Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Can đảm





Chữ can viết thế này 肝, chúng ta còn đọc là gan, chính là cái lá gan trong bụng chúng ta. Nằm kế bên gan là túi mật, chứa dịch mật của gan sinh ra, Hán Việt đọc là đảm.





Văn hóa Á Đông của chúng ta coi là người có gan to, mật lớn là người dũng cảm, mạnh mẽ, không sợ gì. Chúng ta có từ can trường, hay Nôm hóa hoàn toàn là gan dạ (trường = ruột, dạ), cũng có nghĩa tương tự.

Ở phương Tây từ thời Hy Lạp cổ, người ta lại quan niệm khác về dịch mật. Y học cổ nói rằng có mật vàng tiếng Hy Lạp gọi là kholi, và mật đen gọi là melainkholi (ghép thêm chữ melan là màu đen). Không như bên mình, người ta không cho rằng tính dũng cảm liên quan gì tới mật cả. Người bị nhiều mật vàng sẽ hay cáu giận. Còn người nhiều mật đen thì hay buồn.


Quan niệm này tới nay còn sót lại trong từ vựng của các ngôn ngữ châu Âu. Tiếng Anh có chữcholeric nghĩa là hay cáu giận, hay chữ melancholy là nỗi sầu muộn. Một vài chữ khác có thành phần “chole” đều nguồn gốc ít nhiều liên quan tới mật, ví dụ như cholera hay cholesterol.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét