" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015
Việt Nam Có Độc Lập Tự Do Từ Chính Quyền Trần Trọng Kim Hay Không?
Nguyễn Mạnh Quang
▪ I. Rượu giả, bằng cấp giả và độc lập giả
Những thứ bằng giả, dù có ghi Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, Cử Nhân, cũng chỉ là để khoe chơi, hoặc treo tường trang trí, để lấy oai với người ít học, để gạt cử tri khi ra ứng cử chức vụ dân biểu, hay để... lấy vợ. Đúng ra không thể dùng để nạp đơn đi làm, trừ phi có hãng nào lớ ngớ nhận bằng giả mà không cần biết học trình.Nói đến chữ “độc lập” mà Nhật ra lệnh cho Quốc Trưởng Bảo Đại tuyên bố vào ngày 11-3-1945, các sử gia đều cho nó là thứ giả hiệu. Nó giống như cái nhãn hiệu rượu Martell dán ngoài ve, nhưng bên trong thì lại là nước trà hay xá xị. Nó cũng giống như tấm bằng giả hay “bằng cấp đồ chơi”, (xem bogus degrees http://www.counterfeitdegrees.com/law/) đơn giản vì là một chính phủ không có quân đội để lo việc quốc phòng, không có cảnh sát để ổn định xã hội, cũng không có tiền trong tay, lãnh lương từ Nhật. Một chính phủ chìm nổi với Nhật, Nhật thua thì chính phủ cũng dẹp ngay lập tức, dù cho các thành phần trong chính phủ có là rồng hay phụng, trí thức hay ngu dốt, sang hay hèn, đẹp trai hay xấu trai, cũng không có cách nào gọi là "độc lập, tự do".
- Độc lập của giặc ngoại xâm ban cho giống như mảnh bằng cấp giả vậy. Trên thế giới này không ai công nhận cái độc lập giả đó cả, chỉ có một số người theo chủ trương há miệng chờ sung rụng và cho rằng "không cần tranh đấu thì rốt cuộc cũng được độc lập" mới có thể nói mà không hề biết ngượng.
Đối với “bằng giả”, các công sở lớn ở Mỹ ít khi bị gạt, vì họ không chỉ ngồi nhà xem đơn hay chờ người đến xin xỏ hay khoe khoang bằng cấp. Công ty thường cử người đến tận các trường học đáng tin cậy để mướn sinh viên sắp ra trường. Họ không cần xem bằng cấp, mà chỉ xem học bạ. Sinh viên phải học “lòi con mắt”, mài mòn cả đũng quần, vật lộn với đống sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, thức thâu đêm suốt sáng, chạy đôn chạy đáo từ phòng học này đến lớp học khác, năm này sang năm kia mới tích lũy được những thành tích trong học bạ.
- Độc lập có được phải là do đấu tranh của dân ta, đổ mồ hôi nước mắt và máu xương qua nhiều năm tháng mới có được, cũng giống như tờ học bạ vậy. Nó có được người lãnh đạo mưu lược, sáng suốt, và gương mẫu, cảm phục được lòng người, vì thế nó có được thực lực, có quân đội và có lòng dân. Đó là thứ độc lập có thật, làm rung động cả thế giới.
Chưa hết, sau khi được đi làm, người có học bạ thực sự lại phải tiếp tục tu nghiệp mãi mới giữ được giá trị mảnh bằng của mình. Nếu không được sử dụng, chỉ một hay hai năm, mảnh bằng sẽ bị mất giá trị.
- Độc lập của nước ta cũng vậy, phải được liên tục bảo vệ bằng mồ hôi của từng người dân, nó không phải chỉ là một bức tranh treo tường, hay chỉ là những trang web tạo "sử giả."
Viết sử cũng vậy, muốn có được thẩm quyền phán xét lịch sử, người viết không phải chỉ có cái bằng hay cái chữ GS hay TS dính tòng teng bên cái tên là đủ, hoặc chỉ xem một vài tấm hình, hai nghe một vài người kể lại là có thể kết luận một vấn đề. Bởi ít ai có thể ở khắp mọi nơi vào cùng một thời điểm, huống chi cũng không sống vào thời điểm đó, do đó phải nhẫn nại nghiên cứu thật nhiều sách vở, tham khảo nhiều nơi, như ráp một bức tranh toàn cảnh, ngoài ra còn có các yếu tố thời sự và bản chất vấn đề mới có được công tâm và thấy được sự thật.
Trong bài viết này, tác giả (PCD) cho là Bảo Đại đưa ra những quyết định vào thời điểm tháng 3 và tháng 4 năm 1945 (dưới quyền thống trị của quan thày Nhật Bản) là vô cùng tốt đẹp, và tin tưởng những tuyên bố đó của Bảo Đại (sau khi người Nhật ra lệnh cho ông tuyên bố độc lập) mà không cần biết đến các yếu tố thực tế và căn bản có thực sự xảy ra hay không. Ông Phạm viết như sau:
“… người viết xin gửi tới các bạn đọc, đặc biệt là các nhà tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do và dân chủ, một vài nhận định về những gì Hoàng Đế Bảo Đại và vị thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập là nhà giáo kiêm học giả Trần Trọng Kim cùng với các bộ trưởng của ông, đã làm, trong một thời gian ngắn ngủi hơn ba tháng của năm 1945, từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 6 tháng 8 năm 1945, để xây dựng một chính thể dân chủ lâu dài cho đất nước và ban hành các quyền tự do cho người dân từ cách nay ngót 70 năm bằng những đạo luật không phải là không tiến bộ. Đây là một việc làm mà 70 năm sau với ít nhất ba thế hệ đã qua đi một cách uổng phí, với hàng triệu sinh mạng đã bị hi sinh cùng với máu và nước mắt của người dân lành vô tội, người ta vẫn chưa muốn làm hay chưa làm được..” (1)
Khi quân cướp nước còn nắm chặt binh quyền và tiền ngân khố, chỉ cho phép chính quyền tay sai làm một số việc hành chánh, và sinh mệnh đất nước nằm trọn trong tay của giặc, thì chính quyền đó hoàn toàn không có tố chất để đứng vững, làm sao có thể gọi là độc lập, tự do. Những gì chính quyền đó có thể làm là điều mà chính người Nhật cũng biết: chỉ là lâu đài xây trên cát, tha hồ mà vẽ rồng vẽ phượng trên đó. Một người viết sử không thể hồ đồ dựa vào cái bánh vẽ mà tưởng thật.
▪ II. Phán Đoán Lịch Sử Không Thể Dựa Vào Những Lời Tuyên Bố Chưa Thực Hiện.
Những tuyên bố của Bảo Đại mà tác giả PCD ghi nhận trong bài viết của ông, là những lời hứa vào thời điểm ông ta làm theo lệnh của Nhật. Những lời đó cũng không khác chi trường hợp Liên Minh Xâm Lược Pháp cao rao chiêu bài “đem văn minh đến khai hóa dân tộc Việt Nam” khi họ đem quân đánh chiếm nước ta làm thuộc địa vào giữa thế kỷ 19. Và cũng giống như vào năm 1946, trong khi toàn dân ta đang lao vào cuộc kháng chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp-Vatican, thì các cán bộ truyền giáo Ki-tô tuyên truyền :
“Chính sách thực dân, dưới mắt các nhà luật học và luân lý học vẫn là một việc hợp lý, vừa giúp ích cho nhân loại, vừa là hành vi nhân đạo. Chính sách thực dân giúp ích cho nhân loại mỗi khi một dân tộc không đủ tài lực để khai khẩn những ruộng đất, hầm mỏ, rừng rú mà giời đã ban cho. Một dân tộc không tự trị nổi cần phải nhờ đến sức bảo hộ của một nước ngoài. Hơn nữa, chính sách thực dân có tính cách nhân đạo ở chỗ: một cường quốc khai hóa cho một nước mà nền văn minh còn thô sơ.” (2)
Tác giả PCD đã bỏ qua hoặc quên tìm hiểu xem con người của ông Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy đã được giáo dục như thế nào trong thời gian sống với gia đình dưỡng phụ và cuộc sống của ông vua này từ khi hồi hương về Việt Nam ngồi trên ngai vàng (6/9/1932) cho đến khi ông bịNgô Đình Diệm truất phế vào ngày 23/10/1955.
Có một sự trùng hợp khá đặc biệt, trong thời gian cách nhau có vài tuần, nhà giáo sử học Trần Gia Phụng cũng đưa ra bài viết (2/16/2015) đề cao Nội Các Trần Trọng Kim với chủ tâm cũng giống như ý đồ của tác giả PCD trong bài viết đang đề cập ở trên. Cả hai người đều dựa vào những lời nói tốt đẹp, đánh giá dựa vào các nhân vật "trí thức khoa bảng" để làm cơ sở lý luận cho nền độc lập, và tiếc hùi hụi vì cái độc lập đó đã chết yểu trong 3 tháng! Suốt chiều dài lịch sử chống Pháp, chưa có một nhà trí thức khoa bảng tân học (theo Tây) nào dấn thân vào những công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ngoại trừ những người theo phong trào Việt Minh.
Tác giả PCD có thể cho rằng vì Việt Minh cướp chính quyền vào ngày 19/8/1945, cho nên Vua Bảo Đại không có đủ thì giờ để cụ thể hóa những quyết định và những lời tuyên bố của mình. Thế nhưng, lịch sử cho thấy ông đã có nhiều thời gian. Vào đầu tháng 6/1948, Bảo Đại lại được Liên Minh Xâm Lược Pháp đưa lên thành lập chính quyền mà chính ông làm Quốc Trưởng cho đến ngày 23/10/1955. Một thời gian 7 năm làm Quốc Trưởng, mà ông vẫn không cụ thể hóa (thi hành) những lời mà ông đã tuyên bố cũng như các quyết định mà ông đã ban hành trong mùa hè năm 1945!
Những gì hai tác giả PCD và Trần Gia Phụng viết trong các bài viết của họ là hoàn toàn đựa vào những gì ông Bảo Đại và ông Trần Trọng Kim nói hay tuyên bố nhiều hơn là dựa trên hoàn cảnh thực tế khi hai nhân vật lịch sử này không thể làm được những gì một cơ chế độc lập thực sự có thể làm được. Ngày nay chúng ta dư biết, một chính quyền muốn làm bất cứ điều gì cũng cần được quốc hội chuẩn chi, tức cho tiền. Trong lúc tiền còn trong tay giặc ngoại xâm, quân đội cũng trong tay họ, thì dẫu có hàng tá bằng cấp, in được ngàn trang sách, làm vạn bài thơ, thì tự do độc lập cũng chỉ là một cái bánh vẽ hay trên giấy tờ mà thôi.
▪ III. Nhật lập chính phủ Trần Trọng Kim để rảnh tay đối phó khi bị quân đội Đồng Minh tấn công.
Nếu các nhà viết sử và các chứng nhân đương thời đều khẳng định rằng ông Ngô Đình Diệm được người Mỹ và Vatican sử dụng làm tay sai cho cả hai thế lực Mỹ và Vatican, thì họ cũng khẳng định rằng Vua Bảo Đại và ông Trần Trọng Kim được người Nhật sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu cấp thời của họ trong việc ổn định xã hội Việt Nam. Nhật làm vậy để cho họ được rảnh tay đối phó với tình hình chiến sự vào lúc đó đang bị quân đội Đồng Minh (Hoa Kỳ và Liên Sô) đang tấn công như vũ bão vào Nội Khu Phòng Thủ và chính quốc Nhật Bản.
Cũng nên biết rằng, năm 1945, cả hai ông Bảo Đại và Trần Trọng Kim đều biết rõ, người Nhật sử dụng họ để làm những việc mà họ ra lệnh, chứ họ không thể làm những việc mà người Nhật không cho phép làm. Hơn nữa, số phận về quyền lực cũng như quyền hạn mà họ được người Nhật trao cho để thành lâp chính phủ chỉ có thể chìm nổi và tồn tại với những bước thăng trầm và tồn tại của người Nhật ở Đông Dương mà thôi. Vì thế, khi các nhà lãnh đạo phe Đồng Minh gửi tối hậu thư cho chính phủ Đông Kinh ngày 26/7/1945 (3) , thì ông Trần Trọng Kim đã phải vội vã đệ đơn xin từ chức ngày 5/8/1945, để cùng chìm xuồng với quyền lực của người Nhật ở Việt Nam.(4) Và chiều ngày 22//8/1945, “Vua (Bảo Đại) tần ngần trước chín đỉnh đồng cao lớn ở sân Thế Miếu, lui tới sân rồng trước điện Cần Chánh đăm chiêu đi một mình và khi về cung vào đêm 22 cho gọi Ngự Tiền Văn Phòng (Phạm Khắc Hòe) đến phán,“Trẫm đã quyết định thoài vị.”(5)
Người viết không có ý định đem hai nhân vật Bảo Đại và Trần Trọng Kim ra bàn luận làm gì vì về mặt chính trị trong giai đoạn Nhật sắp bị Đồng Minh đánh bại, việc làm của hai ông không có gì đáng nói. Thế nhưng, bây giờ có một số người muốn dùng thủ đoạn bốc thơm hai nhân vật này để lên án, miệt thị, triệt hạ và phủ nhận sự thành công của cuộc chiến giành độc lập trường kỳ và gian khổ của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh, mưu đồ vừa để tôn vinh và phục vụ cho các thế lực ngoại thù mà họ hay phe phái họ là thành viên trong đó, vừa xí xóa những khu rừng tội ác phản quốc của ông cha họ từ năm 1954 trở về trước, và của chính bản thân họ từ năm 1954 cho đến ngày 30/4/1975. Vì thế chúng tôi bắt buộc phải nói chi tiết về hai nhân vật này để độc giả có thể nhìn thấy sự thật lịch sử mà người ta đã cố tình làm như không biết đến.
▪ IV. Nhân Vật Trần Trọng Kim Và Nội Các Trần Trọng Kim
Trước hết xin nhắc lại, lúc đó (vào ba năm chót của Đệ Nhị Thế Chiến) Nhật Bản đang bị Quân Đội Đồng Minh tấn công vào nội khu phòng thủ và chính quốc của họ. Nhật chọn ông Trần Trọng Kim, và giao cho Bảo Đại bổ nhiệm ông làm thủ tướng để thành lập nội các để đáp ứng cho nhu cầu cấp bách của họ lúc bấy giờ ở Việt Nam. Có như thế họ mới được rảnh tay đối phó với tình hình chiến sự lúc bấy giờ đang bị yếu thế trước Quân Đội Đồng Minh.
Những dữ kiện khách quan sau đây ngày nay có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng, tóm tắt như sau. Ông Trần Trọng Kim sinh ngày 1/1/1883 tại Dân Phố, tỉnh Hà Tĩnh, qua đời ngày 2/12/1953, thọ 70 tuổi. Khởi đầu, ông được huấn luyện làm nghề thông ngôn, tốt nghiệp vào năm 1903, và hành nghề này cho chính quyền Bảo Hộ Pháp ở Bắc Kỳ. Năm 1908, ông được học bổng của Trường Thuộc Địa theo học ngành sư phạm rồi hành nghề dạy học. Năm 1942, ông được bổ nhậm làm thanh tra tiểu học.
Về văn học: Ông biên soạn khá nhiều tác phẩm về giáo dục như Sơ học luận lý(1914), (1914), Vương Dương Minh (1914), Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941), Luân lý giáo khoa thư (1916), Sư phạm khoa yếu lược (1916), Sơ học An Nam sử lược (1917), Sư phạm yếu lược (1918), Việt Nam sử lược (1919), Truyện Thúy Kiều chú giải (1925), 47 điều giáo hóa triều Lê (có bản dịch ra tiếng Pháp- 1928), Nho giáo (3 tập từ 1930-32), Vương Dương Minh (1934), Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938), Phật Lục (1940), Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943), Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ), Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941). (Trần Trọng Kim, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Về chính trị: Theo Wikipedia, ông đã từng gia nhập nhóm Tam Điểm (http://en.wikipedia.org/). Sau này, ông theo Nhật, có lẽ là để chống Pháp. Vì thế mà ông bị Pháp truy lùng và được Nhật giúp đỡ chạy trốn sang Singapore để thoát thân. Về lập trường chính trị của ông, sử gia Phạm Hồng Tung ghi nhận trong cuốn ”Nội Các Trần Trọng Kim – Bản Chất, Vai Trò Và Vị Trí Lịch Sử” như sau:
“Tiếp đó, Nội Các Trần Trọng Kim tuyên cáo với quốc dân rằng, 'Muốn giữ vững nền độc lập, “quốc dân ta phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á, vì cuộc thinh vượng chung của Đại Đông Á có thành thì sự độc lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoáng qua.'
Về bối cảnh lúc đó, Nội Các Trần Trọng Kim nhận định: “Hiện nay thế giới còn ở trong vòng chiến tranh, công việc kiến thiết quốc gia còn gặp nhiều khó khăn. Lại vì bom đạn của quân địch (NMQ: Quân Đồng Minh) đang tàn phá làm cản trở sự lưu thông, khiến cho mấy mươi vạn người sinh trưởng trên khoảng đất phì nhiêu mà đành phải chết đói. Ở trong vòng kiềm tỏa, điều đó có thể hiểu được là Nội Các của Trần Trọng Kim không thể công khai lên án Quân Nhật, nhưng với lời tri ân như trên, với tuyên bố với “nước Đại Nhật Bản”, và với việc gọi phe Đồng Minh là “quân địch” như trên, Trần Trọng Kim và nội các của ông ta đã thẳng thắn xác định rằng họ đứng trong hàng ngũ của phe trục phát xít trong việc phân chia trận tuyến của cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai.” (6)
Nội các Trần Trọng Kim, từ trái sang phải : Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim (bị micro che mặt), Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thi (ảnh Trung Bắc Chủ Nhật, 20.5.1945, Thư viện Quốc gia Pháp) http://www.diendan.org/.
Thực ra, từ khi Nhật trờ thành hùng mạnh và trở thành thành viên của phe Trục cùng với những chiến thắng của Nhật ở Á Châu và của Đức + Ý ở Âu Châu vào giữa thập niên 1930 cho đến năm 1945, có rất nhiều tổ chức và cá nhân người Việt theo Nhật chỉ vì bản chất xu thời, đánh hơi được thời cuộc, chứ không có mục đích gì khác hơn là mong muốn được Nhật sử dụng làm con cờ chống lại chính quyền Pháp ở Đông Dương. Sách Việt Sử Khảo Luận – Cuốn 4 ghi nhận sự kiện này như sau:
“Ở Bắc Bộ có:
1.- Đại Việt Quốc Gia Xã Hội (gọi vắn tắt là Đại Việt Quốc Xã) do ông Nguyễn Xuân Tiếu sáng lập vào năm 1936.
2.- Đại Việt Quốc Dân Đảng của nhóm Trương Tử Anh.
3.- Đại Việt Dân Chính Đảng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn (Khái Hưng, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long…) thành lập vào năm 1940. Nguyễn Tường Tam bỏ trốn sang Tầu hồi năm 1942.
4.- Tân Việt Quốc Dân Đảng của nhóm Nguyễn Thế Nghiệp, Nhượng Tống….
Ở Trung Bộ có mấy đảng thân Nhật là (VNChiêu 1984 tr 22., 42-44)
1.- Tân Việt Nam Đảng do Nhật bảo trợ, với Tôn Quang Phiệt, cộng sản nằm vùng làm tổng thư ký.
2.- Đại Việt Phục Hưng Hội của nhóm Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm thành lập từ hồi 1942, liên lạc với hoàng thân Cường Để ở Nhật.
Ở Nam Bộ có những đảng thân Nhật là:
1.- Việt Nam Phục Quốc Hội của bọn Trần Trung Lập, Hoàng Lương cũ, nay do Trần Văn Ân lãnh đạo, đã được Nhật đưa đi lánh mặt ở Singapore hồi năm 1943, nay được đưa trở về Sàigòn ngày 28/5/1945. Ân được Minoda chọn làm chủ tịch “Hội Đồng Nam Kỳ”.
2.- Giáo phái Cao Đài của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và ông Phối Sư Trần Quang Vinh.3.- Giáo phái Hòa Hảo của Đức Thày Huỳnh Phú Sổ.” (7)
Người viết không biết ông Trần Trọng Kim nằm trong đảng phái nào trong các đảng thân Nhật trên đây. Những mục đích trong việc ông tìm cách kết thân với người Nhật thì chắc chắn là giống như các đảng phái hay các tổ chức thân Nhật như đã nói ở trên.
Có một điều chắc chắn là trong các Đảng Phải thân Nhật trên đây không có thực lực về quân sự, không có hạ tầng cơ sở được tổ chức ở rải ở khắp mọi nơi trong toàn quốc. Tất cả đều hành động theo bản chất xu thời và đều có chủ trương hành động theo sách lược “há miệng chờ sung rụng”, hoàn toàn trông cậy vào người Nhật về quân sự để đưa họ lên cầm quyền, rồi làm theo sự sắp xếp về chính trị và theo lệnh truyền của Nhật. Chính quyền Bảo Đại hay nội các Trần Trong Kim được đưa Nhật đưa lên cầm quyền cũng hành động theo sách lược của chủ trương “há miệng chờ sung rụng” như vậy. Vì thế mà nội các này không có bộ quốc phòng, và cũng không có bộ công an, dù muốn có, cũng không thể có và cũng không dám có. Chính vì thế mà khi người Nhật thắng thế thì họ hồ hởi hò reo đi theo người Nhật, và khi người Nhật bị thảm bại, thi họ cũng bùi ngùi đau sót và phải tính bài “tẩu vi thượng sách”. Cũng vì thế mà vào đầu tháng 8/1945, khi nhận thấy rằng quân đội Đồng Minh đã tấn công vào Nội Khu Phòng Thủ cũng như tấn công thằng vào chính quốc Nhật Bản, và thấy rẳng ông chủ người Nhật không còn cách nào tồn tại ở Việt Nam được nữa, thì ngày 5/8/1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim liền đệ đơn từ chức và ngay sau đó được vua Bảo Đại chấp nhận vào ngày 6/8/1945. Tính ra nội các Trần Trọng Kim cho tồn tại được có 3 tháng 18 ngày. (17/4/1945-6/8/1945).
Nhận xét về “công” và “tội” của Nội Các Trần Trọng Kim, sách Nội Các Trần Trọng Kim viết:
“Nội Các Trần Trọng Kim chỉ có thể coi là đã đóng trọn vai trò của một chính phủ bù nhìn thụ động, không có công tích cũng không có tội trạng gì đặc biệt với quan thày Nhật. Đây là điều khác biệt căn bản giữa Nội Các Trần Trọng Kim với một số chính phù bù nhìn, tay sai đắc lực của Nhật như Chính Phủ Ba Maw ở Myanmar, Chính Phủ Laurel ở Philippines hay Chính Phủ Uông Tinh Vệ ở Trung Quốc.” (8)
Trước thực trạng nước nhà như thế, với chính quyền “bù nhìn thụ động” như thế, rõ ràng là cuộc tổng khởi nghĩa do Mặt Trận Việt Minh phát động cướp chính quyền vào ngày 19/8/1945 từ trong tay người Nhật là chính đáng và cần thiết, vì nó đáp ứng được nhu cầu của lịch sử. Cái chính quyền bù nhìn này không còn có liên hê gì với Mặt Trận Việt Minh vì ông Trần Trọng Kịm đã chính thức từ chức từ ngày vào ngày 6/8/1945. Nói rằng Mặt Trận Việt Minh lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim để giành chính quyền là bóp méo sự thật lịch sử.
Những người cho rằng nếu không có Mặt Trận Việt Minh hay Đảng Cộng Sản thì sớm hay muộn rồi Liên Minh Xâm Lược Pháp cũng sẽ trả độc lập cho người Việt Nam vì thấy các đế quốc Anh và Hòa Lan cũng như Mỹ đã trao độc lập cho các nước Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia, Phi Luật Tân và nhiều nước khác ở Phi Châu là lý luận của kẻ lười biếng và thiếu hiểu biết, nếu không muốn nói là thất đức.
1.- Thế giới này ai cũng ca ngợi cuộc tranh đấu chống thực dân của Mặt Trận Việt Minh, chỉ có một nhóm người Việt Nam nói như thế. Có lẽ vì bất mãn với hiện tại, họ phủ nhận tất cả các công lao và sự hy sinh vô bờ bến của các tổ chức ái quốc chống liên minh xâm lược Pháp – Vatican trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thập niên 1850 cho đến ngày 30/4/1975.
(Xin đọc “Sách lược làm giảm thiểu đại công nghiệp của Cụ Hồ Chí Minh“ http://sachhiem.net/NMQ/NMQ026a.php, “Xin đừng vô cảm với quá khứ”, http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TranThienLuong.php,)
2.- Hoặc là họ không học lịch sử thế giới, và không biết rằng Giáo Hội La Mã bám chặt lấy thân xác Việt Nam như loài đỉa đói, luôn luôn mưu đồ muốn biến miền Nam như Phi Luật Tân và các quốc gia Châu Mỹ La Tinh. (Xin nói rõ là những quốc gia này từ lúc bị cải đạo toàn tòng theo Chúa vào thế kỷ 16 đến nay vẫn không thể cất đầu lên nổi.)
Nhiều tình tiết phức tạp liên hệ đến chủ trương cũng như những thủ đoạn và hành động của Giáo Hội La Mã tại Việt Nam đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng Mục XXII có tựa đề là “Về Luận Điệu Không Cần Phải Phát Động Chiến Tranh, Pháp Cũng Phải Trao Trả Độc Lập Cho Việt Nam”, Chương 10 “Sử Liệu Như Thế Nào Mới Khả Tín?”, sác Người Việt Nam & Đạo Giê Su” (Phần II). Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net: (http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ15.php).
▪ V. Về Nhân Vật Bảo Đại
Thiết tưởng, trong sự phán đoán một nhân vật lịch sử, nếu chúng ta có thể biết được thân thế, cũng như những quãng đời trưởng thành của đượng sự, cùng những hoạt động cũng như cung cách hành xử của nhân vật ấy đối với đất nước và quốc dân, thì nhận xét sẽ được chính xác hơn. Chúng tôi áp dụng nguyên tắc này trong quá trình nhận xét về vua Bảo Đại trong dòng lịch sử Việt Nam.
▪ 1.- Dòng Dõi Của Bảo Đại
Ông Bảo Đại có tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22/10/1913 và qua đời tại Pháp vào ngày 30//7/1997, thọ gần 84 tuổi. Sau khi thân phụ qua đời vào ngày 6/11/1925, ông được đưa lên ngai vàng vào ngày 1/1/1926, đăng quang ngày 8/1/1926, và lấy vương hiệu là Bảo Đại.
Thân phụ của Bảo Đại là Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Ông được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đưa lên làm vua bù nhìn, lấy vương hiệu là Khải Định. Tháng 5/1922, khi sang Pháp dự Hội Chợ ở Marseilles, ông bị cụ Phan Chu Trinh gọi là “Thằng Bửu Đảo, chứ không gọi là Vua Khải Định.”(9) Đồng thời, ông cũng bị cụ Ngô Đức Kế kể tội bằng một bài thơ thất ngôn bát cú với nguyên văn như sau:
Ai về địa phủ nhắn Gia Long
Khải Định thằng này phải cháu ông?
Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ
Trăm gia ba chục khổ nhà nông
Mới rồi ngoài Bắc tai liên đến
Năm ngoái sang Tây ỉa vãi cùng
Bảo hộ trau dồi nên tượng gỗ.
Vua tôi còn đó, nước thời không!
Cũng vì thế mà ở kinh thành Huế mới có hai câu vè truyền tụng:
Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây
Nghề này thì lấy ông này tiên sư.
Ông nội của Bảo Đại là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ. Ngày 4/7/1885, ấu quân Hàm Nghi cùng quan đại thần Tôn Thất Thuyết trốn ra Quảng Trị lập chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) để chống giặc, Ưng Kỷ được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đưa lên ngai vàng vào ngày 19/9/1885 và “phải thân hành sang bên (Tòa) Khâm Sứ Pháp (De Courrsy) để làm lễ thụ phong” và lấy vương hiệu là Đồng Khánh. Sử gia Trần Trọng Kim ghi nhận rằng Đồng Khánh “rất được lòng người Pháp.” (10)
Qua phần trình bày trên đây về ông nội và cha đẻ ra Bảo Đại, chúng ta thấy, giống như Ngô Đình Diệm, Bảo Đại cũng có ba giòng làm cho Pháp, nói khó nghe một chút là “tam đại Việt gian”. Bởi nên thời ấy đài kháng chiến Nam bộ lên án ông bằng câu ca dao:
«Bảo Đại là cháu Gia Long,
Là con Khải Định là dòng Việt gian!”(11)
▪ 2.- Giai đoạn trưởng thành của Bảo Đại
Sử gia Joseph Buttinger gọi Bảo Đại là tên ăn chơi “đàng điếm” (playboy) [Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederick A. Praeger, Publisher, 1968), p. 289.] Vậy ta hãy xem có oan cho Bảo Đại hay không.
Quãng đời đầu tiên (22/10/1913 -15/6/1992): Bảo Đại được nuôi dưỡng và uốn nắn trong môi sinh hoàng cung của triều đình nhà Nguyễn như một hoàng tử (nhất là Đông Cung Thái Tử.) Quan niệm vua chúa thời xưa ở các nơi có lẽ cũng gần giống nhau. Xin xem cuốn Phim The Last Emperor (Hoàng Đế Cuối Cùng) phổ biến rất rộng rãi trong năm 1987 để biết rõ cái lối giáo dục các thái tử đời nhà Thanh ngay từ lúc còn bé:
1.- Hoàng thượng là Thiên Tử. Làm Thiên Tử, ta có thể làm bất cứ điều gì ta muốn. Nếu ta có gì sai quấy, sẽ có người khác chịu phạt.
2.- Toàn dân là của ta, phục vụ cho ta. Tất cả các tài nguyên, tất cả mọi thứ trên đời đều thuộc về ta. Ta có toàn quyền sử dụng tất cả mọi người dân cũng như tất cả tài nguyên và của cải trên toàn lãnh thổ theo ý ta.
Quãng đời thứ hai (16/6/1922 - 6/9/1932): Trong thời gian này, Bảo Đại được gia đình quan thày thực dân Khâm Sứ Jean Francois Eugène Charles đem về Pháp nuôi dưỡng và giáo dục ở Pháp. Ông Jean Francois Eugène Charles đã từng nắm giữ chức vụ Khâm Sứ đại diện mẫu quốc Pháp, ngự trị trong một dinh thự tại kinh thành Huế trong những năm 1913-1920 để giám sát hay theo dõi vua quan triều đình nhà Nguyễn (Trung Kỳ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia -http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_K%E1%BB%B3).
Bảo Đại được Jean Francois Eugène Charles nuôi dưỡng lúc chưa đầy 9 tuổi, (từ ngày 16/6/1922). Bảo Đại được theo học tại các trường học Pháp. Trong gần mười năm ở Pháp với gia đình ông quan thực dân này Bảo Đại đã trở thành một người Pháp, yêu nước Pháp vì lời dạy, “Nos ancêtres sont des Gaulois”. (Tổ tiên chúng ta là người Gaulois). Đây là sự thực lịch sử Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải trong bài Tổng Thống Ngô Đình Diệm” “Tui Thương ông Diệm lắm!” có nói về Bảo Đại như sau:
“Ngay từ khi Vĩnh Thụy “du học” bên Tây, Khâm Sứ Charles làm người “cha đỡ đầu” cho “Thái Tử Vĩnh Thụy”, mục đích không phải để đào tạo Vĩnh Thụy trở thành “một nhà cách mạng”, một “người cải cách” mà là một “ông vua bù nhìn”, theo Tây học, nhưng biết ngoan ngoản vâng lời những gì Tây sai biểu.” – ” . (http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=81837)
Đồng thời, cũng trong thời gian này, vì sống trong lòng của cả hai thế lực thực dân Pháp và Giáo Hội La Mã ở ngay trong nước Pháp, tất nhiên là Giáo Hội La Mã cũng tìm đủ cả trăm phương ngàn kế để biến Bảo Đại trở thành người thân tín của Vatican, giống như Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đã dạy dỗ và uốn nắn Hoàng Tử Cảnh trong những năm 1783-1799), bằng những thủ đoạn của Dòng Tên. Những thủ đoạn phi nhân khủng khiếp của Dòng Tên có thể biết qua sách vở. Xem học giả Charlie Nguyễn (12)
Một trong những kế sách này là việc Vatican toa rập với Pháp sắp xếp cho Bảo Đại thành hôn với chiên nữ ngoan đạo Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan theo “mỹ nhân kế” để biến ông thành con cờ cho Vatican.
Cũng nên biết là trước đó gần một thế kỷ, vào tháng 1 năm 1853, Vatican cũng đã từng dùng “mỹ nhân kế” sắp đặt một nữ tín đồ ngoan đạo là Eugénie Marie de Montijo de Guzmán, người Tây Ban Nha, vô cùng xinh đẹp và hết sức quyến rũ, mới có 27 tuổi (sinh năm 1826) trở thành người bạn chung chăn chung gối với Hoàng Đế Napolen III xấu trai sắp bước vào cái tuổi “tri thiên mệnh”. Vì vậy mà Vua Napoleon III mới trở thành con cờ của Vatican, và nhờ đó mà Vatican đã thành công trong nỗ lực vận động chính quyền Pháp lúc bấy giờ trong các hành động sau đây:
Về sự kiện Napoleon III đem quân đi đánh chiếm Việt Nam: Sự kiện này được Tiến Sĩ Cao Huy Thuần nói đầy đủ trong Chương 1 (gồm các trang 59-95), sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988).
Về mưu đồ phá vỡ nền thống nhất nước Đức dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc lão thành Otto Leopold Von Bismarck (1815-1898), để biến quốc gia hùng mạnh này thành nhiều tiểu quốc để cho Giáo Hội La Mã dễ bề thống trị: Mưu đồ này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Mục 5 có tựa đề là “Hậu Quả của Bản Chất Hiếu Chiến Nghe Lời Xúi Bẩy của Vatican” trong Chương 16 “Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nước Pháp Và Cuộc Chiến Chống Vatican Của Dân Tộc Pháp”, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_16b.php).
Về sự kiện Giáo Hội La Mã và Napoleon III can thiệp trắng trợn vào cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ 1861-1865, được ghi trong bản văn sử dưới đây:
"Cuộc chiến tranh này sẽ không bao giờ có thể xảy ra nếu không có những ảnh hưởng tàn hại của các tu sĩ Dòng Tên (cũng được gọi là Dòng Chúa Cứu Thế, TQH). Chúng ta nợ giáo triều La Mã để được thấy đất nước của chúng ta bị nhuộm đỏ bằng máu của chính những đứa con yêu quý nhất của mình. Mặc dù có sự dị biệt quan điểm lớn lao giữa hai miền Nam Bắc về vấn đề chế độ nô lệ, Jeff Davis hay bất kỳ ai trong số các lãnh tụ của Liên Bang sẽ không dám tấn công miền Bắc, nếu không dựa vào những lời hứa của các tu sĩ Dòng Tên, được ẩn núp dưới chiêu bài Dân Chủ, không dựa vào tiền bạc và vũ khí của CaTô Rôma, ngay cả những vũ khí được Pháp cung cấp thì làm sao họ dám tấn công chúng ta. Tôi thương hại các linh mục, các giám mục và các tu sĩ La Mã ở Hoa Kỳ, một khi mà nhân dân nhận ra rằng họ có một phần rất lớn trách nhiệm cho nước mắt và máu đã đổ trong cuộc chiến này, thì càng lâu, sự trả thù sẽ càng khủng khiếp hơn.
Tôi che giấu những gì tôi biết về vấn đề này, không cho quốc dân biết; Vì nếu người ta biết toàn bộ sự thật, cuộc chiến này sẽ biến thành một cuộc chiến tranh tôn giáo, và nó sẽ, cùng một lúc, có một sắc thái man rợ và đẫm máu gấp mười lần hơn, nó sẽ trở nên tàn nhẫn như tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo. Nó sẽ trở thành một cuộc chiến tranh hủy diệt cả hai bên. Tin Lành của cả hai miền Nam Bắc chắc chắn sẽ đoàn kết để tiêu diệt các linh mục và các tu sỹ, nếu họ có thể nghe thấy những gì Giáo sư Morse đã nói với tôi về âm mưu được chính thành La Mã tính toán để tiêu diệt nền Cộng hòa này, và nếu có thể biết được các linh mục, nữ tu, và các tu sĩ, hàng ngày cập bến vào đất nước chúng ta, với lý do giảng đạo, trao truyền kiến thức trong các trường học của mình, chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện, không ai khác hơn là các sứ giả của Giáo Hoàng, của Napoleon, và các chế độ độc tài khác ở châu Âu, nhằm phá hoại các định chế của chúng ta, tách lìa nhân tâm ra khỏi hiến pháp và luật pháp của chúng ta, phá hủy các trường học của chúng ta, và chuẩn bị cho một tình trạng vô chính phủ ở đây như họ đã làm ở Ireland, ở Mexico, Tây Ban Nha, và bất cứ nơi nào có bất kỳ dân tộc nào muốn được tự do, vv." (13) Bạn đọc có thể xem thêm nguồn Anh ngữ.
Nhưng Bảo Đại không có ai cảnh giác như Abraham Lincoln, trái lại ông bị Giáo Hội La Mã sử dụng “mỹ nhân kế” như trường hợp Hoàng Đế Napoleon III của nước Pháp trong thời Đệ Nhị Đế Chính (1852-1870), biến thành ông vua bù nhìn, thành công cụ làm tay sai cho giáo hội, chỉ còn có thể phát ngôn và hành động theo lệnh truyền của Vatican mà thôi!
▪ 3.- Thành Tích Làm Công Cụ Cho Vatican và Các Thế Lực Xâm Lăng
Tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại, chúng tôi thấy nhân vật Bảo Đại đã được các thế lực ngoại xâm Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, Nhật, và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thay nhau sử dụng làm tay sai cho họ để thống trị đất nước Việt Nam chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1926 cho đến ngày 23/10/1955.
Hầu hết những việc làm của Bảo Đại là thi hành những lệnh truyền theo chính sách mà Vatican đã hoạch định trước, ngoại trừ thời kỳ ông là vua bù nhìn cho Đế Quốc Nhật Bản từ ngày 10/3/1945 đến ngày 15/8/1945. Ông đã hơn ba lần cố gắng thực hiện mưu đồ đưa Ngô Đình Diệm lên giữ những chức vụ quan trọng để Ki-tô hóa triều đình nhà Nguyễn. Những việc làm này có thể chia ra làm 4 thời kỳ như sau:
► ► Thời kỳ thứ nhất (1926 -10/3/1945):
Thời kỳ này, ông được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican sử dụng làm tay sai để (1) làm hài lòng Vatican với mưu đồ đưa Ngô Đình Diệm về nắm giữ chức vụ Lại Bộ Thương Thư (lần thứ nhất), nhưng bị Toàn Quyền Pasquier phá vỡ, (2) tiếp tục thống trị đất nước ta cướp đoạt tài nguyên, và bóc lột dân ta như những năm 1885-1932. Chính vì thế mà dân ta mới lâm vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử, trong lúc đó tài nguyên của đất nước ta đã được liên minh giặc sử dụng đê vừa làm giầu cho chính quốc Pháp, vừa làm giầu cho Vatican để dễ bề dùng miếng mồi vật chất đó câu nhử người đang đói khổ vào đạo. Bản văn dưới đây cho chúng ta thấy rõ một phần nào của sự thật này:
“Ông Kawai (người Nhật) đảm nhiệm công việc giám sát chuyển gạo từ Nam ra Bắc qua tỉnh Nam Định, đồng thời là quản lý chung về gạo dự trữ, phân phối trong tỉnh, thấy có những nơi còn gạo chất như núi trong những kho quân đội. Không những thế, tại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo trong tỉnh, gạo đầy ắp trong kho. Ông đã thuyết phục các cán bộ đại sứ quán Nhật Bản mở kho phát gạo nhưng họ không nghe.”(14)
Trong bài viết “Nạn Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu,” tác Giả Phạm Cao Dương cũng viết:
“Xảy ra dưới thời Vua Bảo Ðại và chính phủ Trần Trọng Kim nhưng thực sự trận đói này đã có nguồn gốc từ lâu trước đó còn chính phủ Trần Trọng Kim, một cách oan khuất, đã phải lãnh chịu tất cả mọi hậu quả, nhất là bị trách cứ là tay sai của Nhật, là bất lực.”(15)
Về nguyên nhân gây ra nạn đói như đã nói trên đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Mục “Thế Lực Nào Là Thủ Phạm Gây Ra Nạn Đói Vào Mùa Xuân Nam Ất Dậu 1935?”, Chương 30 có tựa đề là “Hậu Quả Của Chính Sách Thuế Khóa Sưu Dịch, Cướp Đoạt Ruộng Đất Của Chính Quyền Bảo Hộ.” (http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=197).
Bảo Đại về nước đúng vào thời điểm Phe Trục (Đức Ý Nhật) đang hình thành để đối đầu với phe Đồng Minh (Pháp, Anh, Trung Hoa). Khởi đầu từ khi phe trục mới hình thành vào cuối năm 1936 cho đến cuối mùa hè và đầu mùa thu năm 1942. Thời kỳ này, Phe Trục rất hung hăng và có nhiều dấu hiệu thắng thế.
a.- Ở Âu Châu:
Tại Ý, Benito Mussolini (29/7/1883 – 28/4/1945) lên nắm quyền lãnh đạo (năm 1922), biến chính quyền thành chế độ Phát-xít Ý, (rất phù hợp với quan niệm về chính quyền của Tòa Thánh Vatican) và đã ký Thỏa Hiệp Lateran 1929 với Tòa Thánh Vatican trong đó có 3 điều khoản quan trọng:
1.- Công nhận quyền tối cao đầy đủ thuộc về Tòa Thánh kể từ lúc này.
2.- Điều chỉnh địa vị của Giáo Hội Công Giáo ở nước Ý.
3.- Ưu đãi tài chính đối với Tòa Thánh như là một sự giải quyết cho những nhượng bộ về lãnh thổ của Tòa Thánh.(16)
Tại Đức, Adolf Hitler (20/4/1889 – 30/4/1945) lên nắm quyền vào ngày 30/1/1933, thiết lập chế độ độc tài Đức Quốc Xã (rất phù hợp với quan niệm về chính quyền của Tòa Thánh Vatican) và được Hồng YPacelli, Bộ Trường Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh Vatican, nhiệt liệt tán thành. Sau đó, vào năm 1939 Hồng YPacelli trở thành Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958).
Chính sách của Vatican vốn là cấu kết với đế quốc xâm lược để bành trướng thế lực (http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=169). Chính vì thế mà ngay sau khi Hitler lên cầm quyền ở Đức và thiết lập chế độ Đức Quốc Xã, Vatican liền cấu kết Hitler. Thế là cặp bài trùng Hitler + Pius XII làm mưa làm gió trên vũ đài chính trị Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới, gây ra Đệ Nhị Thế Chiến và gieo rắc không biết bao nhiêu thảm họa đau thương cho nhân dân thế giới.
Liên Minh Vatican và Đức Quốc Xã là một liên minh bất thành văn cả về chính trị lẫn quân sự (con chiên của Vatican tại các địa phương trong các quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng có Phe Trục trở thành những người chân thành cộng tác hết sức đắc lực với Đức Quốc Xã và Phát-xít Ý.) Tình trạng này giống y hệt như Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong công cuộc đánh chiếm và tàn phá Việt Nam trong những năm từ giữa thập niên 1850 cho đến ngày 30/4/1975.
Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý (1) cùng viện trợ quân sự cho phe tay sai của Vatican là nhà độc tài Francisco Franco (1882-1975) để đánh bại phe Cách Mạng dân chủ trong cuộc nội chiên 1936-1939 ở Tây Ban Nha, và (2) cùng triệt để ủng hộ tên bạo chúa Ante Pavelich thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô ở Croatia trong những năm 1941-1945.
b.- Tại Á Châu:
Nhật trở thành một cường quốc quân sự, triệt để thi hành chính sách đế quốc dùng sức mạnh quân sự mở rộng vùng ảnh hưởng vào lục địa Á Châu. Vatican cấu kết với Nhật trong dã tâm dựa vào Nhật, chuẩn bị cho thế cờ giành chiếm độc quyền thống trị tại Đông Dương. Họ dùng các con chiên Cường Để, Ngô Đình Diệm, Trần Văn Lý và nhiều con chiên Ki-tô khác thành lập Đảng Việt Nam Quang Phục do Nhật đỡ đầu để chống Pháp hầu độc chiếm quyền lực, rồi tiến tới thành lập chế độ đạo phiệt Ca-tô ở Việt Nam. Xin xem “Việt Nam Quang Phục Hay Đại Việt Phục Hưng Hội”, Chương 5 với Tựa đề là “Thực Chất Của Một Số Chính Đảng Chống Pháp Trong Những Năm 1930-1946”, sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia Và Lá Cơ Vàng Ba Sọc Đỏ. (http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN03c.php).
Chính vì thế mà ngay khi vừa mới về nước, với sự hỗ trợ của con chiên ngoan đạo Nguyễn Hữu Bài, Bảo Đại liền hành động theo (lệnh truyền ngầm) ý muốn của Vatican, bổ nhậm chiên ngoan đạo Ngô Đình Diệm nắm giữ chức vụ Thượng Thư Bộ Lại (tương đương với chức vụ thủ tướng). Thế nhưng, phe Pháp Cộng Hòa Thực Dân đã lanh tay bóp chết mưu đồ bất chính trên đây của Vatican ngay khi còn trong trứng nước. Sự kiện này được chính ông Trần Gia phụng trình bày khá đầy đủ trong bài viết có nhan đề là “Ngô Đình Diệm và Hội Tam Điểm” (http://www.truyen-thong.org/so24/3a.html), và cũng đã được Cụ Phan Bá Kỳ nói sơ qua như sau:
“Ai biết chút ít về lịch sử cũng phải hiểu rằng chính sách, nhân sự ở Đông Dương hồi Pháp thuộc là do nơi ba thế lực chính: Thực Dân, Giáo Hội (Vatican), Tam Điểm (Free Mason), tùy theo tình hình chính quốc. Khi ở Pháp phe Tam Điểm thắng thế thì thực dân ở Đông Dương về phe Tam Điểm. Khi phe Công Giáo lên chân thì thực dân về phe Giáo Hội. Việc ông Diệm bị cách tuột hết mọi thứ có thể là đang có một sự tranh chấp giữa Tam Điểm và Giáo Hội, mà ông ta ngu ngơ, dại dột đi vâng phục quá đáng cái thế lực thất thế vào thời điểm đó. Cứ tìm xem Khâm Sư Léon Thibaudeau và Toàn Quyền Pierre Pasquier thuộc nhóm nào là ra ngay. Chứ Bảo Đại, Phạm Quỳnh, ngoài chuyện thừa hành, làm gì có quyền để trừng phạt oan ức một người… đáng quí như ông Diệm…” (17)
Người Pháp không những bãi chức ông Diệm mà còn tước bỏ mọi chức tước và đủ mọi thứ quyền lợi khác của ông Diệm. Sử gia Vũ Ngự Chiêu kể rõ nguyên nhân vì tội ông ta hăng say tích cực hoạt động cho quan thày Vatican quá mức cho nên mới nên nông nỗi.
“Sau cuộc “đảo chính” 2/5/1933, Bài bị loại khỏi vòng quyền lực. Toàn Quyền Pierre Pasquier (12/1928-1/1934) gọi Diệm về làm Thượng Thư Bộ Lại kiêm Tổng Thư Ký Ủy Ban Cải Cách. Quyền Khâm Sứ Léon Thibaudeau (2/1933-71934) yêu cầu Diệm làm tờ trình về kế hoạch canh tân. Diệm có lẽ với sự tiếp tay của Bài, đưa ra hai điều kiện:
Phải thống nhất Bắc và Trung Kỳ, và bổ nhiệm một tổng trú sứ (resident général) cho Trung và Bắc Kỳ như đã qui định trong Hòa Ước 6/6/1884.
Phải cho Viện Dân Biểu quyền thảo luận (báo cáo ngày 10/5/1933, Pasquier gửi Colonies).
Lập trường này cũng giống Bài: Muốn cải cách, việc đầu tiên là phải hủy bỏ hai chức thống sứ (ở Bắc Kỳ) và khâm sứ ở Huế; sau đó cho An Nam ngân sách riêng. Ngày 9/7/1933: Diệm ra Quảng Trị gặp Bài ít ngày. Trở lại Huế, ngày 12/7, Diệm nạp cho Thibaudeau một bản sao đơn từ chức đã gửi lên Bảo Đại. Lý do Diệm nêu ra là cơ cấu tổ chức hiện tại không phù hợp với Hiệp Ước 6/6/1884. Hiệp ước này qui định rằng Pháp chỉ giữ một chế độ bảo hộ kiểm soát (protectorat de contrôle) mà không phải là bảo hộ trực tiếp (protectorat direct). Báo cáo số 303-A.P., 22/7/1933, Gougal gửi Colonies; INF, c.366/d.2905).
“Theo một mật báo viên (Luật-sư Lê Văn Kim), tháng 12/1933, Diệm vào Sàigòn gặp Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim, Jacques Lê Văn Đức, v.v… Tiếp đó, báo chí Sàigòn và cả tờ La Lanterne ỏ Paris mở chiến dịch đòi thay Pasquier bằng cựu Toàn Quyền Alexandre Varenne (7/1925-11/1927) và đưa cựu Khâm Sứ Yves Châtel (6/1931-2/1933) trở lại Huế (INF, c.366/d.2905). Biết được tin này qua Luật-sư Lê Văn Kim, Pasquier nổi giận truất hết chức tước của Bài, Diệm và Đệ. Diệm còn bị trục xuất khỏi Huế, chỉ định cư trú tại Quảng Bình. May mắn, ngày 15/1/1934, Pasquier chết vì tai nạn máy bay trên không phận Paris. Năm sau, Bài cũng chết. Tân Toàn Quyền René Robin (7/1934-1/1937) và Khâm Sứ Maurice Graffeuil (7/1934-5/1936, 4/1937-8/1941) đồng ý phục hồi tước vị cho Bài và Diệm. Diệm được trở về Huế dạy học ở trường Providence của Thục,… “ (18)
Chiến dịch “Đòi thay Pasquier bằng cựu Toàn Quyền Alexandre Varenne và đưa cựu Khâm Sứ Yves Châtel trở lại Huế” là chiến dịch của Vatican mượn bọn tay sai Việt gian cuồng tín để làm áp lực cho việc đòi thay thế những nhân vật quyền thế người Pháp có tinh thần chống Giáo Hội La Mã bằng những nhân vật Pháp bảo thủ thân Giáo Hội La Mã. Trước đây Ngô Đình Khả vì cuồng tín mà nghe theo Vatican trong “vụ vua Thành Thái”, cho nên mới mất chức. Bây giờ đến lượt Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Diệm, và sau đó là Ngô Đình Khôi. Chúng ta đừng quên rằng Cường Để cũng là người mang quốc tịch Vatican (đã theo đạo Ca-tô).
Đến đây, thiết tưởng độc giả đã có thể hiểu tại sao mà bọn Việt gian làm tai mắt đắc lực cho Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican như bọn Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, v.v… không những Pháp bị cho về vườn, mà còn bị đám quan thày người Pháp khinh rẻ như những phường phản phúc hèn hạ và những quân lưu manh vô lại.
► ► Thời kỳ thứ hai (10/3/1935-15/8/1945):
Trong thời kỳ này, Bảo Đại được đế quốc xâm lược Nhật Bản sử dụng làm tay sai vào việc duy trì trật tự và ổn định xã hội để cho họ yên bề đối phó với quân lực Đồng Minh đang tấn công như vũ bão vào nội khu phòng thủ và chính quốc Nhật Bản của họ. Lần này ông cũng có ý đồ làm hài lòng Vatican với mưu đồ đưa Ngô Đình Diệm làm thủ tướng để Ki-tô hóa chính quyền (lần thứ hai), nhưng bị người Nhật phá vỡ bằng cách đưa ông Trần Trọng Kim về làm thủ tướng.
Đây là những ngày tháng (1) chính quyền tai Pháp Quốc theo phe Đồng Minh bị đại bại, nước Pháp bị Đức Quốc Xã của Phe Trục chiếm đóng, và (2) tại Đông Dương, Vatican trở mặt, quay ra liên kết với Nhật, Nhật hất cẳng Pháp ra khỏi chính quyền vào chiều tối ngày 9/3/1945, để nắm quyền cai trị Việt Nam, nhưng Nhật vẫn giữ Bảo Đại ở lại ngai vàng làm tay sai. Có thể là theo lệnh ngầm của Vatican, Bảo Đại nhờ Đại-Sứ Nhật là Yokohama tìm Ngô Đình Diệm để trao cho nắm giữ chức vụ thủ tướng và thành lập nội các vì Bảo Đại cho rằng ông Diệm là nhân vật số 2 sau ông Ca-tô Cường Để trong Việt Nam Quang Phục Hội, một tổ chức thân Nhật và được Nhật đỡ đầu. Cả hai ông Ca-tô Cường Để và ông Ca-tô Ngô Đình Diệm đều là người thân Nhật từ nhiều năm. Thế nhưng, Nhật lại chủ trương không dùng Ngô Đình Diệm, mà ra lệnh cho Bảo Đại bổ nhiệm ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Sự kiện này được sử gia sách Nội Các Trần Trọng Kim nói rõ như sau:
“Riêng đối với Việt Nam, phương án họ chuẩn bị từ lâu là đưa Hoàng Thân Cường Để về làm vua và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Phương án này cũng được các nhóm tay sai thân Nhật như Cao Đài, Hòa Hảo, Phục Quốc và Đại Việt hoan nghênh và tuyên truyền ngấm ngầm từ khá lâu. Tuy nhiên, giới quân sự Nhật ở Đông Dương lại kiên quyết phản đối, vì cho rằng phương án này sẽ làm cho trật tự ở Việt Nam bị rối loạn, bất lợi cho quân Nhật. Cuối cùng, giới quân sự Nhật Bản đã quyết định vứt bỏ quân bài Cường Để và Phục Quốc, giữ nguyên vai trò bù nhìn Bảo Đại, kẻ đã làm tay sai cho Pháp tròn 20 năm.”(19)
Trong khi đó, thì Bảo Đại, có thể vì chịu ảnh hưởng sâu nặng của Giáo Hội La Mã qua bà vợ Nam Phương Hoàng Hậu, và cũng có thể bị áp lực năng nề của Vatican qua mấy nhà truyền giáo Ca-tô ở hậu trường (có lẽ là cả hai), cho nên ông ta mới khăng khăng muốn đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng để củng cố quyền lực của Giáo Hội La Mã. Sự kiên này cũng được sách Nội Các Trần Trọng Kim ghi lại rõ ràng như sau:
“Để chuẩn bị nội các, Bảo Đại hai lần gửi điện vào Sàigòn mới Ngô Đình Diệm ra Huế nhưng quân đội Nhật đã thu xếp để Diệm không thể nhận được bức điện thư trên. Ngày 30/3/1945, người Nhật đón Trần Trọng Kim từ Băng Cốc về Sàigòn rồi đưa ra Huế để Bảo Đại giao nhiệm vụ thành lập nội các.”
(20) “Trong cuốn hồi ký Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc, Phạm Khắc Hòe, lúc đó là Ngự Tiền Đổng Lý Văn Phòng của Bảo Đại cho biết: Bảo Đại không hề có ý định mời Trần Trọng Kim. Người mà Bảo Đại thực sự muốn mời chính là Ngô Đình Diệm. Đây là điều mà Phạm Khắc Hòe đã nói thẳng cho Trần Trọng Kim biết ngay khi ông ta vừa đặt chân về tới Huế.”(21)
“Theo đề nghị của Trần Đình Nam, Bảo Đại đã cho gửi bức điện thư thứ nhât mời Ngô Đình Diệm về Huế thành lập một nội các hẹp, thân Nhật. Như vậy, có thể thấy rõ rằng sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp, Bảo Đại không hề có ý định nào về việc mời Trần Trọng Kim về Huế để giao phó nhiệm vụ lập chính phủ mới. Ngay cả sau khi Trần Trọng Kim đã được đưa vào gặp Bảo Đại rồi (ngày 7/4/1945) thì lựa chọn số một của nhà vua vẫn là Ngô Đình Diệm, chứ không phài là “chí sĩ” họ Trần. Điều này được xác nhận trong cả hồi ký của Trần Trọng Kim và Phạm Khắc Hòe. Ngay ngày hôm đó, Bảo Đại lại gửi tiếp bức điện tín thư hai để mời Ngô Đình Diệm về Huế. Tám ngày sau, Tối Cao Cố Vấn Nhật thông báo cho Bảo Đại biết rằng Ngô Đình Diệm cáo ốm không ra Huế được.”(22)
Có thể là người Nhật không muốn dùng Ngô Đình Diệm vì ông con chiên phản thần tam đại Việt gian này còn có giây mơ rễ má với Vatican hay Giáo Hội La Mã. Nói đến Giáo Hội La Mã, chắc chắn là người Nhật không thể nào quên được kinh nghiệm máu của dân tộc họ về “cái tôn giáo ác”,”đạo bịp” và “đạo máu” này:
"Vào năm 1638, tại Nagazaki (Nhật Bản) có khoảng 100,000 (100 ngàn) giáo dân Công Giáo làm nội ứng cho quân Bồ Đào Nha tấn công xâm chiếm Nhật Bản. Triều đình Nhật cử Tướng Iemitsu mang đại quân tới Nagazaki để "Bình Tây Sát Tả". Kết quả là bọn xâm lược Bồ Đào Nha bị đánh bật ra khỏi lãnh thổ Nhật Bản. Tất cả các cha cố thừa sai bị bắt và đều bị đóng đinh vào thập giá với những chiếc áo dòng của loài quạ, chứ chúng không bị lột truồng nhục nhã như Chúa của họ ở trên đồi Golgotha. Còn đạo quân thứ 5 cúa địch là tập đoàn giáo dân Công Giáo ở Nagazaki bị diệt gọn 37,000 (37 ngàn) người. Một số giáo dân sống sót nhẩy lên tầu Bồ Đào Nha trốn sang Hội An, Việt Nam. Sau biến cố quyết liệt này, nước Nhât sạch bóng thù trong giặc ngoài và tiến lên địa vị siêu cường kinh tế và văn hóa như ngày nay khiến cho cả thế giới phải kính phục."(23)
► ► Thời kỳ thứ ba (2/6/1948 – 20/7/1954):
Bảo Đại được Liên Minh Xâm Lược Pháp tái sử dụng làm công cụ cho chúng tái chiếm Việt Nam và thi hành chính sách dùng người Việt đánh người Việt, dùng con chiên Ki-tô để cai trị đại khối nhân dân phi Ki-tô của nhân dân ta. Đó cũng lại là sáng kiến của Giáo Hội La Mã. Lần này, ông lại nỗ lực làm hài lòng Vatican bằng (1) hành động ban hành dụ số 10 vào ngày 6 tháng 8 năm 1950 và (2) bổ nhậm ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng (lần thứ ba), nhưng mãi đến ngày 19/ 6/1954 mới thực hiện được. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 50 với nhan đề là “Chính Sách Chia Để Trị Của Vatican Tại Việt Nam trong Những Năm 1945-1954”, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH50.php).
Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, nước Pháp bị Đưc Quốc Xã của Phe Trục chiếm đóng và Đông Dương cũng bị Nhật của Phe Trục thực sự trở thành chủ nhân ông và đẩy Pháp xuống hàng chính quyền tay sai của Nhật. Trong khi đó thì Vatican cũng đã chính thức đi với Phe Trục để duy trì các quyền lực cũng như quyền lợi đã có ở Việt Nam từ trước, và mưu đồ mở mang nước Chúa vào những nơi mà quyền lực của Vatican chưa vươn tới. Đúng vào lúc này, Đảng Cộng Sản Việt Nam cho ra đời Mặt Trận Việt Minh, phất cờ giải phóng đất nước với chủ trương đứng về Phe Đồng Minh, giúp Đồng Minh đánh Nhật và tranh thủ tiến lên giành lại chính quyền từ trong tay quân Nhật. Sự kiện này được sách Street Without Joy ghi lại như sau:
“Theo Trường Chinh, ngày 13/8/1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương nhóm họp tại làng Tân Trào nằm trong tỉnh Tuyên Quang… ban hành lệnh tổng khởi nghĩa và thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà…. Đảng Cộng Sản Đông Dương có một chương trình rõ rệt: Hướng dẫn những thành viên trong lực lượng nổi dậy về phương cách tước khí giới quân Nhật trước khi quân đội Đồng Minh tới Đông Dương; tiếp nhận chính quyền từ trong tay người Nhật và chính quyền bù nhìn tay sai của Nhật, nắm quyền kiểm soát toàn quốc trước khi quân đội Đồng Minh đến giải giới quân Nhật.” (24)
Sự kiện này cũng được tác giả Nghiêm Kế Tổ viết trong cuốn Việt Nam Máu Lửa như sau:
“Các cán bộ Việt Minh lãnh đạo Việt Nam nhận thấy nếu để khí giới lọt vào tay các đảng phái khác, Việt Minh sẽ thất thế. Do đó, trong các cuộc họp, các lãnh tụ Cộng Sản đẫ khôn khéo thuyết phục các nhóm khác với lý luận: “Nếu những đảng phái thân Nhật đứng ra tiếp thu khí giới, Đồng Minh sẽ viện cớ là đã hợp tác với Nhật từ trước, chủ quyền vì thế khó lòng đạt được, tốt hơn hết Đồng Minh đã biết Mặt Trận Đồng Minh là phong trào duy nhất kháng Nhật, nên để Việt Minh tiếp nhận những vũ khí đó.” Các đảng phái đều đồng ý, cho rằng để Việt Minh đại diện là hợp lý. Được thể, Việt Minh ra mặt công khai, tuyên truyền sự hoạt động và hiện diện của Việt Minh trên toàn lãnh thổ, sự thành công chống Pháp, chống Nhật từ mấy năm nay.”(25)
Đồng thời, tất cả các cán bộ tại các địa phương trong toàn quốc cũng được lệnh phải lanh tay chớp lấy thời cơ, tạo áp lực và thuyết phục các chính quyền bù nhìn tay sai của Nhật ở các địa phương đang ở trong tình trạng như "rắn không đầu" phải cộng tác với họ trong việc thành lập ủy ban hành chánh lâm thời theo chế độ mới dân chủ cộng hòa và tích cực huy động nhân dân tham gia Mặt Trận Việt Minh để cùng chung lo việc nước. Họ cũng lanh tay đưa người về hoạt động ở Hà Nội. Nhờ vậy mà khi có anh em công chức biểu tình vào ngày 17/8/1945, họ có thể nắm thế chủ động ở trên diễn đàn, biến cuộc biểu tình thành một phong trào nhân dân cùng chúng chí hướng với Mặt Trận Việt Minh. Thừa thắng xông lên, họ lại tổ chức biểu tình tiếp theo để biểu dương thanh thế với khoảng 20 ngàn người hăng say tham dự, và chiếm được chính quyền tại Hà Nội vào ngày 19/8/1945, rồi buộc vua bù nhìn Bảo Đại phải tự động từ bỏ cái ngôi vua bù nhìn để cho họ thiết lập chính quyền “Dân Chủ Cộng Hòa”. Khắp trong nước, ở đâu, cũng có cán bộ Việt Minh kêu gọi nhân dân hăng hái nhập cuộc để cùng với họ cướp chinh quyền, và họ đã thành công. Sách Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (26) viết đầy đủ về diễn biến những việc làm trong những ngày lịch sử này kể từ khi Nhật lật đổ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Thập Ác Vatican vào ngày 9/3/1945 cho đến ngày 19/8/1945.
Bảo Đại đã nhận thấy rằng không thể nào bơi ngược dòng lịch sử chống lại Phong trào Cách Mạng giành Độc Lập của toàn dân ta, cho nên ông mới long trọng ban chiếu thoái vị.(27) Ngoài ra, Bảo Đại còn đưa ra một lời tuyên bố lịch sử rất xúc động:
“Trẫm để hạnh phúc của dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.” (28)
Sau đó, Bảo Đại được cụ Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho chính phủ và ông nhận lời rồi di chuyển ra cự ngụ tại một căn biệt thự nằm trên đường Gambetta ờ Hà Nội mà chính phủ dành cho ông và gia đình, nhưng chỉ có một mình ông đến cư ngụ ở đó.
► ► Thời kỳ thứ tư (28/12/1945 -20/71954): Giải Pháp Bảo Đại
Trong thời kỳ này, ông được Liên Minh Xâm Lược Mỹ sử dụng như một thời gian quá độ để chuẩn bị dùng con chiên ngoan đạo Ngô Đình Diệm thay thế với hy vọng có thể biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng cho Ho a Kỳ và thi hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực như Ngô Đình Nhu đã tuyên bố:
“Tôi có cả một chương trình, đã bàn tính kỹ với Đức Giám Mục sẽ lầ n hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.” (29)
Khởi đầu của thời kỳ này là ngày Tòa Thánh Vatican công khai can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách vô cùng trắng trợn và hêt sức thô bạo bằng hành động ra lênh cho viên Khấm Sứ đại diện của Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) ở Huế là Tổng Giám Mục Antoni Drapier đưa ra lời tuyên bố thiếu văn hóa đối với chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chủ quyền Độc Lập dân tộc Việt Nam ta. Lời tuyên bố vô giáo dục này được sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) ghi lại như sau:
"Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:
"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125).
DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]." (30)
Lời tuyên bố trên đây của viên chức đại diện của Tòa Thánh Vatican ở Huế cho chúng ta thấy rõ:
1.- Thái độ trịch thượng và dã tâm của Giáo Hội La Mã không cần biết đến chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam ta,
2.- Vatican có chủ trương dùng Bảo Đại trong quái chiêu dùng Việt đánh người Việt và thi hành kế hoặc Ki-tô dân ta từ trên xuống dưới (bằng luật pháp) và bằng bạo lực. Vấn đề này đã chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 50 với nhan đề là “Vatican Cấu Kết Với Pháp Thi Hành Chính Sách Chia Để Trị, Và Đưa Tín Đồ Da Tô Lên Nắm Chính Quyền” sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.
Thierry d’Argenlieu, cựu linh mục, Cao Ủy Đông Dương (17 Aug 1945 - 15 Mar 1947) - người tiếp nhận đề nghị của TGM Anthony Drapier đưa Bảo Đại trở lại lập chính phủ. Người kế nhiệm của D'Argenlieu là Emile Bollaert (15/3/1947 - 10/1948), ảnh bên phải, thi hành việc này năm 1948
(Xem thêm Chiêu Trò Thuật Ngữ của Vatican Và “Lằn Ranh Quốc Cộng”)
Thủ đoạn thâm độc của Vatican là chỉ dùng Bảo Đại làm vua bù nhìn cho liên minh giặc trong thời gian quá độ ngắn ngủi để chuẩn bị đưa con chiên toàn tòng Bảo Long mới có 9 tuổi lên nối ngôi và dùng con chiên nữ ngoan đạo Nam Phương Hoàng Hậu làm nhiếp chính. Đây là một thủ đoạn mà Vatican đã từng sử dụng ở Pháp trong thế kỳ 16. Chuyện này như sau:
Khi Vua Henry II (1519-1559) qua đời vào ngày 10 tháng 7 năm 1559, nguời con trai lớn của nhà vua là Francis II mới có 15 tuổi. Lúc đó, tân quân vừa còn nhỏ tuổi vừa ở trong tình trạng bệnh hoạn mà vẫn được Vatican chọn đưa lên nối ngôi, nhưng rồi chết sớm vào ngày 5/12/1560. Liền sau đó, người em của nhà vua mới có 9 tuổi cũng được Vatican đưa lên nối ngôi lấy vương hiệu là Charles IX (tại vì cho đến năm 1574). Cả hai triều đại của cả hai ông vua nhỏ tuổi này đều được Vatican ở hậu trường xếp đặt để cho Hoàng Thái Hậu Catherine de Médecis nắm quyền nhiếp chính.
Henry II (1519-1559) - Catherine de Médécies
Charles IX qua đời vào ngày 30/5/1574, Henry III được đưa lên kế vị, lúc đó mới có 19 tuổi, quyền chính cũng vẫn còn nằm trong tay Hoàng Hậu Catherine de Médicis. Bà Catherine Médicis đã cho tiến hành chính sách vô cùng bạo ngược, bách hại các hệ phái Tin Lành giống như chồng bà là bạo chúa Henry II (1519-1559) đã làm khi còn tại vị. Encyclopedia Britannica Micropedia Vol. IV viết:
“Việc Vua Henry II bách hại các hệ phái Tin Lành một cách cực đoan đã khiến cho nước Pháp rơi vào thảm họa nội chiến.”(31)
Trong thời gian nắm quyền nhiếp chính, Hoàng Hậu Catherine de Médicis đã cho tiến hành cuộc tắm máu “tàn sát” tập thể giáo dân Tin Lành một cách hết sức dã man để làm "Sáng danh Chúa".
Vụ tàn sát dã man này xẩy ra vào ngày 24/8/1572 tại nhà thờ St. Bartholomew và được sách sử gọi là gọi là “the St. Bartholomew’s Day Massacre of 1572 ” được sách sử ghi nhận là Hoàng Hậu Catherine de Médicis và Vua Henry III. (Xem Chương 13, Phần III, Mục B (số 4), Sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam (http://sachhiem.net/).
Cũng vì cái truyền thống dã man này mà viên khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drapier mới đưa ra ra lời tuyên bố ngày 28/12/1945 ngược ngạo đề nghị đưa Bảo Đại lên thành lập chính quyền, để quy tụ bọn con chiên cuồng tín và bọn Việt gian được ngụy tạo là “những người Việt Quốc gia chân chính” với dã tâm để chống lại cuộc kháng chiến của toàn dân (sau khi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam được công bố vào 2/9/1945, tính ra được 3 tháng 26 ngày).
Nhờ có lời đề nghị xấc xược ngược ngạo này của Vatican mà những chứng nhân đương thời và hậu thế biết rõ bộ mặt thật Viêt gian phản quốc của băng đảng “Việt Quốc” qua hành động tổ chức cuộc biểu tình vào khoảng đầu tháng 2/1946 yêu cầu Bảo Đại đứng ra thành lập chính quyền theo đúng như lời đề nghị của Vatican. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 ghi nhận với nguyên văn như sau:
“Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền." (32)
Cũng nên biết, trong chiến dịch “Hoa Quân Nhập Việt” với gần hai trăm ngàn quân thổ phỉ Trung Hoa vượt biên tiến vào lãnh thổ Việt Nam vào khoảng ngày 10 tháng 9 năm 1945 thì băng đảng Việt Quốc và Việt Cách cũng đi theo đoàn quân ăn cướp này để dựa thế chúng đánh cướp các chính quyền đia phương của nhân dân ta, hà hiếp và bóc lột người dân trên đường từ Lào Cai và Lạng Sơn về đến Hà Nội. Sách The Two Vietnams viết:
“Về phần các đạo quân Trung Quốc sang giải giới quân Nhật ở miền Bắc dưới quyền chỉ huy của Lư Hán, người sau này đảo ngũ theo Cộng Sản Trung Quốc, thật là to lớn phi thường. Đạo quân này gồm có các quân đoàn 60, 62, và 93, được tăng cường với các sư đoàn 23, 39 và 93, tổng số lên đến hơn 152 ngàn quân. Giống như đàn châu chấu, vừa đi vừa vơ vét của dân, cho nên chúng di chuyển chậm chạp và phải mất 6 tuần lễ chúng mới vượt qua đoạn đường hơn 100 dặm Anh. Tiến quân chậm chạp như vậy, không những chúng đã giúp cho Việt Minh có đủ thì giờ nắm quyền kiểm soát hầu hết Việt Nam, mà còn làm sống lại mối hận thù thâm niên cố đế của người Việt Nam đối với người Trung Quốc về đủ mọi thứ. Đạo quân Trung Quốc này đã làm cho các đảng phái Quốc Gia mất hết niềm tin mà trước đó họ đã hy vọng có thể trông nhờ vào sự ủng hộ của chúng để chống lại cụ Hồ Chí Minh.” (33)
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng ghi lại sự kiện này trong sách Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên như sau:
“Bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng do Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam cầm đầu, đi theo Quân Đoàn 93 Vân Nam. Cũng dựa vào mũi súng của quân Tưởng, chúng tới đâu là tìm cách lật đổ chính quyền của nhân dân ta tại đó. Chúng lập trụ sở, tập họp bọn phản động ở địa phương, quấy nhiễu, phá phách, cướp của giết người. Thầy nào tớ ấy, bọn quân ô hợp của Long Vân hoạt động giống y như những tên thổ phỉ.” (34)
Trở lại chuyện ngày 28/12/1945, Vatican hăm hở đề nghị đưa Bảo Đại lên thành lập chính phủ để làm tay sai cho liên minh giặc chống lại chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của nhân dân ta, nhưng mãi tới ngày 2/6/1948, Bảo Đại mới được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đồng thuận đưa lên thành lập được cái chính quyền quái đản này (gọi là “Giải Pháp Bảo Đại”).
Sở dĩ phải mất thời gian hơn 2 năm trời (đúng ra là hơn 30 tháng), đề nghị xảo trá trên đây của Vatican mới có thể cụ thể hóa được thành chính quyền Bảo Đại là vì Pháp và Vatican trong Liên Minh Xâm Lược Pháp tại Đông Dương thường xuyên là hai thế lực “đồng sàng nhưng dị mộng”, (xem tiểu mục 11, các trang 44-52, Chương Dẫn Nhập với tựa là “Những Sự Kiện Lịch Sử Và Thực Tế Cần Phải Biết”, sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã – Quyền Một, Tacoma, WA: TXB, 1999).
Bất cứ vấn đề gì của phe Vatican đưa ra cũng đều bị phe Cộng Hòa Thực Dân Pháp nghi ngờ, e dè, sợ rằng có âm mưu lấn lướt, như họ đã từng kinh qua từ thời Cách Mạng Pháp 1789 ở chính quốc, và ở Đông Dương từ đầu thập niên 1890 (khi mới đưa Nguyễn Phúc Bửu Lân mới có 10 tuổi lên ngôi với vương hiệu là Thành Thái) cho tới thời Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945). Vì thế mà chuyện liên minh giặc đưa Bảo Đại ra thành lập chính quyền làm tay sai cho chúng đã phải trì hoãn cho đến khi tình hình chiến sự ở Việt Nam trở nên vô cùng bất lợi cho chúng thì phe Pháp Cộng Hòa Thực Dân mới đồng ý cho tiến hành.
Chiếu dụ số 10
Sau khi được đưa Vatican và Pháp đồng lòng đưa lên làm quốc trưởng cái chính quyền tay sai của chúng (được ngụy tạo là “chính quyền Quốc Gia”, Bảo Đại răm rắp triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican. Một trong những lệnh truyền này là việc ban hành Dụ số 10 vào ngày 6 tháng 8 năm 1950. Dụ này được sử đã ghi lại với nguyên văn như sau:
"Chiếu dụ số 10 do Quốc Trưởng Bảo Đại ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định quy chế các hiệp hội tôn giáo, thật sự là nhằm giúp đỡ Phật giáo và miễn áp dụng cho các tôn giáo và giáo phái khác, mặc dù có những điều khoản bênh vực bảo vệ của cải bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê, của cải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng lại do người Pháp đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Pháp. Nhân dịp chuyển giao đất đai Nhà Chung đó cho hàng Giám Mục Việt Nam, nhiều vấn đề phức tạp đã xẩy ra." (35)
Xin đọc thêm Phần đầu của Chương 60 có nhan đề là “Những Tính Toán Của Vatican Trong Năm 1950”, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php).
Việc bổ nhậm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng
Cuối cùng vào khi Liên Quân Xâm Lược Pháp – Vatican bị đại bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, lúc đó chính quyền Pháp tại chính quốc Pháp vừa phải chuẩn bị đối phó với phong trào nổi dậy của nhân dân Algeria vùng lên tranh đấu đánh đuổi quân Pháp xâm lăng để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc họ, vừa bị áp lực rất mạnh của cả Hoa Kỳ, vừa bị Vatican làm áp lực Pháp phải thả lỏng cho Bảo Đại để cho ông vua “playboy” này được quyền nghe theo lệnh truyền của Vatican bổ nhậm con chiên ngoan đạo để cho Bảo Đại được quyền bổ nhậm làm thủ tướng Việt Nam. Vì thế mà:
“Ngày 19/06/1954, Vua Bảo Đại chuyển giao toàn quyền quyết về dân sự và quân sự cho Ngô Đình Diệm. Một tuần sau ông Diệm về nước nắm chức Thủ Tướng.” (36)
Vấn đề Bảo Đại bổ nhậm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng với toàn quyền hành động về cả dân sự lẫn quân sự đã được chúng tôi trình bày đầy đủ (với nhiều chi tiết cùng với nhiều trích dân từ các nguồn tài liệu có giá trị rất cao) trong Chương 60 với nhan đề là “Những Tính Toán Của Vatican Trong Năm 1950”, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net: (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php).
Việc bổ nhậm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng với toàn quyền hành động cả về dân sự và quân sự như vậy cho thấy rõ Bảo Đại đã đem Việt Nam dâng cho Giáo Hội La Mã một cách gián tiếp. Đây là công việc dọn đường cho tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm chính thức tổ chức buối đại lễ vô cùng long trọng vào tháng 2/1959 và mời đại điện của Tòa Thánh Vatican tại Sàigòn là Hồng Y Agagianian đến làm chủ tế dâng nước Việt Nam cho Vatican. Việc làm bất chính này được ngụy trang là “dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.”(37)
Rồi Bảo Đại tiếp tục ở luôn bên Pháp và sau đó, ông chính thức rửa tội (1988) để được "hưởng nhan Chúa khi lìa đời”.
Tổng kết của đời của Bảo Đại, chúng ta thấy:
Cuộc đời Bảo Đại từ bé đã được Pháp nuôi nấng và huấn luyện thành một đứa con ruột rà của chính quốc, chỉ khác có da vàng mà thôi. Ông được liên mịnh giặc Pháp – Vatican đặt chủ lên ngôi để phục vụ cho Pháp và Vatican, vì Pháp là trưởng nữ của Vatican. Khi tình hình thế giới biến chuyền, tại chính quốc cũng như ở Đông Dương, chính quyền Pháp phải lao đao chìm nổi theo thời cuộc, ông cũng chìm nổi theo nước Pháp, trọn đời ông hết lòng phục vụ cho quyền lợi của nước Pháp.
Khi ông nhắm mắt lìa đời, người viết được chính mắt thấy, họ trang trọng đem quốc kỳ Pháp (lá cờ tam tài) phủ lên quan tài của ông, chứ không dùng lá cờ vào ba sọc đỏ phủ lên quan tài của ông dù rằng chính ông là cha đẻ của lá cờ vàng ba sọc đỏ (vào đầu tháng 6 năm 1948.)
Trang nhà http://www.tinvasong.com trong bài "Sơ Lược về Cựu Hoàng Bảo Đại" cũng ghi như sau: "Đám tang Bảo Đại được chính phủ Pháp tổ chức với một tiểu đội lính lê dương và sĩ quan mang quốc kỳ Pháp, quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng súng đi bên linh cữu. Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris, khá gần tháp Eiffel."
Vẫn là cờ tam tài Pháp quanh mộ ông. Bảo Đại mất ngày 31 tháng 7 năm 1997, nhưng lại có buổi lễ "làm phép mộ cựu hoàng Bảo Đại" ở nghĩa trang Passy, Paris, ngày 20 tháng 5, 2006! Ảnh tinparris.net.
Hoàn toàn không thấy bọn con chiên “phản quốc truyền tử lưu tôn” và bọn Việt gian tự phong là “những người Việt Quốc Gia chân chính yêu nước” kéo đến phúng điếu, khóc lóc thương tiếc để phủ lên quan tài ông lá “cờ vàng ba sọc đỏ” do chính ông cho ra đời.
▪ 4.- Hành Động Gian Dâm
Thiết tưởng rằng, có rất nhiều người trong đó có cá nhân tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện bình phẩm về chuyện ông Bảo Đại có quá nhiều vợ và nhiều con vì rằng vào cái thời của ông và cái chế độ chính trị do ông là nhà lãnh đạo, thì một anh cảnh sát quèn cũng có thể có nhiều vợ và con cái đùm đề. Nhưng, cũng như rất nhiều người khác, tôi kịch liệt lên án ông về vấn đề ông đã không giữ gìn quốc thể và tư cách của một đấng quân vương khi ông giao du thân thiết với (1) phường dâm tặc và ma-cô như Phan Văn Giáo (dâng cô gái đẹp Lê Phi Ánh cho ông làm vợ nhỏ), (2) quân đầu trộm đuôi cướp như Lê Văn Viễn (Bảy Viến) rồi phong cấp bậc tướng để cho bọn người khốn nạn này kiếm gái đẹp và làm tiền dâng cho ông, và (3) những tên Việt gian chuyên nghiệp, mất gốc, quốc tịch Pháp như Nguyễn Văn Tâm (cọp Cai Lậy), Nguyễn Văn Xuân, v.v… Người Trung Quốc thường nói “chu tầm chu, mã tầm mã” hay “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Cùng một ý nghĩa này, người Pháp cũng có câu nói, “Dis moi qui tu hantes, Je te dirai qui tu es.”
Bảo Đại giao du thân thiết với hạng người lưu manh, dâm tặc và côn đồ như Phan Văn Giáo và Lê Văn Viễn, mất gốc như Nguyễn Văn Tâm và Nguyễn Văn Xuân, tất nhiên hoặc là ông ta cũng có cái bản chất tương tự như thế, hoặc là sớm muộn rồi cũng trở thành hạng người có cái thói quen hành xử như bọn chúng.
Dược sĩ Phan Văn Giáo mặc quốc phục đón cựu hoàng Bảo Đại hồi loan ở sân bay Liên Khương (Đà Lạt), ngày 28-4-1949. Ảnh riêng của NĐX
Riêng về những hành động tội ác của tên ma cô Phan Văn Giáo đã được ông Nguyễn Đắc Xuân, vừa là chứng nhân tại kinh thành Huế, vừa là nhà biên khảo lịch sử , ghi lại trong tập “Phan Văn Giáo - Người Đứng Đầu Miền Trung Trong Thời Bảo Đại Là Quốc Trưởng”, Trang nhà “Gác Thọ Lộc – Người Cầm Bút Xứ Huế” (38)
Về tội ác của tên đầu trộm đuôi cướp cướp Lê Văn Viễn tức Bảy Viên sẽ được trình bày trong mục nói về “Những Hành Động Làm Tiền Bất Chính Của Bảo Đại” ở sau.
Hành động hoang dâm của Bảo Đại được sách sử ghi lại rõ ràng với nguyên văn như sau:
“Trong những ngày nhàn rỗi nghỉ mát ở Đà Lạt, vua hay lui tới nhà bác sĩ quen người Pháp có vợ đẹp. Thiếu phụ Pháp nhan sắc khêu gợi, tỏ ra có cảm tình với ông vua khỏe mạnh, nịnh đầm. Người chồng mọc sừng bắt gặp vợ mình trong lòng tình địch, đã rút súng lục ra bắn, nhưng vì tức giận run tay nên viên đạn nhắm vào bụng lại chúi xuống trúng chân vua.
Vụ bắn ghen này đến tai Toàn Quyền Decoux lúc bấy giờ đang ở tại dinh Sàigòn. Bà Toàn quyền được chồng giao cho nhiệm vụ đi Đà Lạt để giàn xếp êm thắm giữa vợ chồng bác sĩ và nhà vua. Bác sĩ bị đổi về Pháp trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Bà Decoux đáp xe hơi về Saigòn, vừa ra khỏi thành phố Đà Lạt thì gặp tai nạn trên đường phải thiệt mạng.
Việc sôi nổi này được giấu nhẹm bằng một thông cáo cho hay vua đi săn bị gẫy chân phải phải đưa vào bệnh viện. Viện đạn được mổ lấy ra, song chân vua vẫn khập khiễng, đi phải chống gậy.” (39)
Người viết không thể tưởng tưởng được, đường đường là một ông Vua, dù là một ông vua bù nhìn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, thì cũng phải biết “ăn tùy nơi, chơi tùy chốn” để giữ gìn thể thống quốc gia và tư cách của một nhà lãnh đạo đất nước hay của một đấng quân vương. Thế nhưng, ông Bảo Đại đã không biết như vậy hay biết mà không làm như vậy, cho nên ông ta mới muối mặt đi thông dâm với người vợ của một ông bác sĩ người Pháp để rồi đến nỗi bị ông bác sĩ này bắn cho què cẳng.
Viết đến đây, chúng tôi nhớ lại vài chuyện tương tự:
- Thời Đông Châu Liệt Quốc ờ Trung Hoa, Tề Trang Công nước Tề là môt tên hôn quân bạo ngược, thấy người vợ trẻ của quyền thần Thôi Chữ có nhan sác tuyệt trần, bèn tìm cách lập kế thông dâm với mỹ nhân này. Thôi Chữ biết chuyện, bèn tìm cách tương kế tựu kế, rình chờ khi hôn quân Tề Trang Công trổ mòi hành sự, rồi đem quân vào nội cung bắt tại trận và giết chết. Chuyện này đã được chúng tôi ghi lại đầy đủ nơi các trang 129-133, Chương 7, sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000).
- Giáo Hoàng John XII (955-964): Bị đột quỵ trong khi làm tình với một người tình, hoặc bị sát hại bởi người chồng của người tình đó. Xin xem bài viết “Đọc Gieo Gió Gặt Bão Của ông Nguyễn Hy Vọng” của tác giả Nguyễn Mạnh Quang” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ52_NHVg.php).
So với Tề Trang Công, và Giáo Hoàng John XII (955-964), hôn quân Bảo Đại còn may mắn hơn nhiều, những Bảo Đại còn sống ngày nào thì còn làm nhiều chuyên thương luân bại lý, phản quốc hại dân, và làm nhục quốc thể, làm nhục dân tộc mà thôi.
▪ 5.- Những Hành Động Làm Tiền Bất Chính Của Bảo Đại
Ngoài cái tội thông dâm với vợ người ta, tệ hơn nữa, Bảo Đại còn can tội làm tiền bất chính, tạo nên cái thói quen và nếp sống tham nhũng trong hầu hết toàn bộ các cơ quan chính quyền mà ông ta làm quốc trưởng, rồi truyền lại cho các chính quyền miền Nam Việt Nam với cái đà sinh sôi nẩy nở theo cấp số nhân trong thời gian từ năm 1948 cho đến ngày 30/4/1975. Chuyện Bảo Đại làm tiền bất chính từ năm 1948 cho đến ngày 23/10/1955 (ngày ông bị truất phế) đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng để nói về vấn đề này chỉ là một số nhỏ trong những khu rừng tài liệu này nói về những rặng núi tội ác bán các chức vụ trong chính quyền để có tiền chi phí cho cuộc sống sa hoa phong đãng. Một trong những tài liệu này là sách Thối Nát của tác giả Bùi Nhung ghi nhận rõ ràng như sau:
“Khi nhà học giả Trần Trọng Kim xách chiếc va ly từ Nam Kinh trở về Hương Cảng, thì ông Bảo Đại đương hồi “ba đào”. Học giả Trần Trọng Kim kể lại rằng:
“Lúc tôi tới nhà hàng “Ngài” trọ, hỏi được số phòng ngài ở, tôi vội vã leo thang chân lên lầu, vì thang máy đông người đợi. Ngài đương đánh “mặt chược” ở phòng bên, mình trần trùng trục. Ngài thấy tôi, liếc mắt ra hiệu, bảo cứ vào ngồi đợi trong phòng ngài. Ý hẳn ngài không muốn cho ai biết hành tung chăng?”
Có người bảo ông Bảo Đại đánh “mặt chược” cao lắm, nên khi ở Hương Cảng “hoạnh tài” giúp ông đỡ túng. Điều đó không biết có thực không, nhưng tôi được biết ông Bảo Đại đã có lúc phải cầm cố, bán chác cả đồ dùng để lấy tiền ăn. Một số người “tòng vong” lẻ tẻ như các ông Đặng Văn Sung, Đỗ Đình Đạo, Bùi Diễm, v.v… đều bữa nhịn, bữa ăn.
Đến cuối năm 1947, thời cuộc xoay chuyển, thực dân Pháp lại dùng ông Bảo Đại làm một con cờ! Tại Bắc Việt, một viên quan cai trị cũ, tên Cousseau được thực dân giao phó chức vụ điều động các chính khách và chính đảng để tôn ông Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Ông Mao Trach Đông đánh ông Tưởng Giới Thạch càng mạnh, thì thực dân Pháp càng hoạt động dữ, để mau mau nắm trọn quyền điều động Việt Nam, kẻo lỡ ra Việt Minh được Cộng Sản Tàu giúp thì thêm khó - một khi đảng này làm chủ lục địa Trung Quốc. Vì thế, Cousseau luôn luôn tiếp xúc với Hoàng Đế lưu vong Bảo Đại tại Hương Cảng. Các chính khách Việt Nam “đánh hơi” thấy mùi, liền đổ xô tới. Giữa Việt Nam và Hương Cảng thuộc địa của Anh, phi cơ và tầu thủy chở các chánh khách Việt Nam đi lại như mắc cửi! Béo bở quá! Các chánh khách dâng tiền cho “ngài” tiêu xài! Các ông ấy tranh nhau lối buôn bán của Lữ Bất Vi và vô số kẻ đã thành công.
Một chánh phủ lâm thời được thành lập vào năm 1948. Thủ Tướng là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, một võ quan pháo binh kỳ tài, người Việt, quốc tịch Pháp. Chức Thủ Hiến Trung Phần và Nam Phần lọt vào tay hai ông Phan Văn Giáo và Trần Văn Hữu, còn chức Tổng Trấn Bắc Phần vào tay ông Nghiêm Xuân Thiện. Ông Bảo Đại được tháo khoán. Nhưng có lẽ số tiền Pháp thực dân tháo khoán cho ông Bảo Đại không được rộng rãi lắm, thành thử các vị cao cấp trong chính phủ trung ương tạm thời tháng tháng trích một số tiền ở quỹ đem ra gửi cho ông Bảo Đại như sau:
Thủ Tướng Xuân 50 ngàn đồng.
Thủ Tướng Trần Văn Hữu 50 ngàn đồng.
Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện 30 ngàn đồng.
Còn Thủ Hiến Phan Văn Giáo bao nhiêu không biết. “Thị Trường” bán quan mua tước tại Việt Nam trong giai đọan này càng nhộn nhịp lắm. Năm 1948, tôi vớ được ba bản danh sách chánh quyền, chi chít những tên tuổi. Cả ba bản, tên một ông luật sư người Việt, vợ đầm, những vẫn Việt tịch bị ông Bảo Đại gạch ở chức vụ Bộ Trưởng Kinh Tế!, Một chức vụ bở nhất, hái ra tiền! Không phải ông Bảo Đại ghét gì ông luật sư đâu, nhưng cái chức đó khi đem “bán đấu giá” ngầm, có nhiều kẻ tranh giành quá! Ông luật sư mua hụt…
Ông Bảo Đại nằm tại Hồng Kông, cho nguyên Thủ Tướng Trần Trọng Kim về tiếp xúc với Cao Ủy Pháp tại Sàigòn. Cụ Kim kể lại đoạn này với tôi, lúc tôi từ Hà Nội vào thăm cụ ở Nam Vang, đường Lasana số 4: “Tôi trở về nước có nhiệm vụ dọ dẫm xem Pháp có thật tình không, nghĩa là có cho Việt Nam tự do, độc lập thật sự như trong khối thịnh vượng chung của Anh không? (commonwealth). Tôi gặp ông Cao Ủy ở Sàigòn. Sau một giờ chuyện trò, tôi biết rõ cái dã tâm của thực dân! Liên Hiệp Pháp chỉ là một thứ cái cũi chó mạ vàng! Ông Cao Ủy, lúc tiễn tôi ra cửa, có nhã ý, muốn nhân danh chính phủ Pháp giúp tôi một số tiền mở nhà in, để theo đuổi con đường văn hóa. Tôi cảm ơn, không nhận! Cũng tiền của dân Việt Nam, chứ tiền đâu của Pháp! Hồi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các cố vấn Nhật biếu tôi một lúc cả 50 triệu để làm vốn mở mang văn hóa, tôi cũng kiếu, huống hồ của thực dân.” “Bùi Nhung, Thối Nát (Houston, TX: Xuân Thu, 1980?), tr.97-100.
Bảy Viễn, Thủ lĩnh Bình Xuyên. Ảnh http://www.nguoiduatin.vn
Một tài liệu khác nói về Bảo Đại cấu kết với Phòng Nhì của Pháp và Tướng Cướp Lê Văn Viễn trong tội ác buôn bán ma túy làm hại nhân dân ta. Tài liệu này nói rõ là trong thời kỳ Kháng Chiến 1945-1954, Phòng Nhì Pháp chủ trương tái lập việc buôn lậu ma túy, rồi cấu kết với băng đảng Bình Xuyên do Bẩy Viễn cầm đầu và toa rập với Quốc Trưởng Bảo Đại để (1) lo việc nhập cảng lậu thuốc phiện, (2) tiến hành các cơ sở biến chế, (3) thiết lập hệ thống phân phối, và (4) mở mang các tiệm hút.
Tuy nhiên, có lẽ một phần vì nhân dân ta đã ý thức được tác dụng nguy hại của ma túy, và một phần vì chiến tranh đang diễn ra gay go quyết liệt, khiến cho phần lớn dân ta lao vào cuộc chiến, cho nên con số người nghiện hút không nhiều như những năm trước năm 1945. Vì thế mà trong những năm 1950-1954, chỉ có hàng trăm (nghĩa là chưa tới một ngàn) tiệm hút ở vùng Sàigòn - Chợ Lớn. Lẽ dĩ nhiên, dù nhiều hay ít tiệm hút, số tiền lời của việc làm ăn bất chính này cũng phải chia theo tỉ lệ phần trăm cho ông Bảo Đại, Phòng Nhì và Sở Liên Lạc Các Đơn Vị Phụ Lực của Pháp tại Đông Dương. Sự kiện này được sách The Politics of Heroin in Southeast Asia ghi nhận rõ ràng như sau:
“Vào một thời điểm sau năm 1950, quân đội Pháp đặc thưởng cho Bình Xuyên một món hàng béo bở của thực dân. Đó là việc buôn bán ma túy. Bình Xuyên khởi công biến chế thuốc phiện sống (do người Mèo sản xuất và được các lực lượng phụ lực Pháp chuyển về Sàigòn), rồi phân phối cho hàng trăm tiệm hút ở rải rác trong thành phố Sàigòn Chợ Lớn để cung ứng cho giới dân nghiền. Họ chia tiền lời của việc làm ăn bất chính theo tỉ lệ đã được ấn định cho Hoàng Đế Bảo Đại, Phòng Nhì và Quân Đội Phụ Lực của Pháp. Sau này Đại Tá Lansdale của CIA báo cáo như vậy.” Nguyên văn: “Some time after 1950 the French military awarded the Binh Xuyen another lucrative colonial asset, Saigon ‘s opium commerce. The Binh Xuyen started processing MACG ‘s raw Meo opium and distributing prepared smokers’ opium to hundreds of dens scattered throughout the twin cities. They paid fixed percentage of their profits to Emperor Bao Dai, the 2ème Bureau, and the MAAG commados. The CIA’s Colonel Lansdale later reported that.”Alfred McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York:Harper Colophon Books, 1972) tr.118.
Thật là vô liêm sỉ đến cùng độ của vô liêm sỉ. Đường đường là một vị lãnh đạo một chính quyền thường được cao rao là “chính quyền Quốc Gia” của “những người Quốc Gia chân chính yêu nước” (do sáng kiến của Vatican) ra đời cùng với “lá cờ vàng ba sọc đỏ” (cũng do Vatican sáng chế ra) vào ngày 2/6/1948 để tranh đấu cho tự do dân chủ mà lại gục mặt xuống đồng lõa với bọn ăn cướp Bình Xuyên và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican trong việc làm bất chính hại dân hai nước như vậy! Bộ mặt thật của nhà lãnh đạo đầu tiên của cái gọi là “chính quyền Quốc Gia” của “những người Quốc Gia chân chính yêu nước” như thế đó! Và “lá cờ vàng ba sọc đỏ” biểu tượng cho chế độ của hạng người lãnh đạo vô liêm sỉ như thế đó!
Chúng ta biết rằng, hầu tất cả các quốc gia có văn hiến đều có thành ngữ “Người trên làm gương cho kẻ dưới noi theo”. Lịch sử thế giới đã chứng minh rõ ràng như vậy. Thế nhưng, cái thế lực chủ trương cũng như chủ động và đã tích cực hoạt náo cho tấn tuồng gọi là “Giải Pháp Bảo Đại” (the Bao Dai Solution”) lại là Giáo Hội La Mã mà văn hào Voltaire đã phải gọi là “cái tôn giáo ác ôn” thử hỏi làm sao thứ người như Bảo Đại, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu được họ đưa lên nắm quyền lại không hành xử giống như các giáo hoàng bạo chúa khốn nạn như đã nêu đích danh trên đây!
Lịch sử cũng như kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng là Giáo Hội La Mã một tổ chức tội ác hung bạo, tham tàn và dã man nhất trong lịch sử loài người. Vì thế mà những bọn tay sai được cơ quan đầu não của “cái giáo hội khốn nạn” này là Vatican đưa lên nắm quyền lãnh đạo một chính quyền ở một quốc gia nào, thì chắc chắn là những tên hôn quân, những phường tàn tặc phản nước hại dân của quốc gia đó, và tất nhiên là nhân các quốc gia đó sẽ không thể nào thoái khỏi lâm vào cảnh điêu đứng lầm than khốn nạn. Đây là sự thật đã xẩy ra trong lịch sử thế giới.
Bằng cớ bất khả phủ bác cho sự thật lịch sử này là theo cuốn Tyrants History’ s 100 Most Evil Despots & Dictators (London:Arturus, 2004) của tác giả Nigel Cawthorne thì có tới hơn 60% trong số 85 tên bạo chúa ác độc nhất trong thời trung đại, cận đại và hiện đại là giáo sĩ và tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã. Trong số những tên siêu bạo chúa Ca-tô này có Hồng Y Cesare Borgia (1475-1507), một trong những người con của Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503), Mary I (1516-1588) của nước Anh, (Hoàng Hậu Catherine de' Medici (1519-1589) của nước Pháp, Louis XVI (1754-1793) của nước Pháp,Juan Manuel de Rosas (1793-1877) của nước Á Căn Đình, Ferdinand II (1452-1516) của tiểu quốc Naples and Sicily, Leopold II (1835 -1909 ) của nước Bỉ, Juan Peron (1895-1974 ) của nước Á Căn Đình, Lý Thứa Vãn (1875-1965) của Nam Hàn, Ferdinand Marcos (1917-1989) của Phi Luật Tân, Ngô Đình Diệm (1897-1963) của miền Nam Việt Nam, Francisco Franco (1892-1975) của nước Tây Ban Nha, v.v… Nigel Cawthorne, Tyrrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus Publishing Ltd., 2004
Vì thế mà chúng ta không lấy làm ngạc nhiên từ khi quyền lực Vatican vươn tới đất nước chúng ta thì nhân dân ta rơi vào (1) tình trạng của đại nạn chỉa rẽ vô cùng trầm trọng, và (2) tệ nạn tham nhũng khời đầu từ các nhà thờ Vatican và chính quyền trung ương ở trong các vùng mà quyền lực của Vatican vươn tới.
Thói đời, thượng bất chính, hạ tắc loạn và người trên nêu gương cho người dưới theo đó mà làm, người lãnh đạo chính quyền Quốc Trưởng Bảo Đại mà hành xử dâm loạn, tham ô và bất chính như vậy, tất nhiên là nhân viên dưới quyền không phải chỉ có một Phan Văn Giáo, một Lê Văn Viễn, mà hầu như tất cả các viên chức chính quyền và quân lính các cấp trong quân đội Bảo Đại (sau này là Quân Đội Miền Nam) cũng đều có những hành động khốn nạn theo quyền lực và khả năng của chúng. Sự thực này đều được sách sử ghi như sau
“Quân lính Việt Nam (lính Bảo Đại) trong cuộc thử lửa đầu tiên (ở Liên Khu V) hoặc là đã có những thành tích tồi tệ hoặc là cướp đoạt của cải. Theo sau là các viên chức hành chánh đổ tới vùng mới chiếm được lại còn tệ hơn cả đám quân lính (Liên Hiệp Pháp).” (40)
Qua những sự kiện đã được trình bày ở trên, chúng ta có thể nói là“Đừng tin những gì mà những kẻ tự xưng là “người quốc gia chân chính” nói, mà hãy nhìn vào những việc làm vô liêm sỉ và những hành động bán nước cho Vatican và các thế lực ngoại thù liên kết với Vatican từ thế kỷ 19 cho đến ngày nay.”
▪ VI. Kết Luận
Cựu Hoàng Bảo Đại có một quá trình sinh trưởng trong tay giặc, hấp thụ nền giáo dục của những thế lực xâm lăng, và lịch sử các hoạt động như kể trên, liệu rằng dựa vào mấy lời tuyên bố rỗng tuếch và những quyết định chưa bao giờ thực hiện được của ông ta để biên soạn mấy bài viết ca ngợi ông là một việc dựng đứng lịch sử, việc làm của kẻ thiếu nghiêm chỉnh, nếu không có mưu đồ phục vụ cho một khuynh hướng chính trị mới.
Tương tự, những hành động kém thông minh và dốt nát về chính trị của ông Ngô Đình Diệm cũng đã là một giai thoại lịch sử không thể xoay ngang hay dựng đứng được. Đối với những việc bốc thơm họ Ngô này qua thế lực muốn phục hồi tinh thần “bạo chúa phản thần tam đại Việt gian” của gia tộc đó, Giáo-sư Lý Chánh Trung nhận xét:
“Ông (Diệm) đã tưởng mình có thể lệ thuộc Mỹ một phần nào thôi, còn phần kia thì vẫn “độc lập”, ông đã tưởng mình có thể nhẩy vào vòng tay người Mỹ trong một giai đoạn ngặt nghèo rồi thoát khỏi vòng tay đó khi tình hình sáng sủa hơn, ông đã tưởng có thể chấp nhận làm con cờ trong một ván cờ rồi ngay trong ván cờ đó, có thể tự động đi một nước cờ riêng của ông. Khi ông nhìn thấy đó chỉ là ảo tưởng thì đã quá trễ: Ông đã chết vì ảo tưởng đó. Và cái chết bi thảm của ông cho thấy một sự thật hết sức tầm thường: Không một con cờ nào có thể tự động đi một nước cờ cho riêng nó, dầu con cờ đó mang tên Ngô Đình Diệm, và không một nước nhỏ nào có thể lợi dụng một nước lớn, nhất là nước đó mang tên Hoa Kỳ.
Bẩy năm đã qua và ngày nay, dư luận quần chúng có vẻ khoan hồng hơn đối với ông Diệm và chế độ cũ của ông, ngay cả những nơi nạn nhân của chế độ ấy. Lý do giản dị: với thời gian, kỷ niệm đã mờ nhạt, hận thù được xoa dịu, những ẩn ức dồn nén được giải tỏa. Trong khi đó, cái thực trạng của xã hội miền Nam mỗi ngày thêm xấu xa tệ hại, khiến cho người ta có khuynh hướng chỉ nhớ tới những nét tương đối dễ coi của chế độ Ngô Đình Diệm, mỗi khi so sánh thời này với thời trước.
Nhưng từ đó mà cho rằng chế độ ông Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết những vấn đề đất nước, như một số chân tay bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ.
Những người đang hò hét khóc lóc chung quanh cái tên Ngô Đình Diệm như bầy quạ trên một xác chết. Với cái âm mưu tái lập một chế độ Diệm không Diệm trong đó họ sẽ phè phỡn bòn rút như xưa, xin họ nhớ cho rằng giòng lịch sử không bao giờ chẩy ngược chiều.
Và nếu họ không còn một chút tự trọng, xin họ dầu sao cũng thương dùm ông Diệm. Tội nghiệp ông! Tôi ứa nước mắt mà viết câu này, xin họ hiểu cho.” (41)
Tôi xin dùng những lời nhân xét trên đây của Giáo-sư Lý Chánh Trung để áp dụng cho những bài ca ngợi chính phủ Bảo Đại và Trần Trọng Kim. Viết những bài như thế quả thật là “những hành động khóc lóc chung quanh cái tên Bảo Đại như bày quạ đen trên một xác chết. Với dã tâm để xí xóa các tội Việt gian phàn quốc đã làm tay sai bán nước cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican liên tục từ giữa thế kỷ 19, hoặc là mùa thù năm 1945 cho đến ngày 30/4/1975.” Và nếu các tác giả còn một chút tự trọng, xin hãy thương giùm ông Bảo Đại. Xin những người có cùng quan niệm với các tác giả này hiểu cho!”
Nguyễn Mạnh Quang
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mọi vấn đề thời sự đến nay vẫn đang là bí ẩn.
Trả lờiXóaVì sao người Trung Quốc ngu thế?
Có phải do Bộ giao thông vận tải chưa được đi du học
Cảnh cửa địa ngục đang mở chờ Trung Quốc
Tin tức nóng hổi
Cám ơn vì một bài viết hay hi mình đang làm việc mà bỏ ra 30p để đọc hii.
Trả lờiXóamo da hai mai, da ga truc tuyen online, đá gà cựa sắt online
Mọi vấn đề thời sự đến nay vẫn đang là bí ẩn.
Trả lờiXóathần chú đại bi
chú giải chú đại bi
Tin tức, sự kiện liên quan đến Người ngoài hành tinh
sự kiện người ngoài hành tinh