" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013
MÙA SƯA VÀNG
Vẫn biết không thể gọi đó là mùa nếu xét vào những “tiêu chí” rằng thì là mà thời gian phải dài, phải nhiều, phải trở thành thông lệ hàng năm ….
Vả lại nó vẫn chưa phải là một cái gì đó
đặc trưng nổi bật, một cái gì đó đủ để đánh thức hoài niệm, một cái gì
đó khiến người ta liên tưởng …
Nó được người ở đây quen gọi là sưa,
nhưng các nhà khoa học, các nhà …(nhiều lắm) không công nhận nó là cây
sưa, bởi vì nó có hoa vàng trong khi theo họ thì sưa chỉ có hai loại
hoa trắng và hoa đỏ mà thôi. Còn cây ở đây chỉ là cây hương vườn mà
thôi. Nói thế đấy, dứt khoát, như đúng rồi, như thể chỉ có sưa trắng đỏ
thì mới là sưa, thì chỉ được gọi là sưa, chỉ được mang cái tính quý giá
của sưa (nghe đâu tiền trăm triệu cho một ký sưa, haiza)
Sưa ở Hà Nội trắng muốt, bồng bềnh, lãng mạn …
Sưa đỏ thì quý phái, quý giá …
Bất chợt hôm trước bắt gặp những chùm
hoa sưa vàng nghệ rực rỡ gần nhà. Chợt thấy xao xuyến bâng khuâng, chợt
thấy lòng mình chùng xuống, chợt thấy nhẹ hơn những đớn đau, và mình đã
lại có thể cười được, một nụ cười không còn méo mó gượng gạo khi bắt
buộc phải cười. Đã có thể nói đùa một câu, sau nhiều ngày "thâm trầm" khiến mọi người lo lắng.
Chưa kịp chụp ảnh những đám hoa sưa vàng
ươm thao thiết ấy thì sáng nay đồng loạt các cây sưa đã không còn hoa
nữa. Lục tìm trên google mới biết, sưa chỉ nở hoa trong mấy ngày mà
thôi…
Tiếc thật…đành đợi mùa hoa năm sau vậy
Mình vẫn thích được gọi mùa hoa sưa. Cái lý nằm ở chỗ là cái xao xuyến bâng khuâng ấy sẽ theo mình từ năm này đến năm khác.
Có lẽ phải trồng trước nhà 1 cây sưa (hương vườn) này vậy để mỗi tháng tư về lại thao thức chờ ra hoa.
Ớt xanh
Câu chuyện bịa về con cò và dòng sông
(Làm bài thơ này cách nay đúng 20
năm. Hồi ấy đi thăm Hòn Kẽm - Đá Dừng. Một địa danh đầu nguồn sông Thu
Bồn. Đó cũng là 1 căn cứ địa cách mạng)
Ngó lên Hòn Kẽm - Đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi
(ca dao)
Ngày ta chưa quen nhau
Con cò trắng ẩn mình trong bụi lác,
Chẳng có dòng sông mênh mông bát ngát,
Chỉ có núi rừng và biển xa thôi.
Ngày ta quen nhau rồi
Con cò trắng vút lên
Chấp chới cánh cò khắc khoải
Con nước quặn mình xẻ đôi ngọn núi
Đưa mít non em hái về kho với cá chuồn
Thành dòng sông xanh mang tên Thu Bồn
Cá chuồn ngược lên theo cánh cò bay lượn
Thành biền dâu xanh và cánh đồng lúa chín
Như lá thư tình anh gửi đến cho em…
Em có thấy không cánh cò chao nghiêng
Nếu em không nói yêu anh
Con cò trắng sẽ lại dỗi hờn trốn mất
Sẽ chẳng còn dòng sông chiều nay nghe em hát
Hòn Kẽm, Đá Dừng chôn chặt nỗi nhớ mong.
Ớt xanh 1993
Hai phe một đường
Diêm vương đang đau đầu vì tình
trạng quá tải của địa phủ thì được tin dương thế mở hội nghị an toàn
giao thông, ngài mừng rỡ gọi tổng biên tập tờ Tiếng nói ngưu đầu mã diện đến bảo:
- Ta đang rầu vì địa phủ ngày càng đất
chật hồn đông. Đang thời bình mà vong trên đó cứ đổ xuống đây như thời
còn chiến tranh! Chỉ sáu tháng đầu năm mà dương thế đưa xuống gần 5.000
người chết trong hơn 5.500 vụ tai nạn giao thông, khiến cõi âm xưa
thoáng rộng mà nay chen chúc ngột ngạt như… địa ngục! Đang khủng hoảng
kinh tế mà ta cứ phải duyệt chi các khoản cải tạo hạ tầng, e năm nay bội
chi mất! Nghe nói uỷ ban An toàn giao thông quốc gia trên đó vừa mở hội
nghị, ta rất mừng vì chắc họ đã tìm được cách cứu dân khỏi chết đường
chết sá, chết bờ chết bụi, ngươi cử phóng viên lên theo dõi đặng loan
báo tin vui cho ta mừng.
Chỉ vài giờ sau, phóng viên được cử lên
dương gian mail về một bản tin gọn lỏn: “Trước tình hình tai nạn giao
thông tiếp tục tăng dù các ngành chức năng đã làm đủ mọi cách kể cả thu
thuế bảo trì đường bộ, dương gian vừa tổ chức một hội nghị tìm hiểu
nguyên nhân. Tại hội nghị, phe này đổ trách nhiệm cho phe kia, phe kia
lại đổ tại ý thức người đi đường. Cuối cùng hội nghị thành công tốt
đẹp”.
Đọc xong, Diêm vương thở dài:
- Phe nào đúng thì dân cũng tiếp tục xuống đây. Thôi, các ngươi tiếp tục cơi nới phòng ốc!
Người già chuyện/SGTT
Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013
NHỮNG BÃI BIỂN HAY HAY
Nói tới dịch vụ "mát mẻ" tại các bãi biển phía Bắc thì hầu hết nơi nào cũng có. Tuy vậy, có những bãi biển chỉ cần nhắc tới tên là nhiều người nghĩ ngay tới các dịch vụ từ A tới Z phục vụ cho các quý ông nếu muốn ghé tới đây. Tiêu biểu ở phía Bắc có bãi biển Đồ Sơn, Quất Lâm, Thịnh Long (Nam Định), Trà Cổ (Quảng Ninh) và Xuân Thành (Hà Tĩnh).
Cũng không ít các bài báo, câu truyền miệng, "tips" về sự tấp nập hay cái sự mới khai phá về những nơi kể trên. Vào đầu mùa đông, khi khách du lịch vắng bóng, người ta lại lan truyền ở đây các cô gái mại dâm còn đông hơn khách du lịch. Cũng có rất nhiều chuyện dở khóc dở cười về chuyện các ông chồng "tòn ten" bên ngoài trong khi vẫn tay trong tay đi với vợ.
1. Đồ Sơn và "đồ nhà"
Đây chính là "thiên đường" mà bất cứ quý ông nào muốn "hư" hay nghĩ tới. Đúng là không có lửa thì làm sao có khói khi tới Đồ Sơn có hẳn một khu "đèn đỏ" mà chỉ cần "đánh tiếng" lập tức một "đàn cò" có thể đưa bạn đi để thỏa mãn nhu cầu. Người ta còn đồn đại, cô gái nào phục vụ ở quán ăn ở Đồ Sơn cũng có thể chính là đối tượng mà bạn có thể... gợi ý cái việc kia được!
Các cô gái tại Đồ Sơn cũng làm tốn kém bao giấy mực với hàng trăm thiên phóng sự về cái gọi là "tệ nạn" ở đây. Nơi đây nổi tiếng tới mức, nếu chồng (người yêu) có bị cử đi công tác xuống đây, lập tức vợ (người yêu) nhận được nhiều ánh mắt theo kiểu cảm thông, hoặc vài lời trêu trọc đến phát tức.
Địa điểm này cũng được nhiều "nhà thơ" bút tre cho ra đời hàng loạt những câu thơ nghe mà không thể không cười. Ví dụ như:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già
Nhưng là đồ thật, không là Đồ Sơn
Hay:
Không đi, không biết Đồ Sơn
Đi về mới thấy nó hơn đồ nhà.
Đồ Sơn là của Quốc gia,
Đồ nhà là của ông bà ngoại cho!
Mặc dù vậy, qua mùa cao điểm du lịch, khung cảnh Đồ Sơn khiến ta muốn ghé qua: khí hậu mát mẻ, bãi biển trong hơn, hàng quán, nhà nghỉ thưa thớt cũng là một địa điểm nghỉ giao mùa thích hợp.
2. Bãi biển Thịnh Long
Bãi biển Thịnh Long thuộc xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bãi biển này chưa nổi tiếng trên bản đồ du lịch về các bãi biển đẹp, dịch vụ tốt. Tuy nhiên, nó lại là một địa điểm của nhiều quý ông ưa sự hoang sơ, mới mẻ hay rủ nhau đi. Trong một lần đi du lịch cùng nhóm bạn, chúng tôi chứng kiến một chuyện "dở khóc, dở cười".
Chẳng là một đôi vợ chồng tuổi đã "sồn sồn" rủ nhau đi tắm biển, trong khi bà vợ cùng hai đứa con còn vui đùa dưới biển thì ông chồng "lỉnh" lên trên bờ từ lúc nào không hay. Chẳng biết bị đám thanh niên trong quán ven biển "khích" đểu thế nào mà bà vợ chạy hớt ha hớt hải tìm ông chồng khắp bãi biển. Chủ quán nơi chúng tôi đang thuê cười trừ: "chắc lại tạp vào đâu đó để "thuyền nhanh" rồi.
Quan sát mấy quán ven bờ biển, chúng tôi mới thấy cái câu nói trên của ông chủ quán cũng có cơ sở, ngoài dãy bàn phục vụ khách, các quán này đều có những căn phòng nhỏ nhỏ kiểu như để nghỉ trưa. Tuy vậy, số lượng phòng khá nhiều, thi thoảng lại thấy một vài người ra vào đầy "bí ẩn".
Ngoài những điều nói trên thì đây cũng là điểm du lịch mới mẻ, nét hoang sơ của biển cả và thức ăn ở đây rất hấp dẫn những du khách ưa khám phá.
3. Bãi biển Quất Lâm
Bãi biển Quất Lâm thuộc thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) được giới "ham của lạ" xếp vị số 2 trên đất Bắc về độ "hot" của những dịch vụ "nhạy cảm" này. Cũng có thể cái tên địa danh này gây sự tò mò lẫn thích thú dành nhiều nhiều vị khách.
Người ta nói rằng, cứ khi nào biển Đồ Sơn "dậy sóng" bị kiểm tra gắt gao thì số đông các cô gái đủ mọi thành phần lại "chạy" về đây. Hơn thế, do ở vị trí "nhà quê" nên giá cả ở đây rất mềm và có nhiều "món ngon, của lạ".
4. Bãi biển Xuân Thành (Hà Tĩnh)
Bãi biển Xuân Thành nằm cách cửa Hội khoảng 5 km về phía Nam, thuộc xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng là một bãi biển rất mới được phát hiện vài năm gần đây. Ấy thế nhưng cũng như nhiều bãi biển "mát mẻ" kể trên, chưa kịp nổi tiếng về dịch vụ du lịch để hấp dẫn khách thì nơi đây đã là địa chỉ bỏ túi cũng những quý ông ưa khám phá của mới, của lạ.
Nhà nghỉ, cửa hàng mọc lên ầm ầm kéo theo đó là hàng loạt những "ổ", những "động" mà chỉ cần có ý lập tức bạn sẽ được đáp ứng nhu cầu.
Người ta nói, sự đô thị hóa kéo theo quá nhiều hệ lụy, một trong số đó chính là nhiều cô gái trẻ không có việc làm, ham chơi, hoàn cảnh nghèo khó... ở các tỉnh thành xung quanh đều dạt về đây.
5. Bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh)
Nằm ở gần biên giới, bãi biển Trà Cổ (huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cũng là một địa điểm du lịch được nhắc nhiều trong các điểm đến "thích thú" của các quý ông.
Mặc dù nói về khía cạnh du lịch, bãi biển này ngày càng được khách du lịch trong và ngoài nước biết tới bởi vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình cùng với màu nước trong xanh thuộc vào loại hiếm có ở bãi biển phía Bắc. Nhưng cái tiếng về dịch vụ "mát mẻ" còn nổi hơn. Một phần nguyên nhân cũng xuất phát từ "thiên đường" Đồ Sơn.
Nhiều người nói rằng, người Đồ Sơn không những khai phá Trà Cổ về đất đai mà còn "khai phá" nhiều thứ nơi đây, biến bãi biển tuyệt đẹp gần biên giới thành một địa chỉ "đỏ" của các quý ông thích chơi bời.
Nguồn: Vĩnh Chân
Khỏa thân chính đáng
Họ đều có những nguyên nhân khá chính đáng khi "lột đồ". Bạn có muốn được lột như họ không?!
1. Khỏa thân để chụp ảnh tập thể
Mới đây, hơn 1.700 người gồm cả đàn ông và phụ nữ đã cùng nhau khỏa thân tại quảng trường Max-Joseph Platz ở Đức để tạo thành tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nhiếp ảnh gia Spencer Tunick. Những người tham gia sẽ phải sơn đỏ, vàng và sắp xếp thành một cảnh trong vở opera “Chiếc nhẫn của người Nibelungen” của Richard Wagner.
Mục đích của mọi người khi thực hiện tác phẩm này cũng nhằm khẳng định khỏa thân là nghệ thuật chứ không phải tình dục.
2. Nude để hạn chế tiêu thụ thịt động vật
Vào tháng 5/2010, dư luận xôn xao về màn khỏa thân của 2 người phụ nữ với cơ thể vấy đầy máu giả. Được biết, 2 người phụ nữ này đều là thành viên của PETA, tổ chức bảo vệ động vật. Hành động này của họ nhằm cổ động mọi người hạn chế việc tiêu thụ thịt động vật. Hai người phụ nữ này nằm trọn trong một chiếc hộp được bọc giấy bóng kính giống như những phần thịt làm sẵn ở trong các siêu thị.
Hành động của 2 phụ nữ này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của dư luận với những tác động trong tiêu thụ thịt động vật.
3. Nude để tưởng nhớ bạn trai
Một nhóm các cô gái đến từ nước Anh đã thực hiện bộ ảnh lịch “đặc biệt” để tưởng nhớ anh Richard Warr, người đã qua đời vào năm ngoái sau một tai nạn xe hơi.
Với tên gọi “Game Birds Calendar 2013”, bộ lịch có sự xuất hiện của những cô gái xinh đẹp tuổi từ 18 - 40 tuổi hoàn toàn khỏa thân.
Nhóm các cô gái khẳng định, mục đích của việc bán bộ lịch có 1-0-2 này là để có đủ 10.000 Bảng (khoảng 338 triệu VNĐ) quyên góp cho đội cứu hộ Midlands Air ở Hereforshire. Dự kiến bộ lịch “Game Birds Calendar 2013” sẽ ra mắt vào ngày 3/11 tới.
4. Nude để đòi bình đẳng giới
Mới đây, các thành viên của nhóm nhân quyền nữ giới Femen vừa tổ chức 1 cuộc biểu tình đòi bình đẳng giới tại Lavoir Moderne Parisen tại Paris Pháp. Các cô gái bán đã nude trên táo bạo xuất hiện trên đường phố và hô to những khẩu hiệu như "I'm free" hay "Go out"... Lực lượng cảnh sát đã có mặt để trán áp. Bên cạnh đó, hoạt động của nhóm nhận được nhiều sự chú ý của các tay săn ảnh và truyền thông Pháp đưa tin.
5. Tắm nude để lập kỷ lục thế giới.
Hơn 400 người đã cùng lên kế hoạch về việc tắm khỏa thân trong nước lạnh để quyên tiền ủng hộ từ thiện và thiết lập kỷ lục thế giới. Thế nhưng sát đến ngày thực hiện, 1/2 số người đăng ký đã từ bỏ vì thế kế hoạch lập kỷ lục thế giới của họ đã bị thất bại.
Mặc dù vậy, 200 người còn lại vẫn quyết định thực hiện kế hoạch tắm biển khỏa thân trong nước lạnh. Tuy không đánh bại được kỷ lục cũ nhưng họ vẫn rất vui vẻ vì được làm điều mình thích đồng thời quyên góp được tiền cho tổ chức từ thiện.
Kỷ lục này đã được thiết lập vào năm ngoái tại bãi biển Rhossili ở xứ Wales, với gần 400 người cùng khỏa thân lao xuống biển.
6. Nude để chữa bệnh sợ hãi.
Miru Kim (30 tuổi, người Hàn Quốc), cựu sinh viên ngành Y đến từ New York (Mỹ) chọn công việc nghệ thuật làm người mẫu ảnh nude với lý do để thoát khỏi nỗi sợ hãi.
Được biết, Kim vốn là 1 cô gái khá nhút nhát, cô sợ đám đông, sợ độ cao và sợ hãi rất nhiều thứ trong cuộc sống. Chính vì thế, Kim đã chọn môn nghệ thuật táo bạo này. Cùng với các nhiếp ảnh gia, Kim đã tạo ra những bức ảnh đầy “khiêu khích” ở những địa điểm bị bỏ quên như nhà máy hoang phế, đường hầm, những công trình xây dựng, kiến trúc.
Cô nói rằng, khi đứng ở những nơi nguy hiểm, bỗng dưng cô cảm thấy không gian xung quanh trở nên yên bình, và nỗi sợ hãi biến mất.
7. Nude để được mua hàng siêu thị miễn phí.
Cách đây không lâu, 1 siêu thị ở Suderlugum, Bắc Frisia, Đức đã tổ chức chương trình “Mua sắm miễn phí khi nude”. Điều này đồng nghĩa với việc, các khách hàng tới đây khỏa thân sẽ nhận được phiếu mua hàng miễn phí là 340 USD (khoảng 7,1 triệu đồng). Tuy nhiên, chỉ có 100 người đầu tiên có được may mắn này.
Mọi người chứng kiến cảnh tượng lạ lùng này đều thấy sốc, từ cảnh sát giữ trật tự, nhiếp ảnh hay nhân viên siêu thị. Thật khó tìm thấy ở đâu khung cảnh người người nude, nhốn nháo nhặt hàng hóa như ở siêu thị Priss.
8. Nude phản đối giá xăng tăng tại Đức.
Một lái xe người Đức đã tổ chức 1 cuộc biểu tình nude nhằm chống lại việc giá nhiên liệu tăng cao hơn vào lễ phục sinh năm ngoái. Người đàn ông này đã đến một cửa hàng xăng dầu tại Renault Scenic, Đức trên chiếc xe ô tô A9 của mình và trên người chỉ đeo duy nhất 1 đôi giày đen. Quản lí của trạm xăng này, Frank Hollmotz, 25 tuổi cho hay: ‘Tôi nghĩ anh ta chỉ không muốn đôi chân của mình bị bẩn. Anh đã bước ra khỏi xe và sau đó đổ đầy bình xăng, bước vào cửa hàng trả tiền. Sau đó anh quay lại xe của mình rồi lái đi’.
9. Thợ cắt tóc nude để làm từ thiện.
Một nhóm những cô thợ cắt tóc tại Hampshire đã dũng cảm khi cởi hết quần áo trên cơ thể mình để quyên góp tiền cho nhà thờ Old Basing tại địa phương.
Bối cảnh chụp ảnh được thực hiện ngay tại tiệm cắt tóc của họ và không cần bố trí quá cầu kì. Một số cô gái cầm những cây chổi lau nhà, những chiếc máy sấy tóc, một cuốn mẫu tóc… Ngay sau khi được công bố những bức ảnh của họ đã khiến cư dân ở ngôi làng Old Basing sốc.
10. Nude để làm đám cưới
Cô Melanie Schachner, 26 tuổi và anh Rene Schachner, 31 tuổi, sống tại Feldkirchen, nước Áo, đã gây sốc cho 250 khách mời khi họ bước ra nơi làm lễ cưới trong tình trạng không mặc quần áo.
Cô dâu dùng một tấm voan chùm đầu để làm điệu và đi một đôi giày cao gót màu trắng. Còn chú rể thì khỏa thân hoàn toàn và chỉ dùng một chiếc mũ nhỏ để "che chắn" khi chụp ảnh cưới. Dù trên người không một mảnh vải che thân nhưng cả cô dâu và chú rể đều tự tin đi lại, đón tiếp những vị khách mời tới dự lễ cưới.
Nhà phê bình HOÀI ANH bình thơ ĐÔNG LA
HOÀI ANH
ĐỌC TẬP THƠ ĐÊM THIÊNG
(TỰA tập thơ Đêm thiêng, nxb TRẺ, 1996)
Nhà thơ HOÀI ANH (1938-2011)
Trung thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Một trí thức tân học như Huy Cận, kỹ sư canh nông, khi nói về vũ trụ vẫn phải bấu víu vào cái khung thần thoại:
Về đâu nhật nồng cùng nguyệt lạnh
Hai bánh xe quay vòng số mệnh?
Ngồi xe nhật nguyệt cùng thiên nhiên
Làm bạn đi đường về vô định
Vũ Hoàng Chương từng theo học ban cử nhân toán học, nhưng khi làm thơ vẫn lồng vào thế giới quan duy tâm thần bí:
Nói chi thua được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi.
Đêm nào ta trở về ngôi,
Hồn thơ đã hết luân hồi thế gian
Nhà thơ thế hệ trước, dù tưởng tượng kỳ vĩ đến đâu cũng không vượt ra ngoài bầu khí quyển của những hình tượng ẩn dụ tượng trưng cổ điển. Hàn Mặc Tử viết:
Nhớ khi xưa ta là chim phượng hoàng
Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất…
Bay từ Đạo lỵ đến trời Đâu Suất
Và lùa theo không biết mấy là hương
Dù hình ảnh có táo bạo, tân kỳ cũng không vượt ra ngoài tư duy số học hay vòng lo-gic hình thức. Trần Huyền Trân viết:
Cái trừ nào đủ cái chia
Bởi ham công việc đến lìa vợ con
Công danh lượm trái bồ hòn,
Lột da tôi mọn cái hồn cút côi
Tôi nhận thấy thơ Đông La có thể là ví dụ về thơ của lớp thơ trẻ hiện nay, lớp người bước đầu đã tích lũy tri thức khoa học cơ bản hiện đại, làm quen với thao tác của tư duy khoa học, khi sáng tác thơ, cũng có những quan niệm mới, vận dụng những thao tác mới.
Do chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa ở thời kỳ KHKT đã đạt được biết bao thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, toán học, vật lý và hóa học… Thời kỳ mà con người có tham vọng giải thích cả sự hình thành nên vũ trụ, hình thành sự sống; có cách nhìn về không gian thời gian theo thuyết Tương đối của Einstein: không gian có thể “cong”, thời gian có thể “co giãn”… Phải chăng chính vì thế, Đông La mới có được những câu thơ chứa đựng vũ trụ quan mới mẻ, sống động mà lại gắn bó với thực tế:
Anh xa em gần nửa vòng Trái Đất
Nỗi nhớ cũng cong theo dáng Địa Cầu
Lúc anh thức là khi em ngủ
Có bao giờ nhớ và nhớ trùng nhau?
Một điểm chung nhất toát lên từ tập thơ của Đông La là cái cách viết, nó giúp cho anh thấy được tính cụ thể trong cái trừu tượng, cái trừu tượng trong cái cụ thể. Nó cho phép anh chạm được vào nỗi cô đơn của mình: “Nghiêng bên nào cũng chạm phải cô đơn”; nó cũng cho phép anh thấy được cả cái còn cái mất sau chiến tranh trong một giọt nước mắt của mẹ: “Con bỗng giật mình thấy nhăn nheo giọt nước mắt/ Có già nửa phần buồn và non nửa phần vui”. Có thể vì do công việc của anh gắn bó với các phản ứng hóa học, nhìn các hóa chất, anh luôn thấy chúng được cấu tạo bởi những nguyên tử, từ proton, nơtron… nên khi nhìn vào những sự vật, hiện tượng của cuộc đời, anh không nhìn bề ngoài mà thấy cái bên trong, thấy cái ấn tượng ẩn giấu trong đó:
Em cất giấu một triệu con kiến
Trong mầu da nhuộm nắng tháng sáu
Em cô đặc lửa
Bùng cháy
Đông La có những câu thơ vừa có tính phân tích vừa có tính tổng hợp, anh tháo gỡ từng chi tiết rồi lại đặt lại trong một tổng thể có tính khái quát như một định đề:
Em đến
Xé vụn nỗi cô đơn ném vào sọt rác
Sao lại choàng lên anh tấm áo?
Một sợi thương yêu, một sợi khổ đau
Có trọng lượng đúng bằng hạnh phúc
Có chỗ, như từ những mô thơ, Đông La nhân giống ý thơ nảy nở thành những sinh thể thơ cô đúc và đa nghĩa:
Giây phút định mệnh nào trong mưa nắng tình yêu
Trên mảnh đất mẹ một hạt mầm tách vỏ
Con có thấy trong tim giội những nhịp máu
của cả hai dòng họ?
Có chỗ Đông La tách từng yếu tố và cho tác động vào nhau để nảy sinh những hiệu quả mới, tạo phản ứng mang tính dây chuyền, hòa trộn giữa linh cảm và quan sát, tưởng tượng và trực nhận:
Giữa ranh giới của mơ và thực
Tiếng sét giáng vỡ mặt biển yên lặng
Giông bão cuộn lên
Trái núi kiêu hãnh vụn nát trước mỗi bước đi
Trái tim thép bốc khói trước tia nhìn plasma
Để thỏa mãn người
Ta có thể bay lên chín tầng trời
Hái những nhành sao đính lên những áng mây kia
Lấy những hạt nước ở hai cực Địa Cầu gội mát
Tất nhiên không phải cứ ai có văn hóa cao thì làm thơ hay. Trước hết người ta phải có năng lực thơ ca, tâm hồn nhậy cảm trong cuộc sống. Nhưng muốn làm thơ cho cao cho sâu, nhất định người làm thơ phải có vốn văn hóa tương đương với trình độ của thời đại, đáp ứng ngày càng cao của nghệ thuật.
Cái đáng quý là tính tư duy trong thơ Đông La bao giờ cũng hòa quyện với tình cảm, gắn bó với cuộc sống, với đời thường. Từ mảnh đất quê hương thơ mộng và đau khổ; từ người cha một đời lam lũ với ước mơ con mình học hành thành tài; từ người mẹ tảo tần, khi lên thành phố vẫn giữ nếp quen cần kiệm của nông thôn: “Sáu lăm tuổi lần đầu đến một thành phố/ Hạt gạo ở đây người ta coi bé nhỏ/ Nhưng quen như ở nhà mẹ cứ mang thùng gạo ra đong”; từ đồng đội đã chiến đấu và hy sinh trong chiến tranh; từ thầy cô đã trao cho anh hạt giống tri thức đầu tiên; từ sự phấn đấu vươn lên trong học tập, trong nghiên cứu…
Thành công của Đông La còn do anh may mắn được gần gũi những bậc thầy về thơ ca như Chế Lan Viên. Phải hiểu biết và cảm thông sâu sắc với Chế Lan Viên, Đông La mới có thể viết nên bài: Một vài ghi chép về Chế (được in trong tập: Chế Lan Viên người làm vườn vĩnh cửu , do Phong Lan sưu tầm tuyển chọn, nxb Hội Nhà Văn, 1995):
Anh bẻ cong ngôn ngữ đời thường để thơ đến
tâm hồn bằng đường thẳng
Những câu thơ anh có ánh sao lóng lánh
Có độ ráp hạt sỏi miền Trung và vị chát của sim, mua
Anh từng lấy thơ trải tấm chăn vợ chồng thành
mênh mông đủ đắp cho tình yêu nơi chân trời góc bể
Từng lấy cánh cò trong lời ru ủ ấm vành nôi
đứa con thơ giữa chiều vàng
Thơ anh là không gian lưu giữ hương hoa đại Côn Sơn
từng nở bên chái nhà Nguyễn Trãi đến muôn đời
Anh vẽ tâm trạng tình yêu thành chim muông, hoa lá
Và, có bác sĩ nào hiểu được thuốc chữa bệnh
cho thi nhân lại là bông súng tím?
Đã cố vươn lên nắm bắt tri thức của thời đại, cảm xúc trước những vui buồn của thế hệ mình, lại được thừa hưởng bí quyết tâm truyền của Chế Lan Viên, nhà bác học về nghệ thuật thơ, trách nào Đông La chẳng có những bước tiến trong thơ?
Xin chân thành chúc mừng Đông La với tập thơ đầu tiên của anh trong hành trình sáng tạo đầy khó khăn, như ngày nào thủa ấu thơ, anh đã đến với văn hóa, với tri thức:
Như đứa trẻ tập đi lẫm chẫm trong khu rừng bí ẩn
Mỗi bài toán đơn sơ giống một cuộc ú tim
Cái ẩn số cứ chập chờn phía lùm cây trước mặt
Đốt đèn lên con lóng ngóng đi tìm.
HOÀI ANH
4-1996
Ừ, thì xin lỗi! (bản sau)
Ừ, thì xin lỗi!
là tôi kiêu căng
là anh lúng túng
thành ra lằng nhằng
là tôi kiêu căng
là anh lúng túng
thành ra lằng nhằng
Ừ, thì xin lỗi!
vì em ngoan xinh
vì anh dại dột
thành ra cuộc tình
Ừ, thì xin lỗi!
ngày ta bên nhau
mùa xanh trái chín
ngọt thơm môi đào
Ừ, thì xin lỗi!
này em đa đoan
này anh nặng nợ
nụ hôn không tròn
Ừ, thì xin lỗi!
một đêm không sao
tay cầm tay vội
tình tôi xin chào!...
Ừ, thì xin lỗi!
Gặp nhau hôm nay
nhìn nhau không nói
tình như không đầy
Ừ, thì thôi nhé!
Không còn áo xanh
em giờ áo hoa
dáng vóc mặn mà
nhung gấm lụa là
Ừ, thì thôi nhé!
Bây giờ cách xa
đâu còn bước qua
Thôi phút hẹn hò
Thôi phút chuyện trò
Ừ, thì xin lỗi!
Gặp nhau hôm nay
nhìn nhau không nói
tình như không đầy
(http://www.dathao.info/2013/06/u-thi-xin-loi-ban-sau.html )
Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013
Đeo "mặt nạ", lấy lòng đàn ông để làm gì!
***
Một người phụ nữ vô cùng quyến rũ đã từng khuyên tôi nên giấu mình sau những chiếc mặt nạ hoàn hảo."Em không được nặng lời với bất kỳ anh đàn ông nào! Dù chỉ là buột miệng, cũng phải tập để luôn buột miệng ra những lời duyên dáng, dễ ưa, nũng nịu!"
Em không được nặng lời với bất kì anh đàn ông nào!
Nhớ hồi xưa mình biên tập văn xuôi, truyện ngắn, rất thích tới nhà in để cùng họa sĩ theo dõi những số báo đang in, kịp phát hành ra sạp. Những người làm báo đều có cái hạnh phúc là được nôn nóng chờ số báo mới sắp ra lò. Không biết có phải vậy không mà sau này, mình phải lòng một ông thợ in, xong bị ông ấy cưới luôn. Cái ông thợ đã in số báo đầu tiên của tờ báo đầu tiên mình làm ngày xưa ấy!
Một lần đang trong xưởng in, một tay thợ tới sau lưng mình, huých nhẹ vào khuỷu chân kiểu trêu chọc làm mình chúi về phía trước thì phải, chả nhớ nữa. Mình quay lại buông một câu trách nhẹ: "Vô duyên".
Thế là chị đồng nghiệp về, lôi mình vào quán nước, bảo, chị phải bảo cho Trang Hạ cái này, là không bao giờ em được cư xử với đàn ông con trai như thế! Em không được nặng lời với bất kỳ anh đàn ông nào! Dù chỉ là buột miệng, cũng phải tập để buột miệng ra những lời duyên dáng, dễ ưa, nũng nịu! Đối với đàn ông ấy mà, dù có trách họ thì cũng phải nói khéo, trong thái độ hớn hở hài hước. Bởi cho dù không thích một anh chàng nào thì cũng đừng biến anh ấy thành kẻ thù! Đàn ông họ sẵn sàng chỉ vì một câu nói mình làm họ mất lòng, họ sẽ biến thành kẻ thù.
Lúc đó mình chỉ nghĩ, ôi sao làm phụ nữ khó thế, biết đến thuở nào mình mới học để trở thành phụ nữ được? Và sau đó thì nghĩ mãi, không hiểu những người đàn ông đang đi đi lại lại ngoài đường kia, có bao giờ họ nghĩ, họ cần phải có trách nhiệm để phụ nữ đừng buông vào mặt họ những lời nặng nề không? Hay có những thứ đạo lý, chỉ phụ nữ mới cần phải học, và chỉ đúng với phụ nữ?
Sau này mình nghĩ được thêm ý nữa, không mới mẻ nhưng hài hước chết người. Thế lấy lòng tất thảy đàn ông trên thế giới này để làm gì? Đằng nào thì mình cũng đâu có xài hết đám đó?
Đừng có lộ ra với chàng là tớ đã từng...
Xong, một thời gian sau, đám bạn gái của mình có một cô yêu sớm nhất, rồi lấy chồng sớm nhất. Nhưng khổ nỗi nhân vật chính, anh chồng chưa cưới, lại chẳng phải là cái anh chồng mối tình đầu của cô. Có sao, cả tỷ người trên thế giới này đều vậy. Thế mà cô bạn xinh xắn của mình thì cứ thấp thỏm như ngồi trên đống lửa. Ngày mới yêu, cô ấy đi "tâm lý chiến" từng đứa bạn một, trong đó có mình. Cô ấy bảo: Đừng có nói lộ ra là tớ đã từng có một người yêu nhé!
- Ôi giời ơi, thôi được rồi sẽ giữ bí mật cho!
- Những ảnh trong album đi chơi của các bà, có hình người yêu cũ của tớ, làm ơn xé hết ngay cho tớ nhé! Phim cũng phải hủy hết nhé!
- Ừ, được, đảm bảo làm ngay!
- Làm ơn đừng hé ra là tớ từng làm thơ tình tặng người yêu cũ, còn được đăng báo nữa nhé!
- Ôi giời ơi, thôi được!
- Đừng hé ra là tớ thích tụ tập và hát karaoke, tớ chỉ thích đi uống cà phê một mình và ngồi yên ở nhà buổi tối để đọc sách thôi, rõ chưa!
- Hừmmm! Khác gì đâu!
- Đừng hé ra là tớ rất vụng về nội trợ, phải khen là tớ đảm bà chăm chỉ lắm, nhớ chưa! Tớ lôi ông ý đến nhà ai chơi là phải tươi tỉnh mừng rỡ như bắt được vàng, nhớ chưa! Ông ấy hơi kiệm lời và nghiêm nghị như ông già, nhưng phải khen khéo ông ấy là đẹp trai xứng đôi với tớ, rõ chưa!
Tôi bắt đầu hồ nghi:
- Chẳng lẽ cả năm trời yêu nhau mà hắn không thấy chân tướng của... cậu à? Mà cưới xong thì lộ ra ngay là có biết bếp núc nội trợ đối nội đối ngoại thôi mà?
- Lúc đó hãy hay, gạo đã nấu thành cơm rồi! Khéo mồm rồi cũng thu xếp được cả! Mà cậu không thấy tớ đã thực sự thay đổi rồi à? Yêu ông ấy, tớ đã ngồi nhà đọc sách với ông ấy, tớ đã nghiện cà phê, tớ đã kín đáo hết bốc đồng, vứt hết váy đi, trở thành tuýp phụ nữ ông ấy thích, tương lai chắc chắn tớ cũng sẽ thay đổi chứ!
Tôi phì cười muốn nói đùa một câu, nhưng thấy câu nói của mình nhẫn tâm quá, nên đã không nói.
Đó là: Tôi muốn hỏi bạn, liệu bạn chỉ vì một người đàn ông mà che giấu bản thân, che giấu ý nghĩ, tính cách, sở thích, thói quen. Vậy bạn có chắc rằng, cái người đàn ông đi bên cạnh bạn ấy, ai đảm bảo anh ta đã không lừa bạn bằng một hình ảnh khác mà anh ta tạo dựng nên không?
Trên đời này, biết bao tay đàn ông vũ phu đã bao bọc bản thân bằng ngọt ngào, nịnh bợ, chiều hết lòng người yêu, để khi cưới về mới lộ nguyên hình những đòn bạo hành như đòn thù? Bao nhiêu tay đàn ông là đệ tử cờ bạc, thần bài, nhưng trước người phụ nữ theo đuổi lại tỏ ra chí thú và hào hoa? Đã bao nhiêu người vợ cưới chồng vài tháng mới biết chồng nghiện ngập, trai gái, thậm chí có con riêng, vợ cả vợ hai ba và đang thất nghiệp?
Cái sự uốn mình để làm vừa lòng đàn ông của những cô gái ấy, có quá ngây thơ và ấu trĩ không? Bởi mục đích của phụ nữ, nói cho cùng, chỉ đơn giản là muốn khéo léo tế nhị hơn, được hoàn hảo đẹp lên trong mắt đàn ông, được một lời khen, thế nhưng về bản chất thì vẫn là che giấu bản thân, khác gì việc những tay đàn ông che đậy bản chất thật?
Lấy lòng một người đàn ông có quan trọng đến thế không?
Mình vẫn mắc sai lầm, là vào những lúc khó chịu, vẫn phang vào mặt đàn ông những câu không kiêng dè. Cả đàn ông từng gặp trên bàn tiệc lẫn đàn ông gặp trên mạng mà chưa từng gặp mặt ngoài đời. Thế nên có những anh đàn ông thù mình xương tủy, sẵn sàng lê la khắp nơi kiếm cớ bôi nhọ mình, hại mình, hoặc đơn giản là căm ghét mình. Có khi chỉ vì một lời nói thẳng vào mặt họ, mà họ không chịu nổi.
Thế nhưng, hỡi những cô gái đang được bao vây bởi nhiều đàn ông, bạn bè đồng nghiệp và người quen trên mạng, đầy mình kinh nghiệm ứng xử với nam giới, trí thức mạng, cho mình hỏi một câu:
Lấy lòng được những người đàn ông vốn có tư chất như thế, có đáng hãnh diện không? Bạn có cần nhiều xưng tụng tung hô đến thế không? Hay bản thân tin vào những giá trị sống của bản thân là đủ, mà không cần uốn éo mình theo týp phụ nữ mà người-đàn-ông-nào-đó thích?
Mình khó mà học được cách khéo léo mềm mỏng lấy lòng đàn ông của những cô nàng ấy. Bởi, bạc đãi bản thân chỉ vì muốn vừa lòng người khác, về bản chất chính là một cách đối nhân xử thế đãi bôi nhất. Và, dù bạn đã học được cách bao bọc bản thân trong một vỏ bọc hoàn hảo ngọt ngào nhất, được lòng người nhất, khôn khéo nhất, không có nghĩa rằng, sẽ không có ai nhận ra những gì bạn có chỉ là một thứ vỏ bọc.
Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013
TIẾNG CƯỜI CỦA THƯỢNG ĐẾ?
Còn gì khổ hơn trong những cuộc trò chuyện tiếp xúc hàng ngày chúng ta luôn gặp phải những bộ mặt đưa đám. Ngược lại thật dễ chịu khi được sống bên cạnh những người vui vẻ. Thế nhưng chung quanh tiếng cười cũng có thể có dăm bảy cách hiểu...
Một chút hư vô giả tạo
Những cuộc tranh luận nho nhỏ là một bộ phận trong sinh hoạt tinh thần nói chung của con người hiện đại. Theo lẽ thông thường sau một hồi bàn cãi thể nào cũng có kẻ thua người được, người kém thế hơn nếu có đầu óc phục thiện hẳn phải nghiêm chỉnh nhìn nhận chỗ kém cỏi của mình. Đằng này ở ta những người thua cuộc có một lối thoát khỏi thế bí rất lạ. Là lật ngược câu chuyện, coi mọi việc chẳng qua là trò đùa và cười, cười lấy được. Tiếng cười ở đây là một thứ màn ngụy trang, một cách lấp liếm cốt quên mọi chuyện cho nhanh, thực chất là hành động của con đà điểu rúc đầu vào cánh, lảng tránh tất cả. Đôi khi lại thấy lối cười khẩy, ra cái điều đây chỉ là chuyện vặt ta không thèm chấp, cười để làm nhòe câu chuyện trong một màn sương hư vô. Nó tạm thời gỡ cho người thua cuộc đỡ mất thể diện, thậm chí còn làm cho anh ta có cái vẻ sang trọng hơn người, song thực chất cuối cùng thế nào thì cũng chẳng thoát khỏi mắt thiên hạ.
Có nên biến tất cả thành trò đùa?
Trong một đoạn trước, chúng tôi đã bàn qua tới cái cách của một số người, nói như Nguyễn Văn Vĩnh, là gì cũng cười. Những tiếng cười mà Nguyễn Văn Vĩnh miêu tả thường mang tính cách thụ động và là một lời thú nhận về sự bất lực mà người ta không giấu nổi khi không biết nên có thái độ thế nào trước đời sống.
Nhưng còn một loại gì cũng cười khác, người ta chủ động cười, muốn dùng tiếng cười hóa giải tất cả. Có thể lấy một chuyện đã quá xưa để liên hệ:
Các sử gia thời phong kiến ở ta xưa vốn tiết kiệm chữ nghĩa ít khi nói về tình cảm cá nhân của các nhân vật lịch sử, nhất là trong chuyện vui đùa. Vậy mà họ vẫn phải dành cho Lê Long Đĩnh (tức Lê ngọa triều) một ít dòng ngoại lệ. Theo cách trình bày của Khâm định Việt sử thông giám cương mục, thì ông vua chết trẻ này (sinh 985, mất 1009) có lẽ là vị vua hay cười nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhiều hành động của vua được miêu tả chỉ có một chủ đích là mua vui: Sai một gã phường chèo chuyên lóc thịt người có tội rồi bảo rằng nó không quen chịu đau và "cười ha hả"; bắt tù binh trèo lên ngọn rồi ở dưới chặt cây, thấy cây đổ thì "cười khanh khách" (Chữ trong ngoặc là lấy nguyên văn từ cuốn sách nghiêm túc đã dẫn). Cái sự thèm cười của vua phát triển đến mức Khâm định Việt sử thông giám cương mục còn kể "mỗi khi coi chầu, thể nào nhà vua cũng sai những kẻ khôi hài đứng hầu ở hai bên, nếu có ai nói gì thì chúng liến láu nói theo mà cười ồ, để làm át và đánh lạc những tiếng tâu bày việc nước của các quan". Nếu những tiếng cười nói trên ít nhiều có mang những nét bệnh hoạn, thì cái cười cuối cùng kể ra ở đây phơi bày một quan niệm sống, một trình độ của văn hóa trị nước mà nhà vua lúc ấy là kẻ đại diện. Dù có thể là Lê Long Đĩnh không có ý thức, song suy cho cùng, qua cái việc cười giễu cả những chuyện nghiêm chỉnh như thế này, nhà vua dường như muốn bảo rằng không có cái gì trên đời là quan trọng, cái gì cũng có thể mang ra làm trò đùa, kể cả những việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Cái bệnh thích cười như thế không ai có thể thương được!
Liệu có thể xem là những kỳ tích?
Từ bao đời nay, nhu cầu về tiếng cười vẫn là một nhu cầu chính đáng. Bởi lẽ vậy mà văn học dân gian nước nào thường cũng có một bộ phận gọi chung là truyện cười, riêng ở nước ta người xưa còn sáng tạo nên những truyện Trạng với một nhân vật xuyên suốt lấy chuyện chọc ghẹo thiên hạ cho mọi người vui làm lẽ sống. Sở dĩ người xưa cười nhiều như vậy có lẽ là vì đời sống hàng ngày đã khổ quá, trước những tai họa tự nhiên và xã hội, con người ta nhiều phen bất lực không có cách nào đề kháng, phải lấy tiếng cười để giải tỏa mọi ẩn ức. Suy cho cùng, đó là chính là một thứ biến tướng của phép thắng lợi tinh thần không ai bảo ai song đã lây truyền từ đời nọ sang đời kia, và tuy không được định danh đàng hoàng, song ra đời còn sớm hơn sự áp dụng còn uyển chuyển hơn ngón võ của chú AQ bên nước Tàu mà ngày nay nhiều người vẫn ham đọc. Có điều, gần đây một số người có xu hướng tuyệt đối hóa những tiếng cười này và đề chúng lên như một chiến công trên phương diện tinh thần. Mấy năm nay, các loại sách ghi chép tiếng cười dân gian là một món kinh doanh có lãi và được xuất bản thường xuyên, ví dụ như truyện Trạng Lợn. Trong khi vẫn kể toàn chuyện ông Trạng ngẫu nhiên may mắn ra sao, nói liều gặp thời như thế nào thì một trong những cuốn sách loại này được đặt tên khá mĩ miều là Kỳ tích Trạng Lợn, với hàm ý biểu dương vô điều kiện ông Trạng dân gian. Thật chưa bao giờ hai chữ kỳ tích lại bị lạm dụng đến thế.
Tiếng cười đối lập hay tiếp tục sự suy nghĩ?
Khi ca ngợi tiếng cười, một số người gần đây thích dẫn lại câu tục ngữ Do Thái mà nhà văn Pháp gốc Séc M. Kundera dẫn ra nhân bàn về tiểu thuyết: Con người suy nghĩ còn Thượng đế thì cười (Milan Kundera Tiểu luận, Nguyên Ngọc dịch, NXB Văn học, 2001). Người ta cố ý gán cho câu tục ngữ tuyệt diệu ấy một nội dung thực dụng: cái cười là cao hơn sự suy nghĩ, mọi sự lao tâm khổ tứ đều vô bổ chẳng hề mang lại một lợi ích cụ thể, vậy tốt hơn hết là cười cho xong, cười thoát thân, cười để khỏi bận tâm trước chuyện đời rắc rối. Nhưng liệu có nên dừng lại ở một cách hiểu theo nghĩa đen như vậy? Theo tôi hiểu, suy nghĩ là cả một đặc ân mà Thượng đế dành riêng cho con người, trong khoa học nhân văn có một từ riêng mang tên homo sapiens để chỉ một giai đoạn phát triển quan trọng mà loài người đạt tới, kể từ đó nhân loại mới thực sự trưởng thành. Mặc dù không bao giờ đạt tới chân lý tuyệt đối, song nhờ liên tục suy nghĩ, con người vẫn ngày càng tiến tới trong sự nhận thức đời sống. Có điều trong khi sống với niềm tin "Tôi tư duy vậy tôi tồn tại", thỉnh thoảng họ cần một chút nghỉ ngơi vui vẻ trước khi đi tiếp và tiếng cười được đề cao là với nghĩa ấy, bản thân tiếng cười của Thượng đế nói ở đây cũng đầy chất trí tuệ. Nên chú ý thêm là trong kho từ vựng của Kundera có một từ mà thường người ta để nguyên không dịch, đó là kitsch. Theo ông, kitsch là cái nhu cầu tự nhìn mình trong tấm gương dối trá, nó cũng là thái độ của kẻ muốn tự làm vui bằng bất cứ giá nào mà Kundera không bao giờ chịu nổi. Thành thử nếu cho rằng câu tục ngữ trên được đưa ra như lời kêu gọi vứt bỏ tư tưởng và thay bằng tiếng cười dễ dãi rồi tự cho rằng như thế là mình đã đạt tới sự hiền minh của Thượng đế, thì đó không chỉ là đi ngược với trí tuệ dân gian mà còn đi ngược với chính Kundera nữa.
Vương Trí nhàn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)