Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

LÊ BÙI LÂN -KHỔNG TƯỚC LINH -MỘT TÊN GIẢ DANH NHÀ BÁO



Không ít người đã lầm tưởng Lê Bùi lân là một "nhà báo" nhưng thực chất hắn chỉ là một tên giả danh nhà báo mà thôi. Hắn hiện ngụ tại 308 đường Lê văn sỹ phường 14 quận Phú nhuận TP. Hồ Chí minh, hắn sử dụng rất nhiều sdt, số chính của hắn là : 0974748888

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn bạn nhận ra thực chất về tên " Ngụy quân tử này"- dấu hiệu của một tên lừa đảo chính hiệu

Mã số thuế
3300366191
Số giấy phép đăng ký kinh doanh
33003661**
Địa chỉ trụ sở kinh doanh
TT Tứ Hạ, Thị Xã Hương Trà
Giám đốc
Lê Bùi Lân
Điện thoại
5110**
Fax
Email
Lĩnh vực hoạt động
Ngày đăng ký kinh doanh
20/08/2004



Công ty TNHH Nhã Nguyên

Mã số thuế :

0302869269
Tên viết tắt :
Tên đối ngoại :
Nha Nguyen Company Limited
Loại hình DN :Công ty TNHH
Địa chỉ :308-Lê Văn Sỹ-Phường 14-Quận 3

Điện thoại :
Email :
WebSite :
Tình trạng hiện tại
Doanh nghiệp đang hoạt động
Mã số doanh nghiệp:
4102012833
Ngày cấp GPKD :
27/11/2002
Người đại diện PL :Lê Bùi Lân
Nơi thường trú :
270/6B Ðào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận

Ngành nghề KD :

Mua bán thuốc lá nội, rượu, bia, nước giải khát (không kinh doanh dịch vụ giải khát; đối với rượu trên 30 độ và thuốc lá nội, chỉ hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật), thực phẩm công nghệ, hóa chất dân dụng - công nghiệp (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), hương liệu - nguyên vật liệu sản xuất thuốc lá (chỉ hoạt động khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật), vải sợi, quần áo. Ðại lý ký gởi hàng hóa. Dịch vụ môi giới vận tải, giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi. Tư vấn xây dựng (trừ kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình). Xây dựng dân dụng, công nghiệp. Dịch vụ quảng cáo, tổ chức triển lãm. Bổ sung : Chụp ảnh. Dịch vụ trang điểm (trừ các hoạt động, dịch vụ gây chảy máu), uốn tóc./.

Vốn kinh doanh :
2,000,000,000đ

 
Công ty TNHH Nhã Nguyên
Địa chỉ : 308 Lê Văn Sỹ, P. 14, Q. 3,
Phim doanh nghiệp : xem phim giới thiệu về doanh nghiệp
Điện thoại bàn: 39318872 Fax 39318873
Điện thoại DĐ: Đang cập nhật
Fax: 39318872 Fax 39318873
Email: nhanguyengroup@vnn.vn
Ngày đăng ký: Nov 20 2012 12:00AM

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Minh Việt


Tên chính thức : Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Minh Việt
1. Tên giao dịch : CôNG TY TNHH MINH VIệT
2. Mã số ĐTNT : 3200457430
3. Ngày cấp : 16-04-2010
4. Địa chỉ trụ sở : Số 02 Nguyễn Huệ, khóm Tây Chín, Huyện Hướng Hoá, Quảng Trị
5. Điện thoại : 533777159
6. Tên giám đốc : Lê Bùi Lân
7. Ngành nghề KD :

_ Xây dựng nhà các loại
_ Xây dựng công trình công ích
_ Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh
_ Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
_ Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh
_ Bán buôn đồ uống
_ Bán buôn tổng hợp
_ Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
_ Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
_ Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
_ Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

CÔNG TY TNHH NGÔI SAO ĐÔNG DƯƠNG


Mã số thuế

3001497615
Số giấy phép đăng ký kinh doanh

30014976**
Địa chỉ trụ sở kinh doanh

TÒA NHÀ CẢNG VỤ HÀ TĨNH, KCN VŨNG ÁNG, XÃ KỲ LỢI, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH, VIỆT NAM
Giám đốc
:Lê Bùi Lân
Điện thoại
:09747488**
Fax

Email

Lĩnh vực hoạt động

Xem chi tiết
Ngày đăng ký kinh doanh

21/09/2011
Tình trạng hoạt động

NT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng MST

Công Ty TNHH Dịch Vụ Và Thương Mại Quốc Tế Cầu Treo

Mã số thuế

3001509317
Số giấy phép đăng ký kinh doanh

30015093**
Địa chỉ trụ sở kinh doanh

NHÀ ÔNG TỬU, KHỐI 1, THỊ TRẤN TÂY SƠN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH, VIỆT NAM
Giám đốc

Nguyễn Thị Thanh Nga
Điện thoại
:09747488**
Fax

Lĩnh vực hoạt động

Xem chi tiết
Ngày đăng ký kinh doanh

25/10/2011
Tình trạng hoạt động

NT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT

Công ty TNHH Liên Danh Dấu Chấm Đỏ( quảng cáo Báo tuổi trẻ) Bố cáo thành lập Công ty TNHH Liên Danh Dấu Chấm Đỏ. Tên công ty viết tắt bằng tiếng nước ngoài: 
Red Dot Associate Company Limited. Giấy phép KD số 0311999031 
do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 09/10/2012. Giám đốc: Lê Bùi Lân.
 ĐC: Tầng 6, số 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP.HCM, VN.
 NNKD: Đại lý, môi giới, bán buôn sản phẩm thuốc lá,
 thuốc lào 


CÔNG TY TNHH LIÊN DANH DẤU CHẤM ĐỎ( Đăng ký dn)
 
Tên giao dịch: RDA CO., LTD
Địa chỉ: Tầng 6, Số 41-43 Trần Cao Vân, Phường 06, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Phạm Thị Hải Yến
Giấy phép kinh doanh: 0311999031 | Ngày cấp: 09/10/2012
Mã số thuế: 0311999031
Ngày hoạt động: 01/10/2012
Hoạt động chính: Đại lý, môi giới, đấu giá
Điện thoại
: http://www.thongtincongty.com/doanh-nghiep.php?id=0311999031#ixzz2VjBbo8P

 


CTy TNHH Liên Danh Dấu Chấm Đỏ

Tầng 6 Số 41-43 Trần Cao Vân
Phường 6, Quận 3
TP.HCM
Mã số thuế: 0311999031

CTy TNHH Liên Danh Dấu Chấm Đỏ còn có tên giao dịch là RDA CO., LTD, các ngành hoạt động chính Đại lý, môi giới, đấu giá.
 Đại diện pháp luật là Mai Ngọc Định với giấy phép kinh doanh và mã số thuế là 0311999031 được cấp vào ngày 09/10/2012, ngày hoạt động của công ty là 01/10/2012. Văn phòng CTy TNHH Liên Danh Dấu Chấm Đỏ tọa lạc tại địa chỉ Tầng 6 Số 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.

 

Công Ty TNHH Liên Danh Dấu Chấm Đỏ
Mã số thuế
0311999031
Số giấy phép đăng ký kinh doanh
Địa chỉ trụ sở kinh doanh
Tầng 6, Số 41-43 Trần Cao Vân, Phường 06, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Giám đốc
Lê Bùi Lân
Điện thoại
**
Fax
Lĩnh vực hoạt động
Ngày đăng ký kinh doanh
09/10/2012
Tình trạng hoạt động
NT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Nguồn Dữ Liệu Doitac24h.com




Hắn hiện đang sử dụng các blog sau :





 

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Đàn ông chung vợ


Tháng ba sưa nở, tháng tư bằng lăng bắt đầu chớm tím, lộc vừng trút lá đỏ rồi soi xuống mỗi bờ nước một vầng lá non hoe hoe thắm. Không hiểu vì sao mỗi tháng tư tôi thường thấy bâng khuâng, những lúc từ đường phố về, mở cánh cửa vào căn nhà vắng người, ngồi ăn trưa một mình trước màn hình máy tính.
Cho nên những ngày cuối tuần, tôi thường nhận lời ăn trưa với một người đàn ông rất đặc biệt. Một ông già bảy mươi trải đời nhưng lại bẽn lẽn với phụ nữ như một cậu trai đôi mươi. Đến nỗi, lịch làm việc của tôi luôn để trống trưa thứ sáu cho bữa ăn đầy những chuyện trò ấy.




Đó là một người đàn ông tới Sài Gòn lần đầu trong vai trò viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ những năm trước 1975, nhưng gần bốn mươi năm sau quay trở lại Hà Nội sau khi đã rời Bộ Ngoại giao Mỹ. Hà Nội chứ không phải Sài Gòn. Ông đã nghỉ hưu, vợ ông đã chết.
Người vợ Việt Nam ông cưới năm 1974 ở Sài Gòn đã qua đời sau ba mấy năm chung sống. Hình như cái chết của vợ khiến ông trở thành người khác, ông rất muốn trò chuyện với phụ nữ Việt, viết cho họ một cuốn sách. Không phải là cuốn diễm tình, không phải sách dạy làm giàu, mà là sách dạy phụ nữ biết cách để sống hạnh phúc giữa xã hội Việt.
Ông nói rằng, xã hội Việt Nam càng méo mó, người phụ nữ càng cần phải mài tròn những méo mó ấy, bởi họ có quyền được hạnh phúc, chứ tại sao lại phải chịu dày vò bởi những méo mó của xã hội? Và, việc mài tròn những cái méo mó khác hẳn việc lấy thân mình, lấy đời mình ra lấp cho đầy đặn những méo mó đó!
Đàn bà không tự cứu, ai cứu đàn bà?



Thật kỳ lạ, đó lại là ý nghĩ của một người đàn ông Tây nghĩ về phụ nữ Việt. Nó tiến bộ hơn cả lịch sử mấy chục năm của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cộng lại, luôn mồm kêu gọi phụ nữ hãy chất thêm gánh nặng lên cổ nhau, lôi “xã hội chức” của phụ nữ ra đánh lận thành “thiên chức”!
Tôi hỏi, thế ông nghĩ rằng phụ nữ Việt không chịu gánh nặng của thời thế hay sao? Ví như, những người bỏ chồng, không chồng mà có con, mấy chục năm trước bị phỉ nhổ, giờ được thông cảm hơn, gọi là tự do luyến ái, quyền được hạnh phúc. Đó là thời thế thay đổi, chứ đâu phải bản chất của điều ấy đã thay đổi. Cũng vẫn là đàn bà đành vứt bỏ thứ này để mang vác thứ kia thôi mà!
Ông giáo sư trầm ngâm rồi kể bằng tiếng Mỹ trộn lẫn tiếng Việt: Cô có biết người phụ nữ Việt hạnh phúc nhất mà tôi từng gặp là ai không? Không phải là vợ tôi! Vợ tôi vẫn giữ rất nhiều nếp nghĩ của đàn bà Việt.
Năm 1974 tôi gặp một cô gái ở Sài Gòn.  Cô ấy không đẹp mấy, không đẹp bằng cô bạn gái người Hongkong của tôi lúc đó, càng thua kém cô bạn gái người Mỹ của tôi trước đây. Tôi lúc đó chưa vợ nhưng không tán tỉnh cô ấy, vì cô ấy đã có chồng người Việt Nam, và hai đứa con ở Nha Trang.
Trước thời điểm 1975, cô biết rồi đó, xã hội rất rối loạn. Người chồng Việt đã đồng ý cho cô ấy lấy một người chồng khác, là phi công Mỹ. Với hy vọng có thể đưa gia đình rời khỏi Việt Nam. Tức là cô ấy và hai đứa con làm sao có thể đi theo anh chồng mới sang Mỹ. Còn người chồng Việt, anh ấy sẽ ở lại Việt Nam. Anh ấy chỉ hy vọng cho vợ một tương lai khả dĩ, đơn giản nhất là vợ con được sống trong thời buổi tên bay đạn lạc. Việc đó, một anh đàn ông tay trắng ở một thị xã không làm được.
Rất tiếc là sự thể không như dự tính: Vào ngày cuối cùng rời Sài Gòn, chỉ có mình cô ấy đi theo được anh phi công Mỹ mà không thể ra Nha Trang đón con. Và, cô ấy lại không hề yêu anh chồng Mỹ. Nhưng bi kịch hơn là khi sang Mỹ, cô ấy đã gặp một người Thụy Sĩ, và yêu người đàn ông Thụy Sĩ này.
Người đàn ông Thụy Sĩ lại không thể ở lại Mỹ lâu hơn. Cô ấy không thể quay về Việt Nam với chồng con, cô ấy không thể bỏ anh chồng Mỹ, cô ấy không biết tình yêu đưa mình đến đâu. Nhưng chính người chồng Mỹ đã chấp nhận sự thật, anh ta làm tất cả những thủ tục giấy tờ cần thiết để sau giai đoạn “quá độ” ở đất Mỹ, cô gái Việt Nam có thể sang Thụy Sĩ với người yêu.
Và người phụ nữ Việt Nam đã sống với người chồng thứ ba cho đến ngày hôm nay, với ba đứa con chung. Khi người chồng Mỹ chết, người chồng Thụy Sĩ đã đưa cô sang Mỹ viếng chồng Mỹ. Khi người chồng Việt Nam ốm, người chồng Thụy Sĩ lại đưa vợ về Nha Trang thăm chồng Việt Nam.



Tôi vừa ngậm ngùi vừa buồn cười, bởi: hóa ra định nghĩa hạnh phúc của ông là, phụ nữ nên có ba chồng một lúc?
Ông già Mỹ trầm ngâm nói: Không, số lượng chồng không chứng minh cho cái gì của đàn bà cả! Nhưng một người đàn bà dám yêu và sống vượt qua được thị phi và định kiến, cùng với sự ứng xử có tình người và văn minh của những người đàn ông đã tạo nên hạnh phúc của người đàn bà!
Bây giờ đến lượt tôi im lặng, trầm ngâm.
Thật kỳ lạ tháng tư, thời gian như một thứ hạnh phúc không màu!
Trang Hạ

SỰ THẬT


Sự thật bây giờ hiếm hơn đất hiếm
Muốn biết sự thật cần phải đi tìm

Vào thuở ít ai muốn nghe sự thật

Có khi còn hơn xuống bể mò kim


Sáng nay vừa xem thấy báo đưa tin

Câu chuyện éo le, bao người thờ thẫn

Sáng mai, “sự thật đằng sau tin này”

Hoá ra sự việc “chỉ là nhầm lẫn…”


Vô vàn những bức ảnh ở quanh ta

Bức nào nguyên bản, bức nào cắt ghép?

Vô vàn những phim, phóng sự điều tra

Cái nào không bị nhào nặn, phù phép?


Thông tin bây giờ khác gì ma trận

Lề trái – lề phải, ai mực – ai đèn?

Phe nọ phe kia, cuộc chiến quyền lực

Ai tà – ai chính, ai trắng – ai đen?


Những lời chém gió nghe mãi thành quen

“Xăng sẽ không tăng!”, “Nên mua chứng khoán!”

Có lẽ lời nói không mất tiền mua

Cho nên cứ lên tivi mà phán…


Nhìn quanh thế sự thấy sao mà ngán

Xí xập xí ngầu, thụt thò mua bán

Minh bạch chỉ là khái niệm vui đùa

Sự thật được rỉ tai nhau ngoài quán


Thời dùng ngoại giao thay cho súng đạn

Nguyên thủ gặp nhau tay bắt mặt mừng

Sự thật được giấu phía sau phòng họp?

Hay được gọt giũa cho vừa diễn văn?


Biết bao sự thật đành chịu phi tang

Nhường cho dối trá được làm vai chính

Nhân loại tiến hoá trong lớp sương mờ

Những chiếc bánh vẽ không hề ảo ảnh


Bao nhiêu cái chết, bao nhiêu số phận

Bao nhiêu cuộc chiến nhân danh hoà bình

Bao nhiêu những thứ “hồ sơ tuyệt mật”

Đã đưa thế giới này vào hôi tanh


Nhiều khi nghĩ mà rùng mình ớn lạnh

Khi sống mà không tin nổi điều gì

Khi sống mà nói điều thật cũng khó

Khi sống mà luôn cứ phải hoài nghi


Ngày xưa có nhà xuất bản Sự Thật

Cái tên nghe qua rõ quá là kêu

Bao nhiêu sự thật đã được xuất bản?

So với dối trá tôi nghĩ không nhiều …


Đêm nay lặng im giữa lòng thành phố

Tôi mở cửa xem đêm có còn trăng

May mắn dẫu sao vẫn còn rất thật

Là chiếc bánh trăng tròn lúc đêm rằm


Võ Trung Hiếu 22.9.2012

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Tác dụng của thiền và stress






Thiền định là kéo dài ra mỗi phút giây của hiện tại để hưởng được sự an nhiên tự tại giữa những phong ba bão táp của cuộc đời .

1) Sự tương quan giữa thân và tâm


Thế kỷ thứ 17, René Descartes, nhà toán học và triết học người Pháp, khẳng định thuyết nhị nguyên, tách rời thế giới tâm linh và thế giới vật chất, (thân - tâm cách biệt) theo ông, tâm = tư tưởng, và thân = cơ thể, là hai cái thực thể không làm cùng một chất liệu. Này nhé: nếu bạn cầm dao cắt vào da thịt, máu sẽ tuôn trào, nhưng nếu bạn đưa bộ óc lên bàn mổ, thì ý tưởng không chảy ra theo vết cắt … vì vậy những gì xảy ra trong tư tưởng hoàn toàn biệt lập với những gì xảy ra trong cơ thể, nói cách khác đó là hai phần tử riêng biệt, không ảnh hưởng gì đến nhau. Nếu như Descartes còn sống đến ngày nay thì hẳn là ông đã thấy mình thật sự sai lầm …Tư tưởng và cơ thể con người là 2 bộ phận liên quan mật thiết, những tình cảm yêu ghét, giận hờn không thể cân đo đong đếm đó có thể dẫn đến những căn bịnh rất thực tế như nghẽn tim, loét bao tử, hay ngược lại những căn bịnh hiểm nghèo mà bác sĩ tưởng chừng phải bó tay bỗng nhiên thuyên giảm một cách kỳ diệu sau những cuộc hành hương. Và nữa, sức mạnh của thiền định – Meditation – là một sự thật không thể chối cãi. Sự kiện những vị thiền sư Tây Tạng ngồi thiền trong tuyết lạnh và sử dụng Hoả thân để làm nóng lớp chăn phủ trên người đã làm nao núng giới khoa học gia Tây phương.




Có một sự giải thích khoa học nào không cho những sự kiện tưởng như thuộc về một thế giới huyền bí của tâm linh đó? Hay chúng ta đành dễ dãi bằng lòng với cách xếp hạng chúng vào mục …Khoa học huyền bí, và phải kêu gọi đến … lòng tin (faith) để mà …gật gù rằng: đó là chuyện huyền bí.
Trước khi vận dụng đến “khả năng tin tưởng“ của tâm linh, chúng ta hãy thử dùng con mắt khoa học để khảo sát về hiện tượng tương quan giữa Cơ thể (Body) và Ý tưởng (Mind) qua các chứng bịnh. (Trong phạm vi bài này chỉ xin bàn tới sự liên quan giữa Stress, các căn bịnh gây ra bởi Stress và ứng dụng của Thiền – Meditation – trong đời sống hàng ngày).2) Sự liên quan giữa Stress và Bịnh :


Tất cả chúng ta đều biết Stress gây ra rất nhiều bịnh. Cái danh mục của những căn bịnh thời đại đó càng ngày càng dài ra tưởng như không bao giờ hết. Cái Stress cao độ (intense) và kéo dài (prolonged) làm yếu đi khả năng đề kháng của cơ thể (immunity defense), làm mệt mỏi trái tim, làm hư hoại những tế bào của não bộ (memory’s brain cells), làm tăng mỡ đọng ở eo và mông (một trong những nguy cơ của nghẽn tim, cơ tim (infarctus) …), ung thư và tiểu đường. Stress cũng dự phần lớn vào những bịnh thoái hoá như thoái hóa khớp xương), những bịnh tâm thần – trầm cảm, và góp phần làm cho các tế bào mau già. Các cơ cấu giữa Stress và Disease chỉ mới được hiểu khá tường tận từ khoảng đầu thập niên này (vào khoảng năm 1990, những bài học về Stress còn nằm trong phần Tâm thần mà không phải là phần Diagnosis – bịnh lâm sàng)


3) Stress là gì?




Trước hết ta hãy thử lược sơ qua, để hiểu rõ hơn Stress là gì? Stress là một trong những khả năng sinh tồn của loài người. Nói khác đi, Stress là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước các nguy cơ. Stress là một phản xạ tự nhiên giúp con người đối phó với những bất trắc từ bên ngoài tác động. Khi gặp nguy hiểm – đối đầu với con sư tử chẳng hạn – cơ thể con người cần phải nhanh chóng sẵn sàng để “đương đầu“ hay “chạy trốn“ (fight or flight reponse).



Khi não bộ đánh hơi được một sự nguy hiểm, một tín hiệu được báo ngay cho:

A. Adrenal glands (nằm trên chóp thận) để tiết ra 2 loại hormones :
- Adrenaline (epinephrine) và
- Glucocorticoids & cortisol.


B. Các tế bào thần kinh vùng Hypothalamus để tiết ra chất :

- Nor-epinephrine
Các loại hormones này là những chất hóa học cực mạnh, có tác dụng làm cho : **
- Các giác quan nhạy bén hơn, các cơ bắp (muscle) săn chắc lên, giảm thiểu khả năng tiêu hoá (tác dụng của nor–epinephirine)
- Tim đập nhanh hơn, phổi hô hấp nhanh hơn, chuẩn bị đưa oxygen tới các tế bào (tác dụng của epinephrine)
- Độ đường tăng trong máu để cung cấp nhiệt lượng cần thiết (cortisol ).
Nói tóm lại cơ thể chúng ta đang ở trong tư thế sẵn sàng tác chiến hay …chạy trốn. Một khi Stress đã qua đi, (như trong ví dụ này, con sư tử đã đi …chỗ khác chơi) thì các hormones trở về trạng thái cũ.


Thế nhưng trong xã hội ngày nay, Stress biến đổi hình thức, nó không còn đơn thuần là một con sư tử, nanh dài móng nhọn, mà nó thiên biến vạn hóa ra hàng triệu tình huống khác: một ông chủ khó tánh, một ông chồng (hay bà vợ) ưa cằn nhằn, một cuộc tình sóng gió, 3 tiếng đồng hồ kẹt xe trên xa lộ, 50 cm tuyết sáng thứ hai v.v…Cái phản ứng “đánh“ hay “chạy“ (fight or flight) của cơ thể vẫn không thay đỗi nhưng cái Stress ngày nay đã khác với cái stress ngày xưa. Và không phải trong tình huống nào mình cũng có thể … Đánh hay Chạy được, mà phần nhiều là phải … chịu trận !!!! Vì vậy cơ thể con người gần như luôn luôn đầy ắp những thứ hormones này. Chính sự hiện diện lâu dài, ngày này qua ngày khác, và ở nồng độ cao (high concentration) của các stress hormones mà tạo ra các nguy cơ tác hại cho cơ thể:


1. Tổn thương các mạch máu, đưa đến các bịnh về tim mạch (heart disease).

2. Giảm khả năng đề kháng của cơ thể (immunity systeme), đưa đến ung thư, bịnh nhiễm trùng (infectious disease)....
3. Mất calcium trong xương, gây ra osteoporosis ở phụ nữ lúc mãn king (menopausis).
4. Làm tăng mỡ đọng ở eo và mông - bệnh tin mạch (heart disease).
5. Tiểu đường, mất trí nhớ …
6. Cái danh mục của những tác hại vì Stress còn rất là dài, đó là chưa kể đến những căn bịnh thần kinh như trầm cảm, parkinson, disease, mất trí nhớ, tai biến mạch máu não, nội xuất huyết v.v... và v.v…

4) Thiền - Quán sổ tức, và Stress.


Theo bác sĩ Andrew Weil (University of Arizona) thì cách điều hoà hơi thở là cách thức hữu hiệu nhất để chống lại sự âu lo (anxiety) và Stress, và ngay đối với cả những thể loại nặng nhất của bịnh khủng hoảng thần kinh (panic disorder) Vì khi bạn chú tâm vào hơi thở, và thở sâu, chậm, yên lặng và đều đặn thì bạn không thể nào ... stress, hay lo âu được. Bởi lẽ rất dễ hiểu là cơ thể bạn không thể nào cùng một lúc làm được những việc trái ngược nhau. Như chúng ta biết, ngược lại với Stress, sự điều hoà hơi thở sẽ làm cho tim đập chậm, giảm huyết áp, làm an tĩnh hệ thần kinh. Khi não bộ không nhận được tín hiệu nguy cơ nữa thì cơ thể trở lại với trạng thái điều hoà, các bộ phận điều tiết những Stress hormone không còn được kích thích cũng sẽ trở về trạng thái bình thường, và cơ thể bạn không nằm trong trạng thái chuẩn bị ứng chiến như ta đã thấy ở trên. Và như thế, bạn vừa.... khóa lại (shut down) những tác hại của Stress.


Hiện nay những bịnh viện lớn như Columbia Medical center ở New York city, những bịnh nhân trước khi giải phẩu Tim, đều được mời tham dự những buổi Thiền Meditation. Ở những bịnh nhân có tham gia thiền quán, người ta nhận thấy ít lo âu trước khi mổ, ít mất máu trong khi mổ và hồi phục nhanh hơn sau khi mổ.


Điều hòa hơi thở chỉ là một dạng thô thiển nhất của Thiền quán, cần nói thêm là Thiền không chỉ là sự điều hòa hơi thở nhưng nếu bạn biết áp dụng vào đời sống hàng ngày thì ít ra bạn cũng ngăn ngừa hay chận đứng được những tác hại của Stress, tuy bạn chưa đi vào trạng thái Thiền định nhưng bạn cũng đã kiểm soát được mình qua sự điều tức. Khi kiểm soát được hơi thở của mình, cơ thể của bạn là của bạn. Có thể bạn chưa đạt được giải thoát hay Đốn ngộ với sự kiểm soát hơi thở, nhưng ít ra đời sống bạn cũng sẽ được thoải mái hơn và..... ít bịnh tật hơn !!!5) Những dấu ấn khoa học về Thiền.


Theo Daniel Goleman, tác giả của Destructive Emotion thì: “Những cuộc khảo sát trong vòng 30 năm qua đã cho chúng ta thấy Thiền có tác dụng như một loại thuốc giải độc tuyệt vời (antidote) của Stress. Các bảc sĩ y khoa hiện nay, càng ngày càng không ngần ngại dùng Thiền như một phương pháp bổ túc trị liệu cho những căn bệnh mà khoa học tưởng như phải bó tay như bịnh tim mạch, Aids, Ung thư, các chứng bịnh kéo dài (chronique ).



Thiền cũng được dùng để điều hòa những chứng bịnh tâm thần như trầm cảm, hiếu động, hay rối loạn (attention deficit disorders - ADD) và nhất là những căn bịnh liên quan về Stress (stress related disorders). Thậm chí, một nghiên cứu ở nhà tù Kings county North Rehabitilitation facility (gần Seattle) cho thấy, những tù nhân gây bạo lực vì nghiện ngập, khi được tham gia một khóa tu tập về Thiền quán trong thời gian nằm tù, thì tỷ lệ tái phạm trong vòng hai năm sau khi được phóng thích giảm xuống còn 56% so với tỷ lệ của những tù nhân không tham gia khóa tu tập này là 75%.



Soeur Elaines McInnes là một vị nữ tu Thiên chúa Giáo, và cũng là một Thiền sư Phật giáo. Năm 1980, sau 15 tu học về thiền quán ở Tokyo, Bà có đuợc danh xưng là Zen Roshi – Thiền sư. Trong vòng 40 năm, Bà đã đem mùi vị của Thiền Quán rải khắp các nhà tù trên thế giới. Hạnh nguyện của bà là - qua Thiền quán - đem lại cho những tù nhân, nhiều lúc là những kẻ sát nhân khét tiếng, sự bình an trong tâm hồn trong chốn tù đày, sự tự do trong tâm hồn trong 4 bức tường sắt, sự tỉnh thức của những con người hầu như có lúc không còn nhân tính.




Một tù nhân chính trị của Canada, bị giam ở bago Bantay prison Philippines, ông Horacio Morales, liên tục bị tra khảo dã man bằng choc electrique. Thân thể ông cứ 5 phút lai co giật một cách dữ dội. Trong cái tận cùng của sự khổ đau thân xác đó, ông đã đuợc Soeur Elaines hướng dẫn thiền quán. Sau này, chính ông đã viết trong hồi ký : “Tôi không còn bị giam giữ bởi 4 bức tuờng sắt. Qua cánh cửa sổ của nhà giam tôi thấy mình hòa nhập làm một với thế giới bên ngoài ung dung tự tại”. Ngày 04-12-2001 bà được chính quyền Canadatrao tặng giải thưởng cao quí nhất : Order of Canada.
Qua những điều trên, chúng ta hẵn thấy những ứng dụng của Thiền Quán trên đời sống hàng ngày là có thực, là không thể chối cãi. Thế nhưng …Cái gì đã thật sự xảy ra trong chúng ta, khi chúng ta ngồi tĩnh tọa, hoàn toàn chú tâm vào hơi thở, 1 câu nói, 1 hình ảnh hay 1 công án? Nói tóm lại, cái gì đã thay đổi trong cơ thể (Body) và ý tuởng (brain) của chúng ta? Với những máy móc hiện đại ngày nay, liệu chúng ta có soi thủng được cái bí mật của sự Thiền Quán?6) Những nghiên cứu mới về Thiền


Năm 1967 - tiến sĩ Herbert Benson, giáo sư y khoa ở Harvard, làm một cuộc khảo sát Điện não đồ trên 36 người ngồi thiền. Ông nhận thấy cơ thể con người khi ngồi thiền :
- Dùng 17% ít hơn Oxygène.
- Làm giảm nhịp tim mạch 3 nhịp mỗi phút.
- Não bộ sản xuất nhiều hơn làn sóng theta (theta ways) – Giai đoạn cực kỳ thư giãn truớc khi đi vào giấc ngủ, khi ý tưởng cực kỳ linh họat và sống động và tuôn chảy như thoát khỏi mọi ràng buộc và suy xét (The ideation that can take place during the theta state is often free flow and occurs without censorship or guilt. It is typically a very positive mental state).


Nhiều năm sau, Dr Gregg jacobs – một giáo sư về tâm thần ở bệnh viện Harvard, cũng làm một cuộc khảo nghiệm tương tự, Ông so sánh điện não đồ (ECG) của 1 nhóm ngồi thiền và 1 nhóm thực hành thư giãn (relaxation) bằng cách nghe nhạc và đọc truyện. Ông nhận thấy, ở nhóm người thực hành Thiền quán :
- Não bộ phát ra nhiều làn sóng theta hơn là nhóm đọc truyện.
- Họat động của phần lobe frontal của não bộ (hình) (chỗ ghi nhận và phân tách những cảm thụ (sensory information) bị ngừng trệ.
- Cùng lúc hoạt động của lobe parietal (hình) cũng giãm thiểu. Lobe parietal là phần não bộ nằm gần ngay trên đỉnh đầu, nơi ghi nhận những tín hiệu về không gian và thời gian) Sự giảm thiểu những họat động của phần não bộ này cho chúng ta cái cảm giác không bị ràng buộc và hạn chế bởi không gian và thời gian. Cái cảm giác hòa đồng – at one – với vũ trụ.
Và với những kỹ thuật tân tiến hiện nay, với máy scanner hiện đại có thể cho chúng ta thấy những hình ảnh rất rõ ràng của não bộ (brain imaging).
Năm 1997, một nhóm Bác sĩ chuyên khoa về óc (neurologist) ở University of Winconsins (Dr. Richard Davidson) làm một cuộc khám nghiệm não bộ bằng brain imaging của những thiền sư Phật giáo khi họ đang hành thiền. Những khám phá này là một buớc tiến vĩ đại trong công cuộc tìm hiểu những bí mật về thiền quán. Trái với những gì chúng ta tưởng tượng. Những danh từ như Vắng lặng, Rỗng không, Tĩnh lặng …thường đi đôi với Thiền cho chúng ta cái cảm tưởng là khi hành thiền, muốn đạt đến trạng thái … không tạp niệm, thì có lẽ những họat động của não bộ phải được giảm thiểu đến mức tối đa. Nhưng trái với những gì ta dự đoán, những hình ảnh trong cuộc nghiên cứu của Dr. Davidson cho chúng ta thấy, khi hành thiền :
- Não bộ ngăn chận những tín hiệu đến phần parietal lobe (Thùy não đỉnh)
- Những họat động của prefontal cortex (phần nằm ngay trước trán) được chuyển từ bán não phải qua bán não trái.7) Đây là một khám phá rất lý thú.


Prefrontal cortex là vùng não bộ chuyên cấu tạo, hình thành những ý tuởng và ngôn ngữ, cùng điều hòa những tình cảm yêu ghét giận hờn của con nguời. (planning and production of thoughts, language, emotional expression, and actions). Cũng theo Davidsons, trong The sciences of emotion, vùng prefrontal cortex chiếm một vị trí quan trọng trong sự điều tiết (modulation) tình cảm con người. Chúng ta ai cũng biết những người bị chấn thương sọ não thường có những thay đổi tính tình tùy theo vùng bị chấn thương. Những người bị chấn thương bên bán não trái, đương nhiên sẽ chịu sự điều hành của bán cầu phải, thường là những người được gắn kết với loại người bi quan (negative mood), họ thường bị trầm cảm, hay khóc lóc, lo âu, chán nãn … [Có thể đây là kết quả quan sát của người ngoài cuộc. Nên đọc Tuệ giác và sự phục hồi sau tai biến mạch máu não* (My stroke of insight) của TS Jill Bolte Taylor, nhất là 2 chương 67, ta sẽ có kết quả khác về chức năng của não thùy phải - LN] Trái lại những người bị thương phía bên phải, và chịu sự điều hành của bán cầu trái lại là những người có tư tưởng lạc quan, hăng hái, nhiệt tình.




Sau khi dùng fMRI (functional magnetic resonance) để phân loại. Những người với sự hoạt động của vùng não bộ này thiên về phía bán cầu phải (right prefrontal oriented) thường là những người có tính cách bi quan, hay nhìn sự việc trên khía cạnh Xấu, là loại người (pessimist) yếm thế và dễ chán nãn, khi được hỏi dùng những tính từ để tả tâm trạng mình, họ thường dùng những từ như: sợ hãi, lo âu, căng thẳng nervous = bồn chồn, distress = cùng khốn…… Ngược lại những người thiên về bên trái (left oriented) lại dùng những tính từ như: mạnh mẽ, hăng hái, tỉnh táo, hãnh diện, vui vẻ, exited (thanh thoát )…..



Các nghiên cứu nói trên, và nhất là gần đây, khi Ngài Datlai Latma, cùng với những Thiền sư Tây Tạng và những giáo sư ở Mind and Life institut thực hành một cuộc thí nghiệm rất qui mô với hình ảnh của não bộ của những Thiền sư lúc tọa thiền đã chứng minh được rằng sự hành tập Thiền Quán có thể rèn luyện được những tế bào thần kinh (neurones), để di chuyển những hoạt động của não bộ về những vùng cho ta sự tỉnh thức, và thoải mái…


Và như vậy, cho dù ta không thay đổi được hoàn cảnh và sự việc trong cuộc đời, nhưng ta thay đổi được cách tiếp nhận, và cảm nhận của chính ta. Nói một cách khác, ta thay đổi được cái nhìn của ta về những sự việc và hoàn cảnh xảy ra để mà chấp nhận, và thay đổi cái quan niệm, cái cảm thọ của chính mình. Cũng như nhìn một ly nuớc có phân nửa nuớc, ta có thể thấy nó vơi một nửa và có ý niệm Buồn. Ngược lại ta cũng có thể thấy nó đầy một nửa và ý niệm Vui sẽ khởi sanh. Cùng một sự việc, nhưng sự cảm thụ có khác nhau (Đầy/Vơi) sanh ra những tình cảm trái ngược nhau (Vui/Buồn).

Những nguyên do của stress vẫn còn đó, (vì đó là những gì ta không thể nào tránh khỏi trong đời sống) ông chủ vẫn khó tánh, bà vợ/ông chồng vẫn hay cằn nhằn …Nhưng đối với một người tu tập thiền quán, sự cảm nhận của họ đã đổi khác. Thay vì Đánh trả hay Chạy trốn, hay …Chịu trận …họ biết cách Chấp nhận và tìm thấy được Hạnh phúc ngay trong cái gọi là bể khổ này đây.




Do đó khi tu tập Thiền quán, bạn chẳng cần phải là người theo đạo Phật, chẳng cần phải là Phật tử, bạn có thể theo tôn giáo của bạn, bạn có thể là người theo Thiên chúa giáo, hay Hồi giáo, hay vô thần v.v…bạn thấy Đời là những phiền não, là Khổ, và bạn ngồi xuống tập trung ý tưởng mình vào hơi thở, vào 1 lời nói, 1 công án …Bạn đóng lại những stress hormones đang tuôn trào trong cơ thể bạn. Bạn chuyển dòng điện não qua phía bán cầu trái … và bạn thấy thơ thới, nhẹ nhàng … cơ thể bạn không còn bị hành hạ bởi những độc dược tự bạn tiết ra, vấn đề đối với bạn cũng không còn nan giải và trầm trọng. Bạn thấy bớt khổ … Và Đức Phật mỉm cuời ... vì bạn đã đi đúng cái con đường mà Ngài muốn truyền đạt lại cho bạn ngay sau khi Ngài chứng ngộ (cũng nhờ Thiền Quán) dưới cội Bồ Đề, con đường của Khổ Tập Diệt Đạo, con đường của Tứ Đế, con đuờng Diệt Khổ …





Thật vậy, chính bạn đã tìm được và đi vào con đường của bạn đã mở ra, bạn đi trên con đường ấy với nụ cười trên môi và sự tỉnh thức mà bạn tự rèn luyện qua Thiền quán để có được bản lĩnh vượt qua những Stress luôn chực chờ đón bạn ./.Hoàng Vũ

Cái vỏ đạn của thằng Cụt


Lọt lòng mẹ, bàn tay phải của nó đã không có ngón. Mẹ nó nhiễm chất độc hóa học trong lúc phá rừng làm rẫy và sanh ra nó với bàn tay dị dạng. Mọi người gọi nó là thằng Cụt, mẹ nó, anh chị nó cũng đã quen gọi nó như vậy. Lúc đến trường nó mới biết tên nó là Thiện và nó muốn mọi người gọi nó là thằng Thiện ,nhưng không mấy ai bận tâm. Nó vẫn là thằng Cụt, cái tên dễ nhớ, dễ gọi gắn liền với bàn tay dị tật của nó.

Chưa hết lớp một , nó đã nghĩ học, cho dù mẹ nó dỗ dành hoặc đe dọa thế nào đi nữa.Nó bảo, nó không thích bọn trẻ ở trường, nó không thích đi học. Vậy thôi!
Lên mười nó đã biết vào rừng. Nhà nó gần rừng hơn cả chợ mà mẹ nó có lần đã dẫn nó đi.Rừng với nó thật là hấp dẫn. Nó có thể tìm được những thứ nó có thể bán có tiền. Có tiền là bọn trẻ trong xóm sẽ chơi với nó. Thường là nó tìm kiếm mảnh bom, vỏ đạn những thứ đang bán được nhiều tiền hơn cả.

Một hôm, tôi được Ban biên tập phân công đi đưa tin về chuyến viếng thăm của một đoàn khách, đại diện cho một tổ chức nhân đạo của Đức. Ngoài những người Đức còn có vài cán bộ lãnh đạo của Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, và hẳn nhiên là có cán bộ của tỉnh phụ trách hướng dẫn đoàn.Mục đích chuyến đi này là nhằm vào chương trình tài trợ nhân đạo với nạn nhân chất độc màu da cam. 
Tuy nhiên, tôi cũng được anh cán bộ tỉnh uỷ căn dặn cẩn thận khi trao đổi tiếp xúc với người nước ngoài vì họ là tư bản. Mất một đoạn đường dài hơn 80km. chúng tôi mới đến đuợc nhà thằng Cụt. Không ngờ, thằng Cụt là đối tượng của nghiên cứu khoa học lâu nay.

Thằng Cụt đã 14 tuổi, trông nó bé choắt,quắt queo với nước da đen sạm làm gương mặt nó trông già trước tuổi.Nó không có vẽ ngỡ ngàng hay tò mò như những đứa trẻ khác trước những người nước ngoài. Nó thích thú khi hai nhà báo Đức chụp hình quay phim nó và theo chúng tôi ra xe. 
Chúng tôi phải lên gần sát biên giới, hai nhà báo Đức mới tìm đuợc chỗ thích hợp để quay phim về thằng Cụt. Đó là một cánh rừng vừa bị đốt cháy.Khi băng qua khu rừng chồi để vào khu rừng cháy, thằng Cụt nắm tay tôi, vừa đi nó vừa liếng lắng , tỏ ra rất thông thạo đường đi nước bước ở khu rừng này. Đến vị trí thích hợp, thằng Cụt theo chỉ dẫn phải cởi áo ra phơi thân hình gầy nhom của nó trong cái nóng gay gắt giữa trưa. Chẳng mấy chút là người nó rịn mồ hôi. Những người Đức cũng vậy....

Việc quay phim rồi cũng xong, thằng Cụt chạy ra bên tôi, vừa lấy áo lau mồ hôi, vừa hỏi : " Anh khát nước không?". Tôi định lấy chai nước suối trong túi xách đưa nó uống, nhưng không đợi tôi trả lời nó quay lưng chạy vào rừng, mặc tôi kêu gọi. Thoáng cái nó đã trở ra, trên tay mang cả dây chùm bao với những trái chín vàng rươm.
Miệng nhai nhóp nhép, nó đưa tôi vài trái, bảo: " Anh ăn đỡ khát đi. Ngon lắm". 
Mọi người đã ra xe,sợ chậm trễ, tôi bảo thằng Cụt lên lưng tôi cõng đi, nó thích thú nhảy lên liền.Nhong nhong trên lưng tôi, nó huyên thuyên đủ điều về rừng, Tôi cũng bắt chuyện vì không muốn làm nó mất hứng. Tôi hỏi nó :" Đi với người nước ngoài có thích không?". Nó trả lời ngay:" Thích chứ".Tôi bảo:" Có gì mà thích?". Nó trả lời:" Về thì họ cho tiền và quà đó". Rồi nó cười vui vẻ: " Giang nắng một chút cũng chẳng cực khổ gì ". Lòng tôi se lại. Với nó, mọi việc đơn giản.Lên xe, thằng Cụt lấy đâu ra trong túi một cái vỏ đạn, nó đưa tôi, nói: " Cho anh nè. Làm ống ngoáy trầu là số zách đó".Tôi nhận lấy. Mẹ tôi đâu có ăn trầu.

Tôi về đến nhà đã sập tối.Mệt và buồn. Cái cảm giác buồn mà tôi không hiểu được gì sao. Tôi để cái vỏ đạn của thằng Cụt nơi bàn viết , trông nó cũng ngộ nghỉnh.

Sau này, mỗi lần có dịp lên huyện, tôi tranh thủ lên nhà thằng Cụt chơi và cho nó ít quà. Dần dà tôi và nó như đôi bạn. Ngày nghỉ, tôi lên chơi nhà nó và ở lại, nó thường đưa tôi vào rừng ,khi thì bẩy gà, khi thi bẩy chim, và có khi cũng chỉ để trèo lên những cây cao ngất để ngắm nhìn xung quanh.

Rồi một hôm, tôi nhận được tin, thằng Cụt dẫm phải mìn. Nó mất khi nó được 16 tuổi. Bao năm qua, có bao đoàn khách nhân đạo đuợc đưa đến nhà thằng Cụt. Họ đến, họ đi. Cuộc đời thằng Cụt cũng không thay đổi. Tôi cũng đến rồi cũng đi.

Cái vỏ đạn của thằng Cụt vẫn nằm trên bàn viết của tôi như môt chứng nhân về chất độc màu da cam vậy.

HUY ĐỨC- BÊN THẮNG CUỘC- TẤN TRÒ ĐỜI



Những ngày qua Nhật Ký Bán Nước ra rả điệp khúc "BÊN THẮNG CUỘC" của anh bồi bút Huy Đức, còn các "Trí Ngủ" thì lập phong trào chia sẻ link như trẩy hội, tưởng chừng như đó là một món bảo vật mới được khai quật. Trò đời !
Nội dung cuốn sách không mới, chúng ta vẫn thường được nghe các bạn ấy bô bô mỗi ngày. Nhưng khác trước một chút lần này anh bồi bút Huy Đức đóng vai "thái giám nội cung" tỏ ra am tường từng đường đi nước bước, từng nét mặt cử chỉ của các vị Lãnh đạo VN.

Anh ấy còn làm một cái list dài đầy đủ tên các vị lãnh đạo Việt Nam trong mục "cảm ơn", hồ như rằng cuốn sách của anh đã được các vị ngâm cứu, chỉnh sửa, thật đáng tin cậy. Trò đời.
Bản thân tôi thấy không gì hơn ngoài "bóp méo" lịch sử trong cuốn sách con cóc đó cả:
1. Ngay cái tên anh ấy đặt : Bên Thắng Cuộc, ngầm ám chỉ là bên Đảng Cộng Sản nhưng không bên thắng cuộc là nhân dân miền Bắc, nhân dân Miền Nam, là dân tộc Việt Nam cơ. Vậy nên những điều ngòi bút của anh ấy cố "bẻ lái" chính là nhăm vào cả dân tộc này.
2. Về nội dung, dưới sự tô vẽ của anh, con heo nay đã mọc thêm cánh, còn con gà thì đã trụi lông. Đơn cử :
"Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó."
Trích : Đức, Huy (2012-12-06). Bên Thắng Cuộc (Giải phóng) (Kindle Locations 12766-12772). OsinBook∘2012. Kindle Edition. (Bao Anh Thai)
Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo quân đội.
Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ.
Mọi diễn biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ.
Quân Khơ-mẻ đỏ không có ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố.
Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử đòi hỏi phải có."
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:

Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ.
Người Pháp mất 9 năm ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan, người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị tổng thống do Nga dựng lên.

Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí tự quyết của họ.



TÁC GIẢ: Hai Lúa ------- THỜI GIAN ĐĂNG:01:48
 

P/S tác giả Hai Lúa này không phải là Hai Lúa :https://plus.google.com/106490904829343773057/posts


Nếu như Huy Đức được nghe những thân nhân của vụ thảm xác tại xã Tân Lập và sống ở Tạy ninh trong những năm 1978-79-80 để chứng kiến hàng ngày  những trái pháo không " địa chỉ" từ bên kia biên giới bắn sang cướp đi mạng sống của bao người dân, và nếu Huy đức tìm hiểu về 157 người lính còn lại của trung đoàn Gia định đã phải sống như thế nào sau khi xuất ngủ, hẳn anh ta không thể nào nói đến cái giá phải trả 10 năm của quân đội Việt nam tại Cam- Pu - Chia.
PĐTT

TIN HOT VỀ CÁC NHÀ " RẬN CHỦ"

     Hôm nay thông tấn xã blog xin lướt qua một số tin quan trọng như sau:
Tin thứ nhất cũng là tin quan trọng nhất trong tuần đó là tin đến từ nhân viên phát ngôn của cụ Rùa tại Hồ Gươm. Theo nhân viên phát ngôn này cho biết thì sau những năm tháng dài bị bệnh do ô nhiễm môi trường nước ở Hồ Gươm và bị dịch rùa tai đỏ hoành hành gây cho cụ rùa nhiều bệnh lạ thì nay cụ rùa lại bị chứng mất ăn mất ngủ. Lý do được cho biết là vào sáng hôm mùng 2 tháng 6 đang yên giấc như mọi khi thì cụ rùa nhà ta bị giật mình tỉnh giấc vì những tiếng hô hoán loạn xị ngậu lên ở một góc của bờ hồ. Những tiếng hô gọi biểu tình, tiếng bước chân của một số người đã làm cụ rùa phải mất ăn mất ngủ.



Biểu tình ở Hồ Gươm

Cụ rùa cho người nhà đi thám thính thì được biết là tiếng ồn phát ra là do một số người đi biểu tình chống Trung Quốc. Khi nghe người nhà về báo cáo sự việc qua loa đại khái thì cụ rùa đã cho rằng đây là hành động tốt thể hiện long yêu nước. Và cụ đã bàn bạc để cho ra quyết định là có nên trao gươm thần cho những người biểu tình để chống Tàu Khựa hay không. Tuy nhiên do sau đấy có sự lộ lọt thông tin nội bộ người nhà cụ rùa nên các tay blog biểu tình đã biết được việc cụ rùa sắp mắc mưu trao gươm báu cho chúng. Vì thế chúng đã bàn tính với nhau sau khi nhận được sẽ bán đấu giá cho nước ngoài để kiếm tiền mua biệt thự với xe hơi lăm-bo-ghi-ni, tậu người mẫu chân dài…Tuy nhiên do mâu thuẫn ăn chia trong tương lai nên xảy ra cãi vã trong nội bộ các nhà rận chủ. Việc này đã bị cụ rùa phát giác và biết tỏng được mục đích xấu xa đen tối của chúng là nhằm bán nước chứ chẳng phải yêu nước. Vì thế nên cụ rùa cạch mặt chúng. Rút kinh nghiệm từ nay không thể để bọn rận chủ lừa bịp nữa.

Tin thứ hai là một tin có tính khoa học và nhân đạo. Đó là việc sau một thời gian dài viết blog tầm bậy và xuyên tạc để chống phá Việt Nam. Một số bloger nổi tiếng như Tạ Phong Tần, Ba Sàm, Điếu Cày, Thùy Linh, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh… đang tiến tới gần hơn với những thành công ở cấp quốc tế. Nhờ sự lăng xê và lobby của một số quan thầy ngoại bang mà hội đồng trao giả Nobel của Hoàng gia Thụy Điển đã nhóm họp trong một tuần liền để bàn bạc về việc trao giải Nobel hòa bình cho các bloger xuất sắc này.





Cụ thể là trao giả Nobel cho các bloger này vì đã có những hoạt động xuất sắc nhất về vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Khi xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí đưa ra và bảng thành tích của các ứng viên cộng với xem xét vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam hiện nay thì 95% thành viên hội đồng trao giải đã đi đến quyết định cuối cùng là sẽ trao giải Nobel hòa bình cho tất cả các bloger nếu như họ sống vào thời kỳ “chiếm hữu nô lệ”. Còn các hoạt động và những mớ lý thuyết mà các bloger này đang áp dụng ở Việt Nam sẽ được khuyến khích để áp dụng cho các quyền của trâu, bò, lợn, gà vì những gia súc này vẫn đang bị giam cầm… Vì thế nên thông tấn xã blog rất vui khi được chúc mừng các bloger đã đạt được thành công to lớn trong sự nghiệp của mình.

Tin thứ ba là một thôn tin lề trái vừa mới nhận được của thông tấn xã blog. Vừa qua chúng ta đều biết Trương Duy Nhất bị Công an bắt vì tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để xâm phạm các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác...Sau đó bloger Mẹ Nấm đã đòi đi theo bloger Trương Duy Nhất vào tù nếu Nhất bị tù thật. Vì Mẹ Nấm cho rằng ả làm như vậy là mục đích bảo vệ quyền tự do của con người. Muốn đi đầu trong việc phản đối Nhà nước về việc bắt bớ những người viết blog bày tỏ ý kiến cá nhân.


Nhưng theo một nguồn tin thân cận lâu năm trong giới bloger thì vấn đề không giống như lời Mẹ Nấm. Vấn đề cốt yếu mà các bloger đang đoán già đoán non ở đây có thể là nhu cầu sinh lý đã thúc đẩy bloger Mẹ Nấm nói như vậy. Cũng có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều quanh vấn đề này tuy nhiên đa phần đều cho rằng: Có thể Trương Duy Nhất to khỏe nên rất hợp với phong cách của Mẹ Nấm. Nhất có thể vét *** rất giỏi chẳng hạn, hay Nhất đẹp trai ***** to… Tính theo độ tuổi rất có thể đây là thời gian mà Mẹ Nấm đang hồi xuân. Vì thế nên đây cũng là điều dễ hiểu và chúng ta nên thông cảm. Đúng là “đồn vẫn như lời”.

Bản tin ngắn gọn xin kết thúc tại đây. Chúc các đọc giả vui vẻ và nhớ theo dõi đầy đủ các bản tin hot tiếp theo về các nhà rận chủ. Xin chào và hẹn gặp lại!


TÁC GIẢ:
nguyen hung ------- THỜI GIAN ĐĂNG:20:46
(Theo Góc nhìn thời đại http://gocnhinthoidai.blogspot.com/2013/06/tin-hot-ve-cac-nha-ran-chu.html)

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

GIỚI HẠN CỦA CÁC QUYỀN CƠ BẢN

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 31/5/2013,
truy cập đường link gốc tại đây


Vấn đề giới hạn bằng cách thức nào và đến đâu đối với các quyền cơ bản là vấn đề phức tạp bậc nhất của khoa học Luật hiến pháp. Ở Việt Nam, chủ đề này dường như vẫn còn bỏ ngỏ, ít được bàn thảo, quan tâm. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin căn bản về phương thức giới hạn các quyền cơ bản ở CHLB Đức.
Điều 15 Khoản 2 dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.” Đây là một qui định rất mới, một bước tiến mới của dự thảo Hiến pháp, vì lần đầu tiên trong Hiến pháp có một qui định về giới hạn các quyền cơ bản. Tuy nhiên có thể dễ dàng thấy ngay hạn chế của qui định này là không định lượng rõ mức độ giới hạn ra sao đối với các quyền cơ bản và bỏ mặc cho công quyền tự đo lường và quyết định.

Từ nội dung của Luật cơ bản (Hiến pháp) và thực tiễn xét xử ở CHLB Đức, các phương thức giới hạn quyền cơ bản có thể được tóm lược như sau:
1.    Giới hạn hiến định

Giới hạn hiến định là việc giới hạn trực tiếp bởi những câu chữ trong Hiến pháp.

Ví dụ Điều 8 Khoản 2 Hiến pháp Đức cho phép công dân Đức có “quyền biểu tình một cách ôn hòa và không vũ khí.” Như vậy qui định này loại trừ việc biểu tình có vũ trang hoặc không ôn hòa.

Hoặc Điều 2 khoản 1 Hiến pháp Đức đã giới hạn quyền phát triển tính cách của mỗi người bằng qui định: “Mỗi người ai cũng có quyền phát triển tính cách riêng của mình trong phạm vi mà người đó không xâm phạm đến quyền tự do của những người khác, không vi phạm trật tự hợp hiến hay luân lý đạo đức.”
2.    Giới hạn bởi luật
Không phải với tất cả các quyền con người, quyền công dân đều áp dụng một nguyên tắc chung trong Hiến pháp là những quyền này “chỉ có thể bị giới hạn bằng luật”. Trong Hiến pháp Đức, giới hạn bởi luật chỉ được áp dụng đối với một số quyền cơ bản.

Chẳng hạn, Điều 8 Hiến pháp Đức qui định: “Đối với những trường hợp biểu tình ở ngoài trời quyền này có thể bị hạn chế bởi một đạo luật.” Trên cơ sở này, Nghị viện Đức có quyền ban hành một đạo luật về biểu tình để xác lập một số giới hạn hợp hiến về biểu tình ở ngoài trời. Hay về các quyền tự do của con người tại Điều 2 Khoản 2 Câu 3, Hiến pháp Đức qui định: “Chỉ dựa trên cơ sở của một đạo luật (Gesetz), nhà nước mới có thể hạn chế những quyền này.”

Ngoài ra, cũng có trường hợp Hiến pháp xác định rõ điều kiện cụ thể giới hạn bởi luật. Ví dụ về các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do báo chí, tự do nghệ thuật và tự do khoa học, Điều 5 Khoản 2 Hiến pháp Đức qui định những quyền này chỉ có thể bị hạn chế bởi một đạo luật vì mục đích bảo vệ thanh thiếu niên hoặc bảo vệ danh dự cá nhân. Hoặc Điều 6 Khoản 3 cũng có qui định những điều kiện tương tự: “Chỉ dựa trên cơ sở căn cứ của một đạo luật cụ thể, trẻ em được tách khỏi gia đình mà không theo nguyện vọng của cha mẹ hoặc người giám hộ, nếu cha mẹ hay người giám hộ không thực hiện trách nhiệm của họ hoặc khi trẻ em bị ngược đãi.”
3. Giới hạn gắn với trật tự hiến pháp
Hiến pháp trong nhiều trường hợp có thể không qui định cụ thể giới hạn đối với một số quyền cơ bản. Hay nói cách khác, tại những điều khoản này, Hiến pháp không trực tiếp đưa ra một giới hạn cụ thể nào. Ví dụ, Điều 4 Khoản 1 Hiến pháp qui định ngắn gọn rằng: “Tự do về tín ngưỡng, nhận thức và tự do theo một tôn giáo hoặc tự do theo một thế giới quan nào đó là bất khả xâm phạm.” hay Điều 5 khoản 3 qui định: “Nghệ thuật và khoa học, nghiên cứu và giảng dạy đều được tự do.” Không đưa ra giới hạn trực tiếp tại điều luật đó, nhưng hoàn toàn sai lầm nếu hiểu rằng những quyền này là vô hạn và bất cứ ai cũng có thể lợi dụng những quyền này để xâm hại lợi ích chung hay lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác.

Từ đây cũng phát sinh một câu hỏi: Vậy khi các quyền này xung đột nhau thì ở Đức họ giải quyết như thế nào?

Trong một vụ việc thực tế khi có xung đột giữa các quyền cơ bản, Tòa án hiến pháp liên bang Đức thường dựa trên sự cân nhắc giữa các lợi ích, thứ bậc ưu tiên giữa các quyền cơ bản để đưa ra phán quyết.

Vụ án hiến pháp Mephisto nổi tiếng ở Đức là một ví dụ. Diễn biến vụ án như sau: Trong cuốn tiểu thuyết Mephisto, tác giả Klaus Mann đã mô tả nhân vật Hoefgen (một nhân vật làm nghề diễn viên trong thời kỳ đế chế thứ ba do Gustaf Gründgens1 thủ vai), với ý ám chỉ những người làm nghề này (như Gustaf Gründgens) là kẻ cơ hội, thấp kém, hèn hạ. Giải quyết trường hợp này Tòa án hiến pháp liên bang đã khẳng định: Ở đây có sự xung đột giữa quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện các ý tưởng nghệ thuật được qui định ở Điều 5 khoản 1, khoản 3 xung đột với phẩm giá và tự do phát triển cá tính được bảo vệ ở Điều 1 và Điều 2 Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp đã đồng ý rằng quyền lợi của Gustaf Gründgens phải được ưu tiên bảo vệ vì nó liên quan đến nhân phẩm của con người – giá trị cao nhất của Hiến pháp. Hệ quả là cuốn tiểu thuyết Mephisto đã bị cấm xuất bản.2

Hay một ví dụ khác: Vào năm 1969, một nhóm người đã dùng vũ lực tấn công bất ngờ vào căn cứ quân sự ở làng Lebach. Nhóm này đã giết chết bốn người lính và lấy đi nhiều vũ khí ở đây. Sau đó, những kẻ phạm tội này đã bị bắt và bị xét xử. Một đồng phạm trong số họ tên là B bị kết án 6 năm tù giam. Ngay trước thời điểm B chuẩn bị ra tù năm 1975, kênh truyền hình quốc gia ZDF đã cho phát một bộ phim tài liệu về vụ việc này và nêu tên tất cả những người có liên quan trong đó có B. B đã phát đơn kiện kênh truyền hình ZDF vì cho rằng việc nêu đích danh tên của B trên truyền hình là đã xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm của B, được bảo vệ tại Điều 1 khoản 1 Hiến pháp.3 Kênh truyền hình ZDF phản bác lại và cũng viện dẫn Điều 5 Khoản 1 Hiến pháp về quyền tự do thông tin4 để bảo vệ mình. Thẩm phán Tòa án hiến pháp đã dựa trên nguyên tắc cân nhắc lợi ích các bên và phán xét rằng: Vấn đề đặt ra là B chuẩn bị ra tù và khi phát sóng chương trình này kênh ZDF đã nêu đích danh tên của B. Việc làm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đối với việc tái hòa nhập cộng đồng của B. Vì vậy, việc làm của kênh ZDF đã xâm phạm đến nhân phẩm của B, một giá trị cao nhất của Hiến pháp được qui định tại Điều 1 Khoản 1 Câu 1 của Hiến pháp. Theo Tòa án hiến pháp liên bang, trường hợp này nhân phẩm con người phải được coi trọng hơn quyền tự do thông tin. Hệ quả là kênh truyền hình ZDF phải công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho B.5
4. Các nguyên tắc giới hạn cụ thể khác
Để đảm bảo nguyên tắc công bằng và bảo vệ tối đa những quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp Đức đã qui định các nguyên tắc cơ bản sau:

-    Nguyên tắc nghiêm cấm lập pháp cá biệt

Xuất phát từ nguyên tắc nghiêm cấm hành xử không công bằng, Hiến pháp Đức tại Điều 19 Khoản 1 Câu 1 qui định: “Nếu một quyền cơ bản nào trong Hiến pháp này bị giới hạn bởi một đạo luật hoặc trên cơ sở một đạo luật nào cụ thể, thì đạo luật đó phải được áp dụng chung và không là ngoại lệ dành riêng cho một trường hợp cá biệt nào.”Như vậy, với qui định này thì một đạo luật do Quốc hội ban hành không được giới hạn quyền của một nhóm người cụ thể. Đạo luật phải được áp dụng chung, có hiệu lực đối với tất cả mọi người, không phải đối với một cá nhân hay một nhóm người để cưỡng bức họ hoặc tạo đặc quyền cho nhóm này, loại bỏ nhóm khác.

-    Nguyên tắc nghiêm cấm việc giới hạn làm mất đi bản chất của quyền

Điều 19 khoản 2 Hiến pháp Đức qui định: “Trong mọi trường hợp, việc giới hạn một quyền cơ bản nào đó không được làm mất đi bản chất của quyền đó.” Khi ban hành một đạo luật nhằm hạn chế quyền của công dân, Quốc hội buộc phải tuân thủ đúng những qui định về thẩm quyền, trình tự thủ tục, hình thức. Chính những ràng buộc phức tạp, khắt khe về mặt thủ tục, cùng với việc Hiến pháp trao cho Tòa án hiến pháp liên bang quyền tuyên bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Luật cơ bản tại Điều 100 khoản 1 sẽ góp phần hạn chế những đạo luật vi hiến hoặc làm mất đi bản chất của các quyền cơ bản.

-    Nguyên tắc nghiêm cấm công quyền can thiệp vượt quá giới hạn

Bất cứ sự can thiệp nào từ phía nhà nước cũng phải đảm bảo tính phù hợp giữa mục đích và phương tiện lựa chọn để đạt được mục đích có phù hợp, có cần thiếtvà có tương xứng không.

Chẳng hạn một cậu bé X ăn trộm một quả táo trong siêu thị và đang chuẩn bị bỏ chạy. Một cảnh sát quan sát được hành vi ăn trộm đó của X và đã dùng súng để bắn vào chân của cậu bé. Việc bắn thẳng vào cậu bé là một hành vi không tương xứng với mức độ phạm tội của cậu bé. Ở đây phải cân nhắc giữa hai lợi ích: quyền được sống của cậu bé (Điều 2 khoản 2 Hiến pháp) và ngăn chặn việc ăn trộm một quả táo.

Một ví dụ khác: Điều 15 Khoản 7 Câu 1 Luật săn bắn ở Đức (BjagdG) yêu cầu tất cả những người săn bắn chim ưng (falconer) phải chứng minh kiến thức về vũ khí để được cấp bằng săn bắn. Những người đi săn cho rằng qui định này là vô lý, tạo ra một giới hạn đi ngược lại quyền được tự do hành động theo Điều 2 Khoản 1 Hiến pháp. Tòa án hiến pháp liên bang phán quyết rằng: Mục đích yêu cầu cấp bằng cho những người săn chim ưng thì phải yêu cầu họ có hiểu biết về loài chim ưng và nghề săn bắn chim ưng, chứ không phải là kiến thức về vũ khí. Qui định phải chứng minh kiến thức về vũ khí không phù hợp với mục đích của đạo luật. Do vậy, Tòa án đã kết luận qui định này là vi hiến và cần phải bãi bỏ. (Xem: Phán quyết BverfGE 55, 159 Falknerjagdschein).

Từ những qui định về hạn chế của quyền cơ bản ở Hiến pháp Đức đã cho thấy: các quyền cơ bản không phải là vô hạn, chúng cần phải được giới hạn, một mặt để những quyền này không phải là “bánh vẽ” hay những lời hứa suông, mặt khác chúng có tác dụng,hiệu lực trực tiếp, xác lập ranh giới ràng buộc trách nhiệm của cơ quan công quyền.

Tóm lại, cấu trúc các quyền cơ bản và các giới hạn các quyền cơ bản ở Đức cho ta thấy lô-gích rất rõ rằng: Thứ nhất, Hiến pháp sinh ra có chức năng để hạn chế quyền lực nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của nhà nước. Do vậy không thể tồn tại cách qui định theo kiểu nhà nước ban ơn, hoặc cách qui định trao quyền quá lớn, phạm vi quyết định quá rộng cho nhà nước. Thứ hai, đối với người dân, các quyền cơ bản cần được mở rộng tới mức được áp dụng trực tiếp, ràng buộc công quyền và tất cả những gì mà luật không cấm, không xâm phạm đến quyền lợi của các chủ thể khác, thì bất cứ cứ ai cũng đều được phép làm.

---


1 Gustaf Gründgens (1899-1963) là một trong những diễn viên tài ba và có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ thứ 20 của Đức.

2 Xem phán quyết: BverfGE 30, 173 (Mephisto-Urteil).

3 Điều 1 Khoản 1 Hiến pháp Đức qui định rằng nhân phẩm của con người là bất khả xâm phạm (unantastbar).

4 Điều 5 Khoản 1 Hiến pháp Đức qui định rằng mọi công dân đều có quyền tự do thể hiện suy nghĩ của mình bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh, có quyền mở rộng và phổ biến nó từ các nguồn có thể truy cập phổ thông không bị hạn chế hay ngăn cấm (ungehindert).

5 Xem phán quyết: BverfGE 35, 202 (Lebach)

Nghệ sĩ ủng hộ 'album tục' của Ngọc Đại

Thứ tư, 08/05/2013 14:48 Đồng nghiệp tôn trọng sáng tạo riêng của nhạc sĩ và có người còn cho rằng nên tổ chức hội thảo bàn về CD 'Thằng Mõ 1'.
Trái với việc dư luận 'ném đá' CD của Ngọc Đại phản cảm, những đồng nghiệp lại tỏ ra rất trân trọng cá tính và sáng tác của anh.
Nhạc sĩ Ngọc Đại
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh nhận xét: 'Ngọc Đại không giống ai về tư duy âm nhạc. Anh ấy làm nhạc cho mình, để mình dùng... Đĩa vừa rồi càng chứng tỏ con người anh'.

Lê Minh Sơn cho biết, sau khi thu âm 'Thằng Mõ 1', Ngọc Đại đem tặng các nghệ sĩ thân quen và họ thương anh nên thường tặng lại tiền.
'Vì thế không thể coi đây là chuyện mua - bán, phát hành đĩa. Theo tôi đây là cuộc chơi riêng của Ngọc Đại', Lê Minh Sơn nói.

Nhà thơ Phan Huyền Thư cũng cho rằng, bản thân Ngọc Đại từ lâu đã một mình một cõi, nên để ông được tự do với âm nhạc của mình.
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh
Khi bàn về những ngôn từ nhạy cảm trong sản phẩm âm nhạc của Ngọc Đại, các nghệ sĩ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
Nhà sản xuất âm nhạc Chu Minh Vũ nhận xét đây là chuyện rất bình thường. Anh nói:
'Giới hạn giữa thanh và tục cần có thời gian thẩm định. Ca dao tục ngữ có những bài rất tục, chúng ta thường tránh đi nhưng không vì thế mà nó bị mất.
Ngọc Đại là một nghệ sĩ độc lập, không theo phép tắc thông thường. Những người như thế, những gì càng cấm sẽ càng lao vào'.
Theo Chu Minh Vũ, không nên cổ súy phổ biến những tác phẩm nhạy cảm rộng rãi đến công chúng nhưng nên có cơ chế riêng cho những tác phẩm đó.
Nhà phê bình âm nhạc Thụy Kha
Nhà phê bình âm nhạc Thụy Kha còn cho rằng, sự kích thích của âm nhạc là tiết tấu chứ không phải ngôn từ như văn chương.
'Thời kỳ Thơ Mới, Bích Khê từng có câu: Đây sự thực trần truồng nằm giữa háng - có sao đâu', Thụy Kha phát biểu.
Nhà phê bình này nêu phương án, nên có một hội thảo âm nhạc bàn về 'Thằng Mõ 1'.
'Âm nhạc của Ngọc Đại có những bước tiến trong quá trình sáng tạo... và chạm đến những gì còn chưa được số đông chấp nhận', Thụy Kha nói.
Nhạc sĩ Trần Tiến
25 năm trước, nhạc sĩ Trần Tiến từng làm 'Đối thoại 87' ở TP HCM. Chương trình gặp phản ứng dữ dội do đề cập tới những vấn đề nhạy cảm.
Anh phải ra Hà Nội gặp cơ quan chức năng, may mắn được Bộ Văn hóa đề nghị Hội nhạc sĩ làm hội thảo bàn về đêm nhạc, thật bất ngờ tất cả đồng nghiệp đều ủng hộ.
( Theo Tin ngắn)

Sự thật có xấu đến mấy thì nó vẫn đẹp hơn sự dối trá


 










Sự thật có xấu đến mấy thì nó vẫn đẹp hơn sự dối trá. Không có gì đẹp bằng sự thật. Sự thật thì không thể nào né tránh được.
Có những sự thật mà chỉ khi nào con người ta đủ lớn và đủ khôn ngoan thì mới hiểu được nó. Vì cuộc đời không chỉ có màu hồng mà còn có những màu đen vô cùng nhạy cảm.
Một mình bạn không thể giỏi hết mọi lĩnh vực, thế nên tất cả chúng ta đều cần nhau. Vì tình thương yêu, người ta có thể làm cho nhau rất nhiều thứ. Nhưng vì thù oán, người ta có thể hãm hại nhau một cách mù quáng.
Điều quý giá và thiêng liêng nhất mà những cá nhân kiệt xuất luôn đề cập đến là tình người. Không nên trách ai vì mỗi người có một cách sống, một cách kiếm sống riêng.
Luật pháp do con người đặt ra nên con người dễ dàng bẻ cong nó. Còn luật nhân quả, luật trời đất thì đừng bao giờ hy vọng luồn lách – vì lưới trời lồng lộng, không thể thoát được dù bạn ở bất kỳ địa vị nào.
Khi thanh toán hết món nợ nghiệp, bạn sẽ ra đi rất nhẹ nhàng.
Trái ngược với YÊU THƯƠNG là SỢ HÃI. Khi cảm giác được yêu thương, ta thấy ấm áp và an toàn; khi cảm giác không được yêu thương, ta sợ hãi và bất an.
Khi cho đi cái gì, bạn sẽ nhận lại cái đó. Bởi thế hãy luôn cẩn thận với những gì mình đã cho đi.
Từ khi mới sinh ra là ta đã mắc nợ vô số kể rồi: nợ Cha Mẹ chăm bm chất dinh dưỡng trong bào thai, nợ tình thương của mọi người, nợ bác sĩ đã đưa ta ra khỏi bụng Mẹ một cách an toàn.
Khi đang sống là ta đang vay nợ cuộc đời rất nhiều. Bất kể lúc nào ta cũng đang vay mượn oxi của đất trời để hít thở. Bởi thế hãy sống sao cho ý nghĩa để trả hết những món nợ khổng lồ mà ta vay mượn.
Nếu luôn thật thà, ta chẳng phải lo lắng gì cả. Nguyên nhân sâu xa của nỗi sợ hãi là vì loài người dối trá quá nhiều. Có câu “khôn ngoan chẳng lại thật thà”. Dù luồn lách đến mấy rồi cũng đến lúc sẽ lòi ra, sự thật vẫn luôn chiến thắng.
Không có vị trọng tài nào thẳng thắng, nghiêm túc và dễ thương như lương tâm mỗi người. Khi làm việc sai trái, lương tâm sẽ trừng phạt chúng ta  bằng hình thức là những sự đau khổ, dằn vặt trong tâm hồn.
Dù là phái mạnh hay phái đẹp, bạn cũng phải mạnh mẽ và có nghị lực thì mới tồn tại được ở thế giới này. Hãy tiến về phía trước bằng chính khả năng và thực lực của mình.
Không có gì đẹp bằng sự thật.

Nguyễn Hữu Hiếu (SV Đại học Kiến trúc TP.HCM)