Cùng với sự phát triển của in-tơ-nét, các mạng xã hội như blog, facebook, youtube, twitter, zingMe, google plus… mới chỉ du nhập vào nước ta khoảng dăm năm nay nhưng đã thu hút hàng chục triệu người dùng. Không thể phủ nhận những tiện ích do loại hình này mang lại, song đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Hệ lụy phát sinh từ đây không còn là nguy cơ mà đã trực tiếp đe dọa cuộc sống không ít người, làm bộ mặt của mạng xã hội ngày càng tối tăm, biến dạng…
Cùng với sự phát triển của in-tơ-nét, các mạng xã hội như blog, facebook, youtube, twitter, zingMe, google plus… mới chỉ du nhập vào nước ta khoảng dăm năm nay nhưng đã thu hút hàng chục triệu người dùng. Không thể phủ nhận những tiện ích do loại hình này mang lại, song đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Hệ lụy phát sinh từ đây không còn là nguy cơ mà đã trực tiếp đe dọa cuộc sống không ít người, làm bộ mặt của mạng xã hội ngày càng tối tăm, biến dạng…
Tiện ích, sống động, gần gũi…
Mạng xã hội (MXH) không chỉ là nơi giao lưu trực tuyến, mà còn hơn thế, vừa mang lại lợi ích thương mại, vừa là nơi có thể tìm hiểu mọi thứ liên quan mỗi cá nhân (giới tính, tôn giáo, trường học, sở thích, hoạt động, tư duy…) chỉ với vài nhấp chuột. Người dùng thể hiện mình trên MXH với việc chia sẻ hình ảnh và vi-đê-ô, cập nhật thường xuyên hoạt động và suy nghĩ, chia sẻ những gì mình đọc, nghe, thấy, trao đổi những vấn đề chung cũng như riêng tư…
Nhờ hệ thống mở của MXH, người dùng có thể tự do kết bạn với bạn mình, những người mình quen, bạn của bạn mình, thậm chí với cả người không quen biết. Khả năng truyền tin giúp thông tin được cập nhật của một cá nhân lan truyền thành cấp số nhân ở diện hẹp hoặc ở diện rộng cho mọi người trong cộng đồng MXH cùng biết. MXH giúp người dùng giữ liên lạc với bạn bè xuyên thời gian và không gian. Chỉ với smart phone, Ipod, Ipad… có 3G, người dùng lập tức biết bạn bè mình đang làm gì, ở đâu thông qua cập nhật của họ.
Tính chất “ở đây và ngay bây giờ” khiến thông tin MXH hơn hẳn phương tiện truyền thông khác, phần nào đáp ứng nhu cầu chia sẻ và thể hiện của người dùng. Dường như sự trải nghiệm mọi hoạt động, suy nghĩ trong cuộc sống của bạn bè trở nên rất sống động dù trong môi trường rất ảo đã làm cho MXH trở nên gần gũi, nhất là giới trẻ đầy năng động hiện nay.
Hiểm họa khôn lường
Càng trở nên phổ biến, tác động tiêu cực của MXH càng mạnh, xuất phát từ chính các tính năng của nó.
Nhiều nhà khoa học chỉ ra, MXH không chỉ có điểm dở mà còn nhiều điểm rất dở. Không phải ngẫu nhiên, các trang MXH đều quy định người dùng phải từ 13 tuổi trở lên, nhưng thực tế nhiều người dùng trẻ hơn thế.
Nhìn từ góc độ tâm lý, MXH khiến người dùng quá tập trung vào bản thân và thiếu kiểm soát dẫn đến nghiện. Đưa thông tin bản thân lên trang MXH cá nhân, trước hết sẽ là những gì mình cho là hay, đẹp để thể hiện trước người khác, khuyến khích sự hài lòng ngay lập tức về mình. Mặt khác, những bình luận dương tính, nút like của bạn bè càng kích thích sự tự mãn cá nhân. Việc quá tập trung vào bản thân có thể phát triển thành các triệu chứng bệnh tâm lý còn sự quá đà, mất khả năng dừng lại, thiếu kiềm chế, ý chí không đủ mạnh để điều chỉnh hành vi…là yếu tố dẫn đến hành vi có vấn đề của người dùng, trong đó có nghiện MXH.
Truy cập MXH thường xuyên, nhanh chóng chuyển hướng thông tin (thường là ngắn gọn) từ mục nọ sang mục kia, từ người nọ sang người kia tạo thói quen cho người dùng lướt nhanh mà không dừng lại để đánh giá thông tin, chỉ chú ý thông tin giật gân. Một số nghiên cứu cảnh báo, các trang MXH làm rút ngắn thời gian não bộ có thể tập trung, ảnh hưởng đến tiếp thu tri thức, giảm khả năng đọc tài liệu, đặc biệt gây hại cho lớp trẻ – những lao động tri thức tương lai.
Sử dụng MXH, người dùng cắt giảm thời gian giao tiếp với bạn bè trong cuộc sống thực, do đó các kỹ năng xã hội khó hình thành. Họ có thể có hàng trăm, hàng nghìn bạn trên MXH, nhưng trong số ấy, những người có thể gặp mặt, chuyện trò thật sự lại chẳng bao nhiêu. Cũng giống mèo nuôi nhốt trong lồng, dần dần kỹ năng bắt chuột mai một, người dùng không trải nghiệm các giao tiếp thực tế, sẽ mất nhạy cảm trong các mối quan hệ người với người. Cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp mặt đối mặt, thiếu kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ, khó thích nghi với sự thay đổi xã hội.
Chất lượng các mối quan hệ xã hội ngoài đời thực cũng suy giảm. Bản chất mạng là ảo, rất thiếu những chia sẻ mang tính gắn kết và ý nghĩa lâu dài, sâu sắc, không cần sự thấu hiểu, cảm thông với những biểu cảm thực tế; mọi thứ thường nhanh chóng và dễ dàng trôi qua. Cơ bản là người dùng chấp nhận các mối quan hệ mà không cần hiểu biết lẫn nhau, không cần thể hiện sự quan tâm sâu sắc, chia sẻ tình cảm, giúp đỡ, nâng niu về tinh thần… – những điều làm nên mối quan hệ thật sự có chất lượng vốn phải được xây dựng trên cơ sở các trải nghiệm thực tế, tương tác trực tiếp với nhau, xung đột và giải quyết xung đột. Thiếu nó, dần dần, người dùng trở nên hời hợt hơn trong các mối quan hệ với con người. Thiếu khả năng thấu hiểu và sự dễ dàng trong các quan hệ ảo, khó khăn trong các quan hệ thực khiến họ ngày càng xa lánh xã hội và đời sống cộng đồng.
Nguy hiểm hơn, dữ liệu cá nhân sẽ trở thành thông tin chung chia sẻ cho mọi đối tượng trên MXH, kể cả người lạ, làm mất tính bảo mật, đe dọa sự riêng tư của người dùng. Họ mất đi cảm giác an toàn của cá nhân mình trước mọi người. Không ai hào hứng khi những chuyện vốn rất riêng của mình bị đem ra bàn tán. Bởi cách nhìn nhận hoàn toàn khác nhau giữa các cá nhân, nên bên cạnh các ý kiến mang tính xây dựng cũng không hiếm những “comment” ác ý làm tổn thương nhiều người. Chính vì thế, trang MXH cá nhân hoàn toàn có thể bị lợi dụng với ý đồ xấu, thông tin cập nhật có thể bị bóp méo vô tình hoặc hữu ý.
Hãy là người dùng thông minh Sự hiện diện và phát triển của MXH là khách quan, nhưng tiếp nhận và sử dụng thế nào tùy thuộc chủ quan người dùng. Trình độ nhận thức, nền tảng đạo đức, lối sống, ảnh hưởng của môi trường sống là những nhân tố quan trọng giúp họ hình thành thái độ phù hợp, đúng đắn. Mọi chuyện xấu đều đến từ sự “quá liều”, thiếu kiểm soát; nên điều độ và cân bằng khi sử dụng MXH luôn là lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên, đối với giới trẻ, để thực hiện được những lời khuyên này là không dễ, nhất là khi họ ngày càng thiếu nguyên tắc hơn, ưa chuộng tự do hơn trong cuộc sống cá nhân. Sự thờ ơ làm giới trẻ không có điểm dừng, nhưng cấm đoán lại là tác nhân kích thích vượt rào. Thế nên, bên cạnh tự giác của mỗi cá nhân, một thái độ đúng mực, kèm theo hiểu biết nhất định về thế giới công nghệ sẽ giúp cha mẹ và các nhà giáo dục tư vấn, định hướng, hành xử hợp lý hơn cùng với các biện pháp quản lý MXH hữu hiệu ở tầm vĩ mô sẽ là những “liều thuốc” miễn nhiễm với phiền lụy do MXH gây nên.
Sự vô ý, thiếu chín chắn trong suy nghĩ, nhận định, không lường trước hậu quả được thể hiện trong các lời bình hay trong các thông tin được cập nhật, ở các hình ảnh, clip được tải lên MXH có thể làm tăng nguy cơ xung đột trực tuyến giữa người dùng với bạn bè, với các thành viên; dẫn đến xung đột giữa con người với nhau ngoài đời thực. MXH ảo mà thực là như vậy. Những status kỳ lạ, với ngôn ngữ còn vụng về trong cách thể hiện, hình ảnh không được chọn lựa, có thể có những biểu hiện mà người khác nhìn nhận là vô lý, thậm chí có thể đem đến ác cảm cho người đọc.
PGS, TS PHAN THỊ MAI HƯƠNG (VIỆN TÂM LÝ HỌC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét