Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Nhân duyên là thứ gì vậy?


Tác giả: Trang Nguyễn


Tôi từng được nghe một câu chuyện về duyên và nợ, tôi không có khả năng kể lại những câu chuyện cho lắm, chỉ nhớ là có một chàng trai yêu một cô gái say đắm, sẵn sàng làm bất cứ mọi việc vì cô ấy, nhưng cô ấy lại đi cưới một anh chàng khác. Rồi chàng trai gặp được vị nào đó và hỏi, vị ấy mới bảo là ở kiếp trước khi cô gái gặp một tai nạn và chết trên đường, không có một người dân xung quanh tới xem cô ấy thế nào, chỉ có chàng trai tới và đắp cho cô gái tấm chiếu rồi bỏ đi, còn có một người đến sau và đem cô ấy đi chôn, người sau ấy chính là chồng cô ấy hiện tại. Vì thế, chàng trai chỉ có duyên với cô ấy, còn người mà cô ấy nợ là chồng của cô ấy.




Đó cũng có thể là lý giải hay cho những câu chuyện tình dang dở. Cuộc đời chúng ta giống như những đường trong toán học, có những đường cong vòng vèo như hypabol, parabol, đường sin, cos hoặc là những con đường thẳng. Có những cuộc gặp gỡ giống như hai con đường thẳng cắt nhau tại một điểm rồi chẳng bao giờ gặp lại. Có người bước vào cuộc sống của bạn, rồi sau đó đột ngột bước ra, họ giống như một cơn gió mát thoảng qua, mang lại cho bạn những điều tươi mới, nhưng gió là gió, chẳng thể ở lại lâu được.

Đến rồi đi, ngỡ ngàng và bất ngờ khiến bạn chưa kịp định hình. Chính một điểm ấy để lại trong lòng mỗi người những ký ức đẹp. Cái khoảnh khắc giao nhau ấy, những cảm xúc là lạ, trái tim bổng nhiên thổn thức, là yêu hay thích, cũng chẳng phân biệt được. Rộn ràng và bay bổng. À thì con tim đã biết rung rinh.

Nhưng vì hai đường thẳng chỉ cắt nhau ở một điểm. Giống như cái duyên chỉ cho phép gặp nhau chứ không đủ nợ để cùng nhau sánh bước và mỗi người lặng lẽ bước đi về hai phía ngược chiều. Có những khi ta cứ vùi hoài vào những kỷ niệm ngắn ngủi ấy chẳng chịu thoát ra. Rồi cứ thắc mắc, mong chờ một sự giao nhau lặp lại một lần nữa. Nhưng tiếc rằng điều đó chẳng thể nào xảy ra. Cảm giác hụt hẫng, những câu hỏi nghi vấn xuất hiện, chẳng có một lời giải thích xác đáng cho những cái duyên ngắn ngủn. Ta chỉ có thể trả lời rằng vì nợ chẳng có mà thôi. Cho dù ta cố gắng níu giữ nhưng vẫn không giữ được. Và định mệnh giữa ta và họ chỉ dừng lại ở đó.

Ta đứng giữa cái lưng chừng cảm xúc, con tim cảm giác nhói đau. Và cuối cùng thì thời gian sẽ là phương thuốc cứu chữa mọi vết thương. Dù dài hay ngắn, rồi cũng sẽ đến một ngày, ta đứng đó và nhìn lại tất cả, chợt mỉm cười và cầu chúc cho đối phương hạnh phúc.

Liệu có phải mọi sự việc trên đời này đều đã có sự sắp đặt của số phận, người đến với người cũng phải có duyên nợ? Chẳng lẽ cuộc sống chạy theo những sắp đặt đã định sẵn? Có rất nhiều học thuyết cũng như tôn giáo nói về số mệnh, trong tôn giáo Hy Lạp Cổ Đại cũng nói rằng vấn đề số mệnh cũng đóng vai trò quan trọng, và được biểu trưng bằng ba nữ thần ngồi dưới gốc cây ở trung tâm trái đất và quyết định số phận mỗi người. Trong Phật Giáo cũng có những câu chuyện về duyên nợ. Nhưng tôi thích một câu nói của Paulo Colhe: “Tương lai tuy đã được định sẵn nhưng vẫn có thể thay đổi được.” Tôi vẫn luôn tin rằng cuộc sống này do chính bản thân chúng ta làm chủ, định mệnh hiện ra đó nhưng nó xoay chuyển như thế nào là do bạn tạo nên.

Trong tình yêu cũng thế, có nhân duyên hay không và làm sao để phát hiện được đâu mới là nhân duyên thực sự của mình. Có phải nếu là định mệnh của nhau thì dù có khó khăn cách trở đến mấy thì cuối cùng cũng tìm được về với nhau. Dựa vào trực giác hay linh cảm? Dựa vào biểu hiện của đối phương hay cảm nhận của chính bản thân mình? Chẳng lẽ với những cảm xúc ban đầu không ấn tượng, bạn lại bỏ qua một cơ hội tìm hiểu. Trong lúc trái tim bạn đang cô đơn, tại sao không thể dành cho đối phương một cơ hội để quan tâm, cũng là dành cho ta một cơ hội để được yêu thương. Biết đâu chính cơ hội ấy ta lại tạo ra nhân duyên của chính mình. Tương lai của chúng ta sẽ do chính chúng ta tạo ra.

———

Nguồn: Triết học đường phố

NGƯỜI NGỦ NGÀY TRÊN PHỐ


NGƯỜI NGỦ NGÀY TRÊN PHỐ


hỡi người bạn đường đứng tuổi
giấc ngủ chắn ngang hè phố
giấc bồng bềnh dọc tiếng ve nôi
mặt trời miền Trung lambada giọt trán

complet váy xiêm vấp vào anh chửi tục
người bán hàng rong vấp anh chùi nước mắt
chú bé bán vé số vấp anh ngã sấp
trắng lóa lòng đường niềm hi vọng tả tơi
xe cup xe con tỉnh bơ lũ xiết
tôi quỳ bên giấc hoang
trang thơ mỏng che cơn nắng hạ ?

hỡi người bạn dường đứng tuổi
ai đóng đinh anh vào hè phố quê hương
tiếng ve lùng bùng giấc mơ hạnh ngộ
tiếng ve xé vải liệm hè ?
phố bầm mắt phượng
giậc ngủ phập phù dưới gót người đi
những mảnh áo rách tươm cờ bại trận
như rác rều trên thân thể lằn xương
vô danh người vô danh giấc ngủ
sao tôi bỗng thèm !

dậy đi, đậy đi
tôi bàng hoàng như đánh thức mình
người ngủ ngày trên phố
dáng chiếc đòn gánh oằn cong
gánh con phố vô tâm và dòng người vô cảm...

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Nỗi Nhớ



 Quan Dương


Nỗi nhớ tênh hênh nằm trước mặt
Hai con mắt xốn, rát vô thường
Em đến đây chi mà ác nghiệt
Để lòng khuấy động phải người dưng

Mỗi sáng lái xe mò đến sở
Mỗi trưa đi tiểu giờ break time
Nỗi nhớ đu theo như đòi nợ
Ray ráy rùng mình mỗi sớ gân

Mỗi tối đánh răng và đi ngủ
Cái bót đầy kem đắng tróc mồm
Chút bọt bèo vương đầu chóp lưỡi
Nỗi nhớ theo hùa nhãy lơn tơn

Nỗi nhớ giống như thằng ăn cướp
Sấn sã xông vào tận giấc mơ
Trói tiếng thở dài bằng sợi tóc
Xiã súng mang hồn đi phất phơ

Nỗi nhớ tan theo làn khói mỏng
Lớ ngớ nằm trong cõi đất trời
Có hai con mắt hình viên đạn
Bắn thủng tim này dễ như chơi

Nỗi nhớ phải chăng là định mệnh ?
Đã khiến cho em lạc chốn này
Để thơ ta té vô huyền nhiệm
Tuôn chảy toàn lời không giống ai

Văn hóa vụ án



Jonathan London


Là mọt nước đang phát triển còn nhiều cái Việt Nam đang thiếu. Nhưng một cái chắc chắn Việt Nam không thiếu là số lượng vụ án. Từ vụ án Trần Văn Sang và anh Trần Văn Miên cho đến những vụ án Dương Chí Dũng và Trần Xuân Giá.. ngày nào cũng có những vụ án mới.

Vậy, số “vụ án” bình quân một năm ở Việt Nam đang tăng? Hay chỉ có vẻ như thế vì thông tin về những gì đang xãy ra ở Việt Nam của hôm nay là dễ tiếp cận hơn gấp mấy lần so với những năm trước? Thậm chí số lượng vụ án ở Việt Nam có xu hướng giảm dần? Tôi dám đoán đại đa số người ở Việt Nam sẽ giả định cả số lượng lẫn quy mô và mức độ nghiêm trọng của những vụ án là tăng mạnh trong những năm qua. Nhưng chưa chắc đặt vấn đề như thế này là có nghĩa gì.

Trong bài nay, xin giải thích (1) tại sao hỏi như trên gần như là vô nghĩa; nhưng (2) tại sao hỏi thế giúp chúng ta chẩn đoán một bệnh chứng của xã hội Việt Nam nói chung và nền chính trị của Việt Nam nói riêng. Cụ thể, trong bài này tôi sẽ đề nghị cái gọi là “vấn đề vụ án” của Việt Nam đã thành một gánh nặng. Ý không phải là nói xấu ai cả mà chỉ là chia sẻ nhận xét của tôi, xem phản ứng của các bạn đọc từ mọi phía là như thế nào.
Hỏi về số vụ án là vô lý…

Trước hết, chúng ta phải đối mặt với những vô lý. Như ai đã đọc trang này đều biết, tôi chẳng phải là một chuyên gia về tiếng việt. Và tôi cũng phải thừa nhận là tôi chẳng biết góc của từ ‘vụ án’ là cái gì. Ở Việt Nam từ “vụ án” mang ít nhất hai nghĩa – một là một ca, một trường hợp của một hành động gì đó mà có khả năng có một yếu tố phạm pháp, vi phạm, xâm phạm, v..v. Và thứ hai, theo nghĩa phổ biến (hay ít nhất theo sự hiểu biết hạn chế của tôi) mang ý nghĩa tương tự với những vụ bê bối (hay ‘scandan’) gì đó.

Tất nhiên ở nước nào cũng có những vụ án. Vậy, xin hỏi, ở Việt Nam số lượng vụ án đang tăng chứ!? Chẳng biết, vì vẫn đang hỏi một cách hết sức mơ hồ. Trước hết tôi xin cố gắng giải thích tôi đang nói về cái gì, muốn đề cập vấn đề nào. Đó không phải là vì muốn tìm hiểu về tỷ lệ hay tốc độ gia tăng tội phạm ở Việt Nam, dù điều đó cũng có thể liên quan đến “vụ án” ở một số khía cạnh nhất định. Và đó cũng không phải là những “vụ án” liên quan đến những “siêu sao” Việt Nam hay quốc tế. Cái tôi đang quan tâm đến là những trường hợp, những “vụ án” mang nội dung tội phạm nghiêm trọng, mức độ nghiêm trọng cao, có gây những phản ứng rộng rãi, và có nội dung bí ẩn hay đáng ngờ hay cả hai?

Những vụ án này có nhiều loại. Có những “vụ” được công nhận là “vụ” chính thức. Nhưng cũng có những “vụ” mà chỉ được một phần nhất định của xã hội công nhận là “vụ”. Hay cũng có những cái có thể gọi là “cụm vụ án” mà trong nó có những yếu tố phức tạp và gây ra những ý kiến khác nhau, như vụ án “vụ án Dương Chí Dũng” chẳng hạn.

Và phía sau đại đa số vụ án “quan trọng” ở Việt Nam có những lý thuyết âm mưu. Có những lý thuyết âm mưu có định hướng, như chúng ta cũng thấy hàng tuần trên tờ báo An Ninh Thế Giới. Cũng có những lý thuyết âm mưu được “hiện hình” một cách phi chính thức trong những xóm, trên những vỉa hè, và những chỗ làm việc trên phạm vi cả nước. Và tất nhiên cũng có một số trang web gần như chuyên viết về vụ án. Ai quyết định những vụ án nào là quan trọng cũng là một vấn đề nữa. Vụ án của một người nông dân có thể là chuyện rất bình thường hơn vụ án của những “cá lớn”. Hơi mất dân chủ ở đấy!

Một vụ án chính hiệu là cái gì? Cái gì nên được coi là vụ án và cái gì thì không? Trong đó có đánh giá những ‘vụ án’ mà không được công nhận một cách chính thức là gì? Có phải là “vụ án phi chính thức”? Và chúng ta có thể đánh giá sự nghiêm trọng của mọi vụ án thế nào và theo tiêu chuẩn gì? Và ý nghĩa của những vụ án là gì?
Đủ rồi, Ông muốn nói cái gì!!??

Bàn về vụ án như thế này cũng là có nét vui chơi. Và nói mãi chưa chắc có thể xác định chính xác những ý nghĩa các nhau. Song, chúng ta đều biết những hiện tượng liên quan đến từ ‘vụ án’ cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng – thậm chí sống/chết – đối với đời sống hàng ngày ở Việt Nam. Chính vì một ‘vụ án’ quan trọng dù liên quan đến vấn đề nào đều có liên quan đến những câu hỏi về công lý.

Tôi đang lo vế số lượng của các vụ án ở Việt Nam. Nhưng tôi không rõ những lo lắng là có cơ sở. Như đã nói trên, có khả năng ấn tượng của tôi xuất phát từ một đặc trưng của “xã hội mạng” của Việt Nam. Ít nhất, tôi đã có một ấn tượng mạnh là nền không gian mạng (cybserspace) của Việt Nam đã phát triển một chức năng quan trọng: là phát hiện và phổ biến hóa những ‘vụ án’ các loại. Dạo này khi lên các trang web của VN ngày nào cũng có hàng loạt vụ án mới, từ mọi phía. Xin đừng hiểu sai ý tôi.

Việc có thông tin và có những quan điểm khác nhau trên không gian mạng của Việt Nam là một bước rất tốt. Chủ yếu, tôi lo lắng “văn hóa vụ án” của Việt Nam đang bộc lộ một tình trạng đáng chú ý. Ở các nước khác có những thể chế có hiệu quả cao, những vụ án thường được đề cập qua một quá trình minh bạch, trong một khuôn khổ thể chế mà dân chúng có được thông tin một cách rõ ràng. Còn ở Việt Nam, chưa. Trong một bối cảnh mà bộ máy tư pháp của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và thậm chí còn trong giai đoạn “chống diễn biến hòa bình” thì hiện tượng “văn hóa vụ án” trong xã hội sẽ tiếp tục phát triển, dẫn đến một xã hội thực sự mệt mỏi và căng thẳng.

Vậy, có thuốc gì cho bệnh ‘văn hoá vụ án’? Tôi xin đề xuất một giả thuyết như thế này: Khi Việt Nam phát triển một nền báo chí độc lập hơn, một tư pháp tự chủ hơn, và một thống trị minh bạch hơn, thì cái gọi là ‘văn hóa vụ án’ sẽ giảm bớt và mức độ tín nhiệm của người dân đối với nhà nước sẽ tăng mạnh. Hy vọng trong một tương lai gần chúng ta sẽ có dịp để thử giả thuyết đó.

JL

Xin chào các bạn,

Bài khó hiểu vì những ý tưởng còn mơ hồ….xin các bạn biết tất cả những bài của tôi chỉ viết bằng tiếng Việt mà thôi (nếu viết bằng tiếng anh sẽ ghi rõ)…Ý của bài là ở Việt Nam có quá nhiều ‘vụ án’ (‘incidents’) chủ yếu do những điểm yếu trong những thể chế… từ báo chí cho đến tư pháp v.v. Tình trạng thiếu minh bạch dẫn đến ‘văn hóa vụ án.’

Công nghệ trong một xã hội tự do








Xin được giới thiệu với bạn đọc blog bài phỏng vấn học giả nổi tiếng chuyên về quan hệ quốc tế, được giải Nobel Hòa Bình, giáo sư ngôn ngữ học Noam Chomsky của nhà báo John Malkin với tiêu đề "Technology in a Free Society" về tác động của công nghệ đối với đời sống xã hội. Qua đó cung cấp một góc nhìn tổng quan hơn về sự thay đổi của công nghệ và tác động của chúng đối với xã hội con người. Noam Chomsky cũng cảnh báo về việc trẻ em bị đánh mất thời thơ ấu, nguy cơ các chính quyền sử dụng công nghệ để theo dõi người dân.


John Malkin
: Mạng Internet, máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng và truyền thông xã hội đang thay đổi cách chúng ta sống và tạo ra ảnh hưởng tới tư duy, trao đổi thông tin và hợp tác của nhân loại, Mặt khác, Edward Snowden và Wikileaks đã tiết lộ cách thức công nghệ mới được sử dụng để theo dõi và kiểm soát. Công nghệ kỹ thuật số mới có đóng góp vào việc làm cho xã hội dân chủ hay tự do hơn không?


Noam Chomsky:
Không. Đó là những ví dụ rất chính xác, nhưng hiệu quả tích cực của công nghệ như đã đề cập là có giới hạn. Ví dụ, khi mùa xuân Arab diễn ra ở Ai Cập năm 2011, chế độ độc tài Mubarak đã ngắt mạng Internet để ngăn cản cái đã được nhắc đến. Nhưng điều đó không có hiệu quả. Mọi người chuyển sang dạng trao đổi thông tin trực tiếp, thứ đó có lẽ là tốt hơn.


Bây giờ là mặt trái. Công nghệ tạo ra cơ hội cho hệ thống quyền lực-nhà nước và các doanh nghiệp-làm cái điều mà lẽ ra họ không nên làm, điều đó rất có hại, như một trong số các tiết lộ của Snowden cho thấy.


Công nghệ cũng có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Tôi sử dụng Internet để nghiên cứu và nó rất đáng giá. Trong trường hợp Internet, đó là công cụ tốt nếu bạn biết bạn tìm kiếm cái gì. Nếu bạn không biết bạn đang tìm kiếm cái gì thì nó chỉ đem đến sự lẫn lộn. Ví dụ, ai đó nói với tôi rằng họ muốn trờ thành nhà sinh học và tôi nói “Hãy đến thư viện sinh học của trường đại học và mọi thứ bạn cần biết đều ở đó”. Điều đó là vô nghĩa, bạn chẳng thể làm bất cứ gì với thông tin bởi vì bạn không biết mình đang tìm kiếm gì.


Internet còn tệ hơn thế, bởi vì phần lớn những thứ trong thư viện sinh học là phù hợp và quan trọng. Khi bạn sử dụng Internet, bạn tìm thấy hàng đống những thứ vớ vẩn, sai lệch, vô giá trị và tuyền truyền. Mọi người giống như ở giữa đại dương mà không có vài hiểu biết cơ bản.


Và để hiểu biết thì cần phải có giáo dục, các hiệp hội và hợp tác với những người khác. Thiếu hiểu biết cần thiết thì Internet chỉ dẫn đến sự mất trí, sùng bái thông tin, tạo ra ảo tưởng rằng bạn biết mọi thứ trong khi thực tế là bạn bị lầm lẫn bởi những chuyện tầm phào hay tuyên truyền. Đó là những mặt tiêu cực. Công nghệ bản thân nó không quan tâm; nó có thể được sử dụng để cải thiện tự do, phẩm giá và hiểu biết. Nó cũng có thể được dùng để ép buộc, kiểm soát và làm sai lệch.


John Malkin: Giờ đây tôi ngạc nhiên khi nghe thấy mọi người nói “Tôi chưa bao giờ cảm thấy được liên kết gần gũi hơn với những người khác,” và họ ngồi một mình trong phòng nhìn vào màn hình. Ông vừa nói là một người bạn thời thơ ấu giữ một cuốn sách có tên của 200 bạn bè. Ông không thể tin là người ta có tới 200 người bạn. Nó giống như facebook trước khi có facebook. Cảm giác kết nối con người qua máy tính có phải là hão huyền?


Noam Chomsky: Tôi chưa từng thực hiện nghiên cứu nào để có thể kết luận, song ấn tượng của tôi là có rất nhiều điều viển vông. Tệ hơn nữa, nó đẩy con người ra xa khỏi các mối quan hệ bạn bè thật sự vởi vì họ tin rằng họ có bạn, nếu giả dụ họ đăng lên trang facebook “Tôi có kỳ thi chiều nay” và họ nhận được 200 phản hồi, đại loại như “Này, tôi hy vọng bạn làm tốt”, của những người chưa từng biết họ kể từ thời Adam. Nếu đó là những gì mà lũ trẻ tin là tình bạn thì cuối cùng chúng sẽ gặp rắc rối trong cuộc sống. Đó không phải là tình bạn.


John Malkin: Phần lớn những thiết bị mà mọi người đang nhìn, nói và chơi ngày nay được quân đội phát triển và sau đó chuyển sang cho người tiêu dùng. Tôi ngạc nhiên nếu các nghiên cứu và phát triển ban đầu của công nghệ và thiết bị số có chứa đựng và ảnh hưởng nào đó?


Noam Chomsky: Có những công nghệ được phát triển cho các mục tiêu đặc biệt mà các bạn hay tôi có thấy là có hại. Nếu Viện Sức Khỏe Quốc Gia (INH) tài trợ cho nghiên cứu về vũ khí sinh học, có thể một ngày nào đó, một ai đó tìm ra cách sử dụng tốt đối với chúng. Song đó là chuyện hết sức ngẫu nhiên. Chúng vốn dĩ được thiết kế để gây hại và phá hủy. Tôi không nghĩ là INH làm vậy, đó hoàn toàn chỉ là giả thiết.


Nếu các bạn trở lại với trường hợp đã đề cập-máy tính và mạng Internet-chúng được phát triển trong những năm 1950 tại các phòng thí nghiệm và cơ sở được Lầu Năm Góc tài trợ, bao gồm cả nơi tôi làm việc, Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Điện Tử tại MIT. Đó là một trong những nơi chính diễn ra quá trình phát triển. Toàn bộ được quân đội tài trợ. Thật sự, lúc đó tôi được quân đội tài trợ 100 phần trăm. Mọi người làm việc trong phòng thí nghiệm đều hiểu rằng mọi thứ rất thuận lợi để phát triển những thứ đó. Rất nhiều động lực phía sau việc phát triển mạng Internet chỉ đơn giản là cải thiện khả năng trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học.


Tiền thân của mạng Internet là mạng ARPAnet của quân đội. Mạng này được thiết kế cho mục tiêu quân sự cũng như các máy tính vậy. Nhưng bạn có thể sử dụng máy tính và mạng Internet cho rất nhiều mục tiêu. Rất nhiều phát triển ban đầu chỉ là cho quân sự, bởi vì chỉ họ mới có thể sử dụng chúng. Ví dụ vào năm 1950, IBM làm cái mà ngày nay chúng ta được biết là thử nghiệm công nghệ quân sự trong việc chế tạo các máy tính số có tốc độ cao. Đó là mục đích của quân đội: họ cố gắng phát triển pha tiếp theo của nền kinh tế công nghệ cao. Vào đầu những năm 1960, IBM cuối cùng cũng tạo ra được chiếc máy tính nhanh nhất thế giới-siêu máy tính Stretch-nhưng nó quá đắt nên doanh nghiệp không thể mua được và người tiêu dùng thì lại càng không. Vậy nên chính quyền mua nó và sử dụng trong các vụ thử vũ khí hạt nhân ở Los Alamos.


Chính quyền có thể chi trả được cho những thứ đắt đỏ ấy. Nếu bạn nhìn vào kết quả, chính quyền đã dùng tiền của người đóng thuế để trợ cấp cho doanh nghiệp tư nhân. Rất nhiều dạng trợ cấp như mua lại các nhà băng, và các vụ mua lại tương tự. Nếu khu vực doanh nghiệp học được từ nghiên cứu của chính quyền cách sản xuất ra cái gì đó và những sản phẩm ban đầu quá đắt đối với thị trường, chính quyền có thể đứng ra mua chúng. Kiểu đặc trưng này là quân đội vì họ có nguồn lực không bị hạn chế và luôn tìm ra cách sử dụng.


Tôi biết nhiều người tham gia vào quá trình phát triển các công nghệ mới như-máy tính và Internet-họ không có động cơ phát triển những thứ đó cho ứng dụng quân sự.


John Malkin: Ông nói rằng tivi làm đần độn tinh thần và ông viết cũng như nghiên cứu rất nhiều về việc sử dụng truyền thông để tuyên truyền và kiểm soát. Ông cũng nói rằng sách dường như đã biến mất và niềm tin phổ biến rằng con người-đặc biệt là trẻ em-không bị ảnh hưởng bởi các chương trình và trò chơi video bạo lực.


Noam Chomsky: Tôi không thể đảm bảo về điều này nhưng tôi được đọc từ những nguồn tin cậy rằng phi công điều khiển máy bay không người lái-những người nhìn vào màn hình và điều khiển máy bay không người lái-được huấn luyện bằng các trò chơi video. Có một số nghiên cứu về tác động của các hình ảnh bạo lực đối với trẻ em mà tôi được đọc đã cho thấy họ không tìm được bất cứ tác động nào của việc xem các trò chơi bạo lực đối với trạng thái tiếp theo hay sử dụng bạo lực. Có thể có một số, nhưng dường như không phải là tất cả.


Tôi muốn lưu ý về trẻ em và máy tính và màn hình video một số điểm khác và diễn ra âm thầm, không cần viện dẫn đến các nghiên cứu. Tôi đã sống năm mươi năm qua ở khu vực ngoại ô. Vợ tôi và tôi chuyển đến đó vì đó là nơi tuyệt vời cho trẻ con. Năm mươi năm trước, con cái của chúng tôi còn bé và có thể chơi đùa trên đường phố; không có nhiều phương tiện giao thông qua lại và rừng thì ở ngay cạnh. Quanh hàng xóm luôn đầy trẻ con, chạy chơi khắp nơi, qua lại nhà nhau. Điều đó tạo lên bầu không khí làng xóm. Bạn cần phải biết người hàng xóm vì con của bạn sẽ ăn trưa ở đó. Điều ấy dẫn tới các mối quan tâm cộng đồng. Đó là năm mươi năm trước.


Giờ đây bạn đi quanh chính cái cộng đồng đó và không thấy bất cứ đứa trẻ nào. Bạn chỉ có thể thấy những người trưởng thành. Nếu là người trưởng thành, họ dường như chỉ dắt chó đi dạo. Trẻ con thì ở trong nhà và chơi các trò chơi video hay làm gì đó hoặc chúng tham gia vào các hoạt động do người trưởng thành tổ chức. Điều này đã được nghiên cứu. Trẻ em đánh mất thời thơ ấu. Chúng đánh mất khả năng chơi đùa, khả năng trở nên độc lập và khả năng sáng tạo.


Một đứa cháu nội của tôi thích thể thao khi nó còn bé. Có một sân thể thao ở gần nhà và tôi hỏi nó: “Sao cháu không ra ngoài đó và chơi với những đứa trẻ khác?” Đó là điều mà tôi làm khi tôi còn bé và là cách mà con cái tôi chơi đùa cho tới khi chúng lớn lên. Cháu nội tôi thậm chí còn không hiểu câu hỏi. Đối với nó thể thao là thứ được người trưởng thành tổ chức, trong cái giải đấu của người trưởng thành, và các giải đấu ấy diễn ra theo cách không dễ chịu. Có rất nhiều điều diễn ra, với cuộc sống của trẻ em và các hoạt động được tổ chức dựa trên ứng dụng máy tính. Điều đó làm giảm sự thích thú, kinh nghiệm và các hoạt đông học hỏi rất quan trọng đối với tương tác và các hoạt động độc lập thời thơ ấu. Tôi không nghĩ rằng chúng được đo lường, nhưng tôi cho rằng chúng sẽ rất nguy hiểm về lâu dài


Tác động đối với việc đọc là rất đáng chú ý. Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng thỉnh thoảng tôi đọc báo trên mạng và trải nghiệm hời hợt hơn đọc báo giấy rất nhiều, với báo giấy bạn có thể lật trang hay gạch chân. Đôi khi bạn chỉ lướt qua báo mạng. Tôi ngờ là sự thay đổi này tạo ra những yếu tố hời hợt trong hoạt động trí óc, bất kể là đọc báo hay tiểu thuyết. Tôi đọc trên mạng để cập nhật các thông tin chuyên môn. Nhưng nếu tôi thực sự muốn nghĩ về chúng thì tôi sẽ in chúng ra và đọc lại. Với sách cũng tương tự như vậy. Có thể đó là văn hóa mà tôi đã lớn lên trong đó, nhưng tôi ngờ rằng nó còn sâu sắc hơn thế.


John Malkin: Tôi chia sẻ cùng mối lo ngại. Tôi cảm thấy rằng sự kiểm soát của người trưởng thành đang tăng lên và trẻ em học được nhiều hơn cũng như vui vẻ hơn khi chúng xây dựng các trải nghiệm của chúng.


Noam Chomsky: Chính xác, Đó là trò chơi. Các trò chơi đem lại trải nghiệm học hỏi tuyệt vời. Các trò chơi tạo ra tính sáng tạo và tính độc lập. Tôi muốn nói với các bạn một ví dụ: Căn nhà tôi ở suốt 50 năm có rừng ở ngay phía sau. Có một cái cây được mọi đứa trẻ gọi là cây leo trèo. Giờ chúng không biết. Nếu bạn quay lại 30 hay 40 năm trước, cái cây đó là hoạt động chung của mọi đứa trẻ trong xóm. Lũ trẻ trèo lên cây với một mảnh gỗ và cắm nó vào cái cây, những đứa khác lại trèo lên với mảnh gỗ khác. Chuyện đó bắt đầu vào mùa xuân và đến mùa thu thì hoàn tất, một căn nhà gỗ hoàn hảo trên cây cho lũ trẻ chơi đùa. Giờ cái cây trống không. Trẻ em không chơi ở đó. Có thể là bố mẹ chúng không cho phép, những lũ trẻ hiện giờ không muốn ra ngoài và sáng tạo hay hợp tác với những đứa khác trong công việc thiết kế một nơi hoàn hảo nơi chúng có thể chơi các trò chơi thú vị. Tôi nghĩ nhiều thứ đã mất đi như vậy.


John Malkin: Tiểu thuyết khoa học thường mô tả ý tưởng con người tạo ra các cỗ máy có cảm xúc hay trí tuệ. Trong thời đại chúng ta, con người dường như trở nên giống máy móc hơn. Ray Kurzweil đã tiên đoán rằng trong vòng 30 năm nữa máy móc sẽ tự tuyên bố chúng sống và không ai tranh luận về điều đó.


Noam Chomsky: Ngay lập tức các bạn có thể tạo ra một cỗ máy biết nói: “Tôi sống”. Bạn cũng có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu đủ hoàn hảo để đánh lừa mọi người rằng nó sống. Nhưng điều đó là vô nghĩa. Phần lớn chúng được tạo ra từ bản thảo của Alan Turing, một nhà toán học vĩ đại và cha đẻ của khoa học máy tính và nền tảng của máy tính. Ông ấy viết trong nghiên cứu của mình năm 1950 về máy móc biết suy nghĩ [“Computing Machinery and Intelligence’]. Bản thảo đó đưa ra nhiều phỏng đoán đoán về công nghiệp. Ông ấy đề xuất một loại kiểm tra mà giờ được gọi là kiểm tra Turing-nếu một cỗ máy vượt qua kiểm tra thì chúng ta có thể nói là nó biết suy nghĩ.


Nhưng khi Turing nói về máy móc, ông ta đề cập tới những chương trình điều khiển máy móc. Các cỗ máy tự nó, ví dụ như máy tính xách tay, không làm gì cả. Nó có thể đóng vai trò như một tập giấy trắng. Nếu có điều gì đó diễn ra thì là do chương trình mà bạn cài vào đó. Nó giống như R2D2 nếu bạn mô tả theo cách ấy. Giờ là câu hỏi “Có thể tạo được một chương trình đánh lừa người quan sát trong thời kỳ kiểm tra rằng máy móc sống?” Theo cách đó, bạn có thể thiết kế chương trình vượt qua được kiểm tra Turing và nhận 100’000 USD.


IBM và những người khác bắt được ý tưởng và IBM thiết kế một chương trình được gọi là Deep Blue, chương trình này có thể đánh bại cả đại kiện tướng cờ vua. Tất cả là vô nghĩa. Thực tế là Turing cũng đã chỉ ra điều đó trong tập bản thảo 8 trang. Ông ta nói rằng câu hỏi máy móc có biết suy nghĩ hay không là quá vô nghĩa để tranh luận. Dĩ nhiên, chúng ta không còn nghĩ rằng tàu ngầm có thể bơi. Nếu chúng ta muốn gọi đó là bơi thì cũng được thôi, nhưng đó chỉ là chuyện thuật ngữ. Bất cứ cái gì con người làm khi họ suy nghĩ thì không phải là cái mà một cơ sở dữ liệu lớn làm. Đó không phải là cái mà Deep Blue làm. Đó hoàn toàn là một hành động khác. Một chương trình máy tính nhanh chóng tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu khổng lồ. Không nghi ngờ gì cả, bạn có thể tạo ra một chương trình và một bộ nhớ cho phép tìm kiếm thần tốc khắp cơ sở dữ liệu khổng lồ và đưa ra kết quả trông bề ngoài giống như trí tuệ. Cũng như bạn tìm thứ gì đó bằng Google và bạn nhận được kết quả ngay lập tức. Bạn có thể đánh lừa bản thân rằng cỗ máy đó thông minh khi có thể tìm kiếm nhanh chóng trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Nhưng điều đó không có gì liên quan đến con người hay động vật thông minh. Nó có thể rất hữu dụng song không phải là trí tuệ. Tôi dùng Google để tìm kiếm, nhưng chúng ta không bị nó đánh lừa. Tôi nghĩ rằng Kurzweil là một nhà khoa học tốt. Ông ấy có thể bị công nghệ đánh lừa, hay ít nhất, tôi nghĩ là ông ấy đánh lừa người khác.


John Malkin: Julian Assange đã mô tả Internet là công cụ để giám sát của chính quyền. Thông tin được tiết lộ của Chelsea (Bradley) Manning, Julian Assange, và Edward Snowden đã cho thấy việc sử dụng trên quy mô lớn các công nghệ mới vào việc giám sát và kiểm soát. Tất nhiên chính quyền Hoa Kỳ có một lịch sử dài về giám sát, nhưng đối với nhiều người trong chúng ta, quy mô của việc thu thập và lưu trữ rất nhiều dữ liệu số đã gây hoảng hốt.


Noam Chomsky: Về mặt cá nhân, tôi ngạc nhiên vì quy mô của chương trình hiện nay. Những người khác bị sốc. Bạn có thể thấy tổng thống của Brazil, Dilma Rousseff, hủy cuộc viếng thăm cấp quốc gia vì sự sỉ nhục khi biết rằng các cơ sở kinh doanh và chính quyền, thậm chí cả văn phòng của ông ta bị NSA theo dõi. Nếu chúng ta biết rằng Trung Quốc bí mật theo dõi Obama, ông ta sẽ nghĩ rằng đã đến lúc chiến tranh.


Quy mô của sự giám sát là rất đáng kinh ngạc. Nhưng không phải là hiện tượng mới. Lý do là một trong số đã được các bạn đề cập. Nếu các bạn quay lại quá khứ, hệ thống quyền lực-nhà nước và tư nhân-đã cố gắng thực hiện kiểm soát nhiều nhất có thể đối với mục tiêu của họ. Trong trường hợp chính quyền, mục tiêu là dân chúng và các xã hội khác. Họ muốn kiểm soát những thứ ấy. Kiểm soát cần có một số dạng thông tin và một số phương pháp giám sát. Sau khi giám sát là đến những công cụ khác như tuyên truyền, can thiệp, giết hại và tương tự. Tại Hoa Kỳ điều đó đã diễn ra từ lâu và đó là đặc trưng của hệ thống được sáng chế cho mục đích quân sự sau đó nhanh chóng ứng dụng để kiểm soát thường dân. Chính quyền coi thường dân là một dạng kẻ thù. Kẻ thù cần phải bị kiểm soát, chia rẽ, phá hủy, đẩy lùi và giữ trong bóng tối. Hệ thống thương mại cũng làm tương tự.


Có một cuốn sách hay của Alfred McCoy, một nhà sử học nổi tiếng (Policing America’s Empire: The United States, The Philippines, and the Rise of Surveilance State). McCoy nghiên cứu các kỹ thuật và phương pháp mà Hoa Kỳ sử dụng tại Philippine một thế kỷ trước đây, sau khi Hoa Kỳ xâm lược nước này, đó là giết người, cuộc xâm lược đẫm máu giết hại hàng chục nghìn người. Nhưng họ gặp khó khăn trong việc bình định hòn đảo ấy. Họ đã dùng các công nghệ hiện đại nhất để thiết lập các cơ sở dữ liệu phức tạp, tiến hành giám sát quy mô lớn, can thiệp và trấn áp các phong trào, chia rẽ mọi người, bôi nhọ và tương tự. Đó là những kỹ thuật giám sát, kiểm soát và chia rẽ rất hiệu quả, sau đó đã nhanh chóng được áp dụng để chống lại công dân Hòa Kỳ. Những kỹ thuật đó được sử dụng suốt thời kỳ sợ đỏ của Woodrow Wilson và vài năm sau đó nước Anh cũng sử dụng. Danh sách tiếp tục kéo được kéo dài.


Không có gì đáng ngạc nhiên là Washington và các tập đoàn lớn làm những gì mà họ làm được được để giám sát, thống trị và kiểm soát nhằm đảm bảo rằng dân chúng và các quốc gia khác không thể bẻ gẫy các hoạt động của họ. Trong những năm 1960, chương trình tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã diễn ra. Đó là COINTERPRO, chương trình của lực lượng cảnh sát liên bang, FBI. Mục tiêu của chương trình không chỉ là giám sát, mà là bẻ gẫy, đàn áp và phá hủy trên quy mô lớn các tổ chức. Bắt đầu là Đảng Cộng sản và sau đó là phong trào độc lập Puerto Rico, phong trào người Da Đỏ Mỹ, toàn bộ cánh tả mới, phong trào phụ nữ, phong trào quốc gia của người da màu, và các phong trào khác. Điều đó rất nghiêm trọng và tiến tới các vụ ám sát có tính chính trị. Cuối cùng chương trình bị tòa án bãi bỏ vào giữa những năm 1970. Tôi đoán là nó đã bị bãi bỏ.



Nhưng những cơ chế khác vẫn được phát triển trừ khi chính quyền bị đặt trong vòng kiểm soát. Chính quyền chỉ có thể bị đặt trong vòng kiểm soát bởi những người dân được thông tin, tích cực và có tổ chức do đó những người mà các bạn đã đề cập-Assange, Manning, Snowden-đang làm việc cần thiết. Họ hành động như những công dân đáng kính. Họ cho công chúng biết những người được công chúng chọn làm đại diện đang làm gì với các bạn. Tất nhiên, những người có quyền lực không thích điều đó và chính quyền đưa ra đủ mọi cớ để giám sát, như an ninh hay tương tự. Nhưng chúng ta giữ trong lòng rằng thực chất của những gì đang diễn ra và những hành động đó của công dân là cần thiết cho một xã hội tự do.

THAM NHŨNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI











Ngày nay, tham nhũng được coi là đại dịch, với xu hướng ngày càng tăng, là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vị toàn thế giới.
Nhận thức về tham nhũng
Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân; tham ô là hành vi Lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công (theo Wikipedia)
Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Có ý kiến cho rằng tham nhũng, tham ô bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng tham ô.
Tham nhũng và tham ô thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lãnh đạo.
Thực trạng tham nhũng thế giới và Việt Nam
Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế có trụ sở tại Berlin: Hầu hết các quốc gia trên thế giới có tham nhũng trong năm 2013, có tới 2/3 trong 177 quốc gia được thăm dò có tỉ lệ tham nhũng cao, một con số đáng buồn. Đặc biệt, Somalia, Bắc Triều Tiên, và Afghanistan được coi là tham nhũng nhất; ngược lại như các nước Phần Lan, Đan Mạch, và New Zealand lại được coi là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.
Đối với Việt Nam thì cũng theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế: Việt Nam luôn ở mức độ tham nhũng cao, với chỉ số luôn dưới 5 (mức độ tham nhũng cao <5): năm 2010 (2.7), năm 2011 (2.9), năm 2012 (31), năm 2013 (31)
Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền. 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả (theo Wikipedia).
Nguyên nhân của tình trạng tham nhũng hiện nay
Tham nhũng vừa là nguyên nhân chủ yếu và kết quả của nghèo đói trên thế giới. Nó xảy ra ở tất cả các tầng lớp xã hội, từ chính quyền địa phương và quốc gia, xã hội dân sự, các chức năng tư pháp, các doanh nghiệp lớn và nhỏ, quân sự và các dịch vụ khác….
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu: “…tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người…” lời phát biểu này không chỉ đúng với phạm vi của Việt Nam mà còn đúng với các nước trên thế giới đang phải gánh chịu đại dich tham nhũng này.

- Thể chế chính trị

Có thể khẳng định rằng: tham nhũng không phụ thuộc vào đất nước đó theo thể chế chính trị nào, mà nó phụ thuộc vào mức độ dân chủ ở quốc gia đó. Dân chủ thúc đẩy phát triển con người và củng cố hỗ trợ xã hội cho phúc lợi của công dân, cả hai đều làm giảm mức độ tham nhũng trong một quốc gia. Bất bình đẳng nuôi dưỡng tham nhũng gián tiếp thông qua giảm phát triển con người và giảm trợ cấp xã hội.

- Yếu tố con người

Một xã hội đã dân chủ, tuy nhiên những con người trong xã hội đó vẫn con đề cao chủ nghĩa cá nhân thì tham nhũng vẫn còn đất để nó phát triển. Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển của tham nhũng trong xã hội hiện nay. Người dân hám danh, tham chức, tham quyền, trục lợi kèm theo sự suy đồi đạo đức, dư luận xã hội tích cực phát triển một cách yếu ớt, không tạo được áp lực đủ mạnh chống tham nhũng; sự thiếu gương mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả ở cấp cao. Một thể chế có tốt bao nhiêu đi chăng nữa nhưng những con người trong đó chưa hoàn thiện thì nạn tham nhũng không thể một sớm một chiều có thể giải quyết được.

Những giải pháp phòng chống tham nhũng

Tham nhũng luôn là một vấn nạn mà mọi quốc gia quan tâm, đã có rất nhiều giải pháp đưa ra: hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện thể chế dân chủ, nâng cao nhận thức… nó sẽ vẫn chưa thể giải quyết tận gốc khi xã hội vẫn chưa có công bằng về mọi phương diện. Chỉ có xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa thì nạn tham nhũng mới có thể được tiêu diệt tận gốc. Ở đó, mỗi người dân đều “làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu”.

Dưới đây là 10 quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới (theo chỉ số):
(từ năm 2012 thì chỉ số tham nhũng được tính với thang điểm 100, dưới 50 được coi là tham nhũng cao)

1. Đan Mạch
2. New Zealand (gắn liền với Đan Mạch cho số 1)
3. Phần Lan
4. Thụy Điển (gắn với Phần Lan cho số 3)
5. Na Uy
6. Singapore (gắn với Na Uy cho số 5)
7. Thụy Sĩ
8. Hà Lan
9. Úc
10. Canada (gắn liền với Úc cho số 9)
Với Mỹ???. Nền kinh tế lớn nhất thế giới nằm ở vị trí thứ 19 với số điểm 73
Dưới đây là 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới, bắt đầu với điều tồi tệ nhất:
1. Somalia
2. Bắc Triều Tiên (gắn với Somalia và Afghanistan trong số 175)
3. Afghanistan (gắn liền với Bắc Triều Tiên và Somalia cho số 175)
4. Sudan
5. Nam Sudan
6. Libya
7. Iraq
8. Uzbekistan
9. Turkmenistan (gắn với Uzbekistan và Syria cho số 168)
10. Syria (gắn với Turkmenistan và Uzbekistan cho số 168)
Mẹ đốp

Đừng coi cả thế giới là mình, con gái ạ!




Nhân ngày 1/4 nói một câu chuyện tưởng đùa mà là thật, tưởng thật mà ai cũng nghĩ như đùa. Trước khi đọc bài viết này, bạn cứ tin rằng hôm nay là ngày Cá tháng tư nên tác giả đang đùa đi. Còn nếu bạn thực sự quan tâm đến cái tiêu đề thì cứ giữ thái độ nghiêm túc mà đọc vì chính xác là tác giả đang viết hoàn toàn nghiêm túc đấy.

Cái mà tôi – tác giả của bài viết này đang muốn nói đến chính là một căn bệnh của những cô gái mà các bạn có thể gặp nhan nhản ngoài đường, trong trường học, trên facebook hoặc ở bất kì đâu trong xã hội ngoài kia. Tôi không có ý nói tất cả con gái đều có căn bệnh này, nhưng tất nhiên cái gì gặp nhiều thì mới dễ dàng gọi là “bệnh” được. Tự coi cả thế giới là mình hay tự coi mình là trung tâm của vũ trụ – bệnh ảo tưởng sức mạnh.

Trước khi viết bài này, tôi đã google cụm từ “ảo tưởng sức mạnh” là gì suốt buổi tối, cộng thêm việc nhắn tin cho vài người bạn trên facebook của tôi để hỏi quan điểm của họ. Tất cả chúng ta, những người trẻ tuổi đang sống trong một xã hội hiện đại và sở hữu một cái tài khoản facebook chắc chắn đều hiểu “ảo tưởng sức mạnh” nghĩa là gì. Mỗi ngày trôi qua là hàng chục hàng trăm cái ảnh tự sướng, tự nhận mình xinh đẹp không ai bằng, tự thể hiện bản thân là một cô gái có nhiều anh chàng theo đuổi, luôn cho rằng lẽ sống, phong cách và phát ngôn của bản thân là chân lý đúng đắn nhất trong tất cả các chân lý trên đời. Chưa hết, cái quan trọng để nhận biết một cô gái với căn bệnh “ảo tưởng sức mạnh” là cách cô gái ấy đối xử với mọi người xung quanh, đặc biệt là những cô gái còn lại không giống như mình.

Tại sao lại chỉ gán ảo tưởng sức mạnh cho con gái, còn con trai thì không? Không phải vì con trai không ảo tưởng, mà con trai chưa bao giờ có đủ sức mạnh phi thường và tự tin bất thường để ảo tưởng nhiều như con gái. Trước nay ai ai cũng bảo tự tin trước mọi người là rất tốt. Đúng, tự tin thể hiện cá tính của bản thân là điều nên làm. Nhưng cái tự tin thể hiện cá tính ấy cần được bày ra đúng lúc đúng chỗ đâu phải đứng ở bất kì đâu cũng cho bản thân là số một được? Tự tin nhiều quá sẽ trở thành tự kiêu, các cô gái ạ!

Để có thể “ảo tưởng” được hẳn là bất kì cô gái nào cũng cần có một khoản “vốn liếng” nhất định: Nhan sắc, tiền bạc, tài năng, được nhiều anh chàng theo đuổi hoặc… chẳng có gì thì cứ thử ảo tưởng đi là có tất cả! Nhưng xinh đẹp, biết ăn mặc, trang điểm không có nghĩa là tự cho mình cái quyền đánh giá người khác, dè bỉu chê bôi họ chỉ vì họ không ăn mặc giống như mình, họ không biết trang điểm tô vẽ mặt mũi cầu kì. Một ngày hai tư giờ chỉ lo làm sao để thể hiện được chút xinh đẹp và vài cái tài năng chẳng bài bản gì của mình ra cho thiên hạ biết, có đáng không?

Một nhóm bạn chơi với nhau, cô gái nào đứng dậy đi về trước thì những người còn lại ngồi nói xấu đứa vừa về chỉ vì: “Con bé đấy dùng túi đẹp hơn mình” “Nó có anh này anh kia tán tỉnh”…Cái sự ảo tưởng về bản thân có thể đưa một cô gái lên đến đỉnh cao trong cái đầu của chính cô ta, và hạ thấp hình ảnh của cô ta xuống trong mắt của những người có cái đầu tỉnh táo xung quanh.

Có một sự thật rằng những người mắc bệnh “ảo tưởng sức mạnh” thường là những người không quá xinh đẹp, không quá tài năng và cũng chẳng sở hữu cái gì nổi trội, bởi vì những người tài giỏi họ đã có cái đầu thông minh để biết rằng trên trái đất này có 7 tỉ người, trong số 7 tỉ đấy ít nhất cũng có một người hơn họ và họ sẽ dành thời gian để cố gắng thay đổi bản thân tốt đẹp hơn thay vì ngồi đấy mà tưởng rằng mình đã quá tốt rồi không cần thay đổi thêm gì nữa.

Trên đời này không có ai hoàn hảo cả – đó là điều mà mỗi người hiểu khi sinh ra, nhưng càng lớn thì nhiều người càng tỏ ra không hiểu và mặc kệ nó để nghĩ mình hoàn hảo nhất thế gian. Thích “lên mặt dạy đời” có phải là cụm từ chính xác nhất để chỉ một hành động dễ gây ức chế tinh thần nhất cho tất cả mọi người? Những đứa con gái sống trên đời tầm 17, 18 năm gì đấy, luôn có gia đình che chở bảo vệ, ngày ngày chỉ có việc cắp sách đến trường đi học, lo ăn gì mặc gì chơi gì mà lúc nào cũng muốn lên giọng bảo ban những người xung quanh phải sống thế này, thế kia.

Xin thưa, mỗi cây mỗi hoa mỗi người mỗi cảnh, ai cũng có cuộc sống riêng và những vấn đề riêng, xin đừng tự lập trình rằng bản thân có thể hiểu mọi thứ trên đời này và giải quyết chúng bằng một cái phẩy tay. Thay vì bình luận về những việc không phải của mình thì nên học cách thông cảm cho người khác.

Những cô gái ảo tưởng thường nghĩ rằng họ được nhiều chàng trai theo đuổi và tất cả con trai đều thích kiểu con gái như mình. Đúng là khi được tiếp xúc với một cô gái tự tin, xinh đẹp bất kì chàng trai nào cũng thấy thích. Nhưng sau cái ấn tượng ban đầu đó là cả một khoảng… kinh hãi vì độ tự sướng quá cao của con gái.

“Em ấy có thể ngồi hàng giờ để khoe rằng mình có cái này, cái kia, đã từng yêu người này người kia, bao nhiêu anh tán mà em ấy chưa đổ. Rồi mình mới giúp đỡ em ấy việc gì đấy, nói chuyện thoải mái một tý là tối về em lên facebook rêu rao khắp nơi là mình thích em.” Những chàng trai thường thích một cô gái thông minh và tinh tế, tự tin đi cùng với khiêm tốn – Đừng có tự mặc định rằng hễ gặp ai nói vài câu chuyện tầm phào là người ta lập tức yêu ngay mình được!

“Ảo tưởng sức mạnh” là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, chữa nó thì cũng dễ thôi nhưng người mắc bệnh lại không biết rằng mình đã mắc bệnh, hoặc trong một phút giây nào đấy biết thừa là mình mắc bệnh nhưng không chịu thừa nhận để mà thay đổi. Con gái ạ! Ảo tưởng có thể làm cho cuộc sống của bạn toàn màu hồng, làm cho bạn luôn cảm thấy đủ đầy hạnh phúc nhưng điều đó chỉ như một giấc mơ thôi, bạn không thể sống trong trạng thái mơ màng suốt cuộc đời được đâu. Thế giới này bao la rộng lớn lắm, hãy đứng lên, xỏ giày vào và khám phá nó. Đừng đứng lì ở một chỗ và tốn thời gian đánh giá, so sánh, nhận định về mọi người nữa. Khoảng trời trên đầu em và mảnh đất dưới chân em chưa phải là khoảng trời xanh nhất và mảnh đất màu mỡ nhất đâu.

Một lúc nào đấy khi tỉnh lại, nhận ra rằng cả thế giới này đã tiến về phía trước và bỏ em lại xa lắm rồi thì đã muộn, con gái ạ!



Hạnh Moon

ngày thị lên thành...


ngày thị lên thành...




Ngày đã mới. Mùa đã về. Ta nhớ...
Những mênh mang ký ức trước thềm xuân
Thành phố mới tưng bừng giăng bảng hiệu
Ta bâng khuâng nhớ một thị xã gần

Thị xã dài chưa hết một giờ xuân
Đi loanh quanh đã về nơi xuất phát
Thành phố trẻ tung tăng cười ngửa mặt
Thị xã buồn khắc khoải tiếng rao đêm.

Ta đã là người thành phố đó em
Áo mới may còn thơm mùi hồ chỉ
Em nhớ chụp một pô lưu trong trí
Ngày cờ hoa rộn rã đón mùa sang

Quên sao đành những chuyến lang thang
Vào ngõ trúc trưa nào che bóng mát
Tại ngăn kéo của ta đầy ký ức
Nên loanh quanh nhớ thị xã nghèo

Nhớ nhịp chèo chở bông Tết lên theo
Nhớ cầu Quan cong đôi mày đứng đợi
Phố Gia Long hiền như con gái
Chờ một chiều quân tử ghé về thăm

Ta đã già theo tờ lịch cuối năm
Chúc thành phố trẻ trung tràn nhựa sống
Nhiều đại lộ thênh thang trải rộng
Để ta còn đi hết một mùa xuân.


Đặng Mỹ Duyên

Biết xấu hổ thì không thua thiệt







 Với cá nhân thì điều đó đúng. Trong GD có một khái niệm là “tự giáo dục”. Một con người bên cạnh sự giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội sẽ là người có nhân cách nếu biết tự giáo dục mình. Nhưng một dân tộc, cái sự tự biết xấu hổ đó còn phải gắn với một nền tảng pháp luật luôn được thượng tôn, và không kẻ nào có thể giẫm đạp lên cái “công cụ” bảo đảm cho xã hội “tự biết xấu hổ” đó.

Muốn dân tộc biết tự xấu hổ, những quan chức có trách nhiệm cũng cần biết… đỏ mặt trước tiên. Còn nếu các dinh thự, biệt thự của các bác vượt quá mức đồng lương nhà nước, cứ ngang nhiên mọc lên giữa cảnh nghèo khốn khó của dân, thì người dân cũng vẫn sẵn sàng “ăn cắp” bằng mọi cách. Đó không phải là sự ngụy biện của những kẻ ăn cắp vặt. Đó là sự noi gương.


“Tri túc bất nhục, tri sỉ bất đãi” – có nghĩa là: Hiểu biết thì không bị nhục, biết xấu hổ thì không bị ngược đãi. Để hiểu điều này cách giản dị, hãy nghe một lời khuyên của Kinh Phúc Âm: nếu ngươi vào hội đường hãy tìm chỗ ngồi bên dưới, khi đáng được ngồi trên người ta sẽ mời ngươi lên, chẳng phải hân hạnh sao?! Trái lại nếu ngươi không xứng lại ngồi chót vót hàng đầu, bị người ta mời xuống chẳng phải nhục nhằn sao?!

Làm người bị khinh ghét bậc nhất là hai hạng: 1-vô lại, 2- vô sỉ.

“Vô lại” là thứ người thấp cổ bé họng nhạt nhẽo chẳng cần phải để ý hay gặp lại. Loại này có cũng như không, cùng lắm là thứ giá áo túi cơm, thêm bát thêm đũa. Người Việt có câu “Thế gian chuộng của chuộng công/ Nào ai có chuộng người không bao giờ”, có nghĩa là người có của có công với mọi người sẽ được ghi nhớ, và cũng là người hữu ích cho người khác. Người phương Tây có phương ngôn “Kẻ nào chỉ vì mình sẽ thừa ra với người khác”. “Vô lại” – vì thế cũng là thứ vô tích sự, vô thưởng, vô phạt, nhờ nhờ, có cũng chẳng thêm gì, bớt cũng chẳng mất gì, thứ đó chỉ là đại diện vô hồn cho con số – tức sĩ số bát ăn.

“Vô sỉ” – thì là thứ đồi bại hơn thuộc phẩm chất tâm hồn, theo người Trung Quốc sỉ vả thì: vô sỉ – tức không biết xấu hổ thì là thứ không xứng đáng làm người, và tất cả tội lỗi trên đời đều bắt nguồn từ hai chữ “vô sỉ” này.

Nạn ăn cắp, dối trá, gian manh, lèo lá, phét lác, vô trách nhiệm, khôn ranh -ma lanh-ma xó-ma bùn ở Việt Nam thật đang ở mức trầm trọng, thậm chí có tác giả đang bàn, người Việt có kiểu chào chính thức nào chưa… nghe thật buồn!

Trung Quốc là một đại cường quốc dân số, vậy mà Lãnh tụ Tôn Trung Sơn đã chỉ bảo cả cách vệ sinh răng miệng, không nên nhổ bậy, rồi thải trung tiện ở chỗ đông người, rồi nạn ăn cắp vô tâm như cắt một mẩu da thuộc dây tải máy làm cả cỗ máy và dây chuyền giá vạn bạc nằm đắp chiếu…

Nạn ăn cắp của Việt Nam thì sao? Thôi thì ăn cắp cả dép để ngoài cửa, ăn cắp cả đường dây điện và điện thoại, ăn cắp nguyên liệu khiến cầu sập chết cả mấy chục mạng người, tháo cả đinh ốc cầu khiến cho nhiều người bị đặt vào tai nạn chết chóc, và ngay cả các thành phố lớn, kẻ cắp ngang nhiên ăn cắp những nắp cống, biến mặt đường thành bẫy giết người… vậy mà vô số kẻ vẫn nhởn nhơ cười bảo rằng “chưa có gì”. Chưa có gì ư? Nhiều nước họ yết bằng tiếng Việt nhắn nhủ thẳng cho người Việt chớ dại mà ăn cắp. Ăn cắp đến độ cả phóng viên truyền hình giầu nứt đố đổ vách cũng giở trò chôm xoáy, và chỉ có một nhúm người Việt sang nước Nhật mà đã lập kỷ lục thế giới với tên tuổi số liệu rõ ràng: 40% các vụ ăn trộm ở Nhật là của người Việt. Còn cả nước Nhật với phần còn lại của thế giới chỉ có 60% thôi.

Thụy Điển đã từng đặt camera theo dõi công nhân Việt Nam, và thấy cảnh ăn cắp diễn ra thường trực đến mức họ đã lấy đó làm ra một bộ phim tài liệu có tên “không thể cộng tác với Việt Nam”. Ở Việt Nam, ngay các quán cơm bụi ngày nay không hiếm gặp cảnh, người làm công khoe mẽ mình ăn cắp vật liệu như thể “chiến tích anh hùng, bố mày chẳng sợ ai”.

Ăn cắp xảy ra dễ dàng đại trà tại Việt Nam bởi một lý do nó không bị kết án cách quyết liệt, người ta nhờn với nó, và tất yếu như Hoàng đế Napoleon nói “Quá khoan dung với tội lỗi là đồng tình với tội lỗi”. Có lẽ rất nhiều người Việt nhìn thấy bóng dáng những ăn cắp kia hình ảnh tương tự của mình, chính thế mà người ta muốn xuê xoa với nó. Chẳng phải người Việt có câu “dễ người dễ ta, khó người khó ta” sao?!

Mới đây cũng chính vì các vụ ăn cắp ở Nhật bị phanh phui mà ông Giám đốc Hàng không Việt Nam mới phải ra lệnh: cấm các nhân viên phục vụ chuyến bay mang theo va ly lớn, mà chỉ được mang theo túi bé. Như vậy có phải là: không biết xấu hổ cho nên bị ngược đãi?!

Nhớ lại, đã có không ít người cảnh tỉnh tính xấu của người Việt, chẳng hạn như các cô dâu Việt sang Hàn Quốc xả rác lung tung… liền nghe có người biện hộ, con cháu tôi sang Hàn, người ta yêu lắm, dịu dàng ngăn nắp. Hay nguyên Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt nói “Ra nước ngoài tôi xấu hổ khi cầm hộ chiếu là người Việt…” đã bị một phong trào ào ào xỉa xói phản đối, cho đó là nhục quốc thể, người ta đã quên một câu phương ngôn của người Việt rằng “Anh em khinh trước làng nước khinh sau”. Anh em trong nhà không học chữ sỉ với nhau, thì sẽ chuốc lấy cái ngày bị nhục, như số liệu 40% của Nhật công bố những vụ trộm cắp của người Việt có tên tuổi đàng hoàng. Rồi mới đây, một quan chức trong ngành giao thông ở Việt Nam lại phải cắp cặp sang Nhật để hỏi về số liệu vụ tham nhũng đường sắt… thật đúng là: vô tri sỉ thì bị ngược đãi.

Ở đời ai chẳng muốn được tôn trọng. Nhưng để nâng mình lên trước hết người ta phải biết cúi xuống tẩy uế chính bản thân mình, biết xấu hổ, biết tri sỉ chính bản thân, thì rồi mới có thể bước ra cuộc đời thanh cao được. Đằng này vừa nói đến tật xấu đã giãy như đỉa phải vôi thì làm sao có thể rèn rũa tính tri sỉ cho mình. Đấy cũng là cách “thân lừa ưa nặng”. Khi người ta cảnh tỉnh thì không muốn nghe, để đến mức phải xin hồ sơ điên xin cho con khỏi tội ăn cắp, các nước dùng tiếng Việt chỉ đích thị vào dân Việt ăn cắp, rồi Nhật Bản nêu số liệu có danh sách người và vụ việc không thể chối cãi…

Một con người trở nên cao đẹp thì không thể tự nhiên mà người ta phải khổ luyện đào thải mình, chính thế mà mới gọi là ngành giáo dục, tức giáo hóa dục vọng của mình, như có công mài sắt có ngày nên kim. Còn con người muốn để nguyên mọi thói hư nết xấu của mình ư, như vậy có gì cao trọng đặc biệt để mà khoe? Nhà mình không trộm cắp ư? Đó mới là cái tốt tối thiểu vì không vi phạm luật hình sự thôi, vậy còn cái tốt tối đa như lên Bắc cực cứu cá voi, hay vào trại hủi Qui Nhơn để chia sẻ bệnh tật với người cùi… bao giờ thì người tốt bình thường làm được?! Một nhúm người thật thà ư, cái tốt nhỏ đó đã xây lên được một nước Việt Nam hùng cường vạm vỡ cao chót vót về đức lý chưa? Chưa đâu! Vậy thì đừng đem vài cái tốt nhỏ như trò chơi của đám trẻ con “pháo nổ phao nang cả làng chịu chưa”, sau khi pháo đất nổ, liền đập dẹt một mẩu đất sét nhỏ của mình dán lên miếng vỡ toang hoác của pháo đất…

Dân tộc Việt Nam đã ngót trăm triệu người, hiển nhiên là cường quốc về dân số, tại sao chúng ta lại không hy vọng chúng ta sẽ trở nên cường quốc về mọi mặt. Muốn có cường quốc đó thì không thể không có cố gắng đặc biệt. Vậy thì trước mắt, khi bị bàn đến những biến cải thói xấu chớ xù mình lên như một con nhím bị trọng thương, mà hãy như con voi dẫu có bị tắm bằng bàn chải sắt vẫn cảm thấy khoan khái nhẹ nhàng.

Nguyễn Hoàng Đức

ĐÀI RFA VÀ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG VIỆT NAM CỦA TÌNH BÁO QUỐC HỘI MỸ NED/DBHB




Một trong những “di sản” của tuyên truyền thời Chiến tranh lạnh là đài Âu châu tự do (Radio Free Europe hay RFE), được bí mật điều khiển bởi CIA. Nhưng đến năm 1972, khi bí mật này được tiết lộ, đài RFE được chuyển giao cho Quốc hội Mỹ. Nhiệm vụ chính của RFE là tuyên truyền chống Liên Xô và các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ. Khi các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, đài RFE quay sang phát thanh bằng tiếng Chechen, Circassian, và Avar, với mục tiêu “chọc tức” Nga.

Đài Á châu tự do (Radio Free Asia hay RFA) được thành lập trong thời gian Chiến tranh lạnh (năm 1950), cũng dưới sự quản lý của CIA, với mục tiêu chính là tuyên truyền đường lối của Mỹ bằng tiếng địa phương đến các quốc gia Mỹ xem là kẻ thù, tức các nước xã hội chủ nghĩa thời đó. Đến năm 1971 CIA chuyển quyền điều hành đài RFA sang cơ quan có tên là Board of International Broadcasting (BIB) do tổng thống Mỹ bổ nhiệm và chỉ đạo. Đến năm 1994, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật truyền thông quốc tế, và RFA chính thức trở thành một công ty tư nhân, bất vụ lợi. Tuy trên danh nghĩa là một công ty tư nhân, nhưng ngân sách của RFA lại được Quốc hội Mỹ tài trợ dưới sự phân phối của Hội đồng quản trị truyền thông hay BBG (Broadcasting Board of Governors). Hiện nay, RFA phát thanh 9 thứ tiếng qua làn sóng ngắn và internet đến các nước Trung Quốc, Tibet, Miến Điện, Lào, Kampuchea, Việt Nam, và Bắc Hàn.

Sứ mệnh chính thức của BBG là “khuếch trương và duy trì tự do và dân chủ qua việc phát thanh những tin tức khách quan và chính xác, và thông tin về nước Mỹ và thế giới đến các thính giả nước ngoài”. Đối tượng chủ yếu mà RFA nhắm đến là Trung Quốc. Thật vậy, một tuyên bố về sứ mệnh của RFA có đoạn viết “tiếp tục chương trình truyền thông quốc tế của Mỹ, và thiết lập một dịch vụ truyền thông đến người Trung Quốc và các nước Á châu khác, những người thiếu thốn thông tin và ý tưởng, và qua đó truyền bá những thông tin và ý tưởng nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trong chính sách ngoại giao của Mỹ”.

Như vậy, tuy mang danh nghĩa là một công tuy tư nhân, nhưng RFA không dấu diếm rằng nó là một công cụ của chính quyền Mỹ, nhằm phục vụ lợi ích và mục tiêu của chính quyền Mỹ.

Điều này càng chứng minh tính đạo đức giả, thói quen nói một đường làm một nẽo của chính phủ Mỹ. Trong khi Mỹ luôn rêu rao rằng họ có nền báo chí tự do nhất thế giới, rằng chính phủ Mỹ không kiểm soát báo chí, trong khi đó ở các nước như Trung Quốc và Việt Nam không có tự do báo chí, vì tất cả các cơ sở truyền thông đều do Nhà nước quản lý. Đúng là Mỹ có nhiều đài báo tư nhân, và đài báo phản ảnh quyền lợi của các công ty kỹ nghệ Mỹ. Mà quyền lợi của các các công ty kỹ nghệ Mỹ cũng chính là quyền lợi của chính phủ Mỹ. Do đó, không thể nói rằng Mỹ có nền báo chí “tự do nhất thế giới”, bởi vì báo chí ở Mỹ cũng chỉ phục vụ cho chính quyền Mỹ mà thôi. Cũng như đài RFA và các đài tư nhân khác cũng chỉ phục vụ cho chính sách tuyên truyền của Mỹ.

So với các đài Việt ngữ ở nước ngoài do các nhóm người Việt ở Mỹ điều hành, đài RFA tỏ ra có thông minh và “có nghề” hơn. Không như các đài Việt ngữ cực đoan chuyên hành nghề chửi bới và xuyên tạc tình hình Việt Nam một cách ngu xuẩn, đài RFA cố gắng tỏ ra có nghiệp vụ hơn, như có phóng viên đến Việt Nam thu thập tin tức, có phỏng vấn các quan chức trong chính phủ Việt Nam. Về mặt ngôn ngữ, RFA cũng khôn hơn nhiều so với các đài của người Việt chống cộng, vì họ sử dụng từ ngữ phổ thông ở trong nước. Để tỏ ra mình là cơ quan ngôn luận nghiêm túc, RFA cũng tinh ranh hơn các đài Việt ngữ chống cộng ở chỗ gọi các quan chức trong chính phủ Việt Nam bằng chức danh rõ ràng. Họ tránh tối đa sử dụng các ngôn từ cảm tính như “Cộng sản Việt Nam” (một loại mantra của các đài Việt ngữ chống cộng). RFA cũng tránh cách nói xách mé hay xấc láo của các đài Việt ngữ chống cộng hay dùng. Nói chung có lẽ vì do người Mỹ quản lý cho nên RFA thông minh, tinh vi, và tuyên truyền có bài bản.

Nhưng phần lớn những người trực tiếp phụ trách chương trình Việt ngữ của đài RFA là những quan chức của chế độ miền Nam Việt Nam trước 1975, những người được USIA đào tạo, cho nên họ vẫn còn mang trong đầu tư tưởng chống chính quyền hiện tại ở Việt Nam. Thỉnh thoảng họ cũng quên bài học từ các người thầy Mỹ, và như là một quán tính, nên cũng sử dụng những từ ngữ xách mé trong thời Chiến tranh lạnh. Có thể nói gần hơn 90% các bản tin của RFA về Việt Nam là những bản tin xoay quanh những vấn đề mà người Việt ở Việt Nam chẳng quan tâm hay những gì mà họ đã biết qua báo chí trong nước.

Thật ra, có thể nói không ngoa rằng những người Việt làm việc và điều hành chương trình Việt ngữ của RFA là những người Mỹ con. Cũng không có gì quá đáng khi nói như thế vì họ là công dân Mỹ cho dù có mang giòng máu Việt Nam. Vì là Mỹ con nên chúng ta phải thông cảm là họ phải làm có lợi cho Mỹ, đất nước đang dung dưỡng và nuôi nấng họ. Thành ra, không ngạc nhiên khi chúng ta thấy những người Mỹ con này rất thích chơi bẩn Việt Nam bằng cách tung tấm hình Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng khi la hét trước tòa. Chỉ tiếc rằng những người Mỹ con này không trưng bày tấm hình những tù nhân trần truồng ở nhà tù Guatemala bị chó berger dọa cắn, những bức hình mà tù nhân bị tra tấn dã man. Khách quan của RFA là như thế đó!

Với lối làm truyền thông theo kiểu Chiến tranh lạnh, không ngạc nhiên khi phần lớn các chương trình phát thanh của RFA hoàn toàn tập trung vào mục tiêu gây bất ổn định cho Việt Nam. Những chiêu bài mà RFA đặc biệt quan tâm khai thác tối đa là tự do, dân chủ, và tôn giáo. Họ không ngại dựng chuyện, biến từ chuyện không có thật thành những chuyện như thật. Họ không xấu hổ khi sẵn sàng nói sai sự thật. Do đó, không ngạc nhiên trong một chương trình gần đây, họ dựng chuyện chính quyền địa phương Huế đàn áp không cho tổ chức lễ Phật đản! Thật là một sự xuyên tác trắng trợn, vì chính tôi là người có mặt trong buổi lể Phật đản ở Huế được diễn ra rất tưng bừng với hàng ngàn Phật tử tham dự. Nói về những trò biến giả thành thật, biến thật thành giả của RFA thì không thể nói hết trong một bài bình luận được.

Nhận định về vai trò và cách làm việc của RFA, Catharin Dalpino thuộc Brookings Institution, người từng giữ chức phó thứ trưởng phụ trách nhân quyền trong Bộ ngoại giao dưới thời Clinton, gọi Radio Free Asia là “một sự phí tiền”. Bà Dalpino viết rằng: “Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy có một kẻ thù ý thức hệ, chúng ta thành lập một cơ sở phát thanh với cái tên Đài Tự Do Cái Gì Đó”. Bà Dalpino từng duyệt qua các chương trình phát thanh của RFA và cho rằng đài này thiếu khách quan. “Họ nghiêng nặng về các bản tin và báo cáo của những người bất đồng chính kiến, những tổ chức phản động lưu vong. Nó chẳng có tin gì từ trong nước. Thông thường, những bản tin được đọc cứ như là những đoạn văn trong sách giáo khoa về dân chủ, mà ngay cả người Mỹ cũng cảm thấy đó là tuyên truyền”.

Quả thật bà Dalpino nhận xét quá chính xác. Các “khách mời” thường xuyên của RFA là những tổ chức khủng bố của người Việt lưu vong, những tổ chức cực đoan chống phá Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, những thành phần lưu manh và cơ hội chính trị mang danh hiệu “nhà dân chủ” như Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Đỗ Nam Hải, v.v… Những thành phần này được RFA mớm cung để nhào nặn ra những bình luận dự báo bi đát về tình hình ở Việt Nam, và nhất là qua RFA xin Mỹ chút ân huệ để làm chính trị đối kháng. Không biết các bạn đọc thì sao, chứ tôi chỉ nghe qua vài ba câu từ những thành phần này là tôi muốn nôn ói, vì những luận điệu ấu trĩ, ngu xuẩn, và hèn hạ của những kẻ sẵn sàng tự biến mình thành những tên Lê Chiêu Thống tân thời.

Việt Nam không phải là đối tượng duy nhất để RFA xuyên tạc. Như nói trên, Trung Quốc mới chính là đối tượng số một. Thành ra, không ngạc nhiên chút nào khi đài RFA liên tục sản xuất những câu chuyện nhằm xuyên tạc tình hình chính trị và xã hội Trung Quốc. Bình luận về đài RFA, một bình luận gia Trung Quốc ở Hồng Kông viết: “Từ những bản tin thiếu khách quan, đầy thiên vị của RFA, người ta có thể thấy động cơ chính của Chú Sam là khống chế sự phát triển của các nước Á châu và gây nên tình trạng bất ổn ở các nước này. Đài RFA dựng lên những câu chuyện về nhân quyền ở Trung Quốc nhằm chia rẻ tình đoàn kết của người Trung Quốc … Nó (đài RFA) chưa bao giờ có một tiếng nói tích cực và xây dựng về sự phát triển của Á châu, đặc biệt là sự đoàn kết của các sắc tộc ở Trung Quốc”.

Khi đài Âu châu tự do, một cơ quan tuyên truyền chị em với đài RFA, đóng cửa, một bình luận gia Hy Lạp viết như sau: “Đây là một tin vui và cũng là một tin buồn. Vui là vì người Macedonia không phải bị tra tấn bằng những bản tin chống Macedonia qua chính ngôn ngữ của họ từ một tổ chức có mục tiêu chính là yểm trợ lật đổ chế độ và làm phân hóa tình đoàn kết dân tộc. Buồn là vì một số người phải mất công ăn việc làm, không còn cơ hội làm tôi tớ cho ngoại bang nữa. Tôi luôn nghi ngờ động cơ của đài Âu châu tự do, vì nó thể hiện quyền lợi của CIA và Bộ ngoại giao Mỹ ”.

Cả hai nhận xét của bình luận gia Trung Quốc và Hy Lạp đều có thể áp dụng cho trường hợp Việt Nam. Thật ra, chỉ cần thay hai chữ “Việt Nam” vào hai chữ “Trung Quốc” hay “Hy Lạp” chúng ta có ngay những bài bản mà RFA sản xuất để đánh lung lay chế độ hiện hành ở Việt Nam, để gây xáo trộn xã hội Việt Nam, để kích động quấy rối an ninh Việt Nam. Ngay cả những bản tin có vẻ như là khách quan, nhưng kỳ thực là được phát thanh cùng với những bản tin ngụy biện và xuyên tạc khác nhằm cho người nghe thấy Việt Nam đang rất lạc hậu và sự lạc hậu là do chế độ. Cái thông điệp vẫn là muốn thay đổi chế độ. Thay bằng ai? Bằng những “nhà dân chủ” kiểu Lê Chiêu Thống tân thời mà Mỹ đang cố gắng hà hơi tiếp sức nuôi dưỡng. Ngay cả những phỏng vấn với những quan chức cao cấp Việt Nam và các nhà khoa học Việt Nam cũng được lồng vào những chương trình chính trị làm cho người nghe thấy đây là những người đồng tình với quan điểm chống Việt Nam của RFA. Tất cả nếu núp dưới chiêu bài thời thượng là “dân chủ”, “nhân quyền”, và “tôn giáo”, cũng chẳng nằm ngoài mục tiêu của chú Sam.

Bài viết này muốn nhắc nhở những người nào còn lầm tưởng RFA đấu tranh cho quyền lợi của người Việt rằng: RFA là một tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và do một nhóm người Việt lưu vong điều hành nhằm làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội “thừa nước đục thả câu”. Những người ở trong nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý thức được rằng RFA — vì sứ mệnh chính trị của họ — chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống lại quyền lợi của Việt Nam.

Trần Đình Hoàng