" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016
Cá chết không vô ích. 1000 lần không vô ích!
Cá chết không vô ích. 1000 lần không vô ích!
Tác giả: TS. Trần Bắc Hải (Trí thức trẻ)
.
—————–
Kể cả không tìm ra được nguyên nhân, thì chả lẽ cá chết là vô ích? Không! Một ngàn lần không.
Lãnh đạo Đà Nẵng tắm biển là bằng chứng tốt nhất cho biển sạch
“Chọn cả CÁ và NHÀ MÁY, tại sao không?”
“Chọn bắt cá tôm hay chọn nhà máy?”. Tôi chọn… tỉnh táo!
Những con cá chết đã làm nhiều ngàn ngư dân Miền Trung khốn đốn. Ngành du lịch của các tỉnh ven biển Miền Trung lao đao một thời gian vì cá chết. Nhiều quan chức bị thử thách trong vụ cá chết. Cá chết làm cư dân thành thị hoang mang.
Ts Trần Bắc Hải
Cá chết chưa tìm được nguyên nhân, vạ lây cho hơn 24.000 tiến sỹ Việt Nam: Họ bị một số người mắng chửi, cho dù trong số 24.000 tiến sĩ ấy, chỉ có số rất ít được đào tạo về môi trường, về phân tích độc học, chưa kể họ có được tham gia giải mã hay không nữa.
Mặc dù có vị tiến sỹ Việt Nam tuyên bố bài toán quá dễ, rằng nếu ông được phép thì chỉ một ngày là giải được.
Một giáo sư y khoa khác sau khi so sánh cá chết với người chết và tai họa môi trường với dịch tễ học con người, cũng bảo rằng đây không phải là bài toán khó.
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy.
Vì con người luôn luôn coi trọng tính mạng mình hơn con cá, nên nếu kiến thức và kỹ thuật pháp y đã tích lũy được để truy tìm nguyên nhân cái chết của con người là 1.000 thì với cá không chắc đã được 1-2.
Vả lại con người thì sống trên bờ, còn cá thì ở dưới nước. Con cá thở bằng mang, nghĩa là máu của nó tuần hoàn liên tục qua hệ thống mao mạch ở mang cá tiếp xúc trực tiếp với nước.
Ngay khi con cá hấp hối, chất độc trong máu của nó đã có thể qua đó mà hòa tan mau vào nước và khi đã hòa vào đại dương mênh mông rồi thì việc tìm ra chất độc có thể như đáy bể mò kim.
Bởi vậy, trong trường hợp xấu nhất, cái chết oan ức của hàng triệu con cá cũng có thể sẽ không bao giờ được tìm ra thủ phạm.
Chính phủ đã rất thông minh khi mời chuyên gia nước ngoài vào, vì tôi tin chắc, nếu cơ quan nghiên cứu của Chính phủ mà không tìm ra nguyên nhân, thì người dân sẽ nghi ngại.
Nhưng nếu là chuyên gia nước ngoài công bố, thì lại khác.
Tất nhiên, trong một đời sống có quá nhiều thứ phải đặt lên “bàn cân lòng tin”, thì tâm lý hoài nghi của người dân có cái lý của nó.
Kể cả không tìm ra được nguyên nhân, thì chả lẽ cá chết là vô ích?
Không! Một ngàn lần không.
Cá chết đã làm cho cả xã hội Việt Nam rung chuyển, rất nhiều người thường thờ ơ với thời cuộc nay cũng phải thấy rằng bài toán môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp đến họ, đến gia đình họ, chưa nói là đến các thế hệ con cháu của họ.
Mặc dù chưa một nhà máy nào bị chính thức kết tội, nhưng kiến thức của người dân về khả năng gây độc hại, tàn phá môi trường của những dự án công nghiệp như luyện thép thì lại đang được lan truyền.
Và từ cá chết, người Việt Nam sẽ thấy rõ họ có quyền chọn cả cá và sắt thép, chứ không chỉ là sắt thép như một số quan điểm nào đó.
> Xem những bài viết cùng tác giả TẠI ĐÂY
Với Formosa, ít nhất thì họ cũng được một bài học.
Sau khi bị phát hiện thải 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân lên bờ biểm Campuchia, Formosa bị buộc phải nhận lại số rác đó cùng với số đất vùng bãi rác bị nhiễm thủy ngân.
Họ đã tìm cách “mua” được một bãi rác ở bên Mỹ và rác từ Campuchia đã lên tàu định đi Mỹ thật. Nhưng chính là người dân Mỹ – cụ thể là các tổ chức bảo vệ môi trường, đã phát hiện ra, vậy là chuyến đổ bộ vào Mỹ thất bại.
Họ đành phải chở về bãi rác Đài Loan. Nhưng người dân Đài Loan cũng phát hiện ra và ngăn chặn. Cuối cùng, số rác này Formosa đành phải đem về cất ngay trong khuôn viên công ty của họ.
Do hồ sơ đen về môi trường tích lũy được trong hơn một nửa thế kỷ cùng với một tài sản khổng lồ, Formosa đi tới đâu trên thế giới cũng bị cảnh giác, đề phòng.
Khi đến Việt Nam, Formosa đã được trải thảm đỏ đón chào trong cơn khát đầu tư nước ngoài.
Nhưng bây giờ, sau vụ cá chết, họ hiểu rằng đằng sau chiếc thảm đỏ này là hàng chục triệu người dân Việt Nam mà họ có trách nhiệm về việc đảm bảo môi trường.
Họ phải vận hành nhà máy với những tiêu chuẩn khắt khe nhất để có thép nhưng vẫn phải còn tôm cá cho người Việt.
Nước thải độc hại là vấn nạn từ bản chất của công nghệ luyện thép bằng than coke. Các nước công nghiệp như Nhật Bản đang áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn thay cho lò than coke để giảm thải ô nhiễm.
Nhưng cũng như việc xử lý nước ô nhiễm trước khi xả ra môi trường, công nghệ thay thế lò coke cũng rất tốn kém.
Các thế hệ đi trước đã biết: Nếu lợi nhuận lớn, phải tự treo cổ mình lên, nhà tư bản cũng làm. Tôi xin bổ sung: Nhà tư bản luôn sẵn sàng treo cả những khách hàng ngu ngốc lên giá treo cổ.
Vụ cá chết, sẽ góp phần làm cho các nhà tư bản hiểu rằng người Việt Nam không bao giờ chịu làm những khách hàng ngu ngốc.
Cấm sử dụng hải sản trong vùng 20 hải lý gần bờ 4 tỉnh miền Trung
————
http://soha.vn/ca-chet-khong-vo-ich-1000-lan-khong-vo-ich-20160504080146268.htm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét