" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014
BÉO PHÌ TRÍ THỨC?
“Đọc sách mà không áp dụng cũng giống như ăn cơm mà không tiêu hóa.” – Edmund Burke
Béo phì là một dạng cơ thể phình to ra, tích lũy thành mỡ sau khi đã ăn quá nhiều thức ăn, trong số đó gồm có các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều đường, thức ăn nhiều đạm.
Hôm nay trong bài viết này tôi muốn mượn hai từ này – “béo phì” kết hợp với “ trí thức” để có một góc nhìn về cuộc sống hiện tại.Vậy béo phì trí thức là gì?
Trong ăn uống hàng ngày chúng ta tiếp xúc và dùng khá nhiều món ăn từ rất nhiều kênh khác nhau. Khi thì đi ăn vặt với bạn bè, khi đi ăn tiệc với đồng nghiệp, hoặc qua các bữa ăn gia đình. Có quá nhiều cách để chúng ta bắt gặp và nạp thức ăn vào cơ thể. Qua thời gian chúng ta cứ lặp đi lặp lại tiến trình này, vì vậy nó sẽ tích trữ ở cơ thể chúng ta dưới dạng các chất khác như đạm chẳng hạn hay mỡ, đường, dần dần cơ thể chúng ta mất kiểm soát với chúng. Chỉ vì cách nạp năng lượng vào cơ thể theo cách mà chúng ta thích, chúng ta không tiết chế được dẫn đến các căn bệnh khủng khiếp mà y học phương tây hiện tại cho chúng là nan y và bất trị tận gốc.
Chúng ta tiếp nhận kiến thức, tiếp nhận thông tin không khác gì so với việc ăn uống hằng ngày. Từ các kênh truyền thông mạng xã hội chúng ta không phải đọc báo, có tìn tức gì mới, kiến thức gì lạ thì cũng ta đề được mời gọi ghé thăm và tiếp nhận. Chúng ta không cần phải đi học ở Mỹ, ở châu Âu để có thể tiếp nhận các kiến thức mới của nhân loại, chỉ một cái kích chuột chúng ta có hàng khối thứ có thể tìm thấy trên internet. Hoặc một kênh khá hấp dẫn đối với mọi người đó là Tedx một trong những kênh trí thức, hội tụ rất nhiều diễn giả hay và thông qua các chia sẻ của họ thì chúng ta có thể hấp thu rất nhiều điều mới lạ.
Còn ở xứ sở chúng ta thì sao, có hay không những điều như vậy. Vô cùng nhiều, chúng ta có thể tham gia những trang chia sẻ những thông tin tích cực, mới lạ, góc nhìn khác biệt ở Tony Buổi Sáng hay Triết Học Đường Phố. Mỗi ngày một bài viết với một góc nhìn của một con người về những điều trong cuộc sống thì qua năm này tháng nọ chúng ta đã tích lũy thêm một lượng kiến thức vô cùng lớn, dần dần kiến thức đó sẽ béo hẳn ra.
Đấy chỉ là các kênh online thế thì còn các kênh offline thì sao, ở mỗi một nơi chúng ta sẽ có cách để tiếp nhận kiến thức khác nhau. Chúng ta đi đến trường học để được đào tạo, chúng ta tiếp xúc với những người giỏi và lắng nghe họ và ghi nhớ những điều họ nói. Chúng ta tự đọc sách hoặc tham gia các nhóm sinh hoạt offline như Spread Out Academic Club hoặc các câu lạc bộ sinh hoạt về sách. Ở các môi trường như vậy các bạn sẽ tiếp nhận lượng thông tin và kiến thức vô cùng lớn trong một thời gian ngắn. Khi đó các bạn trở thành những con người vô cùng thông thái, tài năng và thật “nguy hiểm”.
Tôi nói là nguy hiểm các bạn có ý kiến gì không?
Tại sao tiếp thu kiến thức nhiều sẽ làm cho chúng ta trở nên nguy hiểm. Có rất nhiều lý do để nói như vậy. Một trong các lý do đó là khi chúng ta bị béo phì trí thức chúng ta sẽ dễ trở thành những người “lưu manh trí thức”. Cũng dễ hiểu thôi, chúng ta biết nhiều, chúng ta ngộ ra nhiều điều khi đó chúng ta sẽ tỏ ra xem thường những người tầm thường khác. Chúng ta sẽ đặt vị trí của chúng ta là những người đứng trên người, và vai trò của những người đứng trên người là thúc đẩy tạo nên những cộng đồng tốt. Nhưng không chúng ta xem thường họ, chúng ta phê phán họ, chúng ta mặc định cho rằng chúng ta cái gì cũng biết, cái gì cũng đúng thì những tên lưu manh trí thức này còn nguy hiểm hơn cả những tên lưu manh bình thường khác.
Lưu manh trí thức nói cái gì cũng biết, hỏi cái gì cũng am tường về phương diện lý thuyết. Chúng ta sở hữu một lượng lớn các kiến thức từ kinh tế, văn hóa, khoa học, vũ trụ, kỹ thuật, kinh doanh hay y học sức khỏe,… nhưng chỉ dừng lại ở chỗ nắm rõ lý thuyết còn vận dụng những kiến thức này vào thực tế thì không mấy người làm được. Có người cả đời đọc, nghiên cứu rất nhiều về thương mại. Nếu bảo họ lặp một kế hoạch cho một dự án kinh doanh hay quản lý dự án, trên giấy họ làm rất giỏi nhưng mấy ai bắt tay vào thực hiện nó thành công. Có mấy ai vận dụng điều mình học để sử dụng chúng ngoài cuộc đời thực một cách mỹ mãn.
Khi chúng ta tiếp cận quá nhiều thông tin như vậy và chúng rất hay bị vướn các lỗi lý luận đại loại như thế này. Chúng ta nhận các thông tin từ môi trường là internet và thường xem đó là chân lý. Có lần mình trao đổi với bạn mình về một vấn đề thì bạn mình bảo và khẳng định chắt nịch với mình thông tin đó là đúng. Vì mới vừa đọc trên trang xyz.com nó nói thế. Hoặc một câu chuyện vui thế này:
Nobita: Nobita yêu Suka
Jaian: Jaian cũng yêu Suka nữa.
Nobita: Hay là mình yêu nhau đi Jaian.
Thế là họ nắm tay dắt tay nhau đi.
Đây là một câu chuyện thư giãn nhưng nó thể hiện được một lỗi lý luận trong câu chuyện này. Chúng ta những người tiếp nhận quá nhiều thông tin, kiến thức hằng ngày. Kiến thức nó không xấu, thông tin cũng không xấu. Biết nhiều kiến thức là điều mà mỗi chúng ta cần phải phấn đấu và nên làm. Vấn đề ở đây chúng ta sở hữu kiến thức thật nhiều thì hãy vận dụng nó vào cuộc sống của mỗi chúng ta, đừng nên khi có một bụng kiến thức rồi lại dùng nó để thách thức những người xung quanh, tỏ ra ta đây hơn người, tỏ vẻ chúng ta là thuộc tầng lớp trí thức để rồi xem thường những người khác. Đấy là béo phì trí thức và lưu manh trí thức, đừng cố gắng trở nên như vậy nhé tôi và các bạn.
Mr Lias
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét