Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Thư gửi: Catherine Ashton






Thưa bà, vì sự bất đồng ngôn ngữ tôi đành phải gửi cho bà một bức thư viết bằng tiếng Việt. Tôi không biết bà có đủ “thông minh” để đọc và hiểu hết những điều tôi đang viết cho bà hay không?. Nhưng với sự bao dung của một người dân Việt Nam, tôi mong muốn rằng, ở một mức nào đó, bà có thể đọc được để có thể “khai sáng” cho cái suy nghĩ tối tăm và bẩn thỉu của bà. Dù có thể bà sẽ rất ít có cơ hội và thời gian để tìm kiếm tên bà trên mạng, nhưng nếu bà bỏ ra một chút ít thời gian để làm việc đó, thì tôi tin rằng sự lãng phí thời gian của bà được trả công bằng một bài học nhớ đời, một bài học của sự thay đổi, trưởng thành và tốt đẹp hơn. Và tôi còn nghĩ rằng, nếu bà không có đủ thời gian để tìm kiếm tên mình trên mạng thì với sự quan tâm nhưng “thiếu hiểu biết” về Việt Nam của bà, biết đâu sẽ có ai đó tốt bụng gửi đến bà lá thư của tôi.

Với sự kính trọng tối thiểu và phép lịch sự của người Việt Nam, tôi gửi tới bà Catherine Ashton – Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu lời chia buồn sâu sắc về sự thiển cận và nghèo nàn trong nhận thức về Việt Nam của bà. Khi rãnh rỗi, tôi thường lên mạng để tìm kiếm những bài viết hay của những học giả, những nhà nghiên cứu, phân tích hay những nguyên thủ quốc gia. Tôi đã rất hạnh phúc khi được nghiêng mình kính nể trước những nhà hoạt động chính trị có mục đích tốt đẹp đối với Việt Nam. Là một công dân Việt Nam, tôi cũng vui mừng trước sự tăng cường các mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Nga… và có những nước nằm trong Liên minh châu Âu nơi bà đang công tác.

Ấy thế mà, khi đọc bài viết của bà, kêu gọi trả tự do cho những kẻ chống đối chính quyền như Hải “điếu cày”, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Trần… Tôi thấy buồn và thương hại cho sự mù mờ chính trị và thiếu hiểu biết của bà về số đối tượng xấu này, những kẻ mà bà và không ít những người khác cũng có trình độ hiểu biết về Việt Nam như bà ảo tưởng là những “nhà báo dân chủ” hay “nhà hoạt động nhân quyền”…

Bà có thể rất giỏi, rất hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bởi nếu không như vậy, chắc bà sẽ không bao giờ có thể mơ đến việc giữ chức vụ là Cao ủy đối ngoại của Liên minh châu Âu. Tiếc rằng, sự hiểu biết về Việt Nam lần này, hay nói cụ thể hơn là chính sách của Nhà nước Việt Nam và hoạt động của số đối tượng vi phạm pháp luật xem ra còn quá hạn chế. Bà nói Việt Nam vi phạm nhân quyền khi bắt và xử lý những đối tượng này, nhưng bà lại không chịu đọc báo, nghe đài để mở mang hiểu biết về việc Việt Nam đã là thành viên chính thức của Hội đồng nhân quyền với số phiếu cao nhất trong số những quốc gia được lựa chọn. Hẳn các nước khác và dự luận quốc tế đã nhầm sao???

Bà cho rằng, những đối tượng kể trên là những nhà báo, nhưng bà không biết rằng, mọi công dân trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật và chỉ có sống và làm việc theo pháp luật, một trật tự xã hội mới được giữ vững, một cuộc sống hạnh phúc thực sự cho nhân dân mới được vun đắp. Những đối tượng trên, tiến hành nhiều hoạt động vi phạm pháp luật và khi đưa ra xét xử đều công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bà nói Nhà nước Việt Nam xét xử họ oan sai, sao trong phiên xét xử họ lại thành khẩn nhận tội và cầu mong chính sách khoan hồng của Nhà nước. Bà nói họ hoạt động dân chủ nhân quyền, sao khi họ bị bắt và xét xử, dư luận trong nước lại bày tỏ sự đồng tình vào hoạt động xét xử của nhà nước, thậm chí không ít người còn cho rằng, cần phải có bản án đích đáng hơn đối với số đối tượng xấu như vậy. Bà nói họ hoạt động vì lợi ích của nhân dân, tại sao cả dân tộc lại lên án họ…

Nói ra một số điều như vậy, không biết với sự “chậm tiến bộ” của mình, bà có thể nhận thức ra được vấn đề. Bà nên nhớ rằng, Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động của Nhà nước đều nhằm mục đích đem lại cuộc sống tự do hạnh phúc cho người dân. Và Nhà nước Việt Nam sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có những hoạt động làm phương hại đến ANQG, xâm hại đến cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Người Việt Nam chúng tôi có câu “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Tôi mong muốn rằng, bà sẽ có những sự thay đổi, để hoàn thiện hơn về nhận thức về những vấn đề này. Và mong muốn trên cương vị hoạt động của mình, bà sẽ có những hoạt động vì mục đích tốt đẹp để tăng cường mối quan hệ đối ngoại truyền thống của Việt Nam và EU. Đề nghị bà hãy suy xét lại những lời phát biểu vừa qua, và hãy xem đó là “tai nạn nghề nghiệp” để lần sau không còn mắc phải, tránh bị các thế lực thù địch, các đối tượng xấu lợi dụng vào các hoạt động chống phá Việt Nam, phục vụ cho mưu toan chính trị của chúng.

Minh Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét