Những nhà nghiên cứu chọn lựa hình thức phỏng vấn ít chính thức thường quan tâm đến việc tạo ra sự thông hiểu thiên về chất[2] đối với đề tài đang nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là họ sẽ dùng phỏng vấn để có được cái nhìn sâu sắc vào ý nghĩa, diễn giải, giá trị và trải nghiệm của người trả lời phỏng vấn cùng với "thế giới" của người đó. Tiềm ẩn trong phương pháp này là rất nhiều các hiểu ngầm và hệ quả quan trọng mà, đáng để chú ý, có thể phát triển từ, hoặc hơn vậy là song hành, với các phỏng vấn chính thức dùng bảng khảo sát.
Mục tiêu của phỏng vấn ít chính thức
Các nhà nghiên cứu làm việc với các phỏng vấn ít chính thức tiếp nhận một góc nhìn khác về bản chất của thế giới xã hội mà theo họ, khác với thế giới tự nhiên vì nó được tạo thành chủ yếu là từ ý nghĩa, giá trị và diễn giải. Theo cách nhìn này, con người khác với các vật thể tự nhiên nhờ khả năng biết giải nghĩa hành động của chính mình và của những người khác, phản ứng theo kiến thức của họ và gắn liền cuộc sống và hành động của họ với ý nghĩa (meaning). Những ý nghĩa này không được hiểu như là những thực tại cố định, có thể "đo đếm" được, mà được chủ động tạo dựng và thêm bớt thông qua tương tác xã hội. Nhiệm vụ của người phỏng vấn là tạo ra và thích nghi với những điều kiện mà trong đó người trả lời phỏng vấn sẽ bộc lộ hay "cởi mở" tâm tư hay "chuyện riêng" có liên quan với vấn đề đang nghiên cứu.
Theo đó, những ai làm việc với phương pháp này sẽ coi như luôn tồn tại nhiều góc nhìn khác nhau và nhiều chiều trong những người có liên quan đến đề tài hay vấn đề đang nghiên cứu. Các mục tiêu và kỹ thuật phỏng vấn sẽ được áp dụng để giảm bớt những nghi lễ, sự kiểm soát và khoảng cách thường xuất hiện trong kiểu phỏng vấn dùng bảng khảo sát, thay vào đó là loại hình trao đổi, uyển chuyển. Vì vậy phương pháp sẽ đề cao các câu hỏi mở (open-ended) và không trực tiếp, hơn là yêu cầu người trả lời phỏng vấn cung cấp những mảnh thông tin đặc biệt, trả lời những câu hỏi đã cố định sẵn. Người phỏng vấn sẽ không có bảng câu hỏi đặt sẵn, mà chỉ là một danh sách các chủ đề hay điểm cần chú ý và đi theo trong khi thảo luận. Vai trò của người phỏng vấn thường sẽ là bị động, là quá trình nghe chủ động và nhắc nhở, hơn là lo quản lý danh sách câu hỏi cần trả lời. Loại hình phỏng vấn này cũng thường đi kèm với các loại hình quan sát, mà trong một số trường hợp còn là quan sát có tham gia (participant observation), tức là người phỏng vấn sẽ tham gia các hoạt động hay bối cảnh xã hội (social setting) đang được nghiên cứu. Như vậy các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện trong bối cảnh và ngữ cảnh "tự nhiên", trong "lãnh thổ" quen thuộc đối với người trả lời phỏng vấn hơn là với người phỏng vấn. Nói một cách tổng quát thì người phỏng vấn trong phương pháp này sẽ chú ý hơn đến từng cuộc phỏng vấn một - bao gồm cả phần của họ trong đó - và khả năng ảnh hưởng của nó đối với toàn bộ nhữ cận cảnh và dữ liệu thu thập được. Vấn đề này được mô tả bằng khái niệm "phản thân" (reflexivity). Người phỏng vấn sẽ ít đóng vai "kẻ thẩm vấn" mà sẽ thiên về vai "người hướng dẫn" trong cuộc phỏng vấn và trong quá trình "tìm kiếm" qua lại về đề tài đang được nghiên cứu.
Phỏng vấn ít chính thức tương phản với loại hình survey qua các điểm sau:
a. Người phỏng vấn đặt mục tiêu "đi vào bên trong" các ý nghĩa chủ quan và "thế giới" của người được phỏng vấn. Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn, nhưng có khả năng nhận được phản ứng sâu hơn.
b. Cuộc phỏng vấn sẽ ít nghi thức hơn, mở hơn, uyển chuyển hơn và giống cuộc nói chuyện hơn, và sẽ diễn ra trong một bối cảnh tự nhiên hơn.
c. Vai trò của người phỏng vấn và người được phỏng vấn được phân biệt rõ ràng, người phỏng vấn sẽ thay đổi và thích nghi nhiều hơn với người được phỏng vấn trong quá trình khám phá đề tài đang được bàn luận. Trong một số trường hợp thì người được phỏng vấn sẽ là người "đặt nghị trình" hơn là người phỏng vấn.
d. Thay vì tạo ra một danh sách các câu hỏi, người phỏng vấn sẽ dùng chuỗi uyển chuyển các câu hỏi không trực tiếp để kích thích hoặc "lèo lái" người được phỏng vấn vào khu vực đang quan tâm. Do đó, quá trình phỏng vấn sẽ liên tục được nâng cấp.
e. Thông tin ghi lại trong cuộc phỏng vấn sẽ rất khác nhau. Dữ liệu sẽ ít theo kết cấu, ít dự đoán trước và khó áp dụng phương pháp mã hóa và phân tích bằng xác suất thống kê. Cũng khó có thể so sánh dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn khác nhau và dùng các cuộc phỏng vấn làm cơ sở để tổng quát hóa.
Tóm lược
Thế mạnh chủ yếu hay cũng là lợi thế của phương pháp phỏng vấn ít chính thức chính là khả năng thâm nhập sâu và cận cảnh hơn những phương pháp phỏng vấn dùng bảng khảo sát. Sử dụng kỹ năng phỏng vấn ít chính thức, nhà nghiên cứu có thể tiếp cận gần một cách đáng kể đối với ý nghĩa, động cơ, giá trị hay cảm giác của những người đồng ý tham gia cuộc phỏng vấn. Họ có thể "đào sâu hơn" và kết quả của loại hình này thường rất đa dạng về mô tả. Trong khi các cuộc phỏng vấn survey có thể đề cập đến sự tồn tại của một giá trị hay tính chất cụ thể, thì phỏng vấn ít chính thức cho phép nhà nghiên cứu đi thẳng vào trung tâm của vấn đề.
Tuy nhiên, thế mạnh đối với một số người lại có thể bị một số người khác coi là điểm yếu. Với các nhà nghiên cứu làm việc với truyền thống survey, các cuộc phỏng vấn không chính thức đáng nghi ngại về nội dung. Đặc biệt là không có bằng chứng hay cơ chế dễ dàng nào để so sánh các câu trả lời, đo đếm hay tổng quát hóa. Để có được "câu chuyện bên trong", cuộc phỏng vấn ít chính thức tạo cơ hội cho sự thiên lệch chủ quan - giá trị của riêng người nghiên cứu hay của người được phỏng vấn - đối với cả hai người tham gia. Thêm vào đó, vì thời gian dài và căng thẳng của cuộc phỏng vấn, thường chỉ phỏng vấn một lượng nhỏ người hơn là so với phương pháp survey. Điều đó ít tạo nổi cơ sở để thực hiện phép tổng quát hóa theo xác suất thống kê. Ngược lại với phương pháp phỏng vấn dùng bảng khảo sát, các phỏng vấn ít chính thức có thể cho chúng ta biết rất nhiều về cá nhân hay ca cụ thể, nhưng lại không thể hiện bao nhiêu về qui luật hay xu hướng. Nhưng ngược lại, điểm mạnh của phỏng vấn ít chính thức cung cấp hình ảnh đầy đủ và hoàn hảo hơn của đề tài.
Cần phải ghi nhớ hai vấn đề ở đây. Trước hết, hai phương pháp phỏng vấn được phát triển để xử lý hai loại câu hỏi và mức độ phân tích khác nhau. Cả hai đều có thế mạnh khi dùng để nghiên cứu các vấn đề và câu hỏi phù hợp. Khác biệt cơ bản của phương pháp định lượng và định tính[3] chính là vấn đề cần được giải quyết ở đây. Câu trả lời đó cho phép nhà nghiên cứu phát triển theo hướng này hay hướng kia. Thứ đến, hai phương pháp phỏng vấn có thể được áp dụng phối hợp trong nghiên cứu. Kỹ thuật phỏng vấn ít chính thức có thể giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển lên thành một bảng khảo sát chính thức, và có thể cung cấp những phương tiện quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo trong một lãnh vực quá phức tạp vượt khỏi giới hạn của survey.
Các bước trong phỏng vấn ít chính thức
Thực ra không có một phương pháp mẫu nào cho cuộc phỏng vấn ít chính thức. Quá trình phỏng vấn nói chung đòi hỏi phải có một lượng kỹ năng nhất định, kiên nhẫn và tiếp cận nhiều hơn với người được phỏng vấn hơn là trường hợp survey. Các bước tiến hành cũng cần được so sánh với các bước tương tự trong survey[4] và có thể tổng kết thành bốn bước như sau: cụ thể hóa; tiếp xúc; phỏng vấn và phân tích.
Cụ thể hóa
Bước ban đầu, mang tính chuẩn bị này cũng khá giống với những gì đã trình bày trong phần giới thiệu survey. Nó cần định nghĩa chính xác mục tiêu của nghiên cứu, về chuyện tham khảo bất kỳ nguồn thông tin nào khác có liên quan và xác định chung về mục tiêu. Bạn cần cân nhắc toàn bộ cuộc nghiên cứu để cân nhắc việc dùng phương pháp phỏng vấn ít chính thức, và cần cung cấp lý do thuyết phục khi áp dụng đối với đối tượng hay đề tài nghiên cứu. Cần phải định rõ những gì bạn muốn đạt được nhờ sử dụng phương pháp này. Bạn sẽ cần định hình các đề tài và câu hỏi của mình trong điều kiện có thể nhất tại thời điểm này. Cũng cần phải làm một số phỏng vấn thử nghiệm (pilot).
Tiếp xúc
Bạn sẽ phải chọn và liên hệ với những người có nhiều trở thành người được phỏng vấn. Có thể cần phải liên lạc tất cả, hay một lượng người được chọn, từ một nhóm hay địa điểm nhất định, ví dụ như trong một ca nghiên cứu về văn hóa làm việc cụ thể. Điều đó có nghĩa là bạn cần tìm cách liên lạc với nhiều gia đình, những người già, phụ nữ làm việc, các đại diện của những loại người tổng quát. Trong những trường hợp đó bạn sẽ phải thiết lập một điểm liên lạc với những người có nhiều khả năng trở thành người được phỏng vấn sau này. Có thể thực hiện thông qua mạng lưới quan hệ hiện có (ví dụ liên lạc với độc giả của tạp chí thông qua danh sách của nhà phân phối) hay tham gia một sự kiện hay cuộc họp cụ thể nào đó (ví dụ tham gia câu lạc bộ hay nhóm xã hội) để xây dựng quan hệ. Như một phần của quá trình này bạn sẽ phải giới thiệu sơ lược về nghiên cứu của mình và các đề tài bạn muốn bàn thảo trong cuộc phỏng vấn. Nói chung, người phỏng vấn sẽ thích nghi với người được phỏng vấn, và người được phỏng vấn cũng nên có quyền đề nghị nơi gặp. Nhà của họ thường được coi là địa điểm tốt nhất, trừ khi có những yêu cầu đặc biệt nào đó về nơi chốn xảy ra cuộc phỏng vấn theo thiết kế của cuộc nghiên cứu - ở nơi làm việc, trong câu lạc bộ, ở trường v.v.
Phỏng vấn
Hiện có nhiều tranh cãi về cách được coi là hiệu quả nhất khi ghi âm cuộc phỏng vấn ít nghi thức hoặc không chính thức. Các cố gắng tạo ra những loại hình bất nghi thức khác nhau thường bị chuyện ghi âm phá hỏng hoặc ảnh hưởng xấu. Có thể xem thêm chương 23 về các lời khuyên khi ghi âm. Thường thì nên bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách ghi lại tên của người được phỏng vấn và các dữ liệu có liên quan đến dự án. Người được phỏng vấn cũng được bảo đảm về độ bảo mật đối với các câu trả lời của họ và tính chất của cuộc nghiên cứu. Trong cuộc phỏng vấn vô cùng bất chính thức thì cả hai bước đó đều được thay đổi cho phù hợp. Trong một số trường hợp cũng nên nói trước sẽ có bao nhiêu thời gian để bạn có thể chủ động tiến trình phỏng vấn. Nói chung khoảng một giờ đồng hồ là thời gian tối thiểu để có được một cuộc phỏng vấn hiệu quả. Các câu hỏi và nội dung chính cùng chuỗi trình tự nên được chuẩn bị sẵn và cân nhắc từ trước, nhưng các câu hỏi nối tiếp (follow-up) và bàn luận thì không thể có sẵn. Kỹ thuật vòng lặp (looping - phát triển câu hỏi khuyến khích từ chính câu trả lời vừa xong) cũng là kỹ thuật hữu dụng để giữ cho người được phỏng vấn tiếp tục "trôi chảy". Nhiều nhà nghiên cứu đề cao giá trị của các câu hỏi nối tiếp trong trường hợp này.
Phân tích
Khi đã có đủ lượng phỏng vấn cần thiết và tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng để ghi lại các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ có vô số thông tin và dữ liệu "thô". Nói chung, quá trình phân tích đòi hỏi bạn phải thân thuộc với những thông tin này, "đặt mình" vào các hoàn cảnh khác nhau của những người được phỏng vấn. Như một phần của phương pháp, bạn có thể thấy việc tóm lược mỗi cuộc phỏng vấn sẽ rất hữu dụng, ghi nhận những câu chuyện chính hay các điểm nhất quán trong các vấn đề mà người được phỏng vấn đã đề cập. Báo cáo và diễn giải của những tóm lược đó, thường với trích dẫn và mở rộng đi kèm, sẽ giúp bước cuối cùng trong quá trình viết luận văn. Trong ngữ cảnh của phạm vi nghiên cứu mà bạn đã bắt đầu, những người được phỏng vấn đã nói gì với bạn về đề tài nghiên cứu?
------------------------------------------------------------
[1] Bản gốc tiếng Anh là chương 22 của quyển giáo trình Kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên (Research Skills for Students) của De Montfort University (Leceister, Anh quốc), Kogan Page xuất bản năm 1996 (tái bản 1998, 2001) ở London, 128 trang. Tác giả là các giảng viên của trường: Brian Allison, Alun Owen, Arthur Rothwell và Tim O'Sullivan, Carol Saunders, Jenny Rice biên soạn phần về phỏng vấn.
[2] (hơn là lượng) qualitative understanding. Trong một thời gian dài phương pháp định lượng (quantitative) chiếm ưu thế và các giáo trình thường giới thiệu phương pháp định tính (qualitative) như phần bổ sung, đối chiếu với các trình bày trước đó về phương pháp định lượng. Đây cũng là trường hợp của giáo trình này. Đoạn văn (thay bằng dấu [...] trong bài dịch ở trên) trước phần này như sau:
Chương trước đã nhắc nhở rằng các phỏng vấn chính thức dùng bảng khảo sát (formal survey interview) thường chủ yếu quan tâm đến việc thu thập một lượng lớn dữ liệu thông qua một hệ thống câu hỏi khá chặt chẽ. Cơ sở của phương pháp này thường là nhằm lấy số đo về lượng nếu xét đến trọng tâm nghiên cứu. Ngược lại, các loại hình phỏng vấn ít chính thức được áp dụng khi nhà nghiên cứu muốn bỏ thêm thời gian để phỏng vấn một lượng người nhỏ hơn trong không khí ít trực tiếp, ít máy móc hơn, mà mối quan tâm cũng rất khác nhau.
[3] quantitative versus qualitative. Vấn đề cũng được nhiều giáo trình nhắc tới, cũng như phần đầu của chương 12 (trang 70) trong cùng giáo trình này, do Arthur Rothwell biên soạn:
Nếu mục tiêu của bạn là biểu diễn kết quả bằng con số thì bạn sẽ lên kế hoạch nghiên cứu định lượng (quantitative). Còn nếu bạn chỉ đơn thuần muốn khám phá xem các yếu tố nào có liên quan trong quá trình tìm hiểu đề tài, không cần biết các yếu tố đó thường xuất hiện như thế nào, thì tức là bạn đang nghiên cứu định tính (qualitative). Khảo sát định tính thường đủ để cung cấp mọi thông tin cần thiết, ví dụ như trong nghiên cứu sự nghiệp thông qua một số ca chọn lọc, hay mô ta xem thay đổi đã được tiến hành như thế nào trong một ngành kinh doanh, thì không cần phải có phân tích số liệu chiếm nhiều thời gian mới đủ tính thuyết phục và hấp dẫn cho công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, thường thì các nghiên cứu định tính được thực hiện như bước loại trừ ban đầu để tiến đến ghi nhận các dữ liệu định lượng. Ví dụ như một bảng câu hỏi định tính có thể dùng để xác định các đề tài quan trọng để lập ra bảng câu hỏi định lượng (quantitative questionnaire). Chắc chắn là đa số các bảng câu hỏi được thiết kế để dùng cho khảo sát định lương, mặc dù chắc chắn cũng có một số được dùng cho phân tích định tính. Nghiên cứu định tính thường dùng các phương pháp thu nhận dữ liệu khác, ví dụ như phỏng vấn và quan sát. Dữ liệu định lượng thường được ghi nhận thông qua các đề nghị lựa chọn trong danh mục có sẵn, dễ phân tích, trong khi bản chất của khảo sát định tính là ngăn dự đoán trước các phạm trù dùng để xếp loại dữ liệu dùng trong phân tích. Do tránh các phức tạo do phân tích xác suất thống kê gây ra mà quá trình phân tích dữ liệu định tính sẽ mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.
[4] Được trình bày trong chương trước - chương 21 - của tập giáo trình, cũng chia phỏng vấn survey thành bốn bước tương tự, nhưng mỗi bước lại có những chú ý và mục tiêu khác nhau. Sách có bán trên mạng, http://www.amazon.co.uk/Research-Skills-Students-Transferable-Learning/dp/0749418737
Mục tiêu của phỏng vấn ít chính thức
Các nhà nghiên cứu làm việc với các phỏng vấn ít chính thức tiếp nhận một góc nhìn khác về bản chất của thế giới xã hội mà theo họ, khác với thế giới tự nhiên vì nó được tạo thành chủ yếu là từ ý nghĩa, giá trị và diễn giải. Theo cách nhìn này, con người khác với các vật thể tự nhiên nhờ khả năng biết giải nghĩa hành động của chính mình và của những người khác, phản ứng theo kiến thức của họ và gắn liền cuộc sống và hành động của họ với ý nghĩa (meaning). Những ý nghĩa này không được hiểu như là những thực tại cố định, có thể "đo đếm" được, mà được chủ động tạo dựng và thêm bớt thông qua tương tác xã hội. Nhiệm vụ của người phỏng vấn là tạo ra và thích nghi với những điều kiện mà trong đó người trả lời phỏng vấn sẽ bộc lộ hay "cởi mở" tâm tư hay "chuyện riêng" có liên quan với vấn đề đang nghiên cứu.
Theo đó, những ai làm việc với phương pháp này sẽ coi như luôn tồn tại nhiều góc nhìn khác nhau và nhiều chiều trong những người có liên quan đến đề tài hay vấn đề đang nghiên cứu. Các mục tiêu và kỹ thuật phỏng vấn sẽ được áp dụng để giảm bớt những nghi lễ, sự kiểm soát và khoảng cách thường xuất hiện trong kiểu phỏng vấn dùng bảng khảo sát, thay vào đó là loại hình trao đổi, uyển chuyển. Vì vậy phương pháp sẽ đề cao các câu hỏi mở (open-ended) và không trực tiếp, hơn là yêu cầu người trả lời phỏng vấn cung cấp những mảnh thông tin đặc biệt, trả lời những câu hỏi đã cố định sẵn. Người phỏng vấn sẽ không có bảng câu hỏi đặt sẵn, mà chỉ là một danh sách các chủ đề hay điểm cần chú ý và đi theo trong khi thảo luận. Vai trò của người phỏng vấn thường sẽ là bị động, là quá trình nghe chủ động và nhắc nhở, hơn là lo quản lý danh sách câu hỏi cần trả lời. Loại hình phỏng vấn này cũng thường đi kèm với các loại hình quan sát, mà trong một số trường hợp còn là quan sát có tham gia (participant observation), tức là người phỏng vấn sẽ tham gia các hoạt động hay bối cảnh xã hội (social setting) đang được nghiên cứu. Như vậy các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện trong bối cảnh và ngữ cảnh "tự nhiên", trong "lãnh thổ" quen thuộc đối với người trả lời phỏng vấn hơn là với người phỏng vấn. Nói một cách tổng quát thì người phỏng vấn trong phương pháp này sẽ chú ý hơn đến từng cuộc phỏng vấn một - bao gồm cả phần của họ trong đó - và khả năng ảnh hưởng của nó đối với toàn bộ nhữ cận cảnh và dữ liệu thu thập được. Vấn đề này được mô tả bằng khái niệm "phản thân" (reflexivity). Người phỏng vấn sẽ ít đóng vai "kẻ thẩm vấn" mà sẽ thiên về vai "người hướng dẫn" trong cuộc phỏng vấn và trong quá trình "tìm kiếm" qua lại về đề tài đang được nghiên cứu.
Phỏng vấn ít chính thức tương phản với loại hình survey qua các điểm sau:
a. Người phỏng vấn đặt mục tiêu "đi vào bên trong" các ý nghĩa chủ quan và "thế giới" của người được phỏng vấn. Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn, nhưng có khả năng nhận được phản ứng sâu hơn.
b. Cuộc phỏng vấn sẽ ít nghi thức hơn, mở hơn, uyển chuyển hơn và giống cuộc nói chuyện hơn, và sẽ diễn ra trong một bối cảnh tự nhiên hơn.
c. Vai trò của người phỏng vấn và người được phỏng vấn được phân biệt rõ ràng, người phỏng vấn sẽ thay đổi và thích nghi nhiều hơn với người được phỏng vấn trong quá trình khám phá đề tài đang được bàn luận. Trong một số trường hợp thì người được phỏng vấn sẽ là người "đặt nghị trình" hơn là người phỏng vấn.
d. Thay vì tạo ra một danh sách các câu hỏi, người phỏng vấn sẽ dùng chuỗi uyển chuyển các câu hỏi không trực tiếp để kích thích hoặc "lèo lái" người được phỏng vấn vào khu vực đang quan tâm. Do đó, quá trình phỏng vấn sẽ liên tục được nâng cấp.
e. Thông tin ghi lại trong cuộc phỏng vấn sẽ rất khác nhau. Dữ liệu sẽ ít theo kết cấu, ít dự đoán trước và khó áp dụng phương pháp mã hóa và phân tích bằng xác suất thống kê. Cũng khó có thể so sánh dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn khác nhau và dùng các cuộc phỏng vấn làm cơ sở để tổng quát hóa.
Tóm lược
Thế mạnh chủ yếu hay cũng là lợi thế của phương pháp phỏng vấn ít chính thức chính là khả năng thâm nhập sâu và cận cảnh hơn những phương pháp phỏng vấn dùng bảng khảo sát. Sử dụng kỹ năng phỏng vấn ít chính thức, nhà nghiên cứu có thể tiếp cận gần một cách đáng kể đối với ý nghĩa, động cơ, giá trị hay cảm giác của những người đồng ý tham gia cuộc phỏng vấn. Họ có thể "đào sâu hơn" và kết quả của loại hình này thường rất đa dạng về mô tả. Trong khi các cuộc phỏng vấn survey có thể đề cập đến sự tồn tại của một giá trị hay tính chất cụ thể, thì phỏng vấn ít chính thức cho phép nhà nghiên cứu đi thẳng vào trung tâm của vấn đề.
Tuy nhiên, thế mạnh đối với một số người lại có thể bị một số người khác coi là điểm yếu. Với các nhà nghiên cứu làm việc với truyền thống survey, các cuộc phỏng vấn không chính thức đáng nghi ngại về nội dung. Đặc biệt là không có bằng chứng hay cơ chế dễ dàng nào để so sánh các câu trả lời, đo đếm hay tổng quát hóa. Để có được "câu chuyện bên trong", cuộc phỏng vấn ít chính thức tạo cơ hội cho sự thiên lệch chủ quan - giá trị của riêng người nghiên cứu hay của người được phỏng vấn - đối với cả hai người tham gia. Thêm vào đó, vì thời gian dài và căng thẳng của cuộc phỏng vấn, thường chỉ phỏng vấn một lượng nhỏ người hơn là so với phương pháp survey. Điều đó ít tạo nổi cơ sở để thực hiện phép tổng quát hóa theo xác suất thống kê. Ngược lại với phương pháp phỏng vấn dùng bảng khảo sát, các phỏng vấn ít chính thức có thể cho chúng ta biết rất nhiều về cá nhân hay ca cụ thể, nhưng lại không thể hiện bao nhiêu về qui luật hay xu hướng. Nhưng ngược lại, điểm mạnh của phỏng vấn ít chính thức cung cấp hình ảnh đầy đủ và hoàn hảo hơn của đề tài.
Cần phải ghi nhớ hai vấn đề ở đây. Trước hết, hai phương pháp phỏng vấn được phát triển để xử lý hai loại câu hỏi và mức độ phân tích khác nhau. Cả hai đều có thế mạnh khi dùng để nghiên cứu các vấn đề và câu hỏi phù hợp. Khác biệt cơ bản của phương pháp định lượng và định tính[3] chính là vấn đề cần được giải quyết ở đây. Câu trả lời đó cho phép nhà nghiên cứu phát triển theo hướng này hay hướng kia. Thứ đến, hai phương pháp phỏng vấn có thể được áp dụng phối hợp trong nghiên cứu. Kỹ thuật phỏng vấn ít chính thức có thể giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển lên thành một bảng khảo sát chính thức, và có thể cung cấp những phương tiện quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo trong một lãnh vực quá phức tạp vượt khỏi giới hạn của survey.
Các bước trong phỏng vấn ít chính thức
Thực ra không có một phương pháp mẫu nào cho cuộc phỏng vấn ít chính thức. Quá trình phỏng vấn nói chung đòi hỏi phải có một lượng kỹ năng nhất định, kiên nhẫn và tiếp cận nhiều hơn với người được phỏng vấn hơn là trường hợp survey. Các bước tiến hành cũng cần được so sánh với các bước tương tự trong survey[4] và có thể tổng kết thành bốn bước như sau: cụ thể hóa; tiếp xúc; phỏng vấn và phân tích.
Cụ thể hóa
Bước ban đầu, mang tính chuẩn bị này cũng khá giống với những gì đã trình bày trong phần giới thiệu survey. Nó cần định nghĩa chính xác mục tiêu của nghiên cứu, về chuyện tham khảo bất kỳ nguồn thông tin nào khác có liên quan và xác định chung về mục tiêu. Bạn cần cân nhắc toàn bộ cuộc nghiên cứu để cân nhắc việc dùng phương pháp phỏng vấn ít chính thức, và cần cung cấp lý do thuyết phục khi áp dụng đối với đối tượng hay đề tài nghiên cứu. Cần phải định rõ những gì bạn muốn đạt được nhờ sử dụng phương pháp này. Bạn sẽ cần định hình các đề tài và câu hỏi của mình trong điều kiện có thể nhất tại thời điểm này. Cũng cần phải làm một số phỏng vấn thử nghiệm (pilot).
Tiếp xúc
Bạn sẽ phải chọn và liên hệ với những người có nhiều trở thành người được phỏng vấn. Có thể cần phải liên lạc tất cả, hay một lượng người được chọn, từ một nhóm hay địa điểm nhất định, ví dụ như trong một ca nghiên cứu về văn hóa làm việc cụ thể. Điều đó có nghĩa là bạn cần tìm cách liên lạc với nhiều gia đình, những người già, phụ nữ làm việc, các đại diện của những loại người tổng quát. Trong những trường hợp đó bạn sẽ phải thiết lập một điểm liên lạc với những người có nhiều khả năng trở thành người được phỏng vấn sau này. Có thể thực hiện thông qua mạng lưới quan hệ hiện có (ví dụ liên lạc với độc giả của tạp chí thông qua danh sách của nhà phân phối) hay tham gia một sự kiện hay cuộc họp cụ thể nào đó (ví dụ tham gia câu lạc bộ hay nhóm xã hội) để xây dựng quan hệ. Như một phần của quá trình này bạn sẽ phải giới thiệu sơ lược về nghiên cứu của mình và các đề tài bạn muốn bàn thảo trong cuộc phỏng vấn. Nói chung, người phỏng vấn sẽ thích nghi với người được phỏng vấn, và người được phỏng vấn cũng nên có quyền đề nghị nơi gặp. Nhà của họ thường được coi là địa điểm tốt nhất, trừ khi có những yêu cầu đặc biệt nào đó về nơi chốn xảy ra cuộc phỏng vấn theo thiết kế của cuộc nghiên cứu - ở nơi làm việc, trong câu lạc bộ, ở trường v.v.
Phỏng vấn
Hiện có nhiều tranh cãi về cách được coi là hiệu quả nhất khi ghi âm cuộc phỏng vấn ít nghi thức hoặc không chính thức. Các cố gắng tạo ra những loại hình bất nghi thức khác nhau thường bị chuyện ghi âm phá hỏng hoặc ảnh hưởng xấu. Có thể xem thêm chương 23 về các lời khuyên khi ghi âm. Thường thì nên bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách ghi lại tên của người được phỏng vấn và các dữ liệu có liên quan đến dự án. Người được phỏng vấn cũng được bảo đảm về độ bảo mật đối với các câu trả lời của họ và tính chất của cuộc nghiên cứu. Trong cuộc phỏng vấn vô cùng bất chính thức thì cả hai bước đó đều được thay đổi cho phù hợp. Trong một số trường hợp cũng nên nói trước sẽ có bao nhiêu thời gian để bạn có thể chủ động tiến trình phỏng vấn. Nói chung khoảng một giờ đồng hồ là thời gian tối thiểu để có được một cuộc phỏng vấn hiệu quả. Các câu hỏi và nội dung chính cùng chuỗi trình tự nên được chuẩn bị sẵn và cân nhắc từ trước, nhưng các câu hỏi nối tiếp (follow-up) và bàn luận thì không thể có sẵn. Kỹ thuật vòng lặp (looping - phát triển câu hỏi khuyến khích từ chính câu trả lời vừa xong) cũng là kỹ thuật hữu dụng để giữ cho người được phỏng vấn tiếp tục "trôi chảy". Nhiều nhà nghiên cứu đề cao giá trị của các câu hỏi nối tiếp trong trường hợp này.
Phân tích
Khi đã có đủ lượng phỏng vấn cần thiết và tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng để ghi lại các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ có vô số thông tin và dữ liệu "thô". Nói chung, quá trình phân tích đòi hỏi bạn phải thân thuộc với những thông tin này, "đặt mình" vào các hoàn cảnh khác nhau của những người được phỏng vấn. Như một phần của phương pháp, bạn có thể thấy việc tóm lược mỗi cuộc phỏng vấn sẽ rất hữu dụng, ghi nhận những câu chuyện chính hay các điểm nhất quán trong các vấn đề mà người được phỏng vấn đã đề cập. Báo cáo và diễn giải của những tóm lược đó, thường với trích dẫn và mở rộng đi kèm, sẽ giúp bước cuối cùng trong quá trình viết luận văn. Trong ngữ cảnh của phạm vi nghiên cứu mà bạn đã bắt đầu, những người được phỏng vấn đã nói gì với bạn về đề tài nghiên cứu?
------------------------------------------------------------
[1] Bản gốc tiếng Anh là chương 22 của quyển giáo trình Kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên (Research Skills for Students) của De Montfort University (Leceister, Anh quốc), Kogan Page xuất bản năm 1996 (tái bản 1998, 2001) ở London, 128 trang. Tác giả là các giảng viên của trường: Brian Allison, Alun Owen, Arthur Rothwell và Tim O'Sullivan, Carol Saunders, Jenny Rice biên soạn phần về phỏng vấn.
[2] (hơn là lượng) qualitative understanding. Trong một thời gian dài phương pháp định lượng (quantitative) chiếm ưu thế và các giáo trình thường giới thiệu phương pháp định tính (qualitative) như phần bổ sung, đối chiếu với các trình bày trước đó về phương pháp định lượng. Đây cũng là trường hợp của giáo trình này. Đoạn văn (thay bằng dấu [...] trong bài dịch ở trên) trước phần này như sau:
Chương trước đã nhắc nhở rằng các phỏng vấn chính thức dùng bảng khảo sát (formal survey interview) thường chủ yếu quan tâm đến việc thu thập một lượng lớn dữ liệu thông qua một hệ thống câu hỏi khá chặt chẽ. Cơ sở của phương pháp này thường là nhằm lấy số đo về lượng nếu xét đến trọng tâm nghiên cứu. Ngược lại, các loại hình phỏng vấn ít chính thức được áp dụng khi nhà nghiên cứu muốn bỏ thêm thời gian để phỏng vấn một lượng người nhỏ hơn trong không khí ít trực tiếp, ít máy móc hơn, mà mối quan tâm cũng rất khác nhau.
[3] quantitative versus qualitative. Vấn đề cũng được nhiều giáo trình nhắc tới, cũng như phần đầu của chương 12 (trang 70) trong cùng giáo trình này, do Arthur Rothwell biên soạn:
Nếu mục tiêu của bạn là biểu diễn kết quả bằng con số thì bạn sẽ lên kế hoạch nghiên cứu định lượng (quantitative). Còn nếu bạn chỉ đơn thuần muốn khám phá xem các yếu tố nào có liên quan trong quá trình tìm hiểu đề tài, không cần biết các yếu tố đó thường xuất hiện như thế nào, thì tức là bạn đang nghiên cứu định tính (qualitative). Khảo sát định tính thường đủ để cung cấp mọi thông tin cần thiết, ví dụ như trong nghiên cứu sự nghiệp thông qua một số ca chọn lọc, hay mô ta xem thay đổi đã được tiến hành như thế nào trong một ngành kinh doanh, thì không cần phải có phân tích số liệu chiếm nhiều thời gian mới đủ tính thuyết phục và hấp dẫn cho công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, thường thì các nghiên cứu định tính được thực hiện như bước loại trừ ban đầu để tiến đến ghi nhận các dữ liệu định lượng. Ví dụ như một bảng câu hỏi định tính có thể dùng để xác định các đề tài quan trọng để lập ra bảng câu hỏi định lượng (quantitative questionnaire). Chắc chắn là đa số các bảng câu hỏi được thiết kế để dùng cho khảo sát định lương, mặc dù chắc chắn cũng có một số được dùng cho phân tích định tính. Nghiên cứu định tính thường dùng các phương pháp thu nhận dữ liệu khác, ví dụ như phỏng vấn và quan sát. Dữ liệu định lượng thường được ghi nhận thông qua các đề nghị lựa chọn trong danh mục có sẵn, dễ phân tích, trong khi bản chất của khảo sát định tính là ngăn dự đoán trước các phạm trù dùng để xếp loại dữ liệu dùng trong phân tích. Do tránh các phức tạo do phân tích xác suất thống kê gây ra mà quá trình phân tích dữ liệu định tính sẽ mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.
[4] Được trình bày trong chương trước - chương 21 - của tập giáo trình, cũng chia phỏng vấn survey thành bốn bước tương tự, nhưng mỗi bước lại có những chú ý và mục tiêu khác nhau. Sách có bán trên mạng, http://www.amazon.co.uk/Research-Skills-Students-Transferable-Learning/dp/0749418737
Từ giáo trình[1] ĐH De Montfort, Lê Hải dịch và chú thích