Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Giá Trị của Cuộc Sinh Tồn Nhân Bản


Cuộc tiến triển đời sống nhân loại như là một xã hội tổng thể chưa bao giờ ngưng nghỉ hay đến "đích". Nó là một chuỗi dài hầu như vô tận, mặc dù chúng ta nếu hiểu biết và nhận thức, đều biết sẽ đến một thời điểm "nhân loại: như chúng ta từng biết, sẽ chấm dứt như muôn loài đã từng có mặt trên địa cầu này và đã ra đi vĩnh viễn. Vì không như vũ trụ nhiên giới VÔ THỦY VÔ CHUNG, VÔ BIÊN và PHI THỜI GIAN của tính KHÔNG TUYỆT ĐỐI, "con người vật" ngẫu sinh từ TIẾN HÓA và đồng phát triển theo NHẬN THỨC và CÁCH MẠNG hướng theo ý niệm "Nhân Loại", rồi cũng đến hồi cáo chung vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, tự hủy hay bị diệt. Không thể tránh!

Cuộc nhân sinh tiến hóa và cách mạng dẫu có "thủy chung", nhưng là một chuỗi dài NỐI TIẾP TƯƠNG TÁC NHAU của những cá nhân theo ý niệm thời gian của chính chúng ta đặt ra. Và mỗi một cá nhân chúng ta cũng chỉ nhận thức được trong một đoạn đời ngắn ngủi trong cái "ba vạn sáu ngàn này là mấy". Chính vì vậy, cá nhân mỗi chúng ta phải cực kỳ may mắn mới sống được trong thời điểm của một cuộc đổi dời của nhận thức nhân loại nơi GIÁ TRỊ NHÂN BẢN ĐỔI THAY, những cuộc đổi dời giá trị sống, kết quả của hàng hàng lớp lớp người nhận thức tương tác cấu thành từ bao thế hệ trước.

Lão tử, Trang tử không thể sống ngàn năm để thấy sáng kiến của mình đã lan rộng và được trân trọng. Những cá nhân sáng kiến nhân bản, tự do, bình quyền cũng không thể sống để thấy kết quả ứng dụng được chấp nhận phổ quát và đang lan rộng. Những viễn kiến dân chủ hay cả như khoa học như Nicolas Tesla cũng không thể sống để thấy kết quả của những khám phá của mình đã lên cao và đi thật xa.

Nhưng tất cả những con người viễn kiến này, họ nhận thức được nhu cầu của hạnh phúc con người cần phải có. Cái nhu cầu mà bất cứ "sinh vật người" nào khi nhận thức đều mong muốn và tận tâm gây dựng với kỳ vọng có người nối tiếp. Bởi chính họ, khi tư duy sáng kiến, họ không mưu cầu chính họ được thực tế sống với ao ước đó, nhưng nắm chắc những nhu cầu này nó phải đến -vì đó là nhu cầu của mọi "con người," chỉ là nhận thức sớm hay muộn. Đó là những điểm chung mà chúng ta thấy ở TẤT CẢ NHỮNG VĨ NHÂN THẬT SỰ CỦA NHÂN LOẠI trải dài khắp các thời điểm lịch sử. Và lịch sử đã minh chứng họ ĐÚNG bằng chính đời sống chúng ta đang thụ hưởng những phần thành quả của họ.

Họ đã thật sự SỐNG với áp xuất của tiến hóa và đáp ứng nhu cầu cách mạng của đời sống tư duy con người xã hội.

Nghệ thuật hội họa, âm nhạc, thơ văn, từ đâu mà nảy sinh? Phải chăng tất cả cũng từ những ý niệm nhận thức giá trị đời sống ngoài nhu cầu sinh tồn tự nhiên vô thức, và muốn tạo một cái gì đó thăng hoa cho đời sống bớt khổ hạnh, gia tăng hạnh phúc? Và càng ngày càng muốn nâng cuộc nhân sinh "vật người" lên một tầng cõi để san sẻ cùng nhau cái ý nghĩa thật sự KHÔNG tuyệt đối kia? Không có những "ý nghĩa nhân tạo" đó, cuộc nhân sinh này có gì hơn bản năng tự nhiên sinh tồn: tương tranh ăn ngủ truyền giống và chết một cách vô thức.

Cảm quan vá tác động nhận thức đã khiến một buổi bình minh, một cơn gió thoảng, làm tràn đầy tâm tư "con người", tạo sự thống khoái trải dài hơn cả một bữa ăn no sau một lần lượm nhặt hay săn bắn. Một cơn mưa có năng lực đem đến mừng vui cho một mùa hái gặt no ấm, nhưng hạnh phúc từ cơn mưa với những âm thanh của giọt nước, tiếng gió, sẽ miên man dàn trải khắp nội tâm của "nhóm người vật" khi nó được nhân hóa trở thành, lời thơ tiếng nhạc, bức tranh, nó san sẻ tận hưởng lan xa không chỉ một vài nhóm người, một thế hệ người, mà hạnh phúc ý nghĩa sự sống với gió mưa trăng sao, đã được nhân hóa giao truyền cảm quan về "cái sống" của con người tâm cảm qua bao thế hệ và vượt tất cả mọi biên giới chính trị.


Những giá trị "nhân tạo" mang tính cách mạng này, khác hẳn với nhu cầu từ động lực tiến hóa. Nó không chỉ tự tồn mà cộng hưởng. Nó không chỉ nâng "vật" lên thành "người", mà kéo người lại gần nhau, và rồi kéo cả vạn vật chúng sinh lại gần nhau hơn nữa khi nhận thức được, hay giúp "con người" nhận thức được giá trị tính không tuyệt đối trong cái bản năng sinh tồn tương tranh hữu hạn vô nghĩa. Nó giúp cho "con vật người" một ý nghĩa "con người" để sống thoải mái hạnh phúc trong cái hữu vi hữu hạn vô nghĩa vô thức. Đây chính là nền "văn minh" thật sự "nhân loại": hiện sinh phi hủy.

"Loài người" không thể quay ngược hủy bỏ nhận thức "nhân tạo" để sinh hoạt như một sinh chủng vô thức như muôn loài. Nhưng nó có khả năng sinh sống cộng hưởng với muôn loài và như muôn loài bằng "nhận thức" tính không tuyệt đối. Tính không tuyệt đối cho nó cái BIẾT của NHU CÀU TIẾN BỘ, và cái HIỂU của sự HOANG TƯỞNG TIẾN BỘ TỰ HỬY. Cho nên, Nó, con ngưởi nhận thức, có thể cày bừa trồng cấy tự nhiên đúng cách, không phải vì không biết "kỹ thuật khoa học" mà chính vì đã biết và đã hiểu tác hại của kỹ thuật nhân tạo gây ra cho hạnh phúc cộng hưởng của "đời sống" và "sự sống".


NÓ, con người nhận thức MUỐN TÌM HIỂU THÊM về VŨ TRỤ ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHÍNH NÓ CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ CAO NGẠO ĐIÊN RỒ CHINH PHỤC hay SỐNG MÃI MUÔN ĐỜI trong Vũ trụ!

Nghĩa là nó hiểu ra được "cái biết nhân tạo" của chính nó, dùng "cái hiểu biết nhân tạo"để sống "tự nhiên hơn" giảm thiểu mức lụy vật nhân tạo. Sống tự nhiên với "sự hiểu biết kỹ thuật nhân tạo" khác với sống tự nhiên vì không biết hoặc chưa biết kỹ thuật nhân tạo. Bởi kẻ không và chưa biết kỹ thuật nhân tạo, sẽ vụng về phi tự nhiên, và rồi háo hức quay cuồng khi tiếp cận "kỹ thuật nhân tạo" không thấy được tác hại của nó. Kẻ biết và hiểu kỹ thuật nhân tạo, sẽ thuần phác đúng cách có nhận thức, và dửng dưng, né tránh kỹ thuật nhân tạo vì nhận thức hệ quả của nó.

Không phải chỉ có Lão Tữ hay Trang Tử cách đây hàng ngàn năm "điên rồ" coi việc "cơ khí cơ tâm" là nguy hiểm cho sự sống, cho hạnh phúc, mà ngay chính nhà sinh học tiến hóa Ernst Mayr cũng từng nhận định rằng chính cái "thông minh kỹ thuật nhân tạo" của con người sẽ giết chính họ nhanh hơn các loài sinh vật "ngu tối" khác. Theo nghiên cúu sinh học các loài sinh thực vật, Ernst Mayr nhận thấy các loài "thông minh tính toán" có đời sống ngắn và tuyệt chủng nhanh hơn các loải "ngu si nhỏ bé tự nhiên" như các vi khuẩn và các loài bọ. Riêng các loài "thông minh" tuổi tồn tại như một chủng loại chỉ khoảng 100 ngàn năm. Điều này đặc biệt ĐÚNG với loài người văn minh, chúng ta tự tạo điều kiện lối sống "văn minh kỹ thuật", không theo tiến hóa, khiến đời sống chúng ta hôm nay hoàn toàn nhân tạo lệ thuộc những "điểu kiện nhân tạo" (máy lạnh, lò sưởi, quần áo ấm, nấu nướng thức ăn, tẩy trùng v.v), đến nỗi một đứa trẻ hay ngay cả một người lớn KHÔNG THỂ SINH TỒN ngoài thiên nhiên nổi một tuần. Nắng không ưa, mưa không chịu, thức ăn, nước uống hơi lạ, không nấu không lọc là nhiễm trùng nhuốm bệnh, đi bộ một đoạn đã ngã gục vì đã quen xe cộ máy móc không xử dụng chân tay v.v chưa kể mất cả khả năng tự túc sản xuất lương thực, hoàn toàn lệ thuộc hệ thống máy móc mua bán nhân tạo. (Có những kẻ hôm nay, thức ăn có sẵn còn không biết cách nấu nướng, chứ chưa nói khi giao cho một miếng đất sẽ không biết trồng cái gì!)

(Mayr estimated the number of species since the origin of life at about 50 billion, only one of which "achieved the kind of intelligence needed to establish a civilization." It did so very recently, perhaps a hundred thousand years ago. It is generally assumed that only one small breeding group survived, of which we are all descendants, apparently with very little genetic variation. What we call "civilizations" developed near the end of this brief moment of evolutionary time, and are "inevitably are short-lived."

Mayr speculates that higher intelligence may not be favored by selection. The history of life on Earth, he concluded, refutes the claim that "it is better to be smart than to be stupid," at least judging by biological success: beetles and bacteria, for example, are far more successful than primates in these terms, and that is generally true of creatures that fill a specific niche or can undergo rapid genetic change. He also made the rather somber observation that "the average life expectancy of a species is about 100,000 years.")
Hôm nay, người nhận thức tìm biết và hiểu "kỹ thuật nguyên tử, hóa vi quang" để né tránh nó, ghê tởm nó. Kẻ chưa hiểu biết săn lùng mơ ước nó.

Như Carl Sagan đã mơ ước và nhắn nhủ vì Ông đã HIỂU cái BIẾT của mình:


""Người ta cho đến nay vẫn nói rằng khoa thiên văn học là một tiến trình(trải nghiệm) làm khiêm tốn và xây dựng nhân cách (người ta- vì hiểu biết thêm về vũ trụ sẽ nhận ra được sự nhỏ bé không chỉ của cá nhân mình mà của cả cái "thế giới tưởng là vĩ đại" của mình-người dịch chú thích). Có lẽ không còn minh chứng nào rõ rệt hơn về sự điên rồ tự phụ của con người bằng cái hình ảnh xa tít này của cái thế giới nhỏ xíu của chúng ta. Với tôi, nó nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta để đối xử tử tế với nhau hơn và giữ gìn và trân trọng cái dấu chấm xanh mờ nhạt đó, mái nhà duy nhất mà chúng ta từng biết đến. "" It has been said that astronomy is a humbling and character-building experience. There is perhaps no better demonstration of the folly of human conceits than this distant image of our tiny world. To me, it underscores our responsibility to deal more kindly with one another and to preserve and cherish the pale blue dot, the only home we've ever known. Carl Edward Sagan
Khi càng biết và càng hiểu về VŨ TRỤ, về "kỹ thuật nhân tạo" về cái "tưởng là vĩ đại tiến bộ" của mình, người ta lại càng gần với nhau, gần với nhiên giới hơn, hiện sinh hơn và bớt hoang tưởng điên rồ cao ngạo hơn. Và ngược lại khi không hoặc chưa hiểu, người ta càng thánh hóa "kỹ thuật nhân tạo" về hướng tự hủy, tự tạo bất hạnh cho chính mình bằng chính ước muốn điên rồ thành quả của mình.

Cuộc tử sinh của muôn vật, có con người trong đó, là một phần cực nhỏ của cái thế giới "có" cái hữu thể hữu vi, cái thế giới VẬT. Con người, từ cảm quan và rồi nhận thức tạo ra một thế giới TÂM (ý niệm), một thế giới NHÂN TẠO ĐẶC THÙ TRIỆT ĐỂ của TƯ DUY NHẬN THỨC, tự tạo cho chính mình để giảm thiểu bất hạnh, hay chính xác hơn tạo thêm một giá trị sống đẹp, trong một ý nghĩa tạo an hòa cộng hưởng với đồng loại và muôn loài trước khi trở về với cái KHÔNG TUYỆT ĐỐI, cái bản thể tuyệt đối thường hằng của vũ trụ.

Lão tử nhận thức thật rõ ràng. Lão tử không chỉ là người tiên khởi nhận thức được tác hại của "kỷ cương giềng mối" nhân tạo (chính trị- luân lý) và chủ trương phi quyền chính, mà còn đi xa hơn ở một tầng cách sống (nguyên lý của Đạo bước lên trên kỹ xảo). Tiếc rằng cái nhóm dân Đông phương cực kỳ thấp kém tối dạ bái vật tham sinh úy tử, đã không chỉ bỏ thêm tạp niệm vào Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh mà còn biến những tư tưởng tiến bộ này thành "tôn giáo" với cái ham muốn thấp hèn ngu muội "đi tìm trường sinh bất tử".

Cuộc nhân thế vận chuyển không ngừng nghỉ từng sạt na. Khồng tử khi xưa nhận định như giòng nước chảy ngày đêm không ngưng nghỉ (thệ giả như tư phù bất xả trú dạ (逝者如斯夫, 不舍晝夜). Nhưng cuộc nhân thế sẽ chấm dứt, không chỉ với từng cá nhân "con người" mà cả cuộc "nhân thế"-mà- chúng- ta- đang- gấu- ó -tương- tranh- phát- minh- tàn- diệt-lẫn-nhau -rồi- ghi-chép "sách sử" cũng sẽ biến mất. Dài lắm cũng chỉ trăm ngàn năm. Chúng ta đã đến khoảng 70 ngàn năm rồi. Cái thái dương hệ cũng sẽ biến mất. Cái thiên hà cũng thay dổi biến dạng.

Kẻ kém trí, thấp hèn thiển cận, suy nghĩ theo "thời gian" nhân tạo, hàng ngàn triệu năm v.v cho là xa vời! Ngay với cái ý niệm. dù SAI về thời gian hàng ngàn tỉ năm cũng đã trôi qua để CÓ CHÚNG TA HÔM MAY. Và đương nhiên cái hàng- ngàn- tỉ-năm đang trôi nhanh đến để chúng ta biến mất và chẳng còn cái gọi là thời-gian nữa!

Ôi cái thời gian do chúng ta qui ước đặt ra để đo lường sự thay đổi thật hữu hạn trong vô thường. Sự thay đổi vô thủy, vô chung. Phật không thể mường tượng ra từ ngữ để diễn đạt hết được cái nhanh biến của nó, chỉ gọi là sạt na. Khoa học hôm nay cũng chỉ đo tạm đếm theo giây và năm ánh sáng (thời gian và không gian). Vũ trụ vô thủy vô chung phi thời gian. Không có cái tư duy của chúng ta, không có thời gian, sat na hay năm tháng, hay phần ngàn, phần tỉ của "giây".

So ra cuộc tử sinh "ba vạn sáu ngàn ngày" của mỗi cá nhân chúng ta , và ngay cả của chủng loại chúng ta (100 ngàn năm), quá ngắn ngủi so với vô thường vô thủy vô chung- để cuồng vọng bất cứ một điều gì, ngoài một đạo sống ngay hiện tại với chính nó: một nụ cười với đồng loại, san sẻ bớt bất hạnh, tháo gỡ bớt điên cuồng.

Nhân Chủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét