Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

AI CŨNG GIẾT ĐIỀU MÌNH YÊU



Oscar Wilde
Hồ Liễu dịch



Ai cũng giết điều mình yêu,
Xin mọi người hãy nghe,
Kẻ thì làm với vẻ chua cay,
Kẻ thì làm với lời nịnh hót,
Kẻ hèn nhát làm với một nụ hôn
Người can trường làm bằng kiếm!
Có kẻ giết tình khi còn trẻ,
Lại có kẻ khi đã già;
Kẻ xiết cổ với đôi tay Nhục dục,
Kẻ lại với đôi tay bằng Vàng:
Người tử tế nhất dùng dao, bởi
Kẻ chết lạnh ngay.
Có kẻ yêu quá ít, có kẻ lại quá lâu,
Kẻ thì bán, và người thì mua;
Có kẻ làm việc ấy đẫm lệ,
Lại có kẻ không tiếng thở dài:
Vì ai cũng giết điều mình yêu,
Nhưng chẳng ai chết cả.



Yet each man kills the thing he loves


Yet each man kills the thing he loves
By each let this be heard,
Some do it with a bitter look,
Some with a flattering word,
The coward does it with a kiss,
The brave man with a sword!
Some kill their love when they are young,
And some when they are old;
Some strangle with the hands of Lust,
Some with the hands of Gold:
The kindest use a knife, because
The dead so soon grow cold.
Some love too little, some too long,
Some sell, and others buy;
Some do the deed with many tears,
And some without a sigh:
For each man kills the thing he loves,
Yet each man does not die.




SỰ ĐA DẠNG CỦA NHỮNG CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀO SỰ BÌNH ĐẲNG GIỚI





Judith Lorber


Judith Lorber, sinh năm 1931, là giáo sư hưu giảng các môn Xã hội học và Phụ nữ học tại Trung tâm Tốt nghiệp thuộc Đại học Thành phố New York và Học viện Brooklyn. Bà là nhà lí thuyết nền tảng của kiến thiết xã hội về giới tính và đóng một vai trò then chốt trong việc tạo dựng và chuyển hoá ngành giới tính học. Gần đây bà lên tiếng kêu gọi việc phải phân định thế giới xã hội. Kể từ đầu thập niên 1970 bà đã tích cực hoạt động trong Hiệp hội những nhà Khoa học Xã hội vì Phụ nữ trong xã hội. Bà khai triển và dạy một số những giảng khoá đầu tiên về xã hội học giới tính, phụ nữ học, và lí thuyết nữ quyền tại những trường kể trên nơi bà đã là Điếu hợp viên đầu tiên về Chương trình chứng nhận về Phụ nữ học từ 1988 đến 1991. Năm 1992 – 1993 bà là Chủ tịch phân bộ Tính dục và Giới tính của Hiệp hội Hoa Kì về Tiêu chuẩn và được Tặng thưởng Jessie Bernard năm 1996 “cho công cuộc hàn lâm của bà đã mở rộng những chân trời của xã hội học để bao gồm trọn vẹn vai trò của phụ nữ trong xã hội”.

Chủ nghĩa nữ quyền là một phong trào xã hội mà mục đích căn bản là sự bình đẳng giữa đàn bà và đàn ông. Ở nhiều thời và nhiều nơi trong quá khứ, người ta từng kiên quyết rằng đàn bà và đàn ông có những khả năng tương tự nhau và đã cố gắng cải thiện địa vị xã hội của tất cả đàn bà, cũng như các địa vị của những đàn ông. Tuy nhiên, như một phong trào có tổ chức, nữ quyền trỗi dậy trong thế kỉ mười chín ở châu Âu và châu Mĩ để đáp ứng những bất bình đẳng lớn lao giữa những vị thế pháp lí của những công dân nữ và nam ở những xứ sở phương Tây đã công nghệ hoá.

Lược sử về chủ nghĩa nữ quyền có tổ chức
Những nhà nữ quyền thuộc đợt sóng thứ nhất của thế kỉ mười chín và đầu thế kỉ hai mươi đã chiến đấu cho những quyền mà ngày nay chúng ta coi là đương nhiên. Thật khó để tin rằng những quyền này đã nằm trong số những quyền từng bị từ khước cho đàn bà thuộc mọi giai cấp xã hội, phạm trù chủng tộc, sắc tộc, và tông giáo – các quyền bỏ phiếu (đầu phiếu), sở hữu tài sản và tư bản, thừa kế, giữ tiền kiếm được, đi học cao đẳng, trở thành một y sĩ chuyên nghiệp được chứng nhận, tranh cãi những vụ án tại toà, và phục vụ trong bồi thẩm đoàn.

Lí thuyết về sự bình đẳng mà những nhà nữ quyền của thế kỉ mười chín đã sử dụng trong cuộc tranh đấu của họ cho những quyền của đàn bà đã xuất phát từ triết học chính trị tự do, vốn cho rằng tất cả đàn ông phải bình đẳng trước luật pháp, rằng không ai nên có những đặc quyền hoặc những quyền đặc biệt. Dĩ nhiên, khi Hoa Kì của châu Mĩ được thành lập, quan niệm về sự bình đẳng đó loại trừ những đàn ông trong vòng nô lệ và những đầy tớ nam theo khế ước, bởi vì họ không phải là những công dân tự do, cũng như tất cả đàn bà, bất kể vị thế xã hội của họ ra sao, bởi vì họ cũng không tự do thực sự. Vị thế pháp lí của họ giống như vị thế pháp lí của trẻ em – lệ thuộc kinh tế và vay mượn vị thế xã hội từ cha hoặc chồng. Trong vở kịch nổi tiếng Ngôi nhà búp bê (A Doll’s House) của Ibsen, Nora nguỵ tạo chữ kí của người cha quá cố vì cô không thể kí một cách pháp lí tên riêng của mình cho khoản vay cô cần để cứu mạng người chồng đau ốm.

Mục đích của nữ quyền đợt sóng thứ nhất là đạt được quyền bình đẳng về pháp lí cho đàn bà, đặc biệt quyền bỏ phiếu, hay đầu phiếu. (Những nhà nữ quyền thường được gọi là những người tranh đấu đầu phiếu/ suffragists). Ở Hoa Kì, đàn bà không được quyền bỏ phiếu mãi tới năm 1919. Nhiều quốc gia ở châu Âu cũng chỉ cho đàn bà quyền bỏ phiếu sau Thế chiến I, để đền đáp cho những nỗ lực của họ trong chiến tranh. Tuy nhiên, đàn bà Pháp không được quyền đầu phiếu mãi tới sau Thế chiến II, khi tướng Charles de Gaulle biết ơn đã cho họ quyền bỏ phiếu vì công sức của họ trong cuộc chiến đấu ngầm chống lại Quốc xã và chính phủ hợp tác của nước Pháp bị chiếm đóng.

Cách mạng Nga trong đầu thế kỉ hai mươi [1917] đã cho đàn bà những quyền bình đẳng, mặc dù những người Bolshevik phê phán chủ nghĩa cá nhân của “nữ quyền tư sản”. Họ nhấn mạnh về công cuộc trong kinh tế tập thể, với việc chăm sóc bà mẹ trước khi sanh và việc chăm sóc trẻ em được nhà nước cung cấp để cho đàn bà có thể vừa làm công nhân vừa làm mẹ.

Quyền đầu phiếu là mục đích chính của sự giải phóng đàn bà trong đợt sóng thứ nhất của nữ quyền ở những xứ sở phương Tây, nhưng những quyền liên quan tới tài sản, thu nhập, giáo dục cao đẳng – tới cuối thế kỉ mười chín, nhiều quyền trong số đó đã được trao – cho đàn bà một cơ may độc lập kinh tế. Những quyền này thiết yếu cho việc nâng cao vị thế của đàn bà đã kết hôn khỏi sự lệ thuộc giống như trẻ con vào ông chồng, và cho những quả phụ và phụ nữ độc thân cách sống tự lực nào đó thay vì như một người bà con nghèo nàn trong căn hộ của cha hoặc anh em hoặc con trai họ. Đàn bà được giải phóng trong nửa đầu thế kỉ hai mươi bao gồm những cô gái đi làm ở xưởng máy độc lập đã làm việc cả ngày và đi khiêu vũ ban đêm, và đàn bà có học thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu đã có “những hôn nhân kiểu Boston” (là những đồng cư cả đời nhưng không làm hôn thú).

Có một nhánh khác của nữ quyền thế kỉ mười chín không tập trung vào những quyền bình đẳng mà vào quyền “sở hữu” thân thể của một đàn bà và quyền đặt kế hoạch cho những lần thai nghén của chị. Cuộc tranh đấu của những nhà nữ quyền thế kỉ hai mươi cũng gay go tranh đấu trong những xứ sở phương Tây như cuộc tranh đấu cho quyền đầu phiếu, cho những phương tiện hợp pháp để ngừa thai mà đàn bà có thể kiểm soát. Đàn bà không thể tự do để làm mẹ và vợ tốt, đặc biệt là khi họ nghèo, khi họ có đứa con này đến đứa con khác. Nhưng những bác sĩ bị cấm đặt cho đàn bà màng tránh thai hoặc mũ ở xương chậu (những thứ đi trước của vòng tránh thai và thuốc ngừa thai [tới những năm 1960 mới có]). Ở Hoa Kì, thậm chí gửi thông tin về những hiểu biết này qua đường ranh tiểu bang là bất hợp pháp. Việc đàn bà đã kết hôn sử dụng phổ biến biện pháp ngừa thai đã gây lo sợ cho những người theo truyền thống, vì họ thấy trong đó sự suy sụp của gia đình. Những nhà nữ quyền lo sợ rằng đàn ông sẽ khai thác tính dục những người đàn bà không kết hôn nếu họ được bảo vệ không mang thai. Còn đối với chính đàn bà, hậu quả tích cực của trận chiến dài lâu này cho việc tránh thai do đàn bà kiểm soát được hợp pháp hoá đã là sự tự do tính dục lớn hơn trước hôn nhân và việc làm cha mẹ có kế hoạch sau hôn nhân.

Như hiển nhiên ta thấy qua việc nhìn bao quát ngắn gọn này, phong trào nữ quyền đợt sóng thứ nhất có nhiều dị biệt về lí thuyết và chính trị với phong trào nữ quyền kế tục nó. Câu hỏi về những dị biệt giữa đàn ông với đàn bà, và vậy là họ có nên được đối xử bình đẳng (equally) vì họ là sự giống nhau hoặc công bằng (equitably) một cách thiết yếu vì họ dị biệt một cách thiết yếu, hiện vẫn còn được tranh luận. Câu hỏi về nơi nào chính trị nữ quyền nên đặt sự nỗ lực nhất – bầu khí quyển công cộng (công việc và chính phủ) hoặc bầu khí quyển riêng tư (gia đình và tính dục) – vẫn còn đặt ra với chúng ta.

Đợt sóng thứ hai của nữ quyền

Phong trào nữ quyền hiện hành được gọi là đợt sóng thứ hai. Là một phong trào hậu Thế chiến II, nó bắt đầu với sự xuất bản ở Pháp trong năm 1949 cuốn Giới tính thứ hai (Le deuxième sexe/ The Second Sex) của Simone de Beauvoir. Kết toán bao trùm này về vị thế lịch sử và hiện hành của đàn bà trong Thế giới phương Tây lập luận rằng đàn ông thiết lập những tiêu chuẩn và giá trị và rằng đàn bà là Kẻ Khác (Tha Nhân/ the Other), là những người thiếu những phẩm chất mà những kẻ thống trị phô bày. Đàn ông là những kẻ hành động, đàn bà là những kẻ phản ứng. Vì vậy đàn ông là giới tính thứ nhất, đàn bà luôn là giới tính thứ hai. De Beauvoir kiên quyết rằng sự thống trị của đàn ông và sự tuân phục của đàn bà không phải là một hiện tượng sinh học mà là sự sáng tạo của xã hội:

"Người ta không sinh ra làm đàn bà mà đúng hơn trở thành đàn bà...; chính toàn thể nền văn minh đã sản sinh ra tạo vật này... cái được mô tả như nữ tính". (theo bản Anh ngữ năm 1953, trang 267)

["One is not born, but rather becomes, a woman...; it is civilization as a whole that produces this creature... which is described as feminine". (1953, 267)]

Mặc dù cuốn Giới tính thứ hai được đọc một cách rộng rãi, đợt sóng nữ quyền thứ hai không thành hình như một phong trào chính trị có tổ chức mãi cho đến thập niên 1960, khi những người trẻ tuổi công khai phê phán nhiều phương diện của xã hội phương Tây. Trong những năm từ đó, chủ nghĩa nữ quyền đã đóng góp nhiều vào sự thay đổi xã hội bằng cách tập trung chú ý vào những cách tiếp tục trong đó đàn bà vẫn bị thất thế về mặt xã hội hơn là đàn ông, bằng cách phân tích những áp chế tính dục mà đàn bà phải gánh chịu, và bằng cách đề nghị những giải pháp liên cá nhân cũng như về chính trị và pháp lí. Tuy nhiên, quan điểm nữ quyền về điều khiến đàn bà và đàn ông bất bình đẳng ngày nay ít thống nhất so với trong nữ quyền đợt sóng thứ nhất, và có vô vàn giải pháp nữ quyền cho bất bình đẳng giới. Nếu những tiếng nói nữ quyền dường như mang tính phần mảnh nhiều hơn ở thế kỉ mười chín, nó là kết quả của một sự hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc của bất bình đẳng giới. Nó cũng là hiệu ứng mâu thuẫn của sự thành công không đều. Những nhà nữ quyền ngày nay là thành viên của các tập đoàn, giới đại học, hoặc chính phủ, là những luật sư hoặc bác sĩ hoặc nghệ sĩ và giới cầm bút được tôn kính, nhận thức tốt về những hạn chế do những địa vị của họ, vốn có những trần nhà bằng kiếng (glass ceilings) và sự quấy rối tính dục. Nhưng quan điểm của họ thì khác với quan điểm của những phê bình nữ quyền chống cơ chế cấp tiến hơn, là những người tố giác sự áp chế tính dục được định chế hoá và sự hạ giá bao trùm về đàn bà.

Mặc dù phần lớn phong trào nữ quyền của thế kỉ hai mươi đã xảy ra trong những xứ sở công nghiệp hoá, nhưng vẫn có những cuộc tranh đấu thiết yếu và quan trọng về tài nguyên cho những cô gái và đàn bà ở những xứ sở châu Phi và Nam và Trung Mĩ. Khi những xứ sở ở châu Phi, châu Á, và Trung và Nam Mĩ thoát ra khỏi sự kiềm chế thực dân sau Thế chiến II và thiết lập những chính phủ độc lập, họ, cũng, cho những công dân đàn bà của mình quyền bỏ phiếu. Nhờ các phong trào đàn bà mạnh mẽ, nhiều trong những quốc gia mới đã viết ra sự bình quyền cho đàn bà vào trong những hiến pháp của họ, và một số nơi thậm chí còn đặt định sự đại diện chính trị có bảo đảm. Rwanda, một nền dân chủ mới, trong năm 2004 có 48,8% đàn bà trong hạ viện và 30% trong thượng viện. Tương phản lại, Hoa kì có 60 người đàn bà (14,5%) trong Viện Dân biểu và 14 người đàn bà (trong số 100 người) trong Thượng nghị viện.

Ở mút kia của cán cân chính trị, trong những xứ sở Hồi giáo, đàn bà tới nay vẫn không thể bỏ phiếu, vẫn không được rời bỏ xứ sở nếu không có sự cho phép của chồng, hoặc không được lái xe hơi. Ở Trung Đông, đàn bà và đàn ông đã tranh đấu để hoà giải những quyền của đàn bà với những giáo luật truyền thống của Hồi giáo và Do thái giáo. Ở châu Á, những vấn đề nghèo khó và quá đông dân, mặc dù chúng tác động hơn một cách trái ngược lên đàn bà và những cô gái, cần những phương thuốc chữa trị tác động lên mọi người. Những phong trào chính trị của đàn bà trong những xứ sở này hẳn không được gọi là “mang tính nữ quyền”, tuy vậy chúng vẫn dựa trên cơ sở giới tính.

Xa hơn dòng chủ lưu là những chủ nghĩa nữ quyền thách thức “điều mọi người đều biết” về tính dục (sex), dục tính (sexuality), và giới tính (gender) – sự song hành và đối nghịch của nữ và nam, đồng tính và dị tính, đàn bà và đàn ông. Chúng lập luận rằng có rất nhiều tính dục, dục tính và giới tính, và nhiều cách để biểu lộ nam tính và nữ tính. Một số trong những lí thuyết nữ quyền này bây giờ đang được gọi là đợt sóng thứ ba của nữ quyền. Nếu những ý tưởng này dường như xa lắc hoặc lạ lẫm, hãy nhớ rằng vào lúc khởi đầu của đợt sóng thứ hai, khi những nhà nữ quyền sử dụng “anh hoặc chị” (he or she) cho từ “anh” chủng loại (the generic “he”), “Ms.” (cô hoặc bà) thay thế cho “Miss” (Cô) hoặc “Mrs.” (Bà), và “những người làm việc toàn thời gian ở nhà” thay cho “nội trợ”, họ bị gọi là những kẻ gây rối. Thay đổi xã hội sẽ không diễn ra nếu không có sự chạm trán, và điều quan trọng là biết điều những nhà nữ quyền đang lên tiếng mà không được nghe thấy trong những phương tiện truyền thông đại chúng họ đang nói về bất bình đẳng giới và nó có thể bị bài trừ như thế nào.

Bất bình đẳng giới

Mục đích của nữ quyền như một phong trào chính trị là làm cho đàn bà và đàn ông bình đẳng hơn về pháp lí, xã hội và văn hoá. Bất bình đẳng giới mang nhiều dạng thức khác nhau, tuỳ theo cấu trúc kinh tế và sự tổ chức xã hội của một xã hội đặc thù và tuỳ theo văn hoá của bất cứ nhóm đặc thù nào bên trong xã hội đó. Mặc dù chúng ta nói về bất bình đẳng giới, nhưng thường là đàn bà, bị kém thế so với đàn ông ở tình thế tương tự vậy.

Đàn bà thường nhận được tiền lương thấp hơn cho công việc giống vậy hoặc tương đương, và họ thường xuyên bị ngăn chặn trong những cơ may thăng tiến, đặc biệt là tới những địa vị cao nhất. Thường có một sự thiếu cân bằng trong số lượng việc nội trợ và chăm sóc trẻ mà một người vợ làm so với chồng mình, thậm chí khi cả hai cùng sử dụng lượng thời gian lớn bằng nhau trong công việc được trả tiền bên ngoài tổ ấm. Khi những người chuyên nghiệp đàn bà đối chọi với đàn ông cùng hiệu suất có thể so sánh được, đàn ông vẫn được thừa nhận lớn lao hơn cho công việc của họ và leo thang nghề nghiệp mau hơn. Trên một nền tảng tổng thể, bất bình đẳng giới có nghĩa rằng công việc thường được đàn bà làm nhất, như là dạy con trẻ và nuôi dưỡng chúng, được trả lương ít hơn các công việc đàn ông thường làm nhất, như là xây dựng và khai mỏ.

Bất bình đẳng giới có thể cũng mang dạng thức là những cô gái được sự giáo dục ít hơn các chàng trai thuộc cùng tầng lớp xã hội. Gần hai phần ba người mù chữ của thế giới là đàn bà, nhưng ở những xã hội phương Tây, khoảng cách giới tính trong việc giáo dục đang khép gần ở tất cả bậc học. Trong nhiều xứ sở, đàn ông được ưu tiên hơn đàn bà trong việc phân phối những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Việc sử dụng biện pháp ngừa thai lên cao trong những xứ sở công nghiệp, nhưng trong những xứ sở đang phát triển, rắc rối trong việc sinh con vẫn là một nguyên nhân hàng đầu của cái chết cho những phụ nữ trẻ. Bệnh AIDS thậm chí còn làm tử vong đàn bà kinh khủng hơn so với đàn ông trên toàn cầu, vì nguy cơ của đàn bà về việc lây nhiễm với HIV trong tính dục không được bảo vệ thì cao hơn từ hai tới bốn lần so với đàn ông. Trong tháng Năm năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới của Liên hiệp quốc (World Health Organization, viết tắt là WHO) đã báo cáo rằng cho đến cuối năm 2003 khoảng bốn mươi triệu người đang sống với HIV/ AIDS, và trong đó hơn một nửa là đàn bà. Chính trị tính dục ảnh hưởng việc lan truyền của HIV/ AIDS. Nhiều phụ nữ mắc HIV/ AIDS bị lây bệnh qua sự khai thác tính dục, hoặc qua những người chồng có lắm bạn chơi tính dục nhưng lại từ chối sử dụng bao cao su.

Sự khai thác và bạo hành tính dục đối với đàn bà cũng là một phần của bất bình đẳng giới trong nhiều cung cách khác. Trong chiến tranh và các cuộc khởi nghĩa dân tộc, đàn bà thuộc một nhóm chủng tộc sắc tộc thường bị đàn ông của nhóm chủng tộc sắc tộc đối lập cưỡng hiếp như một vũ khí chủ ý của việc làm xấu hổ và làm nhục. Trong nhà, đàn nhà dễ bị đánh đập, cưỡng hiếp, và giết chết – thường bởi chồng hoặc bạn trai họ, và đặc biệt là khi họ cố rời bỏ một mối quan hệ bị lạm dụng. Thân thể của các cô gái và đàn bà bị sử dụng trong công việc tính dục – dâm thư và mại dâm. Họ bị phô bày trong phim ảnh, truyền hình, và quảng cáo trong những văn hoá phương Tây. Trong một số văn hoá châu Phi và Trung Đông những bộ phận sinh dục của họ bị cắt xẻo theo nghi lễ và thân thể họ bị phủ kín từ đầu tới ngón chân nhân danh sự trinh khiết. Họ có thể bị cưỡng bức để sinh con mà họ không muốn hoặc phải phá thai hoặc bị triệt sản ngược với ý chí của họ. Trong một số xứ sở có nạn nhân mãn, những bé gái sơ sinh thì thường bị bỏ rơi trong các cô nhi viện nhiều hơn so với các bé trai sơ sinh. Trong những xứ sở khác, nếu giới tính của bào thai có thể được xác định, hễ bé gái là bị nạo phá.

Bất bình đẳng giới cũng có thể bất lợi cho đàn ông. Trong nhiều xứ sở, chỉ đàn ông là phục vụ trong lực lượng quân đội, và trong hầu hết những xứ sở chỉ đàn ông bị gửi vào trong những cuộc giao tranh trực tiếp. Hầu hết là đàn ông làm công việc nguy hiểm hơn, như là cứu hoả và cảnh sát. Mặc dầu đàn bà đã từng tham chiến trong chiến tranh và đang gia nhập vào những lực lượng cảnh sát và những sở cứu hoả, những sự sắp xếp giới tính của hầu hết các xã hội đều cho rằng đàn bà sẽ làm công việc về sinh đẻ và chăm sóc con trẻ trong khi đàn ông sẽ làm công việc bảo vệ và hỗ trợ họ về mặt kinh tế.

Sự phân công lao động theo giới tính này được bắt rễ trong sự sống còn của những nhóm nhỏ sống ở mức độ tự túc, nơi những em bé được cho bú và thức ăn cho những đứa trẻ lớn hơn và người lớn đạt được bằng hái lượm và săn bắt. Những người chăm sóc trẻ (hầu hết là đàn bà) thu lượm trái cây và rau cỏ và săn bắt những con thú nhỏ, trong khi em bé được địu theo và những đứa con lớn hơn là người phụ giúp. Những kẻ không chăm sóc con trẻ (hầu hết là đàn ông, nhưng cũng có cả đàn bà chưa kết hôn) có thể đi xa trong việc đuổi theo những con thú lớn – là công việc nguy hiểm hơn. Kẻ săn bắt trở về với thịt và da thú thì rất được tán thưởng, nhưng nếu cuộc săn không thành công, họ vẫn có cái gì đó để ăn khi họ trở về mái lều, nhờ vào sự hái lượm đáng trông cậy hơn của những kẻ chăm sóc trẻ.

Hầu hết đàn bà trong những xứ sở công nghiệp và hậu công nghiệp không trải đời mình để sanh đẻ và chăm sóc con cái, và hầu hết đàn bà trên toàn thế giới làm những công việc được trả lương và không được trả lương để cung cấp thực phẩm, quần áo, và nơi trú ẩn cho gia đình họ, thậm chí ngay cả khi họ đang chăm sóc con trẻ. Những dạng thức hiện đại của bất bình đẳng giới không phải là một sự trao đổi bổ túc về những trách nhiệm nhưng là một hệ thống tinh vi, trong đó như bản báo cáo của Liên hiệp Quốc trong năm 1980 ước tính rằng, đàn bà làm hai phần ba công việc của thế giới, nhận 10% thu nhập của thế giới, và sở hữu 1% tài sản của thế giới. Khoảng cách giới tính trong công việc được trả lương đang được thu hẹp dần, nhưng đàn bà vẫn làm hầu hết công việc trong nhà và chăm sóc trẻ, và cùng lúc làm lao động nông nghiệp, điều hành kinh doanh nhỏ, và làm số lớn công việc được trả lương đặt cơ sở tại nhà, tất cả những việc đó đều là lao động lương thấp.

Những thiết chế chủ yếu về xã hội và văn hoá đều chống đỡ cho hệ thống về bất bình đẳng giới này. Những tông giáo hợp thức hoá những sự sắp xếp xã hội sản sinh ra sự bất bình đẳng, biện minh rằng chúng là đúng và phải lẽ. Luật pháp chống đỡ tình trạng hiện hành và cũng thường khiến không thể chấn chỉnh những hậu quả – truy tố những ông chồng vì đánh đập vợ, hoặc bạn trai vì cưỡng hiếp bạn gái mình. Trong các ngành nghệ thuật, những sản phẩm của đàn bà thì quá thường bị làm ngơ đến nỗi chúng gần như vô hình, điều này dẫn tới việc Virginia Woolf kết luận rằng Vô danh thị (Anonymous) hẳn phải là một phụ nữ. Những khoa học bị kết tội là đặt những câu hỏi thiên vị và làm ngơ những điều tìm thấy mà không hỗ trợ những niềm tin theo quy ước về những khác biệt giới tính.

Ngoại trừ những xứ sở Bắc Âu, vốn có sự tham gia của đàn bà trong chính phủ lớn nhất và những luật lệ và những chính sách nhà nước bình đẳng giới nhất, hầu hết những chính phủ đều do đàn ông thống trị xã hội điều hành, và chính sách của họ phản ánh những quyền lợi của chính họ. Trong mọi giai đoạn thay đổi, bao gồm những giai đoạn chuyển biến cách mạng, những quyền lợi của đàn ông, chứ không phải của đàn bà, đã thắng thế, và nhiều đàn ông, nhưng ít đàn bà, đã được hưởng lợi từ những chính sách xã hội tiến bộ. Bình đẳng và công lí cho tất cả thường chỉ có nghĩa cho đàn ông. Đàn bà chưa bao giờ có cuộc cách mạng của họ vì cấu trúc giới tính như một thiết chế xã hội chẳng bao giờ bị thách thức một cách nghiêm túc. Vì vậy, tất cả đàn ông đều hưởng lợi từ “cổ tức chế độ phụ quyền” – công việc không được trả lương của đàn bà trong sự duy trì tổ ấm và nuôi dưỡng con cái; công việc được trả lương thấp của đàn bà phục vụ những bệnh viện, trường học, và vô vàn những chốn làm việc khác; và sự vun bồi và chăm sóc cảm xúc của đàn bà.

Điểm chính mà những chủ nghĩa nữ quyền gần đây từng nhấn mạnh về bất bình đẳng giới là rằng nó không phải là vấn đề cá nhân, nhưng bị ăn sâu vào cấu trúc của những xã hội. Bất bình đẳng giới được xây dựng thành tổ chức về hôn nhân và gia đình, công việc và kinh tế, chính trị, những tông giáo, những nghệ thuật, và những sản phẩm văn hoá khác và chính ngôn ngữ chúng ta nói. Vì vậy, làm cho đàn bà và đàn ông bình đẳng cần thiết những giải pháp xã hội chứ không phải cá nhân. Những giải pháp đã được đặt khung thành chính trị nữ quyền. Chúng hiện xuất từ những lí thuyết nữ quyền về cái sản sinh bất bình đẳng giới.

Những lí thuyết nữ quyền

Bức chân dung phía trên về một thế giới bất bình đẳng giới là một tổng kết về công việc của những thế hệ những nhà nghiên cứu và các học giả nữ quyền. Những lí thuyết nữ quyền được khai triển để giải thích những lí do cho sự bất bình đẳng giới bao trùm này. Những nhà nữ quyền không hài lòng với sự giải thích rằng điều đó là tự nhiên, Chúa đã ban cho, hoặc cần thiết vì đàn bà mang thai và sinh con còn đàn ông thì không. Với sự khai phá sâu hơn vào trong sự bao trùm của bất bình đẳng giới, những nhà nữ quyền đã sản sinh những quan điểm đa phức hơn về giới tính, tính dục, và dục tính. Mặc dầu có sự trùm lấp đáng kể giữa các từ này, vẫn là hữu ích khi ta tách biệt những khái niệm về giới tính, tính dục, và dục tính để minh hoạ sự phân định giới tính đã biến cải thân thể và hành vi tính dục như thế nào. Bài này sử dụng những định nghĩa và từ vựng sau đây:

Giới tính (Gender): một vị thế xã hội, một chỉ danh pháp lí, và một căn cước nhân thân. Qua những tiến trình xã hội của sự phân định giới tính, những sự phân chia giới tính và những quy củ đi kèm của chúng và những mong đợi về vai trò gắn liền trong những thiết chế xã hội chính yếu của xã hội, như là kinh tế, gia đình, nhà nước, văn hoá, tông giáo, và luật pháp – trật tự xã hội theo giới tính. Những từ đàn bà (woman) và đàn ông (man) được sử dụng khi quy chiếu về giới tính.

Tính dục (Sex): một sự giao thoa đa phức của những chủng tử, môi trường, và hành vi, với những hiệu quả hồi dưỡng giữa những thân thể và xã hội. Những từ nam (male), nữ (female), và trung tính (intersex) được sử dụng khi quy chiếu về tính dục.

Dục tính (Sexuality): dục vọng tham luyến, dính líu cảm xúc, và giả tưởng, như đã diễn ra trong một sự đa dạng của những quan hệ thân thiết dài hạn và ngắn hạn. Những từ đồng tính (homosexuality), dị tính (heterosexuality) và lưỡng tính (bisexuality) được sử dụng khi quy chiếu về dục tính.

Những lí thuyết nữ quyền gần đây đã phân tích sự giao thoa đa phức của tính dục, dục tính, và giới tính. Những lí thuyết này nói về những giới tính, những tính dục, và những dục tính. Những cặp “đối lập” trong mỗi trường hợp – đàn bà và đàn ông, nữ và nam, đồng tính và dị tính – đã trở thành đa phương. Vì nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sinh lí học nữ và nam đã được sản sinh và duy trì do cả hai nội tiết nữ và nam, những lí thuyết mới biện luận rằng tính dục nhiều phần là một trường liên tục hơn một sự phân li bén nhọn. Tương tự như thế, những nghiên cứu về định hướng tính dục đã chỉ ra rằng cả đồng tính và dị tính đều không phải luôn luôn cố định suốt đời, và rằng lưỡng tính, trong những cảm xúc và trong những quan hệ tính dục, là phổ biến.

Hiện tượng chuyển giới tính (transgendering) làm phức tạp hơn sự giao thoa của tính dục, dục tính, và giới tính. Chuyển giới tính bao gồm chuyển y phục (transvestism) – sống trong một giới tính khác với giới tính được chỉ định lúc sinh ra nhưng không biến cải thân thể bằng giải phẫu – và chuyển dục tính (transsexuality) – chuyển hoá thân thể bằng giải phẫu và nội tiết để thay đổi giới tính. Mục đích của nhiều người chuyển giới là “thông qua” như một người có giới tính “bình thường”, một mục đích cần thiết để giải quyết những vấn đề của đời sống hàng ngày, nhưng không phải mục đích xáo trộn trật tự xã hội theo giới tính. Những người bẻ giới tính triệt để đôi khi tự nhận là “những người bóng” (queers), không tuyên xưng căn cước là đàn ông hay đàn bà, dị tính hay đồng tính. Những người bóng công khai lật nhào giới tính nhị phân và những phạm trù tính dục thông qua những hoà trộn cố tình của họ về quần áo, trang điểm, trang sức, kiểu tóc, hành vi, tên gọi, và việc sử dụng ngôn ngữ. Bằng cách không kiến thiết giới tính và dục tính trong những cung cách được mong đợi, họ làm hiển hiện, theo từ ngữ của Judith Butler, tính trình diễn (performativity) theo đó toàn bộ trật tự giới tính tuỳ thuộc. Họ giễu nhại và giỡn chơi với giới tính, xé rào những quy củ, những trông mong, và hành vi giới tính.

Nhiều nhà khoa học xã hội nữ quyền bây giờ thích nói về những giới tính hơn, vì những vị thế xã hội của đàn ông và đàn bà, những căn cước nhân nhân, và những cơ may của đời sống bị cột chặt một cách rắc rối vào những nhóm chủng tộc, sắc tộc, và tông giáo, giai cấp xã hội, nền tảng gia đình, và nơi cư trú của họ. Tuy thế, những nhóm người khác nhau rất xa này phải phù hợp vào hai và chỉ hai giới tính được thừa nhận về mặt xã hội trong những xã hội phương Tây – “đàn ông” và “đàn bà”. Những thành viên của hai phạm trù vị thế chính yếu này được giả thiết là khác nhau, và những thành viên của cùng phạm trù được giả thiết là có những tương tự thiết yếu. Công việc và những vai trò gia đình, cũng gần như mọi khía cạnh khác của đời sống xã hội đều được xây dựng trên hai sự phân chia chính yếu về con người. Sự phân định giới tính này sản sinh ra trật tự xã hội theo giới tính (gendered social order). Bất bình đẳng giới cũng được xây dựng vào trong cấu trúc của trật tự xã hội theo giới tính vì hai vị thế – đàn bà và đàn ông – được đối đãi khác nhau và có những cơ may đời sống khác nhau một cách ý nghĩa. Những tiến trình xã hội này đã xảy ra và tiếp tục hoạt động như thế nào và tại sao còn là chủ đề của những lí thuyết nữ quyền. Ta phải làm gì với chúng là mục tiêu của chính trị nữ quyền.

Chính trị nữ quyền

Chính trị nữ quyền không chỉ quy chiếu về đấu trường của chính phủ hoặc luật pháp; nó có thể là những sự phản đối chạm trán, như là những cuộc biểu tình mang tên là Đòi lại Đêm (Take Back the Night), hoặc làm việc thông qua những tổ chức với một nền tảng rộng lớn, như là Tổ chức Toàn quốc về Phụ nữ (National Organization of Women/ viết tắt là NOW) và Tổ chức Toàn quốc cho Đàn ông chống kì thị với phụ nữ (National Organization for Men against Sexism/ viết tắt là NOMAS). Nó có thể là những trung tâm dịch vụ, như là nơi tạm trú của những đàn bà bị đánh đập, và những hoạt động phục vụ, như là những buổi nói chuyện về tính nhạy cảm giới tính và chống cưỡng bức cho nam sinh viên.

Hoạt động xã hội nữ quyền trong lối xóm hoặc ở cơ sở có khuynh hướng tập trung vào đàn bà và quan tâm tới những vấn đề địa phương, trong khi những tổ chức chính phủ xuyên quốc gia (non-governmental organizations/ viết tắt là NGOs) và những cơ cấu và cơ quan điều hành quốc gia và quốc tế là những địa điểm cho hoạt động chính trị đặt cơ sở trên sự đa dạng. Một số nhà nữ quyền đã tuyệt vọng khi những phong trào của phụ nữ tan rã vì chính trị căn cước dựa trên chủng tộc, sắc tộc, tông giáo, và quốc gia. Quan điểm “những miền biên cương” cống hiến khả tính về những viễn kiến mới và chính trị mới dựa trên những kết đoàn và những liên minh toàn sắc tộc, xuyên chủng tộc, và chuyển giới.

Thay đổi những cách giới thiệu về ngôn ngữ và truyền thông để tháo gỡ những miệt thị về kì thị tính dục xem khinh đàn ông cũng như đàn bà đều là chính trị nữ quyền. Những cách chữa trị khác cho việc chấn chỉnh bất bình đẳng giới, như là sáng tạo văn hoá và tri thức từ một quan điểm của đàn bà, xem ra không có vẻ mang tính chính trị, nhưng đối với những nhà nữ quyền, chúng mang tính chính trị sâu sắc vì chủ đích của họ là thay đổi cung cách người ta nhìn vào thế giới.

Nữ quyền và trật tự xã hội theo giới tính
Thành tựu về lí thuyết chủ yếu của nữ quyền đợt sóng thứ hai đã làm hiển hiện cấu trúc, những sự thực hành, và những bất bình đẳng của trật tự xã hội theo giới tính. Nó đưa giới tính vượt qua những thuộc tính và căn cước cá nhân và chỉ ra rằng giới tính, giống như giai cấp xã hội và những phạm trù chủng tộc, bị áp đặt hơn là phát triển từ những cá nhân. Sự phân định giới tính phân chia cõi xã hội thành hai tập hợp người bổ túc cho nhau nhưng bất bình đăngt – là “đàn bà” và “đàn ông”. Sự lưỡng phân này ban cho một vị thế pháp lí, xã hội và nhân thân nó lấn lướt những khác biệt của cá nhân và đan bện với những vị thế xã hội chủ yếu khác – sự phân loại chủng tộc, phân nhóm sắc tộc, giai cấp kinh tế, tuổi tác, tông giáo, và định hướng tính dục. Mặc dù chúng ta diễn ra những quy củ và những mong đợi thuộc giới tính thường xuyên trong những tương tác với kẻ khác, sự thôi thúc của giới tính mang tính cấu trúc (structural) trong việc nó sắp đặt những tiến trình và những hành xử của những phân bộ chủ yếu trong một xã hội – công việc, gia đình, chính trị, luật pháp, giáo dục, y tế, quân đội, tông giáo, và văn hoá. Giới tính là một hệ thống về quyền lực trong đó nó ban đặc quyền cho một số nhóm người và gây thất thế cho những nhóm khác đồng bộ với những hệ thống quyền lực khác (những phạm trù chủng tộc, sắc tộc, giai cấp xã hội, và định hướng tính dục).

Giới tính hoặt động cùng lúc và tức thời để ban cho những cá nhân cái vị thế và những căn cước và để hình thành hành vi hàng ngày của họ, và cũng như một nhân tố tạo nghĩa trong những quan hệ mặt đối mặt và những hành xử trong tổ chức. Mỗi bình diện lại hỗ trợ và duy trì các bình diện khác, nhưng – và đây là khía cạnh then chốt của giới tính – những hiệu quả của giới tính tác động từ trên xuống. Những quy củ và những mong đợi theo giới tính định dạng cho những hành xử của người ta trong nơi làm việc, trong gia đình, đoàn thể và những quan hệ mật thiết, và trong việc tạo ra những căn cước và những sự tự thẩm định cá nhân. Sự đồng bộ giới tính của các dân tộc hỗ trợ cho những hành xử theo giới tính; sự đa phức và phản thường giới tính (deviance, còn dịch là biến thái) của các dân tộc thách thức nó.

Tuy nhiên, trật tự xã hội theo giới tính thì rất đề kháng với thách thức cá nhân. Quyền lực của nó mạnh mẽ đến nỗi mà người ta hành động trong những cung cách theo giới tính dựa trên địa vị của họ bên trong cấu trúc giới tính mà không suy tư hoặc chất vấn gì cả. Chúng ta “làm giới tính” và tham gia vào việc xây dựng của nó một khi chúng ta đã học cách an vị như một thành viên của một trật tự xã hội theo giới tính. Những hành xử theo giới tính của chúng ta xây dựng và duy trì trật tự xã hội theo giới tính. Những sự hành xử của chúng ta cũng thay đổi nó. Khi trật tự xã hội thay đổi, và khi chúng ta tham gia vào những định chế và những tổ chức xã hội khác nhau suốt đời, hành vi theo giới tính của chúng ta cũng thay đổi.

Về mặt chính trị, những loại chủ nghĩa nữ quyền chủ yếu đã đối đầu với trật tự xã hội theo giới tính một cách khác nhau.

· Những chủ nghĩa nữ quyền cải cách giới tính/ Gender reform feminisms (tự do, chủ nghĩa Marx, xã hội chủ nghĩa, hậu thuộc địa) – muốn thanh lọc trật tự xã hội theo giới tính khởi những hành xử kì thị chống đàn bà.

· Những chủ nghĩa nữ quyền đề kháng giới tính/ Gender resistance feminisms (triệt để, đồng tính nữ, phân tâm học, lập trường) – muốn những tiếng nói và viễn kiến của đàn bà tái định hình trật tự xã hội theo giới tính.

· Những chủ nghĩa nữ quyền nổi dậy giới tính/ Gender rebellion feminisms (những nghiên cứu nữ quyền, đa văn hoá về đàn ông, lí thuyết kiến thiết xã hội, hậu hiện đại, đợt sóng thứ ba) – muốn tháo rời trật tự xã hội theo giới tính bằng cách nhân lên những giới tính hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

Những sự kế tục trong chủ nghĩa nữ quyền đợt sóng thứ hai
Những chủ nghĩa nữ quyền cải cách giới tính đặt nền tảng về lí thuyết cho nữ quyền đợt sóng thứ hai bằng cách làm hiển hiện những hạ tầng cấu trúc về trật tự xã hội theo giới tính. Chính trị của họ về quân bình giới tính thì thực tiễn và có lẽ là đường lối tốt nhất để chấn chỉnh bất bình đẳng giới ở thời điểm hiện tại. Tranh đấu cho vị thế pháp lí bình đẳng và sự đại diện chính trị cho đàn bà và đàn ông, và cho sự tự chủ cho đàn bà trong việc làm những chọn lựa về sinh sản, tính dục, và hôn nhân, vẫn chưa đạt được thắng lợi trong hầu hết những xứ sở trên thế giới. Sự cách biệt giới tính ở nơi làm việc và việc trả lương thấp cho công việc của đàn bà vẫn trùm khắp trong tất cả những loại kinh tế. Nền kinh tế toàn cầu bóc lột đàn bà và đàn ông nghèo khó như lao động rẻ tiền, và việc tái cấu trúc kinh tế trong những nền kinh tế công nghiệp hoá và hậu công nghiệp đã thu hẹp những tiện ích về dịch vụ xã hội đối với các bà mẹ và trẻ em. Những vấn đề kinh tế này là một đấu trường khác cho chính trị giới tính nữ quyền.

Mặc dù chính trị của những chủ nghĩa nữ quyền cải cách giới tràn lan vào chính trị cho mọi cá nhân kém thế, những trận chiến của những chủ nghĩa nữ quyền đề kháng giới tính là riêng cho đàn bà. Đấu tranh để bảo vệ thân thể đàn bà chống lại những lần mang thai và triệt sản ngoài ý muốn, những nạo phá thai nhi gái, cắt xẻo bộ phận sinh dục, cưỡng hiếp, đánh đập, và hạ sát đã là một cuộc tranh đấu khổng lồ và chẳng bao giờ kết thúc. Sự toàn vẹn tính dục của đàn bà và con gái cần sự bảo vệ khỏi việc bán dâm cưỡng bách, khỏi công việc tính dục bóc lột trong những sản phẩm dâm ô và hộp đêm, và những hôn nhân không tình yêu. Cả đàn bà và đàn ông đồng tính cần có thể sống thoát khỏi sự kì thị và những tấn công bạo lực, nhưng nhiều đồng tính nữ cũng muốn có không gian vật lí và những cộng đồng văn hoá riêng của mình, nơi đó họ có thể sống thoát khỏi sự quấy rối tính dục và sự thống trị của đàn ông, nuôi nấng những cuộc tình và tình bạn của họ, và sản sinh những cuốn sách, âm nhạc, hội hoạ, và kịch nghệ phản ánh những cung cách khác biệt của họ về suy nghĩ và cảm xúc. Những nhà nữ quyền Lập trường biện luận rằng những kinh nghiệm và tầm nhìn chuyên biệt về đời sống của đàn bà phải được bao gồm trong sản phẩm của tri thức, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chỉ thêm những chủ đề phụ nữ vào những thiết kế về nghiên cứu là không đủ; những vấn đề phải được đặt ra câu hỏi từ một viễn kiến nữ quyền phê phán, dữ liệu phải bao gồm những tiếng nói của đàn bà, và việc phân tích phải phản ánh những quan điểm của những người bị gạt sang bên lề và bị câm tiếng.

Nhắm vào tầm quan trọng của địa vị xã hội và những lập trường chuyên biệt, những chủ nghĩa nữ quyền nổi dậy giới tính phá nổ những phạm trù về đàn bà và đàn ông thành mọi loại đa phức. Những chủ nghĩa nữ quyền đa văn hoá, đa chủng tộc, và đa sắc tộc là thành phần của một phong trào chính trị mạnh mẽ để chấn chỉnh sự kì thị về pháp lí và xã hội trong quá khứ và hiện tại với những nhóm kém thế trong rất nhiều xã hội và để bảo tồn những văn hoá của họ.

Những nghiên cứu nữ quyền về đàn ông đã phân tích những khía cạnh chủng tộc sắc tộc và giai cấp xã hội của nam tính và sự giao thoa giữa quyền lực và đặc quyền, giữa vô quyền và bạo động. Chúng đã mô tả những đẳng cấp của đàn ông trong một xã hội và những cung cách mà đám đàn ông kém lợi thế vẫn giữ sự kiểm soát phụ quyền trên đàn bà trong nhóm vị thế của họ.

Lí thuyết về kiến thiết xã hội, những chủ nghĩa nữ quyền hậu hiện đại và thuộc đợt sóng thứ ba chỉ vừa mới bắt đầu chuyển dịch sự phá bình ổn trật tự xã hội của chúng thành chính trị hoặc thực tiễn. Sự phá phân định giới tính cần phải được chuyển dịch vào trong tương tác hàng ngày, như thế cũng có thể đủ tính chất cách mạng. Nhưng để làm tròn tiềm năng chính trị của họ, những chủ nghĩa nữ quyền nổi dậy cần nêu rõ điều gì chính xác phải được làm trong mọi định chế và tổ chức của một xã hội – gia đình, nơi làm việc, chính phủ, các ngành nghệ thuật, tông giáo, luật pháp, và vân vân – để đảm bảo sự tham gia và cơ hội bình đẳng cho mọi người trong mọi nhóm. Những nhà nữ quyền nổi dậy giới tính đã nói rằng có những tiếng nói đa phức trong thế giới này; bây giờ họ phải hình dung ra cách nào để đảm bảo rằng mọi tiếng nói có thể được nghe thấy trong sự sản xuất về tri thức và văn hoá và trong những hệ thống quyền lực của những xã hội.

Gợi ý về đọc thêm – tổng quan và lịch sử
· Bem, Sandra Lipsitz. 1993. Lenses of Gender: Transforming the Debate on Sexual Inequality. New Haven, CT: Yale University Press.

· Bernard, Jessie. 1981. The Female World. New York: Free Press.

· Butler, Judith. 1990. Gender Trouble: Feminism and the Subversion of Identity. (10th Anniversary Edition, 1999). New York: Routledge.

· Butler, Judith. 1993. Bodies That Matter: On the Discursive Limits of “Sex.” New York: Routledge.

· Butler, Judith. 2004. Undoing Gender. New York: Routledge.

· Chafetz, Janet Saltzman, and Anthony Gary Dworkin. 1986. Female Revolt: Women’s Movements in World and Historical Perspective. Totowa, NJ: Rowman & Allanheld.

· Clough, Patricia Ticineto. 1994. Feminist Thought: Desire, Power, and Academic Discourse. Cambridge, MA: Blackwell.

· Collins, Patricia Hill. [1990] 2000. Black Feminist Thought: Knowledge, Consciousness, and the Politics of Empowerment, 2nd ed. New York: Routledge.

· Connell, R. W. 1987. Gender and Power. Stanford, CA: Stanford University Press.

· Connell, R. W. 1995. Masculinities. Berkeley: University of California Press.

· Cott, Nancy F. 1987. The Grounding of Modern Feminism. New Haven, CT: Yale University Press.

· de Beauvoir, Simone. [1949] 1953. The Second Sex. Translated by H. M. Parshley. New York: Knopf.

· De Lauretis, Teresa. 1987. Technologies of Gender. Bloomington: Indiana University Press.

· Epstein, Cynthia Fuchs. 1988. Deceptive Distinctions: Sex, Gender and the Social Order. New Haven, CT: Yale University Press.

· Evans, Judith. 1995. Feminist Theory Today: An Introduction to Second-Wave Feminism. Thousand Oaks, CA: Sage.

· Evans, Sara M. 2002. “Re-viewing the Second Wave.” Feminist Studies 28:259–267.

· Fausto-Sterling, Anne. 2000. Sexing the Body: Gender Politics and the Construction of Sexuality. New York: Basic Books.

· Ferree, Myra Marx, Judith Lorber, and Beth B. Hess, eds. 1999. Revisioning Gender. Thousand Oaks, CA: Sage.

· Firestone, Shulamith. 1970. The Dialectic of Sex: The Case for Feminist Revolution. New York: William Morrow.

· Ginzberg, Lori D. 2002. “Re-viewing the First Wave.” Feminist Studies 28:419–434.

· Gordon, Linda. 1990. Woman’s Body, Woman’s Right: Birth Control in America. Rev. ed. Baltimore, MD: Penguin.

· Harrison, Wendy Cealey, and John Hood-Williams. 2002. Beyond Sex and Gender. Thousand Oaks, CA: Sage.

· hooks, bell. [1984] 2000. Feminist Theory: From Margin to Center. Boston: South End Press.

· Hrdy, Sarah Blaffer. 1999. Mother Nature: A History of Mothers, Infants, and Natural Selection. New York: Pantheon.

· Hull, Gloria T., Patricia Bell Scott, and Barbara Smith, eds. 1982. All the Women Are White, All the Blacks Are Men, But Some of Us Are Brave: Black Women’s Studies. New York: Feminist Press.

· Jackson, Robert Max. 1998. Destined for Equality: The Inevitable Rise of Women’s Status. Cambridge, MA: Harvard University Press.

· Jaggar, Alison M. 1983. Feminist Politics and Human Nature. Totowa, NJ: Roman & Allanheld.

· Joseph, Gloria I., and Jill lewis, eds. 1981. Common Differences: Conflicts in Black and White Feminist Perspectives. Garden City, NY: Doubleday Anchor.

· Kessler, Suzanne J., and Wendy McKenna. 1978. Gender: An Ethnomethodological Approach. Chicago: University of Chicago Press.

· Kraditor, Aileen S. 1981. The Ideas of the Woman Suffrage Movement/ 1890–1920. New York: W. W. Norton.

· Lerner, Gerda. 1986. The Creation of Patriarchy. New York: Oxford University Press.

· Lorber, Judith. 1994. Paradoxes of Gender. New Haven, CT: Yale University Press.

· Lorber, Judith. 2005. Breaking the Bowls: Degendering and Feminist Change. New York: W. W. Norton.

· Marks, Elaine, and Isabelle de Courtivron, eds. 1981. New French Feminisms. New York: Schocken.

· McCann, Carole R., and Seung-Kyung Kim, eds. 2002. Feminist Theory Reader: Local and Global Perspectives. New York: Routledge.

· Mernissi, Fatima. 1987. Beyond the Veil: Male-Female Dynamics in Muslim Society. Bloomington: Indiana University Press.

· Millett, Kate. 1970. Sexual Politics. Garden City, NY: Doubleday.

· Moi, Toril. 1985. Sexual/Textual Politics: Feminist Literary Theory. New York: Methuen.

· Oakley, Ann. 2002. Gender on Planet Earth. New York: The New Press.

· Richards, Amy, and Jennifer Baumgardner. 2000. Manifesta: Young Women, Feminism, and the Future. New York: Farrar, Straus, and Giroux.

· Riley, Denise. 1988. Am I That Name? Feminism and the Category of Women in History. Minneapolis: University of Minnesota Press.

· Rossi, Alice S., ed. 1973. The Feminist Papers: From Adams to de Beauvoir. New York: Columbia University Press.

· Rowbotham, Sheila. 1973. Women’s Consciousness, Man’s World. New York: Penguin.

· Rowbotham, Sheila. 1974. Woman, Resistance and Revolution: A History of Women and Revolution in the Modern World. New York: Vintage.

· Rowbotham, Sheila. 1976. Hidden from History: Rediscovering Women in History from the 17th Century to the Present. New York: Vintage.

· Rowbotham, Sheila. 1989. The Past Is Before Us: Feminism in Action Since the 1960s. Boston: Beacon Press.

· Sanday, Peggy Reeves. 1981. Female Power and Male Dominance: On the Origins of Sexual Inequality. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

· Scott, Joan Wallach. 1988. Gender and the Politics of History. New York: Columbia University Press.

· Showalter, Elaine, ed. 1985. The New Feminist Criticism: Essays on Women, Literature, and Theory. New York: Pantheon.

· Smith, Barbara. [1983] 2000. Home Girls: A Black Feminist Anthology. New York: Kitchen Table, Women of Color Press.

· Snitow, Ann, Christine Stansell, and Sharon Thompson, eds. 1983. Power of Desire: The Politics of Sexuality. New York: Monthly Review Press.

· Stites, Richard. [1978] 1990. The Women’s Liberation Movement in Russia: Feminism, Nihilism, and Bolshevism, 1860–1930. Princeton, NJ: Princeton University Press.

· Thompson, Becky. 2002. “Multiracial Feminism: Recasting the Chronology of Second Wave Feminism.” Feminist Studies 28:337–355.

· Tong, Rosemarie. 1989. Feminist Thought: A Comprehensive Introduction. Boulder, CO: Westview Press.

· Warhol, Robyn R., and Diane Price Herndl, eds. 1991. Feminisms: An Anthology of Literary Theory and Criticism. New Brunswick, NJ: Rutgers University Press.

· Whittle, Stephen. 2002. Respect and Equality: Transsexual and Transgender Rights. London: Cavendish Publishing.

· Wing, Adrien Katherine, ed. 2000. Global Critical Race Feminism: An International Reader. New York: New York University Press.

· Woolf, Virginia. 1929 [1957]. A Room of One’s Own. New York: Harcourt, Brace & World.

Trích Phần Một cuốn “Bất bình đẳng giới: những lí thuyết và chính trị nữ quyền, Gender Inequality: Feminist Theories and Politics, 5th Ed. New York: Oxford, 2012, biên tập lần 3, Judith Lorber, Ấn quán Đại học Oxford, 2005.

Hồ Liễu dịch

tìm tình giữa chợ



Nguyễn Thị Hải Hà



Từ xưa đến nay, chợ búa vẫn là chuyện của phụ nữ, và binh đao vẫn là chuyện của nam nhi. Trai khôn tìm vợ chợ đông. Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân. Người miền núi có những phiên chợ tình để trai gái gặp nhau. Muốn thành công trong việc lập gia đình phải tìm người yêu ở đúng chỗ. Trịnh Công Sơn viết: “Tìm tình, tìm tình trong nắng em gặp cơn mưa. Ô hay tìm tình giữa ngọ buồn lưa thưa về. Tìm tình, tìm tình trên núi em gặp mây bay. Ô hay, tìm tình giữa chợ tình phai mất rồi.” Té ra, chàng nghệ sĩ này, tài hoa nhưng lận đận, cũng phải đi tìm tình giữa chợ.

Thế tìm tình trên blog thì sao?

Bắt đầu viết blog bởi vì rình rập con mình tôi đi lạc vào cộng đồng của những người trẻ tuổi. Một số bằng tuổi con tôi; một số người chỉ bằng nửa tuổi của tôi, và một vài người thuộc loại già trong blog thua tôi hằng chục tuổi. Tôi thấy mình già cỗi và xấu hổ mình là người già “chơi” với trẻ con. Bây giờ nghĩ lại, có lẽ cậu bé Fantasy đã không đáp lại lời khuyên can của tôi bởi vì cậu cho rằng cái bà này sao mà “creepy” quá. Cẩn thận kẻo lại gặp mẹ mìn thì chết.

Dân cư mạng luôn được nhắc nhở là trên internet có nhiều kẻ dụ dỗ trẻ em và lường gạt người lớn. Hễ có người đi lường gạt tất có người bị lường gạt. Trong chín năm “nuôi” blog tôi học được nhiều bài học, nếu không đến độ lường gạt thì cũng là chuyện dối trá. Cả tình lẫn tiền. Nói chuyện tình trước rồi nói chuyện tiền sau.

Nhiều nhà văn nhà thơ đã khai thác khía cạnh dối trá của những cuộc tình trên mạng. Đó là những người ngồi phía sau computer tự tô vẽ hình dáng, tăng cường sự giàu sang cũng như địa vị của họ. Khi họ xuống mạng rồi mới nhận ra người kia bị sứt tai gãy gọng. Thật ra, có thể người ta thất vọng không phải vì bị lừa dối mà bởi vì hình ảnh người này không xứng đáng với sự kỳ vọng cộng thêm sức tưởng tượng của người kia. Tôi thấy giới blogger không phải ai cũng là người dối trá. Trái lại có nhiều người giàu lòng nhân ái đến độ nhẹ dạ, cả tin. Bạn muốn biết có bao nhiêu người yêu mến bạn? Hãy thử bằng cách loan tin bạn chán đời muốn tự tử.

Sau vụ cậu bé Fantasy tôi gặp một trường hợp đòi tự tử khác, khá buồn cười. Chuông Nguyện bày tỏ tình yêu với Yến Thu (hay Xuân Oanh, Hạ Chuồn Chuồn tùy ý bạn muốn, tất cả những tên tôi dùng trong phần Blog và Tôi và trong bài này đều là do tôi phịa ra). Hai người ở hai tiểu bang khác nhau. Chuông Nguyện viết một blog bảo rằng cậu sẽ lái xe đến một nơi vắng vẻ và sẽ chết vì Yến Thu không nhận làm người yêu của cậu. Cứ mười lăm hai mươi phút cậu lại cho biết cậu đã đưa họng súng ngậm vào mồm. Ôi Giời. Cả cái xã hội mạng vừa Mỹ vừa Việt, ngay cả tôi là một người thường chỉ lặng lẽ đọc, xúm vào khuyên can. Cậu được rất nhiều lời bình trong một thời gian ngắn nên cậu được “featured” (1) lên trang nhất của nhóm blog này. Trong một hai ngày cậu được chú ý như O. J. Simson lái xe Bronco trên xa lộ và cảnh sát hú còi sắp hàng chạy sau lưng. Mọi người, trong đó có tôi phập phồng lo ngại dùm nên cứ vào blog của cậu xem cậu đã chết chưa. Blog cậu im ắng vài ngày sau đó cậu đăng ảnh của cậu trên blog và chụp chung với người yêu. Một cô khác. Sau đó cậu tuyên bố đính hôn với cô này. Không mấy lâu sau đó cậu từ hôn vì có người yêu khác. Cô gái bị từ hôn, ngày nào cũng than thở khóc lóc đến độ có người nổi nóng mắng cô là đồ ngu. “Cái thằng y tá ấy vừa mập vừa lùn; là một thằng nói phét để câu views, làm gì mà phải khóc dai đến thế? Bitch!” Chuông Nguyện về sau còn làm vài cú giật gân nhưng chẳng ai buồn chú ý đến cậu nữa.

Không phải mối tình trên blog nào cũng đi đến chỗ tan vỡ. Cùng trong nhóm blog và cùng tiểu bang với tôi có một cô bé xinh đẹp, học giỏi, nết na. Cô quen trên blog một chàng cao ráo đẹp trai. Họ gặp nhau, đi chơi chung, chụp ảnh với nhau. Đang đằm thắm bỗng dưng chàng lặng lẽ quay lưng. Cô bé buồn rầu một thời gian nhưng lại gặp một chàng khác cũng đẹp trai không kém. Chàng này ở tiểu bang lân cận, con nhà giàu, học giỏi không kém gì cô. Rồi cả hai lấy nhau, đám cưới thật to, những bạn bè trên blog đi dự đám cưới của hai người. Lấy nhau rồi cả hai đều dẹp blog. Rõ ràng, trong họa có phước. Nếu không bị anh bồ cũ guốt-bai thì chắc gì cô đã gặp anh chàng dược sĩ này để thành vợ chồng.

Qua blog tôi có dịp chứng kiến hai cuộc tình, một thành công, một thất bại. Xác suất thế là năm mươi phần trăm. Xã hội blog là tấm gương phản chiếu của xã hội thật. Ở đâu có người là ở đó có những cuộc tìm kiếm tình yêu. Sự dối trá lường gạt lẫn nhau là chuyện muôn đời, có trước khi internet và blog ra đời. Tìm tình trên blog thì cũng như tìm tình giữa chợ hay giữa chốn ba quân. Người ta có thể tìm cái này nhưng gặp cái khác. Như Trịnh Công Sơn tìm tình trong nắng thì gặp mưa, tìm tình giữa ban trưa thì không thấy người yêu chỉ thấy nỗi buồn lưa thưa trong hồn.

Còn tìm tiền trên blog thì chờ lúc khác. Ai muốn đọc phải trả tiền. Vì đây là cơ hội làm giàu hợp pháp ./.

(1) Một hình thức khen ngợi như featured article của Wikipedia.

CHÚNG MÀ Y CỨ LIỆU HỒN!

Chồng bạn có ngón tay cái thần thánh không?


Một trong số những điều thường làm tôi buồn phiền nhất là mỗi ngày mở hòm thư ra, đọc thư của độc giả. Mỗi lá thư đều chứa một bi kịch, một số phận,thường là câu chuyện của một gia đình hay một con người. Khi nghĩ đến những niềm vui trong cuộc sống, ta thấy một ngày thật thảnh thơi trọn vẹn. Còn mỗi khi đọc những tâm sự ẩn ức, ta thấy cuộc sống này thật là rã rời, nặng nề. Tôi chẳng bao giờ vui được khi thấy người khác buồn.

Có người phụ nữ gửi thư cho tôi mà như chửi bới tình địch. Vì cô ấy vừa bị chồng bỏ, chẳng biết chửi ai, thôi chửi Trang Hạ cho nó lành. Cô Trang Hạ chẳng biết mình là ai, cô ấy sẽ chẳng đến đập vào mặt mình được.

Có người vợ trẻ gửi thư cho tôi cầu cứu như thể tôi là thượng đế, xin hãy cho cô ấy một lời khuyên như một phép lạ, khiến người đàn ông của cô ấy quay trở lại với gia đình của họ.

Có đứa con gửi thư cho tôi như thể tôi là chìa khóa vạn năng của mọi cánh cửa gia đinh, cô ấy kể, bố mẹ cháu ngoại tình, theo cô, cháu phải làm gì? Tất nhiên trong cái chữ “làm gì” kia ẩn chứa cả một mệnh đề được soạn sẵn mà tôi buộc phải đọc ra: Làm gì thì làm, cũng phải với mục đích để cho gia đình cháu trở thành cái gia đình mà cháu muốn có trong tâm tưởng!

Vấn đề là, tất thảy chúng ta đều thấy ngoại tình là một thứ phân bò dính trên đôi giầy của mình, hẩy ra càng chóng càng tốt. Chúng ta đều muốn thế giới xoay theo chiều chúng ta muốn, người khác sống theo cách ta thích, người khác phải yêu người mà chúng ta chỉ định, ví dụ, bố phải yêu mẹ, chồng phải yêu Trang Hạ và Trang Hạ chỉ được phép yêu chồng, còn những thằng những con lởn vởn bên ngoài hôn nhân kia, chúng mày cứ liệu hồn!

Vấn đề cũng là, thường những gì chúng ta muốn, chúng ta lại chẳng có khả năng làm được!

Những gì chúng ta thèm khát, lại chưa hẳn là những thứ chúng ta cần! Thế nhưng chúng ta vẫn cứ nằng nặc đòi phải có bằng được! Ví dụ, giấy chứng nhận chung thủy, giấy chứng nhận trinh tiết, giấy chứng nhận công đức, giấy chứng nhận vợ đẹp con khôn.

Hẳn bạn sẽ nói tôi là một kẻ báng bổ đời sống, ngạo mạn trên những giọt nước mắt bị phản bội. Còn tôi chỉ hỏi lại: Khi bạn ngoại tình, bạn sẽ đăng status cho cả thế giới biết, hay bạn giấu còn kỹ hơn tất cả những kẻ khác? Kỹ đến mức, bạn ở một vùng an toàn, vùng sạch ngoại tình, nên trở thành vùng có quyền ném đá người khác?

Tôi có quen một anh bạn, kể từ khi ngoại tình, anh ấy đã rèn luyện để mình có được một ngón tay cái thần thánh. Tức là ngồi bên vợ, thấy bồ nhắn tin đến máy di động với chức năng rung đặc biệt chỉ dành riêng cho số thuê bao đó, anh vẫn ung dung ngồi bên vợ, một tay thò vào túi quần, chỉ cần một ngón cái để nhấn những phím cần thiết xóa ngay cái tin nhắn đó. Ngón tay cái thần thánh của anh ấy như có mắt, không nhấn sai bao giờ. Mọi chuyện tính sau, còn vợ ngồi bên vẫn thấy anh ấy chẳng đổi sắc mặt.

Một người giấu kín đến thế, thì ngoại tình có ảnh hưởng đến gia đình anh ấy không? Nói một cách tàn nhẫn thì: Thực ra là không, ngoại trừ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Nói một cách Đài truyền hình Việt Nam thì: Thực ra là không, mắt không nhìn thấy thì tim không đau! Nói một cách sống sượng theo mốt gái bao chân dài bây giờ thì: Kẻ nào không được yêu, kẻ ấy mới là kẻ thứ ba chen ngang cuộc tình!

Vậy sao không nghĩ rằng, bản thân mình luôn có nguy cơ trở thành một thứ phân bò đang được kẻ khác cố sức hẩy ra khỏi mối quan hệ của họ? Vậy thay bằng việc lên án ngoại tình, hãy coi nó là một thứ có thể làm tổn thương bạn, nhưng không hề làm bạn mất đi bất kỳ thứ gì cả.

Hãy cảm ơn kẻ thứ ba, bởi vì có kẻ thứ ba xuất hiện, ta mới biết ta thực ra là ai của... người ấy! Chẳng cần sự xuất hiện của ngoại tình, mối quan hệ của chúng ta cũng đã tổn thương từ lâu rồi. Và vì ta đã mất nhau, tình yêu đã đi vắng, thì ngoại tình mới xuất hiện. Chứ không phải là vì kẻ thứ ba xuất hiện, thì tình yêu của bạn mới mất đi!

Ngón tay thần thánh của chồng bạn không chỉ biết làm mỗi một việc là xóa tin nhắn tội lỗi che mắt vợ, nó còn biết làm nhiều việc khác mà không có kẻ thứ ba, không có ngoại tình, nó vẫn nghe lệnh của bán cầu não của anh ấy. Lúc người đàn ông của bạn suy nghĩ bằng nửa người dưới, thì lúc đó, dù bạn hãnh diện bạn là người đã chiếm hết cả trái tim của anh ấy, thì niềm kiêu hãnh đó cũng chẳng còn nghĩa lý gì.


Nếu bạn đang có một mối quan hệ tốt, một người đàn ông tuyệt vời, một tình yêu đẹp đẽ, thì chẳng kẻ thứ ba nào chen ngang được! Dù kẻ đó là hoàng đế hay công chúa, hay là hoa hậu Việt Nam! Còn nếu có kẻ chen được vào, chứng tỏ, những yêu thương bạn tưởng đang rất tốt đẹp, thực ra đã đi về một nơi nào xa lắc, không biết đã mất đi từ lúc nào!

Nên bạn tưởng ngoại tình đã cướp mất người đàn ông yêu thương của bạn, nhưng đâu có, ngoại tình chỉ cướp đi người đàn ông không yêu bạn mà thôi.

Nên, dù vui hay buồn, dù đang hạnh phúc hay bị phản bội, vẫn cứ phải mỉm cười. Những gì quý giá ta biết ta đang có, hãy để dành cho một người nào đó xứng đáng hơn.

Trang Hạ

POKER



Ta tố hết đời
Canh bạc cuối
Người dám
cùng ta chấp cuộc chơi?
Hay thôi,
Ngồi lại ta cùng uống
Bàn chuyện nhân gian vá đất trời
Nói về trăng tan,
và tuyết nguyệt
Một chút hoàng hôn
chút mưa bay
Chỉ xin
Đừng nhắc thêm gì nữa
Chuyên ta yêu người
Hay yêu ai??

Lê Chiều Giang

Hành trình vào thế giới thơ Cung Trầm




Phan Ni Tấn





Thi sĩ Cung Trầm Tưởng

Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn trên văn đàn thi ca Việt Nam. Hành trình vào thế giới thơ Cung Trầm Tưởng, người đọc không thể không đi sâu vào thế giới những hình tượng và tâm hồn nội dung thơ để tìm hiểu về cung cách và sự quan hệ của thi sĩ với con người và cuộc đời.

Thơ Cung Trầm Tưởng có một phong thái rất riêng. Ngay những sáng tác đầu tay, ông đã đến với người yêu thơ bằng vóc dáng của một nhà thơ mà trong con người ông hiển lộ những tài hoa, sâu sắc, buồn vui, ơn nghĩa và quan trọng hơn cả là sự chân thật với chính mình, với con người.

Thi sĩ luôn phóng khoáng, nghĩa là họ vẫn duy trì cái bản ngã uyên nguyên của mình, luôn luôn rưng rưng một cảm hứng trước những vẻ đẹp trần thế. Trong tình yêu, hầu như con người ai cũng hăm hở, đam mê và cường tráng. Đọc thơ, đặc biệt về thơ tình của Cung Trầm Tưởng chẳng hạn, ta thấy xuyên suốt một niềm vui, niềm hạnh phúc dạt dào và niềm đam mê vô lượng. Tất cả những cảm tính này đều được thi sĩ biểu hiện trên trang giấy một thứ tình yêu da diết trước những vẻ đẹp thăng hoa của dòng đời sinh hóa.

Người ta nói đời ngắn ngủi, xốc vác, hỗn độn mà thành sinh động. Khí thơ của Cung Trầm Tưởng nhờ thế đã phát tiết nhiều tinh túy về màu sắc, hình tượng, nhạc điệu, rung cảm, tình, ý… ánh lên những vẻ đẹp ngọc bích, kể cả những vẻ đẹp của dòng sống phức tạp xuyên qua những khía cạnh ngọt ngào và khổ đau.

Làm thơ là một nghề. Cung Trầm Tưởng làm thơ từ cuối thập niên 1940 dai dẳng cho đến ngày nay, ông quả là một “thi sĩ nhà nghề”. Nhưng cũng chính vì nghề như thế mà tôi cho rằng khi làm thơ, những cái gọi là kinh nghiệm sống ở đời, những loại cá tính, những thứ tạp niệm, những trực giác tâm linh giữa sinh, ký, tử, quy v.v… đều được thi sĩ xóa bỏ khỏi tâm não thể lý để hình thành một cõi thơ vô lượng những tri thức, những kiến trúc mới, những âm tiết lạ, qua đó, thơ thực sự hữu ích cho đời sống cộng đồng.

Sinh ra dưới một ngôi sao sáng, từ nhỏ Cung Trầm Tưởng đã được nuôi dưỡng bằng những nụ cười may mắn. Nhà thơ đã từng sống trong vùng hào quang diễm lệ và thở bằng một thế giới hạnh phúc của tuổi trẻ mộng mơ. Để tạo những cảm quan mới lạ qua tư tưởng nghệ thuật, Cung Trầm Tưởng từng hứng khởi quơ tay nắm bắt những cái đẹp từ thướt tha yểu điệu, dịu dàng e ấp tới những cái đẹp phương phi, dạn dĩ, phong trần, qua đó thi sĩ làm thơ để tung hê ý tình. Đặc biệt tình yêu mà Cung Trầm Tưởng thăng hoa không phải là thứ tình yêu như gió thổi, như bọt nước, như mây bay. Chính vì thế, qua cảm hứng nghệ thuật thẩm mỹ của thi ca, Cung Trầm Tưởng đã vẽ rộng ra cái đẹp thuần túy của tình yêu và cõi nhớ, rất riêng, rất gợi cảm, rất Tây, rất Cung Trầm Tưởng.

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ Mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn…

(Tiễn Em)

Thập niên 50, thơ Cung Trầm Tưởng đã có sắc thái rất mới và lạ, từ hình ảnh, ngôn từ và nhạc điệu luôn luôn được tác giả diễn tả bằng một tâm trạng kỳ thú với tất cả sự rung cảm chân thành. Bài thơ nói trên là bài ngũ ngôn Chưa Bao Giờ Buồn Thế, Phạm Duy phổ nhạc đổi thành Tiễn Em. Thông thường lúc tiễn nhau người ta thường nói những lời tiễn biệt, thì thầm những câu hứa hẹn, người ta bịn rịn nắm tay nhau mà dặn dò, an ủi, khích lệ, khuyên răn… Riêng Cung Trầm Tưởng, ngôn ngữ từ biệt người tình của ông rất “tịch lặng, vô ngôn”, nghĩa là ông không thèm nói một lời nào hết, ngoài cử chỉ và hành động rất Tây, rất Cung Trầm Tưởng: hôn.

Năm 1954, Cung Trầm Tưởng mới ngoài 20 đi Tây du học. Đối với giới trẻ Việt Nam, nước Pháp lúc đó là thiên đàng mộng mơ, là ước vọng của một thời. Khi đặt chân tới Kinh Đô Ánh Sáng Paris, thi sĩ đã phơi phới một mối tình với cô gái mắt nâu, tóc vàng sợi nhỏ. Từ đó bài thơ Mùa Thu Paris ra đời trong bối cảnh lãng mạn, trữ tình, giàu chất thơ, thấm đẫm một vẻ đẹp của tình người dị chủng:

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu…


Thời học trung học ở bên nhà có dạn dĩ lắm chúng tôi cũng chỉ dám liếc ngang mái tóc huyền tha thướt xõa bờ vai chớ làm gì may mắn như thi sĩ mà biết “tóc vàng sợi nhỏ” ở tận trời Âu. Thành ra nếu đem so sánh giữa hai loại tóc Đông phương và Tây phương chắc chắn có nhiều điều thú vị. Thí dụ nếu áp dụng theo phương pháp khoa học chặt sợi tóc ra làm đôi (tùy theo góc độ) rồi đem soi dưới lớp kính hiển vi thì các nhà khoa học đo được đường kính của mỗi sợi tóc có khoảng 58-100 micrometre, mà 1 micrometre bằng 0.001milimetre , tức bằng 1/1000mm, vị chi 100 micrometre thì bằng 1/100,000 milimetre.

Hai bài thơ ngũ ngôn trên nằm trong thi tập Tình Ca của Cung Trầm Tưởng xuất bản từ năm 1959, trong đó chỉ có 13 bài thơ, Phạm Duy phổ nhạc 6 bài, ngoài ra còn có tranh phụ bản của Ngy Cao Uyên. Đây là một công trình bắc cầu giữa ba bộ môn nghệ thuật thi ca, âm nhạc và hội họa đẩy thơ Cung Trầm Tưởng bay cao hơn, đi xa hơn.

Tôi còn nhớ hồi ở bên nhà lần đầu tiên nghe ca sĩ Thái Thanh hát những ca khúc Phạm Duy phổ thơ Cung Trầm Tưởng, từ những bài lục bát, ngũ ngôn với phong cách độc đáo về tình yêu trong thơ ca đã gợi lên trong tôi hình ảnh một con tàu: “Người về trong lúc tàu đi. Rớt nhanh một nét tường vi hoang đường”. Người đã về, con tàu vẫn lạnh lùng băng nguồn xuyên sơn, không có dấu hiệu hứa hẹn dừng chân ở một bến đỗ nào.

Chiều đông tuyết lũng âm u
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu chiều buồn
Ngày đi tàu cũng đi luôn
Ga thôn trơ nỗi băng nguồn héo hon
Đường xa nhịp sắt bon bon
Tàu như dưới tỉnh núi non vọng ầm
Nhà ga dột mái lâm râm
Máu đi có nhớ hồi tâm chiều nào…

(Chiều Đông)

Sau này ra hải ngoại, trong những buổi sinh hoạt văn nghệ, gặp nhạc sĩ Phạm Duy, tôi có nói với ông về cảm tưởng của tôi khi nghe nhạc ông phổ thơ Cung Trầm Tưởng, cũng như đọc những bài thơ mới của thi sĩ, dù có đổi khác theo dòng đời dâu bể nhưng hình ảnh con tàu với tiếng còi thét lên ngất ngư trong đêm sương lạnh vẫn cứ băng băng trên đường thiên lý không có trạm dừng chân. Bây giờ Phạm Duy đã ra đi, Thái Thanh đã rơi vào trạng thái lãng quên, nhưng sự kết hợp toàn bích giữa thi ca và âm nhạc một thời vẫn còn đó, vẫn âm vang qua giọng hát từng được mệnh danh là vượt thời gian của Thái Thanh. Và con tàu đó, con tàu thi ca và âm nhạc của hai cây đại thụ cho đến tận bây giờ vẫn miệt mài kéo theo những toa tàu vạch ra một cuộc hành trình xuyên qua không gian và thời gian. Có những con tàu từ sân ga quạnh quẽ và có những con tàu không sân ga luôn luôn đuổi nhau lao vào màn sương đêm, xoáy vào những góc cạnh cuộc đời trên những nẻo đường âm u, khuất nẻo rồi biến mất giữa lưng chừng mệt mỏi. Sân ga tượng hình biệt ly. Nhưng sân ga cũng tượng hình cho tình yêu, là nơi hẹn hò của đôi lứa. Cả hai vẫn chở theo một nỗi niềm.

Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng…

(Chưa Bao Giờ Buồn Thế)

Thời gian không chờ ai, vẫn lặng lẽ trôi về phía trước. Ngày nay mỗi khi nghe lại những bài nhạc Phạm Duy/Cung Trầm Tưởng, tôi vẫn nghĩ rằng thi sĩ Cung Trầm Tưởng luôn luôn lắng nghe hồn mình trải rộng trên những toa tàu và thầm ước tìm lại chút hơi thở của một thời vọng lại. Ở đó, trên nền tảng của không gian và thời gian đã dựng nên một thời Paris, có phố cổ Mouffetard với quán xá vỉa hè và những cửa hàng truyền thống, có dòng sông Sein mặc áo sương mù, có tranh trường phái Ấn tượng Monet, Renoir và tranh chủ nghĩa Lập thể Braque, Picasso chưng trong những viện bảo tàng, có huyền thoại và văn hoá Honoré de Balzac, Victor Hugo, Alexandra Dumas, Marcel Proust, André Gide, Albert Camus, J.P.Sartre, Saint Exupéry…, có một chút âm nhạc mang hơi hướm thu về từ vườn Luxembourg v.v… Cho tới bây giờ, Cung Trầm Tưởng vẫn coi Paris như là người tình muôn thuở trong tâm hồn nghệ sĩ của ông.

Nói đến thi ca, tôi nghĩ rằng Cung Trầm Tưởng không làm thơ mà làm thi sĩ, vì ông là nhà thơ của trí tuệ, của cái đẹp giữa nhân tình gần gũi, bình dị, thuần lương. Ông chỉ sử dụng văn chương để gởi gắm tự sự tâm tình của mình, nhờ thế sáng tác của ông chia sẻ cùng người đọc vui với niềm vui của ông, cười chung với ông một nụ cười hạnh phúc, nhưng ông cũng không quên gợi lên những tình cảm xót xa, khơi dậy ở người đọc thấm thía một nỗi buồn xoáy vào giải đất tan tác đau thương và thân phận bi thảm của con người. Sau cơn bão thời thế, đất nước bị thống trị bởi tập đoàn, phe cánh, mọi vẻ đẹp trên đời đều bị chà đạp, bắt bớ, đày ải và giam tù. Trong thời kỳ này, Cung Trầm Tưởng, bằng phương thức đột khởi trong ý thức đấu tranh đã khẳng khái chống lại chế độ cường quyền ác bá, một thứ kẻ thù đã dồn, đã đẩy cả dân tộc đứng lên đòi quyền làm người. Trước cuộc sống phẫn nộ, Cung Trầm Tưởng đã dùng tứ thơ cũ để nói lên nỗi nhức nhối rã rời chứa đựng trọn vẹn nỗi bất bình chế độ trong đó chính ông đã bị bắt bớ, đày ải, giam tù. Và sau mười năm lao lý, Cung Trầm Tưởng đã hoàn toàn thay đổi chiều hướng sáng tác từ trữ tình sang dấn thân, thơ tù của ông kết hợp từ thực chất cuộc sống trở nên đanh hơn, hiện thực hơn. Chính sự đối nghịch làm cho thơ phản kháng của ông có một phong cách đứng thẳng. Đứng thẳng như vầu, cây cùng họ với tre, là biểu tượng bất khuất của người quân tử.

Lòng ta đứng vững như vầu
Thân cao lòng thẳng giữa bầu trời xanh

Vầu đanh như thép sáng ngời
Nắng mưa thì cũng trọn đời đứng ngay

(Biểu Tượng)

Trong thời chiến, thơ văn viết về chiến tranh là văn học của những bậc anh hùng, ngàn đời được con người kính phục. Bài Vạn Vạn Lý trầm buồn mà hào sảng sau đây nói lên lòng tưởng nhớ những tù hùng đã tuẫn tứ:

Xa xưa… trống lên đường
Tiếng quân hô hào sảng
Nẻo cồn vàng bãi trắng
Sa trường hề sa trường!
Tiếc tháo quắc đau thương
Chinh nhân ngàn dặm ruổi
Gió lên như địch thổi
Đưa ai qua trường giang
Nay cô liêu bạt ngàn
Tiễn ta vào bất tử
Đau thương là vinh dự
Chân đi hất hồng trần
Anh hùng phải quên thân
Hy sinh là tất yếu…

(Vạn Vạn Lý)

Thi sĩ cũng lên án chế độ sa đích tạo nên một thời kỳ đen tối của lich sử, trong đó cái tang chung mà cả một dân tộc bất hạnh phải gánh chịu:

Tội chúng kéo dài hận cách ly
Chia sông rẽ núi với phân kỳ
Chồng xa cách vợ, con lìa mẹ
Chẳng một người về trăm chuyến đi

(Lũng Kín)

Mười năm lao lý với biết bao khổ nạn chung với những đời tù, dù ngút ngát thù hận, xanh xao huyền sử vẫn không đánh mất cái bản ngã thuần lương của một người tù thi sĩ; tấm lòng ông vẫn còn đó cái bồng bềnh, lãng mạng và thủy chung với thi giới

Chữ yêu thương thắm vô vàn
Non đau nước quặn nồng nàn lời ru
Lời thầm tách đá âm u
Ùa reo ánh sáng vi vu gió nguồn…

(Bài Ca Níu Quan Tài, khúc 14)

Về cái đẹp lóng lánh, cô động của ngũ ngôn:

Cả trời rót nắng ngọt
Sương nhỏ giọt tròn xinh
Hân hoan đến tài tình
Những giọt hồn vô tội…

(Tiếng Chim)

Và cái tình muôn thuở của lục bát, cái khí thơ bàng bạc một màu ca dao:

Tôi đi mua nắng huy hoàng
Về nung thành ngọc, thành vàng cho tim
Lửa đời luyện thép rèn kim
Thép già biết chảy khi chìm mến thương…

(Chuyến Chót)

Đọc thơ Cung Trầm Tưởng ta thấy nghệ thuật dùng chữ của ông thường toát ra những hình ảnh sinh động, giàu chất thơ và nhạc điệu tạo nên mặt tươi sáng nhất, đáng yêu nhất trong đời sống con người. Từ đó cho đến nay, Cung Trầm Tưởng vẫn có một vị trí sáng chói trên nền trời thi ca Việt Nam, luôn luôn tạo ấn tượng tốt đẹp về phẩm cách, chiếm được cảm tình và sự tin yêu của người đọc.

Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thúc Cần. Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Du học tại Pháp và Hoa Kỳ. Tốt nghiệp kỹ sư Trường Võ Bị Không Quân Pháp, Cao Học Khí Tượng tại Saint Louis, Hoa Kỳ và Quản Trị An Ninh Quốc Gia Và Tài Nguyên Quốc Phòng Hoa Kỳ (hậu đại học). Về nước phục vụ ngành Quân Chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975, đi tù Cộng sản đến năm 1985 đươc thả về và bị quản chế ba năm tại địa phương. Từ năm 1993 cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ đến nay.

Về hoạt động văn hóa, trước và sau 1975, ông từng cộng tác với nhiều tạp chí Việt – Mỹ trong và ngoài nước. Hội viên liên kết của Văn Bút Pháp và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Từng phát biểu về văn hoá, văn học và đọc thơ tại nhiều nơi trên thế giới.

Tác phẩm đã xuất bản gồm:

- Tình Ca (thơ 1959)
- Lục Bát Cung Trầm Tưởng (Con Đuông 1973)
- Thám Hiểm Không Gian (dịch, Dziên Hồng)
- Lời Viết Hai Tay (thơ 1993, tái bản 1999)
- Bài Ca Níu Quan Tài (thơ 2001)
- Những Dấu Chân Ngang Trên Một Triền Phiếm Định (thơ 2002)



Năm 2012 vừa qua, ngoài tác phẩm dịch thuật kể trên, năm tập thơ còn lại cộng với ba tập thơ mới :Thi Bá – Con Tắc Kè và Bà Góa Phụ, Mỗi Dặm Đường Một Nghìn Bài Thơ và Sáng Ký Về Người Tình Đầu đã được tác giả Cung Trầm Tưởng gom lại thành một tuyển tập mang tên Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia, Hoa Kỳ ấn hành. Nhìn chung trong tuyển tập này tác giả chia ra nhiều đề tài chính mà mỗi đề tài đều dựa vào sự cảm hứng trước cái đẹp, sư hạnh phúc và nỗi đau khổ về tình yêu, thân phận, cuộc đời, phong cách sáng tạo và nghệ thuật văn chương của tác giả. Thi ca nói chung và kích thước của tập thơ nói riêng như gói trọn trong tâm hồn nhà thơ để nó trở thành dòng huyết quản, trở thành xương máu, da thịt. Tập thơ như đứa con tinh thần khôi ngô, tuấn tú, sẽ còn đó và mãi mãi còn đó.

Sau sáu mươi năm, thi sĩ Cung Trầm Tưởng góp mặt vào làng thơ đến nay ông vẫn không ngừng canh tác trên cánh đồng thi ca trù phú những hình tượng nghệ thuật sống động về tình yêu, về thân phận và những mảnh đời hiện thực, chứa đựng những nét đặc sắc của nền văn học Việt Nam.

Thời nay không đọc là chết






Từ Sâm



Tôi có thằng bạn, lâu không gặp nhau thì nhớ, mà gặp thì chào hỏi, bắt tay, bai bai không sao chứ năm mười phút tâm sự là bắt đầu sinh chuyện.

Y như vợ chồng thường cãi nhau thì sống với nhau cả đời, còn vợ chồng nào không cãi nhau một tiếng, mà đã cãi nhau rồi là to chuyện, có khi cãi nhau trước tòa không chừng. Tôi không bỏ nó, và nó cũng chẳng bỏ tôi. Nó làm ở ban tuyên giáo tỉnh. Đúng là trời sinh voi sinh cỏ. Nó học khoa nuôi, tôi học hàng hải cùng trường Đại học. Những năm tám mươi học nuôi trồng ra trường là thua vì người ta nuôi heo nuôi gà chứ làm gì nuôi tôm nuôi ốc như bây giờ.

Nó chạy thế nào mà vào được ban tuyên giáo (vợ hắn khoe là mất mấy ký đường, dăm hộp sữa và một năm phiếu thịt). Lúc đầu nó làm phòng tổ chức, sau đi học mấy khóa đào tạo gì đó, rồi học nữa…và như ngày nay. Thỉnh thoảng thấy bài nó đăng trên báo tỉnh, thường là chuyên mục lý luận. Gần đây nhất có bài “Tính thực tiễn và sáng tạo trong văn học nghệ thuật tỉnh nhà”, và “Các văn nghệ sĩ vững vàng trước nền văn hóa ngoài luồng xâm nhập vv.. và vv..”. Các bài viết của nó thường xuất hiện trước kỳ đại hội, đặc biệt là đại hội Đảng, Hội đồng nhân dân vv…nhưng, có khi lại xuất hiện trước đại hội “Câu lạc bộ nuôi dê” vài ngày (tôi biết tỏng là nó viết theo đặt hàng vì dê đang lên giá).

Gặp nhau, hắn thường cao giọng, “xin chào, vững vàng chứ”. Tôi không hiểu ý hắn chào tôi về kinh tế vững vàng hay tư tưởng vững vàng. Tôi thường buông nốt trầm, “bình thường thôi”. “Nghe nói mày mới ra sách, đưa tao một cuốn, thời này mà không đọc là chết mày ạ, nhưng tao nói thật bọn văn nghệ chúng mày phức tạp lắm”. Nó nửa vuốt nửa đe. Tôi mừng thầm, thằng vô danh tiểu tốt như tôi, viết được cuốn sách mỏng như lá lúa cực khổ hơn làm cái nhà, sách mới ra đã có người tìm đọc thì hạnh phúc nào bằng.

Tôi tự sướng, thế là may mắn hơn thằng bạn nhà thơ của tôi rồi. Hắn tặng tập thơ còn dúi vào tay tôi năm chục, còn rỉ tai “bát phở tái và hai chai Sài gòn” gọi là có tí đạm, lấy sức mà đọc. Hắn còn đe “không đọc là trả lại tiền đấy”.

Lấy một cuốn trong cặp, đề tặng “Nguyễn Văn L…trưởng phòng..” phải viết chức vụ vào sách, nó thích thế, tôi ký tên đưa nó rồi cười phân bua “tao là dân làm ăn, văn nghệ văn gừng cho vui, đơn giản chứ không phức tạp đâu”. Nó nâng niu cuốn sách trên tay còn thơm mùi mực và hôn chụt một cái làm tôi cảm động “ai cũng như mày thì văn nghệ sĩ được nhờ”. Nó quả quyết, “một câu thơ hơn sức mạnh sư đoàn của Hữu Loan mày biết rồi chứ, không có những câu thơ như thế thì làm sao thắng Mỹ”. Trời ạ, câu đó của ai thì tôi chịu còn Hữu Loan thì chắc chắn là không vì thời chống Mỹ ông đang thồ đá. Chưa nói hết nó giơ tay chào và bước nhanh như kết thúc buổi nói chuyện tại hội trường.

Nó chọn ngày tốt, nghe thầy bảo thế, vào nhà mới. Vợ chồng tôi đến mừng. Tôi đùa, từ tường gạch không tô, mái tôn, lên thẳng năm tầng lầu bỏ qua giai đoạn cấp bốn gác lửng. Phòng khách rộng hơn ba chục mét vuông như gian hàng trưng bày sản phẩm hội chợ triển lãm đa nghành. Đồi mồi, sừng nai, đại bàng lũa gỗ, tranh thêu XQ to tướng (chắc chắn đồ gia công ngoài chợ Đầm, thật thì ai mua nổi mấy chục triệu mà tặng), hai bình gốm như hai cột đình không phải Giang Tây của Tàu mà Sơn Tây của nước Việt ta… kín bốn bước tường và chường ra lối đi. Tôi leo từng tầng và quan sát từng phòng như leo đỉnh Phan xi păng. Phòng nào cũng bày trí theo tiêu chuẩn Erô guynh đâu, giường nệm hai mươi phân Kim Đan, máy lạnh Nhật, bàn trang điểm Thái, tủ áo cẩm lai Đài Loan... Tôi băn khoăn, tại sao phòng hai vợ chồng mà không thấy bàn làm việc nhỉ. Máy tính cũng không, chỉ có Tivi 42in dán mỏng vào tường nối một cặp loa khủng. Sách vở tài liệu đâu cả rồi, nhà cũ của hắn có bao tải đựng sách để ở góc phòng cơ mà. Hiểu ý tôi, vợ hắn phân bua “tài liệu của ảnh và của cơ quan thì để phòng thờ, còn sách văn nghệ văn gừng vớ vẩn em dọn cho thoáng nhà chứ ảnh có bao giờ đọc đâu”.

Vợ hắn là người Bắc vào Nha Trang từ nhỏ, hiện giám đốc công ty “Môi giới và tiếp thị”, thực ra là cò, cò mua bán nhà đất, cò vay ngân hàng và cò học sinh vào trường điểm. Hắn làm tuyên giáo nên vợ hắn quen nhiều hiệu trưởng lắm. Làm gì thì làm, có ích cho gia đình và xã hội là được, tôi thường động viên vợ hắn như thế.

Vợ tôi thường ra tiệm sách cũ. Một hôm, tôi đang lúi húi giặt đồ cho cả nhà, vừa xả xà bông thì bị mất điện. Định chửi đổng ông nhà đèn một câu cho bỏ tức thì cô ấy về, chưa kịp bỏ dép đã hớt hải chạy vào khoe như nhặt được của rơi “anh xem này, anh xem này” và dúi vào tay tôi cuốn sách. Sách của tôi, nó đây rồi, chữ tôi viết cách đây ba năm, màu mực còn mới, từng trang sách dính vào nhau chứng tỏ chưa có bàn tay nào mở ra, bìa sách nhòa chữ ẩm ướt. Tôi vuốt ve, ôm nó vào lòng như lâu ngày gặp lại đứa con lưu lạc rồi đưa lên môi hôn chụt một cái như thằng bạn đã làm. Tôi chợt nhớ câu nói “em dọn cho thoáng nhà...” rồi đặt vào tủ kính và tự an ủi “sách cũng biết tìm về với chủ”.

Mồng ba tết nó đến thăm tôi, nhìn tủ sách nó phán “nghe nói mày mới ra sách, tặng tao một cuốn, thời nay mà không đọc sách là chết mày ạ”.

Thật tình năm mới mà bực bội thì cả năm mất hên, tôi mở thùng sách mới lấy từ nhà in về hôm qua, còn nguyên đai, rút một cuốn và đề tặng “Nguyễn Văn L... trưởng ban...” vì nó đã lên chức trước tết một tuần, coi như lì xì tết vậy. Nó cầm cuốn sách trên tay còn thơm mùi mực.... nướng (vì tôi đang nướng mực đãi khách) và hôn chụt một cái làm mặt tôi nóng bừng như vừa xong ly đế. May mà bác sĩ bảo tôi có máu lạnh nên chỉ đứng im mà không khua tay động tác nào.

Ra về, nó giơ tay chào và bước nhanh như kết thúc buổi nói chuyện tại hội trường rồi dõng dạc, “chúc vững vàng nhé”.

Tôi bảo vợ, “em nhớ ra tiệm sách cũ mua lại sách của anh nhé ”.

Khuyết Đề



Nguyên tác: Lưu Tích Hư
缺 題

道 由 白 雲 盡
春 與 清 溪 長
時 有 落 花 至
遠 隨 流 水 香
閑 門 向 山 路
深 柳 讀 書 堂
幽 映 每 白 日
清 煇 照 衣 裳

劉 脊 虛


Khuyết Đề

Đạo do bạch vân tận
Xuân dữ thanh khê trường
Thời hữu lạc hoa chí
Viễn tùy lưu thủy hương
Nhàn môn hướng sơn lộ
Thâm liễu độc thư đường
U ánh mỗi bạch nhật
Thanh huy chiếu y thường




(phóng dịch tặng một mùi hương trên nước...)
Nam Dao

cuối đường, chân mây trắng
suối trong, nụ xuân trồi
gió lay, cánh hoa rụng
hương thoảng trên nước trôi

cửa mở ra, dốc núi
thư phòng, bóng liễu rơi
nắng soi, sáng và tối
chiếu lên xiêm y người

Bất ngờ, giữa một vòng tay



Nam Dao


Như mưa những ngày cuối hạ

giọt mưa tím mướt từ em

nhỏ vào hồn anh,

từng giọt



Như nắng những ngày đầu thu

những giọt nắng vương tà áo

quấn quít

vàng óng một đời



Hạ qua và thu đã tới

rồi trời chuyển dạ sang đông

gió chợt làm em ngơ ngẩn



Bốn mùa từ em trong vắt

thời gian

động cánh chim bay

đi tìm trăm miền nắng ấm

bất ngờ

giữa một vòng tay

Cơn giận




Cơn giận từ đâu tới? _ Tâm của ta cũng giống như một mảnh đất (mind-field), có chứa đầy đủ các loại hạt giống tốt lẫn hạt giống xấu. Giận cũng là hạt giống mà ai cũng có. Khi ta vui vẻ, nói cười, tươi mát không có nghĩa là ta không có hạt giống giận, chỉ vì nó chưa phát hiện lên thôi. Nó đang nằm yên trong chiều sâu của lòng đất tâm, khi có một nguồn lực tác động vào thì nó mới bừng dậy. Nguồn lực đó thường đến từ bên ngoài như một hoàn cảnh bất như ý, hoặc một thái độ không dễ thương của ai đó. Ngoài ra, chính năng lực hoạt động của những hạt giống khác trong tâm thức như tưởng tượng, nghi ngờ, so đo, tiếc nuối, tuyệt vọng… cũng kích thích vào hạt giống giận, làm cho nó biến thành cơn giận.

Ta biết rằng trong nhiễm thể (tức ADN) có mang theo tất cả những phẩm chất mà thế hệ phía trước đã gây tạo. Có thể vì chiến tranh mà ông bà của ta đã vô tình để cho những hạt giống giận hờn phát triển mạnh mẽ, rồi đến thế hệ cha mẹ lại quá bận rộn với mưu sinh nên không những không hạn chế được mà còn làm cho nó lớn mạnh thêm. Vì vậy khi tiếp nhận toàn bộ giá trị tinh thần qua nhiễm thể, ngoài những phẩm chất quý giá, ta còn phải gánh chịu luôn cả những khiếm khuyết, trong đó có năng lực giận hờn mà thế hệ phía trước chưa có cơ hội chuyển hóa.

Nếu may mắn được lớn lên trong môi trường an lành, những nguồn tưới tẩm chung quanh mà đặc biệt nhất là sự chăm sóc của cha mẹ chứa đầy chất liệu hiểu biết và thương yêu thì coi như hạt giống giận hờn trong ta bị cô lập và yếu ớt. Còn lỡ phải rơi vào hoàn cảnh mà những người sống chung quanh luôn vung vãi những năng lượng bực tức, sợ hãi, kỳ thị, hận thù thì ta nghiễm nhiên trở thành người mang tánh khí giận hờn mạnh mẽ.

Khi bước vào giai đoạn trưởng thành, tự định hướng đi trong cuộc đời thì ta lại có cơ hội thay đổi tánh khí của mình. Nếu ta vẫn nghiêng về phía tranh đấu với mưu sinh, giành hết thời gian và năng lực cho việc tìm kiếm những điều kiện tiện nghi hưởng thụ, bất chấp mọi phương cách làm tổn hại đến những phẩm chất quý giá trong tâm hồn, thì hạt giống giận hờn sẽ dễ dàng lớn mạnh. Trường hợp ta chọn cho mình lối sống giản đơn, nghề nghiệp có tính chất nuôi dưỡng tinh thần cao thượng, thì hạt giống giận hờn năm xưa sẽ mất dần khả năng ảnh hưởng.

Ta còn có thể thay đổi một lần nữa nếu ta có khả năng điều phục chính mình. Dù hạt giống giận hờn lớn mạnh bởi di truyền hay hoàn cảnh, nhưng nếu ta có ý thức sâu sắc về tác hại của sự giận hờn có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống bình an và hạnh phúc, thì thay vì lao vào công cuộc tích góp tiền bạc hay quyền thế ta lại giành nhiều thời gian và năng lực cho việc trao luyện tinh thần. Dù chưa có được những phương pháp hay để chuyển hóa tuyệt đối hạt giống giận hờn, nhưng dưới sự quan tâm đúng mức và những hiểu biết về cảm xúc của chính mình qua trải nghiệm, chắc chắn tính nóng giận của ta sẽ không còn mạnh mẽ và từ từ trở nên hiền hòa, tươi mát. Cho nên bản tính không hẳn khó dời.

Cơn giận của chính ta
Như vậy cơn giận là của chính ta chứ không phải do ai khác đem tới. Hoàn cảnh dù có bức ngặt như thế nào, người kia dù có đối xử tệ bạc như thế nào thì cũng chỉ đóng vai trò tác động thôi, ta mới chính là tác giả của cơn giận. Tại vì cùng một tình huống xảy ra nhưng người khác sẽ phản ứng không giống với ta. Họ có thể điềm tĩnh hơn, nhẹ nhàng hơn, bền bỉ hơn hay ít đau đớn hơn. Phản ứng khác biệt này tùy thuộc vào nhiều lý do.

Thứ nhất là bản năng tự nhiên. Như đã nói, do tiếp nhận kinh nghiệm từ thế hệ phía trước nên bản năng luôn có khuynh hướng phản ứng mạnh mẽ khi gặp những điều bất như ý. Nghĩa là trong nhận thức của ta đã có sẵn dữ liệu: khi người kia đem tới cho ta một cảm xúc xấu thì ta phải tìm mọi cách để trả lại cho họ một cảm xúc xấu tương ứng, hoặc là nhiều hơn thì ta mới hả dạ, mới cảm thấy tồn tại một cách an toàn. Do thừa hưởng di truyền này quá mạnh, ta lại không đủ khả năng để tự thay đổi năng lực giận hờn của chính mình nên bản năng đã lấn áp hoàn toàn kinh nghiệm do ta tích lũy.

Thứ hai là thói quen tập dợt. Trong di truyền không mang nặng tính giận hờn, nhưng vì hoàn cảnh sống nào đó ta đã đem cơn giận ra để ứng phó mỗi ngày như cách thể hiện bản ngã, cho bên kia thấy rõ uy lực hay cả khổ đau của mình. Không ngờ cách sử dụng giận hờn như kiểu phương tiện đó đã vô tình tập dợt cho năng lực của nó ngày càng lớn mạnh. Khi ấy không những sức tàn phá của nó tăng nhanh mà sự nhạy bén cũng nhảy vọt. Thói quen giận hờn mới sẽ được thiết lập một cách mặc định trong tâm thức, bấy giờ kinh nghiệm mới tích lũy đã lấn áp bản năng. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã trở thành một con người khác, dễ giận dễ hờn, mà chính ta cũng không thể ngờ được.

Thứ ba là tâm lý bế tắc. Thỉnh thoảng có vài cơn giận le lói trong tâm hồn, phải có sự tinh tế lắm thì ta mới nhận ra được. Do những tâm lý buồn tủi, chán chường, nghi ngờ, mặc cảm… âm thầm hoạt động và đã chạm tới hạt giống giận vốn đang nằm yên trong chiều sâu tâm thức. Đó là tình trạng của những nỗi giận hờn vu vơ. Lâu dần nó kết tinh thành một khối nặng trĩu trong tâm hồn, danh từ chuyên môn gọi là nội kết. Khối nội kết này chi phối sâu sắc đến cách hành xử hằng ngày của ta, nhìn vào là có thể phát hiện ra ngay, nếu chọc tới thì nó sẽ nổ tung như một quả bom. Chỉ cần tháo gỡ được chỗ bế tắc tâm lý thì cơn giận sẽ dễ dàng tan biến, còn lỡ vô ý để luôn thì khối nội kết đó sẽ trở thành một loại ung thư của tâm hồn, dần dần hủy diệt hết nhựa sống.

Thứ tư là nhận thức sai lầm. Ta thường hay có thói quen phán đoán mà không chịu tìm hiểu sự thật. Trong trường hợp này hạt giống tưởng (perception) trong ta quá mạnh, khi nhận được một hình ảnh hay âm thanh nào tương tợ với những kinh nghiệm có sẵn trong kho tâm thức, nó lập tức phóng đại lên gấp nhiều lần để bản ngã tăng cường khả năng đề phòng và tranh đấu. Và hạt giống giận luôn là ứng cử viên sáng giá nhất của bản ngã. Một khi cơn giận bao trùm hết tâm thức thì những năng lượng tốt đẹp khác không còn cơ hội để giúp bản ngã sáng suốt nhìn nhận lại vấn đề cho đúng với bản chất thực của nó. Vì nhận thức thường hay sai lầm nên cơn giận cũng thường hay vô nghĩa.

Thứ năm là khả năng chấp nhận. Khi tinh thần an ổn, năng lượng dồi dào, cộng với một hiểu biết sâu sắc về những nguyên tắc điệu hòa sự sống thì khả năng chấp nhận trong ta sẽ rất cao. Nghĩa là trái tim ta có một dung lượng rất khá, có thể chứa đựng được rất nhiều đối tượng khó khăn mà vẫn không đau khổ. Ta hãy nhìn những người trải nghiệm vững vàng trong cuộc đời, hoặc những người có tấm lòng lớn thì những cuộc tấn công lẻ tẻ bên ngoài không bao giờ làm cho họ nao núng hay thương tổn. Trái lại họ có thể ôm ấp những kẻ u mê dại khờ kia vào lòng và giúp họ thoát khỏi những kiến chấp sai lầm để bước lên con đường xán lạn.

Như vậy khả năng chấp nhận mới là nguyên nhân chính khiến cho cơn giận hình thành và phát triển. Vậy thay vì tìm cách thay đổi hoàn cảnh, ta hãy quay về học cách mở rộng trái tim mình. Bởi thực tế ta không thể nào làm cho mọi hoàn cảnh hết khó khăn, nhưng ta có thể làm cho trái tim mình rộng mở đến mức không còn biên giới. Mức lớn nhất của trái tim là có thể ôm trọn cả vũ trụ bao la này. Nhưng ta phải nhớ rằng tình thương luôn gắn liền với hiểu biết, muốn có tình thương lớn thì phải có hiểu biết lớn.

Hiệu ứng của cơn giận
Tuy ta có tài năng để kiếm thật nhiều tiền hay làm cho người khác ngưỡng mộ, nhưng đối với cơn giận ta thường hay bất lực. Thậm chí ta còn chưa biết cơn giận là của chính mình thì làm sao ta có được kỹ năng điều phục nó. Mỗi lần lửa giận bốc cháy ta chỉ biết đuổi theo người kia để trả đũa, tại vì ta nghĩ làm như vậy ta mới hết giận. Nếu không túm được kẻ kia thì ta cũng sẽ tìm cách để tống năng lượng giận hờn ra ngoài, để cho nó thiêu rụi mọi thứ chung quanh thì ta mới hả dạ. Lần nào cũng như lần nấy, khi bị cảm xúc giận hờn khống chế ta như tê liệt hoàn toàn, cũng như em bé ba tuổi khi đói khát hay nóng bức thì chỉ biết khóc thét lên chứ không biết làm gì khác.

Trong khi đuổi theo kẻ khác thì ngọn lửa giận vẫn tiếp tục đốt cháy thân và tâm ta. Dù ta có trừng phạt được kẻ kia, làm cho họ thật khổ sở và ta có cảm giác hài lòng thì sự thực chính ta vẫn là kẻ thiệt thòi nhất. Một cái giá rất đắc phải trả cho cơn giận mà ta không hề hay biết. Khi hạt giống giận bị kích động, nó lập tức biến thành cơn giận bao trùm toàn bộ bề mặt ý thức và khống chế hết mọi suy tư. Năng lượng giận hờn không chỉ làm hư hại đến những năng lượng tốt đẹp đã được tích lũy lâu đời trong tâm thức, mà nó còn có thể hủy diệt luôn những hạt mầm đang chờ cơ hội phát triển.

Một khi cơn giận xả ra ngoài qua hai cơ chế lời nói và hành động, nó sẽ được khuếch đại lên gấp bội lần. Sau đó nó kết hợp với vô số điều kiện thuận lợi khác nữa đang có sẵn trong môi trường lân cận thì nó mới chính thức trở thành một cơn bão cảm xúc. Nhà vật lý học Edward Lorenz đã phát biểu về hiệu ứng con bướm (the butterfly effect) “Mỗi cái vỗ cánh của con bướm ở Nhật Bản có thể tạo nên một cơn giông bão tại NewYork”. Năng lực vỗ cánh của con bướm tuy rất nhỏ, nhưng khi tác động vào một đối tượng khác cùng một tần số, với tính tương tác dây chuyền, nó sẽ tạo thành một chuỗi liên hoàn và xâu kết tất cả những đối tượng đó lại thành ra một hiệu ứng. Nghĩa là những điều kiện tạo thành một cơn bão đã có sẵn trong vũ trụ bao la này, nhưng phải nhờ một tác động nhỏ của cánh bướm nữa thì mới thành ra một hiệu ứng vĩ đại.

Như vậy hiệu ứng của một cơn giận chắc chắn sẽ không nhỏ hơn hiệu ứng của con bướm. Có một điều quan trọng mà các nhà vật lý học Edward Lorenz đã quên phát biểu đó là chính con bướm cũng bị cơn bão kia tác động ngược lại. Khi cơn giận của ta bộc phát ra ngoài tức là ta đã gửi vào vũ trụ này một thông điệp, nó sẽ lập tức lên đường để kết nối những thông điệp khác có cùng tần số rồi phản hồi trực tiếp hay gián tiếp. Thời gian phản hồi nhanh hay chậm còn tùy thuộc nhiều nhân duyên khác nữa. Có khi xảy ra ngay lập tức, có khi cả chục năm trời hay đến thế hệ con cháu của chúng ta thì nó mới hoàn tất một hiệu ứng. Vì vậy cha ăn mặn mà con vẫn khát nước như thường. Cho nên một cơn giận của ta có thể làm cho toàn cầu bị ảnh hưởng và ngược lại năng lượng giận hờn của toàn cầu cũng sẵn sàng gửi về ta một nghịch cảnh nếu điều kiện ảnh hưởng đã đầy đủ.

Đừng nói chi hiệu ứng xa xôi ấy, chỉ ngay nơi hiện trường ta cũng thấy được cảm xúc giận hờn một khi trào ra ngoài cũng giống như một cơn đại dịch, lan tỏa rất nhanh đến mọi đối tượng chung quanh và hiệu ứng của nó xảy ra cũng rất bất ngờ. Thí dụ sáng hôm nay bị sếp kêu vào chưởi cho một trận lôi đình vì sự sai sót của ta đã làm cho một số hợp đồng bị ngưng trệ. Sau lời hăm dọa đuổi việc của sếp, vì chịu hết nổi nên ta đã ném vào mặt sếp một câu tuyên bố xanh rờn rồi xô cửa bỏ về.

Đang ấm ức về sự kiện tồi tệ vừa xảy ra, lại bị anh cảnh sát giao thông huýt còi vì vượt đèn đỏ, sẵn cơn bực tức ta lại lên giọng cãi cọ ầm ĩ để rồi ra đi với tấm vé phạt tiền trong tay còn giấy tờ xe gửi lại. Vừa chửi rửa lầm bầm trong miệng thì người yêu điện thoại tới cằn nhằn chuyện thất hứa hôm qua. Câu nói “tôi quá thất vọng vì anh” của nàng đã đưa cơn bão giận hờn lên tới đỉnh điểm và bao nhiêu ân tình bỗng chốc tan thành mây khói. Ta đã thẳng thừng tuyên bố chia tay mà không một lời giải thích.

Không biết còn chuyện gì xảy ra nếu tiếp theo đó có ai xui xẻo lọt vào vùng phụ cận của ngọn núi lửa đang phun trào ngùn ngụt. Chưa nói hậu quả của câu tuyên bố kia sẽ làm cho sếp nổi điên lên mà ra quyết định đuổi việc và phao thêm nhiều thông tin bất lợi cho ta, hay anh cảnh sát vì quá tức tối những lời lẽ xúc phạm của ta mà không còn đủ bình tĩnh để điều phối các tín hiệu giao thông để cho tai nạn xảy ra hàng loạt, và người yêu có thể cũng ngất ngư trong cơn lây dịch cảm xúc của ta để rồi đi tới quyết định hết sức nông nỗi. Từ một cảm xúc giận hờn ta đã tạo ra một chuỗi hiệu ứng quả thật không lường.

Cố nhiên mỗi đối tượng đón nhận cảm xúc giận hờn của ta đều có những phản ứng trả đũa bằng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhưng hậu quả tồi tệ nhất là khi ta sử dụng năng lượng giận hờn bằng lời nói hay hành động để tấn công đối phương, nó sẽ rơi rớt lại trong chính ta hơn rất nhiều lần so với năng lượng mà ta tống đi. Đó là nguyên tắc rất tự nhiên, lực hút từ cơ chế gốc bao giờ cũng mạnh hơn những lực hút bên ngoài, nhất là trong giai đoạn cao trào của cơn cảm xúc thì tâm lực của ta càng mạnh mẽ hơn. Hóa ra muốn trừng phạt kẻ khác ta lại đi hủy diệt chính mình. Khi năng lượng giận hờn rớt xuống thì nó lại cộng hưởng với năng lượng nguồn làm cho cơn cảm xúc tăng vọt, toàn thể thân và tâm ta bị tê liệt và biến hoại âm ĩ, sau đó nhanh chóng hình thành luôn cơ chế mới trong tâm thức về lãnh thổ hoạt động và khả năng tàn phá của cơn giận trong tương lai.

Điều phục một cơn giận

Nếu đã thấy được sức tàn phá của một cơn giận quá lớn mà chính ta là kẻ chịu tổn thất nặng nề nhất, thì hãy cố gắng lưu trữ cẩn thận tập tin quan trọng này vào tâm thức để mỗi khi hạt giống giận hờn bị kích động là ta kịp thời ý thức trách nhiệm bảo vệ chính mình mà không theo thói quen cũ cứ lo truy cứu kẻ khác. Nắm được nguyên tắc này thì đỡ khổ nhiều lắm, dù chưa có khả năng kềm tỏa được cơn giận hoàn toàn nhưng ta sẽ bớt dần thái độ trách móc hay đổ hết lỗi lầm cho người kia. Tại vì cơ hội quay về thay đổi chính ta bao giờ cũng nhiều hơn đi thay đổi người khác.

Tất nhiên người kia cũng có lỗi, vì vô tình hay cố ý mà họ đã buông ra lời nói hay hành động có tính chất tưới tẩm vào hạt giống giận hờn trong ta. Nhưng trừng phạt họ không phải là cách giải quyết vấn đề của người có tình thương và hiểu biết. Ta cần nói cho người kia biết họ đã sai và đừng bao giờ lặp lại hành động đó, nhưng để làm được như vậy ta cũng cần có một thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng để người kia có thể cảm thông mà chấp nhận. Ta hãy biến những người thân thành đối tượng giúp đỡ tích cực trong giai đoạn mới bắt đầu thực tập làm chủ cơn giận. Đừng để họ tiếp tục làm kẻ đối kháng.

Và không phải lúc nào ta cũng có thể nói trước với người kia về tình trạng giận hờn trong ta quá lớn mạnh để cầu xin sự nâng đỡ. Nên ta đừng trông chờ nhiều vào điều kiện bên ngoài, khéo biết sử dụng khả năng của mình thì ta vẫn đủ sức để điều phục một cơn giận. Vậy trước tiên ta cần có một khả năng phát hiện ra có sự kích động từ bên ngoài hay sự va chạm từ chính bên trong tâm thức vào hạt giống giận. Kế tiếp ta phải có khả năng đánh giá chính xác hành động kia có chủ đích gì hay do vụng về lầm lỡ để ta quyết định cách ứng xử hữu hiệu. Sau đó ta phải có khả năng quan sát quá trình vận hành của cơn giận để thấu hiểu được bản chất vô thường sinh diệt của nó mà đừng để kẹt vào. Cuối cùng ta cần khả năng khơi dậy những năng lượng an lành và mát mẻ như ân tình, bao dung để ôm ấp và chữa trị cơn giận. Khả năng đó chính là chánh niệm (mindfulness).

Để làm được những điều này ta cần phải chọn cho mình một không gian thích hợp. Tức là khi cơn giận bắt đầu phát hiện ta phải khôn ngoan tìm cách tách ly ra khỏi hiện trường. Lỡ không đi đâu được, trong cơn cảm xúc ta chỉ nên thực tập không nói năng hay hành động gì thêm nữa, dù đó là một thái độ giải thích mà ta cho là thỏa đáng. Bước thứ hai là tìm cách làm phát sinh năng lượng chánh niệm, nếu ta chưa có sẵn. Nghĩa là phải có những phương pháp thực tập cụ thể để giúp ta ngừng suy diễn đến sự kiện vừa xảy ra, dồn hết tâm ý trở về một chỗ trong chính con người của ta để tạo ra năng lượng chánh niệm. Hơi thở là chỗ nương tựa dễ dàng và an toàn nhất của tâm ý. Chỉ cần tập trung vào hơi thở vào ra chừng năm phút là cảm xúc giận hờn sẽ lắng dịu.

Phải luôn nhớ rằng khi năng lượng chánh niệm trong ta yếu ớt, cảm xúc giận hờn vẫn còn lên xuống thất thường thì ta đừng bao giờ nhìn vô cơn giận hay nhìn lại vấn đề vừa xảy ra, như thế chỉ làm cho tình trạng tồi tệ thêm. Phục hồi năng lượng, thiết lập trở lại sự bình ổn tinh thần là điều khẩn thiết hàng đầu. Nếu cần người khác giúp đỡ thì phải với mục đích xin tiếp tế năng lượng, chứ không nên vì muốn tìm người đứng về phe mình.

Ta chỉ nên ngồi xuống để tự tháo gỡ vấn đề hay nhờ bên phía gây giận giúp đỡ khi và chỉ khi nào ta thực sự tỉnh táo và nhận ra cơn giận của mình. Với ánh sáng chánh niệm chắc chắn ta sẽ sử dụng hết trong con người tài ba của mình ra để ứng phó, nghĩa là ta sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để giải quyết vấn đề cho vẹn vẻ đôi bên, cho hôm nay và cả tương lai. Nhiều lần thực tập điều phục cơn giận như vậy ta sẽ phát hiện ra, sở dĩ ta dễ nổi giận vì tình thương ta giành cho người kia có thể vẫn chưa đủ lớn. Cho nên quay về nuôi dưỡng tình thương là điều kiện tốt nhất để giúp ta chuyển hóa cơn giận.

♥Minh Niệm