Trần Chung Ngọc
Trước đây tôi có đọc trên tờ nhật báo tôi mua hàng ngày, tờ Chicago Tribune, ngày 8 tháng 12, 2009, bài trên trang nhất của Jason Grotto với đầu đề: “Chất Độc Màu Da Cam: Dị Tật Bẩm Sinh Gây Đau Khổ Cho Việt Nam; Mỹ Chậm Giúp Đỡ” (Agent Orange: Birth Defects Plague Vietnam; U.S. Slow To Help). Ngay trang đầu là hình một phụ nữ Việt Nam đang làm việc ở ngoài đồng:
Hình trên: Tờ Los Angeles Times cũng đăng bài báo với đề tài này. Với lời chú thích ở dưới bức hình như sau: Đào Thị Kiều (?), 57 tuổi, làm việc ngoài ruộng lúa ở Biên Hòa. Ruộng lúa của bà ta đã bị quân đội Mỹ trải thuốc trừ sâu trong cuộc chiến Việt Nam. Có 8 đứa con thì 7 đứa bị dị tật bẩm sinh và 5 đứa đã chết. Kiều cũng mất đi người chồng, đã chiến đấu trong quân đội Nam Việt Nam, về bệnh ung thư vì đã bị nhiễm Chất Độc Màu Da Cam và các thuốc khai quang khác. [1]
[Bài báo còn cho biết chồng bà Đào Thị Kiều là Lâm Bá Trung, phục vụ trong Quân Lực Việt Nam dọc theo vĩ tuyến 17, nơi mà quân đội Mỹ và Nam Việt Nam đã trải xuống gần 2 triệu 7 trăm ngàn lít thuốc khai quang, (where U.S. and South Vietnamese forces sprayed more than 700,000 gallons of herbicides) đã chết năm 2004 sau 7 năm vật lộn với ung thư phổi và cổ họng (after seven-year battle with lung and throat cancer)]
Nếu độc giả không có báo giấy thì có thể đọc bài này online trên website của báo Chicago Tribune, và từ đó, độc giả có thể nối kết với các bài khác về vấn nạn chất độc da cam ở Việt Nam của báo nầy.
Chúng ta có thể đọc vài đoạn trong bài báo trên:
Nhiều thập niên sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, vấn đề gây tranh cãi nhất về việc sử dụng chất độc khai quang của quân đội Mỹ là sự tác hại trên sức khỏe của không biết bao nhiêu người Việt mà kể, [the impact on the health of untold numbers of Vietnamese].
Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã bỏ ra $13.7 tỷ đô-la để đền bù cho hơn một triệu cựu quân nhân dự cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều người trong số này đã bị nhiễm độc bởi chất độc trừ sâu bọ. Thêm nhiều triệu đô-la nữa đã được dùng để đền bù cho những gia đình cựu quân nhân có con sinh ra bị dị dạng bẩm sinh. Nhưng các viên chức Mỹ nổi khùng, không thừa nhận mối liên hệ giữa chất độc khai quang và những bệnh tật ở Việt Nam [But U.S. officials bristle at acknowledging connections between the defoliants and illnesses in Vietnam]
Những chất độc khai quang chứa một hóa chất được biết là độc nhất do con người làm ra, chất “dioxin” TCDD. Chất độc này là một phó sản trong quá trình sản xuất của các công ty hóa chất Mỹ có trong các chất khai quang màu cam (Agent Orange), màu tía, màu xanh lá cây, và màu hồng – những hợp chất này chiếm 65% của gần 76 triệu lít (20 million gallons) chất độc trừ sâu đã trải xuống Việt Nam.
Lính Không quân Mỹ rút vòi bôm sau khi đã bôm thuốc khai quang vào các bồn chứa của máy bay C-123 tại Phi trường Không quân Đà Nẳng. Huy hiệu “dễ bật ra” của Binh chủng Không quân Mỹ có thể thay thế bằng huy hiệu của Nam Việt Nam khi máy bay được dùng để tiêu hủy mùa màng
[US airman removes hose after pumping defoliation spray into tanks of a C-123 at Da Nang AB.Note the "pop out" insignia that could be changed from U.S. Air Force markings to South Vietnamese markings when the planes were used for crop destruction. - Photo credit: U.S. Air Force]
Bốn chiếc C-123 trải thuốc khai quang ở miền Nam,
Tháng 9 năm 1965, [Nguồn: chicagotribune.com]
Bản đồ những vùng bị trải chất độc màu da cam
[Agent Orange Spray Map - Vietnam War]
Các khoa học gia đã liên kết chất dioxin với trên 12 thứ bệnh khác nhau, gồm có ung thư (cancer), bệnh run rẩy tay chân (Parkingson’s disease), và dị dạng bẩm sinh (crippling congenital disorders.)
Bác sĩ Linda Birnbaum, Giám Đốc Viện Khoa Học Quốc Gia Về Liên Hệ Giữa Môi Trường và Sức Khỏe , và là một chuyên gia hàng đầu về chất dioxin, nói: “Tôi chưa từng thấy một hệ thống hormone nào mà chất dioxin không muốn phá vỡ.” Nó có ảnh hưởng lan rộng trong hầu hết các chủng loại có xương sống trong hầu hết mọi giai đoạn cơ thể phát triển. [It has widespread effects in nearly every vertebrate species at nearly every stage of development.]
Bài báo kể trường hợp của bác Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng ở nhà thương Từ Dũ:
Trong cuộc chiến, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng [của Việt Nam Cộng Hòa] đã hộ sinh cho ra đời nhiều trăm đứa trẻ khỏe mạnh ở nhà thương Từ Dũ, nhà thương hộ sinh lớn nhất ở Saigon, nay là thành phố Hồ Chí Minh.
Rồi, năm 1968, hai năm sau lực lượng Mỹ tăng gia trải chất trừ sâu lên đến nhiều triệu lít [millions of gallons, mỗi gallon là 3.8 lít], Bác sĩ Phượng nói đỡ ra một hài nhi không có óc và xương sống [a baby born without a brain and a spinal cord]. Trong những tháng tới, Bác sĩ Phượng đã đỡ ra những hài nhi dị dạng, 3 hoặc 4 đứa trong một tuần lễ - những hài nhi sinh ra với những cơ quan ở ngoài thân, không có tay, không có chân, không có mắt.
Một đứa trẻ sinh ra không có mắt
Vấn đề nay đã trở nên rõ ràng, là, con người – đặc biệt là phụ nữ - bị nhiễm ngay chỉ một chút chất dioxin, mà các khoa học gia đo bằng phần tỷ lệ trên một ngàn tỷ (vào khoảng 10-20 ppt), cũng có khả năng cao là sinh ra những đứa con dị tật bẩm sinh. [2]
Nhân viên của tờ Tribune đã thấy nhiều đứa trẻ ở nhà thương Từ Dũ và ở các nơi khác ở Việt Nam bị dị tật bẩm sinh và các bệnh tật khác mà khoa học đã nối kết với sự tiếp nhiễm chất dioxin.[3] Trong nhiều trường hợp, dữ kiện về những nhiệm vụ trải thuốc khai quang trong thời chiến đã khẳng định là các bậc cha mẹ của những đứa trẻ đã bị nhiễm chất độc trừ sâu bọ.
Trên đây tôi chỉ trích dẫn vài đoạn trong bài báo dài trên tờ Chicago Tribune ngày 8 tháng 12, 2009. Tôi nghĩ qua những đoạn này, chúng ta cũng có thể biết đại khái về những tác hại của chất độc màu da cam. Và chúng ta cần ghi nhận là tác hại của chất độc màu da cam đã rõ ràng ngay từ trong thập niên 1960 chứ không phải là chỉ có trong thời hậu chiến, và nhiều trường hợp đã xảy ra cho những con em của quân nhân cũng như dân thường ở miền Nam, khoan kể đến những quân nhân Mỹ và những quân nhân Bắc Việt vào Nam chiến đấu..
Cách đây vài năm, tôi đã đọc cuốn “Chất Độc Màu Da Cam” của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Giao Điểm xuất bản năm 2005. Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của một khoa học gia người Việt ở Úc. Cuốn sách viết về mức độ tác hại to lớn của chất độc màu da cam trên đất đai, mùa màng, môi trường và con người ở Việt Nam với những dữ kiện khoa học khó ai có thể phủ bác, nhất là càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về chất độc màu da cam trong thế giới Tây phương mà những kết quả nghiên cứu không những đồng thuận với công cuộc nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn mà còn tiến xa hơn nữa trong việc khẳng định ảnh hưởng của chất độc màu da cam trên con người và môi sinh. Nội dung cuốn sách, ngoài việc đưa ra những tác hại của chất độc màu da cam và lên án chính sách diệt chủng của Mỹ, chúng ta còn thấy trong đó tiềm tàng lòng yêu dân tộc của tác giả.
Viết mãi về cái đạo bịp kể cũng nhàm, nên tôi lang bang vào Internet để tìm hiểu thêm về vấn nạn chất độc màu da cam trên đất nước Việt Nam. Ngoài loạt bài của Chicago Tribune còn có rất nhiều bài khác, trình bày khách quan và trung thực về vấn nạn này và có những kết quả nghiên cứu mới nhất về chất dioxin. Tác hại của chất độc màu da cam trên đất nước Việt Nam đã là chuyện rõ như ban ngày. Trong khi có nhiều tổ chức và cá nhân Âu Mỹ lên tiếng lên án hành động dùng chất độc màu da cam của Mỹ ở Việt Nam, một hình thức của chiến tranh hóa học mà Liên Hiệp Quốc đã cấm, và đóng góp để giúp đỡ những nạn nhân của chất độc màu da cam ở Việt Nam thìcó một số nhỏ người Việt lưu vong như mù, chẳng nhìn thấy gì, và còn vô sỉ, lên tiếng phủ nhận sự tác hại của chất độc màu da cam, bài bác công trình nghiên cứu của Giáo sư Tuấn trong ý đồ của những kẻ chống Cộng, nhưng thực ra là chống Dân tộc. Họ không đếm xỉa gì tới những nỗi đau khổ của hàng trăm ngàn nạn nhân của chất độc màu da cam trên đất nước, mà còn cố đưa ra những luận điệu phi khoa học, có tính cách trốn trách nhiệm, để bài bác một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh, và gài vào đó những luận điệu chụp mũ ấu trĩ. Họ không đọc tờ OC Register, mà một ký giả đã viết đại khái là: “Ngày nay, kẻ nào còn chụp mũ ai là cộng sản thì chỉ chứng tỏ là chính mình ngu xuẩn và thiếu giáo dục” (stupid and uneducated).
Hội nghị Việt Kiều vừa qua (2009) ở Việt Nam quy tụ 900 chuyên gia, khoa học gia, tiến sĩ, giáo sư, luật sư, doanh nhân v…v… về tham dự, làm cho nhóm người chống Cộng cho Chúa, chống Cộng cực đoan, chống Cộng chết bỏ v…v…, tức tối và lên tiếng dè bỉu phê bình một cách hạ cấp. Biết bao giờ họ mới mở mắt ra để thấy thế giới đã biến chuyển như thế nào, và chỗ đứng của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ra sao. Sự ấu trĩ nhất của số người này là cho rằng những Việt kiều về tham dự Hội Nghị, hay rất đông những người về giúp đở hay làm việc ở Việt Nam, đều là những người ngây thơ, về nịnh bợ Cộng sản, hay giúp Cộng sản trong các vận động chính trị quốc tế v…v... Với số người chọn nghề viết lách chống Cộng để nuôi thân và để được nổi tiếng trong cộng đồng thì trước mắt họ, họ chỉ nhìn thấy vấn đề Cộng sản hay không Cộng sản, chứ không biết gì đến quốc gia dân tộc, không biết gì đến những đóng góp phi chính trị, phi bè phái, thuần túy cho quốc gia, cho dân tộc của một số Việt kiều vẩn còn nặng lòng với quốc gia, mong cho quốc gia được tiến lên ngang hàng với các nước tân tiến trên thế giới. Cái đầu óc hẹp hòi của đám người chống Cộng này là “hoặc là anh về phe chúng tôi, hoặc là anh về phe chúng nó” [either you are with us, or you are with them].
Trở lại vấn đề chất độc màu da cam, tôi đọc được một số bài phê bình công trình nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, của cái gọi là “Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam” [VAST].
Vào trong Internet, dánh chữ VAST vào chỗ Search mà chẳng thấy VAST ở đâu, có nhiều VAST nhưng không phải là VAST mà tôi muốn tìm hiểu. Sau đó, truy cập vài website Việt Nam thì biết VAST là “Vietnamese American Science & Technology Society”, dịch đúng ra phải là “Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Mỹ”, “Vietnamese American” là Việt Mỹ chứ không phải là Việt Nam. Hội VAST không nên vơ hai tiếng “Việt Nam” vào mà làm nhơ bẩn cả cộng đồng người Việt Nam Hải Ngoại vì đã lạm dụng hai tiếng Việt Nam, nhất là bản chất của Hội, qua vụ chất độc màu da cam, đã chứng tỏ là phi dân tộc.
Cái tên dịch đã thiếu lương thiện rồi thì cái Hội đó thực chất ra sao. Tìm hiểu thêm về Hội này thì biết được trong một bài Đỗ Hiếu phỏng vấn một ông Giáo sư Xuân nào đó, Chủ tịch Ban quản trị của VAST, về Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic), thì được biết là Hội đã được thành lập từ 17 năm trước, năm 1992, và theo Giáo sư Xuân thì:
Tôi xin nêu lên một vài vị trong thành phần sáng lập viên, có anh Tiến sĩ Nguyễn Phùng, người hội trưởng đầu tiên và Kỹ sư Nguyễn Xuân Hiếu, chủ tịch hội đồng quản trị đầu tiên của hội.
Hiện vẫn còn một số người cũ có mặt ngay từ đầu gồm có: anh Hội trưởng Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Kỹ sư Phạm Ngọc Lân, Phó hội trưởng nội vụ, Kỹ sư Nguyễn Minh Quang, Phó hội trưởng ngoại vụ. Trong hội đồng quản trị có các anh Lê Huy Đức, Lâm Minh Hiệp, Nguyễn Văn Phổ, Đỗ Hải Minh, Bác sĩ Trần Tấn Phát, Tiến sĩ Lê Hồng, trong số này có phân nửa là các Kỹ sư ngành công chánh.
Giáo sư Xuân không cho biết Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) này có bao nhiêu thành viên tất cả, trong đó có bao nhiêu khoa học gia đúng là khoa học gia, và có bao nhiêu người Mỹ trong đó, nhưng tôi đoán là chẳng có khoa học gia Mỹ chính gốc nào, và số thành viên không nhiều, phần lớn cũng chẳng phải là nhà khoa học. Đọc câu trả lời của Giáo sư Xuân thì chúng ta biết được một số đã bỏ hội vì “Hiện vẫn còn một số người cũ có mặt ngay từ đầu”. Chúng ta cũng không biết là Hội đã có những công trình nghiên cứu nào, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nào, kết quả nghiên cứu ra sao, đăng trên báo khoa học kỹ thuật nào, hay chỉ nghiên cứu qua thông tin trên Internet như tôi. Được biết, qua Giáo sư Xuân, thì hoạt động của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) mới đầu là “giúp cho các Kỹ sư tốt nghiệp từ Việt Nam trước 1975 thi lấy chứng chỉ hành nghề tại Mỹ, tổ chức những buổi nói chuyện, hội thảo.” và nay thì “tiếp tục phát triển khả năng chuyên môn và khả năng tài chánh của mình qua phương tiện truyền thông báo chí giúp cung cấp thông tin, những bài, tham luận, gởi đến người dân Việt trong và ngoài nước”, nghĩa là Hội chưa có cuộc nghiên cứu lâm sàng nào về chất độc dioxin, cũng chưa có bất cứ một bài báo nghiên cứu nào đăng trên các tờ báo khoa học hay kỹ thuật có uy tín nào ở ngoại quốc. Về chủ đề chất độc da cam, quanh đi quẩn lại chỉ có vài bài bằng tiếng Việt mà nội dung rõ ràng là có tính cách phi chuyên nghiệp (unprofessional), mục đích chủ yếu là phản bác công trình nghiên cứu của Giáo sư Tuấn và quy trách cho chính quyền Việt Nam về những chất độc sử dụng trong thời hậu chiến, cùng chạy tội cho các công ty hóa phẩm Mỹ đã sản xuất ra những hóa chất độc hại được sử dụng ở Việt Nam trong thời chiến. Những điều này chúng ta có thể thấy rõ ràng qua vài bài viết của Hội, nhân danh khoa học.
Hội trưởng Mai Thanh Truyết được cho biết là tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ về Hóa Vô Cơ (Chimie Minérale) ở một tỉnh nhỏ tên là Besanson (Pháp), mà Việt Báo (ở Little Saigon) còn cho biết là Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng. vốn nổi tiếng là “Duy Chống Cộng Thị Nghiệp”, và Kỹ sư Công Chánh Nguyễn Minh Quang, đã cùng nhaulấy vài tài liệu trên Internet có tính cách trốn trách nhiệm của chính quyền Mỹ và các công ty sản xuất thuốc khai quang của Mỹ, hợp với chủ trương chống Cộng cực đoan, phi dân tộc của họ, và viết bài phê bình công trình nghiên cứu của khoa học gia thực thụ Nguyễn Văn Tuấn, cho rằng vụ kiện chất độc da cam là thủ đoạn chính trị của Nhà Nước Cộng Sản, và chất độc dioxin không có ảnh hưởng gì đến cơ thể con người.
Chúng ta hãy đọc vài luận điểm của hai người nầy:
Agent Orange phải được dịch là “tác nhân Màu da cam” vì theo Tự điển Anh Việt của Nguyễn Văn Khôn thì chữ “agent” có nghĩa là “tác nhân”, hay dịch ngắn là “chất màu da cam” chứ không được dịch “chất độc màu da cam” vì trên phương diện ngôn ngữ học và độc tố học, danh từ “chất độc da cam” dường như không chính xác.
Như vậy có nghĩa là Agent Orange (AO), tự thân nó, không phải là một chất độc mà chỉ là một tác nhân hay sao ? Trên thực tế thì Agent Orange là một chất độc, rất độc, nên Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đống ý với cách gọi “Agent Orange” của Việt Nam, chứ không phải dịch nguyên văn (literally), là “chất độc màu da cam”, nói lên tính chất độc của Agent Orange, thì có gì là sai? Chỉ sai khi chất Agent Orange không độc. Có mấy người hiểu được hai từ Hán Việt “tác nhân” là cái quái gì. Rõ ràng là Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) muốn đánh hỏa mù để che dấu tính chất độc hại của chất AO. Tâm địa của họ đã rõ ràng, nhưng trí tuệ của họ thật là quá tệ.
Bây giờ, chúng ta hãy đọc một lý luận kiểu cù nhầy nhằm chạy tội cho các công ty Mỹ sản xuất AO của ông Tiến sĩ và ông Kỹ sư thuộc Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) :
Trong tiến trình sản xuất, 2,4,5-T có thể chứa một số lượng rất nhỏ chất ô nhiễm bất đắc dĩ. Ðó là chất 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD hay dioxin), được xem như là một chất độc. Nhưng không phải vì thế mà gọi AO là “chất độc da cam” cũng như chúng ta không thể gọi vaccine là chất độc vì nó có chứa một lượng rất nhỏ chất độc thủy ngân! Và cũng không phải vì thế mà có thể đồng hóa chất da cam với dioxin.
Chẳng thấy ai có kiểu lý luận ấu trĩ như mấy ông này. Chất vaccine nào có lượng rất nhỏ chất độc thủy ngân?Chất vaccine đó có là nguyên nhân gây ra bao nhiêu thứ bệnh như chất dioxin trong Agent Orange không? Có bao nhiêu nghiên cứu về chất độc trong vaccine và những tác hại (hay không tác hại) của vaccine đó ? Có bao nhiêu nghiên cứu về dioxin trong AO? Kết quả những nghiên cứu đó như thế nào? Có quan hệ tương đồng nhân quả nào (causal analogy) giữa tỉ số lượng thủy ngân/vaccine với tỉ số lượng dioxine/AO không ?
Sau đây tôi xin trình bày thêm một trò gian manh khác của cái gọi là Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam[sic]. Trong bài Góp ý với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn về vấn đề chất màu da cam, dioxin và hệ quả [Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST), Tháng 7 năm 2008, Aug 10, 2008], chúng ta có thể đọc đoạn sau đây của cái Hội Khoa Học này:
CHẤT ĐỘC DA CAM HAY DIOXIN LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TẬT Ở VIỆT NAM?
Bình luận về chuyện: Khi được hỏi về những bằng chứng khoa học cho thấy hệ quả của chất da cam gây ra cho người dân Việt Nam, Tiến Sĩ Tuấn khẳng định rằng: “Cho đến nay, Viện Y khoa Mĩ đã chính thức công nhận chất độc da cam hay dioxin là nguyên nhân [nhấn mạnh của VAST] gây ra một số bệnh như ung thư tế bào mềm, ung thư máu dạng Non-Hodgkin và Hodgkin, ung thư tuyến tiền liệt, ban clor, chứng nứt đốt sống, v.v. Tất cả bằng chứng khoa học để Viện Y khoa đi đến kết luận trên đây không chỉ dựa vào nghiên cứu từ cựu quân nhân Mĩ, mà còn – một phần lớn – dựa vào nghiên cứu từ các nước ở Âu châu (đặc biệt là từ Thụy Điển và Ý), Úc, v.v…” [2]. Còn trên Việt Tide thì TS nói rằng: “Dựa vào tiêu chuẩn nầy, dioxin được xem là nguyên nhân [nhấn mạnh của VAST] của các bệnh sau đây: Ung thư bạch cầu mãn tính (chronic lymphocytic leukemia, CLL), ung thư mô mềm (soft-tissue sarcoma), ung thư dạng phi Hodgkin (non-Hodgkin’s lymphoma), ung thư dạng Hodgkin (Hodgkin’s disease), ban clor (chloracne).” [1].
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam [sic] viết:
Nhưng kết quả nghiên cứu ghi trong Bảng S-1 của Phúc trình Cập nhật 2006 thì không phù hợp với những lời phát biểu vừa nêu của TS. Kết quả nầy được tóm tắt như sau:
1. Đủ bằng chứng (sufficient evidence) về sự liên hệ (association) giữa việc tiếp xúc với 2,4-D, 2,4,5-T, hay dioxin và các bệnh trạng sau đây:
i. Soft-tissue sarcoma (including heart)
ii. Non-Hodgkin’s lymphoma
iii. Chronic lymphocytic leukemia (CLL)
iv. Hodgkin’s disease
v. Chloracne
………
Rồi Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) phán một câu lắt léo như sau:
Kết quả trong Bảng S-1 trên đây cho thấy IOM chưa hề công nhận chất da cam hay dioxin là “nguyên nhân” gây ra bất cứ một bệnh tật nào, kể cả chloracne. IOM chỉ xác nhận mức độ tin cậy của sự liên hệ giữa việc tiếp xúc với chất da cam hay dioxin và các bệnh được duyệt xét bằng các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.
Xin hỏi Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic), thế nào là “Đủ Bằng Chứng” của Viện Y Khoa (Institute of Medicine) Mỹ? Đủ bằng chứng có liên hệ nhưng không công nhận? Đó là lý luận khoa học của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) của mấy ông chống Cộng. Và Hội Khoa Học của mấy ông có biết đến những nghiên cứu mới nhất gần đây đã càng ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng xác định sự nối kết của chất độc da cam với nhiều bệnh khác chứ không chỉ với vài bệnh như trên không? Rõ ràng là Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) đã giải thích lươn lẹo kết quả nghiên cứu của IOM mà bỏ qua tất cả những kết quả nghiên cứu khác trên thế giới.
Chúng ta hãy đọc một đoạn phê bình khác của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) của mấy ông lưu vong chống Cộng đến chiều:
Khi được yêu cầu nhận định về việc trẻ em ở Việt Nam sinh sau năm 1975 bị dị dạng là vì thiếu dinh dưỡng và do bà mẹ phải sống trong môi trường ô nhiễm của Việt Nam chứ không hề do chất da cam, Tiến Sĩ Tuấn phát biểu như sau: “Tôi thấy nhận định như thế thiếu tính thuyết phục, vì nó thiếu tính khoa học và thậm chí... ngụy biện. Cần nhắc lại rằng chúng ta đang nói những trường hợp dị tật bẩm sinh trước năm 1975 chứ không hẳn chỉ sau năm 1975. Tôi là người làm về dịch tễ học và từng được đào tạo về ngành nội tiết học chưa nghe về mối liên hệ giữa suy dinh dưỡng và dị tật bẩm sinh. Phát biểu rằng các bà mẹ sống trong môi trường ô nhiễm và do đó có nguy cơ sinh con với dị tật cao thì tôi e rằng thiếu khoa học và... ngụy biện. Không rõ “ô nhiễm” ở đây là ô nhiễm gì, vì chúng ta cũng đang sống trong môi trường ô nhiễm. Vấn đề là bằng chứng khoa học, chứ không nên phát biểu theo niềm tin và cảm nhận cá nhân.”
Giáo sư Tuấn đã trả lời rất đúng. Vì “nhận định về việc trẻ em ở Việt Nam sinh sau năm 1975 bị dị dạng là vì thiếu dinh dưỡng và do bà mẹ phải sống trong môi trường ô nhiễm của Việt Nam chứ không hề do chất da cam” là một khẳng định vô trách nhiệm (affirmation gratuite). Khi Mỹ từ chối trách nhiệm, viện cớ chưa có đủ bằng chứng khoa học để nối kết chất độc dioxin với một số dị tật, bệnh tật ở Việt Nam, thì nhận định trên chỉ là một nhận định bâng quơ, không dựa trên bất cứ một công cuộc nghiên cứu với những thống kê nào, mà chỉ là những nhận định chủ quan. Tôi sẽ bàn về vấn đề thiếu dinh dưỡng trong một đoạn sau.
Nhưng Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) đã phê bình nhận định của Giáo sư Tuấn như sau:
Chúng tôi xin xác nhận với TS là, từ nhiều năm nay, VAST đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề nầy qua tài liệu và dữ kiện của các cơ quan có thẩm quyền quốc tế lẫn quốc nội, nhận định tại chỗ của các chuyên viên đáng tin cậy, chẳng hạn như BS Dương Quỳnh Hoa, và vô số tin tức được đăng tải trên báo chí trong nước….
Suy dinh dưỡng – là tình trạng nuôi dưỡng thiếu thốn (poorly nourished) – không chỉ là kết quả của việc thiếu thực phẩm mà do sự kết hợp của nhiều yếu tố: thiếu chất đạm, năng lượng, và chất vi dinh dưỡng (micronutrients); bị nhiễm trùng và bệnh thường xuyên; cách cho ăn và chăm sóc tồi tệ; dịch vụ y tế không thích đáng; và nước và tình trạng vệ sinh không an toàn (unsafe water and sanitation).
Cho rằng “không chỉ là kết quả của việc thiếu thực phẩm mà do sự kết hợp của nhiều yếu tố: thiếu chất đạm, năng lượng, và chất vi dinh dưỡng (micronutrients)”, vậy thì chất đạm, năng lượng, và chất vi dinh dưỡng không lấy ở thực phẩm thì lấy ở đâu ra? Và “bị nhiễm trùng và bệnh thường xuyên” là do hệ thống miễn nhiễm (immune system) của từng người, không phải ai cũng giống ai. Sống trong một môi trường ô nhiễm không phải ai cũng “bị nhiễm trùng và bệnh thường xuyên”. Cơ thể con người có khả năng thích ứng với hoàn cảnh chung quanh và những người sống còn là những người có khả năng thích ứng nhất với hoàn cảnh chung quanh. Đây là cốt tủy của sự chọn lọc tự nhiên trong thuyết Tiến Hóa. Cho nên Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) lập luận dựa theo những nghiên cứu tổng quát về môi trường nhưng những điều này không thể áp dụng một cách máy móc trong mọi xã hội, mọi môi trường.
Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) đưa ra một tài liệu của Unicef như sau:
Hàng triệu trẻ em thống khổ vì suy vi dinh dưỡng – tức cơ thể thiếu các khoáng chất căn bản – iodine, sắt và kẽm – và sinh tố (vitamins) – sinh tố A, folate. Cơ thể cần một lượng rất nhỏ chất vi dinh dưỡng để tạo ra enzymes, hormones và các chất cần thiết để điều tiết sự vươn lớn (growth), phát triển và hoạt động của hệ thống miễn nhiễm và sinh sản. Thiếu chất iodine có thể đưa đến tàn phế thân thể hoặc thần kinh. Thiếu chất sắt có thể gây thiếu máu thập tử nhất sanh hoặc làm giảm năng suất. Thiếu sinh tố A có thể bị mù hoặc làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Thiếu chất folate có thể sinh con thiếu cân hoặc dị tật bẩm sinh như spina bifida.”
Đây là những kết quả nghiên cứu có tính cách tổng quát. Mấy từ “có thể đưa đến” [tiếng Anh là “can lead to”] đã nói lên điều này, vì tất cả còn tùy thuộc tình trạng thiếu dinh dưỡng như thế nào. Vấn đề là thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra ở nhiều mức độ. Thiếu chất nào, tới mức độ nào thì có thể đưa tới bệnh nào. Về khẳng định bâng quơ vô trách nhiệm ở trên “trẻ em ở Việt Nam sinh sau năm 1975 bị dị dạng là vì thiếu dinh dưỡng và do bà mẹ phải sống trong môi trường ô nhiễm của Việt Nam” thì đã có công cuộc nghiên cứu nào cho biết chi tiết về những người mẹ Việt Nam nào đã thiếu dinh dưỡng như thế nào, thiếu những chất gì, thiếu bao nhiêu, thiếu tới mức độ nào, cho nên mới sinh ra con dị dạng? Về ô nhiễm môi trường do những hóa chất DDT, PCB, HCH, HCB (dichloro-diphenyl-trichloroetane, Poly-chlorinated-biphenyls, hexa-chlorocyclo-hexane, Hexa-chloro-benzene] dùng ở Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt mà Hội Khoa Học cho là nguyên nhân sinh ra dị tật bẩm sinh chứ không phải là do chất độc dioxin thì Hội không hề đưa ra bất cứ một công cuộc nghiên cứu nào về Việt Nam bắt đầu sử dụng những chất này từ bao giờ, số lượng sử dụng là bao nhiêu, những chất này có sinh ra các thứ bệnh mà khoa học đã liên kết với chất dioxin, và nếu có thì liều lượng phải là bao nhiêu, và nhất là trước khi Việt Nam dùng thì đã có những bệnh sinh ra bởi chất độc dioxin hay không. Thí dụ như thuốc DDT dùng để xịt muỗi nhưng DDT đã được xếp vào loại chất độc chỉ vừa phải bởi Chương Trình Nghiên Cứu Chất Độc Quốc Gia của Mỹ, và sự nguy hại chỉ vừa phải bởi Tổ Chức Về Sức Khỏe Thế Giới (WHO = World Health Organization) [DDT is classified as “moderately toxic” by the U.S. National Toxicology Program, and moderately hazardous by WHO]
Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) có thể cho độc giả biết những chi tiết nghiên cứu khoa học này không?Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) có thể cho độc giả biết những trường hợp thiếu dinh dưỡng nào ở Việt Nam đã đưa đến tình trạng “những hài nhi sinh ra với những cơ quan ở ngoài thân, không có tay, không có chân, không có mắt”??
Trong khi đang viết bài này thì tình cờ tôi gặp anh Huy, bạn của con tôi, nay là “Đại Diện Trưởng” của chương trình “Cứu Trợ Trẻ Em” (Save the children) ở Việt Nam, một chương trình đã hoạt động ở Việt Nam 20 năm qua, thuần túy với mục đích nhân đạo. Anh Huy vừa từ Việt Nam về Mỹ có việc riêng. Anh Huy đã làm việc ở Việt Nam 3 năm nay rồi và phụ trách chương trình trong mấy chục tỉnh ở Việt Nam, từ Bắc vào Nam, xuống đến Cà Mâu. Tôi có hỏi anh ta về tình trạng thiếu dinh dưỡng ở Việt Nam thì được anh ta cho biết: “Tình trạng thiếu dinh dưỡng xảy ra rất ít trong người Kinh. Tình trạng thiếu dinh dưỡng thường xảy ra ở những vùng biên giới với Trung Quốc, với Cambốt, và ở một số vùng dân tộc thiểu số. Ảnh hưởng thiếu dinh dưỡng được thấy nhiều nhất là bệnh còi, nghĩa là thân thể không phát triển đúng mức bình thường” Anh ta cũng cho tôi biết là Chương Trình “Cứu Trợ Trẻ Em” có hợp tác với Tòa Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam trong chương trình giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, và cho biết Tổng Thống Obama đã tháo khoán một ngân khoản là 6 triệu đô la (anh ta nhún vai cười mỉm) cho chương trình giúp đỡ này. Hỏi về thái độ của Mỹ đối với vấn nạn chất độc màu da cam, anh ta cho biết: “Có vẻ như Mỹ đã thừa nhận sự độc hại của chất độc màu da cam ở Việt Nam nhưng về con số nạn nhân của chất độc này thì còn đang tranh cãi và cho tới nay Mỹ vẫn chưa đồng ý.” Anh Huy sẽ trở lại Việt Nam trong vòng vài tuần tới. Quý vị ở Việt Nam quan tâm đến chương trình “Cứu Trợ Trẻ Em” có thể tiếp xúc với anh ta ở Chương trình này.
Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vấn đề “thiếu dinh dưỡng” trên thế giới. Trong website sau đây có một bảng liệt kê tỷ lệ trên dân số thiếu dinh dưỡng trong một số quốc gia.
Bảng tỷ lệ trên dân số thiếu dinh dưỡng trong các quốc gia, con số trước là vào những năm 1990-1992 và con sốsau là vào những năm 2001-2003, phúc trình vào năm 2006 bởi Liên Hiệp Quốc: [This is a list of countries by percentage of population suffering from undernourishment, as defined by the United Nations World Food Programme and the UN Food and Agriculture Organization in its
[Bài báo còn cho biết chồng bà Đào Thị Kiều là Lâm Bá Trung, phục vụ trong Quân Lực Việt Nam dọc theo vĩ tuyến 17, nơi mà quân đội Mỹ và Nam Việt Nam đã trải xuống gần 2 triệu 7 trăm ngàn lít thuốc khai quang, (where U.S. and South Vietnamese forces sprayed more than 700,000 gallons of herbicides) đã chết năm 2004 sau 7 năm vật lộn với ung thư phổi và cổ họng (after seven-year battle with lung and throat cancer)]
Nếu độc giả không có báo giấy thì có thể đọc bài này online trên website của báo Chicago Tribune, và từ đó, độc giả có thể nối kết với các bài khác về vấn nạn chất độc da cam ở Việt Nam của báo nầy.
Chúng ta có thể đọc vài đoạn trong bài báo trên:
Nhiều thập niên sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, vấn đề gây tranh cãi nhất về việc sử dụng chất độc khai quang của quân đội Mỹ là sự tác hại trên sức khỏe của không biết bao nhiêu người Việt mà kể, [the impact on the health of untold numbers of Vietnamese].
Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã bỏ ra $13.7 tỷ đô-la để đền bù cho hơn một triệu cựu quân nhân dự cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều người trong số này đã bị nhiễm độc bởi chất độc trừ sâu bọ. Thêm nhiều triệu đô-la nữa đã được dùng để đền bù cho những gia đình cựu quân nhân có con sinh ra bị dị dạng bẩm sinh. Nhưng các viên chức Mỹ nổi khùng, không thừa nhận mối liên hệ giữa chất độc khai quang và những bệnh tật ở Việt Nam [But U.S. officials bristle at acknowledging connections between the defoliants and illnesses in Vietnam]
Những chất độc khai quang chứa một hóa chất được biết là độc nhất do con người làm ra, chất “dioxin” TCDD. Chất độc này là một phó sản trong quá trình sản xuất của các công ty hóa chất Mỹ có trong các chất khai quang màu cam (Agent Orange), màu tía, màu xanh lá cây, và màu hồng – những hợp chất này chiếm 65% của gần 76 triệu lít (20 million gallons) chất độc trừ sâu đã trải xuống Việt Nam.
Lính Không quân Mỹ rút vòi bôm sau khi đã bôm thuốc khai quang vào các bồn chứa của máy bay C-123 tại Phi trường Không quân Đà Nẳng. Huy hiệu “dễ bật ra” của Binh chủng Không quân Mỹ có thể thay thế bằng huy hiệu của Nam Việt Nam khi máy bay được dùng để tiêu hủy mùa màng
[US airman removes hose after pumping defoliation spray into tanks of a C-123 at Da Nang AB.Note the "pop out" insignia that could be changed from U.S. Air Force markings to South Vietnamese markings when the planes were used for crop destruction. - Photo credit: U.S. Air Force]
Bốn chiếc C-123 trải thuốc khai quang ở miền Nam,
Tháng 9 năm 1965, [Nguồn: chicagotribune.com]
Bản đồ những vùng bị trải chất độc màu da cam
[Agent Orange Spray Map - Vietnam War]
Các khoa học gia đã liên kết chất dioxin với trên 12 thứ bệnh khác nhau, gồm có ung thư (cancer), bệnh run rẩy tay chân (Parkingson’s disease), và dị dạng bẩm sinh (crippling congenital disorders.)
Bác sĩ Linda Birnbaum, Giám Đốc Viện Khoa Học Quốc Gia Về Liên Hệ Giữa Môi Trường và Sức Khỏe , và là một chuyên gia hàng đầu về chất dioxin, nói: “Tôi chưa từng thấy một hệ thống hormone nào mà chất dioxin không muốn phá vỡ.” Nó có ảnh hưởng lan rộng trong hầu hết các chủng loại có xương sống trong hầu hết mọi giai đoạn cơ thể phát triển. [It has widespread effects in nearly every vertebrate species at nearly every stage of development.]
Bài báo kể trường hợp của bác Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng ở nhà thương Từ Dũ:
Trong cuộc chiến, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng [của Việt Nam Cộng Hòa] đã hộ sinh cho ra đời nhiều trăm đứa trẻ khỏe mạnh ở nhà thương Từ Dũ, nhà thương hộ sinh lớn nhất ở Saigon, nay là thành phố Hồ Chí Minh.
Rồi, năm 1968, hai năm sau lực lượng Mỹ tăng gia trải chất trừ sâu lên đến nhiều triệu lít [millions of gallons, mỗi gallon là 3.8 lít], Bác sĩ Phượng nói đỡ ra một hài nhi không có óc và xương sống [a baby born without a brain and a spinal cord]. Trong những tháng tới, Bác sĩ Phượng đã đỡ ra những hài nhi dị dạng, 3 hoặc 4 đứa trong một tuần lễ - những hài nhi sinh ra với những cơ quan ở ngoài thân, không có tay, không có chân, không có mắt.
Một đứa trẻ sinh ra không có mắt
Vấn đề nay đã trở nên rõ ràng, là, con người – đặc biệt là phụ nữ - bị nhiễm ngay chỉ một chút chất dioxin, mà các khoa học gia đo bằng phần tỷ lệ trên một ngàn tỷ (vào khoảng 10-20 ppt), cũng có khả năng cao là sinh ra những đứa con dị tật bẩm sinh. [2]
Nhân viên của tờ Tribune đã thấy nhiều đứa trẻ ở nhà thương Từ Dũ và ở các nơi khác ở Việt Nam bị dị tật bẩm sinh và các bệnh tật khác mà khoa học đã nối kết với sự tiếp nhiễm chất dioxin.[3] Trong nhiều trường hợp, dữ kiện về những nhiệm vụ trải thuốc khai quang trong thời chiến đã khẳng định là các bậc cha mẹ của những đứa trẻ đã bị nhiễm chất độc trừ sâu bọ.
Trên đây tôi chỉ trích dẫn vài đoạn trong bài báo dài trên tờ Chicago Tribune ngày 8 tháng 12, 2009. Tôi nghĩ qua những đoạn này, chúng ta cũng có thể biết đại khái về những tác hại của chất độc màu da cam. Và chúng ta cần ghi nhận là tác hại của chất độc màu da cam đã rõ ràng ngay từ trong thập niên 1960 chứ không phải là chỉ có trong thời hậu chiến, và nhiều trường hợp đã xảy ra cho những con em của quân nhân cũng như dân thường ở miền Nam, khoan kể đến những quân nhân Mỹ và những quân nhân Bắc Việt vào Nam chiến đấu..
Cách đây vài năm, tôi đã đọc cuốn “Chất Độc Màu Da Cam” của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Giao Điểm xuất bản năm 2005. Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của một khoa học gia người Việt ở Úc. Cuốn sách viết về mức độ tác hại to lớn của chất độc màu da cam trên đất đai, mùa màng, môi trường và con người ở Việt Nam với những dữ kiện khoa học khó ai có thể phủ bác, nhất là càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về chất độc màu da cam trong thế giới Tây phương mà những kết quả nghiên cứu không những đồng thuận với công cuộc nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn mà còn tiến xa hơn nữa trong việc khẳng định ảnh hưởng của chất độc màu da cam trên con người và môi sinh. Nội dung cuốn sách, ngoài việc đưa ra những tác hại của chất độc màu da cam và lên án chính sách diệt chủng của Mỹ, chúng ta còn thấy trong đó tiềm tàng lòng yêu dân tộc của tác giả.
Viết mãi về cái đạo bịp kể cũng nhàm, nên tôi lang bang vào Internet để tìm hiểu thêm về vấn nạn chất độc màu da cam trên đất nước Việt Nam. Ngoài loạt bài của Chicago Tribune còn có rất nhiều bài khác, trình bày khách quan và trung thực về vấn nạn này và có những kết quả nghiên cứu mới nhất về chất dioxin. Tác hại của chất độc màu da cam trên đất nước Việt Nam đã là chuyện rõ như ban ngày. Trong khi có nhiều tổ chức và cá nhân Âu Mỹ lên tiếng lên án hành động dùng chất độc màu da cam của Mỹ ở Việt Nam, một hình thức của chiến tranh hóa học mà Liên Hiệp Quốc đã cấm, và đóng góp để giúp đỡ những nạn nhân của chất độc màu da cam ở Việt Nam thìcó một số nhỏ người Việt lưu vong như mù, chẳng nhìn thấy gì, và còn vô sỉ, lên tiếng phủ nhận sự tác hại của chất độc màu da cam, bài bác công trình nghiên cứu của Giáo sư Tuấn trong ý đồ của những kẻ chống Cộng, nhưng thực ra là chống Dân tộc. Họ không đếm xỉa gì tới những nỗi đau khổ của hàng trăm ngàn nạn nhân của chất độc màu da cam trên đất nước, mà còn cố đưa ra những luận điệu phi khoa học, có tính cách trốn trách nhiệm, để bài bác một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh, và gài vào đó những luận điệu chụp mũ ấu trĩ. Họ không đọc tờ OC Register, mà một ký giả đã viết đại khái là: “Ngày nay, kẻ nào còn chụp mũ ai là cộng sản thì chỉ chứng tỏ là chính mình ngu xuẩn và thiếu giáo dục” (stupid and uneducated).
Hội nghị Việt Kiều vừa qua (2009) ở Việt Nam quy tụ 900 chuyên gia, khoa học gia, tiến sĩ, giáo sư, luật sư, doanh nhân v…v… về tham dự, làm cho nhóm người chống Cộng cho Chúa, chống Cộng cực đoan, chống Cộng chết bỏ v…v…, tức tối và lên tiếng dè bỉu phê bình một cách hạ cấp. Biết bao giờ họ mới mở mắt ra để thấy thế giới đã biến chuyển như thế nào, và chỗ đứng của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ra sao. Sự ấu trĩ nhất của số người này là cho rằng những Việt kiều về tham dự Hội Nghị, hay rất đông những người về giúp đở hay làm việc ở Việt Nam, đều là những người ngây thơ, về nịnh bợ Cộng sản, hay giúp Cộng sản trong các vận động chính trị quốc tế v…v... Với số người chọn nghề viết lách chống Cộng để nuôi thân và để được nổi tiếng trong cộng đồng thì trước mắt họ, họ chỉ nhìn thấy vấn đề Cộng sản hay không Cộng sản, chứ không biết gì đến quốc gia dân tộc, không biết gì đến những đóng góp phi chính trị, phi bè phái, thuần túy cho quốc gia, cho dân tộc của một số Việt kiều vẩn còn nặng lòng với quốc gia, mong cho quốc gia được tiến lên ngang hàng với các nước tân tiến trên thế giới. Cái đầu óc hẹp hòi của đám người chống Cộng này là “hoặc là anh về phe chúng tôi, hoặc là anh về phe chúng nó” [either you are with us, or you are with them].
Trở lại vấn đề chất độc màu da cam, tôi đọc được một số bài phê bình công trình nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, của cái gọi là “Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam” [VAST].
Vào trong Internet, dánh chữ VAST vào chỗ Search mà chẳng thấy VAST ở đâu, có nhiều VAST nhưng không phải là VAST mà tôi muốn tìm hiểu. Sau đó, truy cập vài website Việt Nam thì biết VAST là “Vietnamese American Science & Technology Society”, dịch đúng ra phải là “Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Mỹ”, “Vietnamese American” là Việt Mỹ chứ không phải là Việt Nam. Hội VAST không nên vơ hai tiếng “Việt Nam” vào mà làm nhơ bẩn cả cộng đồng người Việt Nam Hải Ngoại vì đã lạm dụng hai tiếng Việt Nam, nhất là bản chất của Hội, qua vụ chất độc màu da cam, đã chứng tỏ là phi dân tộc.
Cái tên dịch đã thiếu lương thiện rồi thì cái Hội đó thực chất ra sao. Tìm hiểu thêm về Hội này thì biết được trong một bài Đỗ Hiếu phỏng vấn một ông Giáo sư Xuân nào đó, Chủ tịch Ban quản trị của VAST, về Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic), thì được biết là Hội đã được thành lập từ 17 năm trước, năm 1992, và theo Giáo sư Xuân thì:
Tôi xin nêu lên một vài vị trong thành phần sáng lập viên, có anh Tiến sĩ Nguyễn Phùng, người hội trưởng đầu tiên và Kỹ sư Nguyễn Xuân Hiếu, chủ tịch hội đồng quản trị đầu tiên của hội.
Hiện vẫn còn một số người cũ có mặt ngay từ đầu gồm có: anh Hội trưởng Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Kỹ sư Phạm Ngọc Lân, Phó hội trưởng nội vụ, Kỹ sư Nguyễn Minh Quang, Phó hội trưởng ngoại vụ. Trong hội đồng quản trị có các anh Lê Huy Đức, Lâm Minh Hiệp, Nguyễn Văn Phổ, Đỗ Hải Minh, Bác sĩ Trần Tấn Phát, Tiến sĩ Lê Hồng, trong số này có phân nửa là các Kỹ sư ngành công chánh.
Giáo sư Xuân không cho biết Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) này có bao nhiêu thành viên tất cả, trong đó có bao nhiêu khoa học gia đúng là khoa học gia, và có bao nhiêu người Mỹ trong đó, nhưng tôi đoán là chẳng có khoa học gia Mỹ chính gốc nào, và số thành viên không nhiều, phần lớn cũng chẳng phải là nhà khoa học. Đọc câu trả lời của Giáo sư Xuân thì chúng ta biết được một số đã bỏ hội vì “Hiện vẫn còn một số người cũ có mặt ngay từ đầu”. Chúng ta cũng không biết là Hội đã có những công trình nghiên cứu nào, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nào, kết quả nghiên cứu ra sao, đăng trên báo khoa học kỹ thuật nào, hay chỉ nghiên cứu qua thông tin trên Internet như tôi. Được biết, qua Giáo sư Xuân, thì hoạt động của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) mới đầu là “giúp cho các Kỹ sư tốt nghiệp từ Việt Nam trước 1975 thi lấy chứng chỉ hành nghề tại Mỹ, tổ chức những buổi nói chuyện, hội thảo.” và nay thì “tiếp tục phát triển khả năng chuyên môn và khả năng tài chánh của mình qua phương tiện truyền thông báo chí giúp cung cấp thông tin, những bài, tham luận, gởi đến người dân Việt trong và ngoài nước”, nghĩa là Hội chưa có cuộc nghiên cứu lâm sàng nào về chất độc dioxin, cũng chưa có bất cứ một bài báo nghiên cứu nào đăng trên các tờ báo khoa học hay kỹ thuật có uy tín nào ở ngoại quốc. Về chủ đề chất độc da cam, quanh đi quẩn lại chỉ có vài bài bằng tiếng Việt mà nội dung rõ ràng là có tính cách phi chuyên nghiệp (unprofessional), mục đích chủ yếu là phản bác công trình nghiên cứu của Giáo sư Tuấn và quy trách cho chính quyền Việt Nam về những chất độc sử dụng trong thời hậu chiến, cùng chạy tội cho các công ty hóa phẩm Mỹ đã sản xuất ra những hóa chất độc hại được sử dụng ở Việt Nam trong thời chiến. Những điều này chúng ta có thể thấy rõ ràng qua vài bài viết của Hội, nhân danh khoa học.
Hội trưởng Mai Thanh Truyết được cho biết là tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ về Hóa Vô Cơ (Chimie Minérale) ở một tỉnh nhỏ tên là Besanson (Pháp), mà Việt Báo (ở Little Saigon) còn cho biết là Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng. vốn nổi tiếng là “Duy Chống Cộng Thị Nghiệp”, và Kỹ sư Công Chánh Nguyễn Minh Quang, đã cùng nhaulấy vài tài liệu trên Internet có tính cách trốn trách nhiệm của chính quyền Mỹ và các công ty sản xuất thuốc khai quang của Mỹ, hợp với chủ trương chống Cộng cực đoan, phi dân tộc của họ, và viết bài phê bình công trình nghiên cứu của khoa học gia thực thụ Nguyễn Văn Tuấn, cho rằng vụ kiện chất độc da cam là thủ đoạn chính trị của Nhà Nước Cộng Sản, và chất độc dioxin không có ảnh hưởng gì đến cơ thể con người.
Chúng ta hãy đọc vài luận điểm của hai người nầy:
Agent Orange phải được dịch là “tác nhân Màu da cam” vì theo Tự điển Anh Việt của Nguyễn Văn Khôn thì chữ “agent” có nghĩa là “tác nhân”, hay dịch ngắn là “chất màu da cam” chứ không được dịch “chất độc màu da cam” vì trên phương diện ngôn ngữ học và độc tố học, danh từ “chất độc da cam” dường như không chính xác.
Như vậy có nghĩa là Agent Orange (AO), tự thân nó, không phải là một chất độc mà chỉ là một tác nhân hay sao ? Trên thực tế thì Agent Orange là một chất độc, rất độc, nên Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đống ý với cách gọi “Agent Orange” của Việt Nam, chứ không phải dịch nguyên văn (literally), là “chất độc màu da cam”, nói lên tính chất độc của Agent Orange, thì có gì là sai? Chỉ sai khi chất Agent Orange không độc. Có mấy người hiểu được hai từ Hán Việt “tác nhân” là cái quái gì. Rõ ràng là Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) muốn đánh hỏa mù để che dấu tính chất độc hại của chất AO. Tâm địa của họ đã rõ ràng, nhưng trí tuệ của họ thật là quá tệ.
Bây giờ, chúng ta hãy đọc một lý luận kiểu cù nhầy nhằm chạy tội cho các công ty Mỹ sản xuất AO của ông Tiến sĩ và ông Kỹ sư thuộc Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) :
Trong tiến trình sản xuất, 2,4,5-T có thể chứa một số lượng rất nhỏ chất ô nhiễm bất đắc dĩ. Ðó là chất 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD hay dioxin), được xem như là một chất độc. Nhưng không phải vì thế mà gọi AO là “chất độc da cam” cũng như chúng ta không thể gọi vaccine là chất độc vì nó có chứa một lượng rất nhỏ chất độc thủy ngân! Và cũng không phải vì thế mà có thể đồng hóa chất da cam với dioxin.
Chẳng thấy ai có kiểu lý luận ấu trĩ như mấy ông này. Chất vaccine nào có lượng rất nhỏ chất độc thủy ngân?Chất vaccine đó có là nguyên nhân gây ra bao nhiêu thứ bệnh như chất dioxin trong Agent Orange không? Có bao nhiêu nghiên cứu về chất độc trong vaccine và những tác hại (hay không tác hại) của vaccine đó ? Có bao nhiêu nghiên cứu về dioxin trong AO? Kết quả những nghiên cứu đó như thế nào? Có quan hệ tương đồng nhân quả nào (causal analogy) giữa tỉ số lượng thủy ngân/vaccine với tỉ số lượng dioxine/AO không ?
Sau đây tôi xin trình bày thêm một trò gian manh khác của cái gọi là Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam[sic]. Trong bài Góp ý với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn về vấn đề chất màu da cam, dioxin và hệ quả [Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST), Tháng 7 năm 2008, Aug 10, 2008], chúng ta có thể đọc đoạn sau đây của cái Hội Khoa Học này:
CHẤT ĐỘC DA CAM HAY DIOXIN LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TẬT Ở VIỆT NAM?
Bình luận về chuyện: Khi được hỏi về những bằng chứng khoa học cho thấy hệ quả của chất da cam gây ra cho người dân Việt Nam, Tiến Sĩ Tuấn khẳng định rằng: “Cho đến nay, Viện Y khoa Mĩ đã chính thức công nhận chất độc da cam hay dioxin là nguyên nhân [nhấn mạnh của VAST] gây ra một số bệnh như ung thư tế bào mềm, ung thư máu dạng Non-Hodgkin và Hodgkin, ung thư tuyến tiền liệt, ban clor, chứng nứt đốt sống, v.v. Tất cả bằng chứng khoa học để Viện Y khoa đi đến kết luận trên đây không chỉ dựa vào nghiên cứu từ cựu quân nhân Mĩ, mà còn – một phần lớn – dựa vào nghiên cứu từ các nước ở Âu châu (đặc biệt là từ Thụy Điển và Ý), Úc, v.v…” [2]. Còn trên Việt Tide thì TS nói rằng: “Dựa vào tiêu chuẩn nầy, dioxin được xem là nguyên nhân [nhấn mạnh của VAST] của các bệnh sau đây: Ung thư bạch cầu mãn tính (chronic lymphocytic leukemia, CLL), ung thư mô mềm (soft-tissue sarcoma), ung thư dạng phi Hodgkin (non-Hodgkin’s lymphoma), ung thư dạng Hodgkin (Hodgkin’s disease), ban clor (chloracne).” [1].
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam [sic] viết:
Nhưng kết quả nghiên cứu ghi trong Bảng S-1 của Phúc trình Cập nhật 2006 thì không phù hợp với những lời phát biểu vừa nêu của TS. Kết quả nầy được tóm tắt như sau:
1. Đủ bằng chứng (sufficient evidence) về sự liên hệ (association) giữa việc tiếp xúc với 2,4-D, 2,4,5-T, hay dioxin và các bệnh trạng sau đây:
i. Soft-tissue sarcoma (including heart)
ii. Non-Hodgkin’s lymphoma
iii. Chronic lymphocytic leukemia (CLL)
iv. Hodgkin’s disease
v. Chloracne
………
Rồi Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) phán một câu lắt léo như sau:
Kết quả trong Bảng S-1 trên đây cho thấy IOM chưa hề công nhận chất da cam hay dioxin là “nguyên nhân” gây ra bất cứ một bệnh tật nào, kể cả chloracne. IOM chỉ xác nhận mức độ tin cậy của sự liên hệ giữa việc tiếp xúc với chất da cam hay dioxin và các bệnh được duyệt xét bằng các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.
Xin hỏi Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic), thế nào là “Đủ Bằng Chứng” của Viện Y Khoa (Institute of Medicine) Mỹ? Đủ bằng chứng có liên hệ nhưng không công nhận? Đó là lý luận khoa học của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) của mấy ông chống Cộng. Và Hội Khoa Học của mấy ông có biết đến những nghiên cứu mới nhất gần đây đã càng ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng xác định sự nối kết của chất độc da cam với nhiều bệnh khác chứ không chỉ với vài bệnh như trên không? Rõ ràng là Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) đã giải thích lươn lẹo kết quả nghiên cứu của IOM mà bỏ qua tất cả những kết quả nghiên cứu khác trên thế giới.
Chúng ta hãy đọc một đoạn phê bình khác của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) của mấy ông lưu vong chống Cộng đến chiều:
Khi được yêu cầu nhận định về việc trẻ em ở Việt Nam sinh sau năm 1975 bị dị dạng là vì thiếu dinh dưỡng và do bà mẹ phải sống trong môi trường ô nhiễm của Việt Nam chứ không hề do chất da cam, Tiến Sĩ Tuấn phát biểu như sau: “Tôi thấy nhận định như thế thiếu tính thuyết phục, vì nó thiếu tính khoa học và thậm chí... ngụy biện. Cần nhắc lại rằng chúng ta đang nói những trường hợp dị tật bẩm sinh trước năm 1975 chứ không hẳn chỉ sau năm 1975. Tôi là người làm về dịch tễ học và từng được đào tạo về ngành nội tiết học chưa nghe về mối liên hệ giữa suy dinh dưỡng và dị tật bẩm sinh. Phát biểu rằng các bà mẹ sống trong môi trường ô nhiễm và do đó có nguy cơ sinh con với dị tật cao thì tôi e rằng thiếu khoa học và... ngụy biện. Không rõ “ô nhiễm” ở đây là ô nhiễm gì, vì chúng ta cũng đang sống trong môi trường ô nhiễm. Vấn đề là bằng chứng khoa học, chứ không nên phát biểu theo niềm tin và cảm nhận cá nhân.”
Giáo sư Tuấn đã trả lời rất đúng. Vì “nhận định về việc trẻ em ở Việt Nam sinh sau năm 1975 bị dị dạng là vì thiếu dinh dưỡng và do bà mẹ phải sống trong môi trường ô nhiễm của Việt Nam chứ không hề do chất da cam” là một khẳng định vô trách nhiệm (affirmation gratuite). Khi Mỹ từ chối trách nhiệm, viện cớ chưa có đủ bằng chứng khoa học để nối kết chất độc dioxin với một số dị tật, bệnh tật ở Việt Nam, thì nhận định trên chỉ là một nhận định bâng quơ, không dựa trên bất cứ một công cuộc nghiên cứu với những thống kê nào, mà chỉ là những nhận định chủ quan. Tôi sẽ bàn về vấn đề thiếu dinh dưỡng trong một đoạn sau.
Nhưng Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) đã phê bình nhận định của Giáo sư Tuấn như sau:
Chúng tôi xin xác nhận với TS là, từ nhiều năm nay, VAST đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề nầy qua tài liệu và dữ kiện của các cơ quan có thẩm quyền quốc tế lẫn quốc nội, nhận định tại chỗ của các chuyên viên đáng tin cậy, chẳng hạn như BS Dương Quỳnh Hoa, và vô số tin tức được đăng tải trên báo chí trong nước….
Suy dinh dưỡng – là tình trạng nuôi dưỡng thiếu thốn (poorly nourished) – không chỉ là kết quả của việc thiếu thực phẩm mà do sự kết hợp của nhiều yếu tố: thiếu chất đạm, năng lượng, và chất vi dinh dưỡng (micronutrients); bị nhiễm trùng và bệnh thường xuyên; cách cho ăn và chăm sóc tồi tệ; dịch vụ y tế không thích đáng; và nước và tình trạng vệ sinh không an toàn (unsafe water and sanitation).
Cho rằng “không chỉ là kết quả của việc thiếu thực phẩm mà do sự kết hợp của nhiều yếu tố: thiếu chất đạm, năng lượng, và chất vi dinh dưỡng (micronutrients)”, vậy thì chất đạm, năng lượng, và chất vi dinh dưỡng không lấy ở thực phẩm thì lấy ở đâu ra? Và “bị nhiễm trùng và bệnh thường xuyên” là do hệ thống miễn nhiễm (immune system) của từng người, không phải ai cũng giống ai. Sống trong một môi trường ô nhiễm không phải ai cũng “bị nhiễm trùng và bệnh thường xuyên”. Cơ thể con người có khả năng thích ứng với hoàn cảnh chung quanh và những người sống còn là những người có khả năng thích ứng nhất với hoàn cảnh chung quanh. Đây là cốt tủy của sự chọn lọc tự nhiên trong thuyết Tiến Hóa. Cho nên Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) lập luận dựa theo những nghiên cứu tổng quát về môi trường nhưng những điều này không thể áp dụng một cách máy móc trong mọi xã hội, mọi môi trường.
Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) đưa ra một tài liệu của Unicef như sau:
Hàng triệu trẻ em thống khổ vì suy vi dinh dưỡng – tức cơ thể thiếu các khoáng chất căn bản – iodine, sắt và kẽm – và sinh tố (vitamins) – sinh tố A, folate. Cơ thể cần một lượng rất nhỏ chất vi dinh dưỡng để tạo ra enzymes, hormones và các chất cần thiết để điều tiết sự vươn lớn (growth), phát triển và hoạt động của hệ thống miễn nhiễm và sinh sản. Thiếu chất iodine có thể đưa đến tàn phế thân thể hoặc thần kinh. Thiếu chất sắt có thể gây thiếu máu thập tử nhất sanh hoặc làm giảm năng suất. Thiếu sinh tố A có thể bị mù hoặc làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Thiếu chất folate có thể sinh con thiếu cân hoặc dị tật bẩm sinh như spina bifida.”
Đây là những kết quả nghiên cứu có tính cách tổng quát. Mấy từ “có thể đưa đến” [tiếng Anh là “can lead to”] đã nói lên điều này, vì tất cả còn tùy thuộc tình trạng thiếu dinh dưỡng như thế nào. Vấn đề là thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra ở nhiều mức độ. Thiếu chất nào, tới mức độ nào thì có thể đưa tới bệnh nào. Về khẳng định bâng quơ vô trách nhiệm ở trên “trẻ em ở Việt Nam sinh sau năm 1975 bị dị dạng là vì thiếu dinh dưỡng và do bà mẹ phải sống trong môi trường ô nhiễm của Việt Nam” thì đã có công cuộc nghiên cứu nào cho biết chi tiết về những người mẹ Việt Nam nào đã thiếu dinh dưỡng như thế nào, thiếu những chất gì, thiếu bao nhiêu, thiếu tới mức độ nào, cho nên mới sinh ra con dị dạng? Về ô nhiễm môi trường do những hóa chất DDT, PCB, HCH, HCB (dichloro-diphenyl-trichloroetane, Poly-chlorinated-biphenyls, hexa-chlorocyclo-hexane, Hexa-chloro-benzene] dùng ở Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt mà Hội Khoa Học cho là nguyên nhân sinh ra dị tật bẩm sinh chứ không phải là do chất độc dioxin thì Hội không hề đưa ra bất cứ một công cuộc nghiên cứu nào về Việt Nam bắt đầu sử dụng những chất này từ bao giờ, số lượng sử dụng là bao nhiêu, những chất này có sinh ra các thứ bệnh mà khoa học đã liên kết với chất dioxin, và nếu có thì liều lượng phải là bao nhiêu, và nhất là trước khi Việt Nam dùng thì đã có những bệnh sinh ra bởi chất độc dioxin hay không. Thí dụ như thuốc DDT dùng để xịt muỗi nhưng DDT đã được xếp vào loại chất độc chỉ vừa phải bởi Chương Trình Nghiên Cứu Chất Độc Quốc Gia của Mỹ, và sự nguy hại chỉ vừa phải bởi Tổ Chức Về Sức Khỏe Thế Giới (WHO = World Health Organization) [DDT is classified as “moderately toxic” by the U.S. National Toxicology Program, and moderately hazardous by WHO]
Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) có thể cho độc giả biết những chi tiết nghiên cứu khoa học này không?Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) có thể cho độc giả biết những trường hợp thiếu dinh dưỡng nào ở Việt Nam đã đưa đến tình trạng “những hài nhi sinh ra với những cơ quan ở ngoài thân, không có tay, không có chân, không có mắt”??
Trong khi đang viết bài này thì tình cờ tôi gặp anh Huy, bạn của con tôi, nay là “Đại Diện Trưởng” của chương trình “Cứu Trợ Trẻ Em” (Save the children) ở Việt Nam, một chương trình đã hoạt động ở Việt Nam 20 năm qua, thuần túy với mục đích nhân đạo. Anh Huy vừa từ Việt Nam về Mỹ có việc riêng. Anh Huy đã làm việc ở Việt Nam 3 năm nay rồi và phụ trách chương trình trong mấy chục tỉnh ở Việt Nam, từ Bắc vào Nam, xuống đến Cà Mâu. Tôi có hỏi anh ta về tình trạng thiếu dinh dưỡng ở Việt Nam thì được anh ta cho biết: “Tình trạng thiếu dinh dưỡng xảy ra rất ít trong người Kinh. Tình trạng thiếu dinh dưỡng thường xảy ra ở những vùng biên giới với Trung Quốc, với Cambốt, và ở một số vùng dân tộc thiểu số. Ảnh hưởng thiếu dinh dưỡng được thấy nhiều nhất là bệnh còi, nghĩa là thân thể không phát triển đúng mức bình thường” Anh ta cũng cho tôi biết là Chương Trình “Cứu Trợ Trẻ Em” có hợp tác với Tòa Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam trong chương trình giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, và cho biết Tổng Thống Obama đã tháo khoán một ngân khoản là 6 triệu đô la (anh ta nhún vai cười mỉm) cho chương trình giúp đỡ này. Hỏi về thái độ của Mỹ đối với vấn nạn chất độc màu da cam, anh ta cho biết: “Có vẻ như Mỹ đã thừa nhận sự độc hại của chất độc màu da cam ở Việt Nam nhưng về con số nạn nhân của chất độc này thì còn đang tranh cãi và cho tới nay Mỹ vẫn chưa đồng ý.” Anh Huy sẽ trở lại Việt Nam trong vòng vài tuần tới. Quý vị ở Việt Nam quan tâm đến chương trình “Cứu Trợ Trẻ Em” có thể tiếp xúc với anh ta ở Chương trình này.
Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vấn đề “thiếu dinh dưỡng” trên thế giới. Trong website sau đây có một bảng liệt kê tỷ lệ trên dân số thiếu dinh dưỡng trong một số quốc gia.
Bảng tỷ lệ trên dân số thiếu dinh dưỡng trong các quốc gia, con số trước là vào những năm 1990-1992 và con sốsau là vào những năm 2001-2003, phúc trình vào năm 2006 bởi Liên Hiệp Quốc: [This is a list of countries by percentage of population suffering from undernourishment, as defined by the United Nations World Food Programme and the UN Food and Agriculture Organization in its
"The State of Food Insecurity in the World" 2009 report.]
Chúng ta nên biết là bảng thống kê trên chỉ nói đến vấn đề thiếu dinh dưỡng hay kém dinh dưỡng tổng quát chứ không phải là “suy dinh dưỡng” để sinh ra con bị dị tật bẩm sinh như Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) nhận định láo như trên. Nhìn trong bảng trên, chúng ta thấy so với vài nước lân cận quanh vùng như Cambốt (33%), Thái Lan (21%), Lào (21%), Phi Luật Tân (19%) thì tỷ lệ trên dân số thiếu dinh dưỡng ở Việt Nam thấp hơn, (17%). Chúng ta cũng cần ghi nhận là chương trình “xóa đói giảm nghèo” của Việt Nam tương đối thành công, trong vòng một thập niên, tỷ lệ thiếu dinh dưỡng giảm 14%, từ 31% xuống 17%. [Mới đây nhất, trongPhúc trình 2009, dữ liệu cập nhật đến năm 2006, Việt Nam hạ được từ 17% xuống còn 13% mà thôi]. Chúng ta cũng không thấy phúc trình nào về tình trạng thiếu dinh dưỡng trong các nước trên đã đưa đến hậu quả sinh ra con bị dị tật bẩm sinh.
Vậy, chúng ta có thể kết luận thế nào về cái gọi là Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) của mấy ông lưu vong chống Cộng? Tôi cho đó là một Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật “dỏm” của một ông tiến sĩ Hóa Vô Cơ và vài ông kỹ sư công chánh, dựng ra để chống Cộng chứ không phải để nghiên cứu khoa học một cách lương thiện.
Thật vậy, trong một lần trao đổi mới đây, nhân có một thân hữu nhờ đánh giá dùm Hội KHKTVN trong vụ Agent Orange, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn có cho biết một số ý kiến như sau:
“Nhà khoa học chân chính là một thành viên có trách nhiệm và lương tâm với xã hội, dân tộc. Người làm khoa học chân chính phải tuân thủ theo những đạo đức khoa học. Một số trong những đạo đức căn bản đó là: trung thực với số liệu, thành thật trước đồng nghiệp, và chấp nhận những khiếm khuyết của khoa học.”
“Trong các diễn đàn khoa học, nhà nghiên cứu không khi nào đi ra khỏi sở trường và chủ đề nghiên cứu của mình... Trong khoa học, người ta có câu ‘Garbage in, garbage out,’ nếu phương pháp nghiên cứu hư hỏng, hay sai lầm, thì kết quả của những nghiên cứu như thế chỉ là rác rưởi mà thôi... Người làm hóa học chưa chắc hiểu được một bài báo y học, và ngược lại, một người làm trong y học chưa chắc hiểu một bài báo hóa học... Suy luận cần phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, chứ không phải chỉ dựa vào những con số thống kê vô hồn.” “Làm khoa học nói cho cùng là đi tìm sự thật.”
“Làm khoa học mà không có phản biện (hay sợ phản biện) thì không thể xem đó khoa học (hay không nên làm khoa học).” “Trong bất cứ thảo luận nào, chỉ có luận điểm -- chứ không phải cá nhân người phát biểu -- mới là tâm điểm, là đối tượng để bàn luận. Điều quan trọng hơn, những luận điểm đó phải có cơ sở và bằng chứng khoa học. Đối với ý kiến không có bằng chứng khoa học, nhưng người phát biểu lại sử dụng chuyên môn của mình ra làm bảo kê thì đó là một hình thức ngụy biện... Giảng người khác mà không làm theo điều mình giảng -- nói như ông bà mình vẫn nói -- là đạo đức giả (hypocrisy).”
Tất cả những ý kiến trên về lãnh vực nghiên cứu khoa học đều không thể áp dụng cho cái gọi là Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam “dỏm”.
Đọc một số bài của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn về những bài viết phi khoa học của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam “dỏm” như:
- DƯ LUẬN XUNG QUANH PHẨM CHẤT THỰC PHẨM VIỆT NAM: KHOA HỌC HAY PHẢN BỘI TINH THẦN KHOA HỌC;
- PHẢN TRÍ THỨC VÀ LẠM DỤNG KHOA HỌC TRONG SO SÁNH;
- KHOA HỌC VÀ NGỤY KHOA HỌC: MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VÀ KHÁC BIỆT CẦN BIẾT;
- ĐỌC NHỮNG "NGHIÊN CỨU" CỦA TÁC GIẢ MAI THANH TRUYẾT,
chúng ta thấy Hội này đúng là một Hội khoa học dỏm, ngụy trang sau bộ mặt Khoa Học và Kỹ Thuật để đưa ra những luận điểm đầy thiên kiến và một chiều, không có sự lương thiện trí thức, vì mục đích chính của Hội nầy không phải là làm khoa học mà là chỉ để chống đối chính quyền Việt Nam hiện nay và những người yêu nước muốn đóng góp kiến thức của mình cho quốc gia dân tộc.. Điều này chúng ta không chỉ thấy ở Hội này mà còn thấy trên các diễn đàn thông tin hải ngoại chuyên phê bình xuyên tạc tiêu cực những gì xảy ra ở trong nước. Về cái Hội Khoa Học dỏm này, trên trang nhà Giaodiem.com trước đây [ http://giaodiem.com/doithoai/dioxin_ yeucau.htm] có bài của Kevin Trần ở đại học Fullerton, Nam California lên tiếng và yêu cầu ông Mai Thanh Truyết từ chức chủ tịch Hội VAST như sau:
Chúng tôi đòi hỏi ông Mai Thanh Truyết phải từ chức Chủ Tịch ban chấp hành Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (VAST) vì những lý do sau đây:
- không lương thiện trong công tác nghiên cứu.
- vi phạm các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
- không đủ khả năng và tư cách để làm một chuyên gia.
- không biết cách xử lý một đề án khoa học / kỹ thuật.
- bóp méo và xuyên tạc dữ kiện khoa học.
- không hiểu và viết đúng tiếng Việt.
và :
- có thái độ và hoạt động chính trị mờ ám sau ngày 30/4/75.
- tiền bạc bất minh trong những chuyến tổ chức vượt biên.
- có mưu đồ chính trị riêng trong việc điều hành hội.
- gây chia rẽ nội bộ của hội với khuynh hướng "chống Bắc Kỳ".
Trong cương vị chủ tich hội, ông đã làm nhục tập thể khoa học gia và kỹ thuật gia Việt Nam tại hải ngoại.
Ngoài Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam “dỏm”, chúng ta hãy đọc vài luận điệu phản bác Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn của một ông tự nhận là một “nhân chứng sống” [phần nằm trong ngoặc vuông là lời phê của tác giả Trần Chung Ngọc]:
Thưa ông Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn,
Tôi cũng như ông, là một người thuộc ngành khoa học kỹ thuật. Vì thế, những điều mình đưa ra phải có chứng minh bằng dữ kiện, qua sự quan sát và nghiên cứu tường tận và hợp lý.[Nhưng trong suốt bài không thấy ông ta đưa ra bất cứ một dữ kiện nào, hay một kết quả quan sát tường tận và hợp lý nào.]
Trong vấn đề chất màu Da Cam, đã có quá nhiều phúc trình từ phía Hoa Kỳ cho rằng ít độc hại đối với cơ thể con người. [Vậy là ông ta tin tất cả vào phúc trình của Mỹ mà mục đích chính là trốn trách nhiệm.]
Và Tôi Cũng Như Nhiều Bạn Chiến Đấu của Tôi Là Những Bằng Chứng Hùng Hồn… [Những chuyện cá nhân không thể kiểm chứng không phải là những bằng chứng … hùng hồn, vì ai cũng có thể bịa ra bất cứ một chuyện nào với một mục đích nào đó. Hơn nữa, “nhiều bạn chiến đấu” của ông là bao nhiêu trong số một triệu quân miền Nam?, và lẽ dĩ nhiên không ai có thể kiểm chứng được những gì ông nói]
Chúng tôi, những người lính Bộ Binh hành quân hàng năm tại các vùng trên. Ăn uống bằng nước lấy từ các hố bom, sông rạch đã nhiễm chất da cam; ngày đêm hít thở không khí có residue của chất da cam; ngủ trên những thảm cỏ chắc chắn còn vương chất cam.
Năm nay chúng tôi đã ở tuổi 60, 70, dĩ nhiên qua bao năm chiến đấu và tù tội, sức khỏe có giảm so với những vị cao niên khác. Nhưng chúng tôi chưa hề phát hiện các triệu chứng gì do ảnh hưởng chất cam như bên phía Việt Cộng đã nêu ra. [Các ông không phát hiện ra những triệu chứng do ảnh hưởng của chất độc màu da cam không có nghĩa là ai cũng không có bất cứ một triệu chứng gì của chất độc màu da cam. Có thể là hệ thống miễn nhiễm của ông tốt, và cũng có thể ông nói xạo vì chỉ là chuyện bịa ra để phản bác Giáo sư Tuấn,]
Cộng Sản đưa ra hình ảnh hàng trăm em bé dị tật ở các khu cô nhi, bệnh viện ngoài Bắc để lên án Mỹ đã dùng chất Cam làm di hại cho các em ! [Hình ảnh các em bé dị tật không chỉ có ngoài Bắc mà còn có nhiều trong Nam, điển hình là ở nhà thương Từ Dũ]
Thưa ông Tiến Sĩ, chất da cam được sử dụng vào giữa thập niên 60, và chỉ có ở miền Nam thôi. Từ đó đến nay đã nửa thế kỷ, nếu thực độc hại, thì nó sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi và con cái chúng tôi mà nay cũng ở tuổi trên dưới 40.
Và dứt khoát cho dù có cuồng phong, chất da cam cũng không thể bay từ Bình Dương ra tận ngoài Hà Nội để gây hại cho dân Bắc được. [Chắc chắn ông này không phải là người trong ngành khoa học kỹ thuật, và cũng hầu như chắc chắn ông không phải là một quân nhân miền Nam. Bởi vì một người có đôi chút hiểu biết về khoa học thì không có loại kiến thức như vậy. Là một quân nhân miền Nam, không nhiều thì ít, trừ những con ông cháu cha ngồi ở văn phòng, còn lính chiến đấu, thì ai cũng biết là có nhiều bộ đội từ ngoài Bắc vào phối hợp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để đánh Mỹ, Ngụy (những từ họ dùng). Vậy cuồng phong không thể thổi chất độc màu da cam từ Nam ra Bắc nhưng những quân nhân Bắc Việt vào Nam bị nhiễm độc có thể mang sự độc hại trên bản thân về Bắc và di hại cho con cháu. Đơn giản như vậy thôi mà ông cũng không biết. Thế mà cũng đòi lên tiếng tranh luận với Giáo sư Tuấn]
Với những lý luận phi khoa học của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic), và những lý luận phi kiến thức của ông “nhân chứng sống”, và một số lý luận phản bác ngu ngơ lặt vặt khác, chẳng trách là có người trên Đàn Chim Việt đã phê bình:
“Chỉ có súc vật mới quay lưng với nổi đau thương, mất mát của các nạn nhân chất độc màu da cam… Nhiều ý kiến của những người mà tôi đoán chỉ đứng ngang dưới thắt lưng của ông TS Tuấn một gang tay , nặng về suy diễn/võ đoán/chụp mũ, đọc lên nghe thật là ngây ngô/ngu ngơ hay ù ù cạc cạc ....”
Những người quay lưng với nổi đau thương, mất mát của các nạn nhân chất độc màu da cam có vẻ như rất hồ hởi với quyết định của Mỹ phủ nhận trách nhiệm trong vấn nạn chất độc màu da cam, cho nên trong những bài phản bác Giáo sư Tuấn họ thường đưa ra những câu như: “tòa án Thượng Thẩm ở New York đã bác bỏ đơn kiện của Việt Nam, ngày 27/02 và ngày 02/03 một lần nữa, Tòa án Tối cao Mỹ công bố quyết định không xem xét đơn của nạn nhân chất độc da cam người Việt và Mỹ kiện các công ty sản xuất chất độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam. Vụ kiện kể như đã xong.” hay “Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Bác Đơn Thưa Đòi Các Công Ty Chế Tạo Của Mỹ Bồi Thường.”
Nhưng thật ra thì vụ kiện đâu đã xong vì càng ngày càng có nhiều tiếng nói lên án, phanh phui ra sự thật về những tác hại của chất độc màu da cam trên đất nước Việt Nam và trên các cựu chiến binh Mỹ. Tháng 5, 2009, trang nhà Sách Hiếm đã đăng một bài về “Vụ Án Chất Độc Da Cam và Công Luận Quốc Tế” [http://sachhiem.net/XAHOI/TinPhapLuat.php] với rất nhiều tài liệu về những phản ứng rất tiêu cực của thế giới trước quyết định phi công lý của các Tòa Án Mỹ. Một trong những luận điệu ngớ ngẩn của Tòa Án Mỹ là “Chất độc màu da cam được dùng như là một chất để làm rụng lá, không phải là chất độc với ý định nhắm vào con người” [Agent Orange had been used as a defoliant, not as a poison designed for or targeting human populations ...] Tôi không thể tưởng tượng được là một ông Tòa nào lại có thể phán một câu rất ngu xuẩn như trên. Nó tương tự như câu: “B52 của chúng tôi thả xuống để phá hủy nền kinh tế của kẻ thù chứ không phải là với ý định nhắm vào thường dân và bệnh nhân như ở Nhà Thương Bạch Mai”
Hiện nay, chính hội cựu quân nhân Mỹ, nạn nhân của chất độc màu da cam vẫn đang tiếp tục tranh đấu để đòi chính quyền Mỷ phải xử sự ra sao với trách nhiệm của mình. Mỹ là một cường quốc nằm trong tay nhóm tài phiệt. Về vấn đề này, quý vị có thể đọc bài “The Hypocrite of the world” của James Rhodes trên cái link vào Sách Hiếm ở trên. Trên chính trường quốc tế, Mỹ muốn làm gì thì làm, vì biết rằng chẳng ai dám làm gì Mỹ. Cho nên chuyện Mỹ bao che cho các hãng sản xuất thuốc độc màu da cam và từ chối trách nhiệm của mình trong vấn nạn chất độc màu da cam ở Việt Nam là chuyện tất nhiên, vì nếu Mỹ thừa nhận trách nhiệm thì hậu quả chính trị sẽ rất tai hại cho Mỹ và lật tẩy bộ mặt đạo đức giả của Mỹ, khoan kể đến phí tổn đền bù không sao tính được. Vì vậy, Mỹ không chỉ từ chối trách nhiệm đối với Việt Nam mà còn đối với chính quân nhân Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam. Chúng ta có thể đọc mẩu tin sau đây:
Cựu Quân Nhân Mỹ, nạn nhân của chất độc màu da cam, đưa đơn kiện hai hãng hóa chất Dow và Monsanto và những hãng khác sản xuất thuốc trừ sâu dùng ở Việt Nam. Vụ kiện đã được dàn xếp ngoài tòa năm 1984, với số tiền đền bù là $180 triệu. Dàn xếp ngoài tòa được coi như là “vụ kiện kể như đã xong” (từ của Nguyễn Văn Lục trên Tin Nhà Tháng 12), nhưng chỉ làm cho cuộc tranh cãi tăng gia trong suốt 25 năm qua. Vào thời điểm dàn xếp các khoa học gia chưa hiểu đầy đủ về những tác hại lâu dài của chất dioxin, nhưng dần dần đã kiếm ra những kết quả mới, đặc biệt là sự liên hệ của dioxin với ung thư và những bệnh tật khác phát hiện ra từ từ. Năm 1998, luật sư lại đưa đơn kiện các hãng sản xuất chất khai quang, cho rằng số tiền bồi thường $180 triệu đã cạn vì càng ngày càng có nhiều cựu quân nhân phát ra những bệnh nối kết với chất dioxin. Tòa Chống Án thứ hai của Mỹ đã bác bỏ luận cứ này, và Tối Cao Pháp Viện từ chối không thụ lý vụ kiện này. [4]
Nhân bản tin nầy, tôi có một câu hỏi cho Hội Khoa Học dỏm:
Nếu IOM chưa hề công nhận chất da cam hay dioxin là “nguyên nhân” gây ra bất cứ một bệnh tật nào, như Hội Khoa Học dỏm đã … phán, thì tại sao vụ kiện trên lại phải dàn xếp ngoài tòa và các hãng sản xuất chất độc màu da cam lại chịu đền bù tới $180 triệu đô-la ngay từ năm 1984?
Chúng ta hãy đọc thêm một tài liệu trong “The United States, its abandonment of law and worse” của Christopher King:
Không thỏa mãn với việc dùng các loại bom chùm và bom napalm trên những thường dân, nhiều chục triệu lít chất độc màu da cam đã được phun trên đất nước Việt Nam trong cuộc chiến của Mỹ chống dân Việt Nam. Thảm họa trên môi trường và nhân loại đã giết khoảng 400000 người và gây nên khoảng 500000 vụ dị tật bẩm sinh. Ảnh hưởng trực tiếp và bền bỉ của chất dioxin vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Chất dioxin cũng còn làm hư hại đến DNA của con người cho nên ảnh hưởng của nó sẽ còn kéo dài trong dân chúng Việt Nam mãi mãi. Từ trước đến nay, chưa từng có một nước nào khác gây nên những điều như vậy cho một nước khác. [5]
Trong khi có nhiều hội đoàn và cá nhân trên thế giới đang cố gắng giúp Việt Nam lấy lại phần nào sự công bằng trong vấn nạn chất độc da cam thì một số người Việt lưu vong vô sỉ cố tình chạy tội cho Mỹ bằng những luận điệu ngu đần và sai sự thực như: Hội Khoa Học dỏm: “IOM chưa hề công nhận chất da cam hay dioxin là “nguyên nhân” gây ra bất cứ một bệnh tật nào,” hay “Dioxin được xem như là một chất độc. Nhưng không phải vì thế mà gọi AO là “chất độc da cam”, hay “Trong tiến trình sản xuất, 2,4,5-T có thể chứa một số lượng rất nhỏ chất ô nhiễm bất đắc dĩ” v…v…
Vô liêm sỉ vì chính Đô Đốc Elmo R. Zumwalt cũng đã phải thú nhận như sau:
Khi chúng tôi, những nhà khoa học quân sự, bắt đầu phát động chương trình thuốc trừ sâu vào thập niên 1960 [Mỹ bắt đầu dùng chất độc màu da cam ở Việt Nam từ năm 1961] thì chúng tôi đã biết đến khả năng tác hại của chất dioxin ở trong chất trừ sâu. Chúng tôi cũng biết là công thức chế tạo chất trừ sâu của quân lực có nồng độ dioxin cao hơn là công thức dùng trong dân sự vì nó rẻ hơn và có thể sản xuất mau hơn. Tuy nhiên, vì chất đó được dùng để chống “kẻ thù”, cho nên không ai trong chúng tôi quan tâm.. Chúng tôi không nghĩ đến chuyện chính người của chúng tôi rồi cũng bị nhiễm độc bởi chất trừ sâu. [6]
Ngoài ra, một trong những người bạn ngoại quốc của Việt Nam là ông Len Aldis, Tổng Thư Ký Hội Thân Hữu Việt-Anh (Secretary of the Britain -Vietnam Friendship Society), cũng đã nhiệt tình ũng hộ cho quyền đòi bồi thường của nạn nhân Việt Nam. Sau đây là vài đoạn chính trong bài Living the Lie: Agent Orange Activist Confronts Monsanto về một trong những hoạt động của ông. Ông Len Aldis đã từng viết thư phản kháng gửi cho giám đốc hãng hóa chất Monsanto cũng như Tổng Thống Obama về vấn nạn chất độc màu da cam. Sau đây là chuyện ông ta với ông giám đốc hãng Monsanto ở Việt Nam, Nguyễn Anh Thi, ở trên Salem-News.com:
Ông Len Aldis viết cho ông Nguyễn Anh Thi, Giám đốc hãng Monsanto – Việt Nam, yêu cầu ông Thi thảo luận về Chất Độc Màu Da Cam mà hãng Monsanto chế tạo và chính phủ Mỹ đã phun ở Việt Nam, làm nhiều triệu người nhiễm độc. Ông Aldis yêu cầu có một cuộc họp, nhưng ông Thi nói rằng ông ta phải đi xa và trả lời bằng một bản tuyên bố đã viết sẵn từ Monsanto:
“Trong cuộc chiến Việt Nam, chính phủ Mỹ, sử dụng quyền theo đạo luật chế tạo sản phẩm quốc phòng, chỉ thị 7 công ty chế tạo ra Chất Độc Màu Da Cam, chỉ thị chi tiết về sản xuất như thế nào và kiểm soát sự dùng chất đó ở mặt trận, kể cả phải trải bao nhiêu..
Nghiên cứu về chất độc màu da cam đã có hơn 30 năm nay và còn tiếp tục.. tất cả mọi nghiên cứu đều chưa chứng minh dứt khoát sự nối kết nguyên nhân và ảnh hưởng giữa việc phun chất độc màu da cam và những bệnh tật đã được thẩm định”
Ngày 19 tháng 10, ông Aldis viết lại cho ông Thi trong đó có vài đoạn như sau:
Ông Nguyễn, sự nguy hại của chất dioxin đã được biết ngay từ khi sản xuất. Các công ty biết nhưng vẫn không nói ra, một việc rất đáng hổ thẹn.
Tôi phải đặt vấn đề với ông khi ông viết “tất cả mọi nghiên cứu đều chưa chứng minh dứt khoát sự nối kết nguyên nhân và ảnh hưởng giữa việc phun chất độc màu da cam và những bệnh tật đã được thẩm định”
Ông Nguyễn, đây là một lời tuyên bố lạ thường đập vào mặt những công cuộc nghiên cứu quốc tế bởi các khoa học gia trong một số quốc gia.
Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia đã phổ biến danh sách những bệnh tật do sự nhiễm chất độc màu da cam. Tất cả những bệnh tật này đều được giữ trong hồ sơ và không thể bị phủ nhận.
Các cựu quân nhân Mỹ đã thành công trong vụ kiện các công ty sản xuất chất độc màu da cam và sau cuộc dàn xếp ngoài tòa đã được đền bù $180 triệu. Ông Nguyễn, nếu chất độc màu da cam không gây ra những bệnh tật, tại sao các công ty lại thỏa thuận đền bù $180 triệu?
Tôi xin nhắc để ông nhớ rằng, 80 triệu lít chất độc da cam đã được phun trên nhiều vùng ở Việt Nam, không phải trên đất Mỹ. Chắc đây là hơn một lý do để cho các công ty, và chính phủ Mỹ, phải bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam và gia đình của họ.
Tôi hi vọng ông sẽ đến thăm Làng Hòa Bình (Peace Village) ở Nhà Thương Từ Dũ để thấy những đứa trẻ nạn nhân của chất độc màu da cam mà tôi đã thấy. Hãy nhìn những bình thủy tinh trong một phòng đặc biệt chứa các hài nhi chết trong bụng mẹ với sự biến dạng kinh khủng mà nguyên nhân là chất độc màu da cam. Hãy nhìn kỹ chúng, ông Nguyễn, rồi có lẽ ông sẽ hiểu sự giận dữ của nhiều ngàn người như tôi, những người sẽ tiếp tục tìm kiếm công bằng cho những nạn nhân thê thảm này của sản phẩm sản xuất bởi Monsanto. [7]
Vấn nạn về sự tác hại của chất độc màu da cam ở Việt Nam thật ra chỉ cần một chút lô-gíc thông thường cũng có thể hiểu đâu là nguyên nhân chính của vấn đề. Lẽ dĩ nhiên không phải là tất cả các bệnh tật đều có thể đổ thừa cho đó đều là do ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Vấn đề “thiếu dinh dưỡng” hay “sống trong môi trường ô nhiễm” cũng là những yếu tố phương hại đến sức khỏe của con người, nhưng những yếu tố này không gây ra những tác hại nghiêm trọng và nhiều như chất độc màu da cam.. Dưới thời ông Diệm, ông Tướng Trần Tử Oai phụ trách chương trình diệt trừ sốt rét và chất DDT được dùng nhiều nhưng chúng ta cũng không thấy những bệnh tương tự như những bệnh trong thời “hậu chất độc màu da cam” xuất hiện.
Việt Nam nghèo, hiển nhiên người Việt ăn uống không đầy đủ như dân trong các nước Tây phương. Nhưng chúng ta cũng không thấy những bệnh quái lạ xảy ra. Chỉ sau khi Mỹ phun tới gần 80 triệu lít chất độc màu da cam trong suốt 10 năm trên đất nước, chúng ta mới thấy sự tác hại của chất độc này xuất hiện. Ngoài Bắc, trong thời chiến, dân chúng sống khó khăn và nghèo khổ hơn trong Nam, nhưng cũng không xảy ra những trường hợp dị dạng bẩm sinh trong dân chúng. Những trường hợp này chỉ xảy ra sau khi cuộc chiến chấm dứt và tập trung trong số binh sĩ đã vào Nam chiến đấu và con cháu của họ. Ở miền Nam, cuộc sống tương đối đầy đủ hơn, nhưng những trường hợp do ảnh hưởng của chất độc màu da cam đã xuất hiện ngay trong thời chiến, vào thập niên 1960, khi Mỹ bắt đầu trải thuốc khai quang từ năm 1961. Như vậy chẳng cần đến những bằng chứng khoa học, sự tác hại của chất độc màu da cam trên môi trường và nhân mạng người Việt đã rõ ràng. Chúng ta cần cám ơn Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn về công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh của ông ta về những tác hại của chất độc màu da cam ở Việt Nam. Còn đối với những kẻ vô sỉ ngụy trang đằng sau bộ mặt “khoa học và kỹ thuật” để phản bác công trình của Giáo sư Tuấn mà mục đích chính là chống quốc gia dân tộc, bất kể đến sự đau khổ của những nạn nhân chất độc màu da cam, chúng ta chỉ có thể nói lên hai từ “khinh bỉ”.
Để kết luận, tôi xin kể một chuyện lạ. Vào một diễn đàn truyền thông của người Việt hải ngoại, Đàn Chim Việt, đọc Tin Nhà Tháng 12 của ông Nguyễn Văn Lục, tôi thấy có một sự lạ. Cách đây khoảng 6 ngàn năm có chuyện con rắn và con lừa biết nói tiếng người. Ngày nay chúng ta có chuyện một con chiên biết viết tiếng Việt và viết một bức “Thư gửi cho con người” nhắm vào tác giả Nguyễn Văn Tuấn. Văn phong và tư tưởng của con chiên thì chỉ có các bậc chăn chiên thường chăn dắt nó mới hiểu nổi, và lời nói của các bậc chăn chiên thì chỉ có con chiên mới hiểu được, chứ con người thì chịu, không làm sao hiểu được thứ tiếng nói này. Vì là một con người, không hiểu tiếng nói của một con chiên, nên tôi xin miễn phê bình.
Trần Chung Ngọc
Bài đọc thêm – Tin cập nhật mới nhất (Los Angeles Times ngày 3 thánh Giêng, năm 2010)
Findings point new path for dealing with
Vietnam War's poisonous legacy
[Những phát hiện hướng về con đường mới để giãi quyết di sản độc hại của Chiến tranh Việt Nam]
A Canadian firm says U.S. use of defoliants in Vietnam has left perilous dioxin levels, but that the issue is solvable.
Tran Huynh Thuong Sinh, who was born without eyes, is examined by a nurse at a hospital in Ho Chi Minh City. Many children at the facility are from areas once heavily sprayed by U.S. forces with the defoliant Agent Orange. (Kuni Takahashi / Chicago Tribune / July 8, 2009)
By Jason Grotto - Los Angeles Times - January 3, 2010
Reporting from Da Nang, Vietnam - When a small Canadian environmental firm started collecting soil samples on a former U.S. air base in a remote Vietnamese valley, Thomas Boivin and other scientists were skeptical that they would find evidence proving herbicides used there by the American military decades ago still posed a health threat.
But results showed that levels of the cancer-causing poison dioxin were far greater than guidelines set by the U.S. Environmental Protection Agency for residential areas.
That's when Boivin, now president of the firm, says he had his "eureka moment." Vancouver-based Hatfield Consultants Ltd. began tracing the toxin through the food chain, from the soil and sediment of nearby ponds to the fat of ducks and fish to the blood and breast milk of villagers living on the contaminated site.
The breast milk of one woman in the study contained dioxin levels six times higher than what the World Health Organization deems safe. She also had a 2-year-old child with spina bifida, one of the birth defects for which the U.S. Department of Veterans Affairs compensates the children of U.S. veterans.
Since then, Hatfield and Vietnamese scientists have taken samples from nearly 3,000 former U.S. military installations scattered throughout former South Vietnam and have identified 28 "hot spots," including three highly contaminated sites around populated areas in Da Nang, Bien Hoa and Phu Cat.
Their findings offered a way to recast the legacy in Vietnam of Agent Orange and related defoliants as a solvable, though urgent, issue. Instead of a messy controversy over birth defects and other complex health issues, the discovery of persistent contamination focused attention on a measurable, present-day problem that could be addressed.
Yet since the first Hatfield study was published in 2000, the U.S. government has done little to help clean up the sites it contaminated during the Vietnam War, providing just $6 million to tackle both the serious health issues related to the contamination and the significant environmental damage caused by the defoliants.
Boivin and others who have worked on the issue say that since the first studies came out, there has been more cooperation between the U.S. and Vietnam. Hatfield started working in Vietnam pro bono in hopes of landing Canadian government subsidies, but the firm later became committed to studying the problem, donating hundreds of hours and resources.
"During the past few years in particular, there's been huge movement on the U.S. and Vietnamese sides," Boivin said. "It's very encouraging to see."
Yet the United States' overall pace of action on polluted former military bases in Vietnam has been slow. Officials in Vietnam and the U.S. have not settled on an exact cost, but the price tag to clean up Vietnam War-era hot spots would run into the tens of millions of dollars.
"There's no question that there are levels of dioxin in Vietnam that are harmful, and there is no doubt that U.S. and South Vietnamese forces storing it there has had a cause and effect," said Michael Marine, the U.S. ambassador to Vietnam from 2004 to 2007.
"It's a relatively easy argument to make that the U.S. should help to address this issue."
The impact of Agent Orange isn't felt only by soldiers and civilians who were directly sprayed. The chemical has had a lasting effect in and around the bases where it was stored -- and spilled.
When Nguyen Van Dung took a job cleaning sewers at the Da Nang airport in 1996, he didn't know that U.S. forces had stored hundreds of thousands of gallons of herbicides there during the Vietnam War or that those herbicides contained a highly toxic compound linked to more than a dozen illnesses. He didn't know that the compound had soaked into the soil and remained there at dangerously high levels.
Dung moved with his wife, Thu, and their healthy infant daughter into a one-room cinder-block house next door to the former U.S. air base. During the next 13 years, Dung and Thu, who also works at the airport, had two children with devastating illnesses, including rare blood and bone diseases, that the couple suspect were caused by contamination at the airport.
Their second daughter died when she was 7, and now their 10-month-old son, who suffers from the same ailments, requires painful blood transfusions every month to stay alive.
"I am a man, and men seldom cry," said Dung, 41, who sat cross-legged on the floor in his home, tears welling in his eyes as Thu cradled the frail infant in her lap. "But every time my son has a blood transfusion, I cry."
During the last three years, Hatfield and Vietnamese scientists measured levels of dioxin in the blood and breast milk of workers at the Da Nang airport that were as much as 100 times higher than WHO safety guidelines.
Dioxin is considered the most persistent toxin known. In the environment, its half-life can be decades, meaning it takes that long for the chemical contamination to diminish by half. In the human body, the half-life of dioxin is about 7 1/2 years. That means that, not even a decade ago, some residents tested by Hatfield could have had even higher levels of the toxin.
The contamination at Da Nang isn't confined to the air base. Scientists also found that dioxin from the herbicides had seeped into nearby Sen Lake, where for decades residents bought and sold fish.
The dioxin levels in the fish and in sediment are so high that the Vietnamese government prohibited fishing and swimming in the lake and moved families living close by. The government also sealed the contaminated site with concrete and built a wall around the lake to keep residents out, although reporters on a recent trip to the site met teenagers who were fishing in the lake.
For more than 10 years, Pham Thi Cuc, 74, grew lotus flowers and kept a fishery on the picturesque lake just west of the Da Nang airport. Her business was shut down in 2007 after studies by Hatfield showed that dioxin levels in the lake's sediment were about 40 times greater than global safety standards.
Blood drawn from Cuc showed that she had some of the highest levels of dioxin ever measured in Vietnam, more than 50 times greater than WHO standards. Her children, who worked with her on the lake and ate large quantities of contaminated fish, also had high levels in their blood.
Although none of them is ill, Cuc said she has lost 10 pounds since the tests because she's terrified about how the dioxin might affect her children and grandchildren.
Studies have shown that dioxin exposure raises the risk of cancer and other diseases, but it can take decades for its effect on the body to show up, and some exposed people will never suffer ill effects. Scientists believe the chemical disrupts cell development and can even alter a person's DNA.
In 2006, the EPA began providing technical assistance as a way of contributing to efforts by the Vietnamese and private philanthropic organizations, most notably the Ford Foundation, to find inexpensive ways to eliminate the dioxin at the airport and in Sen Lake. In October of last year, the U.S. Agency for International Development signed a $1.4-million contract to research how best to clean up the site, a study the agency says will take three years.
But that won't alleviate Cuc's fears about the damage that has already been done.
"I cannot stop worrying about health problems with my children and grandchildren," she said. "I am old now, so I don't worry about my health. But I care very much about them." The money allocated by Congress also falls far short of what it will take to clean up the Da Nang site, let alone the dozens of other hot spots scattered throughout southern Vietnam.
A report from the Congressional Research Service released in June quoted cost estimates to clean up the Da Nang air base at about $17 million; the Vietnamese peg the cost to clean up the three major hot spots at about $60 million.
"We both have opened the door to say freely what we think," said Le Ke Son, deputy director of Vietnam's General Environment Department. "I know the U.S. government cannot do everything, but I think they should show some sympathy to Vietnam for what has happened."
[Source: http://www.latimes.com/news/nation-and-world/la-fg-agent-orange32010jan03,0,614 4418.story – 1/2010]
Chú thích
[1] Dao Thi Kieu, 57, works her rice field outside of Bien Hoa, Vietnam. Her fields were sprayed with herbicides by the U.S. military during the Vietnam War. Of her eight children, seven were born with birth defects and five have died. Kieu also lost her husband, who fought for South Vietnam's army, to cancers associated with exposure to Agent Orange and other defoliants. (Tribune photo by Chris Walker / September 19, 2009)]
[2] What is becoming clear, however, is that people -- especially women -- who are exposed to even trace amounts of TCDD, which scientists measure in parts per trillion “ppt”, have a higher risk of bearing children with birth defects.
[3] The Tribune saw many children at Tu Du and elsewhere in Vietnam who suffer from birth defects and illnesses that science has linked to dioxin exposure.
[4] Veterans joined a massive class-action lawsuit against Dow, Monsanto and other chemical companies that produced herbicides used in Vietnam. The case was settled out of court in 1984 for $180 million… Out-of-court settlements often suggest closure of a dispute, but the controversy has only grown in the last 25 years. At the time of the agreement scientists did not fully understand the long-term effects of dioxin, especially its connection to cancer and other slow-developing diseases, gradually documented in small studies.
In 1998, attorneys filed a new lawsuit against chemical companies that manufactured defoliants, contending that the settlement money had dried up by the time thousands of veterans developed illnesses linked to the defoliants. The 2nd U.S. Circuit Court of Appeals rejected the argument, and the Supreme Court declined to hear the case in March.
[5] Not content with using explosives and napalm on civilians, millions of gallons of agent orange were sprayed on Vietnam’s land during America’s war on the Vietnamese. This environmental and humanitarian disaster killed about 400,000 persons and caused about 500,000 birth defects. Dioxin is persistent and its direct effects continue to the present time. Dioxin also damages human DNA so that its effects will persist in the Vietnaamese population indefinitely.
No other country has ever before done such things to another.
[6] When we (military scientists) initiated the herbicide program in the 1960s, we were aware of the potential for damage due to dioxin contamination in the herbicide. We were even aware that the 'military' formulation had a higher dioxin concentration than the 'civilian' version due to the lower cost and speed of manufacture. However, because the material was to be used on the 'enemy,' none of us were overly concerned. We never considered a scenario in which our own
personnel would become contaminated with the herbicide. - quoted by Admiral Elmo R. Zumwalt, 1990
[7] Len Aldis, Secretary of the Britain -Vietnam Friendship Society, wrote to Nguyen Anh Thi, director of Monsanto Vietnam, asking him to discuss Agent Orange, which Monsanto manufactured and the US government sprayed in Vietnam, poisoning millions.
Aldis asked for a meeting, but Thi said he was out of town and replied with a pre-written statement from Monsanto: “During the Vietnam War, the US government, using its authority under the Defence Production Act, directed seven companies to manufacture this material [Agent Orange].The government specified how it would be produced and controlled how it was used in the field, including application rates...
“...The research on the issue of Agent Orange has gone on more than 30 years and continues today... all of this study has not conclusively demonstrated a cause-and-effect link between spraying of Agent Orange and the diseases that were evaluated.”
On October 19, Aldis wrote back to Thi:
“Mr Nguyen, the danger of dioxin was known at the time of manufacture. The companies knew but shamefully kept silent…
I must take issue with you when you write ‘All of this study has not conclusively demonstrated a cause-and-effect link between spraying of Agent Orange and the diseases that were evaluated.’ Mr Nguyen, this is an incredible statement that flies in the face of international research carried out by scientists from a number of countries.
The National Academy of Science has published lists of illnesses and disabilities due to the use of Agent Orange. These illnesses and disabilities are on record and cannot be denied.
US Veterans succeeded in their lawsuits against the companies that manufactured Agent Orange for the effects it has had on them, and their children, this is on record. In 1984 Monsanto was one of the companies involved in the out of court settlement of US $180 million. Mr Nguyen, if Agent Orange does not cause illnesses or disabilities, why did the companies agree to pay $180 million?
Let me remind you that 80 million liters of Agent Orange were sprayed over areas of Vietnam, not areas of the US. More reason surely for the companies, and the US government to make a financial settlement to the Vietnamese victims, and to their families.
I hope that you will make that visit to the Peace Village at Tu Du Hospital and see the children and teenagers, victims of Agent Orange, that I have seen. Look at the glass containers in the special room that contain the babies, stillborn due to the horrific abnormalities caused by Agent Orange. Look carefully at them Mr Nguyen, you will then perhaps understand the anger felt by thousands of people like me who will continue to seek justice for these tragic victims of the products produced by Monsanto.]
Chúng ta nên biết là bảng thống kê trên chỉ nói đến vấn đề thiếu dinh dưỡng hay kém dinh dưỡng tổng quát chứ không phải là “suy dinh dưỡng” để sinh ra con bị dị tật bẩm sinh như Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) nhận định láo như trên. Nhìn trong bảng trên, chúng ta thấy so với vài nước lân cận quanh vùng như Cambốt (33%), Thái Lan (21%), Lào (21%), Phi Luật Tân (19%) thì tỷ lệ trên dân số thiếu dinh dưỡng ở Việt Nam thấp hơn, (17%). Chúng ta cũng cần ghi nhận là chương trình “xóa đói giảm nghèo” của Việt Nam tương đối thành công, trong vòng một thập niên, tỷ lệ thiếu dinh dưỡng giảm 14%, từ 31% xuống 17%. [Mới đây nhất, trongPhúc trình 2009, dữ liệu cập nhật đến năm 2006, Việt Nam hạ được từ 17% xuống còn 13% mà thôi]. Chúng ta cũng không thấy phúc trình nào về tình trạng thiếu dinh dưỡng trong các nước trên đã đưa đến hậu quả sinh ra con bị dị tật bẩm sinh.
Vậy, chúng ta có thể kết luận thế nào về cái gọi là Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic) của mấy ông lưu vong chống Cộng? Tôi cho đó là một Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật “dỏm” của một ông tiến sĩ Hóa Vô Cơ và vài ông kỹ sư công chánh, dựng ra để chống Cộng chứ không phải để nghiên cứu khoa học một cách lương thiện.
Thật vậy, trong một lần trao đổi mới đây, nhân có một thân hữu nhờ đánh giá dùm Hội KHKTVN trong vụ Agent Orange, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn có cho biết một số ý kiến như sau:
“Nhà khoa học chân chính là một thành viên có trách nhiệm và lương tâm với xã hội, dân tộc. Người làm khoa học chân chính phải tuân thủ theo những đạo đức khoa học. Một số trong những đạo đức căn bản đó là: trung thực với số liệu, thành thật trước đồng nghiệp, và chấp nhận những khiếm khuyết của khoa học.”
“Trong các diễn đàn khoa học, nhà nghiên cứu không khi nào đi ra khỏi sở trường và chủ đề nghiên cứu của mình... Trong khoa học, người ta có câu ‘Garbage in, garbage out,’ nếu phương pháp nghiên cứu hư hỏng, hay sai lầm, thì kết quả của những nghiên cứu như thế chỉ là rác rưởi mà thôi... Người làm hóa học chưa chắc hiểu được một bài báo y học, và ngược lại, một người làm trong y học chưa chắc hiểu một bài báo hóa học... Suy luận cần phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, chứ không phải chỉ dựa vào những con số thống kê vô hồn.” “Làm khoa học nói cho cùng là đi tìm sự thật.”
“Làm khoa học mà không có phản biện (hay sợ phản biện) thì không thể xem đó khoa học (hay không nên làm khoa học).” “Trong bất cứ thảo luận nào, chỉ có luận điểm -- chứ không phải cá nhân người phát biểu -- mới là tâm điểm, là đối tượng để bàn luận. Điều quan trọng hơn, những luận điểm đó phải có cơ sở và bằng chứng khoa học. Đối với ý kiến không có bằng chứng khoa học, nhưng người phát biểu lại sử dụng chuyên môn của mình ra làm bảo kê thì đó là một hình thức ngụy biện... Giảng người khác mà không làm theo điều mình giảng -- nói như ông bà mình vẫn nói -- là đạo đức giả (hypocrisy).”
Tất cả những ý kiến trên về lãnh vực nghiên cứu khoa học đều không thể áp dụng cho cái gọi là Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam “dỏm”.
Đọc một số bài của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn về những bài viết phi khoa học của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam “dỏm” như:
- DƯ LUẬN XUNG QUANH PHẨM CHẤT THỰC PHẨM VIỆT NAM: KHOA HỌC HAY PHẢN BỘI TINH THẦN KHOA HỌC;
- PHẢN TRÍ THỨC VÀ LẠM DỤNG KHOA HỌC TRONG SO SÁNH;
- KHOA HỌC VÀ NGỤY KHOA HỌC: MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VÀ KHÁC BIỆT CẦN BIẾT;
- ĐỌC NHỮNG "NGHIÊN CỨU" CỦA TÁC GIẢ MAI THANH TRUYẾT,
chúng ta thấy Hội này đúng là một Hội khoa học dỏm, ngụy trang sau bộ mặt Khoa Học và Kỹ Thuật để đưa ra những luận điểm đầy thiên kiến và một chiều, không có sự lương thiện trí thức, vì mục đích chính của Hội nầy không phải là làm khoa học mà là chỉ để chống đối chính quyền Việt Nam hiện nay và những người yêu nước muốn đóng góp kiến thức của mình cho quốc gia dân tộc.. Điều này chúng ta không chỉ thấy ở Hội này mà còn thấy trên các diễn đàn thông tin hải ngoại chuyên phê bình xuyên tạc tiêu cực những gì xảy ra ở trong nước. Về cái Hội Khoa Học dỏm này, trên trang nhà Giaodiem.com trước đây [ http://giaodiem.com/doithoai/dioxin_ yeucau.htm] có bài của Kevin Trần ở đại học Fullerton, Nam California lên tiếng và yêu cầu ông Mai Thanh Truyết từ chức chủ tịch Hội VAST như sau:
Chúng tôi đòi hỏi ông Mai Thanh Truyết phải từ chức Chủ Tịch ban chấp hành Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (VAST) vì những lý do sau đây:
- không lương thiện trong công tác nghiên cứu.
- vi phạm các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
- không đủ khả năng và tư cách để làm một chuyên gia.
- không biết cách xử lý một đề án khoa học / kỹ thuật.
- bóp méo và xuyên tạc dữ kiện khoa học.
- không hiểu và viết đúng tiếng Việt.
và :
- có thái độ và hoạt động chính trị mờ ám sau ngày 30/4/75.
- tiền bạc bất minh trong những chuyến tổ chức vượt biên.
- có mưu đồ chính trị riêng trong việc điều hành hội.
- gây chia rẽ nội bộ của hội với khuynh hướng "chống Bắc Kỳ".
Trong cương vị chủ tich hội, ông đã làm nhục tập thể khoa học gia và kỹ thuật gia Việt Nam tại hải ngoại.
Ngoài Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam “dỏm”, chúng ta hãy đọc vài luận điệu phản bác Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn của một ông tự nhận là một “nhân chứng sống” [phần nằm trong ngoặc vuông là lời phê của tác giả Trần Chung Ngọc]:
Thưa ông Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn,
Tôi cũng như ông, là một người thuộc ngành khoa học kỹ thuật. Vì thế, những điều mình đưa ra phải có chứng minh bằng dữ kiện, qua sự quan sát và nghiên cứu tường tận và hợp lý.[Nhưng trong suốt bài không thấy ông ta đưa ra bất cứ một dữ kiện nào, hay một kết quả quan sát tường tận và hợp lý nào.]
Trong vấn đề chất màu Da Cam, đã có quá nhiều phúc trình từ phía Hoa Kỳ cho rằng ít độc hại đối với cơ thể con người. [Vậy là ông ta tin tất cả vào phúc trình của Mỹ mà mục đích chính là trốn trách nhiệm.]
Và Tôi Cũng Như Nhiều Bạn Chiến Đấu của Tôi Là Những Bằng Chứng Hùng Hồn… [Những chuyện cá nhân không thể kiểm chứng không phải là những bằng chứng … hùng hồn, vì ai cũng có thể bịa ra bất cứ một chuyện nào với một mục đích nào đó. Hơn nữa, “nhiều bạn chiến đấu” của ông là bao nhiêu trong số một triệu quân miền Nam?, và lẽ dĩ nhiên không ai có thể kiểm chứng được những gì ông nói]
Chúng tôi, những người lính Bộ Binh hành quân hàng năm tại các vùng trên. Ăn uống bằng nước lấy từ các hố bom, sông rạch đã nhiễm chất da cam; ngày đêm hít thở không khí có residue của chất da cam; ngủ trên những thảm cỏ chắc chắn còn vương chất cam.
Năm nay chúng tôi đã ở tuổi 60, 70, dĩ nhiên qua bao năm chiến đấu và tù tội, sức khỏe có giảm so với những vị cao niên khác. Nhưng chúng tôi chưa hề phát hiện các triệu chứng gì do ảnh hưởng chất cam như bên phía Việt Cộng đã nêu ra. [Các ông không phát hiện ra những triệu chứng do ảnh hưởng của chất độc màu da cam không có nghĩa là ai cũng không có bất cứ một triệu chứng gì của chất độc màu da cam. Có thể là hệ thống miễn nhiễm của ông tốt, và cũng có thể ông nói xạo vì chỉ là chuyện bịa ra để phản bác Giáo sư Tuấn,]
Cộng Sản đưa ra hình ảnh hàng trăm em bé dị tật ở các khu cô nhi, bệnh viện ngoài Bắc để lên án Mỹ đã dùng chất Cam làm di hại cho các em ! [Hình ảnh các em bé dị tật không chỉ có ngoài Bắc mà còn có nhiều trong Nam, điển hình là ở nhà thương Từ Dũ]
Thưa ông Tiến Sĩ, chất da cam được sử dụng vào giữa thập niên 60, và chỉ có ở miền Nam thôi. Từ đó đến nay đã nửa thế kỷ, nếu thực độc hại, thì nó sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi và con cái chúng tôi mà nay cũng ở tuổi trên dưới 40.
Và dứt khoát cho dù có cuồng phong, chất da cam cũng không thể bay từ Bình Dương ra tận ngoài Hà Nội để gây hại cho dân Bắc được. [Chắc chắn ông này không phải là người trong ngành khoa học kỹ thuật, và cũng hầu như chắc chắn ông không phải là một quân nhân miền Nam. Bởi vì một người có đôi chút hiểu biết về khoa học thì không có loại kiến thức như vậy. Là một quân nhân miền Nam, không nhiều thì ít, trừ những con ông cháu cha ngồi ở văn phòng, còn lính chiến đấu, thì ai cũng biết là có nhiều bộ đội từ ngoài Bắc vào phối hợp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để đánh Mỹ, Ngụy (những từ họ dùng). Vậy cuồng phong không thể thổi chất độc màu da cam từ Nam ra Bắc nhưng những quân nhân Bắc Việt vào Nam bị nhiễm độc có thể mang sự độc hại trên bản thân về Bắc và di hại cho con cháu. Đơn giản như vậy thôi mà ông cũng không biết. Thế mà cũng đòi lên tiếng tranh luận với Giáo sư Tuấn]
Với những lý luận phi khoa học của Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam (sic), và những lý luận phi kiến thức của ông “nhân chứng sống”, và một số lý luận phản bác ngu ngơ lặt vặt khác, chẳng trách là có người trên Đàn Chim Việt đã phê bình:
“Chỉ có súc vật mới quay lưng với nổi đau thương, mất mát của các nạn nhân chất độc màu da cam… Nhiều ý kiến của những người mà tôi đoán chỉ đứng ngang dưới thắt lưng của ông TS Tuấn một gang tay , nặng về suy diễn/võ đoán/chụp mũ, đọc lên nghe thật là ngây ngô/ngu ngơ hay ù ù cạc cạc ....”
Những người quay lưng với nổi đau thương, mất mát của các nạn nhân chất độc màu da cam có vẻ như rất hồ hởi với quyết định của Mỹ phủ nhận trách nhiệm trong vấn nạn chất độc màu da cam, cho nên trong những bài phản bác Giáo sư Tuấn họ thường đưa ra những câu như: “tòa án Thượng Thẩm ở New York đã bác bỏ đơn kiện của Việt Nam, ngày 27/02 và ngày 02/03 một lần nữa, Tòa án Tối cao Mỹ công bố quyết định không xem xét đơn của nạn nhân chất độc da cam người Việt và Mỹ kiện các công ty sản xuất chất độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam. Vụ kiện kể như đã xong.” hay “Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Bác Đơn Thưa Đòi Các Công Ty Chế Tạo Của Mỹ Bồi Thường.”
Nhưng thật ra thì vụ kiện đâu đã xong vì càng ngày càng có nhiều tiếng nói lên án, phanh phui ra sự thật về những tác hại của chất độc màu da cam trên đất nước Việt Nam và trên các cựu chiến binh Mỹ. Tháng 5, 2009, trang nhà Sách Hiếm đã đăng một bài về “Vụ Án Chất Độc Da Cam và Công Luận Quốc Tế” [http://sachhiem.net/XAHOI/TinPhapLuat.php] với rất nhiều tài liệu về những phản ứng rất tiêu cực của thế giới trước quyết định phi công lý của các Tòa Án Mỹ. Một trong những luận điệu ngớ ngẩn của Tòa Án Mỹ là “Chất độc màu da cam được dùng như là một chất để làm rụng lá, không phải là chất độc với ý định nhắm vào con người” [Agent Orange had been used as a defoliant, not as a poison designed for or targeting human populations ...] Tôi không thể tưởng tượng được là một ông Tòa nào lại có thể phán một câu rất ngu xuẩn như trên. Nó tương tự như câu: “B52 của chúng tôi thả xuống để phá hủy nền kinh tế của kẻ thù chứ không phải là với ý định nhắm vào thường dân và bệnh nhân như ở Nhà Thương Bạch Mai”
Hiện nay, chính hội cựu quân nhân Mỹ, nạn nhân của chất độc màu da cam vẫn đang tiếp tục tranh đấu để đòi chính quyền Mỷ phải xử sự ra sao với trách nhiệm của mình. Mỹ là một cường quốc nằm trong tay nhóm tài phiệt. Về vấn đề này, quý vị có thể đọc bài “The Hypocrite of the world” của James Rhodes trên cái link vào Sách Hiếm ở trên. Trên chính trường quốc tế, Mỹ muốn làm gì thì làm, vì biết rằng chẳng ai dám làm gì Mỹ. Cho nên chuyện Mỹ bao che cho các hãng sản xuất thuốc độc màu da cam và từ chối trách nhiệm của mình trong vấn nạn chất độc màu da cam ở Việt Nam là chuyện tất nhiên, vì nếu Mỹ thừa nhận trách nhiệm thì hậu quả chính trị sẽ rất tai hại cho Mỹ và lật tẩy bộ mặt đạo đức giả của Mỹ, khoan kể đến phí tổn đền bù không sao tính được. Vì vậy, Mỹ không chỉ từ chối trách nhiệm đối với Việt Nam mà còn đối với chính quân nhân Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam. Chúng ta có thể đọc mẩu tin sau đây:
Cựu Quân Nhân Mỹ, nạn nhân của chất độc màu da cam, đưa đơn kiện hai hãng hóa chất Dow và Monsanto và những hãng khác sản xuất thuốc trừ sâu dùng ở Việt Nam. Vụ kiện đã được dàn xếp ngoài tòa năm 1984, với số tiền đền bù là $180 triệu. Dàn xếp ngoài tòa được coi như là “vụ kiện kể như đã xong” (từ của Nguyễn Văn Lục trên Tin Nhà Tháng 12), nhưng chỉ làm cho cuộc tranh cãi tăng gia trong suốt 25 năm qua. Vào thời điểm dàn xếp các khoa học gia chưa hiểu đầy đủ về những tác hại lâu dài của chất dioxin, nhưng dần dần đã kiếm ra những kết quả mới, đặc biệt là sự liên hệ của dioxin với ung thư và những bệnh tật khác phát hiện ra từ từ. Năm 1998, luật sư lại đưa đơn kiện các hãng sản xuất chất khai quang, cho rằng số tiền bồi thường $180 triệu đã cạn vì càng ngày càng có nhiều cựu quân nhân phát ra những bệnh nối kết với chất dioxin. Tòa Chống Án thứ hai của Mỹ đã bác bỏ luận cứ này, và Tối Cao Pháp Viện từ chối không thụ lý vụ kiện này. [4]
Nhân bản tin nầy, tôi có một câu hỏi cho Hội Khoa Học dỏm:
Nếu IOM chưa hề công nhận chất da cam hay dioxin là “nguyên nhân” gây ra bất cứ một bệnh tật nào, như Hội Khoa Học dỏm đã … phán, thì tại sao vụ kiện trên lại phải dàn xếp ngoài tòa và các hãng sản xuất chất độc màu da cam lại chịu đền bù tới $180 triệu đô-la ngay từ năm 1984?
Chúng ta hãy đọc thêm một tài liệu trong “The United States, its abandonment of law and worse” của Christopher King:
Không thỏa mãn với việc dùng các loại bom chùm và bom napalm trên những thường dân, nhiều chục triệu lít chất độc màu da cam đã được phun trên đất nước Việt Nam trong cuộc chiến của Mỹ chống dân Việt Nam. Thảm họa trên môi trường và nhân loại đã giết khoảng 400000 người và gây nên khoảng 500000 vụ dị tật bẩm sinh. Ảnh hưởng trực tiếp và bền bỉ của chất dioxin vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Chất dioxin cũng còn làm hư hại đến DNA của con người cho nên ảnh hưởng của nó sẽ còn kéo dài trong dân chúng Việt Nam mãi mãi. Từ trước đến nay, chưa từng có một nước nào khác gây nên những điều như vậy cho một nước khác. [5]
Trong khi có nhiều hội đoàn và cá nhân trên thế giới đang cố gắng giúp Việt Nam lấy lại phần nào sự công bằng trong vấn nạn chất độc da cam thì một số người Việt lưu vong vô sỉ cố tình chạy tội cho Mỹ bằng những luận điệu ngu đần và sai sự thực như: Hội Khoa Học dỏm: “IOM chưa hề công nhận chất da cam hay dioxin là “nguyên nhân” gây ra bất cứ một bệnh tật nào,” hay “Dioxin được xem như là một chất độc. Nhưng không phải vì thế mà gọi AO là “chất độc da cam”, hay “Trong tiến trình sản xuất, 2,4,5-T có thể chứa một số lượng rất nhỏ chất ô nhiễm bất đắc dĩ” v…v…
Vô liêm sỉ vì chính Đô Đốc Elmo R. Zumwalt cũng đã phải thú nhận như sau:
Khi chúng tôi, những nhà khoa học quân sự, bắt đầu phát động chương trình thuốc trừ sâu vào thập niên 1960 [Mỹ bắt đầu dùng chất độc màu da cam ở Việt Nam từ năm 1961] thì chúng tôi đã biết đến khả năng tác hại của chất dioxin ở trong chất trừ sâu. Chúng tôi cũng biết là công thức chế tạo chất trừ sâu của quân lực có nồng độ dioxin cao hơn là công thức dùng trong dân sự vì nó rẻ hơn và có thể sản xuất mau hơn. Tuy nhiên, vì chất đó được dùng để chống “kẻ thù”, cho nên không ai trong chúng tôi quan tâm.. Chúng tôi không nghĩ đến chuyện chính người của chúng tôi rồi cũng bị nhiễm độc bởi chất trừ sâu. [6]
Ngoài ra, một trong những người bạn ngoại quốc của Việt Nam là ông Len Aldis, Tổng Thư Ký Hội Thân Hữu Việt-Anh (Secretary of the Britain -Vietnam Friendship Society), cũng đã nhiệt tình ũng hộ cho quyền đòi bồi thường của nạn nhân Việt Nam. Sau đây là vài đoạn chính trong bài Living the Lie: Agent Orange Activist Confronts Monsanto về một trong những hoạt động của ông. Ông Len Aldis đã từng viết thư phản kháng gửi cho giám đốc hãng hóa chất Monsanto cũng như Tổng Thống Obama về vấn nạn chất độc màu da cam. Sau đây là chuyện ông ta với ông giám đốc hãng Monsanto ở Việt Nam, Nguyễn Anh Thi, ở trên Salem-News.com:
Ông Len Aldis viết cho ông Nguyễn Anh Thi, Giám đốc hãng Monsanto – Việt Nam, yêu cầu ông Thi thảo luận về Chất Độc Màu Da Cam mà hãng Monsanto chế tạo và chính phủ Mỹ đã phun ở Việt Nam, làm nhiều triệu người nhiễm độc. Ông Aldis yêu cầu có một cuộc họp, nhưng ông Thi nói rằng ông ta phải đi xa và trả lời bằng một bản tuyên bố đã viết sẵn từ Monsanto:
“Trong cuộc chiến Việt Nam, chính phủ Mỹ, sử dụng quyền theo đạo luật chế tạo sản phẩm quốc phòng, chỉ thị 7 công ty chế tạo ra Chất Độc Màu Da Cam, chỉ thị chi tiết về sản xuất như thế nào và kiểm soát sự dùng chất đó ở mặt trận, kể cả phải trải bao nhiêu..
Nghiên cứu về chất độc màu da cam đã có hơn 30 năm nay và còn tiếp tục.. tất cả mọi nghiên cứu đều chưa chứng minh dứt khoát sự nối kết nguyên nhân và ảnh hưởng giữa việc phun chất độc màu da cam và những bệnh tật đã được thẩm định”
Ngày 19 tháng 10, ông Aldis viết lại cho ông Thi trong đó có vài đoạn như sau:
Ông Nguyễn, sự nguy hại của chất dioxin đã được biết ngay từ khi sản xuất. Các công ty biết nhưng vẫn không nói ra, một việc rất đáng hổ thẹn.
Tôi phải đặt vấn đề với ông khi ông viết “tất cả mọi nghiên cứu đều chưa chứng minh dứt khoát sự nối kết nguyên nhân và ảnh hưởng giữa việc phun chất độc màu da cam và những bệnh tật đã được thẩm định”
Ông Nguyễn, đây là một lời tuyên bố lạ thường đập vào mặt những công cuộc nghiên cứu quốc tế bởi các khoa học gia trong một số quốc gia.
Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia đã phổ biến danh sách những bệnh tật do sự nhiễm chất độc màu da cam. Tất cả những bệnh tật này đều được giữ trong hồ sơ và không thể bị phủ nhận.
Các cựu quân nhân Mỹ đã thành công trong vụ kiện các công ty sản xuất chất độc màu da cam và sau cuộc dàn xếp ngoài tòa đã được đền bù $180 triệu. Ông Nguyễn, nếu chất độc màu da cam không gây ra những bệnh tật, tại sao các công ty lại thỏa thuận đền bù $180 triệu?
Tôi xin nhắc để ông nhớ rằng, 80 triệu lít chất độc da cam đã được phun trên nhiều vùng ở Việt Nam, không phải trên đất Mỹ. Chắc đây là hơn một lý do để cho các công ty, và chính phủ Mỹ, phải bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam và gia đình của họ.
Tôi hi vọng ông sẽ đến thăm Làng Hòa Bình (Peace Village) ở Nhà Thương Từ Dũ để thấy những đứa trẻ nạn nhân của chất độc màu da cam mà tôi đã thấy. Hãy nhìn những bình thủy tinh trong một phòng đặc biệt chứa các hài nhi chết trong bụng mẹ với sự biến dạng kinh khủng mà nguyên nhân là chất độc màu da cam. Hãy nhìn kỹ chúng, ông Nguyễn, rồi có lẽ ông sẽ hiểu sự giận dữ của nhiều ngàn người như tôi, những người sẽ tiếp tục tìm kiếm công bằng cho những nạn nhân thê thảm này của sản phẩm sản xuất bởi Monsanto. [7]
Vấn nạn về sự tác hại của chất độc màu da cam ở Việt Nam thật ra chỉ cần một chút lô-gíc thông thường cũng có thể hiểu đâu là nguyên nhân chính của vấn đề. Lẽ dĩ nhiên không phải là tất cả các bệnh tật đều có thể đổ thừa cho đó đều là do ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Vấn đề “thiếu dinh dưỡng” hay “sống trong môi trường ô nhiễm” cũng là những yếu tố phương hại đến sức khỏe của con người, nhưng những yếu tố này không gây ra những tác hại nghiêm trọng và nhiều như chất độc màu da cam.. Dưới thời ông Diệm, ông Tướng Trần Tử Oai phụ trách chương trình diệt trừ sốt rét và chất DDT được dùng nhiều nhưng chúng ta cũng không thấy những bệnh tương tự như những bệnh trong thời “hậu chất độc màu da cam” xuất hiện.
Việt Nam nghèo, hiển nhiên người Việt ăn uống không đầy đủ như dân trong các nước Tây phương. Nhưng chúng ta cũng không thấy những bệnh quái lạ xảy ra. Chỉ sau khi Mỹ phun tới gần 80 triệu lít chất độc màu da cam trong suốt 10 năm trên đất nước, chúng ta mới thấy sự tác hại của chất độc này xuất hiện. Ngoài Bắc, trong thời chiến, dân chúng sống khó khăn và nghèo khổ hơn trong Nam, nhưng cũng không xảy ra những trường hợp dị dạng bẩm sinh trong dân chúng. Những trường hợp này chỉ xảy ra sau khi cuộc chiến chấm dứt và tập trung trong số binh sĩ đã vào Nam chiến đấu và con cháu của họ. Ở miền Nam, cuộc sống tương đối đầy đủ hơn, nhưng những trường hợp do ảnh hưởng của chất độc màu da cam đã xuất hiện ngay trong thời chiến, vào thập niên 1960, khi Mỹ bắt đầu trải thuốc khai quang từ năm 1961. Như vậy chẳng cần đến những bằng chứng khoa học, sự tác hại của chất độc màu da cam trên môi trường và nhân mạng người Việt đã rõ ràng. Chúng ta cần cám ơn Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn về công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh của ông ta về những tác hại của chất độc màu da cam ở Việt Nam. Còn đối với những kẻ vô sỉ ngụy trang đằng sau bộ mặt “khoa học và kỹ thuật” để phản bác công trình của Giáo sư Tuấn mà mục đích chính là chống quốc gia dân tộc, bất kể đến sự đau khổ của những nạn nhân chất độc màu da cam, chúng ta chỉ có thể nói lên hai từ “khinh bỉ”.
Để kết luận, tôi xin kể một chuyện lạ. Vào một diễn đàn truyền thông của người Việt hải ngoại, Đàn Chim Việt, đọc Tin Nhà Tháng 12 của ông Nguyễn Văn Lục, tôi thấy có một sự lạ. Cách đây khoảng 6 ngàn năm có chuyện con rắn và con lừa biết nói tiếng người. Ngày nay chúng ta có chuyện một con chiên biết viết tiếng Việt và viết một bức “Thư gửi cho con người” nhắm vào tác giả Nguyễn Văn Tuấn. Văn phong và tư tưởng của con chiên thì chỉ có các bậc chăn chiên thường chăn dắt nó mới hiểu nổi, và lời nói của các bậc chăn chiên thì chỉ có con chiên mới hiểu được, chứ con người thì chịu, không làm sao hiểu được thứ tiếng nói này. Vì là một con người, không hiểu tiếng nói của một con chiên, nên tôi xin miễn phê bình.
Trần Chung Ngọc
Bài đọc thêm – Tin cập nhật mới nhất (Los Angeles Times ngày 3 thánh Giêng, năm 2010)
Findings point new path for dealing with
Vietnam War's poisonous legacy
[Những phát hiện hướng về con đường mới để giãi quyết di sản độc hại của Chiến tranh Việt Nam]
A Canadian firm says U.S. use of defoliants in Vietnam has left perilous dioxin levels, but that the issue is solvable.
Tran Huynh Thuong Sinh, who was born without eyes, is examined by a nurse at a hospital in Ho Chi Minh City. Many children at the facility are from areas once heavily sprayed by U.S. forces with the defoliant Agent Orange. (Kuni Takahashi / Chicago Tribune / July 8, 2009)
By Jason Grotto - Los Angeles Times - January 3, 2010
Reporting from Da Nang, Vietnam - When a small Canadian environmental firm started collecting soil samples on a former U.S. air base in a remote Vietnamese valley, Thomas Boivin and other scientists were skeptical that they would find evidence proving herbicides used there by the American military decades ago still posed a health threat.
But results showed that levels of the cancer-causing poison dioxin were far greater than guidelines set by the U.S. Environmental Protection Agency for residential areas.
That's when Boivin, now president of the firm, says he had his "eureka moment." Vancouver-based Hatfield Consultants Ltd. began tracing the toxin through the food chain, from the soil and sediment of nearby ponds to the fat of ducks and fish to the blood and breast milk of villagers living on the contaminated site.
The breast milk of one woman in the study contained dioxin levels six times higher than what the World Health Organization deems safe. She also had a 2-year-old child with spina bifida, one of the birth defects for which the U.S. Department of Veterans Affairs compensates the children of U.S. veterans.
Since then, Hatfield and Vietnamese scientists have taken samples from nearly 3,000 former U.S. military installations scattered throughout former South Vietnam and have identified 28 "hot spots," including three highly contaminated sites around populated areas in Da Nang, Bien Hoa and Phu Cat.
Their findings offered a way to recast the legacy in Vietnam of Agent Orange and related defoliants as a solvable, though urgent, issue. Instead of a messy controversy over birth defects and other complex health issues, the discovery of persistent contamination focused attention on a measurable, present-day problem that could be addressed.
Yet since the first Hatfield study was published in 2000, the U.S. government has done little to help clean up the sites it contaminated during the Vietnam War, providing just $6 million to tackle both the serious health issues related to the contamination and the significant environmental damage caused by the defoliants.
Boivin and others who have worked on the issue say that since the first studies came out, there has been more cooperation between the U.S. and Vietnam. Hatfield started working in Vietnam pro bono in hopes of landing Canadian government subsidies, but the firm later became committed to studying the problem, donating hundreds of hours and resources.
"During the past few years in particular, there's been huge movement on the U.S. and Vietnamese sides," Boivin said. "It's very encouraging to see."
Yet the United States' overall pace of action on polluted former military bases in Vietnam has been slow. Officials in Vietnam and the U.S. have not settled on an exact cost, but the price tag to clean up Vietnam War-era hot spots would run into the tens of millions of dollars.
"There's no question that there are levels of dioxin in Vietnam that are harmful, and there is no doubt that U.S. and South Vietnamese forces storing it there has had a cause and effect," said Michael Marine, the U.S. ambassador to Vietnam from 2004 to 2007.
"It's a relatively easy argument to make that the U.S. should help to address this issue."
The impact of Agent Orange isn't felt only by soldiers and civilians who were directly sprayed. The chemical has had a lasting effect in and around the bases where it was stored -- and spilled.
When Nguyen Van Dung took a job cleaning sewers at the Da Nang airport in 1996, he didn't know that U.S. forces had stored hundreds of thousands of gallons of herbicides there during the Vietnam War or that those herbicides contained a highly toxic compound linked to more than a dozen illnesses. He didn't know that the compound had soaked into the soil and remained there at dangerously high levels.
Dung moved with his wife, Thu, and their healthy infant daughter into a one-room cinder-block house next door to the former U.S. air base. During the next 13 years, Dung and Thu, who also works at the airport, had two children with devastating illnesses, including rare blood and bone diseases, that the couple suspect were caused by contamination at the airport.
Their second daughter died when she was 7, and now their 10-month-old son, who suffers from the same ailments, requires painful blood transfusions every month to stay alive.
"I am a man, and men seldom cry," said Dung, 41, who sat cross-legged on the floor in his home, tears welling in his eyes as Thu cradled the frail infant in her lap. "But every time my son has a blood transfusion, I cry."
During the last three years, Hatfield and Vietnamese scientists measured levels of dioxin in the blood and breast milk of workers at the Da Nang airport that were as much as 100 times higher than WHO safety guidelines.
Dioxin is considered the most persistent toxin known. In the environment, its half-life can be decades, meaning it takes that long for the chemical contamination to diminish by half. In the human body, the half-life of dioxin is about 7 1/2 years. That means that, not even a decade ago, some residents tested by Hatfield could have had even higher levels of the toxin.
The contamination at Da Nang isn't confined to the air base. Scientists also found that dioxin from the herbicides had seeped into nearby Sen Lake, where for decades residents bought and sold fish.
The dioxin levels in the fish and in sediment are so high that the Vietnamese government prohibited fishing and swimming in the lake and moved families living close by. The government also sealed the contaminated site with concrete and built a wall around the lake to keep residents out, although reporters on a recent trip to the site met teenagers who were fishing in the lake.
For more than 10 years, Pham Thi Cuc, 74, grew lotus flowers and kept a fishery on the picturesque lake just west of the Da Nang airport. Her business was shut down in 2007 after studies by Hatfield showed that dioxin levels in the lake's sediment were about 40 times greater than global safety standards.
Blood drawn from Cuc showed that she had some of the highest levels of dioxin ever measured in Vietnam, more than 50 times greater than WHO standards. Her children, who worked with her on the lake and ate large quantities of contaminated fish, also had high levels in their blood.
Although none of them is ill, Cuc said she has lost 10 pounds since the tests because she's terrified about how the dioxin might affect her children and grandchildren.
Studies have shown that dioxin exposure raises the risk of cancer and other diseases, but it can take decades for its effect on the body to show up, and some exposed people will never suffer ill effects. Scientists believe the chemical disrupts cell development and can even alter a person's DNA.
In 2006, the EPA began providing technical assistance as a way of contributing to efforts by the Vietnamese and private philanthropic organizations, most notably the Ford Foundation, to find inexpensive ways to eliminate the dioxin at the airport and in Sen Lake. In October of last year, the U.S. Agency for International Development signed a $1.4-million contract to research how best to clean up the site, a study the agency says will take three years.
But that won't alleviate Cuc's fears about the damage that has already been done.
"I cannot stop worrying about health problems with my children and grandchildren," she said. "I am old now, so I don't worry about my health. But I care very much about them." The money allocated by Congress also falls far short of what it will take to clean up the Da Nang site, let alone the dozens of other hot spots scattered throughout southern Vietnam.
A report from the Congressional Research Service released in June quoted cost estimates to clean up the Da Nang air base at about $17 million; the Vietnamese peg the cost to clean up the three major hot spots at about $60 million.
"We both have opened the door to say freely what we think," said Le Ke Son, deputy director of Vietnam's General Environment Department. "I know the U.S. government cannot do everything, but I think they should show some sympathy to Vietnam for what has happened."
[Source: http://www.latimes.com/news/nation-and-world/la-fg-agent-orange32010jan03,0,614 4418.story – 1/2010]
Chú thích
[1] Dao Thi Kieu, 57, works her rice field outside of Bien Hoa, Vietnam. Her fields were sprayed with herbicides by the U.S. military during the Vietnam War. Of her eight children, seven were born with birth defects and five have died. Kieu also lost her husband, who fought for South Vietnam's army, to cancers associated with exposure to Agent Orange and other defoliants. (Tribune photo by Chris Walker / September 19, 2009)]
[2] What is becoming clear, however, is that people -- especially women -- who are exposed to even trace amounts of TCDD, which scientists measure in parts per trillion “ppt”, have a higher risk of bearing children with birth defects.
[3] The Tribune saw many children at Tu Du and elsewhere in Vietnam who suffer from birth defects and illnesses that science has linked to dioxin exposure.
[4] Veterans joined a massive class-action lawsuit against Dow, Monsanto and other chemical companies that produced herbicides used in Vietnam. The case was settled out of court in 1984 for $180 million… Out-of-court settlements often suggest closure of a dispute, but the controversy has only grown in the last 25 years. At the time of the agreement scientists did not fully understand the long-term effects of dioxin, especially its connection to cancer and other slow-developing diseases, gradually documented in small studies.
In 1998, attorneys filed a new lawsuit against chemical companies that manufactured defoliants, contending that the settlement money had dried up by the time thousands of veterans developed illnesses linked to the defoliants. The 2nd U.S. Circuit Court of Appeals rejected the argument, and the Supreme Court declined to hear the case in March.
[5] Not content with using explosives and napalm on civilians, millions of gallons of agent orange were sprayed on Vietnam’s land during America’s war on the Vietnamese. This environmental and humanitarian disaster killed about 400,000 persons and caused about 500,000 birth defects. Dioxin is persistent and its direct effects continue to the present time. Dioxin also damages human DNA so that its effects will persist in the Vietnaamese population indefinitely.
No other country has ever before done such things to another.
[6] When we (military scientists) initiated the herbicide program in the 1960s, we were aware of the potential for damage due to dioxin contamination in the herbicide. We were even aware that the 'military' formulation had a higher dioxin concentration than the 'civilian' version due to the lower cost and speed of manufacture. However, because the material was to be used on the 'enemy,' none of us were overly concerned. We never considered a scenario in which our own
personnel would become contaminated with the herbicide. - quoted by Admiral Elmo R. Zumwalt, 1990
[7] Len Aldis, Secretary of the Britain -Vietnam Friendship Society, wrote to Nguyen Anh Thi, director of Monsanto Vietnam, asking him to discuss Agent Orange, which Monsanto manufactured and the US government sprayed in Vietnam, poisoning millions.
Aldis asked for a meeting, but Thi said he was out of town and replied with a pre-written statement from Monsanto: “During the Vietnam War, the US government, using its authority under the Defence Production Act, directed seven companies to manufacture this material [Agent Orange].The government specified how it would be produced and controlled how it was used in the field, including application rates...
“...The research on the issue of Agent Orange has gone on more than 30 years and continues today... all of this study has not conclusively demonstrated a cause-and-effect link between spraying of Agent Orange and the diseases that were evaluated.”
On October 19, Aldis wrote back to Thi:
“Mr Nguyen, the danger of dioxin was known at the time of manufacture. The companies knew but shamefully kept silent…
I must take issue with you when you write ‘All of this study has not conclusively demonstrated a cause-and-effect link between spraying of Agent Orange and the diseases that were evaluated.’ Mr Nguyen, this is an incredible statement that flies in the face of international research carried out by scientists from a number of countries.
The National Academy of Science has published lists of illnesses and disabilities due to the use of Agent Orange. These illnesses and disabilities are on record and cannot be denied.
US Veterans succeeded in their lawsuits against the companies that manufactured Agent Orange for the effects it has had on them, and their children, this is on record. In 1984 Monsanto was one of the companies involved in the out of court settlement of US $180 million. Mr Nguyen, if Agent Orange does not cause illnesses or disabilities, why did the companies agree to pay $180 million?
Let me remind you that 80 million liters of Agent Orange were sprayed over areas of Vietnam, not areas of the US. More reason surely for the companies, and the US government to make a financial settlement to the Vietnamese victims, and to their families.
I hope that you will make that visit to the Peace Village at Tu Du Hospital and see the children and teenagers, victims of Agent Orange, that I have seen. Look at the glass containers in the special room that contain the babies, stillborn due to the horrific abnormalities caused by Agent Orange. Look carefully at them Mr Nguyen, you will then perhaps understand the anger felt by thousands of people like me who will continue to seek justice for these tragic victims of the products produced by Monsanto.]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét