Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc


Bích Huyền



“Phổ nhạc một bài thơ là
mang đến cho bài thơ một đời sống khác.”


Bích Huyền: Rất vui được dịp chuyện trò với anh Lê Hữu trong “Câu chuyện âm nhạc” hôm nay về “nhạc phổ thơ”, đề tài mà Bích Huyền tin rằng được rất nhiều quý độc giả yêu chuộng.

– Lê Hữu: (cười) Thưa chị, nói chuyện về thơ và nhạc với người phụ trách “Chương trình thơ nhạc” quen thuộc của đài VOA từng được thính giả yêu thích từ bao nhiêu năm qua, e rằng nếu không phải “múa rìu qua mắt thợ” thì cũng là “dẫm chân” lên người có thẩm quyền hơn mình…
– Bích Huyền: Không hẳn như vậy đâu anh à. Mỗi người có thể ngắm nhìn sự vật dưới nhiều lăng kính khác nhau. Những bài khảo luận về thơ, về nhạc của anh được nhiều người đọc yêu thích, trong đó có những điều rất mới và lý thú, và cũng qua đó chúng ta có được với nhau cái duyên văn nghệ. Tuy nhiên, để anh không phải ngại chuyện “dẫm chân” như anh nói, hôm nay Bích Huyền chỉ xin nêu ra ít câu hỏi và muốn được nghe ý kiến của anh, như vậy được chứ anh Lê Hữu?…
Xin bắt đầu nhé, “nhạc phổ thơ” hay “thơ phổ nhạc”, cách gọi nào là đúng, thưa anh?
– Lê Hữu: Trước khi trả lời chị Bích Huyền, xin được mở cái dấu ngoặc. Những ý kiến, nhận xét của tôi chỉ là của một người nghe nhạc và yêu nhạc trong một cuộc chuyện trò văn nghệ nhẹ nhàng và có tính cách cá nhân, không hẳn là phù hợp với mọi người. Xin đóng ngoặc và xin được trả lời chị thế này:
Nói “nhạc phổ thơ” là nói về một bài nhạc có xuất xứ là một bài thơ. Nói “thơ phổ nhạc” là nói về một bài thơ được phổ nhạc. Theo tôi, nói “nhạc phổ thơ” thì đúng hơn và rõ nghĩa hơn là nói “thơ phổ nhạc”, nhất là khi nói chuyện về một đề tài âm nhạc. Lấy ví dụ, nói “‘Chiều’ là bài nhạc phổ thơ của Dương Thiệu Tước” thì chính xác hơn là nói “‘Chiều’ là bài thơ phổ nhạc của Dương Thiệu Tước”. Cách nói sau có thể gây ngộ nhận rằng tác giả bài thơ “Chiều” là Dương Thiệu Tước (trong lúc bài thơ tên là “Màu cây trong khói” của Hồ Dzếnh, được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc thành bài nhạc “Chiều”).
Tuy nhiên, cách nói “thơ phổ nhạc” đã trở thành thói quen nên khi nghe/đọc vậy thì ta tự động hiểu là… “nhạc phổ thơ”. Cũng xin nói thêm, “thơ phổ nhạc” với cái nghĩa đem thơ phổ vào nhạc hay “lấy thơ ghép nhạc” thì tôi chưa gặp bài nào, nhiều lắm chỉ có những bài nhạc được các thi sĩ viết lời, gọi là “phổ lời” cho bài nhạc.
Về sau này người ta có những cách nói văn vẻ hơn để nói về “thơ phổ nhạc”, chẳng hạn “‘Áo lụa Hà Đông’, thơ Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thành ca khúc”.
Trong “câu chuyện âm nhạc” với chị Bích Huyền hôm nay, khi tôi nói “phổ nhạc” hay “phổ thơ” xin được hiểu là cách nói tắt của “phổ nhạc vào thơ”.
Bích Huyền: Theo anh Lê Hữu, vì sao các nhạc sĩ ưa chuộng việc phổ nhạc một bài thơ, và vì sao những năm về sau này có nhiều bài nhạc phổ thơ hơn là thời kỳ trước năm 1975?
– Lê Hữu: Thưa chị theo tôi thì có những lý do như thế này:
Thứ nhất, khi phổ nhạc một bài thơ hay, người nhạc sĩ có được lợi điểm là không phải lo việc tìm ý đặt lời, vì đã có sẵn lời hay, ý đẹp trong bài thơ ấy.
Xin nói thêm về chuyện “nhạc và lời” như thế này: người Việt mình lâu nay vẫn có “khuynh hướng” nghe nhạc là “nghe” xem bài nhạc ấy nói cái gì, có nghĩa là chú trọng đến phần lời ca hơn là nhạc điệu. Cái khuynh hướng ấy không chỉ ở người thưởng thức “món ăn âm nhạc” mà còn ở giới ca sĩ nữa. Lấy một ví dụ: ca sĩ Lệ Thu vẫn nói là “Tôi rất kỹ tính trong việc chọn lựa bài hát. Tôi đặc biệt chú ý đến ca từ trước, rồi sau đó mới đến giai điệu…” Khi một người nói “tôi thích bài hát ấy” thì nhiều phần có nghĩa là thích lời của bài hát ấy, và thường dẫn ra những câu hát mình yêu thích trong bài ấy.
Thứ hai, có những bài thơ đọc lên hoặc ngâm nga nghe giàu âm điệu, rất gần với nhạc, và rất dễ khơi nguồn nhạc hứng cho nhạc sĩ.
Thứ ba, nếu đấy là bài thơ hay, quen thuộc và được nhiều người yêu thích, bài nhạc có lợi thế là dễ được đón nhận, dễ đến được với người nghe nếu phổ nhạc sao cho khéo, dễ nghe, dễ hát và thể hiện được tình ý của bài thơ.
Hầu như trong mỗi ông nhạc sĩ người Việt đều có ít nhiều một ông thi sĩ. Tâm hồn người nhạc sĩ dễ nhạy bén với thơ, dễ bắt được những tần số rung động của thơ. Khi “bắt” được một bài thơ hay làm cho mình rung cảm, người nhạc sĩ cảm thấy hứng thú và muốn đưa bài thơ vào trong nhạc. Về phía các nhà thơ thì cũng tìm đến các nhạc sĩ để mong là nếu bài nhạc phổ thơ thành công thì bài thơ và tên tuổi mình cũng được phổ biến rộng rãi.
Ngày nay, ở trong và ngoài nước, chúng ta có nhiều nhà thơ hơn và nhiều nhạc sĩ hơn là thời kỳ trước năm 1975 nên các nhạc sĩ dễ có được những bài thơ hay để phổ nhạc hơn. Điều này giải thích vì sao ngày nay chúng ta có nhiều bài nhạc phổ thơ hơn là ngày trước.

“Thơ anh làm em hát…”

Bích Huyền: Chắc chắn là cả nhạc sĩ lẫn thi sĩ đều muốn bài nhạc phổ thơ được thành công. Theo anh Lê Hữu, như thế nào gọi là một bài nhạc phổ thơ thành công?
– Lê Hữu: Thưa chị mỗi người có thể hiểu sự “thành công” của bài nhạc phổ thơ theo những nghĩa khác nhau, chưa nói là thành công ở… mức độ nào. Một bài nhạc phổ thơ gọi là thành công, theo tôi, ít nhất cần đáp ứng được hai “tiêu chuẩn”: thứ nhất, được phổ biến rộng rãi; thứ hai, thể hiện được tình ý của bài thơ.
“Phổ biến rộng rãi”có nghĩa là bài nhạc được nhiều người nghe, nhiều người hát, nhiều người yêu thích. Đối với nhiều người, một bài nhạc phổ thơ được phổ biến rộng rãi xem như là thành công. Tuy nhiên, để có thể gọi là một bài nhạc hay cần có thêm yếu tố nữa là thể hiện được tình cảm của bài thơ, có nghĩa là âm điệu (tone), nhạc điệu (melody) và tiết tấu (rhymn) của bài nhạc phải thể hiện được sự hòa điệu giữa nhạc và thơ, chứ không phải “thơ một đàng, nhạc một nẻo”, hoặc “thơ đi đàng thơ, nhạc đi đàng nhạc”. Có thể kể ra được một, hai ví dụ về sự hài hòa “tình thơ ý nhạc” này, chẳng hạn: nghe bài “Thuyền viễn xứ” (Phạm Duy phổ thơ Huyền Chi), ta như nghe được những thanh âm dào dạt như tiếng sóng vỗ mạn thuyền, như “thấy” được con thuyền dập dềnh trên sóng, lướt lướt trên sông. Nghe “Còn chút gì để nhớ” (Phạm Duy phổ thơ Vũ Hữu Định), ta nghe được cái âm điệu hoang dã của người sắc tộc thiểu số ở núi rừng tây nguyên. Hoặc nghe những bài phổ ca dao như “Mười thương” của Phạm Đình Chương, “Đố ai” của Phạm Duy, ta nghe được những nét luyến láy uyển chuyển thật mềm mại thật tự nhiên mang âm hưởng dân ca Bắc bộ…
Có những cách định nghĩa và nhận biết sự thành công của một bài nhạc phổ thơ, như là:
- Một bài nhạc phổ thơ thành công là làm cho bài thơ “hay” hơn.
- Một bài nhạc phổ thơ thành công là làm cho người ta muốn nghe bài nhạc hơn là bài thơ, muốn hát bài nhạc hơn là ngâm nga bài thơ.
- Một bài nhạc phổ thơ thành công là một bài nhạc hay mà người nghe không biết hoặc “không cảm thấy đấy là bài thơ được phổ nhạc”, nói như nhạc sĩ Phạm Quang Tuấn.
Nếu cần nói thêm, với riêng tôi, một bài nhạc phổ thơ thực sự gọi là thành công cần có thêm “tính thẩm mỹ nghệ thuật”.
Bích Huyền: Cám ơn anh Lê Hữu đã cho các định nghĩa về một bài nhạc phổ thơ thành công. Về “tính thẩm mỹ nghệ thuật” của một bài nhạc phổ thơ, anh có thể nói rõ hơn và cho một vài ví dụ?
– Lê Hữu: Thưa chị, tính thẩm mỹ về nghệ thuật nói chung, hoặc về âm nhạc và thi ca, là ý niệm mang tính trừu tượng tùy thuộc vào sự cảm thụ và thẩm định của người nghe nhạc về cái hay cái đẹp của bài thơ được phổ nhạc.
Khi nói rằng bài nhạc phổ thơ này có tính thẩm mỹ nghệ thuật hơn bài kia có nghĩa là đã làm một sự so sánh. Ở đây tôi chỉ đưa ra sự so sánh giữa các bài nhạc phổ thơ của cùng một nhạc sĩ. Chẳng hạn, trong số những bài phổ thơ lục bát thành công của Phạm Duy, theo tôi bài “Đưa em tìm động hoa vàng” (phổ thơ Phạm Thiên Thư) có tính thẩm mỹ nghệ thuật hơn bài “Ngậm ngùi” (phổ thơ Huy Cận), tuy rằng bài “Ngậm ngùi” có vẻ phổ biến hơn. Hoặc, trong số những bài phổ thơ của Phạm Đình Chương, tôi cho là bài “Đôi mắt người Sơn Tây” (phổ thơ Quang Dũng) có tính thẩm mỹ nghệ thuật hơn bài “Mộng dưới hoa” (phổ thơ Đinh Hùng). Hoặc, trong những bài phổ thơ Nguyên Sa của Ngô Thụy Miên, tôi cho là bài “Paris có gì lạ không em?” có tính thẩm mỹ nghệ thuật hơn bài “Áo lụa Hà Đông”. Ở những bài ấy, người nhạc sĩ không chỉ diễn đạt được tình ý của bài thơ mà còn đưa cả được cái “khí hậu” của bài thơ vào trong bài nhạc, khiến người nghe như chìm đắm vào cái tâm cảnh mênh mang của thơ và nhạc. Nghe bài “Tiễn em” của Phạm Duy (phổ thơ Cung Trầm Tưởng) chẳng hạn, ta tưởng như đắm mình vào không gian xám xịt của mùa đông băng giá với khung cảnh sân ga hắt hiu đèn vàng trong giờ phút tiễn đưa của đôi tình nhân.
Phổ nhạc một bài thơ là mang đến cho bài thơ một đời sống khác, là “nâng” thơ lên một tầm cao nghệ thuật, nói một cách văn vẻ là “chắp cho thơ đôi cánh nhạc”. Ngôn ngữ nhạc quyện lấy ngôn ngữ thơ làm cho bài thơ nghe “hay” hơn. Bài thơ hay đã bước ra khỏi những trang thơ để “hóa thân” thành bài nhạc hay.
Thực sự, không có cái thước đo nào để thẩm định tính thẩm mỹ nghệ thuật của một bài nhạc phổ thơ. Các nhận định vừa rồi có thể là chủ quan, và tôi cũng chỉ ngừng ở đây chứ không có ý định đi sâu thêm nữa để lạm bàn về “giá trị nghệ thuật” của một bài nhạc phổ thơ, hoặc là để nói về những bài phổ thơ gọi là “kén” người nghe, đôi lúc “kén” cả… người hát nữa.
Bích Huyền: Anh Lê Hữu có thể nào kể tên một số bài nhạc phổ thơ gọi là thành công theo các “tiêu chuẩn” mà anh nêu ra, trong số khá nhiều bài nhạc phổ thơ trong kho tàng âm nhạc Việt Nam?
– Lê Hữu: Nhiều lắm thưa chị, khó mà kể ra hết được. Trong phạm vi cuộc nói chuyện, chỉ xin kể ra một ít bài nhạc phổ thơ khá quen thuộc và được nhiều người yêu thích vào thời kỳ trước năm 1975 ở miền Nam. Xin nhớ được đến đâu kể ra đến đó, không theo một thứ tự nào cả, và chắc chắn là thiếu sót nhiều bài:
Những bài khá thành công như: “Ghen”, Trọng Khương phổ thơ Nguyễn Bính; “Thoi tơ”, Đức Quỳnh phổ thơ Nguyễn Bính; “Gái xuân”, Từ Vũ phổ thơ Nguyễn Bính; “Chiều”, Dương Thiệu Tước phổ thơ Hồ Dzếnh; “Mộng ban đầu”, Hoàng Trọng phổ thơ Hồ Đình Phương; “Tình quê hương”, Đan Thọ phổ thơ Phan Lạc Tuyên; “Bên kia sông”, Nguyễn Đức Quang phổ thơ Nguyễn Ngọc Thạch; “Trên ngọn tình sầu”, Từ Công Phụng phổ thơ Du Tử Lê; “Em đến thăm anh đêm 30”, Vũ Thành An phổ thơ Nguyễn Đình Toàn; “Áo lụa Hà Đông”, “Paris có gì lạ không em?”, Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa…
- Những bài của Văn Phụng như “Trăng sáng vườn chè”, phổ thơ Nguyễn Bính; “Hôn nhau lần cuối”, phổ thơ Nguyễn Bính; “Các anh đi”, phổ thơ Hoàng Trung Thông…
- Những bài của Phạm Đình Chương như “Đôi mắt người Sơn Tây”, phổ thơ Quang Dũng; “Mộng dưới hoa”, phổ thơ Đinh Hùng; “Mắt buồn”, phổ thơ Lưu Trọng Lư; “Người đi qua đời tôi”, phổ thơ Trần Dạ Từ…
- Những bài của Y Vân như “Người em sầu mộng”, phổ thơ Lưu Trọng Lư; “Đêm giã từ”, phổ thơ Thể Vân; “Những bước chân âm thầm”, phổ thơ Kim Tuấn…
- Những bài của Nguyễn Hiền như “Người em nhỏ”, phổ thơ Thiệu Giang; “Lá thư gửi mẹ”, phổ thơ Thái Thủy; “Anh cho em mùa xuân”, phổ thơ Kim Tuấn…
- Những bài của Phạm Duy như “Hoa rụng ven sông”, phổ thơ Lưu Trọng Lư; “Tiếng sáo thiên thai”, phổ thơ Thế Lữ; “Thuyền viễn xứ”, phổ thơ Huyền Chi; “Tiễn em”, phổ thơ Cung Trầm Tưởng; “Còn chút gì để nhớ”, phổ thơ Vũ Hữu Định; “Em hiền như Ma Soeur”, phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên…
Và còn nhiều nhiều nữa…, chưa kể là sau năm 1975 có nhiều bài phổ thơ khá hay của các nhạc sĩ trong và ngoài nước, không tiện kể ra hết được.
Bích Huyền: Như thế thì số lượng những bài phổ thơ hay kể ra cũng khá nhiều, phải không anh Lê Hữu? Những bài phổ thơ… không thành công, theo anh, ít hơn hay nhiều hơn những bài thành công? Và một bài nhạc phổ thơ thế nào gọi là “không thành công”?
– Lê Hữu: Cám ơn chị Bích Huyền đã không đề nghị tôi kể ra những bài phổ thơ… không thành công. Theo sự ghi nhận của riêng tôi, ở thời nào cũng vậy, những bài nhạc phổ thơ không thành công luôn luôn… nhiều hơn những bài thành công. Một bài nhạc phổ thơ không thành công hiểu theo nghĩa không được phổ biến hoặc ít được phổ biến, vì ít người chịu nghe, ít ai chịu hát. Nói khác đi, những bài nhạc phổ thơ ấy không “sống” được.
Thường thì đấy là những bài nhạc nghe gượng ép và khó hát, là những bài “nhạc không ra nhạc, thơ không ra thơ” mà ta hay gọi là “kém nhạc tính”. Người nghe có cảm tưởng như là bài thơ được “gắn” vào những nốt nhạc, và khi hát lên nghe như là một lối hát thơ vậy, chưa nói là lối “hát” ấy không phải… dễ hát và nên thơ như là “Thơ anh làm em hát, tơ em dệt anh may” như lời của bài hát “Thoi tơ”, Đức Quỳnh phổ thơ Nguyễn Bính. Có khá nhiều bài nhạc phổ thơ rơi vào dạng “hát thơ” này,
Tôi từng được nghe không ít những bài nhạc phổ thơ giống như là một lối diễn ngâm mới với giọng ngân nga luyến láy trên nền nhạc. Nghe những bài nhạc như thế, người ta chỉ muốn quay về với bài thơ nếu đấy là bài thơ hay và quen thuộc.
Những bài nhạc phổ thơ như thế cũng gọi là “chắp cánh cho thơ”, thế nhưng thơ không bay lên được, nhạc cũng không bay lên được, hoặc chỉ bay… là đà. Nói cho vui, những bài nhạc phổ thơ ấy ví như là những con… chim cánh cụt, có cánh mà không bay được. Rốt cuộc thì thơ vẫn cứ là thơ, vẫn cứ nằm im lìm trong những trang thơ mà không thể nào cất cánh hoặc “hóa thân” thành bài nhạc được.
Nói gì thì nói, một bài nhạc phổ thơ ít người biết đến thì khó mà gọi là “thành công” được, hoặc chỉ thành công ở mức hạn chế. Và cũng khó mà nói được rằng bài phổ thơ ấy chỉ dành cho đối tượng nào đó “biết thưởng thức” hoặc “sành nhạc”. Một bài nhạc (nói chung chứ không riêng gì nhạc phổ thơ) được nhận xét rằng “chỉ để nghe hơn là hát”, trong một nghĩa nào đó được hiểu là… không thành công.
Nếu phải tìm một cách định nghĩa, một bài nhạc phổ thơ không thành công là bài nhạc nghe có vẻ là “thơ” hơn là “nhạc”, và không làm cho người ta muốn “hát” lên những lời thơ ấy.
Bích Huyền: Cám ơn anh Lê Hữu đã cho những nhận định về những bài nhạc phổ thơ không thành công. Trong một bài nhận định khá lý thú về nhạc Nguyễn Hiền trước đây, anh có đề cập đến tính “sáng tạo” trong nghệ thuật phổ thơ của tác giả “Anh cho em mùa xuân”, đặc biệt là việc thêm, bớt và thay đổi lời thơ. Xin hỏi anh Lê Hữu: người nhạc sĩ khi phổ nhạc một bài thơ có nhất thiết phải tôn trọng từng lời từng chữ theo nguyên tác bài thơ, hay được phép linh động thay đổi, và thay đổi ít nhiều thế nào thì chấp nhận được?
– Lê Hữu: Theo tôi hiểu thì không hề có lề luật hoặc quy định nào về việc này. Khi phổ nhạc một bài thơ người nhạc sĩ không buộc phải giữ nguyên vẹn bài thơ ấy, và không phải đưa hết những câu thơ vào bài nhạc. Nhạc sĩ có thể chọn lọc ra những câu thơ để phổ nhạc. Những câu không sử dụng được hoặc vì không được hay, hoặc vì lý do “kỹ thuật” như không phù hợp cấu trúc của một bài nhạc.
Khi cần thiết nhạc sĩ có thể thay đổi một vài chữ trong câu thơ để tương ứng với âm vực thấp cao trầm bổng của nốt nhạc. Những nhạc sĩ có “tay nghề cao” về phổ thơ thường cố gắng hạn chế việc thay đổi lời thơ. Hoặc, giữ được nguyên vẹn bài thơ, như bài “Tiếng thu”, Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Lưu Trọng Lư. Hoặc, chỉ đổi có… một chữ trong toàn bài thơ, như bài “Chiều”, Dương Thiệu Tước phổ từ bài thơ “Màu cây trong khói” của Hồ Dzếnh (chỉ đổi câu thơ cuối “khói xanh bay lên cây” thành “khói huyền bay lên cây”).
Những bài “Trăng sáng vườn chè” (Văn Phụng phổ bài thơ “Thời trước” của Nguyễn Bính), “Ghen” (Trọng Khương phổ bài thơ cùng tên của Nguyễn Bính), “Ngậm ngùi”, “Còn chút gì để nhớ”, “Con quỳ lạy Chúa trên trời” (Phạm Duy phổ các bài thơ “Ngậm ngùi” của Huy Cận, “Còn một chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định, “Cầu nguyện” của Nhất Tuấn)… là những bài nhạc phổ thơ chỉ thay đổi rất ít về lời thơ so với bài thơ nguyên tác.
Thường thì những câu thơ nào không giữ nguyên được vì lý do “kỹ thuật”, nhạc sĩ có thể thay đổi chút ít trong lúc cố gắng giữ được giữ ý chính của câu thơ. Nhạc sĩ sẽ phải cân nhắc việc thay đổi câu, chữ sao cho không đi ra ngoài ý thơ.
Có khi nhạc sĩ còn đi xa hơn, như phải đặt thêm lời để ghép vào bài thơ phổ nhạc (do bài thơ hoặc quá ngắn, hoặc thiếu cân đối, hoặc không đáp ứng cấu trúc bài nhạc…). Những “sáng tạo” này của nhạc sĩ phải chảy xuôi chiều với mạch thơ và phù hợp với tổng thể của bài thơ. Có thể kể ra một, hai ví dụ:
Bài “Gái xuân”, Từ Vũ phổ thơ Nguyễn Bính. Hai câu không có trong bài thơ được nhạc sĩ thêm vào trong bài nhạc là:
Xuân đi, xuân đến hãy còn xuân / Cô gái trông xuân đến bao lần
Hoặc bài “Anh cho em mùa xuân”, Nguyễn Hiền phổ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của Kim Tuấn. Những câu được thêm vào trong bài nhạc là:
Bầy chim lùa vạt nắng / Nhạc, thơ tràn muôn lối…
Hoặc bài “Những bước chân âm thầm”, Y Vân phổ bài thơ “Kỷ niệm” của Kim Tuấn. Những câu được thêm vào trong bài nhạc là:
Em yêu gì xa vắng / cho trời mây ướp buồn…/ Anh yêu tình nở muộn / Chiều tím mầu mến thương / Mắt biếc sầu lắng đọng / Đèn thắp mờ bóng đêm…
Tất cả những thay đổi ít hay nhiều này, với người nhạc sĩ có óc thẩm mỹ về thi ca và có bản lãnh về phổ thơ, đã làm cho bài thơ nghe… hay hơn.
Có thể kể thêm vài trường hợp khá đặc biệt, như nhạc sĩ Phạm Duy chỉ nhặt ra ít câu rải rác trong tập thơ “Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư để phổ thành bài nhạc “Đưa em tìm động hoa vàng”, hoặc nhạc sĩ Phạm Đình Chương nhặt ra ít câu trong hai bài thơ “Tự tình dưới hoa” và “Xuôi dòng mộng ảo” của Đinh Hùng để phổ thành bài nhạc “Mộng dưới hoa” (như ông đã nhặt ra ít câu trong hai bài thơ “Đôi bờ” và “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng để phổ thành bài nhạc “Đôi mắt người Sơn Tây”)…

Một thời để phổ nhạc những bài thơ

Bích Huyền: Xin được hỏi anh Lê Hữu câu này, những bản nhạc mà bên cạnh tên người nhạc sĩ sáng tác có ghi thêm là “ý thơ” của ai đó có được xem là bài nhạc phổ thơ hay không?
– Lê Hữu: Tôi vẫn cho là “ý thơ”, hay “mượn ý thơ”, hay “phỏng theo ý thơ”, hay “phóng tác ý thơ”… thường không phải là nhạc phổ thơ vì lời ca trong bài nhạc không giống như lời thơ.
Xin lấy một ví dụ: bài nhạc “Áo anh sứt chỉ đường tà” là bài nhạc phổ thơ (Phạm Duy phổ nhạc bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan), vì lời nhạc theo sát lời thơ. Bài nhạc “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh không phải là bài nhạc phổ thơ vì lời nhạc khác với lời thơ. Người nhạc sĩ chỉ mượn ý của bài thơ là câu chuyện tình “màu tím hoa sim” để sáng tác nên bài nhạc, và ghi trên bản nhạc là “Nhạc Dzũng Chinh, ý thơ Hữu Loan”.
Bài “Nguyệt cầm” của nhạc sĩ Cung Tiến chẳng hạn, là “phỏng theo ý thơ” Xuân Diệu, không phải là phổ thơ Xuân Diệu.
Nếu lời nhạc đi khá xa lời thơ và cũng không hoàn toàn theo đúng ý thơ thì gọi là “phóng tác ý thơ” chứ không còn là “phổ thơ” hay “ý thơ” nữa, chẳng hạn những bài “Xa vắng” và “Tình chàng ý thiếp” của nhạc sĩ Y Vân là phóng tác ý thơ “Chinh phụ ngâm khúc”.
Bài “Trở về dĩ vãng” của Lâm Tuyền chẳng hạn, cũng là “phóng tác ý thơ” từ bài thơ “Một mùa đông” của Lưu Trọng Lư.
Nhạc sĩ Phạm Duy sau này có cách nói khác là “theo thơ”, dùng cho cả những bài nhạc phổ thơ và phỏng theo ý thơ. Và vì ông không giải thích “theo” là theo mấy phần, theo ít hay theo nhiều nên… tùy nghi ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Những bài nhạc phỏng theo ý thơ thường mang lại sự thoải mái và thuận tiện hơn cho người nhạc sĩ sáng tác trong việc phát triển giai điệu vì không bị gò ép theo nguyên tác bài thơ.
Thường thì một bản nhạc phổ thơ sẽ ghi tên người nhạc sĩ và thi sĩ, chẳng hạn “Ghen – Nhạc Trọng Khương, thơ Nguyễn Bính”, hoặc vắn tắt hơn, “Chiều – Hồ Dzếnh, Dương Thiệu Tước”, “Người Em Nhỏ – Nguyễn Hiền, Thiệu Giang”. Cách viết vắn tắt này đôi khi không được rõ ý và dễ gây những hiểu lầm. Chẳng hạn, bản nhạc ghi “Chiều Tím – Đan Thọ & Đinh Hùng” không có nghĩa nhạc sĩ Đan Thọ phổ bài thơ nào của Đinh Hùng mà là thi sĩ Đinh Hùng viết phần lời cho bài nhạc ấy. Tương tự, những bài nhạc như “Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội” (ghi “Phạm Đình Chương & Hoàng Anh Tuấn”), “Tình khúc thứ nhất” (ghi “Vũ Thành An & Nguyễn Đình Tòan”), “Lệ đá” (ghi “Trần Trịnh & Hà Huyền Chi”)… không phải là nhạc phổ thơ mà là được các nhà thơ viết phần lời cho bài nhạc. Nói cách khác, Đinh Hùng phổ lời vào nhạc Đan Thọ, Hoàng Anh Tuấn phổ lời vào nhạc Phạm Đình Chương, Nguyễn Đình Toàn phổ lời vào nhạc Vũ Thành An… Cách tốt nhất vẫn là ghi: “nhạc Đan Thọ, lời Đinh Hùng”, “nhạc Phạm Đình Chương, lời Hoàng Anh Tuấn”…
Bích Huyền: Trong kho tàng thi ca của người Việt mình có khá nhiều bài thơ hay, tuy nhiên anh Lê Hữu có nghĩ là có những bài thơ dễ phổ nhạc và có những bài thơ khó phổ nhạc?
– Lê Hữu: Xin cám ơn chị Bích Huyền về câu hỏi này. Theo tôi thì bài thơ nào cũng phổ nhạc được thưa chị, hiểu theo nghĩa soạn thành một bản nhạc, tuy nhiên những bản nhạc ấy có trình diễn, nghĩa là có đàn có hát được hay không (hoặc đàn, hát lên nghe như thế nào) mới thực sự gọi là một bài nhạc, vì nhạc là phải “động” chứ không “tĩnh” như là bài thơ hay bức tranh… Những bài nhạc phổ thơ nằm im lìm ở trong các thi tập như là các “phụ bản”, thường là “nhạc trang trí” hơn là nhạc để trình diễn.
Thường thì các nhạc sĩ vẫn nói rằng các thể thơ lục bát, ngũ ngôn và “tự do” dễ phổ nhạc hơn là các thể thơ khác. Với riêng tôi, trả lời câu hỏi của chị, trong một nghĩa nào đó tôi cho là có những bài thơ tương đối dễ phổ nhạc, và có những bài thơ không phải chỉ khó mà gần như là… không thể nào chuyển thể thành bài nhạc được. Nói cách khác, không phải là bài thơ nào cũng đem ra phổ nhạc được. “Trong thơ có nhạc”, nhiều người vẫn hay nói vậy, viện dẫn câu nói “thi trung hữu nhạc”. Thực sự, câu này chỉ nói lên cái ý là bài thơ hoặc câu thơ đọc lên nghe giàu âm điệu. “Nhạc” ở trong thơ nhiều lắm chỉ gợi hứng cho nhạc sĩ để phổ nhạc bài thơ ấy. Chuyện “trong thơ có nhạc” chỉ đúng một phần, và không đơn giản là bài thơ đã có sẵn “nhạc” rồi, ta chỉ việc “triển khai” thành một bài nhạc. Lối phổ nhạc đơn giản và dễ dãi này thường thấy ở những bài phổ thơ lục bát, kết quả thường cho ra những bài… nửa thơ nửa nhạc, nghe đơn điệu và không cho thấy nghệ thuật phổ thơ.
Thực tế, “nhạc ngữ” ở trong thơ và trong nhạc có khác nhau. Các bài thơ đầy khẩu khí như “Hồ trường” của Nguyễn Bá Trác, “Tống biệt hành” của Thâm Tâm, “Tây tiến” của Quang Dũng, “Hành phương nam” của Nguyễn Bính, “Hổ nhớ rừng” của Thế Lữ, “Bài ca man rợ” của Đinh Hùng… đều là những bài “thi trung hữu nhạc” cả, và “nhạc” ấy cũng réo rắt, cũng lên bổng xuống trầm, nhưng rất khó mà chuyển thể bài thơ thành bài nhạc. Âm điệu bi tráng và giọng thơ đầy hào khí ấy chỉ có ở trong thơ và chỉ để diễn đọc hoặc ngâm nga chứ không… hát thơ được, cho dù có được ký âm bằng những nốt nhạc. Những cố gắng để phổ nhạc những bài thơ ấy chỉ là sự cố gắng vô ích, dễ đánh mất cái hay của thơ và chỉ làm người ta quay về với bài thơ.
Những bài thơ của Thanh Tâm Tuyền hoặc những bài thơ tự do của Nguyên Sa chẳng hạn, cũng rất khó mà phổ nhạc vì có phổ thế nào cũng không làm người nghe cảm xúc như là khi đọc hoặc nghe bài thơ. Những câu thơ như “Hôm nay Nga buồn như con chó ốm / Như con mèo ngái ngủ trên tay anh / Đôi mắt cá ươn…” vân vân… khó mà biến thành câu hát được, vì hát lên chỉ nghe… buồn cười và không diễn được cái hay của bài thơ. Nói điều này với cái ý là có những bài thơ hay nhưng không thể phổ nhạc được, hiểu theo nghĩa nếu có phổ là phổ cho… vui chứ không thể làm thành một bài nhạc hay. Tốt hơn hết là tránh đụng vào những bài thơ ấy để bài thơ mãi mãi là bài thơ hay.
Bích Huyền: Nói như anh Lê Hữu thì phổ nhạc một bài thơ có vẻ không đơn giản và dễ dàng chút nào phải không thưa anh?
– Lê Hữu: Đôi lúc tôi cũng tự hỏi như vậy thưa chị, và hơn thế nữa, tôi cũng từng đặt câu hỏi tương tự câu hỏi của chị với một vài nhạc sĩ: “Phổ nhạc một bài thơ dễ hay khó, vì sao?”
Nhạc sĩ Phan Ni Tấn, người phổ nhạc khá nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ quen tên, trả lời: “Dễ mà khó, khó mà dễ. Ví dụ lục bát là một thể thơ dễ phổ nhạc mà cũng khó thành công. ‘Dễ’ là cứ trầm bổng theo âm điệu của ‘bằng bằng trắc trắc bằng bằng’ mà phổ là xong, ‘khó’ là làm sao phổ cho hay, và nhất là làm sao tránh để không bị rơi vào sự quen thuộc, nhàm chán của giai điệu và trùng lặp âm hưởng của các nhạc sĩ khác.”
Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, từng phổ nhạc hàng trăm bài thơ với nhiều thể điệu khác nhau, chia sẻ kinh nghiệm: “So với sáng tác nhạc cả lời lẫn nhạc, tôi thấy nhạc phổ vào thơ có dễ hơn và cũng khó hơn. Dễ hơn là vì có sẵn thơ thành có sẵn ý và lời; hơn nữa, thường bài thơ tiếng Việt đã có tiếng nhạc trong thơ, khi đọc lên nhạc sĩ ‘nhìn’ thấy ngay tiếng nhạc. Khó hơn vì nhạc hay bị ‘phụ thuộc’ vào dòng thơ thành dễ bị gượng ép, tuy nhiên các nhạc sĩ có kinh nghiệm có thể thay đổi, thêm bớt để cho nhạc được tự nhiên hơn.”
Nhạc sĩ Thanh Trang, tác giả các bài nhạc quen thuộc được yêu thích trước năm 1975, nêu nhận xét: “Phổ nhạc cho một bài thơ không thể nào dễ như tự sáng tác lấy cả nhạc lẫn lời. Với riêng tôi, một bài hát cho dù lời có hay hơn cả thơ Nguyễn Du mà giai điệu èo uột thì chẳng còn giá trị gì hết. Khi mình sáng tác nhạc rồi kế đó viết lời thì phần nhạc của mình không bị gò bó bởi một cái khung nào hết. Ngược lại, phổ nhạc cho thơ thì chẳng khác gì có người ra đề cho mình viết phần nhạc. Đối với một nhạc sĩ tôi gọi là ‘thứ thiệt’, lại có tâm hồn về thơ phong phú thì phổ nhạc vào thơ là chuyện trở bàn tay, và hay rất đều, ví dụ các bài thơ do Phạm Duy phổ nhạc. Còn đối với những ai kém tài về nhạc và thơ thì… như ta vẫn thấy qua hàng nghìn bài thơ phổ nhạc từ trong nước ra đến hải ngoại sau năm 75!”
Nhạc sĩ Nghiêu Minh, từng viết cả trăm bài nhạc phổ thơ, phần lớn là thơ của anh, cho ý kiến: “Nhiều người cho rằng khó tránh được sự gò bó bởi âm vận của thơ khi phổ nhạc từ thơ, tôi không cho là như vậy, vì một khi đã quen rồi thì không còn là vấn đề nữa. Hơn nữa, thơ có vần điệu của thơ trong khi nhạc có luật của nhạc.” Anh cũng nói thêm: “Sáng tác nhạc bây giờ cũng như là làm thơ mới. Một dạng thơ phá thể cũng có một số kinh nghiệm riêng biệt để dòng nhạc cũng như thơ được liên tục.”
Bích Huyền: Anh có nghĩ rằng các nhạc sĩ phổ thơ thành công đều có những “bí quyết” riêng? Và anh có nắm được bí quyết nào để phổ biến đến những người yêu thích công việc phổ nhạc một bài thơ?
– Lê Hữu: Xin thưa với chị là, tôi chỉ nắm được bí quyết làm sao để phổ một bài thơ… không thành công (cười).
Nói đùa cho vui vậy, xin thưa rằng tôi không tin lắm vào cái gọi là “bí quyết” hay là “thủ pháp nghệ thuật” này nọ. Nói rõ hơn, những bí quyết ấy nếu có, không phải là lúc nào cũng mang lại sự thành công.
Tôi chưa hề nghe ai nói đến “bí quyết để phổ nhạc thành công một bài thơ”, hơn thế nữa, có những điều thật khó mà giải thích được về sự thành công và không thành công của một bài nhạc phổ thơ. Xin nói thêm ở chỗ này:
Cách đây ít năm tôi có “mách” cho một nhạc sĩ từng được xem là “có tay nghề về phổ thơ” một bài thơ tiền chiến khá hay chưa từng được phổ nhạc. Tiếc rằng sau đó tôi khá thất vọng vì ông đã phổ không thành công bài ấy, không rõ là vì nguồn nhạc hứng đã cạn hay là vì người nhạc sĩ nào cũng chỉ có “một thời để yêu và một thời để phổ nhạc những bài thơ”.
Có nhạc sĩ phổ nhạc rất thành công một bài thơ nhưng rồi… không thấy phổ thêm bài nào nữa. Có nhạc sĩ phổ bài thơ đầu tiên khá thành công, phổ những bài tiếp theo thì… không thành công nữa. Khi mà người ta không tìm được cách giải thích nào cho xuôi tai thì người ta bèn đi đến cách giải thích khác: đôi lúc cần phải có cái duyên gọi là “duyên thơ nhạc” giữa nhạc sĩ và thi sĩ hay giữa nhạc sĩ và bài thơ. Cái duyên ấy là cái duyên tri ngộ, là cái tình tri âm, là mối đồng cảm đồng điệu giữa người làm thơ và người soạn nhạc. Cái duyên ấy là cái duyên phổ nhạc thật “ngọt”, thật dễ dàng thật tự nhiên, như nguồn nhạc hứng dâng trào, như nhạc và thơ chảy tràn như suối… Nhạc sĩ Nguyễn Hiền từng nhắc đến cái duyên thơ nhạc này giữa ông và nhà thơ Kim Tuấn. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng hay nói đến cái duyên thơ nhạc giữa ông và nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Nhạc sĩ Phạm Duy vẫn được xem là “chuyên trị” nhạc phổ thơ, không có nghĩa là bài thơ nào vào tay ông cũng hóa thành bài nhạc phổ thơ hay cả, mà vì ông là người nhạc sĩ có số lượng nhạc phổ thơ nhiều nhất trong số các nhạc sĩ cùng thời, và trong số ấy có nhiều bài hay. Có thể ví ông như cầu thủ xuất sắc “ghi bàn” nhiều nhất, tuy rằng cũng có những… cú sút không thành công. Ghi nhận thêm một điều, không chỉ phổ thơ của các nhà thơ tên tuổi, ông còn phổ cả thơ của những người làm thơ ít tên tuổi và có thể biến những bài thơ ít được hoặc không được biết đến thành những bài nhạc phổ thơ hay.
Có khi một bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc nhưng chỉ có một bài gọi là thành công (như bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan), hoặc… chẳng có bài nào thành công cả (như bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của TTKH).
Có những cách để có thể biết được một bài nhạc phổ thơ có “sống” được hay không. Hoặc, thử tách rời phần nhạc và phần lời của bài nhạc phổ thơ: nếu người nghe chẳng muốn nghe “nhạc” thì nhiều phần cũng chẳng muốn nghe “thơ” trong bài nhạc ấy. Hoặc, bài nhạc nào (không riêng gì nhạc phổ thơ) được bạn bè, người quen bất chợt ngẫu hứng buột miệng hát… vu vơ ít câu thì bài ấy nhiều phần là “sống” được, theo nghĩa có người hát, có người nghe.
– Bích Huyền: Một câu hỏi nữa nhé, anh Lê Hữu. Anh có điều gì góp ý hoặc chia sẻ với các nhạc sĩ từng có những bài nhạc phổ thơ?
– Lê Hữu: Góp ý thì thiệt tình là tôi không dám, thưa chị. Tôi cho rằng các nhạc sĩ sáng tác ấy hẳn là có ít nhiều kinh nghiệm về chuyện phổ nhạc một bài thơ. Tuy nhiên, trong chỗ thân tình, thảng hoặc trong những lúc chuyện trò, tôi có chia sẻ với vài người bạn nhạc sĩ một vài ý thế này:
Thứ nhất, dù sao thì rất nên… xăn tay áo lên để phổ nhạc ít bài thơ cho vui khi “bắt” được bài thơ nào làm nẩy sinh nguồn nhạc hứng. Phổ nhạc một bài thơ là một sự “thách thức” dễ gây hứng thú cho người nhạc sĩ. Hơn nữa, phổ nhạc một bài thơ thì… không có gì để mất cả. Nếu không thành công thì cũng… chẳng sao cả, và cũng là chuyện thường tình, vì có biết bao người phổ thơ không thành công, kể cả các nhạc sĩ bậc thầy, có “tay nghề cao” về phổ thơ. Ngược lại, nếu thành công là một hạnh phúc, nhạc sĩ được xem là có… tài phổ thơ và cảm thấy tự tin hơn để… tiếp tục phổ thơ. Chưa nói là tác giả bài thơ (nếu còn sống) sẽ lấy làm cảm kích và biết ơn người phổ thơ mình lắm lắm.
Thứ hai, như tôi có nói khi nãy, bài nhạc phổ thơ cần phải nghe ra là một bài nhạc hơn là một bài thơ. Nói đơn giản, phải “hát” được. Người yêu nhạc muốn nghe nhạc chứ không phải nghe thơ, hoặc nghe hát thơ. Một bài nhạc muốn được phổ biến rộng rãi thường phải là bài nhạc dễ nghe và dễ hát (không phải là chỉ có… tác giả và ca sĩ chuyên nghiệp hát được). Người yêu nhạc không chỉ muốn nghe mà còn muốn hát nữa. Trong những buổi họp mặt văn nghệ có hát hò chẳng hạn, người hát thường ít ai chọn những bài khó hát.
Thứ ba, bài thơ được phổ nhạc trước hết phải là bài thơ hay, ít nhất cũng là “hay” đối với nhạc sĩ. Thật khó mà phổ nhạc cho hay một bài thơ mà nhạc sĩ không thấy gì hay ho hoặc có chút gì rung cảm. Khi mà nhạc sĩ không yêu bài thơ thì cũng khó làm người nghe yêu bài nhạc. Những bài nhạc phổ thơ miễn cưỡng hoặc “theo đơn đặt hàng” dễ nhận ra những gượng ép.
Một nhà thơ quen tên nói với tôi anh có nhiều bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Tôi nói, “Việc ấy chứng tỏ rằng các nhạc sĩ yêu thơ của anh và muốn được phổ nhạc những bài thơ ấy, tuy nhiên không có nghĩa là những bài nhạc phổ thơ của anh cũng… hay như là bài thơ.”
Sau cùng, nói gì thì nói, cách tốt nhất để biết một bài nhạc phổ thơ có thành công không là… hãy phổ nhạc một bài thơ. Người nghe nhạc sẽ nói cho nhạc sĩ biết bài nào là thành công và bài nào không thành công.
Nhạc sĩ nào cũng từng có những bài phổ thơ không thành công, tuy nhiên nếu phổ nhạc nhiều bài thơ mà vẫn… không thành công thì cần tìm hiểu… tại sao và nên xem lại quan niệm, phương thức và thói quen trong việc phổ thơ của mình. Nếu cần thì thay đổi, thử nghiệm phương cách khác cho đến khi tìm ra được “bí quyết” của riêng mình, thay vì “dẫm chân trên một lối mòn”.
Bích Huyền: Xin cám ơn anh Lê Hữu đã dành nhiều thì giờ cho “Câu chuyện âm nhạc” cũng như đã cho những ý kiến, những nhận định rất thành thực và lý thú về đề tài hôm nay. Bích Huyền chia sẻ và đồng tình với một số nhận định của anh, một số chứ không hẳn là trăm phần trăm đâu đấy nhé!
– Lê Hữu: Cám ơn chị. Tôi cũng mong là chỉ được chị chia sẻ phần nào thôi để còn được dịp lắng nghe ý kiến của chị về đề tài này nữa chứ, phải không chị Bích Huyền?


Bích Huyền thực hiện

MỘNG DƯỚI TRĂNG



Gọi ánh trăng vàng soi sáng đêm
Đưa sương lên lá uống môi mềm
Tay nâng bầu ngực trời xanh biếc
 Chân bước lên đồi đón gió êm.

Tình đến bên thềm khều nhẹ cửa.
Yêu về cạnh trướng thả buông rèm
Bướm hoa thức giấc lẳng lơ lơ lẳng
Ta em vào mộng đắm đuối đêm

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

BÃO



Cái buồn

Mưa cứ rơi cứ rơi
Mịt mờ giăng trắng trời
Gió còn chơi trò ác
Se mưa thành ngọn roi
Quất lên những chiếc lá
Tả tơi cành,rụng rơi
Lại còn vốc hạt giá
Ném vô căn phòng nhỏ
Ai quên , cửa khép hờ
Cái buồn cứ thơ thẩn
Nhìn trò đùa gió mưa
Thương cho từng chiếc lá
Xót  cho từng nụ hoa
Nở trong ngày dông bão
Cảnh mỏng manh nhạt nhòa!
Buồn đội mưa bê vội
Một chậu đưa hiên nhà
Nhưng lòng còn thổn thức
Kìa,còn cả vườn hoa!

nguyen Kim 
 


BÃO

 
Mây lững lững trôi trôi
Gió xoay xoay giữa trời
Chiều thả tia tím nhạt
Em buông nỗi buồn rơi

Mưa đè bẹp dí lá
Nỗi nhớ cong vành môi
Trái tim chưa kịp vá
Cúc áo ngực lại hở

Cửa nhớ quên khép hờ
Bước chân đời hụt hẫng
Tiếng chuông chùa đong đưa
Cây duyên nợ tơi tả

Nhặt trên đường cánh hoa
Nhàu trong ngày giông bão
Chút hương thơm vướng vào
Chuốc hồn say bê bối

Mộng đưa lối về nhà
Ngã lên vườn thổn thức
Trông về chân trời xa...
 

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

MEN RƯỢU TÌNH SAY

Uống môi em ngọt

Kìa!
Tháng bảy đã trôi
Trong một miền lạc loài
Ta
Thấy mình trăn trở
Trong ngổ ngáo tình si
Uống một giọt môi đi
Đời đã thôi chát đắng
Những câu kinh
Trưa vắng
Khôi hài
Rũ khát khao
Ta níu vào hư hao
Tìm môi nàng dịu ngọt
Những môi cười đỏ chót
Những môi hồng mộng mơ...
Nhưng
Có nghĩa gì
Nếu tất cả là mộng thôi
Người vẫn cách xa ta
Một trời nhung nhớ,
Ngàn ngày nhung nhớ?
Cửa vẫn mở
Gió lùa vào
Ta chống chếnh cơn mê
Thèm giấc say
Mùa tay ai
Bẽn lẽn
Những ngón đan tình
Đan đời nhau
Mê mải
Trượt dài
Trên những con dốc
Tuyệt vời
Hào hển đời nhau

( Uyển Di)

 



 MEN RƯỢU TÌNH SAY


Ôi!
Ngọt ngào đôi môi
Thơm men rượu tình say
Ta
Thức lòng hăm hở
Trong háo hức ngu si
Uống giọt lệ trên mi
Thấm mặn miền hoang vắng
Say sưa tình
Mưa nắng
Đời trai
Bỏ xanh xao
Lên men rượu má đào
Trên môi nàng thơm ngọt
Ta uống cạn từng giọt
Nuốt từng dòng bơ vơ...
Bừng
Lửa thiên đàng khêu gợi

Đốt cháy rụi  tim ta
Cửa lòng bung mở
Cô đơn tan vỡ
Trời sụp lở
Chôn ta vào
Vũng ngực trào đam mê
Cơn say dài
Mộng thiên thai
Trọn vẹn
Giọt tình nguyên trinh
Rực rỡ màu
Kết lại
Hình hài
Trên đài cô độc
Rạng ngời
Hạnh phúc vừa trao

CÀI ĐẶT TÌNH YÊU



Tư vấn: Chào bà, tôi có thể giúp gì cho bà?
Khách hàng: Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định cài đặt tình yêu. Tôi phải làm gì đây?

Tư vấn: Trước tiên bà phải mở rộng trái tim mình. Bà biết trái tim mình nằm ở đâu chứ?

Khách hàng: Tôi biết. Tuy nhiên trong trái tim tôi có một vài chương trình đang hoạt động. Để tôi xem nào ! Vết thương lòng này, tự ti này, rồi hận thù và oán giận nữa.

Tư vấn: Không sao, tình yêu sẽ xóa dần vết thương lòng. Thực ra chương trình cũ vẫn còn trong bộ nhớ của bà nhưng nó sẽ không cản trở hoạt động của các chương trình khác. Về phần tự ti xin bà đừng lo. tình yêu sẽ chép nội dung tự tin đè lên nó. Tuy nhiên, bà phải xóa đi hận thù và oán giận, bởi chúng cản trở tình yêu hoạt động bình thường. Bà đã tắt chúng rồi chứ?

Khách hàng: Có lẽ ông phải giúp tôi. Tôi không biết phải làm sao với chúng.

Tư vấn: Rất sẵn lòng. Bà khởi động chương trình tha thứ nhiều lần, cho tới khi hận thù và oán giận bị loại trừ hoàn toàn.

Khách hàng: ...Xong rồi, tình yêu sẽ tự động được cài đặt?

Tư vấn: Vâng, bà sẽ nhận được thông báo cho biết tình yêu sẽ mãi mãi nằm trong trái tim bà. Bà đã thấy thông báo đó chưa?

Khách hàng: Chắc sẽ có. Thế là xong hả?

Tư vấn: Chưa. Đấy mới chỉ là phiên bản khởi đầu. Bà cần phải giao tiếp với những trái tim khác để được cập nhật.

Khách hàng: Ồ! Tôi nhận được thông báo lỗi error 412.

Tư vấn: Đừng lo. Đấy là lỗi thường gặp. Nó cho thấy ở bà còn thiếu điều kiện để tình yêu có thể hoạt động.

Khách hàng: Tôi còn phải làm gì nữa?

Tư vấn: Xin bà mở thư mục tự hài lòng. Ở đó bà sẽ gặp các tập tin tự tha thứ, tự đánh giá, tự biết giới hạn. Bà chép chúng vào thư mục trái tim tôi. Hệ điều hành sẽ chép chúng đè lên những tập tin có nội dung trái ngược với chúng. Xin bà chớ quên tìm ra và xóa tập tin lắm lời và tự chỉ trích thái quá. Bà nên ra lệnh làm rỗng, thùng rác chứa các tập tin bị xóa sẽ hiện lên màn hình!

Khách hàng: Hòa thuận và hài lòng đang tự sao chép và lấp đầy bộ nhớ của tôi. Như vậy là bình thường phải không?

Tư vấn: Vâng. Tuy nhiên, tôi xin nhắc bà điều cuối cùng. tình yêu là phần mềm miễn phí, bà nên trao nó vào các chương trình bổ trợ cho mọi người mà bà gặp. Hãy chia sẻ tình yêu với mọi người và bà sẽ được đền đáp.


Sưu tầm 

Cặp truyện ngắn sinh đôi

 




1. Hắn và anh

“Anh từ đâu đến…” Tôi hỏi hắn. Có vẻ ban đầu tôi định nói “Anh từ đâu đến, hay chỉ tình cờ đi qua đời em”. Do ngôn từ xắp xếp vừa xong, tôi đã nhận ra độ “sến” hơi nặng nên bỏ lửng. Phần ngập ngừng nén lại ong ong trong đầu, như thể tôi đang tự hỏi mình.

“Anh từ biển” – Hắn nói với một chút trầm ngâm.

Biển chiều nhiều mây. Sóng bạc đầu đuổi nhau. Một chiếc thuyền đánh cá nhỏ cắm sào nghỉ ngơi cuối tầm mắt. Nó không quá bé để ta ví von như xác lá dật dờ trên mặt nước, không quá lớn để thành chiếc võng thư nhàn đang đong đưa giữa bầu trời.

“Em không tin?” – Hắn cười vang rồi giơ một bàn tay ra hiệu hãy chờ. Hắn đi về phía biển, đi sâu vào biển. Hắn biến mất khỏi ánh mắt tôi chừng bốn mươi lăm giây, bằng chiều dài hơi lặn của một người bình thường. Vọt khỏi mặt nước, hắn ào chạy đến tôi. Tôi bật ngửa ra cát vì bị hắn dụi cái đầu ướt mèm vào ngực, vào bụng. Tôi nhột nên kéo khuôn mặt hắn lên. Nụ hôn mằn mặn. Hắn thì thào “Anh yêu em biết chừng nào!”. Thế rồi hắn động cỡn, bế xốc tôi, vừa chạy dọc bãi biển vắng vừa gào thét “Anh yêu em… Anh yêu em…”.

Lúc ấy tôi tin đúng là hắn đến từ biển. Biển xa mà núi thì gần. Nghịch lý thị giác ấy tôi cũng biết. Tầm nhìn xa trên biển chỉ hơn mười cây số nhưng cách Vũng Tàu năm mươi kilomet bạn đã thấy núi ở bên cạnh.

***

Đêm xuống rất nhanh. Hàng dương sâm sẫm. Những chớp đèn ngoài khơi, xa hút như sao trời. Lâu lâu mới có một con tàu lớn băng ngang. Hắn chỉ cho tôi đèn mạn màu xanh và đỏ, đèn cột, đèn mũi… Hắn dẫn giải tỉ mỉ cách nhìn đèn để biết hướng tàu chạy.

Sương bắt đầu xuống, tôi ớn lạnh khi thì thầm với hắn rằng hắn sẽ bỏ chạy một mình nếu cướp xuất hiện chứ. Hắn cười toáng lên. Hắn bảo tôi đừng bao giờ đặt những câu hỏi đã có sẵn trả lời. Hắn kể đêm Noel nọ, đứa em út hắn bị dí dao trên cầu Sài Gòn. Chú chàng nhanh tay rút chìa khóa xe máy và ù té ngay, mặc cô bồ lóng ngóng chưa biết xử trí thế nào. Hiện nay cô gái kia đã là em dâu hắn. Hắn bồi thêm chuyện thứ hai: Bạn trai hắn dẫn người yêu vào rừng thông Đồ Sơn mùa đông. Chưa bi bô xong tình huống giả định múa võ cứu người đẹp thì ma cô đến. Cặp tình nhân đành líu ríu lộn hết túi áo túi quần mời chúng lấy tiền và năn nỉ xin lại giấy tờ tùy thân. Đôi ấy cuối cùng cũng hạnh phúc và thành đạt.

Mặc hắn tránh né, tôi vẫn muốn truy bằng được cách hắn định xử trí. Hắn bảo trong tình huống ấy tôi phải bình tĩnh, hắn sẽ lôi kéo sự chú ý của bọn lưu manh để tôi bỏ chạy trước. Nhất thiết mỗi người một phía, la hét cầu cứu liên tục…

Hắn tỉnh táo quá. Tỉnh táo như một triết gia. Tôi biết đêm nay nàng trinh nữ tôi không có gì để lo, dẫu phải dùng tay hắn làm gối trong ngôi nhà rông chúng tôi thuê cạnh biển.

Tôi rúc vào lòng hắn. Sóng ngoài kia rì rào mãi bản tình ca dang dở. Hắn cũng không ngủ. Gần sáng hắn đoán gió chắc đang đổi hướng. Biển êm. Hắn bảo hắn nghe được hạ âm tưng tức của sóng lừng sắp hình thành.

Tôi bất ngờ có cảm giác an toàn như từng ở bên anh. Tôi biết hắn hơn anh ở chỗ đã làm tôi rung động. Tôi trèo lên người hắn, hôn từ mắt xuống môi, xuống cổ. Hắn luồn tay qua áo ngủ xoa lưng tôi, thì thào những lời yêu lịm ngọt.

“Anh sẽ suốt đời cho em cảm giác an toàn như thế này nhé” – Tôi gần như van xin hắn.

“Anh không phải một vị thánh. Anh từng trải và kiềm chế được tính dục vì như em biết anh đã một lần đổ vỡ” – Giọng hắn đều đều – “Cái gì của anh sẽ là của anh. Khi đến với em, anh cũng đâu mong gặp được một người con gái hoàn hảo”.

***

Về nhà sau chuyến đi chơi biển xa ấy, tôi bắt đầu mơ về một đêm tân hôn huyền diệu. Tôi viết tay tặng hắn một đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Đã cho vào bậc bố kinh

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

Ra tuồng trên bộc trong dâu

Những con người ấy ai cầu làm chi

Phải điều ăn xổi ở thì

Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày

Gẫm duyên kỳ ngộ xưa nay

Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương.

Mây mưa đánh đổ đá vàng,

Quá chiều trước đã chán chường yến anh.

Trong khi tựa cánh liền cành,

Mà lòng rẻ rúng đã trình một bên.

Mái tây để lạnh hương nguyền,

Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.

Hắn cẩn thận kẹp tờ giấy học trò có kẻ ô ly nhạt vào giữa một quyển sách dầy chưng trong tủ. “Chính em sẽ làm khổ em thôi” – Tôi không hiểu hắn muốn nói gì.

Bên hắn tôi lại bất an. Càng bất an tôi càng muốn gần hắn. Tôi ngửi được và thích ngửi cái mùi đàn ông đặc trưng trên da thịt hắn. Nó chứa nam tính một cách rõ ràng, (lại) hơn anh. Nếu định nghĩa tình yêu là giá trị gì đó ngoài xác thịt thì tôi yêu anh chứ không hề yêu hắn. Anh đến với tôi khi tôi bắt đầu trở thành thiếu nữ. Bao nhiêu mùa xuân cứ trôi, anh vẫn chẳng vượt qua những nụ hôn thiếu lửa. Thiếu lửa, nhưng tôi chết cháy trong niềm khát khao trở thành đàn bà.

Rồi hắn xộc đến. Hắn là một con công trống lão luyện. Hắn biết tôi thích vũ điệu nào. Tôi kể về hắn cho anh nghe. Anh không chúc tôi hạnh phúc và cũng không muốn giật tôi trở lại vòng tay anh. Tôi cay đắng nhận ra anh là đàn ông nhưng không phải giống đực, ít nhất là ở ham muốn. Trong nền văn hóa của đất nước tôi, khi nói về giới tính, người ta nói về “giới tính xã hội” hơn là “giới tính sinh học”. Ngôn ngữ của chúng tôi rành mạch đến độ thiếu hụt, không có giống trung, không có giới tính thứ ba.

***

Một hôm tôi bảo với hắn từ nay thi thoảng tôi sẽ ngủ lại căn hộ độc thân một giường của hắn. Hắn mở tủ đưa tôi quyển sách dầy cộp kẹp giữ đoạn thơ Kiều. Hóa ra đây là tuyển tập các gương phụ nữ tiết liệt, nghĩa tháo, trung trinh, lay động muôn đời. Hơn nửa số truyện dịch từ sách Tàu. Có cả ảnh không ít miếu thờ, sắc phong triều đình nêu gương “trinh liệt nữ thần”. Hàng ngàn năm, biết bao nhiêu câu chuyện người ta cho là cảm động.

“Bây giờ em mới hiểu, không ít quyển sách nên bị đốt. Đốt sách chưa chắc là tội ác.” – Tôi cực đoan một cách độc địa.

Hắn bật nhạc. Dàn máy nhiều đèn chỉ thị, nút điều chỉnh nào cũng có đèn, bộ lọc tần số nhấp nháy hàng chục cột từ thấp đến cao. Căn phòng tối bỗng biến thành một góc trời đầy sao. Nhạc Văn Cao và Phạm Duy, những nét Đường thi đẹp mê hồn lấp lánh trong ca từ. Tôi không thích Trịnh Công Sơn của Sài Gòn ba trăm năm, dù hát thơ cũng là một nghệ thuật đáng trân trọng.

Tôi thực sự chưa hiểu tại sao mình chẳng chút e thẹn khi khỏa thân lần đầu tiên bên một người đàn ông. Vì màn đêm đồng lõa chăng? Tôi ôm hắn thật chặt. Chiếc linga căng đầy tự tôn, nóng rẫy áp vào đùi tôi. Ông Tứ Tượng từng lấy dương vật làm cầu tạm. Bà Nữ Oa đã sưởi ấm đoàn nhà trai rước dâu ướt lạnh bằng âm hộ của mình. Người Chăm xem sự hòa nhập giữa Yoni và Linga làm nên biểu tượng sáng tạo và sinh sôi của thần Siva, làm nên vẻ đẹp tôn giáo.

Hắn trốn chạy tôi và trốn chạy chính hắn. Hắn nghĩ chưa chắc chúng tôi sẽ gắn bó với nhau trọn đời. Hắn là người đốt lửa nhưng không muốn tôi biến thành thiêu thân? Hắn dùng một phạm trù đạo đức để chế ngự tự nhiên, trong khi tôi tự nhủ nếu hôm nay tôi không thành đàn bà thì hắn không phải người tôi tìm kiếm.

Đêm hẵng còn dài. Hơi thở của hắn không thể liền lạc. Nó ứa ra từ những kẽ nứt của thời gian và sự thinh lặng. Cẳng chân hắn giống cẳng chân tôi một cách kỳ lạ, như tôi và hắn là anh em ruột, như hắn chính là tôi và ngược lại.

Bỗng nhiên anh từ đâu nhảy xổ vào óc tôi. Anh nói hắn không phải là anh. Hắn chỉ là một phần mà tôi mong đợi ở anh. Muộn quá rồi. Hắn đã trườn lên người tôi. Vết đâm buốt óc. Bên dưới của kìm nén là cuồng nộ và mạnh bạo. Tôi cắn môi để khỏi bật khóc. Nước mắt rát đắng.

***

Và tất nhiên, cuối cùng tôi phải chia tay hắn. Tôi không thể lên giường với hắn và tưởng nhớ đến anh, mường tượng sự êm ái và nhẹ nhàng nếu anh là hắn.

Từ đó tôi thường tự giới thiệu với xã hội là tôi đã có một đời chồng. Tôi nhắc đến hắn làm gì. Tôi muốn nói về tôi. Tôi phát tín hiệu rõ ràng cho tất cả những quí ông mon men xung quanh mình. Có như vậy họ mới thôi suy già đoán non, ao ước, mong đợi nơi tôi một cô gái không khiếm khuyết, tối thiểu là ở khía cạnh bóng bẩy truyền thống.

Tôi không có lý do trách cứ hắn. Trong truyện ngắn này tôi bắt buộc phải gọi một trong hai nhân vật nam là hắn. Để tránh nhầm lẫn, đơn giản chỉ thế thôi. Bạn đọc đừng lần theo lối mòn, hãy thoát ra khỏi nhà tù khái niệm, hãy xem “hắn” là một danh từ chỉ ngôi thứ ba bình thường. Hoặc nếu không thích, bạn có thể thay “anh” bằng “hắn” và “hắn” bằng “anh” tại các ngữ cảnh gián tiếp, với vài thủ thuật vi tính văn bản. Tôi đã thử và thấy mạch truyện dịu đi rất nhiều. Ngôn ngữ đánh lừa chúng ta thâm sâu và hiểm độc như thế đấy.

2. Anh và hắn


“Anh từ đâu đến…” Tôi hỏi anh. Có vẻ ban đầu tôi định nói “Anh từ đâu đến, hay chỉ tình cờ đi qua đời em”. Do ngôn từ xắp xếp vừa xong, tôi đã nhận ra độ “sến” hơi nặng nên bỏ lửng. Phần ngập ngừng nén lại ong ong trong đầu, như thể tôi đang tự hỏi mình.

“Anh từ biển” – Anh nói với một chút trầm ngâm.

Biển chiều nhiều mây. Sóng bạc đầu đuổi nhau. Một chiếc thuyền đánh cá nhỏ cắm sào nghỉ ngơi cuối tầm mắt. Nó không quá bé để ta ví von như xác lá dật dờ trên mặt nước, không quá lớn để thành chiếc võng thư nhàn đang đong đưa giữa bầu trời.

“Em không tin?” – Anh cười vang rồi giơ một bàn tay ra hiệu hãy chờ. Anh đi về phía biển, đi sâu vào biển. Anh biến mất khỏi ánh mắt tôi chừng bốn mươi lăm giây, bằng chiều dài hơi lặn của một người bình thường. Vọt khỏi mặt nước, anh ào chạy đến tôi. Tôi bật ngửa ra cát vì bị anh dụi cái đầu ướt mèm vào ngực, vào bụng. Tôi nhột nên kéo khuôn mặt anh lên. Nụ hôn mằn mặn. Anh thì thào “Anh yêu em biết chừng nào!”. Thế rồi anh động cỡn, bế xốc tôi, vừa chạy dọc bãi biển vắng vừa gào thét “Anh yêu em… Anh yêu em…”.

Lúc ấy tôi tin đúng là anh đến từ biển. Biển xa mà núi thì gần. Nghịch lý thị giác ấy tôi cũng biết. Tầm nhìn xa trên biển chỉ hơn mười cây số nhưng cách Vũng Tàu năm mươi kilomet bạn đã thấy núi ở bên cạnh.

***

Đêm xuống rất nhanh. Hàng dương sâm sẫm. Những chớp đèn ngoài khơi, xa hút như sao trời. Lâu lâu mới có một con tàu lớn băng ngang. Anh chỉ cho tôi đèn mạn màu xanh và đỏ, đèn cột, đèn mũi… Anh dẫn giải tỉ mỉ cách nhìn đèn để biết hướng tàu chạy.

Sương bắt đầu xuống, tôi ớn lạnh khi thì thầm với anh rằng anh sẽ bỏ chạy một mình nếu cướp xuất hiện chứ. Anh cười toáng lên. Anh bảo tôi đừng bao giờ đặt những câu hỏi đã có sẵn trả lời. Anh kể đêm Noel nọ, đứa em út anh bị dí dao trên cầu Sài Gòn. Chú chàng nhanh tay rút chìa khóa xe máy và ù té ngay, mặc cô bồ lóng ngóng chưa biết xử trí thế nào. Hiện nay cô gái kia đã là em dâu anh. Anh bồi thêm chuyện thứ hai: Bạn trai anh dẫn người yêu vào rừng thông Đồ Sơn mùa đông. Chưa bi bô xong tình huống giả định múa võ cứu người đẹp thì ma cô đến. Cặp tình nhân đành líu ríu lộn hết túi áo túi quần mời chúng lấy tiền và năn nỉ xin lại giấy tờ tùy thân. Đôi ấy cuối cùng cũng hạnh phúc và thành đạt.

Mặc anh tránh né, tôi vẫn muốn truy bằng được cách anh định xử trí. Anh bảo trong tình huống ấy tôi phải bình tĩnh, anh sẽ lôi kéo sự chú ý của bọn lưu manh để tôi bỏ chạy trước. Nhất thiết mỗi người một phía, la hét cầu cứu liên tục…

Anh tỉnh táo quá. Tỉnh táo như một triết gia. Tôi biết đêm nay nàng trinh nữ tôi không có gì để lo, dẫu phải dùng tay anh làm gối trong ngôi nhà rông chúng tôi thuê cạnh biển.

Tôi rúc vào lòng anh. Sóng ngoài kia rì rào mãi bản tình ca dang dở. Anh cũng không ngủ. Gần sáng anh đoán gió chắc đang đổi hướng. Biển êm. Anh bảo anh nghe được hạ âm tưng tức của sóng lừng sắp hình thành.

Tôi bất ngờ có cảm giác an toàn như từng ở bên hắn. Tôi biết anh hơn hắn ở chỗ đã làm tôi rung động. Tôi trèo lên người anh, hôn từ mắt xuống môi, xuống cổ. Anh luồn tay qua áo ngủ xoa lưng tôi, thì thào những lời yêu lịm ngọt.

“Anh sẽ suốt đời cho em cảm giác an toàn như thế này nhé” – Tôi gần như van xin anh.

“Anh không phải một vị thánh. Anh từng trải và kiềm chế được tính dục vì như em biết anh đã một lần đổ vỡ” – Giọng anh đều đều – “Cái gì của anh sẽ là của anh. Khi đến với em, anh cũng đâu mong gặp được một người con gái hoàn hảo”.

***

Về nhà sau chuyến đi chơi biển xa ấy, tôi bắt đầu mơ về một đêm tân hôn huyền diệu. Tôi viết tay tặng anh một đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Đã cho vào bậc bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên bộc trong dâu
Những con người ấy ai cầu làm chi
Phải điều ăn xổi ở thì
Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày
Gẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi – Trương.
Mây mưa đánh đổ đá vàng,
Quá chiều trước đã chán chường yến anh.
Trong khi tựa cánh liền cành,
Mà lòng rẻ rúng đã trình một bên.
Mái tây để lạnh hương nguyền,
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.

Anh cẩn thận kẹp tờ giấy học trò có kẻ ô ly nhạt vào giữa một quyển sách dầy chưng trong tủ. “Chính em sẽ làm khổ em thôi” – Tôi không hiểu anh muốn nói gì.

Bên anh tôi lại bất an. Càng bất an tôi càng muốn gần anh. Tôi ngửi được và thích ngửi cái mùi đàn ông đặc trưng trên da thịt anh. Nó chứa nam tính một cách rõ ràng, (lại) hơn hắn. Nếu định nghĩa tình yêu là giá trị gì đó ngoài xác thịt thì tôi yêu hắn chứ không hề yêu anh. Hắn đến với tôi khi tôi bắt đầu trở thành thiếu nữ. Bao nhiêu mùa xuân cứ trôi, hắn vẫn chẳng vượt qua những nụ hôn thiếu lửa. Thiếu lửa, nhưng tôi chết cháy trong niềm khát khao trở thành đàn bà.

Rồi anh xộc đến. Anh là một con công trống lão luyện. Anh biết tôi thích vũ điệu nào. Tôi kể về anh cho hắn nghe. Hắn không chúc tôi hạnh phúc và cũng không muốn giật tôi trở lại vòng tay hắn. Tôi cay đắng nhận ra hắn là đàn ông nhưng không phải giống đực, ít nhất là ở ham muốn. Trong nền văn hóa của đất nước tôi, khi nói về giới tính, người ta nói về “giới tính xã hội” hơn là “giới tính sinh học”. Ngôn ngữ của chúng tôi rành mạch đến độ thiếu hụt, không có giống trung, không có giới tính thứ ba.

***

Một hôm tôi bảo với anh từ nay thi thoảng tôi sẽ ngủ lại căn hộ độc thân một giường của anh. Anh mở tủ đưa tôi quyển sách dầy cộp kẹp giữ đoạn thơ Kiều. Hóa ra đây là tuyển tập các gương phụ nữ tiết liệt, nghĩa tháo, trung trinh, lay động muôn đời. Hơn nửa số truyện dịch từ sách Tàu. Có cả ảnh không ít miếu thờ, sắc phong triều đình nêu gương “trinh liệt nữ thần”. Hàng ngàn năm, biết bao nhiêu câu chuyện người ta cho là cảm động.

“Bây giờ em mới hiểu, không ít quyển sách nên bị đốt. Đốt sách chưa chắc là tội ác.” – Tôi cực đoan một cách độc địa.

Anh bật nhạc. Dàn máy nhiều đèn chỉ thị, nút điều chỉnh nào cũng có đèn, bộ lọc tần số nhấp nháy hàng chục cột từ thấp đến cao. Căn phòng tối bỗng biến thành một góc trời đầy sao. Nhạc Văn Cao và Phạm Duy, những nét Đường thi đẹp mê hồn lấp lánh trong ca từ. Tôi không thích Trịnh Công Sơn của Sài Gòn ba trăm năm, dù hát thơ cũng là một nghệ thuật đáng trân trọng.

Tôi thực sự chưa hiểu tại sao mình chẳng chút e thẹn khi khỏa thân lần đầu tiên bên một người đàn ông. Vì màn đêm đồng lõa chăng? Tôi ôm anh thật chặt. Chiếc linga căng đầy tự tôn, nóng rẫy áp vào đùi tôi. Ông Tứ Tượng từng lấy dương vật làm cầu tạm. Bà Nữ Oa đã sưởi ấm đoàn nhà trai rước dâu ướt lạnh bằng âm hộ của mình. Người Chăm xem sự hòa nhập giữa Yoni và Linga làm nên biểu tượng sáng tạo và sinh sôi của thần Siva, làm nên vẻ đẹp tôn giáo.

Anh trốn chạy tôi và trốn chạy chính anh. Anh nghĩ chưa chắc chúng tôi sẽ gắn bó với nhau trọn đời. Anh là người đốt lửa nhưng không muốn tôi biến thành thiêu thân? Anh dùng một phạm trù đạo đức để chế ngự tự nhiên, trong khi tôi tự nhủ nếu hôm nay tôi không thành đàn bà thì anh không phải người tôi tìm kiếm.

Đêm hẵng còn dài. Hơi thở của anh không thể liền lạc. Nó ứa ra từ những kẽ nứt của thời gian và sự thinh lặng. Cẳng chân anh giống cẳng chân tôi một cách kỳ lạ, như tôi và anh là anh em ruột, như anh chính là tôi và ngược lại.

Bỗng nhiên hắn từ đâu nhảy xổ vào óc tôi. Hắn nói anh không phải là hắn. Anh chỉ là một phần mà tôi mong đợi ở hắn. Muộn quá rồi. Anh đã trườn lên người tôi. Vết đâm buốt óc. Bên dưới của kìm nén là cuồng nộ và mạnh bạo. Tôi cắn môi để khỏi bật khóc. Nước mắt rát đắng.

***

Và tất nhiên, cuối cùng tôi phải chia tay anh. Tôi không thể lên giường với anh và tưởng nhớ đến hắn, mường tượng sự êm ái và nhẹ nhàng nếu hắn là anh.

Từ đó tôi thường tự giới thiệu với xã hội là tôi đã có một đời chồng. Tôi nhắc đến anh làm gì. Tôi muốn nói về tôi. Tôi phát tín hiệu rõ ràng cho tất cả những quí ông mon men xung quanh mình. Có như vậy họ mới thôi suy già đoán non, ao ước, mong đợi nơi tôi một cô gái không khiếm khuyết, tối thiểu là ở khía cạnh bóng bẩy truyền thống.

Tôi không có lý do trách cứ anh. Trong truyện ngắn này tôi bắt buộc phải gọi một trong hai nhân vật nam là hắn. Để tránh nhầm lẫn, đơn giản chỉ thế thôi. Bạn đọc đừng lần theo lối mòn, hãy thoát ra khỏi nhà tù khái niệm, hãy xem “hắn” là một danh từ chỉ ngôi thứ ba bình thường. Hoặc nếu không thích, bạn có thể thay “anh” bằng “hắn” và “hắn” bằng “anh” tại các ngữ cảnh gián tiếp, với vài thủ thuật vi tính văn bản. Bạn thấy không, mạch truyện đã dịu đi rất nhiều. Ngôn ngữ đánh lừa chúng ta thâm sâu và hiểm độc như thế đấy.

Thảo Điền

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

VĂN HÓA NÓI



L.phay-ghe – một học giả phương Tây cho rằng “Con người cần 2 năm để học nói và cần 60 năm để học cách giữ gìn lời ăn tiếng nói”. Người Việt Nam có nhiều câu tục ngữ nghĩa: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”...

Ở nước Pháp, người ta khuyên rằng “hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”
Mạnh Tử – nhà triết học cổ Trung Hoa đã viết: “Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huyênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ trái, nói giấu diếm rồi đến chỗ cùng”.

Người biết nói là người biết khi nào cần phải nói ( nói đúng nơi, đúng lúc, đúng vị trí vai trò của mình), nói cái gì, với mục đích gì, nói ra sao, nói với ai.và nói đúng sự thật( đúng với cái tai mình nghe, mắt mình nhìn thấy). Và đó là Văn Hóa nói của loài người, đặc biệt là với người Việt nam hết sức quan trọng, chỉ xếp sau “ văn hóa ăn”
Descartes, triết gia người Pháp, có câu nói nổi tiếng: Je pense donc je suis, nghĩa là Tôi tư duy vậy tôi tồn tại. Câu nói triết lý này tạm đặt trên bình diện đời sống mà ngẫm, thì lời nói thể hiện nếp tư duy của một người, ra nên là một trong những mặt "tồn tại" của người đó. Nó cùng cái "ăn" giúp người ta khẳng định phần "tôi" giữa "chúng ta".
Tiếng nói được phát ra từ miệng, được điều khiển từ lưỡi “người khôn thì cái lưỡi để trong bụng, kẻ ngốc thì bụng dạ để trên lưỡi”.



Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại

Nhà thơ Inrasara




Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại

INRASARA


1. Nhập nhằng hạn từ Thơ Trẻ

Như cụm từ “thơ hiện đại”, “thơ trẻ” là hạn từ có thể được sử dụng cho một nền thơ, ở bất cứ giai đoạn nào, trong bất kỳ đất nước nào. Việt Nam không là ngoại lệ. Từ thập niên 1960, 70 và vân vân… Nhưng có lẽ Thơ Trẻ được dùng với tần số cao là khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX. Từ đó, nó xuất hiện ngày càng đậm đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trong giới khoa bảng. Đậm đặc và lạ. Lạ ở người dùng nó không cần đến thao tác phân định thời điểm xuất hiện/ độ tuổi của nhà thơ. Có, nhưng rất thi thoảng và nhất là không rõ ràng. Nên đã từng xảy ra hiện tượng không ít nhà Thơ Trẻ trẻ từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến cuối thập niên thứ nhất của thế kỷ sau mà vẫn còn… trẻ!(1)
Đầu năm 1993, Hoàng Hưng dự báo “phiên đổi gác” thơ Việt Nam bằng vài người viết mới: Chinh Lê, Lê Thu Thuỷ, Lê Viết Hoàng Mai, Nhật Lệ, Nguyễn Quyến, tuổi trung bình từ 20-25(2). Nghĩa là rất trẻ. Bởi thời Thơ Mới, các nhà thơ làm nên cuộc cách mạng thơ Việt cũng vào lứa tuổi đó. Mười năm sau, tại mộtBàn tròn văn học (lấy mốc năm 1991)(3), Dương Tường đặt niềm tin vào bốn khuôn mặt hoàn toàn mới khác. Mới và trẻ:
"Trong thơ, tôi có cảm tình với bốn cây bút trẻ là Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải và Nguyễn Hữu Hồng Minh. Tôi nghĩ họ là những giọng thơ đáng hứa hẹn".
Họ là các nhà Thơ Trẻ. Bốn cái tên (sau đó có điền thêm Ly Hoàng Ly) được lặp đi lặp lại rất nhiều lần bởi Nguyễn Trọng Tạo, và… mãi mười lăm năm sau vẫn chưa dứt. Lạ là trong năm nhà Thơ Trẻ này, ngoài Ly Hoàng Ly sinh năm 1975, ba người còn lại đều sinh cùng năm 1972, riêng Vi Thuỳ Linh nhỏ tuổi nhất: 1980. Nghĩa là họ hơn kém nhau đến năm, tám tuổi.
Nếu thế hệ thơ trẻ thứ nhất cùng độ tuổi và xuất hiện cùng thời điểm, thì thế hệ thơ trẻ thứ hai được nhấn vào xuất hiện cùng thời điểm là chính. Đa phần trong số họ hôm nay chuẩn bị bước sang tuổi tứ thập rồi.
Như vậy Thơ Trẻ giai đoạn này dường đã mở rộng phạm vi, nó cần sự kết hợp ba yếu tố: Cùng lứa tuổi [trẻ], trình làng tác phẩm cùng thời điểm, và nhất là có ý hướng cách tân, đổi mới, đổi gác đầy “chất trẻ”. Xin lưu ý: không cần cùng hệ mĩ học mà chỉ “cách tân” thôi, cũng đủ.
Chính nơi điểm này xảy ra sự nhập nhằng. Thế các nhà thơ làm thơ cùng hệ mỹ học, cho ra đời các tác phẩm thuộc hệ mỹ học này xê xích chút đỉnh về thời điểm, nhưng tuổi đời cách biệt thì sao? Các nhà thơ hậu hiện đại Việt(4), có thể gọi là thế hệ thơ trẻ thứ ba (giai đoạn 2001-2006), xuất hiện đồng thời với văn chương mạng tiếng Việt và phong trào in photocopy, trải dài từ thế hệ 6X:Đặng Thân (1964), Lê Anh Hoài, Lê Vĩnh Tài (1966), Lê Thị Thấm Vân (1968); sang 7X: Như Huy (1971), Nguyễn Hoàng Tranh (1976), Lý Đợi (1978), Bùi Chát (1979); và cả 8X: Nguyễn Thế Hoàng Linh (1982)…
Hay các “khuôn mặt thơ mới”(5), thế hệ thơ trẻ thứ tư, xuất hiện/ có tác phẩm nổi bật - tạm lấy năm 2006 làm mốc - từ khi cao trào sáng tác thuộc hệ mỹ học hậu hiện đại chuyển hướng, tuổi từ 20-30, như Jalau Anưk (sinh 1975), Trần Lê Sơn Ý (1977), Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh (1979), Lynh Bacardi, Lê Hưng Tiến (1981), Nguyệt Phạm, Tuệ Nguyên (1982), Lam Hạnh (1983), Tiểu Anh (1984), Nhã Thuyên (1986), Bỉm (1987), Du Nguyên (1988), Lưu Mêlan (1989), Đỗ Trí Vương (1990); thậm chí có người cho ra tác phẩm đầu tay rất muộn. Muộn, nhưng đầy dấu ấn sáng tạo, như: Phan Thị Vàng Anh (1968), Lê Hải (1959), Nguyễn Viện (1949) hay Vũ Thành Sơn (1955)… Bởi môi trường ra mắt tác phẩm hay do nhiều nguyên nhân khác nhau, họ đã có mặt muộn. Gọi họ bằng ngôn từ nào cho ổn thoả?
Thơ Trẻ, một hạn từ đầy nhập nhằng là vậy.

2. Vài nhận định bất cập về Thơ Trẻ


Ảo tưởng về quá khứ

Không kể các phát biểu vô bằng, nói theo, nói lấy được của dăm cây viết chuyên hay không chuyên về thơ Việt đương đại hay Thơ Trẻ(6), không ít phát ngôn nghiêm túc nhưng còn mang nặng ảo tưởng về quá khứ. Quá khứ luôn là đẹp so với hiện tại. Thời trước làm quan cũng thế a? Nghĩa là “thời nay”, nạn tham ô hối lộ đang tràn lan quan trường, không sạch sẽ như “thời trước”. Thời hiện tại so với thời Nguyễn Khuyến không khác gì. Văn chương cũng vậy. So sánh với thơ đương đại, một nhà thơ đã nhận định:
“Thơ Việt Nam theo tôi, chỉ duy nhất thời kỳ Thơ Mới (1930-1945) đã hoà vào dòng thơ thế giới, cụ thể hơn là thơ ca Pháp (…). Vậy thơ Việt Nam đương đại ở đâu? Xin thưa, thơ chúng ta vẫn chậm so với thơ khu vực và thế giới, chưa có diện mạo riêng, dòng chảy chưa được định hình”(7).
Những Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Bích Khê… học trường lãng mạn, tượng trưng của Pháp muộn mất 80 năm. Chẳng những thế, họ mới chỉ góp mặt mỗi người một, hai tập thơ rồi, hoặc chuyển hướng sáng tác hoặc nửa đường đứt gánh, trong khi Vigny, Lamartine, Hugo, Musset, Verlaine, Baudelaire… đã dựng nên một sự nghiệp văn chương khổng lồ. Vừa chậm ở thời điểm tiếp nhận, vừa quá mỏng về dung lượng tác phẩm.Ngay giai đoạn khởi đầu sôi động của trào lưu hiện đại với đại biểu sáng chói: G. Apollinaire (1880-1918), thế hệ Thơ Mới vẫn cứ muộn. Thì làm gì có thể gọi là “hoà vào dòng thơ thế giới”?
Còn thơ Việt đương đại? Chưa đề cập đến chuyện hay dở, chủ nghĩa hậu hiện đại hay thơ tân hình thức đang xảy ra ngoài kia, các nhà thơ Việt đã biết tiếp nhận và vận dụng vào các sáng tác của mình. Họ chưa muộn với các trào lưu nghệ thuật của các nền văn học tiên tiến trên thế giới; nếu có, chỉ một, hai thập kỷ là cùng. Với các nước trong khu vực thì càng chưa muộn.
Bằng lối nhìn tương tự, phê bình sự “non yếu” của Thơ Trẻ, vài nhà phê bình khuynh hướng ngoảnh lại ca ngợi thành tựu của thế hệ thơ chống Mỹ hay thơ hậu chiến: Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm… Sự thể tỏ lộ sự thiếu cập nhật thông tin bên cạnh tâm lý sợ sai trong đánh giá, nhận định sáng tác mới, khuôn mặt mới.
Diện mạo thơ Việt đương đại trong đó có Thơ Trẻ vẫn chưa được đối xử sòng phẳng.
Sai lầm mang tính nhận thức luận

Tiêu biểu cho dạng sai lầm này là phát biểu của một nhà thơ kiêm nhà phê bình:
“Theo quan điểm của tôi, người ta chỉ tìm tòi khi người ta tập viết, mà tập viết thì chưa thành nhà văn được (...), viết văn mà còn phải tìm tòi, còn phải tập, phê bình mà còn phải theo phương pháp này phương pháp khác thì là chưa tới. Đừng để quần chúng phải thưởng thức những tác phẩm còn “ương”, chưa tới ấy”(8)
Tìm tòi và thể nghiệm, thử nghiệm và khai phá vùng đất mới, đề tài và lối viết mới là hành động tất yếu của mọi nghệ sĩ chân chính. Chối từ mọi lặp lại, chối từ ăn theo hay ăn mòn vào thành tựu của người khác và của chính mình. Ngay khởi đầu cuộc viết hay khi dở chừng bế tắc sáng tạo. Chính hành động “tìm tòi và thể nghiệm” ấy đã tạo nên bước ngoặt mới cho một đời sáng tác, thay đổi dòng chảy của một trào lưu văn chương, hay làm nên cuộc cách mạng với một nền văn học. Làm cho văn học phong phú, đa dạng và lý thú hơn.
Hành trình sáng tạo là hành trình của tiếp nhận, chối bỏ, tìm tòi và thể nghiệm. Thơ Mới tiếp nhận thơ Pháp, chối bỏ thơ Đường luật và hát nói, tìm tòi và thể nghiệm thủ pháp lãng mạn và tượng trưng để làm nên “một thời đại trong thi ca” Việt. Thơ Sáng tạo chối bỏ Thơ Mới, thơ hậu hiện đại chối bỏ thơ Sáng tạo… cứ thế. Chối bỏ ở đây không phải là “chôn”, “đưa tang” hay vứt đi tất cả mà là, tiếp nhận, tìm tòi khai phá và chuyển hướng sáng tạo. Hành trình này xảy ra giữa các thế hệ, trong một thời kì, thậm chí nơi mỗi nghệ sĩ. Có nhà thơ chẳng những thay đổi phong cách tác phẩm mà còn thay đổi cả hệ mĩ học sáng tác. Chế Lan Viên đi từ tượng trưng (Điêu tàn) sang hiện thực xã hội chủ nghĩa (Ánh sáng và phù sa). Hàn Mặc Tử chuyển từ cổ điển (Thơ Đường luật) sang lãng mạn (Gái quê) qua tượng trưng và siêu thực (Thơ điên, Thượng thanh khí…) chỉ trong thời gian ngắn. Hàn Mặc Tử như một Picasso trong hội họa. Liên tục tìm tòi, chinh phục và chối bỏ thành tựu của chính mình, để còn tìm tòi và chinh phục nữa. Cézanne trong mỹ thuật là tên tuổi lớn, lớn và dũng cảm. Sau thành công theo ấn tượng thời kỳ đầu, không hài lòng với lối thể hiện của hệ mỹ học này, ông thách thức chính không gian của các nhà ấn tượng và chuyển hẳn sang trường tân ấn tượng. Để tạo nên bước chuyển đó, ông phải “tập” – rất nhiều. Núi Sainte-Victoire được vẽ đi vẽ lại nhiều lần từ năm 1885 đến 1906 là những bài “tập” bất hủ. Nếu Cézanne cứ xoa tay hài lòng mà vẽ “theo” ấn tượng đi, không chịu “tập”, thì làm gì ông “đã khai mào cho một cuộc cách mạng về hình thể dẫn tới nghệ thuật hiện đại”(9).
Không học, không tập, không tìm tòi, hỏi thơ Việt sẽ đi về đâu? Giậm chân tại chỗ là cái chắc.
“[N]gười ta chỉ tìm tòi khi người ta tập viết... viết văn mà còn phải tìm tòi, còn phải tập…”
là phát ngôn không biết mình đang nói gì!
Sự tìm tòi của Thơ Trẻ ở Việt Nam đã phải chịu cảnh bị phân biệt đối xử, là vậy.
Vội vã và hời hợt của thao tác khái quát

Ở khía cạnh khác, nhà báo-nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trong Mùa hào hứng cách tân thơ trẻ, đã khái quát rằng “thơ trẻ đang thịnh hành hai khuynh hướng: thơ mông lung và thơ khẩu ngữ”. Sau đó anh kê thêm: “dòng thơ tân-cổ-điển”. Dẫn chứng cho đại biểu của nỗi mông lung kia là Nguyễn Quyến. Nhưng “lối viết này thì nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tương đối thuận tay hơn”(10). Thơ khẩu ngữ thì ba cây bút thơ Song Phạm, Trần Lê Sơn Ý và Lãng Thanh được nêu ra bảo chứng. Dòng thơ tân-cổ-điển lại là Lãng Thanh. Thế thôi, chấm hết.
Trường phái thơ mông lung xứ Trung Hoa độc đáomà chủ soái là nhà thơ Cố Thành (1956-1993) lôi về đặt bên dòng tân cổ điển ở Hoa Kỳ của người chủ xướng Frederick Turner tuyên ngôn hay ho nhưng đến nay vẫn chưa có tác phẩm nào gọi là đáng đọc(11), thì được; chớ “thơ khẩu ngữ”, không ai biết nó là gì! Bởi dẫu sao mông lung với tân cổ điển là chủ nghĩa, trường phái có tuyên ngôn, còn “khẩu ngữ” chỉ là một thủ pháp đơn thuần, không hơn.
Chưa có căn bản về trào lưu nghệ thuật cùng các biến động của nó mà đã vội vã ứng dụng chúng vào nền thơ đang kỳ sôi động rồi khái quát, nhân khái quát kia sinh ra quả nhận định này là khó tránh:
“… nếu nhìn thật thiện chí thì rõ ràng thơ trẻ đã bứt khỏi dòng chảy thi ca mang đậm dấu ấn thế hệ trước, để mở một lối đi riêng”.
Nguyễn Quyến thuộc thế hệ thơ sau Nguyễn Quang Thiều, nghĩa là nhà Thơ Trẻ. Đi sau, nhưng lại làm thơ cùng khuynh hướng thơ mông lung như Nguyễn Quang Thiều, lại không “thuận tay” bằng, thì làm gì có chuyện “bứt khỏi”! Còn các nhà Thơ Trẻ khác đã “bứt khỏi” ra sao, đã “mở một lối đi riêng” như thế nào, thì không thấy dẫn tên tuổi hay tập thơ nào ra để bảo chứng.
Thành tựu của Thơ Trẻ mãi chưa được nhận diện đúng như nó là.
 

3. Nhận diện Thơ Việt đương đại

Chính bởi sự thể nhập nhằng và mơ hồ trong việc sử dụng dụng ngữ Thơ Trẻ, nên tôi muốn dùng cụm từ Thơ Việt đương đại và Các Khuôn mặt thơ mới hơn. Thơ Việt đương đại bao hàm Thơ Đổi mới (thơ của các nhà thơ thời kỳ đổi mới, 1986-2000), Thơ Hậu đổi mới (1996-2005) và Các Khuôn mặt thơ mới là những cây bút xuất hiện từ năm 2006(12). Ở đây có sự chồng lắp về thời điểm – không vấn đề gì cả. Mỗi thời đại thơ là một tiếp nhận và thay đổi. Dòng chảy của thi ca vừa liền mạch vừa chuyển hướng đồng thời - mỗi thế hệ, từng tác giả. Đã xảy ra hiện tượng không hiếm cây bút thế hệ 8X, 9X vẫn còn xài lại các thủ pháp đã lưu kho. Hoặc, các nhà thơ đã thành danh bất ngờ chuyển hệ mỹ học sáng tạo. Trần Tiến Dũng, Mai Văn Phấn và Lê Vĩnh Tài là rất tiêu biểu(13).

15 năm qua (1996-2010), nhất là thời điểm văn chương mạng ra đời (2002), thơ Việtphát triển theo năm dòng chính:
- Thơ “cổ truyền”, là thơ hậu Thơ Mới cùng đủ loại biến thái với các cách tân nửa vời, sáng tác quẩn quanh trong hệ mĩ học cũ, cảm thức cũ… đang in tràn khắp mặt báo, đã tạo khủng hoảng thừa, khiến người đọc ngán ngẩm thơ. Ngoài các loại thơ theo thể thơ truyền thống như lục bát, tám chữ, bảy chữ, thơ mười hai chân… không khó nhận mặt, thuộc trường phái này còn có thơ “cách tân” lạc hậu các loại.

Mai Văn Phấn giai đoạn chuyển hướng từ hậu lãng mạn sang hiện đại mang đậm di chứng của một thời. Qua những phong kín, mê sảng, tái sinh, phục sinh, vong linh, ký ức, trí nhớ, huyệt mộ, u mê, hốc mắt, oan khiên, sám hối, mặt trời mù, thác loạn, quánh đặc, nỗi kiếp côn trùng… người đọc rất dễ nhận ra dấu chân của thế hệ vừa đi qua. Cuối thế kỷ trước, chúng còn tràn ngập Thơ tự do(14).
Thử trưng dẫn một tác giả “thơ miền Nam nối dài” Khiêm Lê Trung(15): nguyền rủa truyền kiếp, khoảng tối dài, nhịp ca ứ máu, phơi giấc mơ, nụ cười trăng, hồn rượu hát, gầy guộc thời gian, pha loãng trí nhớ, trí nhớ cong oằn, khoảng trời rách, vũng tối ươn ướt, nhơn nhớt thời gian, màu sương hoang, đọa đày, mộng mị, hư vô, chốn héo, ẩm ướt, rớm máu, khói tình… Thứ ngôn từ mòn sáo của thơ tự do miền Nam thuở thập niên sáu mươi xưa cũ vẫn còn khả năng ám ảnh không ít cây bút, vô tình đẩy thơ vào chân tường hũ nút. Đậm nổi hơn là Văn Cầm Hải, với những:
"anh và em bức tường phiên âm
viên gạch đẻ hoang
mê man nhật thực
mặt âm ty mềm mại muôn màu giới tính
anh và tôi không gian
hiện thực nhạy cảm
lật mặt thế giới
chiếc la bàn hoang hoải..."

(Văn Cầm Hải, “Pink Floyd – Sự hồn nhiên tường đá”)

Nhất là “Sinh tồn” với la liệt những nhiệm màu, trầm tư sinh khí, thắp sáng dương gian, rụng cánh đơm hoa, song mây, thuở nào xanh xao, má hồng, tiếng khóc vạn kỷ… Nữa, người ta còn thấy chúng lây lan, biến tướng và sống dai dẳng ở vài khuôn mặt mới, trẻ. Vi Thuỳ Linh với bao nhiêu từ mòn nhẵn:xé lòng, linh giác, sự định đoạt của số phận, hạnh phúc an bài, dấu của định mệnh, con người là nỗi đau, vắt mình đến giọt sống cuối cùng, đau đớn tột cùng, vòng quay hối hả, đường hò hẹn, đỉnh cao im lặng, giọt đêm, khuông nhạc, mắt sông thao thức, nỗi buồn nằm nghiêng, bóng tối òa vỡ, lời tím…!(16) Tôi nhấn mạnh – mới, trẻ. Bởi từ Mai Văn Phấn (sinh 1955) sang thế hệ đầu 7X là Văn Cầm Hải, Đỗ Thượng Thế của Trích tôi(17) đến Vi Thuỳ Linh cách quãng ba thế hệ nhưng vẫn một dòng “cách tân” ấy.

- Thơ tân hình thức (new formalism poetry), là phong trào thơ do Khế Iêmkhai sinh ở Mỹ vào năm 2000 (chủ yếu đăng ở tạp chíThơ, Hoa Kỳ), truyền bá sang Việt Nam, được các thi sĩ không chính lưu ở Sài Gòn tích cực hưởng ứng, tạo không khí thơ sôi động một thời.

“Đặc tính của thơ hiện đại được bàn cãi nhiều nhất là tính khó hiểu và tối nghĩa của nó”, Delmore Schwartz nhận xét(18). Bất kỳ bài thơ nào, tập thơ nào của tác giả nào, cứ là khó hiểu với tối nghĩa. Vậy, thơ để làm gì? Khế Iêm ý hướng thiết lập lại quan hệ giữa thơ và người đọc, kéo người đọc trở lại với thơ. "Tân hình thức như một thời lãng mạn mới, một trật tự mới hay một nền ca dao mới trong một xã hội bình đẳng và dân chủ, lôi cuốn người đọc, làm phong phú đời sống và ngôn ngữ tự nhiên”(19). Tân hình thức "kết hợp với một số yếu tố và kỹ thuật của thơ tự do, phá vỡ những âm hưởng Tiền Chiến, chấm dứt nửa thế kỷ dậm chân tại chỗ của thơ Việt"(20). Là tham vọng chính đáng của mọi nhà thơ. Hấp dẫn đấy chứ!
Sẵn sân chơi là tạp chí Thơ, tân hình thức lôi cuốn gần trăm người làm thơ đã và chưa thành danh chịu chơi nhập cuộc. Từ Đoàn Minh Hải (sinh 1941), Nguyễn Đình Chính (1946), Nguyễn Đạt, Lưu Hy Lạc sang Trần Tiến Dũng, Nguyễn Thị Khánh Minh, Đỗ Minh Tuấn, Đỗ Kh., Nguyễn Thị Ngọc Nhung đến Bùi Chát, Khúc Duy, Nguyễn Quán, và mới nhất Bỉm (sinh 1987). Nghĩa là trải dài bốn thế hệ!
Vần, lặp lại với vắt dòng, yếu tố tính truyện và ngôn ngữ đời thường, là các thủ pháp đã lưu kho, nhà thơ tân hình thức tái chế lại. Nhiều nhà thơ Sài Gòn đã triệt để vận dụng nó, như là một trong những thủ pháp nghệ thuật, chứ chưa có nhà thơ chuyên trị tân hình thức. Cho dù vần và lặp lại nguy cơ [và đã từng] đưa thơ vào sự quẩn quanh, nhàm chán; yếu tố tính truyện đã xô rất nhiều bài thơ trở thành lan man và nhảm; ngôn ngữ đời thường khiến không ít người làm thơ lạm dụng ngôn từ dung tục từ đó tầm thường hóa thơ, tân hình thức vẫn hiến cho người đọc không ít bài thơ đặc sắc.
Nhưng tân hình thức vẫn cứ bị dị nghị, ngay từ khai cuộc, trong lẫn ngoài nước. Trong nước, nó chịu phận ngoài lề, góp mặt với đời qua hình thức in photocopy. Sau thời gian im ắng, một thế hệ tân hình thức mới xuất hiện: Bỉm, Biển Bắc, Giảng Anh Yên (sinh 1984), Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ với tập thơ Bướm sáu cánh(21), mang sinh khí khác cho tân hình thức.
Tân hình thức Việt đang đổi khác. Để tồn tại, nó cần phải đổi khác.
- Thơ nữ quyền luận, khai mào từ khá sớm với Dư Thị Hoàn, Thảo Phương, Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Khánh Mai, Vi Thuỳ Linh… cùng vài tên tuổi khác. Nó vẫn còn khá mờ nhạt và bị lẫn với thơ hậu lãng mạn. Qua sáng tác của họ, người đọc ý thức hơn về sự có mặt của phái nữ, cùng với quyền được biểu lộ tình yêu [nhất là] qua thân xác của họ. Thế thôi. Phải đợi đến nhóm Ngựa Trời xuất hiện tại Sài Gòn bằng tập thơ Dự báo phi thời tiết, vấn đề nữ quyền trong văn chương mới hiển lộ rõ hơn. Nhưng ngay cả vài nhà thơ ý thức nữ quyền mạnh, trong sáng tác, thỉnh thoảng họ cứ giẫm đạp lên dấu vết còn lưa lại của lãng mạn hậu thời. Em so với anh, liễu yếu đào tơ bên cạnh nam nhi phong độ… luôn luôn chịu thế lép; hay “nhà phê bình, anh [ông] phải”… là cách nghĩ truyền đời của chế độ nam quyền và phụ quyền độc đoán áp đặt lên ngôn ngữ, không ít nhà thơ nữ quyền luận Việt Nam vẫn xài. Vô tư! Đây là ngộ nhận rất tai hại – ngộ nhận về ngôn ngữ. Cả Đoàn Minh Châu, tác giả nữ được xem là mang yếu tố nữ quyền nhất trong các khuôn mặt mới, vẫn vậy. Dù trong hành động viết hay thái độ cho ra mắt tác phẩm, thi sĩ này đã rất khác:

“Khác với những nhà thơ nữ như Thảo Phương, ca ngợi “người đàn bà do đàn ông sinh ra”; như Vi Thuỳ Linh đặt người bạn tình là tất cả ý nghĩa đời sống; những nhà thơ trong nhóm Ngựa Trời với tập Dự báo phi thời tiết được giới thiệu, hỗ trợ bằng những “uy tín” trên văn đàn của phái nam, Đoàn Minh Châu xuất hiện không hình ảnh, không tiểu sử, không tựa, bạt hay nhận định phê bình của ai. Cô đơn và kiêu hãnh như thế hệ nhà văn – nhà thơ nữ tự chủ phải thế, một tinh thần cần tôn trọng và khích lệ trong thế kỷ 21 mới mở ra này”(22).
Khác, nhưng vẫn còn xa vời vợi với một Nguyễn Thị Hoàng Bắc hay Lê Thị Thấm Vân trước đó khá lâu(23). Lại lưu ý, Nguyễn Thị Hoàng Bắc thuộc thế hệ 5X, Lê Thị Thấm Vân 6X, Vi Thùy Linh 8X và Đoàn Minh Châu 8,5X! Văn chương nữ quyền với thế hệ trẻ hôm nay ghi nhận một bước thụt lùi lớn.
Nữ quyền luận không phải là làm thơ mang nội dung nữ quyền mà là: ý thức, phản kháng và giải trung tâm. Giải trung tâm ngay tại trung tâm ngôn ngữ sử dụng. Ý thức sáng rỡ và chấp nhận thân phận người nữ như là một đặc thù tâm sinh lí nhưng dũng mãnh phản kháng lại mọi bất công mang tính lịch sử và văn hóa dành cho nữ giới:
“Để người đàn bà dễ leo.” Anh nói. “Không phải, để cả hai cùng dễ leo.” Em nói.
(Lê Thị Thấm Vân, “Căn phòng 2.2 - âm thanh sóng”)
Nữ quyền luận hậu hiện đại đẩy tư tưởng này dấn thêm một bước quyết liệt hơn. Virginia Woolf: “Thật nguy hiểm cho nhà văn nào khi viết lại nghĩ về giới tính của mình”. Nghĩa là giải trung tâm toàn triệt. Khía cạnh nào đó, Phan Huyền Thư và Đinh Thị Như Thuý đã thể hiện được tinh thần nữ quyền luận hậu hiện đại này trong các sáng tác mới nhất của mình. Hay các nhà thơ nữ làm thơ khách quan: Khánh Phương và Phan Thị Vàng Anh, chẳng hạn.
- Thơ thị giác (visual poetry) trong đó thơ trình diễn (poetry performance) là một nhánh nổi bật. Thơ thị giác kết hợp thơ với ảnh chụp, với hình vẽ, video… đã được Đinh Linh, Đỗ Kh., Tam Lệ, Lê Văn Tài… thực hiện thành công từ vài năm trước.Năm 2001, tại quán cafe EraWine - TP Hồ Chí Minh, hoạ sĩ Như Huy là người khơi mào cho thơ trình diễn Việt Nam, bằng một màn trình diễn thơ trước… ít khán giả. Không vấn đề gì cả. Đó là phần số dành cho mọi thử nghiệm. Mãi năm 2005, Hà Nội mới biết đến loại hình nghệ thuật mới này qua chương trình Chiều buông đầy những tiếng thở dài của nhà thơ Dương Tường tại L’Espace (Trung tâm Văn hoá Pháp).Chỉ từ năm 2007, với sự hỗ trợ đắc lực của Hội đồng Anh, sau đó là Trung tâm Văn hoá Pháp, Thơ trình diễn mới rộ lên. Sau đó, qua nỗ lực của các tên tuổi nổi tiếng như Roger Robinson, Francesca Beard của Anh, Jean-Michel Maulpoix, André Velter của Pháp kết hợp với các nhà thơ Việt Nam: Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương, Vi Thuỳ Linh, Trương Quế Chi, Ly Hoàng Ly, Nguyệt Phạm, Phương Lan, Thanh Xuân... rồi tại Sân Thơ Trẻ ở Văn Miếu vào năm 2008 và 2009, thơ trình diễn đã tiến những bước đáng kể(24).

Thế nhưng, tìm đâu sợi dây kết liên giữa nhà thơ trình diễn và khán giả để tương tác trúng tiết tạo hiệu quả nghệ thuật cao thì, vẫn chưa có câu trả lời. Có lúc nhà thơ mang “thơ truyền thống” ra trình diễn, lối trình diễn lắm khi gượng ép, khiên cưỡng; người xem thơ trình diễn cảm thấy tẻ nhạt, bức bối hay nghĩ nó đã từng có mặt đâu đó trong truyền thống diễn xuất của Việt Nam – hát bội hay tuồng, nhưng kém ở phần diễn. Không ít lần mối liên kết giữa người trình diễn - tác phẩm thơ - khán giả không được liền lạc, để một khán giả đã kêu lên: Đó “không phải là trình diễn thơ, cũng không phải là thơ trình diễn” (Trịnh Lữ).
Sự không biện biệt giữa hành động trình diễn đương đại với các kiểu diễn cổ điển của chính nhà thơ lẫn khán giả đã gây ngộ nhận về thơ trình diễn. Trong khi ý hướng của thơ thị giác là dùng yếu tố trình diễn (cơ thể, vận động, biểu cảm của nhà thơ) hoặc vật thể (sắp đặt), kể cả các thứ khác (vốn được các nghệ sĩ xuất thân tạo hình hoặc nghệ sĩ tổng hợp khác hay dùng) để tạo một cảm quan thơ mới. Nghĩa là yếu tố thị giác kết hợp với yếu tố thơ để làm nên một tác phẩm nghệ thuật mới lạ, nhưng vẫn thuộc phạm trù thơ.
Sân Thơ Trẻ tại Văn Miếu - Hà Nội, tháng 2.2010, bên cạnh thơ sắp đặt của Huỳnh Lê Nhật Tấn và Nhã Thuyên, Lê Anh Hoài làm được như thế qua tác phẩm Nhu cầu - với chiếc xe máy được viết, vẽ, dán, sơn, gắn cánh, được treo bằng xích trong chiếc lồng [sơn] vàng óng, được phủ vải đỏ trước khi mở ra cho khán giả xem... tạo được hiệu quả nghệ thuật khác lạ, thú vị.
Nhưng tại sao thơ thị giác nói chung mãi ăn theo các trung tâm hay các dịp lễ hội? Tại quán cà phê, công trường, góc phố… nó hoàn toàn vắng bóng. Tại sao?
- Và cuối cùng, vào đầu thiên niên kỷ, từ sự chuyển động thơ ca qua những tìm tòi khai phá, với bao hy vọng lẫn hụt hẫng ấy, đột ngột nảy sinh một biến cố, biến cố mang trong mình khả tính cách mạng. Đó là trào lưu thơ hậu hiện đại. Đây chắc chắn là trào lưu khởi phát sớm nhất và được [người đọc cấp tiến] kỳ vọng hơn cả trong thời kỳ hậu đổi mới. Nó được khơi mào từ giữa thập niên cuối của thế kỉ XX và nở rộ cùng văn chương mạng tiếng Việt. Hậu hiện đại chủ động tồn tại bên lề sinh hoạt văn học dòng chính qua hình thức mạng internet và cả ở dạng in photocopy.

Và chúng đã làm nên cuộc thay đổi lớn.
Toàn cầu hoá, vách ngăn trong ngoài không còn, nhất là khi văn hóa internet ra đời, các website văn chương cấp tập nở rộ, phương tiện ấn hành mới mở ra không gian mênh mông cho nhà thơ thể hiện và nhanh chóng đưa tác phẩm mình đến với người đọc khắp mọi nơi trên thế giới. Thế hệ nhà thơ hậu hiện đại xuất hiện làm cuộc giải trung tâm toàn triệt thơ Việt lâu nay gò mình trong vùng chật hẹp, bó buộc.
Đặng Thân, Lê Anh Hoài, Mai Văn Phấn, Tam Lệ hay Nguyễn Viện, Vũ Thành Sơn, Trần Tiến Dũng, Trần Wũ Khang, Như Huy, Lê Hải; Bùi Chát, Lý Đợi, Phan Bá Thọ, Khúc Duy, Lynh Bacardi hay Lê Vĩnh Tài, Jalau Anưk, Bỉm, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh; từ Nguyễn Đăng Thường, Lê Văn Tài, Nguyễn Hoàng Nam, Đỗ Kh, Đỗ Quyên, Vương Ngọc Minh, Đinh Linh, Khải Minh, Đỗ Quyên cho đến Nguyễn Tôn Hiệt, Nguyễn Đức Tùng, Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Hoàng Tranh, Lê Nghĩa Quang Tuấn, …
Bắc hay Nam, trong hay ngoài nước, nam hay nữ, dân tộc thiểu số/ dân tộc đa số, chính thống/ phi chính thống, tác phẩm in có giấy phép của nhà xuất bản hay in photocopy, in giấy hay phát hành trên mạng, nhà thơ đã là hay chưa là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sống ở trung tâm văn hoá lớn hay đang cư trú nơi các vùng sâu vùng xa hẻo lánh… tất tần tật. Tất cả cùng tự thức self consciousness trong chân trời của tự do sáng tạo trong thế giới toàn cầu hoá, ở đó mỗi cá nhân được thể hiện trọn vẹn mọi khả năng của mình. Bất kỳ đâu, bất kỳ hình thức nào, phương cách nào…
Mười lăm năm phát triển, nhà thơ hậu hiện đại Việt vận dụng mọi thủ pháp tiếp nhận từ đồng nghiệp trên thế giới để sáng tạo nhiều loại thơ chưa từng có mặt trong truyền thống thơ ca Việt Nam trước đó: Phỏng nhại, siêu hư cấu sử ký, thơ phụ âm, thơ graphic, thơ thực hiện, thơ cụ thể, thơ phân thân, thơ động tác, thơ tịnh tiến, vân vân. Không ít nhà thơ viết truyện rất ngắn mà cứ xếp nó vào mục thơ, có kẻ viết thơ như viết tiểu luận ngôn ngữ. Hậu hiện đại giải khu biệt hoá và phi tâm hoá ngay trong các thể loại.

Tất cả xuất phát từ cảm thức hậu hiện đại. Cảm thức thế giới là hỗn độn, nhận thức thế giới của con người luôn đầy thiếu khuyết, các thiếu khuyết được diễn dịch một cách chủ quan bằng giải trình ngôn ngữ discourse. Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân. Bất tín nhận thức, hậu hiện đại coi đại tự sự grand narratives như là thứ huyền thoại mang ở tự thân sự bạo động từng thao túng cuộc sống nhân loại, khiến họ ngày càng chìm sâu hơn trong nỗi vong thân. Bên cạnh thức tỉnh nhân loại tự thức trước những giấc mơ đại tự sự, hậu hiện đại thúc đẩy con người trực diện với chính thời đại mình đang sống, một thứ hiện thực thậm phồn hyper-reality. Nhà hậu hiện đại giải-mơ mộng của nhà lãng mạn, giải ảo tưởng của nhà lý tưởng, huỷ trung tâm để thiết lập nhiều trung tâm nhỏ lẻ khác, đặt đại tự sự vào thế chông chênh để nó luôn tự xét lại mình, vượt bỏ nhà hiện đại để đưa thơ ca kết nối lại với truyền thống… Do đó, có thể khẳng định rằng chính nhà hậu hiện đại bám hiện thực hơn mọi nhà hiện thực [chủ nghĩa] nào bất kỳ.
Có nhà phê bình nào lắng nghe được tiếng thơ của họ?
Mười lăm năm, họ có đó. “Cũ như giấc mộng và mới như cái hiện tiền” (Trúc Thiên).
Lứa tuổi nào bất cứ, thơ họ vẫn đầy “chất trẻ” và mang hơi thở đương đại(25).

***

Còn hơn là bao nhiêu nhà Thơ [tuổi] Trẻ khác, tuổi rất trẻ nhưng vẫn ở lại với dòng cổ truyền hay cách tân dính đầy dấu vết kẻ đi trước.

Như vậy, nhận diện sòng phẳng thơ đương đại, không phải cứ là thơ [của tuổi] trẻ; và muốn nhận định công bằng thơ đương đại, không thể không “đi vào trong” nó. Đi vào trong hệ mỹ học sáng tạo của mỗi nhà thơ, để đánh giá. Dù đại bộ phận nhà thơ Việt Nam vẫn viết theo cảm tính, hay viết theo trường phái nhưng chưa tiếp nhận đầy đủ tinh thần và thủ pháp của hệ mĩ học của trường phái đó; và dù không ít nhà thơ thay đổi vài hệ mĩ học khác nhau trong các thời kì sáng tác của mình, nhà phê bình không thể không rạch ròi chúng.
Toàn cầu hoá, bao nhiêu trào lưu sáng tác tràn vào Việt Nam. Nhiều cách tiếp cận và thể hiện khác nhau, ở mỗi nhóm văn chương, mỗi tác giả, mỗi thời đoạn. Năm dòng thơ khác nhau phát triển và cùng tồn tại trong mười lăm năm của một nền thơ, dù chưa phải là nhiều, nhưng chắc chắn không nhà phê bình nào có thể quán xuyến chúng. Nhà phê bình chỉ có thể đi sâu vào các sáng tác của một hệ mĩ học để làm phê bình, không thể khác.
Một nhà phê bình Nga (báo Văn Nghệ, 2008) đề nghị khá thực tế rằng mỗi nhà phê bình cần theo dõi khoảng trăm nhà văn mình yêu thích. Nhiều hơn thì không kham nổi, còn ít hơn thì bạn chưa đủ tầm là nhà phê bình. Cả nước cần năm, sáu nhà phê bình như thế. Khi các nhà này "đấu tranh" với nhau, văn đàn chắc chắn sẽ sôi động lên. Sự thể rất có ích cho phát triển văn học. Ngoảnh lại văn học Việt Nam mươi năm qua, có nhà phê bình nào đã làm được công việc đơn giản đó: theo dõi sát sao 100 nhà văn "của" mình? Thêm: Báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có sẵn sàng là diễn đàn cho cuộc đấu tranh kia chưa? Câu trả lời dứt khoát là: không và chưa! Chúng ta vẫn còn chưa có một diễn đàn đúng nghĩa. Các cuộc trao đổi văn học mấy năm qua chỉ là thứ cãi cọ vụn vặt, không rốt ráo, do đó chẳng đi tới đâu cả.
Không và chưa, nên chúng ta dung dưỡng các phát biểu tuỳ tiện đầy cảm tính, bất cập nên rất bất công về mọi loại sáng tác. Không thể đứng từ mỹ học này để phán xét thơ thuộc hệ mỹ học khác. Càng không thể nhấn vào một số tác giả hay tác phẩm chưa tiêu biểu thuộc một hệ mỹ học nào đó để phê phán chính tư tưởng của hệ mỹ học đó. Một nghệ sĩ chỉ có thể vượt bỏ một trào lưu nào đó bằng cách nhận ra khuyết điểm căn bản của các đại biểu lớn nhất của trào lưu đó.
Chỉ khi đó, chúng ta mới tránh khỏi nỗi vội vã của khái quát, niềm hời hợt của nhận định lẫn sự bất công của thái độ đối với mọi nỗ lực sáng tạo của nhóm tác giả, tác giả hay tác phẩm văn chương.
Chỉ khi đó thôi, văn học Việt Nam mới có cơ hội vượt vũ môn để đi ra biển lớn.

Sài Gòn, 9.4.2010.




Chú thích:

(1) Mới nhất, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật trong “Vận mệnh thơ như vận mệnh con người”, (Tienve.org, 26-6-2010) còn kêu cả Trần Tuấn sinh năm 1967 là “nhà thơ trẻ”!
(2) Hoàng Hưng, “Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác”, báo Lao Ðộng, Xuân 1993.
(3)“Mười năm trên giá sách văn chương”, (Bàn tròn văn học - lấy mốc năm 1991), báo Sinh viên Việt Nam, số 4, 4-11-2003.
(4)Inrasara, “Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại”, Tienve.org, 2-2009.
(5)Inrasara, “Thơ Việt đương đại, các khuôn mặt mới”, Inrasara.com, 12-2009.
(6) Về thơ đương đại có xu hướng cách tân, nhiều nhà phê bình không đọc, hay đọc lỗ mỗ nhưng vẫn đưa ra nhận định; cũng có không ít người có đọc nhưng không hiểu thơ thuộc hệ mỹ học khác lạ, hay hiểu nhưng vì bảo thủ hay nhiều lý do khác nhau, đã xét đoán đầy thiên kiến, thiếu công bằng.
(7)Mai Văn Phấn, “Về thơ Việt Nam đương đại”, tạp chí Thơ, số 1, 2010.

(8)Đinh Quang Tốn, “Tôi không thần thánh hoá nghề văn” (Bình Nguyên Trang thực hiện), báo Văn Nghệ, 27-2-2010. Xem thêm: “Sẽ có một phiên đổi gác cho thơ”, nhà thơ Hoàng Hưng trả lời phỏng vấn trên Vietvan.vn, 2010 (Yên Thi thực hiện): “Rồi sẽ có một “phiên đổi gác cho… thơ” bắt nguồn từ những cây bút trẻ. Tôi tin thế. Họ là những con người năng động và chịu khó tìm tòi (Inrasara nhấn mạnh), đổi mới trong cả tư duy lẫn nhận thức về thời cuộc”. Nghĩa là “tìm tòi” từ bao giờ mãi là thuộc tính của sáng tạo.

(9) Great modern Masters, Time Warner Books, London, 2003; Xem thêm: Wendy Beckett, Lịch sử hội họa, Lê Thanh Lộc dịch, NXB Văn hóa Thông tin, H., 1996, tr. 304-308.

(10)Lê Thiếu Nhơn, “Mùa hào hứng cách tân thơ trẻ”, Hội thảo khoa học Đời sống Văn học - Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập tại TP Hồ Chí Minh, 16-10-2007.

(11) Frederick Turner, “Chủ nghĩa Tân cổ điển và văn hoá”, Nguyễn Tiến Văn dịch, Thotanhinhthuc.org, 2007.

(12)Bộ Thơ Việt đương đại gồm 4 tập: Thơ Đổi mới, một khởi đầu mới (12 tác giả), 20 năm Thơ Dân tộc thiểu số Việt Nam (10 tác giả), Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại (24 tác giả) và Các Khuôn mặt thơ mới (20 nhà thơ xuất hiện sau 2006).

(13) Thay đổi hệ mĩ học sáng tác là khó, nhưng không phải không thể. Mai Văn Phấn từ Gọi nắng (1992) qua Vách nước (2003) đến Hôm sau (2009), hay Trần Tiến Dũng từ Khối động(1997), Hiện(2000) chuyển hệ sang Bầu trời lông gà lông vịt (eBook, 2003) và Hai đóa hoa trên trán cho công dân hạng hai (2006), hoặc Lê Vĩnh Tài từ Hoài niệm chiều mưa (1991) bước sang Vỡ ra mưa ấm (2005) đến Đêm & những khúc rời của Vũ (2008) và Thơ hỏi thơ (2008). Hay tầm lớn hơn: “Trong lịch sử hội họa, Picasso là người gây ra nhiều lời mỉa mai cay độc nhất và cũng được ca ngợi nhất. Toàn bộ nền hội họa thế kỉ XX chịu sự chi phối của tác phẩm của ông, mà tác phẩm của ông thì thay đổi đến mức mỗi một thì kì (sáng tác) của ông cũng đủ cung cấp toàn bộ tác phẩm cho một họa sĩ khác” (J. Charpier & P. Séghers, Nghệ thuật hội họa, Lê Thanh Lộc dịch, NXB Trẻ, 1996, tr. 396.

(14)Thơ Tự do, thơ in chung, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999.

(15)Phần 1, Vách nước, NXB Hải Phòng, 2003. Xem thêm: Inrasara, “Mai Văn Phấn, Ra đi sau tiếng kẹt cửa”, Tienve.org, 2003.

(16)Nhã Thuyên, “Thơ nữ: Giới là một vấn đề”, website Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ văn, 16-3-2010.

(17) Đỗ Thượng Thế, Trích tôi, NXB Hội Nhà văn, H., 2009.

(18)Delmore Schwartz observed in 1941 that "the characteristic of modern poetry which is most discussed is of course its difficulty, its famous obscurity". Dẫn lại từ Khế Iêm, “Vũ điệu không vần”, bản thảo.

(19)Tạp chí Thơ, số 20, 2001, tr. 70.

(20)Tạp chí Thơ, số 18, 2000, tr. 94.

(21) Bướm sáu cánh, tập thơ năm tác giả: Biển Bắc, Bỉm, Thiền Đăng, Nguyễn Tất Độ, Gyảng Anh Iên, NXB Tân hình thức, Sài Gòn, 2008. Mới đây tân hình thức đã xuất hiện đầy chính thống qua ấn phẩm tuyển thơ của 22 tác giả cả trong lẫn ngoài nước: Thơ kể, NXB Lao động, H., 2010.

(22)Nguyễn Tiến Văn, “Về tập thơ M – N & Z của Đoàn Minh Châu”, Damau.org, 2-2-2009.

(23) Inrasara, “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’”, Song thoại với cái mới, NXB Hội Nhà văn, H., 2008, tr. 92-121.

(24) Dẫn theo Tuấn Nhi, “Vụng về thơ trình diễn”, báo Thể thao - Văn hóa, 9-2-2009.

(25) Có thể kể thêm Thơ dân tộc thiểu số sáng tác bởi các cây bút người dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa hay đã hòa nhập vào dòng chảy của đời sống hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc qua cách nghĩ và lối thể hiện đặc sắc. Mươi năm qua, khi thơ của các dân tộc thiểu số phía Bắc dừng lại, thi thoảng chỉ xuất hiện một, hai nhà thơ đáng kể như Bùi Tuyết Mai, thì ở miền Trung, hàng loạt cây bút người Chăm nhập cuộc văn chương tiếng Việt đầy tự tin. Trà Vigia, Trần Wũ Khang (sinh 1957), Jalau Anưk, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên…Tất cả tạo nên giọng đặc thù, hoàn toàn khác so với thơ của các tác giả dân tộc thiểu số trước đó. Nên, việc nhận định thơ [dân tộc thiểu số] Chăm là mộc mạc, chân chất, “đậm đà bản sắc dân tộc”, không gì hơn là một lười biếng tư duy qua lối viết xuôi tay đầy định kiến (Xem thêm: Inrasara, “Sáng tác Chăm hiện đại - thơ tiếng Việt”, Inrasara.com, 2010).

P/S : Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.(  Wikipedia)

TÌNH HỜ

GỢI THU

 
Chiều rơi nhẹ xuống bờ vai
Hoàng hôn loang lổ gót hài lãng du
Thềm ai héo hắt lời ru
Gió lay chiếc lá gọi thu sang mùa...


(Bé Cái Lầm)
 
 
 
TÌNH HỜ
 
 
Tình rơi hờ hững trên tay
Lọt qua kẽ ngón giọt dài mộng du
Bay theo con gió mùa thu
Đậu trên chiếc lá vàng ru tình hờ 

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Chàng khờ bán trầm

Quảng Tánh


 

Dại khờ thì chẳng ai muốn, sanh ra đã trót dại rồi thì biết làm sao được. Ấy vậy mà có những người thông minh lanh lợi, học hành giỏi giang, nhìn rộng trông xa nhưng xem ra cũng khó vượt qua đại ải dại khờ.

Nhận lầm các giá trị rồi nhọc sức uổng công đuổi theo những ảo ảnh phù vân có lẽ vẫn là dại khờ muôn thuở, là thân phận của kiếp người. Một ngày mỏi mệt hay lúc tuổi đã xế chiều, có ai bình tâm nghĩ lại ta đã làm gì đáng và nên làm. Đâu đó trong tâm thức vọng về hình ảnh chàng khờ bán trầm hương mà như bảng lảng chân dung chính mình.

Kinh Bách Cú Thí Dụ kể rằng: “Xưa, có ông trưởng giả giàu có. Ông ta có một người con trai tài trí thấp hèn. Một hôm, ông nghĩ rằng phải cho con cái đi buôn để làm quen với thương trường và trui rèn bản lĩnh kinh doanh. Người con khởi sự chuyến buôn bán đầu tiên với mặt hàng chủ yếu là trầm hương.
Trầm hương giá đắt nên rất ít người mua. Trải qua thời gian khá lâu nhưng bán buôn cứ ế ẩm. Những người cùng đi với anh ta đã trở về. Nóng lòng vì lo sợ lạc đường, trong khi trầm hương lại ít người mua, không biết làm sao, anh ta bèn xem xét, nghiên cứu nhu cầu của khách chợ.
Thấy than là mặt hàng bán rất chạy, anh ta liền đốt hết trầm hương thành than mong bán được nhanh. Mọi người thấy vậy đều chê cười nói: Có người khờ khạo đến thế sao! Bán trầm hương tuy chậm nhưng thu được nhiều tiền, nay đốt thành than rồi thì còn giá trị gì nữa”.
Thực tế thì không có thương buôn nào lại khờ khạo như gã bán trầm hương kia. Nhưng bình tâm mà xét ở trong chợ đời, nơi mỗi con người kiếm sống bằng cách “bán” đi công sức và trí tuệ của mình thì chí ít cũng một đôi lần, chúng ta đã, đang và sẽ làm gã khờ bán trầm hương.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần xác định đúng các giá trị. Trầm hương vốn quý giá thì không thể bán chạy như than củi. Cứ túc tắc mà bán được trầm thì chắc chắn lợi nhuận thu về cao hơn bán than ào ạt. Vì thế, không thể bán trầm nhanh như bán than, lại càng không thể đốt trầm thành than để mong bán chạy.
Do vậy, sự nghiệp của đời người, muốn thành tựu phải có thời gian đầu tư, có thể vận dụng cả nghề tay trái, lấy ngắn nuôi dài nhưng không thể chạy theo cái lợi nhỏ trước mắt mà bỏ quên sự nghiệp lâu dài. Đơn cử, một họa sĩ trong quá trình sáng tác nên những bức tranh để đời có thể vẽ thêm tranh chợ, nhưng nếu chạy theo tranh chợ vì bán chạy thì sự nghiệp của anh ta chỉ là một gã thợ vẽ tầm thường.
Một thời, chúng ta phá rừng ào ạt, đốt than, lấy củi, trồng cây lương thực ngắn ngày, tuy giải quyết được vấn đề trước mắt nhưng bình tâm mà xét thì việc đốt phá rừng vàng thành đất trắng thì cũng chẳng khác nào đốt trầm hương.
Trong thời hội nhập, việc phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc cũng đang là một thử thách cho mọi quốc gia. Kinh tế có thể xây dựng thành công trong một giai đoạn, trong khi các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc vốn được tích lũy, kế thừa từ nhiều đời. Phát triển kinh tế mà đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống là một sự đánh đổi oan uổng và đáng tiếc, có tội với lịch sử, với dân tộc.

Đặc biệt là đối với sự nghiệp tu học, cứu cánh và phương tiện là hai vấn đề vốn không tách rời nhưng có giá trị khác biệt. Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than. Hiện tại, cứu cánh đích thực của sự nghiệp tu học là giải thoát nhưng đã mấy ai làm được hay chỉ loay hoay như người vào rừng đốn lõi cây mà chỉ đem về cành lá mà thôi.

Thì ra, chuyện chàng khờ bán trầm hương không hẳn chỉ là cổ tích và cũng chẳng phải của riêng ai.