Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Cảm nghĩ về chuyến thăm quê hương sau gần 30 năm xa cách




Sau gần 30 năm xa xứ du học, lập nghiệp và sinh sống ở nước ngoài nay tôi lại trở về thăm quê hương Việt Nam và có quá nhiều cảm xúc trước những đổi thay của đất nước. Bên cạnh đó, cũng có nhiều kiều bào, trí thức Chăm cũng rất quan tâm về chuyến hành hương này của tôi.


Thăm quê hương lần này tôi rất may mắn được sự quan tâm rất nhiều của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Chăm. Những tình cảm ưu ái, thân thiện của Chính quyền cũng như cộng đồng người Chăm tại Việt Nam đã để lại trong lòng tôi nhiều tình cảm tha thiết của một người con đi xa quê hương nay trở về.Tôi đã được phía đại diện Bộ Công an Việt Nam và Sở Công an Ninh Thuận tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục nhập cảnh, đi lại và bảo vệ an ninh trong suốt gần một tháng lưu trú tại Việt Nam.

Trở về quê hương trước tiên lo việc hậu sự lễ tang cho mẹ tôi, sau đó là những chuyến về thăm lại những làng pley Chăm, các khu mỹ nghệ tại Ninh Thuận và những nơi mà từ đây tôi đã ra đi như làng Phước Nhơn, An Nhơn, Lương Tri, Mỹ Nghiệp và Bầu Trúc mà cảm xúc trong tôi cứ thay đổi liên tục, cái cảm giác phấn chấn, thú vị, vui vẻ khi nhìn thấy những thay đổi đáng kể của các làng quê mình, cuộc sống của các pley Chăm Ninh Thuận nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung đã phát triển và tiến bộ nhanh chóng.

Tôi đã dành nhiều thời gian đến thăm một số làng Chăm tỉnh Ninh Thuận, được dịp tiếp xúc trực tiếp và trò chuyện giao lưu với những bà con và các trí thức Chăm, và hầu như họ đều tâm sự với tôi về những phấn khởi về mặt tinh thần cũng như những tiến bộ trong cuộc sống hiện tại của họ tại Việt Nam. Đồng thời họ cũng đồng tình với các chương trình và chính sách dân tộc thiểu số của Đảng CSVN, và chính phủ VN, cũng như chính quyền tỉnh Ninh Thuận đối với sự nghiệp phát triển xã hội của các cộng đồng dân tộc Chăm tại tỉnh nhà và trong cả nước.

Mặc dù, cuộc sống của người Chăm hiện tại vẫn còn đâu đó một số mặt khó khăn tồn tại theo mặt bằng chung của đất nước, nhưng nhìn chung thì cuộc sống xã hội của người Chăm tại Ninh Thuận và Việt Nam là ổn định, phát triển và tiến bộ rõ rệt về mọi mặt văn hóa, kinh tế, giáo dục, thông tin, sức khỏe, tinh thần, vật chất, đảm bảo tiêu chuẩn và quyền con người, quyền công dân và đặc biệt là môi trường sinh sống sung túc, tiện nghi và đầy đủ với tất cả điện, nước, đường xá, trường học, công viên và bệnh viện… đã xây dựng khang trang và sẵn sàng phục vụ hữu ích đến nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày và thực tế đồng bào dân tộc Chăm.

Trên đây là một số cảm nghĩ và nhận định của bản thân tôi đối với hoàn cảnh xã hội hiện tại của Việt Nam nói chung, và của cộng đồng dân tộc Chăm Việt Nam nói riêng sau một chuyến trở về thăm quê hương Việt Nam.

Tôi cảm thấy vui sướng và lấy làm tự hào khi chứng kiến những thay đổi của đất nước Việt Nam, của dân tộc Chăm mình, được chứng kiến tận mắt về cuộc sống của đồng bào Chăm mình tại quê nhà được phát triển, bình đẳng, ấm no và hạnh phúc trong một đất nước Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế./.

Tiến sĩ DAISA DAO (Thụy Điển)

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Nguoi-Viet-o-nuoc-ngoai/Viet-cho-Que-Huong/2014/11/541ACF72/









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét