Hữu Phương
Sư trụ trì ra đón ông Khả tận ngoài cổng chùa. Tay bắt mặt mừng. Vồ vập như người thân lâu ngày gặp lại. Chủ dẫn khách đi một vòng. Mắt cười, tay chỉ, miệng vồn vã. Khách chân bước, đầu gật gật, miệng cười đon đả. Cả hai hào hứng và mãn nguyện. Những mái ngói mũi hài thẳng tắp tươi rói. Những cột kèo bằng gỗ quý vừa được thay thế còn bóng dầu sơn. Những mảng tường vôi ve màu vàng nhạt, dịu và mát. Gian điện thờ sáng trưng đèn nến. Tượng Phật nhũ vàng lấp lánh. Mùi khói nhang ngạt ngào linh thiêng. Ngôi chùa cổ u tịch và tăm tối, nhiều chỗ nát dột xưa, mang sắc diện mới. Trẻ tráng, tôn nghiêm và cổ kính.
Người có phép thần thông ấy, không ai khác, chính là ông Khả. Mấy chục nghìn Mỹ kim ông cúng dường năm ngoái, đã biến đổi tất thảy!
Sư trụ trì dẫn thượng khách vào thư phòng. Nơi sư trụ trì đọc sách, thẩm kinh hàng ngày. Gian phòng bày biện trang nhã. Cửa sổ chấn song cấu trúc hình hoa văn cổ, thoáng và đẹp. Bên ngoài, khu vườn mát xanh bóng bồ đề và thông. Bộ tràng kỷ gỗ mun khảm xà cừ đã lên nước đen nhức. Bộ ấm chén màu da lươn nhỏ xinh bốc khói. Sực nức hương vị chè móc câu Thái Nguyên.
Hai người ngồi đối diện. Một già, cao lớn gân guốc. Một trẻ, nhỏ con thư sinh. Cả hai sắc mặt khoan hòa, hiền dịu. Họ uống trà trong những cái chén mắt trâu. Khách bỗng cao hứng nói, đạo Phật là một giáo lý nhân văn, bác ái. Tôi rất ngưỡng mộ! Sư trụ trì không giấu nổi cảm xúc, hai tai đỏ hồng lên, nói, đức thí chủ quả hơn người. Lát sau, nhà sư thân tình vươn người qua bàn, nói nhỏ, sao người không báo trước, để bần tăng ra sân bay đón? Chậc, khách phẩy tay, người nhà mà! Sư trụ trì đỏ mặt, chữa lời, phải phải! Giờ người là người của nhà chùa rồi! Đoạn, nói thêm, chẳng hay việc tôn tạo nhà chùa vừa qua, người có điều gì nhắc nhở thêm? Ồ không, ông Khả nói, rất đẹp! Rất vừa ý! Ông cười hiền, năm tới, tôi sẽ gửi thêm cho nhà chùa. Xây lại hậu cung, tam quan, và toàn bộ khuôn viên hàng rào. Bảo đảm sang trọng và tôn nghiêm nơi cửa phật. Vừa nói, ông vừa đưa tay phác một cử chỉ dứt khoát, khoanh toàn bộ khu rừng thông khá rộng của nhà chùa. Sự trụ trì giãn nở mặt mày, đỏ lựng da đầu. Mô phật! Cám ơn đức thí chủ! Khách nói xong, ngồi tựa ngả tư lự. Mắt lim dim nhìn qua cửa sổ lưa thưa nắng. Hiền lành như mọi người già phong lưu an nhàn. Chợt cất tiếng nói như từ một nơi xa xôi. Ta muốn... Ta muốn... Sư trụ trì đỡ lời, dạ thưa, bần tăng xin nghe. Ông Khả nói tiếp, trong tư thế không thay đổi. Và âm sắc không thay đổi. Như thể ông nghĩ trong đầu, chứ không phát thành lời. Ta muốn... mai kia, ta gửi nắm tro già thân thể ta, ở nơi này... Sư trụ trì ngồi thẳng người, chắp tay trước ngực, bần tăng xin nhớ. Thật quá hân hạnh cho nhà chùa!..
Được vài tuần trà, sư trụ trì đưa đẩy, chẳng hay, người ở thăm nhà chùa được bao lâu? Chỉ nội nhật hôm nay, ông Khả nói. Sáng mai ra sân bay. Bay thẳng về Mỹ! Vé khứ hồi đã mua từ bên kia...
Sư trụ trì nhớm đứng lên. Hẳn định sai bảo chuyện cơm nước cho thượng khách. Nhưng khách chuyển giọng, hượm đã, giờ ta có việc nhờ đến sư trụ trì đây? Sư ngồi lại. Mô phật! Xin người cứ sai bảo! Ông Khả nói, ta có một chiến hữu, bị bắt và bị giết, năm đối phương đánh vào thành phố này. Xác hiện đang nằm trong khuôn viên nhà chùa!.. Mặt sư biến sắc. Mô phật, bần tăng không hay biết chuyện này. Sổ sách lưu giữ, cũng không thấy ghi chép? Phải, ông Khả nói, sư thầy năm nay chưa tới năm mươi. Nghĩa là lúc đó, sư chỉ là một thằng bé con ở đâu đó. Nhưng ta thì rành rẽ tất cả. Bởi lúc đó, ta đã mang lon thiếu tá, chỉ huy lực lượng cảnh sát, nửa thành phố phía nam này!
Khách bỗng thành một con người khác. Vẻ hiền lành, phong lưu an nhàn biến mất. Trước mặt sư trụ trì, là con sói già đơn độc nơi đồng hoang. Những lọn tóc bạc thưa rũ xuống vừng trán nổi sóng. Đôi mày rậm muối tiêu luôn xô đẩy. Hai hòn lửa ngún cháy trong đôi mắt màu tro tuổi tác. Những sợi gân nổi gờ nhằng nhịt hai phía cổ và trên hai mu bàn tay già nua...
Nhà tu hành chợt cúi đầu thấp hơn. Mô phật, xin ngài cứ sai bảo! Lão Khả nhún vai đứng dậy, ta chỉ yêu cầu nhà chùa im lặng. Coi như không có ta. Và không có chuyện gì! Mô phật, xin ngài cứ tự nhiên! Nhà sư chưa nói xong, cái cặp số màu kẽm sang trọng trong tay lão Khả bật mở. Trong đó, chỉ độc mỗi dụng cụ đào đất cá nhân của lính chiến Mỹ. Còn xanh nước thép. Tách, chiếc lưỡi bật thẳng tưng. Nó là một cái xẻng chắc chắn. Tách, chiếc lưỡi quặp lại. Nó thành một cái cuốc vững chãi.
Lão Khả cởi quần áo ngoài. Chỉ còn độc mỗi quần đùi áo lót. Một khung xương khá to lớn. Ước ngoài tuổi bảy lăm. Cơ bắp nhễu nhão. Da trắng xanh. Đầy tàn nhang và nốt ruồi. Dẫu sao, nó chứng thực một cơ thể, thời tráng trai đẹp mã. Lão lấy trong túi chiếc áo ngoài màu tro bếp, may kiểu ký giả, chai Whisky lép tựa bàn tay. Tay kia cầm cây xẻng nhà binh.
Lão bước đi nhanh nhẹn. Và cương quyết. Sư trụ trì lúp cúp chạy theo sau. Tay cầm vội nén nhang. Hai người đi qua khu vườn hoa, theo những lối rải sỏi lạo xạo. Lách qua một gốc xà cừ tán rộng. Đến một khóm mẫu đơn già cỗi. Cách hàng rào xây gạch mốc meo vài bước chân, thì dừng lại. Lão thượng khách nhà chùa, đứng dạng hai chân lặng yên. Hất hàm xuống mô đất làn làn trước mặt. Cỏ úa vàng. Và đầy lá rụng. Như thể chào người dưới mộ. Lại như bảo với sư trụ trì, hắn đấy!
Sư trụ trì đưa mắt nhìn quanh giây lát. Không thật sự tin lắm. Nhưng sắc thái dữ dằn của viên sĩ quan cảnh sát cũ, đã không cho sư ho he. Bật diêm cắm nén hương lên phía đầu mộ. Và kính cẩn cúi đầu...
Cái đầu bạc của lão Khả khẽ rung rung. Tựa gió thổi rung mái tóc lưa thưa. Mép lão nhếch nháy không thành lời. Chính nó đây! Khi vị sư trụ trì già lão ấy, kéo cái xác về đây, ta đã đi theo. Cái hố được đào sẵn. Không biết vô tình hay cố ý, huyệt mộ được đặt song song với tường rào xây gạch. Đầu quay về cụm hoa mẫu đơn đang nở mấy bông đỏ thắm. Ta đã vẩy một viên súng sáu vào cái xác không còn ra hình người ấy. Nhưng viên đạn trượt sang cắm vào trụ gạch. Hơn bốn mươi năm, vết đạn như một vết sẹo mờ rêu kia!
Sư trụ trì khom người kính cẩn. Mô phật, xin cho tàn tuần nhang, rồi quý ngài động thổ? Lão Khả khẽ hất cằm. Ra chiều đồng ý. Lại như bảo, việc ông xong rồi đấy, lui đi cho! Nhà tu hành, tay vẫn chắp ngực, đi lui mấy bước, rồi mới xoay người.
Lão Khả ngửa cổ, dốc mạnh chai rượu. Một chút sinh khí chạy trong gân cốt. Nóng ran huyết quản. Lão ngồi bệt xuống đất. Hai chân dạng ra hai phía mô đất. Tay vòng qua đầu gối. Mấp máy môi. Này người anh em bạn cọc chèo! Chỉ có ta, và lão sư già buổi ấy, là biết chỗ nằm của người anh em thôi đấy. Còn giấy báo tử do thượng cấp gửi về gia đình người anh em, chỉ ghi mỗi an táng tại mặt trận phía nam. Hôm nay, ta cất bốc cho người anh em. Không phải để đưa vào nghĩa trang liệt sĩ. Cũng không phải gửi về nhà người anh em. Mà sẽ hóa kiếp lần nữa cho người anh em. Cho thành tro bụi. Thành mây gió. Thành không khí. Không còn lẽo đẽo theo ta như hình với bóng được nữa! Không ám riết cuộc đời ta được nữa. Không dày vò tâm trí ta được nữa. Không cho ta sống một giây không yên ổn được nữa! Đây là trận đấu cuối cùng của hai ta. Trận đấu tay vo. Ta phải giết người anh em một lần nữa!..
Lão Khả lại nốc rượu. Và tiếp tục mấp máy môi. Phần thắng đã quá rõ ràng! Ta, còn sống nhăn răng. Từ một quốc gia giàu có bậc nhất, quyền lực bậc nhất, bên kia đại dương, trở về. Sức khỏe dư thừa. Tiền bạc rủng rẻng. Đủ sai khiến nhiều người dân xứ này, như một số Việt kiều yêu nước! Còn người anh em, một nắm xương tàn. Vùi không manh chiếu. Bốn mươi năm lẻ trong bùn đất! Ha ha ha!..
Lão Khả chợt cười lên thành tiếng. Và bật dậy như lo xo. Tay cầm cán cuốc. Bước loạng chọang quanh nấm đất cằn khô, mưa gió phai tàn.
Sư trụ trì chợt run lẩy bẩy. Tay vội khép cánh cửa sổ. Mô phật! Ôi, sự hận thù! Sự hận thù! Dai dẳng và khủng khiếp làm sao!
Ngoài vườn, lão Khả vừa đi, vừa lẩm bẩm. Này người anh em! Người Tàu nói, quân tử trả thù mười năm chưa muộn. Người Mỹ nói, trả thù là một món ăn, mà càng nguội lạnh, càng ngon! Ha ha ha! Chuyện đó xưa rồi. Ta về đây, không để trả thù. Ta chỉ giải vong hạn. Ta giải cái vong người anh em bám riết ta mấy chục năm nay. Sống dở chết dở. Kể từ khi ta cưới bằng được cô gái ấy...
Lúc đó, ta coi là một chiến công. Chiến công hiển hách của thời trai trẻ. Bởi lúc đó, ta đã có một đời vợ với hai đứa con. Người vợ ấy do cha mẹ ta cưới hỏi. Nhưng, từ khi được điều vào làm đồn trưởng cảnh sát, ở cái thị xã Đồng Hới nhỏ bé ấy, ta coi mình là trai tơ. Vả chăng, vợ ta làm sao sánh được cái gót chân của nàng? Nàng kiêu sa và lộng lẫy đến nhường kia!
Nhưng nàng lại đặt cao chữ hiếu. Như mọi cô gái có học hành chữ nghĩa. Và chính điểm yếu này đã giúp ta chiến thắng. Thoạt đầu ta phô trương cái vẻ điển trai, bộ quân phục sĩ quan cảnh sát trắng tinh, cùng cái lon thiếu úy đồn trưởng ra ve vãn. Khi mắt ta vô tình chộp được bóng nàng theo mẹ đi chợ. Đấy là mùa hạ năm nàng vừa học hết cấp hai. Đôi mắt đen trong veo, chứa cả một bầu trời mơ mộng. Đôi má ửng hường, màu thiếu nữ? Hay những bông phượng đầu mùa e ấp dưới vòm xanh lối phố, ánh lên má nàng? Bộ đồ vải đen mềm mỏng, may chít co của gái miền trung, cố che một cơ thể nõn nà phổng phao đang lớn dậy. Trái tim ta chợt đau nhói. Một cơn đau ta chưa gặp bao giờ!
Mẹ nàng có một gánh hàng xén ở chợ. Nghỉ hè, nàng theo giúp mẹ buôn bán. Ta đã ngày mấy lần thoáng qua đó. Súng ngắn sệ đùi. Giày đen bóng lộn. Chiếc mũ cao hếch lên kiêu hãnh. Ta biết, có bao nhiêu cặp mắt con gái ngoái theo. Nhưng không có ánh mắt nàng. Ta buộc lòng phải dừng lại, hỏi mua cái này cái kia. Cốt để được nhìn đôi mắt nàng. Vờ chạm vào đôi cánh tay với những ngón thon dài. Nhưng nàng thường kín đáo kéo nghiêng vành nón. Chỉ có mẹ nàng giao tiếp.
Nhất đẹp trai, nhì chai mặt. Ta có cả hai thứ đó. Phải vận dụng cả hai. Ta đón đường ở một góc phố. Nhã nhặn chào mẹ nàng, mỉm cười với nàng. Và đi theo hai người một quãng. Ta đã nói cái câu ngỏ lời một cách rõ ràng. Nghe xong, mẹ nàng nói, cám ơn ngài, nhưng con gái tui đã có người đi hỏi rồi. Còn nàng quay mặt đi. Coi như không có ta ở đó.
Hẳn nhiên, ta phải dùng kế sách cuối cùng. Không mới. Và hèn hạ. Nhưng hiệu quả. Ta tổ chức một cuộc bố ráp. Nói là tìm một tên Việt Minh chạy trốn. Và cho thuộc hạ lôi ra từ trong một cái hòm gỗ đựng quần áo lộn xộn của giáo Thọ cha nàng, một bọc mấy tờ truyền đơn, gói cờ đỏ sao vàng. Mặc giáo Thọ trợn mắt, căm phẫn trò bỉ ổi của ta. Ta chỉ cười khẩy. Hất hàm cho trói gô cánh khuỷu. Ra hiệu dẫn nhanh về đồn. Đây là khu vực nội thị, mươi bước chân nữa là vùng du kích.
Giáo Thọ chỉ còn nắm xương bọc tã rách. Thoi thóp thở. Sau hai ngày nhốt chung với phường thảo khấu ma cô. Nàng đã quỳ mọp xuống chân ta. Nước mắt như mưa như gió...
Ta tổ chức đám cưới ngay tại đồn, chỉ hai hôm sau đó. Vì sợ để lâu, bọn Việt Minh nẫng mất. Ta chẳng nhớ cái nhóm năm, bảy người gia đình nàng đến dự. Ngồi co ro ở dãy ghế cuối cùng. Có thể có cả anh bạn, phải không? Ta không nhớ. Và cũng không cần biết cái nhóm khố rách áo ôm ấy. Ta chỉ biết mỗi mình nàng. Chỉ cần mỗi mình nàng. Thế là đủ.
Nhưng một năm sau đó. Khi ta tiền hô hậu ủng. Với tư cách là rể hiền. Về dự ngày giỗ ông nội nàng. Ta mới vỡ lẽ. Ta đã vô tình rơi vào tổ kiến lửa! Giáo Thọ chỉ có hai cô con gái. Chị Phượng, em Loan. Hệt Thúy Kiều Thúy Vân. Phượng đã theo anh bạn Luận đây, ra vùng du kích từ năm trước. Loan ở lại chờ học cho xong, liền rơi vào tay ta. Luận là cán bộ công an Việt Minh, nhỏ hơn ta hai tuổi.
Đội quân tháp tùng vợ chồng ta, chủ yếu lấy oai. Giờ trở thành lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt. Bà mẹ vợ tròn mắt lo lắng. Còn giáo Thọ, bỗng trở thành con người khác. Trịnh trọng và uy quyền của bậc sinh thành. Ta trịnh trọng và tự tin. Lấy vẻ hiền lành. Khoan thai bước vào trong nhà. Xáp phải mặt anh. Bốn mắt chiếu vào nhau. Cùng kín đáo đưa tay sờ bao súng. Giáo Thọ nghiêm mặt, nói, ngoài xã hội, hai anh có thể ở hai chiến tuyến. Nhưng chừ tại nhà tui, trong ngày giỗ cha tui, hai anh là con rể tui! Đoạn, ông trỏ cái đinh, đóng sẵn từ bao giờ trên xà nhà, nói tiếp, hai anh treo vũ khí lên đó, rồi đi làm nghĩa vụ con cháu đối với ông bà tổ tiên!
Từ một góc khuất, Phượng bước ra, đến giúp chồng tháo thắt lưng bao súng ngắn, treo lên cái đinh. Biết ý, Loan cũng tháo thắt lưng súng lục của ta, treo lên đó. Luận đến châm hương, kính cẩn vái lạy khá thành thạo, lên bàn thờ gia tiên. Ta khệnh khạng và lóng ngóng làm theo. Hệt con rối. Mồ hôi vã ra, ướt cả hai nách áo bộ quân phục trắng. Mất cả tự tin. Chờ ta vái xong, Luận bước đến. Ta hiểu ý đưa tay ra. Hai thằng bắt tay nhau khá chặt. Trước mặt vợ chồng giáo Thọ, hai cô vợ và vài ánh mắt phụ nữ nấu bếp ghé nhìn. Anh bạn cọc chèo cao gầy. Mắt đen. Da rám nắng. Nhưng cái nắm tay cứng như thép. Tay ta như bị kìm bóp. Tê điếng. Đã từng theo học võ Tàu mấy năm, ta chợt hiểu. Luận và mọi người cùng cười thoải mái. Ta gượng cười to hơn. Cho ra vẻ ta đây không sợ gì cả. Quả thật, số cảnh sát ta đem theo đã được lệnh bao vây chặt ngôi nhà.
Mâm cỗ nhà trên chỉ có sáu người. Vợ chồng giáo Thọ ngồi hai phía đối diện ngoài cùng. Tiếp bên giáo Thọ là vợ chồng Luận. Tiếp bên mẹ vợ là vợ chồng ta. Đôi một gióng sang. Ta và Luận mấy lần chạm ly. Ngầm kín đáo dò xét tâm địa nhau. Bằng đôi câu xa xôi bóng gió. Ngầm so cao thấp trước thần lưu ly. Và ngầm tỏ ra xởi lởi trước mặt bố mẹ vợ, cùng hai người đẹp của mình. Về khoản ăn nhậu, hẳn ta vượt trội. Vì sau ba ly, mặt Luận đã như mặt trời mọc. Nhưng chính lúc đó, ta chợt giật mình. Ngoảnh đi ngoảnh lại, trong mâm, ta gần như đơn độc. Nếu có biến, Loan cũng chưa hẳn đã sẵn sàng che đạn cho ta. Dù từ khi có nàng, mọi tình cảm của ta gần như dồn hẳn cho nàng. Nhất là từ khi nàng mang thai. Nàng cũng biết điều đó. Nhưng cái thủ đoạn bỉ ổi, để buộc nàng phải trao thân cho ta, hẳn chưa nguôi trong lòng nàng. Ta buộc phải đưa mắt tìm thuộc hạ canh gác quanh nhà. Nhưng vừa nghển cổ, đã bị một cái vỗ vai làm ta bủn rủn cả người. Cái vỗ vai không âm thanh, nhưng tê dại từng sợi gân thớ thịt. Đó là lão đầu bếp. Thấp đậm và đen đúa. Lão thỉnh thoảng đi lên đi xuống, tiếp thức ăn cho các mâm. Lão cười hiền, thiếu úy yên tâm! Các chiến hữu của ngài, cũng đang được ăn uống chu đáo. Lúc đó, ở nhà ngang, vọng lên tiếng của lính tráng ta chạm ly vui thú. Ta giận tím mặt. Một cảm giác bị bắt sống ớn lạnh sống lưng. Ta ngậm bồ hòn. Giả lả nói cười như không. Nhưng ngầm tìm kế thoát thân khi có biến. May mà, đối phương không có ý thịt ta!..
Lão Khả chợt dừng phắt. Tuồng như để lục lại trí nhớ. Rồi ngửa cổ dốc chai rượu, tu liền mấy hơi. Quả thật, nếu cố ý thịt ta, đối phương đã có không ít cơ hội. Hình như đối phương kiên trì lôi kéo ta. Chứng cớ là, cái thị xã bé tẹo ấy, đi đâu cũng vấp lính tráng và cảnh sát. Thế mà, cứ năm bữa nửa tháng, là một vị tai to mặt lớn biến mất. Với một lệnh xử tử của chính quyền Việt Minh để lại. Phòng ngủ của vợ chồng ta, được canh gác vòng trong vòng ngoài, đôi lần cũng nhận được giấy cảnh cáo!..
Trời đã bắt đầu oi. Mặt và cổ lão Khả đỏ tía. Có thể vì men rượu, và cả quá khứ kích động. May thay, ở đây vẫn còn rợp bóng râm. Lão buông cái cuốc xuống nấm đất. Một tay cầm chai rượu. Tay kia vung vẩy, chém vào không khí. Miệng thầm thì trong hơi gió...
Chiến sự chuyển biến mau lẹ. Điện Biên Phủ thảm bại. Người Pháp đầu hàng. Hiệp định Giơnevơ chia đôi đất Việt. Bằng lát cắt Vĩ tuyến 17. Cho hai chế độ. Một cuộc di cư, tập kết của hai bên, ồ ạt xảy ra. Cửa Nhật Lệ, tàu há mồm của Pháp đậu chực chờ. Ta được lệnh hướng dẫn, giám sát trật tự người xuống tàu vào Nam. Ta đứng trên bờ kè, nhìn dòng người dắt díu con bồng chó troóng, bị con tàu nuốt chửng. Chợt giật mình bởi một cái vỗ vai nhẹ. Quay lại, đã thấy Luận đứng bên từ lúc nào. Quân phục màu cỏ úa còn nguyên nếp gấp. Cầu vai cũng lon thiếu úy như ta. Chào dượng, Luận nói, dượng vẫn quyết định đi à? Ta nhíu mày, khẽ gật. Dì Loan và cháu, nghe nói ở lại, sao dượng không ở lại cùng họ? Người quân tử không thờ hai chủ! Ta đáp gọn. Luận vẫn chưa buông, chủ của dượng bấy lâu là Pháp. Chừ Pháp chạy rồi? Ta biết lập luận của mình bị bẻ gãy, nên gạt phăng, ở đây không nói chuyện chính trị! Nhưng chuyện mẹ con dì Loan, Luận nói, đâu có chính trị? Dượng nên vì mẹ con dì ấy, mà ở lại. Cách mạng luôn khoan hồng, và tạo điều kiện cho những người lầm lạc, cống hiến trí lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ta định nói, có hàng ngàn hàng vạn người, đã biếu không chính quyền Việt Minh hàng đống vàng trong cái “tuần lễ vàng” năm 46, thậm chí còn hiến cả tiền bạc, đất đai, nhà cửa cho kháng chiến. Vậy mà đến cải cách ruộng đất, họ bị lôi ra bắn bỏ! Xong ta kịp ghìm lại. Không muốn đôi co lúc này. Ta bỏ đi...
Nhưng đức kiên trì của Luận, và những người bên kia, là không giới hạn. Họ tận dụng mọi khe hở có thể có, để cài cắm, lôi kéo người. Họ biết ta yêu Loan đến cháy lòng cháy dạ. Ta không thể khuyên nàng đi theo lúc đó. Nhưng ta vẫn chưa thôi hy vọng. Và khi tạm yên bề công vụ nơi thành phố Huế xa lạ, ta bắt tay liên lạc với nàng. Thoạt đầu là thư từ bưu thiếp hợp pháp. Sau hai năm, ranh giới hai miền chính thức khép chặt. Ta vẫn thư từ cho nàng. Bằng đường dây tuyệt mật ta thiết lập trước khi vào Nam. Ta vẫn hy vọng, có ngày, Loan nhận ra tấm lòng tri kỷ của ta, mà vào theo.
Anh bạn cọc chèo đây giỏi lắm. Cái đường dây tuyệt mật của ta, bị anh bạn thay dần các mắt xích từ lúc nào. Ba mươi năm sau ngày ra đi, ta trở về với cái mác Việt kiều yêu nước. Ta tìm thăm một vài người tâm phúc, trong đường dây bí mật thuở đó. Và té ngửa. Hắn đã trở thành người của Luận, ngay khi ta vào Nam được vài tháng. Hắn còn cho biết thêm, nếu Loan gan lì và mưu lược như Phượng, thì kẻ gối ấp vai kề bên ta sớm tối, lại là một điệp viên của phía bên kia! Thật may cho ta. Và không may cho anh bạn đây. Loan quá yếu đuối, quá sợ hãi. Nàng mặt đổ chàm, hồn vía lên mây, khi được giao nhiệm vụ. Nàng xin, đừng giao cho em, mà hỏng việc cách mạng. Điệp vụ của anh bạn đây không thành. Loan đã không vượt tuyến vào với ta. Ta đành cưới vợ khác, ba năm sau đó...
Nhưng anh bạn đây vẫn chưa thôi từ bỏ lôi kéo ta. Có thể anh tin vào chút tình “cọc chèo” vốn có của người Việt? Hay anh tin vào tình yêu hiếm có của ta với Loan? Không biết nữa! Nhưng có lẽ nhờ thế, mà ta thoát chết mấy lần dưới bàn tay anh? Nói đúng hơn, là anh bạn đây chưa muốn giết ta. Anh vẫn muốn có được ta. Phải không, anh bạn? Ha ha ha!..
Quả thật, lúc đó ta hốt vô cùng! Hồn vía bay đâu mất. Quai hàm cứng đơ. Tay chân cứng quèo. Toát mồ hôi lạnh. Tựa người trúng gió. Ta không biết phải làm gì. Không biết phải nói gì. Thậm chí, không biết phải nhìn đi đâu! Ai mà ngờ được, dễ đã chục năm rồi. Loan đã thành dĩ vãng. Mặc dù, đôi khi gặp một bóng dáng tuyệt đẹp của thiếu nữ qua phố, hay mỗi lần lột quần áo cô vợ gầy đen mới cưới, ta không khỏi gợn nhớ tới nàng. Đã mười năm. Cùng với đường dây bí mật chết yểu, ta không có tin tức về nàng. Thế mà, sớm đó, ta nhận được thư nàng. Trong một hoàn cảnh hết sức trớ trêu. Thoáng nét chữ ngoài phong bì, ta nhận ra ngay. Ta muốn la lối lên tức khắc với đám cảnh sát thuộc hạ trong đồn. Ta muốn rút ngay tắp lự khẩu súng lục sệ sát dưới mông. Ta muốn lấy tức thì chiếc bộ đàm trong túi quần, gọi ngay về trung tâm. Ta muốn...
Ta biết, những sư đoàn chủ lực Bắc Việt, đã tràn vào miền Nam. Những lực lượng cán bộ, công an ưu tú Bắc Việt, cũng đã có mặt ở mọi nơi. Từ vùng giải phóng, cho đến các đô thị. Thậm chí, nghe nói, họ có mặt cả trong bộ máy chính quyền Quốc gia. Nhưng ta chưa gặp một ai. Chưa biết mặt ngang mũi dọc của họ thế nào! Vậy mà, sáng đó, ta gặp hắn. Là anh bạn đang nằm dưới mộ đây. Ngay trước cửa đồn cảnh sát to lớn của ta! Ta không ngờ, cái lão già hom hem, áo bà ba nâu phai tã. Cái mũ sợi ni lông giả cói rộng vành xệch xễ. Kéo chụp xuống nửa khuôn mặt. Gò lưng đánh giày cho ta trước cửa đồn. Lại chính là Luận. Ta ghếch chân lên hai đầu gối hắn. Tay chống nạnh. Mặt vênh lên, lơ đãng nhìn người qua phố. Hắn đánh rất cẩn thận. Đôi giày láng bóng. Ta móc túi lấy mấy đồng tiền lẻ. Chợt nghe tiếng hắn rất khẽ, đại úy có thư đây! Ta nhìn xuống. Và hắn nhìn lên. Bốn mắt gặp nhau. Tim ta bay ra khỏi lồng ngực. Máu ta ngừng chảy. Ta đánh mắt rất nhanh. Cách năm bước chân bên trái, một phụ nữ bán chè gánh. Cách bảy bước chân bên phải, gã xích lô chờ khách. Bên kia mép đường, năm ba đàn ông uống cà phê. Hình như họ đều là người của bên kia. Ta vày nhanh bức thư vào túi. Và quay ngoắt như con lật đật. Vào được trong đồn, ta bắn ba phát súng chỉ thiên. Cốt để trấn an mình. Miệng hét lên, tụi bay đâu, toàn một lũ ăn hại. Để Việt cộng lọt vào đến đây! Nghe tiếng súng, cả đồn nhốn nháo. Bước chân rầm rập. Thưa đại úy, bọn chúng đâu? Ta chỉ ra phía cửa. Nhưng ở đấy, không còn lão đánh giày. Không còn người phụ nữ bán chè gánh. Không còn gã xích lô. Cả mấy người uống cà phê bên kia đường, cũng không có nốt. Bọn thuộc hạ quay sang giễu ta. Đại úy xem nhiều phim chưởng quá, chừ nhìn gà hóa cuốc. Việt cộng mà vào được đây, giữa ban ngày ban mặt, thì có mà... Ta không nói gì. Thế mà hóa hay. Thượng cấp sẽ chẳng biết tí gì. Ta trở về phòng, khóa cửa lại. Lén móc thư của Loan ra. Cũng không còn tâm trí đọc nữa. Tay chân vẫn còn run lẩy bẩy. Ta bật lửa đốt, và ấn nước bồn cầu. Cho mớ tàn tro trôi vô tăm tích! Quả thật, bức thư như trái lựu đạn nằm trong túi quần. Nó mà nổ, tan cả đời binh nghiệp. Tan luôn cả xác!..
Nhưng anh bạn đã như bóng ma. Xuất quỷ nhập thần. Ám riết cuộc đời ta. Đêm ta ngủ cứ phải đặt khẩu súng dưới gối. Ngày ra đường, cứ phải để mắt mấy mụ đàn bà bán hàng gánh. Mấy gã xích lô xe thồ đợi khách. Mấy đứa đánh giày mời mọc. Mấy tay cà phê cà pháo ven đường. Xó xỉnh nào, ta cũng thấy bóng anh bạn đâu đây. Ta phải diệt cái bóng ma ấy...
Này anh bạn, anh có biết mình bị lộ thế nào không? Ha ha ha!
Sau cơn địa chấn long trời lở đất Tết Mậu Thân 68, dù phía anh bạn đánh quá bất ngờ vào sào huyệt bên ta. Chiếm nửa thành phố. Và giữ đến mấy chục ngày. Nhưng lực lượng ngầm của anh bạn bao năm, đều đã phơi mặt ra cả. Buộc phải nhảy núi tất. Quân Mỹ và các nước đồng minh, cùng các sắc lính Việt Nam Cộng hòa, sau cơn choáng váng, đã phản kích lại. Đẩy lực lượng bên anh lên tận rừng xanh. Anh bạn lại phải bắt tay xây dựng lại từ đầu. Đêm đêm lặn lội về nội thành móc nối. Mỗi người tự đào hầm bí mật riêng của mình. Không để ai biết. Tìm hầm bí mật, khác chi mò kim đáy biển! Ta tập trung dò tìm vài manh mối đường dây liên lạc. Và khi nhận được mật báo, đã thấy bóng một cô gái lẩn vào bụi lồ ô ở một khu vườn rậm. Ta lập tức cho quân vây chặt. Lớp trong lớp ngoài. Vòng vây thắt dần. Thắt dần. Loa gọi. Súng bắn như mưa vào vạt lồ ô. Khi cách chừng ba cục bước chân, lũ lính ta khựng lại. Không tiến thêm bước nào nữa. Từ phía sau, ta hét lên, đù mạ, sao dừng lại? Một thuộc hạ bẩm, thưa thiếu tá, sợ Việt cộng tung nắp hầm! Đù mạ, tiến lên! Ta hét, và bắn mấy phát đạn, sát sạt qua đầu chúng. Chúng lập tức nằm rạp xuống. Và đưa mắt nhìn nhau. Cùng lết từng ly một. Quả thật, không biết miệng hầm nằm ở chỗ nào? Dưới hầm có bao nhiêu tên? Một khi Việt cộng tung nắp hầm, lựu đạn chùm sẽ tung bốn phía. Tiểu liên AK quạt như mưa táp. Lính ta chỉ mỗi giơ thân ra hứng đạn. Nhưng mặt trời chỉ còn độ cây sào. Đêm đến đồng nghĩa với việc, Việt cộng không cánh mà bay! Ta gọi về trung tâm. Cối cá nhân được chi viện. Nã cấp tập. Bụi lồ ô tan như xơ mướp...
Phía anh bạn, có lẽ thấy đã đến lúc. Không phải một lá cờ trắng giơ lên. Một cột khói ngoằn ngoèo cháy vội. Đạn cối lập tức rót xuống ngọn khói. Mấy phút sau im ắng. Ta thúc lính trườn lên. Lặng phắc! Căn hầm được dè dặt khai quật. Té ra, đạn cối không trúng nóc hầm. Chỉ trúng ống thông hơi. Nhưng cả hai tên Việt cộng đã chết. Vì sức ép. Mớ tài liệu cũng chưa kịp cháy hết. Trong ánh sáng cuối ngày, ta nhận ra anh bạn cọc chèo!..
Ta muốn khuếch trương chiến công với thượng cấp. Ta muốn huênh hoang với đồng nghiệp. Ta muốn thị uy đám dân chúng. Ta muốn răn đe với đồng chí của anh. Ta cho bêu xác anh ở ngã ba đại lộ. Tựa chúa Jesu trên thánh giá. Ngay trước cửa sân bay Phú Bài. Và cho phục kích quanh cái xác.
Năm ngày trôi qua. Nắng tháng tư miền Trung bắt đầu đổ lửa. Xác anh bạn đã sưng sỉa. Xám ngoét. Nước màu bã trầu rỏ xuống nền nhựa đường. Nhặng xanh vù vù. Từ trong miệng. Trong hốc mắt. Dòi rơi lả tả...
Ta chậm rãi đi quanh xác anh. Mặt lấc láo. Gật gù. Nghĩ về thời cuộc. Nghĩ về số phận. Nghĩ về quan hệ hai ta. Đầy hãnh diện. Ta bao lần được sống trong tay anh. Nhưng chỉ một lần, anh chết trong tay ta! Ha ha ha!..
Ta ngửa mặt dưới gầm trời. Tựa thể trời cũng thấy ta. Khi ta nhìn xuống, chợt thấy lão nhà sư già, đứng cúi đầu ngay trước mặt. Hai tay chắp trước ngực. Tấm áo cà sa cũng cũ kỹ và già nua như lão. Mô phật, nhà sư nói, ta là đấng tu hành, không thuộc bên phe nào. Ta chỉ thờ chữ thiện. Cái xác này vô tội. Ta cầu xin thiếu tá, cho nhà chùa chôn cái xác này?
Ta nghĩ, ân uy như thế đã đủ. Khẽ gật đầu. Không vải liệm. Không săng hòm. Không cả chiếu bó. Chỉ cái bao cát lão đặt xác kéo về, lót dưới lưng. Không giấy đắp mặt. Chắc lão sợ ta nghi lão là Việt cộng. Lão tìm quanh, và nhặt được cái bao đạn rỗng. Lão đắp lên mặt. Ta vẩy một phát đạn vào cái xác không còn ra hình người. Giết anh ta một lần nữa. Cho chắc chắn. Là anh đã chết. Vĩnh viễn! Từ nay, ta kê cao gối ngủ, nhé! Ha ha ha!..
Thế mà anh bạn vẫn sống! Cuộc phản kích sau Mậu Thân của Mỹ và liên quân, với hàng chục sắc lính Việt Nam Cộng hòa, chỉ như đá ném ao bèo. Việt cộng bị đẩy về rừng xanh, không lâu sau lại tràn về thành phố. Như con bạch tuộc trăm vòi, siết chặt yết hầu đối phương. Buộc người Mỹ phải tung quả đấm cuối cùng. Canh bạc cuối cùng. Xua B.52 ném bom Hà Nội. Mười hai ngày đêm. Hẳn Nhà trắng rung đùi nghĩ về tàn cuộc. Nhưng không ngờ lũ ngáo ộp ấy rụng như sung. Dưới bầu trời Bắc Việt. Người Mỹ giật mình. Kho B.52 sắp cạn. Vội vàng ký Hiệp định Paris. Bỏ của chạy lấy người. Không như Hiệp định Giơnevơ, cái Hiệp định chết tiệt này, chẳng cho chính quyền Sài Gòn một tẹo đất nào!
Mặt đất đâu đâu cũng có bóng anh bạn. Việt cộng tiến như vũ bão. Các cánh quân tràn theo mọi hướng. Từ Thạch Hãn ào ạt tiến vô. Từ Tây Nguyên thọc xuống. Từ mặt biển quật lên. Đại bác rền trời. Xe tăng rung đất...
Ta chỉ có chạy. Chạy ngày chạy đêm. Như các thượng cấp. Ta, miệng hô tử thủ, chân dận ga xe Jep. Chạy vào Đà Nẵng. Chạy vào Quy Nhơn Bình Định. Chạy vào Nha Trang Khánh Hòa. Chạy vào Phan Rang Phan Thiết. Chạy vào Gài Gòn. Chạy lên tàu Mỹ. Không chỉ mình ta chạy. Có hàng vạn hàng triệu người chạy. Một số ngăn xe ta lại. Họ bíu vào thành xe ta. Ta không có kiếm để chặt rừng cánh tay ấy. Nhưng ta có tiểu liên AR15. Nó giúp ta dẹp đường. Lên được tàu Mỹ rồi, ta vẫn tim đập chân run. Phải đến khi đặt chân lên đất Mỹ, ta mới hoàn hồn. Thở phào nhẹ nhõm. Ta ngoảnh lại phía mù khơi. Vĩnh biệt nhé. Vĩnh biệt cái cuộc chiến khỉ gió! Vĩnh biệt anh bạn cọc chèo sống dai như đỉa! Vĩnh biệt!..
Nhưng, nước Mỹ tối tân. Nước Mỹ giàu có. Nước Mỹ quân hùng tướng mạnh bậc nhất địa cầu. Vẫn không ngăn được anh bạn cọc chèo của ta đây. Anh xuất hiện nhiều hơn trên đất Mỹ. Không lúc nào ta không thấy anh. Trong lúc ăn. Trong lúc chơi đùa. Cả trong giấc ngủ. Bao giờ cũng cái bộ mặt sưng sỉa, xám ngoét. Tay chân bị trói dang ra trên cọc bêu, nhưng cái đầu ngoẹo một bên vai. Mớ tóc rủ xuống. Hệt chúa Jesu trên thánh giá. Anh thường bóp cổ ta. Một đêm ta mở mắt. Chợt thấy anh ngồi bên cạnh. Vươn cánh tay sưng phù sang ta. Ta bật dậy như lò xo. Gạt phăng cánh tay. Và chồm lên bóp siết cái cổ mang bộ mặt ấy. Cho đến khi, nghe tiếng ằng ặc giãy chết của vợ, ta mới dừng tay. Từ đó, bà ấy phải dọn ra ngủ riêng.
Một lần khác, hai bên quần nhau rất lâu. Ta thất thế, bị anh bạn bóp cổ đến tắc thở. May mà ta đặt được chân vào bụng, đạp anh văng ra ngoài sân. Anh mở cửa nhào vô. Ta vùng dậy, chộp khẩu súng dưới gối. Bóp cò! Bóng anh đổ sập xuống. Ta nhanh chóng bật đèn. Bên vũng máu, vợ ta nằm rên. May mà viên đạn chỉ xuyên qua phần mềm cánh tay. Nhưng cũng đủ nhà chức trách xếp ta vào nhóm công dân hạng ba!
Ta bơ vơ trên đất Mỹ. Không ai chở che, bảo vệ khỏi anh. Ta tìm đến một bác sĩ tâm lý. Trên một du thuyền. Ông ta hỏi, quê hương bản quán ngài ở đâu? Ta nghệt mặt. Ông nói thêm, xác định được, ngài sẽ khỏi bệnh! Quê hương ta đâu? Đất nước ta đâu? Tổ quốc ta đâu? Những câu hỏi rơi tõm xuống biển sâu. Ta lắc đầu. Lại tìm đến một nhà pháp thuật nổi tiếng. Ta kể đầu đuôi mọi chuyện. Và cầu xin ông cho cách thoát khỏi kiếp nạn. Ông phán, phải biến có thành không, biến cái hữu hình thành vô hình, mãi mãi!..
Thế đấy, người anh em cọc chèo ạ. Ta đã sai một ly, để đẩy cuộc đời đi hàng vạn dặm. Hôm nay ta về đây, là đấu trận cuối cùng với anh. Trận quyết định. Bới cái xác người anh em lên. Mang về Mỹ. Trừ yểm. Và đốt nó thành tro bụi. Không phải nhồi vào thuốc súng, bắn trả thù đâu. Ta chỉ muốn biến anh thành không khí. Bay theo gió biển mây ngàn. Không ám riết cuộc đời ta được nữa. Anh đã hại cuộc đời ta khốn khổ đến nhường này! Thê thảm nhường này! Hiểu không?
Lão Khả quẳng vỏ chai rượu sang một bên. Chộp lấy cây cuốc. Và cuốc như bổ củi. Cuốc liên hồi kỳ trận. Xuống nấm đất chôn anh bạn cọc chèo xưa. Tiếng cuốc mổ vào đất sỏi chan chát. Chan chát! Sư trụ trì hé cửa sổ nhìn ra. Mô phật! Hận thù đã bốc hỏa rồi. Thiện tai! Thiện tai!..
Bỗng một ánh chớp xanh lóe lên. Một tiếng nổ đanh gọn. Lão Khả bị hất ngửa ra đất. Lão thấy rõ là, mình bị một nắm đấm từ dưới mộ, tống thẳng vào mặt. Vãi cả hoa cà hoa cải. Trời tối sập xuống. Sau vài cử động tay chân, lão nằm im. Hẳn bộ não còn điều khiển. Đôi môi giật giật. Không! Người anh em ạ! Ta chợt nhớ ra. Chà, trước khi chết, trí tuệ mới mẫn tiệp làm sao! Ta nhớ ra, khi lão sư trụ trì già lấp đất gần kín cái xác, ta đã ra lệnh cho một tên thuộc hạ, gài xuống đấy một quả mìn. Đêm Việt cộng có thể đến đào xác đem đi. Có lẽ không sẵn mìn, hắn đã cài trái lựu đạn. Hay trái M79. Ta đã quên khuấy ngay khi đó...
Trận đấu cuối cùng. Tay vo. Không bình đẳng. Nhưng anh đã thắng. Anh bạn cọc chèo ạ! Ta phải thừa nhận điều này. Lão Khả gắng thều thào. Nhưng cái miệng chỉ run run. Rồi im bặt. Máu từ nửa người trước, chảy ra lênh láng...
Đồng Hới, 3.2014
Sư trụ trì ra đón ông Khả tận ngoài cổng chùa. Tay bắt mặt mừng. Vồ vập như người thân lâu ngày gặp lại. Chủ dẫn khách đi một vòng. Mắt cười, tay chỉ, miệng vồn vã. Khách chân bước, đầu gật gật, miệng cười đon đả. Cả hai hào hứng và mãn nguyện. Những mái ngói mũi hài thẳng tắp tươi rói. Những cột kèo bằng gỗ quý vừa được thay thế còn bóng dầu sơn. Những mảng tường vôi ve màu vàng nhạt, dịu và mát. Gian điện thờ sáng trưng đèn nến. Tượng Phật nhũ vàng lấp lánh. Mùi khói nhang ngạt ngào linh thiêng. Ngôi chùa cổ u tịch và tăm tối, nhiều chỗ nát dột xưa, mang sắc diện mới. Trẻ tráng, tôn nghiêm và cổ kính.
Người có phép thần thông ấy, không ai khác, chính là ông Khả. Mấy chục nghìn Mỹ kim ông cúng dường năm ngoái, đã biến đổi tất thảy!
Sư trụ trì dẫn thượng khách vào thư phòng. Nơi sư trụ trì đọc sách, thẩm kinh hàng ngày. Gian phòng bày biện trang nhã. Cửa sổ chấn song cấu trúc hình hoa văn cổ, thoáng và đẹp. Bên ngoài, khu vườn mát xanh bóng bồ đề và thông. Bộ tràng kỷ gỗ mun khảm xà cừ đã lên nước đen nhức. Bộ ấm chén màu da lươn nhỏ xinh bốc khói. Sực nức hương vị chè móc câu Thái Nguyên.
Hai người ngồi đối diện. Một già, cao lớn gân guốc. Một trẻ, nhỏ con thư sinh. Cả hai sắc mặt khoan hòa, hiền dịu. Họ uống trà trong những cái chén mắt trâu. Khách bỗng cao hứng nói, đạo Phật là một giáo lý nhân văn, bác ái. Tôi rất ngưỡng mộ! Sư trụ trì không giấu nổi cảm xúc, hai tai đỏ hồng lên, nói, đức thí chủ quả hơn người. Lát sau, nhà sư thân tình vươn người qua bàn, nói nhỏ, sao người không báo trước, để bần tăng ra sân bay đón? Chậc, khách phẩy tay, người nhà mà! Sư trụ trì đỏ mặt, chữa lời, phải phải! Giờ người là người của nhà chùa rồi! Đoạn, nói thêm, chẳng hay việc tôn tạo nhà chùa vừa qua, người có điều gì nhắc nhở thêm? Ồ không, ông Khả nói, rất đẹp! Rất vừa ý! Ông cười hiền, năm tới, tôi sẽ gửi thêm cho nhà chùa. Xây lại hậu cung, tam quan, và toàn bộ khuôn viên hàng rào. Bảo đảm sang trọng và tôn nghiêm nơi cửa phật. Vừa nói, ông vừa đưa tay phác một cử chỉ dứt khoát, khoanh toàn bộ khu rừng thông khá rộng của nhà chùa. Sự trụ trì giãn nở mặt mày, đỏ lựng da đầu. Mô phật! Cám ơn đức thí chủ! Khách nói xong, ngồi tựa ngả tư lự. Mắt lim dim nhìn qua cửa sổ lưa thưa nắng. Hiền lành như mọi người già phong lưu an nhàn. Chợt cất tiếng nói như từ một nơi xa xôi. Ta muốn... Ta muốn... Sư trụ trì đỡ lời, dạ thưa, bần tăng xin nghe. Ông Khả nói tiếp, trong tư thế không thay đổi. Và âm sắc không thay đổi. Như thể ông nghĩ trong đầu, chứ không phát thành lời. Ta muốn... mai kia, ta gửi nắm tro già thân thể ta, ở nơi này... Sư trụ trì ngồi thẳng người, chắp tay trước ngực, bần tăng xin nhớ. Thật quá hân hạnh cho nhà chùa!..
Được vài tuần trà, sư trụ trì đưa đẩy, chẳng hay, người ở thăm nhà chùa được bao lâu? Chỉ nội nhật hôm nay, ông Khả nói. Sáng mai ra sân bay. Bay thẳng về Mỹ! Vé khứ hồi đã mua từ bên kia...
Sư trụ trì nhớm đứng lên. Hẳn định sai bảo chuyện cơm nước cho thượng khách. Nhưng khách chuyển giọng, hượm đã, giờ ta có việc nhờ đến sư trụ trì đây? Sư ngồi lại. Mô phật! Xin người cứ sai bảo! Ông Khả nói, ta có một chiến hữu, bị bắt và bị giết, năm đối phương đánh vào thành phố này. Xác hiện đang nằm trong khuôn viên nhà chùa!.. Mặt sư biến sắc. Mô phật, bần tăng không hay biết chuyện này. Sổ sách lưu giữ, cũng không thấy ghi chép? Phải, ông Khả nói, sư thầy năm nay chưa tới năm mươi. Nghĩa là lúc đó, sư chỉ là một thằng bé con ở đâu đó. Nhưng ta thì rành rẽ tất cả. Bởi lúc đó, ta đã mang lon thiếu tá, chỉ huy lực lượng cảnh sát, nửa thành phố phía nam này!
Khách bỗng thành một con người khác. Vẻ hiền lành, phong lưu an nhàn biến mất. Trước mặt sư trụ trì, là con sói già đơn độc nơi đồng hoang. Những lọn tóc bạc thưa rũ xuống vừng trán nổi sóng. Đôi mày rậm muối tiêu luôn xô đẩy. Hai hòn lửa ngún cháy trong đôi mắt màu tro tuổi tác. Những sợi gân nổi gờ nhằng nhịt hai phía cổ và trên hai mu bàn tay già nua...
Nhà tu hành chợt cúi đầu thấp hơn. Mô phật, xin ngài cứ sai bảo! Lão Khả nhún vai đứng dậy, ta chỉ yêu cầu nhà chùa im lặng. Coi như không có ta. Và không có chuyện gì! Mô phật, xin ngài cứ tự nhiên! Nhà sư chưa nói xong, cái cặp số màu kẽm sang trọng trong tay lão Khả bật mở. Trong đó, chỉ độc mỗi dụng cụ đào đất cá nhân của lính chiến Mỹ. Còn xanh nước thép. Tách, chiếc lưỡi bật thẳng tưng. Nó là một cái xẻng chắc chắn. Tách, chiếc lưỡi quặp lại. Nó thành một cái cuốc vững chãi.
Lão Khả cởi quần áo ngoài. Chỉ còn độc mỗi quần đùi áo lót. Một khung xương khá to lớn. Ước ngoài tuổi bảy lăm. Cơ bắp nhễu nhão. Da trắng xanh. Đầy tàn nhang và nốt ruồi. Dẫu sao, nó chứng thực một cơ thể, thời tráng trai đẹp mã. Lão lấy trong túi chiếc áo ngoài màu tro bếp, may kiểu ký giả, chai Whisky lép tựa bàn tay. Tay kia cầm cây xẻng nhà binh.
Lão bước đi nhanh nhẹn. Và cương quyết. Sư trụ trì lúp cúp chạy theo sau. Tay cầm vội nén nhang. Hai người đi qua khu vườn hoa, theo những lối rải sỏi lạo xạo. Lách qua một gốc xà cừ tán rộng. Đến một khóm mẫu đơn già cỗi. Cách hàng rào xây gạch mốc meo vài bước chân, thì dừng lại. Lão thượng khách nhà chùa, đứng dạng hai chân lặng yên. Hất hàm xuống mô đất làn làn trước mặt. Cỏ úa vàng. Và đầy lá rụng. Như thể chào người dưới mộ. Lại như bảo với sư trụ trì, hắn đấy!
Sư trụ trì đưa mắt nhìn quanh giây lát. Không thật sự tin lắm. Nhưng sắc thái dữ dằn của viên sĩ quan cảnh sát cũ, đã không cho sư ho he. Bật diêm cắm nén hương lên phía đầu mộ. Và kính cẩn cúi đầu...
Cái đầu bạc của lão Khả khẽ rung rung. Tựa gió thổi rung mái tóc lưa thưa. Mép lão nhếch nháy không thành lời. Chính nó đây! Khi vị sư trụ trì già lão ấy, kéo cái xác về đây, ta đã đi theo. Cái hố được đào sẵn. Không biết vô tình hay cố ý, huyệt mộ được đặt song song với tường rào xây gạch. Đầu quay về cụm hoa mẫu đơn đang nở mấy bông đỏ thắm. Ta đã vẩy một viên súng sáu vào cái xác không còn ra hình người ấy. Nhưng viên đạn trượt sang cắm vào trụ gạch. Hơn bốn mươi năm, vết đạn như một vết sẹo mờ rêu kia!
Sư trụ trì khom người kính cẩn. Mô phật, xin cho tàn tuần nhang, rồi quý ngài động thổ? Lão Khả khẽ hất cằm. Ra chiều đồng ý. Lại như bảo, việc ông xong rồi đấy, lui đi cho! Nhà tu hành, tay vẫn chắp ngực, đi lui mấy bước, rồi mới xoay người.
Lão Khả ngửa cổ, dốc mạnh chai rượu. Một chút sinh khí chạy trong gân cốt. Nóng ran huyết quản. Lão ngồi bệt xuống đất. Hai chân dạng ra hai phía mô đất. Tay vòng qua đầu gối. Mấp máy môi. Này người anh em bạn cọc chèo! Chỉ có ta, và lão sư già buổi ấy, là biết chỗ nằm của người anh em thôi đấy. Còn giấy báo tử do thượng cấp gửi về gia đình người anh em, chỉ ghi mỗi an táng tại mặt trận phía nam. Hôm nay, ta cất bốc cho người anh em. Không phải để đưa vào nghĩa trang liệt sĩ. Cũng không phải gửi về nhà người anh em. Mà sẽ hóa kiếp lần nữa cho người anh em. Cho thành tro bụi. Thành mây gió. Thành không khí. Không còn lẽo đẽo theo ta như hình với bóng được nữa! Không ám riết cuộc đời ta được nữa. Không dày vò tâm trí ta được nữa. Không cho ta sống một giây không yên ổn được nữa! Đây là trận đấu cuối cùng của hai ta. Trận đấu tay vo. Ta phải giết người anh em một lần nữa!..
Lão Khả lại nốc rượu. Và tiếp tục mấp máy môi. Phần thắng đã quá rõ ràng! Ta, còn sống nhăn răng. Từ một quốc gia giàu có bậc nhất, quyền lực bậc nhất, bên kia đại dương, trở về. Sức khỏe dư thừa. Tiền bạc rủng rẻng. Đủ sai khiến nhiều người dân xứ này, như một số Việt kiều yêu nước! Còn người anh em, một nắm xương tàn. Vùi không manh chiếu. Bốn mươi năm lẻ trong bùn đất! Ha ha ha!..
Lão Khả chợt cười lên thành tiếng. Và bật dậy như lo xo. Tay cầm cán cuốc. Bước loạng chọang quanh nấm đất cằn khô, mưa gió phai tàn.
Sư trụ trì chợt run lẩy bẩy. Tay vội khép cánh cửa sổ. Mô phật! Ôi, sự hận thù! Sự hận thù! Dai dẳng và khủng khiếp làm sao!
Ngoài vườn, lão Khả vừa đi, vừa lẩm bẩm. Này người anh em! Người Tàu nói, quân tử trả thù mười năm chưa muộn. Người Mỹ nói, trả thù là một món ăn, mà càng nguội lạnh, càng ngon! Ha ha ha! Chuyện đó xưa rồi. Ta về đây, không để trả thù. Ta chỉ giải vong hạn. Ta giải cái vong người anh em bám riết ta mấy chục năm nay. Sống dở chết dở. Kể từ khi ta cưới bằng được cô gái ấy...
Lúc đó, ta coi là một chiến công. Chiến công hiển hách của thời trai trẻ. Bởi lúc đó, ta đã có một đời vợ với hai đứa con. Người vợ ấy do cha mẹ ta cưới hỏi. Nhưng, từ khi được điều vào làm đồn trưởng cảnh sát, ở cái thị xã Đồng Hới nhỏ bé ấy, ta coi mình là trai tơ. Vả chăng, vợ ta làm sao sánh được cái gót chân của nàng? Nàng kiêu sa và lộng lẫy đến nhường kia!
Nhưng nàng lại đặt cao chữ hiếu. Như mọi cô gái có học hành chữ nghĩa. Và chính điểm yếu này đã giúp ta chiến thắng. Thoạt đầu ta phô trương cái vẻ điển trai, bộ quân phục sĩ quan cảnh sát trắng tinh, cùng cái lon thiếu úy đồn trưởng ra ve vãn. Khi mắt ta vô tình chộp được bóng nàng theo mẹ đi chợ. Đấy là mùa hạ năm nàng vừa học hết cấp hai. Đôi mắt đen trong veo, chứa cả một bầu trời mơ mộng. Đôi má ửng hường, màu thiếu nữ? Hay những bông phượng đầu mùa e ấp dưới vòm xanh lối phố, ánh lên má nàng? Bộ đồ vải đen mềm mỏng, may chít co của gái miền trung, cố che một cơ thể nõn nà phổng phao đang lớn dậy. Trái tim ta chợt đau nhói. Một cơn đau ta chưa gặp bao giờ!
Mẹ nàng có một gánh hàng xén ở chợ. Nghỉ hè, nàng theo giúp mẹ buôn bán. Ta đã ngày mấy lần thoáng qua đó. Súng ngắn sệ đùi. Giày đen bóng lộn. Chiếc mũ cao hếch lên kiêu hãnh. Ta biết, có bao nhiêu cặp mắt con gái ngoái theo. Nhưng không có ánh mắt nàng. Ta buộc lòng phải dừng lại, hỏi mua cái này cái kia. Cốt để được nhìn đôi mắt nàng. Vờ chạm vào đôi cánh tay với những ngón thon dài. Nhưng nàng thường kín đáo kéo nghiêng vành nón. Chỉ có mẹ nàng giao tiếp.
Nhất đẹp trai, nhì chai mặt. Ta có cả hai thứ đó. Phải vận dụng cả hai. Ta đón đường ở một góc phố. Nhã nhặn chào mẹ nàng, mỉm cười với nàng. Và đi theo hai người một quãng. Ta đã nói cái câu ngỏ lời một cách rõ ràng. Nghe xong, mẹ nàng nói, cám ơn ngài, nhưng con gái tui đã có người đi hỏi rồi. Còn nàng quay mặt đi. Coi như không có ta ở đó.
Hẳn nhiên, ta phải dùng kế sách cuối cùng. Không mới. Và hèn hạ. Nhưng hiệu quả. Ta tổ chức một cuộc bố ráp. Nói là tìm một tên Việt Minh chạy trốn. Và cho thuộc hạ lôi ra từ trong một cái hòm gỗ đựng quần áo lộn xộn của giáo Thọ cha nàng, một bọc mấy tờ truyền đơn, gói cờ đỏ sao vàng. Mặc giáo Thọ trợn mắt, căm phẫn trò bỉ ổi của ta. Ta chỉ cười khẩy. Hất hàm cho trói gô cánh khuỷu. Ra hiệu dẫn nhanh về đồn. Đây là khu vực nội thị, mươi bước chân nữa là vùng du kích.
Giáo Thọ chỉ còn nắm xương bọc tã rách. Thoi thóp thở. Sau hai ngày nhốt chung với phường thảo khấu ma cô. Nàng đã quỳ mọp xuống chân ta. Nước mắt như mưa như gió...
Ta tổ chức đám cưới ngay tại đồn, chỉ hai hôm sau đó. Vì sợ để lâu, bọn Việt Minh nẫng mất. Ta chẳng nhớ cái nhóm năm, bảy người gia đình nàng đến dự. Ngồi co ro ở dãy ghế cuối cùng. Có thể có cả anh bạn, phải không? Ta không nhớ. Và cũng không cần biết cái nhóm khố rách áo ôm ấy. Ta chỉ biết mỗi mình nàng. Chỉ cần mỗi mình nàng. Thế là đủ.
Nhưng một năm sau đó. Khi ta tiền hô hậu ủng. Với tư cách là rể hiền. Về dự ngày giỗ ông nội nàng. Ta mới vỡ lẽ. Ta đã vô tình rơi vào tổ kiến lửa! Giáo Thọ chỉ có hai cô con gái. Chị Phượng, em Loan. Hệt Thúy Kiều Thúy Vân. Phượng đã theo anh bạn Luận đây, ra vùng du kích từ năm trước. Loan ở lại chờ học cho xong, liền rơi vào tay ta. Luận là cán bộ công an Việt Minh, nhỏ hơn ta hai tuổi.
Đội quân tháp tùng vợ chồng ta, chủ yếu lấy oai. Giờ trở thành lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt. Bà mẹ vợ tròn mắt lo lắng. Còn giáo Thọ, bỗng trở thành con người khác. Trịnh trọng và uy quyền của bậc sinh thành. Ta trịnh trọng và tự tin. Lấy vẻ hiền lành. Khoan thai bước vào trong nhà. Xáp phải mặt anh. Bốn mắt chiếu vào nhau. Cùng kín đáo đưa tay sờ bao súng. Giáo Thọ nghiêm mặt, nói, ngoài xã hội, hai anh có thể ở hai chiến tuyến. Nhưng chừ tại nhà tui, trong ngày giỗ cha tui, hai anh là con rể tui! Đoạn, ông trỏ cái đinh, đóng sẵn từ bao giờ trên xà nhà, nói tiếp, hai anh treo vũ khí lên đó, rồi đi làm nghĩa vụ con cháu đối với ông bà tổ tiên!
Từ một góc khuất, Phượng bước ra, đến giúp chồng tháo thắt lưng bao súng ngắn, treo lên cái đinh. Biết ý, Loan cũng tháo thắt lưng súng lục của ta, treo lên đó. Luận đến châm hương, kính cẩn vái lạy khá thành thạo, lên bàn thờ gia tiên. Ta khệnh khạng và lóng ngóng làm theo. Hệt con rối. Mồ hôi vã ra, ướt cả hai nách áo bộ quân phục trắng. Mất cả tự tin. Chờ ta vái xong, Luận bước đến. Ta hiểu ý đưa tay ra. Hai thằng bắt tay nhau khá chặt. Trước mặt vợ chồng giáo Thọ, hai cô vợ và vài ánh mắt phụ nữ nấu bếp ghé nhìn. Anh bạn cọc chèo cao gầy. Mắt đen. Da rám nắng. Nhưng cái nắm tay cứng như thép. Tay ta như bị kìm bóp. Tê điếng. Đã từng theo học võ Tàu mấy năm, ta chợt hiểu. Luận và mọi người cùng cười thoải mái. Ta gượng cười to hơn. Cho ra vẻ ta đây không sợ gì cả. Quả thật, số cảnh sát ta đem theo đã được lệnh bao vây chặt ngôi nhà.
Mâm cỗ nhà trên chỉ có sáu người. Vợ chồng giáo Thọ ngồi hai phía đối diện ngoài cùng. Tiếp bên giáo Thọ là vợ chồng Luận. Tiếp bên mẹ vợ là vợ chồng ta. Đôi một gióng sang. Ta và Luận mấy lần chạm ly. Ngầm kín đáo dò xét tâm địa nhau. Bằng đôi câu xa xôi bóng gió. Ngầm so cao thấp trước thần lưu ly. Và ngầm tỏ ra xởi lởi trước mặt bố mẹ vợ, cùng hai người đẹp của mình. Về khoản ăn nhậu, hẳn ta vượt trội. Vì sau ba ly, mặt Luận đã như mặt trời mọc. Nhưng chính lúc đó, ta chợt giật mình. Ngoảnh đi ngoảnh lại, trong mâm, ta gần như đơn độc. Nếu có biến, Loan cũng chưa hẳn đã sẵn sàng che đạn cho ta. Dù từ khi có nàng, mọi tình cảm của ta gần như dồn hẳn cho nàng. Nhất là từ khi nàng mang thai. Nàng cũng biết điều đó. Nhưng cái thủ đoạn bỉ ổi, để buộc nàng phải trao thân cho ta, hẳn chưa nguôi trong lòng nàng. Ta buộc phải đưa mắt tìm thuộc hạ canh gác quanh nhà. Nhưng vừa nghển cổ, đã bị một cái vỗ vai làm ta bủn rủn cả người. Cái vỗ vai không âm thanh, nhưng tê dại từng sợi gân thớ thịt. Đó là lão đầu bếp. Thấp đậm và đen đúa. Lão thỉnh thoảng đi lên đi xuống, tiếp thức ăn cho các mâm. Lão cười hiền, thiếu úy yên tâm! Các chiến hữu của ngài, cũng đang được ăn uống chu đáo. Lúc đó, ở nhà ngang, vọng lên tiếng của lính tráng ta chạm ly vui thú. Ta giận tím mặt. Một cảm giác bị bắt sống ớn lạnh sống lưng. Ta ngậm bồ hòn. Giả lả nói cười như không. Nhưng ngầm tìm kế thoát thân khi có biến. May mà, đối phương không có ý thịt ta!..
Lão Khả chợt dừng phắt. Tuồng như để lục lại trí nhớ. Rồi ngửa cổ dốc chai rượu, tu liền mấy hơi. Quả thật, nếu cố ý thịt ta, đối phương đã có không ít cơ hội. Hình như đối phương kiên trì lôi kéo ta. Chứng cớ là, cái thị xã bé tẹo ấy, đi đâu cũng vấp lính tráng và cảnh sát. Thế mà, cứ năm bữa nửa tháng, là một vị tai to mặt lớn biến mất. Với một lệnh xử tử của chính quyền Việt Minh để lại. Phòng ngủ của vợ chồng ta, được canh gác vòng trong vòng ngoài, đôi lần cũng nhận được giấy cảnh cáo!..
Trời đã bắt đầu oi. Mặt và cổ lão Khả đỏ tía. Có thể vì men rượu, và cả quá khứ kích động. May thay, ở đây vẫn còn rợp bóng râm. Lão buông cái cuốc xuống nấm đất. Một tay cầm chai rượu. Tay kia vung vẩy, chém vào không khí. Miệng thầm thì trong hơi gió...
Chiến sự chuyển biến mau lẹ. Điện Biên Phủ thảm bại. Người Pháp đầu hàng. Hiệp định Giơnevơ chia đôi đất Việt. Bằng lát cắt Vĩ tuyến 17. Cho hai chế độ. Một cuộc di cư, tập kết của hai bên, ồ ạt xảy ra. Cửa Nhật Lệ, tàu há mồm của Pháp đậu chực chờ. Ta được lệnh hướng dẫn, giám sát trật tự người xuống tàu vào Nam. Ta đứng trên bờ kè, nhìn dòng người dắt díu con bồng chó troóng, bị con tàu nuốt chửng. Chợt giật mình bởi một cái vỗ vai nhẹ. Quay lại, đã thấy Luận đứng bên từ lúc nào. Quân phục màu cỏ úa còn nguyên nếp gấp. Cầu vai cũng lon thiếu úy như ta. Chào dượng, Luận nói, dượng vẫn quyết định đi à? Ta nhíu mày, khẽ gật. Dì Loan và cháu, nghe nói ở lại, sao dượng không ở lại cùng họ? Người quân tử không thờ hai chủ! Ta đáp gọn. Luận vẫn chưa buông, chủ của dượng bấy lâu là Pháp. Chừ Pháp chạy rồi? Ta biết lập luận của mình bị bẻ gãy, nên gạt phăng, ở đây không nói chuyện chính trị! Nhưng chuyện mẹ con dì Loan, Luận nói, đâu có chính trị? Dượng nên vì mẹ con dì ấy, mà ở lại. Cách mạng luôn khoan hồng, và tạo điều kiện cho những người lầm lạc, cống hiến trí lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ta định nói, có hàng ngàn hàng vạn người, đã biếu không chính quyền Việt Minh hàng đống vàng trong cái “tuần lễ vàng” năm 46, thậm chí còn hiến cả tiền bạc, đất đai, nhà cửa cho kháng chiến. Vậy mà đến cải cách ruộng đất, họ bị lôi ra bắn bỏ! Xong ta kịp ghìm lại. Không muốn đôi co lúc này. Ta bỏ đi...
Nhưng đức kiên trì của Luận, và những người bên kia, là không giới hạn. Họ tận dụng mọi khe hở có thể có, để cài cắm, lôi kéo người. Họ biết ta yêu Loan đến cháy lòng cháy dạ. Ta không thể khuyên nàng đi theo lúc đó. Nhưng ta vẫn chưa thôi hy vọng. Và khi tạm yên bề công vụ nơi thành phố Huế xa lạ, ta bắt tay liên lạc với nàng. Thoạt đầu là thư từ bưu thiếp hợp pháp. Sau hai năm, ranh giới hai miền chính thức khép chặt. Ta vẫn thư từ cho nàng. Bằng đường dây tuyệt mật ta thiết lập trước khi vào Nam. Ta vẫn hy vọng, có ngày, Loan nhận ra tấm lòng tri kỷ của ta, mà vào theo.
Anh bạn cọc chèo đây giỏi lắm. Cái đường dây tuyệt mật của ta, bị anh bạn thay dần các mắt xích từ lúc nào. Ba mươi năm sau ngày ra đi, ta trở về với cái mác Việt kiều yêu nước. Ta tìm thăm một vài người tâm phúc, trong đường dây bí mật thuở đó. Và té ngửa. Hắn đã trở thành người của Luận, ngay khi ta vào Nam được vài tháng. Hắn còn cho biết thêm, nếu Loan gan lì và mưu lược như Phượng, thì kẻ gối ấp vai kề bên ta sớm tối, lại là một điệp viên của phía bên kia! Thật may cho ta. Và không may cho anh bạn đây. Loan quá yếu đuối, quá sợ hãi. Nàng mặt đổ chàm, hồn vía lên mây, khi được giao nhiệm vụ. Nàng xin, đừng giao cho em, mà hỏng việc cách mạng. Điệp vụ của anh bạn đây không thành. Loan đã không vượt tuyến vào với ta. Ta đành cưới vợ khác, ba năm sau đó...
Nhưng anh bạn đây vẫn chưa thôi từ bỏ lôi kéo ta. Có thể anh tin vào chút tình “cọc chèo” vốn có của người Việt? Hay anh tin vào tình yêu hiếm có của ta với Loan? Không biết nữa! Nhưng có lẽ nhờ thế, mà ta thoát chết mấy lần dưới bàn tay anh? Nói đúng hơn, là anh bạn đây chưa muốn giết ta. Anh vẫn muốn có được ta. Phải không, anh bạn? Ha ha ha!..
Quả thật, lúc đó ta hốt vô cùng! Hồn vía bay đâu mất. Quai hàm cứng đơ. Tay chân cứng quèo. Toát mồ hôi lạnh. Tựa người trúng gió. Ta không biết phải làm gì. Không biết phải nói gì. Thậm chí, không biết phải nhìn đi đâu! Ai mà ngờ được, dễ đã chục năm rồi. Loan đã thành dĩ vãng. Mặc dù, đôi khi gặp một bóng dáng tuyệt đẹp của thiếu nữ qua phố, hay mỗi lần lột quần áo cô vợ gầy đen mới cưới, ta không khỏi gợn nhớ tới nàng. Đã mười năm. Cùng với đường dây bí mật chết yểu, ta không có tin tức về nàng. Thế mà, sớm đó, ta nhận được thư nàng. Trong một hoàn cảnh hết sức trớ trêu. Thoáng nét chữ ngoài phong bì, ta nhận ra ngay. Ta muốn la lối lên tức khắc với đám cảnh sát thuộc hạ trong đồn. Ta muốn rút ngay tắp lự khẩu súng lục sệ sát dưới mông. Ta muốn lấy tức thì chiếc bộ đàm trong túi quần, gọi ngay về trung tâm. Ta muốn...
Ta biết, những sư đoàn chủ lực Bắc Việt, đã tràn vào miền Nam. Những lực lượng cán bộ, công an ưu tú Bắc Việt, cũng đã có mặt ở mọi nơi. Từ vùng giải phóng, cho đến các đô thị. Thậm chí, nghe nói, họ có mặt cả trong bộ máy chính quyền Quốc gia. Nhưng ta chưa gặp một ai. Chưa biết mặt ngang mũi dọc của họ thế nào! Vậy mà, sáng đó, ta gặp hắn. Là anh bạn đang nằm dưới mộ đây. Ngay trước cửa đồn cảnh sát to lớn của ta! Ta không ngờ, cái lão già hom hem, áo bà ba nâu phai tã. Cái mũ sợi ni lông giả cói rộng vành xệch xễ. Kéo chụp xuống nửa khuôn mặt. Gò lưng đánh giày cho ta trước cửa đồn. Lại chính là Luận. Ta ghếch chân lên hai đầu gối hắn. Tay chống nạnh. Mặt vênh lên, lơ đãng nhìn người qua phố. Hắn đánh rất cẩn thận. Đôi giày láng bóng. Ta móc túi lấy mấy đồng tiền lẻ. Chợt nghe tiếng hắn rất khẽ, đại úy có thư đây! Ta nhìn xuống. Và hắn nhìn lên. Bốn mắt gặp nhau. Tim ta bay ra khỏi lồng ngực. Máu ta ngừng chảy. Ta đánh mắt rất nhanh. Cách năm bước chân bên trái, một phụ nữ bán chè gánh. Cách bảy bước chân bên phải, gã xích lô chờ khách. Bên kia mép đường, năm ba đàn ông uống cà phê. Hình như họ đều là người của bên kia. Ta vày nhanh bức thư vào túi. Và quay ngoắt như con lật đật. Vào được trong đồn, ta bắn ba phát súng chỉ thiên. Cốt để trấn an mình. Miệng hét lên, tụi bay đâu, toàn một lũ ăn hại. Để Việt cộng lọt vào đến đây! Nghe tiếng súng, cả đồn nhốn nháo. Bước chân rầm rập. Thưa đại úy, bọn chúng đâu? Ta chỉ ra phía cửa. Nhưng ở đấy, không còn lão đánh giày. Không còn người phụ nữ bán chè gánh. Không còn gã xích lô. Cả mấy người uống cà phê bên kia đường, cũng không có nốt. Bọn thuộc hạ quay sang giễu ta. Đại úy xem nhiều phim chưởng quá, chừ nhìn gà hóa cuốc. Việt cộng mà vào được đây, giữa ban ngày ban mặt, thì có mà... Ta không nói gì. Thế mà hóa hay. Thượng cấp sẽ chẳng biết tí gì. Ta trở về phòng, khóa cửa lại. Lén móc thư của Loan ra. Cũng không còn tâm trí đọc nữa. Tay chân vẫn còn run lẩy bẩy. Ta bật lửa đốt, và ấn nước bồn cầu. Cho mớ tàn tro trôi vô tăm tích! Quả thật, bức thư như trái lựu đạn nằm trong túi quần. Nó mà nổ, tan cả đời binh nghiệp. Tan luôn cả xác!..
Nhưng anh bạn đã như bóng ma. Xuất quỷ nhập thần. Ám riết cuộc đời ta. Đêm ta ngủ cứ phải đặt khẩu súng dưới gối. Ngày ra đường, cứ phải để mắt mấy mụ đàn bà bán hàng gánh. Mấy gã xích lô xe thồ đợi khách. Mấy đứa đánh giày mời mọc. Mấy tay cà phê cà pháo ven đường. Xó xỉnh nào, ta cũng thấy bóng anh bạn đâu đây. Ta phải diệt cái bóng ma ấy...
Này anh bạn, anh có biết mình bị lộ thế nào không? Ha ha ha!
Sau cơn địa chấn long trời lở đất Tết Mậu Thân 68, dù phía anh bạn đánh quá bất ngờ vào sào huyệt bên ta. Chiếm nửa thành phố. Và giữ đến mấy chục ngày. Nhưng lực lượng ngầm của anh bạn bao năm, đều đã phơi mặt ra cả. Buộc phải nhảy núi tất. Quân Mỹ và các nước đồng minh, cùng các sắc lính Việt Nam Cộng hòa, sau cơn choáng váng, đã phản kích lại. Đẩy lực lượng bên anh lên tận rừng xanh. Anh bạn lại phải bắt tay xây dựng lại từ đầu. Đêm đêm lặn lội về nội thành móc nối. Mỗi người tự đào hầm bí mật riêng của mình. Không để ai biết. Tìm hầm bí mật, khác chi mò kim đáy biển! Ta tập trung dò tìm vài manh mối đường dây liên lạc. Và khi nhận được mật báo, đã thấy bóng một cô gái lẩn vào bụi lồ ô ở một khu vườn rậm. Ta lập tức cho quân vây chặt. Lớp trong lớp ngoài. Vòng vây thắt dần. Thắt dần. Loa gọi. Súng bắn như mưa vào vạt lồ ô. Khi cách chừng ba cục bước chân, lũ lính ta khựng lại. Không tiến thêm bước nào nữa. Từ phía sau, ta hét lên, đù mạ, sao dừng lại? Một thuộc hạ bẩm, thưa thiếu tá, sợ Việt cộng tung nắp hầm! Đù mạ, tiến lên! Ta hét, và bắn mấy phát đạn, sát sạt qua đầu chúng. Chúng lập tức nằm rạp xuống. Và đưa mắt nhìn nhau. Cùng lết từng ly một. Quả thật, không biết miệng hầm nằm ở chỗ nào? Dưới hầm có bao nhiêu tên? Một khi Việt cộng tung nắp hầm, lựu đạn chùm sẽ tung bốn phía. Tiểu liên AK quạt như mưa táp. Lính ta chỉ mỗi giơ thân ra hứng đạn. Nhưng mặt trời chỉ còn độ cây sào. Đêm đến đồng nghĩa với việc, Việt cộng không cánh mà bay! Ta gọi về trung tâm. Cối cá nhân được chi viện. Nã cấp tập. Bụi lồ ô tan như xơ mướp...
Phía anh bạn, có lẽ thấy đã đến lúc. Không phải một lá cờ trắng giơ lên. Một cột khói ngoằn ngoèo cháy vội. Đạn cối lập tức rót xuống ngọn khói. Mấy phút sau im ắng. Ta thúc lính trườn lên. Lặng phắc! Căn hầm được dè dặt khai quật. Té ra, đạn cối không trúng nóc hầm. Chỉ trúng ống thông hơi. Nhưng cả hai tên Việt cộng đã chết. Vì sức ép. Mớ tài liệu cũng chưa kịp cháy hết. Trong ánh sáng cuối ngày, ta nhận ra anh bạn cọc chèo!..
Ta muốn khuếch trương chiến công với thượng cấp. Ta muốn huênh hoang với đồng nghiệp. Ta muốn thị uy đám dân chúng. Ta muốn răn đe với đồng chí của anh. Ta cho bêu xác anh ở ngã ba đại lộ. Tựa chúa Jesu trên thánh giá. Ngay trước cửa sân bay Phú Bài. Và cho phục kích quanh cái xác.
Năm ngày trôi qua. Nắng tháng tư miền Trung bắt đầu đổ lửa. Xác anh bạn đã sưng sỉa. Xám ngoét. Nước màu bã trầu rỏ xuống nền nhựa đường. Nhặng xanh vù vù. Từ trong miệng. Trong hốc mắt. Dòi rơi lả tả...
Ta chậm rãi đi quanh xác anh. Mặt lấc láo. Gật gù. Nghĩ về thời cuộc. Nghĩ về số phận. Nghĩ về quan hệ hai ta. Đầy hãnh diện. Ta bao lần được sống trong tay anh. Nhưng chỉ một lần, anh chết trong tay ta! Ha ha ha!..
Ta ngửa mặt dưới gầm trời. Tựa thể trời cũng thấy ta. Khi ta nhìn xuống, chợt thấy lão nhà sư già, đứng cúi đầu ngay trước mặt. Hai tay chắp trước ngực. Tấm áo cà sa cũng cũ kỹ và già nua như lão. Mô phật, nhà sư nói, ta là đấng tu hành, không thuộc bên phe nào. Ta chỉ thờ chữ thiện. Cái xác này vô tội. Ta cầu xin thiếu tá, cho nhà chùa chôn cái xác này?
Ta nghĩ, ân uy như thế đã đủ. Khẽ gật đầu. Không vải liệm. Không săng hòm. Không cả chiếu bó. Chỉ cái bao cát lão đặt xác kéo về, lót dưới lưng. Không giấy đắp mặt. Chắc lão sợ ta nghi lão là Việt cộng. Lão tìm quanh, và nhặt được cái bao đạn rỗng. Lão đắp lên mặt. Ta vẩy một phát đạn vào cái xác không còn ra hình người. Giết anh ta một lần nữa. Cho chắc chắn. Là anh đã chết. Vĩnh viễn! Từ nay, ta kê cao gối ngủ, nhé! Ha ha ha!..
Thế mà anh bạn vẫn sống! Cuộc phản kích sau Mậu Thân của Mỹ và liên quân, với hàng chục sắc lính Việt Nam Cộng hòa, chỉ như đá ném ao bèo. Việt cộng bị đẩy về rừng xanh, không lâu sau lại tràn về thành phố. Như con bạch tuộc trăm vòi, siết chặt yết hầu đối phương. Buộc người Mỹ phải tung quả đấm cuối cùng. Canh bạc cuối cùng. Xua B.52 ném bom Hà Nội. Mười hai ngày đêm. Hẳn Nhà trắng rung đùi nghĩ về tàn cuộc. Nhưng không ngờ lũ ngáo ộp ấy rụng như sung. Dưới bầu trời Bắc Việt. Người Mỹ giật mình. Kho B.52 sắp cạn. Vội vàng ký Hiệp định Paris. Bỏ của chạy lấy người. Không như Hiệp định Giơnevơ, cái Hiệp định chết tiệt này, chẳng cho chính quyền Sài Gòn một tẹo đất nào!
Mặt đất đâu đâu cũng có bóng anh bạn. Việt cộng tiến như vũ bão. Các cánh quân tràn theo mọi hướng. Từ Thạch Hãn ào ạt tiến vô. Từ Tây Nguyên thọc xuống. Từ mặt biển quật lên. Đại bác rền trời. Xe tăng rung đất...
Ta chỉ có chạy. Chạy ngày chạy đêm. Như các thượng cấp. Ta, miệng hô tử thủ, chân dận ga xe Jep. Chạy vào Đà Nẵng. Chạy vào Quy Nhơn Bình Định. Chạy vào Nha Trang Khánh Hòa. Chạy vào Phan Rang Phan Thiết. Chạy vào Gài Gòn. Chạy lên tàu Mỹ. Không chỉ mình ta chạy. Có hàng vạn hàng triệu người chạy. Một số ngăn xe ta lại. Họ bíu vào thành xe ta. Ta không có kiếm để chặt rừng cánh tay ấy. Nhưng ta có tiểu liên AR15. Nó giúp ta dẹp đường. Lên được tàu Mỹ rồi, ta vẫn tim đập chân run. Phải đến khi đặt chân lên đất Mỹ, ta mới hoàn hồn. Thở phào nhẹ nhõm. Ta ngoảnh lại phía mù khơi. Vĩnh biệt nhé. Vĩnh biệt cái cuộc chiến khỉ gió! Vĩnh biệt anh bạn cọc chèo sống dai như đỉa! Vĩnh biệt!..
Nhưng, nước Mỹ tối tân. Nước Mỹ giàu có. Nước Mỹ quân hùng tướng mạnh bậc nhất địa cầu. Vẫn không ngăn được anh bạn cọc chèo của ta đây. Anh xuất hiện nhiều hơn trên đất Mỹ. Không lúc nào ta không thấy anh. Trong lúc ăn. Trong lúc chơi đùa. Cả trong giấc ngủ. Bao giờ cũng cái bộ mặt sưng sỉa, xám ngoét. Tay chân bị trói dang ra trên cọc bêu, nhưng cái đầu ngoẹo một bên vai. Mớ tóc rủ xuống. Hệt chúa Jesu trên thánh giá. Anh thường bóp cổ ta. Một đêm ta mở mắt. Chợt thấy anh ngồi bên cạnh. Vươn cánh tay sưng phù sang ta. Ta bật dậy như lò xo. Gạt phăng cánh tay. Và chồm lên bóp siết cái cổ mang bộ mặt ấy. Cho đến khi, nghe tiếng ằng ặc giãy chết của vợ, ta mới dừng tay. Từ đó, bà ấy phải dọn ra ngủ riêng.
Một lần khác, hai bên quần nhau rất lâu. Ta thất thế, bị anh bạn bóp cổ đến tắc thở. May mà ta đặt được chân vào bụng, đạp anh văng ra ngoài sân. Anh mở cửa nhào vô. Ta vùng dậy, chộp khẩu súng dưới gối. Bóp cò! Bóng anh đổ sập xuống. Ta nhanh chóng bật đèn. Bên vũng máu, vợ ta nằm rên. May mà viên đạn chỉ xuyên qua phần mềm cánh tay. Nhưng cũng đủ nhà chức trách xếp ta vào nhóm công dân hạng ba!
Ta bơ vơ trên đất Mỹ. Không ai chở che, bảo vệ khỏi anh. Ta tìm đến một bác sĩ tâm lý. Trên một du thuyền. Ông ta hỏi, quê hương bản quán ngài ở đâu? Ta nghệt mặt. Ông nói thêm, xác định được, ngài sẽ khỏi bệnh! Quê hương ta đâu? Đất nước ta đâu? Tổ quốc ta đâu? Những câu hỏi rơi tõm xuống biển sâu. Ta lắc đầu. Lại tìm đến một nhà pháp thuật nổi tiếng. Ta kể đầu đuôi mọi chuyện. Và cầu xin ông cho cách thoát khỏi kiếp nạn. Ông phán, phải biến có thành không, biến cái hữu hình thành vô hình, mãi mãi!..
Thế đấy, người anh em cọc chèo ạ. Ta đã sai một ly, để đẩy cuộc đời đi hàng vạn dặm. Hôm nay ta về đây, là đấu trận cuối cùng với anh. Trận quyết định. Bới cái xác người anh em lên. Mang về Mỹ. Trừ yểm. Và đốt nó thành tro bụi. Không phải nhồi vào thuốc súng, bắn trả thù đâu. Ta chỉ muốn biến anh thành không khí. Bay theo gió biển mây ngàn. Không ám riết cuộc đời ta được nữa. Anh đã hại cuộc đời ta khốn khổ đến nhường này! Thê thảm nhường này! Hiểu không?
Lão Khả quẳng vỏ chai rượu sang một bên. Chộp lấy cây cuốc. Và cuốc như bổ củi. Cuốc liên hồi kỳ trận. Xuống nấm đất chôn anh bạn cọc chèo xưa. Tiếng cuốc mổ vào đất sỏi chan chát. Chan chát! Sư trụ trì hé cửa sổ nhìn ra. Mô phật! Hận thù đã bốc hỏa rồi. Thiện tai! Thiện tai!..
Bỗng một ánh chớp xanh lóe lên. Một tiếng nổ đanh gọn. Lão Khả bị hất ngửa ra đất. Lão thấy rõ là, mình bị một nắm đấm từ dưới mộ, tống thẳng vào mặt. Vãi cả hoa cà hoa cải. Trời tối sập xuống. Sau vài cử động tay chân, lão nằm im. Hẳn bộ não còn điều khiển. Đôi môi giật giật. Không! Người anh em ạ! Ta chợt nhớ ra. Chà, trước khi chết, trí tuệ mới mẫn tiệp làm sao! Ta nhớ ra, khi lão sư trụ trì già lấp đất gần kín cái xác, ta đã ra lệnh cho một tên thuộc hạ, gài xuống đấy một quả mìn. Đêm Việt cộng có thể đến đào xác đem đi. Có lẽ không sẵn mìn, hắn đã cài trái lựu đạn. Hay trái M79. Ta đã quên khuấy ngay khi đó...
Trận đấu cuối cùng. Tay vo. Không bình đẳng. Nhưng anh đã thắng. Anh bạn cọc chèo ạ! Ta phải thừa nhận điều này. Lão Khả gắng thều thào. Nhưng cái miệng chỉ run run. Rồi im bặt. Máu từ nửa người trước, chảy ra lênh láng...
Đồng Hới, 3.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét