Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Luật mới của Thổ Nhĩ Kỳ: Cho phép bắt người có ý muốn tham gia biểu tình



Thổ Nhĩ Kỳ mới đây thông qua một bộ luật, theo đó những đối tượng nằm trong diện nghi vấn tham gia biểu tình có thể bị bắt giữ, câu lưu trong vòng 24 tiếng mà không cần tới tòa án hay viện công tố ra quyết định. Tất cả các tổ chức có thành viên tham gia biểu tình trước kia sẽ được giám sát nghiêm ngặt, trường hợp cần thiết khi có nghi vấn tổ chức biểu tình, cảnh sát sẽ tới để bắt người đi. Luật mới này cũng tăng án cho những đối tượng vi phạm qui định do cảnh sát đưa ra hoặc phá hoại tài sản, gây ra cháy sẽ bị phạt tới 5 năm tù giam.

Ông Semih Yalçın, phó chủ tịch đảng dân tộc hành động đánh giá rằng, bộ luật đó đang biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một đất nước cảnh sát trị. Vào hôm 6 tháng 10 vừa qua ông đánh giá rằng "bộ luật đó sẽ đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn và mọi sự cố gắng của chính quyền sẽ chẳng mang lại lợi ích gì".

Ông Ali Serindağ, đại biểu quốc hội thuộc đảng cộng hòa dân tộc đánh giá rằng bộ luật đó không phù hợp với một nước pháp quyền "Nếu người ta trao một quyền lực lớn như vậy cho lực lượng an ninh mà không cần tới sự đồng ý của viện kiểm sát thì đó là việc không phù hợp với một nhà nước pháp quyền. Việc quan trọng hơn đáng lý ra phải là việc đào tạo cảnh sát năng lực tiếp cận với người biểu tình."

Ông İlhan Cihaner, một đại biểu khác đánh giá rằng "còn hơn cả chế độ phát xít" và "bây giờ thì ngay cả những người chưa bao giờ biểu tình cũng có thể bị bắt bỡ dễ dàng hơn"
Tháng 6 vừa qua đã có 25 người TNK bị bắt vì viết trên Twitter về việc biểu tình. Tất cả họ bị cáo buộc tội tuyên truyền "công khai sự thù ghét" vì cách họ giải thích trên Twitter làm sao để có thể tham gia biểu tình. Cảnh sát sau khi đọc được những lời lẽ đó đã lần theo IP, truy tìm tới 38 địa chỉ và bắt được những người đó.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, việc bàn luận trên Twitter hoặc các trang mạng xã hội khác công khai về vấn đề công viên Gezi hay chỉ trích chính quyền là điều hoàn toàn cấm kỵ. Ai cố tình vi phạm sẽ bị cảnh sát bắt giam. Thậm chí có những trường hợp tham gia bình luận trên những trang "lề trái" còn bị các đối tượng thân chính phủ miệt thị, mạ lị và doạ giết.

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước đa đảng, nhưng được lãnh đạo chỉ bởi một đảng. Lý do đơn giản đó là việc đảng cầm quyền nắm đủ số ghế cần thiết để thành lập chính phủ, thông qua luật mà không cần tới sự đồng ý của bất cứ đảng phái nào khác. Mọi sự phản đối của các đảng đối lập cho tới nay chưa có bất cứ hiệu quả nào. Đơn giản là việc chính quyền ông Erdogan hiện nay nắm được trong tay cả quân đội lẫn an ninh. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều cuộc biểu tình với qui mô rất lớn nhưng vẫn thất bại.
Bản dịch từ links gốc:
http://alles-schallundrauch.blogspot.de/2013/10/turkei-erlaubt-vorbeugende-verhaftung.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed:+SchallUndRauch+%28Schall+und+Rauch%29
Tham khảo thêm: http://www.zeit.de/politik/ausland/2013-06/rechtsstaat-tuerkei-gezi-proteste

2 nhận xét:

  1. ...''Lý do đơn giản đó là việc đảng cầm quyền nắm đủ số ghế cần thiết để thành lập chính phủ, thông qua luật mà không cần tới sự đồng ý của bất cứ đảng phái nào khác. Mọi sự phản đối của các đảng đối lập cho tới nay chưa có bất cứ hiệu quả nào. Đơn giản là việc chính quyền ông Erdogan hiện nay nắm được trong tay cả quân đội lẫn an ninh. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều cuộc biểu tình với qui mô rất lớn nhưng vẫn thất bại''. (Trích từ bài viết ở trên)
    ------
    Lý do đơn giản nhưng khổ nỗi lại là lý do cơ bản...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn xứ người để mà nghĩ đến xứ ta. Nhiều kẻ ăn không ngồi rồi, chẳng biết đổ mồ hôi hô hào biểu tình, kêu gào dân chủ... Công nhân làm việc vất vả lương không đủ sống, lâu lâu buộc phải đình công, biểu tình hỏng thấy mặt mày mấy cha " dân chủ " đâu cả.
      Cả nước, chính phủ mới bắt nhốt chưa được 40 chục thằng viết blog, chúng đã làm ầm lên.

      Xóa