Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Chính Thống và Chính Nghĩa- PV GS Nguyễn Mạnh Quang




Câu 1: Giáo sư đã có một số tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận và hiện đại, xin cho biết quan niệm của giáo sư về chính thống hay chính nghĩa của những người lãnh đạo chính quyền.

NMQ: Thưa quí đọc giả,

Trước khi nói về chính thống hay chính nghĩa của một cá nhân hay một thế lực lên nắm quyền trị quốc, thiết tưởng chúng ta phải nên hiểu rõ ý nghĩa đính thực của hai từ kép chính thống và chính nghĩa để tránh khỏi tình trạng hiểu sai lạc trong những đề tài liên quan đến chính trị.

CÁC ĐỊNH NGHĨA

“Chính thống là dòng chính của nhà vua hoặc của môn học, (đồng nghĩa với chính thống) và “Chính nghĩa là đạo lý chính đáng (đồng nghĩa với công đạo = justices).”
[Theo Hán Việt Tự Điển của ông Đào Duy Anh]
“Chính tông là dòng chính nhà vua hay phái chính một tôn giáo, một học thuyết (đồng nghĩa với chính thống) và “chính nghĩa là nghĩa vụ chính đáng, việc làm đúng với lẽ phải.”.

[Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu]

“Chính thống là mối chính, dòng chính (nói về các đời làm vua)” và “chính tông là chỉ về phái nào đã nối được chính truyền của một tôn giáo hay học thuyết.”

[Theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức]

Chúng tôi không thấy có từ “chính nghĩa” trong cuốn tự điển này.

Trái ngược với chính thống hay chính nghĩa là “phi chính nghĩa” hay “bất chính”..

CHÍNH THỐNG HAY CHÍNH NGHĨA KHI LÊN NẮM CHÍNH QUYỀN CỦA MỘT CÁ NHÂN HAY MỘT THẾ LỰC

Theo các định nghĩa trên đây, chúng ta thấy hai từ kép “chính thống” và “chính nghĩa”, khi mới nghe qua thì có thấy gần giống nhau, nhưng nếu suy nghĩ và phân tích cho kỹ, chúng ta thấy có một điểm khác nhau vô cùng quan trọng.

Điểm gần giống nhau.- Vào cái thuở dân trí còn thấp kém, nhân dân thế giới còn theo chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền, người ta có thể hiểu một cách nhập nhằng chính thống và chính nghĩa là một. Đây là trường hợp của hai ông Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm mưu đồ dấy binh đánh nhà Mạc vào năm Quý Tỵ (1532). Họ đã không nhân danh chính nghĩa của đạo lý hay nhân danh nhân dân Việt Nam để đánh đổ nhà Mạc, mà phải nhân danh nhà Lê để tiêu diệt nhà Mạc. Vì thế họ mới phải cho người sang tới tận Ai Lao tìm kiếm được người con út của Vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh (với niềm tin rằng đây là dòng chính tông của nhà Lế), đem về đặt lên ngai vàng với vương hiêu là Lê Trang Tông. Sau đó, họ mới nhân danh ông vua bù nhìn (được coi như là có chính nghĩa) khởi binh đánh nhà Mạc. Chính vì thế mà khi tiêu diệt xong nhà Mạc, nước ta mới có tình trạng Vua Lê ngồi làm vì (làm bù nhìn) và Chúa Trịnh nắm thực quyền cai trị nhân dân. Sự kiện này cho chúng ta thấy dòng chính tông của nhà Lê đã trở thành cái chính nghĩa của thế lực dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm.

Điểm khác nhau .- Sau này, vào giữa thế kỷ 19, sau khi đã đánh tan sức kháng cự của triều đình nhà Nguyễn, Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican cũng không nhân danh nước Pháp hay Giáo Hội La Mã để cai trị đất nước Việt Nam, họ giữ lại cái ngai vàng tại triều đình Huế rồi tìm một người chính tông của nhà Nguyễn là Ưng Kỳ (người con nuôi thứ 3 của vua Tự Đức và là người con thứ 26 của Vua Thiệu Trị) cho ngồi vào đó với vương hiệu là Đồng Khánh (1885-1889) làm bung xung cho họ nắm thực quyền cai trị và bóc lột nhân dân ta đến tận xương tận tủy. Sự kiện này chứng tỏ Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Vatican đã sử dụng dòng chính tông của nhà Nguyễn để làm chính nghĩa cho họ nắm quyền cai trị Việt Nam với dã tâm làm cho nhân dân ta lầm tưởng rằng họ (Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Vatican) chỉ giúp nhà Nguyễn cai trị nhân dân ta giống như họ Trịnh trợ giúp vua Lê cai trị nhân Bắc Hà từ đầu thập niên 1540 cho đến năm 1788.

Chưa nói đến trình độ tiến bộ của dân trí về cơ chế chính quyền quản trị nhân dân, chỉ lấy lý trí mà suy luận, chúng ta thấy rằng dù là Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Vatican đã nắm được chính tông của nhà Nguyễn giống như Chúa Trịnh đã nắm được chính tông của nhà Lê, nhưng cũng vẫn không có chính nghĩa để cai trị nhân dân ta. Hơn nữa, theo quan niệm Nho giáo về quân quyền, sau khi triều đình Huế ký các hòa ước: (1) Nhâm Tuất 1862 (nhường ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican), (2) Giáp Tuất 1874 (nhường toàn bộ Nam Kỳ cho liên minh giặc), (3) Qúi Mùi 1883 và (4) Giáp Thân 1884 (dâng cả nước cho liên minh giặc), nhà Nguyễn mất hết chính nghĩa không còn tư cách gì để ngồi vào ngôi vị lãnh đạo quốc dân cai trị đất nước nữa. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng ở một phần sau.

Trong tập đề tài này, chúng tôi nhấn mạnh đến chính nghĩa nhiều hơn là chính thống hay chính tông, và chỉ đặt ra vấn đề “chính nghĩa” cho các cá nhân hay thế lực hoặc chính đảng tranh giành quyền lực cai trị đất nước. Cá nhân hay tổ chức nào có chính nghĩa (chứ không cần phải có chính thống), thì được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ và hăng say đi theo để chiến đấu cho cá nhân hay thế lực đó. Nguợc lại, cá nhân hay thế lực nào dựa vào bạo lực hay quyền lực của ngọai bang nhảy lên bàn độc thì sẽ bị coi là không có chính nghĩa, tức là ở vào tình trạng phi chính nghĩa hay bất chính. Đây là theo truyền thống đạo lý từ ngàn xưa của các dân tộc Đông Phương trong đó có Việt Nam ta.

Theo quy luật của tạo hóa, gà sinh ra gà, cuốc sinh ra cuốc và cáo sinh ra cáo. Tương tự như vậy, thói thường, bất chính tất nhiên sẽ sinh ra hàng ngàn thứ bất chính khác. Đồng thời, bất chính còn là cha đẻ của bất công, bạo ngược và tham tàn. Bất công, bạo ngược và tham tàn sẽ làm cho nhân dân bất mãn, căm giận và thù ghét. Từ ngàn xưa, từ Đông sang Tây, ở bất kỳ quốc gia nào, khi mà nhân dân đã cảm thấy bức xúc hay bất mãn với chính quyền, nếu không được giải tỏa, thì những bức xúc hay bất mãn này sẽ biến thành lòng căm thù, rồi nổi loạn chống lại chính quyền. Đây là quy luật lịch sử. Câu nói “thượng bất chính, hạ tắc loạn” là do quy luật này mà ra. Vì thế mà từ ngàn xưa, các dân tộc Đông Phương luôn luôn đặt chính nghĩa lên hàng ưu tiên số 1 đối với những người hay đảng phái chính trị muốn nhẩy lên nắm quyền quản lý quốc gia. Cũng vì lý do này mà trong bài Bình Ngô Đại Cáo của cụ Nguyễn Trãi mới có câu, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Đọc đi đọc lại từ đầu đến cuối bài Bình Ngô Đại Cáo, chúng ta không thấy có chỗ nào cụ Nguyễn Trãi đề cập đến chính thống hay chính tông cả.

Nói về chính nghĩa của một cá nhân hay một thế lực lên nắm quyên quản trị quốc gia, ông Richard J. Hardy viết trong cuốn Government In America như sau:

"Quyền lực và quyền thế không phải là những lý do độc nhất mà nhân dân phải tuân hành các chính sách của chính quyền. Nhân dân tuân hành những chính sách của chính quyền vì họ tin rằng chính quyền hợp pháp hay có chính nghĩa. Như vậy có nghĩa là nhân dân chấp nhận quyền thế và cái quyền của chính quyền được lãnh đạo đất nước. Một chính quyền có đủ quyền lực có thể tồn tại được thường thường là dựa vào bạo lực dù là nhân dân không chấp nhận cái chính quyền này. Nhưng nếu muốn có một chính quyền ổn định, hữu hiệu và bền vững lâu dài thì tính cách chính nghĩa hay hợp pháp là cần thiết." (Nguyên văn: "Power and authority are not the only reasons people comply with the policies of their government. People follow these policies because they believe the government has legitimacy. That is, people accept its authority and its right to lead them. A government enough power can exist for a while, usually by force, even if the people do not accept it. But legitimacy is necessary if the government is to be stable, effective, and lasting."[1].

Cuốn sách Government In America là một trong những cuốn giáo khoa về môn "Công Dân" (Civics) được rất nhiều trường trung học ở Hoa Kỳ chọn làm sách giáo khoa dạy trong các lớp 12. Ở Hoa Kỳ, môn Công Dân Giáo Dục là một trong những môn học chính quan trọng bắt buộc học sinh phải học. Xem như thế, người Hoa Kỳ coi việc rèn luyện cho các em học sinh phải hiểu thấu đáo tính cách hợp pháp hay có chính nghĩa của một chính quyền và của người lãnh đạo nhân dân. Ngoại trừ các nước nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã hay các chế độ đạo phiệt Hồi Giáo và quân phiệt, hầu như tất cả các nước theo chế độ dân chủ tự do (thực sự) như ở Bắc Mỹ và Tây Âu đều có cùng quan niệm về chính nghĩa và hợp lý hay hợp pháp giống như ở Hoa Kỳ.



Câu 2: Qua phần trình bày trên, giáo sư có cho rằng quan niệm chính thống hay chính nghĩa cổ truyền có phù hợp với khái niệm dân chủ Tây phương ngày nay không?

NMQ: Thưa đọc giả,

Theo tôi nghĩ, quan niệm cổ truyền về chính nghĩa của người dân Đông Phương nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng rất giống với quan niệm về chính nghĩa của các chế độ dân chủ ở các nước Tây Phương ngày nay. Điều này đã đươc các nhà biên khảo chính trị khẳng định như vậy. Hầu hết họ đều sử dụng những lời dạy trong kinh điển Nho Giáo để hỗ trợ cho lập luận của họ. Dưới đây là một số những câu nói mang nặng tính cách dân chủ giống như các đặc tính của chế độ dân chủ ngày nay:

Pháp bất vị thân.

Vua pham tội thì cũng phải xử như thứ dân (công bằng về pháp luật).

“Thiên hạ là của chung thiên hạ, chứ người làm vua không có quyền được lấy thiên hạ làm cuarieeng của mình. Cái quyền cai trị dân là do Trời trao cho, tức là do lòng dân ưng thuận tho ai, thi người đó mới được.”

“Dân vi quý, dã tắc thứ chi, quân vi khinh.”

“Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi. Thử chi vị dân chi phụ mẫu.”

“Vua xem bầy tôi như chân tay, thì bày tôi xem vua như bụng như lòng. Vua xem bày tôi như chó như ngựa, thì bầy tôi coi vua như người lạ trong nước. Vua xem bầy tôi như đất như cỏ, thi bầy tôi xem vua như giặc như thù (Ly Lâu hạ).”

“Người làm hại nhân gọi là tặc, người làm hại nghĩa gọi là tàn, người tàn tặc gọi là đứa không ra gì. Ta nghe giết đứa Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua vậy.”. [2]

Tất cả những lời dạy hay danh ngôn trên đây đều được khai triển từ thuyết chính danh của Đức Khổng Tử mà ra.

Thuyết chính danh.- Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, trong bất kỳ xã hội nào, trong bát kỳ nền văn hóa nào, khi làm bất kỳ việc gì cũng đều có lý do hay danh nghĩa của một cái gì để làm việc đó. Vấn đề đặt ra cái lý do hay danh nghĩa đó có chính đáng hay bất chính? NẾU không chính đáng, THÌ sẽ bị cho là không có danh nghĩa chính đáng hay bất chính; NẾU lý do hay danh nghĩa đó chính đáng, THÌ sẽ được cho là có chính danh hay có chính nghĩa. Vấn đề này rất quan trọng trong đạo xử thế trong bất kỳ lãnh vực nào trong xã hội loài người. Cũng vì tầm quan trọng này mà ngay từ thời Thượng Cổ ở Trung Hoa, Đức Khổng Tử đã đưa ra thuyết chính danh để góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội với hy vọng mọi người theo đó mà hành xử, nhất là đối với những người lãnh đạo chính quyền hay bất kỳ một tổ chức của một đoàn thể nào. Sách Nho Giáo viết về thuyết này như sau:

“Khổng Tử cho việc chính danh hay hay dở là do ở người cầm quyền. Người cầm quyền biết theo đường ngay chính để sửa đạo nhân thì việc gì cũng thành ra ngay chính cả. Ngài bảo Quí Khang Tử rằng: “Chính giã chính giã, tự suất dĩ chính, thục cảm bất chính?: Chính trị là làm mọi việc cho ngay thẳng. Ông lấy ngay thẳng mà khiến người, thì ai dám không ngay thẳng?” (Luận Ngữ: Nhan Uyên XII). Hế người trên đã ngay thẳng thì người dưới ắt là phải theo mà bắt chước. Vậy nên mới nói: “Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng: Mình ngay chính thì không sai người ta cũng làm, mình không ngay chính thi tuy có sai khiến cũng không ai theo.” (Luận Ngữ : Tử Lộ, XIII).

Người trên phải giữ mình cho ngay chính và làm việc gì cũng phải giữ cái danh cho chính đính. Một hôm thầy Tử Lộ hỏi Khổng Tử “Giá như vua nước Vệ cậy thầy sửa việc chính trị, thì thầy làm việc gì trước? Khổng Tử trả lời: “Tất giã chính danh hồ: Ắt là phải sửa cái danh cho chính. . – Có đâu thế, thầy nói vu khoát quá. Sửa danh cho chính để làm gì? – Ngươi quê lắm thay! Người quân tử điều gì mà chưa biết rõ thì đừng vội nói. Danh không chính thì nói không xuôi, nói không xuôi thì việc không thành (Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành). Cho nên người quân tử danh chính ắt là khá nói được, nói được ắt là khá làm được. Bởi vậy quân tử giữ lời nói không có cẩu thả bao giời.” (Luận Ngữ: Tử Lộ XIII). Những lời ấy giải rõ nghĩa cái tông chỉ chính đáng của Khổng Tử về đường chính trị, ta nên chú ý mà xét cho kỹ.

Cái tông chỉ ấy Khổng Tử đã phụ diễn ra ở sách Xuân Thu. Ngài sở dĩ dụng tâm làm bộ sách ấy là cốt để bày tỏ cái nghĩa chính danh, định phận, khiến cho sự ngôn luận có tiêu chuẩn rõ ràng, nói điều gì không mập mờ rối loạn, và làm cho kẻ gian người ngay bày rõ ra, ai cũng biết mà phê bình phán đoán cho khỏi sai lầm.

Danh đã chính thì việc gì có nghĩa lý của việc ấy, những điều tà thuyết không làm mờ tối được chân lý. Danh phận đã rõ, thì người nào có địa vị chính đáng của người ấy, trên ra trên, dưới ra dưới, trật tự phân minh. Vua có phận vua, tôi có phận tôi: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung: Vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua.” (Luận Ngữ: Bát Dật III). Một nước thịnh trị là trong nước “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử : Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con.” (Luận Ngữ: Nhan Uyên XII). Giữ trật tự cho mình, và danh phận cho mình tức là giữ cái căn bản của chính trị vậy.”[3]

Giáo-sư Đàm Trung Pháp viết:

"Từ trên hai ngàn năm nay, người Trung Hoa và các dân tộc Á Châu chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên đã sống trong một trật tự xã hội do triết lý Khổng Giáo ấn định, Nền triết lý NHÂN BẢN này nhấn mạnh sự giao hảo giữa con người và con người, và dạy dỗ con người cung cách SỐNG TRONG ĐẠO LÝ, HÒA HỢP VÀ THÁI BÌNH...

Giới trí thức Âu Mỹ khi nghiên cứu về Khổng Giáo thường dùng phương tiện phiên dịch Tứ Thư và Ngũ Kinh sang ngôn ngữ của họ, hoặc viết về cuộc đời của Khổng Tử như một hiền triết bậc nhất của nhân loại, hoặc so sánh triết lý Khổng Tử với các nền triết lý NHÂN BẢN khác trên thế giới.

Theo sử gia lừng danh của Hoa Kỳ Will Durant (1885-1981) trong cuốn The Age of Voltaire của ông thì triết gia Francois Marie Arouet Voltaire (1694-1778) của nước Pháp đã vô cùng ngưỡng mộ nhà hiền triết họ Khổng và đã có công truyền bá nền văn minh Khổng Học vào giới trí thức Pháp quốc thời đó. Triết gia kiêm văn hào kiêm bách khoa tự điển gia này đã đọc nhiều về nền văn minh Trung Hoa và đã ca ngợi Trung Hoa là quốc gia cổ nhất, đông dân nhất, và được cai trị hoàn hảo nhất trên trái đất này. Điều mà Voltaire ngưỡng mộ nhất về Khổng Giáo chính là QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CÓ THỂ KHẢ THI MÀ KHÔNG PHẢI TÙY THUỘC VÀO MỘT TÔN GIÁO SIÊU NHIÊN. Vẫn theo lời sử gia Durant, Voltaire và một vài triết gia người Pháp khác nữa đã sẵn sàng phong thánh (canonize) cho Khổng Phu Tử, nhà hiền triết "đã dạy cho dân chúng những nguyên lý đạo đức năm trăm năm trước Thiên Chúa Giáo ra đời.”

Trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1697, nhà thông thái người Đức này [Gottfried Withelm Von Leibniz (1646-1716)] đã đề nghị thế giới Tây Phương nên mở cửa ra đón lấy những luồng gió triết lý Á Đông ĐẦY NHÂN TÍNH và bắt đầu một cuộc trao đổi văn hóa giữa Đông và Tây. Leibniz cũng nhận xét thêm rằng về khoa học thì Trung Hoa đã vượt hẳn mọi nơi về phương diện an dân do vườn hoa Khổng Giáo đem lại. Một thế kỷ sau đó, đại văn hào kiêm bác học gia Johann Wolfgang Goethe (1749-1832) cũng rất chú trọng đến nền văn hóa Khổng Học và ái mộ vẻ đẹp thánh thoát của các bài thơ Tàu. Được sự hưởng ứng và cổ động của hai vĩ nhân Leibniz và Goethe, Đức quốc đã trở thành trung tâm của các công trình nghiên cứu về văn hóa Á Châu tại Âu Châu.".[4]



Câu 3 - Xin giáo sư cho biết trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, một nhà lãnh đạo cần phải có tiêu chuẩn nào để có chính nghĩa ?

NMQ: Thưa quí đọc giả,

Ở Đông Phương nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, tùy theo hòan cảnh của đất nước, tiêu chuẩn về chính nghĩa của một chế độ hay cá nhân người cầm quyền trị quốc đã trở thành truyền thống hay luật bất thành văn của dân tộc. Đó là điều kiện hay tiêu chuẩn phải có tùy theo hoàn cảnh như sau:

1.- Nếu đất nước đang ở trong thời quân chủ chuyên chế như các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Phúc, người con nào được vua cha hay hội đồng hoàng tộc (thường là vua cha) chỉ định lên kế nghiệp, thì người đó sẽ đuợc lên cầm quyền và được coi là có chính nghĩa. Đây là trường hợp Vua Gia Long chọn Thái Tử Đảm vào năm 1816 và vua Thiệu Trị chọn Thái Tử Hồng Nhậm lên kế vị trước khi băng hà vào năm 1847.

Trong trường hợp vua cha từ trần đột ngột mà không để di chiếu lại cho người con nào lên kế nghiệp, sẽ có hai trường hợp:

Trường hơp A.- Đây là trường hợp Vua Lê Thái Tông chết đột ngột vào năm 1442 lúc đó mới có 20 tuổi. Ở vào tuổi này, nhà vua không có người con nào lớn tuổi cả. Theo truyền thống quân quyền của Nho Giáo, triều đình bèn đưa thái tử Băng Cơ lúc đó mới có 2 tuổi lên kế nghiệp và mọi việc triều chính đều nằm trong tay các quan phụ chính. Nếu không làm như vậy, triều chính sẽ trở thành rối loạn rồi biến thành đại họa cho nhân dân.

Trường hợp B.- Nếu có sự tranh giành quyền lực giữa các người con của nhà vua (hoàng tử và công chúa) thì phe nào thắng sẽ được coi như là đã giải quyết xong chuyện rắc rối này. Tuy nhiên, NẾU vị tân vương này trở thành thứ “quân phi quân” hay “bạo chúa”, coi triều thần hay các viên chức chính quyền như một thứ băng đảng hay một bầy gia nô, coi nhân dân như chó ngựa, lạm dụng quyền chính, ưu đãi bà con và phe đảng của mình để làm lực lượng nòng cốt bảo vệ địa vị rồi tự tung tự tác, biến chính quyền thành bộ máy đàn áp, tra tấn và thủ tiêu những người bất đồng chính kiến, đàn áp và khủng bố những người không chịu khuất phục,THÌ vị tân vương này sẽ bị coi như là một thứ bạo chúa, một thứ quốc tặc. Ở vào trường hợp như vậy, NẾUtrong dòng họ nhà vua (hoàng tộc) không còn có ai lập tức đứng lên phát cờ dấy binh khởi nghĩa để diệt trừ tên quốc tặc này, THÌ kể như là dòng họ nhà vua này không còn chính nghĩa nữa.

2.- NẾU đất nước ở vào trường hợp B trên đây, bất kỳ người dân nào có khả năng đứng lên chiêu binh mãi mã kéo quân về khử diệt tên bạo chúa đương quyền và phe đảng gia nô này, THÌ người đó được coi như là có chính nghĩa nắm quyền lãnh đạo quốc dân. Đây là các trường hợp của Lê Đại Hành vào năm 980, của ông Lý Công Uẩn vảo năm 1009, của anh em nhà Tây Sơn trong thập niên 1770. Tính cách chính nghĩa này được ghi rõ trong kinh điển của Nho giáo và đều được các nhà viết sử ghi lại trong các tác phẩm lịch sử của họ. Một bậc trí giả người Âu Mỹ có nhiều tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam là sử gia Bernard F. Fall đã ghi nhân sự kiện này như sau:

"Nếu người làm vua áp bức nhân dân thì người đó không còn xứng đáng được đối xử như là vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra trừ diệt tên bạo chúa đó xứng đáng được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân.” Nguyên văn: “If the sovereign oppressed the people, he no longer deserved to be treated as the sovereign. His person was no longer sacred, and to kill him was no longer crime Revolt against such tyranny not only was reasonable but was ameritorious act and conferred upon its author the right to take over the power of the sovereign.”[5]

Cụ Trần Trọng Kim cũng viết trong sách Nho Giáo như sau:

"Nếu ông vua nào trị dân mà yêu cái của dân ghét và ghét cái của dân yêu, là làm những điều trái lòng dân, tức là trái mệnh trời, thì người khác được quyền "điếu dân phạt tội", nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội, như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ Vương đánh vua Trụ vậy."[6]

3.- NẾU đất nước đã hay đang nằm dưới ách thống trị quân thù xâm lược, THÌ bất kỳ cá nhân hay thế lực nào trong nhân dân có khả năng chiêu binh mãi mã, huy động nhân dân cùng lăn xả vào đại cuộc đánh đuổi quân thù ra khỏi giang sơn, KHI THÀNH CÔNG, cá nhân hay thế lực đó sẽ có chính nghĩa lên nắm quyền cai trị đất nước. Đây là các trường hợp của Vua Ngô Quyền vào năm 939, của Vua Lê Lợi vào năm 1427, của Vua Quang Trung vào năm 1789, của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Việt Minh vào năm 1954. Đây là quy luật lịch sử. Thiết tưởng bất kỳ người dân nào đã học qua bậc tiểu học cùng đều biết như vậy. Dựa vào quy luật lịch sử này, Giáo sư Lê Xuân Khoa viết trong cuốn Việt Nam 1945-1975 như sau:

“Tình hình chính trị Việt Nam vào thời điểm 1945-1946 cho thấy rằng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã giành được chính nghĩa chống Pháp và lôi cuốn được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng.” [7]

“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chính nghĩa chống Pháp đã được dồn hết sang phía chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo.”[8] .

Truyền thống của dân tộc theo văn minh Nho Giáo là như vậy. Nếu một cá nhân hay một thế lực nào lên cầm quyền cai trị nhân dân mà không ở vào một trong 3 truờng hợp trên đây đều là phi chính nghĩa hay bất chính. Hễ phi chính nghĩa hay bất chính thì tất nhiên là ở vào tình trạng mất lòng dân và sẽ đi đến tình trạng lạm dụng quyền hành để làm rất nhiều điều bất chính và thất nhân tâm khác nữa. Ở vào trường hợp này, chính quyền sẽ bị nhân dân coi như một băng đảng ăn cướp, hay bạo quyền, dù cho người lãnh đạo mang tước hiệu là “vua” hay “tổng thống” thì cũng chỉ là một tên trùm ăn cướp hay môt tên quốc tặc hoặc bạo chúa, và tập đoàn nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong chính quyền này cũng chỉ là “những quân ăn cướp ngày” mang tước hiệu tổng thống, thủ tướng và các ông quan. Đây là tình trạng của chính quyền Bảo Đại trong những năm 1948-1955 và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong thời 1954-1975. Có lẽ cùng vì thế mà người dân Việt Nam ta có thành ngữ “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Cũng vì thế mà trong cuốn The Politics of Heroin in Southeast Asia, nhà viết sử Alfred W. MacCoy mới gọi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm là “Triều đại Diệm và băng đảng ăn cướp Ngô Đình Nhu” (Diem’s Dynasty and the Nhu Bandits).[9] Gặp trường hợp như vậy, bất kỳ người dân nào cũng có quyền đứng lên phất cở khởi nghĩa kêu gọi nhân dân cùng nhau góp sức “diệt trừ quốc tặc, đạp đổ bạo quyền”. Theo đúng truyền thống cao đẹp này của Nho giáo, quân dân miền Nam đã vùng lên đạp đổ cái chế độ tham tàn khốn nạn này vào ngày 1/11/1963 và lôi cổ tên bạo chúa tam đại Việt gian họ Ngô ra đập chết vào hơn 7 giờ sáng ngày hôm sau. Đến đây, thiết tưởng cũng nên nhớ lại lời Nho giáo đã dạy rằng:

“Người làm hại nhân gọi là tặc, người làm hại nghĩa gọi là tàn, người tàn tặc gọi là đứa không ra gì. Ta nghe giết đứa Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua vậy.”

Do đó, chúng ta có thể nói quân dân miền Nam đã đập chế thằng quốc tặc phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, chứ không phải đập cết ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

4.- NẾU đất nước đã giành lại độc lập rồi và theo thể chế dân chủ tự do giống như các nước dân chủ tự do ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Ấn Độ, THÌ việc chọn lựa người lên nắm quyền lãnh đạo quốc dân được quyết định bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do, bỏ phiếu kín và không có gian lận. Cá nhân hay chính đảng nào được đa số phiếu nhân dân tín nhiệm, sẽ được coi như là có chính nghĩa, hợp pháp, hợp lý và hợp tình lên nắm quyền cai trị quốc dân.

Sở dĩ người viết nhấn mạnh đến cụm từ “tuyển cử tự do, bỏ phiếu kín và không có gian lận” là vì trong thời kỳ 1954-1975, chính quyền miền Nam Vỉệt Nam, tuy rằng mang danh hiệu là Việt Nam Cộng Hòa và cao rao là theo đuổi lý tưởng tự do dân chủ, nhưng trong thực tế (bản chất), cá nhân người lãnh đạo của chính quyền này, không những đã không có chính nghĩa khi lên cầm quyền, mà khi nắm chính quyền rồi, lại còn có rất nhiều hành động bất chính và thất nhân tâm khiến cho nhân dân miền Nam vô cùng kinh tởm, thù ghết và vùng lên khử diệt. Chuyện này sẽ được trình bày đầy đủ trong Phần VI trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Ở đây, chúng tôi chỉ nói về chuyện bầu cử gian lận. Trong thời gian 1954-1975, người dân miền Nam có quá nhiều kinh nghiệm về chuyện bầu cử gian lận cùng với hàng rừng những việc làm bất chính khác do chính quyền chủ mưu. Tất cả những việc làm bất chính này đều được rất nhiều nhân chứng sống cũng như các nhà viết sử ghi lại rõ ràng trong các tác phẩm của họ. Giáo-sư Lê Xuân Khoa ghi lại chuyện chính quyền Ngô Đình Diệm gian lận bầu cửa trong cuốn Việt Nam 1945-1975 với nguyên văn như sau:

“Ngày 23 tháng Mười (1955), một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để dân chúng miền Nam lựa chọn theo Bảo Đại hay Ngô Đình Diệm. Khi đó, Bảo Đại đã trở lại thân Pháp và đang ủng hộ Bình Xuyên, do đó chắc chắn là ông phải thất bại vì đã mất hết tín nhiệm trong dân chúng. Tuy nhiên, ban tổ chức trưng cầu dân ý đã sắp đặt cho việc thắng cử của Ngô Đình Diệm quá bảo đảm đến độ ông được 98.2 phần trăm trong khi Bảo Đại chỉ được 1.1 phần trăm. Bằng chứng gian lận lộ liễu nhất là ở nhiều nơi số phiếu ủng hộ ông Diệm nhiều hơn số cử tri. Chẳng hạn riêng vùng Sàigòn - Chợ Lớn có 450,000 cử tri ghi danh mà số phiếu bầu lên tới 605, 025.”[10]

“Khi thành lập chính phủ cũng như trong những lần cải tổ nội các, Ngô Đình Diệm đều không muốn có sự tham dự của Phan Huy Quát, một lãnh tụ Đại Việt cũng được Hoa Kỳ tin cậy. Trong cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến tháng Ba 1956, ứng cử viên đối lập Phan Quang Đán đắc cử nhưng không được công nhận vì “gian lận”, và bị thua ứng cử viên chính phủ trong lần bầu lại. Năm 1959, ông Đán ra tranh cử lần nữa và trúng cử với đa số phiếu nhưng vẫn bị loại vì “vi phạm luật bầu cử.” Một ứng cử viên đối lập khác là Nguyễn Trân cũng đắc cử với ông Đán ở Sàigòn cũng bị loại cùng một lý do.”[11]



Câu 4.- Xin giáo sư cho biết sự nối tiếp của dòng lịch sử chính thống trong công cuộc chống ngoại xâm của những lực lượng đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc.

NMQ: Thưa quí đọc giả,

Qua phần trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, kể từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Thỏa Hiệp Nhâm Tuất vào ngày 5 tháng 6 năm 1862, chính nghĩa nắm quyền cai trị đất nước đã chuyển sang tay các lực lượng nghĩa quân kháng chiến đánh đuổi Liên Quân Xâm Lăng Pháp - Vatican. Cũng từ đó các lực lượng nghĩa quân kháng chiến hay các đảng cách mạng của các nhà ái quốc như các ông Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thái Học, Hồ Chính Minh, v.v..., đem hết tài năng, trí óc và hy sinh thân thế để lo việc đánh đuổi quân cướp ngoại thù, đòi lại quê hương cho dân tộc. Đây là một cuộc chiến trường cực kỳ cam go và hết sức gian khổ nhằm vào hai mục tiêu rõ rệt:

1.- Đánh đuổi liên quân xâm lăng Pháp – Vatican ra khỏi quê hương để đòi lại chủ quyền cho dân tộc.

2.- Đạp đổ cái triều đình quân chủ chuyên chính thối nát của nhà Nguyễn, một chế độ phong kiến chuyên chính lỗi thời đã không làm tròn được sứ mạng bảo vệ đất nước.

Từ những năm đầu của thế kỷ 20, mục tiêu thứ hai trên đây được chuyển sang khuynh hướng giáo dục quần chúng, nâng cao dân trí để cho người dân hiểu rõ chế độ quân chủ phong kiến chuyên chế đã lỗi thời, cần phải triệt bỏ bằng mọi giá và phải thực hiện một cuộc cách mạng chính trị theo mô thức chính quyền dân chủ phân quyền do các đại tư tưởng gia Tây Phương chủ trương, hô hào và cổ võ. Các đại tư tưởng gia này là các vĩ nhân của nhân loại. Đõ là các danh nhân như John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Denis Diderot (1713-1784), Voltaire (1694-1778), v.v… Chúng ta có thể tìm thấy mô thức chính quyền này ở trong các cuốn sách giáo khoa về Civics (Công Dân) ở các lớp 12 trong các trường trung học Hoa Kỳ.

Song song với khuynh hướng thứ 2 trên đây, các đảng Cộng Sản thuộc phe Đệ Tam Quốc Tế của các nhà cách mạng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Trần Văn Giầu, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, v. v…, và thuộc phe Đệ Tứ Quốc Tế của các nhà ái quốc như Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Đoàn Văn Trường, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Bạch v.v… lại có chủ trương:

1.- Đánh đuổi Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Vatican ra khỏi đất nước để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

2.- Thực hiện một cuộc cách mạng chính trị để giải trừ cho nhân dân cái ách quân chủ chuyên chế phong kiến lõi thời, không còn thích hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại.

3.- Tiến hành một cuộc cách mạng xã hội, san bằng những bất công về kinh tế gây nên cảnh một nhóm thiểu số dựa và quyền lực của chính quyền bảo hộ Pháp – Vatican tóm thâu hầu hết các phương tiện sản xuất vào trong tay để bóc lột đại khối nhân dân đến tận xương tận tủy.

Mục đích của cuộc cách mạng xã hội như vậy là để:

a.- Chấm dứt cảnh người bóc lột người, để dân ta không còn phải sống trong những “địa ngục trần gian” như đời sống của anh em công nhân trong các đồn điền cao ở miền Đông Nam Bô và miền Nam Trung Bộ cũng như ở trong các công trường khai thác quăng mỏ, đặc biệt là tại các công trường khai thác than đá ở Hòn Gay, Cẩm Phả và Uông Bí.

b.- Chấm dứt thảm cảnh đói khổ của hơn 90% nhân dân là những anh em nông dân ở nông thôn bị Giáo Hội La Mã và bọn phú hào bóc lột hết sức dã man.

Cũng nên biết, ở Nam Bộ, trước năm 1945, Giáo Hội Ca-tô chiếm đoạt tới hơn 25 % diện tích ruộng cày của dân ta. Ấy là chưa kể những bọn Việt gian Ca-tô như Lế Phát Đạt tức Huyện Sĩ, Trương Văn Bền, Nguyễn Hữu Châu, v.v… cũng chiếm tới trên 25% tổng số ruộng đất ở miền Nam. Ở miền Trung và miền Bắc, tình trạng này cũng gần giống như vậy. Nói chung trong toàn quốc, Giáo Hội La Mã và bọn Việt gian làm tay sai cho chính quyền Bảo Hộ chiếm đoạt tới trên 50% tổng ruộng cày của dân ta. Vì tình trạng này, dân ta mới rơi vào thảm cảnh đói khổ triền miên và rõ ràng nhất là chỉ trong mấy tháng mùa xuân năm Ất Dậu 1945, con số nạn nhân chết đói lên đến hai triệu người. Trong khi đó, thì các nhà thờ của Giáo Hội, thóc chất đầy kho, băng đảng giám mục, linh mục và bọn Việt gian quan lại trong chính quyền đương thời không mấy ngày là không có hội hè và yến tiệc, ăn uống phủ phê, no nê thừa bứa. Xin xem lại Mục X, Phần III trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

“Một trăm năm nô lệ giặc Tây” là một trăm năm dân ta liên tục chiến đấu không ngừng và chiến đấu đến cùng để đạt được mục tiêu giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Tất cả các lực lượng võ trang chống lại Liên Minh Thánh Pháp - Vatican đều được coi là những lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta. Nếu chẳng may thất bại, họ trở thành anh hùng dân tộc của đất nước, đúng như Nguyễn Thái Học đã nói “Không thành công thì thành nhân”. Và nếu thành công, không những họ được nhân dân ta hân hoan suy tôn và vinh danh là những vị cứu tinh của dân tộc, mà họ còn có đầy đủ tư cách hay chính nghĩa để lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Sự thật đã xẩy ra như vậy vì đó là quy luật của lịch sử.

Cho đến nay, tất cả các nhà viết sử chân chính đều nhìn nhận rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh có chính nghĩa, xứng đáng được nhân dân Việt Nam tin tưởng và trao cho trách nhiệm lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ra khỏi quê hương, xứng đáng là vì những người lãnh đạo và những cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh không những là các nhà cách mạng trung kiên suốt đời hiến thân cho đại cuộc cứu nước, mà lại còn thấu hiểu được nỗi thống khổ của người dân dưới ách thống trị của người ngọai bang. Ngòai ra, họ còn biết khai thác tình hình thế giới và hoàn cảnh đất nước để chớp lấy thời cơ phất cờ kêu gọi toàn dân đồng lòng vùng lên cùng chiến đấu đòi lại chủ quyền cho dân tộc và quyền làm người dưới ánh ánh sáng mặt trời. Sự kiện này được Ông Hoàng Văn Đào viết trong cuốn Việt Nam Quốc Dân Đảng như sau:

“Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!” Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản…”[12]

Nhìn lại hơn một thế kỷ theo đuổi cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp- Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican từ đầu thập niên 1860 để giành lại chủ quyền độc lập cho đất nước, dân ta đã liên tục không để cho kẻ thù xâm lược Pháp, Vatican và Mỹ được ăn ngon ngủ yên.

Tuy nhiên, càng về sau, Liên minh giặc xâm lăng càng thâm độc và càng qủy quyệt. Thâm độc nhất là chúng thi hành chính sách chia để trị một cách triệt để với hai kế sách: Kế sách thứ nhất, chúng xé nước Việt Nam của chúng ta ra làm nhiều mảnh nhỏ theo biên giởi địa lý, sắc tộc và tôn giáo, rồi biến mỗi mảnh nhỏ này thành một tiểu quốc và đưa một tên Việt gian đắc lực nhất của chúng lên thành lập chính quyền bù nhìn làm tay sai cho chúng. Kế sách thứ hai, chúng đưa ra Giải Pháp Bảo Đại với mưu đồ dùng người Việt đánh người Việt, dùng tín đồ Ca-tô cai trị người Việt và dùng những danh xưng hoa mỹ như chính quyền Quốc Gia, người Việt Quốc Gia với lá cờ vàng ba sọc đỏ làm cờ hiệu biểu tượng cho cái mà chúng gọi là “lý tưởng Quốc Gia” để lừa gật nhân dân ta và nhân dân thế giới.

Cả hai kế sách đều do Giáo Hội La Mã mà cơ quân đầu não là Vatican đưa ra.

Giặc càng thâm độc và càng quỷ quyệt thì dân ta càng phải đề cao cảnh giác, phải sáng suốt để nhìn thấy rõ ai là bạn ai là thù, thế lực nào thực lòng chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc và cho sự tồn vong của tổ quốc, thế lực nào là quân giặc xâm lăng và thế lực nào là tập đoàn Việt gian phản quốc làm tay sai cho Pháp, cho Vatican và cho Mỹ.

Chọn mặt gửi vàng. Nhờ có quá nhiều kinh nghiệm với Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và kinh nghiệm với bọn người thập ác vong bản phản dân tộc, dân ta đã đặt hết niềm tin vào Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh. Do đó mà dân ta chẳng những đã làm cho liên minh giặc Pháp - Vatican và nhóm thiểu số Ca-tô “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” phải bạt vía kinh hồn, mà còn làm cho nhân dân thế giới phải kính nể. Nhờ vậy mà Việt Nam ta đã được bầu làm hội viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong nhiệm kỳ 2007-2009.

Dân ta có đươc những thành quả vẻ vang như vậy là nhờ ở lòng tận tụy hy sinh vì nước của đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh cùng sự hy sinh vô bờ bến của toàn dân ta. Với những thành quả này, tất nhiên là Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh có dư thừa chính nghĩa để lên nắm quyền cai trị quốc dân. Đây là quy luật lịch sử. Quy luật lịch sử này cũng được Giáo-sư Lê Xuân Khoa nói rõ nơi các trang 189 – 190, 206 và 210, trong cuốn Việt Nam 1945-1995 về chính nghĩa của Mặt Trận Việt Minh. Dưới đây là 2 đọan văn này:

“Cuộc kháng chiến chống Pháp thành công do Việt Minh lãnh đạo đã chứng tỏ truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam cương quyết chống lại mọi sự đô hộ của ngoại bang để giành lại quyền tự chủ. Trong suốt tám năm trời kháng chiến, các nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, luôn luôn nêu cao mục tiêu tranh đấu cho độc lập, tự do và giải phóng dân tộc ra khỏi chế độ cai trị bóc lột tàn ác của đế quốc thực dân. Đó là chính nghĩa đã lôi cuốn được đông đảo nhân dân, quân đội và cán bộ đã hết lòng chiến đấu, chịu đựng bao nhiêu gian lao, hi sinh bao nhiêu của cải và xương máu cho công cuộc cứu nước…”

“Công bằng mà nói, thắng lợi này đạt được chính là nhờ sự điều động của đảng Cộng Sản ở đằng sau Mặt Trận Việt Minh, với những ưu điểm về tổ chức và tinh thần kỷ luật, lý tưởng cách mạng, kỹ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật tuyên truyền và nhất là sức mạnh lôi cuốn quần chúng của Hồ Chí Minh qua hình ảnh của một nhà cách mạng một lòng vì dân vì nước, đã tranh đấu gian nan ở hải ngoại trong suốt mấy chục năm. Chiến tranh chống Pháp là một chiến tranh có chính nghĩa và Việt Minh đã giành được chính nghĩa đó.” [13]

Dĩ nhiên, ở vào trường hợp này, không có lý gì mà một thế lực đã có công đánh đuổi được quân thù ra khỏi quê hương lại ngu xuẩn đến độ trao quyền lãnh đạo quốc gia cho người kế thừa một triều đình đã không làm tròn bổn phận của người lãnh đạo quốc dân bảo toàn lãnh thổ và chăm lo phúc lợi cho nhân dân. Đây là lý do tại sao khi hoàn thành sứ mạng đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Bình Định Vương Lê Lợi đã không tái lập ngôi vua cho nhà Trần. Đây cũng là lý do tại sao Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ được toàn quân tôn lên làm Hoàng Đế Quang Trung trước khi kéo quân ra Bắc tiêu diệt gần 300 ngàn quân Thanh xâm lăng, và sau đó được toàn thể dân tộc ta kính mến tôn vinh lên là vị đại cứu tinh của đất nước. Tương tự như vậy, cũng vì lý do này, kể từ năm 1862 trở đi, bất kỳ lực lượng nghĩa quân kháng chiến nào thành công hay hoàn thành được sứ mạng đánh đuổi Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican ra khỏi quê hương đều có đầy đủ chính nghĩa lên cầm quyền cai trị nhân dân. Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh đã hoàn thành được sứ mạng trọng đại và cao cả này. Vậy thì chính nghĩa nắm quyền cai trị nhân dân phải thuộc về Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh.

Phần trình trên đây cho chúng ta thấy rằng chính tà đã định, và bất các nhân hay thế lực nào khác, dù là con cháu của nhà Nguyễn, kể cả ông Bảo Đại, dù là của một tổ chức nào đó với những danh xưng tốt đẹp đến đâu đi nữa, thì cũng không có tư cách gì để nhẩy lên hay được đưa lên nắm chính quyền. Người viết xin khẳng định đây là quy luật lịch sử.

Đế Quốc Pháp rút quân về nước công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc khiến cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican tan vỡ. Vatican quay ra liên kết với Hoa Kỳ và Liên Minh Xâm Lăng Mỹ - Vatican được cho ra đời thay thế Liên Minh Xăm Lăng Pháp – Vatican nhẩy vào chiếm đoạt miền Nam Việt Nam. Nhưng rồi trước sức mạnh kháng chiến kiên cường của toàn quân toàn dân Việt Nam, quân Mỹ cũng phải cuốn gói ra đi, công nhận miền Nam Việt Nam là của Việt Nam và Liên Minh Xâm Lăng Mỹ - Vatican tan rã. Sự ra đi của quân đội Mỹ khiến cho chính quyền và quân đội miền Nam cũng tan rã và cuốn gói chạy theo quan thày đi sống lưu vong ở nước ngoài.

Đây là thành quả vô cùng vẻ vang toàn thể nhân dân ta với đã cưowng quyết theo đuổi cuộc chiến trường kỳ kéo dài cả cả 30 năm trời dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cũng vì thế mà cụ Hồ không những được toàn thể nhân dân Việt Nam tôn vinh là vị đại cứu tinh của dân tộc, mà còn được nhân dân thế giới và các nhà viết sử có trọng lượng vô cùng kính nể và ngưỡng vọng. Xin xem lại chương sách nói về “Các Nhân Vật Lãnh Đạo Việt Nam” trong Mục XXII, Phần VI trong bộ sách Lịch Sử và Hồi Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã của tác giả Nguyễn Mạnh Quang và bài viết “Vài Nét về Của Hồ” của tác giả Trần Chung Ngọc đã được đưa lên sachhem.net và giaodiemonline.com



Câu 5: Xin giáo sư cho biết sự tiếm danh của một số tổ chức đấu tranh của người Việt với chiêu bài Chống Cộng hay tự do và nhân quyền.

NMQ: Thưa quí đọc giả,

Người xưa thường nói “ôn cố tri tân”, “xét người qua việc làm, chứ không phải qua lời nói hoặc qua chiêu bài hoặc danh xưng hay danh nghĩa tốt đẹp nào cả”, và “tốt mã thường hay rẻ cùi”.

Kinh nghiệm lịch sử cũng cho chúng ta thấy rằng trong thế kỷ 19, khi đem quân sang đánh chiếm nước ta, Liên Minh Xâm Lược Pháp -Vatican cũng đã từng dùng chiêu bài “khai hóa văn minh” cho dân ta. Sự thực như thế nào, không phải chỉ có dân ta biết mà nhân dân thế giối đều biết.

Từ năm 1975 cho đến nay, Vatican và tín đồ Ca-tô người Việt với danh nghĩa là người Việt Quốc Gia thường lớn tiếng cao rao tranh đấu đòi hỏi dân chủ và tự do cho Việt Nam, nhưng chính bản thân Vatican lại theo chế độ quân chủ tăng lữ chuyên chính (monachical sacerdotal) và đối với Giáo Hội La Mã, tín đồ Ca-tô không được hưởng một chút gì gọi là quyền tự do dân chủ cả.

Bằng chứng rõ ràng nhất là việc bầu cử tuyển chọn giáo hoàng chỉ dành riêng cho một nhóm thiểu số trên dưới 100 hồng y. Tất các tu sĩ và giáo dân không có quyền tham dự vào các cuộc bầu cử tuyển chọn giáo hoàng và cũng không được quyền có tiếng nói trong việc tuyển chọn ngưởi đại diện làm luật quản trị giáo dân. Tất cả các tu sĩ và giáo dân chỉ có cái quyền duy nhất là tuyệt đối vâng lời Vatican, triệt để trung thành với Vatican và triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên. Tính cách siêu chuyên chính và siêu độc đoán của Vatican đối với giáo dân cũng như đối với nhân dân dưới quyền thống trị của Giáo Hội La Mã được Giáo-sư Lý Chánh Trung trình bày rõ ràng như sau:

"Trong Giáo Hội Công Giáo thì trái lại, khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện ngay trên bình diện tập thể, vì Giáo Hội đã tự ý thức mình như một dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: "Ngòai Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi" (hors de l' Église, point de salut).

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách bất khoan dung (intolérance) của Giáo Hội Công Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần", đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo", nếu không chịu sửa sai.

Những hành động nói trên không phải bắt nguồn từ một khuynh hướng đế quốc mà từ cái ý thức rất chân thành và nghiêm chỉnh của Giáo Hội về sứ mạng cao cả của mình. Thật là cảm động khi nhìn lại cái ý chí sắt đá mà Giáo Hội đã giữ được nguyên vẹn qua bao cuộc thăng trầm trong gần hai ngàn năm lịch sử, để thi hành mạng lịnh cuối cùng của Đức Kitô: "Các con hãy ra đi dạy dỗ các dân tộc". Điều đáng buồn là một số phưong pháp mà Giáo Hội đã dùng đến để dạy dỗ các dân tộc có tính cách phản giáo khoa.

Sự bất khoan dung khiến cho, trong quá khứ, Giáo Hội không bao giờ chấp nhận tự do trong nội bộ của mình cũng như trong xã hội loài người nói chung. Trong nội bộ Giáo Hội, người Công Giáo không có quyền có ý kiến riêng mà luôn luôn phải theo lời dạy của giáo quyền. Có một ý kiến riêng là đã "lạc đạo" rồi như Giám-mục Bossuet viết: "Người lạc đạo" (hétérique) là người có một ý kiến theo nguyên nghĩa. Mà có một ý kiến là gì? Là một tư tưởng riêng, một tình cảm riêng. Nhưng người Kitô hữu là người Công Giáo nghĩa là con người phổ biến (universel), con người không có tình ý riêng tư mà luôn luôn phải tuân theo tình ý của Giáo Hội không một chút do dự. ” Trong xã hội loài người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi các lý do giản dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một quyền sửa sai.

Trong thông điệp ngày 29-4-1814 gửi Đức Giám-mục địa phận Troyes, Đức Giáo Hoàng Pie VII viết “Người ta lẫn lộn sự thật với sự sai lầm, người ta đặt Hiền thê thánh thiện và tinh tuyền của Đức Kitô (tức Giáo Hội Công Giáo) ngang hàng với những giáo phái lạc đạo và ngay cả với bọn Do Thái bất tín”. Đức Giáo Hoàng Grégoire XVI đã gọi tự do báo chí là ”thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi...”..[14]

Một bằng chứng rõ ràng khác nữa về tội ác vi phạm nhân quyền và vi phạm quyền tự do tôn giáo của những tu sĩ và người dân dưới quyền của Vatican là việc Giáo Hòang John Paul II cưỡng bách Giám-mục Emmanuel Milingo 71 tuổi phải từ bỏ bà vợ Maria Sung 43 tuổi [mới cưới đã được gần ba tháng dù rằng đã có làm lễ trước bàn thờ Chúa Jesus trong một ngôi giáo đường của một hệ phái Tin Lành). Chuyện này xẩy ra vào tháng 8 năm 2001. Đây là một hành động vi phạm nhân quyền hết sức trắng trợn mà chính phạm là nhân vật chóp bu của Giáo Hội La Mã.

Cũng từ năm 1975, chúng ta thấy Vatican và người Việt Ca-tô ở hải ngoại với danh nghĩa là người Việt Quốc Gia thường cao rao tranh đấu tự do tôn giáo cho Việt Nam. Ấy thế mà nếu có người thuộc một tôn giáo khác muốn thành hôn với người yêu là tín đồ Ca-tô thì người đó liền bị gia đình người yêu đòi hỏi phải từ bỏ tôn giáo cổ truyền của gia đình, phải theo học một lớp giáo lý, phải làm lễ rửa tội theo đạo rồi mới được tiến hành làm lễ thành hôn.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ những mưu mô xảo trá của Vatican trong việc sử dụng tín đồ Ca-tô người Việt và bọn xu thời lưu manh ở hải ngoại khoác danh nghĩa là Người Việt Quốc Gia dùng chiêu bài tranh đấu đòi hỏi tự do tôn giáo và tự do dân chủ cho Việt Nam. Những chiếu bài này được bàn tay phù thủy (bộ máy tuyên truyền) của Vatican biến hóa làm cho người những người không học sử thế giới, không nắm vững quốc sử trong thời cận đại và hiện đại hay không hiểu biết gì về những rặng núi tội ác của Giáo Hội chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, sẽ dễ dàng bị lừa gạt để rồi rơi vào cá bẫy của những quái chiêu bài bịp bợm này.

Rút kinh nghiệm từ những châm ngôn và bài học lịch sử cũng như những mưu mô xả trá trong những chiêu bài bịp bợm của Vatican đã áp dụng ở áp dụng ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 cho đến nay, chúng ta phải hết sức thận trọng khi nghe những chiêu bài do những người chống Cộng hay của tín đồ Ca-tô tự nhận là người Việt Quốc Gia đưa ra và cổ súy. Để khỏi rơi vào tình trạng “bé cái lầm” hay “trao thân cho tướng cướp”, chúng ta phải nhớ lời người xưa thường dạy là muốn biết rõ chân tướng của một người hay một thế lực nào thì phải căn cứ vào những hành động trong quá của họ, tức là chúng ta phải nhận diện cho rõ ràng. Có như vậy, chúng ta mới biết được bộ mặt thật của họ.

A.- Nhân diện những người Việt Quốc Gia hiện nay ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Trước khi nói về vấn đề này, thiết tưởng cũng nên nói rõ là những cụm từ hay danh xưng như (1) chính quyền Quốc Gia, (2), chính nghĩa Quốc Gia, (3) lý tưởng Quốc Gia, (4) người Việt Quốc Gia, (5) người Việt Quốc Gia yêu nước, (6) Giải Pháp Bảo Đại, và (7) lá cờ vàng ba sọc đỏ đều là sáng kiến của Vatican và được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican triệt để thi hành kể từ ngày 2/6/1948 (có sách nói là ngày 5/6/1948). Kể từ đó, bộ máy truyền truyền của Giáo Hội La Mã sử dụng tất cả mọi phương tiện truyền thông của chính quyền cũng như của Giáo Hội để tô son điểm phấn cho những gì thuộc về 7 cụm từ trên đây.

Như vậy là cụm từ như: những người Việt Quốc Gia hay những người tự nhận là những người Việt Quốc Gia mới bắt đầu có ở Việt Nam từ đầu tháng 6 năm 1948 cùng một ngày với Giải Pháp Bảo Đại được cho ra đời. Giải pháp này được cụ thể hóa thành chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng và ông Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Điểm đặc biệt cả hai ông Bảo Đại và Nguyễn Văn Xuân đều được Thực Dân Pháp nuôi dưỡng, giáo dục, đều đã từng làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp từ trước năm 1945.

Những người tự nhận là người Việt Quốc Gia là những người đứng về phía chính quyền Quốc Gia do Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican dựng nên. Đối với họ, cái chính quyền Việt gian làm tay sai liên minh giặc này là có chính nghĩa. Họ coi lá cờ vàng ba sọc là biểu tượng tranh đấu của họ. Lá cờ này là do Vatican họa kiểu với ý nghĩa ba vạch đỏ là tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi và cũng là biểu tượng cho ba kỳ Nam Bắc Trung.

Những người tự nhận là người Việt Quốc Gia là những thành phần nào trong đại khối dân tộc Việt Nam?

Theo sự hiểu biết của người viết, họ là những thành phần thuộc các nhóm thiểu số (1) tín đồ Ca-tô, (2) phong kiến phản động trong đó có họ hàng anh em của ông vua gỗ Bảo Đại và nhóm cựu quan lại trong thời Pháp- Vatican đô hộ, (3) nhóm cựu viên chức cao cấp trong chính quyền Quốc Gia thời Bảo Đại và chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975, (4) thân nhân và chính bản thân của các thành phần thuộc các chính đảng Quốc Gia (Việt Nam Quang Phục Hội, Đại Việt, Việt Quốc và Việt Cách), (5) bọn người ở miền Nam làm giầu vì chiến tranh, và (6) bọn xu thời lưu manh đón gió trở cờ ở hải ngoại. Đặc tính chung của bọn người này có ít nhiều điểm tương đồng với các thành viên các đảng phái quốc gia, nghĩa là mang nặng căn bệnh tiểu tư sản với “cái tôi” quá lớn, nhưng trong đầu óc rỗng tuếch về môn học quốc sử, lịch sử thế giới và công dân. Vi vậy mà bọn người này mới phát ngôn và hành động y hệt như bọn vong bản phản quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và viết lách thì loạng quạng lòi cái dốt ra giống y hệt như bọn văn sử nô Cat-tô.

1.- Thời Kháng Chiến 1945-1954.- Ngay từ khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đem quân sang tái chiếm Đông Dương, những người này đã hồ hởi vui mừng, tràn đầy hy vọng và chuẩn bị chờ khi Liên Quân Pháp – Vatican tiến đến địa phương của họ, để họ hăng hái tìm đến xin được làm việc tiếp tay cho giặc trong các chiến dịch hành quân càn quét đánh phá quân đội và các cơ quan của chính quyền Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh. Đi tiên phong của nhóm người này là nhóm tín đồ Ca-tô rồi đến các nhóm khác. Vì làm việc cho giặc và chống lại tổ quốc và dân tộc, Người Việt Nam gọi những người này là “Việt gian” hay những quân “phản quốc”. Từ khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Xâm Lược cho ra đời cái gọi là chính quyền Quốc Gia Việt Nam do ông Bảo Đại làm quốc trưởng vào ngày 2/6/1948, bọn Việt gian này được khoác cho cái danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia” tranh đấu cho cái mà chúng gọi là “lý tưởng Quốc Gia” mà thực chất chỉ là làm tay sai cho hai thế lực xâm lược là Pháp và Vatican.

Nhân vật lãnh đạo của những người Việt Quốc Gia chống Cộng là ông vua gỗ Bảo Đại. Ông vua gỗ này đã thoái vị vào ngày 23/1945, đi Trung Hoa vào ngày 15/3/1946 và sống lưu vong ở quốc gia này kể từ đó cho đến đầu năm 1948. Có lẽ trong lịch sử nhân lọại không có nhân vật lãnh đạo chính quyền nào nổi tiếng ăn chơi đĩ điếm, cờ bạc bằng nhân vật Bảo Đại.[15] Vì thế, sử gia Joseph Buttinger mới gọi ông ta là “playboy”.[16]

Tệ hơn nữa, trong những năm 1950-1955, ông ta còn chia chác và ăn có với một tổ chức tội ác lớn nhất ở Chợ Lớn là Bình Xuyên. Tổ chức tội ác này được Liên Minh Pháp – Vatican cho đặc quyền quản lý vùng Chợ Lớn và kiểm soát con đường Sàigòn – Vũng Tàu. Đổi lại, Bình Xuyên phải để tiếp tay cho giặc trong việc chặn đứng những hoạt động của Việt Minh Kháng Chiến ở trong vùng thủ đô Sàigòn – Chợ Lớn. Được giặc triệt để đỡ đầu và được Bảo Đại ủng hộ, Bình Xuyên tổ chức những cơ sở kinh tài bất chính bằng cách thiết lập một trung tâm gái điếm gọi là Bình Khang, một trung tâm cờ bạc gọi là Đại Thế Giới và một hệ thống nhập cảng, biến chế và phân phối nha phiến với sự cộng tác và chia lời của Phòng Nhì của Pháp và chia lời cho Bảo Đại.[17]

Dưới tay của ông vua ăn chơi đĩ điếm này là các ông người Việt Quốc Gia tai to mặt lớn khác là (1) Nguyễn Văn Xuân (quốc tịch Pháp, vợ đầm), (2) Nguyễn Văn Tâm, biệt danh la Cọp Cai lậy, nghề chuyên môn là do thám cho Pháp, đã từng bi nhân sĩ Bắc Hà tặng cho bức liễn với bốn chữ “Đại Điểm Công Thần” dịch sang tiếng Việt là “Chấm Lớn Bầy Tôi”, nói lái theo kiểu Bắc Kỳ là “Chó Tấm Bồi Tây, (3) Phan Văn Giáo một con quỷ dâm dục mà hầu như tất cả nhân dân Huế và nhân dân miền Trung đều mãi mãi không quên. (4) Bẩy Viễn tức Lê Văn Viễn, lãnh tụ đảng cướp Bình Xuyên cầm đầu các tổ chức tội ác như đã nói ở trên, cùng bọn quan lại trong chính quyền Bảo Hộ trong thời 1885-1945 và một số các thành viện của các đảng Đại Việt, Việt Nam Quang Phục Hội, Việt Quốc và Việt Cách.



Triệt để ủng hộ và sống chết với cái chính quyền Quốc Gia ăn cướp làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican này là nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô và tàn dư các chính đảng xôi thị như đã nói ở trên.

Cũng nên biết, trong thời gian 1940-1946, (1) Việt Nam Quang Phục Hội có CHỦ TRƯƠNG trông cậy vào quân xâm lăng Nhật lật đổ chính quyền Pháp với hy vọng nếu thành công, thì người Nhật sẽ đưa ông Da-tô Cường Để lên làm vua thay thế ông Bảo Đại và sẽ đưa ông Ca-tô Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng, rồi sau đó sẽ tiến hành chương trình Ki-tô hóa nhân dân ta bằng bạo lực và bằng các phương tiện khác của nhà nước; (2) Việt Quốc và Việt Cách thì trông cậy vào 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa đánh bại chính quyền Việt Minh để lên cầm quyền hầu thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân.

Như vậy các chính đả ng Quốc Gia trên đây có chủ trương “đuổi cọp cửa trước, rước beo vào cửa”. Trong thực tế, beo còn nguy hiểm hơn cọp. Làm chính trị theo kiển này được gọi là làm chính trị theo kiểu “Lê Chiêu Thống” và “Trần Ích Tắc” hay theo kế sách “há miệng chờ sung rụng”. Thực tế cho thấy rõ sung đã rụng, nhưng không rơi vào cửa miệng của Việt Nam Quang Phục Hội và cũng không rơi vào cửa miệng của Việt Quốc, Việt Cách và Đại Việt.

Dựa vào các ngoại cường như Nhật, Trung Hoa, Pháp, Mỹ hay bất cứ một ngoại cường nào khác để đánh đổ một chính quyền của một thế lực đã giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc với ý đồ được nhẩy lên bàn độc là những phường “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về giầy mả tổ”. Đây là những trường hợp của Lê Chiêu Thống (không thành), Nguyến Phúc Ánh tức Gia Long (thành) và các chính đảng Việt Nam Quang Phục Hội, Đại Việt, Việt Quốc và Việt Cách (không thành vì theo kế sach há miệng chờ sung rụng, sung có rụng, nhưng không rơi vào trong cửa miệng của các chính đảng Việt gian này.)

Việt Nam Quang Phục Hội trong cậy vào Nhật, Nhật hứa giúp, nhưng rồi lại ngoảnh mặt đi. Việt Quốc và Việt Cách trông cậy vào Quốc Quân Trung Hoa, Quốc Quân Trung Hoa làm ra vẻ giúp, nhưng không giúp được gì cả. Ngựa quen đường cũ. Vốn quen với kế sách “há miệng chờ sung rụng”, cho nên khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican dùng Bảo Đại dựng nên chính quyền Quốc Gia theo kế sách chia để trị do Vatican đạo diễn, các chính đảng Việt gian xôi thịt này lại quay ra lăng xăng xun xoe đi theo Bảo Đại để ăn có.

2.- Thời kỳ 7/1954-4/1975: Bắt đầu vào thời kỳ này, bọn Việt gian làm tay sai cho Liên Minh Pháp – Vatican chuyển sang làm tay cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican. Thời kỳ này chia ra là ba giai đoạn:

a.- Giai đoạn đầu 1954-1963: Thởi kỳ này được gọi là thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963). Các nhân vật lãnh đạo của người Việt Quốc Gia trong thời kỳ này là ông Ca-tô Ngô Đình Diệm cùng với anh em của ông ta, gọi là anh em nhà Ngô. Dưới quyền anh em nhà Ngô là những nhân vật cao cấp trong đảng Cần Lao Công Giáo gồm có nhiều tu sĩ Ca-tô và giáo dân như (1) các Giám Mục Ngô Đình Thục, Giám Mục Phạm Ngọc Chi, (2) các linh mục như Bửu Dưỡng, Raymond de Jaeger (người Bỉ, quốc tịch Mỹ), Mai Ngọc Khuê, Cao Văn Luận, Trần Hữu Thanh, Nguyễn Bá Lộc, Trần Đình Vận, v.v…, và (3) Trần Kim Tuyến, Nguyễn Văn Châu, Lê Quang Tung, và hầu hết những người nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong các cơ quan chính quyền và trong quân đội. Đây là thời kỳ kinh hoàng nhất trong lich sử dân tộc.

Với ý đồ muốn biến toàn thể nhân dân miền Nam thành những tín đồ Ca-tô trong vòng 10 năm,[18] chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã tàn sát tới hơn 300 trăm nạn nhân vì họ là những người bất khuất, cương quyết thà chết chứ không theo đao Ca-tô.[19] Cũng trong thời kỳ này, Phật Giáo Việt Nam bị bách hại khiến cho nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Hoa Kỳ vô cùng phẫn nỗ tổ chức những cuộc biểu tình lên án chính quyền Diệm, đòi hỏi chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm dạy bảo và thẳng tay trừng trị cái chính quyền bạo ngược này vì rằng chính Hoa Kỳ đã sinh đẻ ra nó. Cũng vì chủ trương theo đuổi Ki-tô hóa nhân dân dân miền Nam bằng bạo lực của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa như vậy, sử gia Nigel Cawthorne đã khẳng định rằng tên phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm là một trong số một trăm tên bao chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.”[20]

b.- Giai đoạn hai 1964-1966: Đây là mấy năm nhiễu nhương hay những năm xáo trộn. Trong những năm này nội bộ những người tự nhận là người Việt Quốc Gia dồn nỗ lực vào việc tranh giành quyền lực. Cuối cùng, phe Ca-tô được Liên Minh Mỹ - Vatican tích cực ủng hộ nên thắng thế, ông Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ và Vatican đưa lên lãnh đạo chính quyền và thiết lập chế độ Diệm không Diệm. Chế độ này được gọi là chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa.

c.- Giai đoạn ba 1966-1975: Thời kỳ này gọi là thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Nhân vật lãnh đạo của những người Việt Quốc Gia trong những năm này là các ông Tổng Thống Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu. Những nhân vật dưới quyền ông Nguyễn Văn Thiệu là các ông tướng vốn xuất thân từ đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Điểm đặc biệt là các ông tướng này có tất cả những đặc tính ghê tởm cúa người lính đánh thuê cho quân cướp xâm lăng Vatican và Pháp. Điểm mặt những người này, chúng ta thấy có các ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Hoàng Xuân Lãm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Toàn, Phạm Quốc Thuần, Ngô Quang Trưởng, Lâm Quang Thi, Nguyễn Khắc Bình, Ngô Du, Lữ Lan, Dư Quốc Đống, Đồng Văn Khuyên, Nguyễn Ngọc Loan, Nguyễn Ngọc Oánh, Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Hai, Chung Tấn Cang, Lâm Nguyên Tánh, Đỗ Kiến Nhiều, Trần Thanh Phong, v. v…

Chưa kể những việc làm bất chính nói chung là lạm quyền và tham nhũng, theo sách The Politics Of the Heroin in Southeast Asia của tác giả Alfred W. McCoy (sđd., 159-222), hầu hết những nhân vật được nêu đích danh trên đây trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều có liên hệ đến vấn đề nhập cảng, biến chế và phân phối nha phiến ở miền Nam Việt Nam. Tác giả cuốn sách này gọi thời Đệ Nhất Cộng Hòa là triều đại Ngô Đình Diệm và băng đảng ăn cướp Ngô Đình Nhu (Diem’s Dynasty and the Nhu’ s Bandit). Thời mấy năm nhiễu nhương và thời Đệ Nhị Cộng Hòa lại càng ghê gớm không kém gì băng đảng ăn cướp của Ngô Đình Nhu. Xin xem chương sách nói về Vấn Nạn Buôn Bán Nha ở Miền Nam Việt Nam (Mục XXIII, Phần VI) trong bộ sách Lịch Sử và Hồi Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và đã được đưa lên giaodiemonline.com và sachhiem.net từ mấy tháng nay

Cũng nên biết, trong những năm này, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và các ông tu sĩ Ca-tô vẫn nắm giữ vai trò quan trọng ở hậu trường sân khấu chính trị của miền Nam. Xin xem Chương 11, tiểu mục Diễn Biến Tình Trạng Rã Đám của Chính Quyền và Quân Đội Miền Nam (Mục IV, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và đã được đưa lên giaodiemonline.com và sachhiem.net từ mấy tháng nay.

Cũng vì làm Việt gian bán nước cho hai thế lực Hoa Kỳ và Vatican, cho nên khi Hoa Kỳ rút quân về nước, Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican coi như bị tan rã, chính quyền và quân đội miền Nam cũng tan rã trước sức tấn công của quân đội miền Bắc. Ngay khi chính quyền và quân đội miên Nam tan rã, bọn người Việt gian mang danh là “những người Việt Quốc Gia” cũng cuốn gói chạy theo quan thày đi sống lưu vong ở Mỹ hay ở một quốc gia nào khác.

B.- Những việc làm bất chính và bạo ngược của những người Việt Quốc Gia ở hải ngoại từ cuối năm 1975 cho đến ngày nay:

Những người tự nhận là người Việt Quốc Gia ở hải ngoại ngày nay gồm (1) những người khi còn ở Việt Nam đã tự nhận là Người Việt Quốc Gia khi cỏn ở Việt Nam trước, (2) con cháu của họ, và (3) những phần tư lưu manh xu thời, háo danh thèm khát những chức vụ trong các tổ chức cộng đồng tại các địa phương hay nhũng thứ danh hão muốn nổi tiếng để vênh vang lên mặt với mọi người chung quanh. Đại đa số những người này là tín đồ Ca-tô.

Khi trốn chạy khỏi Việt Nam đi sống lưu vong ở bất kỳ quốc gia nào, tín Ca-tô người Việt vẫn là một nhóm thiểu số đối người dân bản địa. Tuy nhiên, đối với toàn thế người Việt lưu vong ở hải ngoại ở bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ địa phương nào, tín đồ Ca-tô người Việt vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn. Trong cuốn Roman Catholicism, sử gia Loraine Bottner viết:

Rome in minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).

Rome as an equal is an fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).

Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.)” [21]

Chiếm tỉ lệ cao hơn những người Việt thuộc các tôn giáo khác, lại nhờ có Vatican ở hậu trưởng chỉ đạo, nhóm tín đồ Da-tô người Việt ở hải ngoại đã trở thành con cọp đối với các nhóm người Việt lưu vong thuộc các tôn giáo khác. Tuy là con cọp, những họ vẫn còn phải e dè đối với luật pháp của các quốc gia địa phương. Vi vậy mà cung cách hành xử của họ vừa là con cọp, vừa là con cáo đội lốt cọp. Theo kế sách "cáo đột lốt hùm", họ dùng danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia” để thi oai, bắt nạt, hành hung, khủng bố và sát hại người đồng hương, đồng chủng bất đồng chính kiến với họ. Điểm đặc biệt là họ chỉ có thể hành động ngược ngạo và dã man đối với những người Việt hải ngoại bất đồng chính kiến với chúng. Đối với những người dân thuộc các sắc tộc khác và dân bản địa, họ không dám động đến một sợi lông cuả người ta. Đúng là ma bắt nạt tùy mặt.

Giang sơn dễ đổi, bàn chất khó chừa và ngựa quen đường cũ. Cho nên, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy rằng ở hải ngoại ngày này, những người tự nhận là Người Việt Quốc cũng hành xử giống y như họ đã hành xử như khi còn ở trong nước trong thời gian từ ngày 23/9/1945 cho đến ngày 30/4/1975. Đặc biệt là dù ở hoàn cảnh nào, dù là ở môi trường nào, cái thói quên cáo đội lốt hùm của tín đồ Ca-tô người Việt cũng vẫn giữ nguyên vẹn không thay đổi một chút nào cả. Thay đổi làm sao được khi nó đã trở thành truyền thống và bản chất trong con người họ? Chính vì cái bản chất ghê tởm này, mà từ cuối thập niên 1970 cho đến nay, tín đồ Da-tô người Việt ở Bắc Mỹ với danh nghĩa là “người Việt Quốc Gia” đã gây ra không biết bao nhiêu là tội ác qua những hành động khủng bố và sát hại những người khác tôn giáo hay bất đồng chính kiến với họ một cách hết sức thô bạo và cực kỳ man rợ. Nói về những tội ác khủng bố giết ngưởi của chúng ở Bắc Mỹ này, tác giả Nick Schou ghi nhận trong một bài viết có tựa đề là Lịch Sử Bạo Động Của Giới Chống Cộng Tại Mỹ với nguyên văn như sau:

“OCRegister 16/8/2007. Từ năm 1987 đến 1990, có 5 nhà báo người Việt đã bị giết hại tại Mỹ bởi các đội sát thủ mà nhà cầm quyền Mỹ nghi ngờ là có liên hệ với các sĩ quan trong quân đội Sài Gòn cũ ở miền Nam Việt Nam hiện đang cư ngụ tại vùng Sài Gòn Nhỏ thuộc Quận Cam. Tháng Tư năm 1992, FBI đã mở một cuộc điều tra về những vụ giết người trên, nhưng họ chưa bao giờ phá án (xem bài "Kẻ thù dấu mặt" – "Invisible Enemies" 4/3/1999). Khi OCRegister đệ đơn xin thông tin dựa vào đạo luật Tự Do Thông Tin (Freedom of Information), FBI từ chối cung cấp các hồ sơ điều tra vì lý do an ninh quốc gia. Những sự kiện và chi tiết sau đây dựa vào bản báo cáo năm 1994 của Ủy ban Bảo vệ Phóng viên (Committee to Protect Journalists) có trụ sở đặt tại New York . Bản báo cáo này cung cấp một lịch sử ngắn gọn về những vụ bạo động chống nhà báo tại Sài Gòn Nhỏ và các vùng có đông người Việt cư ngụ trên toàn quốc.

1.- Tháng 1, 1980: Một người nào đó ném bom xăng vào văn phòng của Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tờ Văn Nghệ Tiền Phong , một tạp chí ở Arlington, Virginia. Hoàng và đứa con gái 7 tuổi của ông thoát nạn.

2.- Ngày 21/7/1981 : Lam Trang Duong, một nhà báo khuynh tả và nhà bình luận về cuộc chiến Việt Nam bị bắn chết trong khi ông cuốc bộ trên đường ở San Francisco. Một nhóm có tên là Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN – Tổ chức Việt Nam Diệt Trừ Cộng Sản và Phục Hồi Quốc Gia) tuyên bố rằng họ là thủ phạm đằng sau vụ ám sát.

3.- Ngày 5/1/1982 : Bach Huu Bong, chủ nhiệm một tờ tuần báo nhỏ ở Los Angeles bị bắn nhiều lần trong khi rời nhà hàng ở khu Chinatown. Ông từng in một bài viết về một nhóm du đãng có tên là "Frogmen" (Người Nhái) hoạt động trong vùng Quận Cam, và cho rằng nhóm du đãng này là cựu lính hải quân miền Nam Việt Nam.

4.- Ngày 24/8/1982 : Nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị bắn chết ngay tại nhà ông ở Houston. Ông Phong là chủ nhiệm tuần báo Tự Do đã từng nhận nhiều đe dọa giết vì ông cho in những bài viết chất vấn những hoạt động gây quỹ của các nhóm chống cộng lưu vong. Tổ chức VOECRN để lại một danh sách các đối tượng mà họ sẽ ám sát ngay tại hiện trường.

5.- Ngày 7/8/1987 : Một người nào đó ném xác chết một con chó Berger và kèm theo lá thư đe dọa ám sát trong sân nhà của nhà báo Thinh Nguyen, chủ bút tờ Dân Việt.

6.- Ngày 7/8/1987 : Tổ chức VOECRN tuyên bố là nhóm đã giết Tap Van Pham (chủ bút tuần báo Mai) nhà báo gốc Việt đầu tiên bị giết tại Orange County . Văn phòng ông bị đốt cháy trong khi ông đang ngủ trong văn phòng. Ông từng in quảng cáo trên báo cho các công ty Canada chuyên chuyển tiền đến Việt Nam .

7.- Ngày 30/4/1988: Nhà văn và cựu tù nhân chính trị Long Vu (Nhà văn Duyên Anh) ghé thăm Quận Cam, ông bị một nhóm côn đồ vây đánh đến bại thân vì họ nghi ông từng làm ăng-ten trong khi ở tù.

8.- Ngày 3/8/1988: Trong một danh sách đối tượng được đóng vào danh bạ điện thoại ở khu Sài Gòn Nhỏ, Tu A Nguyen (Nguyễn Tú A), chủ nhiệm tờ Viet Press (có văn phòng tại Westminster) và hai người khác bị tuyên án tử hình vì đi về Việt Nam.

9.- Ngày 22/11/1989: Nhan Trong Do (Đỗ Trọng Nhân), người vẽ bìa cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong bị bắn chết trong xe ông ở quận Fairfax, Virginia . Cảnh sát không tìm ra thủ phạm.

10.- Ngày 22/9/1990 : Nhà báo Triet Le (Lê Triết) bị bắn chết trong khi ông và vợ đậu xe trước nhà ông tại ngoại ô Bailey Crossroads, Virginia . Ông là bỉnh bút cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong . Tên ông nằm trong danh sách ám sát mà tổ chức VOECRN để lại nhà của ông Phong 8 năm về trước.

11.- Tháng 1, 1999: Hàng vạn người biểu tình chung quanh tiệm Hi-Tek video (Sài Gòn Nhỏ) vì ông Trần Văn Trường (chủ nhân) treo ảnh Hồ Chí Minh trong quầy tính tiền của tiệm ông. Cảnh sát phải hộ tống ông từ tiệm về nhà. Sau này ông bị kết tội thu băng bất hợp pháp và nay hồi hương sống ở Việt Nam.

12.- Ngày 21/7/2007 : Hàng trăm người biểu tình chống Viet Weekly ở Garden Grove. Theo nhà báo và chủ nhiệm Lê Vũ, ông và nhiều nhân viên tòa soạn bị sách nhiễu và đe dọa qua điện thoại và email nặc danh. Người ta còn đe dọa sẽ đốt tòa soạn Viet Weekly.” [22]

Trên đây là những tội ác khủng bố, sát hại những người bất đồng chính kiến với bọn vong bản phản dân tộc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” mang danh nghĩa là người Việt Quốc Gia chống Cộng ở Bắc Mỹ. Dưới đây là một số những vụ khủng bố khác của những người mang danh là người Việt Quốc Gia này mà người viết đã sưu tầm được:

1.- Ngày 19/8/1985: Một nhóm tín đồ Da-tô người Việt mang danh là người Việt Quốc Gia cố gắng phá thối buổi ra mắt cuốn sách Đối Thoại Với Giáo Hoàng John Paul II do anh em trong nhóm Giao Điểm tổ chức ở Wesminster, California..

2.-Và thượng tuần Tháng 6/1996: Một nhóm tín đồ Da-tô do các ông Bùi Bỉnh Bân, Đòan Thế Cường và Vạn Võ Hành Khuyên dẫn đầu đến chùa Việt Nam để hạch sách thày Pháp Châu về điều mà họ cho rằng nhà sư này có “thái độ thân Cộng”.

3.- Ngày 20/12/1997: Một nhóm tín đồ Dâ-tô với danh nghĩa người Việt Quốc Gia mưu đồ biểu tình và phá thối buổi hội thảo văn hóa của anh em văn nghệ sị Bắc Mỹ do Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu và người viết tổ chức tại Seattle, Washington.

4.- Ngày 18/5/1998: Một nhóm tín đồ Da-tô với danh nghĩa là người Việt Quốc Gia trương cờ vàng ba sọc đỏ tụ tập biểu tình và bao vây ngôi chùa Đức Viên ở San Jose, khi Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Dũng từ Việt Nam qua Hoa Kỳ tham quan và lưu trú tại đây. Hành động này kéo dài trong nhiều ngày.

5.- Tháng 1/1999: Họ tổ chức biểu tình trương cờ vàng ba sọc đỏ thị uy và khủng bố tinh thần ông Trần Trường, chủ tiệm cho muớn băng Video tại thành phố Wesminster, Califiornia khi ông này trưng hình Cụ Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng ở trong cửa tiệm của ông ta. Hành động này kéo dài trong nhiều tuần lễ (như đã nói ở trên). Trong khi đó, hàng năm, cứ đến ngày 1/11, tín đồ Da-tô người Việt với danh nghĩa là người Việt Quốc Gia tại các địa phương ở Bắc Mỹ tổ chức lễ giỗ thằng quốc tặc Da-tô tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm vô cùng rầm rộ thì chẳng có ai nói gì cả.

6.- Ngày 20 và 21 tháng 7 năm 2001: Một nhóm khoảng 20 người với danh xưng là người Việt Quốc Gian trương cờ vàng ba sọc đỏ biểu tình trước Sở Học Chánh Tacoma (Washington) để chống Bà Minh Anh Hodge Giám đốc Chương Trình ESL, Ngoại Ngữ và Tiểu Học tại Nha Học Chánh Tacoma, Washington), và gửi đại diện trực tiếp đến văn phòng ông Chánh Sở Học Chánh Tacoma đòi phải cho bà nghỉ việc với lý do là khi thuyết trình về đề tài Người Việt Tị Nạn ở Washington vào cuối tháng 4/2000 tại Tacoma Community College (kỷ niệm 25 năm của nguời Việt tị nạn), Bà đã cho trình chiếu nhiều tấm hình về cuộc chiến Việt Nam, trong đó, có tấm hình Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, hình Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đang nhắm bắn một tù nhân hai tay bị trói ké quặt lại sau lưng và hình em bé Kim Phúc bị cháy phỏng bởi bom lửa (Napalm) với thân hình trần truồng vừa chạy vừa khóc trong kinh hoàng. Ông Chánh sở Học Chánh Tacoma trả lời rằng dù cho bà Minh Anh Hodge có là Cộng Sản cũng không phài là vấn đề thuộc thẩm quyền của ông, và ông đề nghị với họ rằng nếu thấy rằng Bà ấy vi phạm pháp luật thì họ nên đem vấn đề này ra cơ quan tư pháp (Tòa an) xét xử. Bọn người này bị cụt hứng, thủi thủi kéo nhau ra về.

7.- 27/10/2002: Ông Da-tô Nguyễn Xuân Tùng chỉ huy đoàn người đồng đạo với danh nghĩa là người Việt Quốc Gia trương cờ vàng ba sọc đỏ đến bao vây ngôi Chùa Việt Nam ở Garden Grove để khủng bố tinh thần nhà sư Thích Pháp Châu vì rằng nhà sư này vừa là chủ bút tạp chí Hoa Sen, vừa là trường ban điều hành Đài Phát Thanh Quê Hương Việt Nam. Đây là lần thứ nhất họ biểu tìinh và bao vây ngôi chùa này.

8.- Ngày 24/4/2004: Cũng lại ông Da-tô Nguyễn Xuân Tùng chỉ huy đoàn người đồng đạo với danh nghĩa là người Việt Quốc Gia trương cờ vàng ba sọc đỏ đến bao vây ngôi Chúa Việt Nam ở Garden Grove để khủng bố tinh thần nhà sư thích Pháp Châu một lần nữa. Lần này kéo dài tới ngày 31/5/2004 (tất cả là 55 ngày), trong đó có ngày đại lễ Phật Đản vào ngày 30 5/2004.

9.- Tháng 7 năm 2003: Một nhóm tín đồ Da-tô người Việt mang danh nghĩa là người Việt Quốc Gia tụ tập với nhau trương cờ vàng ba sọc đỏ biểu tình ở trước cửa phòng họp ra mắt cuốn sách Trả Ta Sông Núi của Cựu Đại Tá Phạm liễu được tổ chức ở San Jose, California.

10.- Chỉ là văn nghệ sĩ, chúng cũng chẳng tha. Họ thù ghét cả những người ái mộ các nghế sĩ mà họ không ưa thích. Cũng vì thế mà từ khi cuốn băng Thúy Nga Paris 40 được phát hành vào năm 1996, những người có liên hệ đến cuốn băng nhạc này như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, các ca sĩ như Hương Lan, Ái Vân, Băng Kiều, Thanh Tuyền, Thanh Lan, Ngọc Huyền, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Thu Phương, Lam Trường, Phương Thanh, v.v... đều trở thành những nạn nhân của bọn người cuồng nô vô tổ quốc này. Tệ hại hơn nữa, cả những người ái mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng bị chúng ghét cay ghét đắng và bị chụp mũ là thân Cộng hay Cộng Sản nằm vùng.

11.- Họ chửi bới và hạ nhục những người Việt hải ngoại về thăm quê hương. Điển hình là vụ tổ chức một buổi lễ tẩy chay ông Nguyễn Cao Kỳ chỉ vì ông Kỳ về thăm Việt Nam trong dịp Tết Giáp Thân 2004. Những hành động vừa trẻ con, vừa độc tài này còn tệ hơn chế độ Phát xít Ý và Đức Quốc Xã.

12.- Từ tháng 7/2007, ở Nam California, họ tổ chức biểu tình chống phá và viết báo hạ nhục và chửi bới tờ báo Viet-Weekly bằng những ngôn từ cực kỳ mất văn hóa chỉ vì tờ báo này có quan điểm chính trị khác với họ, muốn phổ biến bài viết có quan điểm khác và tin tức một cách trung thực.

13.- Từ tháng 1 năm 2008, ở Wesmninster, California, họ tổ chức biểu tính chống phá và viết báo hạ nhục và chửi bới tờ báo Người Việt bằng những ngôn từ giống y như họ đã sử dụng đối với tờ báo Viet-Weekly chỉ vì tờ bào này in hình lá cờ vàng ba sọc đỏ trong một cái bồn rửa chân của một người làm nghề Nail (sửa móng tay).

14.- Những ngày từ cuối tháng 3 cho đến nay (14/4/2008), cũng ở Nam California, họ tổ chức biểu tình chống phá và viết bài chứi bới nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bằng những thứ ngôn ngữ cực kỳ mất dạy chỉ vì những người ngưỡng mộ nhạc sĩ họ Trịnh và yêu thích nhạc của ông tổ chức buổi đại nhạc hội kỷ niêm ngày ông qua đời vào ngày 1/4/2001.

Những nạn nhân của muời bốn (14) trường hợp trên đây đều bị gán cho là "Cộng Sản" hoặc "Công Sản nằm vùng" hay "tiếp tay cho Cộng Sản" và “cán bộ tuyên vận của Cộng Sản”.

NẾU người Đức có kinh nghiệm trong một thời gian ngắn từ năm 1919 cho đến 1945 về những người tự nhận là “người Đức tự nhận là người Đức Quốc Gia” (Đức Quốc Xã = Đảng Quốc Gia Xã Hội Đức) mà đã “ghê ghê” trước những danh xưng gắn liền với chữ “quốc gia”,[23] THÌ người Việt Nam có kinh nghiệm với những người Việt tự nhận là “người Việt Quốc Gia” trong suốt chiều dài lịch từ tháng 9/1945 cho đến ngày nay cũng đã “ghê tởm” họ giống như nhân dân Âu Châu đã ghê tởm Giáo Hội La Mã và muốn lánh xa “Cái Giáo Hội Khốn Nạn”[24] này như lánh hủi:

“Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh trong trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất câp, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếm sợ Giáo Hội và tránh xa như tránh hủi…”[25]

Thực ra, đối với những người hiểu rõ những thành tích của các ông trong các đảng phái Quốc Gia đã nói trên đây, thì cái danh xưng “Quốc Gia” thực sư đã làm cho họ ghê tởm đến cùng mức của ghê tởm. Không ghê tởm làm sao được! Này nhé:

1.- Trong thời Liên Minh Pháp – Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong những năm 1862-1945, đặc biệt là tín đồ Ca-tô (chưa có danh xưng người Việt Quốc Gia) cấu kết với giặc, tiếp tay giặc chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam, được giặc cho hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi.

2.- Trong thời gian quân Nhật tới Đông Dương vào tháng 9/1940, cưỡng bách Pháp phải cúi đầu khuất phục, rồi lật đổ Pháp vào chiều tối ngày 9/3/1945 trực thiếp thống trị Đông Dương đến ngày 15/8/1945, các ông Quốc Gia trong Việt Nam Quang Phục Hội do các ông Ca-tô Cường Để và Ngô Đình Diệm lãnh đạo đi với quân xâm lăng Nhật để hy vọng được người Nhật ưu đãi giống như Liên Minh Pháp – Vatican đã ưu đãi họ trong những năm 1862-1945.

3.- Trong thời gian từ tháng 9/1945 cho đến tháng 6/1946, 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa tràn vào Việt Nam để giải giới quân Nhật từ biên giới Việt - Hoa đến vĩ tuyến 16, các ông người Việt Quốc Gia trong hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đi theo 200 ngàn quân Tàu ô ăn cướp này, dựa thế chúng để đánh phá các chính quyền đia phương của dân ta trên đường từ Vân Nam và Lạng Sơn tới Hà Nội. Khi về tới Hà Nội, họ lại dựa vào các đạo quân Tầu thổ phỉ này để đánh phá chính quyền Việt Nam vừa mới giành được từ trong tay quân xâm lăng Nhật. Khi các đạo quânTầu ô này hồi hương về Tầu, họ chạy theo quân Tầu sang Tầu, sống lưu vong ở Tầu.

4.- Trong thời Kháng Chiến 1954-1954, các ông người Việt Quốc Gia:

a.- Tình nguyện làm lính đánh thuê cho Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican, tích cực trong các chiến dịch tấn công và càn quét vào các vùng mục tiêu mà hầu hết là các làng thôn của người dân lương, phóng tay đốt phá xóm làng, phá hủy miếu đình và chùa chiền, bắn giết bừa bãi, hãm hiếp đàn bà con gái và cướp của mang đi.

b.- Cộng tác với chính quyền Việt gian Bảo Đai, làm tay sai đắc lực cho giặc trong mọi lãnh vực trong việc thi hành chính sách chia để trị, dùng người Việt đánh người Việt, bước đầu cúa tiến trình trong kế hoạch dùng tín đồ Ca-tô cai trị đại khối nhân dân ta thuộc tam giáo cổ truyền, đúng như viên Khâm Sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drarpier- đã tuyên bố vào ngày 28/12/1945:

"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]."[26]

Cả Bảo Long và Nam Phương Hoàng Hậu đều là tín đồ Ca-tô đáng tín cậy của Vatican.

Trong thời 1954-1975, các ông người Việt Quốc Gia đã cấu kết chặt chẽ với hai chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu:

a.-Thi hành triệt để những chỉ thị của hai quan thày Vatican và Mỹ trong các chiến dịch mở mang nước Chúa bằng bạo lực với ý đồ cưỡng bách toàn thể nhân dân miền Nam phải theo đạo Ki-tô hết trong vòng mười năm,

b.- Hồ hởi và nhiệt thành ủng hộ Mỹ đem 7 triệu tấn bom tàn phá đất nước và giết hại dân ta.

c.- Hồ hởi và nhiệt thành ủng hộ Mỹ đem 77 triệt lít chất độc da cam rải xuống làng thôn, đồng ruộng và rừng cây để hủy diệt tài nguyên, sinh mạng và môi sinh của dân ta.

5.- Ở hải ngoại, từ năm 1975 cho đến nay, các ông người Việt Quốc Gia đã có những hành động bạo ngược giết người và khủng bố những người Việt bất đồng chính kiến với họ như đã nói ở trên.

Người xưa thường nói, “nhìn vào việc làm, chứ không nhìn vào danh xưng hay lời tuyên bố để xét người và xét việc”. Nhìn vào những việc làm của những người Việt Quốc Gia ở trong nước cũng như ở hải ngoại như đã trình bày trên đây, chúng ta có thể kết luận rằng những tổ chức đấu tranh với chiêu bài Chống Cộng hay tự do và nhân quyền của họ chỉ là những trò hề múa rối để đánh phá chính quyền Việt Nam theo sách lược “quậy cho nước đục để thả câu” với dã tâm tạo cơ hội thuận tiện cho Vatican kiếm cớ tố cáo chính quyền Việt Nam và vận động các thế lực phản động quốc tế làm áp lực với chính quyền Việt Nam phải nhượng bộ cho Vatican trở lại củng cố quyền lực ở Việt Nam

Mong rằng nhân dân và chính quyền Việt Nam hiện nay biết rỏ sự thực là như vậy, và biết rõ bộ mặt thật của cái thế lực mà văn hào Voltaire đã gọi là “cái tôn giáo ác ôn”[27] để rồi phải cương quyêt dùng những biện pháp mạnh đối phó với “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” này như Cách Mạng Anh 1691, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Hoa 1949, Cách Mạng Cuba 1959 đã làm.

۞۞۞

Để chấm dứt phần trình bày đề tài nói về “sự tiếm danh của một số tổ chức đấu tranh của người Việt với chiêu bài Chống Cộng hay tự do và nhân quyền”, chúng tôi xin mượn mấy đoạn văn trong bài “Chủ Nghĩa Chống Cộng Lưu Manh” của tác giả Thuận Văn đăng trên Talawas ngày 5/4/2008 để gửi đến quý vị, xin coi đây như là cái nhìn của chúng tôi về những người tự nhận là “Người Việt Quốc Gia” đã và đang dùng những chiêu bài bịp bợm như vậy để diễn những tấn tuồng do thế lực đen quốc tế đạo diễn theo sách lược “quậy cho nước đục để thả câu”. Dưới đây là những đoạn văn này:

“Cái gì chúng ta cũng dở dở ương ương. Trong quá khứ những thành phần ưu tú nhất của chủ nghĩa quốc gia đã không thể vươn lên thế lãnh đạo của phong trào giải thực mà còn bị đẩy lùi, thậm chí còn bị sai khiến, bị lạm dụng để trở thành nạn nhân hay những con rối trong tay chủ nghĩa quốc tế. Họ cũng chưa bao giờ thực sự hoà lấp được những cách biệt chính trị lặt vặt để ngồi lại với nhau. Thậm chí, cả ở mặt tối nhất họ cũng chưa ai có đủ bản lĩnh để đi tới chỗ tận cùng của chủ nghĩa lưu manh, như những băng đảng tân phát xít của người Đức. Cái bi hài kịch chống cộng dở khóc dở cười hiện tại cũng là ở đó. Là sự nhập nhằng của cái lưu manh và cái nghiêm túc, chỉnh tề.

Nếu thủ đô của một quốc gia nào, kinh tế hay chính trị, đều là nơi tập trung cao nhất những tinh hoa lẫn cặn bã của quốc gia đó thì “thủ đô chống cộng” Bolsa của người Việt lưu vong ở California cũng vậy. Đó là nơi tập trung cao nhất những tinh hoa và cặn bã của phong trào chống cộng. Đó là nơi tập trung những trò chống cộng ồn ào nhất, rẻ tiền nhất và gây phản cảm nhất. Như những kẻ chống cộng lưu manh, họ không hề “nhân danh con người để chống cộng” mà là nhân danh cái sự “chống cộng” để chống lại bất cứ cái gì, kể cả chống lại con người. Nhưng không phải lần đầu đất California mới chứng kiến cái sự chống cộng kiểu này, như là sinh hoạt bên lề, của một tập thể bên lề trong một cộng đồng bên lề. California, như là vùng đất của những nghệ sĩ thiên tả tập trung ở Hollywood, đã từng bị khuấy động bởi phong trào tố cộng theo kiểu chụp mũ mang tên McCarthyism.

Chủ nghĩa McCarthy, hay phong trào tố cộng mang tên Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy, đã khuấy động nước Mỹ trong gần suốt nửa đầu thập niên 50 và bắc cầu giữa hai đời tổng thống. Bắt đầu bằng bài diễn văn tố cộng đầu năm 1950, McCarthy đã tác oai tác quái trong vai trò chủ tịch Ủy ban Điều tra của Quốc hội Mỹ và thậm chí còn khiến cả hai vị tổng thống e dè. Trong giai đoạn căng nhất của Chiến tranh Lạnh, sau khi Nga thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 8 năm 1949, McCarthy đã bộc lộ sự lưu manh chính trị của mình khi xoay xở tâm lý lo sợ người Mỹ để biến thành chủ đề của chính cá nhân mình. Trong một chiến dịch dai dẳng kéo dài ngót nghét bốn năm, McCarthy rất dễ dãi trong việc chụp mũ “cộng sản” vào đầu công dân Mỹ nhưng lại rất khó khăn trong việc cung cấp bằng chứng cho những cái “mũ” ấy. Và như là hình thức giản tiện nhất của chủ nghĩa McCarthy, phong cách chống cộng lưu manh của người Việt hiện tại cũng có những nét tương đồng nào đó, từ phương cách chụp mũ dễ dãi và khó khăn bằng chứng cho đến cốt cách cá nhân.”[28]




[1]Richard J. Hardy, Government In America (Boston, MA: McDougal Litell/Houghton Mifflin, 1996), p 6.

[2] Trần Trọng Kim, Nho Giáo – Tập 1 (Sàgòn: Tân Việt, 1952), tr. 167, 244, 245, 248, 251

[3] Trần Trọng Kim, Sđ d., , tr. 164-165.

[4] Đàm Trung Pháp "Khỏng Phu Tử Dưới Nhãn Quan Âu Mỹ" Liên Trường Kiên Giang (Ðặc San Giáp Thân 1/2004): tr. 29.

[5] Beranrd B. Fall, The Two Vieb.-tnams (New Nork: Frederick A. Praeger,1964), tr 18.

[6]Trần Trọng Kim, Nho Giáo Tập 1 (Saigòn: Tân Việt, 1952), tr 168.

[7] Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1975 ( Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), tr. 206

[8] Lê Xuân Khoa, Sđd. Tr. 210.

[9] Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin Southeast Asia (New York: Harper & Row, Publisher, 1972), tr.159.

[10] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr 432.

[11] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr 437.

[12] Hoàng Văn Ðao, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Saigon: TXB, 1970), tr 255-256.

[13] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr. 189 và 190.

[14] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1972), tr. 73-78.

[15] Bùi Nhung, Thối Nát (Houston TX: Xuân Thu, 1976), tr. 97.

[16]Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederick A. Praeger, Publisher, 1968), p. 289.

[17] Alfred W. McCoy, Ibid., p. 118.

[18] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phụ Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 428.

[19] Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 124-133.

[20] Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr. 167-168.

[21] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillisburg, New Jersey: Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 424.

[22] Nguồn: sachhiem thanh 12/2007.

[23] Thuận Văn. “Chủ Nghĩa Chống Cộng Lưu Manh.” talawas.org. Ngày 5/4/2008.

[24] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi” (Garden grove, Ca: Giao Điểm, 2000), tr. 92.

[25] Nhiều tác giả, Sđd., tr. 245

[26]Chính Đạo, Việt Nam Nien Biểu 1939-1975 -Tập A: 1939-1946 (Houston, TX: Văn Hóa, 1996), tr. 295.

[27] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhì (Sàigòn: Chân lý, 1972), tr. 165.

[28] Thuận Văn. Tlđd.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét