" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017
Nhân Quả và Phật pháp nhiệm màu”
Phạm Phú Quãng
Đọc xong cuốn này tự dưng mình nhớ đến chuyện bác giúp việc nhà mình kể ghê. Chỉ tiếc là mình không có tài mà phù phép như ông Sướng chứ nếu không giờ chỉ cần ngồi nhà mà bán vé, trông xe cho bọn dân đen nó tham quan ngôi nhà hổ vồ thì cũng ối tiền.
Chuyện là thế này,
Ngày trước nhà mình có một bác giúp việc. Rất thật thà, chăm chỉ. Nhà mình ai cũng yêu quý bác. Duy có mỗi điều là thi thoảng bác lại thậm thụt kể với một ai đó một chuyện giật vãi cả gân.
Có hôm bác thì thào với mình rằng:
“Chú ơi, đêm qua trời nóng quá tôi mở cửa sổ. Thế nào gần sáng nghe sột soạt. Tôi dậy thì thấy ào một cái. Một con cọp chú ạ. To lắm, chừng này này(bác vong cả hai cánh tay như ôm cây cột)… Nó chồm lên đòi vồ tôi rồi nó bay qua cửa sổ ra ngoài sân. Eo ôi, kinh lắm chú ạ…”
Mình hay nghe bác kể nên cũng quen rồi. Thường thì bao giờ mình cũng gạt đi nếu thấy vô lý. Nhưng lần này quả thật trông bác rất sợ nên mình mới hỏi lại:
– Thế sau đó nó đi đâu? Cổng nhà mình khoá thế kia mà?
Bác lại thì thào:
– Nó lại bay qua hàng rào(hàng rào nhà mình cao chừng 2,5 m). Chỗ này này…
Mình bực quá bảo:
– Bác thế nào ấy, loạng quạng nhìn gà hoá cuốc. Chắc lại mơ ngủ chứ gì?
Bác thề sống thề chết rằng bác hoàn toàn tỉnh táo và nhìn thấy rõ rành rành. Con hổ nó to… khủng khiếp và trông hung dữ kinh hồn…
Thế là từ đó cứ tối đên bác đóng chặt cửa lại chẳng dám ra ngoài dù trời có nóng đến mấy. Mình có mắng rằng hổ bây giờ có con nào bọn loãng xương nó bắt nấu cao hết rồi, làm gì còn mà thả rông. Nhưng bác vẫn một mực khăng khăng rằng chưa hết đâu, vẫn còn có một con lang thang ngoài kia…
Bẵng đi khoảng một tuần, mình cũng đã quên chuyện con hổ và bác cũng đã bớt sợ hơn. Một hôm mình có việc đi sớm lúc trời chưa sáng. Mình mở cửa định dắt xe ra thì quả thật thấy một con hổ vằn vện, đốm trắng, đốm vàng. Nó ngồi chồm hỗm trước sân đang nhìn vào cái cửa sổ đóng im ỉm nơi bác giúp việc nằm. Nó phải to chừng… gấp đôi con mèo mướp nhà mình đang động tình ai oán trong bếp.
Mình liền nhẹ nhàng gọi bác dậy, kéo bác ra cửa, chỉ cho bác thấy “con hổ hung dữ kinh hồn” kia rồi mình dẫm mạnh chân. Con “hổ hung dữ kinh hồn” giật mình. Meo lên một tiếng thảng thốt và vọt qua hàng rào như một mũi tên bắn. Ngay đúng chỗ bác giúp việc chỉ hôm trước con hổ bay ra…
***
Mình vốn thích đọc, thích tìm hiểu về Phật pháp, các vấn đề tâm linh. Và luôn cố gắng hiểu nó theo hướng duy vật nhất mặc dù mình không phủ nhận hay chối bỏ những hiện tượng tâm linh, huyền hoặc.
Ví dụ như vấn đề lên đồng, gọi hồn chẳng hạn. Mình nghe ti tỉ lần “người ta nói”, chứng kiến vài lần trực tiếp và không thể hiểu được tại sao người đang sống sờ sờ lại giật đùng đùng rồi leo lẻo cái mồm bằng giọng người đã chết?
Nhưng mình lại rất ghét người nào lợi dụng chuyện huyền hoặc cho mục đích cá nhân.
Riêng ông Sướng này mình nghe báo viết nhiều, nói nhiều. Nhất là Trần Đăng Khoa và Tạ Duy Anh ca tụng ông nhiều cuốn này. Lại được biết ông sang tận Mỹ thụ giáo thầy Thích Nhất Hạnh cả thời gian dài. Ngày ngày được hầu chuyện, được nghe pháp của thầy, được vấn đáp cùng thầy… Thế nên nghiến răng bỏ hơn lít mua về đọc.
Đọc xong, cũng như chuyện gọi hồn nói trên, mình tuyệt nhiên đéo thể hiểu được các ông ca ngợi cái gì?
Tất cả các câu chuyện ông ghi chép ở trong sách(theo ông là có thật) mình cho đều là nhảm nhí. Câu view. Và nếu có điều kiện mình sẽ cố tập cho được cơ bụng 6 múi rồi về quê ông đi tìm chị Kim Oanh(như ông này nói thì oan hồn của chị rất thích giai đẹp) để hỏi chuyện cho ra nhẽ.
Mình thừa nhận ông là người từng trải. Màu sắc ông tô vẽ cho các câu chuyện cộng thêm vài sợi lông của thần đồng Khoa rắc lên cũng khiến đa phần dân đen thấy hoa mắt chóng mặt. Nhưng nếu nói sách ông giúp cho “đời hiểu đạo” hơn, giúp cho người ta thấu lẽ “nhân quả nhiệm màu” hơn, giúp cho người ta “thiện” hơn… thì mình nhổ toẹt vào.
Văn ông chỉ là loại văn thô tục, mê tín dị đoan quá trớn. Nếu ông là người hiểu Phật pháp thì rõ ràng ông đang đi ngược lời Phật dạy. Ông đang truyền bá mê tín, lừa bịp dân để bán sách.
***
Nếu ai đã đọc “Việt điện u linh”, “Nam Hải dị nhân”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Truyền kỳ mạn lục”… thì sẽ thấy rõ cái “khác”, cái “nhân văn” trong đó. Cũng là nội dung huyền hoặc, nhưng các cụ xưa đã thổi vào đó một luồng tư tưởng vượt lên trên cả cái nhìn mê tín dị đoan, khiến cho cái nhìn về mê tín dị đoan trở nên nhỏ bé và tầm thường, khiến cho người đọc bỏ qua nó mà hướng tới những điều tốt đẹp hơn rất nhiều.
Cũng như trong lời dẫn của “Việt điện u linh”:
“…Đọc xong Việt Điện U Linh Tập, ta xôn xao vì bóng dáng hùng vĩ của những vị anh hùng liệt nữ ngày hôm qua, ngày hôm nay còn đủ uy lực để làm phấn khởi cả một đoàn người hăm hở vì lý tưởng quốc gia đang rực rỡ trong đầu óc. Ta nhận thấy phải làm một cái gì như người xưa; dòng máu anh hùng bừng bừng sôi trong huyết quản. Ta không thể không thấy lòng mình dũng liệt hơn, hăng hái hơn trên đường phụng sự quốc gia dân tộc, thông dự vào một đời sống cụ thể để thực hiện cái bản chất đầy tiềm lực của con người”.
Đó mới là giá trị đích thực của một tác phẩm!
***
Quay lại chuyện ông Sướng,
Theo như ông là mong muốn để người đọc có thể hiểu hơn về “nhân quả”, và thông qua các câu chuyện “có thật” về nhân quả mà ông đưa ra sống cho tốt hơn, thiện hơn…
Vậy mà ông đưa chuyện đứa trẻ bạn ông bị “ông ngựa” canh đền vật chết một cách dã man, máu me be bét, do dám trêu ông ấy.
Theo mình, một đứa trẻ vải tuổi chưa nhận thức được gì nhiều, có lỡ trêu chọc, báng bổ thần thánh một chút thì cũng chẳng ông thần, ông thánh nào bắt lỗi chứ đừng nói gì đến phải nhận “quả” là mất đi mạng sống. Và dù chuyện ông kể có thật thì cũng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vì các cụ nhà ta đã đúc kết “không biết là không có tội”. Và quê mình cũng đầy đứa ngoan hiền, sợ thần, sợ thánh đến khiếp vía mà vẫn ngã cây chết như thường. Đến như mình hồi 12 tuổi cũng ngã cây mít cụt một ngón tay, gãy một tay, nát mặt, máu me be bét… chỉ vì nhà mình nuôi một con chó Tô cực kỳ linh thiêng mà sáng hôm đó mình lại lỡ đá đít nó mấy cái(viết theo cách ông Sướng).
Và xét về tính nhân văn thì nếu có thật chuyện ông thần ngựa giết đứa trẻ đi nữa thì có nên tuyên truyền, quảng bá sự “linh thiêng” thiếu đạo đức này cho cái xã hội vốn dĩ đã sẵn lắm kẻ bất lương đang rình rập cơ hội để hành kế bất lương này không?
Nếu có kẻ đọc chuyện này rồi nhân tiện xui người khác “trêu chọc” ông chó, ông hạc, ông rắn nào đó và ra tay sát hại họ thì sao?
Rồi đến chuyện mộ tổ bảy, tám đời nhà thần đồng Khoa. Theo như ông viết là chôn từ 1770 mà đến năm 1968, tức là 200 năm sau mà “da thịt vẫn còn tươi nguyên”. Và cũng chưa lạ bằng chuyện “toàn bộ sách chữ nho trong mộ vẫn y nguyên, xé ra giấy trắng bay lả tả(tức là phải rất khô) khắp cánh đồng…”. Với một ngôi mộ chôn ở ngoài cánh đồng vùng Hải Dương(không phải vùng núi cao) là điều không thể.
Chưa hết, chuyện anh em nhà thần Khoa bị tai nạn không chết cũng là chém gió. Mình khẳng định vậy!
Với một chiếc xe cup 82 mà ông Khoa có thể cày vài vòng dưới ruộng rồi “bay thẳng” lên đường cao hơn mặt ruộng cả bánh xe là chuyện không tưởng… Rồi đến ông anh ruột của thần Khoa đi một chiếc xe Mazda bốn chỗ đang dừng mà chỉ một chiếc bò ma chạy với tốc độ 60km/h có thể chồm lên, ngoạm trọn chiếc xe Mazda, rê đi 55 mét, xét đứt dải phân cách và thổi chiếc Mazda “bay chéo lên không trung” thêm 57 mét mới hạ cánh???
Thôi, mình để đây và đéo nói gì nữa!
Nha Trang, ngày 09 tháng 12 năm 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét