Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Nhập xác - Phần 3 : Độ mạng


Anh kế tôi thứ năm, lớn hơn tôi đến 5 tuổi. Bốn anh em trai tôi, có lẽ anh là người yếu đuối và hiền lành nhất. Từ nhỏ, anh vẫn thường bệnh và có chứng mộng du. Má tôi kể, có lần trong một cơn sốt, tối hôm đó anh rồi khỏi giường rồi dọn luôn trang thờ của ông Tà chui vào ngồi luôn cho đến khi Má tôi phát hiện. Nói trang thờ ông Tà là theo thói quen nhà tôi kêu vậy, chứ đó là trang thờ một pho tượng mình người đầu voi- vị thần Shiva. Lúc ông nội tôi thi công tuyến đường lên Chùa bà trên núi Bà Đen đã đào được bức tượng. Ba bảo tượng bằng đồng đen rất quí nên tôi vẫn hay lén lấy chơi bằng cách đặt gần Radio cho lệch sóng rò rè hay lấy dao rạch rồi nhìn vết gạch từ từ biến mất. Có một lần Ba tôi ngã bệnh hay mê sảng, Dượng bảy đến thăm( Là chồng cô bảy em một cha khác mẹ với Ba) rồi bảo Ba xúc phạm thần linh nên bị quở. Dượng là một thầy Pháp rất nổi tiếng- sau này thành lập giáo phái và là giáo chủ giáo phái Vô Vi mà mấy năm trước Báo Công An có đề cập. Má tôi sơ nên mới lập trang thờ để dưới đất.
Anh tôi cơ thể gầy yếu,má cho đi học võ Judo ở Viện hóa đạo ( nhà tôi ở hẻm Văn Vĩ - một con hẻm khá có tiếng bởi là nơi đào tạo ra nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thời bấy giờ như Hữu Phước, Út Bạch Lan, Lệ Thủy. Minh Phụng...), chỉ hơn tuần anh đã trào mật nên phải nghỉ. Bản tính anh hiền lành, luôn nhường nhịn tôi và anh học rất giỏi. Năm lớp 6 anh đậu Thủ Khoa trường Tân Định. Đặc biệt anh rất thích đọc sách, chơi nhạc và vẽ cũng rất đẹp. Anh chơi sáo trúc rất hay. Anh có người 2 người bạn rất thân là anh Danh và anh Long, tối nào cũng qua nhà tôi , kéo nhau lên gác thổi sáo. Anh tôi và anh Danh hòa sáo rất hay, mỗi tối những chị trong xóm tôi thường kéo ghế ra cửa để nghe. Tối nào không nghe, tôi đi chơi về là hỏi: " Thằng Quý có bệnh không mà không nghe mấy đứa nó thổi sáo". Chị bảy Chánh, đối diện nhà tôi ghiền luôn tiếng sáo của anh đến giờ,mỗi lần ở Mỹ về thăm gia đình tôi cũng còn nhắc.Anh Xuân Hồng vốn bà con với gia đình tôi đã đưa anh vào học ở trường quốcgia âm nhạc, nhưng không biết sao, chỉ hơn tháng anh bỏ.  Anh Danh đi lính và chết ở chiến trường Cam-Pu-chia ,anh bẻ sáo và cho đến bây giờ chưa bao giờ tôi thấy anh cầm lại sáo để thổi. Ngoài chuyện thổi sáo, chơi đàn mấy anh còn chơi cầu cơ. Tôi chỉ có hứng thú với trò này, vừa sợ vừa khoái. và cũng từ cái chuyện cầu cơ đó dẫn đến việc nhập xác độ mạng anh khi anh đúng 18 tuổi. Đó là năm 1976, Má tôi kể hôm đó, đột nhiên anh Long và Danh chạy xuống, hốt hoảng run kêu má tôi lên vì không biết anh bị gì. Má lên gác thấy anh cứ ngồi xếp bằng gầm gừ mặt xanh như chàm. Mãi một lúc sau, má hỏi nhiều lần anh mới lên tiếng với giọng ồm ồm của rền rả. Người nhập xác của anh tự xưng là ông Thanh Long - là trung tiên. Ông bảo anh tôi căn tu đã nhiều kiếp, đến kiếp này đã đủ nên ông xuống độ mạng anh tu hành " Cứu nhân độ thế'.
Kể sau ngày đó, nhiều lần ông Thanh long nhập về và bảo má tôi rằng anh chống không chịu qui phục. Rồi một hôm, Má kể đã rất khuya má đã ngủ, anh xuống kêu má dậy theo anh lên gác. Lúc đó, chị Chi con dì Ba tôi( Chị ruột má tôi) xuống học thi đại học cũng lên theo. Má và chị kể lại, lúc anh nhập định thì bỗng nhiên một mùi hương thật là lan tỏa ngào ngạt cả căn gác. Người nhập về tự xưng là Phật và cũng nói như ông Thanh Long muốn độ anh tu hành để đắc đạo thành phật. Ba và tôi lúc đó ở Tây ninh, má về kể Ba nghe cứ bảo má nói láo. Má còn nói ( điều mà tôi ghi nhớ mãi ) là chuyện chiến tranh giữa Việt Nam và Trung quốc, cùng chuyện dân Cam-pu-chia sau này chỉ còn lại đủ gốc bồ đề.  Sau này, chiến tranh phía Bắc xảy ra cùng  chiến tranh Tây Nam.
Lúc đó, anh tôi tham gia phường đội( Sau ngày giải phóng ban quân quản huy động thành phần học sinh tham gia giúp việc văn phòng). Tôi nhớ, lúc đó là chú Sáu- người miền Bắc. Hè năm 77 má tôi đưa em gái tôi về Tây ninh sống với Ba và tôi. Nhà ở Sài gòn để lại cho Anh và chị Chi. Rồi anh bị điên, khiến cả xóm hoang mang, nhất là chú Sáu. Chị chi kể, giữa trưa anh leo lên nóng nhà nhảy múa, gầm rú như một con rồng giận dữ vậy, cả xóm tôi đều chứng kiến và chị Bảy Chánh phải chạy nhờ đến dượng Bảy của tôi. Chị Chi kể, Dượng bảy đến đốt nhang khấn vái một lúc anh mới vào nhà và tỉnh lại. Hỏi anh, anh nói anh không nhớ gì. Má tôi đưa tôi xuống Sài Gòn thăm anh, chị Hai tôi ở Cao Lãnh cũng về.  Nhờ đó, tôi cũng được chứng kiến.
Tối hôm đó, anh đang nằm trên giường nói chuyện với chị tôi và chi Chi thì đột nhiên anh im bặt, Thấy anh tự nhiên không nói, chị Chi đến giường coi anh ngủ chưa( vì anh nằm trên giường của Chi) thì thấy anh mặt anh xanh như chàm. Do đã từng chứng kiến chị la lên. Má tôi đang nói chuyện với chị bảy ngoài sân, tôi thì cũng đang chơi gần đó, nghe la ó nên chạy về. Tôi về thấy chị Hai tôi và Chị Bảy lính quýnh cạo gió cho anh, Chị hai vừa lấy kim chít các đầu ngón tay của anh vừa gọi Má tôi : Má ơi má, Quý nó lạnh ngắt rồi, chít ngón tay cũng không ra máu.'' . Chị Chi thì luôn miệng bảo : Dì Tám nó bị nhập rồi đó, dì lại kêu dượng bảy đi".. Cả xóm bắt đầu xúm quanh nhà tôi,bàn tán. Cũng may là Dượng Bảy có nhà,( Nhà dượng nằm ở mặt tiền đường Trần Quốc Toản, bây giờ là đường 3-2, cách nhà tôi cũng hơn 500m) nên chỉ khoảng hơn 15 phút Dượng Bảy đến. Khi dượng đến gần bên giường anh rồi thì thầm, đột nhiên anh cũng nói nhưng toàn là những tiếng nghe rất lạ. Dượng và anh nói chuyện với nhau đâu cũng gần năm phút, mọi người vây quanh lo lắng. Rồi dượng thở thở phào,xong rồi. Dượng nói với má tôi ; nó gan lắm bỏ xác theo  ông Thanh long đi chơi. Nói rồi, dượng bảo má lấy cho dượng ly nước lạnh, dượng uống một ngụm rồi bắt ấn phun vào người anh tôi. Anh anh tỉnh lại, thấy mọi người vây quanh còn cười vui vẻ bảo : làm gì mà đông vậy.
Sau này, tôi chỉ nghe má rôi bảo anh đã chấp nhận để được độ mạng. Rồi có một lần, tôi và anh đến nhà Dượng ngồi ở sa-long nới phòng khách nói chuyện . Hai bên cãi vả nhau gì đó tôi không nghe rõ, lúc tôi và cô Bảy ở nhà sau ra thì thấy Dượng tay bắt ấn cách không đánh anh té bật ra ghế.anh đứng lên  giận dữ gọi tôi ra về. Tôi nghe cô Bảy hỏi chuyện gì thì dượng bảy trả lời: nó ngang lắm muốn thử  đánh anh.
Anh vào học Đại học tổng hợp- chuyên ngành anh ngữ được 2 năm anh tình nguyện nhập ngũ.
Anh đi bộ đội lúc đóng quân ở Dương Minh Châu- Tây ninh, anh về thăm nhà cùng với hai người bạn, cũng đếu là sinh viên tình nguyện. Sau này, tôi chỉ nghe anh kể qua loa việc bạn anh về trường uống thuốc tự vẫn và phát biểu tố cáo sư đoàn trưởng. Tôi chỉ biết, ngày đó đại đội của anh hầu hết là tập trung sinh viên tình nguyện làm nhiệm vụ hậu cần. Các anh phát hiện việc ăn chặn quân lương của sư đoàn và tố cáo nhưng bị đàn áp rất dã man. Bản thân anh, bị bắt đưa về đưa về Trảng Táo và gia đình tôi cũng không nhận được tin tức của anh. Một hôm, gia đình tôi nhận được thư anh. Lúc đó,tôi và Ba đang ăn cơm, còn Má thì vui mừng xé thư anh đọc. Má tôi chỉ đọc chưa hết bức thư đã khóc, bảo với ba tôi : chết rồi ông ơi, thằng Quý có chuyện. Má đưa bức thư cho ba. Ba cầm rồi đi lên nhà trên lấy kiếng để đọc. Má tôi bảo với tôi : anh con nó đòi tự sát.
Ba tôi chắc đọc xong bức thư, ông cầm bức thư xuống đưa cho má tôi rồi nói : Bà đi gấp, đem bức thư này xuống cho anh Tấn và thằng Nguyện nhờ giúp mình. Vậy là má tôi vội vàng lên thay đồ rồi bảo tôi đưa ra bến xe đi về sài Gòn ngay hôm đó. sau này, tôi mới được đọc bức thư. Anh kể anh bị đưa vào trại cưỡng bức của quân đội và bị hành hạ, đối xử như tội phạm. trong thư anh viế : nếu như không nghĩ đến ba má con đã cướp súng bắn tụi nó rồi tư sát. Một tuần sau má mới về, bảo nhanh thì tuần sau anh sẽ về nhà. Má bảo, anh Tấn rất tốt, vừa đọc bức thư xong anh đã điện thoại các nơi( lúc đó bác tấn là cục trưởng  cục An ninh miền nam). riêng anh Tư Nguyện ( anh là bí thư tỉnh ủy Sông Bé và là Ủy viên trung ương Đảng- anh là người bà con, gọi má là dì) đọc thư xong, anh bảo má tôi ở lại nhà anh. Sáng hôm sau anh qua chở bác Tấn cùng má tôi lên Trảng Táo.
Hơn tuần sau anh về  rồi được thuyên chuyển về quận đội Tân Bình  làm kiểm soát quân sự cho đến khi  xuất ngũ. Anh trầm lặng hẳn đi. sau khi xuất ngũ anh đi học trở lại. . Chuyện nhập xác độ mạng của anh như là chuyện hiển nhiên nhưng lại xa vời, nên dường như không tồn tại gì trong suy nghĩ của tôi cũng như của những người trong gia đình tôi.
Anh ra trường rồi đi dạy. Sau này, tôi về SG học thi đại học ở với anh thỉnh thoảng cũng thấy anh đốt nhang luyện ấn nhưng rất ít.
Anh dạy được hai năm thì bịnh phổi nặng, má tôi bảo anh về Tây ninh sống, lúc đó Ba tôi cũng đã mất. Anh nghĩ dạy về sống ở Tây ninh và làm việc ở ban kinh tế đối ngoại tỉnh. Má tôi thì giao nhà cửa cho tôi ( tôi đã lấy vợ và vào làm ở báo Tây ninh) rồi đi tu. Anh trầm mặc hẳn, nhất là sau khi chuyện tình cảm của anh đổ vỡ. Ngày đó, anh và chi P. yêu nhau nhưng gia đình chị P. không đồng ý vì họ rất giàu( Ba chị P.là chủ ngân hàng tư nhân lớn mới thành lập). Chị P. đồng ý theo anh về Tây ninh sống với anh không cần cưới hỏi nhưng anh lại không đồng ý. Tôi biết anh rất đau khổ. Anh sống thầm lặng và đơn độc. Công việc làm báo của tôi lúc đó rất bận rộn nên không mấy khi trò chuyện với anh dù chúng tôi ở chung một nhà. Tôi cũng không thấy anh luyện ấn nữa.
Rồi một hôm, anh bảo tôi cho anh mượn máy ghi âm. Tôi đưa anh mấy ngày sau,anh kêu tôi bảo nhà mình có ăn trộm rình nhà. Tôi nói em có nghe gì đâu. Anh mở máy bảo tôi nghe. Tôi ngạc nhiên khi chỉ nghe được những âm thanh rò rè trống rỗng và tôi đã bắt đầu nghi ngờ. Tôi không đi làm và ở nhà bảo để theo giỏi cùng anh và tôi phát hiện ra anh bị hoang tưởng, có triệu chứng của bịnh tâm thần. Tôi vội điện báo tin cho anh chị và má. Má và anh chị em tôi về đủ cả, triệu chứng của anh đã bắt đầu nặng. Anh bắt đầu nói chuyện một mình.
Tôi quyết định nhờ bác sĩ Hồ Sáu đến khám cho anh, ban đầu anh không chịu, đến lúc má tôi khóc anh mới chấp nhận. Bác sĩ Hồ sáu thân với tôi, ông là tiến sĩ y khoa tốt nghiệp ở Đông Đức.Khám cho anh xong ông khẳng định chắc chắn anh đã bị bệnh về thần kinh và khuyên gia đình tôi đưa anh về Bệnh viện thần kinh Sài gòn khám và chữa trị
Anh Dũng, bạn anh là bác sĩ được ở lại giãng dạy tại trường y khoa lúc đó. Tôi báo cho anh hay và nhờ anh giúp để tìm Bác sĩ giỏi chữa trị cho anh. Sau khi khám xong, biết chắc là mình đã bị thần kinh anh càng trầm lặng hơn. suốt ngày anh chỉ im lặng. Lúc đó, má đưa anh về nhà anh chị Tư ở Tân bình và hết sức lo lắng. bác sĩ khám cho anh, cho thuốc anh uống và báo với gia đình tôi. Nếu uống hết ba ngày thuốc này anh không tỉnh lại thì không còn cách nào chữa trị được nữa. Đêm đó tôi thức canh anh, không ngờ anh bảo đi nhà toa lét rồi vào đó cửa. Cũng may, tôi có linh tính nên khi tôi thấy mất con dao trên bàn tôi vội la lên ;: Anh quí định tự tử đó. Anh Tư tôi vội đạp cửa toa lét vào kịp giựt lấy dao trên tay anh.Đêm đó, bỗng nhiên má tôi lại nhắc đến chuyện anh bị nhập xác độ mạng. hỏi anh có còn theo tu hành không nhưng anh không trả lời. Má và chi Hai vội lập bàn thờ ngoài trời đốt nhang cúng vái.
Hết thuốc, trông anh tỉnh táo hơn và anh thực sự chấp nhận bịnh của mình, chấp nhận điều trị. Khi tái khám, vị bác sĩ đã thở phào. ông bảo anh đã vượt qua được ranh giới giữa điên và tỉnh rồi, giờ không còn gì phải lo ngại nữa,uống thuốc và bồi bổ sẽ bình thường trở lại.
Vài tháng sau anh trở lại bình thường.Khu công nghiệp Trảng Bàng thành lập, anh được điều về làm chánh văn phòng Ban quản lý dự án.Anh cưới vợ, sanh con và qua nhiều năm anh bình thường cho đến hôm xảy ra vụ tai nạn nổ lò hơi ở một nhà máy trong KCN, dẫn đến gần 60 mươi công nhân bị thương và hơn 10 người chết. Anh ở mấy ngày, khi giải quyết ổn anh mới về. Anh về nhà hai ngày thì vợ anh cho má tôi hay là anh có hiện tượng rất lạ. Ban ngày, anh bình thường nhưng khi mặt trời vừa tắt là anh lại như người mất hồn, vừa đi vừa nói một mình. Má tôi lo anh bị chấn động bịnh cũ tái phát. Lúc ấy, sau ngày em gái tôi nhập xác chị Hai tôi thì vợ chồng chị cũng về Tây ninh sống trên mảnh đất của gia đình.Thấy anh có hiện tượng lạ vậy, chị tôi gọi em tôi về cho má hỏi. Con bé nhập về chỉ ú ớ, má tôi hỏi thì không dám trả lời chỉ bảo con sợ lắm rồi xuất ra. Má tôi đã nghi ngờ anh lại bị ông Thanh Long hành xác nên bảo vợ anh lập bàn cúng, cầu xin. Quả nhiên, sau khi vợ anh tôi cúng, thì ông Thanh Long nhập về chị tôi. Lúc nói chuyện với vợ anh , tôi cũng có mặt. Ông phán bảo: bao năm qua anh tôi đã bỏ tu đạo và ông buộc anh phải lập trang thờ ông, theo ông tu đạo trở lại. Rồi ông bổng quay sang tôi bảo tôi cũng có căn tu  nhưng lại bướng bỉnh và không chịu tin.  Tôi vọt miệng nói : nếu thật sự ngài có thật thì 3 ngày sau, anh tôi bình thường thì tôi sẽ quy y. Không ngờ, vợ anh tôi lập trang thờ xong, đốt nhang thì tối hôm sau anh trở lại bình thường và bản thân anh bảo anh không nhớ chuyện gì.
Tôi đành thực hiện lời hứa và má tôi đã đưa tôi quy y cửa Phật. Ngày má đưa tôi đi quy y, nhiều phật tử cùng xóm đi theo bởi tôi vốn nổi tiếng ngang bướng, chẳng tin thánh thần ma quỷ.
Từ đó đến nay cũng đã hơn 10 năm trôi qua, tôi không biết anh có tu đạo hay không và tôi cũng chưa bao giờ hỏi anh nhưng trang thờ ông Thanh Long lúc nào cũng nhang đèn tươm tất.



Nỗi nhớ " Phù dung"- tình yêu " Phù dung" của thằng khốn chơi chữ Bà Lão vui tính




 Con chó Bà Lão- Từ Tâm Nguyễn -chỉ chuyên liếm đít mấy cô "nàng thơ" nhưng lại " dốt " mà " láo" Để nịnh hót cô nàng Hà Băng hắn vào Họa bài thơ Hoang tím của nàng- một bài thơ khá hay nhưng cái thằng dốt này chẳng cảm nhận được ý nghĩa bài thơ, thấy dưới bài thơ có câu :

“Thõng tay buông nhẹ hẫng kịp tấn tuồng
Một vở kịch… một mình… phù dung tím…”
(HB)

Thế là với cái xúc cảm của chó hắn liền làm một bài thơ dài thườn thượt và đem về treo ở nhà mình.
Để các bạn tiện theo dõi tôi đăng lại bài Hoang tím của dòng sông băng tưởng chừng lạnh ngắt mà không lạnh này


HOANG TÍM

Con tu hú phía xa kêu nước lớn
Con bìm bịp chiều rệu tím hoàng hôn
Con tim côi mở toang hồn cửa sổ
Con cò trắng nối đuôi tổ tìm về
Gió hóng hớt dời buồm trăng căng sóng
Mây lãng bảng đùn đẩy cuộc trốn tìm
Ngửa mặt mềm mời đêm vào dự tiệc
Đem tha thiết làm mồi nhắm thời gian
Đem nồng nàn nhỏ loan vào dĩ vãng
Nhận nước mắt làm men đắng mời nhau
Ủ hoen màu môi son xào lịm tái
Trả hình hài trộm hái lúc đi hoang
Sóng có bạc hút hết khúc địa đàng
Trăng dẫu sáng chiếu muôn ngàn ngõ hẹp
Mây không thể che ngang màu xanh thép
Cũng như rằng sẽ tiếp bước hồi sinh
Vẫn lung linh dù đêm đen huyền ảo
Vẫn dịu dàng dù có bão đời nhau
Vẫn tu hú xôn xao cào nỗi nhớ
Vẫn bìm bịp chiều cắc cớ hoàng hôn
Tím đêm hơn hay cuộc gần vừa dứt
Nợ tang bồng lìm lịm vứt mờ sương
Thõng tay buông nhẹ hẫng kịp tấn tuồng
Một vở kịch… một mình… phù dung tím…
B_H

Và đây là bài tạm gọi là “ họa thơ” vậy

BÀ LÃO vui tính của bọn nhóc 01:39 22/05/2013

Đây không xin tem vàng tem bạc, xin tím thôi.

PHÙ DUNG TÍM


Phù dung tím em đi tìm sắc biếc
Tháng ngày qua em có tiếc không em
Đêm nguyệt tận trăng đi tìm nửa khuyết
Ta đi tìm sóng nước nhớ lênh loang
*
Nắng mùa hạ cho em hồng đôi má
Mây thẹn thùng trong tóc rối bâng khuâng
Ta uống cạn một quầng tim thương nhớ
Gió không về mây dở lối lang thang.
*
Thương thương lắm cành bàng xanh xanh nhớ
Phượng hồng ơi em vỡ đỏ trên môi
Con ve khóc đơn côi dư dòng lệ
Mắt u buồn đêm bế giọt trăng phôi.
*
Tình là thế xa xôi là nhung nhớ
Đêm hoen mờ che phủ giọt lệ ngân
Câu thơ khóc ngàn lần đau đớn quá
Có lẽ nào em không nhớ sao em…???
*
HÀ nội vắng ta không hờn không giận
BĂNG lạnh lùng ta cũng chẳng muộn phiền
EM còn đó dù là tàn hay úa
VẪN là em một thuở tím miên man…
*
LÀ bởi nhớ bàn hoàn cơn thức tỉnh
EM lại về như mặc định lòng ta
PHÙ DUNG hỡi bây giờ em có biết
TÍM hoa tình lại biếc trái tim xưa…???
*
Mùa thi lại nhớ hoa Trạng nguyên hay còn gọi là hoa Phù dung. Sắc đỏ của Phù dung lúc rực rỡ thật tuyệt vời.
Tranh thủ lúc MTV chưa com BL khua trống quá cửa nhà sấm vậy. HB đừng cười nha. Nhưng sao thơ MTV với thơ HB hay ẩn những nỗi day dứt đến dữ dội. Quẳng gánh lo đi mà vui sống. Hãy vui lên nào, cười lên đi HB à. ( trích com của BLVT)

Con chó học đòi" chơi chữ" nên tám câu thơ cuối những chữ đầu câu ráp lại : Hà Băng em vẫn là em: Phù Dung tím”  và đem về treo ở nhà hắn còn P/S luôn

Đúng ra trong bản thảo khổ thơ cuối như sau:

LÀ bởi nhớ bàn hoàn cơn thức tỉnh
EM lại về như mặc định lòng ta
YÊU yêu lắm một nhành phù dung tím
DẤU hoa tình lại biếc trái tim xưa...

Nhưng ngại sự dị nghị và hiểu lầm nên Bà Lão sửa lại. Dù sao cũng chỉ là hồn trong thơ để làm nên cái say trong câu thơ chứ không có ý nghĩ nào khác. Vì thơ HB buồn và luôn day dứt một nỗi niềm nên muốn để một lời động viên với cái kết: HÀ BĂNG EM VẪN LÀ EM YÊU DẤU. Nghĩa là dù gì thì gì, dù gió dập mưa vùi thì HB vẫn luôn là HB xưa. Hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống. Hãy tươi lên đi, hãy cười lên đi.
Nếu có gì không vừa ý hay bất nhã thì Bà Lão thành thật xin lỗi HB. (

Trong khổ 8 câu này, hắn còn học khôn dùng hai chữ : Bàn hoàn – một từ hán việt cổ xưa đã không còn được sử dụng nữa. Bởi biết rõ cái “ khôn” của thằng này nên tôi mới còm ghẹo hắn ăn cắp thơ còn viết sai chính tả. Ha ha…thế là hắn liền viết lại cái bài : “Nói Lại cho rõ” và được dịp bảo tôi dốt chữ nên không biết đến hai chữ “ Bàn hoàn”. Tạm gác hai chữ này lại,viết sau.






Phù dung mới nở và cuối ngày thì tàn

Đọc khổ tám câu cuối của thằng Bà Lão( Cái thằng nửa đực nửa cái), không biết con sông băng lạnh không được nữa nên phải làm lại bài đáp và chua luôn lời giải thích :

Em đã vứt nghìn lần em đã vứt
Nỗi riêng lòng còn day dứt quẩn quanh
Nhìn PHÙ DUNG sáng nở tối héo cành
Như mường tượng một đời nhan vội tắt

Tươi thắm đó làm hoa cho ai ngắm
Nợ tang bồng lũ lượt dẫm tàn hoa
Để chiều hoang khi ló ánh trăng ngà
Hoa thõng thượt trả vay rồi rũ mộng

Đêm về đến hoa lìa cành tìm cội
Co rúm tàn tím tối một đêm hoang
Em đã vứt tay gỡ ánh trăng vàng
Mang lắp vội mồ hoang phù dung tự

HÀ cớ gì đêm loang màu sắc tím?
BĂNG giá nào phủ lạnh ánh sao đêm
EM mãi tìm đời Phù Dung héo sắc
VẪN không tròn mộng thắm ngắm hồn trăng

LÀ mây bay hoang hoải bước du tìm
EM cố níu vẫn màu đêm tím ái
PHÙ DUNG chết bọc quanh mồ nguyệt tận
TÍM đêm này mai sáng, sáng PHÙ DUNG...
***
BL ơi! Trong Nam có loài Hoa PHÙ DUNG và cũng có tích PHÙ DUNG TỰ nữa...
Sáng thì Phù Dung nở có màu trắng rất tinh khiết, trưa thì màu HỒNG nhạt rồi đậm dần, chiều thì hoa chuyển dần sang héo và tàn rụi, đêm thì nằm "chết"..
.

Cái thằng ngu này không biết dựa vào đâu lại bảo hoa Phù Dung còn gọi là hoa Trạng nguyên ngoài Bắc??? Hoa Trạng nguyên( thực ra gọi đúng là cây) hoàn toàn khác hẳn, gọi là hoa cho đẹp chứ thật ra chỉ là lá khi mới ra có màu đỏ rực rỡ rồi dần dần chuyển sang màu xanh. Thời gian giữ màu sắc tươi đỏ rạng rỡ rất bền lâu



Cây Trạng Nguyên

Người đời thường xem Phù dung : như một người thiếu nữ đẹp nhưng đỏng đảnh,dễ thay lòng đổi dạ; biểu trưng cho sự thay đổi khó lường: như một mối tình bất chợt “ sớm nở tối tàn; cho một tình cảm thoáng qua, thiếu chân thật và cho sự bội bạc; cho đời người " sống nay, chết mai"…

Ha ha… thế là con sông băng đã được hắn xem như là: Hoa phù dung…một phụ nữ đẹp, kiêu sa với nỗi buồn chợt đến chợt đi( Phù dung tím) như lòng dạ dễ thay đổi ( không biết có phải là bội bạc không?), hay là trù ẻo cô nàng này " sống nay chết mai". . Đáng tiếc, cái con sông băng ngờ nghệch này đâu hiểu được thâm ý của hắn.

Tôi chửi hắn dốt là chỉ để chửi thôi, bởi người sử dụng 2 chữ cổ xưa " Bàn hoàn" thì làm sao dốt được các bạn. Hắn đang chơi chữ đó mà. Đểu thật.

Và để nhắc nhở cái "thâm thúi" của thằng vô lại không ngần ngại chua thêm :
Nếu có gì không vừa ý hay bất nhã thì Bà Lão thành thật xin lỗi. 

Hắn ngầm nhắc đến sự " bất nhã" của khổ thơ cuối này với những chữ đầu câu in viết hoa : EM VẪN LÀ EM PHÙ DUNG TÍM.( màu tím trong thi ca thường sử dụng cho ánh hoàng hôn để nói về sự tàn phai : tím hoàng hôn- một nỗi buồn tàn lụi). Cho dù em có nói gì hay làm gì em cũng chỉ là con đàn bà đỏng đảnh, lòng dạ đổi thay và cuộc đời em sẽ chóng lụi tàn như đóa hoa Phù Dung tím mà thôi!

Tôi sẽ bình tiếp khổ thơ tám câu với hai chữ đắc địa “ bàn hoàn” đầy đủ ý nghĩa đấy với ý thơ và tài chơi chữ của hắn

Bàn Hoàn và Bàng Hoàng




Là bởi nhớ BÀN HOÀN cơn thức tỉnh
Em lại về như MẶC ĐỊNH lòng ta
(Bà lão)

Ở bài trước tôi đã phân tích sự “ nhầm lẫn” đáng ngờ của thằng vô lại Bà lão vui tính về Hoa Phù Dung va hoa Trạng nguyên ( cây trạng nguyên).  Hắn lại tiếp tục bợ đít cô nàng thơ Mùa Thu Vàng và làm luôn Bài thơ “Xin đừng trách Phù Dung” . Dưới bài thơ hắn viết : Phù dung đẹp là bởi giữa xô đẩy của dòng đời vẫn ngời lên sắc tím.

Điều này cho thấy hắn rất hiểu tính chất “Sớm nở tối tàn” của Hoa Phù Dung đấy chứ.Nhưng cái thằng tráo trở như bánh phồng này cố vớt vát bằng cách thương hại: vẫn ngời lên sắc tím!

Cũng bởi hắn đã viết : Hà băng em vẫn là em Phù dung tím.

Con sông băng lạnh lẽo tự thán mình thì không có gì phải bàn, còn người đàn ông mà dí người phụ nữ mình yêu thương như hoa Phù dung thì trên đời này chỉ duy nhất có một thằng nửa đực nửa cái Bà Lão vui tính này. Đúng thôi, bởi đó cũng là “ Hơn Cả yêu thương mà”!

Buồn cười nhất là khi về bên nhà hắn ỡm ờ bảo 8 chữ đầu của 8 câu thơ này phải là : Hà Băng em vẫn là em yêu dấu nhưng lại sợ bị hiểu lầm dị nghị. Cái thằng mặt chai như đít khỉ đến bài còn copy về đăng  rồi bảo là “Lẩy kiều” thì biết sợ cái gì?
Trước khi vào bàn về hai chữ “ Bàn hoàn” tôi chép lại khổ thơ và lời luận giải của Lão :

HÀ nội vắng ta không hờn không giận
BĂNG lạnh lùng ta cũng chẳng muộn phiền
EM còn đó dù là tàn hay úa
VẪN là em một thuở tím miên man…

LÀ bởi nhớ bàn hoàn cơn thức tỉnh
EM lại về như mặc định lòng ta
PHÙ DUNG hỡi bây giờ em có biết
TÍM hoa tình lại biếc trái tim xưa...

Trong bài Phù dung tím của lão 8 câu thơ này vốn có nghĩa trọn vẹn của cả bài thơ và cũng có thể xem là một bài thơ độc lập.

Hãy xem Lão giải thích về cái từ “ bàn hoàn” mà Lão sử dụng

Bà Lão xin thưa: dùng chữ bàn hoàn mới đúng nghĩa của câu thơ. Bà Lão cố tình dùng thế đấy.
Trong từ điển “bàn hoàn” có nghĩa là quấn quýt không dời, quanh quẩn không dứt. Người ta hay dùng để chỉ một nỗi niềm. Ở đây là nỗi nhớ, một nỗi nhớ cứ luẩn quẩn không thể dứt, không thể dời. Một nỗi nhớ cứ váng vất trong đầu mãi không thôi, lúc tỉnh lúc mê.
“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn…”(Truyện Kiều).
"Phu nhân nửa lệ nửa buồn,
Đòi công tử lại mẹ con bàn hoàn." (Nhị độ mai)
Còn bàng hoàng là ngẩn người ra, choáng váng đến mức như không còn ý thức được gì nữa
bàng hoàng trước tin dữ
"Bàng hoàng dở tỉnh dở say,
Sảnh đường mảng tiếng đòi ngay lên hầu." (Truyện Kiều)
Đã là một mặc định rồi thì không thể là bất ngờ nhớ, giật mình nhớ, không thể đến mức bất ngờ sững sờ không còn ý thức được gì nữa.
“Bàn hoàn” là một động từ chỉ hành động. Nỗi nhớ bàn hoàn là một nỗi nhớ sống động, nỗi nhớ luôn hiện hữu, thường trực và thôi thúc không cho dứt nhớ, không cho dời nhớ, nỗi nhớ sống cơ mà.
Còn bàng hoàng chỉ là một tính từ. Nếu để dùng cho nỗi nhớ trong trường hợp này thì nó chỉ mang một mầu sắc nhớ như một bức tranh tĩnh vật. Nỗi nhớ chết, nỗi nhớ ngủ vùi, một nỗi nhớ phủ bụi thời gian, không nhiều ý nghĩa.
Chính vì thế mà tôi dùng “Là bởi nhớ bàn hoàn”, nhớ đến mức ấy thì dù em có ở tít trùng khơi thăm thẳm xa em cũng sẽ lại về, bởi vì nó như một mặc định rồi..


Trước khi phân tích bài thơ 8 câu này, mời các bạn xem ý nghĩ của 2 từ hán việt “ Bàn hoàn” và “bàng hoàng” .

Theo từ điển Hán –Việt:

盤桓 bàn hoàn:

Có 4 nghĩa chính:

1.Bồi hồi, lưu liên. ◇Đào Uyên Minh : Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn , (Quy khứ lai từ ) Ánh mặt trời mờ mờ sắp lặn, vỗ cây tùng lẻ loi lòng bồi hồi.
2.Nhìn xa.

3.Ở lại. ◇Lão tàn du kí : Bộ hành tại nhai thượng du ngoạn liễu nhất hội nhi, hựu tại cổ ngoạn điếm lí bàn hoàn ta thì , (Đệ tứ hồi) Khách bộ hành ở trên đường du ngoạn một lúc, rồi còn ở lại tiệm đồ cổ một chút nữa.
4.Vẻ rộng lớn. ◇Lục Cơ : Danh đô nhất hà khỉ, thành khuyết úc bàn hoàn , (Nghĩ thanh thanh lăng thượng bách ) Danh đô đẹp làm sao, thành cổng thật nhiều và rộng lớn

*Và trong định nghĩa :
[徘] bồi 2. [撝] huy 3. [景] cảnh, ảnh 4. [桓] hoàn 5. [盤] bàn 6. [翳] ế 7. [般] bàn, ban, bát 8. [盤桓] bàn hoàn

_bàn hoàn có ý nghĩa và vai trò như sau :


*Bộ 108 皿 mãnh [10, 15] U+76E4
盤 bàn
盘 pán, xuán

17· (Tính) Quanh co, uốn khúc. ◎Như: bàn hoàn quanh co, không tiến lên được.
18· (Tính) Bồi hồi, lưu liên không rời nhau được. ◇Đào Uyên Minh : Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn , (Quy khứ lai từ ) Ánh mặt trời mờ mờ sắp lặn, vỗ cây tùng lẻ loi lòng bồi hồi.
*Bộ 75 木 mộc [6, 10] U+6853
桓 hoàn
5.(Động) Bàn hoàn bồi hồi, lưu liên, quanh co, không nỡ dứt. ◇Đào Uyên Minh : Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn , (Quy khứ lai từ ) Ánh mặt trời mờ mờ sắp lặn, vỗ cây tùng lẻ loi lòng bồi hồi.

*Bộ 60 彳 xích [8, 11] U+5F98
徘 bồi
6.Bồi hồi ☆Tương tự: bàn hoàn , bàng hoàng , bạng hoàng , đậu lưu , trịch trục , thảng dương , thảng dương .
Bộ 64 手 thủ [12, 15] U+649D
撝 huy
huī
(Tính) Khiêm tốn, nhún nhường. ◇Liêu trai chí dị : Bất thậm dữ nhân thông lễ, nhiên cố nhân ngẫu chí, tất diên tiếp bàn hoàn, huy ức quá ư bình thì , , , (Tiên nhân đảo ) Ít giao thiệp với người khác, nhưng bạn cũ tình cờ đến thăm, tất khoản đãi ân cần, khiêm nhượng hơn bình nhật.

*Bộ 72 日 nhật [8, 12] U+666F
景 cảnh, ảnh
jǐng, yǐng
(Danh) Ánh sáng mặt trời. ◇Đào Uyên Minh : Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn , (Quy khứ lai từ ) Ánh mặt trời mờ mờ sắp lặn, vỗ cây tùng lẻ loi lòng bồi hồi.

*Bộ 137 舟 chu [4, 10] U+822C
般 bàn, ban, bát
bān, bō, pán, bǎn
(Phó) Quanh co, quấn quýt. ◎Như: bàn du chơi loanh quanh, bàn hoàn quấn quýt không nỡ rời.

傍偟 bàng hoàng
1.Bồi hồi, dùng dằng, ngập ngừng.
2.Hoang mang, rung động trong lòng, tâm thần không yên.
3.Dáng xoay vòng.

*Bộ 60 彳 xích [4, 7] U+5F77
彷 bàng, phảng
páng, fǎng

(Động) Bàng hoàng : (1) Bồi hồi, ngập ngừng, băn khoăn, ý không yên định. § Cũng viết là: , , . ☆Tương tự: bồi hồi , bàng hoàng , do dự . (2) Bay liệng. § Cũng như cao tường . ◇Trang Tử : Bàng hoàng hồ vô vi kì trắc, tiêu diêu hồ tẩm ngọa kì hạ , (Tiêu dao du ) Bay liệng không làm gì ở bên, tiêu dao ta nằm (ngủ) khểnh ở dưới (cây).

Bộ 60 彳 xích [9, 12] U+5FA8
徨 hoàng
huáng
(Động) Bàng hoàng : xem bàng .

Chúng ta sẽ xem xét cái hiểu của thằng “ khôn “ nửa đực nửa cái của thằng Bà Lão vui tính này ở bài sau nhé .

*Từ điển tiếng việt thì thật đơn giản:

bàn hoàn

- (ht)1. băn khoăn quanh quẩn, vương vấn không rời được. "Nỗi riêng riêng những bàn hoàn" ( Nguyễn Du)

2. bàn đi bàn lại

bàng hoàng

-ht. Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững sờ, tâm thần tạm thời bất định. Bàng hoàng trước tin sét đánh. Định thần lại sau phút bàng hoàng.

He he...Theo tôi 2 chữ Bàn Hoàn trong bài thơ này xứng đáng được dịch là

Bàn: bàn tọa cũng có nghĩa là mông đít vậy
Hoàn: Tinh hoàn cũng là Hòn dái

Nên:
" Phù dung" tím tái Bàn Hoàn dái mông
Cũng sát nghĩa đấy chứ! Hi hi...


Cơn thức tỉnh là gì?
Như tôi đã đưa ra, từ Bàn hoàn có đến 4 nghĩa. Tách riêng ra thì:

盤 bàn
① Cái mâm. ② Cái chậu tắm rửa. ③ Bàn hoàn 盤桓 quanh co, không tiến lên được. ④ Bồi hồi, bè bạn lưu liên (留連) không rời nhau được cũng gọi là bàn hoàn 盤桓. Ðào Uyên Minh 陶淵明: Cảnh ế ế dĩ tương nhập, phủ cô tùng nhi bàn hoàn 景翳翳以將入,撫孤松而盤桓 cảnh mờ mờ sắp vào trong bóng đêm, vỗ cây tùng lẻ loi, lòng bồi hồi. ⑤ Bàn toàn 盤旋 quay liệng, quay liệng vài vòng rồi chạy và bay bổng lên gọi là bàn toàn. ⑥ Toàn cuộc, như thông bàn trù hoạch 通盤籌畫 toan tính suốt cả toàn cuộc. ⑦ Ðiểm tra các của cải. ⑧ Ðịnh giá hàng hoá. ⑨ Tra xét nguyên do, như bàn cật 盤詰 xét hỏi, hỏi vặn. ⑩ Vui, như bàn du vô độ 盤遊無度 (Thư Kinh 書經) vui chơi vô độ. ⑪ Cùng một nghĩa với chữ bàn 磐: tảng đá lớn.

桓 hoàn
① Cái nêu, dùng để cắm trên nhà và mồ mả. Phép nhà Hán trạm làm bốn góc dựng một cột gỗ lớn, giữa lắp ván vuông, gọi là hoàn biểu 桓表, cũng gọi là hoa biểu 華表. ② Hoàn hoàn 桓桓 mạnh mẽ, hăng hái. Tả cái dáng võ dõng. ③ Bàn hoàn 盤桓 quanh co. ④ Cây hoàn.
Không cần nói chi đến nghĩa từ Hán Việt, bản thân việt hóa của từ Bàn hoàn cũng đã có 2 nghĩa rồi. Đó cũng là nguyên do ngày ngay không ai còn sử dụng từ bàn hoàn này cả bởi sự đa nghĩa của nó.Và điều quan trọng là tiếng việt đã có nhiều từ thay thế để loại bỏ từ Bàn hoàn này.
Cái thằng “cứ tưởng mình khôn” lại đem ra sử dụng và vênh vênh tự sướng với cái “ ngu” của nó.
Thôi thì tôi chạm chấp nhận bàn hoàn : là quấn quýt không dời,quanh quẩn không dứt như cái thằng nửa đực nửa cái này lý giải đi, để phân tích bài thơ 8 câu này.

Tám câu thơ “đặc sắc” này đã chỉ ra thơ rất cụ thể, mối quan hệ: Hà nội, Em, Ta , hoa Phù dung và nỗi nhớ xảy ra trong thời điểm t rất cụ thể : hiện tại tâm trạng của người viết.
Để có thể hiểu đúng, trước hết ta cần xem xét cách ngắt nhịp câu thơ của tác giả. Hai cầu đầu : có 2 cách ngắt nhịp chính với 2 ý nghĩ khác nhau:

1-HÀ nội/ vắng ta/ không hờn /không giận
BĂNG /lạnh lùng ta/ cũng chẳng muộn phiền


2-HÀ nội vắng /ta không hờn/ không giận
BĂNG lạnh lùng /ta cũng chẳng/ muộn phiền

*Cách ngắt nhịp 1, hai câu thơ có nghĩa : Hà nội không có ta( tác giả) hay ta lạnh lùng với Hà nội thì Hà nội cũng không gì thay đổi. Hà nội không cần có ta.

" Vắng ta thì Hà nội cũng không hờn không giận
Ta lạnh lùng như Băng thì Hà nội cũng chẳng muộn phiền"

Hoặc là:

Vắng ta Hà nội cũng không hờn,không giận. Băng ( tên) làm ta lạnh lùng ta cũng chẳng muộn phiền hoặc hiểu là Hà nội cũng chẳng muộn phiền. Nhưng ở đây chỉ có tác giả và Hà nội đối tác với nhau nên ý nghĩa chỉ sẽ là : Hà nội cũng không buồn không giận khi vắng ta và Hà nội lạnh lùng như băng với ta,ta cũng chẳng muộn phiền.

Nếu  "chơi chữ" thì có thể hiểu là Hà Băng em đâu cần có ta? ( chẳng rõ con Sông băng hiểu thế nào?) 

*Cách ngắt nhịp thứ 2 : Ta trở thành chủ thể và ý 2 câu này là dù Hà nội vắng, lạnh lùng… “ đóng băng , biến mất đi, chết đi”với ta cũng chẳng có ý nghĩa gì, ta không quan tâm, ta mặc xác cái Hà nội vắng lạnh ấy- sự thay đổi ngoại cảnh không tác động đến tác giả. Và cũng có thể hiểu Hà băng em cũng là gì với ta? Có em cũng được không có em cũng chẳng chết thằng Tây nào? Ta cũng là ta!
Nhưng không phải vậy, hai câu sau tác giả nói rõ:

EM còn đó/ dù là tàn/ hay úa
VẪN là em/ một thuở /tím miên man…

Vậy là em có tồn tại, dù đã thay đổi tồi tệ thế nào đi nữa nhưng trong ta “ Vẫn là em của một thuở” khiến ta “ tím” miên man… từ tím ở đây hẳn là nỗi nhớ. Em còn đó ? như một câu hỏi mà không hỏi bởi cho dù em ở đó ( Hà nội ) hay không còn ở đó thì em trong ta vẫn là : em mà ta đã từng biết khiến ta nhớ không dứt được.
Nhưng nếu ngắt nhịp thế này

VẪN là em/ một thuở tím/miên man…

“ Tím” ở đây sẽ không còn là nỗi nhớ mà có thể là một “nỗi buồn”muôn thuở không dứt. Cái ý này tôi sẽ đề cập sau.

Đến đây, chúng ta thấy rõ điều con chó Bà lão muốn sủa : Người phụ nữ của ngày xưa mà tác giả đã gặp vẫn mãi mãi không thay đổi trong tâm tưởng của tác giả, vẫn mãi là hình bóng ban đầu không thay đổi và đó cũng chính là nỗi nhớ được khắc ghi sâu đậm, sinh sôi,nảy nở tiếp liền nhau không dứt ( miên man). 

Dù tứ thơ không mới nhưng tôi cũng phải thừa nhận là cái con chó nửa đực nửa cái này diễn đạt khá hay. Đúng như hắn giải thích : một nỗi nhớ sống.Thế nhưng, cũng thật buồn cười bởi từ trước giờ có ai bảo “đã nhớ rồi mà là nỗi nhớ chết đâu?” .

Thật ra đến đây cũng đã đủ để diễn tả nỗi nhớ rồi, nhưng do yêu cầu chơi chữ để tạo ra các chữ đầu câu ráp lại : Hà Băng em vẫn là em phù dung tím” tác giả đành phải lặp lại và “ nhấn” cái nỗi nhớ này bằng một từ mà tác giả đắc ý “ Bàn hoàn”

Chúng ta tiếp tục xem xét 2 câu:

LÀ bởi nhớ/ bàn hoàn /cơn thức tỉnh
EM lại về /như mặc định/ lòng ta

Thực ra hai câu này cũng chỉ lặp lại ý tưởng của 4 câu thơ trên
Và với ý “ bàn hoàn”  là quấn quýt không dời, quanh quẩn không dứt.
“ Em lại về” – em đã về, em sẽ về? ở đây là : em phải về bởi đã là mặc định của lòng ta. 

Mặc định là một dạng thức và chúng ta có một điều tất yếu:
Ta nhớ em như vậy, một nỗi nhớ “Bàn hoàn” thì hẳn nhiên sẽ kéo em trở về giống như là một đẳng thức rồi. Đó là sự duy ý chí của ,một niềm tin bất di bất dịch : Dù sớm hay muộn gì em cũng phải về gặp ta vì em vốn thuộc về ta. 

Rõ ràng mối quan hệ của ta và e trước đây hẳn rất là sâu đậm khiến tác giả không dừng nhớ về em và tin tưởng chắc chắn em cũng sẽ về bên tác giả.Em đã được ta " dấu yêu " rồi. Hi...
.
Ô hay thật là hay! Các bạn ạ, thế thì sự hiện diện của “ cơn thức tỉnh” là gì?

LÀ bởi nhớ /bàn hoàn /cơn thức tỉnh
EM lại về /như mặc định/ lòng ta


Chúng ta hãy bỏ qua 3 chữ : Cơn thức tỉnh thì với 6 câu thơ này, nhân vật ta đã khắc họa nỗi nhớ cuồng dại mình để tự tin khẳng định rằng : rồi em sẽ phải về bên ta. 

 Sự xuất hiện 3 chữ: cơn thức tỉnh – đã làm đảo lộn tất cả

"Là bởi nhớ bàn hoàn cơn thức tỉnh"

Sẽ được hiểu thế nào?

Sử dụng từ “ Bàn hoàn”với vai trò là một động từ và có ý nghĩa là quấn quýt không dời, quanh quẩn không dứt thì rõ ràng là “Cơn thức tỉnh” sẽ bị quấn( quấn quýt), bị trói chặt . Cơn thức tỉnh bị quấn, bị trói chặt thì thì làm sao “Thức tỉnh” “lòng ta” được để “mặc định” : Em lại về ! Rõ là không muốn mình “ thức tỉnh”!

Còn nếu nỗi nhớ " bàn hoàn" tác động đến nhân vật Ta làm trổi dậy hoặc ngộ ra ( thức tỉnh) để dẫn đến "mặc định lòng": em lại về! như câu thơ thì "Bàn hoàn" không thể hiểu là một động từ với nghĩa "quấn quýt" được.

Giờ chúng ta hãy xem xem ý nghĩa của cụm từ : "cơn thức tỉnh" nhé

Cơn ( danh từ)
1.quá trình diễn ra sự biến đổi nào đó của một hiện tượng tự nhiên hoặc hiện tượng tâm sinh lí, thường là tương đối ngắn
2.khoảng thời gian xảy ra điều không may, thường là tương đối ngắn
Thức tỉnh( động từ)
1.(Ít dùng) bừng tỉnh và nhận thức ra được lẽ phải, giúp cho thoát khỏi được sự mê muội sai lầm nào đó.
2.gợi ra và làm trỗi dậy một cách mạnh mẽ những cái vốn tiềm tàng trong con người

Trước tiên ta hiểu theo nghĩa thông dụng( 2) thì "cơn thức tỉnh" trong câu thơ có ý nghĩa là : từng phen làm trỗi một cách mạnh mẽ cái vốn tiềm tàng trong con người.

"LÀ bởi nhớ /bàn hoàn /cơn thức tỉnh
EM lại về /như mặc định/ lòng ta"

Trong hai câu thơ này thì cái tiềm tàng  chính là "lòng ta"(nỗi nhớ thì đã lộ ra rồi nên không phải là cái vốn tiềm tàng được) để rồi ta "mặc định" : em lại về! Cách hiểu " cơn thức tỉnh"này không phù hợp với từ " bàn hoàn" theo nghĩa " quấn quýt" .

Như vậy, " cơn thức tỉnh" chỉ còn có thể hiểu là : quá trình bừng tỉnh và nhận thức ra được lẽ phải, giúp cho thoát khỏi sự mê muội sai lầm nào đó.

Thế nhưng, đã "quấn", "trói" không cho nó "thức tỉnh". Điều này cũng có nghĩa là nhân vật ta cũng ngầm ý bảo " ta đã sai lầm, mê muội".Ta không thể nhớ đến nàng nữa, ta không thể bừng tỉnh để nhớ đến nàng. Cách hiểu này hoàn toàn phù hợp với

HÀ nội vắng/ ta không hờn /không giận
BĂNG lạnh lùng /ta cũng chẳng/muộn phiền
EM còn đó /dù là tàn /hay úa
VẪN là em/ một thuở/ tím miên man…

Từ "tím"ở đây có nghĩa là "tím tái" Tím bầm" "lạnh tím môi". Nên chính vì vậy " ta không muốn thức tỉnh"!

Thế sai lầm cái gì, mê muội cái gì?

Phải chăng đó chính là cái " em"? Nếu ta thức tỉnh theo nghĩa ở đây thì ta sẽ nhớ "em" thì ta không thể nào " mặc định được lòng ta khi em lại về.

Vì sao? Vì em chính là " Phù dung" sớm nở tối tàn và cũng đã tàn rồi - " tím hoa tình" và cũng chỉ làm " biếc trái tim xưa".Hoa tình và Trái tim luôn được xem là " tươi đỏ" thế mà đã bị "tím" và "biếc" lại không còn "tươi được". Đó cũng giải thích cho ??? ở cuối câu!

"PHÙ DUNG hỡi /bây giờ /em có biết
TÍM hoa tình/ lại biếc/ trái tim xưa...???"

Giờ các bạn đã hiểu thâm ý của con chó Bà lão vui tính chưa? Chúng ta giờ có thể đọc bài thơ theo cách ngắt nhịp sau:

HÀ nội vắng /ta không hờn/ không giận
BĂNG lạnh lùng/ ta cũng chẳng /muộn phiền
EM còn đó/ dù là tàn/ hay úa
VẪN là em /một thuở/ tím miên man…
*
LÀ bởi /nhớ bàn hoàn/ cơn thức tỉnh/
EM lại về/ như mặc định/ lòng ta
PHÙ DUNG hỡi /bây giờ /em có biết
TÍM hoa tình/ lại biếc/ trái tim xưa…???

Với cách ngắt nhịp này, ta có thể hiểu bài thơ như sau : 

Nàng ở Hà nội và chàng đã gặp nhau ở Hà nội và yêu nhau. Sau khi chàng đã "Dấu hoa tình",chàng mới phát hiện ra nàng chỉ là một đóa "Phù dung tím tái " và điều này khiến trai tim chàng đổi màu " biếc trái tim". Và đó chính là nguyên nhân chàng chia tay nàng, để rồi không cần biết " em còn đó dù tàn hay úa". Từ đó, với chàng nàng trong suy nghĩ chỉ là :"vẫn là em -một thuở tím- miên man".Một thuở khiến cho trái tim chàng thất vọng. Với chàng, bây giờ chàng mặc xác nàng " còn ở đó " hay không, Hà nội có nàng hay không, hay nàng có lạnh lùng với chàng, chàng cũng "không hờn không giận" và cũng "chẳng muộn phiền". .. Ngày đó chàng đã sai lầm, nên giờ chàng luôn luôn nhớ và "quấn trói" (nhớ bàn hoàn) không cho phép chàng " bừng tỉnh " để thay đổi suy nghĩ về nàng. Chàng đã "mặc định lòng " nếu nàng lại về vì chàng biết nàng sẽ lại tìm chàng. Sự "mặc định" đó là:

"PHÙ DUNG hỡi /bây giờ /em có biết
TÍM hoa tình/ lại biếc/ trái tim xưa…???

Chàng gán cho nàng luôn là đóa hoa Phù dung- một người đàn bà lòng dạ dễ đổi thay,không tốt đẹp" và nàng cũng sẽ làm "bầm tím" trái tim của chàng như trước đây...Hà Băng em vẫn mãi là em: Phù dung tím ( thâm tím) Một người đàn bà mà với chàng chẳng còn ra gì. Chán ngấy em lắm rồi biết không? Em chỉ làm "biếc" thêm" trái tim xưa...???" của chàng mà thôi.


Một người bạn bảo tôi,hơi đâu mà giải thích dài dòng từ Bàn hoàn làm gì bởi thằng Bà lão sử dụng với ý nghĩa quấn quýt rõ mười mươi rồi.Và anh ta giải thích từ bàn hoàn như sau :

Bàn là bàn tọa
Hoàn là tinh hoàn

Rồi phán gọn ơ : hai thứ này thì quấn quýt là phải rồi, không thì đâu có

"DẤU hoa tình lại biếc trái tim xưa..."

vậy nên:

" Dấu yêu nguyễn đóng cái ào
Phù Dung tím tái " bàn hoàn" dái mông

Thương thay !


Sắp tới tôi sẽ tiếp tục " bình " tình thơ " bất hũ" của tầng lớp Anh Hùng - bà lão - Từ Tâm Nguyễn-  cho các bạn đọc chơi.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Nhập xác- Phần 2 : Thần quyền


Các bạn đã bao giờ nghe đến Thần Quyền hay còn gọi là Võ thần chưa? Có thể hiệu việc học võ này là do việc cầu các vị thần về nhập xác để luyện, khi thần xuất ra thì người luyện nhớ và tập lại bài quyền thần vừa nhập về dạy. Ấy cái chuyện khó tin này, từ nhỏ tôi đã được nhìn thấy bởi người anh trai thứ ba của tôi đã học loại võ này. Anh đã luyện được ấn chứng của môn phái Bạch Hổ. Theo thần quyền thì chỉ những người luyện được ấn chứng thì mới có thể truyền thụ cho người khác.
Vùng đất quê tôi,  ngay chính khu tôi ở, gọi là khu S của Thị xã Tây ninh trước giải phóng khá nổi tiếng vì tập trung nhiều danh gia võ thuật của tỉnh ngày đó, đặc biệt là Thần quyền.
Ông nội tôi, bắt đầu khai phá vùng đất năm 1906, đến đời chúng tôi đã hình thành thị tứ, vết tích hoang dã còn lại là một số cây cổ thụ to 3, 4 người ôm chưa giáp trên mảnh đất rộng 1,2 hecta nhà tôi và đối diện là khu động mã hoang vu đáng sợ với diện tích 3hec ta( giờ đã được giải tỏa và nhà phố đã lấp đầy).Những người đặt chân đến khu S này đều là hảo hán tứ xứ,để đến đời con cháu còn lại như thầy Hai Diệp cạnh nhà tôi với môn phái Thiếu lâm, cách vài trăm mét là phái võ của ông Thái Xung mà học trò ông tay chân đều xâm hình những lá bùa ngoằn nghèo và đặc biệt là võ thần của bà Ba...Tôi chỉ biết có ông Thái Xung, còn những người kia đã mất từ bao giờ.
Ông nội tôi mất, bà nội tội sống bằng lương của ông( Ông nội tôi quốc tịch Pháp) và huê lợi của mảnh vườn. bà Nội tôi cho cất nhiều dãy nhà tranh vách đất cho học trò thuê đi học( lúc đó, tỉnh chỉ có duy nhất một trường Nam và một Nữ trung học). Học sinh ở các huyện về tỉnh học phần lớn đều thuê nhà trọ của nội tôi. Anh Quang- ở Gò Dầu- anh là việt kiều Cam-pu-chia có lẽ là lớp học sinh đầu tiên ở trọ nhà nội tôi. Tôi chưa bao giờ gặp anh nhưng những câu chuyện về anh, tôi thường nghe anh chị kể lại, nhất là câu chuyện anh bị thần hành điên loạn. Anh là người đã truyền dạy Thần quyền cho người anh ba tôi. Hôm đó, cả khu nhà trọ đều náo loạn, anh chạy điên loạn và vung quyền đánh vào bất cứ gì cản trở. Chị hai tôi cũng chứng kiến, chị bảo cây mít bên nhà tôi trái nào cũng to đùng thế mà bị anh đánh văng tung đi hàng chục mét. Nhiều người cố giữ anh đều bị anh đánh ngã và chỉ đến khi anh lao đầu vào gốc Thị cổ thụ bất tỉnh thì mới đem anh vào nhà được. Anh Ba tôi lúc đó đã là học trò của anh, phải lập đàn cúng xin tội. đến tối anh mới tỉnh lại. Hỏi ra mới biết, lúc sáng anh đi nhậu đã bị trát ăn phải vài miếng thịt chó.
Thần quyền cấm kỵ ăn nhiều món, kỵ nhất là thịt chó và chui sào đồ. Chuyện tôi cũng nghe kể nhiều là việc ăn khế, mà nạn nhân là anh Ba tôi. Cây khế ngọt nhà tôi rất ngon ,mà ngày nhỏ mỗi lần về thăm nội tôi đều bắt anh tôi hái cho tôi cả giỏ. Chị Hai tôi bảo cứ ngày nào sáng thức dậy thấy mặt thằng Trọng( tên gọi ở nhà của anh Ba tôi) sưng vù là biết nó lén ăn khế.
Chuyện Võ thần mà anh ba tôi học được Ba tôi cũng không tin. Hôm anh về Sài Gòn, tối hôm đó Ba tôi bảo anh biễu diễn cho Ba xem. Nhà tôi ở Sài gòn bé tẹo, ngang chỉ được 3,5 m và đồ đạc bàn ghế để đầy. Anh Ba tôi lấy khăn bịt mắt lại, rồi khấn nhập thần đi quyền. Đó là lần duy nhất tôi được nhìn thấy. Nhiều lúc cứ thấy anh vung quyền đánh thẳng vào tủ thế mà dường như có con mắt điều khiển quyền chưa vung đến đã dừng lại. Quyền lực xuất ra rất mạnh,tắt cả những ngọn đèn cầy mà Ba tôi thắp lên để kiếm chứng. Khoảng chừng 3 phút, anh đã đi trọn bài quyền trong phạm vi 2 m vuông mà không động chạm đến đồ vật nào.Tôi chỉ há hốc mồm mà thán phục anh. Ngày đó, với thằng bé chưa tròn 8 tuổi là một điều thật lớn lao, kinh khủng. Mấy ngày sau, tôi chạy chơi, bị lận mắt cá sưng vù không đi được. Anh về,má tôi nói, anh kêu tôi rồi đốt 3 cây nhang, bắt ấn vẽ lên mắt cá chân của tôi ( trong võ thần gọi là khoán). Chỉ ngay hôm sau, tôi đã hết đau và đi lại bình thường. cái chuyện khoán trị bệnh , sau này tôi được biết chú năm Anh, nguyên là chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng của tỉnh, sau khi về hưu chú khoán trị bướu cổ cho nhiều người và cũng hiệu nghiệm, tiếng đồn lan đi rất xa nhưng không biết có phải là từ Võ thần mà ra không?
Thế nhưng, anh Tư tôi thì lại học không được. Anh kể,  anh có đến bà Ba để học, nhai nuốt đến 7 cái bông vạn thọ mà chẳng có vị thần nào nhập, Sau anh đi học Thái cực đạo
Bản thân tôi,lúc còn làm báo tôi bị suy nhược nặng dẫn đến co thắt vành cơ tim và bị tê bại cánh tay trái. Anh Chói vốn là anh ba con của tôi, đến thăm rồi bảo tôi luyện võ thần( bản thân anh cũng từng học nhưng anh chưa luyện được ấn). Anh dẫn tôi đến sư phụ của anh là anh Nhựt ( anh Nhựt thuộc phái Thanh Long). Vốn cũng là chòm xóm của nhau, anh Nhựt đồng ý rồi anh hẹn tôi đến ngày rằm sang anh xem có cơ duyên học được hay không? Tôi cũng chẳng có cơ duyên để học dù tôi cũng đã phải nhai nuốt luôn 3 cái bông Vạn Thọ. Lúc khấn vái, thần không nhập, anh Nhựt bảo tôi : Trúc có người độ mạng lớn lắm đó nhưng anh không biết là ai.
Trong 2 đệ tử của anh Nhựt, có anh Cò là học đạt được ấn chứng. Nhà anh ở Trảng bàng, lúc tôi đảm trách tờ Tây ninh cuối tuần ở Sài Gòn thường hay ghé anh chơi ( anh thân với gia đình tôi vì lúc nhỏ ở trọ học trung học). Mỗi lần ghé, anh đều bảo tôi cỡi áo để anh bấm huyệt truyền nhân điện cho vì lúc đó sức khỏe của tôi kém và làm việc nhiều.Mỗi lần anh bấm huyệt, tôi đều thấy nóng ở vùng huyệt đạo đó. Anh cũng thường hay trị bịnh cho bà con trong vùng bằng phương pháp này. Riêng tôi, cơ duyên nên tôi lại được anh bảy Long truyền cho nội công tâm pháp của Thiếu lâm Hình-Ý-Quyền và tôi luyện hơn năm thì khỏi hẳn bịnh suyễn, tim trở lại bình thường và tay trái tôi cũng không còn đau nhức tuy có yếu đi.
Anh Ba tôi, những ngày đầu lưu lạc đất Mỹ, anh đã phải dạy võ để kiếm tiền học đại học. Anh có một người đệ tử là người Mỹ, khi anh về nước anh ấy cũng có về chơi cùng anh tôi. Võ thần việc tiếp thu đệ tử rất hiếm. Mỗi một sư phụ hình như chỉ tối đa là được thu nhận 2 người.
Anh Quang , sau này đi Biệt động quân và anh đã chết trận.
( còn tiếp)

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Tình yêu của đàn bà trên thế giới ảo





 Ngắm trước con mắt này đi. Thanks !

Bí ẩn gen di truyền



 Tạp chí Nature nổi tiếng của Anh công bố liền ba bài báo khoa học về cấu trúc của ADN (deoxyribonucleic acid) (1). 


Ảnh: reproductive-revolution.com

Sự kiện này là một cuộc cách mạng trong ngành sinh học và y học, và được ví như việc con người bắt đầu mở được cuốn sách về bí mật của sự sống. 

Để ghi nhận công lao của các nhà khoa học đã khám phá ra cấu trúc của ADN, giải Nobel y học năm 1962 được trao cho các tác giả của công trình này. Đó là: Maurice H.F. Wilkins, James D. Watson và Francis H. C. Crick. 

Việc tìm ra cấu trúc của ADN được ví như việc tìm ra định luật II về chuyển động của Newton. Kể từ đó, cấu trúc xoắn kép của ADN đóng vai trò trung tâm trong các nghiên cứu của hai ngành sinh học phân tử và y học, không chỉ làm nền tảng cho các nghiên cứu mà còn định hướng cho các cuộc thám hiểm khoa học mới, đặc biệt là trong việc tìm ra các thuốc chữa bệnh mới cho con người. 

Nếu điểm lại tất cả các thành tựu trong hai ngành khoa học và y học thời gian vừa rồi ta sẽ thấy chỗ nào cũng có bóng dáng của ADN, từ nhân bản vô tính đến liệu pháp gen, đến tế bào gốc, xác định nguồn gốc sinh học... Tất cả có được đều nhờ vào việc khám phá ra cấu trúc của ADN. 

Về mặt triết học, sự khám phá ra ADN cũng là lần đầu tiên thuyết giản lược (reductionism) lật đổ được thuyết lực sống (vitalism) một cách thuyết phục. Vì thế theo Victor McElheny, sử gia của Viện Công nghệ Massachusetts, ngày 25-4-1953 - tức ngày khám phá ra cấu trúc của ADN - là một ngày lịch sử của ngành sinh học và do đó là một ngày lịch sử của khoa học. 

Đây cũng là lần đầu tiên luận điểm cho rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh - một luận điểm phổ biến trong thuyết duy vật lịch sử, bị chứng minh là khiếm khuyết. Vì ngoài việc bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, sự di truyền sinh học là có thật, không chỉ chứng minh được bằng thực nghiệm mà còn được dùng để nhận dạng sinh học, chữa bệnh, thậm chí để truy nguyên tìm hiểu nguồn gốc của nhận thức và bản ngã của con người. 

Sự khám phá cấu trúc ADN, được coi như cuốn sách về bí mật của sự sống, đã tạo ra một xung lượng mới cho các nhà khoa học từ đủ các chuyên ngành khác như vật lý, sinh học, hóa học, toán học, khoa học máy tính, triết học, tâm lý học, giáo dục học... tin tưởng và dấn thân vào con đường khám phá các bí mật của sự sống, và đặc biệt là khám phá những bí ẩn của chính con người thông qua khoa học. 

Đến ngày 14-4-2003, tức 50 năm sau khi khám phá cấu trúc của ADN, con người đã giải mã được bộ gen của mình, lập ra một danh sách gồm 3 tỉ ký tự di truyền của bộ gen người, tạo cơ sở cho hàng loạt khám phá và phát triển của y học, dược học. Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể đăng ký giải mã bộ gen của mình với giá vài nghìn đôla. Như vậy, về mặt sinh học, con người đã đọc hết được cuốn sách bí mật về sự sống của chính mình. Việc còn lại là hiểu nó như thế nào và sử dụng những kiến thức đó sao cho hiệu quả và nhân bản. 

Tính từ ngày tìm ra cấu trúc ADN thì đến nay là chẵn 60 năm. Theo quan niệm của phương Đông, đây là vừa tròn một vòng hoa giáp, kết thúc một chu kỳ cũ và mở ra một chu kỳ mới. Vậy chúng ta cùng nhân cái mốc 60 năm này để đọc lại câu chuyện về cuộc khám phá khoa học thú vị này (2). 

Một câu hỏi ám ảnh 

Những câu hỏi cơ bản về sự sống đã ám ảnh con người ngay từ khi họ ý thức được sự tồn tại của mình. Sự sống rõ ràng là một điều kỳ diệu, khác hoàn toàn với thế giới vô tri. Nhưng sự sống cũng là một bí ẩn. Vì thế “Đâu là bí mật của sự sống?” là một câu hỏi đầy ám ảnh. 

Tùy thuộc tôn giáo và văn hóa bản địa, các dân tộc có cách trả lời câu hỏi này, trước hết về bí mật xuất thân của dân tộc mình, rất khác nhau. Chẳng hạn dân tộc Việt cho rằng mình là con rồng cháu tiên, được sinh ra bởi mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, trong một bọc trăm trứng. Dân tộc Nhật lại cho rằng mình là con cháu của nữ thần Mặt trời... Do đó những truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc ít nhiều đều có thể coi như một cách trả lời câu hỏi về nguồn gốc và bí mật sự sống, xét ở quy mô dân tộc. Và ngược lại, chính việc trả lời câu hỏi dân tộc mình được sinh ra như thế nào lại có thể được coi là một trong những nguyên nhân sâu xa nhất tạo nên các đặc trưng văn hóa của các dân tộc này. 

Ở mức độ cá nhân, câu trả lời về nguồn gốc và bí mật của sự sống phụ thuộc phần nhiều vào đức tin và nhận thức. Người theo đạo Thiên Chúa cho rằng vạn vật là do Thiên Chúa tạo ra, và chính Chúa là người thổi hồn vào các vật vô tri để tạo ra sự sống. Người theo đạo Phật cho rằng sự sống là những vòng luân hồi nối tiếp theo nghiệp quả, vạn vật bình đẳng, bất sinh bất diệt. Còn nhà khoa học thì không hài lòng với những điều mặc định đó mà tìm cách truy tìm những bí mật của sự sống thông qua các bằng chứng thực nghiệm. 

Nhưng công việc tìm kiếm bí mật sự sống bằng khoa học này quả thật không dễ dàng gì. Đến tận đầu thế kỷ 20, tri thức của con người về sự sống vẫn không hơn tri thức thời cổ đại bao nhiêu. Những bằng chứng khoa học về nguồn gốc và cơ chế di truyền sự sống vẫn vô cùng ít ỏi. 

Con người dường như chạm phải một bức tường vô hình trong hành trình tìm hiểu chính bản thân mình, đặc biệt là trong việc tìm hiểu một trong các cơ chế hiển nhiên nhất - cơ chế di truyền. Thậm chí đến tận giữa thế kỷ 20, thuyết lực sống (vitalism) - hay còn gọi là thuyết sức sống, bắt nguồn từ thời Aristotle (384-322 trước Công nguyên), cho rằng sự sống không thể giải thích được hoàn toàn bằng vật chất - vẫn còn thịnh hành. 

Thuyết này còn được sự ủng hộ của các triết gia lớn như Nietzsche, H.Bergson và W.Dilthey để phản đối chủ nghĩa duy vật và thuyết duy tâm của Kant (3). Xét riêng trong ngành sinh học thì thuyết này xét sự sống như một tổng thể và cho rằng không thể hiểu thấu đáo cơ chế của sự sống bằng cách phân tích. Ngược lại, những người theo thuyết giản lược (reductionism) trong sinh học thì lại cho rằng các quá trình cơ bản của sự sống hoàn toàn có thể hiểu được thông qua việc chia nhỏ và phân tích khoa học. 

Bí ẩn gen di truyền 

Cơ chế di truyền, nói nôm na là cơ chế sinh sản, từ lâu đã là mối bận tâm lớn của các nhà khoa học và triết học. Trong số các lý thuyết về sinh sản trước khi ngành di truyền hình thành thì thuyết lồng vào nhau cho rằng thành viên của các thế hệ kế tiếp được lồng vào nhau như những vòng tròn móc nối vào nhau, nên mang đặc tính giống nhau, là có vẻ chặt chẽ hơn cả (4). Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của thuyết này là không thể giải thích được sự tiến hóa trong giới sinh vật. 

Còn nhớ G.J.Mendel (1822-1884) là người đầu tiên đề xuất về một cơ chế di truyền qua thí nghiệm về sự lai giống đậu Hà Lan năm 1865. Tuy nhiên, công trình của ông bị rơi vào quên lãng và chỉ được phát hiện lại bởi ba nhà khoa học độc lập Hugo de Vries, Carl Correns và Erich von Tschermak 35 năm sau đó. Kể từ đây, ngành di truyền học có những bước phát triển mới. 

Đến những năm 1930, ý niệm về gen di truyền đã hình thành rõ nét và được chấp nhận trong giới sinh học. Nhưng gen là gì vẫn còn là một bí ẩn, vẫn là một khái niệm trừu tượng, được sử dụng làm công cụ tiện dụng cho việc giải thích các kết quả nghiên cứu về di truyền, còn bản chất của nó vẫn là một điều còn bỏ ngỏ. 

Cho đến những năm đầu 1940, các nhà khoa học tin rằng gen chính là các protein. Nói cách khác, các phân tử protein là vật liệu di truyền. Tuy nhiên, trong bài báo kinh điển của mình công bố năm 1944, nhóm ba nhà khoa học Avery, MacLeod và McCarty (5) đã lần đầu tiên chỉ ra rằng vật liệu di truyền chính là các ADN. 

Nhưng làm thế nào mà ADN, một loại phân tử vẫn bị coi là trơ, lại trở thành gen di truyền và nắm giữ bí mật của sự sống? Để trả lời được câu hỏi này, cần thiết phải khám phá bằng được cấu trúc của ADN. Đó chính là nhiệm vụ mà các nhà khoa học tự đặt ra cho mình từ nửa cuối thập niên 1940. Và một cuộc đua tìm kiếm cấu trúc của ADN đã bắt đầu, âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt. 


Giải Nobel y học năm 1962 được trao cho ba nhà khoa học Francis Harry Compton Crick, James Dewey Watson và Maurice Hugh Frederick Wilkins đã “khám phá ra cấu trúc phân tử của các axit nucleic và ý nghĩa của chúng trong việc truyền thông tin trong các sinh vật” (6). 

GIÁP VĂN DƯƠNG 

NHẬP XÁC-Phần 1 Chị tôi






Chị tôi

Chị Hai tôi đột nhiên ngã bệnh nằm ở bệnh viện Cao lãnh 4 tháng dù các bác sĩ đã làm đủ mọi cách nhưng vẫn không sao xác định được căn bịnh của chị tôi. Thỉnh thoảng, chị lại run bần bật, bắt đầu từ dưới chân và những lúc như vậy chị tôi gần như hôn mê. Ngày đó, má tôi đã đi tu và cũng đã là Sadi. Má thăm chị rồi đưa chị về bệnh viện chợ rẫy. Ban đầu các bác sĩ chuẩn đoán chị bị sốt thương hàn nhưng sau cùng vẫn không xác định được căn nguyên bịnh của chị. Mọi thứ thuốc điều đã được sử dụng nhưng vô hiệu quả. Những lúc không co giựt chị tỉnh táo, ăn uống trò chuyện bình thường. Rồi một ngày, má tôi nghe lời một vị hòa thượng đưa chị về nhà tôi. Má tu,nên lập một am thờ và má quyết định qui y cho chị. Chị tôi cũng đồng ý. Ngày chị tôi qui y, má tôi khấn vái thế nào không rõ, đột nhiên chị tôi khóc òa, nước mắt ràn rụa, gọi má, gọi  chính chị tôi : chị hai ơi! Khi cơn xúc động qua đi, má tôi hỏi: con là ai? Đến lúc đó, chị tôi vừa nghẹn ngào vừa nói : Con là Thanh Thủy đây Má ơi. Bao nhiêu năm nay con đi tìm gia đình, tìm riết mới tìm được chị hai mà con không nhập xác được- giọng chị tôi nghe như một đứa trẻ. Má tôi không cầm được nước mắt, ôm chị tôi mà khóc. Tôi có đứa em gái,nhỏ hơn tôi 2 tuổi. Em sanh ra được tháng thì mất. Chính chị hai tôi đã đem em đi chôn. Thoạt đầu mấy anh em tôi đều không tin, Anh hai- chồng chị tôi cũng vậy.  Chúng tôi đến hỏi em có nhận ra ai không?  Chị tôi lắc đầu. Cũng phải, em mất trong bệnh viện. Ngày đó, Khi em ra đời cho đến lúc mất cũng chỉ có má và chị tôi. Rồi má bảo em ra khỏi xác chị. Em cứ khóc níu má bảo đừng bỏ e, hãy cho em ở lại. Má tôi hứa và đốt nhang bảo em lạy trước bàn thờ phật xin tu hành.
Em xuất ra, chị tôi tỉnh lại. Má hỏi chị có nhớ gì không?Chị rơi nước mắt, rồi nói: Con nghe hết má, tội nghiệp Thanh Thủy. Chị cũng khóc.
Sau ngày đó, khi chị thấy chân mình lạnh co giựt, chị lại cười rồi nói với Má. Thanh thủy nó muốn nói chuyện. Vậy là, Má và anh em tôi lên bàn thờ phật để chị thắp nhang xin cho em nhập xác. Em về, nói huyên thuyên, đôi lúc em kể chuyện cứ như người sống. Em bảo,em bé lắm, hình hài lúc mất thế nào giờ cũng vậy không có lớn. Em hồn nhiên đến mức bảo mẹ tôi em thèm được bú mẹ. Chị tôi lúc ấy đã 50 tuổi. Kể từ sau ngày em tôi nhập được xác, chị tôi khỏi hẳn và cũng bắt đầu làm chủ được việc xuất nhập xác của em tôi. Kể từ ngày đó, không chỉ riêng linh hồn của em tôi nhập vào xác chị, mà còn có những người trong họ nhà tôi, đặc biệt là người chết “oan khuất” nhứ Bác hai tôi- ông treo cổ tự vẫn  khi mười bảy tuôi nơi căn phòng tôi đang ở. Ông Năm là em ông nội tôi bị cướp bắn chết ngay trên gian nhà trên của chúng tôi. Chuyện xy ra được giấu kín, chỉ có người trong gia đình tôi, vài người bà con và những những người chòm xóm cùng theo mẹ tôi tu hành. Chị tôi vẫn đi làm ở Hội phụ nữ tỉnh và thỉnh thoảng khi có người thân cần điều gì muốn hỏi thì nhờ chị tôi nhập hồn người muốn gọi về. Dù thấy tận mất, tôi và người anh thứ Tư đều không tin mấy, thâm tâm lại lo chị tôi mất phải bệnh tâm thần nhưng chị tôi thật bình thường. Cho đến một hôm, má tôi sai người bảo tôi xuống am của má. Tôi xuống thì má tôi vừa khóc vừa nói, Ba con gọi con nói đôi lời rồi Ba đi . Nhắc đến Ba, tôi rợn cả lòng và cũng đã không cầm được nước mắt. Chi tôi ngồi hai mắt nhắm nghiền, chị bảo : Trúc con ráng vượt qua, Ba đi không ở bên con được nữa ( Trúc là tên gọi ở nhà của tôi). Tôi cố nén xúc động, thâm tâm tôi cũng chưa tin đó là Ba nên tôi hỏi ông về một chuyện mà chỉ tôi và ông biết. Đó là chuyện, cũng vào đúng năm 17 tuổi, tôi đã uống thuốc tự vẫn và Ba phát hiện kịp. Lúc đó Ba đến bên tôi rớt nước mắt, nói : Tại sao con phải làm vậy? Con không thương Ba sao?”. Chị tôi đã nói đúng câu nói đó. Đó là câu nói đã cứu sống tôi. Tôi đã bật dậy, rồi đón xe vào bệnh viện để được cấp cứu.  Rồi Ba quay sang má tôi căn dặn: Bà phải coi chừng thằng Trúc,mọi ác nghiệp của bao đời trước chỉ có riêng thằng Trúc là phải gánh trả.
Ba đi, Má tôi bảo Ba đã được lên cõi trên.
Tôi đã bắt đầu thực sự tin có linh hồn.
Sau này,bạn thân tôi – Kim Hoàng- có 2 người anh chết trong chuyến tranh Cam-pu-chia nhưng gia đình không tìm được xác. Tôi bảo Hoàng đến nhờ chị. Thế là chị tôi đã gọi hồn của 2 anh Hoàng về và hai anh chỉ nơi các anh hài cốt của hai anh bị chôn lấp. Hoàng đã làm theo và đã tìm được hai bộ hài cốt của hai anh trai mình.
Về phần tôi, có một chuyện cũng kỳ lạ. Nguyên nhà tôi có một bức tranh vẽ truyền thần Quan Công cưỡi ngựa cầm đao mà từ nhỏ tôi rất thích, bức họa cũng đã hơn 100 năm vẽ bằng mực tàu. Hôm đó, tôi chuẩn bị khai trương lại quán cà phê Nhật Nguyệt, tôi đã lấy bức tranh lau chùi để đem treo. Đột nhiên, chi dâu tôi chạy lên hớt hãi bảo tôi xuống gấp, má gọi. Tôi xuống thì thấy chị tôi như đang diễn hát bội của một người cưỡi ngựa. Má tôi bảo, ông Quan Công muốn gọi tôi và bắt tôi chắp tay vái lạy. Tôi đành nghe lời má tôi vì có lạy cũng là lạy chị mình- người mà tôi luôn yêu quí. Đến lúc đó chị mới thôi cưỡi ngựa ngồi xếp bằng rồi phán : Ngươi có duyên với ta nên nay ta thu nhận ngươi làm đệ tử.Tôi quả thật thắc mắc, sao chị ở dưới này lại biết tôi có ý định sử dụng bức tranh Quan công. Vậy là, má tôi hối thúc tôi quì lạy để được Quan ngài thâu nhận và độ trì. Tôi cũng chìu theo ý má tôi. Thế là bức tranh với dự định chỉ treo làm cảnh thì lại được lập trang thờ. Sau này, khi tôi bỏ nhà ra đi, má tôi lập ngôi miếu nhỏ thờ ông đến giờ.
Còn một chuyện liên quan đến việc tôi qui y cửa phật sẽ kể sau vậy, Chuyện này liên quan đến người anh kế tôi.
Đến giờ chị tôi vẫn khỏe mạnh, đã nghĩ hưu và cũng ngoài 60 mươi. Chuyện nhập xác tôi cũng khôn nghe nhắc đến nữa, dù sau tôi cũng đã rời gia đình cũng 10 năm. Chị tôi sống ở Sài Gòn và tôi cũng không bao giờ hỏi chị về chuyện nhập xác. Tôi nghĩ, em tôi cũng đã tu hành và siêu thoát
( còn tiếp)

Một vật lý gia người Việt được vào danh sách 100 thiên tài đương thời thế giới


Nhờ vào những thành quả nghiên cứu xuất chúng, ông Võ Đình Tuấn, tiến sĩ vật lý gốcViệt vừa được Công ty Tư vấn Toàn cầu Creator Synectics chọn là một trong số 100 thiên tài đương thời thế giới.
Ngoài cương vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ), ông Tuấn còn là thành viên Hàn lâm viện Hóa học Hoa kỳ, biên tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.
Năm 17 tuổi ông Tuấn rời Việt Nam sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý (1971) rồi sau đó bằng tiến sĩ Sinh Vật lý Hoá học tại Viện Federal Institute of Technology (1975). Ông sang định cư tại Hoa kỳ vào năm 1975.
Ông Tuấn nhận bằng phát minh đầu tiên vào năm 1987 khi sáng chế ra loại thẻ (badge) nhỏ và dễ sản xuất , có thể gắn lên áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường hoá chất độc hại. Sau giờ làm việc các thẻ này sẽ đươc một máy scan quang học đọc và ghi lại thông số của các hóa chất độc hại mà công nhân có thể nhiễm phải trong quá trình làm việc trong ngày. Trong lãnh vực y khoa, ông Tuấn đã phát minh những hệ thống tương tự để dò tìm các DNA bị tổn thương, bệnh tiểu đường và bệnh ung thư. Tất cả các hệ thống trên đều dựa vào hiện tượng phát quang đồng bộ (synchronous luminescence-SL) Điểm đặc biệt là qua tay ông, phương pháp phát quang đồng bộ đã trở thành thực dụng vì các dữ kiện đươc ghi lại, trưng bày và đọc nhờ vào hệ thống scan quang học (dùng laser và quang học sợi ) nên sức khoẻ con người có thể đươc theo dõi không cần đến các thủ thuật y khoa như sinh thiết (biopsy)
Năm 2003, ông Tuấn đã là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và Phát minh Hoa kỳ (US Patent and Trademark Organisation-USSPTO) vinh danh.Theo Cơ quan này, các phát minh của ông Tuấn đã góp phần làm cho Hoa kỳ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất trên thế giới.
Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế trong nhiều lãnh vực khác nhau như môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển (R &D)vào các năm 19811987,1992, 1994 và 1996 và là tác giả của hơn 300 công trình được phổ biến trên nhiều tạp chí khoa học.
Tuy là một khoa học gia nổi tiếng, ông Tuấn rất khiêm nhường khi cho rằng “các nghiên cứu của ông chỉ nhằm mục đích góp phần làm giảm bớt những đau đớn của con người”, và theo ông cái khó nhất đối với các bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là làm sao phát hiện ra những căn bệnh ấy.
Nhà khoa học tài ba này hiện đang tiếp tục đeo đuổi mục đích cải tiến công nghệ sản xuất máy móc y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao hiệu năng của chẩn đoán và điều trị

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Nước Mỹ và cơn khủng hoảng bệnh tâm thần


image

“Người đàn ông, mắt láo liên, miệng nói liên tục. Từng tràng chữ, câu, dính chập vào nhau xô đẩy tuôn ra. Ông nghi ngờ mọi người và chửi tất cả. Nhân viên chính phủ, cảnh sát, tổng thống, thượng hạ viện, dân biểu, nghị sĩ, dường như họ đang xếp hàng trước mặt cho ông chửi. Thân thể lắc lư như một quả lắc, lưỡi ông đảo liên thanh, tựa một nhân viên của cửa hàng bán đấu giá...”

Đấy là một trong những người được định bệnh tâm thần mà tôi có cơ hội gặp họ hàng ngày. Họ phần lớn nghèo, không nhà, đủ mọi lứa tuổi, sắc tộc nhưng họ có chung một điểm là sức khoẻ tâm thần của họ yếu kém. Hoạt động não bộ họ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm…
Họ là cô thiếu nữ da trắng tuổi mới hai mươi, hành nghề mãi dâm, bị cha ghẻ hãm hiếp từ bé, cha mẹ đều nghiện ngập. Cô mang bệnh Tự Kỷ(Autism), Trầm Cảm(Depression), lại vướng vòng nghiện hút. Là anh thanh niên VN hãy còn hai tám, nghiện sì ke mười mấy năm, homeless, tối ngủ ở hiên sau một cửa tiệm bán bàn ghế. Khuya, vào các tiệm ăn Tàu, VN xin cơm thừa. Anh mang bệnh Trầm Cảm và Tâm Thần Phân Liệt ( Schizophrenia). Hoặc người đàn ông da màu tuổi khoảng bốn mươi, người đầy hình xâm, vừa ra tù không lâu. Ông nghiện rượu, mắc bệnh tâm thần Lưỡng Cực (Bipolar) từ bé, lúc Hưng Cảm, lúc Trầm Cảm. Trong tù mang thêm chứng Căng Thẳng tâm thần (Anxiety Disorder), không ai muốn mướn ông làm việc. Gần hơn nữa là người phụ nữ Á Đông tuổi gần sáu chục, bị con cái bỏ vào nhà thương điên, trốn ra, lúc nào cũng lẩm bẩm “Tay tôi có hàng vạn con giun bò, đau lắm, ngứa lắm. Lũ con khốn nạn, chúng bỏ tôi vào nhà thương điên”.




Tình trạng sức khỏe tâm thần trên nước Mỹ


Có vài nghiên cứu cho thấy người di dân gốc Á mắc bệnh Trầm Cảm rất nhiều, nhất là phụ nữ lớn tuổi, tỷ lệ cao hơn phụ nữ da trắng gấp 10 lần. Có lẽ áp lực đời sống khó khăn, kinh tế suy thoái, tài chánh thiếu kém, lo lắng, buồn khổ, đa cảm, sức khoẻ sa sút, những thảm kịch gia đình, mất người yêu, người thân, xảy ra đánh gục người phụ nữ Á Đông vốn giàu nghị lực chịu đựng. Thường thì người di dân gốc Á, khi bị bệnh tâm thần ít tìm cách chạy chữa vì mắc cở, dấu diếm, trở ngại ngôn ngữ hay không có tiền trị liệu và đợi khi bệnh thật nặng mới đưa vào bệnh viện thì quá trễ.


Để định nghĩa một người khoẻ mạnh, chúng ta phải nói đến một người có đầy đủ sức mạnh cả thể chất lẫn cảm xúc, tinh thần. Bởi vì mỗi khi nguồn năng lực tâm, sinh lý người đó được vận dụng cùng một lúc, họ có thể giải quyết các vấn đề nan giải một cách thần kỳ.


Tuy nhiên đời sống tinh thần càng phức tạp, môi trường chung quanh, gia đình, xã hội, càng biến động, khả năng đối đầu kém, dễ đưa não bộ con người đến mức rối loạn. Những nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần rất phức tạp, có thể vì bẩm sinh, di truyền, vì chấn thương do tai nạn, tuổi tác, nhân cách, giới tính hay các nguyên nhân tâm sinh lý khác nhau.


Sau những cơn suy thoái kinh tế và cơn khủng hoảng tài chánh năm 2007-2012, quả bóng địa ốc nổ tung, nhiều người Mỹ rơi vào cảnh mất nhà, mất việc, gia đình xào xáo ly tán.


Con số bệnh nhân mắc bệnh tâm thần tăng vọt nhất là bệnh Trầm Cảm. Trong những năm gần đây, song song với dân số người già tăng cao, nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cũng tăng theo. Con số 20% những người trên 55 tuổi mắc bệnh tâm thần không phải nhỏ và thần kinh của 2/3 các cụ già sống trong các viện dưỡng lão đều có vấn đề. Tuy nhiên chỉ có 3% trong số bọn họ được các chuyên gia tâm lý chữa trị đàng hoàng. Đặc biệt là những người già mắc bệnh Lú Lẫn (Alzheimer), Sa Sút Trí Tuệ (Dementia), cần phải được các bác sĩ tâm thần điều trị. Người quen tôi cũng bị mắc hai chứng này mà tìm các bác sĩ tâm thần nói tiếng Việt ở vùng Little SaiGon, rất khó khăn. Hầu như bác sĩ nào cũng có quá nhiều bệnh nhân, họ từ chối gặp bệnh nhân mới, chỉ trị liệu cho các bệnh nhân cũ. Không những thế, theo một nghiên cứu của tờ Emergency Medicine, một bệnh nhân tâm thần tìm bác sĩ tâm lý trong vùng Downtown Boston, gọi 64 văn phòng bác sĩ, chỉ lấy được 8 cái hẹn, trong đó chỉ có 4 cái sớm nhất trong vòng 2 tuần.



 
Có bước vào thế giới của người mắc bệnh tâm thần mới biết, con số người mắc bệnh ở Mỹ không phải nhỏ. Pamela S. Hyde, administrator for the government's Substance Abuse and Mental Health Services Administration (SAMHSA) đã đưa ra viễn ảnh không hay của vấn đề chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong một buổi điều trần. Bà nói “Trong số 45 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh tâm thần, chỉ có 38.5 % được trị liệu, còn trẻ em, trong 5 chỉ có 1 em được chữa trị. Mặc dù nhiều người lớn và trẻ em có dấu hiệu mắc bệnh, nhưng họ thường chỉ được chữa trị khi bệnh quá nặng”. Bà cho rằng nếu họ được chữa trị sớm hơn, bao nhiêu người khỏi bệnh.
Cuộc thảm sát đẫm máu bằng súng tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut, làm 28 người thiệt mạng, đã đánh thức toàn nước Mỹ. Người ta bắt đầu nhận ra Hoa Kỳ đang rơi vào một cơn khủng hoảng bệnh tâm thần. Kẻ sát nhân, Adam Laza, 20 tuổi, tự sát sau khi giết người, trước đó là một con bệnh tâm thần, không được trị liệu đúng mức. Theo những tâm lý gia chuyên môn nhận xét, nếu thanh niên này được các chuyên gia chữa trị kịp thời, bi kịch này sẽ không xảy ra.

Việc chữa trị bệnh tâm thần
Hệ thống chăm sóc sức khoẻ tâm thần của Hoa Kỳ là một kỹ nghệ đã tiêu tốn hàng nhiều tỷ đô la thế mà vẫn không đủ cung ứng dịch vụ cho những người cần nó. Theo tờ báo The Journal Health Affair năm 2011, Hoa Kỳ đã chi 113 tỷ đô trong việc điều trị bệnh tâm thần.
Con số này chỉ vào khoảng 5.6% số tiền tiêu cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ y tế toàn quốc. Nó cũng là con số tương đương ở các nước tiên tiến như Úc và Ý, theo tổ chức Sức Khoẻ Thế Giới (World Health Organization) . Phần lớn chi phí trả cho thuốc men và trị liệu ngoại khoa.


 
Đụng tới vấn đề chăm sóc sức khoẻ tâm thần khó khăn hơn tất cả các loại chăm sóc y tế khác. The Bureau of Labor Statistics ước lượng trong năm 2010 nước Mỹ có khoảng 156,300 cố vấn về sức khoẻ tâm thần. Đụng vào bác sĩ tâm thần còn tệ hơn các bác sĩ loại khác vì có tới 89.3 triệu người Mỹ sống trong những khu vực thiếu bác sĩ tâm thần, trong khi có 55.3 triệu người sống trong vùng thiếu bác sĩ gia đình và chỉ có 44.6 triệu người sống trong khu vực thiếu nha sĩ.

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần rất đắt đỏ. Theo một nghiên cứu căn cứ vào những dịch vụ cung cấp từ năm 2005 tới 2009 thì 20% trong số 15.7 triệu người Mỹ nhận chăm sóc dịch vụ tâm thần vẫn là người chi trả chính cho các dịch vụ. Phần lớn những người tìm chữa trị ngoại khoa phải trả thêm từ $100 đến $5000 Đô. Trong năm 2005, Người Mỹ đóng thuế đã chi trả cho 13% chi phí các dịch vụ y tế sức khoẻ toàn quốc so với 11% trả cho dịch vụ sức khoẻ tâm thần.
Hơn thế nữa, thái độ đối với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần làm cho việc chăm sóc bị trở ngại lớn. Một nghiên cứu năm 2007 của tờ báo The Journal Psychiatric Services cho biết có 303 bệnh nhân tâm thần mắc bệnh muốn đi gặp bác sĩ nhưng cuối cùng không đi. Khi được hỏi tại sao, câu trả lời rất thông thường cho 66% là, họ nghĩ rằng vấn đề tự nó sẽ tốt hơn thôi. 71% “Tôi muốn tự mình giải quyết lấy”. 47%, trở ngại chính là không có tiền để trị vì nó quá đắt.

Vấn đề cắt giảm ngân quỹ y tế ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần rất nhiều. Theo một báo cáo của National Aliance Mental Health vào năm 2011, chính phủ đã cắt 1.6 tỉ đô từ năm 2009 đến năm 2012. Hệ thống chăm sóc y tế trong tương lai sẽ phải đối đầu với thế hệ “baby boomer” (thế hệ nhiều trẻ con nhất gồm những người sinh từ năm 1946 tới 1964) có thể tạo ra cơn khủng hoảng chăm sóc sức khoẻ tâm thần năm 2030. Đó là năm mà nhân số các cụ cao niên ở Mỹ sẽ tăng gấp đôi song song với nhu cầu khẩn thiết cho tâm thần sẽ thiếu một cách khủng khiếp. Trong khi sự chăm sóc sức khoẻ tâm thần là một chuỗi những dịch vụ y tế đòi hỏi tiền bạc, công sức và thời gian. Chữa trị một bệnh nhân tâm thần không những cần thuốc men, còn cần bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý trị liệu(therapist), những người thụ lý hồ sơ (case manager), nhân viên xã hội (social worker) và nhân viên tư vấn phục hồi chức năng (vocational rehabilitation counselor) trong suốt quá trình điều trị cho dứt một căn bệnh. Vì thế giới chủ nhân và bảo hiểm sức khoẻ thường từ chối phần bảo hiểm sức khoẻ tâm thần.


 
Thế hệ người Mỹ ngày nay phải đương đầu với bao khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, khủng bố, bạo lực, súng ống, kéo theo phạm pháp và tù tội. Con số bệnh nhân tâm thần trong tù giờ cao hơn con số trong bệnh viện phải cần được lưu tâm. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ tâm thần từ lâu đã bị nứt gãy. Thử thách phải đương đầu không phải là sửa chữa, chấn chỉnh mà chính là xây dựng cái mới với những phương pháp khám phá con bịnh từ sớm, định bịnh, chữa và ngừa bịnh. Làm được điều ấy đòi hỏi những kế hoạch cải tổ y tế quan trọng từng bước một, may ra mới mong đạt được hiệu quả thành công.

Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo
Minority Women's Health
http://womenshealth.gov/minority-health/

Seven facts about America’s mental health-care system http://www.washingtonpost.com/blogs/wonkblog/wp/2012/12/17/seven-facts-about-americas-mental-health-care-system/

Ngược chiều gió thổi


Angelica_Generosa41

1. Một trong những câu hỏi mình đã tự chất vấn bản thân từ khi mình mười tuổi: Tại sao mình là người Việt Nam, nhưng mình phải sống bằng những giá trị đạo đức của người Trung Quốc?
Đó là mùa hè cuối cùng của thời Tiểu học, khi đó mình mượn được một cuốn “Cổ học tinh hoa” từ tủ sách của cô giáo Hương, dạy văn cấp 3 ở cùng khu tập thể nhà mình. Cô có một đứa con gái cũng bằng tuổi mình, vì chơi với bạn, mình mới có may mắn được đọc những cuốn sách không phải sách giáo khoa lớp 5. Đọc mỗi cuốn sách chỉ mất một ngày. Nhưng suy nghĩ về sách thì triền miên từ tháng này qua tháng khác, cho đến lúc nào mà có một cuốn sách mới lại choán hết tâm trí mình.
Cuốn “Cổ học tinh hoa” ngày đó dưới con mắt của một cô bé con được hiểu là những triết lý sống, những quan điểm làm người của… người Trung Quốc cổ đại. Đọc hết sách ấy, mình chỉ băn khoăn rằng: Thế người Trung Quốc bây giờ họ có sống được một cách sâu sắc thế này không? Nếu tác giả giúp ta đúc kết được hàng trăm bài học nhân sinh đắt giá từ những điển tích sách vở Tàu xa xưa, phải chăng thứ mà trong trang sách nói chính là một mẫu mực để người ngoài sách sống theo? Nhưng mình là người Tàu hay người Việt?
Đó là lý do từ sau cuốn “Cổ học tinh hoa”, mình cự tuyệt không đọc tất cả những cuốn sách nào nổi tiếng của Tàu mà người ta khen lấy khen để, từ Hồng Lâu Mộng cho tới các bộ truyện chưởng, từ Tam Quốc Diễn Nghĩa cho tới Thủy Hử. Kể cả phim! Nếu mình đọc mà rồi cũng lại chỉ để tấm tắc như mọi người, thì đọc làm gì? Nếu đọc nát nghìn trang sách chỉ để hiểu điển tích, tâm đắc thuộc làu cổ sử, nhưng chất bao nhiêu gánh nặng lên trí nhớ chỉ để hài lòng là, người khác đọc rồi mà ta cũng đã đọc, ta chẳng thua kém ai, ai nói gì ta cũng biết, thì chi bằng, đọc những bài bình sách, cảm tưởng của người đọc còn thú vị hơn. Hay bỏ thời gian ra để đọc những trang sách kém nổi tiếng hơn, nhưng tự mình rút ra được cảm nhận tươi mới, không bị ám ảnh bởi nhận xét của người khác, thì vẫn đáng để làm hơn nhiều.
Lớn hơn chút nữa, cái mình sợ nhất trên đời là một cuốn sách mang tên “Đắc nhân tâm”. Không hiểu vì sao mình lại sợ một cuốn sách Mỹ mà cho đến ngày hôm nay mình chưa hề đọc một chữ nào trong ấy? Có lẽ nỗi sợ hãi của một cô thiếu nữ là bởi, mọi bình luận sách mình đọc đều cho rằng, đó là một cuốn phải đọc nếu muốn trở thành một người thành đạt, hoàn hảo, tâm lý, được lòng người, thành công trong công việc và giao tiếp, hoàn thiện bản thân v.v… Triết lý làm người thật là quý giá. Nhưng, sự sống của mình không đáng giá sao? Sao một mặt ta kêu gọi hồn nhiên như cỏ hoa, trân trọng mỗi giọt sương, mỗi phút sống, một mặt ta cố gắng tìm hiểu xem người khác đang sống theo kiểu gì, mình nắn lại để sống kiểu gì thì vừa lòng đám đông?
Sau này ông chồng mình trở thành… chồng mình, ông ấy thường trách, vợ chẳng bao giờ tin vào kinh nghiệm của người khác, chẳng biết tránh chướng ngại vật, mà cứ phải tự mình vấp ngã!!!
Rồi trưởng thành thêm một chút nữa, vào lúc được học lý luận truyền thông, mình mới hiểu ra lý do mình đã từ chối những thứ thịnh hành trong trong xã hội: Nếu coi mỗi cuốn sách, mỗi tấm biển chỉ đường, mỗi kinh nghiệm truyền khẩu, một bài tung hô nhà văn này, một bài báo phỉ nhổ một cuốn sách khác… là một thông điệp truyền thông, thì độc giả của truyền thông đại chúng luôn mang một chút tâm lý phản đối, từ chối những thông điệp ấy. Nên độc giả một mặt tung hô và hối hả tiếp nhận, một mặt sẽ phản đối và từ chối. Và mình chỉ là một phản lực nhỏ nhoi rất bình thường trong xã hội. Chỉ là, đám đông luôn ngờ vực “phản lực” của chính họ. Còn mình, mình tin nhiều hơn vào “phản lực” nhỏ bé của mình. Dù, ta sẽ có lẽ cả đời ngược chiều gió thổi.
2. Hồi còn đi học, chừng hơn hai mươi năm trước, mình nghĩ những người thành đạt trong xã hội phải là những người đi xe máy và gặp nhau trao danh thiếp. Cho đến lúc, tự mua được xe máy và có một công việc đầu tiên được trả lương, thì nghĩ: Người thành đạt là người nổi tiếng và dư tiền mua sắm trang sức.
Vài đôi năm sau, đường đời khiến mình nghi ngờ thực tài của tất cả những người nổi tiếng mình gặp, và không mảy may thấy chút giá trị nào trên những món đồ trang sức đính bảng giá kèm nữa, thì mình nghĩ: Thành đạt là có một tổ ấm gia đình và một ngôi nhà của riêng mình.
Vào lúc có một người đàn ông nói, anh sẵn sàng trao em trái tim anh và túi tiền của anh, miễn là em ở nhà làm máy đẻ và máy giặt, máy hút bụi, thì anh sẵn sàng làm máy ATM của em, thì mình nghĩ, thành đạt là một phụ nữ tự do.
Vài đôi năm nữa trôi qua, vào lúc bối rối giữa tự do, mình nhận ra: Cái mình cần hóa ra không phải là thành đạt! Không phải là tiền, danh thiếp, ngôi nhà, những lời khen tặng. Mà là, sống theo cách của mình, nghĩ theo cách mình cảm nhận, nói những lời của chính tâm hồn mình, yêu được bản thân và tha thứ được cả những kẻ bỉ ổi. Vì ta chẳng thay đổi được cuộc sống này, nhưng ta có thể thay đổi cách sống và cách nhìn nhận.
Trang Hạ
2013