" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015
CHÂN TRỜI TƯ DUY THỐNG HỢP VIỆT NAM TRƯỚC THỀM THỜI HẬU HIỆN ÐẠI
I. Tư Duy Thống Hợp Tam Giáo với Nhất Ðiểm Linh Thông
Theo học giả Nguyễn Ðăng Thục trong tác phẩm Lịch sử Tư Tưởng Việt Nam: Ý thức hệ ‘Tam giáo đồng nguyên’ là tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam từ thời Lý Trần (thế kỷ XI – XII), xuất phát từ “phong trào giải phóng Việt Nam khỏi ách đô hộ Tàu để xây dựng một nước Việt Nam độc lập ngoài quĩ đạo Trung Hoa lục địa” (1).
Vào thế kỷ XVIII, Lê Quí Ðôn [theo M. Durand, với quan điểm giáo dục hành động thực tiễn để thành công xây dựng hạnh phúc cho dân tộc, với khát vọng cao cả trong một lý tưởng hoà điệäu đại đồng (2)] đã khai triển thuyết ‘Tam giáo đồng nguyên’ đề cao tinh hoa nhân bản của ý thức hệ Thống hợp đời Lý Trần với phương châm: “Tam giáo đồng nhất thể” qua thuyết ‘Lý Khí’’ và tư tưởng “Ðồng qui nhi thù đồ” trong Kinh Dịch. Ông đã khám phá ra điển mẫu tiêu thức sơ nguyên tính sử (historical archetype) ‘Nhất Ðiểm Linh Thông’, đáp ứng xu thế û Tư Duy Thống Hợp cho thời đại [không phân biệt bản sắc, ranh giới của từng tôn giáo, vì mỗi tôn giáo đều đáp ứng một khía cạnh riêng cho đời sống đa phương, đa diện của con người] trong thực tiễn đấu tranh, chống quân xâm lược Bắc phương. Vì vậy, ông chủ trương:
a) Về đời sống tâm linh ông ca tụng ý nghĩa huyền diệu cao sâu của đạo Phật và Lão:
Giáo lý của Phật, Lão chuộng thanh đạm,siêu tịch không để cho sự vật ràng buộc, cũng là cao minh để giữ lấy điều thiện cho mình, mà đàm luận cao xa về đạo đức, nới rọâng về hình thể và thần hồn, đều có ý nghĩa huyền diệu thâm thúy. [Kiến văn — Thiền dật (3)]
b) Về đời sống xã hội ông đề cao tinh thần đạo hành động thực tiễn của Khổng học:
Vận mệnh của con người là do người ta làm ra, chẳng phải mệnh có thể chế ngự được người; cái nguyên lý trời người hợp vào một chẳng qua là thế vậy .[Lý Khí] (4)]
Tóm lại, Nhất-Ðiểm-Linh-Thông phản ánh yếu tính tâm linh con người thống hợp kết tinh của mọi nền văn hoá trong bối cảnh lịch sử của nó như C. Guignon đã minh chứng với hạn từ kép “Crossing point” về quan điểm Ngã thể học (Egoloy) với Heidegger (5). Tâm linh, theo truyền thống Ðông phương, được coi như một thực thể nội tại của con người tiếp giao với nguồn sống vũ trụ; nó biểu hiện thực thể huyền nhiệm tạo nên tâm hồn ta, là nguồn sáng trí huệ hướng dẫn mọi hành động của ta.
Với quan điểm ấy, Lê Quí Ðôn cho rằng con người tự tạo ra cái ‘mệnh’ cho chính mình vì “con người là một tiểu vũ trụ” [Nhân thân nhất tiểu thiên điạ dã (Lý Khí)] (6) và có được cái ‘thần khí’ cá nhân của đời sống tâm linh tồn tại trong trạng thái mộng mị hay ngủ say, luôn luôn giao hoà với thần khí vũ trụ:
Người đang ngủ say, chợt gọi liền tỉnh dây, đó là khí gọi thần về. Ngủ mộng thấy gặp gỡ, nói chuyện, làm việc, mừng giận, sau khi tỉnh dậy đều nhớ biết, đó là Thần động giao với Khí vậy.
[ Nhân đương thục thùy tài hoán tiện tỉnh. Khí triệu kỳ thần dã. Thùy mộng chi trung ngộ hội ngôn thuyết, động tác, hỷ nộ, giác hậu giai năng thử ức, thần động kỳ khí dã (Lý Khí )] (7).
Nhờ thần khí tâm linh huyền nhiệm (đứt đoạn / liên tục) ấy mà con người có được tiềm năng trí huệ với vai trò ngã thể ‘Nhất-điểm-Linh-Thông’ thống hợp, kết tụ mọi tinh hoa tâm linh của thời đại, có khả năng thông suốt, tiên đoán được sự xuất hiện mọi hiện tượng sự vật :
Hoạ hay phúc sắp tới tốt hay xấu ắt biết trước, vì tâm thức con người có một điểm linh thông mà Quỉ (tiềm thức) Thần (siêu thức) gởi vào đấy để bày tỏ vậy.
[Hoạ phúc tương chí, thiện bất thiêïn tất tiên tri chi, cái nhân tâm nhất điểm linh thông nhi quỉ thần thác thủ dĩ thị chi giả (Lý Khí)] (8).
Như vậy, yếu tính của Nhất-Ðiểm-Linh-Thông — Tư duy Thống hợp của các hệ thống văn hóa — là thông suốt toàn triệt mọi căn nguyên hiện tượng sự vật, là ‘thần khí”, nguồn cảm ứng dấy động sáng tạo ngôn ngữ sơ nguyên huyền nhiệm của Tính thể. Như vậy, Nhất-Ðiểm-Linh-Thông được coi như là phù hợp với một Ðiển mẫu Tư duy Thống hợp mới mà F. Capra & D. Steindl-Rast đề nghị trong tác phẩm Nhập Hồn Vũ Trụ (Belong to the Universe) cho thời đại mới của chúng ta với cả một thế hệ các nhân vật tư duy hướng về thời hậu hiện đại.
II . Tư Duy Thống Hợp Việt với Sự Gặp Gỡ Nền Văn Hoá Thứ Ba
Theo J. Brockman, trước thềm thời Hậu Hiện Ðại, ta đã thấy xuất hiện những bậc trí thức sáng tạo định hướng đáp ứng nhu cầu tư duy cho chính thời đại thế hệ của họ. Ðây là giới trí thức của nền Văn Hoá Thứ Ba đang khởi động với các bậc trí thức lớn, là những nhân vật tư duy suy niệm hay khoa học [chứ tuyệt đối không phải là các vị tiên tri siêu hình hay các nhà duy vật khoa học]. Tất cả đều là những nhân vật đầy đủ khả năng nhất trong sứ mạng lèo lái cái xã hội văn minh đa dạng hiện tại với một nền văn hoá cứu rỗi nhất vì họ là những nhà tư tưởng suy nghiệm tinh vi “đại diện mọi giới tri thức trong các lãnh vực sinh học tiến hoá, di truyền học (genetics), khoa học điện toán, thần kinh sinh lý học, tâm lý học, vật lý học” (9). Ðúng ra, theo Brockman:
Ðiều mà chúng ta muốn chứng kiến là sự trao truyền bó đuốc từ một lớp nhân vật tư duy này là những trí thức văn điển truyền thống sang một lớp trí thức mới của một nền văn hoá thứ ba đang khởi động (10).
Ý nghĩa cuộc Cách mệnh Văn Hoá Thứ Ba này chính là điểm khởi đầu cho tư duy khích động về một cuộc Cách mệnh Tâm linh Minh triết trước sự khai mở một thế giới mới (kể cả thế giới ảo với Không gian sống aỏ ‘Cyberspace’). Nền Văn Hoá Thứ Ba trước hết là do sáng kiến của C. P. Snow được đề ra năm 1963 trong tác phẩm ‘Hai nền Văn Hoá’ (The two cultures). Từ sáng kiến trên J. Brockman, trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, đã tìm kiếm gặp gỡ hầu hết các tư tưởng gia khoa học lưu tâm đến đời sống hiện tại và tương lai nhân loại để tổ chức những buổi hội thảo về nền Văn Hoá Thứ Ba ấy (11). Và tất cả những đề tài của các cuộc gặp gỡ hội thảo trên đã được ông ghi và tập trung lại trong tác phẩm chung ‘Nền Văn Hoá Thứ Ba’ theo tiến trình khám phá sự sống ngoài phạm vi điạ cầu (extraterrestrial life) với ý nghiã sự sống của chính vũ trụ và hướng đi cho thế hệ tương lai. Ta có thể điểm xuyết qua một số điều tổng kết nhận xét chung trong Lời Giới Thiệu của tác phẩm The Third Culture, được tóm lược như sau:
Nền Văn Hoá Thứ Ba gồm có những nhà khoa học và các nhà tư tưởng khác trong thế giới thực nghiệm đã thay thế các nhà trí thưc truyền thống để vạch rõ ý nghĩa thâm sâu của đời sống chúng ta và xác định lại ta là ai và là gì (tr.17).
Ngày nay, các nhà tư tưởng văn hoá thứ ba có khuynh hướng cố gắng trình bày tư tưởng thâm thúy của họ một cách dễ hiểu cho tri thức đại chúng. Ðiều thỉnh cầu của các nhà văn hoá thứ ba không phải chỉ là về khả năng sáng tác; điều mà truyền thống gọi là ‘khoa học’ thì ngày nay được hiểu là ‘văn hoá quần chúng’ (tr. 18).
Nhiệm vụ của giới trí thức bao gồm cả [sứ mạng] truyền thông . Những nhà trí thức không phải chỉ là những người am tường mọi sự vật mà còn thâu thập đúc kết mọi khuynh hướng tư tưởng của thế hệ của mình. Như vậy, một nhà trí thức phải là một tổng hợp gia, một nhà thời sự, một thông tín gia (tr. 19).
Trải qua lịch sử, đời sống trí thức đã được ghi rõ là chỉ có một số ít những người thực sự lưu tâm một cách nghiêm chỉnh đến vấn đề suy tư cho đại chúng. Ðiều mà hiện nay ta chứng kiến được là sự truyền bó đuốc từ nhóm tư tưởng gia trí thức truyền thống sang tay thế hệ mới cho những nhà trí thức của nền Văn Hoá Thứ Ba (tr. 19).
Mở đầu cho thế hệ mới này là tấm gương sáng chói của t hế giới khoa học là Albert Einstein. Và sau đây là những nhà tư tưởng tiêu biểu của cuối thế kỷ XX: những vật lý gia Paul Davy, Murray Gell-Mann, Roger Penrose, Martin Rees, Lee Smolin; những nhà sinh học tiến hoá như Richard Dawkins, Niles Eldedge, Stephen Jay Gould, George C. Williams; các nhà sinh học Brian Goodwin, Stuart Kauffman, Francisco J. Varela, các khoa học gia vi tính Christopher G.Langton, . . (tr. 20).
[Ngoài ra, còn có nhiều khoa học gia các ngành khoa học khác như khoa học xã hội, khoa học nhân văn, trí thông minh và đời sống nhân tạo, hệ thống thích ứng phức tạp, thuyết Siêu tơ trời (Superstrings), Siêu vi kỹ thuật (Nanotechnology), Hệ-gen hay bản chất cấu thể di truyền con người (human genome) với Di-văn-hoá-tử (meme), Không gian sống aỏ Cyberspace) với Thế giới ảo (Virtual world), cũng đóng góp vào nền Văn Hoá Thứ Ba ].
Nền Văn Hoá Thứ Ba cũng nêu lên những vấn đề nền tảng như: Vũ trụ đến từ đâu ? Ðời sống từ đâu mà có ? Trí óc phát sinh từ đâu ? Từ nền Văn Hoá thứ Ba sẽ phát sinh một triết học mới . . . Có những ẩn dụ mới để miêu tả bản ngã, trí óc của ta, miêu tả vũ trụ và tất cả sự vật mà ta biết được. Và chính những nhà tri thức với những ý niệm và ảnh tượng mới ấy họ lèo lái thời đại chúng ta (tr. 20-21)
Tất cả các công trình nghiên cứu về tri thức của nền Văn Hoá Thứ Ba sẽ cùng với Tư duy Thống hợp Siêu xuất đều nhằm mục đích chuẩn bị cho sự thay đổi căn bản trong việc tìm hiểu thân phận con người cũng như các động lực lèo lái biến đổi tri thức luận và phương pháp luận trong phạm vi khoa học, kỹ thuật và văn hoá với sự lưu tâm đến lẽ huyền nhiệm của vũ trụ. Ðây là đường hướng biến dịch liên tục của Ðạo như một Hiện tại Thường hằng luôn luôn phản phục hồi tác, phi tuyến tính, theo tiến trình Thời tính hoá (Temporalization). Mặt khác, đời sống tâm linh của con người không thể nào tách rời sự sống với cái nôi vũ trụ của nó. Nhưng quan trọng trực tiếp hơn cả phải nói là sự suy nghiệm về đời sống tâm linh không thể bỏ qua ngành khoa học về Hệ-gen hay [Bản-chất-Cấu-thể-Di-truyền-Loài-Người] (Human Genome) coi như mật mã di truyền (genetic code) của đời sống cá nhân và đời sống xã hội — điều mà khoa học gia Walter Gilbert (giải thưởng Nobel) coi là ‘phép màu của di truyền học về con người’ [grail of human genetics] (12) — cũng như về khoa Vũõ trụ luận Sinh vật lý học (Biophysical Cosmology) coi nguồn sống chan hoà trong vũ trụ là đặc tính nền tảng sinh hoạt của xã hội loài người.
Tóm lại, trước thềm thời Hậu Hiện Ðại, với sự chuyển biến không gian sống, với con người điển mẫu Cyborg (Người và máy cộng sinh), với “phép màu của di truyền học”, với Siêu vi kỹ thuật (Nanotechnology), tâm linh con người vượt ra ngoài vòng cương tỏa của địa cầu, phiêu bồng với vũ trụ điệu, nhập hồn vũ trụ đạo khai mở một Chân trời mới vang vọng Thời tính hoá[Hiện tại chập chờn giữa Quá khứ và Tương lai], mở đường cho TƯ DUY ÐẠO NỘI TRIỂN SINH (Underway Thinking) với cuộc CÁCH MỆNH TÂM LINH MINH TRIẾT.
III. Tư Duy Thống Hợp với Ðời Sống TÂM LINH MINH TRIẾT.
Theo viễn tượng của khoa học hiện đại thì vị thế con người và tâm linh nhân loại trong vũ trụ ngày nay sẽ được xác định lại theo những chiều kích (dimension) mới với khả năng trí tuệ thoát vượt khỏi vòng cương lãnh của điạ cầu [extraterrestrial intelligence]. Nói một cách khác, Tâm linh chỉ trở thành chiếu diệu với trí huệ toàn năng qua Minh triết như theo cổ thời với phương châm của Khổng môn: “cách vật trí tri”, và ngày nay qua những ngọn hướng đăng cuả mọi ngành khoa học chiếu dọi vào chốn thâm cung bí sử của thế giới Tính thể. Theo nhận định sau đây của D. Kevels và L. Hood, hiển nhiên là đời sống Tâm linh không thể tách rời Minh triết :
Sự khám phá về phép màu sinh học đã phát hiện từ đầu thế kỷ XX, nhưng chỉ mới đây nó mới đạt tới thời kỳ cao độ với điều phát minh mới về ‘Ðề án Bản chất Cấu thể Di truyền Nhân loại’. Tri thức về môn học này chắc chắn sẽ làm đảo lộn mọi hiểu biết về sự phát triển của con người [. . .]. Chúng tôi tin rằng những vấn đề xã hội đạo đức về di truyền học sẽ được phân tích một cách hữu ích tối đa khi chúng được kết hợp với những thực tại hiện tại vàviễn tượng tương lai của khoa học với khả năng kỹ thuật của nó (13).
Mặt khác theo S. Shennan, với tiến trình đời sống văn hoá, con người còn tự tạo hệ kế thừa thứ hai ngoài hệ di truyền mà mọi chủng loại khác không có. Hệ kế thừa thứ hai này — với ý niệm khái quát gói ghém trong hạn từ Hệ-gin-Nhiễm-sắc-thể- văn – hoá [ meme ] — đơn vị di sản thông tin văn hoá — có thể truyền từ người này sang người khác qua sự un đúc của đời sống tâm linh tập thể trong tiến trình luân lưu tàng thức di truyền Văn hoá (Implications of Cultural Inheritance Process) [coi Văn hoá như hệ thống di sản thứ hai] nên ảnh hưởng rất sâu đậm đến hành động của một cá nhân, có thể lấn át hẳn cả hệ gin di truyền (14). Do đó Văn hoá chính là cơ sở cấu thành đời sống xã hội và ta có thể coi “meme” là “gin di truyền chủng loại xã hội”.
Những điều trên đây đều hướng về tiếng gọi cho một cuộc Cách Mệnh Tư Duy nền tảng với Tư duy Nội-Triển đề cập ngay đến cả nền tảng đáy thẳm của sự hiểu biết 0hiện tại liên quan đến sử tính (historicity) và sử mẹânh (historicism theo định nghĩa của R. Aron trong Philosophie de l’histoire, 301), ràng buộc thân phận con người với vũ trụ tính huyền nhiệm của Ðạo trong một Hệ thống Sinh động mở (Open Living System) của đời sống xã hội. Ðó chính là yếu tính của cuộc Cách mệnh TÂM LINH MINH TRIẾT, tất yếu gắn liền với cuộc CÁCH MỆNH VĂN HOÁ THỨ BA, có thể làm đảo lộn mọi giá trị nhân bản truyền thống VĂN HOÁ DUY NHÂN với ý nghĩa đề cao con người là trung tâm tinh hoa độc nhất của vũ trụ với Tri thức Phê phán Khoa học luận (Epistemology) và Khoa học Liên lập (Interdisciplanary Science), nhất là với sự xuất hiện môn Tân Sinh học với đối tượng là những hệ thống phức tạp với những qui tắc năng động, đột khởi, bất thường, biến động như vũ điệu với không gian hình thái (Morphospace), không gian hình thành sắc thái cho muôn vật (15).
Ðó cũng là điều tại sao trong tác phẩm Sự Chấm Dứt Sứ Mệnh Lịch Sử và Con Người Cuối Cùng — trước quan điểm sự nghiệp thống hợp Khoa học Xã hội Nhân văn đã hoàn tất viễn tượng chuyển hướng mới — ta nhận thấy :
Fukuyama đã gạt bỏ mọi quyền lựa chọn về các quyền lực thống trị thời cận đại, như đường hướng và phương tiện sản xuất của Marx, kích thích tính dục của S. Freud, và sự thích ứng với hoàn cảnh của C. Darwin” (16).
Thực vậy, với mạng lưới thông tin thịnh hành vào đầu thập niên 90, một Không-gianï-sống-ảo [điện-tử] (Cyberspace) và Thế giới ảo (virtual world) xuất hiện, tất cả đã làm rúng động đời sống tâm linh của toàn thể loài người. Theo T. Jordan:
Không gian sống ảo [điện tư]û có thể gọi là miền đất aỏ (virtual land) với đời sống ảo và xã hội ảo [với con người ảo] vì đời sống và xã hội ấy không hiện hữu như là thực tại hữu hình (vật lý), như xã hội thực sự của chúng ta . . . Trong thế giới ảo này, mọi người sống đồng thời với đời sống thực [thường nhật]. Không gian sống ảo và đời sống ảo của nó cần đến thể thức văn hoá, chính trị và kinh tế được phân tích cho những hệ quả xã hội và ý nghĩa của chúng (17).
Như vậy, trong tương lai Tư duy Thống hợp của Nhất-Ðiểm-Linh-Thông chẳng những là Tư duy Thống hợp tư tưởng Khoa học với tư tưởng Huyền nhiệm mà còn thống hợp cả với đời sống tâm linh giao hoà giữa hai thế giới Thực và Aỏ — giữa người thực và người aỏ, giữa xã hội thực và xã hội aỏ — với con người điển mẫu Cyborg (người và máy cộng sinh) được trang bị hệ trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence), tự sáng tạo trên tiến trình sinh hoá, mở đường hội nhập vào trí thông minh vũ trụ, ngoài không gian địa cầu (cosmic intelligence, extraterrestrial intelli-gence) qua Cửa Thiên Ðàng của Không-gian-sống-ảo [The Pearly Gates of Cyber-space], khám phá không gian tâm linh mới cho đời sống đích thực của bản ngã con người thời Hậu hiện đại — rất thuận lợi cho dân tộc Việt Nam ta nếu ta khám phá được hướng đi tiền phong của tư duy tương lai nhân loại đặt cơ sở nền tảng cho khoa Tương Lai Tác Vận Học (Futuroperology).
Tóm lại, không gian sống ảo đã trở thành một thực tại mới cho đời sống tinh thần, đặc biệt cho trí tưởng tượng và ngay cả cho sự hiểu biết mới về chính ‘tự ngã’của ta (18). Chính cái sắc thái tương quan thiết yếu của không gian sống ảo có thể coi là một ẩn dụ hữu hiệu cho công cuộc thăng tiến đời sống cộng đồng nhân loại (19).
Tất cả những điều nhận xét trên đã chứng tỏ một cách hiển nhiên: sự tiến hoá khoa học và kỹ thuật ngày nay đã làm đảo lộn, biến đổi (transformation) mọi phạm vi sinh hoạt và nhận thức của con người. Nói một cách khác, đời sống của ‘mem’ (meme = di tử văn hóa) đã lấn át đời sống của ‘gen’ (gene = di tử sinh học), đặc biệt là làm đảo lộn cả thế giới tâm linh với sự sáng tạo Không gian Sống Aỏ ‘Cyberspace’. Mặt khác, xu hướng Toàn cầu hoá (Globalization) với thuyết quốc gia đa văn hoá (multiculture) vào thời đại Hai Ngàn đã đặt ra những vấn nạn nan giải cho mọi dân tộc nhược tiểu về vấn đề ‘bảo tồn bản sắc dân tộc’ (national identity), nếu như các dân tộc này không chứng minh và làm nổi bật được tinh hoa bản sắc độc đáo của mình [trong đó có số phận dân tộc Việt Nam], biết rằng tinh hoa bản sắc của một dân dân tộc chỉ được nhận diện qua tinh hoa của nền Văn Hoá Dân tộc (National Culture) kết tinh nơi Văn Hiến (Cultural Performance) thể hiện qua đời sống Tâm Linh Minh Triết (Illuminating Spiritual Wisdom Life) với vị thế hiên ngang của dân tộc ấy, trước sự xuất hiện của bất cứ chính sách ‘Ðế quốc Văn hoá’ (Cultural Imperalism) nào.
Với tính cách thống hợp theo tinh thần “Ðồng qui nhi thù đồ = Ðường lối khác nhau nhưng đều qui về một ngả” và “Nhất dĩ quán chi = Cái Một bao quát toàn thể” (Khổng Tử) [ chẳng khác gì câu phương ngôn Tây phương “Mọi con đường đều dẫn tới La Mã” và vấn đề “Thống hợp Ða / Nhất“ (Fusion of One / Multiple) của Platon] cũng như là ‘giao điểm của các hệ văn hóa’ theo tinh thần thâu hoá (acculturation) mà vẫn giữ được bản sắc truyền thống sơ nguyên (archetypical identity) của dân tộc mình theo tinh hoa cấu trúc hệ thống mở “Quần long vô thủ” hay “họ Hadron’, Nhất Ðiểm Linh Thông có thể được coi như điển mẫu một Tiêu thức Sơ nguyên Tính sử (Historical Archetype) đáp ứng cho bất cứ nền Văn Hoá Dân Tộc nào.
Minh triết (Illuminating Wisdom) là Trí huệ (Perfect Insight) gắn liền với Tác vận (Operation), với Kiện tính (Facticity), với Hiển hữu tính thể (E ksistenz), với ý thức về con người gắn liền với đời sống Cộng đồng , xác định yếu tính cho bản ngã của con người với bổn phận làm người. Trong tác phẩm Những Vấn đề Căn bản cuả Hiện tượng luận, Heidegger đã đề cập đến vấn đề bản ngã như sau :
Bản ngã chỉ tự tiết lộ trong trách nhiệm — bản ngã không phải là ý thức về một ngã thể (ego) tổng quát mà là ngã thể trong từng trường hợp riêng của tôi coi như ngã thể kiện tính cá biệt (BBP, 137).
Theo ngôn ngữ của đạo sĩ Maharishi, Tâm linh Minh triết là “nguồn suối của Tính thể thường hằng, sự luân lưu của cuộc đời, của trí tuệ, của sáng tạo, của thanh tịnh và của hạnh phúc “ (20).Và như vậy: Nó đem lại cho đời sống sự an bài tự do trường cửu, hỗ trợ thêm năng lực sáng tạo vô biên, dung hoà những giá trị trừu tượng tuyệt đối của Chân đế huyền nhiệm với giá trị cụï thể tục đế của thế gian (21 ).
Nói một cách khác, tinh thần đời sống lý tưởng cá nhân thế tục thực tiễn và đời sống hoàn hảo của cộng đồng nhất thiết mang tính cách đồng bộ, không tách rời nhau trong tinh thần minh triết. Và đó chính là điềøu mà ta cũng đã thấy được đề cập tới trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền III, năm 2003 với nhận định sau đây:
Như vậy, lăn lộn trong cuộc nổi trôi của đời sống, chúng ta ước ao có được cái nhìn [nhân bản] với một niềm tin phổ biến là nhân loại có được khả năng tiến tới những điều lý tưởng cao cả nhất.
Ðời sống cá nhân được tiếp nối với đời sống liên lập khiến cho đời sống ta thêm phong phú, càng khuyến khích ta làm cho phong phú thêm đời sốõng cho người khác, và đem lại hy vọng về một cuộc đời thanh bình, công bằng với những cơ hội may mắn cho mọi người (22).
IV. KẾT LUẬN
Lý tưởng một cuộc Cách mệnh Tư duy trên nền tảng Tâm Linh Minh Triết chỉ thực hiện được khi nền văn minh thế giới này đạt tới trình độ vô ngã như đạo sĩ Radhakrishnan đã quan niệm trong tác phẩm Một Quan Ðiểm Lý Tưỏng về Ðời Sống (An Idéalist view of Life) như sau:
Thế giới này tự hình thành bằng cách tự lột xác (self-destruction). . . Sự cố kết trong tâm hồn cá nhân và hoà điệu với ngoại cảnh , cả hai đều cần thiết cho sự tồn sinh (23).
Vả lại trong đời sống tâm linh, “Con đường tư duy không thể được vạch ra như một con đường mòn quen thuộc” (WCT, 169) như giữa vùng sa mạc hoang liêu hay chốn rừng sâu vực thẳm — nhất là cho đa số nhân loại cho đến nay chưa từng làm quen với tư duy, hay nói cho đúng “ta vẫn chưa từng tư duy” (WCT, 4). Chỉ khi nào ta dấn bước với những vấn nạn về tư tưởng nền tảng [ để tác vận ] thì đó mới thực là ta bước vào con đường ‘hành trình vương giả’ của Tư duy. Ðồng thời “Tư duy tựï nó cũng là đường đi” (WCT, 168). Con đường đi này, theo Heidegger, là con đường dẫn tới Tính thể, con đường xoay vần Tính thể, khai mở Chân trời Siêu thức, được mệnh danh là con đường TƯ DUY-[ÐẠO-NỘI]-TRIỂN-SINH hay TƯ DUY NỘI TRIỂN (Under[way] thinking), từ đó Tư Duy Dấy Ðộng (Enthinking) tự khơi động, đún đẩy giữa làn ranh Âm / Dương, Thực / Ảo, Không – Sắc / Sắc – Không, giữa Vũ và Trụ, giữa Quá khứ và Tương lai— chẳng khác gì nương theo những luống cày đã tự triển khai trên nền tảng đáy thẳm (ab-ground) với ảnh tượng “một cánh đồng mông mênh bát ngát, nơi muôn vàn hạt giống đang tranh đua đâm chồi nảy lộc” (24) khai phóng cho Tương lai.
Nơi Chân trời TÂM LINH MINH TRIẾT, với Tư Duy Nội Triển, hiện tượngï yếu tính hóa (Essentialization) của Chân tính tự dấy động trong biến cố tự xoay vần đún đẩy để tự thành (Enowning) và Chân như tự bừng sáng lên trong NHẤT–ÐIỂM-LINH-THÔNG, nơi Vương quốc Tư duy Vô hình Vô ảnh cuả nó (Invisible Kingdom of Thinking) chẳng khác gì hạt kim cương long lanh tự chiếu diệu, tự tiết lộ trước ánh bình minh vừa ló dạng vượt qua bức màn đêm đáy thẳm (ab-ground) dày đặc. . . , rồi tiếp tục vươn tới chân trời xa chơi vơi, chờn vờn nơi Chân trời Thống hợp các ‘Chân trời Chân Không Diệu Hữu’, giữa hư và thực, giữa thực và aỏ, khai mở vòm trời chiếu diệu mới cho Ðời sống Huyền nhiệm [The Life Divine, Sri Aurobhindo] với sự khai phóng Tính thể như một ‘âThông Ðiệp Sinh Mệnh Gởi Trao’ [The Fateful Sending] (LH/ BW, 231) cho thế giới Tính sử (Being-historical world) của một nhân loại lý tưởng với một nền Nhân Bản Toàn Triển trong cảnh giới TÂM LINH MINH TRIẾT, như dòng suối chảy trôi theo âm thanh vang vọng hồn nhiên trong vũ trụ; và:
Cuộc đời bày ra hình thức chẳng khác gì một bản nhạc âm điệu du dương [giữa cảnh thực và aỏ] — nhưng đâu phải do các nốt bổng trầm tiếp nối theo nhau, mà là do chủ đề nhạc cảnh tạo nên âm điệu ấy (25 ; tpdn).[Như vậy ] nguồn suối của cuộc đời con người chẳng khác gì ngọn sóng cả cuả một đại dương hằng cửu thuộc Ðại Ngã Vũ trụ, ngọn sóng mang theo nó toàn thể đại dương của đời sống vũ tru ï( 6)
Mạc Ngọc Pha
CHÚ THÍCH
1. Thục, Nguyễn Ðăng, Lịch sử Tư tưởng Việt Nam (LSTTVN), t. VI, 1992, 133-4.
2. LSTTVN, t. VII, 8-9.
3. Ðôn, Lê Quí, Vân Ðài Loại Ngữ , theo Thục, NÐ, Ibid., 27.
4. Ibid., 79.
5. C. Guignon, Heidegger & The Problem of Knowledge, i983, 86.
6. Ðôn, Lê Quí, Vân Ðài Loại Ngữ I, 71.
7. Ibid., 53.
8. Thục, NÐ, LSTTVN, t.VII , 77
9. J. Brockman, The Third Culture, 1995, 20.
10. Ibid., 19.
11. Ibid., 20.
12. D.Kevels & L. Hood, The Code of Codes, 1992, tr.VII.
13 . Ibid., tr. VII – VIII
14. S. Shenna, Genes, Memes and Human History, 2002, 7.
15. B. Goodwin, Biology Is Just a Dance, in The Third Culture [Brockman (ed.)], 1995, 96.
16. E. Breisach, On the Future of History, 1992, 52.
17. T. Jordan, Cyborpower, 1999, 1-2.
18. M. W ertheim, The Pearly Gates of Cyberspace, 1999, 100.
19. Ibid., 232.
20. Maharishi, Science of Being and Art of Living. 1995, 61.
21. Ibid., 81.
22. Tuyên Ngôn Nhân Quyền III, ISH:: What is Humanism?, 4/5
23 . Radhakhrishnan, An Idealist View of Life, 1964,243.
24 . H-G. Gadamar, Heidegger’s Ways (HV), 137.
25. H-G. Gadamar, Truth & Method, 223.
26 . Maharishi [SBAL], XVIII.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét