Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Những Điển Hình Tâm Địa Bán Khai




Cách đây 40 năm, sau biến cố 30-4-1975, và thập niên 80s hàng triệu người từ Việt Nam, Miên, Lào, và một số các sắc dân trong vùng đông nam á đã rời bỏ đất nước họ hàng loạt vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng có chung một mẫu số: KHÔNG MUỐN SỐNG TẠI QUÊ HƯƠNG của HỌ nữa! Họ phải trả giá cuộc đổi đời này, trước tiên là vàng bạc, bản thân, và có thề là cả mạng sống. Ngoài những nhóm tự túc tổ chức riêng tư, còn có những nhóm con buôn tổ chức vượt biên làm giầu chuyên nghiệp- theo mô thức buôn chở người (Human trafficking)- trong mô thức này, đứng đầu là nhà nước . Nhà nước  không chỉ tổ chức các cuộc chở người ra biển, mà trong cuộc chiến Viêt hoa họ còn tổ chức các cuộc chuyển người qua biên giới với lợi tức không chỉ tính theo số lượng ký vàng mà với cả các tài sản nhà cửa của những người ra đi bỏ lại. Kỹ nghệ buôn chuyển người hàng loạt này kéo dài đến cuối thập niên 80s. Người ta có thể vì những lý cớ chính trị đặt tên khác nhau cho nó: thuyền nhân, tị nạn, kinh tế, buôn chở người lậu v.v Nhưng bản chất sự việc vẫn chỉ là một: Những nhóm người không còn muốn sinh sống tại đất nước của họ nữa- vì bất cứ lý do gì, và những nhóm cung cấp dịch vụ chuyên chở đáp ứng nhu cầu- hợp pháp hay không hợp pháp- tùy diễn giải nhu cầu chính trị- nhưng nguyện vọng của con người đi tìm cuộc sống tốt hơn- tuyêt đối chinh đáng dưới bất cứ tình huống nào.



Nhưng đây không phải là chủ đích của bài viết nhỏ này.

Hôm nay, cùng một tình trạng tương tự, hàng ngàn người đang vượt thoát biến loạn tại Phi châu, những biến loạn do chính "lòng nhân đạo dân chủ" của LHQ và Âu Mỹ tạo ra, để đi tìm cuộc sống tốt hơn... Nhưng họ đang bị các nhà nước Âu Mỹ Úc dùng bạo lực quân sự để ngăn chặn họ thay vì cúu vớt trong tinh thần trách nhiệm. Tình trạng nhà nước dùng bạo lực ngăn chặn và làm nản lòng những người vượt thoát khỏi quê hương của họ, không phải hiện nay mới xảy ra. Nó đã từng xảy ra trong lịch sữ di dân của loài người từ khi định chế tập quyền chính trị hình thành. Và ngay cuộc rồi bỏ quê hương của các dân Đông Dương sau 1975 cũng từng bị các nhà nước liên hệ tìm đủ cách bạo lực ngăn chặn đe dọa. Mã lai, Thái Lan, Nam Dương đã có lúc bắn xả vào thuyền nhân. Các nhà nước Âu Mỹ có thời điểm ra lệnh cấm không được vớt hoặc bắt giam (Hong Kong, Măcu) v.v Nhưng trong những phản ứng "bình thường bạo lực" của nhà nước như vậy, thời điểm này đã nổi bật lên một cao trào dân sự biểu tình chống lại nhà nước của chính họ hành xử bạo lực bất nhân đối với những người trốn bỏ quê hương tìm lẽ sống. Một số thuyền trưởng còn can đảm hy sinh cả nghề nghiệp , sự nghiệp chấp nhận bị qui án để sẵn sàng cúu vớt những người vượt biên này!

Câu hỏi mà Tôi, một người từng đã có số phận như tấm hình trên, muốn đặt ra không phải cho dân bản xứ Âu Mỹ Úc. mà cho chính những con người từng như Tôi, những kẻ từng vô định trên những con thuyền, chiếc ghe đó, từng được các hội đoàn dân sự bênh vực để được tiếp nhận - và trợ giúp ngay cả những ngày tháng đầu tiên lôi thôi nhếch nhác đặt chân lên xứ sở của họ, bây giờ ở đâu? Sao không thấy mặt trong những cuộc xuống đường biều tình hôm nay bênh vực những thuyền nhân từ Phi Châu -Ả Rập?

Việc trốn tránh của những kẻ từng trải qua một đoạn đời trong cuộc "buôn chở người" này thật đáng lên án, nhưng chưa tồi bại và đáng khinh bỉ bằng chính những kẻ từng kinh qua thảm cảnh này- cách đây 30-40 năm lênh đênh, nhếch nhác, phập phồng chờ được một cá nhân dân sự hay hội đoàn dân sự bảo trợ để được thoát cảnh vô định, nay đã không chỉ tránh né, mà một số lớn lại thì thụp to mồm chỉ trích lên án bỉ nhổ những nạn nhân đồng loại, đồng cảnh và đồng hành xử như họ!

Tâm địa của đám sinh vật người này đúng là của loài ký sinh nhơ bẩn, bởi chúng chỉ biết leo bám và bòn hút vào cho bản thân, chứ không biết nhả ra san sẻ.

Thật là tởm lợm cho những bọn người vật như thế- nhưng vẫn đang đều đặn có mặt tại các đền thờ chùa chiền, giáo đường, các trụ sở dân chủ nhân quyền!!!

Quí vị có nhìn ra bọn ghê tởm này không? Nếu gặp bọn chúng, xin đừng phí bãi nước bọt!

Nhân Chủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét