Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

BÀI TOÁN CỦA TIẾNG VIỆT




Nhà ngữ học Ferdinand de Saussure đã nói: "Tư tưởng con người là 'theo giòng' [linéaire]"

[Chữ trinh kia cũng có 5, 7 đường [không có 7, 5 đường đâu nhé !] Huống chi là cái chữ "không trinh' … e là có cả 5,7 chục đường; mấy thằng chồng hay ghen chắc phải chạy đua lòng dòng không theo kịp mấy cái xa lộ mất trinh đó !

Mà thật thế : người ta ai cũng nói 1, 2 … 2, 3 ...3, 4 ... 4, 5 …5, 6 … v..v.. hay là hai ba, đôi ba, chứ không bao giờ nói hai, một hay là ba hai, ngay cả khi không biết rõ là bao nhiêu, ông bà ta cũng nói là 7, 8 cái chi đó / không ai dám nói 8, 7 cái đó chi !

Ủa, tư tưởng là tự do nói kia mà sao cả 85 triệu người chẳng ai dám nói 2, 1 thằng …3, 2 con… 4, 3 cái, 5, 4 cú …6, 5 con ? Mà ngay cả khi nghĩ thầm trong bụng mấy ổng cũng chỉ dám nghĩ là “đi ngoại tình một đôilần“, chẳng dám nghĩ là đôi một lần!

Lọa chưa !, lọa thật đó, trong cái ngôn ngữ mà cũng có kỹ luật riêng tư, hay nhỉ, huống chi là làm chíng chị chíng em, nhưng rồi thì cũng có ngoại lệ [năm ba cái …không có ba năm cái bao giờ !]

Các bạn biết không, đếm chi cho lắm, người Khmer xưa không ra khỏi cái bàn tay năm ngón… , họ đành phải nói

prăm muôi [5+1] là 6

prăm bi [5+2] là 7

prăm bây [5+3] là 8

prăm buôn [5+4] là 9

Nhưng mà anh chàng Giao chỉ thì tiến lên một cách ngon lành từ 10 cho đến 999,999 cho dù bàn tay mấy ngón cũng kệ nó, ông bà ta không hề chịu bó buộc vào mấy ngón tay để mà tiến bước trên “con đường tính toán”.

Không có hệ thống gọi tên mấy con số nào độc đáo cho bằng của tiếng Việt, một “tiếng nói của toán học“.

Tiếng Pháp thì ú ớ với mấy con số, một cách thảm hại [soixante dix, quatre vingt, quatre vingt dix, …] chao ôi là chán, làm toán mà đếm kiểu đó hèn chi bị phó thủ tướng văn hoá Nhật chê là : tiếng Pháp không biết đếm!' Cũng đúng thôi.

Rời bỏ ba con số toi vật tật voi đó, giờ mình nói chuyện lắt léo trong tiếng Việt nghe chơi…

Ai đời chợt với bất chợt cũng vậy,

thà với chẳng thà cũng thế thôi,

thình lình với bất thình lình thì cũng thình lình như nhau !

quá lắm với bất quá thì cũng không ai quá chi hơn ai

huống chi, huống hồ, huống những. huống lại, huống gì, huống nữa, thì cũng thế

Tại sao mà cái tiếng Việt nó "lôi thôi" làm vậy, xin xem lời giải thích trong "Từ điển nguồn gốc tiếng Việt" sẽ rõ, có cả giải thích "lôi là gì mà thôi" là gì luôn!

Không có cái tiếng nào mà "ba" với "cà" nhiều cho bằng tiếng Việt !

Nào là ba bị, ba bột, ba de, ba hoa,

ba kẹ, ba chớp ba nháng, ba láp,

ba lăng nhăng, ba lia, ba lếu, ba lơn,

ba nhe, ba que xỏ lá, ba rọi, ba trợn,

ba xàm ba láp, ba xạo, ba xí ba tú,

……

ba lơn, ba láp, ba xàm,

Cũng không có tiếng nuớc nào mà cà cho nhiều bằng tiếng Việt

cà lăm cà cặp, cà chớn, cà đột,

cà đước, cà gật, cà huớc, cà giật,

cà giựt, cà kê, cà kheo, cà khêu,

cà khệch, cà khịa, cà khiễng,

cà lăm cà cặp

cà lo, cà mâu, cà mèng, cà na, cà ná,

cà niễng, cà ninh, cà nhắc, cà nhong,

cà nhót, cà nhông, cà nhổng, cà rà,

cà rá, cà ràng, cà rật, cà rịch cà tang,

cà riềng, cà rỏn, cà rỡn, cà rùng,

cà sa, cà tàng, cà teo, cà tong,

cà tửng, cà thọt, cà vệt, cà xóc, cà xon

Tất cả đều có lý do và có nguồn gốc đàng hoàng, xin xem trong " Từ điển nguồn gốc tiếng Việt" không sót một tiếng nào trên đây mà không có dẫn chứng về gốc gác , ủa ! mà "gác" là gì vậy ta?

Tiếng Việt kỹ luật đến mức cho nên nói

to lớn mà không dám nói lớn to

kêu gọi --- gọi kêu ---

năm mới, ngày mới --- tháng mới

vui chơi " chơi vui khác ý nghĩa

hơn thua mà không nói thua hơn

uớc ao, ao uớc, uớc muốn thì được mà không nói muốn uớc !

làm lấy khác với lấy làm

làm được " được làm

làm luôn " luôn làm

làm đi " đi làm

làm mới " mới làm

lớn con " con lớn

lớn tiếng " tiếng lớn

mau lên " lên mau

Như một bàn cờ tư tưởng của 85 triệu người người việt, cái linh động của ý nghĩ làm ra cái sắp đặt truớc sau của tiếng ghép như là một thứ "ý sắp đặt cho lời" mà các tiếng nói Anh Pháp chạy theo không kịp, họ cũng có fire wood và wood fire nhưng mà ít hơn trong tiếng Việt rất nhiều.

Cả ngàn tiếng như vậy, có truớc có sau, không hề lộn xộn, vì đã có "sách trời định" rồi ![nói theo kiểu "Lý thuờng Kiệt". Cũng như Tàu nói là vĩ đại, đâu dám nói đại vĩ [Khổng tử cũng chịu thua, không dám]

Tàu cũng ghép tiếng, Việt cũng ghép tiếng nhưng mà không ai giống ai, xin đừng đánh lộn sòng mà cho là cái tiếng Tàu "nó sao" thì cái tiếng Việt "nó vậy", như các cụ Hán Việt xưa đã "bé cái lầm".

Qua > 2000 năm, tiếng Việt tiếng Tàu đã lặp đi lặp lại của nhau đến nhàm chán, giờ đây, người Việt đã bắt đầu bỏ đi những từ ngữ Tàu không cần xài làm gì nữa có cả ngàn tiếng Tàu dư thừa mà xưa người ta dùng, nay đã lỡ thời, có cho vàng cũng không ai dám nói và viết như vậy nữa!



dòng thanh thủy, nay mọi người đều chỉ nói là dòng nuớc trong

thu phong, cổ độ, …….. gió thu, bến cũ

cựu tình nhân …….. người tình cũ

vạn cổ sầu …….. buồn muôn thuở

hàn mặc, …….. bút mực

chủng đức, chủng thực …….. ở cho có đức, trồng trọt

Còn cả hàng ngàn tiếng Tàu hết thời như thế, ai thấy thì quét sạch giùm cho, làm sạch sẽ thêm cho tiếng Việt sau này !

Cũng bởi vì người Việt nghĩ xuôi mà người Tàu nghĩ ngược : đại ốc và nhà lớn không cách gì chung sống với nhau được, chẳng qua là bị ép buộc mà thôi, nhưng, thấy chưa ! ở đời không ai ép buộc ai mãi được !

Cũng bởi vì người Tàu họ chỉ có mỗi một cách nói đó thôi, không nói thì lấy gì mà nói, còn người Việt thì đã có tiếng Việt mà nói, lại đeo bòng thêm tiếng Tàu, như một người mù cõng một người què. Cõng riết rồi tưởng đâu cái thằng ngồi trên lưng mình là cha mình luôn … nên mới tưởng là hi sinh vì tổ quốc là tiếng của mình, té ra mình đã nói chết cho đất nuớc lại bày đặt nói lặp thêm một lần nữa, mà cũng vậy thôi, cũng kiểu như nửa đêm giờ tí canh ba , vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi [sic] học lóm được chữ nào đem ra khoe hết. cũng kiểu như : bởi thế cho nên rằng thì là mà…..Ai nói như vậy? Hỏi tức là trả lời!

Mấy ông văn khoa bên nhà chỉ biết học ba cái chữ Tàu và ba cái chữ Nôm mà không hiểu rằng như thế không phải là học tiếng Việt , muốn được là văn khoa Việt thì phải tìm hiểu và biết cái riêng của nó, nó không hề là một cái rập khuôn của tiếng Tàu bao giờ cả, nó vẫn không chịu ép mình vào cái “khuôn khổ“ của tiếng Tàu bao giờ, dù qua 2 ngàn năm bị lấn luớt.

Có một em sinh viên bên này nói rằng: "tiếng Hán Việt tuy khó hiểu nhưng nghe nó văn chương hơn" [sic] [tôi nghiệp cho cái ý nghĩ tầm thường đó, chưa hiểu, khó hiểu thì làm sao mà biết là văn chương hay không ?]

Cái ý nghĩ đó cũng đã đè bẹp đầu óc của nhiều nhà tho nhà văn hiện nay không ra khỏi được cái chuồng vănHán Việt vì quen ngửi cái mùi ấy mất rồi.

Cái thèm thuồng làm đầy tớ chữ nghĩa cho người ta thật xứng với câu thơ diễu:

"ai xui Trung "cuốc" gọi vào hè"

"cái nóng nung người, nóng…nóng ghê !

Thấy mà buồn 5 phút cho cái đầu óc nô lệ bất cứ cái gì của Tàu!

Dám thách ai làm tho cho hay bằng 200 năm truớc đây :

"ruợu là com bữa, gái là bướm đêm !" @ Thiên nam ngữ lục để biết cái ngang ngửa của tiếng Việt



Tưởng vậy mà không phải vậy !

Nên biết rằng tiếng Tàu cũng mượn các tiếng khác khá nhiều nhưng mà lờ đi cái chuyện vay mượn đó

Diêm [trong Diêm vương, Diêm chúa, Diêm la, Diêm phủ có nghĩa là sự chết cái chết chứ chẳng phải là "địa ngục" đâu nhé. Nó là <gốc Sanskrit > chứ không phải là tiếng Tàu, Tàu nó mượn của tiếng Ấn độ đó, hóa raDiêm vuơng là Thần chết, Tử thần chứ không phải là "vua địa ngục" đâu như các cụ Hán Việt đã lầm tưởng

Sa- mạc là tập trung tư tưởng, định thần , từ chữ "samadhi" / meditative incantation <gốc Pali>

Á tế Á là bắt chước đọc theo "Asia" tiếng Hy lạp !

yên si phi lý thuần là nhại theo "inspiration"

câu lạc bộ là học đòi nói theo "club" tiếng Anh

Ả phù dung, a phiến, nha phiến, á phiện là do "aphyon" # opium<gốc Turkey>

Còn cả ngàn tiếng Tàu như vậy, đều là bắt chước nói theo người ta, đâu phải gốc Tàu hồi nào đâu mà khoe ?

Tiếng Tàu xưa đã vay mượn nhiều tên gọi các cây trái thổ sản miền Nam, xứ nóng của các sắc dân phía nam sông Dương tử mà nói theo, mượn mà dùng rồi lâu ngày chúng nó tưởng đâu là tiéng của chúng nó nên lờ đi cái nguồn gốc bản xứ luôn.

Cũng như cả 90 % tiếng Pháp là bắt chước nói theo Latinh và Hy lạp, có gì lạ đâu, còn ta thì bắt chước nói theo Tàu một đống từ Hán Việt, gì đâu mà phải mặc cảm.

Mượn qua mượn lại là chuyện thuờng thấy giữa những thứ tiếng trên thế giới, có lợi cho cả hai bên, tiếng Anh Mỹ đã vay mượn như điên nên bây giờ mới xứng đáng là thứ tiếng mạnh nhất thế giới, làm cho tiếng Pháp phải ganh tị, vì có một thời, tiếng Pháp đã làm le không đúng cách, không chịu vay mượn thêm từ ngữ mới vì cứ khư khư cho là phải bảo vệ cái 'quan niệm giả tạo "pureté de la langue francaise" cho nên bây giờ bị tụt hậu và phải vay mượn thêm rất nhiều tiếng Anh Mỹ của khoa học thời nay mà nói, làm thành một thứ franglais chẳng đặng đừng, khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào.

Riêng về tiếng Việt, ta cần tìm hiểu thêm các tiếng nói của dân Bách Việt đã cho ta mượn rất nhiều từ ngữ, khi ta thấy một âm lạ một nghĩa lạ thì đừng vội nói theo đuôi cụ Trần trọng Kim mà cho rằng nó là tiếng "đệm" một cách vô tội vạ, thí dụ như lỡ làng thì thật ra đó là gốc Nùng vì trong tiếng Nùng, làng là lở dịpkhông có dịp để kịp làm một việc gì …vì vậy khi bị lở tàu, lở chuyến xe thì người Nùng họ gọi là làng tàu, làngxe [sic]

Cũng như khi ta nói cái thằng đó mà hát hỏng gì thì hỏng là hát, tiếng Thái, chứ đâu có phải là tiếng đệm vô nghĩa như sự tin tưởng của cụ Kim đâu !

Có cả thảy 42% tiếng Việt là gốc Lào Thái, nói rõ cho ta biết cái ý nghĩa gốc của chúng nó thay vì phải ép bụng mà cho rằng cái chi cũng đệm lên đệm xuống theo cách giải thích so sài và kì cục kiểu Trần trọng Kim

Trong tiếng Anh tiếng Pháp thì cold, colder, less cold và froid, plus froid, moins froid nhưng mà tiếng Việt nhấn khi mạnh khi nhẹ vào cái tính chất của sự vật màu sắc một cách dồi dào không ngờ được : đo đỏ, tim tím, mằn mặn, nong nóng, lành lạnh, cả ngàn cách như vậy, cho nên ta phải tìm thêm cho đầy đủ để mà ‘vui học tiếng Việt“, những giờ dạy tiếng Việt phải dạy cho vui như thế để gây chú ý và thích thú nói tiếng Việt với nhau cho các em nhỏ, chứ không phải là nghiêm trang viết cho đúng "hỏi ngã" hay cho đúng t, c cuối chữ , hoặc như người Bắc, lo làm sao đừng có lầm lẫn s / x / cùng là gi / d, những cái đó không quan trọng, cái cần thiết làphải nói tiếng Việt cho trôi chảy.

Dạy tiếng Việt phải là dạy nói 90% nhiều hơn là dạy viết cho ngay cho đúng, đó phải là nguyên tắc su phạm đầu não cho tương lai các lớp dạy tiếng Việt để có kết quả tốt đẹp, bên này cũng như bên nhà

Nhưng mà nếu có đầu óc làm đầy tớ không công cho Tàu thì cứ lải nhải là tiếng Tàu là "số dách" trong khi nhắm mắt mà bắt chước không cần nghĩ lại nghĩ đi làm gì!

Cái tiếng của người ta có gì hay, tiện, lợi cho mình thì nói theo, cái gì rảm, rởm, kì cục không cần đến thì bỏ đi, đừng có nhắm mắt mà nói lặp theo, mượn tùm lum mà nói tiếng người ta như những con két con vẹt, trong khi đó thì lại làm biếng nhác nhớm không thèm tìm hiểu tiếng Việt cho thấu đáo :

Một nhà ngoại giao hàng đầu của VN cọng hòa đã nói khi được phỏng vấn :

"như tôi đã với anh ! [hết sẩy]

Còn bọn văn nô thì nổi tiếng với mấy chữ "giặc cái" giặc lái", xuởng đẻ xuởng đái, phản ánh, phản sáng gì gì đó nữa, thật xấu hổ cho cái tiếng Việt của chúng.

Vậy mới thấy cái sức sống mạnh mẽ, vươn lên của tiếng Việt, không dễ gì bắt nó đi vào khuôn vào phép của những mẫu mực giả tạo của cái loại văn phạm ngữ pháp ngoại lai

Huống chi , ta nói tiếng Việt một cách khôn ngoan mà không bao giờ nhắm mắt bắt chước tiếng Tàu,

Ta chỉ nói siêu năng lực mà không chịu nói uu lực mẫn

Dòng nuớc trong mà không thèm nói thanh thủy

Bến cũ thay cho cổ độ

Người tình cũ thay vì cựu tình nhân

Người xưa, người cũ mà không còn nói là cố nhân nữa

Ta có dư thừa tiếng để mà nói chứ không phải tiếng Việt là một bản rập khuôn, một cái clone của tiếng Tàu bao giờ cả

Tiếng Việt ta quả thật là một luồng hơi sống tự do cho một triệu người Giao chỉ hồi xưa và cũng là cái nếp sống cho ý nghĩ của 85 triệu người Việt ngày nay trên khắp quả đất này, tự do như mây như gió mà cái văn phạm của Tàu chỉ biết lẽo đẽo đi theo cái cách ăn nói của chúng nó từ ngàn xưa mà không bao giờ bắt kịp.

Nhà trống đôi ba gian, một thầy một cô một chó cái.

Học trò năm bảy đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi.

trong căn nhà ấy, sống một gia đinh

Nay ta đã sống trong một thế giới "núi cao, biển rộng, sông dài, … lại được hoàn toàn sống cuộc sống tự do mà 83 triệu đồng bào ta bên nhà vẫn hằng mong uớc.

Ta nên sống sao cho xứng đáng một đời tự do, và nên cố gắng đóng góp, mỗi người tùy theo khả năng và công sức của mình vào sự sống còn của tiếng Việt

Bạn hãy vui miệng tìm thêm những đường nét nói phô rất lạ và riêng rẽ của tiếng Việt ta để thấy rằng tiếng Việt không hề nghèo như ta tưởng mà trái lại rất dồi dào, chỉ vì chúng ta đang "nghèo" tiếng Việt lắm đó thôi , theo lời ông Gustave Hue, một người Pháp rất kính nể tiếng Việt, trong quyển từ điển Việt Pháp Hoa của ổng ! Năm 1937

BS Nguyễn Hy Vọng

1 nhận xét: