Điều tôi muốn trao đổi ở đây là cần đặt và nhìn nhận Hội Nhà văn và cả Văn đoàn Độc lập (kỳ vọng được công nhận) trong một bối cảnh rộng hơn về vấn đề các hội ở Việt Nam để có cái nhìn bình tĩnh và khách quan hơn. Bản chất vấn đề về cơ bản không phải là bản thân Hội Nhà văn, mà sâu xa hơn, nó nằm trong đặc điểm và cách vận hành của thể chế chính trị hiện hành.
Hội nhà văn Việt Nam, tổ chức được nhà nước công nhận,
sắp tổ chức Đại hội toàn quốc trong năm 2015.
Tôi là một độc giả yêu văn học. Nghề nghiệp của tôi giúp tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tổ chức xã hội và chính trị -xã hội ở Việt Nam (VN). Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một cách nhìn của cá nhân tôi đối với Hội Nhà văn Việt Nam từ một góc độ rộng hơn về hội ở Việt Nam, nhân việc Hội Nhà văn đang chuẩn bị đại hội toàn quốc trong bầu không khí có bất đồng.
Hội Nhà văn và chính trị
Trước hết tôi nghĩ rằng Hội Nhà văn Việt Nam cũng là hội được “nuôi” giống như Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Đoàn Thanh niên và ở Việt Nam được gọi là tổ chức “chính trị-xã hội”. Cho nên nó đương nhiên thể hiện những căn bệnh của hệ thống, nghĩa là hội, nhưng lại được Nhà nước trả lương, nên nó phải làm hai nhiệm vụ: nhiệm vụ xã hội, hay nghề nghiệp của một hội, và nhiệm vụ “chính trị tư tưởng”mà Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam kỳ vọng ở nó.
Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên thì đã có những đề xuất như cho thành Bộ Phụ nữ và Bộ Thanh niên như một số nước đã làm - Nguyễn Điệp Hoa
Cái chéo ngoe này của các hội nhà nước gần đây được thảo luận rất nhiều. Nhiều ý kiến nói rằng nếu là nhà nước trả lương cho bộ máy và làm nhiệm vụ chính trị, hay quản lý nhà nước thì cho hội thành cơ quan nhà nước cho nó chính danh, còn là hội hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn thì tự nuôi, nhà nước không nên can thiệp. Chưa biết bao giờ việc này ngã ngũ. Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên thì đã có những đề xuất như cho thành Bộ Phụ nữ và Bộ Thanh niên như một số nước đã làm.
Dù chưa có quyết định về việc này thì tôi nghĩ rằng đó cũng là một tín hiệu tốt là người ta nhận thấy vấn đề và muốn thảo luận hướng giải quyết.
Hội Nhà văn hơi đặc thù hơn vì nó là hội của những người sáng tạo văn học. Nhiều nhà văn không muốn nó dính líu đến chính trị hay bị chính trị chi phối như ở giai đoạn trước, nhưng chuyện văn chương lại là chuyện tư tưởng, chuyện tự do suy nghĩ, mà chính trị thì lại ngại chuyện này, nên mới không buông nó ra.
Vì các nhà văn về bản chất là tự do suy nghĩ nên Hội Nhà văn có lẽ là hội thường bị cật vấn nhiều nhất bởi các hội viên. Có những cái cật vấn đến mức như đòi Hội Nhà văn phải làm sao tạo được nhiều trường phái sáng tác! Có vẻ Hội Nhà văn chẳng làm được nhiều những điều đáng ra nó phải làm, dính đến chính trị chẳng được ai thích, nhưng ở Việt Nam mà không phải là hội viên của nó thì có vẻ như người cầm bút chưa yên tâm nên nhiều người vẫn xếp hàng nộp đơn nhiều năm để có cái danh nhà văn Hội mang lại.
Ở trong một cái bòng bong như thế, không phải nhà văn nào cũng thật sự ý thức được rõ ràng về tự do sáng tác cá nhân và trách nhiệm của Hội Nhà văn đến đâu.
Thiếu tự do hay thiếu tài?
Tự do là gì là một trong những câu hỏi khó nhất và có quá nhiều câu trả lời lẫn lộn. Bạn làm nghệ thuật ở một nước độc đảng, bạn kêu không có tự do. Nhưng nếu cho bạn sang châu Âu hay Mỹ, liệu bạn có cảm thấy đạt được tự do hoàn toàn hay không? Tưởng có, nhưng có khi lại là không.
Một lễ kết nạp hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, với
Chủ tịch Hội, nhà thơ Hữu Thỉnh đứng thứ ba (trái sang, hàng đầu).
Không là vì rằng điều đó còn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Xin được kể một câu chuyện:
Trong nhiều cuộc họp tôi được dự của các tổ chức ngoài nhà nước (bây giờ bắt đầu được gọi rõ ràng hơn là xã hội dân sự), rất nhiều người vẫn nói rằng phải làm thế nào kiểm soát, định hướng báo chí, nếu không họ viết sai tràn lan. Nhiều người còn đòi nhà báo lấy tin, viết bài xong phải đưa cho họ đọc, kiểm tra lại để đảm bảo chính xác!
Không nói thì chúng ta cũng hiểu: Căn bệnh đòi kiểm soát này rõ ràng được mang từ trong hệ thống Đảng và nhà nước ra.
Họ đi ra từ đấy, họ muốn tạo dựng cái mới, nhưng đầu họ vẫn nghĩ như nhà nước. Hầu như ai cũng tin là mình đi ra khỏi hệ thống thì sẽ làm được cái mà trong hệ thống mình không làm được! Nhưng thực tế, có những căn bệnh nhà nước nó ăn sâu vào tiềm thức rồi nên khó mà nhận ra được trong bản thân từng người, và vì thế không dễ mà gột được nó đi! Đa số bị rơi vào trường hợp như thế. Một người bạn của tôi nói vui rằng “Thôi, phải chờ đến F2!” (trong sinh học được dùng để chỉ thế hệ thứ 2).
Xin lấy một ví dụ khác là có nhà văn tuyên bố: “Tôi đi ra khỏi Hội Nhà văn tôi thấy tự do hơn!”.
Nghĩ thêm một chút thì thấy tuyên bố này có lẽ chưa rõ ràng lắm. Ở trong Hội, anh vẫn là anh, mà ra ngoài Hội anh vẫn là con người anh! Nếu anh tuyên bố thế thì có phải anh thừa nhận rằng tự do là cái ở bên ngoài anh mang lại. Nhưng nhà văn mà trông chờ vào tự do là cái ở bên ngoài mình mang lại thì đã chẳng bao giờ có những tác phẩm tuyệt vời được viết trong ngục tù và xiềng xích!
Thắng trói buộc bên ngoài
Hội nhà văn Việt Nam, tổ chức được nhà nước công nhận,
sắp tổ chức Đại hội toàn quốc trong năm 2015.
Tôi là một độc giả yêu văn học. Nghề nghiệp của tôi giúp tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tổ chức xã hội và chính trị -xã hội ở Việt Nam (VN). Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một cách nhìn của cá nhân tôi đối với Hội Nhà văn Việt Nam từ một góc độ rộng hơn về hội ở Việt Nam, nhân việc Hội Nhà văn đang chuẩn bị đại hội toàn quốc trong bầu không khí có bất đồng.
Hội Nhà văn và chính trị
Trước hết tôi nghĩ rằng Hội Nhà văn Việt Nam cũng là hội được “nuôi” giống như Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Đoàn Thanh niên và ở Việt Nam được gọi là tổ chức “chính trị-xã hội”. Cho nên nó đương nhiên thể hiện những căn bệnh của hệ thống, nghĩa là hội, nhưng lại được Nhà nước trả lương, nên nó phải làm hai nhiệm vụ: nhiệm vụ xã hội, hay nghề nghiệp của một hội, và nhiệm vụ “chính trị tư tưởng”mà Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam kỳ vọng ở nó.
Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên thì đã có những đề xuất như cho thành Bộ Phụ nữ và Bộ Thanh niên như một số nước đã làm - Nguyễn Điệp Hoa
Cái chéo ngoe này của các hội nhà nước gần đây được thảo luận rất nhiều. Nhiều ý kiến nói rằng nếu là nhà nước trả lương cho bộ máy và làm nhiệm vụ chính trị, hay quản lý nhà nước thì cho hội thành cơ quan nhà nước cho nó chính danh, còn là hội hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn thì tự nuôi, nhà nước không nên can thiệp. Chưa biết bao giờ việc này ngã ngũ. Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên thì đã có những đề xuất như cho thành Bộ Phụ nữ và Bộ Thanh niên như một số nước đã làm.
Dù chưa có quyết định về việc này thì tôi nghĩ rằng đó cũng là một tín hiệu tốt là người ta nhận thấy vấn đề và muốn thảo luận hướng giải quyết.
Hội Nhà văn hơi đặc thù hơn vì nó là hội của những người sáng tạo văn học. Nhiều nhà văn không muốn nó dính líu đến chính trị hay bị chính trị chi phối như ở giai đoạn trước, nhưng chuyện văn chương lại là chuyện tư tưởng, chuyện tự do suy nghĩ, mà chính trị thì lại ngại chuyện này, nên mới không buông nó ra.
Vì các nhà văn về bản chất là tự do suy nghĩ nên Hội Nhà văn có lẽ là hội thường bị cật vấn nhiều nhất bởi các hội viên. Có những cái cật vấn đến mức như đòi Hội Nhà văn phải làm sao tạo được nhiều trường phái sáng tác! Có vẻ Hội Nhà văn chẳng làm được nhiều những điều đáng ra nó phải làm, dính đến chính trị chẳng được ai thích, nhưng ở Việt Nam mà không phải là hội viên của nó thì có vẻ như người cầm bút chưa yên tâm nên nhiều người vẫn xếp hàng nộp đơn nhiều năm để có cái danh nhà văn Hội mang lại.
Ở trong một cái bòng bong như thế, không phải nhà văn nào cũng thật sự ý thức được rõ ràng về tự do sáng tác cá nhân và trách nhiệm của Hội Nhà văn đến đâu.
Thiếu tự do hay thiếu tài?
Tự do là gì là một trong những câu hỏi khó nhất và có quá nhiều câu trả lời lẫn lộn. Bạn làm nghệ thuật ở một nước độc đảng, bạn kêu không có tự do. Nhưng nếu cho bạn sang châu Âu hay Mỹ, liệu bạn có cảm thấy đạt được tự do hoàn toàn hay không? Tưởng có, nhưng có khi lại là không.
Một lễ kết nạp hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, với
Chủ tịch Hội, nhà thơ Hữu Thỉnh đứng thứ ba (trái sang, hàng đầu).
Không là vì rằng điều đó còn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Xin được kể một câu chuyện:
Trong nhiều cuộc họp tôi được dự của các tổ chức ngoài nhà nước (bây giờ bắt đầu được gọi rõ ràng hơn là xã hội dân sự), rất nhiều người vẫn nói rằng phải làm thế nào kiểm soát, định hướng báo chí, nếu không họ viết sai tràn lan. Nhiều người còn đòi nhà báo lấy tin, viết bài xong phải đưa cho họ đọc, kiểm tra lại để đảm bảo chính xác!
Không nói thì chúng ta cũng hiểu: Căn bệnh đòi kiểm soát này rõ ràng được mang từ trong hệ thống Đảng và nhà nước ra.
Họ đi ra từ đấy, họ muốn tạo dựng cái mới, nhưng đầu họ vẫn nghĩ như nhà nước. Hầu như ai cũng tin là mình đi ra khỏi hệ thống thì sẽ làm được cái mà trong hệ thống mình không làm được! Nhưng thực tế, có những căn bệnh nhà nước nó ăn sâu vào tiềm thức rồi nên khó mà nhận ra được trong bản thân từng người, và vì thế không dễ mà gột được nó đi! Đa số bị rơi vào trường hợp như thế. Một người bạn của tôi nói vui rằng “Thôi, phải chờ đến F2!” (trong sinh học được dùng để chỉ thế hệ thứ 2).
Xin lấy một ví dụ khác là có nhà văn tuyên bố: “Tôi đi ra khỏi Hội Nhà văn tôi thấy tự do hơn!”.
Nghĩ thêm một chút thì thấy tuyên bố này có lẽ chưa rõ ràng lắm. Ở trong Hội, anh vẫn là anh, mà ra ngoài Hội anh vẫn là con người anh! Nếu anh tuyên bố thế thì có phải anh thừa nhận rằng tự do là cái ở bên ngoài anh mang lại. Nhưng nhà văn mà trông chờ vào tự do là cái ở bên ngoài mình mang lại thì đã chẳng bao giờ có những tác phẩm tuyệt vời được viết trong ngục tù và xiềng xích!
Thắng trói buộc bên ngoài
Vấn đề là làm sao cái tự do bên trong luôn mạnh mẽ và chiến thắng cái trói buộc bên ngoài. Nếu lực bên trong không mạnh hơn thì sáng tạo là quá trình khổ ải! Nguyễn Điệp Hoa
Nghệ sĩ sân khấu Chí Trung có diễn một tiểu phẩm chế giễu những người làm nghề sáng tạo, nhưng toàn đổ lỗi vì bên ngoài mà họ không thể viết được, mà thực chất nguyên nhân là bất tài. Tiểu phẩm đại ý thế này: Một ông nhà văn cầm bút lên, nhăn nhó suy ngẫm để viết một tác phẩm lớn… Cầm bút lên một lúc ông bỗng thấy lạnh, ông quấn chăn lên người. Chưa viết được gì, ông lại thấy khát, lại không viết được… Rồi lúc tưởng lóe lên được ý tưởng thì ông lại nghe thấy tiếng ồn, khiến ông phải lấy bông bịt tai để tập trung. Rồi bỗng chốc lại thấy con ruồi đậu lên tờ giấy quấy rối…Tóm lại là ông đánh vật với những thứ bên ngoài và rốt cục ông hét lên kiểu như “Thế này thì còn sáng tạo làm sao được nữa!”
Khi không có động lực thật sự mạnh mẽ bên trong, con người sẽ chỉ luôn thấy hoàn cảnh có lỗi. Vấn đề là làm sao cái tự do bên trong luôn mạnh mẽ và chiến thắng cái trói buộc bên ngoài. Nếu lực bên trong không mạnh hơn thì sáng tạo là quá trình khổ ải!
Tự do là của người sáng tác, là cái bên trong thiêng liêng, không nhà tù nào lấy đi được cái tự do tư tưởng thiêng liêng ấy, cũng chẳng có xã hội tự do nào ban tặng được cho người sáng tạo nghệ thuật cái tự do ấy! Nói cho cùng, nhà văn ý thức được tự do đến đâu, anh có tự do đến đấy. Chân trời của anh dừng ở nơi mà tài năng của anh chỉ mở được đến đó. Chừng nào hội viên còn nghĩ rằng Hội Nhà văn phải mang đến cho họ tự do sáng tác, chừng đó họ còn tự nằm trong cái rọ do chính mình tạo ra.
Nói đến ảnh hưởng của chính trị, nếu người lãnh đạo chính trị nói tôi muốn kiểm soát nhà văn, không được nói cái tôi không muốn nghe, thì đấy là cái ý muốn của họ thôi. Họ có thể làm tất cả những gì họ muốn vì họ có quyền lực trong tay, kể cả cấm in tác phẩm mà họ thấy “có vấn đề”, thì nói cho cùng họ cũng đâu có lấy đi được cái tự do tư duy trong đầu mỗi nhà văn nếu nhà văn thật sự có tự do trong bản thân mình.
Một Văn đoàn Việt Nam Độc lập gần đây đã ra tuyên bố thành lập Ban vận động của mình với nhiều thành viên khi đó đang là hội viên Hội nhà văn VN.
Vấn đề then chốt nhất vẫn là tài năng. Nếu có tác phẩm hay chưa xuất bản được ở đây, bây giờ, như một số nhà văn đã nói, thì cất trong ngăn kéo chờ thời, hay in ở nước ngoài! Đâu có ai cấm được cái này?
Cần có tinh thần xây dựng
Ở Việt Nam, một số nhà văn vận động thành lập Văn đoàn Độc lập. Nếu không phải là một hội về văn chương thì chắc chả ai để ý vì thực chất đây chỉ là một tổ chức phi chính phủ nhỏ. Nó rất bình thường. Ở Việt Nam có hàng trăm tổ chức như vậy hoạt động. Việc nó được xem như cái gì đó quá khác biệt đã cho thấy có thể có một chút lệch lạc trong tư duy của những người quan tâm đến nó.
Việc một hội mới có tôn chỉ mục đích riêng được lập ra không nên được hiểu cần có nghĩa là để phủ nhận một hội đang có. Vì sao cả hai cái cây không thể cùng mọc, hai bông hoa không thể cùng nở? Tôi tin cả Hội Nhà văn và Văn đoàn Độc lập chắc chắn đều chia sẻ những giá trị chung là chất lượng nghệ thuật của văn học và tự do sáng tác. Cả hai đều cần được tôn trọng trong cách làm của mình.
Đồng ý rằng Hội Nhà văn cũng như rất nhiều hội nửa hội-nửa nhà nước, có rất nhiều bất cập, nhưng tôi không tán thành thái độ đả kích Hội Nhà văn ở một số nhà văn. Như trên đã nói, nó là một thực thể sinh ra từ hệ thống này và nó mang những hạn chế của hệ thống này. Nếu bạn thích, bạn sinh hoạt với nó, nếu không thích bạn đi ra và làm cái bạn thích hơn. Nhưng làm cái bạn thích hơn không đồng với nghĩa với việc bạn làm tốt hơn, trừ khi bạn chứng minh được giá trị gia tăng mà bạn mang lại. Nhưng cái đó hãy để xã hội và bạn đọc đánh giá là bạn đang làm tốt hơn.
Việc một hội mới có tôn chỉ mục đích riêng được lập ra không nên được hiểu cần có nghĩa là để phủ nhận một hội đang có. Vì sao cả hai cái cây không thể cùng mọc, hai bông hoa không thể cùng nở?
Nguyễn Điệp Hoa
Nên, điều tôi muốn trao đổi ở đây là cần đặt và nhìn nhận Hội Nhà văn và cả Văn đoàn Độc lập (kỳ vọng được công nhận) trong một bối cảnh rộng hơn về vấn đề các hội ở Việt Nam để có cái nhìn bình tĩnh và khách quan hơn. Bản chất vấn đề về cơ bản không phải là bản thân Hội Nhà văn, mà sâu xa hơn, nó nằm trong đặc điểm và cách vận hành của thể chế chính trị hiện hành.
Hiện có thể “cái chậu” pháp lý nó mới chỉ đủ cho một cái cây. Thay vì chỉ trích, đả phá cái cây đang có, nên chọn cách mang tính xây dựng hơn, nghĩa là vận động để có “cái chậu” lớn hơn cho nhiều “cây” cùng mọc.
Cũng có thể vận động chính sách cùng khối xã hội dân sự ở VN để tìm một môi trường có sự công nhận về mặt pháp lý rộng rãi hơn đối với các thiết chế dân sự, vận động chuyển những hội như Hội Nhà văn thành một hội mang tính nghề nghiệp thuần túy, hay công nhận những hội sáng tạo văn học khác chỉ như những hội nghề nghiệp như rất nhiều hội nghề nghiệp khác, vv… Điều này đòi hỏi các thành viên tích cực phải ngồi với nhau, thảo luận cùng nhau trên tinh thần xây dựng và hợp tác.
Từ kinh nghiệm tiếp xúc với các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp, hay chính trị-xã hội của tôi ở Việt Nam, tôi cho rằng các nhà văn nên tìm hiểu và học cách làm mang tính xây dựng của khối xã hội dân sự, nơi hiện có hàng ngàn tổ chức, nhóm xã hội lớn nhỏ, làm trăm thứ việc mỗi ngày, từ hỗ trợ người nhiễm HIV, ung thư, người khuyết tật v.v... cho đến vận động sửa đổi luật pháp và chính sách, những người chia sẻ với nhau rất sâu sắc tầm nhìn về một xã hội công bằng, dân chủ và tốt đẹp hơn và biết cách hợp tác với nhau hơn vì cái chung.
Nguyễn Điệp Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét