Marx từng viết, nguyên văn tiếng Đức "Die Gewalt ist der Geburtshelfer der alten Gesellschaft, die mit einer neuen schwanger geht."
Dịch nghĩa: Bạo lực là dụng cụ hỗ trợ thay đổi chế độ nhanh nhất.
Qua đó Marx muốn nhắn gửi điều gì?
Khi một chế độ sử dụng bạo lực với người dân và ngược lại, đồng nghĩa với việc bạo lực đó là yếu tổ giúp cho chế độ cũ sụp đổ và sẽ tạo nên một chế độ mới.
Như Lê nin từng nói "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh". Không có áp bức sẽ không có đấu tranh, cũng đồng nghĩa với việc không có bạo lực. Không có bạo lực tức là không có việc thay đổi chế độ cho dù một thiểu số nào muốn cũng không bao giờ đạt được mục đích, đó là tình hình tại Việt Nam hiện nay.
Tranh chấp trong xã hội như hiện nay ở Việt Nam qua việc tranh chấp quyền lực giữa các bè phái dù chẳng ai nói nhưng hầu hết ai cũng biết, rồi tới đất đai, tham nhũng,.... là việc tồn tại muôn đời, ở khắp mọi nơi trên thế giới và trong tất cả các thời đại, duy chỉ khác nhau về một số điểm nào đó. Dù phong kiến, đa đảng hay độc đảng, tam quyền phân lập hay là không, kể cả một thể chế ổn định nhất, được cho là tốt nhất thì những thứ ấy vẫn tồn tại. Có thể nó tồn tại ít hay nhiều, qua hình thái khác, phương diện khác và ngay cả quan niệm của người dân nhìn nhận vào mỗi thời điểm cũng khác, đó là việc tự nhiên.
Bởi vì con người vốn dĩ khác biệt, cho dù là cùng cha mẹ sinh ra cũng mỗi người mỗi vẻ. Vấn đề quan trọng nhất là phải biết chấp nhận sự khác biệt để tồn tại và phát triển, đó mới là một xã hội văn minh.
Nhưng câu hỏi là: Đất nước ta liệu đã có sự văn minh đó hay chưa?
Câu trả lời chính xác là chưa và còn lâu mới có được! Có một số những người trí thức Việt Nam còn mang trong đầu những kiến thức rất là phong kiến, cổ hủ và cực đoan. Họ, tầng lớp đại diện cho tinh hoa của dân tộc, những người được đào tạo bài bản, có kiến thức về chuyên ngành nhưng cái gốc của nhiều người trong số họ vẫn là những người nông dân chưa có tầm nhìn ra khỏi cổng làng.
Qua việc sửa đổi hiến pháp vừa rồi, có nhiều đối tượng mang danh là trí thức mà lên mạng phát ngôn bừa bãi, thậm chí dân đen tôi có cảm giác họ không xứng đáng với cái bằng cấp, chức danh mà họ đang có. Quốc hội, chính quyền, người dân khác làm theo ý mình thì hoan hỉ, làm trái ý hoặc làm sai là quay sang chụp đủ thứ mũ lên đầu họ. Hết hô hào đa đảng đa nguyên bây giờ lại quay sang đòi "xã hội dân sự" và tôi không hiểu cái XHDS mà họ đang hô hào có phải là cho tôi, cho bạn, cho tổ quốc Việt Nam hay là chỉ thỏa mãn cái tôi của họ.
Bản chất xã hội dân sự đó là gì? Tôi hiểu nó rất đơn giản:
1. Đối lập với dân sự là quân sự.
Đây là những chế độ chúng ta từng biết tới trong quá khứ qua những cái tên ví dụ như "chế độ độc tài quân phiệt". Hình thức chế độ này đã từng tồn tại từ rất lâu và trong thế kỷ 20 từng có ở nhiều quốc gia thân Mỹ khác nhau trên thế giới. Ví dụ như: Tây Ban Nha, Chile, Hy lạp,....
2. Xã hội dân sự được khái niệm là một xã hội có bản chất không được điều hành bởi tầng lớp thống trị mà được điều hành do sự kết hợp của từng cá nhân, tổ chức. Khái niệm này được cho rằng có ý nghĩa tương đương với xã hội công dân, không có tầng lớp thống trị. Điều đó đồng nghĩa với việc xã hội không tồn tại giai cấp, tất cả đều được tự vận hành theo sự đóng góp của từng cá nhân và lợi nhuận được phân chia đồng đều, sở hữu tài sản xã hội thông qua sở hữu của từng cá nhân đại diện cho chính bản thân người đó.
Tuy nhiên bản chất con người ta không giống nhau dẫn tới một xã hội với những con người đa dạng và phong phú về hình thái cũng như về kiến thức. Từ đó dẫn tới khả năng của mỗi con người trong xã hội khác nhau và nếu xã hội nào không thể dựa vào sự khác biệt đó để phát triển, xã hội đó sẽ không thể tiến lên mà còn có nguy cơ bị phá hủy. Khái niệm thứ 2 này tuy rằng tốt đẹp nhưng là lý tưởng hoang đường! Chừng nào còn tồn tại sự khác biệt giữa người này với người kia, chừng đó sẽ còn tồn tại giai cấp và tầng lớp. Nếu còn tồn tại giai cấp và tầng lớp có nghĩa rằng giai cấp thống trị vẫn tồn tại và cho dù ở nước nào thì quyền hành cai trị hiển nhiên vẫn thuộc về tầng lớp cai trị mà thôi.
Như vậy: Một vài ông trí thức Việt Nam tung hô XHDS chẳng qua là trò đánh tráo ngôn ngữ! Lịch sử loài người chưa bao giờ có và thậm chí sẽ không bao giờ có một xã hội theo đúng khái niệm "xã hội dân sự".
Karel Phùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét