Nguyễn Duy Cần
NGƯỜI XƯA có nói: "Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn nhưng không thể đoạt được cái chí của kẻ thất phu".
Kẻ nói câu nầy, thật đã khám phá được cả tâm sự của loài người.
Người ta, dầu là một kẻ tầm thường đến bực nào, bao giờ cũng cho ý kiến mình là quan trọng hơn tất cả. Cái "tôi" có phải là dễ ghét đâu theo như lời của Pascal. Nó là cái chữ dễ yêu nhất trong đời. Nhưng, vì ta đã quá nâng niu chìu chuộng nó... mà thành ra cách xử lý tiếp vật trong đời ta gây không biết bao nhiêu sự vụng về, ân hận, đau khổ, tai ương... Và cũng chính vì thế mà Pascal mới thốt ra câu nói chua cay nầy: "Cái tôi rất đáng ghét"[i].
Nó chẳng những dễ yêu mà thôi, nó lại là trung tâm điểm của vũ trụ là khác. Bao nhiêu sự vật trong đời, chung quy đều quây quần theo cái cốt ấy: Bản ngã.
Bởi thế, muốn đoạt cái chí của một kẻ thất phu, người xưa cho là khó khăn hơn là đoạt soái ấn giữa chốn ba quân.
Dùng cường lực, dùng uy thế mà bức người phải nghe theo mình, không bao giờ làm được; mà dầu có làm được đi nữa thì cũng chỉ là một việc làm có thể được tạm thời thôi.
Ở đời không ai có thể chịu nhận mình là quấy cả. Dầu là tay đại gian, đại ác như Tào Tháo cũng không chịu nhận mình là gian ác. Tào Tháo thường xưng mình là vì dân vì nước, mà Lưu Bị cũng tin mình vì nước vì dân. Godse, người ám sát Gandhi mà thiên hạ phần đông nguyền rủa, vẫn tươi cười trước khi chịu tử hình. Bởi vậy, bàn cãi với người và muốn đem cái lẽ phải của mình ép buộc họ phải nghe theo thì chắc chắn không bao giờ được, lại còn gây thêm lắm điều không hay khác trong tình giao hảo hằng ngày.
*
Thuở nhỏ, tôi là người thích cãi nhất. Tính hiếu thắng xui tôi bao giờ cũng không chịu nhịn một ai cả, dầu trong một lời nói tầm thường cũng vậy. Trong những cuộc cãi vã, không bao giờ tôi chịu nhượng ai một lời. Rủi mà lời nói mình không được người để ý đến hoặc bị ruồng rẫy, bỏ qua, thì không gì buồn khổ bực tức bằng. Nói thì có hơi quá đáng, nhưng sự thật tâm sự tôi bấy giờ không khác gì tâm sự của Khuất Nguyên, có điều là không đến nỗi đi trầm mình nơi sông Bộc...
"Khuất Nguyên, làm quan cho Hoài Vương nước Sở bị sàm báng phải bị đuổi đi. Mặt mũi tiều tụy, hình dung khô héo... một ông lão đánh cá trông thấy, hỏi: Có phải ông là Tam Lư đại phu đó chăng? Sao mà đến nỗi khốn khổ thế? Khuất Nguyên nói: Đời đục cả, một mình ta trong, người say cả, một mình ta tỉnh... Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi...".
Đâu phải đó là riêng gì tâm sự của Khuất Nguyên, mà là tâm sự chung của mọi người. Tại sao mình muốn cho người ta phải nghe theo mình mà không để cho người ta như mình, nghĩa là theo cái ý nghĩ của người ta?
*
Tuổi thanh xuân thường vì huyết khí bồng bột nên không chịu coi vào đâu những ý kiến của các bực cao niên đầy kinh nghiệm hơn. Dầu có muốn cho mấy cũng không làm gì tránh khỏi sự xung đột giữa hai thế hệ. Vậy, làm cha mẹ bây giờ, tại sao ta không biết lấy cử chỉ khôn ngoan của nhà mục sư kia đối với đứa con trai mười lăm tuổi của ông mà xử với con mình? Ông mục sư ấy bảo với con ông: "Từ mười lăm tuổi đến hai mươi tuổi, cha cho phép con tin rằng con thông minh hơn cha. Từ hai mươi đến hai mươi lăm tuổi, thì con cũng có quyền tin rằng con thông minh bằng cha. Nhưng bắt đầu từ hai mươi lăm tuổi sắp lên, thì cha bắt buộc con phải nhìn nhận sự thông minh của cha hơn con nhiều một cách tuyệt đối vậy". Thật, ông cha nầy là một ông cha thông minh và khôn ngoan nhất. Tôi đã từng trải qua những giai đoạn ấy, những lúc mà huyết khí đã đưa tôi lên tận mây xanh của lòng tự phụ, không xem vào đâu sự kinh nghiệm của bậc tiền nhân và đã đưa tôi vào những cuộc phiêu lưu tinh thần không bờ bến... Mỗi một ý nghĩ gì chạm đến lòng tự phụ của tôi, thì tôi quyết đánh đổ đến kỳ cùng... nhất nguyện không bao giờ chịu để cho ngã lẽ... dẫu biết mình là sai lầm. Lắm khi nằm đêm suy nghĩ biết mình quấy nát, thế mà lòng tự ái cấm cản không cho mình đi về đường phải.Ước gì người ta đều biết cư xử với bọn thanh niên của chúng tôi như ông mục sư kia... thì biết bao nhiêu thanh niên đã không liều lĩnh đi vào con đường lãng mạn và đầy chông gai của những lý tưởng mù mờ, nhưng khôn ngoan là biết chiều theo lòng thị dục đương buổi của chúng tôi. Thật ông mục sư trên đây là người hiểu rõ tâm sự của thanh niên nhiều lắm.
*
Đừng công kích, đừng biếm nhẽ, đừng mạt sát ai... nghĩa là đừng chạm vào lòng tự ái của ai cả, nếu mình muốn người ta nghe theo mình, nghe theo cái lẽ phải của mình. Hơn nữa, cái thiện cảm đầu tiên mà mình gây được nơi lòng người rồi, đó là cái chìa khóa của thành công của mình sau này vậy.
Thương nhau mọi sự chẳng nề,
Dầu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Trái lại, nếu mình vô tình gây lấy ác cảm lúc ban đầu thì con đường thất bại của mình đà gạch sẵn:
Yêu ai, yêu cả đường đi,
Ghét ai, ghét cả tông chi họ hàng.
Huống chi tư tưởng của mình, nếu có sự yêu ghét chen vào trước, thì sự thuận nghịch thấy liền trước mắt. Lý luận đanh thép bực nào, bằng cứ dồi dào bực nào cũng không làm gì chuyển được cái ác cảm gây ra lúc ban đầu[ii].
*
Huống chi trong khi bàn bạc, mình cũng phải kể đến trình độ của kẻ khác. Dầu người ấy có ngu si vụng dại đến đâu, phải biết cho họ cũng có cái lý của họ, hoặc vì trình độ hiểu biết của họ chỉ đến ngần ấy là cùng. Đối với người thấp, đừng dùng lời quá cao mà thành ra cầu kỳ lập dị; đối với người cao đừng dùng lời lẽ quá thấp mà bị người khinh thường búng rẻ.
Khổng Tử có nói: "Trung nhơn dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng dã; trung nhơn dĩ hạ, bất khả dĩ ngữ thượng dã". Bực trung trở lên, thì có thể dùng lời cao mà nói được; từ bực trung trở xuống, không thể dùng lời nói cao mà nói được nữa. Một câu đọc thuộc lòng thuở nhỏ, đến nay mới hiểu được tất cả ý nghĩa thâm trầm của nó.
Trang Tử lại còn nói rõ ràng hơn: "Đồng ý với ta, cho ta là phải; không đồng ý với ta, cho ta là quấy... Đã cho ta biện bác cùng anh, anh được, ta không được, vậy anh đã hẳn là phải, mà ta đã hẳn là quấy chăng? Ta được, anh không được, vậy ta đã hẳn là phải, mà anh đã hẳn là quấy chăng? Hay là hoặc khi phải hoặc khi trái chăng? Hay là ta cũng phải cả, cùng quấy cả chăng? Ta cùng anh không thể biết được nhau vậy. Giờ ta phải nhờ đến ai để quyết định điều đó? Nhờ kẻ đồng với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã đồng với anh, thì làm sao mà quyết định được. Nhờ kẻ đồng với ta để quyết định điều đó ư. Họ đã đồng với ta thì làm sao mà quyết định được. Vậy phải nhờ kẻ khác với ta và với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã khác với ta và với anh thì làm sao mà quyết định được. Vậy thì, ta cùng anh, cùng người đều không thể hiểu biết nhau, còn phải đợi kẻ khác nữa ư?".
Câu này đã làm cho tôi tỉnh ngộ nhiều lắm. Thật vậy, cái phải quấy của thiên hạ chẳng qua ở chỗ thuận nghịch với những ý tưởng có sẵn của mình thôi. Chỉ có một sự đồng cùng không đồng mà lời mình nói, việc mình làm ra phải hay quấy. Và chỉ có thế thôi. Trình độ hiểu biết của ta không thể bắt buộc ta phải nhận được những điều mà ta chưa thể hiểu được. Không chịu hiểu thế, mà gắng gượng làm cho kẻ khác cũng phải ngã lẽ theo mình... thật mình còn mê hơn họ nữa, nếu họ thật là người mê. Đã vậy, lại còn bực tức bất bình chỉ vì người ta không chịu hiểu theo mình... tôi tưởng không còn gì ngu si hơn nữa. Mình nói mà người ta không hiểu, biết đâu không phải vì người ta ngu, mà là vì mình ngu, nghĩa là mình không biết cách làm cho người ta hiểu. Cũng như làm thầy dạy học trò mà học trò không hiểu, đừng vội cho chúng là ngu, mà phải tự trách vì mình không biết cách làm cho chúng hiểu.
*
Tại sao biết chắc điều mình nghĩ là phải mà của người ta quấy? Cái sướng của người trí, kẻ ngu lấy làm bực mình; cái sướng của kẻ ngu, người trí cũng lấy làm bực mình vậy. Phải quấy là một lẽ tương quan, đối với mình cũng như đối với người. Vậy, cãi nhau về điều phải lẽ quấy, thật là một điều khó được ổn thỏa.
*
Lại nữa, biết đâu sự hiểu biết của mình, lại không phải chỉ là một sự hiểu biết vụn vằn, chi ly như cái biết của người mù rờ voi...
Bốn anh mù hội nhau quan sát con voi. Người thứ nhất rờ đụng cái chân, bèn nói: "Con voi giống như cột trụ". Người thứ hai mò trúng cái vòi, bèn nói: "Đâu phải, nó giống cái chùy". Người thứ ba đụng cái bụng, vuốt ve một hồi, rồi nói: "Theo tôi, nó giống cái chum đựng nước". Người thứ tư lại nắm đúng cái lỗ tai: "Trật cả. Nó giống như cái nia". Bốn người cãi nhau om sòm không ai chịu ngã lẽ cả. Ngã lẽ thế nào được chứ! Chính bàn tay mình rờ mó nó, chứ phải là nghe ai nói lại sao mà bảo là mơ ngủ. Làm cách nào bảo cho mình chịu được rằng con voi giống như cai nia trong khi chính tay mình ôm nó đây, thật tròn và dài như cây trụ...
Có người đi qua, dừng lại hỏi vì đâu có sự cãi lẫy dường ấy. Họ bèn thuật lại những điều họ đã nhận thức đó và cậy người ấy làm trọng tài, người ấy cười, bảo: "Không có một ai, trong bốn anh em, là thấy được rõ con voi như thế nào. Nó đâu có giống cây cột nhà, mà chính chân nó giống như cây cột. Nó đâu có giống cái nia, mà cái tai nó giống cái nia. Nó đâu có giống cái chum đựng nước... mà cái bụng nó giống cái chum đựng nước. Nó cũng đâu có giống cái chùy, mà chính cái vòi nó giống cái chùy. Con voi, là chung tất cả những cái ấy: chân, lỗ tai, bụng và vòi".
Sự vật trong đời nó thiên hình vạn trạng, chắc gì mình có thể biết được tất cả phương diện của sự đời, và có biết đâu điều mình biết kia chỉ là một trạng thái của sự vật thôi. Chỉ có những bực sáng suốt nhất mới dám tự hào là thấy đặng chân tướng sự vật, nhưng mà cũng biết đâu họ chỉ biết được nhiều phương diện hơn mình thôi, chứ không phải là biết được tất cả phương diện. Sự phải biết thì vô cùng, còn sức hiểu biết của mình thì có hạn; lấy cái hữu hạn mà lượng cái vô cùng... thật khó lòng mà làm nổi.
*
Cãi về con voi của những người mù nầy, cũng không khác gì cãi nhau về con kỳ nhông của cổ tích: một sự bàn cãi về cái chuyển của sự vật.
Có người kia bảo với bạn nó: "Tôi đứng dưới gốc cây đằng kia, thấy rõ ràng một con thú quái lạ, đỏ như lửa". Người nọ bảo: "Tôi cũng thấy con thú ấy vậy, nhưng nó xanh lè kia mà!". Một người thứ ba đi ngang qua, nghe vậy xía vô: "Đâu phải, tôi thấy rõ ràng nó vàng như nghệ vậy". Rồi thì người đi đường xúm lại nghe, ai cũng bảo chính mình thấy như thế nầy... như thế khác... Cãi nhau kịch liệt, không ai chịu của ai đúng hơn của mình... Họ vừa tính choảng nhau, thì có một người lạ khác vào can: "Không! Không! Các anh đừng cãi nữa. Chính tôi là người sống dưới cội ấy nên tôi nhận rõ sự biến đổi của con thú ấy. Nó là con kỳ nhông, nó đổi sắc luôn luôn. Khi thì đỏ, khi thì vàng, khi thì xanh, khi thì tím. Và riêng tôi, có lúc lại thấy nó không có màu sắc gì cả và giống hệt với cái da cây..."
Sự vật ở đời đâu phải luôn luôn như thế nầy, hay luôn luôn như thế kia đâu. Thảy đều là một sự thay đổi không ngừng. Điều mà mình cho là phải hôm nay, biết đâu ngày mai lại thành một sự quấy. Cái lợi hôm nay, biết đâu sẽ là cái hại của ngày mai.
"Một ông lão có con ngựa, một hôm tự nhiên đi mất. Hàng xóm đến chia buồn. Ông nói: "Mất ngựa, nhưng sao các ông biết đó là họa cho tôi?"
Cách mấy tháng, con ngựa lại trở về, dẫn theo một con ngựa hay nữa. Hàng xóm cũng đến chia mừng. Ông nói: "Được ngựa hay, thế nhưng sao các ông biết đó là phúc cho tôi?"
Từ ngày được ngựa hay, con trai ông lão ngày nào cũng thích cưỡi, rủi té, què chân... Hàng xóm đến chia buồn. Ông nói: "Con tôi què nhưng sao các ông biết đó là họa cho tôi?"
Năm sau có giặc. Nhà vua bắt lính... Thanh niên đi lính, mười người chết đến chín. Con trai ông vì què khỏi đi lính, nên cha con còn hủ hỉ với nhau[iii].
*
Một hiền giả Ấn Độ, ngày kia, xem bài các đệ tử phê bình về một bài thơ của mình. Có người đệ tử, trước kia trình cho thầy bài luận của mình, lại đổi nhau xem trước. Họ nên cãi nhau không ai chịu nhận bài của bạn mình là đúng. Thế rồi, họ bảo nhau để coi thầy sẽ phán đoán cách nào. Ông thầy xem đến bài của từng người đều gật đầu khen phải cả. Đến lượt hai người nầy, thầy cũng gật đầu khen đúng nữa. Một người liền đứng lên phản đối: "Thưa thầy, bảo rằng bài của các bạn con đều đúng, thì con không dám cãi, vì con không được biết họ nói gì trong đó. Chớ như đối với bài của anh nầy, thì con chắc chắn không thể nào thầy cho là đúng được, trong khi thầy cũng nhận cho bài của con cũng đúng nữa. Hai chủ trương của chúng con quả quyết không thể bên nào dung được bên nào: hễ anh ấy phải thì con quấy; mà con phải thì anh ấy quấy."
Ông thầy mỉm cười, ôn tồn bảo: "Hai trò đều bàn đúng cả đấy. Sở dĩ trò nầy nói vầy là tại cái trình độ hiểu biết của nó chỉ đến đó là cùng. Sao có thể bảo nó nói sai hay hiểu sai cho được! Bài thơ của thầy như vầng Thái Dương, hoa nào cũng nhờ ánh Thái Dương mà nở, nhưng cây nào nở hoa nấy; cây này không nở hoa kia, mà cây kia không thể nở hoa nọ được... Sao có thể bài của người này phải mà bài của kẻ kia quấy!"
*
Nếu ở đời, ai cũng biết lấy cái lượng của hiền giả nầy mà xử, thì ắt không bao giờ cần phải học đến thuật xử thế mà việc gì trong đời cũng sẽ được xuôi chèo mát mái cả...
" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
Ý chí tự do (free will)
Featured Image: Hootalex
Con người có quyền được lựa chọn và quyết định mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi kế hoạch cho mình hay không? Hay là do “Thượng Đế” sắp đặt trước. Nói một cách triết học là: “Con người có ý chí tự do hay không?” (Free will or not free will? Predetermined or not predetermined?)
Một việc xảy ra do ý trời (sự sắp đặt của vũ trụ) hay do ý người (sự tự do dùng ý chí của ta để sắp đặt sự việc). Ngôn ngữ Việt thường dùng chữ ”thiên định” để ám chỉ một sự việc do trời, hay do quy luật vũ trụ, sắp đặt trước; và dùng chữ “nhân định” để ám chỉ một sự việc do chính ý chí của ta sắp đặt và quyết định. Cụ Nguyễn Du có lúc thì nhấn mạnh yếu tố thiên định, đến yếu tố nghiệp, như:
”Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng nên trách trời gần trời xa
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Nhưng lại có lúc cụ lại nói như một lời an ủi:
“Có trời mà cũng có ta”
Hoặc: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều!”
Vậy thì thế nào? Vũ trụ lập trình mọi sự kiện, mọi biến cố (thiên định), hay con người ta tự quyết định lấy số mệnh của mình (nhân định), hay là… năm mươi -năm mươi?
Trong suốt chiều dài lịch sử đây là một câu hỏi đau đầu, một vấn đề rất gai góc liên hệ đến mọi tôn giáo, mọi triết học, mọi khía cạnh nhân văn, xã hội, luật pháp, đạo đức v.v… Có vô số những lời giải đáp, có vô số những câu trả lời, đưa đến vô số những quan điểm và nhận định hoàn toàn trái ngược nhau.
Trong đời sống hàng ngày có vẻ như ta rất tự do. Ta muốn đi, đứng, nằm, ngồi, hay làm bất cứ việc gì đó, tất cả là do quyết định của ta, tức là do ý chí (will, volonte’) của ta. Nhưng có đôi khi ta lại thấy dường như không phải vậy. Ngay cả đối với bản thân ta nhiều khi, rất nhiều khi, ta chẳng có quyết định gì được cả.
Ta không muốn già, không muốn bệnh, nhưng cơ thể vẫn cứ già, cứ bệnh. Hoặc ta rất muốn có đủ trí thông minh để đối chọi với đời, hoặc ta rất muốn hoàn tất một dự định, hoặc ta rất muốn thành đạt; nhưng muốn là một chuyện, còn có thực hiện được không lại là một chuyện khác. Cầu thủ tiền đạo đến trước khung thành đối phương, rất muốn sút vào goal, tất cả cổ động viên hàng trăm ngàn người đều muốn như thế, nhưng muốn là một chuyên, banh có đi vào lưới hay không đó là chuyện khác. Rõ ràng: Man proposes but God disposes! Con người dự tính nhưng Thượng đế quyết định!
Từ hiểu biết về vấn đề vô thức, nghiệp, sự quy định sinh học của genes, khiến ta khó chứng minh được rằng con người ta có quyền tự do lựa chọn trong ý nghĩ và hành động của mình. Rồi trong thế kỷ này, thuyết Big Bang càng ngày càng được kiểm chứng. Nghĩa là sự thành lập vũ trụ tùy thuộc vào những hằng số lúc ban đầu, đưa đến một diễn tíến nhất định (determined process) để hình thành thế giới chúng ta. Chính đây là luận điểm mạnh mẽ nhất, chứng minh chúng ta đã bị lập trình từ trước. Lập trình từ cơ thể sinh học đến cơ chế tư duy, hành vi ứng xử v.v…
Về mặt Pháp luật, tất cả các bộ luật đều bắt con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình (trừ khi bác sĩ xác nhận bị bệnh tâm thần). Về mặt tôn giáo, nhiều tôn giáo lớn cho rằng con người ta có ý chí tự do (free will), có thể làm những gì mình muốn, có thể quyết định những lựa chọn của mình. Vì có ý chí tự do nên con người phải chịu trách nhiệm về tất cả những hành động của mình. Tín đồ Catholic phải chịu trách nhiệm về quyết định việc mình theo Chúa hay theo Satan, lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Ngay cả Phật giáo cũng có những luân điểm như vậy. Anh phải làm điều thiện và tránh điều ác. Những lời dạy như vậy phổ biến trên hầu hết các tôn giáo, các bộ luật, các nhà xã hội, các nhà đạo đức…
Về mặt thế gian, luật pháp phải đòi hỏi con người có ý chí tự do, đòi hỏi con người phải chịu trách nhiệm với hành động của mình. Đó là chuyện đương nhiên, nếu không thì còn gì luật pháp, còn gì an ninh trật tự. Về mặt đạo đức, nếu anh không chịu trách nhiệm về tội lỗi của anh thì xã hội sẽ ra sao?
Về mặt tôn giáo cũng vậy? Những tôn giáo lớn, thường cũng đều cho rằng con người phải chịu trách nhiệm với hành động của chính mình, điều này gián tiếp cho rằng con người có ý chí tự do. Từ quan điểm này, tín đồ thường nguyện làm điều thiện tránh điều ác, nguyện làm điều này, nguyện tránh điều kia. Nhưng “nguyện” là phải dùng tới ý chí, nếu ý chí của tôi được tự do thì tôi mới thực hiện lời nguyện được. Ngay ở đây, một câu hỏi phải được nêu lên: Liệu con người ta thực sự có ý chí tự do để quyết định mọi hành động của mình hay không?
Ta thấy rằng tính tất định của vũ trụ, luật nhân quả, nghiệp, vô thức, genes đã chi phối, quy định toàn bộ hiên hữu của con người. Nghĩa là những nhận thức này đưa tới những hệ luận mâu thuẫn với phần lớn các quan điểm về tự do ý chí đang phổ biến trong xã hội con người. Tự do ý chí của con người dường như là nhận thức phổ thông và phổ biến. Tự do ý chí dường như là một chấp nhận hiển nhiên, không cần chứng minh. Vì thế, bài viết chỉ đưa ra đây một vài ví dụ cho quan điểm “con người không có tự do của ý chí”:
– Kinh cựu ước: Mỗi một sợi tóc rụng cũng là ý của chúa (tất cả mọi hiện tượng mọi sự kiện xảy ra là do ý chúa). Không hiểu sao Cựu ước nhận thức như vậy, mà đến Tân ước và nhà thờ hiên tại thì con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đáng lẽ ra “ổng” làm “ổng” chịu chứ.
– Cả Do thái giáo lẫn Hồi giáo cũng rất lúng túng khi phải giải thích về ý chí tự do. Họ cố gắng giải thích sao cho có sự quân bình giữa quyền quyết định tối cao của thượng đế với cái ý chí tự do của mỗi con người, giống như giải pháp của cụ Nguyễn Du.
– Triết học tây phương cũng đau đầu về vấn đề này. Những khuôn mặt lẫy lừng như Kant, Nietzche, Schopenhauer, Hume, Spinoza và nhiều người nữa cũng đều cho là vũ trụ và con người đều bị quy định trước (predetermined) như vậy có gì còn được gọi là ý chí tự do? Triết gia Đức Schopenhauer viết:
“Nếu một hòn đá đang bị ném bay trong không trung mà nó biết suy nghĩ thì nó cũng nghĩ là nó đang bay bằng ý chí tự do theo quỹ đạo mà nó muốn.”
Hòn đá vô tri vô giác nếu có ý thức thì điều đầu tiên nó mơ ước là có được tư do trong hành động của mình, huống hồ là con người một sinh vật có ý thức! và luôn luôn tự hào về mình. Chính vì nỗi khao khát này mà rất nhiều người muốn chứng minh con người có ý chí tự do, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm với hành động của mình.
– Sáu phái Triết học Ấn độ hoặc công khai hoặc không công khai cũng đều phủ nhận cái cho là Ý chí tự do.
– Mục Kiền Liên, đệ tử Phật, người rất nhiều thần thông và pháp thuật cuối đời bị một đám đông người của giáo phái khỏa thân bao vây và đánh hội đồng tan xương nát thịt cho đến chết. Bạn bè nói chuyện với thần thức của Mục Kiền Liên:
– Sao ông lại để chịu chết như vậy, những thần thông đệ nhất của ông đâu? Sao không tàng hình, hoặc đằng vân bay đi, mà đứng đó đưa lưng chịu đòn?
– Các ông chưa hiểu nghiệp là gì! Lúc nghiệp đổ ào ào tới, thần thông cũng chẳng xoay chuyển nổi!
Về Ý chí thì mình muốn làm mọi cách để sống nhưng nghiệp thì bắt mình chết, ai cũng biết điều đó. Câu chuyện Mục Kiền Liên chỉ dù là huyền thoại, nhưng sự xuất hiên của câu chuyện đó trong lịch sử Phật giáo chứng minh rằng đã có ý nghĩ về sự bất lực của con người trước nghiệp, trước định mệnh.
Tính tất định của vũ trụ, luật nhân quả (law of cause and effect), nghiệp, genes, là những cái quy định hình dạng cơ thể, trí thông minh, cho cả đến toàn thể vân mệnh một cá nhân. Sự chứng minh và tranh luận về quan điểm này, sẽ vượt quá khuôn khổ bài viết. Nếu ai đã tìm hiểu căn kẽ, và đã tin ở sự quy định đó, thì quả thực khó thấy được cái phần tự do trong mọi tư duy và hành động của mình. Tôi cũng khao khát tự do như bạn, tôi cũng muốn chứng minh rằng, dù bị nghiệp quản thúc, bị genes quy định nhưng tôi vẫn có tự do ý chí để thực hiện những nguyện ước của tôi. Nhưng thực sự là không thể được, thực sự rất khó tìm được chứng minh cho cái tự do của tôi.
Có người nói tình trạng bị quy định (predetermined) và ý chí tự do (free will) là hai vấn đề khác nhau. Ta phải phân ra làm hai lãnh vực, lãnh vực vật chất thì bị quy định, còn lãnh vực tinh thần thì tư do. Tiếc rằng lý luận vừa nêu rất khó thuyết phục, bởi vì tách thế giới ra làm hai phạm trù độc lập không phù hợp với tính thống nhất hiển nhiên của vạn vật.
Có người nói Cơ học lượng tử (quantum physics) chứng minh rằng dù thế giới vật lý có bị quy định (predetermined) bởi những hằng số nào đi nữa thì vẫn có những sai lệch xác suất (probability) do tính bất định của hạt. Nghĩa là trong thế giới hạt (micro world) không có sự qui định tuyệt đối. Nghĩa là thế giới vĩ mô mà ta đang sống (macro world) cũng không hẳn bị qui định tuyệt đối. Tuy nhiên những chống chỏi như thế đều rất yếu về mặt lý luận. Ví dụ như nói cơ học lượng tử bế tắc trước sự bất định của hạt thì đó là tại vì cơ học lượng tử bế tắc chứ biết đâu một nền cơ học khác thì không bế tắc và lại tuyên bố không có cái gì là bất định. Theo tôi nhìn vấn đề từ quan điểm vật lý là rõ ràng nhất:
Nếu vũ trụ được hình thành theo một quy trình nhất định với những hằng số (constants) được tự nhiên lựa chọn trước, thì mọi hiện hữu, mọi sự kiện của thế giới, xảy ra sau đó, tất yếu cũng đều diễn ra theo một diễn trình không thể thay đổi. Từ vận động vĩ mô của vũ trụ đến từng hành động hay suy nghĩ của một cá thể cũng đã đều được lập trình. Thuyết này gọi là tất định luận (determinism). Theo tất định luận, trên thế giới này không có gì gọi là tự do ý chí hay ý chí tự do cả.
Nếu bạn kể rằng, ngày xưa, có lần bạn thất bại trong cuộc sống, nhưng nhờ ý chí mạnh mẽ mà bạn đã đứng dậy, vươn lên, vượt qua được nghịch cảnh để trở thành con người thành đạt hôm nay. Nếu bạn tin rằng diễn trình này chứng minh bạn đã có tự do ý chí, thì xin thưa: Toàn bộ diễn trình đó, sự thất bại ban đầu, nổ lực phấn đấu vượt khó sau đó và sự thành đạt hôm nay, tất cả đã được lập trình. Tất cả mọi hiện hữu, mọi diễn biến đều đã được định trước, kể cả sự xuất hiện ý chí mạnh mẽ của bạn lúc đó.
Thế sao thực tế là lúc nào tôi cũng cảm thấy dường như mình có tự dọ quyết định điều này điều nọ. Tình trạng “cảm thấy” này được giải thích như sau: ví dụ như có một con Robot được lập trình sao cho, trước một tình thế, nó phản ứng được với mười cách ứng xử khác nhau. Ta cho rằng con Robot này rất thông minh, nhưng ta biết nó không có ý chí tự do, vì tất cả mười cách phản ứng cùa nó đã được lập trình sẵn, nó không biết đến cách phản ứng thứ mười một và hơn nữa.
Nhưng nếu một nhà lập trình siêu việt trong tương lai viết được một phần mềm, sao cho con Robot có thể có đến vô số những lựa chọn, thì chắc bạn không dám gọi nó là Robot nữa. Lúc ấy Robot sẽ thông minh không khác người sản xuất ra chúng. Và lúc ấy con Robot cũng không chịu nhận mình là Robot, chúng sẽ nói chúng có ý chí tự do, chúng sẽ tự quyết định sự tồn tại của chúng, chúng sẽ làm một cuộc nổi dậy chống lại con người. Phim khoa học giả tưởng (science fiction) mà bạn xem trên TV chắc chắn có một giá trị nhất định.
Trường hợp con người cũng vậy, do tương tác duyên khởi trùng điệp, con người có một số quá lớn những lựa chon trước một tình huống. Do đó ta luôn luôn có cảm giác như được tự do trong những lựa chọn hoặc quyết định của mình. Mà không biết rằng ngay từ lúc khai thiên lập địa, ở những phút đầu tiên của Big bang, toàn bộ hiện hữu và tiến trình vận động của vũ trụ đã bị quy định. Lúc nào protein được thành lập, lúc nào xuất hiện sinh vật đơn bào, lúc nào xuất hiện sinh vật đa bào, lúc nào có con người đầu tiên, sinh lý cơ thể con người vận hành thế nào, tư duy con người vận hành theo những phản xạ ra sao… Tất cả đều được định trước.
Khi nào hình thành xã hội, cấu trúc xã hội ra sao, khi nào chiến tranh, khi nào hòa bình tất cả đều được lập trình trước. Nhưng con người, sinh vật sinh sau đẻ muộn trong suốt chiều thời gian thăm thẳm đó, luôn luôn tin mình độc lập với tự nhiên và quyết định hết mọi diễn tiến của lịch sử loài người. Trong cuộc đời riêng tư của mình, thì con người còn lại tin chắc hơn nữa về sự tự do của nó. Sở dĩ thế, vì thiên nhiên đã lập trình cho con người rất nhiều lựa chọn trong cách ứng xử của nó.
Tại sao đa số con người tin tưởng ở ý chí tự do, tin tưởng mình có khả năng lựa chọn, mà lại có thiểu số rất ít người lại đặt dấu hỏi nghi ngờ về cái tự do này. Đây là thiểu số bi quan (pessimistic)? Đúng, tất cả các triết gia đã tìm thấy sự bất lực của con người, tìm thấy sự không tự do trong ý chí con người, đều nhận rằng mình là kẻ bi quan. Nhưng sự thật rõ ràng, không phải cứ lạc quan là chân lý. Nếu nhanh nhạy, ta sẽ thấy ngay, chính các triết gia đó mới là những người khao khát tự do nhất. Họ là thiểu số muốn tìm đến cái tự do tuyệt đối, cái tự do tuyệt đối mà đám đông không dám nghĩ tới và thực sự cũng không có khả năng nghĩ tới. Rất tiếc là các triết gia Tây phương luôn đặt vấn đề mà lại thường bất lực khi tìm giải pháp cụ thể.
Đạo học đông phương cũng đối mặt với vấn đề tự do ý chí, câu trả lời của đạo sư Vivekananda có thể là một trong những ví dụ cho minh triết của đông phương:
“Tự do ý chí” tự thân nó là một cụm từ mang những nghịch lý. Không thể có tự do ý chí. Vì ý chí là cái ta nhận thức được, mà cái ta nhận thức được, nghĩa là nó phải hiện hữu trong thế giới này. Bất cứ cái gì hiện hữu trong thế giới thì phải chịu chi phối của thời gian, không gian, luật nhân quả. Muốn tìm thấy tự do, phải vượt qua thế giới này.
“Therefore we see at once that there cannot be such thing as Free-Will; the very words are a contradiction, because will is what we know, and everything that we know is within our universe, and everything within our universe is moulded by conditions of time, space and causality…To acquire freedom we have to get beyond the limitation of this universe; it can not be found here.” (Free will in theology, Wikipedia)
Thế giới chúng ta đang sống bị quy định bởi hai chiều thời gian và không gian. Tất cả hiện hữu, hay hiện tượng, đều xuất hiện và diễn tiến theo một quá trình nhất định, chi phối bởi luật nhân quả. Người ta gọi đây là “thế giới nhân quả”. Trong thế giới nhân quả không thể có tự do ý chí.
Vũ trụ quan Phật giáo quan niệm có hiện hữu của vô lượng thế giới. Kinh Hoa Nghiêm gọi là “thế giới Hoa Nghiêm”. Trong đó có những thế giới không nằm trong vũ trụ của Vật lý học hiện đại, những thế giới không xuất hiện theo diễn trình Big Bang, những thế giới mà lý trí con người không thể nhận thức được. Vũ trụ quan Phật giáo còn phân biệt trong Tam giới và ngoài Tam giới. Lý trí hữu hạn chắc chắn không hình dung được khái niệm “Tam giới” của Phật giáo. Lý trí hữu hạn chẳng thể biết giới hạn Tam giới là thế nào. Nhưng chúng ta có thể biết chắc một điều, thế giới nhân quả nằm trong tam giới. Cứu cánh tối hậu của đạo Phật là vượt qua Tam giới, để đạt đến Niết Bàn. Niết bàn nằm ngoài tam giới. Do đó chỉ khi nào mức tiến hóa tâm linh vượt qua tam giới, vượt qua nhân quả, ta mới tìm thấy tự do tuyệt đối.
Cuối cùng là một cách nhìn rõ ràng nhất, cho thấy bản chất không tự do của ý chí. Đó là nhận ra mối quan hệ giữa ý chí và bản ngã. Đối với Phật giáo, “ngã” không tồn tại một cách độc lập, ngã không có tự tính. Cho rằng có một “bản ngã” tức có một cái ta, đó là một ảo tưởng. Trong chân lý tuyệt đối, “ngã” không có thực. Tất cả chân lý về “ngã” làm cho con người trần thế chơi vơi. Tương tự như thế với “ý chí”, cái xuất phát từ “ngã”. Ý chí xuất phát từ bản ngã (cái tôi), cái không có tự tánh, nên ý chí do đó cũng là giả hợp. Ý chí cũng chỉ là ảo tưởng hệt như chủ nhân của nó tức là bản ngã. Điều này càng làm cho con người trần thế hoảng loạn hơn nữa. Cho nên cần phải hiểu rõ toàn bộ vấn đề bản ngã hay ý chí trong nhận thức minh triết nhất.
Bài viết này cố gắng đưa ra một số lý luận về “ảo tưởng của bản ngã” hay “ý chí không tự do” trong ánh sáng của nhiều nguồn minh triết, và nhất là của đạo Phật, chẳng qua là muốn tự định hướng trên con đường tu tập. Căn bản của Đạo Phật là sự thực hành. Câu trả lời cho vấn đề “ảo tưởng của bản ngã” hay “ý chí không tự do” không chủ yếu nằm trong sự tranh luận. Trong quá trình tu tập, thực hành và thành tựu, hành giả (practitioner) sẽ tự tìm ra lời giải đáp cho mình.
Phạm Doãn
Cuộc Sống Ở Trước Mặt – Romain Gary
Featured Image: Kafka Bookstore
Cuộc sống, nó không phải là thứ dành cho tất cả mọi người. Momo đã rút ra kết luận như thế. Nhưng cuộc sống vẫn dành cho cậu, vẫn dí trước mặt cậu cái bản mặt thê thảm của nó, mà dù muốn, dù không cậu cũng phải đối diện, phải nếm trải bằng tất cả các giác quan. Vì Momo vẫn phải sống.
Những khi tôi cảm thấy đời mình ngập tràn bế tắc, tôi hay nghĩ về Momo, cậu bé Ả Rập lớn lên trong vòng tay một người đàn bà Do Thái đã giải nghệ làm gái đứng đường, về những gì mà cuộc sống dành cho cậu, để thấy rằng, mình thật là may mắn vì không có những gì mà Momo và Madame Rosa của cậu có, những thứ đủ sức biến cuộc đời họ thành vũng lầy nhớp nháp mắc míu và đớn đau, như nỗi ám ảnh không bao giờ rũ bỏ nổi.
Trong vũng lầy của cuộc sống, một tình yêu bám rễ như một lý do níu kéo sự tha thiết với cuộc đời. Tình yêu kỳ lạ không thể gọi tên, không giống như tình ruột rà máu mủ, không thuần túy là mối tình giữa đàn ông và đàn bà, dù ở đây ta cũng có một người đàn ông – Momo, mười tuổi (thật ra là đã mười bốn) và một người đàn bà – Madame Rosa, gần bảy mươi. Thứ tình yêu rung động như cổ tích, có thể biến một bà già bủng beo nặng gần một tạ trở thành người phụ nữ đẹp dịu dàng trong trái tim Momo. Người đàn bà Do Thái mang nhiều vết thương và sự ám ảnh, nhiều phong ba vùi dập của cuộc đời.
Madame Rosa đã cưu mang một đứa bé mồ côi như Momo, vì miếng cơm manh áo, nhưng rồi đã giữ cậu lại bên mình như một đốm lửa nhỏ sưởi ấm trái tim đơn độc giữa biển đời thê lương của mình. Người đàn bà đã ôm ấp cậu, vỗ về an ủi và chùi đít cho Momo trong những ngày tháng bơ vơ từ thuở còn thơ cho đến ngày cậu lớn. Tình yêu giữa họ lớn hơn cả tình mẫu tử thông thường, nó đến từ hai trái tìm thèm khát tình yêu tới thắt lòng thắt ruột và đơn côi tới rạn nứt cả trái tim. Cuộc sống không cho Momo tình thương và lòng tin, chỉ cho cậu duy nhất một người đàn bà nặng gần một tạ để neo cậu lại với cuộc sống, người đàn bà mà nguy cơ rời bỏ cậu ra đi càng ngày càng gần kề.
– – “Ông Hamil ơi, người ta có thể sống mà không có tình yêu được không?”
– – “Có.”
Momo bật khóc. Cậu biết rằng mình sẽ vẫn phải sống ngay cả khi tình yêu duy nhất của đời mình ra đi. Dù Momo có đổ hàng tấn nước hoa lên người Madame Rosa, nhưng cuối cùng bà vẫn bỏ cậu mà đi bằng cái mùi của tử thi đã hoại. Và bởi thế, cuộc sống này có vị gì đâu. Nó vẫn thản nhiên đi qua bằng gương mặt đanh đanh vô cảm của nó, cùng những đớn đau đã chai sạn trong tâm hồn già cỗi của một đứa bé lên mười – à không, mười bốn chứ. Cuộc sống, dù nó có cứa biết bao nhiêu vết lên Momo, nó vẫn luôn ở trước mặt cậu, nó chẳng thể ở đâu đó khác, nó còn biết ở đâu nữa bây giờ?
Romain Gary luôn khiến tôi cười, mặc dù biết là bi kịch lắm rồi đấy. Ông khiến tôi lạc quan với chút dí dỏm của mình, dù cười đấy mà ruột thắt biết bao nhiêu bận. Nhưng cái cách ông kiên trì cười vào nỗi thống khổ nó khẳng định rằng rồi ông sẽ thắng, kiểu gì rồi ông cũng sẽ thắng. Không biết đây có phải là một liệu pháp tinh thần không, nhưng biết đâu khi ta cười, thì thế gian sẽ cười đáp lại. Biết đâu cuộc sống đen thủi đen thui của Momo sẽ sang sủa lên, dẫu là tôi cũng chẳng biết đào bới niềm hy vọng ấy ở đâu cho đến dòng chữ cuối. Nhưng ôi dào, rồi thì đời sẽ qua. Thật ra thì những gì mà Momo và Madame Rosa của cậu có, nó chẳng thể nào tệ hơn được nữa.
Bạn có khóc khi đọc cuốn này không? Tôi không khóc. Nhưng đau đớn. Không phải ai cũng khiến người ta đau đớn thế khi mặt mũi tỉnh queo. Bởi thế tôi tin là Gary là một trong những cây bút thiên tài. Tiếc là ông chẳng còn trên đời nữa.
Kafka Bookstore
Kết luận Kiểm tra tài sản nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền
Ngày 21.11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Ảnh TL
Toàn văn Thông cáo như sau: Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Sau khi báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo:
Tại kỳ họp lần thứ 26, ngày 02-03/10/2014 và kỳ 27, ngày 29-30/10/2014 qua xem xét, thảo luận báo cáo kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Đồng chí Trần Văn Truyền là cán bộ xuất thân từ gia đình có công với cách mạng, có quá trình cống hiến lâu dài, đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương và cơ quan Trung ương, có những đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền trên các cương vị và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, đồng chí đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất như sau:
Tại kỳ họp lần thứ 26, ngày 02-03/10/2014 và kỳ 27, ngày 29-30/10/2014 qua xem xét, thảo luận báo cáo kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Đồng chí Trần Văn Truyền là cán bộ xuất thân từ gia đình có công với cách mạng, có quá trình cống hiến lâu dài, đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương và cơ quan Trung ương, có những đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền trên các cương vị và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, đồng chí đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất như sau:
1. Về thửa đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Tháng 12-1992, đồng chí Trần Văn Truyền được Quân khu 9 cấp thửa đất tại lô số 61 thuộc Khu C, địa chỉ 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre do đơn vị Quân y thuộc Tỉnh đội Bến Tre quản lý với diện tích 210 m2 (diện tích trên thực tế là 351 m2). Việc đồng chí Trần Văn Truyền tuy không phải là cán bộ quân đội nhưng được cấp mảnh đất trên là do Tỉnh đội Bến Tre đề nghị với Quân khu 9, trong khi đồng chí không có đơn đề nghị, không có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác.
Sau khi được cấp đất, gia đình có san lấp mặt bằng, làm tường rào nhưng không làm nhà ở mà cho người khác mượn để mở quán bán cơm. Đến năm 2002, khi được chính quyền địa phương thông báo nộp 16 triệu đồng tiền sử dụng đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng chí Trần Văn Truyền làm đơn đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất theo chính sách với gia đình người có công và được Cục Thuế tỉnh Bến Tre quyết định miễn giảm theo Nghị định số 38/CP, ngày 23-8-2000 của Chính phủ đúng với số tiền là 16 triệu đồng.
Năm 2007, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về nhà ở, đất ở. Qua kiểm tra cho thấy, năm 1992, đồng chí Trần Văn Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 đồng chí lại được tỉnh bán cho căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP của Chính phủ; do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu đồng chí Truyền trả lại mảnh đất trên cho Tỉnh đội Bến Tre quản lý; đồng chí Trần Văn Truyền cũng đã có đơn trả lại. Nhưng từ năm 2007 đến nay, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chưa thu hồi được thửa đất trên, do giữa gia đình đồng chí Trần Văn Truyền và các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thống nhất được mức giá đền bù phần chi phí gia đình bỏ ra để san lấp mặt bằng và làm tường rào. Trong khi chưa giải quyết dứt điểm, thì đến năm 2013, đồng chí lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép.
Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền biết mình không đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận. Sau khi đã được mua nhà theo Nghị định số 61/CP và sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu trả lại, đồng chí đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng. Việc làm trên của đồng chí Trần Văn Truyền thể hiện sự thiếu gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận không tốt đối với bản thân đồng chí.
Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan chức năng thực hiện không nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi đất, để kéo dài, gây dư luận không tốt đối với lãnh đạo ở địa phương.
2. Về căn nhà tại số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre
Sau khi được cấp đất, gia đình có san lấp mặt bằng, làm tường rào nhưng không làm nhà ở mà cho người khác mượn để mở quán bán cơm. Đến năm 2002, khi được chính quyền địa phương thông báo nộp 16 triệu đồng tiền sử dụng đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng chí Trần Văn Truyền làm đơn đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất theo chính sách với gia đình người có công và được Cục Thuế tỉnh Bến Tre quyết định miễn giảm theo Nghị định số 38/CP, ngày 23-8-2000 của Chính phủ đúng với số tiền là 16 triệu đồng.
Năm 2007, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về nhà ở, đất ở. Qua kiểm tra cho thấy, năm 1992, đồng chí Trần Văn Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 đồng chí lại được tỉnh bán cho căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP của Chính phủ; do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu đồng chí Truyền trả lại mảnh đất trên cho Tỉnh đội Bến Tre quản lý; đồng chí Trần Văn Truyền cũng đã có đơn trả lại. Nhưng từ năm 2007 đến nay, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chưa thu hồi được thửa đất trên, do giữa gia đình đồng chí Trần Văn Truyền và các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thống nhất được mức giá đền bù phần chi phí gia đình bỏ ra để san lấp mặt bằng và làm tường rào. Trong khi chưa giải quyết dứt điểm, thì đến năm 2013, đồng chí lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép.
Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền biết mình không đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận. Sau khi đã được mua nhà theo Nghị định số 61/CP và sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu trả lại, đồng chí đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng. Việc làm trên của đồng chí Trần Văn Truyền thể hiện sự thiếu gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận không tốt đối với bản thân đồng chí.
Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan chức năng thực hiện không nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi đất, để kéo dài, gây dư luận không tốt đối với lãnh đạo ở địa phương.
2. Về căn nhà tại số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre
Năm 2002, UBND tỉnh đồng ý cho gia đình đồng chí Trần Văn Truyền, được thuê căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre với diện tích: nhà chính 118,22 m2, nhà phụ 24,48 m2, khuôn viên đất 117,69 m2. Trước khi đồng chí nhận nhà, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mới căn nhà trên với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng.
Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, đồng chí Trần Văn Truyền có đơn xin mua căn nhà số 06 Lê Quý Đôn và đã được UBND tỉnh Bến Tre ra Quyết định chuyển quyền sử dụng đất và bán cho đồng chí căn nhà trên theo Nghị định 61/CP. Trong đơn xin mua nhà, đồng chí Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của Nhà nước. UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định bán cho đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà trên theo Nghị định 61/CP, với số tiền miễn giảm là 76,291 triệu đồng; số tiền còn phải nộp cho Nhà nước là 277,969 triệu đồng.
Như vậy, thời điểm mua căn nhà trên, đồng chí Trần Văn Truyền đã được hưởng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định trước đó vào năm 2002. Bản thân đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu tự giác, thiếu gương mẫu khi đồng thời trong hai năm 2002 và 2003 được hưởng 2 lần chính sách về nhà, đất của Nhà nước, không đúng với quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định 61/CP của Chính phủ "Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình...”.
Việc UBND tỉnh chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi phạm.
Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, đồng chí Trần Văn Truyền có đơn xin mua căn nhà số 06 Lê Quý Đôn và đã được UBND tỉnh Bến Tre ra Quyết định chuyển quyền sử dụng đất và bán cho đồng chí căn nhà trên theo Nghị định 61/CP. Trong đơn xin mua nhà, đồng chí Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của Nhà nước. UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định bán cho đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà trên theo Nghị định 61/CP, với số tiền miễn giảm là 76,291 triệu đồng; số tiền còn phải nộp cho Nhà nước là 277,969 triệu đồng.
Như vậy, thời điểm mua căn nhà trên, đồng chí Trần Văn Truyền đã được hưởng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định trước đó vào năm 2002. Bản thân đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu tự giác, thiếu gương mẫu khi đồng thời trong hai năm 2002 và 2003 được hưởng 2 lần chính sách về nhà, đất của Nhà nước, không đúng với quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định 61/CP của Chính phủ "Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình...”.
Việc UBND tỉnh chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi phạm.
3. Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, đồng chí Trần Văn Truyền có đơn gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà tại Thành phố và đã được UBND Thành phố giải quyết cho đồng chí thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận.
Năm 2008, do thời hạn hợp đồng gần hết, đồng chí có làm đơn và được Công ty Quản lý - Kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý chuyển tên trong hợp đồng cho con gái là Trần Thị Ngọc Huệ làm việc tại Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Sài Gòn, tiếp tục được thuê căn nhà trên.
Đến tháng 3-2011, đồng chí làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh bán căn nhà này cho đồng chí và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên. Sau đó các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý bán căn nhà trên cho bà Trần Thị Ngọc Huệ theo hình thức thu 100% tiền sử dụng đất theo đơn giá do Thành phố quy định hàng năm và thực hiện quy trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, nhưng không tính miễn, giảm các khoản được hỗ trợ theo chính sách. Vào thời điểm tháng 7/2014, qua kiểm tra và báo cáo của công an quận Phú Nhuận, đồng chí Trần Văn Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ đồng chí là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là nhà được tặng; con gái đồng chí là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn hộ 28.04A, Khu căn hộ cao cấp Hùng Vương tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND Thành phố Hồ Chí Minh không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước. Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Việc làm trên của đồng chí là có vi phạm, làm cho uy tín cá nhân bị giảm sút, gây dư luận xấu trong xã hội.
Năm 2008, do thời hạn hợp đồng gần hết, đồng chí có làm đơn và được Công ty Quản lý - Kinh doanh nhà Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý chuyển tên trong hợp đồng cho con gái là Trần Thị Ngọc Huệ làm việc tại Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Sài Gòn, tiếp tục được thuê căn nhà trên.
Đến tháng 3-2011, đồng chí làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh bán căn nhà này cho đồng chí và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên. Sau đó các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý bán căn nhà trên cho bà Trần Thị Ngọc Huệ theo hình thức thu 100% tiền sử dụng đất theo đơn giá do Thành phố quy định hàng năm và thực hiện quy trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, nhưng không tính miễn, giảm các khoản được hỗ trợ theo chính sách. Vào thời điểm tháng 7/2014, qua kiểm tra và báo cáo của công an quận Phú Nhuận, đồng chí Trần Văn Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ đồng chí là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là nhà được tặng; con gái đồng chí là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn hộ 28.04A, Khu căn hộ cao cấp Hùng Vương tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND Thành phố Hồ Chí Minh không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước. Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Việc làm trên của đồng chí là có vi phạm, làm cho uy tín cá nhân bị giảm sút, gây dư luận xấu trong xã hội.
4. Về nhà công vụ tại số 61, đường Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Năm 2004, đồng chí Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị Trung ương hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, Khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với diện tích 95m2...
Tháng 10-2011, đồng chí Trần Văn Truyền nghỉ hưu theo chế độ. Đầu năm 2014, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình thì đồng chí mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 5-2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn hộ trên.
Như vậy, sau khi đã nghỉ hưu gần 3 năm ở tỉnh Bến Tre, đồng chí Trần Văn Truyền mới trả lại nhà công vụ ở Hà Nội cho Nhà nước. Với cương vị nguyên là cán bộ cấp cao, đồng chí có khuyết điểm khi chưa thực sự gương mẫu trong sử dụng nhà công vụ.
5. Về căn nhà biệt thự tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
Ảnh TL
Từ năm 2009 - 2010, con trai đồng chí Trần Văn Truyền là Trần Hoàng Anh, cán bộ cảnh sát giao thông Công an tỉnh mua gom đất của 4 hộ dân (với 08 thửa liền kề), diện tích 16.567,4m2, tổng số tiền theo hợp đồng là 1,43 tỷ đồng (ngoài ra còn 01 lô đất gần 8.000 m2 của con gái đồng chí là Trần Thị Ngọc Huệ mua, nhưng chưa sử dụng).
Tháng 12-2012, căn cứ đơn đề nghị của ông Trần Hoàng Anh, UBND thành phố Bến Tre cấp phép xây dựng nhà cho ông Trần Hoàng Anh với diện tích xây dựng tầng trệt 441,71 m2; tổng diện tích sàn 1.226,61 m2; công trình có 03 tầng với chiều cao là 19,96m. Tháng 5/2014, UBND Thành phố Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Trần Hoàng Anh. Đồng chí Trần Văn Truyền có báo cáo giải trình về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng công trình trên là từ 07 tỷ đồng tiền của vợ chồng đồng chí dành dụm và 04 tỷ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, trú tại khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và hiện đồng chí đang ở trong căn nhà này..
Như vậy, việc mua đất và xây dựng nhà của các con đồng chí Truyền được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với cương vị nguyên là cán bộ lãnh đạo cấp cao, đồng chí Trần Văn Truyền đã thiếu cân nhắc và chủ quan khi xây dựng công trình biệt thự lớn trong khuôn viên đất rộng, trong khi nhà ở và đời sống nhân dân địa phương trong vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; gây phản cảm và tạo dư luận xấu, lan rộng trong xã hội. Việc làm trên của đồng chí thể hiện sự thiếu cân nhắc thận trọng và thiếu gương mẫu trong thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân đồng chí và tổ chức đảng; vi phạm mục C, khoản 1, Điều 1, Hướng dẫn số 03, ngày 15-3-2012 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-01-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm: “Làm những việc pháp luật không cấm, nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên”.
6. Về căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh Nghĩa Phạm
Nguồn gốc căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là từ việc đồng chí Trần Văn Truyền có quen biết gia đình bà Trần Thị Lý, sinh năm 1930, trú tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Lý có nhận đồng chí Trần Văn Truyền làm con nuôi . Tháng 7-2000, bà Lý có lập di chúc để lại cho con gái là Phạm Thị Kim Anh, sinh năm 1967. Trong di chúc của bà Lý có nội dung để lại toàn bộ tài sản cho con gái là bà Kim Anh, do bà Kim Anh toàn quyền quyết định khi bà mất, trong đó đồng ý việc chia tài sản cho các con đỡ đầu và các cháu.
Sau khi bà Lý mất, bà Kim Anh đã mở di chúc để chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có đồng chí Truyền. Năm 2008, bà Kim Anh tặng cho vợ đồng chí Trần Văn Truyền là bà Phạm Thị Thủy 01 căn nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 211,8m2, tổng diện tích sàn là 505,1m2 .tại số 465/48C khu phố Phước Hậu. Từ khi được tặng căn nhà, đồng chí Truyền chưa sử dụng, nay theo báo cáo đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý, đồng chí nhận của bà Kim Anh 4 tỷ đồng để làm nhà biệt thự ở Bến Tre.
Tóm lại, từ 6 trường hợp cụ thể về nhà, đất nói trên, qua kiểm tra cho thấy:
Trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, cơ quan Trung ương và khi đã về nghỉ hưu, đồng chí Trần Văn Truyền đã có khuyết điểm, vi phạm: thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất có liên quan đến lợi ích của bản thân và gia đình; trong đó có việc thiếu trung thực, có việc vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và thực hiện Cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những việc làm của đồng chí gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân đồng chí và tổ chức đảng;
Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre có khuyết điểm, vi phạm trong việc còn nể nang, không chỉ đạo thu hồi dứt điểm lô đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre; trong việc sửa chữa, cải tạo mới và bán cho đồng chí Trần Văn Truyền nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng của thành phố đồng ý bán cho con gái đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà tại số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận là không đúng đối tượng, thiếu căn cứ pháp lý, có sự nể nang, vi phạm Quyết định số 118/TTg, ngày 27-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2527/BXD-VP, ngày 18-12-2008 của Bộ Xây dựng và Công văn số 76/UBND-ĐTMT, ngày 20-02-2009 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những khuyết điểm, vi phạm của đồng chí Trần Văn Truyền đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại Công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng), theo đó Ban Bí thư yêu cầu:
- Đối với đồng chí Trần Văn Truyền
+ Kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
+ Yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre
+ Thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với đồng chí Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm thửa đất tại số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre.
- Đối với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận theo hướng đề xuất của UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014.
+ Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105-Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
Theo TTXVN/Báo Mới
Ảnh Nghĩa Phạm
Nguồn gốc căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là từ việc đồng chí Trần Văn Truyền có quen biết gia đình bà Trần Thị Lý, sinh năm 1930, trú tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Lý có nhận đồng chí Trần Văn Truyền làm con nuôi . Tháng 7-2000, bà Lý có lập di chúc để lại cho con gái là Phạm Thị Kim Anh, sinh năm 1967. Trong di chúc của bà Lý có nội dung để lại toàn bộ tài sản cho con gái là bà Kim Anh, do bà Kim Anh toàn quyền quyết định khi bà mất, trong đó đồng ý việc chia tài sản cho các con đỡ đầu và các cháu.
Sau khi bà Lý mất, bà Kim Anh đã mở di chúc để chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có đồng chí Truyền. Năm 2008, bà Kim Anh tặng cho vợ đồng chí Trần Văn Truyền là bà Phạm Thị Thủy 01 căn nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 211,8m2, tổng diện tích sàn là 505,1m2 .tại số 465/48C khu phố Phước Hậu. Từ khi được tặng căn nhà, đồng chí Truyền chưa sử dụng, nay theo báo cáo đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý, đồng chí nhận của bà Kim Anh 4 tỷ đồng để làm nhà biệt thự ở Bến Tre.
Tóm lại, từ 6 trường hợp cụ thể về nhà, đất nói trên, qua kiểm tra cho thấy:
Trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, cơ quan Trung ương và khi đã về nghỉ hưu, đồng chí Trần Văn Truyền đã có khuyết điểm, vi phạm: thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất có liên quan đến lợi ích của bản thân và gia đình; trong đó có việc thiếu trung thực, có việc vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và thực hiện Cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những việc làm của đồng chí gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân đồng chí và tổ chức đảng;
Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre có khuyết điểm, vi phạm trong việc còn nể nang, không chỉ đạo thu hồi dứt điểm lô đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre; trong việc sửa chữa, cải tạo mới và bán cho đồng chí Trần Văn Truyền nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng của thành phố đồng ý bán cho con gái đồng chí Trần Văn Truyền căn nhà tại số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận là không đúng đối tượng, thiếu căn cứ pháp lý, có sự nể nang, vi phạm Quyết định số 118/TTg, ngày 27-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2527/BXD-VP, ngày 18-12-2008 của Bộ Xây dựng và Công văn số 76/UBND-ĐTMT, ngày 20-02-2009 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những khuyết điểm, vi phạm của đồng chí Trần Văn Truyền đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại Công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng), theo đó Ban Bí thư yêu cầu:
- Đối với đồng chí Trần Văn Truyền
+ Kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
+ Yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre
+ Thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với đồng chí Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm thửa đất tại số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre.
- Đối với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận theo hướng đề xuất của UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014.
+ Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105-Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
Theo TTXVN/Báo Mới
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
Tâm Chúng Sinh và Tâm Phật
Đào Văn Bình
Tâm Phật tin vào luật vô thường và nhân quả. Tâm chúng sinh tin vào sấm truyền vu vơ, lời tiên tri nhảm nhí. Làm sao chết đi mà có thể sống lại được? Đức Phật chết đi đó có sống lại được đâu? Câu tam-đoạn-luận của triết học thuần lý Hy Lạp thật phù hợp với luật “Sinh Lão Bệnh Tử” của nhà Phật: Người ta ai cũng chết. Socrate là người. Socrate phải chết. Do đó tâm Phật là tâm khoa học. (ĐVB)
» Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ.
Câu thơ “Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhập ma” rồi hóa điên.
» Tâm Phật an nhiên tự tại, tâm chúng sinh như ngồi trên đống lửa, như mặt hồ gợn sóng, như sân khấu kịch nghệ, như bãi hí trường lúc rày lúc khác, lúc thương lúc ghét, lúc khóc lúc cười, nay tôn thờ mai phỉ báng, nay bạn mai thù, nay vợ chồng thân thiết, mai biến thành oan gia nghiệp chướng.
Tâm chúng sinh quay đảo như chong chóng. Vui đó lại buồn đó, hứa hẹn đó rồi bội hứa. Cam kết thượng đỉnh đó rồi đánh nhau. Nâng ly chúc tụng tình đồng minh nhưng sau đó nghe lén nhau. Vừa ngồi ăn nhậu với nhau, phút sau rút dao chém bạn không thương tiếc. Tâm chúng sinh xao xuyến, lo âu, nóng giận, buồn nản, chán đời rồi cùng đường tự vẫn. (*)
(*)Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc mỗi năm trên thế giới có khoảng 800,000 người tự vẫn.
» Tâm Phật là tâm trí tuệ, dùng huệ nhãn mà quán xét sự vật. Tâm chúng sinh là tâm mê tín không khoa học kiểm chứng.
Nghe nói có tận thế vội bán cửa bán nhà hoặc tự vẫn chết vi lo sợ. Làm sao có thể tận thế? Dù là sóng thần -đại hồng thủy- như ở Nhật Bản cũng chỉ tàn phá một vùng chứ không thể tận thế. Chỉ cần vài ngàn trái bom nguyên tử nổ trên trái đất này thì con người sẽ tận thế. Không một đấng thần linh nào có thể hủy diệt con người ngoại trừ chính con người. Tâm Phật tin vào luật vô thường và nhân quả. Tâm chúng sinh tin vào sấm truyền vu vơ, lời tiên tri nhảm nhí. Làm sao chết đi mà có thể sống lại được? Đức Phật chết đi đó có sống lại được đâu? Câu tam-đoạn-luận của triết học thuần lý Hy Lạp thật phù hợp với luật“Sinh Lão Bệnh Tử” của nhà Phật: Người ta ai cũng chết. Socrate là người. Socrate phải chết. Do đó tâm Phật là tâm khoa học.
Tâm chúng sinh là tâm nghe lời đồn thổi, đoán mò. Tâm Phật là tâm có kiểm chứng sự vật. Tâm chúng sinh là tâm hoài nghi. Nghe đồn nơi đó linh thiêng lắm vội vàng đến quỳ lạy khấn vái, khẩn thiết cầu xin. Xin không được rồi phỉ báng rồi lại tiếp tục tin vào nhảm nhí. Phật dạy không có phước đức nào lớn cho bằng tâm địa thảo ngay và bố thí cho kẻ nghèo khó. Các cụ nhà Nho xưa kia đã dạy “Đức trọng quỷ thần kinh”. Vậy thì muốn quỷ thần kính sợ thì hãy lo tu phước và xa lìa mê tín, quỳ lạy, van vái, cầu xin.
» Tâm Phật “đối cảnh vô tâm, như như bất động” còn tâm chúng sinh mê luyến vào cảnh, đắm nhiễm trần cấu.
Hễ thấy cảnh vui thì vui. Thấy cảnh buồn thì buồn. Thấy cảnh đâm chém nhau thì hăng máu nhảy ra đâm chém. Thấy ca sĩ hát hò trên sân khấu thì mê mẩn cả tâm thần rồi cũng gào thét như điên loạn. Thấy mẫu quần áo, kiểu cọ thời trang mới ra là mê tít,thèm khát. Thấy người ta chơi games không có tiền chơi bèn về nhà giết bà nội lấy tiền chơi. Thấy người đeo ta nữ trang đầy người mà mình không có bèn tính chuyện lường gạt. Thấy người ta xây “biệt thự khủng” nổi máu tham bèn móc ngoặc, ăn của đút hoặc tham ô hối lộ…cuối cùng vào tù thân bại danh liệt. Thấy người ta có điện thoại “xịn” thì thèm khát và tìm cách cho có. Thấy người ta ăn nhậu, bao gái, không có tiền bèn đi ăn cướp. Thấy người ta phi xì ke ma túy tưởng hay bắt chước rồi nghiện ngập rồi gia nhập tổ chức bán buôn, chuyển vận rồi …lên đoạn đầu đài. Nghĩ thật đáng thương!
» Tâm Phật là tâm siêu thoát. Tâm chúng sinh là tâm trầm luân khổ ải.
Tâm Phật không dính vào nhà cửa, chức vụ, tiền bạc, ngọc ngà châu báu, danh vọng, chức vụ, mâm cao cỗ đầy. Tất cả những thứ này đối với chư Phật và chư vị Bồ Tát đều như “hoa đóm ở hư không” phiền não. Tiền bạc, châu báu chất chứa trong nhà là mồi nhử giặc cướp. Sắc đẹp là hoa nhử bướm ong. Danh vọng, quyến thế là chỗ đấu trường tranh đoạt, dùng thủ đoạn tàn độc để giết nhau.
Thế nhưng đối với tâm chúng sinh, tiền bạc, ngọc ngà châu báu, danh vọng, sự nghiệp, vợ đẹp con khôn là chỗ lý tưởng, chân hạnh phúc của đời người. Kẻ thành đạt thì hân hoan, hãnh tiến, người đời ngưỡng mộ. Kẻ thất bại thì khổ đau, cay cú, oán hận thậm chí cho tới chết vẫn còn nuối tiếc. Chính vì thế mà khi có thân nhân chết đi, người ta thường đến chùa để cầu cho vong linh siêu thoát. Với tâm nguyện chí thành của chư tăng ni, với oai lực của chư Phật, chư vị Bồ Tát, may đâu vong linh nghe được mà xả bỏ thì siêu thoát. Còn nếu cứ than van, níu kéo, tiếc nuối, ân hận, xót xa thì trầm luân khổ ải muôn kiếp. Rồi hồn ma cứ vất vưởng lang thang đi đòi nợ, ân đền oán trả, xục xạo tìm kiếm danh vọng, tiền bạc, ái tình ở cõi Âm Ty. Nghĩ thật đáng thương!
» Tâm Phật là tâm từ bi hỉ xả. Tâm chúng sinh là tâm chất chứa hận thù.
Chính vì thế mà trong kinh Phật không bao giờ có chữ hận thù và báo thù. Không có chuyện ân đền oán trả. Tất cả đều là từ bi hỉ xả. Còn đối với thế gian thì ân oán phải phân mình, ăn miếng phải trả miếng. Đụng chạm tới quyền lợi phải đưa nhau ra tòa hay mướn “xã hội đen” hay băng đảng Mafia thanh toán…không thể có chuyện “chín bỏ làm mười”. Tâm chúng sinh cũng là tâm méo mó. Khi yêu thì “củ ấu cũng tròn”. Khi ghét thì “bồ hòn cũng méo”. Tâm chúng sinh chứa đầy kiêu căng ngã mạn. Trong cuộc sống này, nếu chúng ta lỡ nói một câu chạm tự ái người ta, chắc chắn sẽ rắc rối to. Khó có chuyện từ bi hỉ xả. Khác tôn giáo, khác chính kiến, khác chủng tộc, đảng nọ phái kia đang đang là nguy cơ chia rẽ và phá nát các nước nhỏ, hận thù chồng chất.
» Tâm Phật là tâm không phân biệt. Tâm chúng sinh là tâm phân biệt..
Đối với chư Phật,chư vị Bồ Tát thì ông vua cũng giống kẻ ăn mày, ông tỷ phú và người nghèo chẳng khác nhau, công chúa và cô gái làng quê cũng cùng một bản thể. Cho nên trong thế giới của chư Phật không có giàu-nghèo, sang-hèn, thông minh-ngu độn, đẹp-xấu. Trong con người Phật tử chân chính không có phân biệt chủng tộc. Kinh -thượng đều một nhà, Nam-Bắc đều là anh em. Phi Châu hay Nam Mỹ đều có Phật tánh và nếu biết tu đều thành Phật, không có chuyện phân biệt. Vì tâm không phân biệt nên không có chuyện đúng-sai, thị-phi, phải-trái. Phân biệt đúng-sai, bàn chuyện thị-phi là giết chết tâm lành, làm hoen ố tâm hỷ xả và xa lìa tâm từ bi. Muốn biết thị-phi, đúng-sai, có tội hay không có tội nên đến chính quyền hay hỏi luật sư, tòa án, đừng đến chùa hỏi Phật.
» Tâm Phật là tâm trang nghiêm thanh tịnh. Còn tâm chúng sinh thì ô uế, ngụp lặn trong ái dục.
Trong thế giới của chư Phật không hề có chuyện khiêu gợi,lả lơi, lên sân khấu khoe chân dài, mông to, vú lớn hay chụp hình dâm ô rồi gửi lên hoặc nhờ người gửi lên Internet để quảng cảo trá hình. Trong thế giới của chư Phật không có chuyện nỉ non, than vãn. Trong thế giới của chư Phật không có chuyện ăn nhậu say sưa mất cả nhân cách. Trong thế giới của chư Phật không có chuyện nói năng dâm ô, tục tĩu. Chính vì thế mà chư tăng ni trước hết phải ăn mặc kín đáo, khiêm tốn, không son phấn, lụa là, nữ trang lòe loẹt. Trú dạ lục thời lúc nào cũng phải giữ gìn chánh niệm và tứ đại oai nghi. Người ta quỳ lạy Phật và đảnh lễ tăng ni là đảnh lễ cái oai nghi, cái trang nghiêm thanh tịnh của Phật, của chư tăng ni. Cũng chính những con người đó, nếu mất oai nghi, mất trang nghiêm thanh tịnh thì chẳng còn ai vái lậy. Cũng giống như chẳng ai cung kinh vái lạy các cô hoa hậu dù là hoa hậu thế giới vì hoa hậu không phải là hình ảnh và biểu tượng của thanh tịnh, oai nghi.
Bạn ơi,
Tâm chúng sinh không xấu nhưng gây khổ đau cho mình và cho người.
Tâm chúng sinh là đặc thù của cõi Diêm Phù Đề này.
Còn những cõi khác chưa chắc tâm chúng sinh giống như tâm của chúng ta,
Chẳng hạn như cõi nước của Phật A Di Đà.
Tâm Phật lành biết bao,
Tâm Phật vui biết bao.
Tâm Phật nhẹ nhàng biết bao.
Tâm Phật không gây tội lỗi, không kết oán thù.
Tâm Phật lợi lạc cho đời và đem hòa bình an vui cho thế giới.
Vậy thì bạn ơi,
Đừng chạy lòng vòng tìm kiếm đâu xa.
Hãy ngồi xuống, lắng đọng tâm tư.
Rồi quán xét xem tâm minh thuộc loại nào.
Nếu là tâm Phật thì vui mừng khôn xiết.
Nếu chưa phải là tâm Phật thì từ từ ngả về tâm Phật.
Nhưng không phải một sớm một chiều đâu bạn nhé.
Mà cần nhiều đời, nhiều kiếp.
Nhưng không bắt đầu thì bao giờ “tới bến”?
Câu chào hỏi “A Di Đà Phật” là lời cầu chúc,
Cùng nhau hướng về tâm Phật.
Ý nghĩa, thực tiễn và ngắn gọn nhất.
Đào Văn Bình
(California Mùa Vu Lan 2014)
Tuyên Ngôn Độc Lập Còn Là Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Nhà Nước Việt Nam
Tuyên Ngôn Độc Lập Còn Là Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Nhà Nước Việt Nam
John Lee
Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là tuyên bố về sự ra đời của một quốc gia có chủ quyền mà còn là tuyên ngôn nhân quyền của Nhà nước Việt Nam
Trong một thời gian dài dân tộc Việt Nam bị nước ngoài đô hộ, xâm lược, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng: Quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình.
H ơn ai hết, Việt Nam từng là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, sự vi phạm lớn nhất quyền con người hiểu rõ rằng quyền con người là thể hiện khát vọng chung của nhân loại, được ghi trong Hiến chương của Liên hợp quốc, có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng. Chính phủ Việt Nam cho rằng, trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội, các giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực.
Không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hoá của mình cho một quốc gia khác. Việt Nam cho rằng, cần tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong một tổng thể hài hoà, không được xem nhẹ bất cứ quyền nào. Đồng thời, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng, quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ đối với xã hội.
Trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 thì chương về quyền con người được đặt vào vị trí hết sức quan trọng. Trước đây, Hiến pháp Việt Nam chỉ nêu ở phần sau, bây giờ đặt hẳn một chương về quyền con người, mà đó là xu hướng của thế giới.
Việc Việt Nam trúng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc là một đòn giáng mạnh vào một số cá nhân , tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam. Từ bấy lâu nay họ luôn “Hòa tấu” bài ca nhân quyền, họ xem đó là gót chân “Asin” của Việt Nam, để ngăn cản bất cứ chuyện gì mà Việt Nam hòa nhập với thế giới. Với cái gọi là ”bảo bối” nhân quyền này một số cá nhân, hội đoàn người Việt có tư tưởng cực đoan ở hải ngoại mà đặc biệt tại Hoa Kỳ có lúc đã tác oai, tác quái, hết “Thư ngỏ” đến “Thỉnh Nguyện thư” gởi đi các nơi đặc biệt là các nhân vật hiện là dân biểu trong thượng hạ viện Mỹ hòng dùng chiêu bài này bôi nhọ hình ảnh nhân quyền ở Việt Nam.
Trong các vấn đề về quyền con người, phải khẳng định rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến bảo đảm an sinh xã hội. Đó là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra mặc dù thời gian qua kinh tế xã hội hết sức khó khăn, thế nhưng đầu tư cho an sinh xã hội vẫn được đảm bảo rất cao. Nhưng các nhà “Dân chủ” hoặc những thành phần chống cộng cực đoan cùng với một số cơ quan truyền thông việt ngữ ở hải ngoại vẫn cố tình không chấp nhận một sự thật hiển nhiên đã xảy ra là: Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất. Kết quả đó đã phản ảnh đúng những gì mà Việt Nam phấn đấu, hoàn thiện trong suốt một thời gian dài. Thực tế hàng năm Việt Nam rất tích cực đối thoại nhân quyền, mở rộng cửa sẵn sàng đối thoại.
Qua đối thoại trực tiếp các nước, các tổ chức họ mới nhận thức được rằng, giữa thông tin sai lệch của một số đối tượng thì hoàn toàn khác xa với thực tế đang hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra ở Việt Nam. Những mong muốn, quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền con người đã xóa tan sự nghi ngờ, phản bác lại những luận điệu vu khống, thóa mạ về nhân quyền Việt Nam của những người không thiện chí. Là thành viên của tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc Việt Nam sẽ thể hiện trách nhiệm của mình một cách đầy đủ nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa , lúc sinh thời luôn có một ước vọng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Ý nguyện đó đã phản ánh khát vọng của toàn dân tộc Việt Nam. Thực hiện những giá trị thiết yếu về quyền con người, là mục đích, tôn chỉ hoạt động xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Dân tộc Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, sắc tộc, tôn giáo đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi thử thách, gian khổ, hy sinh to lớn để giành và giữ các quyền cơ bản đó.
Ngay từ những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhân dân Việt Nam nêu tám yêu sách gửi Hội nghị Véc-xây (năm 1922), yêu cầu chính quyền Pháp trả lại những quyền tự do, dân chủ cơ bản cho người dân Việt Nam, trong đó có cải cách nền pháp lý Đông Dương, thay đổi chế độ sắc lệnh bằng luật pháp, mà người dân Việt Nam phải được hưởng đầy đủ các quyền tự do báo chí, tư tưởng, tự do lập hội, tự do cư trú ở nước ngoài, tự do học tập… Đến bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã có bước phát triển mang tính cách mạng. Mở đầu với việc khẳng định những quyền cơ bản mà tạo hóa ban cho mỗi con người và khép lại bằng lời tuyên bố trịnh trọng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”, bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là tuyên bố về sự ra đời của một quốc gia có chủ quyền mà còn là tuyên ngôn nhân quyền của Nhà nước Việt Nam, trong đó thừa nhận các quyền cơ bản của con người, đồng thời, lần đầu tiên, quyền cá nhân được mở rộng thành quyền dân tộc, và quyền con người. Sự bình đẳng của mỗi cá nhân được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với quyền dân tộc, đó là quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân tộc tự quyết.
Trong một thời gian dài dân tộc Việt Nam bị nước ngoài đô hộ, xâm lược, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc. Bằng cuộc đấu tranh bất khuất, kiên cường qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng: Quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình. Đây cũng chính là nguyên tắc có tính nền tảng về quyền tự quyết dân tộc đã được khẳng định trong Hiến chương Liên hiệp quốc và tại Điều 1 của cả 2 Công ước quốc tế cơ bản nhất của Liên hợp quốc về quyền con người: Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hoá và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị.
Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước, luôn khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.
Quyền con người có cội rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của một dân tộc luôn nêu cao tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, đồng thời phản ánh nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam mà dân tộc này từng là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược và bị tước đoạt những quyền và tự do cơ bản nhất.
Là thành viên của tổ chức nhân quyền LHQ, Việt Nam sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc xác định để làm cho thế giới rõ hơn vấn đề quyền con người ở mỗi quốc gia và đặc biệt là để hiểu rõ hơn về quyền con người ở Việt Nam.Trước đây Việt Nam không ở trong Hội đồng, cho nên các nước thành viên chỉ nghe theo “Kênh” một chiều thù địch như “Phúc trình”,, “Báo cáo thường niên”..vv, họ nói hoặc thậm chí họ ra các nghị quyết mà Việt Nam không được tham gia, không có cơ hội chứng minh, phản biện những quy kết kiểu “Chụp mũ” thì nay Việt Nam ở trong Hội đồng rồi thì chúng ta có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, chứng minh bằng điều kiện thực tế để họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam.
Có thể nói, vấn đề quyền con người luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao, nhận thức tích cực và áp dụng phù hợp với Việt Nam. Nhờ đó, từ một dân tộc bị tước đoạt cả những quyền tự do cơ bản nhất, người dân Việt Nam đã được thụ hưởng ngày một đầy đủ và toàn diện hơn các quyền của mình. Mặc dù hiện nay, trên thế giới còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề quyền con người và thậm chí một số thế lực thù địch đã lợi dụng điều này để vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, song những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đạt được trong những năm qua là bằng chứng không thể phủ nhận cho những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này./.
Hoa Kỳ 8-2014
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Trên Tạp Chí Times
Đại Quang dịch
Tạp chí Times của Mỹ lần này (năm 2013) số đặc biệt có tên Secrets of Genius chia làm 3 phần. Phần 1 The Nature of Genius - Phần 2 Genius at Work - Phần 3 Genius among Us. Có nhiều bài viết về nhiều thiên tài (genius) trong nhiều lĩnh vực như Einstein, Andrew Wiles... trong khoa học; Steve Jobs, Zuckerberg... trong công nghệ; Carlos Slim, Warren Buffett... trong tài chính; Roosevelt, Deng Xiaoping (Đặng tiểu Bình), Bill Clinton...trong chính trị; Pele, Messi... trong thể thao; Van Gogh, Da Vinci... trong hội họa; Mozart, John Lennon...trong âm nhạc; Shakespeare trong văn chương...
Trong phần 2 gồm 9 chương, chương 8 BATTLE STARS (Những Ngôi Sao Chiến Trường) bình luận về 5 nhân vật: Hannibal Barca, George Washington, Thomas 'Stonewall' Jackon, Vo Nguyen Giap, William H. McRaven (nhân vật này là duy nhất còn sống). Liệu có thể nói Đại Tướng Võ Nguyên Giáp người Việt Nam đã vinh dự là 1 trong 5 nhân vật quân sự giỏi nhất tự cổ chí kim trên toàn thế giới?
Võ Nguyên Giáp
(Đại Quang dịch từ tiếng Anh sang Việt đầu tháng 10/2013.)
Họ của ngài, Võ có nghĩa là Quân Lực (force) trong tiếng Việt; tên của ông có nghĩa là Thiết Giáp (armor). Vì thế Võ Nguyên Giáp (ảnh ở giữa, bên trái sau lưng Hồ Chí Minh), trước đây là một nhà giáo lịch sử, đã chỉ hoàn thành sứ mạng của mình với việc trở thành đại tướng cao nhất Bắc Việt và điều động hai đội quân hùng mạnh trong một cuộc chiến kéo dài 30 năm.
Cuộc đấu tranh của quốc gia ông với trùm thực dân, nước Pháp, sau đệ nhị thế chiến đã làm ông lão luyện chiến thuật đánh du kích, sử dụng rừng nhiệt đới Việt Nam để ngụy trang, điều động quân đội dọc theo những đường mòn được che dấu và địa đạo để tấn công nơi kẻ địch không ngờ tới. Di chuyển pháp binh vượt qua những ngọn núi cao ngất, những đoàn quân địa phương của ông đã bất ngờ, dồn và vây một lực lượng đang đóng quân được trang bị tốt hơn với 12 000 quân trong pháo đài Điện Biên Phủ năm 1954. Cuối cùng khi ông tràn vào, Giáp đã trở thành sĩ quan hiện đại đầu tiên đánh đuổi một quốc gia Âu Châu da trắng khỏi Châu Á, và Times đã tuyên bố rằng ông "chia sẻ với Mao Trạch Đông của Trung Hoa một danh tiếng như người thực hành đầu tiên nghệ thuật bóng tối của chiến tranh nổi dậy trên thế giới."
Giáp đã sớm sử dụng nghệ thuật bóng tối để đối đầu với một kẻ thù bền bỉ hơn. Năm 1966, hơn 500 000 lính Hoa Kỳ đã vào nước hỗ trợ đồng minh chống Cộng ở Nam Việt. Giáp đã phản công với cái cách mà Times đã gọi là "hệ thống lôgic cồng kềnh nhất từ Hannibal đem đàn voi vượt dãy núi Alps." Để điều khiển lôgic, Giáp đã thêm vào sự chuẩn bị có phương pháp, một sự đặt niềm tin lớn ở hỏa lực, sự sẵn sàng số lượng tử vong cao và khả năng gắn chặt cả những đội du kích và quân đội chính quy thành một đơn vị một mục đích- tất cả rèn luyện bởi một sự thận trọng đặc biệt được kết tinh trong tuyên bố: "Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng; nếu không thắng thì không đánh."
Nản lòng, Chính quyền Mỹ đã rút gần thời gian đoàn xe tăng ông Giáp lăn bánh đến thủ đô Nam Việt những ngày cuối tháng tư 1975. Sự chiến thắng của ông trong 30 năm tranh đấu chứng minh rằng thiên tài không phải luôn luôn là kết quả từ một sự lóe sáng đơn lẻ của cảm hứng; nó có thể cũng được biểu hiện trong sự không ngừng ứng dụng chiến lược và chiến thuật tài ba./.
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014
NHÂN DANH ĐỨC THẾ TÔN
Dương Thu Hương
(Bài viết nhân ngày sinh của Phật tổ Như Lai năm Đinh Hợi)
Người ta có quyền làm gì khi nhân danh Đức thế Tôn?
Tôi không rõ đã từng có ai đặt ra câu hỏi ấy hay chưa?....
Tôi cũng không hiểu các Phật tử chính thức có quan tâm đến vấn đề này hay nó chỉ làm băn khoăn những ai đứng bên ngoài cánh cửa nhà chùa và tìm hiểu đạo Phật theo cách thức không chuyên nghiệp?....
Tuy nhiên, tất thảy mọi nghi vấn đều chẳng mảy may quan trọng. Chúng ta, những con người tự do, có quyền biểu đạt suy nghĩ của mình một cách tự do....Tôi, một người viết văn, ngưỡng mộ đạo Phật và các đấng sáng tạo ra tôn giáo này theo cách thức riêng, ứng dụng các giáo lý cũng theo mục tiêu riêng, với một niềm tin riêng, một tình yêu riêng biệt, tôi tự thấy câu hỏi này là một trong những băn khoăn cốt lõi của nhân sinh, trước hết của những ai đang đứng chơ vơ giữa một bùng-binh, nơi giao thoa các ngả đường của các tôn giáo lớn.
Câu hỏi này không nảy sinh một cách ngẫu nhiên. Nó là hệ quả của một thời gian suy ngẫm trước các hiện tượng tôn giáo khác. Từ năm 1994, khi bắt gặp ngày hội “Bánh Mới” trên đất Pháp, tôi đã tự đặt ra một nghi vấn ảm đạm trước khái niệm: Niềm tin. Những ai có chung nghiệm sinh này ắt hẳn hiểu được tâm trạng hoang mang, bấn loạn của tôi khi thấy những người cùng thờ chung Đức Chúa có thể tiến hành một cuộc chiến tranh tàn khốc đến như thế, một hình thức nội chiến trong thế giới những người có đức tin.
Trước mắt chúng ta, hiển nhiên là cuộc sống của những người theo đạo Tin Lành thời đó không dễ dàng. Những kẻ bị dồn lên núi cao, sống trong những pháo đài hơn là những ngôi nhà với các bức tường dày một thước, cửa sổ hẹp chỉ vừa đủ để chĩa súng bắn trả đối phương, quanh năm ăn bánh mì khô vì các lò bánh mì không thể hoạt động thường xuyên trước sự tấn công của những người Catholique.Vì lý do ấy, năm một lần, người ta tự chúc mừng nhau khi được hưởng một thứ hạnh phúc hiếm hoi: Ăn bánh mới! Chỉ căn cứ vào chi tiết này, với phương pháp liên tưởng, chúng ta có thể hình dung ra phần còn lại trong cuộc sống của dân Tin lành. Họ phải kéo dài cuộc sinh tồn trong chiến tranh liên miên, cuộc chiến tranh ấy kéo dài hàng thế kỉ.
Không hiểu rằng Đức Jesus ở trên các tầng trời thăm thẳm có thấu cho cuộc huynh đệ tương tàn này chăng? Hoặc ngài thiếu phương tiện để truyền đạt những ý tưởng của mình tới đám con chiên, hoặc ngài tự thấy bất lực trước họ? Hoặc những người Tin lành và Catholic chỉ mượn ngài làm cớ để biện minh cho lòng hiếu thắng và các tham vọng trần tục khác giấu mặt che hình sau niềm tin tôn giáo? Hoặc là ý chí độc tôn “Chúa của tao xịn hơn Chúa của mày” khiến hai giáo phái khác nhau quyết làm cho máu chảy đầu rơi nhằm áp đặt “phương thức cắt nghĩa và tôn vinh Chúa” của họ lên những người đồng loại?
Dù lý do nào chăng nữa người ta cũng nhìn thấy một cảnh tượng đau lòng diễn ra dưới bóng cờ tôn giáo. Rằng nếu Chúa răn dậy các con chiên rằng họ phải thương yêu những người đồng loại như thương yêu chính bản thân mình thì những lời giáo huấn của ngài đã bị gió cuốn bay và trên cõi nhân sinh, xung quanh các nhà thờ mà hình ảnh ngài bị đóng đinh câu rút được treo ở vị trí quan trọng nhất như Người cứu rỗi bất tử và vĩnh cửu, các cuộc chém giết vẫn xảy ra dưới cái nhìn buồn thảm của ngài. Ban ngày và ban đêm, các cuộc truy kích, bắt cóc, hãm hiếp, cướp bóc, phóng hoả đốt trang trại và rừng cây, giết ngựa, đầu độc cừu bò, v.v... tất thảy những hành động man rợ đó xảy ra giữa những con chiên của hai giáo phái. Tất cả đều Nhân danh Chúa lòng lành...
Để có cái nhìn rành rẽ và đầy đủ hơn về vấn đề này, tôi không cần liệt kê những cuộc chiến tranh tôn giáo mà các vị mũ cao áo dài ở thành Rome đã tiến hành trong lịch sử. Tôi cũng không muốn nhắc lại sự kiện Giáo hội đã tra khảo, hù doạ, kết án để buộc Galilée phải khuất phục. Cũng chính Giáo hội đã thiêu sống Bruno, người đồng thời với Galilée, chỉ vì con người can đảm này khẳng định trên mạng sống của ông rằng trái đất hình cầu... Những sự kiện quan trọng ấy luôn luôn là những ngọn đèn pha rọi sáng đêm đen lịch sử khi con người hiện đại nhìn lại phía sau lưng. Chúng cũng là những bằng chứng thuyết phục khiến nhân loại khẳng định và tiếp tục khẳng định lại giá trị căn bản của nhà nước thế tục (laïque). Bởi có quá nhiều đầu rơi và máy chảy, có quá nhiều cuộc chém giết si cuồng đã được chế tạo bởi cỗ máy khổng lồ vận hành theo nguyên lý: Niềm tin.
Cái gì là niềm tin?....
Khó thay cho ai muốn trả lời câu hỏi oái oăm này...
Tôi quay lại với một nhận xét của Phật tổ Như Lai: Thế giới hiện diện theo cảm thức của con người. Con người tin ở những điều họ muốn tin. Thế kỉ XX là thế kỉ rõ ràng nhất minh chứng cho lý thuyết đó. Một nửa nhân loại đi dưới bóng cờ Karl Marx, người Cứu rỗi vĩ đại mới. Lần này, thay vì cuộc tranh chấp giữa Tin Lành và Catholique, là cuộc chiến tranh giữa hai ý thức hệ trái chiều. Hành tinh chia đôi. Những hoạt động gián điệp và lật đổ xuyên lục địa thay cho các cuộc đầu độc gia súc hoặc cướp phá. Vũ khí nguyên tử được sử dụng như phương tiện hăm doạ hiệu lực nhất thay cho giàn hoả thiêu của Giáo hội La mã thời xưa. Người ta không thể chọn vị thế trung dung trong cuộc Chiến tranh lạnh vĩ đại nhất lịch sử nhân loại, hoặc ở bên này hoặc ở bên kia, muốn hay không họ cũng buộc phải gia nhập cuộc chiến tàn khốc đó. Sau rốt, khi ông thánh rậm râu Karl Marx ngã ngựa cùng lúc bức tường Berlin sụp đổ, các nhà thống kê học có thể hoàn thành bản liệt kê vô tiền khoáng hậu: Số người bị tàn sát trong các trại tù Staline và quần đảo Goulag nhiều hơn tổng số người toàn thế giới chết trong đại chiến II. Riêng Trung Hoa, số người chết trong cuộc Cách mạng văn hoá lên đến gần bốn mươi triệu. Việt nam, tiểu quốc được dùng làm bình phong thịt cho hệ thống ưu việt Xã hội chủ nghĩa, đã tự nguyện nướng một chục triệu dân con của mình trong cuộc đối đầu với Đế quốc Mỹ, để làm vui lòng các đấng đàn anh, và để được vinh danh: Tiền đồn của chủ nghĩa cộng sản...
Bởi những trải nghiệm đau đớn và những mất mát trong tuổi thanh xuân của chính mình, tôi buộc phải nhìn cho rõ tấn kịch bi thảm của dân tộc Việt trộn lẫn trong tấn bi kịch chung nhân loại. Khi người ta nhân danh một Niềm tin, người ta không dừng tay trước bất cứ hành vi tàn nhẫn nào, người ta có thể chế tác mọi loại hình tội ác dưới ánh sáng huyền ảo của đền đài, nơi thờ phụng những ông thánh có da có thịt (như Karl Marx) hoặc các đấng toàn năng siêu hình. Nếu ông thánh vô hình hài, nhân diện của ông ta sẽ được chính các môn đồ sáng tạo. Theo nguyên lý chung, mọi tạo phẩm của nhân loại đều phản chiếu gương mặt lẫn tâm hồn của chính bản thân họ. Nếu ông thánh ấy có da có thịt, người ta sẽ cố quên đi phần người của ông để siêu phàm hoá phần giáo lý, bởi giáo lý là tiếng vang, là tấm gương phản chiếu những ước muốn thầm kín trong con tim họ. Đó là trường hợp đã xảy ra với Karl Marx. Tên tuổi ông thánh này được nối dài bởi tên tuổi những Lénine, Staline, Mao trạch Đông, Hồ Chí Minh... tuỳ theo sự khác biệt địa lý và những bức xúc của nòi giống. Chuỗi tên tuổi này, tới lượt chúng, được chế tác bởi muôn ngàn những nguỵ tạo, những lớp lang dối trá, những tấn tuồng lịch sử mà cho đến tận lúc này bóng tối dày đặc vẫn bao phủ hậu trường.
Chỉ cần lùi lại một quãng cách thời gian, chỉ cần suy ngẫm lại với đôi chút tinh thần khách quan những gì đã xẩy ra trong thế kỉ XX, chúng ta có thể lật đi lật lại vấn đề xung quanh danh từ đầy huyễn hoặc và có tính chất dối lừa định mệnh: Niềm tin!
Nhưng tiếc thay, điều đó có vẻ như quá khó khăn đối với đám đông. Nhu cầu có một niềm tin luôn luôn mạnh hơn tất thảy những nhu cầu khác trong kiếp người. Sức mạnh này, đôi khi dẫn đến sự đánh mất mình, sự u mê không thể cắt nghĩa, sự độc ác vô lý do... nói cách khác, một sự tàn hoại đạo đức vô ý thức vô trách nhiệm bởi nó được biện minh bởi niềm vui: Nhân danh Thượng đế! Để minh chứng cho Sự hoan hỉ tội lỗi này, tôi xin quay trở lại một sự kiện đã xảy ra trên đất Ấn Độ, một quốc gia lớn, dân chủ, phát triển mạnh sau ngày thoát khỏi chế độ thuộc địa Anh. Người ta cho rằng Ấn Độ là một cường quốc khả thể cạnh tranh với phương Tây cũng như với Trung quốc ngày nay.
Vào tháng 2 năm 2002, những người cuồng tín Hindou đã hãm hiếp và giết hàng nghìn người Muslim. Tổ chức quốc tế ONG (Internation initiative for Justice in Gujarat) đã liệt kê khoảng 2000 người chết. Tổ chức này, bất chấp những cản trở của chính quyền đương thời ở Gujarat đã gặp gỡ 180 người đàn bà và 136 người đàn ông theo đạo Hồi, trong bảy khu vực khác nhau, để có thể nhận biết được một cách thực sự những gì đã xảy ra trên một xứ sở được coi là văn minh và dân chủ.
Nhân loại kinh hoàng khi được biết rằng hàng nghìn người đàn bà Muslim đã bị hãm hiếp với phương thức thú vật không thể diễn tả bằng lời, các bộ phận sinh dục của họ bị cắt xẻo bằng các dụng cụ thô sơ nhất và với cách thức tàn độc chưa từng nghe thấy trong lịch sử nhân loại, rằng những đứa bé vừa sinh ra và những đứa trẻ khác buộc phải chứng kiến những màn hãm hiếp, tra tấn man rợ ấy và sau đó, đa phần những đứa bé ấy bị giết ngay trước mắt cha mẹ chúng. Trong lúc thực thi loại sân khấu bẩn thỉu khủng khiếp này, những người Hindou nhân danh “Một Thượng đế toàn năng – Au nom de Dieu tout-puisant”, và họ nhấn từng lời vào tai các nạn nhân: “Cút về Pakistan, vì cớ gì chúng mày ở trên đất của người Hindou?”. Tổ chức ONG cũng cho biết thêm: Vị thủ tướng Narendra Modi chính là kẻ kích động và bao che những người Hindou cực đoan, chính quyền của ông ta đã gây ra mọi ngăn trở cho các tổ chức quốc tế khi tiến hành điều tra tội ác này, trơ trẽn yêu cầu các nhà báo hãy quên đi và nhắm mắt lại....
Nhân danh một Thượng đế toàn năng để xẻo vú và băm nát cửa mình những người đàn bà?
Nhân danh Tính ưu việt và sự thiêng liêng của một Thượng đế để ném những đứa bé vào lửa hoặc bắt chúng phải chứng kiến những màn hãm hiếp tra tấn rùng rợn như vậy?
Có lẽ mọi trí tưởng tượng đều thua xa hiện thực. Và sự tàn khốc của cuộc sống luôn luôn vượt qua khả năng của các nhà văn. Trong trường hợp này, những người Mulsuman, một thiểu số phải chịu đựng sự đàn áp của một đa số Hindou. Luật pháp quay lưng đi đối với họ. Thượng đế, nếu có thật, không mỉm cười với kẻ yếu! Đáng buồn thay!
Tuy nhiên, không phải tất thảy những người Musulman đều có chung thân phận với các nạn nhân ở Gujarat. Cùng thời điểm đó, những người anh em Musulman của họ trên hành tinh cũng gây ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, không biết bao nhiêu cuộc khủng bố, không biết bao nhiêu cuộc tra tấn tàn khốc và man rợ, những hành vi không thể diễn tả được bằng lời, mà nạn nhân là những kẻ ngoại đạo: Những kẻ ngoại đạo, phải giết chúng đi! Với chỉ thị này, mọi thứ tội ác đều được biện minh bởi quà tặng của Thánh Allah. Mọi hành vi man rợ nhất đều được phép bởi con người mong chờ những đền bù xứng đáng, những phần thưởng hậu hĩ trên thiên đường. Như thế, con đường dẫn đến nơi ấy quả là không sạch sẽ.
Trong một cuộc điều tra do tổ chức Pew Global Atitudes Projectthực hiện năm 2002, 91% dân Nigéria và 76% dân Bangladesh mong muốn sự tham dự của các quan chức tôn giáo trong quyền lực chính trị. Cũng vậy, một cuộc điều tra khác năm 2004 cho biết tuyệt đại đa số hoặc một đa số tương đối người Marocains, Saoudiens, Jordaniens, Emirats arabes coi Islam như yếu tố đầu tiên trong nhân cách của họ. Nói một cách thành thực, những con số này quả là đáng lo ngại cho nền hoà bình của hành tinh. Quyền lực tôn giáo là thứ quyền lực vượt ra mọi khuôn khổ lý trí. Điều này đã được lịch sử chứng minh. Đa số những cuộc nội chiến ở phương tây đều bắt nguồn bởi nguyên nhân tôn giáo. Sự thiếu vắng một quyền lực tuyệt đối trong thế giới tâm linh của những người theo đạo Islam đã dẫn đến 34 cuộc nội chiến (trong số 42 cuộc nội chiến xảy ra trên toàn cầu kể từ năm 1940 – tài liệu của Courrier international- Hors série-avril-mai 2007). Trong số 34 cuộc chiến tranh này, có 9 cuộc chiến tranh ngay giữa những “Anh em Musulman”, những người cùng đứng dưới bóng cờ của Thánh Allah, cùng coi kinh Coran như bảng chỉ dẫn sinh tồn duy nhất.
Khi đọc những con số này, tôi liên tưởng tới những năm đã lùi xa, những năm mà nửa phần nhân loại phất cao ngọn cờ hồng, bước lên đường thánh chiến vì chủ nghĩa Marx. Tôi hình dung lại cái nửa phần nhân loại mà tôi đã từng hiện diện ở trong đó, hiện diện một cách bắt buộc, bởi sinh ra trong một xứ nghèo nàn, bị nguyền rủa và đày đoạ. Tôi rùng mình khi nghĩ đến Niềm tin. Liệu có ích gì khi những niềm tin dẫn con người bước thẳng xuống địa ngục? Phải chăng, định mệnh con người là lầm tưởng, và mọi niềm tin chẳng qua chỉ là thứ trang sức đẹp đẽ để nguỵ tạo những gì người ta đòi hỏi cho chính bản thân họ, một thứ lợi ích hoặc vật chất hoặc tinh thần, hoặc cầm nắm đo đếm được tức khắc như những thoi vàng hay những xếp tiền hoặc được hứa hẹn bù trả vào một ngày nào đó trong tương lai? Cuối cùng, căn do của mọi niềm tin đều tựa trên hai yếu tố: Cung và Cầu. Nhân loại cầu xin, và Thượng đế hứa sẽ cung cấp cho họ thứ mà họ cần, với điều kiện là...
Đây mới là vấn đề cốt lõi: VỚI ĐIỀU KIỆN....
Thượng đế vô hình hài. Thánh thần ẩn hiện trong mây mù hoặc sương núi. Không ai nhìn rõ các vị ấy. Không ai có thể nghe rõ lời họ. Còn các điều kiện cụ thể lại được các quan chức trong các bộ máy tôn giáo quy định. Quyền lực trung gian này xô đẩy nhân loại vào bất cứ ngả đường nào họ muốn. Đó là kịch bản cổ xưa. Đó cũng vẫn là kịch bản bây giờ. Chỉ nhìn vào những cuộc tàn sát liên miên giữa người Chiites và người Sunnites ở Irak là đủ hiểu.
*****
Bây giờ, trở lại với vấn đề của chúng ta: Nhân danh Đức Thế Tôn, chúng ta có thể làm được những gì?...
Dường như quá đỗi khó khăn để mà so sánh.
Bởi nếu như coi tôn giáo là một sức mạnh siêu tuyệt chinh phục con người, có thể điều khiển con người một cách vô điều kiện thì đạo Phật chắc chắn sẽ đứng bên lề của sự thông tục ấy. Bao nhiêu năm đã qua, nhưng những người theo phái Tiểu thừa không thể cầm gươm đao chống lại phái Đại thừa, bởi Như Lai cấm sát sinh. Cùng một nguyên lý, những người theo phái Mật Tông không thể chỉ trích hay bài bác phái Thiền Tông vì giáo lý nhà Phật coi Ngã mạn là một trong những duyên cớ gây ra đau khổ cho bản thân con người cũng như đồng loại, cần phải tiêu diệt. Có thể coi chính Như Lai là tấm gương triệt để về sự loại bỏ Ngã mạn này. Ngài không bao giờ đề cập đến một Thượng đế toàn năng siêu hình, hoặc sự Sáng thế. Ngài từ chối tự xưng là bậc Lãnh đạo tâm linh và chỉ định người nối ngôi sau khi qua đời cho dù có muôn vàn đệ tử. Ngài cũng không bao giờ yêu cầu các Phật tử phải giữ lòng “Trung thành với đấng bề trên – allégeance” của mình, điều mà các tôn giáo khác coi như điều kiện tiên quyết. Đức Thế Tôn cương quyết chống lại sự tư biện siêu hình về tâm linh con người cũng như về thế giới. Phải chăng ngài đã lường trước những tai hoạ có thể xảy ra khi con người nhân danh một vị thần vô hình vô diện để thực thi tất thảy những dục vọng thế tục ; cái thực tế buồn thảm suốt hai ngàn năm qua đã được chứng nghiệm trên hành tinh?
Như thế, chúng ta chẳng thể nhân danh Đức Thế tôn để hành hạ những người khác, để hãm hiếp họ, tàn sát họ... tóm lại, để thoả mãn cái bản năng hiếu chiến, thứ bản năng xa xưa từ thời hồng hoang đã tồn tại trong chúng ta và là kẻ đồng hành tiềm ẩn có thể thức dậy bất cứ lúc nào một khi chúng ta lơ là cảnh giác.
Như thế, chúng ta cũng không thể nhân danh Đức Thế Tôn để thực thi cuộc ganh đua với các tôn giáo khác, để chứng tỏ tính ưu việt của đạo Phật, và qua sự tranh giành thắng bại ấy, thoả mãn cái Ngã mạn của chính bản thân mỗi chúng ta, bởi chúng ta thuộc về một “Tôn giáo xịn, một tôn giáo vượt bực...”. Bởi vì, mọi sự ganh đua đều xuất phát từ Ngã mạn hoặc Đố kị. Và Đố kị, theo giáo lý nhà Phật cũng là một trong các nguồn gốc gây đau khổ cho con người, cần loại bỏ.
Tóm lại, chúng ta chẳng thể nhân danh Như Lai để làm điều gì tổn hại đến tha nhân. Ngược lại, ngài yêu cầu chúng ta quay lại nhìn vào chính mình, nhìn một cách kiên trì, bình tĩnh, dùng phép thiền định để trợ giúp, nhìn một cách chăm chú, tận tâm tận lực cho đến thời khắc thấu hiểu thân phận của chính mình: Con người thường xuyên là tù nhân của các ảo giác. Con người là nạn nhân của mọi sự lầm tưởng. Thế giới vây quanh họ cũng như bản thân họ chỉ là những vật thể mong manh, quay đảo không ngừng, biến đổi vô hạn độ. Phía sau ngoại diện của những vật thể tưởng chừng như chắc chắn, vĩnh cửu chỉ là sự lắp ghép các hình bóng và tất thảy đều có thể tan rã trong giây phút như các quân bài trong trò chơi puzzle.
Đức Thế Tôn cũng dạy rằng nếu cần so sánh, chúng ta có thể tự ví như con ruồi khốn khổ mắc trong tấm lưới dục vọng, chúng ta giãy dụa trong bể tình ái, kiêu mạn, thù hận hay ghen tị. Những xúc cảm của chúng ta vô hình vô ảnh nhưng chúng nghiền nát chúng ta như tấm bê-tông của cỗ xe lăn nghiền nát những viên cuội nhỏ trên mặt đường. Rằng thế giới vật chất bao quanh con người cũng như con người tồn tại trong một dòng chảy triền miên, trong sự phụ thuộc ràng rịt lẫn nhau và trong sự đổi thay không ngưng nghỉ. Rằng con đường dẫn đến sự giải thoát (au détachement suprême – nirvana) của mỗi cá nhân phải do chính họ chọn lựa và thực thi, nhưng không ngoài nguyên tắc tự giải phóng khỏi những thứ cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực như lòng tham, sự thù ghét và những ước vọng lừa dối. Một khi chúng ta thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực ấy, chúng ta cũng thoát khỏi sự thất vọng, sự sợ hãi, sự hờn oán, sự buồn tủi... tất thảy những chiều kích của khổ đau.
*****
Để kết luận cho bài viết này, tôi cần nhắc lại rằng tôi không phải một Phật tử theo nghĩa cổ truyền hay chính thức. Tôi là người tranh đấu cho nền dân chủ của dân tộc. Tôi không từ bỏ mục đích ấy. Tôi không nương thân trong cửa chùa và không làm công việc tuyên truyền cho đạo Phật. Nhưng trên tư cách một nhà văn, tôi trình bày, cố gắng trình bày một cách khách quan nhất những gì quan sát được. (Cần phải cố gắng vì một khi yêu đạo Phật, tôi sẽ dễ dàng sa chân vào sự kì thị các đạo khác, có cái nhìn thiên lệch với các tôn giáo khác. Con người luôn luôn là kẻ thù của chính mình. Tôi tự nhắc để không quên nguyên lý đó !)
Điều lạ lùng là hơn một thập kỉ qua, dấn thân trong cuộc đấu tranh, tôi đã nương nhờ giáo lý nhà Phật để tự cứu mình, để có đủ sức mạnh bước trên con đường gai góc, để không ngã gục vì khiếp sợ hay cô đơn. Nói một cách chân thành, tôi là người chịu ơn Đức Thế Tôn cũng như các tông đồ của ngài cho dù tôi đi chệch khỏi con đường chính thống. Đức Phật dạy thiền chứ không khích lệ con người tranh đấu. Tôi luôn luôn là con người tranh đấu, nhưng tâm hồn tôi nương dưới bóng cây cờ phướn nhà chùa.
Cũng trên con đường tranh đấu ấy, tôi hiểu rằng Đức Thế Tôn chính là Người Đau khổ, một trong những người đau khổ nhất của lịch sử nhân loại. Đau khổ, không chỉ vì những khó khăn trên đường tìm chân lý, ví như giai đoạn tu khổ hạnh, khi ngài ở trần và chỉ ăn một lần mỗi tuần lễ, không cạo râu và không tắm, ngủ trong các nghĩa trang, nằm trên các bộ xương khô khiến thân thể queo quắt suy nhược, những đứa bé chăn bò nhổ lên mặt ngài, đái lên thân ngài, đẩy ngài ngã xuống đất và ngoáy các cọng cỏ cứng vào lỗ tai ngài...
Không! Không! Không! Tôi không đánh giá quá cao những đau đớn thân xác. Nhưng tôi tin rằng sức tàn phá ghê gớm nhất thuộc về những đau khổ tinh thần. Những giằng co, xung đột của suy tưởng, cuộc chiến không ngưng nghỉ của các ngờ vực, băn khoăn, day dứt. Các dòng ý nghĩ tuôn chảy như nước lũ, bốc cháy như lửa, xé rách óc não với thứ răng nhọn của loài sói... Những luồng suy tưởng ấy hành hạ ngài. Thứ đau đớn bất khả diễn đạt. Đức phật Như Lai, trong hành trình tìm đường cứu nhân loại thoát khỏi nỗi đau khổ, chắc chắn đã phải chịu muôn lần nỗi đau khổ ấy. Ngài là một trong những người đau khổ vĩ đại nhất của hành tinh. Thứ đau khổ siêu việt. Đau khổ vì nỗi đau của người khác!
*****
Từ ngày sống trên đất Pháp, không biết bao lần tôi nghe nói câu này: “Ồ, đạo Phật hay ho thật nhưng đó không phải là tôn giáo. Nó chẳng mang lại những ích lợi cụ thể... Phải chăng đó là một thứ triết lý sống hoặc đạo đức?”
Triết lý hay đạo đức học? Quan trọng chi? Biên giới giữa các danh từ thường nhù nhoà bất khả phân định. Các danh từ không giống như những khu vườn trồng xoài hay trồng táo để chúng ta có thể dùng cột gỗ hay dây thép gai mà chia cắt rạch ròi. Một hệ thống tư tưởng, dù dưới hình thức nào cũng có sức mạnh trợ giúp con người nếu nó thực sự là nguồn sáng.
Có thể vào một ngày nào đó, có người sẽ nói với các bạn như họ đã từng nói với tôi: “Nếu đạo Phật là một tôn giáo, tôn giáo của các vị thuộc về thiểu số”.
Vâng, quả thực số tín đồ của đạo Phật chỉ là một thiểu số so với tín đồ các đạo khác. Theo thống kê gần nhất, số tín đồ Catholiques chiếm 17% dân số hành tinh, Hindou là 13,3%, trong khi tín đồ đạo Phật chỉ là 5,9 %.
Nhưng nếu lấy số lượng để cân đong, đo đếm, tôi xin phép được đặt lại một câu hỏi: “Vào những năm đen tối của cuộc đại chiến II, khi nước Pháp bị quân Hitler xâm chiếm, một bộ phận người Pháp đã lập chiến khu kháng cự lại phát-xít, gương mặt tiêu biểu của những người trung kiên yêu nước này là tướng Charles de Gaulle. Vậy những người kháng chiến Pháp cộng với tướng De Gaulle chiếm thiểu số hay tuyệt đại đa số trên tổng số dân Pháp, nếu đơn thuần thực hiện phép thống kê?”
Không, tôi không ca ngợi đạo Phật để tìm vinh danh vì “bấu vào một tôn giáo xịn”, nhưng tôi hiểu căn nguyên khi những cái đầu vĩ đại của phương Tây như Nietsche, Schopenhaueur, Spinoza... quay nhìn Buddha với sự ngưỡng mộ. Tôi cũng không tin rằng vì buột miệng, vì một phút bốc đồng bất khả kiểm soát mà Albert Einstein tuyên bố rằng:
“Nếu có một tôn giáo xứng đáng với thế kỉ XXI, tôn giáo ấy là đạo Phật”.
Dương Thu Hương, Paris, ngày 21/05/2007
Cảm nghĩ về chuyến thăm quê hương sau gần 30 năm xa cách
Sau gần 30 năm xa xứ du học, lập nghiệp và sinh sống ở nước ngoài nay tôi lại trở về thăm quê hương Việt Nam và có quá nhiều cảm xúc trước những đổi thay của đất nước. Bên cạnh đó, cũng có nhiều kiều bào, trí thức Chăm cũng rất quan tâm về chuyến hành hương này của tôi.
Thăm quê hương lần này tôi rất may mắn được sự quan tâm rất nhiều của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Chăm. Những tình cảm ưu ái, thân thiện của Chính quyền cũng như cộng đồng người Chăm tại Việt Nam đã để lại trong lòng tôi nhiều tình cảm tha thiết của một người con đi xa quê hương nay trở về.Tôi đã được phía đại diện Bộ Công an Việt Nam và Sở Công an Ninh Thuận tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục nhập cảnh, đi lại và bảo vệ an ninh trong suốt gần một tháng lưu trú tại Việt Nam.
Trở về quê hương trước tiên lo việc hậu sự lễ tang cho mẹ tôi, sau đó là những chuyến về thăm lại những làng pley Chăm, các khu mỹ nghệ tại Ninh Thuận và những nơi mà từ đây tôi đã ra đi như làng Phước Nhơn, An Nhơn, Lương Tri, Mỹ Nghiệp và Bầu Trúc mà cảm xúc trong tôi cứ thay đổi liên tục, cái cảm giác phấn chấn, thú vị, vui vẻ khi nhìn thấy những thay đổi đáng kể của các làng quê mình, cuộc sống của các pley Chăm Ninh Thuận nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung đã phát triển và tiến bộ nhanh chóng.
Tôi đã dành nhiều thời gian đến thăm một số làng Chăm tỉnh Ninh Thuận, được dịp tiếp xúc trực tiếp và trò chuyện giao lưu với những bà con và các trí thức Chăm, và hầu như họ đều tâm sự với tôi về những phấn khởi về mặt tinh thần cũng như những tiến bộ trong cuộc sống hiện tại của họ tại Việt Nam. Đồng thời họ cũng đồng tình với các chương trình và chính sách dân tộc thiểu số của Đảng CSVN, và chính phủ VN, cũng như chính quyền tỉnh Ninh Thuận đối với sự nghiệp phát triển xã hội của các cộng đồng dân tộc Chăm tại tỉnh nhà và trong cả nước.
Mặc dù, cuộc sống của người Chăm hiện tại vẫn còn đâu đó một số mặt khó khăn tồn tại theo mặt bằng chung của đất nước, nhưng nhìn chung thì cuộc sống xã hội của người Chăm tại Ninh Thuận và Việt Nam là ổn định, phát triển và tiến bộ rõ rệt về mọi mặt văn hóa, kinh tế, giáo dục, thông tin, sức khỏe, tinh thần, vật chất, đảm bảo tiêu chuẩn và quyền con người, quyền công dân và đặc biệt là môi trường sinh sống sung túc, tiện nghi và đầy đủ với tất cả điện, nước, đường xá, trường học, công viên và bệnh viện… đã xây dựng khang trang và sẵn sàng phục vụ hữu ích đến nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày và thực tế đồng bào dân tộc Chăm.
Trên đây là một số cảm nghĩ và nhận định của bản thân tôi đối với hoàn cảnh xã hội hiện tại của Việt Nam nói chung, và của cộng đồng dân tộc Chăm Việt Nam nói riêng sau một chuyến trở về thăm quê hương Việt Nam.
Tôi cảm thấy vui sướng và lấy làm tự hào khi chứng kiến những thay đổi của đất nước Việt Nam, của dân tộc Chăm mình, được chứng kiến tận mắt về cuộc sống của đồng bào Chăm mình tại quê nhà được phát triển, bình đẳng, ấm no và hạnh phúc trong một đất nước Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế./.
Tiến sĩ DAISA DAO (Thụy Điển)
http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Nguoi-Viet-o-nuoc-ngoai/Viet-cho-Que-Huong/2014/11/541ACF72/
Xúc giác
Trần Văn Quý
Những ngón tay của cứng của mềm của ướt của khô của lửa
những ngón tay giao cảm gọi mùa
Trong bóng tối và bình minh xúc giác
phiêu diêu miền hoang ngón
có ngón tay mang tâm hồn thợ hoạn
có ngọt ngào
đắng Em
Những ngón tay ngọc ngà, những ngón tay thô ráp phong sương
những ngón tay vụng về, những ngón tay táy máy
những ngón tay nhân từ cứu rỗi, những ngón tay bốc lửa bỏ tay người
thế giới những ngón tay, thế giới ngón
khi ngây ngất thăng hoa, khi vụng dại vịn bờ cảm xúc
khi cuồn cuộn cơn giông, khi đắng đót cả chiều vô cảm
Chỉ sợ một ngày những ngón tay không còn dịu dàng trên tóc người yêu
cũng có thể chúng không còn đam mê trên những phím đàn
mười ngón loanh quanh thú vui bàn tiệc
mười ngón đi qua thói đời ngóc ngách…
Bỗng thấy thương bên kia bờ xúc giác
ngón tay nằm huyệt mộ ở tay nhau
Những ngón tay của cứng của mềm của ướt của khô của lửa
những ngón tay giao cảm gọi mùa
Trong bóng tối và bình minh xúc giác
phiêu diêu miền hoang ngón
có ngón tay mang tâm hồn thợ hoạn
có ngọt ngào
đắng Em
Những ngón tay ngọc ngà, những ngón tay thô ráp phong sương
những ngón tay vụng về, những ngón tay táy máy
những ngón tay nhân từ cứu rỗi, những ngón tay bốc lửa bỏ tay người
thế giới những ngón tay, thế giới ngón
khi ngây ngất thăng hoa, khi vụng dại vịn bờ cảm xúc
khi cuồn cuộn cơn giông, khi đắng đót cả chiều vô cảm
Chỉ sợ một ngày những ngón tay không còn dịu dàng trên tóc người yêu
cũng có thể chúng không còn đam mê trên những phím đàn
mười ngón loanh quanh thú vui bàn tiệc
mười ngón đi qua thói đời ngóc ngách…
Bỗng thấy thương bên kia bờ xúc giác
ngón tay nằm huyệt mộ ở tay nhau
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)