Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

ĐỜI DỞ TỆ







 
Khoai@: 
Tản mạn một chút về bạn gái anh với chiêu rắc thính nhử mồi.
Gái đẹp. Ngắm gái với những nét thanh tao, đố ai bảo gái có nguồn gốc sản phẩm từ một vùng trung du hẻo lánh, khốn khó với câu cửa miệng "chó ăn đá gà ăn sỏi".

Tất nhiên gái đẹp thì có quyền và có quà, gái mà anh nói không ngoại lệ. Ngay từ thời sinh viên, bọn con nhà giàu, và cả các đại gia chỉ đứng từ xa mà cắn móng tay nhìn gái. Đẹp kinh hồn! Đẹp thì đẹp, nhưng gái hơi bị kiêu, cứ dăm ba hôm gái lại dở chứng õng ẹo, đám đàn ông dần dà xa vắng.

Tốt nghiệp đại học, được về công tác tại bộ của anh Thăng bây giờ, gái vẫn đẹp như thế. Dẫu có đẹp, nhưng gái vẫn ế. Mỗi lần gặp nhau, gái ra vẻ cứng cỏi kiêu hãnh, nhưng cứ nhìn vào mắt là biết, một nối buồn thăm thẳm, cùng với tháng năm, các nếp quạt bắt đầu cần mẫn chia nhỏ khuôn mặt của gái thành những miếng nho nhỏ, manh mún, chồng chéo. Nhưng phải công nhận, về khuôn hình và đường nét, gái vẫn ngon, đâu ra đấy.

Thực lòng, bạn bè ai cũng thương, đẹp mà sao không thể lấy được chồng, thằng nào yêu gái giỏi lắm trụ được 2 tháng là phắn, thế mới đau. Có lẽ gái ế vì thói học đòi người kẻ chợ kinh kì, khinh khỉnh khinh khỉnh.

Lâu không gặp, thấy dạo này gái cũng xì tai ra phết, quần áo loại hàng hiệu xách tay Quảng Châu, điện thoại xịn hợp thời trang. Tâm sự mới biết, giai theo cũng không thiếu, từ giai hàng Hành, Ngọc Khánh, cho đến đại gia chợ giời, thậm chí có cả lão hói giáo sư đại học. Thế mà không hiểu vì sao duyên tình cứ lẩn trốn mãi. Thời gian chạy ào ào như chó đuổi, đến nay gái chả khác gì con Mi lô già hôi hám trụi lông bên nhà lão hàng xóm. Nhìn mà nản.

Cách đây hơn tháng gái alố rủ mình đi cafe, lần này gái trầm lặng hẳn đi, gái khóc, tiếng khóc cứ ư ử trong cổ họng như mèo hen, từng giọt nước mắt to hơn viên kim cương gái đeo ở ngón tay lăn dài trên má. Ngước mắt lên gái hỏi, Khoai ơi làm sao tớ có thể thoát được cảnh hâm, dở điên dở ế mãi thế này. Mình buồn bã lắc đầu bế tắc, mình đâu phải chị Vân Anh Thanh Tâm hay anh Đinh Đoàn điệu đà tư vấn tâm lý nhí nhố cho gái được.

Bất chợt, trong đầu mình loé lên một tia hy vọng yếu ớt, mình bảo gái hay là cậu chấp nhận đi ngang qua cửa nhà tay Chí hâm đi? và...bạn có thể nới một cúc...cứ thế...cứ thế (mình thì thầm), biết đâu lại...

Tối qua mình bất ngờ nhận được thiệp mời cưới của gái, mình sững sờ, mắt trong mắt dẹt. Vồ vập cuống cà kê, tay dúi gói mứt sen, tay kia gái cứ cầm cổ tay mình lắc lắc rồi lắp bắp mấy lần câu cảm ơn, Khoai đã cho mình gợi ý tuyệt vời, không có Khoai chắc giờ tớ vẫn ế...

Bố khỉ, cuộc đời thật éo le, mình nhai mứt sen Hàng Điếu khô không khốc mà cứ thấy trơn tuột vào cổ họng như ăn thạch rau câu.

Haiz, tuần tới lại mất toi mấy trăm bạc phong bì, kèm một buổi tối dự đám cưới về với gói mì hảo hảo.


Đời dở tệ.

ĐÀN BÀ LÀ GÌ?

Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
(Huy Cận)





Theo từ điển thì khái niệm đàn bà là tương đối đơn giản. Từ điển ở Ta cho rằng, đấy là nữ giới nói chung và phải là những người đã trưởng thành. Từ điển ở Tây cũng hao hao như vậy, cuốn Petit Larousse đầy uy tín của người Pháp giải nghĩa. (Xin chép nguyên văn bằng tiếng ănglê, thứ tiếng mà rất nhiều đàn bà Việt đương đại vừa mê vừa thích vừa thành thạo).


1. A female human being – Distinguished from man. Đại loại, đàn bà là sinh vật giống cái cốt để phân biệt với nam giới.

2. An adult female human being – Distinguished from girl. Đại khái vẫn là sinh vật giống cái, cốt để phân biệt với đám lóc nhóc thiếu nữ.


Nghĩa một thì dễ hiểu quá rồi, còn nghĩa hai hơi mang tính cơi nới nhưng kha khá nghiêm ngặt. Nếu tuân thủ theo đúng nghĩa (2) thì đàn bà không có ở tuổi teen, và hiển nhiên sẽ không được phép mặc đồng phục trung học vào nhà nghỉ.

Bọn họ vẫn có thể mang vẻ ngây thơ nhưng không thể cùng một lúc nhuộm tóc hai màu xanh đỏ rồi nhí nhảnh kẹp ba phi xe đánh võng. Thêm nữa, quan chức đàn ông nếu nhỡ có thân thiết với đàn bà thì đạo đức mặc nhiên sẽ thăng hoa bởi không bao giờ mắc phải cái tội ngớ ngẩn, lạm dụng vị thành niên.

Từ điển học thuật rắc rối quá, dân gian quan niệm dịu dàng trong sáng hơn nhiều. Đàn bà đương nhiên chỉ giản dị hoặc là vất vả mẹ hoặc là tần tảo chị. Họ cũng có thể là cần mẫn vợ hoặc là bạc bẽo người tình. Họ đôi khi tài sắc vẹn toàn như Thuý Kiều, lại có lúc thỉnh thoảng xấu xí ít học như thị Nở.

Có người trong trắng thuỷ chung như tiểu thư Juliet trong kịch Shakespeare, lại có người dâm loạn điêu trác như Mã phu nhân trong trường thiên kiếm hiệp “Thiên long bát bộ”. Có người là chót vót “phụ nữ của năm” như diễn viên chơi vơi Đỗ Hải Yến, lại có người là tột cùng tội phạm quốc gia như nữ lưu manh Phúc “bồ”. Nói chung, đàn bà giống như thơ, bởi có bao nhiêu người làm thơ là có bấy nhiêu định nghĩa.

Vì thế, nếu phải miễn cưỡng rốt ráo định nghĩa đàn bà thì vẫn đành dựa vào các trước tác kinh điển. Theo Kinh Thánh, sau khi đã sáng tạo ra mọi loài, Thiên Chúa phát chán bèn rút xương sườn của “đàn ông nông nổi giếng khơi” để rồi làm ra một thứ “đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”.

Chắc là xót xa đau quá nên đàn ông đã hốt hoảng cảm thán “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi, người này sẽ được gọi là đàn bà vì đã được lấy ra bởi đàn ông”. (Sách Sáng thế 2; 23). Về sau, đàn bà bị con rắn quyến rũ xui nuốt táo, phạm vào tội lê la ăn quà vặt nên Thiên Chúa đã mặc định bọn họ “Ta sẽ làm cho mày chịu nhiều đau khổ lúc thai nghén. Mày sẽ phải đau đớn khi sinh con, mày sẽ phải quỵ luỵ chồng mày và chồng mày sẽ làm chủ mày”. (SSt 3; 16).




Kinh Cựu ước được nhiều học giả lắm bằng ở ta cho là quá mang quan điểm thành kiến phương Tây. Ở phương Đông, kinh Phật của người Việt do minh quân thiền sư Trần Thái Tông khởi tác mang quan niệm về đàn bà có vẻ hay hơn. “Lưng ong tóc mượt hay khiến tính hoặc tâm mê. Sắc én mày ngài đưa đến hồn xiêu phách lạc.

Kẻ mê say đoạn nghĩa thầy bạn, kẻ tham đắm đức mất đạo tan. Vậy có kệ rằng: Mặt trắng môi son điểm phấn đào. Long lanh đưa mắt gây lao đao. Chẳng qua một túi da nhơ bẩn. Cắt đứt ruột người không cần dao”. (Khoá hư lục – Văn giới sắc). Hình như hai quan niệm kể trên bị nhiều đàn bà hiện đại nhăn nhó không thích. Thôi đành dẫn Khổng Tử, một bậc Thánh của đạo Trung Dung.

“Duy nữ tử dữ tiểu nhân, vị nan dưỡng dã. Cận chi tắc bất tốn, viễn dữ tắc oán” (Luận ngữ, thiên Dương Hoá). Nôm na ý của cụ Khổng là, đàn bà với tiểu nhân khó nuôi lắm. Ở gần thì bọn họ nhờn, ở xa thì họ oán. Có phải thế chăng mà rất đông nho sĩ thường để móng tay lá lan thật dài, chắc họ cẩn thận đề phòng những khi bắt buộc phải vuốt ve vợ.

Thế nhưng nói cho cùng, thì ở phía trong thăm thẳm sâu xa của đạo Thiên Chúa, đạo Phật hay đạo Nho, luôn đẫm đầy trân trọng tính nữ. Trên cuộc đời có nhiều cay đắng phiền muộn này, còn gì thiêng liêng trinh bạch hơn được Đức Mẹ Maria, còn gì từ bi cao cả hơn Đức Phật bà Quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn.

Và đã biết bao nhiêu thế hệ nhà Nho rưng rưng tâm phục khẩu phục khi chợt nhắc đến bà Mạnh mẫu, người mẹ tần tảo nghiêm khắc hết mực yêu con của á Thánh Mạnh Tử. Có thể nói, tất cả những giá trị đậm đặc tinh hoa nhất của đàn bà đều thăng hoa đọng lại trong hai từ vĩ đại “người mẹ”.

Chẳng cần biết đàn bà có thể tệ đến đâu, chỉ cần họ trưởng thành làm mẹ là lập tức cái nhân loại khốn khổ này được cứu rỗi. Bởi cái đám đàn ông quen chật hẹp đố kỵ khoe khôn soi mói kia, có thể không có chị, có thể không có vợ, có thể không có bồ nhí nhưng vĩnh viễn chưa bao giờ bọn họ lại không có hiền mẫu. Chính ở đây, câu hỏi tưởng hoành tráng, “đàn bà là gì?”, bỗng rơi rụng thành vớ vẩn.


Đẹp

TÌNH YÊU VÀ TUỔI TÁC

  Vu Hoang Son  

Hãy tận hưởng tất cả những ngày tháng của cuộc đời.
Jonathan Swift


Tuổi tác không hề ảnh hưởng tới tình yêu. Già đi – đó chỉ là một trạng thái của thể xác và suy nghĩ. Ta bắt đầu có tuổi khi ta không còn lý tưởng, không còn khả năng thưởng thức niềm vui, mất đi hy vọng và niềm tin vào những phép nhiệm màu.

Tuổi già sẽ đến khi ta ngừng những đam mê với cuộc đời, không còn hào hứng với




Tình yêu và tuổi tác



những điều mới mẻ, những thách thức, những mộng mơ… Chỉ cần chúng ta cùng hòa mình vào sự phong phú của thế giới xung quanh, lắng nghe tiếng cười giòn giã mang giai điệu của tình yêu và tiếp tục tin vào chính mình, thì tuổi già không còn là điều quan trọng.


Tình yêu là một suối nguồn tươi trẻ của cuộc sống. Miễn là ta yêu và được yêu, ta sẽ trẻ mãi. Cái chết chỉ là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của một đời người. Hãy luôn nhớ rằng chúng ta chỉ là những vị khách trọ trên cuộc sống trần gian này, vậy thì có gì hối tiếc khi ta đã đi đến đích? Dù cuộc đời của chúng ta dài đến thế nào đi chăng nữa cũng trở thành vô nghĩa nếu ta không biết thưởng thức từng ngày và chưa hề nếm được vị ngọt tình yêu.

BÀN TAY


Anh luôn chê tay vợ mình thô ráp và so với người này người kia. Rồi một ngày, anh theo người mới có đôi tay trắng đẹp mịn màng.
Nhưng bàn tay đẹp thì chẳng thể làm gì, dù chỉ một ngày osin nghỉ phép. Mọi việc nhà đều đến tay anh.

Bàn tay đẹp không tết tóc cho con anh. Khi anh ốm đau, bàn tay ấy cũng không buồn nấu cháo. Chỉ miệt mài giũa móng sơn hoa.

Nằm liệt giường, anh mơ có một bàn tay thô ráp, sờ trán anh âu yếm sẻ chia.



Nguồn: Trần Hoàng Trúc

Biện pháp nào là chìa khóa chống tham nhũng ở Việt Nam?


Một xã hội trong sạch, lành mạnh là một xã hội mà về cơ bản, trên thực tế khi người ta làm việc tốt thì sẽ được điều tốt. Làm việc xấu sẽ bị điều xấu. Trong khi đó, xã hội nước mình hiện nay kẻ tham nhũng thì được lợi, còn người chống tham nhũng hoặc không tham nhũng thì không được lợi, nhiều khi còn bị bất lợi.

Như vậy là cái xã hội đó, cái môi trường đó thực chất đang
khuyến khích cái xấu, cái gian, thúc đẩy cái xấu xa, cái gian lận, cái hắc ám lên ngôi, và mở rộng, phát tán, phát triển những cái tiêu cực đen tối đó. Đương nhiên xã hội không ai cố tình muốn "khuyến khích" như vậy, nhưng những cái đó nó lây lan phát triển nhờ sự "vô minh", tính tham lam, cầu an, an phận, nhu nhược, mềm yếu của con người chung quanh, cam chịu "sống chung với lũ" hay nói đúng hơn là "trơ mắt ngó lũ kéo tới cuốn phăng nhà mình".

Các công ty nhà nước bao nhiêu gã "đòi ăn" mới chịu ký hợp đồng, từ các đàm phán, giao dịch, ký kết mướn nhà cho tới đặt hàng, mua máy móc, vật liệu, vật tư. Có những gã ngang nhiên ngồi trước ảnh Bác ngay trong phòng đàm phán bao nhiêu người, thẻ Đảng trong túi quần, bắt phone nói chuyện với gái hoặc với đệ tử sắp đặt gái phục vụ ngay trong đàm phán. Bao nhiêu công ty, cơ quan có cả một băng nhóm, đường dây tham nhũng, sơ múi, chấm mút, chôm chĩa tiền dân do nhà nước quản lý. Những thái độ, phong cách, tư cách, nhân phẩm đó là của một "công bộc nhân dân" hay là của một tên ma cô, mafia?


Chủ đề chống tham nhũng, chống tiêu cực này thì có rất nhiều vấn đề để nói, nhưng trước hết thử xét đến khái niệm đầu tiên và cách tiếp cận đầu tiên về khái niệm "tham nhũng". Lâu nay chúng ta có nhận thức đúng về nó hay không? "Tham nhũng" tiếng Anh là "corruption", nghĩa trong các tự điển dịch một cách máy móc thì corruption chính là tham nhũng, song dịch sát nghĩa theo cách hiểu của người dân Mỹ, thì corruption phải dịch là "tha hóa" thì chuẩn xác hơn.


Như vậy khái niệm của ta là
chống tham nhũng, còn khái niệm của người phương Tây là chống tha hóa. Nghĩa là ta quan tâm đến chống một hành động. Còn họ thì quan tâm đến chống một căn bệnh.

Khi chúng ta quan niệm chống một "hành động", chống hành động tham nhũng, thì cũng như cắt cái ngọn vậy. Dẹp bỏ được hành động lần này thì kẻ xấu vẫn sẽ hành động lần khác. Còn khi quan niệm chống một "căn bệnh", chống căn bệnh tha hóa, thì chúng ta sẽ buộc phải quan tâm hơn về việc làm sao trị tận gốc, sạch gốc, quan tâm đến cái nguồn gốc, cái nguyên nhân phát sinh tiêu cực. Có lẽ nhờ có nhận thức và hướng tiếp cận ban đầu chuẩn hơn như vậy nên một số nước chống tham nhũng, chống tha hóa, chống tiêu cực tốt hơn Việt Nam mình. Trong khi chúng ta loay hoay lo phạt người, lên án hành động, thì họ lo xây dựng cái nền tảng để tiêu cực khó phát sinh.


Bài viết này không bàn về việc trị cái ngọn, mà chủ yếu bàn về việc trị cái gốc, cái gốc của tiêu cực, tha hóa, cái nguồn gốc tiêu cực. Vậy làm sao để trị cái gốc rễ của tha hóa, tiêu cực?


Lâu nay đã có nhiều bài viết với rất nhiều vấn đề được đưa ra về đề tài này. Trong bài viết này, mình loại bỏ những vấn đề râu ria mà tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất.


Vấn đề tuyển dụng và con người là vấn đề chính và quan trọng nhất. Cần tìm ra cơ chế, cách thức nào đó để trói buộc trách nhiệm và thúc ép những người có trách nhiệm phải chọn người hiền tài vào bộ máy, đồng thời loại bỏ ra dần những kẻ làm hỏng bộ máy, những kẻ làm mất uy tín, gây tai tiếng cho tập thể, làm trì trệ hệ thống, gây mất lòng tin nơi nhân dân.


Nhiều ông tuyên giáo và chính phủ bảo phải có niềm tin. Cái này đúng, nhưng đó phải là niềm tin tự giác và tự nhiên, chính đáng và hợp tình hợp lý, thì nó mới đúng, mới lành mạnh và bền. Chứ đương không làm sao cố gắng tin một cách duy ý chí được?


Một số lãnh đạo phát biểu trên báo chí hoặc trả lời phỏng vấn báo chí hay nói suông, nói khơi khơi, nói chung chung rằng phải có niềm tin, rằng cứ tin đi, nhiều khi nghe thấy tình cảm lắm nhưng nghĩ lại thì lại thấy không đúng. Lòng tin là phải xuất phát từ cái gì đó có thật, cái gì đó hợp tình hợp lý, từ sự tai nghe mắt thấy của dân, từ sự chứng kiến của người dân, phải có lý do để người ta tin, chứ còn bảo tin từ không khí thì làm sao mà tin?


Vấn đề phát biểu, trả lời phỏng vấn báo chí, quan hệ công chúng, là rất quan trọng, ông muốn dân tin ông thì ông phải làm cho tốt, hay ít nhất là ông nên nói gì đó cụ thể một chút, đương nhiên nhiều cái chưa thể tiết lộ ngay được nhưng cũng hé lộ ra cái gì đó có thể nói được, ví dụ như công việc tiến triển ra sao, đại khái là đến đâu, các ông định làm gì, hướng giải quyết của các ông là gì và đại khái sẽ dự tính làm như thế nào, khoảng bao nhiêu "con sâu" bị bắt rồi, về cơ bản các ông đã làm được những gì, dự định sắp tới các ông sẽ làm gì, làm như thế nào, cách làm căn bản là gì, nguyên tắc, quan niệm của ông về cách làm là gì v.v.


Nên cụ thể một chút. Ít ra nên nói, nên trả lời cụ thể rõ ràng chi tiết hơn nữa thì người dân còn có chút cơ sở để mà tin. Rằng à, cách này có vẻ hay, hướng đi có thể được, ông này hiểu biết vấn đề, ông này nắm vững ông ta đang ở đâu, ông này biết phải làm gì, dù chưa thấy hiệu quả tức thời nhưng ít ra người dân cần tin là ông biết cách làm, ông rõ ràng có suy nghĩ đau đầu, bỏ công bỏ sức bỏ thời gian ra vì vấn đề này, vì việc dân, việc nước, vì công cuộc chống tham nhũng.


Nhiều lúc thấy trên báo, bao nhiêu lãnh đạo phát ngôn rất chung chung, mơ hồ không rõ ràng, duy ý chí, kêu gọi suông và một chiều (ví dụ "người dân hãy nhập cuộc giúp chúng tôi tố giác tham nhũng"), họ đơn giản là nói đi nói lại những "lời hay ý đẹp" trong sách, hay những người tiền nhiệm đã nói, hay những lời hay ý đẹp trong dân gian hay những người nổi tiếng, những lãnh đạo có uy tín đã nói, lặp lại các câu nói của Bác Hồ....


Họ nói lại những câu nói nổi tiếng, những câu nói mà người dân đã thuộc nằm lòng, đã nghe nhiều rồi. Họ nói lại những khái niệm, những vấn đề mà người dân đã biết. Người dân cần ông nói những cái gì họ chưa biết, chứ ông nói lại những cái họ đã biết để làm gì?


Xưa nay Việt Nam mình không thiếu những lãnh tụ, những nhà lãnh đạo vừa thành thật quan tâm đến lòng dân, đến niềm tin của dân, thành thật nói cụ thể, nói chi tiết những cái có thể nói được cho dân, đồng thời khéo léo giữ lại những bí mật thật sự là bí mật và thật tình chưa thể nói ra được.


Những cái chưa tiết lộ được thường là những cái thật sự liên quan đến an ninh quốc phòng, đến quân sự, chính trị vĩ mô, chính trị cấp cao, ngoại giao v.v. Chứ không phải cái gì cũng hô là "bí mật quốc gia". Nếu hễ cái gì động đến cá nhân ông hay lợi ích nhóm của ông thì ông hô là "bí mật", "tối mật" rồi không cho nhà báo phóng viên người ta làm việc. Vậy thì làm thế nào để chống tham nhũng có tiến triển?


Những lãnh tụ, nhà lãnh đạo tốt mà thường xuyên nói chuyện cụ thể, sâu sát với dân, không chung chung, không sáo rỗng là những lãnh đạo như chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn, về quân sự thì có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.


Ngày nay, có ông Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Sự, và đôi khi là ông Nguyễn Phú Trọng, về Biển Đông và quốc phòng, quân sự thì có ông Nguyễn Chí Vịnh, là những người có ít nhiều gì nói cụ thể, trả lời cụ thể khá thẳng thắn đúng vào chính đề, ít vòng vo Tam Quốc, ít nói xa nói gần, không nói chuyện quá chung chung, gây mơ hồ, mù mờ cho người nghe, người đọc. Khi người dân nghe những lời nói vừa trí tuệ vừa tâm huyết của những người đó, cho thấy họ nắm vững thông tin, quả thật biết nhiều về chuyên môn của họ, về trách nhiệm họ được giao, thì người dân ít nhiều gì cũng yên tâm, an lòng, có lòng tin hơn.


Chứ nếu cứ nói chung chung, lặp lại những gì mà người dân đã nghe đã biết, cứ lạm dụng các "lời hay ý đẹp", lời của người xưa, loanh quanh vòng vo mà không đi thẳng được vào vấn đề, thì không thể đem tới niềm tin cho dân và càng không thể kêu gọi suông được.


Niềm tin không phải là vật mà có thể lấy từ trong túi ra. Đây là quan hệ nhân - quả. Niềm tin là một hệ quả, là một hiệu quả. Muốn có cái "quả" niềm tin thì cái "nhân" phải như thế nào? Muốn có cái "hệ quả", "hiệu quả" niềm tin thì phải có cái "nguyên nhân" chứ? Chứ chẳng lẽ niềm tin có thể lấy ra được từ không khí?


Đúng là người dân có thể tin vào Đảng từ kết quả của hai cuộc kháng chiến. Nhưng thời gian càng lùi xa, những thế hệ tuyệt vời đó bây giờ hầu hết đều đã cao tuổi, về hưu, hoặc một số người đã thay đổi, biến chất, tha hóa, tự diễn biến.


Nên bây giờ người dân chủ yếu là tin vào kết quả hiện tại chính trị xã hội kinh tế như thế nào. Chứ khó thể nào mà hoàn toàn tin vào những cán bộ đảng viên, lãnh đạo ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện tại, mà chỉ dựa vào kết quả thành công của thời chiến tranh hồi xưa, mà phần lớn là nhờ sự đóng góp chung của nhân dân và của những lãnh đạo khác mà nay đã về hưu.


Mà ngay cả thời kháng chiến, ví dụ như thời chống Mỹ thì người dân tin Đảng là vì quả thật Đảng lãnh đạo kháng chiến có hiệu quả. Chứ đâu phải người dân lúc đó tin Đảng vì Đảng lãnh đạo chống Pháp thành công? Trong kháng chiến chống Pháp, người dân tin Việt Minh là vì Việt Minh chống Pháp có hiệu quả ngay lúc đó, chứ đâu phải người dân hoàn toàn tin Việt Minh chỉ vì VM thực hiện Cách mạng tháng Tám thành công? Người ta tin là vì quả thật các lãnh đạo gương mẫu, và công cuộc kháng chiến - kiến quốc có hiệu quả thấy được.


Ngày xưa dân mình tin lãnh đạo, tin Đảng là vì quả thật Đảng đánh Pháp, đánh Mỹ có hiệu quả. Chứ nếu nằm nhà mà hô hào "tôi chống Pháp", "tôi chống Mỹ" thì ai mà tin được? Ví dụ: Thời Pháp thuộc, có cả chục lực lượng, tổ chức, hội kín, đảng phái, giáo phái tự xưng là chống Pháp, họ nằm nhà hô hào chống Pháp, hoặc họ chiếm cứ một số vùng đất ly khai cát cứ, thu thuế của dân địa phương rồi hưởng lạc như một lãnh chúa, quân phiệt, rồi gọi đó là "chống Pháp". Vậy rốt cuộc người dân có tin theo họ không? Người dân khi đó chỉ tin theo cụ Hồ, Đảng, Việt Minh, vì những người cộng sản này mới là đánh Tây thật, và đánh có hiệu quả.


Mình trích dẫn chuyện xưa chuyện nay như vậy là để khẳng định quan điểm: Niềm tin phải xuất phát từ hiệu quả thực tế, từ những trải nghiệm, kinh lịch, chứng kiến thực tế. Chứ không thể nào xuất phát từ những kêu gọi suông, những lời nói hoa mỹ dù nghe hay đến cỡ nào, càng không thể xuất phát từ không khí. Nếu ông không nói những gì thực tế mà có tác dụng
cập nhật thông tin cho dân thì lời nói của ông không có tác dụng gì cả, không đem lại cái gì cả. Và người dân, cử tri, cũng như các đại biểu Quốc hội không tin được vào những lời nói đó.

Đó là nói về việc "lời nói phải cụ thể" thôi, chứ thật ra lời nói cụ thể thì vẫn phải đi đôi với việc làm, và việc làm đưa tới hiệu quả. Nhận thức đúng tới hành động đúng, hành động đúng tới kết quả tốt. Lời nói đi đôi với việc làm, việc làm đưa đến hiệu quả. Thì người dân không muốn tin cũng không được. Thì những lời xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo của các thế lực phản động, chống phá, Diễn biến hòa bình, tự nhiên sẽ trở thành vô nghĩa, vô giá trị, trở thành trò hề trước mắt người dân.


Niềm tin gượng ép chỉ làm cho tất cả trở thành chủ quan, hoang tưởng và duy ý chí, thậm chí dần biến thành giả dối và tự lừa dối bản thân, dối gạt lẫn nhau, không còn cái gì là logic khách quan, không còn cái gì là trung thực. Những điều đó sẽ dần tạo ra một bầu không khí bất tín nhiệm lẫn nhau, không còn ai tin ai, và nó mới là phá hoại niềm tin một cách dữ dội nhất.


Cần có cơ chế để thúc ép, thúc đẩy, áp lực những người có trách nhiệm tuyển dụng hiền tài vào làm việc, khiến cho họ không thể, không dám để mất những cán bộ vừa hồng vừa chuyên.


Trước hết cần nhấn mạnh rõ một điều để tránh mơ hồ. Đó là những tiêu chuẩn cơ bản về sử dụng hiền tài, về thuật dùng người mà ông bà ta thời xưa và các tiền bối cách mạng truyền lại đến ngày nay là
còn nguyên giá trị.

Công tác tuyển dụng, cán bộ, nhân sự của chúng ta ngày nay bê bối, tha hóa, tệ hại là do hầu hết mọi người
không làm đúng theo lời cha ông, cha anh, chứ không phải các chuẩn mực từ xưa truyền lại là "lỗi thời", "lạc hậu".

Các tiêu chuẩn cơ bản như đức - tài phải đi đôi, lấy đạo đức làm nền tảng, hồng và chuyên, đều là những tiêu chuẩn hợp tình hợp lý và phù hợp với văn hóa, con người và thực tiễn Việt Nam.


Danh thần của vua Lê Thánh Tông là ông Thân Nhân Trung đã viết lên câu nổi tiếng lưu truyền hậu thế, đó là câu: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" ("Hiền tài quốc gia chi nguyên khí"). Lưu ý danh thần Thân Nhân Trung không nói "nhân tài" hay "người tài" là nguyên khí quốc gia. Mà "hiền tài" mới chính là nguyên khí quốc gia.


Ngay cả Mỹ và các nước phương Tây vốn có văn hóa khác và đôi khi còn trái ngược với văn hóa Á Đông, mà họ vẫn có môn Đạo đức kinh doanh (Business ethic) nằm trong các ngành học liên quan đến kinh doanh. Tất cả trường đại học có liên quan đến lãnh vực kinh doanh đều có bộ môn này, đa phần bắt buộc phải học môn đó. Như vậy cho thấy dù văn hóa khác ta, nhưng ngay cả Tây mà cũng không thể không coi trọng vấn đề "người hiền", "người tốt", "người lương thiện" này.


"Hồng" tựu trung lại đơn giản là đạo đức cách mạng, vừa có đạo đức của một con người, vừa vững mạnh và am hiểu chính trị. Nếu chỉ làm kinh doanh hay gì khác thì chỉ cần "đức" là đủ, nhưng đã lãnh đạo chính trị thì phải am tường chính trị. Chứ nếu chỉ tốt như một vị hòa thượng thì không thể lãnh đạo quốc gia được.


Còn "chuyên" đơn giản là những khả năng (ability), kỹ năng (skill), và kinh nghiệm được sử dụng cho công việc nào đó.


Những giá trị trên nên được đúc kết và mổ xẻ ra thành những tiêu chí cụ thể rõ ràng để tuyển mộ, tuyển dụng và đánh giá cán bộ, nhân viên.


Ngày nay công tác cán bộ, nhân sự của nước mình còn dở là vì chúng ta
không tuân thủ những tiêu chí trên, chứ không phải những tiêu chí đó là sai lầm, là vô lý, là "lỗi thời", "lạc hậu".

Thực tế rõ ràng là vậy: Xã hội nước mình bây giờ như dân gian hay than vãn về vấn đề tuyển dụng là:
Nhất tiền tệ, nhì quan hệ, thứ ba mới tới trí tuệ.

Mà ngay cái "trí tuệ" đó cũng chỉ là tương đối. Các cơ quan, công ty nước mình có cơ chế, hệ thống nào để đánh giá, đo lường trí tuệ một cách cụ thể và khoa học, logic, hợp lý hay chưa. Hay chỉ xem bằng cấp và tên tuổi của trường đại học? Trong khi bằng giả bây giờ thì đầy đường đầy chợ. Nên có những nỗ lực để thăm dò, xem xét, kiểm tra xem
họ làm việc có bao nhiêu hiệu quả. Đó mới là vấn đề chính.

Rồi vấn đề "kinh nghiệm" nữa. Người Việt Nam, dù là những người trong sạch, thật sự muốn tuyển dụng người làm được, thì vẫn có thói quen đưa vào những người có kinh nghiệm lâu năm vào công ty mình cho chắc ăn.


Nhưng tại sao không tự hỏi rằng một người đã làm lâu như vậy ở trong lãnh vực đó, mà lại không có thành tựu đặc sắc nổi bật gì, cứ làm bình thường kiếm cơm qua ngày, vậy phải chăng đó là một người tầm thường, một người tầm thường thì tại sao mình đưa vào công ty mình làm gì? Mục đích của tuyển dụng cán bộ nhân sự luôn luôn nên là
tìm ra người xuất sắc (great), chứ không phải chỉ là những người miễn cưỡng làm được.

Những người có kinh nghiệm mà nổi bật đặc sắc thì đương nhiên là có giá rất cao và khó mời được họ. Cho nên mới lại càng phải chú trọng vào những người
không có hoặc rất ít kinh nghiệm. Những sinh viên mới ra trường, đang tìm việc, hoặc thậm chí còn trong trường, sắp ra trường. Hoặc những người vì nguyên nhân nào đó bị dùng sai. Cái sở trường, năng khiếu của họ thì không được sử dụng. Họ bị dùng vào những việc không phải là sở thích, sở trường, năng khiếu của họ, thậm chí đó là những việc họ làm dở, họ không thích làm, không có hứng thú.

Đó là trong lãnh vực tư nhân. Còn trong các cơ quan, công ty nhà nước và bộ máy công quyền thì cũng chẳng hơn gì nếu không nói là còn tệ hơn. Nếu như xã hội nói chung là "Nhất tiền tệ (hối lộ, phong bì, quà cáp), nhì quan hệ, ba trí tuệ", thì trong các công ty nhà nước và bộ máy công quyền, nhất là những chiếc ghế "béo bở", có thể tạm gọi là "Nhất phong bì, nhì quan hệ, ba thẻ Đảng". Mà những thẻ Đảng này nhiều cái cũng không có thực chất, nhờ bỏ tiền ra mà có.


Những người có thẻ Đảng này thực chất không phải là đảng viên, mà là những kẻ cơ hội mạo danh đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ dốt lịch sử Đảng, họ mù mờ chính trị, nhưng họ có tiền. Trong thời chiến tấm thẻ Đảng có giá trị bao nhiêu, thì ngày nay thẻ Đảng giảm giá trị bấy nhiêu. Nó trở thành vật mua bán, đổi chác.


Ngày xưa thẻ Đảng nói lên giá trị, phẩm chất của con người đó. Người nào mà có thẻ Đảng thì hầu như chắc chắn là hơn xa người không có thẻ Đảng, cả về nhân cách, trí tuệ, trình độ, kiến thức, đức độ, dũng khí.... Ngày xưa người có thẻ Đảng thường là những người không giàu bằng ai, nhưng dễ được đưa ra chiến trường xa vợ xa con hơn ai hết, họ không để ý đến việc làm ăn hay việc nhà cửa, vậy mà bao nhiêu cô gái và các bậc cha mẹ khi chọn chồng, mai mối, chọn con rể, thì họ hầu hết là chọn người có thẻ Đảng. (
xem thêm)

Còn ngày nay có thẻ Đảng hay không thì cũng chẳng giúp được ai phân biệt được người tốt kẻ xấu. Có những kẻ có thẻ Đảng nhưng nhân cách thua cả dân thường.


Hiện nay trong công tác tuyển dụng cán bộ, nhân sự chẳng thấy vấn đề đức - tài đâu cả, chẳng thấy vấn đề hồng - chuyên đâu cả. Chỉ thấy phong bì, lợi ích nhóm, lợi ích riêng tư, cá nhân, ích kỷ, quan hệ, thẻ Đảng "giả", bằng cấp giả, bệnh chủ nghĩa kinh nghiệm v.v. Chẳng thấy một lề lối khoa học nào trong công tác tuyển dụng cán bộ, nhân sự. Người giới thiệu sai, cất nhắc bậy, chẳng thấy bị gì, trách nhiệm của những người đưa lên những kẻ kém cỏi ở đâu?


Như vậy, các giá trị đã được định hình và truyền lại đã không được tuân theo. Có bao nhiêu người không dựa trên vấn đề hiền - tài, hồng - chuyên để đưa người vào bộ máy. Mà họ dựa trên lợi ích riêng, phong bì, quà cáp, quan hệ, "thẻ Đảng", bằng giả.


Ngay cả những người tốt cũng có những trì trệ về công tác cán bộ, nhân sự. Do Việt Nam mình đã quá quen với các cách làm trong thời chiến, rồi trong thời bình chúng ta cũng làm y như vậy. Cho là thời chiến chúng ta thắng Mỹ thì những cách làm đó phải là tốt. "Đến Mỹ mà còn thắng được thì những cách làm trong thời kháng Mỹ phải là ưu việt rồi". Nhưng thực tế có phải vậy không?


Trong thời kháng chiến, trước họa ngoại xâm, trước bọn giặc xâm lăng trước mắt thì "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", tiềm năng, tiềm lực, sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc Việt Nam được nâng lên một bậc và phát huy tối đa. Đó là cái văn hóa, cái vũ khí giữ nước từ ngàn xưa truyền lại. Và cũng do dân ta có kinh nghiệm quân sự và có kinh nghiệm
chính trị thời chiến từ ngàn xưa. Dân mình rất giỏi quân sự và chính trị thời chiến.

Nhưng đến khi không còn chiến tranh, đến khi phải chuyển sang vai trò xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, lãnh đạo chính trị thời bình thì lại khác. Không còn động lực chống ngoại xâm (động lực lớn mạnh nhất) nữa. Tài quân sự và chính trị thời chiến không có chỗ dùng trong việc phát triển kinh tế, tái thiết và kiến thiết đất nước, làm giàu đất nước trong thời bình. Chính trị thời bình không giống chính trị thời chiến.


Cho nên, phải có cơ chế, hệ thống, cách làm, chiến thuật nào đó để thúc đẩy, thúc ép, áp lực làm cho người ta buộc phải đưa cán bộ đảng viên vừa hồng vừa chuyên vào bộ máy công quyền, hiện nay trong số gần 3 triệu người thì số lượng cán bộ đảng viên vừa hồng vừa chuyên là không ít, nhưng phần lớn những người đó là nghèo, không có quyền hành tài lực thế lực gì, không bè phái với ai, và phần nhiều.... làm ruộng hoặc dạy học, hoặc bị phân phối công việc hoặc hoàn cảnh, tình thế đưa đẩy khiến họ phải làm những việc tréo ngoe với sở trường, sở thích của họ, và họ không ưa chuyện đấu đá quan trường,
họ biết làm việc nhưng không biết đạo làm quan. Họ là những người âm thầm truyền lửa cách mạng lại cho con cháu, họ viết sách, viết báo, nói chuyện với học trò, họ là những người cực kỳ đáng quý, nhưng họ không vào được quan trường, và một số người dù vào được quan trường thì cũng rất khó để tồn tại nổi, thường nhanh chóng bị các đường dây lợi ích đào thải ra ngoài.

Có 2 thói quen về công tác cán bộ di căn lại từ thời chiến tranh, đó là: 1. Trông đợi vào ý chí tự giác của con người. Không cần cơ chế thúc đẩy. 2. Không cần hệ thống tuyển dụng, đánh giá, kiểm tra cụ thể rõ ràng gì cả về tài năng và đức độ, chỉ quan sát theo cảm tính lâu ngày rồi đề bạt lên, có khi dựa trên thành tích hoặc quân công.


Hai vấn đề trên trong thời chiến thì được. Con người thời chiến khác với con người thời bình. Con người thời chiến tình thế bắt buộc mỗi người phải cứng rắn lên. Nhất là trước một loại giặc tầm vóc như Mỹ, là kẻ vô địch thế giới, thì vô hình trung nó cũng làm cho dân tộc Việt Nam thích nghi và khơi dậy những phẩm chất đẹp nhất, tốt nhất, mạnh nhất của dân tộc. Vì chỉ có như vậy thì mới chống nổi loại giặc mạnh đến mức đó.


Còn ngày nay là khác, muốn làm tốt điều 2 nói trên thì phải có số đông những ông "xếp" cực kỳ gương mẫu, những người có trách nhiệm cực kỳ mẫu mực. Còn ngày nay thì tỷ lệ những người đó là bao nhiêu? Liệu còn hợp lý khi trông chờ vào một cá nhân cất nhắc, đề bạt ai đó. Và rồi khi người được đưa lên làm bậy thì cái người giới thiệu đó cũng chẳng bị gì nhiều, cùng lắm là khiển trách, kiểm điểm, tức là cũng như không làm gì, không có tác dụng gì thực tế, không ảnh hưởng gì đến lợi ích của ông ta, chẳng thấy trách nhiệm ở đâu, không rõ ai chịu trách nhiệm. Muốn răn đe thì phải thật sự động đến lợi ích của họ, chứ nếu cứ khiển trách và kiểm điểm thì làm sao có tác dụng răn đe thực tế?


Điều 1 (ý thức tự giác) cũng vậy, ngày nay đã không còn có thể trông cậy được vào sự tự giác nữa. Việt Nam mình đã có gần 40 năm để thử nghiệm cơ chế tuyển dụng cũ kỹ, đậm dấu ấn thời chiến đó, và nó không hiệu quả. Thực tiễn đã cho thấy là nó không hiệu quả. Ngày càng nhiều hơn sâu, bọ, rận. Ngày xưa đôi khi cũng có trường hợp "con sâu làm rầu nồi canh", nhưng còn ngày nay như chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phải than là: "Một bầy sâu trong nồi canh". Thực tế đã cho thấy không hiệu quả như vậy thì phải sửa.


Thời nay là thời bình chứ không phải thời chiến. Thời chiến đối mặt trước giặc ngoại xâm, trước chiến tranh máu lửa thì người ta buộc phải tự giác. Tình hình chiến tranh dầu sôi lửa bỏng thúc đẩy người ta phải tự giác. Thời bình ngày nay chúng ta đã không còn động lực chống ngoại xâm, trong khi lại không có cơ chế, cách làm, biện pháp, chiến thuật nào mới để tạo ra động lực mới, bù đắp cho động lực không còn tồn tại, không còn thực tế kia.


Tương tự những người nghiện cờ bạc, thuốc lá, nhậu nhẹt rượu bia say xưa, ma túy, bán nhà bán cửa, bán vợ đợ con. Họ quá biết đó là ngốc, đó là sai, đó là không tốt, đó là có hại cho sức khỏe v.v. nhưng lại rất khó bỏ.


Phải có cách làm nào đó, chứ nếu nói khơi khơi "hãy tự bỏ đi" thì họ lại rất khó để bỏ được. Thậm chí có những người thà vay tiền bốn phương, cả bọn giang hồ cho vay nặng lãi, bán cả nhà cửa đất đai gia tài, không ngại mất hết, không ngại nợ nần ngập đầu, vẫn ngụp lặn trong bài bạc, lô đề, cá độ, rồi tiền bạc mất hết, mất vợ mất con, gia đình, cha mẹ từ bỏ. Vậy mà nhiều người vẫn khó bỏ được mấy thói hư tật xấu đó.


Đâu phải là họ không biết đó là sai, đó là ngu ngốc, đâu phải họ không muốn bỏ, mà đơn giản là họ không bỏ được những thói xấu đó. Họ không một mình tự giác bỏ được.


Tương tự bọn buôn lậu ma túy, hay các nhóm lợi ích có quan hệ lợi ích nhóm cộng sinh gắn bó với nhau, tác động, hỗ tương lẫn nhau, hình thành các đường dây lợi ích nhóm, các đường dây tham nhũng, cũng giống như các đường dây tội phạm, buôn lậu ma túy, khi đã sa chân vào thì muốn rút ra rất khó. Không ai trong đám đó cho anh rút chân ra cả. Nhẹ nhất là anh sẽ bị mất việc, nặng hơn là mất sạch.


Phải có cơ chế thúc đẩy, áp lực, chứ không còn có thể trông cậy, chờ đợi vào sự tự thân tự giác được nữa. Ngoài ra, những người có trách nhiệm nên rà soát những hệ thống thời chiến mà chúng ta vẫn còn áp dụng, xem có cái nào không còn thực tế, không còn hiệu quả hay không, rồi đổi mới dần sang cho thích hợp hơn với thời bình.


Nếu cứ bám giữ không đổi mới quyết liệt cơ chế quản lý, tuyển dụng, không tìm được cách nào đó đưa những người vừa hồng vừa chuyên, vừa đức vừa tài lên tiếp dân, quản lý, lãnh đạo, không buộc được các cơ quan công quyền phải đổi mới cách làm sao cho chống tiêu cực hiệu quả hơn, không làm cho những "con sâu" phải "khớp", phải sợ, thì sẽ ngày càng nhiều sâu nhiều rận hơn. Xã hội sẽ bất ổn. Dư luận sẽ dị nghị. Người ta chỉ có thể định hướng dư luận và tạo đồng thuận bằng hiệu quả thực tế, bằng những con người tốt bằng xương bằng thịt, Bác Hồ từng nói đại ý: Một tấm gương sống có giá trị thuyết phục hơn 100 bài báo tuyên truyền giáo dục.... Chứ không thể định hướng dư luận và tạo đồng thuận bằng báo chí, bằng sự duy ý chí được.


Dư luận dị nghị, bất mãn, xã hội thiếu ổn định, lòng dân thất vọng, thiếu niềm tin, chế độ lung lay, các thế lực phản động và nước ngoài "thừa nước đục thả câu", "đục nước béo cò", họ sẽ càng lợi dụng, khai thác, khoét sâu vào những khuyết điểm của Việt Nam. Như vậy chẳng tốt đẹp gì cho ai cả. Chỉ tốt đẹp cho những kẻ có ý đồ không tốt với VN.


Vấn đề con người luôn là vấn đề chủ đạo. Đúng là muốn trừ sâu, muốn chỉnh đốn và làm trong sạch Đảng thì phải có những cán bộ tốt. Nhưng muốn có cán bộ tốt thì phải có cơ chế thúc đẩy, thúc ép, áp lực, đốc thúc, giám sát. Phải có những cách làm, những chiến thuật để gây áp lực, nếu đưa kẻ bậy bạ vào thì sẽ bị gì, nếu không tìm ra được người vừa hồng vừa chuyên vào làm thì sẽ bị gì, nếu không đạt được mục tiêu đề ra thì sẽ bị gì v.v.. Để áp lực, để thúc ép, thúc đẩy, khiến người ta lo lắng và phải tìm đủ mọi cách để nghiêm túc, trung thực tìm ra hiền tài vào giúp nước, cũng là giúp cho nơi mà người có trách nhiệm tuyển dụng đó đang làm việc. Không dám chậm trễ, hời hợt, qua loa đại khái.


Chứ không thể nói quá chung chung, yêu cầu suông, duy ý chí đòi hỏi và kỳ vọng vào tính tự giác. Đã gần 40 năm rồi, nó không hiệu quả là nó không hiệu quả. Cách làm này không hiệu quả thì cần đổi sang cách làm khác. Ngày xưa cái không khí, cái môi trường chung quanh đều là tình nguyện, tự nguyện, tự giác, nhưng ngày nay thực tế không có cái môi trường, không khí như vậy nữa, thậm chí là ngược lại, nhìn quanh thấy rất nhiều kẻ cơ hội kinh tế và "xôi thịt". Các "đảng viên sư hổ mang" lúc nhúc lộng hành nhiều nơi.


Phá hết làm lại, thay đổi thể chế chính trị, hoặc có nhiều đảng phái chính trị hơn phải chăng sẽ chống được tham nhũng?


Trước hết cần làm rõ vài điều. Đáng lẽ mình không viết về vấn đề này trong bài này, vì mình muốn bài này dễ đọc cho tất cả các phía, dù người đọc có quan điểm chính kiến nào. Nội dung chỉ muốn nói duy nhất về vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng. Tuy nhiên suy đi nghĩ lại thì thấy vẫn phải viết về vấn đề này. Thứ nhất là cho đầy đủ, toàn cảnh các vấn đề liên quan. Không nên bỏ sót điều gì.


Thứ hai, nếu mình không dành một phần bài để viết về vấn đề này thì có thể sẽ gây ngộ nhận rằng mình tránh né hoặc không biết về vấn đề này, hay chưa nghĩ tới vấn đề này. Trong khi thực tế mình đã suy nghĩ, tìm hiểu về vấn đề đa đảng, thể chế chính trị, tham nhũng tiêu cực, và các mối quan hệ giữa các vấn đề đó còn nhiều hơn thời gian các tín đồ "dâng chủ" ăn cơm.


Mình quan niệm cái gì cũng nên rõ ràng. Nếu không làm rõ hết các vấn đề, thì có một số người sẽ ngộ nhận và cho rằng đây là liều thuốc giải được tất cả, họ chỉ chú tâm vào điều này và không lo chống tiêu cực thật sự, đồng thời gây hại các vấn đề khác. Không nhận thức đúng, thì sẽ lạc hướng, như một người bị chẩn bệnh sai rồi uống sai thuốc, như vậy không thể lành bệnh.


Vậy nguồn gốc sinh ra tham nhũng phải là ở thể chế chính trị hay không? Vấn đề có phải nằm thể chế chính trị hay không? Có phải đa đảng đối lập, tranh cử tổng thống, các đảng phái, phe phái cạnh tranh với nhau sẽ là liều thuốc thần dược chống tham nhũng hay không?


Đây vẫn là một niềm tin, niềm hy vọng vô căn cứ của một số người. Và là một loại chiêu bài, bình phong cho những tham vọng chính trị cá nhân và mục đích chống cộng sản Việt Nam của một số người khác.


Xưa nay căn cứ vào thực tiễn chính trị thế giới, cũng như quan sát tình hình quốc tế, nghiên cứu danh sách các nước tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì chúng ta không thấy những bằng chứng nào cho thấy rằng có sự khác biệt rõ ràng, ấn tượng nào trong mối quan hệ giữa thể chế chính trị và mức độ tham nhũng. Có hàng trăm nước đa đảng, tư bản xếp trên Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào v.v. về mức độ tham nhũng. Đặc biệt các nước nằm trong nhóm tham nhũng nhất thế giới, theo thống kê của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, đều là các nước có mô hình chính trị tương tự Mỹ và phương Tây, như Nga, Ukraina, Mexico, hay các nước từng bị Mỹ "đem dân chủ tới" như Iraq, Afghanistan, Libya.


Nga, Ukraina hoặc các nước bị Mỹ "đem dân chủ tới" mà bị như vậy thì có những người đổ cho việc các nước này bị như vậy là do đã từng độc đảng, đã từng là cộng sản, đã từng theo XHCN v.v., nhưng Mexico và hàng trăm nước tham nhũng hơn Việt Nam khác lại có chế độ chính trị gần như rập khuôn Mỹ và phương Tây ngay từ đầu, thì họ vẫn bị như vậy. Và Mexico không chỉ là tham nhũng, đấu đá, mà họ còn đang vật lộn với tệ nạn buôn lậu ma túy trong hệ thống chính trị.


Các danh sách về mức độ tham nhũng hàng năm của Tổ chức Minh bạch Quốc tế có thể không hoàn toàn chính xác, ví dụ như họ thống kê Việt Nam có mức độ tham nhũng trong nhóm trung bình cao, tuy nhiên thực tế xã hội Việt Nam cho thấy mức độ tham nhũng nghiêm trọng hơn khá nhiều so với thống kê của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Tuy nhiên, điều này càng cho thấy sự cố gắng khách quan của họ, không để bị các thành kiến chính trị chi phối.


Lưu ý các quốc gia trong nhóm tham nhũng nhất thế giới, trong danh sách của họ, đều là những nước bị Mỹ "đem dân chủ tới", hoặc các nước có hệ thống chính trị tương đồng với phương Tây. Chúng ta cũng không thể đổ cho "chế độ mới thì phải loạn", Afghanistan và Iraq đã hơn 10 năm có chế độ chính trị mới, nhưng kết quả thực tế cho thấy là tình hình chính trị xã hội còn rối ren hỗn loạn và đen tối hơn cả thời Taliban và Saddam Hussein. Nga đã có hơn 20 năm tái thiết và phục hồi, và trong đó có khoảng 10 năm dưới tay nhân vật có tài lãnh đạo là ông Putin, nhưng kết quả chống tham nhũng, chống tiêu cực vẫn không đi đến đâu.


Các thống kê của Tổ chức Minh bạch Quốc tế người ta không tìm thấy những thành kiến chính trị trong đó, cũng như không thấy sự bất hợp lý nào trong đó, các con số, các thống kê về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế ở các quốc gia. Và cho đến nay không có một trí thức, học giả, chuyên gia nào bác bỏ được các báo cáo của nó. Do đó, nó đang là một nguồn uy tín để tham khảo. Chứ không phải nó uy tín vì nó là bản báo cáo của phương Tây.


Xem lại lịch sử Việt Nam, chúng ta có thể thấy là dù thời nào, dù là dưới thể chế, hình thái chính trị nào, thì vẫn đều mánh mung, gian lận, luồn lách, tham ô, hối lộ tương tự nhau. Phong kiến cũng vậy, Pháp thuộc Tây hóa cũng vậy, thuộc địa kiểu mới cũng vậy, trong những vùng tạm chiếm mà ngụy quyền quản lý, thì chẳng những tham nhũng mà còn
buôn lậu ma túy, Sài Gòn trở thành một ổ mại dâm khổng lồ. Một nhân vật hiếm hoi trong sạch là ông Trần Văn Hương trong ngụy quyền Sài Gòn đã phải nói lên một câu nói ấn tượng: "Diệt hết tham nhũng thì lấy ai làm việc?". Dưới hình thức chính trị nào thì cũng vậy.

Nghĩa là chúng ta không thấy một bằng chứng, một dấu hiệu gì ấn tượng rõ ràng cho thấy rằng thay đổi thể chế, hình thức chính trị, thì sẽ dẹp được tham nhũng. Mặc dù nó có thể góp phần nào đó vào công cuộc đó, tuy nhiên, nó không hề là liều thuốc trị bệnh. Nó có thể là một viên thuốc bổ trợ, nhưng là viên thuốc bổ trợ có nhiều triệu chứng phụ nguy hiểm.


Hồi trẻ mình đã từng cho rằng đa đảng là sẽ thúc đẩy cạnh tranh, là sẽ tốt. Cho đến khi mình qua Mỹ thấy cộng đồng ba que bên đây có hàng trăm đảng phái và chửi nhau mỗi ngày. Mỗi khi bầu cử cộng đồng có kết quả xong là y như rằng phe này không chấp nhận kết quả bầu cử, cáo buộc bên kia là gian lận, thế là không ai phục ai, rất mất đoàn kết, biến cộng đồng thành trò cười, và cộng đồng người Mỹ gốc Việt giờ đây vẫn là một trong số những cộng đồng thiểu số ít thành đạt nhất so với các cộng đồng thiểu số khác, kể cả người Mexico và người da đen.


Mấy ông bên đây mỗi khi thấy có người Việt nào thành đạt là đăng lên khoe trong quyển "Vẻ vang dân Việt" của ký giả Trọng Minh, chuyên sưu tầm những tấm gương thành đạt. Nhưng họ quên rằng đó chỉ là con số rất nhỏ trong cộng đồng các dân tộc ở Hoa Kỳ, các cộng đồng dân tộc khác ở Mỹ có bao nhiêu người như vậy nhưng họ không bao giờ nghĩ đến chuyện viết sách để khoe và "tự sướng". Đó không phải là tự hào dân tộc, mà là thật ra là một tâm lý AQ, một tâm lý tự ti mặc cảm dân tộc trước người Mỹ và các sắc dân khác, nhất là người da trắng.


Đọc quyển "Vẻ vang dân Việt" buồn cười hơn là thấy cả Lý Tống trong danh sách đó, hễ ai mà học giỏi một chút, có điểm cao một chút, hay ai đó chơi thể thao trung học Mỹ là ông Trọng Minh đều đưa vào để "tự sướng". Thậm chí người nào đi lính cho Mỹ thì ông ta cũng đưa vào. Đây không phải là "vẻ vang dân Việt" mà là ông đang sỉ nhục chính ông và dân Việt. Người Việt Nam sinh ra không phải để đi lính cho Mỹ. Giá trị của người Việt Nam không thấp đến nỗi đi lính cho kẻ khác, hay đi học có vài thành tích nổi bật trong trường học của người khác là thành "tự hào" với "vẻ vang". Dân tộc Việt Nam không thấp như vậy.


Tóm gọn lại: Các nước đa đảng nằm trong nhóm những nước tham nhũng nhất thế giới trong danh sách của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Trong lịch sử VN, thể chế chính trị nào thì cũng như vậy, không gì khác nhau về mức độ tham nhũng, chỉ có vài thời kỳ khi có những lãnh đạo anh minh thì mới trong sạch, nhưng vẫn là thể chế chính trị đó không có gì khác.


Vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam có nhiều đảng phái. Ngụy quyền Sài Gòn bao gồm nhiều người với nhiều đảng phái khác nhau. Và kết quả là buôn lậu ma túy, mại dâm, tham nhũng, chia rẽ, các lãnh đạo, tướng lĩnh cấp cao chĩa súng vào nhau giành gái, giành giật bồ nhí, lén lút giấu diếm chôm tiền viện trợ Mỹ đi xây biệt thự, nhà lầu, nuôi vợ bé. Những vùng tạm chiếm này là do ngụy quản lý, nên không thể đổ cho Pháp - Mỹ được. Họ cũng không thể đổ cho chiến tranh được, vì cùng hoàn cảnh chiến tranh nhưng vùng giải phóng thì lại trong sạch.


Tại hải ngoại lâu nay có rất nhiều đảng phái chính trị người Việt, nhưng lại chia rẽ, giành nhau, chửi bới nhục mạ nhau, chống nhau nhiều hơn chống Việt Nam. Và khi bầu cử cộng đồng thì phe thất cử thường gọi bên kia là gian lận và không công nhận kết quả, đồng thời tổ chức biểu tình phá.


Những thực tế trên tuy không chứng minh được đa đảng là sai, đa đảng là sẽ loạn, tuy nhiên, nó cũng không chứng minh được rằng đa đảng sẽ chống được tham nhũng, sẽ có kết quả tốt hơn hệ thống nhất đảng.


Mình trước kia đã từng thích đa đảng, nhưng sau khi nhìn thấy cộng đồng hải ngoại với bao nhiêu đảng phái và ầm ỉ nát bét như thế này. Lúc đó mình thấy nó không đưa đến sự đoàn kết, thống nhất dân tộc. Và dần thay đổi quan điểm.


Ngoài ra mình còn biết có những kẻ cơ hội chính trị rất khốn nạn đang rình rập Việt Nam đa đảng để họ nhảy vào đục nước béo cò, thừa nước đục thả câu, hoặc bỉ ổi hơn là theo đuôi các ông chủ giàu có của họ vào Việt Nam. Họ và các ông chủ của họ sẽ đem tiền vào VN rất nhiều trong trong thời gian đầu, nhưng lâu dài về sau những đồng tiền đó, cũng như thành quả lao động, các nguồn tài nguyên của VN sẽ dần chảy lại trở về mẫu quốc của các ông chủ đó. Thế là dân tộc Việt Nam trở thành những lao công làm thuê cho nước ngoài như Mexico và nhiều nước ở châu Mỹ và châu Phi đang bị. Thế là đất nước trở về thời kỳ thuộc địa kiểu mới, độc lập chỉ còn là cái nhãn hiệu vỏ ngoài. Đó là những nguy cơ hiện hữu, đã và đang xảy ra trên nhiều nước khác hiện nay, nhất là ở châu Phi.


Những thành phần Việt gian rải rác khắp nơi mà chúng ta đôi khi nghe thấy những lập luận, lời lẽ rất khốn nạn từ họ, rất "đốt đền thờ", phỉ báng lịch sử, và không đặt giá trị của độc lập dân tộc lên hàng đầu, đây là những kẻ sẵn sàng
làm giàu bằng máu đồng bào, làm giàu trên xác đồng bào.

Do đó, mình không ủng hộ hệ thống đa đảng chính trị tại Việt Nam, xuất phát từ những thực tế đó. Ngoài ra còn một số vấn đề về lý luận khác mà mình thấy cũng không cần đưa ra đây trong phạm vi bài này. Bài này chú trọng vào những vấn đề thực tế. Các vấn đề về lý luận mình đã trình bày trong một số bài viết và bình luận khác.


Nói chung, có thể nói đa đảng sẽ góp phần vào sự thúc đẩy cạnh tranh, tạo áp lực, để chống tham nhũng mạnh hơn một phần nào đó. Tuy nhiên, những cái tai hại khác, nguy cơ khác đưa tới cũng không hề nhỏ. Và xã hội có thể sẽ rất khốn nạn. Những kẻ mới lên sẽ tham nhũng hơn cả bọn tham nhũng cũ, và khốn nạn hơn nhiều, khốn nạn hơn cả tham nhũng. Đồng thời, những kẻ tham nhũng cũ mà biết theo gió trở cờ, biết
"giác ngộ dân chủ đột xuất", biết khéo lo lót, dàn xếp, luồn lách, mưu mẹo, thì vẫn sẽ giữ ghế như thường, khi "sâu cũ""rận mới" ăn chia, chia chác, thỏa thuận, thỏa hiệp lợi ích với nhau.

Như vậy, bọn tham nhũng cũ, bọn sâu bọ cũ vẫn ngồi ngay đó chứ họ không đi đâu cả. Điều này thấy rất rõ sau khi Liên Xô sụp đổ. Bọn tham nhũng ở Liên Xô vẫn ngồi ngay đó bình chân như vại và họ vẫn đang gây hại cho nước Nga ngày nay.


Tại sao Iraq, Afghanistan, Libya vẫn loạn và bê bết hơn cả chế độ xưa? Là vì các nước đó chỉ thay đổi người đứng đầu chứ dĩ nhiên không thể thay hết người được. Mà những kẻ đứng đầu đó có lẽ cũng chẳng hơn gì so với các lãnh đạo cũ. Những gian thần, nịnh thần mới của Mỹ và phương Tây, biết chiều ý chế độ mới, biết thỏa hiệp, biết đưa ra lợi ích, thì những chiếc ghế, những vị trí của họ vẫn ở đó. Vẫn những kẻ tham nhũng ngầm, tham nhũng kín, ít tai tiếng, sâu chưa bị phanh phui đó tiếp tục quản lý đất nước, tiếp tục ăn cắp tiền dân, làm giàu túi riêng và đưa các nước đó vào ngõ cụt bế tắc không lối thoát.


Tuy nhiên, mình vẫn ủng hộ vấn đề cần tự do ngôn luận và tự do báo chí hơn nữa
trong vấn đề chống tham nhũng, chống tha hóa. Chủ yếu để răn đe những người tay chưa nhúng chàm, những kẻ rình rập lăm le muốn gian lận.

Thắt chặt cơ chế, sáng tạo các "chiến thuật" quản lý, kiểm soát để làm sao cho người ta khó thể qua mặt làm bậy là vấn đề quan trọng to lớn.


Ví dụ Đà Nẵng có cách làm theo sáng kiến của ông Nguyễn Bá Thanh để chống tệ nạn đua xe hoành hành thành phố này bấy lâu, là cứ tay nào đua xe là tịch thu xe đem bán làm từ thiện, mua áo ấm, mua sách vở cho học sinh nghèo. Làm thẳng chứ không nói nhiều! Sau đó Đà Nẵng có còn đua xe nữa đâu, vì ai cũng sợ bị mất xe.


Mỗi nơi, mỗi công ty, mỗi đội ngũ đều có những đặc điểm thực tiễn khác nhau cho nên chỉ có những lãnh đạo ở đó mới tính toán được phải làm gì, phải có cách làm gì. Nhưng nói chung là phải có áp lực nào đó và quy định trách nhiệm, chứ không thể mãi cứ "trách nhiệm tập thể". Phải có 1 người nào đó hay ít nhất vài người, nhóm rất nhỏ nào đó lãnh trách nhiệm.


Chứ không thể nói chung chung tất cả mọi người đều có trách nhiệm, như vậy thực tế sẽ đưa đến chuyện không ai có trách nhiệm thực chất cả, và sẽ tạo ra thói xấu đùn đẩy trách nhiệm khi trách nhiệm không được quy định rõ ràng chắc chắn như đinh đóng cột giấy trắng mực đen ngay từ đầu.


Cái quan niệm sai lầm "trách nhiệm tập thể" sẽ lấy đi, làm mờ nhạt đi cái trách nhiệm của người đứng đầu, làm mờ nhạt đi trách nhiệm của người phụ trách tốt và "cứu bồ" cho cái trách nhiệm của kẻ phụ trách ăn hại, vô tích sự. Nó làm phát triển cái thói vô trách nhiệm đến mọi người. Vô trách nhiệm sẽ dần đưa đến vô kỷ luật. Kỷ luật là mẹ thành công, làm chính trị, quân sự, kinh tế, kinh doanh mà không có kỷ luật thì chắc chắn thất bại.


Khái niệm dân chủ tập trung, làm chủ tập thể là đúng, nhưng nó không có nghĩa là ta thực hiện dân chủ tập trung, ta làm chủ tập thể thì cũng phải "chịu trách nhiệm tập thể". Khi "dân chủ tập trung" và "làm chủ tập thể" thì vấn đề cốt yếu là đem lại lợi ích cho nhân dân, đất nước, chú trọng vào lợi ích chung của dân tộc.


Còn về nguyên tắc dân chủ tập trung thì như Bác Hồ giải thích đơn giản là "cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương, thiểu số phục tùng đa số, như vậy là vừa dân chủ, vừa tập trung".


Phục tùng đây có nghĩa là nghiêm túc tuân theo các quyết định của cấp trên, trung ương và số đông. Thiểu số phục tùng quyết định của đa số đó là nguyên tắc cơ bản của bất kỳ nền dân chủ nào. Phục tùng theo ngữ cảnh này không có nghĩa là phục tùng theo kiểu nô lệ với chủ nhân. Đây là khái niệm mà bọn phản động không hiểu nên đôi khi có những kẻ ngu dốt đem chuyện này ra để chê bai, công kích Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nếu chúng ta nhìn lại bất kỳ hình thức làm việc nhóm nào trên thế giới này từ xưa đến nay thì chúng ta sẽ thấy sự sáng suốt của Bác Hồ. Thử hỏi nếu một cầu thủ bóng đá không phục tùng chiến lược mà nhóm Huấn luyện viên vạch ra, mà cứ đá bậy đá bạ không đúng ý Huấn luyện viên, thì làm sao nhóm Huấn luyện viên biết được chiến lược, chiến thuật đó là đúng hay sai để mà thay đổi?


Ông phải phục tùng và đá bóng đúng theo quyết định chiến lược, chiến thuật của HLV,
dù ông có đồng ý hay không. Và chỉ có như vậy thì người ta mới biết được chiến thuật, chiến lược đó có phải là quyết định đúng đắn hay không. Chứ còn nếu ông đá bậy không đúng ý HLV, thì làm sao ai biết được trận bóng thất bại là do ông đá tầm bậy hay là do chiến thuật, chiến lược tầm bậy?

Mình có kinh nghiệm trong lãnh vực nhân sự, và cũng tìm hiểu nhiều hình thức làm việc nhóm. Và mình có thể nói quan niệm của Bác Hồ về "cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương, thiểu số phục tùng đa số", tức là phục tùng về việc công, là một cách làm sáng suốt, tối ưu và chắc chắn, vừa dân chủ, vừa tập trung (đoàn kết, thống nhất, không chia rẽ), vừa
kỷ luật (quan trọng nhất).

Nếu chẳng ai phục tùng ai, kệ cha ông, tôi cứ thích làm chuyện của tôi, tôi cóc thèm làm đúng theo vai trò của tôi. Mạnh ai nấy làm. Không ai phục tùng ai, thì làm sao có dân chủ, làm sao có đoàn kết, làm sao có kỷ luật.


Có người sẽ hỏi: "Nhưng thằng xếp của tôi tệ lắm chẳng lẽ tôi phải phục tùng nó à." Phục tùng ở đây là phục tùng việc công, chỉ có những kẻ ngu xuẩn lắm mới nghĩ đây là phục tùng kiểu nô lệ. Phục tùng đây là phục tùng về công việc, nghĩa là tuân theo, làm theo các quyết định công việc của cấp trên.


Nếu xếp của bạn dở thì bạn càng phải làm đúng theo quyết định dở đó của ông ta. Vì chỉ có cách đó thì mới lộ ra cái sai của ông ta đối với tập thể và cấp trên khác. Nếu bạn không làm theo quyết định dở đó của ông ta, mà làm khác đi, thì làm sao biết được nguyên nhân thất bại là gì? Nguyên nhân thất bại là do quyết định đó, hay là do bạn không làm, hay là do bạn làm khác? Mỗi người có vai trò, phần việc của mình và nên trung thành tuyệt đối với vai trò, phần việc đó, còn nếu bị hỗn loạn vai trò thì sẽ rất khó để truy cứu trách nhiệm và phát hiện nguyên nhân thành bại.


Chỉ có phục tùng quyết định của cấp trên mới quy trách nhiệm đúng người đúng chỗ vào chính ông ta. Rồi mới có thể rút kinh nghiệm được. Ở đây chúng lại quay trở lại vấn đề
trách nhiệm. Cách làm đúng đắn nói trên chỉ phát huy hiệu quả khi trách nhiệm được quy định cụ thể chi tiết rõ ràng. Việc ra quyết định mà không rõ trách nhiệm thuộc về người ra quyết định đó là việc tối kỵ trong mọi quan hệ làm việc nhóm.

Rất tiếc hiện rất nhiều công sở nhà nước, tư nhân và thậm chí các công ty nước ngoài do người Việt quản lý ở Việt Nam cũng mắc căn bệnh nguy hiểm đó. Cấp trên ra quyết định nhưng cấp dưới phải chịu trách nhiệm, hoặc trách nhiệm không rõ ràng, đây là sự hỗn loạn trách nhiệm, vô nguyên tắc, và là một trong những căn bệnh tối kỵ trong làm việc nhóm.


Nó làm cho cấp dưới không dám phục tùng cấp trên, nhân viên không dám tuân thủ quyết định của xếp, vì sợ sai rồi chính họ phải gánh trách nhiệm, tổn hại cho uy tín, thương hiệu của họ. Đưa đến một không khí quan hệ công việc
không tin tưởng và tôn trọng nhau. Nó làm rối nùi và rối loạn, và rất khó truy nguyên nguồn gốc, nguyên nhân của sự thất bại hay sự thành công. Không hiểu do đâu thất bại, quyết định của xếp sai, hay do nhân viên không làm đúng theo, hay làm khác đi, hay do xui xẻo. Còn khi thành công thì không biết nhờ quyết định của xếp, hay nhờ nhân viên làm khác, hay do may mắn. Thế là rất khó rút kinh nghiệm. Dù thành hay bại thì đều không rõ trách nhiệm thuộc về ai, từ đâu mà có thành - bại đó. Trong nhiều môi trường làm việc thiếu lành mạnh: Khi thành công thì xếp hưởng, khi thất bại thì nhân viên chịu. Đây là căn bệnh quản lý vô cùng nguy hiểm tiềm tàng trong mỗi cơ quan, công sở.

Một số người từng phản bác ý trên rằng: Ông Kim Ngọc, ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng, ông Nguyễn Sự ở Hội An có vài quyết định không đúng ý của đa số, của trung ương, của cấp trên, nhưng những quyết định đó lại đúng đắn. Vậy thì phải chăng quan niệm "cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương, thiểu số phục tùng đa số" là sai?


Dùng 3 ví dụ trên để phản bác là một sai lầm. Vì cả 3 nhân vật lãnh đạo địa phương đó đều có phục tùng cấp trên, trung ương, đa số, và làm đúng theo quyết định của TƯ một thời gian dài, và
sau khi đã thấy quyết định đó, cách làm đó không hiệu quả, kiến nghị lên cao nhưng lại không thay đổi được. Thì họ mới quyết tâm làm một vài việc khác đi, có vài cách làm khác đi cho phù hợp với thực tiễn địa phương và có lợi cho dân. Nghĩa là trước khi họ làm khác ý của TƯ thì họ đã từng làm đúng theo ý của TƯ rồi, và sau khi thấy rõ là ý của TƯ không hiệu quả trong địa bàn của họ, thì họ mới thay đổi sang cách làm riêng cho phù hợp hơn.

Nếu ông Kim Ngọc, ông Nguyễn Bá Thanh, ông Nguyễn Sự không từng làm theo ý TƯ ngay từ đầu thì làm sao họ biết được cách đó là không hiệu quả để mà thay đổi cách làm? Ví dụ ông Kim Ngọc nếu không một thời gian dài làm đúng theo chỉ thị của trên về kinh tế, về nông nghiệp, thì làm sao ông ta biết đó là những cách làm không hiệu quả và từ đó mới sáng tạo ra các "khoán" để thúc đẩy chất lượng nông nghiệp?


Như vậy, 3 lãnh đạo đó về chiến thuật thì họ sáng tạo và có cách làm riêng, song về chiến lược chung, mục đích chung, mục tiêu lớn, về đường lối, chủ trương, thì họ đương nhiên vẫn phục tùng TƯ, đa số, cấp trên. Họ thay đổi chiến thuật là vì lợi ích chiến lược, vì mục tiêu chung, chủ trương, đường lối của Đảng, của TƯ, của cấp trên, và vì lợi ích chung, lợi ích đa số, lợi ích nhân dân.


Và trước khi họ làm khác ý TƯ và cấp trên thì họ đã làm đúng ý của TƯ và cấp trên rồi. Sau khi đã làm rồi thì họ mới thấy một vài cách làm đã không hiệu quả. Và vì vậy họ mới có thể rút kinh nghiệm, rút ra những bài học, và chuyển sang cách làm khác hiệu quả hơn.


Có người lại thắc mắc hỏi: Trong thời bao cấp, nhiều đồng chí lãnh đạo ở các địa phương lớn như Hà Nội và TPHCM đã từ chối làm theo một số chỉ đạo miệng và một số quyết định quái gỡ từ một người nào đó ở trên, như vậy có phải những lãnh đạo địa phương đó đã đi ngược lại nguyên tắc "cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương, thiểu số phục tùng đa số"?


Trong những trường hợp này, quyết định của các lãnh đạo địa phương là không hề đi ngược lại nguyên tắc đó. Vì một vài quyết định "xanh rờn" lúc đó là không phải của trung ương, của TƯ Đảng, của Đảng, của Quốc hội, của đa số, hay của cấp trên của những lãnh đạo địa phương đó, đến nay người ta vẫn không hiểu đó là những quyết định của ai.


Khi có những "chỉ đạo miệng" không rõ trách nhiệm của ai, có những quyết định thậm chí không biết là của ai, không biết do ai làm, có vẻ mờ ám, thì các lãnh đạo địa phương có quyền tự quyết xem quyết định đó có hợp lý hay không để tuân thủ hay không. Họ không đi ngược lại nguyên tắc đó.


Lại có người cãi: Nếu nhà khoa học, thiên văn học Galileo mà "phục tùng đa số" thì có thể ngày nay chúng ta vẫn tưởng rằng mặt trời bay quanh trái đất, chứ không phải trái đất bay quanh mặt trời.


Đây là ngụy biện, vì Galileo không có quan hệ công việc với Giáo hội Công giáo Rôma. Giáo hội không phải là cấp trên, hay là trung ương của ông ta. Và trước khi hình thành thuyết Nhật Tâm (trái đất và các hành tinh bay quanh mặt trời) thì ông ta đã từng tin vào thuyết Địa Tâm (mặt trời và các hành tinh bay quanh trái đất) ghi chép trong Thánh Kinh. Và sau khi thực nghiệm, kiểm chứng bằng khoa học, thiên văn học, thì ông ta mới thấy được và đã chứng minh được thuyết Địa Tâm là sai và thuyết Nhật Tâm của ông ta là đúng, và do đó ông ta mới hình thành quan điểm đó. Đây là vấn đề khoa học và tranh luận ngoài lề, không liên quan gì đến vấn đề chính trị hay quan hệ làm việc nhóm, quan hệ công việc đang bàn ở đây.


Trong lãnh vực chính trị vốn không có gì là tuyệt đối. Đôi khi cũng hiếm hoi có những trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, về cơ bản thì nên tuân thủ nguyên tắc "cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương, thiểu số phục tùng đa số".


Mỗi nơi, mỗi công ty, mỗi đội ngũ đều có những đặc điểm thực tiễn khác nhau cho nên chỉ có những lãnh đạo ở đó mới tính toán được nên làm ra sao, phải có cách như thế nào. Mình cũng không biết gì nhiều về những nơi khác hay các công ty ở Việt Nam nên mình không thể bàn về cụ thể cách làm ở những nơi đó được, mình chỉ có thể nói cụ thể cách làm của mình trong công ty mình đang phục vụ. Cách này chưa chắc hiệu quả ở VN hay các công ty khác nhưng lại khá hiệu quả với mình. Đó là đòn "tâm lý chiến" đánh phủ đầu ngay từ đầu. Trong buổi phỏng vấn tuyển dụng, mình cho camera quay công khai, nói cho họ biết đây là cuộc phỏng vấn công khai, minh bạch (transparent), rằng mình sẽ ghi âm và ghi hình cuộc phỏng vấn này rồi sau đó mình và các cộng sự sẽ xem lại và đánh giá. Và đúng là chúng tôi thật sự làm như vậy.


Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ "vỗ mặt" và "đánh vần ra ("spell out") các khả năng gian lận" cho người xin việc, ví dụ như hối lộ, tặng quà (bên đây không văn hóa phong bì trần trụi lộ liễu nhưng cũng có các hình thức hối lộ quà cáp khác), đổi tình lấy vị trí (không chỉ người nữ mà người nam cũng có thể làm, không cần là đồng tính, người nam có thể thỏa thuận cho vợ hay bạn gái mình làm thay việc đó), ăn hoa hồng trái phép v.v. Chọn lọc trích dẫn kể lại một vài câu chuyện đã xảy ra trong công ty để minh họa, làm ví dụ cho họ hình dung rõ ra.


Người phỏng vấn cho người xin việc biết một số ví dụ, một số "tấm gương" cụ thể, và hậu quả của sự sai lầm đó. Cho họ biết đây là điều lệ công ty có ghi trong hợp đồng, nếu ông vi phạm thì ông sẽ bị sa thải và công ty sẽ không giúp ông giấu diếm chuyện này. Nghĩa là nếu các công ty mà ông xin việc sau này mà gọi chúng tôi để hỏi về ông thì chúng tôi vẫn có quyền tiết lộ ra mà không phạm pháp, vì đã có ghi trong hợp đồng từ trước. Như vậy, nếu mà người đó đã "dính phốt" rồi thì gần như ông ta là sẽ rất khó khăn để có được những việc làm tốt sau này.


Tại Việt Nam là một xã hội còn duy tình, nên nhiều khi đang có không khí vui vẻ thì không ai muốn "dằn mặt" máy móc kiểu này. Tuy nhiên dân gian Việt Nam cũng có câu "Nói gần nói xa không qua nói thật." hay "Mất lòng trước, được lòng sau."


Tại VN, do còn yếu kém trong khâu phát hiện tài năng trẻ, những tài năng ít kinh nghiệm, cho nên có một số nhà quản lý có kinh nghiệm lâu năm và có chút tên tuổi, tiếng tăm thì thường mắc bệnh "ngôi sao", trở nên kiêu ngạo. Và do đó khó mà "dằn mặt" nổi những người này. Không khéo họ sẽ "làm mình làm mẩy" bỏ về, đi tìm công ty khác.


Tuy nhiên, ở Mỹ và các nước phát triển, có nhiều nơi trong nhiều lãnh vực khác nhau, những kẻ không nghe lời cấp trên, không nghe theo đa số như vậy thường trước sau gì cũng bị thay thế.


Trong lãnh vực thể thao, những đội bóng mạnh nhất Hoa Kỳ thường có hệ thống kỷ luật trên dưới rõ ràng như vậy, không để loạn vai trò. Cầu thủ mà không nghe lời huấn luyện viên, trợ lý mà không nghe lời huấn luyện viên trưởng thì người đó sớm hay muộn sẽ bị thay thế. Có một số cầu thủ, nhân viên "ngôi sao" có thể tồn tại lâu hơn, nhưng khi có người thay thế tạm được thì những người này cũng sẽ được thay thế.


Khi làm việc nhóm thì tính kỷ luật và sự thích hợp trong sự làm việc, hợp tác với nhau, sự ăn ý với nhau là quan trọng và đưa đến hiệu quả hơn nhiều so với tài năng cá nhân của 1 người, cho dù người đó tài giỏi đến đâu.


Một người nhà mình hồi xưa ở Gò Vấp, TPHCM kể chuyện có một ông nhà nghèo, mẹ bệnh, nên đi ăn trộm với giật đồ hoài không chừa, thả ra rồi lại trộm tiếp, ở tù vài ngày vài tháng ra rồi lại chứng nào tật nấy. Có một ông công an khu vực có cách làm khác, cho một tên giang hồ hoàn lương từng chịu ơn ông này đi theo dõi ông đạo chích. Sau đó đích thân gặp ông đạo chích "dằn mặt" ngày X, giờ X mày làm gì, ăn trộm nhà nào, lấy món đồ gì, ở con đường nào, giật đồ móc túi ra sao, gần như là "đánh vần" ra sinh hoạt hàng ngày của tên trộm đó. Rồi cuối cùng nhấn mạnh lần này mà mày bị bắt thì không phải chỉ ở tù vài tuần như trước, mẹ mày coi như thua, trong bệnh viện không ai trông nom chăm sóc. Thế là lão này sợ quá đi tìm việc, cuối cùng tìm được một chân bảo vệ. Từ đó Gò Vấp không còn tay trộm đó nữa.


Vấn đề chính ở đây là một sự minh bạch, thẳng thắn, không hẳn là dằn mặt hay đe dọa, mà đơn giản là nói thẳng cho họ biết bao nhiêu "chiêu thức" gian lận thì chúng tôi đã biết rất rõ như lòng bàn tay, nếu ông phạm phải thì chúng tôi sẽ làm với ông như vậy, như vậy.... Như vậy về mặt tâm lý, chắc chắn kẻ đó sẽ phải "khớp" phần nào mỗi khi nảy sinh ý định càn quấy. Khả năng, cơ hội, phần trăm kẻ đó "gây án" ít nhiều gì cũng sẽ có giảm bớt. Tương tự như bọn ăn trộm thấy nhà nào tối om thì họ mới dễ nổi máu hành động, chứ nếu họ thấy nhà đó đèn sáng ở ngoài, chó sủa ầm ỉ, hoặc nếu hắn biết nhà nào đó có gắn hệ thống an ninh, có camera, có hệ thống báo động, thì chắc chắn hắn sẽ phải "khớp". Cơ hội hắn gây án hay làm những việc tiêu cực là không cao bằng so với trường hợp không có rào cản nào.


Một trong những biện pháp chính khác là tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, "tiếp thị" một cách khôn khéo các giá trị truyền thống, đạo đức, gương sáng và các yếu tố tích cực để góp phần giữ cho người ta vẫn là người tốt, hạn chế phần nào sự biến chất, thoái hóa, tự diễn biến thành người xấu, giữ cho người ta
kiên định không làm bậy.

Vai trò báo chí cũng rất quan trọng, nhưng báo chí nước mình bây giờ như có một thế lực vô hình nào đó trói chân tay lại mỗi khi họ muốn "đụng chạm" đến đối tượng cụ thể nào đó.


Báo chí cứ chửi chung chung, dù chửi sai, chửi bậy, có hại cho chế độ và xã hội cũng chẳng sao, nhưng cứ mỗi khi "đụng chạm" cụ thể đến ai đó, hoặc công ty, lãnh vực nào đó, hoặc nhóm cụ thể nào đó là y như rằng sau đó bài báo bị gỡ bỏ.


Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng việc "đập" một kẻ tham nhũng, một quan tham nào đó trên báo là quá khó khăn. Trong khi những bài báo chửi sai chửi bậy chung chung, đá đểu, đá xoáy chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx Lenin, đón gió trở cờ, xét lại, cổ vũ sự chệch hướng, "ca ngợi" lính ngụy, những bài "tâm sự" hư cấu, "giới tính" rẻ tiền đồi trụy để câu khách, câu view, nhiều bài đọc không khác gì truyện khiêu dâm, thậm chí có một số bài báo còn cổ vũ cho lối sống gấp sống vội, sống thử, đa thê, ngoại tình. Những nội dung đó thấy nhiều trên các tờ báo lá cải. Nó vẫn ở đó, chẳng ai bị sao cả. Nhưng bài nào mà dám "đụng chạm" đến cụ thể đối tượng nào đó thì khó khăn đủ điều.


Như vậy có một số vị tai to mặt lớn còn lo thân của quý vị còn hơn cả lo cho chế độ này. Vậy thì người dân chúng tôi lo cho cơ đồ này làm gì nữa? Báo chí nó động đến mình hay người nhà, bạn bè, đồng bọn cùng cánh thì mình ra tay ngay, lập tức đi tìm tay tổng biên tập dúi phong bì hoặc dùng quan hệ, dùng quyền uy gọi điện bảo rút bài. Còn báo chí nó động đến lịch sử, đến cơ đồ, đến cách mạng, đến cả tên nước, đến cả quốc ca, đến văn hóa, đến đạo đức v.v. thì "có phải chuyện của tao đâu".


Cần làm sao để cho báo chí phát uy sức mạnh của mình, đúng nghĩa là quyền lực thứ 4. Nên tạo điều kiện cho phóng viên, nhà báo thoải mái hơn, tự do hơn, dễ dàng hơn trong nhiệm vụ chống tha hóa, chống tham nhũng trong xã hội, để đẩy lùi dần những đen tối xong xã hội và làm cho xã hội sạch lại dần, chế độ sạch lại dần, Đảng sạch lại dần. Chứ chống tham nhũng mà khó khăn trăm bề như vầy thì làm sao làm việc? Ai làm việc được?


Mình có người nhà trong ngành báo chí, cũng có người nhà trong ngành công an. Công an và báo chí thì cứ hay "chửi" nhau hoài. Mình nghe cả hai quan điểm đối lập của mấy người này cũng nhiều. Nhưng trong vấn đề chống tham nhũng, chống tiêu cực này thì mình nghĩ bên báo chí họ có lý hơn, cần phải tạo điều kiện thuận lợi, thuận tiện hơn cho họ tác nghiệp. Tuy nhiên, có những trường hợp công an khi điều tra án phải tạm giữ bí mật để phăng ra cả một đường dây, cánh báo chí cũng nên tôn trọng vấn đề này.


Đồng thời, cần kiện toàn hệ thống luật pháp, tư pháp, để trường hợp có những phóng viên, nhà báo tiêu cực, những "con sâu" trong làng báo mà nhận tiền ai đó để làm bút nô, văn nô, bồi bút hãm hại người khác, "nói láo ăn tiền", chụp mũ, vu cáo, thì người bị hại có sự thuận lợi dễ dàng để thưa kiện kẻ đó ra tòa, hoặc thưa kiện tờ báo, tòa soạn, tổng biên tập.


Nhờ hệ thống tư pháp khá tốt và mạnh nên dù Mỹ có nền báo chí tư nhân nhưng không ai dám tùy tiện chụp mũ, vu khống bừa bãi. Làm ẩu là bị kiện ngay. Dù ông thắng kiện thì ông cũng vẫn sẽ bị phiền phức, tốn tiền, và mất công, mất thời gian rất mệt mỏi, ông phải nghỉ làm, nghỉ việc rất nhiều ngày để đi hầu tòa, gặp phiền hà với các luật sư, các thủ tục pháp lý v.v.. Cho nên nếu không có nhân chứng, vật chứng rất rõ ràng, rất thuyết phục thì chẳng ai dám và chẳng ai ngu ngốc mà lên báo tự làm xấu mình và để cho công chúng chê cười cả. Đây là vấn đề hay mà chúng ta nên học.


Phát triển kinh tế, chăm lo và cải thiện cuộc sống mọi người để không cần gian lận mà vẫn đủ sống là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất.


Chăm lo phát triển kinh tế, cải cách tiền lương và nhân sự hợp lý, cải cách tiền lương đương nhiên phải đi đôi với cải cách công tác cán bộ, nhân sự. Nếu có quá nhiều công chức, nhân viên "ăn bám", làm ít hưởng nhiều, "sáng cắp ô đi, tối cắp về", thì sẽ rất khó cải cách tiền lương hay tăng lương.


Có người cho rằng tại sao có những người giàu rồi mà vẫn làm bậy. Họ cho rằng một cán bộ liêm khiết thì phải là người "đói cho sạch, rách cho thơm". Tuy nhiên, câu đó nói đến một chuẩn mực cao nhất của con người, mà thật sự trên thế gian này những người "đói cho sạch, rách cho thơm" là rất hiếm.


Mỹ là nước ít tham nhũng và mình ở Mỹ đến bây giờ mình chưa thấy một ai, cả người Mỹ lẫn người Việt, dù màu da gì, xuất thân từ đâu, mà là người "đói cho sạch, rách cho thơm". Điều đó không phù hợp với nhu cầu thực tế của con người, con người thì cần ăn uống, cần tiêu xài, cần trả nợ, nói trắng ra là cần tiền, cần đủ sống.


Hoàn cảnh thực tế có bao nhiêu người rất tốt từ nhỏ, sống thật thà, ngay thẳng, hiền lành, nhưng vì người thân bị bệnh vào nhà thương không có tiền trả, hoặc có người nhà bị bệnh nghiện ma túy hoặc nghiện cờ bạc, họ phải tốn nhiều tiền bạc, bán nhà cửa ruộng vườn, mượn tiền cho cho vay nặng lãi rồi sau đó không trả được. Những nạn nhân đó bị bọn xấu dụ dỗ, đe dọa, ép buộc, dồn vào đường cùng, sau đó nhắm mắt đưa chân.


Và sau khi đã bắt đầu làm những chuyện bất nghĩa bất chính, gian lận được 1 lần rồi sẽ có lần 2, lần 3, lần 4 và những lần sau. Đối với một con người, sự bắt đầu gây án mới khó, và khi họ đã gây án được lần đầu thì tính chất, tánh tình, tính cách, con người của họ bị biến dạng dần, ăn quen, làm việc bất nghĩa thành quen. Các hành động xấu xa, gian lận đã trở thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.


Một đôi giày còn mới, còn sạch, còn đẹp, thì người ta mới chú ý giữ nó. Khi đôi giày đó dẫm lên bùn lên phân dơ bẩn rồi thì họ sẽ không lo giữ đôi giày đó nữa, sau đó họ có thể dẫm đôi giày đó lên bao nhiêu cái khác nữa mà họ không còn thấy tiếc nuối, không còn cảm giác gì cả.


Khi quen với tội lỗi thì không còn cảm giác mặc cảm, tội lỗi nữa. Liêm sỉ dần biến mất hồi nào không hay. Khi cái tội lỗi, giả dối, cái không bình thường đã trở thành cái bình thường.


Đó là tâm lý bình thường của con người, của tội phạm. Đó là lý do vì sao có những kẻ tốt từ nhỏ nhưng lớn lên thành xấu, và sau khi giàu rồi vẫn tiếp tục gian tham, tham nhũng, làm chuyện bất nhân bất nghĩa.


Cho nên một trọng tâm chiến lược quan trọng là phải cải cách tiền lương để cho người ta
không cần cái "lần đầu gây án" đó. Cải thiện gia cảnh, cuộc sống của họ. Để cho lương bình thường của họ được đủ sống, phù hợp với thị trường.

Lương bổng của các nhà quản lý, viên chức, nhân viên phải ít nhất ngang bằng với lương của các công ty tư nhân cho một nhân viên có cùng chức vụ và vai trò tương đương, hay chí ít không quá thấp hơn, nếu muốn giữ cho họ không cần phải kiếm thu nhập khác (mà thường là bằng cách gian lận, không trong sáng, vòi vĩnh phong bì) và giữ được sự cạnh tranh kinh doanh công bằng mà không cần Nhà nước can thiệp. Lương phải phù hợp với thị trường. Lương bổng ít nhất phải ngang bằng với các nước khác có cùng mức phát triển kinh tế như Việt Nam. Công bằng lương bổng đi đôi minh bạch thông tin để yên dân.


Muốn cải cách tiền lương thì ngoài việc phát triển kinh tế ra còn cần một hệ thống lương bổng công bằng, phù hợp với cống hiến và công lao người nhận lương bỏ ra. Đàng này có quá nhiều cán bộ "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", không làm gì nhiều, không có nhiệm vụ, vai trò, phần việc gì thực tế, cụ thể, rõ ràng, mà cứ thế nhận lương Nhà nước. Mà tiền Nhà nước chính là tiền đóng thuế của nhân dân. Như vậy ở đây là một lãng phí to lớn, bất công, và có thể tiềm tàng những rạn nứt nguy hiểm. Ngay từ thời chống Pháp thì Bác Hồ đã chỉ ra rằng mức độ hậu quả của tệ nạn lãng phí là tương đương với tệ nạn tham nhũng.


Một biện pháp then chốt rất quan trọng là: Trừng trị nghiêm khắc để người ta
không dám làm bậy. Phạt đi đôi với thưởng, "thưởng" đây có nghĩa lương tốt, bonus hậu, nghĩa là làm sao đó để cho những người làm những việc tốt thì sẽ được tốt, và người ta không cần phải gian lận, luồn lách mờ ám hay xây dựng quan hệ gì quá đặc biệt, chỉ cần bình tâm tập trung lo tốt phần việc chuyên môn của mình mà vẫn được sung túc, có cuộc sống chất lượng, các nhu cầu thiết yếu của con người được bảo đảm.

Kỷ luật là mẹ thành công. Biện pháp phạt nặng, trừng trị nghiêm minh sẽ đóng góp rất lớn cho công cuộc chống tham nhũng, chống tha hóa. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Ví dụ Trung Quốc đã xử bắn bao nhiêu lãnh đạo cấp cao nhưng kết quả chống tham nhũng của họ vẫn không được tốt lắm.


Hơn nữa, hình phạt nặng thì phải đi đôi với công tác bảo vệ người chống tham nhũng, hình phạt càng nặng thì công tác bảo vệ người tố giác tham nhũng phải càng mạnh. Bởi vì mức phạt càng nặng thì động cơ ngăn trở, dằn mặt, ám hại, trả thù người tố cáo tham nhũng lại càng lớn.


Nên chú trọng nghiên cứu cách chống tham nhũng của ai?


Trong số tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới hiện nay, tôi nghĩ Singapore là nước mà chúng ta nên chú trọng tham khảo, nghiên cứu thật kỹ, rà soát các cách làm của họ. Thấy cái gì phù hợp thực tiễn Việt Nam và nhắm sẽ có hiệu quả thì hãy quyết đoán làm ngay.


Thứ nhất: Singapore, theo thống kê của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, là quốc gia nằm trong nhóm có mức độ tham nhũng thấp nhất trên thế giới. Họ phòng chống tham nhũng rất tốt.


Thứ hai: Singapore có được sự trong sạch như vậy không nhờ vào sự thuận lợi của một nền tảng tốt đẹp đầu tiên, họ đã từng rất bê bối, sau khi Lý Quang Diệu dùng những biện pháp mạnh mẽ, quyết đoán và thông minh thì bộ máy công quyền nước này mới dần đi vào khuôn khổ. Nếu chịu khó nghiên cứu thật kỹ càng giai đoạn chuyển biến từ bê bối đến ngăn nắp này của Singapore sẽ rất có ích cho Việt Nam.


Thứ ba: Singapore và Việt Nam có bản chất chính trị gần giống nhau. Đều thực chất là 1 đảng chính trị lãnh đạo mọi mặt của xã hội. Quyền lực tập trung vào 1 chính đảng. Những thành viên Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, trong bộ máy công quyền hầu hết đều là người của gia tộc họ Lý và đảng của Lý Quang Diệu, từ Lý Quang Diệu đến Lý Hiển Long. Đến nỗi thế giới không có bao nhiêu người nhớ tên đảng của Lý Quang Diệu là gì, họ chỉ cần biết đó là đảng của nhà họ Lý.


Thứ tư: Singapore và Việt Nam có văn hóa gần giống nhau, trong đó có văn hóa chính trị. Văn hóa Singapore về cơ bản chính là văn hóa Trung Hoa, trên đảo này đa số cư dân là người Hoa. Chính người Hoa đã lập quốc ở đây. Gia đình Lý Quang Diệu là người Hán. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Trung Hoa.


Điều đặc biệt nữa là người Việt và người Hoa xưa nay có những tính cách rất giống nhau mà rất dễ xảy ra gian lận, đi sau lưng, luồn lách, tham ô. Ví dụ những đặc tính trọng tình hơn lý, ưu tiên cho các quan hệ cá nhân (ân nhân, thân nhân, bằng hữu v.v.), đặt tư lợi lớn hơn công lợi. Đây là văn hóa hủ tục tàn dư tiểu nông, phong kiến truyền lại từ xưa.


Người Singapore cũng là người Trung Hoa, cho nên thời gian đầu lập quốc thì họ cũng rất bê bối như vậy, không cao đẹp gì hơn phong kiến Trung Hoa và Đại Việt. Vậy mà chỉ một thời gian sau, những người cầm quyền ở đảo quốc này vẫn chống tham nhũng thành công và biến nơi đây thành một trong những quốc gia có bộ máy công quyền trong sạch, công bằng nhất thế giới. Đây là thành công mà chúng ta rất nên nghiên cứu thật kỹ và học hỏi cho bằng được.


Tổng kết


Nên đặt trọng tâm vào 3 vấn đề quan trọng nhất. Một là đổi mới công tác cán bộ, nhân sự, trong đó quan trọng nhất là công tác tuyển dụng, đi đôi với đào thải. Vấn đề quan trọng là nằm ở con người. Và tuyển người phải kết hợp với sa thải, theo quy luật nạp vào đi đôi với thải ra. Nếu không thải ra, loại bỏ ra dần các phần tử xấu thì người tốt vào cũng sẽ "gần mực thì đen".


Hai là vấn đề đổi mới, cải tiến cơ chế. Mà trong đó vấn đề công tác nhân sự và vấn đề cơ chế là có quan hệ gần gũi mật thiết với nhau. Vì không thể trông cậy, chờ đợi vào sự tự giác được nữa, như các phân tích ở trên, phải có cơ chế, bao gồm những biện pháp, cách làm, chiến thuật thúc đẩy, "ép bức" họ buộc phải đưa người vừa hồng vừa chuyên vào làm việc.


Ba là vấn đề cải cách tiền lương. Vấn đề này quá rõ ràng, quá cần thiết, nhưng nhiều người vì lý do nào đó lại lờ đi, coi như không quan trọng. Trong khi đây là vấn đề rất quan trọng và là một trong các vấn đề chính.


Có những người ở ngoài nói đạo đức suông "đói cho sạch, rách cho thơm" nghe rất hay. Nhưng họ không hiểu những hoàn cảnh khác. Nếu họ có mẹ hiền đang bệnh tới bệnh lui mà không có tiền thuốc thang, nếu họ có người thân đang nằm viện mà thiếu tiền chạy chữa, nếu họ hay người thân yêu của họ đang thiếu nợ ai đó, bọn cho vay nặng lãi chẳng hạn, sắp tới kỳ hạn trả mà không biết đào đâu ra tiền để trả, thì họ sẽ không nói chuyện đạo đức suông như vậy.


Có những người không thể tốt hơn, không thể lương thiện hơn, đến mức có thể họ thà chết đói mà vẫn không làm bậy. Nhưng còn bố mẹ, vợ con, người nhà họ thì sao? Con người là có trách nhiệm. Đâu phải người nào cũng không có những vướng bận.


Nhà mình có người làm công an hình sự. Anh ta kể ra bao nhiêu trường hợp, có thể nói là gần 60% trường hợp phạm tội, đặc biệt là trong lãnh vực buôn bán ma túy, là xuất phát từ những hoàn cảnh trên. Họ đều là những người tốt thật sự bị hoàn cảnh, bị cái nghèo, bị nỗi khó khăn, bị trách nhiệm với người thân đẩy họ vào hàng ngũ kẻ xấu, và sau một thời gian khi đã gây án thành quen thì họ quen thuộc và biến chất dần. Những người tốt làm chuyện xấu lâu ngày và dần trở thành người xấu.


Không có tiền thì không làm gì được, nhất là trong một nền kinh tế thị trường, sự hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nên nhìn nhận thực tế vấn đề này.


Nên nhanh chóng cải cách tiền lương triệt để. Rà soát và xem xét lại hết. Trong khi chờ đợi kinh tế phục hồi và tiếp tục phát triển, thì nên tinh giản hóa lại bộ máy. Nếu có quá nhiều cán bộ thuộc thành phần "ăn bám nhà nước", "ăn bám nhân dân", lãnh lương từ tiền thuế của dân mà không làm gì, không đóng góp thì nhiều, thì nên cho họ ra đi tìm việc khác. Chứ nếu tồn tại quá nhiều cán bộ, trả lương cho quá nhiều cán bộ, thì khó thể tăng lương cho những người thật sự đóng góp, rất khó cải cách tiền lương mà không bị lạm phát. Việc tồn tại những cán bộ "ăn bám" như thế này còn là một sự lãng phí và cũng có thể coi là một hiện tượng tham nhũng, có hại cho nước cho dân.


Đó là 3 vấn đề chính. Còn 2 vấn đề phụ: Một là vấn đề tuyên truyền giáo dục đạo đức cách mạng, quảng bá cái tốt, tiếp thị cái chân - thiện - mỹ, giới thiệu những tấm gương sáng trong xã hội, để góp phần giữ cho mọi người vẫn là người tốt, góp phần "níu kéo" lại phần người trong mỗi công dân, để người ta "dị ứng" với việc xấu, tránh xa việc xấu, kiên định từ chối làm việc xấu.


Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là cái phụ, vì theo ví dụ đã trình bày ở trên, người tốt nhất đi nữa mà khi lâm vào đường cùng, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thì cái tốt đó sẽ không giúp gì được nữa. "Có thực mới vực được đạo".


Hai là trừng phạt nghiêm minh và hình phạt đủ nặng, đủ mạnh, để người ta không dám làm việc xấu, để có tác dụng răn đe đủ lớn. Tuy nhiên vấn đề này không quan trọng bằng 3 vấn đề chính nêu trên, vì đó chỉ là trị cái "ngọn cây". Trung Quốc bắn chết bao nhiêu quan tham cũ thì bấy nhiêu quan tham mới xuất hiện, vì chỉ lo xử bắn mà không lo giải quyết các vấn đề liên quan khác.


Năm vấn đề đó, nhân sự, cơ chế, kinh tế/tiền lương, giáo dục đạo đức, trừng trị nghiêm minh đều cần làm đồng bộ với nhau, vì nó đều quan hệ khá gần gũi mật thiết với nhau. Chứ không thể chỉ làm riêng rẽ duy nhất 1 cái được. Nếu chỉ lo 1 vấn đề này mà không lo đến vấn đề kia thì sẽ không hợp lý và không đem lại hiệu quả.


Nên chú trọng xây dựng một hệ thống, một xã hội thuận lợi cho việc nâng cao
chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Chứ không thể đặt cược vào đất đai, tài nguyên, lao động tay chân mãi được.

Phát triển chỉ nhờ vào tài nguyên thiên nhiên và lao động tay chân là phát triển không lâu bền. Chất lượng dịch vụ và sản phẩm của dân tộc Việt Nam mà phát triển thì đất nước Việt Nam sẽ phát triển lâu bền.


Chất lượng dịch vụ và sản phẩm tốt, chất lượng cao, chính là cái gốc, cái nền của vấn đề dân giàu nước mạnh. Dù là công nghiệp nặng hay công nghiệp nhẹ, nếu dịch vụ của người Việt hay sản phẩm do người Việt làm ra được tốt, có chất lượng cao, sánh ngang được với hàng hóa quốc tế, thì Việt Nam sẽ thành một nước phát triển, và đó là sự phát triển bền vững, chắc chắn, lâu dài.


Thiếu Long

Chẳng có gì biếu không

Wisława Szymborska


Thái Linh dịch



Chẳng có gì biếu không, tất cả là vay mượn.
Tôi nợ ngập đầu.
Tôi sẽ phải gán mình
trả nợ cho bản thân,
mạng đem trả mạng.

Sự thể đã sắp đặt:

phải trả lại tim
phải trả lại gan
và từng ngón tay ngón chân.

Quá muộn để hủy hợp đồng.

Tôi sẽ bị lột da
tróc nợ.

Tôi đi giữa thế gian

trong đám đông những con nợ khác.
Vài kẻ mang gánh nặng
phải trả cánh của mình.
Những kẻ khác dù muốn dù không
đem lá ra thanh toán.

Bên Nợ đã ghi sẵn
mọi tế bào trong ta.
Không một tua lá, sợi mi nào
giữ lại được vĩnh viễn.

Danh mục ghi chi tiết

và xem ra
chẳng có gì còn lại của ta.

Tôi không thể nhớ ra

khi nào, ở đâu và để làm gì
tôi chấp nhận mở cho mình
tài khoản ấy.

Ta gọi sự phản kháng chống lại điều này

là tâm hồn.
Và đó là thứ duy nhất
không có trong danh mục nợ nần.


Nguyên tác:

 

Nic darowane, wszystko pożyczone.
Toną w długach po uszy.
Będę zmuszona sobą
zapłacić za siebie,
za życie oddać życie.

Tak to już urządzone,
że serce do zwrotu
i wątroba do zwrotu
i każy palec z osobna.

Za późno na zerwanie warunków umowy.
Długi będą ściągnięte ze mnie
wraz ze skórą.

Chodzą po świecie
w tłumie innych dłużników.
Na jednych ciąży przymus
spłaty skrzydeł.
Drudzy chcąc nie chcąc
rozliczą się z liści.

Po stronie Winien
wszelka tkanka w nas.
żadnej rzęski, szypułki
do zachowania na zawsze.

Spis jest dokładny
i na to wygląda,
że mamy zostać z niczym.

Nie mogę sobie przypomnieć
gdzie, kiedy i po co
pozwoliłam otworzyć sobie
ten rachunek.

Protest przeciwko niemu
nazywamy duszą.
I to jest to jedyne,
czego nie ma w spisie.