Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Đi tìm niềm tin




Trong lớp mẫu giáo, cô giáo giơ các đồ vật lên để hỏi các cháu về tác dụng của nó, khi cô giơ một chiếc phong bì lên thì cả lớp ngơ ngác không biết tác dụng để làm gì thì một em giơ tay phát biểu: “đó là để giành cho cô ạ!” – Một câu trả lời ngây thơ nhưng tự nhiên khiến tôi giật mình. Lý do em trả lời vậy là bởi hôm đó gần ngày 20/11, buổi sáng mẹ em đã đưa nó cho cô thay bó hoa. Từ bao giờ con người chúng ta đã bóp méo những sự vật hiện, tượng như vậy? và nó đang khiến chúng ta không còn tin tưởng vào điều gì nữa, cái gì cũng nghi ngờ. Đó là lỗi của ai? Có lẽ đầu tiên từ hệ thống giáo dục của chúng ta. Chúng ta đã và đang để hệ thống giáo dục chịu tác động quá mạnh của nền kinh tế thị trường thêm vào đó là sự thiếu minh bạch.

Các cháu muốn học trường tốt, trường điểm tuy có qua thi cử nhưng hỏi có bao nhiêu phần trăm là do xin, cho, chạy chọt? Các cháu muốn điểm cao, học giỏi bây giờ bao nhiêu là do tự mình? Để rồi sau này khi ra đời các em sẽ làm gì? Các em lại quay lại làm chính những việc mà những người đi trước đã làm với mình? Ra sức “kiếm chác” những người đi sau. Nhưng rất hay ai cũng biết nhưng ai cũng chấp nhận không dám phản đối.

Ra đường gặp Công an thì việc đầu tiên nghĩ sẽ là phải đưa tiền để tránh được bỏ qua vi phạm, vào bệnh viện thì nghĩ đưa phong bì cho bác sỹ… Nói chung làm cái gì cũng phải “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Các con đường vừa xây xong chưa được một tuần đã thấy có sự cố nhưng chả thấy ai kiểm tra, chả thấy ai chịu trách nhiệm hoặc nếu có thì chỉ đứng trước tập thể mặt hơi buồn buồn một tí nói “Tôi xin nhận trách nhiệm và nghiêm túc rút kinh nghiệm” sau lại đâu vào đó. Chả thấy một người nào dám xin từ chức, người Việt Nam không có văn hóa từ chức vì sao vì để lên được họ đã phải bỏ ra một khoản vốn không nhỏ để ngoi lên, giờ chưa bù lỗ hoặc kiếm chưa đủ mà nghỉ thì “thiên hạ cười chê”.hì. Nghĩ mà buồn.

Chính những điều này khiến cho rất rất nhiều văn bản vớ vẩn ban hành nhưng người kêu thì cứ kêu kệ mày tai tao điếc vì đã có headphone. Giờ người làm thì ít mà người ngồi không thì nhiều, thừa thầy thiếu thợ. Mọi người chỉ ngồi một chỗ vẽ ra dự án này, dự án nọ mà không biết sẽ làm như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Không có lộ trình đi cụ thể như thế nào? Thế nên mới có tình trạng bao nhiêu dự án dở dang, bao nhiêu công trình “đắp chiếu”. Do đó mới sinh ra những người bất mãn, những người lợi dụng vấn đề sai trái để chống đối…

Ngồi tĩnh tâm lại thấy buồn! không biết lần mò tìm kiếm niềm tin bắt đầu từ đâu?

Thế Thôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét