Giấc mơ của bạn hôm nay như thế nào? Nếu có một chiếc máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc trong giấc mơ, liệu bạn có thể "bắt" được hình ảnh rõ ràng không? Nếu đó là những cơn ác mộng, là những giấc mơ đen trắng kỳ ảo mộng mị, chúng ta sẽ khắc họa như ra sao?
Nhiếp ảnh gia Anja Bührer tại Berlin đã mô phỏng sự thú vị và tò mò này qua bộ ảnh ý niệm mang đến khung cảnh "hoang đường" - ranh giới giữa giấc mơ và cơn ác mộng qua hình bóng.
Đó là sự phản chiếu giữa con người, cảnh vật, đường phố cùng sự dao động của tâm hồn qua các hình tượng không rõ ràng trong khung cảnh đơn sắc đen - trắng. Bộ ảnh mang đến một câu hỏi còn để ngỏ: Liệu giấc mơ có phải là sự phản chiếu hình bóng về ảo tưởng, hy vọng hay nỗi đau của đời thực?
Bạn không thể nhớ được quá 10% giấc mơ của mình. Trong 5' sau khi thức dậy, 50% các giấc mơ sẽ biến mất trong tâm trí bạn.
Mọi người đều mơ, chỉ ngoại trừ những ai mắc chứng rối loạn tâm lý vô cùng trầm trọng.
Nếu bạn nghĩ rằng mình không mơ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã quên mất chúng.
Khoa học đã chứng minh rằng, trong giấc mơ, chúng ta chỉ thấy những gì mình đã biết.
12% trên tổng số những người mắc chứng cận thị có giấc mơ như trong một bộ phim đen trắng. Số còn lại sở hữu giấc mơ bình thường.
Giấc mơ thường mang tính biểu tượng. Một vấn đề ngoài đời thực thường được thể hiện theo lối hoàn toàn khác biệt trong mơ.
Cảm xúc thường thấy nhất trong giấc mơ là nỗi lo âu và sợ hãi.
Theo một khảo sát được phân bổ rộng khắp trên toàn thế giới, 18 đến 38% những người được hỏi khẳng định rằng họ đã ít nhất một lần được báo mộng.
70% từng có déjà vu (ký ức ảo giác - khi bạn làm một hành động hay ở trong một tình huống thực, nhưng lại có cảm giác rõ ràng mình đã từng trải qua).
Số người tin rằng những giấc mơ dự đoán tương lai tồn tại còn cao hơn, từ 63 đến 98%.
(Nguồn tham khảo: devianART/Big Picture)
Nhiếp ảnh gia Anja Bührer tại Berlin đã mô phỏng sự thú vị và tò mò này qua bộ ảnh ý niệm mang đến khung cảnh "hoang đường" - ranh giới giữa giấc mơ và cơn ác mộng qua hình bóng.
Đó là sự phản chiếu giữa con người, cảnh vật, đường phố cùng sự dao động của tâm hồn qua các hình tượng không rõ ràng trong khung cảnh đơn sắc đen - trắng. Bộ ảnh mang đến một câu hỏi còn để ngỏ: Liệu giấc mơ có phải là sự phản chiếu hình bóng về ảo tưởng, hy vọng hay nỗi đau của đời thực?
Bạn không thể nhớ được quá 10% giấc mơ của mình. Trong 5' sau khi thức dậy, 50% các giấc mơ sẽ biến mất trong tâm trí bạn.
Mọi người đều mơ, chỉ ngoại trừ những ai mắc chứng rối loạn tâm lý vô cùng trầm trọng.
Nếu bạn nghĩ rằng mình không mơ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã quên mất chúng.
Khoa học đã chứng minh rằng, trong giấc mơ, chúng ta chỉ thấy những gì mình đã biết.
12% trên tổng số những người mắc chứng cận thị có giấc mơ như trong một bộ phim đen trắng. Số còn lại sở hữu giấc mơ bình thường.
Giấc mơ thường mang tính biểu tượng. Một vấn đề ngoài đời thực thường được thể hiện theo lối hoàn toàn khác biệt trong mơ.
Cảm xúc thường thấy nhất trong giấc mơ là nỗi lo âu và sợ hãi.
Theo một khảo sát được phân bổ rộng khắp trên toàn thế giới, 18 đến 38% những người được hỏi khẳng định rằng họ đã ít nhất một lần được báo mộng.
70% từng có déjà vu (ký ức ảo giác - khi bạn làm một hành động hay ở trong một tình huống thực, nhưng lại có cảm giác rõ ràng mình đã từng trải qua).
Số người tin rằng những giấc mơ dự đoán tương lai tồn tại còn cao hơn, từ 63 đến 98%.
(Nguồn tham khảo: devianART/Big Picture)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét