Ngày... tháng ... năm....
"Ăn cướp như tao phải đem sinh mạng ra
đặt cược. Người đời coi tao là quái vật nhưng tao nghĩ tao còn hơn khối
thằng.
Này nhé, những thằng quan quyền thi làm giàu bằng quyền lực, cái đám
thầy bà lợi dụng sự mê tín mà kiếm tiến, bọn con buôn cũng đủ trò gian
lận...Cũng toàn là lũ ăn cướp cả thôi. Con mẹ nó! " Tôi
cười, hỏi nó: " sao mày không làm như tụi nó mà vác dao vác súng ăn cướp
làm gì?". Nó nhăn mặt, đáp : " tao chỉ có cái mạng, chữ nghĩa vốn liếng
đâu mà làm như tụi nó". Nó gãi gãi cái đầu trọc, rồi
cười nói: " dù sao tao cũng không lừa gạt ai.Chó má thật!". Tôi k
biết nó chửi ai. Một lúc, nó lại bảo: " Tao ăn cướp nhưng không giết người
là được". Tôi thấy tội nghiệp sự ngây ngô của Hưng bò-
một thằng ăn cướp tôi quen trong tù.
Sau này, trong một lần 'ăn hàng" nó bị bắn chết mà chưa kịp giết ai.
Bản án tử hình chắc chắn sẽ được dành cho tôi. Giết người thì đền mạng. Đó là sự công bằng. Có gì phải ân hận và nuối tiếc? "
Tôi ngẩn lên, hỏi anh:
- Lá thư này của ai?
-Của thằng Hoàng- anh đọc hết đi- giọng anh buồn bã. Anh
trầm tư nhìn ra ngoài cửa sổ. Trông anh như có điều ray rứt. Hẳn nhiên
lá thư của một tử tù phải có gì đó liên quan đến anh.
Tôi cúi xuống và chăm chú đọc
"... Tôi cũng có một mái ấm gia đình và
một quãng đời êm đẹp. Cha tôi là thầu khai thác gỗ cho cho một căn cứ
của Mỹ và công
việc này đem lại cho gia đình tôi một cuộc sống sung túc. Ký ức về
cha tôi thật mờ nhạt, có lẽ không gì ngoài bức ảnh chụp cha tôi lúc trẻ
mà mẹ tôi để thờ và những gì mẹ tôi đã kể về cha
tôi.Ba tôi là người mồ côi, từ nhỏ sống ở cô nhi viện.
Bà má tôi
quen nhau trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài gòn.Lúc
đó, cha tôi là sinh viên trường đại học kiến trúc, còn mẹ
tôi là nữ sinh trường Gia long. Gia đình ngoại tôi giàu sang và có
địa vị trong chính quyền. Ông ngoại tôi là dân biểu, cậu tôi là trung tá
cảnh sát. Vì vậy, cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi không
được chấp nhận. Mẹ tôi đã theo cha tôi về Tây ninh sinh sống.
Lúc nhỏ, tôi ít gần ba tôi. Một phần do
công việc bà tôi thường xuyên vắng nhà.Một phần, do ba tôi là người
trầm tính, ít
nói và không hay biểu lộ tình cảm làm cho tôi có cảm giác sợ ông.
Khi má mất, tôi mới biết tôi không thể sống thiếu má tôi. Má tôi đẹp,
hiền lành và yếu đuối.Bao giờ nghĩ đến má, lòng tôi ấm lại
và thù hận trong tôi cũng bùng lên . Má tôi đã chết trong đau khổ và
tủi nhục khi tôi ngồi tù chưa được một năm.
Năm tôi 10 tuổi,trên đường chở gỗ về xe ba tôi bị trúng đạn pháo của Việt cộng.Má tôi tưởng chừng đã không sống
nổi với mất
mát quá lớn này.Đến năm 1974, Thị xã nơi chúng tôi ở cũng đã nằm trong
tầm pháo kích của Việt cộng. Má tôi đưa tôi về nhà ngoại. Ông bà ngoại
và cậu di cư sang Mỹ. Má tôi không đi nên tôi cũng ở
lại.Ngôi biệt thự sang trọng , to lớn của ngoại càng trở nên
trống vắng với má con tôi.
Sài gòn giải phóng, gia đình tôi bị xem là
thành phần tư sản phản quốc, ngôi biệt thự bị chính quyền tiếp quản
giao cho ông
Bình- một cán bộ lãnh đạo của Ban quân quản lúc đó. Má con tôi phải
dọn ra nhà kho mà ở tạm. Tôi cảm thấy uất ức vô cùng. Họ đã tước đoạt
tất cả những gì của má con tôi.Má tôi cũng nhuốm bịnh ,từ đó.
Cuộc sống của má con tôi ngày càng chật
vật. Má tôi phải gánh hàng đi bán.Tôi
vừa đi học vừa
đi làm thêm . Chính lúc đó, tôi nhận ra nỗi nhục của kẻ nghèo, thân cô thế cô.Má còn tôi đã làm
gì sai để luôn bị đối xử như kẻ có tội. Mười bảy tuổi,t tôi trở
nên lầm lì, không thích kết bạn và cộc cằn. Trong tôi, dường như lúc
nào cũng muốn bừng lên khoái cảm đập phá và tôi vẫn thường gây sự đánh
nhau.
Gia đình ông Bình giàu lên nhanh chóng như trêu chọc cuộc sống ngày càng cơ cực
của má con tôi. Tôi luôn có cảm giác mình bị cướp bóc đến trần trụi.
Ông
Bình là quan chức cao ngạo và ti tiện không kém mụ vợ. Dưới con
mắt họ, má con tôi chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu, tệ hơn còn là
những kẻ phản quốc.
Má tôi hiền lành, nhẫn nhục chịu đựng. Tôi
cũng vì thương má nên những lần có đụng chạm, tôi cố nhẫn nhịn không để
xảy ra lớn
chuyện. Nhưng tôi biết, họ luôn tìm cách tống khứ má con tôi ra khỏi khuôn viên biệt thự.Thằng
Vinh- con trai lão Bình-càng xấc xược và có lần tôi đã đánh nhau với nó.
Lần đó, nếu má tôi không hết lòng năn nỉ ,giao cả
giấy tờ nhà đất cho lão Bình, không thì tôi đã ngồi tù.
Một hôm, tôi về nhà thấy má tôi khóc tức tưởi.Đồ đạt
trong phòng tôi bị lục tung. Cũng vừa lúc đó, ông Bình cùng 2
người công
an ập đến.Tôi chưa kịp lên tiếng, họ đã còng tay tôi giải đi. Sau đó,
tôi mới biết, tôi đã ăn cắp sợi dây chuyền vàng của bà Bình! Mọi chuyện
đều do họ sắp đặt.
Tôi bị đưa đi cải tạo 3 năm. Chưa
được một năm, tôi nhận được tin má mất. Thù hận đã nuôi dưỡng tôi
cho đến ngày tôi ra khỏi tù.
Tôi bước vào cuộc sống giang hồ và tôi đã
trả thù một cách thích đáng. Tôi cùng đám đàn em đánh cướp nhà lão
Bình, đánh đập và hãm hiếp con gái lão. Tôi bước vào
tội ác dễ dàng và phấn khích.
Tôi lại vào tù và lại trốn tù. Không
bao lâu tôi trở thành đối tượng tội phạm nguy hiểm.
Má tôi đã không còn, cuộc đời tôi xem như đă chết.
Lần này- thằng Hai trọc- một thằng lừa
đảo chuyên nghiệp - đến tìm tôi, bảo tôi gia nhập tổ chức phục quốc .
Tôi bảo
:" chính trị khó chơi ". Nó nói : " dễ kiếm tiền".. Vậy là, tôi nhận
tiền tạo ra một vụ nổ để gây tiếng vang...."
*
Thấy tôi đọc xong lá thư,nh nặng nề bảo: " nó là con trai duy nhất của Công "
-Sao?- tôi thảng thốt kêu lên. Trời ơi, Thằng Hoàng lại là
đứa con trai của người bạn, người đồng chí mà anh vẫn thường nhắc đến
với tôi.
Sau Mậu Thân, anh được lệnh về Tây ninh
xây dựng lại các tuyến nội gián.Anh đã tìm đến Công- người bạn anh đã
quen và
tin tưởng trong phong trào đấu tranh của sinh viên Sài gòn. Anh đã
đưa Công vào tổ chức và hoạt động trực tiếp với sự chỉ đạo của anh.Công
trở thành thầu khai thác gổ cho Mỹ và có nhiệm vụ đều
tra tình hình các khu căn cứ của địch. Không may, một lần trên đường
chuyển gổ về một trái pháo lạc của ta đã lấy đi sinh mạng của Công. Sau
giải phóng, công việc quá bận rộn, anh chưa kịp tìm
gia đình Công thì đã ra nước ngoài tu nghiệp. Khi anh trở về, tìm
đến gia đình Công thì mới hay mọi chuyện. Thằng Hoàng đã bị xử bắn.
_ Mình là kẻ có tội với gia đình họ?- Cậu hãy viết lại câu chuyện này.
Anh ngã bịnh,
rồi mất. Theo lời anh, tôi ghi lại câu chuyện này. Cầu mong linh hồn anh
được an nghĩ
1990