Chùm ảnh nude của Dương Quốc Định
" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014
Phân hóa giàu nghèo đang tăng nhanh
Từ ngày nền kinh tế chuyển đổi sang hướng thị trường đến nay, bên cạnh sự phát triển tất yếu của xã hội là sự xuất hiện của một tầng lớp doanh nhân năng động biết cách làm giàu. Số người giàu tăng nhanh dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội nhiều năm qua là vấn đề không chỉ người trong nước quan tâm mà còn là nội dung nghiên cứu của nhiều định chế quốc tế.
Một phúc trình của Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho thấy thành phần giàu có ở Việt Nam đã tăng gấp ba trong thập niên qua. Trong khi đó, theo Tập đoàn Knight Frank, Việt Nam có khoảng 110 đại gia có tài sản cá nhân vượt quá 30 triệu USD trong năm 2013, tăng 34 người so với 10 năm trước đây. Có thể nói đây là những người siêu giàu mà tổng tài sản của họ đạt gần 3,4 tỉ USD.
Trên thực tế, số người siêu giàu ở Việt Nam có thể cao hơn dự báo này rất nhiều. Bởi số liệu thống kê của chúng ta thường không chính xác, thêm vào đó là tâm lý e ngại công bố tình hình tài sản công khai.
Knight Frank là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bất động sản, có trụ sở chính tại London (Anh), hiện điều hành 207 văn phòng tại 43 quốc gia với hơn 6.340 chuyên gia. Báo cáo hằng năm của Knight Frank thường được các tờ báo uy tín thế giới tham khảo sử dụng.
Để đưa ra các dự báo, Knight Frank dựa trên tình hình kinh tế thế giới, đầu tư thương mại và kể cả xu hướng phát triển toàn cầu. Tại mỗi quốc gia, chính sách vĩ mô đã được ban hành và những chính sách dự kiến sẽ được ban hành cùng với tình hình phát triển của thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, xu hướng kinh doanh đầu tư, số liệu kết quả kinh doanh… là một số trong nhiều cơ sở để đưa ra dự báo.
Nghiên cứu của Knight Frank dưới tiêu đề “Báo cáo Thịnh vượng 2014” công bố cách đây vài tháng còn đi xa hơn một bước khi đưa ra nhận định tại châu Á sẽ xuất hiện nhiều người siêu giàu trong 10 năm tới, trong đó Việt Nam có tốc độ tăng người siêu giàu dự đoán 166%, cao nhất thế giới, đạt 293 người.
Tiếp theo là Indonesia tăng 144% với 1.527 người, Bờ Biển Ngà 54 người, tăng 116%. Siêu giàu được nói đến ở đây gồm những người có tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên.
Không chỉ siêu giàu, lần đầu tiên Việt Nam cũng đã có tỉ phú đôla, thể hiện qua giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng mạnh.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinGroup, dẫn đầu danh sách 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có tài sản trị giá hơn 22.000 tỉ đồng tương đương trên 1 tỉ USD, được đánh giá là giàu gấp sáu lần những đại gia trung bình ở Việt Nam.
Hiện nay, chỉ tính riêng tổng tài sản của 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hơn 56.000 tỉ đồng, tăng khoảng 30% so với giữa năm 2013.
Sau ông Phạm Nhật Vượng là ông Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai), ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát)… là những người trong Top 10 giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Những đại gia chứng khoán này sau khi tập trung đầu tư vào bất động sản là chính, nay phát triển theo hướng đa ngành, có sản xuất công nghiệp nặng, bán lẻ…, những ngành hàng mang tính bền vững hơn.
Ở cấp độ đô thị lớn, TP. Hồ Chí Minh được dự đoán sẽ là nơi có số người giàu tăng mạnh nhất, lên đến 173% trong thập niên tới. Năm 2013, TP.HCM có 90 người siêu giàu trên tổng số 9 triệu dân.
Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng tỷ lệ người siêu giàu Việt Nam tăng là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế và nhấn mạnh “đại diện cho một nền kinh tế chính là cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng chứng tỏ sức khỏe của nền kinh tế đó”.
Trong khi nền kinh tế 2014 được dự báo vẫn tăng trưởng dưới tiềm năng, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã và đang tăng nhanh, làm gia tăng nguy cơ bất bình đẳng. Ông Sandeep Mahajan, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, nhận xét cứ khoảng 1 triệu người Việt Nam thì có một người siêu giàu, hiện Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước Đông Nam Á có số người siêu giàu tăng mạnh trong vòng một năm qua.
Khoảng cách giữa những người rất giàu với số đông người nghèo sẽ tạo ra những phản ứng chính sách và xu hướng ngày càng có nhiều người dân chuyển đến các thành phố và những khu vực có điều kiện phúc lợi tốt hơn. Do vậy giảm khoảng cách giàu nghèo là mục tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mà từ lâu Chính phủ đã có nhiều cố gắng.
Cách đây 20 năm, khi vừa mới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, Việt Nam có quá nửa tổng số hộ dân sống dưới mức nghèo khổ, nay thì cả nước chỉ còn khoảng 10% tổng số hộ nghèo và hầu như không còn hộ đói. Cũng cách đây 20 năm, có đến 2/3 tổng số hộở khu vực nông thôn sống ở mức nghèo khổ và cũng có một tỷ lệ không nhỏ số hộ còn bị đói, giờ thì tỷ lệ này đã giảm khá nhanh.
Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng tỷ lệ nghèo và quy mô số người nghèo ở Việt Nam còn lớn. Việc phân bố số người nghèo không chỉ chênh lệch ở tỷ lệ cao thấp qua các vùng, mà còn ở quy mô số người tuyệt đối.
Theo số liệu thống kê của nhà nước, vùng Đồng bằng sông Hồng có khoảng 1,23 triệu người, vùng trung du và miền núi phía Bắc có 2,76 triệu người, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 3,21 triệu người, vùng Tây Nguyên có khoảng trên 1 triệu người, Đông Nam bộ có gần 213.000 người và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 1,84 triệu người.
Đáng chú ý là với một đất nước liên tục phải gánh chịu thiên tai như Việt Nam thì ranh giới giữa mức cận nghèo và nghèo là rất mong manh nên nguy cơ số hộ nghèo tăng lên rất dễ xảy ra.
Thực tế trên cho thấy, bất bình đẳng trong thu nhập ở nước ta ngày càng rõ nét và gay gắt hơn, tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai.
Ngoài ra, còn xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang trong quá trình đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp khó khăn nhiều hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những yếu tố làm gia tăng tình trạng tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng trong cả nước.
Hiện nay, hệ số chênh lệch giàu/nghèo của Việt Nam cao hơn nhiều nước đã trải qua thời kỳ dài phát triển kinh tế thị trường. Nhìn chung, cơ chế thị trường của chúng ta còn mới mẻ, thậm chí có người cho là nền kinh tế thị trường hoang dã, đã tạo ra những kẽ hở để cho một bộ phận lách cơ chế hoặc lợi dụng cơ chế để trục lợi, tham nhũng. Số người làm giàu dạng này thường không đóng góp bao nhiêu để chia sớt gánh nặng của nhà nước mà còn làm cho tiềm lực kinh tế ngày càng suy giảm.
Vì thế, nếu không nhanh chóng hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế dân chủ, nhà nước pháp quyền, đồng thời xử lý vấn đề lợi ích nhóm, sở hữu chéo, lạm dụng độc quyền… thì chênh lệch giàu – nghèo hiện đang quá lớn lại sẽ càng tăng nhanh.
Thách thức này đòi hỏi Nhà nước và cả xã hội, trong khi khuyến khích, tôn vinh người làm giàu chính đáng, thì phải có biện pháp để tăng thu nhập của người nghèo, đảm bảo hệ số chênh lệch sẽ được kiềm chế, tiến tới giảm dần khoảng cách giàu – nghèo.
Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích người giàu tham gia vào đời sống xã hội bằng cách giảm thuế cho các đóng góp tự nguyện hoặc có các quy định ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động từ thiện mà về lâu dài là nhằm rút ngắn phần nào chênh lệch giàu nghèo.
Hệ thống chính trị tốt thường biểu hiện qua việc phân bổ tài nguyên (đồng vốn, tài nguyên thiên nhiên, con người) đúng người đúng việc để với ưu thế vận tốc ban đầu được giao, những con người có năng lực sẽ tạo nên những giá trị gia tăng cho xã hội và đương nhiên họ được hưởng công lao xứng đáng với thành quả mang lại. Đó chính là sự công bằng.
Để có sự công bằng phải sử dụng công cụ điều tiết được mọi người chấp nhận, khi đó người giàu không phải là đối tượng của sự ganh tỵ, soi mói trong xã hội và khi họ làm tròn nghĩa vụ thì đáng được vinh danh.
Công cụ điều tiết công bằng xã hội có hiệu quả là khi tất cả mọi người đều đủ ăn đủ mặc, trẻ con được học hành, mọi người đều có cơ hội làm việc, được sống tự do hạnh phúc, là những điều kiện cơ bản phải đạt được. Và khi đó phân hóa giàu nghèo được trả lại vị trí của nó chỉ là sự phát sinh tự nhiên trong thời buổi thị trường.
> 10 lối tư duy khác biệt của người giàu
> 7 đặc điểm chung của người giàu có
> Số người giàu tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020
> Khoảng cách giàu nghèo: Xã hội thuộc về những kẻ đại thắng
HOÀNG LONG/DNSGCT
http://www.doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2014/07/1082649/phan-hoa-giau-ngheo-dang-tang-nhanh/
Một phúc trình của Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho thấy thành phần giàu có ở Việt Nam đã tăng gấp ba trong thập niên qua. Trong khi đó, theo Tập đoàn Knight Frank, Việt Nam có khoảng 110 đại gia có tài sản cá nhân vượt quá 30 triệu USD trong năm 2013, tăng 34 người so với 10 năm trước đây. Có thể nói đây là những người siêu giàu mà tổng tài sản của họ đạt gần 3,4 tỉ USD.
Trên thực tế, số người siêu giàu ở Việt Nam có thể cao hơn dự báo này rất nhiều. Bởi số liệu thống kê của chúng ta thường không chính xác, thêm vào đó là tâm lý e ngại công bố tình hình tài sản công khai.
Knight Frank là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bất động sản, có trụ sở chính tại London (Anh), hiện điều hành 207 văn phòng tại 43 quốc gia với hơn 6.340 chuyên gia. Báo cáo hằng năm của Knight Frank thường được các tờ báo uy tín thế giới tham khảo sử dụng.
Để đưa ra các dự báo, Knight Frank dựa trên tình hình kinh tế thế giới, đầu tư thương mại và kể cả xu hướng phát triển toàn cầu. Tại mỗi quốc gia, chính sách vĩ mô đã được ban hành và những chính sách dự kiến sẽ được ban hành cùng với tình hình phát triển của thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, xu hướng kinh doanh đầu tư, số liệu kết quả kinh doanh… là một số trong nhiều cơ sở để đưa ra dự báo.
Nghiên cứu của Knight Frank dưới tiêu đề “Báo cáo Thịnh vượng 2014” công bố cách đây vài tháng còn đi xa hơn một bước khi đưa ra nhận định tại châu Á sẽ xuất hiện nhiều người siêu giàu trong 10 năm tới, trong đó Việt Nam có tốc độ tăng người siêu giàu dự đoán 166%, cao nhất thế giới, đạt 293 người.
Tiếp theo là Indonesia tăng 144% với 1.527 người, Bờ Biển Ngà 54 người, tăng 116%. Siêu giàu được nói đến ở đây gồm những người có tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên.
Không chỉ siêu giàu, lần đầu tiên Việt Nam cũng đã có tỉ phú đôla, thể hiện qua giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng mạnh.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinGroup, dẫn đầu danh sách 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có tài sản trị giá hơn 22.000 tỉ đồng tương đương trên 1 tỉ USD, được đánh giá là giàu gấp sáu lần những đại gia trung bình ở Việt Nam.
Hiện nay, chỉ tính riêng tổng tài sản của 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hơn 56.000 tỉ đồng, tăng khoảng 30% so với giữa năm 2013.
Sau ông Phạm Nhật Vượng là ông Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai), ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát)… là những người trong Top 10 giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Những đại gia chứng khoán này sau khi tập trung đầu tư vào bất động sản là chính, nay phát triển theo hướng đa ngành, có sản xuất công nghiệp nặng, bán lẻ…, những ngành hàng mang tính bền vững hơn.
Ở cấp độ đô thị lớn, TP. Hồ Chí Minh được dự đoán sẽ là nơi có số người giàu tăng mạnh nhất, lên đến 173% trong thập niên tới. Năm 2013, TP.HCM có 90 người siêu giàu trên tổng số 9 triệu dân.
Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng tỷ lệ người siêu giàu Việt Nam tăng là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế và nhấn mạnh “đại diện cho một nền kinh tế chính là cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng chứng tỏ sức khỏe của nền kinh tế đó”.
Trong khi nền kinh tế 2014 được dự báo vẫn tăng trưởng dưới tiềm năng, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã và đang tăng nhanh, làm gia tăng nguy cơ bất bình đẳng. Ông Sandeep Mahajan, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, nhận xét cứ khoảng 1 triệu người Việt Nam thì có một người siêu giàu, hiện Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước Đông Nam Á có số người siêu giàu tăng mạnh trong vòng một năm qua.
Khoảng cách giữa những người rất giàu với số đông người nghèo sẽ tạo ra những phản ứng chính sách và xu hướng ngày càng có nhiều người dân chuyển đến các thành phố và những khu vực có điều kiện phúc lợi tốt hơn. Do vậy giảm khoảng cách giàu nghèo là mục tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mà từ lâu Chính phủ đã có nhiều cố gắng.
Cách đây 20 năm, khi vừa mới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, Việt Nam có quá nửa tổng số hộ dân sống dưới mức nghèo khổ, nay thì cả nước chỉ còn khoảng 10% tổng số hộ nghèo và hầu như không còn hộ đói. Cũng cách đây 20 năm, có đến 2/3 tổng số hộở khu vực nông thôn sống ở mức nghèo khổ và cũng có một tỷ lệ không nhỏ số hộ còn bị đói, giờ thì tỷ lệ này đã giảm khá nhanh.
Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng tỷ lệ nghèo và quy mô số người nghèo ở Việt Nam còn lớn. Việc phân bố số người nghèo không chỉ chênh lệch ở tỷ lệ cao thấp qua các vùng, mà còn ở quy mô số người tuyệt đối.
Theo số liệu thống kê của nhà nước, vùng Đồng bằng sông Hồng có khoảng 1,23 triệu người, vùng trung du và miền núi phía Bắc có 2,76 triệu người, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 3,21 triệu người, vùng Tây Nguyên có khoảng trên 1 triệu người, Đông Nam bộ có gần 213.000 người và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 1,84 triệu người.
Đáng chú ý là với một đất nước liên tục phải gánh chịu thiên tai như Việt Nam thì ranh giới giữa mức cận nghèo và nghèo là rất mong manh nên nguy cơ số hộ nghèo tăng lên rất dễ xảy ra.
Thực tế trên cho thấy, bất bình đẳng trong thu nhập ở nước ta ngày càng rõ nét và gay gắt hơn, tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai.
Ngoài ra, còn xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang trong quá trình đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp khó khăn nhiều hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những yếu tố làm gia tăng tình trạng tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng trong cả nước.
Hiện nay, hệ số chênh lệch giàu/nghèo của Việt Nam cao hơn nhiều nước đã trải qua thời kỳ dài phát triển kinh tế thị trường. Nhìn chung, cơ chế thị trường của chúng ta còn mới mẻ, thậm chí có người cho là nền kinh tế thị trường hoang dã, đã tạo ra những kẽ hở để cho một bộ phận lách cơ chế hoặc lợi dụng cơ chế để trục lợi, tham nhũng. Số người làm giàu dạng này thường không đóng góp bao nhiêu để chia sớt gánh nặng của nhà nước mà còn làm cho tiềm lực kinh tế ngày càng suy giảm.
Vì thế, nếu không nhanh chóng hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế dân chủ, nhà nước pháp quyền, đồng thời xử lý vấn đề lợi ích nhóm, sở hữu chéo, lạm dụng độc quyền… thì chênh lệch giàu – nghèo hiện đang quá lớn lại sẽ càng tăng nhanh.
Thách thức này đòi hỏi Nhà nước và cả xã hội, trong khi khuyến khích, tôn vinh người làm giàu chính đáng, thì phải có biện pháp để tăng thu nhập của người nghèo, đảm bảo hệ số chênh lệch sẽ được kiềm chế, tiến tới giảm dần khoảng cách giàu – nghèo.
Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích người giàu tham gia vào đời sống xã hội bằng cách giảm thuế cho các đóng góp tự nguyện hoặc có các quy định ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động từ thiện mà về lâu dài là nhằm rút ngắn phần nào chênh lệch giàu nghèo.
Hệ thống chính trị tốt thường biểu hiện qua việc phân bổ tài nguyên (đồng vốn, tài nguyên thiên nhiên, con người) đúng người đúng việc để với ưu thế vận tốc ban đầu được giao, những con người có năng lực sẽ tạo nên những giá trị gia tăng cho xã hội và đương nhiên họ được hưởng công lao xứng đáng với thành quả mang lại. Đó chính là sự công bằng.
Để có sự công bằng phải sử dụng công cụ điều tiết được mọi người chấp nhận, khi đó người giàu không phải là đối tượng của sự ganh tỵ, soi mói trong xã hội và khi họ làm tròn nghĩa vụ thì đáng được vinh danh.
Công cụ điều tiết công bằng xã hội có hiệu quả là khi tất cả mọi người đều đủ ăn đủ mặc, trẻ con được học hành, mọi người đều có cơ hội làm việc, được sống tự do hạnh phúc, là những điều kiện cơ bản phải đạt được. Và khi đó phân hóa giàu nghèo được trả lại vị trí của nó chỉ là sự phát sinh tự nhiên trong thời buổi thị trường.
> 10 lối tư duy khác biệt của người giàu
> 7 đặc điểm chung của người giàu có
> Số người giàu tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020
> Khoảng cách giàu nghèo: Xã hội thuộc về những kẻ đại thắng
HOÀNG LONG/DNSGCT
http://www.doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2014/07/1082649/phan-hoa-giau-ngheo-dang-tang-nhanh/
Luôn mỉm cười
i
Featured Image: Buttermoths
Đang mải làm bài tập trong phòng, chợt nghe tiếng tivi từ ngoài vọng vào một câu vô cùng ý nghĩa. Hình như nhờ cô em gái ngốc đáng yêu của tôi mà mỗi ngày tôi đều được nghe nó, nó là một câu trong đoạn quảng cáo phim Gia đình là số 1 đang chiếu trên HTV3 với nội dung: “Dù cuộc sống có quẳng bất cứ thứ gì vào con, hãy luôn mỉm cười vì chính nó sẽ giúp con vượt qua tất cả.” Chỉ nói suông thì không hay, phải là cách đọc nhấn nhá của diễn viên lồng tiếng thì mới thật sự hay. Chỉ đơn giản như vậy thôi, nhưng nhiều lúc mệt mỏi tôi vẫn tự nhủ mình như vậy để có thể giải quyết tốt và mim cười.
Từ lúc được thả vào đời và sống va chạm với đủ thứ chuyện, tôi như con bướm vừa thoát khỏi kén vội vàng tìm hiểu thế giới. Sự non nớt và yếu kém dĩ nhiên là rất hại cho bản thân tôi, tôi dùng con mắt tinh khiết vẫn nhìn cuộc sống của tuổi 18 tinh anh nhìn vào cuộc đời mà người ta vẫn kêu là muôn hình muôn vẻ để rồi nhận về bản thân bao nhiêu là thất vọng, tổn thương.
Tôi nhận ra rằng, không phải tất cả bạn bè xung quanh, những người vẫn cười cười nói nói với tôi thật sự không hiểu tôi hay đôi khi còn hiểu nhầm tôi. Tôi biết điều đó thông qua những confess, một hình thức nhắn tin mà tôi không thích lắm vì nó không minh bạch và thẳng thắn nhưng ít ra tôi biết được xung quanh mình có nhiều người giả dối lắm thay.
Và cả những khi tôi hết mình làm cộng tác viên để giúp đỡ cho một chương trình ý nghĩa nào đó vì cộng đồng, tôi vẫn cảm thấy có sự rời rạc và mất hứng khi nhiều bạn chỉ chăm vào giấy chứng nhận, tôi tự hỏi lòng mình rằng không phải niềm vui khi công sức mình bỏ ra giúp ít được cho ai đó đã là giấy chứng nhận to lớn nhất mà chúng ta nhận được ư. Nhiều nhiều những thứ khác nữa, nhưng tôi vẫn luôn biết ơn cuộc sống vì cho tôi một cái nhìn mỗi ngày một hoàn thiện hơn.
Qua nhiều phép thử, tôi vẫn là tôi, vẫn giữ vẹn nguyên những suy nghĩ ngày nào. Thầm cảm ơn những cục đá tảng, những gáo nước lạnh thậm chí là cả những virus, vi khuẩn mà cuộc sống quăng vào tôi để tôi biêt rằng thì ra bản tính mình tốt thật chứ không phải giả tạo.
Thỉnh thoảng tôi mệt mỏi đến khó mà ngốc dậy được, cảm thấy buồn chán đang làm chủ bản thân mình. Nhưng đôi ngày qua, suy nghĩ phải mạnh mẽ, phải đi tiếp và phải đi nhanh hơn khiến tôi lại bắt đầu đứng dậy và mỉm cười vì sau cơn mưa tôi lại được ngắm nhìn cầu vòng tuyệt đẹp. Những điều kỳ diệu vẫn còn đợi tôi ở phía trước, tôi sẽ không từ bỏ vì điều gì cả!
Cuộc sống này! Cứ đấm tôi đi, cứ trù dập tôi đi, cứ gặm nhấm tâm hồn tôi đi! Chúng ta cùng cá cược nào, tôi cược rằng trong cuộc chơi này, tôi sẽ là người chiến thắng bởi vì tôi có một niềm tin rằng tôi sẽ vượt qua tất cả miễn là tôi còn sống. Tôi sẽ còn mỉm cười.
Classic
Featured Image: Buttermoths
Đang mải làm bài tập trong phòng, chợt nghe tiếng tivi từ ngoài vọng vào một câu vô cùng ý nghĩa. Hình như nhờ cô em gái ngốc đáng yêu của tôi mà mỗi ngày tôi đều được nghe nó, nó là một câu trong đoạn quảng cáo phim Gia đình là số 1 đang chiếu trên HTV3 với nội dung: “Dù cuộc sống có quẳng bất cứ thứ gì vào con, hãy luôn mỉm cười vì chính nó sẽ giúp con vượt qua tất cả.” Chỉ nói suông thì không hay, phải là cách đọc nhấn nhá của diễn viên lồng tiếng thì mới thật sự hay. Chỉ đơn giản như vậy thôi, nhưng nhiều lúc mệt mỏi tôi vẫn tự nhủ mình như vậy để có thể giải quyết tốt và mim cười.
Từ lúc được thả vào đời và sống va chạm với đủ thứ chuyện, tôi như con bướm vừa thoát khỏi kén vội vàng tìm hiểu thế giới. Sự non nớt và yếu kém dĩ nhiên là rất hại cho bản thân tôi, tôi dùng con mắt tinh khiết vẫn nhìn cuộc sống của tuổi 18 tinh anh nhìn vào cuộc đời mà người ta vẫn kêu là muôn hình muôn vẻ để rồi nhận về bản thân bao nhiêu là thất vọng, tổn thương.
Tôi nhận ra rằng, không phải tất cả bạn bè xung quanh, những người vẫn cười cười nói nói với tôi thật sự không hiểu tôi hay đôi khi còn hiểu nhầm tôi. Tôi biết điều đó thông qua những confess, một hình thức nhắn tin mà tôi không thích lắm vì nó không minh bạch và thẳng thắn nhưng ít ra tôi biết được xung quanh mình có nhiều người giả dối lắm thay.
Và cả những khi tôi hết mình làm cộng tác viên để giúp đỡ cho một chương trình ý nghĩa nào đó vì cộng đồng, tôi vẫn cảm thấy có sự rời rạc và mất hứng khi nhiều bạn chỉ chăm vào giấy chứng nhận, tôi tự hỏi lòng mình rằng không phải niềm vui khi công sức mình bỏ ra giúp ít được cho ai đó đã là giấy chứng nhận to lớn nhất mà chúng ta nhận được ư. Nhiều nhiều những thứ khác nữa, nhưng tôi vẫn luôn biết ơn cuộc sống vì cho tôi một cái nhìn mỗi ngày một hoàn thiện hơn.
Qua nhiều phép thử, tôi vẫn là tôi, vẫn giữ vẹn nguyên những suy nghĩ ngày nào. Thầm cảm ơn những cục đá tảng, những gáo nước lạnh thậm chí là cả những virus, vi khuẩn mà cuộc sống quăng vào tôi để tôi biêt rằng thì ra bản tính mình tốt thật chứ không phải giả tạo.
Thỉnh thoảng tôi mệt mỏi đến khó mà ngốc dậy được, cảm thấy buồn chán đang làm chủ bản thân mình. Nhưng đôi ngày qua, suy nghĩ phải mạnh mẽ, phải đi tiếp và phải đi nhanh hơn khiến tôi lại bắt đầu đứng dậy và mỉm cười vì sau cơn mưa tôi lại được ngắm nhìn cầu vòng tuyệt đẹp. Những điều kỳ diệu vẫn còn đợi tôi ở phía trước, tôi sẽ không từ bỏ vì điều gì cả!
Cuộc sống này! Cứ đấm tôi đi, cứ trù dập tôi đi, cứ gặm nhấm tâm hồn tôi đi! Chúng ta cùng cá cược nào, tôi cược rằng trong cuộc chơi này, tôi sẽ là người chiến thắng bởi vì tôi có một niềm tin rằng tôi sẽ vượt qua tất cả miễn là tôi còn sống. Tôi sẽ còn mỉm cười.
Classic
Số giáo sư VN và Thái Lan
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Như vậy con số “phó giáo sư” VN cao hơn Thái Lan gấp 1.6 lần, còn con số giáo sư thì VN cao hơn Thái Lan 2.2 lần. Chúng ta không biết bao nhiêu giảng viên VN là tương đương với assistant professor, nhưng có thể giả định rằng con số này là 1/5, thì số assistant professor VN chắc cũng khoảng 12300 người.
Giáo sư là phải làm nghiên cứu, và sản phẩm nghiên cứu chủ yếu là bài báo khoa học và bằng sáng chế. Bỏ qua bằng sáng chế vì VN còn quá thấp, chúng ta hãy tập trung xem số bài báo khoa học. Tôi đếm trong ISI thì thấy từ 2009-2013, VN công bố được 7227 bài và Thái Lan công bố được 27200 bài.
Như vậy, mặc dù số giáo sư (tính cả assistant + associate + full) của VN cao hơn Thái Lan 1.4 lần, số bài báo khoa học của VN chỉ bằng 26% của Thái Lan! Tính trung bình, mỗi giáo sư Thái Lan công bố 1.68 bài báo khoa học trong 5 năm, còn VN thì 0.32 bài, một khác biệt 5.2 lần.
Cần phải xem xét lại tiêu chuẩn phong chức danh giáo sư ở VN. Nếu không xem xét lại và với đà này, VN sẽ làm trò cười cho thế giới vì có quá nhiều giáo sư, nhưng năng suất khoa học thì quá thấp.
https://www.facebook.com/drtuannguyen?fref=nf
Giáo dục với cái nhìn của người phương Đông
J. KRISHNAMURTI
GIÁO DỤC
VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG
Education and the Significance of Life
Lời dịch: Ông Không
CHƯƠNG I
GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG
Khi người ta đi khắp thế giới, người ta nhận thấy bản chất của con người giống nhau kinh ngạc, dù ở Ấn hay ở Mỹ, ở Châu âu hay Châu úc. Điều này đặc biệt đúng thực trong những trường cao đẳng hay những trường đại học. Chúng ta đang sản sinh, như thể qua một cái khuôn, một loại người mà sự quan tâm chính của họ là tìm được sự an toàn, trở thành người nào đó quan trọng, hay hưởng thụ sự vui vẻ và càng ít suy nghĩ bao nhiêu càng tốt.
Sự giáo dục hiện nay khiến cho sự suy nghĩ độc lập trở nên khó khăn cực kỳ. Sự tuân phục dẫn đến sự tầm thường. Muốn khác biệt với nhóm người và muốn kháng cự lại môi trường sống không dễ dàng lắm, và thường xuyên rất nguy hiểm chừng nào chúng ta còn tôn thờ sự thành công. Sự thôi thúc để thành công, mà là sự theo đuổi của phần thưởng dù trong thế giới vật chất hay thế giới tạm gọi là tinh thần, sự tìm kiếm cho an toàn bên trong hay bên ngoài, sự ham muốn cho thanh thản – toàn qui trình này bóp nghẹt sự bất mãn, kết thúc tánh tự phát và nuôi dưỡng sự sợ hãi; và sự sợ hãi khóa chặt sự hiểu rõ thông minh về sống. Cùng tuổi tác gia tăng, sự chai lì của cái trí và quả tim bắt đầu xảy ra.
Khi tìm kiếm sự thanh thản, thông thường chúng ta tìm được một góc yên tĩnh trong sống nơi có sự xung đột tối thiểu, và sau đó chúng ta sợ hãi ra khỏi nơi trú ẩn đó. Sự sợ hãi của sống này, sự sợ hãi của đấu tranh và của trải nghiệm mới này, giết chết tinh thần mạo hiểm trong chúng ta; toàn sự nuôi nấng và giáo dục của chúng ta đã khiến cho chúng ta sợ hãi khác biệt với người hàng xóm của chúng ta, sợ hãi suy nghĩ trái ngược với khuôn mẫu được thiết lập của xã hội, với sự kính trọng giả dối của uy quyền và truyền thống.
May mắn thay, có một ít người nghiêm túc, sẵn lòng thâm nhập những vấn đề của con người mà không có thành kiến của lệch phải hay lệch trái; nhưng đa số chúng ta đều không có tinh thần thực sự của bất mãn, của phản kháng. Khi chúng ta nhượng bộ một cách không hiểu rõ đối với môi trường sống, bất kỳ tinh thần của phản kháng nào mà có lẽ chúng ta đã có đều nguội dần, và chẳng mấy chốc những trách nhiệm của chúng ta kết thúc nó.
Sự phản kháng thuộc hai loại: có sự phản kháng bạo lực, mà là phản ứng thuần túy, mà không có sự hiểu rõ, chống lại trật tự đang tồn tại; và có sự phản kháng sâu thẳm thuộc tâm lý của thông minh. Có nhiều người phản kháng những đạo đức đã được thiết lập nhưng lại rơi vào những đạo đức mới, những ảo tưởng thêm nữa và những tự buông thả lén lút. Điều gì thông thường xảy ra là, chúng ta rời khỏi một nhóm người hay một bộ những lý tưởng và tham gia vào một nhóm người khác, bắt đầu những lý tưởng khác, thế là tạo ra một khuôn mẫu mới của sự suy nghĩ mà chúng ta sẽ phải phản kháng nữa. Phản ứng chỉ nuôi dưỡng đối nghịch, và đổi mới cần đổi mới thêm nữa.
Nhưng có một phản kháng thông minh, mà không là phản ứng, và hiện diện cùng sự hiểu rõ về chính mình qua nhận biết được suy nghĩ và cảm thấy riêng của người ta. Chỉ khi nào chúng ta đối diện sự trải nghiệm khi nó xảy ra và không lẩn tránh sự nhiễu loạn thì chúng ta mới duy trì sự thông minh được thức dậy cao độ, và sự thông minh được thức dậy cao độ là năng lực trực giác, mà là sự hướng dẫn trung thực duy nhất trong sống.
Lúc này, ý nghĩa của sống là gì? Chúng ta đang sống và đấu tranh cho cái gì? Nếu chúng ta đang được giáo dục chỉ để đạt được sự khác biệt, để có một việc làm tốt hơn, để có khả năng hơn, để có chi phối hơn vào những người khác, vậy thì những sống của chúng ta sẽ trở nên nông cạn và trống rỗng. Nếu chúng ta đang được giáo dục chỉ để là những người khoa học, những học giả trung thành với những quyển sách, hay những người chuyên môn nghiện ngập sự hiểu biết, vậy thì chúng ta sẽ đang đóng góp cho sự thoái hóa và đau khổ của thế giới.
Mặc dù có một ý nghĩa bao quát và rộng rãi hơn đối với sống, sự giáo dục của chúng ta có giá trị gì nếu chúng ta không bao giờ khám phá về sống? Chúng ta có lẽ được giáo dục nhiều, nhưng nếu chúng ta không có sự hợp nhất sâu thẳm của sự suy nghĩ và cảm thấy, những sống của chúng ta đều không trọn vẹn, mâu thuẫn và bị xé nát bởi nhiều sợ hãi; và chừng nào sự giáo dục còn không sáng tạo một tầm nhìn hợp nhất của sống, nó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
Trong văn minh hiện nay của chúng ta, chúng ta đã phân chia sống thành quá nhiều mảnh đến độ sự giáo dục chẳng còn ý nghĩa bao nhiêu, ngoại trừ trong việc học hành một nghề nghiệp hay một phương pháp kỹ thuật đặc biệt. Thay vì thức dậy sự thông minh hợp nhất của cá thể, sự giáo dục đang khuyến khích anh ấy tuân phục vào một khuôn mẫu và vì vậy đang cản trở sự hiểu rõ của anh ấy về chính anh ấy như một tiến hành tổng thể. Nỗ lực giải quyết nhiều vấn đề của sự tồn tại tại những mức độ riêng rẽ của chúng, bị tách rời như chúng ở trong những bảng phân loại khác nhau, thể hiện một không hiểu rõ hoàn toàn.
Cá thể được tạo thành từ những thực thể khác biệt, nhưng nhấn mạnh vào những khác biệt và khuyến khích sự phát triển của nhiều loại hạn định dẫn đến nhiều phức tạp và mâu thuẫn. Giáo dục nên sáng tạo sự hợp nhất của những thực thể tách rời này – bởi vì nếu không có sự hợp nhất, sống trở thành một chuỗi của những xung đột và những phiền muộn. Có giá trị gì khi được giáo dục để là những luật sư nếu chúng ta cứ tiếp tục sự tranh chấp? Sự hiểu biết có giá trị gì nếu chúng ta cứ tiếp tục sự hỗn loạn của chúng ta? Khả năng về công nghệ và kỹ thuật có ý nghĩa gì nếu chúng ta sử dụng nó để hủy diệt một người khác? Ích lợi của sự tồn tại của chúng ta là gì nếu nó dẫn đến sự bạo lực và đau khổ hoàn toàn? Mặc dù chúng ta có lẽ có nhiều tiền bạc hay khả năng kiếm được nó, mặc dù chúng ta có những vui thú của chúng ta và những tôn giáo có tổ chức của chúng ta, chúng ta đang tiếp tục sống trong xung đột vô tận.
Chúng ta phải phân biệt giữa cá nhân và cá thể. Cá nhân là vật ngẫu nhiên; và qua từ ngữ vật ngẫu nhiên tôi có ý những hoàn cảnh của sự sinh sản, môi trường trong đó chúng ta tình cờ đã được nuôi nấng, cùng chủ nghĩa quốc gia, những mê tín, những phân biệt giai cấp và những thành kiến của nó. Cá nhân hay vật ngẫu nhiên chẳng là gì cả ngoại trừ những phù du, mặc dù khoảnh khắc đó có lẽ kéo dài nguyên một cuộc đời; và hệ thống hiện nay của giáo dục được đặt nền tảng trên cá nhân, vật ngẫu nhiên, cái khoảnh khắc, nó dẫn đến sự biến dạng của sự suy nghĩ và sự cố chấp của những sợ hãi tự phòng vệ.
Qua giáo dục và môi trường sống, tất cả chúng ta đã được đào tạo để tìm kiếm những thành tựu và an toàn cá nhân, và để đấu tranh vì chính chúng ta. Mặc dù chúng ta che đậy nó bằng những cụm từ mĩ miều, chúng ta đã được đào tạo cho những nghề nghiệp khác nhau trong một hệ thống được đặt nền tảng trên sự trục lợi và sự sợ hãi do tham lợi. Chắc chắn, một đào tạo như thế phải tạo ra sự hỗn loạn và đau khổ cho chính chúng ta và cho thế giới, bởi vì trong mỗi cá thể nó tạo ra những rào cản thuộc tâm lý mà tách rời và giam cầm anh ấy khỏi những cá thể khác.
Giáo dục không chỉ là một vấn đề của đào tạo cái trí. Đào tạo mang lại sự hiệu quả, nhưng nó không sáng tạo sự tổng thể. Một cái trí chỉ được đào tạo là sự tiếp tục của quá khứ, và một cái trí như thế không bao giờ có thể khám phá cái mới mẻ. Đó là lý do tại sao, muốn tìm ra sự giáo dục đúng đắn là gì, chúng ta sẽ phải thâm nhập ý nghĩa tổng thể của sống.
Đối với chúng ta, ý nghĩa của sống như một tổng thể không có sự quan trọng cơ bản, và giáo dục của chúng ta nhấn mạnh vào những giá trị phụ, chỉ đang biến chúng ta trở thành có hiệu quả trong một ngành nào đó của sự hiểu biết. Mặc dù sự hiểu biết và sự hiệu quả là cần thiết, thiết lập sự nhấn mạnh chính vào chúng chỉ dẫn đến xung đột và hỗn loạn.
Có một hiệu quả được sáng tạo bởi tình yêu mà vượt khỏi và vĩ đại hơn sự hiệu quả của tham vọng; và nếu không có tình yêu, mà sáng tạo một hiểu rõ hợp nhất của sống, sự hiệu quả nuôi dưỡng sự nhẫn tâm. Đây không là việc gì đang xảy ra khắp thế giới, hay sao? Giáo dục hiện nay của chúng ta được hướng đến công nghiệp hóa và chiến tranh, cùng mục đích cơ bản của nó là phát triển sự hiệu quả; và chúng ta bị trói buộc trong bộ máy của sự ganh đua nhẫn tâm và sự hủy diệt lẫn nhau này. Nếu giáo dục dẫn đến chiến tranh, nếu nó đào tạo bạn để hủy diệt hay bị hủy diệt, liệu nó không hoàn toàn thất bại, hay sao?
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp, nhưng hiệp thông và trung thực. Một người suy nghĩ cố chấp là một người không suy nghĩ, bởi vì anh ấy tuân phục vào một khuôn mẫu; anh ấy lặp lại những cụm từ và suy nghĩ trong một khe rãnh. Chúng ta không thể hiểu rõ sự tồn tại một cách trừu tượng hay lý thuyết. Hiểu rõ về sống là hiểu rõ về chính chúng ta, và đó là cả sự khởi đầu lẫn sự kết thúc của giáo dục.
Giáo dục không chỉ là kiếm được sự hiểu biết, thâu lượm và kết hợp những dữ kiện; nó là, thấy ý nghĩa của sống như một tổng thể. Nhưng tổng thể không thể được tiếp cận qua bộ phận – mà là điều gì những chính phủ, những tôn giáo có tổ chức và những đảng phái chuyên chế đang nỗ lực thực hiện.
Chức năng của giáo dục là sáng tạo những con người hợp nhất và vì vậy thông minh. Chúng ta có lẽ có những bằng cấp và hiệu quả thuộc máy móc nhưng không có thông minh. Thông minh không chỉ là thông tin; nó không được rút ra từ những quyển sách, nó cũng không gồm có những phản ứng tự phòng vệ và những khẳng định hung hăng. Cái người không học hành có lẽ còn thông minh hơn cái người có học thức. Chúng ta đã khiến cho những kỳ thi và những bằng cấp trở thành sự tiêu chuẩn của thông minh và đã phát triển những cái trí ranh mãnh mà lẩn tránh những vấn đề cơ bản của con người. Thông minh là khả năng để nhận biết cái cốt lõi, cái gì là; và thức dậy khả năng này, trong chính người ta và trong những người khác, là giáo dục.
Giáo dục phải giúp đỡ chúng ta khám phá những giá trị vĩnh cửu để cho chúng ta không chỉ bám vào những công thức hay những khẩu hiệu lặp lại; nó nên giúp đỡ chúng ta phá vỡ những rào cản thuộc xã hội và quốc gia của chúng ta, thay vì nhấn mạnh chúng, bởi vì chúng nuôi dưỡng sự thù hận giữa con người và con người. Bất hạnh thay, hệ thống hiện nay của giáo dục đang khiến cho chúng ta trở thành công cụ máy móc, phục tùng, và không còn sự suy nghĩ chín chắn; mặc dù nó đánh thức chúng ta phần trí năng, phía bên trong nó khiến cho chúng ta không tổng thể, không nhạy bén và không sáng tạo.
Nếu không có một hiểu rõ tổng thể của sống, những vấn đề thuộc tập thể và cá thể của chúng ta sẽ chỉ sâu đậm hơn và lan rộng hơn. Mục đích của giáo dục không là sản sinh những người săn lùng việc làm, những chuyên viên và những học giả thuần túy, nhưng những người đàn ông và những người phụ nữ tổng thể mà được tự do khỏi sự sợ hãi; bởi vì chỉ giữa những con người như thế mới có thể có được sự hòa bình vĩnh cửu.
Chỉ trong sự hiểu rõ về chính chúng ta thì sự sợ hãi mới kết thúc. Nếu cá thể mong muốn giải đáp sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, nếu anh ấy mong muốn đối diện những phức tạp của nó, những đau khổ của nó và những đòi hỏi bất thường của nó, dứt khoát anh ấy phải linh hoạt và thế là được tự do khỏi những lý thuyết và những khuôn mẫu đặc biệt của sự suy nghĩ.
Giáo dục không nên khuyến khích cá thể tuân phục vào xã hội hay hòa hợp một cách tiêu cực với nó, nhưng giúp đỡ anh ấy khám phá những giá trị thực sự mà hiện diện cùng sự hiểu rõ về chính mình và sự thâm nhập không thành kiến. Khi không có sự hiểu rõ về chính mình, tự diễn tả trở thành tự khẳng định, cùng tất cả những xung đột hung hăng và tham vọng của nó. Giáo dục phải thức dậy khả năng để hiểu rõ về chính mình chứ không phải buông thả trong tự diễn tả gây thỏa mãn. Học hành có tốt lành gì đâu nếu trong sự tiến hành của đang sống, chúng ta đang tự hủy diệt chính chúng ta? Bởi vì chúng ta đang có một chuỗi những chiến tranh tàn phá, chiến tranh này tiếp nối ngay chiến tranh khác, chắc chắn tại cốt lõi phải có điều gì sai lầm đối với phương cách mà chúng ta nuôi nấng con cái của chúng ta. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều nhận biết được điều này, nhưng chúng ta không biết làm thế nào để giải quyết nó.
Những hệ thống, dù thuộc giáo dục hay chính trị, không được thay đổi một cách kỳ lạ; chúng được thay đổi khi có một thay đổi cơ bản trong chính chúng ta. Cá thể là quan trọng nhất, không phải hệ thống; và chừng nào cá thể còn không hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của chính anh ấy, không hệ thống nào, dù của phía trái hay phía phải, có thể mang lại trật tự và hòa bình trong thế giới.
Thơ viết giữa làng báo - Bình Nguyên Trang
Nhà thơ Bình Nguyên Trang
Và phía ấy
Và phía ấy sông trôi về biền biệt
Mưa mù sa hoa dại nở âm thầm
Ai tắt sáng xui chiều dâng bóng tối
Cho nhớ thương phủ ngập tâm hồn
Rằng đã vắng, anh giờ không đến nữa
Rằng đã tháng năm, bài hát đã mùa hè
Rằng gió lạnh đã nghiêng bờ vai lạnh
Tóc như rèm buông kín một chờ mong
Em chờ gì phía cuối dòng sông
Cỏ vẫn xanh như ngày anh đến
Trái tim hát dưới vòng tay ghì xiết
Rạng rỡ tháng hai trên gương mặt xuân thì
Em biết thế, đời là cuộc đi
Tình cũng vậy như sông đầy sông cạn
Và nước mắt phải đâu vì em khóc
Mưa đầu mùa trong đáy mắt em rơi
Dẫu biệt ly em vẫn biết ơn đời
Cho ta sống những tháng ngày khác lạ
Cho ta bay những chân trời tha thiết quá
Để vuột mất nào cũng trong nghĩa hồi sinh…
một ngày
Một ngày khoác túi lên vai
thấy cần đi
thấy nhớ ai
đắng lòng
Nỗi niềm
treo giữa thinh không
mùa thu đứng ở bên sông
thật hiền
Tôi
như là một người điên
phải đi cho tới
những miền rất xa
Cô đơn
ngay giữa ngôi nhà
cô đơn
ngay giữa ngàn hoa chúc mừng
Cần đi
tìm một người dưng
giữa mùa thu
mắt nửa chừng
mắt ơi
Cần đi
để nói một lời
đừng nuôi cô độc
một đời
trong nhau…
Em đã đợi
Vẫn để dành nụ hôn
thời thiếu nữ
cho một ngày anh đến cùng em
Anh
người của ngàn năm trước
người của ngàn năm sau
người của hôm nay
khi ta bắt đầu
Khi ta nhìn nhau
có tình yêu làm chứng
Em lại xỏ chân
vào đôi hài thiếu nữ
tuổi 20 chầm chậm quay về
những khổ nạn trên đời
mất dấu
lồng lộng chân trời
nhấp nháy ký tự Yêu
Tóc em bỗng là mây
xanh ngàn trùng sắc lá
mắt em bỗng là hồ
sâu thẳm đáy thời gian
tay em bỗng là hoa
dâng một mùa ân ái
và môi em
bỗng
nở đóa Thiên Đường
Em đã đợi
Dẫu mùa đi mùa tới
mặc tháng năm
trầm tích cuối con đường
Em đã đợi
bởi tin ngày anh đến
nụ hôn thời thiếu nữ
trao anh....
Lầm lỗi
Sỏi đá
rải khắp con đường
dẫu là ấu thơ
dẫu là khôn lớn...
Đôi khi lòng không thể như mùa xuân
bật những chồi non để tự tha thứ
đôi khi ngồi buồn thèm đôi cánh vỗ
trong cành phượng sân trường, em là con chim nhỏ vô tư.
Rồi cũng có khi lòng như lá mùa thu
bời bời hát chỉ đôi lời im lặng
trong sân trường buổi trưa rất vắng
em tìm lại mình trong tiếng guốc ai qua
Ký ức lang thang em là đứa không nhà
con đường dài chân thấp cao đá sỏi
đừng lầm lỗi, trái tim đừng lầm lỗi.
lá vỡ như pha lê ngay cạnh chỗ em ngồi
Phải thầy buồn chỉ lúc tuyệt vọng thôi
em mới biết trở về tạ lỗi
ai biết gió đã hàng nghìn năm tuổi
thổi tới lòng em cơn bão học trò
Rồi tiếp tục con đường đá sỏi nắng mưa
rồi tiếp tục bàn chân
và cuộc đời luôn mang hình dấu hỏi
có thể cổng trường đã quen chờ đợi
Có thể nỗi buồn sẽ tưới khắp mùa thu
rồi con đường dài khiến em không về kịp
mưa xoá dấu chân
mực cạn dần cây viết
Em còn trái tim
còn muộn màng chút lửa
còn tiếng hót của loài chim sâu nhỏ
xót xa một trưa hè tóc trắng dần qua….
cửa sổ
Cửa sổ để em nhìn vào khoảng trống
để mở ra trời nắng
để khép lại trời mưa
và trong những ngày sương mù
em chờ anh gõ cửa
Dẫu rằng em không còn anh nữa
hề chi mà buồn với lẽ ở - đi
hề chi mà đau
hề chi mà xa xót
Căn phòng em những ngày mộng mị
là những ngày trống vắng niềm tin
ô cửa sổ vẫn sơn màu xanh
vẫn vì anh mà xanh
Và trong cơn mưa lá rũ không đành
em ngồi hát lời cây từ cửa sổ
ngay cả lúc nỗi đợi chờ tan vỡ
em nghiêng đời em qua mỗi chấn song
Trên trời cao còn có một dòng sông
còn thao thiết yêu một vì sao lạc
em dẫu không còn anh
dẫu là anh đã khác
dẫu tình yêu mặn nồng rồi phai nhạt
rồi hư ảo như trời
Rồi cứ thế căn phòng vừa khép cửa
người mở lòng ra mà bước tới không cùng….
THÁNG BẨY NÀO
Phan Đình Minh
Tháng bẩy tồng tộc gió
Sao anh thèm em ở cạnh biết bao
Thèm lời rủ rỉ
Thèm bờ lưng lẳn
Thèm sờ lúm đồng tiền xoe xoe
Thưng thửng rối bời nhớ quá mấy thông thênh
Tháng bẩy lòng trống trải
Nhìn múi tóc em xuề xòa lên vai lên mắt
Thèm ai hít hà mồ hôi anh mặn như mùi con cà cuống
Để ai hát xì mỗi bận nghĩ đến anh
Tháng bẩy đến rồi chờ mưa dâng ngập cầu Ô Thước
Thương đàn quạ đen kê đầu Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau
Tháng bẩy mong cái nốt ruồi kin kín
Để mưa đi đâu để trời sậm xì trình trịch
Xót lũ cá rô đồng cạn nước cháy lưng
Tháng bẩy dồn ngâu
Anh hứng nước vào chậu đổ xuống ao nhà
Đong nỗi buồn sâu trong cái chũm sành
Rồi mở toang cửa ngóng đêm choãi gió
Tháng bẩy lòng anh như bị thủng
Đầu luôn nghĩ ngợi
Ừ, sao tháng bẩy năm nao về cũng thế
Hay ở tháng bẩy nào, em đã xa anh
Ký kết tác quyền trọn đời với nhà văn Trang Thế Hy
Lam Điền
Nhà xuất bản (NXB) Trẻ vừa tiến hành ký kết hợp đồng độc quyền sử dụng tác quyền trọn đời với nhà văn Trang Thế Hy - nhà văn Nam bộ xứng đáng là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam đương đại.
Lễ ký kết diễn ra tại nhà của ông Trang Thế Hy ở BếnTre vào sáng 20-7-2014.
Danh mục tác phẩm do nhà văn Trang Thế Hy trao quyền xuất bản, phát hành cho NXb Trẻ gồm 65 truyện ngắn và 2 tiểu thuyết, chủ yếu được sáng tác từ trước năm 1975 đến năm 1983.
Nxb Trẻ trong năm 2011 đã in tập truyện Vết thương thứ 13 của Trang Thế Hy, dự kiến vào tháng 10 năm nay, nhân kỷ niệm nhà văn 90 tuổi, nxb Trẻ sẽ cho ra mắt loạt danh tác của ông.
Nhân dịp ký kết này, Công ty Ybook của nxb Trẻ cũng thực hiện và phát hành sáu tác phẩm của Trang Thế Hy (từng in tại các nxb khác) dưới hình thức eBook gồm: Mưa ấm, Người yêu mùa thu, Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác,Tiếng khóc và tiếng hát, Truyện ngắn Trang Thế Hy, Ðắng và ngọt (thơ song ngữ Anh - Việt).
Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh năm 1924, quê quán ở Hữu Ðịnh, huyện Châu Thành (nay là TP Bến Tre). Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm cán bộ văn hóa thông tin, cán bộ văn nghệ, từng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam năm 1962. Sau ngày đất nước thống nhất , ông sống và làm việc tại TP.HCM hơn 15 năm. Ông về hưu năm 1992 và ẩn cư tại quê nhà Bến Tre.
Ở tuổi 90, nhà văn Trang Thế Hy vẫn theo dõi tình hình văn học nước nhà. Khi được hỏi có suy nghĩ về những cách thức làm phát lộ văn tài trong những thời kỳ của đất nước, ông bảo từ xưa đến nay chưa ai dám định nghĩa tài năng là gì. Nhưng rồi ông nhớ ra: "Gần đây tôi có thấy nhà văn Nguyễn Ngọc Tư gọi sợi tóc người ta là "những sợi máu khô". Tôi sống từng này tuổi nhưng chưa bao giờ gọi được như vậy. Cái gì làm cho Nguyễn Ngọc Tư gọi được như vậy? Tôi cho đó là biểu hiện của tài năng".
Khi ký hợp đồng giao quyền sử dụng tác phẩm cho NXB Trẻ, nhà văn Trang Thế Hy cho rằng đây là một sự kiện quan trọng đối với ông: "Một người viết văn mà có người đọc, mến mộ tác phẩm của mình thì hạnh phúc lắm". Ðến nay, ông vẫn minh mẫn nhớ thời chiến tranh ông từng sử dụng sáu bút danh, có những bút danh chỉ dùng một lần để ký dưới một tác phẩm thơ, như Minh Phẩm (bài Ðắng và ngọt), Song Diệp (bài Thanh gươm tháng tám). Tần ngần khi trao gửi những đứa con tinh thần của mình cho nxb Trẻ, ông bảo mình ấn tượng nhất là truyện ngắn Thèm thơ, rồi đọc lại câu cuối truyện này như một tuyên ngôn sáng tác chia sẻ với thế hệ sau: "Loan ơi, chết đem theo sự thèm nghe thơ và sống mà thèm làm thơ chưa biết ai khổ hơn ai. Bài thơ mà em thèm nghe và anh thèm làm cũng không đẹp gì cho lắm. Ðể thèm nó có thể ít buồn hơn là thưởng thức nó với sự đau xót trong lòng. Sẽ có một ngày kia, khi một cô gái ôm một chàng trai trong giấc ngủ yên lành, thì hơi ấm cô ta tạo ra không gợi đến một tứ thơ cay đắng như em nghĩ. Bài thơ về hơi ấm đó sẽ có người làm và làm hay hơn bây giờ".
Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014
Anh muốn hát với em
Anh muốn hát với em
những bản tình ca anh đã viết
trong những đêm thâu
nghe gió lao xao gọi lá chuyển mùa
Miền ký ức
rơi đầy bao kỉ niệm
ly kem nhà thờ Đức Bà
ngọt lạnh môi thơm
Nắng Sài gòn vàng rươm
sau cơn mưa bất chợt
em nép bên vai anh
hương Loa kèn nhè nhè gọi đêm
Anh muốn hát cho em nghe
những bản tình ca anh viết cho riêng em
trong những đêm say trăng
rượu tình em rót nồng nàn
Khóm hoa hồng
Nắng Sài gòn vàng rươm
sau cơn mưa bất chợt
em nép bên vai anh
hương Loa kèn nhè nhè gọi đêm
Anh muốn hát cho em nghe
những bản tình ca anh viết cho riêng em
trong những đêm say trăng
rượu tình em rót nồng nàn
Khóm hoa hồng
bên thềm lại nỡ hoa
bản tình ca của đôi ta
ru giấc đêm sâu
đợi nắng mai về
Những nốt nhạc yêu thương anh viết
còn mãi trên dòng thời gian
ru giấc đêm sâu
đợi nắng mai về
Những nốt nhạc yêu thương anh viết
còn mãi trên dòng thời gian
khóa
đợi chờ...
đợi chờ...
Kẻ si mê
Gã dạo chơi trên Facebook
Mỗi lần rảnh rỗi
Chỉ để giải sầu sau khi đã hoàn tất công việc của một ngày trong mệt nhọc
Vô tình Gã tìm được một thiên thần như trong truyện cổ tích
Thiên thần mang bí danh Vũ Diệu
Gã tự giải mã Vũ Diệu là cơn mưa kì diệu đang trải vào không gian
Người đứng dưới mưa là Gã si mê thiên thần mà chưa được một lần gặp mặt
Gã nằm sõng xoài ra giường suy tưởng
Hơi thở chậm đều
Cặp cửu sổ tâm hồn của Gã đã dần khép lại mặc cho những nàng ánh sáng vẫn ve vãn Gã
Gã chìm vào giấc ngủ nhưng những sợi dây tơ tưởng màu hồng vẫn dập dờn lượn sóng chắp nối trí não của Gã với bí danh Vũ Diệu
Cơn mưa cứ vần vũ trên đầu
Gã cứ thản nhiên đứng cho mưa vần vũ
Mưa càng mạnh
Gã càng thấy mát lạnh lan tỏa khắp cơ thể
Gã ngửa mặt lên trời hứng mưa
Đám mây từ từ giãn mỏng ra và bỗng dưng biến sắc đen thành sắc hồng
Mưa tan rất nhanh
Một khuôn mặt đẹp tuyệt thế đã ló dạng trong sắc hồng của mây
Một thân hình thanh tao thánh thiện với bộ trang phục trắng hồng đã hiện hữu trên một thảm cỏ xanh
Gã rùng mình nhưng kịp nhập sóng mắt cùng thiên thần
Sau giây lát mắt Gã chỉ còn nhìn thấy những cánh hoa tím hồng bay khắp bầu trời
Gã đi trong mưa hoa tím hồng bồng bềnh sóng não dập dờn tình
Thiên thần nhìn Gã cười
Gã cũng cười theo sung sướng
Thời gian trôi rất nhanh
Ánh mắt, nụ cười huyền hoặc của thiên thần đã làm cho Gã trằn trọc
Gã đặt ra nhiều câu hỏi và tự trả lời
Không ai hiểu Gã nghĩ gì vào lúc đêm khuya
Nỗi nhớ nhốt đầy vào file yêu
Kì lạ thay,
Gã muốn mình là anh Hùng thực sự để chinh phục thiên thần
Gã nghĩ tới chuyện sẽ chạm vào thiên thần nhưng lại sợ thiên thần biến mất
Nhưng không,
Gã tin là thiên thần sẽ ở lại mà trò chuyện với Gã
Bởi,
Gã chỉ si mê thiên thần chứ Gã không làm hại thiên thần
Gã đặt lòng tin vào sự nhạy cảm của thiên thần
Đãng trí nghĩ làm cho sóng mắt lệch khỏi thiên thần
Bỗng nụ cười trên môi thiên thần vụt tắt
Với gương mặt buồn thiên thần quay đi
Mây hồng dần tím bầm lại
Những cánh hoa tím hồng ngừng rơi
Gã vội vã gào thét van xin:
“ Hỡi thiên thần tuyệt thế! Dù cõi trần phàm tục không hấp dẫn người! Dù Gã si mê này có ngẩn ngơ về người thì cũng chỉ để tôn người lên thành thiên thần tuyệt thế. Xin đừng bỏ đi!”
Tiếng gào thét van xin vang ran vào không gian. Những âm thanh va đập làm cho đám mây đang bầm tím lại từ từ rạn nứt và trắng bạc ra
Hình ảnh thiên thần cũng giãn mỏng ra
Tiếng thiên thần vọng lại từ trong sâu thẳm và bắt đầu một cuộc đối thoại
“ Hỡi Gã si mê xấu xí và ngu muội! Ngươi hãy quẳng gánh áo cơm của trần gian phàm tục đi để đổi lấy sự tuyệt thế anh hùng. Nếu không ngươi mãi mãi chỉ là một mảnh vỡ!”
“Gã si mê này chỉ có một tấm lòng thanh sạch ngưỡng mộ sự hoàn thiện tuyệt mĩ của thiên thần!”
“ Nhưng ta không tin ngươi có thể ngắm mãi sự hoàn thiện ấy của ta mà không lấy đi một phần tuyệt mĩ!”
“ Xin thề trước ngọn sóng dâng cao nơi đại dương mênh mông! Xin thề trước thiên thần tuyệt thế! Gã si mê này sẽ tự buộc đôi tay của mình lại và chỉ tận hưởng bằng đôi mắt!”
“ Ta thấy đôi mắt của ngươi chứa tia cực tím có thể xuyên thấu sự tuyệt mĩ của ta!”
“ Gã si mê này sợ khi đã tự bịt mắt mình lại thì thiên thần tuyệt thế sẽ biến mất!”
“ Ta sẽ không biến mất!”
“ Nhưng chỉ là sự tuyệt thế trơ trọi”
“ Trơ trọi nhưng vẫn tuyệt thế”
“ Không đâu thiên thần. Người chỉ tuyệt thế trong mắt của Gã si mê này thôi. Cõi trần phàm tục không ai có đôi mắt thượng tiên như Gã”
“ Ngươi có gì để chứng minh về đôi mắt thượng tiên của mình?”
“ Thiên thần cứ quay lại nhìn thẳng vào mắt Gã si mê này sẽ thấy có một nguồn năng lượng cực mạnh với sóng âm dập dờn, tha thiết, đắm say”
“ Ta đang nhìn Gã si mê biết không?”
“ Gã đã si mê ngay lần đầu tiên nhìn thiên thần đã đong đầy hi vọng cho muôn ngày sau”
“ Hóa ra ngươi cũng là một người lịch lãm có mắt thẩm mĩ và biết trân trọng cái đẹp. Ha! Ha! ha!”
“Thiên thần thấy đấy! Chỉ khi thiên thần nhìn vào mắt Gã thì thiên thần mới có thể cười được. Nếu thiên thần nhìn vào kẻ khác thì nụ cười sẽ biến mất và toàn châu thân của thiên thần lại trở nên tím ngắt”
“ Làm sao ngươi biết được?”
“ Kìa! Có kẻ lạ mặt với đôi mắt ma lực trên tay cầm thanh nam châm đang tìm cách tiến lại gần hút thiên thần đi. Xin thiên thần đừng nhìn vào mắt hắn!”
“ Không hiểu sao toàn châu thân ta lạnh toát và cứ dịch chuyển đi nơi khác”
“ Đó là do kẻ lạ mặt với đôi mắt ma lực và thanh nam châm đang hấp dẫn thiên thần đi về phía hắn. Xin thiên thần đừng nhìn vào mắt hắn”
“ Ta không thể đứng vững được nữa, cứ chực ngã người ra. Hình như có một tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy với lời mời hấp dẫn sẽ ban tặng cho ta”
“ Thiên thần hãy cố bám chặt chân xuống cỏ vì nam châm không hút cỏ. Trong lâu đài nguy nga ấy có một con dơi đực chuyên hút sinh khí những cô gái xinh đẹp. Không một cô gái nào vào đó mà có thể xinh tươi trở lại”
“ Ta không tin có điều đó. Ngươi đang lừa dối ta”
“ Kìa! Con dơi đực đã hiện hình trên nóc tào lâu đài. Thiên thần có nghe siêu thanh phát ra từ đôi tai của con dơi không, nó đang làm nhiễu trí não của thiên thần. Đôi cánh của nó đang dang rộng ra để bắt thiên thần đấy”
“ Đó là một chàng trai khôi ngô lịch lãm với âm thanh êm dịu tràn đầy yêu thương đang dang tay vẫy gọi ta về lâu đài chứ đâu phải con dơi như ngươi nói?”
“ Bằng đôi mắt thượng tiên Gã có thể nhìn thấy con dơi hiện nguyên hình”
“ Ta không thể đứng vững được nữa, môi ta dần co lại, toàn châu thân ta như đã chuyển màu. Ta cố bám chặt chân xuống cỏ nhưng tòa lâu đài đã dịch chuyển đến rất gần ta”
“ Không được rồi. Thiên thần hãy cố thêm chút nữa Gã sẽ đến cứu thiên thần”
“ Kìa! Có kẻ cầm dao đang tiến lại gần ngươi từ phía sau lưng. Ngươi hãy chạy đi!”
“ Đó là con dơi đực trên tòa lâu đài đã kịp hiện hình thành một kẻ khác để tiêu diệt Gã”
“ Kìa! Hắn đã tiến lại rất gần. Ngươi đừng nhìn ta nữa. Hãy chạy đi!”
“ Gã si mê này dù có chết cũng quyết không để nụ cười lịm tắt trên môi thiên thần. Xin thiên thần đừng nhìn vào mắt hắn!”
“ Coi chừng! ”
“ Ki…a…Roạt!…Bốp!…Bốp!…Bốp!”
“Oái! dz…a” – kẻ lạ mặt rên la
“ Hắn đã gục ngã. Ngươi giỏi lắm”
“ Gã có được sức mạnh ấy là nhờ thiên thần đã không rời mắt Gã lúc gian nguy”
“ Ngươi chính là tuyệt thế anh hùng nay ta mới gặp. Ta phục ngươi. Nhưng ta phải đi đây”
“ Gã cầu chúc thiên thần đi bình an. Xin thiên thần luôn giữ nụ cười trong mắt Gã ”
Đám mây từ từ bầm tím lại rồi tan rất nhanh
Trước khi đi thiên thần đã khen Gã, phục Gã, tạm biệt Gã? Phải rồi, thiên thần đã phục Gã thì còn ai có thể thay thế Gã trong mắt thiên thần. Vậy là nụ cười trên môi thiên thần sẽ không biến mất. Bây giờ Gã có thể yên tâm chờ đợi thiên thần trở lại rồi…Ha! Ha! Ha!
Nhưng,
Thiên thần không hẹn quay trở lại?
Gã biết tìm thiên thần ở đâu bây giờ?
Gã biết chờ đến khi nào thiên thần mới quay trở lại?
Thiên thần ơi đừng bỏ Gã si mê này! Đừng bỏ nụ cười tuyệt mĩ chứa đầy thông điệp tình yêu mà tạo hóa ban tặng cho người”
Rồi Gã còn nghĩ,
Không biết ngày hai mươi tháng mười này thiên thần có nhận được nhiều quà không
Gã mong cho thiên thần nhận được thật nhiều quà
Nhưng Gã lại sợ…
Sợ thiên thần bị kẻ gian manh dính sắt vào người
Sợ trong những quà thiên thần nhận được có thứ quà bằng nam châm
Sợ thiên thần bị nam châm hút mất
Gã cầu mong không có món qùa nam châm
Gã chấp nhận để thiên thần dính sắt
Gã mâu thuẫn muốn mình là nam châm
Qua khe cửa sổ ánh bình minh đã rọi những luồng sáng tận giường nằm của Gã từ lúc nào không hay
Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên
Gã choàng dậy dụi mắt rồi nhìn theo luồng sáng ánh bình minh
Gã rời khỏi giường đi ra mở cửa sổ
Bầu trời trong xanh không một gợn mây
Gã lại dắt xe đi làm trong bầu không khí thanh sạch của tâm hồn
Vọng Trạch
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)