tạo ra vũ trụ này trong 7 ngày.

PG: Vũ trụ này nằm trong quy luật luân hồi, Thành Trụ Hoại Diệt, không có đầu và cũng không có cuối - vô thủy, vô chung.

2. TCG: Thượng Đế là một hữu thể, hay nói khác đi là một ngã thể ngự trên trời cao.

PG: Phật Tánh là một trạng thái Tâm: thanh tịnh, tĩnh lặng và tỉnh giác.

3. TCG: Thượng Đế chỉ có một vị.

PG: Phật Tánh có ở trong mỗi chúng sinh. Đức Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành" (Phật có nghĩa là người Giác Ngộ).

4. TCG: Người thờ Thượng Đế hoàn toàn tin vô điều kiện vào Thượng Đế và phó thác cả hồn và xác trong tay của Thượng Đế.

PG: Người theo chân Đức Phật được Đức Phật dạy rằng: "Các người đừng tin những gì
- dù điều đó là do các vị Giáo chủ nói ra;
- dù điều đó được nhiều người cùng nói;
- dù điều đó đã được lưu truyền từ xưa đến nay ...

Nhưng các ngươi hãy tin vào những điều nào mà
- tự mình đã suy xét ,
- đã chiêm nghiệm, đã thực hành, và
thấy rằng điều đó đem lại lợi ích cho bản thân và mọi người”.

5. TCG: Thượng Đế có quyền ban phước, giáng họa xuống thế gian và muôn loài, có quyền định đoạt số phận của mỗi chúng sinh, mọi hành hoạt trong ngoài của mọi sự vật. Đời sống con người được sự lành hay chịu sự dữ, cả thảy đều tùy vào sự định đoạt của Thượng Đế.

PG: Phật Tánh tuyệt đối thuần an lặng. Họa hay phước đều do chính từng cá thể tạo ra cho riêng mình, làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, và có thể tự chuyển đổi số phận của chính mình cho tốt hơn bằng cách gieo nhiều nhân lành.

6. TCG: Thượng Đế tạo ra thủy tổ của loài người là Adam và Eva.

PG: Phật Giáo không nói tới chuyện "thủy tổ" của loài người. Trong Phật Giáo, mọi sự vận hành trong vũ trụ, kể cả vũ trụ, không có khởi đầu và không có kết thúc, vô thủy, vô chung, con người và muôn vật chịu sự chi phối bởi Lý Nhân Quả, Luân Hồi, Lý Duyên Sanh, Duyên Diệt, Lý Vô Thường ... muôn vật, muôn loài đều phải trải qua tiến trình Sinh Trụ Hoại Diệt, Thành Trụ Hoại Không, Sinh Lão Bệnh Tử.

7. TCG: Thượng Đế tạo ra loài vật để làm của ăn cho con người.
PG: Phật Giáo đề cao sự không giết hại loài vật, và dạy rằng loài vật hay súc sinh cũng là chúng sinh, cũng cảm thọ, biết đau, biết lạnh, biết vui, biết buồn ... cũng chịu sự chi phối bởi Sinh Tử Luân Hồi, cũng nằm trong tiến trình Sinh Lão Bệnh Tử như con người.

Hơn thế nữa, súc sinh cũng là một cõi giới mà nếu con người hành động như súc sinh cũng sẽ được sinh trong cõi giới tương ứng.

8. TCG: Theo thuyết Thượng Đế, con người chỉ chết một lần và sau khi chết, hoặc về Thiên Đàng nếu sống một cuộc sống thánh thiện, mến Chúa yêu người, hoặc xuống Địa Ngục, hoặc vào Luyện Ngục (Luyện Ngục chỉ ở trong thuyết của Công Giáo, những người tội nhẹ thì vào Luyện Ngục. Sau khi chịu hình phạt nơi Luyện Ngục đầy đủ rồi, thì sẽ được Thiên Chúa đưa lên Thiên Đàng. Còn nếu phạm tội nặng như giết người, cướp của ... thì bị cho xuống Địa Ngục. Vào Thiên Đàng, Luyện Ngục hay Địa Ngục (còn gọi là Hỏa Ngục) đều tùy vào sự phán xét của Thiên Chúa). Với TCG, thì lên Thiên Đàng hoặc xuống Địa Ngục, chỉ một lần, và ở đó mãi mãi.
PG: Đức Phật dạy rằng, con người sau khi chết, tùy theo nghiệp nhân mà mình đã tạo, sẽ luân hồi vào 1 trong 6 cõi: Thiên, A Tu La, Người, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Và trên hết thảy, Đức Phật chỉ cho con người phương cách để ra khỏi luân hồi, thoát khỏi mọi khổ đau, an lạc trong Giác Tánh hay Phật Tánh (Phật Tánh là một quả vị do thiền định mà hiển lộ, chứ không phải là một cõi). Có thể nói, Thiên Đàng trong TCG tương đương với cõi Thiên trong PG. Thượng Đế trong TCG không hề dạy phương cách trở về với Phật Tánh hay Tánh Giác như ngài Gotama đã chỉ dạy: giữ Tâm Thanh Tịnh, Tâm Bất Sinh, Tâm Vô Niệm ... thì Chân Tâm, Phật Tánh sẽ hiển lộ, trong sáng và tròn đầy. Đó là cảnh giới Niết Bàn mà người con Phật phải nhắm tới. Rất tiếc là một số bài viết và bài giảng trong PG còn cho rằng danh từ Thiên Đàng (TCG) hay Niết Bàn (PG) cũng cùng ý nghĩa. Trong Kinh Thánh của TCG, chúng ta không thể tìm thấy ở chỗ nào nói lên cái ý trong Tứ Niệm Xứ "Quán thân như thân, quán thọ như thọ, quán tâm như tâm, quán pháp như pháp" như trong Phật học cả.

Trên đây, mới chỉ nêu lên một số khác biệt giữa Thượng Đế và Phật Tánh, mà chúng ta đã thấy hai danh từ này ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, còn rất nhiều sự khác biệt khác, có khi ngược hẳn với giáo lý nhà Phật, chẳng hạn thuyết Vô Ngã, thuyết Vô Thường, thuyết Duyên Nghiệp, Thập Nhị Nhân Duyên v.v...

Có vị còn mang cả con của Thượng Đế là Jesus vào trong bài viết, bài giảng, và đặt Jesus vào vị trí cũng Giác như Đức Phật. Thượng Đế đã khác, thì con của Thượng Đế e rằng cũng cùng một nhịp điệu: ngài Jesus đã "lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin", ngài lo sợ đến toát mồ hôi "Và mồ hôi Người như những hạt máu nhỏ xuống đất" và ngài cầu nguyện với Chúa cha: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con . Tuy vậy xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha" theo Kinh Thánh(Lc. 22:39-46), ngài Jesus nói những lời này với Chúa cha (Thượng Đế) trong vườn cây Dầu, vì biết mình đang bị quân lính La Mã lùng bắt và biết mình sẽ bị đóng đinh trên thập giá; trong bữa tiệc cuối cùng với đệ tử, sau khi ngài Jesus bẻ bánh mì tượng trưng cho thân ngài và rót rượu tượng trưng cho máu ngài, rồi trao cho các đệ tử cùng ăn và uống, và vì biết rằng sự sống của ngài sắp bị lấy đi qua khổ hình thập giá, ngài đã nói cùng môn đệ: "Ta hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của Ta, không ai lấy đi được, nhưng chính Ta tự ý hy sinh mạng sống mình. Ta có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Ta mà Ta đã nhận được" theo Kinh Thánh (Ga. 10:17-19). Vậy những hành động này, lời nói này là của một bậc Giác? Những hành động, tư tưởng này có giống với những bậc Giác "An trú trong Tâm Bất Sinh", "Thường trú trong Tâm Vô Trụ" của nhà Phật không?

Tại sao chúng ta phải dùng danh từ Thượng Đế để chỉ Phật Tánh trong những bài viết, bài giảng về những pháp của Phật? Trong khi đó, ngay trong Đạo Phật, những danh từ được dùng để chỉ Phật Tánh cũng đã được đặt ra rất nhiều: Đạo, Chân Tâm, Chân Ngã, Pháp Thân, Tự Tánh, Như Lai Tạng, Bản Lai Diện Mục, Tâm Bất Sanh, Tâm Vô Trụ, Tâm Giải Thoát, Tâm Phật, Tâm Như Như, Giác Tánh, Tâm Niết Bàn v.v... Vậy tại sao chúng ta lại cần mượn thêm một danh từ nữa để diễn tả Phật Tánh, tệ hơn nữa là danh từ mà ta mượn đó, lại hàm nghĩa khác biệt hẳn với Phật Tánh, và đã được dùng trong tôn giáo khác với ý nghĩa có khi lại hoàn toàn trái ngược, để rồi phải giải thích sự khác biệt, và nếu không giải thích, hoặc giải thích không trọn vẹn, sẽ lạc dẫn Phật Tử hiểu sai, tưởng rằng tôn giáo thờ Thượng Đế cũng giống như Đạo Phật, và như thế, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại cho chính người Phật Tử nói riêng (người Phật Tử chưa liễu nghĩa giáo lý chân thật của nhà Phật sẽ dễ dàng bỏ Đạo Phật, vì nghĩ rằng theo tôn giáo thờ Thượng Đế cũng thế - trong hôn nhân khác tôn giáo chẳng hạn, hoặc theo sự chiêu dụ của tín đồ thờ Thượng Đế, nhất là lúc sắp lâm chung), và làm trì trệ cho sự tiến bộ tâm thức của con người nói chung.

Tịnh Tĩnh Tỉnh.


Nhất Hạnh và Trịnh Công Sơn: Thơ Nhạc Phản Chiến





Tình yêu là thiên thu. Triết lý là vĩnh cửu và lịch sử chỉ là một sát na trong dòng sông vô thường. Nhưng nếu không có Ca Khúc Da Vàng, Trịnh Công Sơn (TCS) cũng chỉ là một trong những nhạc sĩ tài hoa khác trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Ca Khúc Da Vàng giúp anh chiếm một địa vị duy nhất trong trái tim của từng người Việt Nam, những người biết thương xót trước đau thương và phẫn nộ với bất công.



Từ năm 1964 trở đi, khi chiến tranh bắt đầu leo thang, phản ứng của thế hệ thanh niên thập niên 60 tại miền Nam rất rõ ràng. Trong dịp kỷ niệm 10 năm chia cắt đất nước, Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn tổ chức một đêm không ngủ lớn chưa từng thấy. Sau các buổi thuyết trình và hội thảo, sinh viên lên tiếng yêu cầu chánh phủ hai miền Nam Bắc tìm một biện pháp thương thuyết để giải quyết chiến tranh và chấp nhận việc chia cắt đất nuớc tạm thời. Nói như TCS, họ kêu gọi hai bên "chối từ chém giết anh em".

Vào ngày 20 tháng 8 năm 1964, Tổng Hội Sinh Viên Huế công khai chống hiến chương Vũng Tàu của Tướng Khánh và cương quyết bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, tuyên bố là dù chọn con đường chiến tranh hay hòa bình, nhân dân hai miền sẽ phải đóng vai trò quyết định.

Chính chúng ta phải có mọi quyền
Quyết chối từ chém giết anh em
Chính chúng ta phải nói Hoà Bình
Đứng lên đòi thống nhất anh em


Người đầu tiên phát động văn nghê phản chiến ở miền Nam là Nhất Hạnh. Khi tháp tùng phái đoàn sinh viên Vạn Hạnh đi cứu trợ các vùng thượng nguồn sông Thu Bồn vào năm Giáp Thìn, Nhất Hạnh chứng kiến tận mắt tình cảnh khốn khổ của người nông dân sống trong gọng kềm quốc-cộng. Khi được hỏi là họ ủng hộ "phe nào", người nông dân trả lời:

Tôi không theo quốc gia
Tôi không theo giải phóng
Tôi chỉ theo người cho tôi sự sống


Bài thơ Ruột Đau Chín Khúc của Nhất Hạnh đăng trên tờ Thiện Mỹ ngày 9 tháng 2 năm 1965, đã mở màn cho những phong trào văn nghệ hoà bình.

Hình ảnh và ngôn ngữ của văn nghệ phản chiến lúc đó, như trong 10 bài Tâm Ca của Phạm Duy, còn nhẹ nhàng như những "Giọt mưa trên lá, nước mắt mẹ già, lả chả đầm đìa trên xác con lạnh giá". Bài “kẻ thù ta đâu có phải là người; giết người đi thì ta ở với ai" cảm hứng từ bức thư ngỏ của Nhất Hạnh gởi Mục Sư Martin Luther King, có tánh cách triết lý. Hòa bình chỉ là những ước mơ "Tôi sẽ hát to hơn súng nổ bên bờ ruộng già"hay "đến bao giờ tôi nói được những điều tôi ước mơ".

Cũng thế, hình ảnh trong các bài hát phản chiến đầu tiên của TCS như bài Đại Bác Ru Đêm vẫn còn hiền lành, pha một chút lãng mạn.

Đại bác đêm đêm dội vào thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.


Nhưng đến khi hỏa châu không còn cháy sáng trên núi mà càng ngày càng đến gần vòng đai tỉnh lỵ, khi tên của các trận đánh lớn càng lúc càng dồn dập: Chu Prong, Pleime, Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả, chiến khu D. Rồi Tết Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa ở Quảng Trị, Xuân Lộc, hình ảnh trong Ca Khúc Da Vàng càng thêm hãi hùng. Nạn nhân chiến tranh không còn là những người lính bất hạnh bắt buộc phải cầm vũ khí “nếu không giết đối phương thì cũng bị đối phương giết” mà có xác người còn thơ ngây, có xác người già yếu, nằm chết vội vàng dọc theo biên giới, dưới mái hiên chùa, trong giáo đường thành phố.

Nhưng có một biến cố làm TCS xúc động nhất là khi Nhất Chi Mai tự thiêu hiến thân làm đuốc cho Hòa Bình trong ngày Phật Đản năm 1967. Hai câu thơ Sống mà không được nói. Chết mới được ra lời đã làm TCS cảm hứng bài Hãy Sống Dùm Tôi. Nhất Chi Mai nhắc đến vụ tự thiêu của một giáo sĩ Quaker người Mỹ, Bill Morrison, vào ngày 2 tháng 11 năm 1965 trước cổng Ngũ Giác Đài. Morrison tẩm xăng đầy người, một tay bật diêm quẹt, tay bên kia dơ cao đứa con hai tuổi. Đến nay vẫn chưa ai biết là Morrison cố ý quăng đứa con ra ngoài biển lửa hay đó chỉ là một phản xạ khi lửa bắt đầu thiêu đốt thân ông. Ngôn ngữ bài Hãy Sống Dùm Tôi vừa đau đớn, vừa quyết liệt và phẫn nộ.

Hãy sống dùm tôi, hãy nói dùm tôi, hãy thở dùm tôi
Thịt da này dành cho thù hận, cho ngông cuồng, cho tham vọng của một lũ điên. 
Link: http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hay-song-gium-toi-khanh-ly.0CAOtw2iGJ.html

Cho tham vọng của một lũ điên là lời kết án còn nặng hơn lời kết án trong Gia Tài Của Mẹ, gọi những người chủ chiến của cả hai miền là "một bọn lai căng, một lũ bội tình". Tuy nhiên, giống như triết lý bất bạo động của Gandhi, TCS không hề kết án hay nặng lời với ai. Chống đối hành động bạo tàn mà không kết án người hành động bạo tàn. Cho phép tôi dùng từ ngữ tiếng Anh cho rõ nghĩa hơn, chống đối "the DEED" chớ không oán hận "the DOER". Tôi nghĩ không phải là anh không có những giây phút tuyệt vọng "Ta ơi đừng tuyệt vọng", khi chứng kiến chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, nhưng luôn hy vọng những chủng tử từ bi nơi con người. Anh luôn mong muốn "lũ con cùng cha, quên hận thù", mong tất cả có một đời sống "không thù hận".

Cũng như Nhất Hạnh, anh bị cả hai bên đối xử tồi tệ. TCS kể là khi Khánh Ly đệm bài Gia Tài Của Mẹ vào các tình khúc khác để hát tại một phòng trà ở Đà Lạt, Sơn kể: "các toa biết không, sau bài hát có một người đi lên sân khấu, chỉ mặt moa và nói: Anh ở ngoài Bắc mới nhảy dù vào Nam phải không? Sau đó moa mới biết ông ta là Nguyễn Phú Đức, quan sát viên của VNCH tại LHQ". Chị Trần Tuyết Hoa, một người bạn trong phong trào sinh viên Phật Tử tranh đấu, kể lại trong hồi ký "40 năm âm nhạc TCS" cho biết là sau khi Ca Khúc Da Vàng được trình diễn tại trung tâm Quảng Đức, một sinh viên thân MTGP đánh tiếng là các anh trong mật khu "không hài lòng" với hai chữ "nội chiến"trong Gia Tài Của Mẹ. Các anh trong mật khu không hài lòng thì mặc các anh, bài Gia Tài Của Mẹ đã trở thành Đồng Dao lan tràn hang cùng ngõ hẽm trên khắp thành phố miền Nam.

Link: http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Hau-truong/Tinh-khuc-Trinh-Cong-Son-va-nhung-bi-mat-cua-Khanh-Ly-post114946.gd ;

Vào khoảng đầu năm 1967, anh Trần Viết Ngạc đến rủ tôi đi gặp TCS. Ngạc có liên hệ với nhóm Việt Nam Việt Nam của Lê Văn Hảo ở đại học Huế, và nhóm dân tộc tự quyết với thi sĩ Thái Ngọc San. Anh vừa là đồng nghiệp vừa có chút liên hệ gia đình. Tôi không tin vào vận may của mình, tự nhiên có cơ hôi được gặp nhạc sĩ mà những bản tình ca như Nhìn Những Mùa Thu Đi, Diễm Xưa, Mưa Hồng, Như Cánh Vạc Bay đã từng làm say mê cả thế hệ thanh niên mới lớn như chúng tôi. Chúng tôi hẹn đi ăn trưa ở một quán ăn bình dân trước trường Đại Học Văn Khoa cũ ở đường Nguyễn Trung Trực.

Trong quán ăn bình dân, khách ăn thì cứ ăn, dưới sàn chuột chạy thì cứ chạy. Các sinh viên công chức nghèo đều biết quán này. Sau đó chúng tôi về nhà anh Trần Đại Lộc, người phụ trách chương trình Sinh Hoạt Nhạc Trẻ của Phong Trào CPS để ngủ trưa. Chúng tôi nằm trên bộ ván ngựa nghe băng Ca Khúc Da Vàng mà TCS thâu trong băng nhựa lớn. Khi nghe đến câu "Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình" tôi còn nhớ cảm giác lạnh lẽo như đang ở trong nhà mồ. Lúc đó tôi ở trong một phòng nhỏ ở Trung Tâm Quảng Đức. TCS nhờ tôi xin thầy Thiện Minh tổ chức đêm nhạc tại trụ sở Tổng Vụ Thanh Niên. Chuyện đó không có gì khó khăn vì tôi bắt đầu thân thiết với anh Hoàng Văn Giàu, một đệ tử thân tín của Thầy.

Sau đó mọi chuyện xảy ra trở thành lịch sử. Ca Khúc Da Vàng được hát khắp ngang cùng ngõ hẻm, đã trở thành Đồng Dao, trở thành nhịp đập của cả thế hệ trẻ ở miền Nam. Tôi là một trong số ít người may mắn được nghe Ca Khúc Da Vàng đầu tiên và có được ấn bản đầu tiên in tay và chữ ký của TCS.

Ước vọng của TCS là tất cả có được "một đời sống không mang thù hận". Như trong kinh Bát Đại Nhân Giác, rất khó mà không ghét kẻ thù của mình. Nhưng nhớ đến lá thư của Nhất Hạnh gởi cho Martin Luther King: kẻ thù ta đâu có phải là người!

Để kết thúc, tôi xin dẫn hai câu thơ của Tô Thùy Yên

Này chén rượu hồng xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc bể dâu này


Quán Như

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

SỰ LỢI ÍCH CỦA ÐẠO PHẬT









Mục đích của Ðạo Phật là đem lại những kết quả đẹp đẽ sau này cho chúng sanh:

1. Chơn thường: Chúng sanh trôi lăn, lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi; chúng sanh sống trong cảnh vô thường, khi trẻ khi già, khi lành khi ốm, khi sống khi chết...Ðạo Phật đem lại cho người tu hành một quả vị là không bao giờ bị luật vô thường nói trên chi phối.

2. Chơn lạc: Chúng sanh đang sống trong cảnh giới tối tăm, buồn tủi, khổ đau; nếu có vui cũng chỉ vui được trong chốc lát, như người khát, uống nước mặn vào, đỡ khát trong chốc lát, rồi về sau lại càng khát hơn lúc đầu. Ðạo Phật có mục đích đem lại cho kẻ tu hành một sự an vui toàn vẹn và bất tận.

3. Chơn ngã: Chúng sanh bị không biết bao nhiêu nghịch cảnh ở chung quanh chi phối, ràng buộc, như kẻ tù tội bị giam hãm trong ngục thất, không bao giờ được tự do hoạt động theo ý muốn của mình. Ðạo Phật có mục đích làm cho những người tu hành được giải thoát hoàn toàn ra ngoài những trói buộc nói trên, làm cho con người đầy đủ năng lực để thực hiện ý nguyện tốt đẹp của mình, và sống một cuộc đời an nhiên tự tại.

4. Chơn tịnh: Chúng sanh đang sống trong cảnh giới ô trọc, lấm láp trong bùn nhơ của cõi tục, từ trong tâm hồn cho đến ngoài thể chất. Ðạo Phật có mục đích làm cho người tu hành gạn lọc được bao nhiêu ô trọc của cõi đời, được sống một cuộc sống trong trắng, tinh khiết, không vướng chút bận nhơ của trần tục.

Không phải chỉ trong vị lai, Ðạo Phật mới đem lại lợi ích cho đời, ngay trong xã hội hiện tại, Ðạo Phật cũng đem lại nhiều lợi ích quý báu:

- Ðạo Phật, nhờ tinh thần Từ Bi, làm cho xã hội, nhân loại thương yêu nhau hơn.

- Ðạo Phật, nhờ ánh sáng Trí Tuệ, làm cho xã hội, nhân loại bớt si mê lầm lạc, thấy được đâu là giá trị thật, đâu là phỉnh phờ, giả dối.

- Ðạo Phật, nhờ tinh thần Bình Ðẳng tuyệt đối, san bằng được những bất công của xã hội, nhân loại, và làm cho cảnh giới Ta Bà này được sáng sủa, an vui hơn.

Ðó là những lợi ích mà Ðạo Phật đem lại cho cõi đời.



Kết Luận

Những lợi ích nói trên quý báu như thế, nhưng sẽ không bao giờ đến với chúng ta, nếu không học và hành theo Phật.

1. Học Phật: Ðức Phật mặc dù là một đấng xuất phàm, thông minh xuất thế, nhưng khi xuất gia Ngài cũng phải học hỏi đêm ngày, hao tốn sức biết bao nhiêu, mới phát huy ra được cái giáo lý nhiệm mầu để lại cho chúng ta. Vậy chúng ta muốn trở thành một Phật tử chân chính thì trước tiên là phải học hỏi như Phật. Chúng ta không chỉ học trong giáo lý của Ngài mà còn học qua đời sống, đức hạnh, hành vi của đời Ngài nữa.

2. Hành theo Phật: Nhưng học mà không tập, không hành, thì chẳng khác gì cái đãy đựng sách, chữ nghĩa kinh sách chất chứa thật nhiều, mà chẳng có ích lợi gì cả. Vậy nên học phải đi đôi với hành. Chúng ta phải cố gắng thực hành cho được những điều đã học, làm cho được những điều mình thấy là hay là phải. Phật đã làm gì, chúng ta phải tập làm lại; Phật đã có những đức tánh Từ, Bi, Hỷ, Xả, Hoan Hỷ, Tinh Tấn, Thanh Tịnh...chúng ta cũng cố gắng thực hiện cho được những đức tánh ấy.

Có như thế, mới khỏi hổ với hai tiếng Phật tử và mới gọi là đền đáp trong muôn một, ân đức sâu dày của đức Từ Phụ Thích Ca.


Trích từ PHẬT HỌC PHỔ THÔNG -

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa – trang 19-21.



+Phật pháp là vi diệu, là quý báu. Vậy, chúng ta không sử dụng quá phung phí hay quá dè xẻn:

-Phung phí: nói nhiều hơn làm, nói pháp không đúng nơi đúng chổ, người nói hay mà chưa hành tốt, thường mượn Phật pháp để khoe hiểu biết. . . . . Nên xãy đến tình huống "anh nói hay vậy sao anh còn chưa tốt?" (cư sĩ mắc lổi này là chủ yếu).

-Dè xẻn: Không đưa Phật pháp đến những nơi cần, không hoằng pháp sâu rộng trong công chúng.... . .

Bài học về chống "giặc nội xâm"







Thanh Thảo

Chỉ một năm sau ngày Tết Độc lập 2/9/1945, ngày 27/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 223 về việc “Xử phạt đối với tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, biển thủ công quĩ hoặc của công dân”.



Sắc lệnh 223 là Đạo luật chống tham nhũng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ra đời chỉ trước Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 chưa đầy một tháng.

Điều đó nói lên sự cấp bách của vấn nạn chống tham nhũng mà Bác Hồ gọi là “giặc nội xâm” trước nguy cơ giặc ngoại xâm đang rập rình ngay trước cửa. Trong có ấm, ngoài mới êm, nếu nội bộ không trong sạch, không được làm sạch, thì làm sao tập trung toàn lực chống ngoại xâm đi tới thắng lợi? Bài học mà Bác Hồ chỉ ra cho toàn Đảng, toàn chính quyền và toàn dân rất cụ thể, rất rõ ràng: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng… chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn… thành thử có mắt mà không thấu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững, kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ mà tham ô, lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí.” Những cảnh báo cách đây hơn nửa thế kỷ của Bác Hồ mà cứ như Bác đang nói chuyện ngày hôm nay! Cứ như Bác đang nhìn thấu những chuyện đau lòng xảy ra ngày hôm nay gây ra bởi “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí, và bắt đầu từ gốc của nó là bệnh quan liêu, giấy tờ, xa rời dân của các cấp chính quyền, của những người vẫn tự xưng mình là “đầy tớ của nhân dân”.

Cứ mỗi khi chúng ta có dịp nghiền ngẫm những lời căn dặn của Bác, mỗi khi ta thật tình tiếp thu, suy nghĩ về những lời dạy đó, chứ không phải làm qua chuyện “theo phong trào”, ta lại phát hiện ra những điều mới mẻ kỳ lạ từ những lời nói rất dung dị,bình thường của Bác Hồ. Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Bác Hồ đã cảnh báo ngay về “nạn giặc nội xâm”-là tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Dùng từ “nội xâm” thật đích đáng, và có lẽ ngày càng đích đáng, khi nhiệm vụ của Nhà nước bây giờ không phải là giành chính quyền hay xây dựng chính quyền trong những ngày “trứng nước” như xưa nữa, mà là xây dựng một nhà nước pháp quyền đủ mạnh, đủ công khai và minh bạch để mọi công dân, dù làm việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải tuân thủ pháp luật và hoàn toàn thấy yên tâm, thấy thoải mái trong việc tuân thủ pháp luật. Cứ vào lúc nào và với bất cứ ai tự cho mình cái quyền “đứng trên pháp luật” để hành xử từ việc nhỏ tới việc lớn, thì chừng đó, “giặc nội xâm” không chỉ là hiểm họa, mà thực sự đã thành tai họa nhỡn tiền.

Nhà báo Thái Duy đã nhớ lại: “Ai cũng biết vụ tham nhũng của đại tá Trần Dụ Châu trước đây. Khi phát hiện một đại tá tham nhũng, Bác Hồ đã kiên quyết xử lý. Có điều tôi rất ngạc nhiên là trong lúc chúng tôi đánh giá vụ này báo chí không vào cuộc, vì đại tá lúc đó to lắm, nhưng Bác Hồ ra lệnh phải tường thuật trên Báo Cứu Quốc và Đài Tiếng nói Việt Nam đầy đủ, tỉ mỉ về vụ án này. Lúc đó Báo Cứu Quốc đăng 6 kỳ, trong đó 4 kỳ đăng trang nhất kèm xã luận.” Bác muốn người dân phải được biết về vụ việc này. Quyền được thông tin của người dân đã được người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đặc biệt tôn trọng. Bài học về việc chống lại “giặc nội xâm” của Bác Hồ đến lúc này vẫn mang tính thời sự.
Nội xâm như những tai họa bão tố tưởng như từ rất xa, ở đâu đó bỗng dưng ập đến, tàn phá không gian sinh tồn đã và đang gây dựng của toàn quốc gia, dân tộc. Cơn bão khổng lồ ấy gây ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng quyền lực ấy để trục lợi, phi nghĩa, bòn rút làm suy yếu sức mạnh của nhân dân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, "nội xâm" là kẻ thù còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm bởi không có sự phân biệt rạch ròi chiến tuyến để dễ bề nhận biết, mà lại nằm trong hàng ngũ của ta, là một thứ giặc vô cùng nguy hiểm và được ngụy trang cực kỳ tinh vi, thủ đoạn. Bởi vậy, nếu như chúng ta không có những bộ chỉ huy quyết đoán, tinh nhuệ, luôn sẵn sàng chiến đấu; gây dựng từ những con người trong sạch, công tâm, xả thân, linh hoạt, sắc sảo, đầy đủ quyền lực và hành động nghiêm minh vì lợi ích tập thể thì khó có thể giữ được vận mệnh, cơ đồ của dân tộc trên mặt trận chống giặc nội xâm này...

“Nhân Phẩm” Của Nhà Đài BBC Tiếng Việt









Ở hải ngoại, chắc ai cũng từng nghe qua mấy cái “đài” Tiếng Việt mà chính phủ Anh Pháp Mỹ “ưu ái” ban phát. Tội cho VN, bao nhiêu năm bị hết Tây đến Mỹ xâm lược, bao giờ còn bị mấy cái đài khốn nạn đánh hội đồng.

Cách đưa tin của mấy nhà đài cho thấy sự cay cú và hèn hạ của chủ nhân: Nếu không có cái này cái kia thì VN lạc hậu! Muốn mua muốn xây thì lãng phí, ô nhiễm môi trường! Tóm lại VN nhìn hướng nào cũng u ám, đen như đêm ba mươi.

Thôi thì VN (nhờ quý quốc tàn phá, khủng bố bao năm) vẫn đang phát triển, nhiều thứ lộn xộn, muốn chê bai thì vô vàn thứ để chê. Nhưng đến thời DBHB, thì các đài giở mặt đạo đức, nói chuyện tự do, dân chủ với nhân quyền!

Thiệt là quá quắt. Thành tích nhân quyền của Anh Pháp Mỹ ở VN trong quá khứ ra sao? Hiện nay, ở Iraq, Afghanistan, ở Guantanamo ra sao? Thằng “bố” cứ liên tục hút chích đủ thứ thuốc thì chẳng nói gì, người ta nhâm nhi có ly rượu thì thằng “con” nhẩy xổ lên, xa xả chửi là … nghiện ngập. Bản chất bịp bợm của RFA thì nhiều người nói rồi. Còn “ẹ” như RFI thì khỏi nói. Hôm nay chỉ xin đề cập đến BBC Tiếng Việt.

Cùng hội cùng thuyền, nhưng đài này có vẻ ăn khách hơn vì tâm lý chiến bằng truyền thông nước Anh thâm niên hơn Pháp Mỹ. Từ những năm 20, MI-6 đã có phóng viên cuội, thỉnh thoảng đưa tin cuội để trợ chiến cho quân đội Anh trấn áp người Ireland. Cái trò nham hiểm “9 thực 1 hư” cũng được BBC TV áp dụng thường xuyên. Ngoài ra, đài ăn khách còn nhờ “treo đầu dê, bán thịt chó” thương hiệu BBC. BBC trong nước, hớ 1 tý là bị kiện ngay, nên ăn nói kín kẽ, trích dẫn chính xác, còn có chút uy tín. Cái BBC World Services (BBC WS) thực chất thuộc Bộ Ngoại Giao (giờ là Ngoại Giao và Thuộc Địa, Foreign &Commonwealth Office) tha hồ mà ăn nói bậy bạ, có ai kiện đâu mà lo.

Lịch sử Commonwealth của Anh thì chỉ toàn cướp bóc, thảm sát, buôn bán nô lệ và thuốc phiện, chẳng có nhân quyền chi rứa (hay nhân quyền có cả quyền chơi á phiện?). Dù Hội đồng Anh mọc như nấm, nước Anh hiện nay vẫn bị rủa khắp nơi. Ở châu Phi, cả Hoàng Gia và các tập đoàn Anh vẫn đang bị kiện đòi hoàn trả những khoản lợi ích khổng lồ từ việc buôn bán nô lệ. Ấn Độ thì đòi quốc bảo. Thổ dân Canada và Úc đòi trả lại xương cốt tổ tiên. Trung Quốc vẫn chờ ngày “hoàn trả” vụ chiến tranh á phiện. Đến giờ này, Bộ Ngoại Giao Anh cứ khăng khăng cho rằng BBC WS “promote respects of the UK abroad”. Với lý lịch như trên mà đi tuyên truyền nhân quyền thì chỉ “promote disrespects” thôi. Năm 2007, BBC WS bị Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Nelson Mandela gọi là “phân biệt chủng tộc chết bỏ”, nguyên văn “die-hard racists” (1). “Respect” cho nước Anh đó!

Khi kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn quyết liệt, BBCWS đẻ thêm ra cái BBC Tiếng Việt để trợ chiến cho Pháp. Tiền nhân có kể lại rằng đài này tuyên truyền y như thực dân Pháp, toàn xuyên tạc cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Thì cùng là thực dân mà (nói thế thì cũng hơi oan, thực ra Anh có tư lợi chứ yêu thương gì Pháp đâu). Năm 45-47, quân Anh trực tiếp tấn công vào nền độc lập của VN cùng quân Pháp. Anh cũng luôn luôn tích cực ủng hộ Pháp, Mỹ sau đó.

Từ học thuyết domino đến ấp chiến lược đều in đậm dấu ấn người Anh. Tuy không trắng trợn như Pháp và Mỹ, nhưng dính dáng của Anh ở Đông Dương cũng chẳng sạch sẽ gì. Thậm chí nhiều khi còn tởm lợm hơn cả Pháp, Mỹ. Ví như việc nước Anh huấn luyện và cung cấp mìn cho Khmer Đỏ từ năm 1983 đến 1991. Chơi “bẩn” hơn cả Mỹ! Mỹ cũng có người hùng buôn thuốc phiện Vàng Pao, nhưng tặng mìn cho Pol Pot thì "kính nhi viễn chi"… từ sau năm 86 (trước đó Mỹ cũng cho Khmer Đỏ dăm ba trăm triệu đô). Đương nhiên, với lý lịch của đế quốc Anh thì diệt chủng cũng chẳng phải mới lạ gì.

Winston Churchill trong lúc hăng máu (hay khát máu) đã từng tuyên bố đầy nhân bản: “I am strongly in favour of using poisoned gas against uncivilised tribes”. Nghe đâu nhờ câu này ông ta được tặng giải Nobel Văn chương năm 1953. Đáng kính thay đại văn hào! Những “bộ tộc thiếu văn minh” ở đây chẳng hề xâm lược nước Anh, họ chỉ có một “tội” là sống trên những đất mà nước Anh thèm muốn mà thôi. Cái tội “uncivilised” cũng là tội mà một ông “trí thức công giáo” ở Pháp muốn “Tổ quốc” Việt Nam phải ăn năn.

Đến đây phải dài dòng bên lề chút xíu. Chắc ai cũng nhớ trước khi oánh Iraq, báo chí Anh Mỹ đưa tin Iraq có WMD rồi, dùng vũ khí hóa học sát hại vài nghìn dân Kurd hồi trước. Sau khi đánh xong chả tìm thấy WMD đâu. Thôi cho chìm xuồng luôn. Thế còn vụ người Kurd, sao không đem ra xử “tội ác chống lại nhân loại” cho rạng sáng chính nghĩa quân “xâm lược”? Hóa ra, kẻ đầu tiên sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Kurd lại là Anh, từ năm 1920. Đẹp mặt chưa! Nguyên một tấm gương về tự do với nhân quyền sáng chói thế kia. Thôi thì anh Hai cho chìm xuồng luôn. Quân Anh ở Iraq dù mang tiếng đi giải phóng nhưng chỉ dám lảng vảng ở phía Nam. Mò lên phía Bắc, người Kurd nhớ chuyện xưa bắn bỏ thì đúng là chết oan. Mà oan thiệt. Ngày xưa là “thực dân kiểu cũ”, ngày nay hoàn lương chỉ là “phụ tá cho thực dân kiểu mới” thôi.

Quay lại những năm 80, biến hóa của bà Thatcher để bảo vệ nhân quyền trên thế giới thì như Bạch Cốt Tinh. Ở Nam Mỹ thì bao che gã Pinochet, tự do mà tra tấn thủ tiêu đối thủ, kể cả công dân Anh ở Chile. Tony Blair, tuy chẳng thanh cao gì, cũng mỉa mai cái đảng của bà là đảng Pinochet. Ở Châu Phi thì bà ủng hộ chế độ apartheid. Bà bảo vệ nhân quyền mạnh quá, đến Commonwealth Games 1986 ở Anh, quá nửa các nước thành viên Commonwealth tẩy chay, cho bà tha hồ mà hốt huy chương.

Nhưng điểm son chói lọi nhất vẫn là vụ huấn luyện và hỗ trợ vũ khí cho Khmer Đỏ suốt mấy năm ròng. Bà cũng biết là chói nên bà “giấu như mèo giấu cứt”, khi bị hỏi thẳng thì chối bay bảy “em chả em chả”. Mãi đến tháng 6 năm 1991 mới chịu nhận. Bởi lẽ đám Khmer Đỏ thấy “cái nhân phẩm” của bà quang minh lỗi lạc quá, chúng lôi nhân chứng, vật chứng ra khoe. Đểu thiệt! Đạo đức cao quý của Anh trong vụ này vẫn còn bí hiểm. Chắc chỉ có đài “BBC Tiếng Việt” mới hiểu thôi. Hy vọng trong một ngày gần đây, nhà đài sẽ chia sẻ cũng quý thính giả để thêm “respect” nước Anh. Chắc thế nào cũng có nhân quyền, dân chủ chi chi đây...

Quay về cái vụ thằng cha nọ bị quẳng lên xe. Khỏi phải nói, các đài vui như mở hội. RFA bệnh cũ tái phát, mừng như chết đuối vớ được cọc. Các ông tưởng VN ngày nay là VNCH chắc mà nhân viên sứ quán Mỹ muốn làm chi thì làm. Lại còn kiếm thằng cha HRW lên để song ca. Từ ngày Mỹ có Abu Ghraib, Guantanamo, Bagram, đám “nhân quyền có chọn lọc” HRW chẳng nước nào thèm để ý. BBC TV đưa tin dồn dập nóng hổi. Hãy thử nhìn cách viết bài của BBC TV, tựa đề to đùng “tấn công”, trong bài thì xuống còn “đối xử thô bạo”, nhưng cuối cùng thì hóa ra “bị xô đẩy và cản trở”! Trung thực, chính xác và vô tư đúng truyền thống của BBCWS!



Còn anh hùng tự do tôn giáo này là giống chi mà khùng dữ vậy. Không ngờ, hắn là tín đồ Mormon. Ở Mỹ, nghe chữ Mormon nhiều người nổi da gà. Bởi lẽ mức độ cực đoan của họ vượt xa những nhóm Tin Lành khác. Hãy coi qua nguồn gốc của cuốn Kinh Thánh của họ (Book of Mormon) là thấy ngay mức độ thánh thiện của đạo này. Tên gọi chính thức của “Đạo” là Church of Jesus Christ of Latter Day Saints (tạm phiến dịch “Hội Chúa Cứu Thế của các Thánh Hậu Sinh”), nhưng cũng vì cuốn Kinh này nên dính luôn biệt danh Mormon. Tóm tắt nôm na thế này (ai muốn đọc bản “gốc” thì có thể coi ở đây, coi chừng tẩu hỏa nhập ma (2)):

Jesus chết ở Trung Đông nhưng “resurrected” ở Châu Mỹ, hèn chi ở Châu Âu chờ hoài hổng thấy “người về từ lòng đất”(*), rồi phát triển nước Chúa, rồi vân vân và vân vân… Sau đó, Mormon và Mormoni ghi chép lại vào những thẻ vàng bằng một thứ ngôn ngữ cổ là “Ai Cập cải cách” (reformed Egyptian). Tháng 9 năm 1823, “thiên thần” hiện lên chỉ cho Đấng tiên tri Joseph Smith đi tìm mấy thẻ vàng này (không thấy nói chuyện ngủ nghê như thủa trước). Thiên thần cũng cho JS quyền năng để hiểu ngôn ngữ bí ẩn kia và dịch sang tiếng Anh. Thế là sách Mormon ra đời! Sau đó, Joseph Smith phải đem thẻ vàng trả lại cho thiên thần. Đương nhiên, đến giờ này chẳng ai biết được mặt mũi của thẻ vàng hay ngôn ngữ bí hiểm kia ra sao, ngoài Joseph Smith. Đúng là hậu sinh khả “ố”!

Nghe đâu cái ông nhân viên ĐSQ này cũng có trình độ Đại học nhưng lại là trường … Brigham Young, là ĐH của Mormon giáo (Brigham Young là đệ tử của Joseph Smith, sau khi thầy chết, cãi nhau với huynh đệ rồi tách ra lập chi nhánh riêng, tự xưng “giáo chủ”). Theo thống kê của trường này thì chỉ có … 98% sinh viên là Mormon. Ngoài những thủ tục truyền thống và thần học Mormon, sinh viên thường tạm nghỉ học đi truyền đạo (nam 2 năm, nữ 18 tháng). Cũng theo thống kê của trường thì khoảng 97% sinh viên đi truyền đạo. Đạo này hiện chú trọng phát triển ở miền đất hứa Châu Á vì lớn hổng nổi ở Mỹ. Tự cao tự đại vậy chớ bảo Jesus là thổ dân Mỹ thì Mỹ cũng đếch tin! Đạo này đang cay cú VN vì luật pháp không cho người nước ngoài truyền đạo (đọc thêm ở đây (3)). Ra là vậy, hèn chi đòi VN phải có tự do tôn giáo với tự do đi lại.

Cuối cùng, phải nói qua kết cục của Joseph Smith. Sau một thời gian bị xua đuổi hết bang này sang bang khác, ông ta cũng có khá nhiều tín đồ. Ông ta lập ra một khu thánh địa (Nauvoo) và đội dân quân tự vệ riêng. Năm 1844, ông ra tranh cử Tổng Thống Mỹ! Cũng năm đó, vì tranh chấp chuyện trai gái, ông ta dùng vũ lực với vài phản đồ. Khi chính quyền bang Illinois muốn giải quyết thì gọi ông gọi đệ tử cầm vũ khí, đòi bảo vệ công lý và đất đai. Kết quả, bị bắt vì tội làm loạn (“riot”) và tội làm phản (“treason”). Trong khi bị tạm giam chờ ngày ra tòa, một đám đông tấn công trạm giam, bắn chết ông ta và mấy đệ tử. Sau đó, cũng có năm nghi phạm bị ra tòa vì vụ này, nhưng tất cả đều được tha bổng. Tự do tôn giáo kiểu Mỹ là thế đó.

Tóm lại, một gã khùng, theo đạo bịp, quậy phá bị quẳng vô xe. Bọn truyền thông giả cầy nhẩy vô tung hứng. …………………

Câu chuyện đáng chỉ có thế nhưng……. bữa cuối tuần vừa rồi, tình cờ gặp thằng em sau bao ngày xa cách. Hai anh em ngồi nhâm nhi, được dăm ba ly, lại nói chuyện BBC. Nó bảo, anh “đa nghi như Tào Tháo đi thi”, người ta đưa tin đa chiều chính xác, chỉ thêm bớt đôi chút, để câu khách kiếm tiền, …. như báo Pháp luật, chứ diễn biến hòa bình hòa biếc chi đâu. Tôi nói, chú “ngây thơ như nai tơ lìa bầy”, báo Pháp luật kẹt tiền mới nổ để câu khách, bọn này sống bằng ngân sách MI-6, có bán báo hay quảng cáo chi đâu mà kiếm tiền, rõ là bịp bợm vì sứ mệnh chính trị. Nó hăng lên, rút con iPad ra thách: “bịp chỗ mô, anh chỉ coi”. Nó nói quá, tôi cũng thử coi, vô đúng cái bản tin bữa trước. Lần này phải “nghe và xem” cho kỹ:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2011/01/110107_usdiplomat_edited.shtml

Cái clip dài 3 phút 16 giây, upload ngày 7 tháng 1. Câu đầu thì nói Bộ ngoại giao Mỹ này nọ cho kêu, sau đó phần lớn toàn đưa hình ảnh phạm nhân Nguyễn Văn Lý, đúng là đầu voi đuôi chuột. Ông này bảo ốm đau gì đó mà sao nói dai thế. Ra thế, lúc quậy thì “khoẻ như trâu điên còn trẻ”, bị bắt thì trở bệnh ốm đau bệnh hoạn tùm lum, giờ được phỏng vấn thì “cười như chó ngáp phải ruồi”. Sau 2 phút, đài mới đi vào tin chính, nhưng chỉ có đúng 15 giây từ 2.05 đến 2.20, xin chép lại ở đây:

“Tại Oa-xin-tơn, Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua lời ông Mác Tôn-nơ, yêu cầu Chính phủ VN đưa ra các biện pháp cần thiết để ngăn chặn bất kỳ việc tấn công nào vào thân thể, quyền tự do cũng như nhân phẩm của các nhân viên ngoại giao”

Nghe “tấn công” rồi “quyền tự do” tôi đã nghi, đến từ “nhân phẩm” thì nhìn thấu tim đen nhà đài. (cái này gọi là tuy xỉn nhưng vẫn đề cao cảnh giác!). Bởi lẽ nước Anh toàn là genocide với slavery, nhắc đến nhân phẩm thì chắc chắn là bịp. Tôi phán một câu: xạo! Thằng em trợn mắt, BBC chứ có phải bọn RFA mất dạy đâu mà dám xuyên tạc Bộ Ngoại Giao Mỹ. Thế là cá một chai Jack Daniels.

Hai anh em lượn qua web của State Department, tìm ngay được đoạn phát ngôn và vấn đáp của ông Mark Toner ngày 6 tháng 1 (2011), cả video clip cả full transcript phía dưới luôn.

http://www.state.gov/r/pa/prs/dpb/2011/01/154053.htm

Đoạn video dài 25 phút 28 giây. Hai anh em nghe tới nghe lui, coi lên coi xuống cái, tuyệt nhiên không có câu nào như trích dẫn của BBC cả! Nửa câu cũng chẳng có! Lời ông Mark Toner cũng không hề nói chữ nào na ná như “tấn công, tấn thủ”, ”tự do, tự nạn” hay “nhân phẩm, thực phẩm” chi hết!!! Đoạn liên quan đến VN từ phút thứ 6 đến 11. Có lúc tức cười là đoạn về cái giải thưởng chi chi đó cho gã kia, ông Toner cứ ậm à ậm ừ, bảo để về coi lại (phút 10.05 đến 10.27). Té ra, cái giải thưởng BNG Mỹ tặng cho Marchant to đùng như thế mà người phát ngôn BNG chẳng biết nó là giống chi! (Tôi đoán gã mormon này về thế nào cũng bị BNG “đá đít bợp tai” mấy phát). Cuối cùng thằng em chịu thua. Ai biểu đặt niềm tin vào uy tín của cái đài bất lương! Thua chai rượu nhưng chưa chịu bỏ qua, nó vừa uống vừa lôi cả ban biên tập BBC TV ra thóa mạ thế này:

“Bọn mất dạy, đồ lừa đảo, lũ chó Tây sủa Tiếng Việt, quân đĩ miệng giả truyền thông!”

Chưa hết, nó còn đòi thay mặt Bộ Ngoại Giao Mỹ kiện BBC vì tội “libel”! Thấy nó google địa chỉ của ông Nguyễn Giang, tôi vội can … “ông Nguyễn Giang, ực, trông mặt đểu đểu, ực, chứ biết đâu ổng có thần giao cách cảm, ực, nhìn video clip mà biết …. trong đầu ông Toner muốn nói gì, ực, rồi dịch ra tiếng Việt trúng phóc, ực, như .... Joseph Smith! Anh em mình dân, ực, tị nạn kinh tế, ực, nhưng cũng nên giữ phần thanh cao, ực, chơi với cùi làm chi, thôi …. dzô!”. (**) Chẳng hiểu trời xui đất khiến sao, nó bỏ qua nhưng còn lầu bầu bảo bữa tới ghé London sẽ nói chuyện phải quấy với nhà đài.

Khỏi phải nói, bữa đó tôi được một bữa nhậu vui gần chết. Cũng cám ơn thầm ông Giang, ổng mà đàng hoàng một tý thì có khi tôi lại mất tiền chai rượu. Nói vậy chứ đến hôm nay tôi vẫn còn thắc mắc không hiểu “cái” nhân phẩm của BBC Tiếng Việt nó ra sao, có bí hiểm cao quý như “cái” nhân phẩm của bà Thatcher không. Tính hỏi ông Nguyễn Giang nhưng ngại đụng đến chỗ thầm kín của ổng. Ai quen ổng, có gì hỏi dùm.



P. N. Hành

Chú thích:

(1) http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/1543256/BBC-and-John-Simpson-are-racist-say-ANC.html

(2) http://lds.org/scriptures/bofm/introduction?lang=eng

(3) http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/LL07Ae01.html

(*) Chỗ này mượn tựa nhạc phẩm của nhạc sỹ Quốc Dũng, bài này chỉ là … tình ca, không phải “thánh” ca chi hết, quý vị đừng hiểu lầm.

(**) Nếu có ai lỡ mắc bệnh này, đọc đoạn trên có chạnh lòng thì cho Hành tôi xin lỗi, bữa đó xỉn quá, nói bậy bạ dzậy chứ cùi hủi vẫn còn hơn ......

Cái giá của sự bất công bằng: Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi







Tác giả: Trần Hữu Dũng



Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, và ngay cả Mỹ. Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn. Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%! Một điều đáng lưu ý nữa là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ).

Sự gia tăng bất công bằng thu nhập này đã gây ra nhiều làn sóng công phẫn ở các quốc gia liên hệ, không những từ thành phần xã hội bị “bỏ lại phía sau”, như phong trào “chiếm Wall Street” ở Mỹ năm 2011, và nhiều hội đoàn tiến bộ khác, mà còn được sự chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng (ví dụ như nhà kinh tế Joseph Stiglitz,[1] nhà báo Timothy Noah,[2] Chrystia Freeland[3]…). Nhiều bình luận gia (ví dụ như Jonathan Chait) cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua có biểu hiện của một “chiến tranh giai cấp” trong đó giai cấp trung lưu và nghèo của Mỹ mà đại diện là Obama đã đánh bại giai cấp cực giàu của Mỹ mà Romney là đại diện.

Tại sao có những người “siêu giàu”?

Chủ đích bài này không là những người đã cực giàu từ lâu (như các vua chúa ở các vương quốc dầu hoả Á Rập, hay những lãnh tụ độc tài ở một số quốc gia). Ngoài ra, cũng phải nhìn nhận rằng nguồn gốc của những người siêu giàu mới nổi ở mỗi nước một khác.[4] Tuy nhiên, nói chung, vài lý do chính (mà độ chính xác sẽ được thẩm định) của sự xuất hiện những người “siêu giàu” thường được viện dẫn là như sau:

Ở một thái cực, một số (tương đối rất ít) trở thành siêu giàu vì tài năng (kể cả tài tổ chức), sáng kiến xuất chúng (có thể thêm chút may mắn) của họ. Đây là cách giải thích của kinh tế học hàn lâm chính thống phương Tây. Nói đến những người này thì ta nghĩ ngay đến những nhân vật nổi tiếng như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… Ở thái cực đối nghịch là những người siêu giàu nhờ những hoạt động bất hợp pháp (tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu..)

Song nhìn kỹ thì cách phân loại trắng đen như trên là chưa đủ ngọn ngành. Như Stiglitz cho thấy, tài sản kếch xù của Bill Gates, chẳng hạn, không phải chỉ nhờ vào tài năng (dù quả là xuất chúng) của ông ta nhưng phần lớn là nhờ vào vị trí độc quyền (hoặc hầu như độc quyền) của công ty Microsoft sau khi ông thành lập nó. Chính sự độc quyền này đã đưa Bill Gates từ hạng cực giàu lên hàng cực siêu giàu. Công ty Apple của Steve Jobs cũng thế. Mỗi năm những công ty này bỏ ra hàng tỷ đô la trong các vụ kiện tụng để giữ độc quyền cho một sản phẩm nào đó (kể cả bằng sáng chế) của họ. Tất nhiên, những hoạt động này là hoàn toàn hợp pháp, song chúng chứng tỏ họ đã nhân tài sản của họ lên hàng trăm, hàng nghìn lần bằng cách lợi dụng, khai thác (những khe hở) thể chế và luật pháp, thậm chí uốn nắn thể chế và pháp luật (qua việc “lobby”) theo hướng có lợi cho họ.

Mặt khác, khách quan mà nói, cũng phải công nhận rằng những người siêu giàu nhờ tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu, cũng có một cái tài nào đó, dù cái “tài” ấy chỉ là những mánh khoé luồn lách pháp luật, mua chuộc quan chức, lập vây cánh, khuynh đảo thị trường. Một điều nữa là dù tài sản này có nguồn gốc bất chính, những người (tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu…) này (hoặc gia đình họ) đã “rửa” tài sản ấy qua những hoạt động kinh doanh hợp pháp (nhất là bất động sản, ngân hàng). Nói khác đi, nhìn thoáng qua tài sản của nhiều người “siêu giàu” hiện nay thì có thể cho rằng nó hợp pháp, nhưng nếu truy ngược về quá khứ thì nguồn gốc của nó là phi pháp. Tài sản đã là khá to lớn từ những hoạt động rõ ràng là phi pháp đã được nhân ra hàng trăm, hàng nghìn lần qua những hoạt động hợp pháp, biến họ từ những người giàu phi pháp thành những người siêu giàu hợp pháp…

Đi sâu thêm một bước, thử xem cách thức mà những người này “nhân” ra những tài sản ấy là ra sao? Đại đa số là nương nhờ vào những quan hệ cá nhân, những lỗ hổng trong luật pháp. Đó là không nói đến việc chính họ có thể chủ động “lobby” để nhà nước ra những luật lệ có lợi cho họ. Như Stiglitz nhận xét, dù ngoài mặt thì những thế lực kinh tế đã tạo nên sự bất công bằng thu nhập, nhưng chính chính sách của nhà nước đã tạo nên các thế lực kinh tế ấy. Phần lớn sự bất công bằng hiện nay là hậu quả của những gì mà nhà nước đã làm, và cũng là hậu quả của nhiều việc mà nhà nước không làm.

Một nguồn gốc nữa của sự siêu giàu là do tích cực khai thác sự thiếu kém thông tin của đa số những người khác. Chẳng hạn như giới ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản ở Mỹ đã trở nên cực giàu nhờ “nghĩ ra” những công cụ tài chính, bảo hiểm, những loại chứng khoán vô cùng phức tạp, không ai hiểu nỗi.[5]

Cũng nên để ý rằng các nguồn gốc khác nhau của sự “siêu giàu” này có “liên hệ hữu cơ” với nhau, đặc biệt là với tham nhũng: trong nhiều trường hợp, tham nhũng cho một cái “vốn” để những người giàu trở thành cực giàu (một cách hợp pháp). Và chính những người cực giàu này khuyến khích, mớm đút, tạo cơ hội tham nhũng ở những người khác.

Gần đây ở Việt Nam hai ý niệm “tham nhũng” và “nhóm lợi ích” thường được ghép chung. Điều này không hoàn toàn đúng. Theo nguyên ngữ thì “nhóm lơi ích” là một tập họp của những người có cùng quyền lợi kính tế, hợp lực với nhau để bảo vệ, tranh đấu cho quyền lợi ấy. Đó là một hiện tượng đương nhiên, tự nó không có gì là xấu (chẳng hạn, xét cho cùng, công đoàn để bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động cũng là một nhóm lợi ích chứ gì?). Song khi các nhóm lợi ích thông đồng, cấu kết với tham nhũng ̶ trong đó tham nhũng dựa vào đòn bẫy của nhóm lợi ích để tác động đến nền kinh tế, đến xã hội, và vâng, đến thể chế chính trị nữa.. .̶ thì sự nguy hại của tham nhũng được nhân lên nhiều lần. Không những thế, khi tham nhũng có được một nhóm lợi ích làm hậu thuẫn thì dù vài cá nhân tham nhũng có sa vào vòng lao lý, nhóm lợi ích đàng sau những người ấy vẫn còn đó, tác hại của nó vẫn tiếp tục.

Kinh tế thị trường là một trò chơi cực kỳ phức tạp và những người thắng cuộc chơi ấy hẵn là khôn lanh ít nhiều hơn người khác. Song những người thắng cuộc cũng thường có những bản chất khôngđáng ngưỡng mộ: khả năng luồn lách pháp luật, hoặc uốn nắn pháp luật theo cách có lợi cho họ, sự sẵn sàng lợi dụng kẻ khác – ngay cả những người nghèo; và chơi những trò “bẩn”, nếu cần.

Ảnh hưởng kinh tế của sự cực giàu

Cho đến gần đây, khi bàn về vấn đề chênh lệch thu nhập, giới kinh tế chính thống thường chỉ nói đến ảnh hưởng của nó đến tốc độ tăng trưởng vĩ mô. Những người theo phái thị trường tự do (hay “tân phóng khoáng” – neoliberalism) thì cho rằng bất công bằng thu nhập, dù tự nó không phải là tốt, là đáng cổ vũ, cũng là một tiền đề khó tránh của một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh: những nguời giàu sẽ có xu hướng đầu tư nhiều hơn… Nói cách khác, dù tầng lớp cực giàu có tích tụ tài sản của họ cách nào đi nữa (miễn là hợp pháp) thì họ cũng có ích cho xã hội vì nhờ họ mới có đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động, đầu tàu cho sự tăng trưởng của cả nước. Chẳng những mức độ tài sản của họ là có ích cho xã hội, sự chênh lệch thu nhập cũng là cần thiết để phát triển bởi nó tạo động lực cho lao động (cả tay chân lẫn trí tuệ). “Cào bằng” thu nhập thì còn đâu những khuyến dụ (incentive) để nỗ lực làm việc? Nói cách khác, theo những người này, có sự đánh đổi không thể tránh giữa “hiệu quả kinh tế” và “công bằng thu nhập”.

Có ba cách phản biện quan điểm này.

Một là, quan điểm ấy dựa trên giả định là nền kinh tế có sự cạnh tranh hoàn hảo: ngay khoa kinh tế học chính thống cũng đã chứng minh từ lâu rằng chỉ trong một nền kinh tế như thế thì lợi ích cá nhân mới trùng hợp với lợi ích cộng đồng (nghĩa là, người thu được lợi ích cá nhân cũng đem lại lợi ích cho tập thể). Trên thực tế, không nền kinh tế nào có một sự “cạnh tranh hoàn toàn” như thế: những sự méo mó (như độc quyền, chẳng hạn) sẽ khiến lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể, và những người theo đuổi lợi ích cá nhân không hẵn sẽ có ích cho tập thể. Nói rộng ra, trong một nền kinh tế bị “méo mó” vì những “hoạt động tìm lợi nhuận trên bình thường” (rent seeking activity) thì những người được hưởng những khoản tư lợi khổng lồ không nhất thíết là những người có đóng góp lợi ích tương ứng cho tập thể.

Hai là, nhiều nhà tâm lý học, nhà khoa học xã hội (và thậm chí một số nhà kinh tế học) đã điều tra cặn kẽ để tìm xem cái gì là động lực lao động của con người, và họ khám phá rằng, ít nhất là trong nhiều trường hợp, giới kinh tế gia đã lầm khi cho rằng thu nhập là động cơ duy nhất. Đa số chúng ta thường làm việc hăng say hơn khi được thúc đẩy bởi những động lực nội tại (chẳng hạn như sự mãn nguyện khi làm một việc gì đó một cách hoàn hảo) hơn là bởi những phần thưởng đến từ bên ngoài (như lương tiền). Lấy một ví dụ, trong hai thế kỷ vừa qua, hầu hết các nhà khoa học góp phần nâng cao đời sống của nhân loại không phải vì họ theo đuổi tiền tài. Đó là điều may mắn cho chúng ta, bởi nếu những người xuất chúng ấy theo đuổi tiền tài thì họ đã trở thành chủ ngân hàng, kinh doanh bất động sản, mà không là nhà khoa học. Chính sự say mê tìm tòi chân lý, niềm vui của hoạt động trí tuệ, hạnh phúc tuyệt vời của khám phá, phát minh – và, vâng, sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp ̶ là quan trọng nhất đối với các nhà khoa học.

Ba là, ngay trong trường hợp mà “thù lao” của những người cực giàu (nhất là trong giới tài chính, ngân hàng) là “kỷ lục” với lý do rằng mức độ thù lao ấy là cần thiết để những người này “cố gắng” hơn, nhiều nghiên cứu đã phát giác rằng cái “gói thù lao” kếch xù (làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong xã hội) đang được các đại công ty, các ngân hàng, quỹ đầu tư áp dụng, đã khiến những người này có những quyết định làm méo mó hơn, thay vì gia tăng hiệu quả của nền kinh tế. Kinh tế học đã chứng minh rằng, vì thông tin và giám sát không bao giờ là đầy đủ, rất khó (gần như không thể) thiết kế một “gói thù lao” tối hảo (nhìn từ quan điểm quyền lợi cổ đông, đừng nói chi đến lợi ích toàn xã hội) cho lãnh đạo các ngân hàng, giám đốc các đại công ty.

Ngoài những tác động (có thể gọi là vi mô) nói trên, sự cực giàu của một thiểu số còn có những ảnh hưởng vĩ mô tai hại: nó sẽ bóp méo tỷ lệ các loại hàng nhập khẩu. Những người cực giàu, với sức mua lớn, sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu những món hàng xa xỉ (xe xịn, hàng hiệu).[6] Việc này sẽ làm giảm giá trị nội tệ, và làm mắc hơn những loại hàng nhập khẩu mà đa số người tiêu dùng là có thu nhập thấp.

Ảnh hưởng xã hội của tầng lớp “siêu giàu” mới nổi

Đối với một số chế độ (như ở Trung Quốc) thì tình trạng cực kỳ bất bình đẳng có một hậu quả tai hại duy nhất là gây bất ổn trong xã hội, hăm doạ sự tồn tại của chế độ ấy. Nhận định này là đúng nhưng chưa đủ
“Thu nhập tương đối” và “hạnh phúc con người”

Gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện rằng hạnh phúc con người còn tuỳ vào thu nhập tương đối (ngoài mức thu nhập tuyệt đối để thoả mãn những nhu cầu sinh tồn). Thu nhập càng chênh lệch thì những người có thu nhập trung bình, hoặc thấp, càng thấy “kém hạnh phúc”. Tình trạng này càng trầm trọng khi những người có thu nhập cao lại thích phô trương, hào nhoáng, khiến những người có thu nhập kém hơn họ phải ganh tỵ, thèm muốn.

Một ảnh hưởng nữa là ở cơ hội tiến thủ của những người xuất thân từ gia đình có thu nhập thấp: Họ sẽ thất vọng, nản chí khi thấy rằng chỉ con cái nhà giàu là có nhiều cơ hội học trường giỏi (và nếu nước họ là chậm tiến thì sẽ được xuất ngoại du học). Sau khi tốt nghiệp thì những “con cái nhà giàu” này tất nhiên sẽ ưu tiên có những địa vị béo bở trong xã hội, cho họ cơ hội làm giàu thêm. Cứ như thế, sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bất bình đẳng thu nhập và đời sống văn hoá

Trong một xã hội cực kỳ bất bình đẳng, và nhất là khi tài sản của những người cực giàu là phi pháp, hoặc những người này thiếu căn bản văn hoá, phô trương sự giàu có của mình một cách vô ý thức, thì đời sống văn hoá của toàn xã hội cũng sẽ bị xấu đi: Những lối ăn chơi phù phiếm, sa đoạ, xa xỉ, đua đòi hàng hiệu nhập khẩu (nhất là khi lối sống này không bị kết án mà còn được các phương tiện truyền thông đại chúng quảng bá, trầm trồ ngợi khen), sẽ cuốn hút toàn thể xã hội vào con đường ấy, ngày càng lệch xa những lối sống văn minh thật sự.

Phải làm gì?

Có những người cực đoan cho rằng sự xuất hiện của tầng lớp siêu giàu mới nổi là một hiện tượng tự nhiên, thậm chí có lợi cho xã hội, và những ai chống lại hiện tượng này chỉ là những kẻ ganh tỵ xấu nết… Theo những người cực đoan này, nhà nước không cần làm gì cả. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hiện tượng siêu giàu mới nổi không phải là “tự nhiên” mà là hậu quả của sự khôn lanh khai thác những “lỗ hổng” của thể chế, của nền kinh tế, và gây nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho chính sự phát triển của quốc gia, và rộng ra là cho mức độ an sinh của tuyệt đại đa số trong xã hội.

Đàng khác, không ai có thể khách quan mà nghĩ rằng thu nhập của mọi người trong xã hội đều phải như nhau. Một sự bất bình đẳng thu nhập nào đó là không thể tránh, thậm chí cần thiết. Vấn đề ở đây là sự xuất hiện một thiểu số cực giàu, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, mà thu nhập dù hiện tại có là hợp pháp, đã vượt quá xa tài sức và sự đóng góp của họ cho xã hội.

Hầu hết các nhà lãnh đạo trên thế giới, từ tổng thống Mỹ Barack Obama đền nguyên tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đếu ít nhiều nghĩ rằng nhà nước cần can thiệp để làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Một chính sách cấp thời có thể là tăng suất thuế đánh vào người giàu (như ông Obama hiện đề nghị). Tuy nhiên, như đã trình bày trong bài này, một chính sách dài hạn phải là chấn chỉnh những méo mó kinh tế (ưu tiên gỡ bỏ những độc quyền, đặc lợi, chế độ “xin/cho”, và tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi người). Sự tái cấu trúc thể chế này sẽ cực kỳ khó khăn vì chắc chắn nó sẽ gặp sự kháng cự mãnh liệt, công khai lẫn ngấm ngầm, của giai cấp cực giàu hiện hữu (cấu kết thành các “nhóm lợi ích”) với những thế lực tài chính, kinh tế, và vâng, chính trị nữa, vô cùng to lớn của họ. Một sự tái cơ cấu như thế chỉ có thể thành công nếu nó không bị ảnh hưởng của bất cứ nhóm lợi ích nào, nhất là trong một thực trạng mà những nhóm lợi ích ấy lại “tay trong tay” với tham nhũng.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn/ Viet-studies

—————

[1] Joseph Stiglitz, 2012, The Price of Inequality: How Today’s Divided Society Endangers Our Future, New York: Norton

[2] Timothy Noah, 2012, The Great Divergence: America’s Growing Inequality Crisis and What We Can Do about It, New York: Bloomsbury Press.

[3] Chrystia Freeland, 2012, Plutocrats: The Rise of the New Global Super-Rich and the Fall of Everyone Else, New York: Penguin

[4] Một cuốn sách thú vị về tầng lớp siêu giàu mới nổi ở Nga là The Oligarchs: Wealth And Power In The New Russia của David Hoffman (New York: PublicAffairs, 2002)

[5] Tương truyền rằng chính ông Ben Bernanke, chủ tịch Fed của Mỹ, lúc mới nhậm chức cũng không hiểu nỗi tất cả những công cụ này, phải mời một chuyên viên ngân hàng đến giải thích cho ông!

[6] Nếu nhà nước cấm nhập khẩu chính thức những loại hàng này thì họ sẽ nhập khẩu qua những kênh bất hợp pháp, tạo thêm cơ hội cho tham nhũng.