Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

TỨ TƯỢNG Chương 6. Tứ Tượng và khoa học hiện đại



Năm 1960, khi viết quyển Trung Dung Tân Khảo, tôi tình cờ đọc quyển The Genetic Code của Isaac Azimow. Nơi trang 162-163 của sách, Ông cho rằng cơ thể vạn hữu được cấu tạo bởi 64 Nucleotides. Mà 64 Nucleotides đó lại được cấu tạo bởi sự phối hợp của 4 acids: A = Adelynic acid; G = Guanilic acid; C = Cytidylic acid; U = Uridylic acid (A; G; C; U là ký hiệu của bốn chất acid nói trên.) Và Isaac Azimow trình bày thành đồ bản như sau:

I. AAA, AAG, AAC, AAU, AGA, AGG, AGC, AGU

II. ACA, ACG, ACC, ACU, AUA, AUG, AUC, AUU

III. GAA, GAG, GAC, GAU, GGA, GGG, GGC, GGU

IV. GCA, GCG, GCC, GCU, GUA, GUG, GUC, GUU

V. CAA, CAG, CAC, CAU, CGA, CGG, CGC, CGU

VI. CCA, CCG, CCC, CCU, CUA, CUG, CUC, CUU

VII. UAA, UAG, UAC, UAU, UGA, UGG, UGC, UGU

VIII. UCA, UCG, UCC, UCU, UUA, UUG, UUC, UUU [1]

Đọc đoạn này tôi liên tưởng ngay đến Tứ Tượng và 64 quẻ Dịch. Tôi liền thay:



Ta sẽ có 64 quẻ Dịch đúng theo thứ tự của vòng Tiên Thiên Lục Thập Tứ Quái như sau:

1. Kiền, Quải, Đại Hữu, Đại Tráng, Tiểu Súc, Nhu, Đại Súc, Thái.

2. Lý, Đoài, Khuê, Qui Muội, Trung Phu, Tiết, Tổn, Lâm.

3. Đồng Nhân, Cách, Ly, Phong, Gia Nhân, Ký Tế, Bí, Minh Di.

4. Vô Vọng, Tùy, Phệ Hạp, Chấn, Ích, Truân, Di, Phục.

5. Cấu, Đại Quá, Đỉnh, Hằng, Tốn, Tỉnh, Cổ, Thăng.

6. Tụng, Khôn, Vị Tế, Giải, Hoán, Khảm, Mông, Sư.

7. Độn, Hàm, Lữ, Tiểu Quá, Tiệm, Kiển, Tốn, Khiêm.

8. Bĩ, Tụy, Tấn, Dự, Quan, Tỉ, Bác, Khôn.

(Trong hình sau đây, bắt đầu là quẻ Kiền, số 1 hướng Nam, đi ngược chiều kim đồng hồ là các quẻ Quải, Đại Hữu, Đại Tráng, Tiểu Súc, Nhu, Đại Súc, Thái, v.v...)


Tiện đây tôi cũng muốn cống hiến quý vị một trùng hợp hết sức kỳ thú khác. Đó là Ông Lama Anagarika, người Đức, trong cuốn sách Ông viết ở Kumaon Himalaya, India, năm 1980, xuất bản ở San Francisco năm 1981, nhan đề là The Inner Structure of the I Ching, Ông cũng đem 64 quẻ Dịch so sánh với 64 Nucleotides, những yếu tố cấu tạo nên con người. Tôi bàn về vấn đề này năm 1960; sách tôi chỉ mới được in roneo, chứ chưa xuất bản. Ông Lama Anagarika viết vấn đề này, vào khoảng năm 1980. Ông không đọc sáchtôi; tôi không đọc sách Ông; thế mà lúc đem so sánh, thấy vấn đề trình bày chỉ khác nhau chút đỉnh, một chín một mười. Thấy vậy, tôi càng tin rằng: Chân lý phát xuất tự thâm tâm, cũng y thức như người xưa đã nói:

Quan Âm nghìn mắt nghìn tay,
Cũng do một điểm Linh Đài mà ra.

Đằng khác, ta có thể nhận định rằng bốn nguyên tố chính trong vũ trụ có hóa trị như sau:

H (Hydrogène) : 1

O (Oxygène) : 2

N (Azote) : 3

C (Carbone) : 4

Sau hết ta cũng nên nhắc qua rằng gần đây Léon Bourdel đã phân tính nết con người làm bốn hạng dựa vào sinh lý (4 loại máu) và nhạc lý. Theo Léon Bourdel , có 4 hạng người như sau:

1. Hạng người Hòa Âm (Harmoniques) (Dị cảm) [2] có loại máu A.

2. Hạng người Nhạc Điệu (Mélodique) (Quyền biến) [3] có loại máu O.

3. Hạng người Tiết Tấu (Rythmique) (Nhất quyết) có loại máu B.

4. Hạng người Tạp Cách (Complexes) (Dị cảm) có loại máu AB.

Đó là ít nhiều chứng minh rằng Tứ Tượng có thể cắt nghĩa được nhiều bí ẩn của cuộc đời…

CHÚ THÍCH

[1] Isaac Azimow, The Genetic Code, pp. 162-163.

[2] Dans la vie, ces tempéraments Harmoniques se comportent comme envers la musique. Ils recherchent toujours les accords affectifs avec l’ambiance. Quand ils les trouvent, ils s’épanouissent. Quand ils se heurtent à des dissonances, ils se replient sur eux-mêmes, ils se ferment, ils se révoltent, ou ils s’en vont. Ce sont les plus vulnérables au milieu extérieur, car celui-ci déclenche en eux des résonances à l’infini, et sans que le volonté puisse intervenir. Le milieu peut donc, indépendemment de leur valeur intrinsèque, les inspirer ou les éteindre, et quelquefois même les détruire. — Léon Bourdel, Group Sanguins et Tempéraments, p. 10.

[3] Le Mélodique est celui don’t l’adaptivité est la plus inconditionnelle, la plus totale. Il sent et vit comme une mélodie qui se déroule, s’adaptant aux diverses variations du milieu extérieur, ayant tendance à s’intégrer spontanément au milieu dans lequel il baigne, changeant quand le milieu change et évoluant avec lui, sans avance prophétique mais sans retard non plus. — Ib. 14.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét