Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Kiến Nghị Về Chuẫn Bị Cho Cuộc Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Khóa XV (2021-2026)





Để giúp Mặt Trận Tổ Quốc và Ông Chủ Tịch lần đầu tiên làm tốt nhất công tác còn sót lại duy nhất của Mặt Trận Tổ Quốc là “giới thiệu nhân sự” và “tổ chức hiệp thương” các ứng cử viên Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp, nhằm thực hiện được việc lần đầu tiên cuộc bầu cử Quốc Hội Khóa XV (2021-2026) thực sự “thành công tốt đẹp”, tôi kính đề xuất các ý kiến sau:

1) Loại Bỏ Hình Thức Tỷ Lệ Tuổi Trẻ Cho Kỳ Bầu Cử Khóa XV và Khóa XVI

Cơ quan lập pháp quốc gia đòi hỏi các nghị sĩ phải đáp ứng các tiêu chí nhất định trước hết và trên hết về trình độ tư duy, mức độ tri thức, trình độ học vấn thực thụ, quá trình công tác chuyên môn nghiệp vụ thực thụ tại doanh nghiệp. Công tác Đoàn hay tổ chức chính trị xã hội không bao giờ được xem là “kinh nghiệm làm việc cho một kế sinh nhai” vì không một văn bằng nào tại bất kỳ học viện/đại học/cao đẳng nào về chuyên ngành đào tạo công tác Đoàn như một nghề nghiệp cần thiết đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp để người tốt nghiệp có thể tham gia xin được tuyển dụng vào doanh nghiệp để công tác Đoàn chuyên nghiệp. Vì vậy, toàn do Nhà Nước tự động bố trí tại các cơ quan Nhà Nước, tự động đẩy cấp lãnh đạo Đoàn cho Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu/hiệp thương vào Quốc Hội để trở thành nghị sĩ danh chính ngôn thuận bất kể người đó không có trình độ tư duy, mức độ tri thức, trình độ học vấn thực thụ, quá trình công tác chuyên môn nghiệp vụ thực thụ tại doanh nghiệp.

Vì vậy, dù “tuổi trẻ” là một lợi thế trong chiến tranh chính trị nhằm quảng bá với thế giới về sự thực đã có “trẻ hóa” trong lĩnh vực chính trị dân chủ tại Việt Nam, vẫn khó thể chấp nhận nghị sĩ “trẻ tuổi” chỉ toàn là (a) thuộc giới hậu duệ của tinh hoa chính trị hoặc (b) từ giới lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh không có trình độ tư duy, mức độ tri thức, trình độ học vấn thực thụ, quá trình công tác chuyên môn nghiệp vụ thực thụ tại doanh nghiệp nghĩa là không bao giờ có đủ năng lực làm công tác lập pháp mà chỉ mang danh nghĩa thuần túy bảo vệ quyền lợi thanh thiếu niên.

Vì tất cả lý do trên, Mặt Trận Tổ Quốc phải dũng cảm thuyết phục Đảng nhìn nhận lại thực lực bất khả tương hợp của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trong công tác lập pháp để (a) không giới thiệu lãnh đạo Trung Ương Đoàn hoặc Tỉnh Đoàn – như Trần Thị Vĩnh Nghi – vào Quốc Hội và (b) tạm không đặt chỉ tiêu tuổi tác trẻ của đội ngũ nghị sĩ vì hiện xã hội Việt Nam không có lực lượng trẻ tuổi có danh tiếng về trình độ tư duy, mức độ tri thức, trình độ học vấn thực thụ, quá trình công tác chuyên môn nghiệp vụ thực thụ tại doanh nghiệp mà thậm chí nếu có cũng không thuộc phân nhóm thuộc giới tinh hoa chính trị nước nhà cũng như không có Đảng tịch để được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu, thậm chí họ không đoái hoài đến việc hy sinh thời gian chuyên môn tức làm việc kiếm tiền để tự ra ứng cử rồi kiêm nhiệm công tác nghị viện.

2) Loại Bỏ Hình Thức Tỷ Lệ Quan Chức

Do tuyệt đại đa số các nghị sĩ thuộc giai tầng đảng viên lãnh đạo từ trug ương đến địa phương, nếu lấy địa phương Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở so sánh, thì việc 30 nghị sĩ chức sắc Đảng của đoàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2 là người ngoài Đảng thì mỗi kỳ họp Quốc Hội tại Hà Nội luôn có rất nhiều nghị sĩ chức sắc nhiều lần trở về Thành phố Hồ Chí Minh họp Đảng/họp cơ quan/họp Thành phố/họp Thành ủy, chứng tỏ (a) toàn bộ các cơ quan của các nghị sĩ này đã vi phạm luật pháp quốc gia khi đã không bảo đảm thời gian công tác Quốc Hội của các nhân sự mà các cơ quan đã ký vào hồ sơ ứng cử của họ, (b) toàn bộ các nghị sĩ chức sắc Đảng vừa vi phạm pháp luật quốc gia chứng tỏ thất bại không những trong quản lý thời gian và quản lý công việc mà còn thất bại trong phân công phân nhiệm, và (c) Đảng và Nhà Nước nhất thiết phải cải tổ khẩn cấp cơ chế tổ chức phân quyền phân nhiệm vì khi một quan chức nghị sĩ ra Hà Nội dự kỳ họp thì không bất kỳ ai được phân quyền ở lại địa phương thay mặt quản lý công việc.

Vì lý do tự tung tự tác vi phạm pháp luật nêu trên của các cơ quan Đảng và chính quyền địa phương, và vì sự tổ chức luộm thuộm của các cơ quan này trong quản lý Nhà Nước, Mặt Trận Tổ Quốc nên kiến nghị với Đảng tạm thời ngưng giới thiệu đảng viên chức sắc nào ở địa phương thuộc diện không-thể-vắng-mặt-tại-địa-phương-và-không-thể-được-thay-thế-bởi-bất-kỳ-quan-chức-nào-khác-khi-dự-kỳ-họp-Quốc-Hội ra ứng cử Quốc Hội Khóa XV năm 2021 và Khóa XVI năm 2026.

3) Loại Bỏ Những Ứng Viên Cụ Thể Sau Khỏi Danh Sách Mặt Trận Tổ Quốc “Phải” Giới Thiệu Cho Kỳ Bầu Cử Khóa XV:

– Tiến Sĩ Trần Hoàng Ngân, Thành Ủy Viên Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Nghị Sĩ Khóa XIV (lý do: xin tham khảo Thư Gởi Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân)

– Thạc Sĩ Phan Nguyễn Như Khuê của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Nghị Sĩ Khóa XIV (lý do: như báo chí chính thống đã nêu)

– Trần Thị Vĩnh Nghi, Thành Ủy Viên Thành phố Cần Thơ, hiện là Nghị Sĩ Khóa XIV (lý do: như báo chí chính thống đã nêu)

– Tất cả những ứng viên tiềm tàng sở hữu chất liệu Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Châu Thị Thu Nga, v.v. mà Mặt Trận Tổ Quốc bắt buộc phải biết rõ.

Trích Thư Gởi Chủ Tịch Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn của Hoàng Hữa Phước

Nguyễn Công Khế








TƯ LIỆU LỊCH SỬ:
Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên







Nếu nhà báo Minh Diện không viết bài “Nguyễn Công Khế đã dùng tiểu xảo chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm như thế nào?” thì ít ai biết được chuyện Nguyễn Công Khế dùng “tiểu xảo” nhằm chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm. Để làm rõ bản chất sự việc, nhóm phóng viên CLB Nhà báo trẻ đã tìm lại từng trang của tàng thư công văn, giấy tờ liên quan từ 30 năm trước. Xin công khai đến quý độc giả, nhất là đội ngũ cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên để thấy được thói ti tiện, bất chấp thủ đoạn vốn nằm trong bản chất con người Nguyễn Công Khế từ ngày xưa và không hề thay đổi cho đến tận bây giờ.



Huỳnh Tấn Mẫm trong phong trào sinh viên




Huỳnh Tấn Mẫm là người kiên quyết bảo vệ Nguyễn Công Khế


Cuối năm 1985, Nguyễn Công Khế đang là phóng viên báo Phụ Nữ Việt Nam, đang chuẩn bị hồ sơ xin kết nạp Đảng thì xuất hiện thông tin tố cáo Khế tư thông với địch trong thời gian bị tù (từ tháng 5/1972 đến tháng 2/1975), nội dung tố cáo Khế đã thành khẩn khai báo, cung cấp nhiều thông tin về tổ chức, hoạt động của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng khiến hàng loạt đồng chí bị bắt, cầm tù, thủ tiêu ngay sau thời điểm Khế bị bắt.


Dù chưa có kết luận chính thức của TW Đoàn nhưng nhờ biên bản xác nhận, bảo lãnh của những người đồng chí, đồng đội trong khoảng thời gian cùng bị giam cầm với Khế tại nhà giam Chí Hòa như Lê Văn Nuôi, Đặng Thanh Tịnh, Đoàn Khắc Xuyên và đặc biệt là Huỳnh Tấn Mẫm (Trưởng ban Mặt trận TW Đoàn, Thường trực Ủy ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) mà Khế được kết nạp vào Đảng ngày 3/2/1986 tại Chi bộ Văn phòng 2, Phụ nữ Trung ương (Quận ủy Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh). Thời ấy, được kết nạp vào Đảng là sự tự hào ghê gớm và cũng là điều kiện tiên quyết nếu muốn thăng hoa sự nghiệp.



Huỳnh Tấn Mẫm đã dùng những lời lẽ tốt đẹp nhất để bảo vệ Nguyễn Công Khế trước các lời dèm pha, đồn thổi về việc Khế đầu hàng địch




Sự ra đời của Tuần tin Thanh Niên, tiền thân của Báo Thanh Niên



Từ năm 1984, sau khi hoàn thành luận án Phó tiến sĩ tại Viện Hàm lâm Khoa học Xã hội Liên Xô, Huỳnh Tấn Mẫm về nước, tiếp tục công tác tại TW Đoàn với chức danh Trưởng ban Mặt trận TW Đoàn, Thường trực Ủy ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và bắt đầu nung nấu ý tưởng hình thành một tờ báo để làm diễn đàn nhằm tập hợp, tổ chức thanh niên, cũng vừa là phương tiện để trao đổi, tuyên truyền, hướng dẫn thanh niên trong giai đoạn mới. Khi anh trình bày ý tưởng, ngoài Lê Quang Vịnh (Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam), hầu hết các lãnh đạo của TW Đoàn đều gạt phắt vì khi ấy TW Đoàn đã có 2 tờ báo là Tiền Phong và Thiếu niên Tiền phong.


Để có giấy phép thành lập tờ báo, suốt gần 02 năm ròng rã, bất chấp mọi sự ngăn cản, phản đối, Huỳnh Tấn Mẫm đã ra bắc vào nam gõ cửa khắp nơi để bảo vệ ý tưởng, chính kiến của mình. Mãi đến đầu năm 1986, Ban Tuyên huấn TW mới ra công văn cho phép xuất bản “Tuần tin Thanh Niên”. Nếu không có cái bản lĩnh mang tên “Huỳnh Tấn Mẫm” ấy thì chắc chắn tờ “Thanh Niên” không bao giờ xuất hiện.






Biết Khế có khả năng viết lách, Huỳnh Tấn Mẫm đã làm thủ tục cho Khế về Tuần tin Thanh Niên, đầu tiên bị báo Phụ Nữ Việt Nam, nơi Khế đang công tác từ chối. Nhờ sự kiên trì của Huỳnh Tấn Mẫm, Đặng Thanh Tịnh mà cuối cùng Khế được về Thanh Niên làm việc. Huỳnh Tấn Mẫm không ngờ việc anh nỗ lực để bảo vệ và đưa Nguyễn Công Khế về Tuần tin Thanh Niên lại là một quyết định sai lầm lớn nhất và không thể sửa chữa suốt cuộc đời làm báo.


Thủ đoạn ti tiện của Nguyễn Công Khế đã chấm dứt sự nghiệp báo chí của Huỳnh Tấn Mẫm


Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm đã đưa những ý tưởng cải cách, đổi mới của mình làm tiêu chí hoạt động của Tuần tin Thanh Niên, nhờ thế tờ báo tìm được chỗ đứng trong lòng bạn đọc ngay từ những số đầu tiên và phát triển nhanh chóng, tia-ra liên tục tăng.


Sau khi đưa Nguyễn Công Khế về Tuần tin Thanh Niên, Huỳnh Tấn Mẫm tiếp tục nâng đỡ, giúp đỡ Khế. Tháng 6/1987, qua sự đề nghị của anh Mẫm, Khế được thăng chức Phó tổng biên tập và tham vọng quyền lực của Khế cũng bắt đầu từ đấy.



Ngày 8/6/1987, TW Đoàn ra quyết định đề bạt Nguyễn Công Khế làm Phó Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên theo đề nghị của Huỳnh Tấn Mẫm



Chỉ ít lâu sau khi được cất nhắc lên ghế Phó tổng biên tập, Khế bỗng “phát hiện” mình có tài lãnh đạo, quyết không cam chịu làm cái bóng cho Huỳnh Tấn Mẫm. Từng bước, từng bước một Khế tìm đủ mọi cách để triệt hạ uy tín Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm nhưng không thành công. Bằng bản lĩnh, khí chất của mình, Huỳnh Tấn Mẫm đã vượt qua tất cả.


Để đạt được mục đích, Khế đã giở mánh khóe cuối cùng và nhơ bẩn, ti tiện nhất để hạ gục bằng được Huỳnh Tấn Mẫm bằng yếu tố “gia đình”. Thủ đoạn của Khế cùng đồng bọn là vu vạ cho chị Nguyễn Lương Dung (vợ anh Huỳnh Tấn Mẫm) đã “giật hụi hơn cả trăm cây vàng” (!?) để chị dính vào vòng lao lý và lấy đó làm cái cớ để triệt uy tín Huỳnh Tấn Mẫm trong các cuộc họp giao ban cán bộ TW Đoàn phía nam. Nghe một số cán bộ TW Đoàn kể lại, thời điểm đó Khế đã rỉ tai, tạo dư luận khắp nơi nhằm bêu rếu Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm. Quá thất vọng trước tình đời đen bạc, Huỳnh Tấn Mẫm chỉ cười nhạt và lạnh lùng ra đi, bỏ lại Tuần tin Thanh niên mà anh đã tốn bao tâm huyết gầy dựng. Nhà báo Minh Diện nhớ lại: Buổi sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng ở số nhà 27 - Cao Thắng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm cười, nói: “Thôi các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh khi!. Thiếu sâu sát, quá nhẹ dạ cả tin vào những lời đường mật của Nguyễn Công Khế, ngày 1/11/1988, TW Đoàn đã vội vã ra quyết định số 88 TB/TWĐTN, chính thức kết thúc sự nghiệp báo chí của Huỳnh Tấn Mẫm và giao cho Nguyễn Công Khế “phụ trách toàn diện” mọi hoạt động của Tuần tin Thanh niên.



Quyết định vội vã của TW Đoàn đã chính thức kết thúc cuộc đời làm báo của Huỳnh Tấn Mẫm và giao cho Khế "phụ trách toàn diện" Tuần tin Thanh Niên


Tin vào những lời đường mật của Khế, chỉ 03 ngày sau, Bí thư thứ nhất TW Đoàn Hà Quang Dự tiếp tục ký công văn gửi Ban Tuyên huấn TW về việc đề cử Nguyễn Công Khế làm quyền Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên

Thủ đoạn bỉ ổi của Nguyễn Công Khế bị bại lộ khi chỉ vài tháng sau, chị Nguyễn Lương Dung (vợ anh Mẫm) được minh oan, lúc này TW Đoàn mới ngã ngửa nhưng tất cả đều đã quá muộn. Ngày 3/6/1989, Bí thư Trịnh Tố Tâm đã ký thông báo / nghị quyết thi hành kỷ luật đảng viên với hình thức “khiển trách” đối với Nguyễn Công Khế. Tuy nhiên, vì vấn đề “bảo vệ nội bộ” nên văn bản hoàn toàn không nhắc đến bản chất sự việc mà chỉ nêu một số khuyết điểm nhẹ nhàng của Khế:
Phong cách lãnh đạo mang tính chất gia trưởng thiếu dân chủ, thể hiện mối quan hệ giữa đồng chí với đồng chí Mẫm, giữa đồng chí với anh chị em dưới quyền, nói năng thiếu cân nhắc chín chắn, nóng nảy thiếu bình tĩnh.
Ý thức tổ chức kỷ luật yếu: cũng là một nguyên nhân của việc gây mất đoàn kết nội bộ. Đồng chí và đồng chí Mẫm tìm mọi cách chống phá nhau, là đối địch của nhau, ý thức tự phê bình yếu, phê bình người khác thiếu thuyết phục.
Suốt một thời gian dài là người phụ trách tờ báo nhưng không quan tâm đến công tác quần chúng, không tổ chức công đoàn. Hội nhà báo tuy có nhưng hoạt động yếu, quản lý cơ quan mang tính cách gia đình chủ nghĩa.



Thông báo về việc xử lý kỷ luật đảng viên đối với Nguyễn Công Khế (trang 1)


Thông báo về việc xử lý kỷ luật đảng viên đối với Nguyễn Công Khế (trang 2)







Án kỷ luật của TW Đoàn chỉ làm chậm bước tiến của Khế và cũng không hề được Khế kê khai trong những bản kiểm điểm đảng viên hàng năm. Bằng “năng khiếu” chạy chọt, y đã dàn xếp thành công cho Lương Ngọc Bộ (Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong) tạm thời “giữ giúp” ghế Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên dưới hình thức kiêm nhiệm và phải trả lại cho Khế chỉ 01 năm sau đó.






Tháng 9/1990, Lương Ngọc Bộ đã “trả lại” Quyền Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên cho Khế


Đúng một năm sau, Nguyễn Công Khế chính thức trở thành Tổng biên tập Báo Thanh Niên. Những cái tên “Tuần tin Thanh Niên” và “Huỳnh Tấn Mẫm” trong nghề báo chỉ còn là quá khứ...


Qua câu chuyện từ 30 năm trước, cho thấy tính phàm ăn tục uống, thượng đội hạ đạp, lừa thầy phản bạn đã nằm trong máu của Khế từ ngày xưa. Bản năng loài linh cẩu đó, đến tận bây giờ vẫn chưa từng thay đổi. Về quá khứ Nguyễn Công Khế thì còn nhiều chuyện kinh thiên động địa, nhất là giai đoạn mà y đã đánh lừa cả lịch sử, chúng tôi sẽ quay lại trong một thiên phóng sự khác.


Nguyễn Công Khế xử lý việc phải ra tòa vì trốn nợ như thế nào?

CLB Nhà báo trẻ




5.




Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên









Trong các phóng sự trước, bạn đọc đã rõ Nguyễn Công Khế làm giàu bằng nhiều mánh khóe lừa đảo táo tợn đối với các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhưng tán tận lương tâm hơn, ngay cả người trong nhà, đó là tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên - những người đồng chí, đồng đội đã gắn bó với Khế hơn chục năm qua cũng bị y nhẫn tâm lừa gạt, lợi dụng để làm giàu bất chính. Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ phân tích dự án bất động sản “Khu nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công đoàn Báo Thanh Niên, với dự án này, Nguyễn Công Khế đã bỏ túi hàng trăm tỷ đồng. Ấy vậy mà, nhiều cán bộ tờ báo vẫn còn “tri ân” Khế vì đã giúp họ thu hồi vốn mà không hề hay biết rằng, họ chỉ là những chú chim non rơi vào miệng con linh cẩu phàm ăn tục uống…
Ngày 02/06/2006, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản số 3570/UBND-ĐT về việc chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án “Khu nhà ở Cán bộ - phóng viên - nhân viên Báo Thanh Niên” tại phường Long Phước, Quận 9. Đây là niềm vui lớn đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên tờ báo khi việc sở hữu một mảnh đất, một căn nhà so với mức lương của nghề báo lúc đó vẫn chỉ là một ước mơ ngoài tầm với. Sau nhiều lần họp bình xét, Công đoàn mới quyết định được danh sách nhân sự được hưởng quyền lợi gồm58 cán bộ có đóng góp, thâm niên, có thể kể đến như: Lê Văn Quý (văn phòng), Đàm Văn Thanh Huy (Ban Chính trị-Xã hội), Võ Thị Tạo (Ban Bạn đọc), Cao Minh Phát (Thanh Niên tiếng Anh), Trần T.Hoàng Anh (Ban Văn nghệ), Dương Quốc Hùng (Phòng Quảng cáo), Trương Nguyễn Mỹ Hạnh (Ban Thư ký),… Những cán bộ, công nhân viên này đã tìm mọi cách gom góp, vay mượn nhằm kiếm đủ số tiền góp vốn mua đất với giá từ 100-300 triệu đồng/lô, đây là những khoản tiền lớn vào thời điểm đó. Tổng số tiền huy động được từ cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên lên tới 12,75 tỷ đồng. Mỗi cán bộ, công nhân viên đều háo hức, chờ đón ngày cầm trong tay quyển sổ đỏ mang tên chính mình nhưng có ngờ đâu…



Vị trí khu đất hơn 5,6 ha được UBND Thành phố chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên




Chây ì không thực hiện dự án nhằm chiếm dụng vốn


Dù Nguyễn Công Khế đã ký quyết định số 09/QĐ-TN về việc thành lập Ban quản lý dự án ngay sau khi UBND Thành phố có chủ trương về việc trao cho Báo Thanh Niên sử dụng khu đất, nhưng sau khi gom được 12,75 tỷ đồng từ CB-CNV, Khế chuyển ngay khoản vốn này vào ngân hàng để lấy lãi đồng thời chỉ đạo Ban quản lý dự án “án binh bất động” suốt một năm ròng với lý do chưa tìm được nhà đầu tư.


Hơn một năm, ngày 19/10/2007, công ty Vincom đã góp 54,3 tỷ đồng vào dự án qua hợp đồng nguyên tắc hợp tác đầu tư, cộng thêm khoản bán 1 thửa đất của dự án cho bên ngoài được 3,9 tỷ đồng, khoản lãi 161 triệu đồng (khoản gửi ngân hàng hơn 1 năm từ tiền huy động vốn của cán bộ Báo Thanh Niên), vay thêm từ Báo Thanh Niên 400 triệu, tổng cộng Khế đã huy động được 71,52 tỷ đồng và dự án vẫn “treo”. Đầu năm 2008, công ty Vincom rút lui khỏi dự án, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan cho công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sinh Thái tiếp tục thực hiện hợp đồng nguyên tắc trên.







Đến đây mọi thủ tục pháp lý, vốn đều đã hoàn tất nhưng Nguyễn Công Khế vẫn chưa cho triển khai dự án với lý do “thị trường bất động sản đang đóng băng, mong anh chị em thông cảm”… và dự án tiếp tục im lìm thêm 2 năm nữa. Như vậy, sau 04 năm từ ngày góp vốn, cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn chưa thấy hình dạng mảnh đất của mình như thế nào, nằm ở đâu!? Đơn thư chất vấn, khiếu nại tới tấp gửi về Văn phòng Công đoàn với tần suất dày đặc, thậm chí nhiều cán bộ, công nhân viên chính thức lên tiếng đòi thu hồi vốn và phạt vi phạm hợp đồng.


Đoạt đất ở của cán bộ, công nhân viên, chiếm dụng vốn của cá nhân, tổ chức


Năm 2010, sau khi rời khỏi chức danh Tổng biên tập Báo Thanh Niên để chính thức tập trung làm “kinh tế” với TNCorp, Nguyễn Công Khế đã nuôi dã tâm nuốt trọn khu đất mang đẫm mồ hôi, nước mắt của cán bộ, công nhân viên tờ báo. Tháng 8/2010, Nguyễn Ngọc Toàn, Chủ tịch Công đoàn Báo Thanh Niên đã ký ủy quyềncho Nguyễn Công Khế thay mặt Công đoàn Báo Thanh niên tiếp tục thực hiện dự án “Nhà ở cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Khế đã ngay lập tức thực hiện 2 việc:


Đầu tiên, ngay sau khi nhận ủy quyền, Nguyễn Công Khế tìm cách “hất cẳng” nhà đầu tư Sinh Thái bằng cách thuyết phục doanh nghiệp này tự nguyện rút khỏi dự án. Không còn đủ kiên nhẫn theo đuổi, với hi vọng thu hồi khoản vốn đầu tư 54,3 tỷ đồng, công ty Sinh Thái đã đáp ứng theo yêu cầu của Khế.



Ngay sau đó, đầu tháng 9/2010, Nguyễn Công Khế tiếp tục “thuyết phục” Công đoàn Báo Thanh Niên giải thích với những cán bộ, công nhân viên đã góp vốn về những khó khăn, không thể thực hiện dự án và đồng ý “chơi đẹp” bằng cách bồi thường 60% theo hợp đồng và yêu cầu Công đoàn bàn giao dự án cho TNCorp.



Dù thất vọng vì ước mơ không thể thành hiện thực, nhưng cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn tri ân Nguyễn Công Khế, vì dù sao họ cũng thu hồi lại được vốn với khoản bồi thường hợp đồng khá “hời”. Về phần Nguyễn Công Khế, nghiễm nhiên có khu đất hơn 5,6 ha đầy tiềm năng, tiền trả vốn góp và bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên thì Khế đắp từ khoản đầu tư 54,3 tỷ đồng của công ty Sinh Thái. Còn khoản nợ công ty Sinh Thái thì treo mãi đó, chây ì không chịu trả dù bị nhắc nhở nhiều lần.

Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của TNCorp tại trang 21, ghi rõ các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, trong đó khoản nợ của công ty Sinh Thái vẫn y nguyên con số 54,3 tỷ đồng kéo dài suốt từ 2010 đến nay




Công ty “ma” mang tên Long Phước Garden và khoản lợi tức kếch sù đến từ tập đoàn Trung Nguyên



Sau khi có biên bản thỏa thuận bàn giao của Công đoàn Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế lập tức chỉ đạo thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển đổi mục đích dự án, từ “Nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” thành “Khu nhà ở kinh doanh thương mại” để tìm kiếm đối tác góp vốn mới. Ngày 13/02/2012, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 558/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án. Tháng 5/2012, Nguyễn Công Khế thành lập công ty TNHH 1TV BĐS Long Phước Garden thuộc TNCorp và ban hành quyết định số 04/QĐ-HĐQT/12 giao dự án trên cho công ty “ma” này thực hiện. Ngày 6/9/2012, UBND Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục ban hành văn bản số 4492/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án “Khu nhà ở thương mại Long Phước Garden”. Tới đây, Nguyễn Công Khế đã chính thức chiếm đoạt hoàn toàn khu đất và thay đổi thành công mục đích sử dụng.


Tháng 4/2013, Nguyễn Công Khế bắt tay với “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Khế lại tiếp tục thành công với chiêu bài “hợp tác đầu tư” (tương tự như công ty Sinh Thái từ hơn 8 năm trước) nhưng với nguồn ngân sách lớn hơn nhiều. Tổng vốn mà Khế huy động được từ Trung Nguyên lên tới 103 tỷ đồng.



Nguyễn Công Khế trong loạt bài PR vụ “thiền, tuyệt thực 49 ngày” của “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ trên tờ báo “dự án” Một Thế Giới


Quyết định việc hợp tác đầu tư với Trung Nguyên, trước mắt tạm ứng 90 tỷ để “thanh lý và chi trả các khoản chi phí liên quan”(!?)


Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của TNCorp tại trang 20, cho thấy, đến cuối năm 2014, Trung Nguyên đã chuyển toàn bộ nguồn vốn hợp tác đầu tư lên tới 103 tỷ đồng cho TNCorp

Với nguồn lợi tức khổng lồ thu được, Nguyễn Công Khế quyết định nhượng luôn khu đất dự án cho tập đoàn Trung Nguyên như đã trình bày trong báo Báo cáo thường niên năm 2014 tại Đại hội cổ đông diễn ra ngày 29/5/2015. Đến đây, công ty “ma” Long Phước Garden cũng đã hết sứ mệnh lịch sử, tháng 9/2015, Nguyễn Công Khế quyết định giải thể công ty này.


Sau 9 năm “chiến đấu” với khu đất dự án “nhà ở cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Nguyễn Công Khế đã hút cạn máu và nước mắt của những người đồng đội, đồng chí đã từng gắn bó suốt mấy chục năm qua. Số tiền kếch sù mà Khế kiếm được bộ phận tài chính tập đoàn thống kê lại như sau:
Năm 2006-2007: Thu từ huy động vốn của cán bộ công nhân viên và đầu tư của công ty Sinh Thái:71,52 tỷ đồng.
Năm 2010: Chi trả vốn, bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên: 19,04 tỷ đồng.
Năm 2013: Thu từ huy động vốn (lần 1) từ tập đoàn Trung Nguyên: 90 tỷ đồng.
Năm 2014: Thu từ huy động vốn (lần 2) từ tập đoàn Trung Nguyên: 13 tỷ đồng.

Từ dự án khu đất dành cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế đã chiếm dụng được 155,48 tỷ đồng. Dù có bị ép phải trả nợ cho công ty Sinh Thái (54,3 tỷ đồng) thì Khế vẫn ẵm trọn 101,18 tỷ đồng tiền mặt. Các cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên không những bị tước đi quyền lợi mà họ đáng được hưởng từ dự án chính sách, mà ngược lại, họ phải nai lưng huy động vốn để mang lại khoản lợi nhuận bất chính khổng lồ cho Nguyễn Công Khế mà không hề hay biết. Trong khi đó, dù đã thỏa thuận sẽ trích 3 tỷ đồng lợi nhuận dự án cho Công đoàn Báo Thanh Niên nhưng Khế đã lờ tịt, xem như không có.


Đón xem kỳ tiếp: [TƯ LIỆU LỊCH SỬ] Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên.
CLB Nhà báo trẻ
http://nguyencongkhe.blogspot.com/2015/12/cu-lua-tang-tan-luong-tam-cua-nguyen-cong-khe.html






4.



Nguyễn Công Khế và cú lừa 300 tỷ ngoạn mục!


Trong phóng sự đầu, CLB Nhà báo trẻ đã phanh phui việc Nguyễn Công Khế đã dùng thủ đoạn “đầu tư” thêm 300 tỷ đồng (khống) vào tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (TNCorp), nâng sở hữu cổ phần cá nhân lên tới 74,39% (chưa kể số cổ phần của vợ, con, công ty “ma” Quế Mi do vợ đứng tên,…). Như vậy, Nguyễn Công Khế đã chính thức “hô biến” tập đoàn kinh tế thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân, điều hành theo mô típ gia đình trị. Trong phóng sự này, chúng tôi sẽ làm rõ nguồn gốc của nguồn vốn 300 tỷ và thủ đoạn “lấy mỡ cá rán cá”, “đảo nợ” của Nguyễn Công Khế nhằm chiếm đoạt tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và tài sản của tổ chức, cá nhân.




Vợ chồng Nguyễn Công Khế - Đặng Thị Thanh Xuân



Nhắc lại việc tăng vốn thêm 300 tỷ của TNCorp nhằm thực hiện việc xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Theo phóng sự trước, độc giả đã biết, Nguyễn Công Khế là nhà đầu tư “chiến lược” duy nhất góp toàn bộ khoản vốn khống trên, nâng sở hữu cổ phần cá nhân lên 74,39%.

Danh sách cổ đông nội bộ và người có liên quan sau thời điểm tăng vốn cho thấy, chưa tính anh em, dâu, rể, riêng vợ chồng Khế đã sở hữu tới 75,793% CP của TNCorp

Dự án đã hết hạn nhưng vẫn chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư?


Ngày 09/12/2011 TNCorp được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 43121000162 với mục đích đầu tư xây dựng Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy trên lô đất 29,65 ha tọa lạc tại Bãi Lớn và Bải Hời, thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng. Theo giấy CNĐT, tiến độ thực hiện dự án phải thực hiện trong vòng 30 tháng, tức là khoảng thời gian từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014 dự án phải hoàn tất và đưa vào hoạt động kinh doanh.

Giấy chứng nhận đầu tư của dự án Vĩnh Hy (trang 1)

Theo Giấy chứng nhận đầu tư, dự án của TNCorp đã quá hạn 18 tháng nhưng chưa hiểu vì lý do gì mà vẫn chưa bị thu hồi giấy phép. Mãi đến Quý 3/2014, TNCorp mới làm thủ tục “tăng vốn” nhằm triển khai dự án này và đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn còn nằm trên giấy ngoài việc ký hợp đồng với công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Ninh Thuận nhằm “khảo sát địa hình”. Trình bày bản Báo cáo thường niên năm 2014 tại Đại hội cổ đông TNCorp tổ chức ngày 29/5/2015, Nguyễn Công Khế lớn tiếng khẳng định: “Dự án "cơ bản" đã xong các bước hoàn thiện thủ tục để xin cấp phép và "dự kiến" vào Quý 3/2015 dự án sẽ khởi công xây dựng” (!?)


Nguồn gốc nguồn vốn khống 300 tỷ Nguyễn Công Khế đầu tư nhằm chiếm đoạt Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên

Tham khảo các hồ sơ, chứng từ tài chính, chúng tôi đã phát hiện thủ đoạn gian lận vô cùng táo tợn và tinh vi của Nguyễn Công Khế nhằm hợp thức hóa việc chiếm đoạt TNCorp và hàng loạt hành vi “đảo nợ” nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng, tổ chức.

Tháng 11/2014, dùng quyền của Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Công Khế đã dùng chính nguồn lợi tức của các cổ đông và các khoản vay ngân hàng của TNCorp để “góp vốn”, mua cổ phần của của chính tập đoàn này dưới danh nghĩa cá nhân.





Tháng 3/2015, dưới áp lực Đại hội Cổ đông TNCorp đã gần kề, để làm đẹp báo cáo tài chính và hợp thức hóa khoản 300 tỷ góp vốn, Nguyễn Công Khế cùng vợ là Đặng Thị Thanh Xuân đã liều lĩnh móc nối cùng Nguyễn Văn Thu (sinh ngày 4/3/1960, thường trú tại 154 Ngõ 158, phố Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, Q. Bà Đình, Hà Nội) - Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Kinh doanh Bất động sản NewStar để lập hồ sơ hợp tác đầu tư khống nhằm thuyết phục tỷ phú Phạm Nhật Vượng (ông chủ VinGroup) bảo lãnh cho vợ chồng Khế vay 300 tỷ của Sacombank nhằm “trả nợ” TNCorp.
















Bằng hợp đồng hợp tác đầu tư và phương án vay vốn trên cùng với “uy tín” sẵn có, Khế đã thuyết phục ông Phạm Nhật Vượng (vốn là nhà đầu tư, nhà tài trợ lâu năm cho TNCorp, đã nhiều lần góp vốn, tài trợ cho các “dự án truyền thông” của tập đoàn này) dùng 13 triệu cổ phiếu của VinGroup (trị giá 637 tỷ đồng) để làm tài sản bảo lãnh cho khoản vay 300 tỷ của vợ chồng Khế tại Sacombank.


Nguyễn Công Khế đã dùng tiểu xảo chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm như thế nào?







Một chuyện còn hằn trong trí nhớ của tôi.


Khi được bầu vào Ban thường vụ Trung ương đoàn, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Viêt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm muốn Hội là một tổ chức quần chúng, phải khác đoàn, chứ khộng theo kiểu “B phẩy”. Và Hội cần có tiếng nói riêng.





Những năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, ra một tờ báo khó như bắc thang lên trời! Người ta nói Trung ương đoàn chỉ cần hai tờ báo, chỉ hai tờ mà thôi, đó là tờ Tiền Phong và Thiến Niên Tiền Phong. Ngay trong cơ quan Trung ương đoàn cũng ít người ủng hộ Huỳnh Tấn Mẫm. Nhưng Huỳnh Tấn Mẫm đã nói là làm, làm kỳ được, bất chấp sự can ngăn không bỏ cuộc. Hình như đó chính là cái khí phách đã tạo nên một Huỳnh Tấn Mẫm hiên ngang, sống có bản lĩnh, rõ chủ đích và chính kiến, tuy có luc như lì lợm trong phong trào đấu trang trước giải phóng, nhưng đó là những phẩm chất cần có của người làm cách mạng.



Như con thoi, Huỳnh Tấn Mẫm từ Nam ra Bắc, mò mẫm gõ cửa từ ông Tố Hữu đến ông Phạm Văn Đồng. Chỉ có anh, ngày ấy, mới ra được tờ bán nguyệt san Thanh Niên.


Có giấy phép trong tay, Huỳnh Tấn Mẫm quy tụ một số anh em chiến hữu trong phong trào sinh viên học sinh trước giải phóng lại làm báo. Một trong số đó là Nguyễn Công Khế, lúc đó đang ở báo Phụ Nữ Việt Nam và hình như chưa viết được gì nhiều.


Nguyển Công Khế trở thành Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên. Với hình thức, nội dung ít bảo thủ hơn tờ Tiền Phong, tờ Thanh Niên tìm được chỗ đứng trong bạn đọc ngay từ ngày đầu, và sau đó mỗi ngày một khởi sắc, tia-ra phát hành tăng vùn vụt.


Nhưng ngược chiều với sự đi lên cùa tờ báo là sự đi xuống cùa tình người! Mối quan hệ giữa Huỳnh Tấn Mẫm - Nguyễn Công Khế tưởng keo sơn, bị rạn nứt dần, rồi vỡ ra, thành một cuộc chiến một mất một còn.


Ngày ấy, ít có cuộc họp giao ban cán bộ Trung ương đoàn phía Nam nào không nhắc tới chuyện Mẫm, Khế. Rồi những cuộc họp kiềm điềm trong nội bộ đảng căng thẳng như sợi dây đàn không phân thắng bại. Nguyễn Công Khế mang cả chuyện gia đình của Huỳnh Tấn Mẫm ra đề triệt uy tín Mẫm.


Ngày đó tôi bảo vệ Huỳnh Tấn Mẫm, vì tôi cho rằng, anh là người có công ra tờ báo Thanh Niên, không nên cướp giật thành quả của người khác. Cùng quan điểm với tôi là Trần Quang, Trưởng ban Đại diện báo Tiền Phong, Phó bí thư Đảng ủy trung ương đoàn phía Nam. Nhưng sau đó Nguyễn Công Khế thường xuyên gặp riêng Trần Quang, hai người trở nên thân thiết, và Trần Quang ngả về phía Nguyễn Công Khế.


Buổi sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng ở số nhà 27 - Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm cười, nói: “Thôi các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh khi!
Mấy ngay sau, tôi hiểu động cơ Trần Quang bỏ Huỳnh Tấn Mẫn ngả sang Nguyễn Cống Khế. Đó là cái quyết định đề bạt Trần Quang làm Tổng biên tập báo Thanh Niên, do bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Hà Quang Dự ký.


Anh Trần Quang bàn giao Ban đại diện báo Tiền Phong cho tôi, chuẩn bị làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Quyết định đã nắm chắc trong tay còn chạy đằng nào ? Nhưng cái anh nông dân Trần Quang ham lợi nhỏ, đâm cả tin, bị mắc lừa!


Nguyễn Công Khế phát hiện ra một thủ tục nhỏ, bị bỏ quên, là chưa lấy phiếu tín nhiệm đồng chí Trần Quang. Thế có chết không cơ chứ? Nhẽ ra Nguyễn Công Khế phải phát hiện sớm hơn, phải chủ động làm cái thủ tục đó, đằng này đề đồng chí Trần Quang cầm quyết định trong tay rồi mới lôi ra. Thôi, đành phải làm ngược một tý vậy! Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của báo Thanh Niên diễn ra chóng vánh như có sự chuẩn bị trước, và đồng chí Trần Quang chỉ được vài phiếu chiếu lệ. Cái quyết định bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo Thanh Niên bị vứt vào sọt rác, khi Trần Quang chưa được ngồi ghế Tổng biên tập một ngày. Thế mới biết cái “sức mạnh tập thể”, tỉ lệ phiéu bầu của “dân chủ” nó mạnh cỡ nào khi mà ngừoi ta có thủ đoạn (!?).


Nguyễn Công Khế bay ra Hà Nội, và sau những ngày dàn xếp , Lương Ngọc Bộ, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong nhận quyết định làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Đây là một trò chơi quyền lực rất “sến” của Trung ương đoàn nói chung, Nguyễn Công Khế, Lương Ngọc Bộ nói riêng Đó là quyết định Lương Ngọc Bộ vừa làm Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, vừa làm Tổng biên tập báo Thanh Niên 6 tháng , rồi bàn giao cho Nguyễn Công Khế.


Anh Nguyễn Công Khế đã làm cho tờ báo Thanh Niên nổi tiếng. Đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng, người mang nặng đẻ đau và sinh ra tờ báo Thanh Niên là Huỳnh Tấn Mẫm.


Ngày 3/1/2006, tại Hà Nội, Báo Thanh Niên tổ chức trọng thể lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng để ghi nhận thành tựu trong 20 năm Báo Thanh niên đồng hành cùng bạn đọc.


Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng gửi thư chung vui cùng những người làm báo Thanh niên. Bức thư có đoạn viết: "Thanh niên là tờ báo trẻ của làng báo Cách mạng Việt Nam nhưng đã có nhiều cố gắng vượt bậc trong công tác tổ chức đội ngũ, tổ chức nghiệp vụ nên đã sớm khẳng định được vị trí của mình, sớm trở thành người bạn gần gũi, tin cậy của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước".


Có mặt đầu tiên khi buổi lễ còn chưa bắt đầu là những nhà lãnh đạo qua các thời kỳ của Đoàn thanh niên: các ông Vũ Oanh, ông Đặng Quốc Bảo, Vũ Mão, Hà Quang Dự... Mọi người đã "thảo luận" rất sôi nổi về bài thơ mà ông Vũ Mão vừa "xuất khẩu thành chương" tặng Thanh Niên tròn 20 tuổi. Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thanh niên - anh Huỳnh Tấn Mẫm, đặc biệt tâm đắc với mấy câu thơ:

"Nêu cao gương tốt hiển vinh
Thương người như thể chính mình gian nan
Bước chân vượt mấy suối ngàn
Trái tim nồng cháy chứa chan phúc đời".


Ông Nguyễn Khoa Điềm gắn Huân chương Lao động hạng Nhì cho Tổng biên tập báo Thanh niên Nguyễn Công Khế. Khi ấy, tôi nhìn anh Mẫm và nghĩ: Công Khế được khen thuwỏng, anh Mẫm phải có phần thưởng xứng đáng mới phải, công đầu phải thuộc về anh.

Mấy chục năm qua rồi. Chủ nhật vừa qua tôi lại thấy Huỳnh Tấn Mẫm xuất hiện trong vai trò một trong những trí thức, nhân sĩ yêu nước cầm chịch cuộc mít tinh trước Nhà hát thành phố phàn đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam.







MINH DIỆN
(từ: Blog TMH)

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

XUẤT SINH NHẬP TỬ




Tác giả: Chiếu Viễn


“Sinh” (生) là một từ hội ý (từ do hai hay nhiều bộ chữ ghép tạo thành), đây là chữ Giáp Cốt(1) cổ của Trung Quốc, bên trên là chữ “thảo mộc”, bên dưới là “mặt đất” hoặc “thổ nhưỡng”. Nghĩa gốc của từ này chỉ cây cỏ sinh trưởng trên mặt đất. Ngoài ra chữ “sinh” còn có nghĩa là sản sinh, sáng tạo và nuôi dưỡng.


Trong thư pháp chữ Khải, chữ “sinh” (生) bên trên là “nhân” (人), bên dưới là “thổ” (土), “con người ở trên mặt đất” nghĩa là sinh. Con người sau khi chết đi thì an vị dưới đất, không thể ở trên mặt đất được. Vậy thì nơi ở của người sống nên là ở trên mặt đất, nơi có ánh Mặt trời, nếu ở lâu trong căn phòng dưới mặt đất hoặc dưới gầm cầu, đường hầm thì sẽ mang đến âm khí u ám, không có lợi cho sức khỏe.







Nếu nhìn từ góc độ khác, theo lý luận của Đạo gia, trong không gian vũ trụ mà xã hội nhân loại tồn tại này, hết thảy vạn vật đều do âm dương Ngũ hành tạo thành, vật chất cấu thành thân thể người cũng không phải ngoại lệ. “Thổ” đứng vị trí thứ năm trong ngũ hành, cho nên đối với sinh mệnh ở cảnh giới rất cao mà nói, thân thể người chính là đất, con người sống ở thế gian chính là bị chôn vùi trong đất, “sinh” đối với con người lại chính là “tử” trong mắt của các sinh mệnh cao tầng, con người đến thế gian chính là đi vào cõi chết. Câu nói của Lão Tử “xuất sinh nhập tử” (sinh ra là chết đi) chính là có hàm nghĩa như vậy.

Từ câu “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” nhìn nhận thiên văn học cổ đại



Tác giả: Quan Tâm


Trong các sách cổ của Trung Quốc đã sớm đề cập một cách có hệ thống những nhận thức về thiên văn học như: trái đất là vật thể trôi nổi trong không trung, quy luật và nguyên lý chuyển động của các hành tinh, cho đến quan hệ đối ứng giữa vũ trụ, trái đất và con người. Đây là cơ sở để chế định ra Hoàng lịch (hiện nay gọi là “Âm lịch”, cách gọi này không đúng), bao gồm cả những lý số trong Kinh Dịch suy đoán được mối quan hệ đối ứng giữa thiên tượng với những sự việc diễn ra trong xã hội con người. Bởi vậy, những nhà thiên văn học chân chính thời cổ đại rất thông hiểu thiên văn, địa lý, dự đoán được những thịnh suy trong đời người và quy luật vận hành của xã hội.


Thời nhà Minh đã cho rằng trái đất hình tròn. Trong “Minh Sử” mục Thiên văn nhất viết: “Trời ôm lấy đất như quả trứng bao lấy lòng đỏ”, họ cho rằng trời có chín tầng, còn mặt đất thì tròn trịa, có nghĩa là đất hình tròn và nằm bên trong trời, tương ứng với thiên độ. Trung Quốc nằm ở phía bắc của Xích đạo, cho nên Bắc cực thường hiện, Nam cực thường ẩn.


Thời nhà Minh đã biết trái đất hình tròn, vũ trụ là không gia đa chiều.


Trong phần Thiên văn của “Minh Sử” nói rằng “trời có chín tầng”, ý nói tam giới tương quan với thể hệ trái đất có chín cảnh giới lớn, Phật gia chia nhỏ hơn có 33 tầng trời. Các tầng trời khác nhau có các sinh mệnh khác nhau, ở dưới cõi người phàm là địa ngục, người ta gọi là âm gian, ở trên cõi người phàm là không gian cao tầng nơi người trời và các vị thần tiên của hai gia Phật và Đạo sinh tồn. Nguyên lý và quy luật của thiên, địa, nhân là thông suốt từ trên xuống dưới, hình thành nên học thuyết “Thiên nhân hợp nhất” độc đáo nhất trong lịch sử văn hóa nhân loại, dựa vào học thuyết này không chỉ có thể tổng kết quá khứ, hiện tại mà còn có thể suy đoán được tương lai.


Dưới đây là những luận thuật trong các tác phẩm nổi tiếng thời cổ đại có liên quan đến vấn đề này:


“Địa quan tư đồ” miêu tả việc dùng mặt trời để đo phương vị
Trong “Chu Lễ” có ghi chép: Một trong những nhiệm vụ của Đại tư đồ là biên soạn và quản lý bản đồ địa lý trong thiên hạ, nên tự nhiên cũng nắm vững tri thức và kỹ năng về đo đạc bản đồ. Vậy sử dụng ánh sáng mặt trời để đo phương vị như thế nào?


Trong “Địa quan tư đồ” có một đoạn giải thích như sau: Nơi mà bóng của mặt trời chiếu chính diện thì đó là vùng đất trung tâm. Khi mặt trời ở phía nam của vùng đất thì bóng ngắn, nóng hơn, khi mặt trời ở phía bắc của vùng đất thì bóng dài, lạnh hơn. Khi mặt trời ở phía đông của vùng đất, bóng nghiêng về hướng tây, nhiều gió, mặt trời chiếu về phía tây, bóng nghiêng về hướng đông, nhiều mây.


Đoạn này có nghĩa là thông qua đo đạc bóng của mặt trời, người ta có thể xác định được đâu là vùng đất trung tâm, nếu là khu vực phía nam của vùng đất (gần với mặt trời) thì bóng mặt trời ngắn, khí hậu sẽ nóng bức, khu vực phía bắc của vùng đất (cách xa mặt trời) thì bóng mặt trời dài, khí hậu sẽ lạnh lẽo. Khu vực phía đông (trông thấy mặt trời sớm hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây đã là hoàng hôn), khí hậu hay có gió; nếu vị trí của vùng đất lệch về phía tây (trông thấy mặt trời muộn hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây mới là sáng sớm), khí hậu sẽ hay có mưa ẩm.


Đoạn này cho thấy rằng vào hai nghìn mấy trăm năm trước, tổ tiên chúng ta trong quá trình đo đạc địa lý thực tế đã biết trái đất có hình cầu rồi.


2. Thời nhà Hán đã biết trái đất có hình tròn


Trong cuốn sách “Hỗn thiên nghi chú” (giải thích về cỗ máy định vị thiên thể Hỗn thiên nghi) của Trương Hành có viết: “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ”, trong sách “Linh hiến” Trương Hành không đề cập đến nguyên nhân của nhật thực, mà chủ yếu bàn luận về nguyên nhân của nguyệt thực:


“Ánh sáng của mặt trăng sinh ra do mặt trời chiếu vào, phần không có ánh sáng của mặt trăng là do mặt trời bị che lấp. Hướng vào mặt trời thì ánh sáng đầy đủ, lại gần mặt trời thì ánh sáng tắt. Các vì sao được chiếu rọi, nhờ nước mà chuyển ánh sáng lấp lánh. Khi mặt trời mọc, ánh sáng thường không hợp, bị trái đất che mất nên yếu. Khi các vì sao ẩn đi thì xuất hiện nguyệt thực”. Đoạn này ý nói rằng bản thân mặt trăng không phát ra ánh sáng, mà do ánh mặt trời chiếu vào mặt trăng mới sinh ra ánh sáng. Mặt trăng sở dĩ xuất hiện một phần bị khuyết là bởi bộ phận đó không được mặt trời chiếu vào. Cho nên khi mặt trăng và mặt trời đối mặt nhau thì xuất hiện trăng tròn. Khi mặt trăng lại gần mặt trời thì phần trăng khuyết càng ngày càng lớn, cuối cùng hoàn toàn không nhìn thấy.


“Chu bễ toán kinh” cho rằng mặt trăng sở dĩ phát ánh sáng là do mặt trời chiếu vào mà sinh ra: “Mặt trời chiếu vào mặt trăng, sinh ra ánh sáng của mặt trăng, vậy nên trở thành minh nguyệt [trăng sáng]”. Kinh Phòng thời Tây Hán giải thích về mối quan hệ giữa mặt trời và mặt trăng và nguyên nhân sinh ra ánh sáng mặt trăng như sau: “Các nhà thiên văn học cho rằng mặt trời như viên bi, mặt trăng như tấm kính; hoặc ngược lại cho rằng mặt trăng như viên bi, chỗ được mặt trời chiếu vào thì sáng, chỗ không được chiếu thì tối”.


Trong “Khai nguyên chiêm kinh” thời Tây Hán, Lưu Hướng giải thích nguyên nhân của nhật thực như sau: “Nhật thực là do mặt trăng che”. Vương Sung thời Đông Hán trong “Luận Hành – thuyết nhật” đã nói một cách minh xác hơn: “Hoặc nói, nhật thực là do mặt trăng che mặt trời. Mặt trời ở trên, mặt trăng ở dưới che mất mặt trời”.


3. Cỗ máy Hỗn thiên nghi thời nhà Đường mô phỏng chính xác quỹ đạo vận hành của mặt trời, mặt trăng và trái đất.


Trong sách sử “Đường thư” có ghi chép: Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong thời nhà Đường đã chế tạo ra cỗ máy Hỗn thiên nghi mô phỏng chính xác quỹ đạo và quy luật vận hành của mặt trời, mặt trăng, trái đất cũng như các hành tinh, hằng tinh.


Hỗn thiên nghi là cỗ máy mô phỏng sự vận động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Hỗn thiên nghi được Lý Thuần Phong thời Đường cải tiến chạy bằng nước, dùng nước làm động lực thúc đẩy Hỗn thiên nghi tự động vận hành, có hình người bằng đồng gõ chuông gõ trống để dự báo thời thần, có thể nói rằng đây là chiếc đồng hồ sớm nhất. Có lẽ chiếc đồng hồ thời cận đại cũng từ đó mà ra, chỉ có điều nó không có quan hệ đối ứng với mặt trời, mặt trăng và các vì sao.


Cỗ máy này sau một thời gian dài vận hành đã bị kẹt do rỉ sét. Một người Tây vực tên là Cù Đàm Tất Đạt có may mắn trở thành một trong số những nhân viên duy tu cỗ máy này. Nhờ nghiên cứu, học tập các sách khoa học cổ đại Trung Quốc, ông đã hiểu ra những nguyên lý thiên văn cốt yếu. Ông đã viết cuốn “Khai Nguyên chiêm kinh”, trong đó quyển thượng ghi chép nhận thức về thiên văn của người Trung Quốc từ thời Đường trở về trước, còn quyển hạ chứa đựng nhiều huyền cơ vô hạn hơn nữa, đáng tiếc là cuốn sách đó không may đã bị tiêu hủy trong các vụ án văn tự thời Mãn Thanh kéo dài suốt 150 năm, nhưng may mắn là quyển thượng đã được tìm thấy trong quá trình khảo cổ.


Viên Thiên Cương tinh thông thiên văn và toán học, mười cuốn toán học mà ông sáng tác đều trở thành sách giáo khoa thời nhà Đường. Một người khác là Lý Thuần Phong cũng rất tinh thông toán học và thiên văn. “Thôi bối đồ” của Lý Thuần Phong đã tính toán ra các sự việc xuyên suốt qua các triều đại từ sau thời nhà Đường, mà tượng thứ 44, 46 lại chính là nói về những sự việc hiện nay chưa xảy ra nhưng sắp phát sinh.


Hiện nay khi những dự báo thời tiết trong mấy ngày mà khoa học thực chứng đưa ra đã gần như không còn chính xác, thì loại trí tuệ tuần hoàn thống nhất thiên, địa, nhân này quả khiến các nhà khoa học hiện đại phải kinh ngạc.


4. Giải thích về hiện tượng nguyệt thực và nhật thực trong “Minh Sử”


Ngoài phần Thiên Văn quyển một trong “Minh Sử” nói về “đất nằm trong trời, hình thể của nó là tròn đầy”, thì trong “Minh Sử” cuốn Lịch thứ nhất, quyển thứ 31 cũng bàn luận về nguyệt thực như sau: “Phần tối ấy là cái bóng, bóng che mặt trăng, không có khác về sớm muộn cao thấp, tứ thời nhiều lần xuất hiện sự dị thường ấy. Ví như treo một viên bi đen trong phòng tối, bên trái thắp nến, bên phải treo một viên bi trắng, nếu ánh nến bao phủ lấy viên bi đen, thì viên bi trắng không nhận được ánh sáng. Người đứng quan sát ở các vị trí khác nhau thì hình ảnh khác nhau. Vậy nên nói nguyệt thực sai khác theo thời”.


Bên cạnh đó, cuốn sách cũng bàn về hiện tượng nhật thực, cuốn sách viết rằng: “Đường đi của mặt trời và của mặt trăng có hai chỗ giao nhau, nếu đúng lúc giao nhau, thì bị ăn hết, nếu gần trước và sau lúc giao nhau, thì bị ăn nhưng chưa hết. Ngày này có hạn. Cũng có giới hạn về vị trí quan sát, giả dụ như ở Trung Quốc có nguyệt thực toàn phần, ở rìa thì trông thấy mặt trời khuyết một nửa, còn ở những nơi ngoài Trung Quốc thì mới giao chứ chưa ăn. Tại sao như vậy? Mặt trời như viên bi đỏ, mặt trăng như viên bi đen, hai viên bi cùng treo trên một đường thẳng, mặt trời ở trên mặt trăng ở dưới, khi ở dưới ngước nhìn lên, bi đen sẽ che bi đỏ, giống như bị ăn hết; còn quan sát ở biên thì có sai khác về xa gần, nên tỉ lệ bị ăn nhiều ít khác nhau”.


5. Giải thích hiện tượng tự nhiên trong “Thiên Tự Văn”


Trong “Thiên Tự Văn” – một cuốn sách phổ cập của học sinh tiểu học thời Trung Quốc cổ đại, câu đầu tiên là: “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, vân đằng trí vũ, lộ kết thành sương”, đều diễn giải về hiện tượng tự nhiên.


Thiên địa huyền hoàng, chỉ trời như như sắc xanh pha đen của lòng trắng trứng, đất như lòng đỏ. Điều này tương hợp với những học thuyết của Đạo gia như “trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” trong “Hỗn Thiên Nghi chú” và “Trời ôm lấy đất như lòng đỏ trong quả trứng, cho nên trời có chín tầng, đất thì tròn trịa, hoặc nói là đất tròn, đất ở trong trời, hình thể của nó tròn đầy, tương ứng với thiên độ…” trong “Minh Sử”.


Từ những tư liệu ở trên, có thể thấy người Trung Quốc xưa đã sớm biết rằng trái đất hình tròn, họ cũng biết rõ những nguyên lý, quy luật vận hành của thiên thể và vạn sự vạn vật. Chỉ có điều những kiến thức này đã bị che đậy chặt chẽ để xác lập nền giáo dục ngu dân duy vật hiện đại. Nếu không, nền giáo dục duy vật hiện đại dựa trên cơ sở của thuyết tiến hóa và thuyết vô thần sẽ không cách nào đứng vững được.


Sự tồn tại của vạn vật đều có nguyên lý sản sinh, kỹ thuật chế tạo ra sinh mệnh cũng như nguyên liệu và công nghệ liên quan đến nó. Nếu không thì tuyệt đối không thể tồn tại sinh mệnh. Chiểu theo khoa học thực chứng hiện đại, dựa trên nguyên lý chế tạo khoa học kỹ thuật công nghệ cao và nguyên vật liệu hiện nay mà lý giải, thì cơ chế tuần hoàn từ trong ra đến ngoài như chim bay thú chạy, hoa cỏ cây cối cho đến phức tạp, tinh vi như con người, lại còn sinh sôi nảy nở đời này qua đời khác là tuyệt đối không thể tồn tại! Máy móc thông minh hiện đại dẫu có tiên tiến đến đâu nhưng nếu so sánh với điều đó thì những điều khoa học kỹ thuật tạo ra được chỉ là nhỏ đến mức không đáng nói. Vũ trụ và vạn vật do ai tạo ra? Trí huệ vĩ đại và trình độ khoa học kỹ thuật cao như vậy thì chỉ có sinh mệnh cao cấp hơn con người mới có thể nắm vững, Thần mới thực sự là nhà khoa học vĩ đại. Ngoài đó ra không có câu trả lời nào hợp lý hơn.

THƠ VÀ SỰ LẠM PHÁT THƠ





Nguyễn Hiếu


VÌ SAO THƠ LẠM PHÁT?


Có một mệnh đề trong lí luận kinh điển theo chủ nghĩa đang bao trùm lên thể chế này mà bất kì một ông cán bộ nào có chút địa vị của xã hội ta mặc dù chả biết gì về triết học, kinh tế học nhưng rất thích nhắc đến đó là “hạ tấng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc”- Diễn nôm ra, tức là cơ sở vật chất tác động quan trọng đến suy nghĩ, tư duy. Chả biết câu này đúng sai thế nào nhưng nhìn vào sự phát triển thơ đối chiếu với nền kinh tế nứơc ta thì quả là như vậy. Gần chục năm nay nưóc ta đi vào cơn khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy biểu hiện qua chỉ số lạm phát kỉ lục. Chưa đầy một thập kỉ mà giá trị đồng tiền giảm tới hơn mười lần khiến giá cả tăng vọt, dân tình điêu đứng. Vậy mà trong thời gian này, thơ – một thứ sản phẩm trí tuệ ra đời từ những bộ óc siêu việt trong thời thịnh trị, dân an quốc vượng thì trong thời lạm phát mọi mặt của nước ta, thơ bỗng nhiên trở thành sản phẩm gia tăng vùn vụt của đủ hạng người, trong đó có thứ người no cơm ấm cật đang cần một cái danh mang tính hào hoa, phong nhã. Vì lẽ đó thơ cũng theo kinh tế mà rơi vào tình trạng lạm phát ghê gớm.

Ngoài nguyên nhân do ham muốn của số người thích mua danh ba vạn thì còn thêm hàng loạt nguyên nhân khiến sự lạm phát thơ ngày càng mạnh mẽ. Thứ ngưòi gọi là “nhà thơ”sinh sôi nhanh hơn cả chuột – giống động vật đẻ vô tội vạ – đến độ có người đã báo động cầm một hòn sỏi ném vu vơ ra ngoài đường thì thể nào cũng trúng một nhà thơ. Sự lạm phát này đã làm thơ, một thể loại cao quí, bị tầm thường hóa đến độ không ít người phát sợ.

Có người khi vui miệng đã đề nghị nên thành lập một trại “cai nghiện thơ”,và trước cửa nhà người, không muốn bị làm phiền vì thơ ca, đã để tấm biển “đề nghị để giầy, dép và thơ ở ngoài”.

Nguyên nhân thứ hai khiến thơ trở thành lạm phát phải kể đến là d đặc trưng ngôn ngữ xứ ta dễ bắt vận, dễ nói thành vần – không phải ngẫu nhiên những kẻ tâm thần, đầu óc không bình thường hay nói vần, thích đọc vè là vì vậy.

Một tác động làm thơ tăng như một đại nạn là cơ chế bỏ tiền ra in thơ. Thời mọi sự còn tử tế để in một tập thơ thì chí ít phải là nhà thơ đàng hoàng có môn bài, có danh là Hội viên Hội Nhà văn. Nay thì bất kì một vị nào có tiền khi đã no chán mọi thứ chơi vật chất như chó cảnh, chìm muông …lại có đôi chút khả năng biết bắt vần viết ra những câu có đôi chút nhịp điệu là loay hoay thế nào cũng chôm một ít tiền vợ mang đến các nhà xuất bản xin giấy phép in thơ mình. Ông nào rủng rỉnh tài chính còn thuê một vài cây bút đôi chút có danh để viết bài giới thiệu. Và, nếu chỉ căn cứ vào những bài tựa các tập thơ này thì dân An nam ta sẽ hí hửng tưởng xứ ta đang được ông Hoàng Mười phù hộ nên mới mọc ra nhiều đệ tử của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm , Puskin, Gớt đến thế.

Trong sự cấp giấy phép in thơ này thì Nhà xuất bản Hội Nhà văn – một nhà xuất bản có một thời danh giá nay trở thành một tổ hợp thủ công chuyên cấp giấy phép để in thơ.

Một nguyên nhân nữa để thơ bung ra như mối gặp trời mưa là hai ông chánh, phó chủ tịch, ông Trưỏng ban Tổ chức Hội Nhà văn đều là nhà thơ.

Ông chủ tịch Hội thì với thơ ai cũng đều có câu khen rất tài hoa trong ngôn từ, mặc dù hình như ông chẳng đọc thơ của ai bao giờ, trừ những tập ông được mời viết lời tựa.

Câu bình cửa miệng của ông mỗi khi nói về thơ ai cũng hao hao như nhau “Nhan sắc lắm, lay động lắm ”.

Làm thơ và đựơc gọi là nhà thơ trong thời lạm phát dễ như thế nên người ta đổ xô làm những thứ gọi là thơ. Viết một truyện ngắn, một vở kịch và cao hơn cả là một tiểu thuyết thì cực khó, còn để đẻ ra một bài văn vần gọi là thơ thì quá dễ. Vì vậy thơ bung ra nhan nhản, từ ông thứ trưởng đương chức đến các sinh hoạt hội người cao tuổi, đều ngày ngày cặm cụi gò lưng làm thơ để hi vọng đựơc gọi và đựơc tự phong là nhà thơ.

Thơ lạm phát kéo theo sự gia tăng khủng khiếp một thứ, đó là ngưòi đựơc gọi là nhà thơ. Vì nhà thơ có vai vế trong hội nghề như vậy nên những đợt kết nạp và những giải thưỏng hàng năm đầu nghiêng về ngưòi làm thơ và thơ.

Với tình trạng này, danh hiệu và giải thưởng một thời cao quí là Hội viên , giải thưỏng Hội Nhà văn Việt Nam bỗng bị hạ thấp rất nhiều, nếu không muốn nói là rẻ rúng khi chỉ cần có trong tay hai ba tập thơ tự in, chất lượng nhàng nhàng, nhưng được sự chiếu cố của ông trưỏng ban, ông Chủ tịch hội thì sớm muộn sẽ được vào hội.

Còn giải thưỏng thì thật tuỳ hứng, nếu không muốn nói là giải thưỏng này đã được chỉ đạo theo kiểu chỉ định thầu trong kinh tế.

Tôi không tin dư luận cho rằng, vì yếu tố kinh tế nên năm nào Hội Nhà văn cũng kết nạp hàng đống các vị làm thơ chỉ ở trình độ nghiệp dư vào hội viên.

Nếu đây là sự thật thì nó có khác gì sự mua quan bán tước đang hoành hành ở nứoc ta.
Và như để chứng minh cho sự đúng đắn trong chiến lược phát triển hội viên Hội viên Hội Nhà văn Việt Nâm nên trên dưói một thập niên vừa qua, giải thưởng hàng năm, nhiều tập thơ xoàng xoàng đựơc các vị có chức quyền trong Hội Nhà văn để mắt tới, đã trúng giải.


Về thơ trẻ tôi xin mượn cách đánh giá của nhạc sĩ Văn Dung khi nói đến nhạc trẻ “đó là kiểu thơ chỉ để ý đến hình dáng, điệu bộ. trang phục mà quên đi nội dung, chất giọng”.

Cũng trong động tác để nhấn thêm sự khẳng định đúng đắn trong sự phát triển hội viên, sự phát triển đáng tự hào của phong trào thơ nước nhà của các vị lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, ngưòi ta đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội thảo để tôn vinh một vài nhà thơ, xem như một biểu tượng, một thứ “đề can” cho hiện trạng thơ phát triển ầm ĩ đến lạm phát như hiện nay (sự hội thảo này có lẽ chỉ đúng nhất khi nói đến thơ của Đồng Đức Bốn- một tài năng vượt trội trong thể thể lục bát đặc sản của thi ca Việt Nam).

THỬ BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG MAI VĂN PHẤN

Như trên tôi đã nói, số lượng các tập thơ ra đời hàng năm, từ khi có cơ chế tự in cùng với sự dễ dãi, mất công bằng trong việc kết nạp người làm thơ vào Hội Nhà văn thì hàng năm cả nứơc ta không dưới hai, ba ngìn tập thơ được xuất bản, và mỗi năm có hàng nghìn người tham gia vào đội ngũ làm thơ (đọc thơ dễ hơn đọc văn (vì nó phù hợp với sự lười đọc đang bao phủ toàn bộ nền văn hoá đọc của xứ ta). Vì thế, người ta không lấy làm lạ khi Nhà văn Tuyết Sương TPHồ Chí Minh, tác giả 5 cuốn tiểu thuyết trong đó có cuốn “cô y tá nhỏ” khá nổi tiếng, rồi nhà văn Trần Chiến, tác giả cuốn tiểu thuyết vào hàng xuất sắc bao năm vẫn không được các vị trong Ban chấp hành để mắt tới).

Không gì dễ hơn khi tự tạo lập cho mình danh hiệu nhà thơ. Tôi biết có một người không hề có chút thiên bẩm nào trong sáng tác văn nghệ, nhưng có thể cho ra đời mọi tác phẩm đủ mọi thể loại: cầm kì, thi, họa, trừ tiểu thuyết.

Thời buổi thưong mại này,l khi người ta có tiền thì muốn thành nhà gì cũng được, trừ thành một tiểu thuyết gia, huống hồ làm một nhà thơ.

Trên số lượng về thơ và nhà thơ mà hai ông nhà thơ chánh phó, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã cố tạo ra vài cái đỉnh khẳng định sự thắng lợi của sự bội thu thơ. Sự biểu dương và tôn vinh cố ý thơ Mai Văn Phấn là một trường hợp như thế.

Phải công nhận về mặt phương pháp luận thì Mai Văn Phấn tỏ ra khôn ngoan khi chọn một kiểu thơ “không phải là thơ”, một thứ văn xuôi cắt ngắn, một cách viết giống hệt bản dịch ra tiếng Việt từ tiếng nứơc ngoài của người đang ở độ tuổi trí tuệ còn chưa lú lẫn. Trong khi hầu hết những người viết thơ đang sáng tác theokiểu cú pháp, hình thức thơ cũ kĩ, mà trong chiều sâu của tâm hồn và nhận thức của họ, cũng thấy không mấy hấp dẫn thì Mai Văn Phấn quả là khôn ngoan đi theo một lối đi tưởng như mới trong làng thơ ta hiện nay.

Nhưng đọc kĩ một chút thì thơ Mai Văn Phấn là sự lặp lại hiện tượng giống như thơ của Nguyễn Quang Thiều cách đây trên dưới hai mươi năm. Hồi đó NguyeenxQuang Thiều đang sung sức, cũng bắt đầu nhàm chán cáí lối thơ và tư duy thơ cổ lỗ của các bậc đàn anh đi trứơc, lại sẵn có khả năng ngoại ngữ nên Thiều đã chọn con đưòng mô phỏng thơ nứơc ngoài, chủ yếu là thơ tiếng Anh mà ít nhiều tôi nhìn thấy tựa tựa cách viết theo những bài thơ lừng lẫy trong tập lá cỏ của Witman.

Thơ Thiều thủa sung sức giống hệt như những bản dịch từ thơ nứơc ngoài.
Cũng xin nói thêm khi Nguyễn Quang Thiều làm những bài thơ này, cũng là lúc nền văn chương nước ta đã bắt đầu đổi mới. Các cây bút đã chán ngấy một kiểu văn chương minh hoạ, những câu thơ cũ kĩ nặng chất truyền thông, thì Thiều quả là khôn ngoan khi đem đến cách viết mới mà thực ra là sự mô phỏng lối nghĩ, lối câu trúc của thơ nứớc ngoài.

Thời đầu đổi mới đó văn xuôi còn để lại Nguyễn Huy Thiệp trong sự phá phách lật đổ các thần tượng, giải thiêng những điều húy, kị; còn trong thơ thì ồn lên sự làm mới của thơ Thiều .

Tôi chỉ hơi lạ, trong văn xuôi, Thiều có những cách viết có cảm hứng hướng về làng quê thôn giã (tiêu biểu là truyện ngắn “‘mùa hoa cải bên sông”), thì trong thơ Thiều “sự cách tân” lại hướng ngoại mà thực chất là sự mô phỏng thơ nước ngoài.

Hơn hai hai mươi năm sau, Mai Văn Phấn lại rập lại cách đi đó của đàn anh.

Điều này cắt nghĩa, vì sao hai ông nhà thơ chức dịch của Hội Nhà văn bỗng nhiên lại tán tụng thơ Mai Văn Phấn và kéo theo hàng đống các vị, một là theo voi ăn bã mía, hai là sợ mình bị đánh giá là ngu dốt khi không tán dưong thơ Mai Văn Phấn theo kiểu Trạng Quỳnh đã từng diễu “địt mẹ thằng nào bảo thằng nào”.

Ngôn ngữ, tư duy của ngưòi Việt ta khác hẳn ngôn ngữ, cách tư duy của người nứơc ngoài.Vậy mà, Nguyễn Quang Thiều và nay Mai Văn Phấn lại tung ra những đoạn chữ mà ngưòi ta gọi là thơ cùng những suy nghĩ gần như rập lại cách nói, cách tư duy của ngưòi nước ngoài, cụ thể là tư duy của dân đất mới châu Mỹ. Trong suy nghĩ người Việt rất kiêng kị khi nói về quạ (theo quan điểm cổ xưa đó là loài chim chuyên mang điều gở ), nay Mai Văn Phấn lại mô phỏng cách nghĩ nứơc ngoài, cũng nói về con quạ với những câu gọi là thơ, giống như thơ dịch, với kiểu tư duy và cách đặt câu xa lạ với ngôn ngữ, cách tư duy truỳên thống của người đọc xứ ta

“Con cá nhẩy vào đám mây tự vẫn”- Biến tấu con quạ.

Rồi lảm nhảm, loằng ngoàng nói về mái nhà như một người ngớ ngẩn đang học nói tiếng Việt:

“Thùng rác quay mắc phải khung ảnh, quạt trần, dây điện thoại. Chiếc quần lót mặc kẹt giữa tủ bát đĩa và máy tập thể hình. Chổi cùn, bình diệt muỗi, đĩa CD chui vào tủ lạnh …- Chạy theo mái nhà.

Trời ạ! Thế mà ngưòi ta dám gọi là thơ thì thật là liều.

Tôi còn nhớ Chế Lan Viên đã từng có ý định cách tân hình thức thơ bằng kéo dài câu thơ một cách bất thường. Dạo đó ta gọi là thơ văn xuôi. Đọc lại bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân này của ông là bài : những cành phong lan bể:

“ xanh biếc mùa thu bể như hàng nghìn mùa thu còn tâm hồn nằm đọng lại/ Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh thôi không trở lại làm trời/ Nếu núi làm con trai thì bể là mùa thu đã biến thành con gái , mỗi đêm ngày da thịt sóng sinh sôi”.

Ta vẫn thấy một cách nghĩ Việt Nam, những âm điệu của ngôn ngữ Việt cực kì thơ ẩn dấu trong hình thức văn xuôi mang đặc trưng mà chỉ có thơ mới có.

Còn đọc thơ Mai Văn Phấn chỉ thấy những câu văn không ra văn, thơ không ra thơ, mang đủt hứ suy ngĩ vớ vẩn, theo kiểu bạ đâu nói đó. Tối nghĩa và hạ thấp rất nhiều, chẳng những thể loại thơ, mà còn làm mất đi vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.

Tôi nhớ trong làng thơ xứ ta hiện nay, không ít vị làm thơ muốn đổi mới sự thể hiện thơ. Điều này là một yêu cầu chính đáng, cần khuyến khích. Nếu Lê Đạt muốn cách tân bằng sự đảo lộn cú pháp, trật tự ngữ pháp để tạo ra sắc thái mới của thơ, Lê Huy Quang cũng đi theo hứơng này và cũng có ít nhiều thành công, hay Nguyễn Đình Chính cách tân bằng đưa ngôn từ trầm tục vào thơ ..

Nhưng, dù tôi không tán thành việc dung tục hoá trong thơ Chính, nhưng vẫn phải công nhận NguyễnĐình Chính, ngoài tư cách là một tiểu thuyết gia ưa tìm tòi, thì ông là một nhà thơ đầy nội lực thi ca. Nội lực này lại càng đựơc đẩy lên khi chất công dân của ông được thể hiện một cách dữ dội và bản lĩnh trong những câu thơ muốn phá bung khuôn khổ …

Hoặc ca từ trong những ca khúc tài danh của Trịnh Công Sơn. Trong những ca từ mang nặng chất thơ của Trịnh Công Sơn, nếu tách ra từng dòng hay để hiểu trực diện nghĩa thì thật khó, nhưng ở những ca từ đó tràn ngập sự hư ảo, lung linh, cao siêu của triết ly thiền, nên tạo ra quá nhiều tầng nghĩa mà ngưòi đọc chỉ cảm chứ không thể diễn thành lời một cách rành mạch.

Trở lại thơ Mai Văn Phấn. Để chứng minh thơ Mai Văn Phấn là hiện tượng đổi mới thơ ca, Hội Nhà văn không ngần ngại tiến hành một loạt hoạt động để ghi nhận hiện tượng này. Làm hội thảo, rồi trao giải thưởng cho Mai Văn Phấn và trao giải cho các cây bút trẻ có lối viết hao hao như Mai Văn Phấn, như Đỗ Dõan Phương.

Xin đọc mấy câu mà ngưòi ta cố gọi là thơ của cây bút trẻ này:

“Bây giờ là quãng đường dài nhất/ mọi ngưòi giúp cô tiền đò, tiền đường/ và bắc những cây cầu bằng vải đỏ / hát những câu an ủi dặn dò…/ khắc ghi vào đầu khuôn mặt già nua của cô để từ nay nhớ hoặc sợ - Thăm vườn nhà cũ.

Kì quặc thật. Thế này mà người ta gọi là thơ thì tôi nghĩ, một là ngưòi đó bị nhiễm sự lai căng dở dang của kẻ quá yêu tiếng nứơc ngoài chê bai tiếng mẹ đẻ, hai là cái đầu đó có vấn đề về tâm thần.

Tôi có cảm thấy một chu kì đã thành qui luật là mỗi khi ngưòi ta tôn vinh thứ thơ lai căng này thì cũng là lúc các nhà thơ của ta đang đi vào bế tắc, cả trong tư tưởng và cách biểu hiện.

Thơ Mai Văn Phấn và một số tập thơ nhận giải thưởng của Hội Nhà văn không chỉ là những ví dụ cho sự bế tắc mà còn vô tình tạo ra một thứ sai lầm khi làm hỏng thẩm mỹ về thơ của ngưòi đọc Việt nam, làm rối ngôn ngữ nước ta, trong khi đáng ra với chức phận nhà thơ phải làm cho ngôn ngữ này ngày càng đẹp hơn,dân tộc hơn và trong sáng hơn.



Quỳnh Mai - Hội Ngộ Văn chương

Vì sao màu tím được coi là màu của các bậc vương giả?





Nguồn: “Why is purple considered the color of royalty?”,


Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang


Màu tím đã gắn liền với nhiều bậc quân vương từ thời kỳ cổ đại, khi đó màu này được quý trọng vì có sắc đậm và thường được dành riêng cho giới tinh hoa. Vua Ba Tư Cyrus đã dùng một tấm áo chẽn màu tím làm hoàng bào, và một số hoàng đế La Mã đã cấm không cho dân thường mặc quần áo màu tím, nếu vi phạm sẽ bị xử tử. Màu tím được đặc biệt tôn kính dưới thời Đế quốc Byzantine. Các hoàng đế Byzantine mặc áo choàng dài màu tím, ký các sắc lệnh bằng mực tím, và con cháu của họ thường được gọi là “sinh ra trong sắc tím[1]”.


Nguyên nhân màu tím có được danh tiếng vương giả như vậy chỉ đơn giản là vì quy luật cung – cầu. Trong suốt nhiều thế kỷ, việc buôn bán thuốc nhuộm màu tím tập trung ở thành phố Tyre của người Phoenicia, ngày nay thuộc Lebannon (Li-băng). “Màu tím xứ Tyre” của người Phoenicia có từ một loài ốc biển ngày nay có tên Bolinus brandaris, loài ốc này quý hiếm đến mức giá trị của chúng được tính bằng số vàng có khối lượng tương ứng. Để tạo ra được thuốc nhuộm tím, thợ nhuộm phải đập vỡ vỏ ốc, trích xuất chất dịch nhầy màu tím và đem phơi ra ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian chính xác. Cần đến 250.000 con ốc mới đủ tạo ra một ounce (khoảng 30 gram) thuốc nhuộm dùng được, nhưng kết quả thu được sẽ có màu tím rực rỡ và khó phai mờ.


Trang phục nhuộm màu tím có giá đắt đến mức không tưởng – một pound (khoảng 0,45 kg) len màu tím còn đắt hơn số tiền người bình thường kiếm được trong một năm – vì vậy chúng đương nhiên trở thành biểu trưng cho giới giàu có và quyền lực. Thêm nữa là màu tím xứ Tyre còn được cho là tượng trưng cho màu máu khô – màu mà tương truyền là có ý nghĩa linh thiêng. Sự độc quyền sử dụng màu tím của giới hoàng gia cuối cùng đã dần biến mất sau khi Đế quốc Byzantine sụp đổ vào thế kỷ 15, nhưng màu tím vẫn không trở nên phổ biến hơn cho đến những năm 1850, khi thuốc nhuộm tổng hợp bắt đầu xuất hiện.


—————-


[1] Nguyên văn: “born in the purple”.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

TỪ BẢN NGỮ VÀ TỪ NGOẠI LAI




• Nguyễn Thiện Giáp


Căn cứ vào nguồn gốc của các từ, người ta chia từ vựng thành hai lớp: từ bản ngữ và từ ngoại lai. Hai khái niệm này cần được xác định một cách biện chứng và lịch sử.


Bất kì ngôn ngữ nào, trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng thu hút nhiều yếu tố của các ngôn ngữ khác, do đó có nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ của các ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, tiếng Việt hiện đại của chúng ta ngày nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Nùng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh... Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng và lịch sử thì rất khó xác định đâu là từ bản ngữ, đâu là từ ngoại lai. Có người cho rằng chỉ có thể gọi một cách hợp lí từ ngoại lai trong một ngôn ngữ nhất định là những yếu tố đã thâm nhập sau cái thời kì ít nhiều chính xác đánh dấu một cách quy ước giai đoạn đầu của ngôn ngữ ấy. Trong thực tế. vấn đề xác định thời gian hình thành của một ngôn ngữ dân tộc nào đó là rất phức tạp và không phải bao giờ cũng cho một câu trả lời chắc chắn. Vì vậy, chúng ta vẫn vấp phải cái khó khăn trong khi phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai. Nội dung của hai khái niệm này chỉ có thể xác định một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định. Các giai đoạn phát triển của một ngôn ngữ kế tiếp lẫn nhau, mỗi giai đoạn bao gồm những yếu tố thuộc ba loại:


Những yếu tố cũ, giai đoạn trước để lại;
Những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác trong giai đoạn ấy;
Những sản phẩm mới được cấu tạo trên cơ sở những yếu tố cũ và những yếu tố mới du nhập vào.


Xét trong giai đoạn ấy, những từ thuộc loại một và loại ba có thể được coi từ bản ngữ, còn những từ thuộc loại hai là những từ ngoại lai. Như vậy, khái niệm từ ngoại lai và từ bản ngữ được quan niệm một cách biện chứng. Những từ ngoại lai trong giai đoạn này có thể trở thành từ bản ngữ trong giai đoạn tiếp theo.


Cách xác định từ bản ngữ và từ ngoại lai căn cứ vào nguồn gốc đòi hỏi phải biết từ nguyên của các từ. Công việc này không phải bao giờ cũng thực hiện được dễ dàng. Trong việc sử dụng ngôn ngữ, chỉ những khác biệt phản ánh tình trạng hiện thời của ngôn ngữ là quan trọng. Vì vậy, từ bản ngữ và từ ngoại lai còn được xác định về phương diện đồng đại thuần tuý. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm từ bản ngữ đồng đại và từ ngoại lai đồng đại.


Từ ngoại lai đồng đại là những từ có những nét không nhập hệ (non intégrés) vào cấu trúc đương thời của ngôn ngữ. Từ ngoại lai đồng đại có thể là những từ ngoại lai còn giữ những đặc trưng của ngoại ngữ khiến cho chúng khác với các từ bản ngữ đồng đại. Đối với tiếng Việt, những đơn vị đó có thể là.


Những từ phiên âm nhưng viết liền như: cácbon, amin, amoniac, ampe...
Những từ phiên âm nhưng viết rời như: a-xít, a-mi-la-da, a-ni-lin, a-nô-phen, a-pa-tít, a-xê-ti-len...
Những đơn vị có cách kết hợp âm vị bất thường như: pa-tê, noãn xào, xoong, séc, loong toong...
Những từ Hán Việt không hoạt động tự do như: sơn, thuỷ, gia, quốc, hải...
Tổ hợp các từ Hán Việt không hoạt động tự do như: ba đào, giai nhân, tham quan, sở dĩ, phạm trù, tiền phong...
Những từ không phải tiếp thu của ngoại ngữ nào nhưng lại có những nét làm cho nó khác hẳn các từ khác và được xử lí một cách khác cũng là từ ngoại lai đồng đại. Thí dụ: leeng keeng, loong coong, bù nhìn, mồ hóng, mồ hôi, lê ki ma, chôôc...


ừ bản ngữ đồng đại là những từ mà xét về cấu trúc ngữ âm cũng như thái độ hình thái học hoàn toàn nằm trong cấu trúc đương thời của bản ngữ mặc dù xét về phương diện lịch đại đó có thể là những từ có nguồn gốc ngoại lai. Thí dụ:


Những từ mượn tiếng Hán cổ, những từ Hán Việt đã Việt hoá về ngữ âm và những từ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn-Âu nhưng có dạng ngữ âm trùng với âm tiết: xăng, bì, lốp, gần, đầu, thần, ngọc, bia, phin, phớt...
Những từ Hán Việt đã có khả năng hoạt động tự do như tất cả các từ thuần Việt khác: ông, bà, tài, đức, thọ, học, thanh, hiếm, trí, phô, chúc thọ, chức tước, ông bà, nguy hiểm, sự vật, trí não, học tập, thành phố...
Bây giờ chúng ta hãy đi sâu vào lớp từ ngoại lai.


Nếu căn cứ vào mối liên hệ với sự vật và khái niệm, có thể chia từ ngoại lai thành hai loại:


Những từ ngoại lai biểu thị những sự vật và khái niệm mới xuất hiện, trong bản ngữ chưa có từ biểu thị. Các từ xô viết, công xô môn, đồng chí, hợp tác xã, may ô, xà phòng v.v... trong tiếng Việt là như vậy.
Những từ biểu thị những sự vật và khái niệm đã có từ trước trong bản ngữ đã có từ biểu thị rồi. Trong trường hợp này, từ ngoại lai đồng nghĩa với từ bản ngữ. Tiếng Việt tiếp nhận từ ngữ tiếng Hán một cách hệ thống, vì vậy có hàng loạt từ gốc Hán đồng nghĩa với các từ thuần Việt. Thí dụ: thiên – trời, địa – đất, cử – cất, tồn – còn, tử – con, tôn – cháu...
Nếu xét về thành phần ngoại lai, có thể chia từ ngoại lai thành từ phiên âm và từ sao phỏng.


Từ phiên âm là tiếp nhận cả hình thức lẫn nội dung của từ của ngôn ngữ khác. Hình thức ngữ âm của các từ của ngoại ngữ có thể thay đổi ít nhiều cho phù hợp với quy luật ngữ âm của bản ngữ. Thí dụ:


Pháp Việt
glaïeul layơn, dơn
planton loong toong
fromage pho mát
cravate ca la vát, ca ra vát, ca vát,...
Từ sao phỏng là những từ tiếp nhận một mặt nào đó của từ của ngôn ngữ khác. Từ sao phỏng có hai loại: sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ngữ nghĩa.


Sao phỏng cấu tạo từ là trường hợp dùng chất liệu của bản ngữ để cấu tạo một từ nào đó dựa theo mẫu về kết cấu của các từ tương ứng trong ngôn ngữ khác. Thực chất của loại này là dịch từng yếu tố có tính chất hình thái học của các từ của ngôn ngữ khác. Như vậy, nó chỉ tiếp nhận mẫu cấu tạo từ trong ngôn ngữ khác mà thôi. Thí dụ: từ tiếng Nga подразделение là sao phỏng cấu tạo từ của từ tiếng Pháp subdivision (sự chia nhỏ). Nó được thực hiện bằng cách dịch tiền tố sub- bằng tiền tố под-, chính tố -divis- bằng -раздел- và hậu tố -ion bằng -ение. Trong tiếng Việt, các đơn vị từ vựng như chắn bùn, chắn xích, chiến tranh lạnh... cũng là sao phỏng cấu tạo từ của các đơn vị tương ứng trong tiếng Pháp là garde boue, garde chain, guerre froide... Ngoài hiện tượng sao phỏng cấu tạo từ hoàn toàn như những thí dụ trên, còn có hiện tượng sao phỏng cấu tạo từ không hoàn toàn. Những từ sao phỏng kiểu này một phần là dịch các yếu tố tương đương của ngoại ngữ, phần còn lại là tiếp nhận nguyên si của ngôn ngữ đó. Chẳng hạn từ идолослвужение của tiếng Nga bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là từ eidololatreia (sự thờ thần tượng), trong đó, chính tố идоло- được tiếp nhận, còn chính tố latr- và phụ tố -eia được dịch ra tiếng Nga là служ- và -ение.


Từ телевидение (vô tuyến truyền hình) bắt nguồn từ từ televisia trong đó chính tố теле- có nguồn gốc Hi Lạp, còn chính tố -vis- và phụ tố -ia (gốc Latin) được dịch ra tiếng Na là -вид- và -ение.


Sao phỏng ngữ nghĩa là hiện tượng các từ tiếp nhận thêm ý nghĩa của các từ tương ứng trong ngôn ngữ khác. Cơ sở để từ này có thể tiếp thu thêm ý nghĩa của từ tương ứng trong ngôn ngữ khác là ý nghĩa định danh trực tiếp của chúng phải giống nhau. Từ này chỉ tiếp nhận thêm ý nghĩa bóng vốn chỉ có ở từ kia. Thí dụ: Từ tiếng Nga трогать có thêm ý nghĩa "gây xúc động" là nhờ sao phỏng ý nghĩa của từ toucher trong tiếng Pháp. Cơ sở của sự sao phỏng này là cả hai từ đều có ý nghĩa trực tiếp là "sờ mó". Ý nghĩa "tầm thường, vô vị" của từ плоскиы cũng là do sao phỏng ý nghĩa của từ tiếng Pháp plat mà có. Cả hai từ này đều có ý nghĩa trực tiếp là "bằng phẳng". Từ ngựa trong tiếng Việt và từ cheval trong tiếng Pháp cùng chỉ một loài động vật, nhưng từ cheval còn chỉ một đơn vị sức kéo, do đó, từ ngựa đã có thêm cả ý nghĩa này (máy 15 ngựa). Nếu hiện tượng sao phỏng cấu tạo từ dẫn đến sự xuất hiện trong ngôn ngữ những từ mới thì hiện tượng sao phỏng ngữ nghĩa chỉ dẫn đến sự xuất hiện những từ đồng âm hoặc những ý nghĩa mới của từ đã có.


Hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của ngôn ngữ khác không diễn ra một cách đơn giản như ta chuyển thóc lúa từ bồ này sang bồ kia mà các từ ngữ ngoại lai phải chịu sự biến đổi theo quy luật của ngôn ngữ tiếp nhận. Nói chung, quá trình đồng hoá các từ ngoại lai diễn ra trên cả ba mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Mỗi ngôn ngữ có hệ thống ngữ âm riêng. Khi một từ chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia phải có sự biến đổi diện mạo của mình cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ chủ thể. Chẳng hạn, các từ tiếng Pháp gare, poste, gramme sang tiếng Việt đã đổi thành ga, bốt, gam. Khi đã tồn tại với tư cách là một thành viên của ngôn ngữ chủ thể, từ ngoại lai lại chịu sự biến đổi theo quy luật riêng của ngôn ngữ chủ thể. Từ ngoại lai và từ gốc mà nó xuất thân có thể phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau.


Thí dụ: Vào thời kì của tiếng Hán cổ, cả tiếng Việt và tiếng Hán đều có phụ âm vô thanh. Từ can của tiếng Hán cổ khi chuyển sang tiếng Việt vẫn giữ nguyên diện mạo như vậy. Nhưng sau đó, các từ trong tiếng Hán biến đổi theo quy luật vô thanh hoá, còn các từ trong tiếng Việt lại biến đổi theo quy luật hữu thanh hoá. Do đó, từ can trong tiếng Hán hiện đại vẫn đọc như vậy, còn trong tiếng Việt, can đã đổi thành gan.
Ở bình diện ngữ nghĩa, quá trình đồng hoá cũng diễn ra tương tự như vậy. Khi tiếp nhận, ngôn ngữ này có thể thể không tiếp nhận tất cả các ý nghĩa của từ trong ngôn ngữ khác.


Thí dụ: từ balle trong tiếng Pháp có các nghĩa: 1) quả bóng, 2) đầu đạn, nhưng tiếng Việt chỉ tiếp nhận từ này với ý nghĩa thứ nhất mà thôi. Do mối quan hệ với các từ bản ngữ, ý nghĩa của các từ hồng, hoàng, thanh trong tiếng Hán có ý nghĩa tương tự như các từ đỏ, vàng, xanh của tiếng Việt. Khi du nhập vào tiếng Việt, các từ này cũng được dùng để biểu thị những màu ấy nhưng ở sắc độ nhạt hơn.
Về mặt ngữ pháp, các từ ngoại lai cũng được đồng hoá theo bản ngữ. Chẳng hạn, tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, hiện tượng chuyển loại xảy ra rất dễ dàng. Nhiều từ tiếng VIệt tiếp nhận của tiếng Pháp cũng tuân theo quy luật đó: double, blue là tính từ, vào tiếng Việt đúp, lơ có thể làm động từ. Nhiều cụm từ tiếng Pháp khi vào tiếng Việt đã được nhận thức như một từ, thí dụ: à la xô (à l’assaut), phú la căng (foutre le camp – "cuốn xéo"), cập bà lời (t’as pas k’eoil) v.v...


Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H., 1998, trang 129–134.

HỌC LẠI YÊU THƯƠNG



Thơ : Thymianka



Bắt đầu từ đâu ta học được yêu thương
Chắc không phải từ khi biết yêu một người khác giới
Hẹn hò đầu tiên
Nụ hôn đầu tiên
Lần đầu làm chuyện ấy...
Mọi cái giản đơn hơn
Như thể rất lâu rồi...

Ta biết yêu thương như hơi thở lúc chào đời
Chỉ hít vào thở ra bằng buồng tim lá phổi
Bằng bản năng và bằng si mê đắm đuối
Bằng thân phận đời người qua năm tháng dần trôi

Chợt nhận ra chưa học cách yêu người
Để một ngày tình yêu vuột qua tầm tay với
Chỉ là ánh mắt gửi trao, một bàn tay nắm vội
Hay tách trà khuya xua giá lạnh bên ngoài


Nào phải xa xôi nào cần chọn lựa ý lời
Yêu thương ấy ngỡ tràn đầy cho và nhận
Bỗng có ngày ta băn khoăn tự vấn
Cái ta cho người...
Thật đúng cách hay chưa?

Học lại yêu thương từ lúc chợt nghi ngờ
Cái ta cho đi phải chăng là vĩ đại
Nên ta đợi người một món quà tặng lại
Suốt đời mình...
Ta làm một sân ga!

Học lại yêu thương khi tóc biếc đã chớm ngà
Học lại cách yêu người để yêu mình thêm chút nữa
Khi yêu thương lên tiếng chối từ
Xin đừng buông tay nhau lần nữa
Một cánh cửa lòng vẫn mở để chờ nhau...
---

Vọng tình


NGUYỄN NGỌC




Tôi ghét các mạng xã hội, tôi cũng chẳng thích xem ti-vi và đọc những dòng tâm sự của bạn bè mình. Dù cho tôi biết đó là một sự thú vị, nó thể hiện bạn là người có nội tâm sâu sắc thế nhưng tôi vẫn ghét. Cho đến một ngày kia, tất cả những suy nghĩ của tôi điều bị thay đổi; đó là dịp tình cờ khi những dòng chữ chị viết lướt qua tôi. Đọc những dòng chữ ấy tôi như nhìn thấy một người con gái đầy nghị lực, đã có những lúc sống buông mình, sống điên cuồng, nhưng cũng có lúc chị đau đớn tột cùng vì một điều gì đó. Dường như chị chán ghét cuộc đời này giống tôi. Và đó cũng là lần đầu tiên tôi làm một việc mà trước gìơ tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm đó là tôi viết thư cho người con gái ấy... Nhưng ngay lúc đó, ngoài cảm giác hào hứng ban đầu ra tôi lại có thêm một cảm giác mặc cảm về một điều gì đó len lỏi. Lần này cũng cùng một cảm giác như lần tôi nghe giọng hát chán nản và tuyệt vọng đến tột cùng của Kurt Cobain. Chả biết có điểm gì giống nhau không, có lẽ là một sự hối hận về những sai lầm, cái chỗ nhầm lẫn cho những xáo trộn ở đời này... nhưng biết làm sao được khi thế giới này chẳng quay theo một quy luật nào cả.

Chị đã trải qua cái tuổi mộng mơ với những điều vớ vẩn, chị đã đi qua những bão tố đến những tháng ngày bình yên. Còn tôi thì luôn chìm đắm trong những màn hư ảo, thật như mơ. Tôi cũng đã từng đến quê chị - miền Trung mang đầy nắng gió, sau một khoảng thời gian lang thang khắp mọi miền đất nước.



Và bạn biết đó, ngày xưa là đâu? Tôi đã từng nghĩ rằng khi tôi đi thì những người bạn của tôi sẽ như những chú gấu ngủ đông, chờ tôi về đánh thức để tiếp tục tháng ngày tươi đẹp ở cuộc đời này. Nhưng mọi người có một hướng đi riêng, có một cách sống riêng cho mình, không ai có thể đứng đó đợi ta được cả.



Tôi đã có những giấc mơ lạ khi trời gần sáng, đó là giấc mơ về một người đàn bà ôm tôi vào lòng như thể tôi là một đứa trẻ bé bỏng... để rồi trong sự ấm áp đó tôi thấy mình bình yên đến lạ, không còn nữa những bộn bề, đam mê vội vã. Với tôi – một người luôn sống thiếu thốn tình cảm, bởi mẹ cha “chia tay” khi tôi lên 7, nên dù là một đứa trẻ chẳng thiếu tiền bạc tiêu xài, nhưng chưa bao giờ cảm nhận được cái hạnh phúc bên gia đình như thế nào cả. Tôi là một đứa trẻ được chiều chuộng, nhưng tôi sống không thật. Đôi khi thấy mình thảm hại đến tàn tạ. Đôi khi trong những giấc mơ đêm, tôi thấy mình lao xuống vực sâu, hay cô độc ở một bóng tối nào đó. Tôi cảm thấy cuộc đời này chẳng còn thiết sống nữa, tôi muốn kết thúc cuộc đời này vào một ngày nào đó gần nhất có thể. Nhưng trước khi từ giã cõi đời này, tôi mong muốn được gặp Chị, người đàn bà cho tôi chút hy vọng dẫu ít ỏi cuối cuộc đời này.

Và cuối cùng tôi đã quyết định đi gặp chị, chờ đợi chị sẽ mang đến cho tôi một điều gì đó kỳ diệu... Nhưng có lẽ, điều đó còn xa vời lắm...

* * *

Tôi vào Sài Gòn một ngày trời ảm đạm. Nó cũng gần như tâm hồn tôi lúc này vậy. Như đã hẹn trước, tôi đến một bar gần nơi chị ở để đợi chị. Bởi mọi đêm tôi có thói quen uống thật say mới về ngủ. Có lẽ thói quen đó bắt nguồn từ việc tôi sợ ở một mình, tôi sợ căn gác trống vắng bóng người, tôi sợ căn phòng lạnh lẽo và chiếc giường thiếu mùi đàn bà. Nên tôi đã làm bạn với rượu, đó cũng là ngừơi bạn thân nhất của tôi.



Và chị đến khi tôi bắt đầu hơi say. Rồi tất cả những gì tôi từng tưởng tượng về chị đều sai hết cả, ngoại trừ giọng nói chị vẫn thế, giọng nói trầm buồn nhưng đầy nhục cảm. Tôi rót mời chị một cóc rượu. Trong giây phút đầu tiên gặp chị, tôi có vẻ ngỡ ngàng với mái tóc dài ngang vai, được uốn lọn nhỏ. Khuôn mặt trang điểm nhẹ, càng tô lên nét sắc sảo và khéo léo trong chị. Bên ngoài chị trẻ hơn trong hình, đằm thắm dịu dàng hơn. Nhưng hình như chị chẳng ngạc nhiên gì khi nhìn thấy tôi, vì vừa mới bước vào quán thì chị đã nhận ra tôi ngay. Có lẽ tôi mang cái vẻ ngoài hoang dại, tôi một con ngựa bất kham giữa dòng thành phố này. Cũng bởi thế mà tôi chẳng bao giờ lạc lõng giữa đám đông cả.

Nhưng vì là quán bar nên càng về khuya quán càng nhộn nhịp hơn, tiếng nhạc cũng càng lúc càng to hơn và rượu thì càng ngày càng ngắm vào tôi hơn. Thỉnh thoảng chị kể tôi nghe những câu chuyện vui làm tôi cười nhẹ. Nhưng rồi khi chị cảm nhận được cái vẻ thất vọng trong tôi thì chị cũng tỏ ra lo lắng và buồn theo. Đôi lúc thì chúng tôi im lặng, hướng ánh nhìn về đám đông đang cười nói ngoài kia. Tôi đứng lên mời chị ra nhảy cùng, chị vui vẻ nhận lời... Chúng tôi quay cuồng theo điệu nhạc, đôi lúc khẽ chạm nhẹ vào nhau, rồi lại nhích ra xa hơn... rồi lại vô tình chạm vào nhau. Chị dùng mùi nước hoa thật lạ, thoang thoảng hương cỏ may, mùi hoa lan, hoa hồng và gỗ nhè nhẹ. Một mùi thật thân quen nhưng cũng khá xa lạ với tôi... mùi vị đàn bà...



Người đàn bà đang trong độ tuổi xuân phơi phới, xung quanh bao người đàn ông vây quanh lại đang ở cạnh tôi. Nhớ lại, thời gian tôi làm quản lý ở một số bar khác nhau ở Hà Nội, lúc đó tôi quen một cô gái được mệnh danh là hoa khôi của lớp múa Cao đẳng sân khấu điện ảnh. Em mang trên người hương của núi rừng, phảng phất hương hoa lê, hoa ban trắng... Vị của một cô thiếu nữ e ấp, của núi sông quê em. Theo thời gian tôi ra Trung làm ăn kiếp sống, và mang theo mùi hương ấy bên mình. Đôi khi nó bị lẫn vào hương đêm ngào ngạt, chút hương nước hoa rẻ tiền của những cô bé bán hoa nằng nặc son phấn.



Khi chị hỏi tôi vì sao tôi đến Sài Gòn này. Tôi trả lời gỏn lỏn: “Là vì chị”. Chị nhìn tôi không có vẻ gì bất ngờ cả. Hình như chị đã nghe rất nhiều người nói với chị như thế. Rồi tôi tiếp tục bảo tôi muốn chết vào một ngày gần nhất có thể, nhưng tôi sợ chết một mình lắm, tôi muốn chết cùng chị. Chị nghe thế cười nhếch môi, có lẽ là chị đang cười khinh bỉ tôi thì phải... dù rằng chị vẫn giữ cái thái độ bình thường qua những lời nói, cử chỉ và hành động đối với tôi.




Người đàn bà đang ngồi đối diện với tôi có một phong cách sang trọng, và mùi nước hoa thật quyến rũ... gần như có một sức hút kỳ lạ toát ra từ con người ấy, một sức hút lạ lùng nhưng khó cưỡng lại... Và chắc chắn với một người đàn ông nào đó thì đây là một sự hấp dẫn lạ kỳ... Còn với tôi, tôi chỉ thấy có một sự xa cách, làm nỗi cô đơn trong tôi ngày càng dày đặc mà thôi.

Và càng ngày cái ý định muốn tự tử, muốn từ giã cõi đời này càng hiện rõ hơn... Những người đàn bà đi ngang đời tôi, cùng sự im lặng giờ đây của chị... khi chị nhìn theo chàng ca sĩ hát ầm ầm trên kia, bỏ mặc tôi với những quay cuồng trong mớ cảm xúc hỗn độn... Tôi càng cảm thấy tuyệt vọng hơn, tuyệt vọng đến kiệt cùng... Người đàn bà cuối cùng mang cho tôi hy vọng ở cuộc sống này lại thờ ơ với tôi đến thế ư?...



Nhìn đồng hồ là 3h sáng. Tôi cùng chị bắt taxi về khách sạn. Vừa về đến nơi, chỉ mở cửa phòng ra là tôi đã nằm vật xuống giường. Mùi nước hoa của chị thoang thoảng bên tôi, một mùi hương là lạ, như chẳng có gì liên quan đến tôi. Tôi cảm thấy mình lạc lõng, mình bơ vơ trong cái thế giới này… Tôi thấy mình là kẻ bất lực trước đàn bà, bất lực cả với cuộc đời của chính tôi…

Đứng dậy, tôi lục lọi tủ lạnh, uống biết biết bao nhiêu là bia, bia rất nhiều bia…Và cả thuốc ngủ nữa… rất nhiều thuốc ngủ….

* * *

Sáng hôm sau, người dọn phòng thấy phòng Khanh có dấu hiệu là lạ… anh đã gõ cửa hơn 4 lần nhưng không có ai ra mở. Nên đạp cửa bước vào, thì trước mắt anh là một cảnh tượng hãi hùng. Khanh nằm đó, toàn thân bất động, trên bàn là vài lon bia anh đã uống cùng hai vỉ thuốc ngủ, chiếc máy tính còn nguyên những dòng tâm sự anh đang viết dang dở… Người đàn bà kia được gọi đến ngay sau đó, chị chẳng thể nào tưởng tượng được là Khanh thực sự muốn từ giã cõi đời này vào đêm qua, những lời nói khi say của Khanh là thực… Người đàn bà ấy đã lo cho Khanh một "hậu sự" tươm tất như cậu mong ước…

Và câu truyện này vẫn sẽ được người đàn bà đó viết tiếp… Nhưng sau đó là một câu chuyện rất buồn…

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

HOA HỒNG GAI



Tôi mãi nhớ về em. Một cô gái với trái tim thiên thần. Cô viết truyện ngắn này khi chỉ mới 20 tuổi. Quả là một tài năng hiếm có. Đáng tiếc, cô đột nhiên biến mất
HOA HỒNG GAI

Truyện ngắn : Nguyễn Ngọc(Tinhmuavong)

Cô đang ngồi thẩn thờ bên ô cửa sổ, đôi chân duỗi thẳng tự nhiên, để những đầu ngón chạm nền gạch. Cô cảm thấy thích thích cái cảm giác có một “cái lạnh” nào đó chợt đến ở đầu ngón chân. Cái lạnh ấy chợt xuất hiện, rồi vụt biến mất... cứ xuất hiện rồi lại biến mất khi cô nhịp bàn chân theo giai điệu bài hát “Straight Through My Heart” của Backstreet Boys đang được phát ra thật to. Cô khẽ khẽ lắc đầu theo điệu nhạc. Hương hoa hồng theo cơn gió tràn vào nhà, vương vấn bên cánh mũi xinh xắn của cô.

Dường như hương hoa quá quyến rũ thế nên cô đã ngừng nhịp chân... Cô hơi ngoái người lại, nhìn ra cửa sổ. Bên dưới là vườn hồng. Rồi ánh sáng vàng vọt của buổi chiều tà chiếu vào làm cho mhững đóa hồng như bị ai đó làm thâm tím... hay là vì hoa hồng đang khóc... Cô nhìn kỹ thêm một chút nữa. Ánh sáng ngoài vườn nhạt quá, cô chẳng còn những thấy rõ bên dưới nữa... Bóng đêm như đang vây phủ vườn hồng... Vườn hồng ngày xưa của anh và cô cùng trồng... Vườn hồng với những đóa hồng đầy gai...



Bỗng dưng bái hát tắt phụt, cô ngoáy lại nhìn. Người đàn ông đang đứng cau mày trước mặt cô. Gương mặt nhăn nhúm, làm cô chợt liên tưởng đến những tờ bản thảo mà mình vo tròn rồi vứt vào sọt rác mất phút trước... Trên gương mặt ấy, có cả một sự giận dữ và bất lực.

- Kìa, em đang nghe mà – Cô nói với vẻ mặt lạnh lùng. Cái lạnh cuả nền gạch giờ đây đã lan khắp lòng bàn chân khi cô rời khỏi bệ cửa sổ để đi về phía máy phát đĩa.

- Đã tối rồi, phải để cho mọi người nghĩ ngơi chứ? – Định quay lưng đi, nhưng rồi lại quay lại nhìn cô, cũng gương mặt nhăn nhúm ban nãy. Anh hỏi – Mà em đang làm gì mà ngồi thừ người ngoài cửa sổ vậy? Định cấm đầu xuống dưới chết hả?

Cô nhếch môi, không thèm trả lời. Vì cô đang bận với cái suy nghĩ của riêng mình: “Làm sao mà bản nhạc kia có thể vượt qua khỏi vườn hồng rộng lớn xung quanh nhà cô để đến với nhà hàng xóm được chứ”. Nghĩ thế, cô lại nhấn nút play để bản nhạc có thể được cất lên, lại tiếng Brian dạo đầu, rồi những ca từ mạnh mẽ rót vào tim “Ooh Oh Oh, In the heart of the night. When it's dark In the lights I heard the loudest noise, A gunshot on the floor Oh-oh Oh-oh”.

Thấy thế anh lại và giật ngay phích cắm điện. Không thèm nhìn hay nói cô một lời nào, sau đó anh đi lại giường nằm. Để mình cô đừng đó. Tưởng rằng, ánh sáng từ căn phòng dịu dàng có thể giúp anh xoa dịu sự “phận nộ” đang lớn dần trong cô, nhưng không... không thể được...

- Anh biến đi

- Cái gì.

- Biến đi, biến ra khỏi mắt em – Cô lặp lại từng lời một với giọng lạnh băng.

Cô lôi cái đầu đĩa ra khỏi tủ, không chút bận tâm với mớ dây nhợ lòng thòng. Cô quẳng nó xuống nền nhà... Bỗng âm thanh Rầm... rầm... ầm âm.. khô khốc vang lên. Anh quay lại nhìn cô, vẻ đầy kinh ngạc. Tức giận, anh bước vội xuống giường, lấy đại chiếc áo thun trên thành ghế cạnh bàn trang điểm của cô... Bước qua cô, và buông một câu cọc cằn.

- Cô điên rồi.

Cô vẫn đứng chết lặng ở đó. Căn phòng nhỏ vẫn sáng đèn, thứ ánh sáng dịu dàng và nhẹ nhàng nhưng không hiểu vì sao quanh cô chỉ thầy toàn màu đen. Hương hoa hồng vẫn thoang thoảng trong gió, tỏa ngát cả căn phòng... nhưng nỗi nhớ trong lòng cô không thể dịu dàng cùng hoa được... Trong lòng cô, dâng lên bao cảm xúc ngổn ngang, nó như cào cấu dữ dội trong cô...

* * *

Sáng hôm sau, khi cô đang ở tiệm hoa, thì nhận được tin nhắn từ số điện thoại của anh: “Anh đồng ý em là một cô gái xinh đẹp, và đa cảm. Nhưng em lại là một người không biết thế nào là tình yêu. Đến hôm nay thì anh lại thấy mình nên cảm ơn vì điều đó. Ít ra giờ đây nó làm cho anh không ray rứt khi nói với em rằng. Mình chia tay nhau nhé!”. Đọc xong cô không suy nghĩ nhiều mà nhanh chóng nhắn lại cho anh một từ ngắn gọn mà thôi “Ok!” rồi bình thản cất điện thoại vào túi quần, như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tình yêu bao giờ cũng chứa đựng những tổn thương nhất định. Những cuộc tình mà cô đã đi qua, dù là nó chân thành hay giả dối thì cũng có những tổn thương hiện hữu. Và kết thúc một cuộc tình nào đó, người chịu đựng tổn thương một là cô, một là người còn lại. Chính vì thế, chẳng rõ từ lúc nào, trái tim cô đã bắt đầu vô cảm với tình yêu.

- Không cần phải bỏ gai đây. Anh cứ gói lại bán cho tôi là xong.

- Loại hồng này gai sắc lắm...

Cô ngước nhìn rồi nói: “Đó không phải chuyện của anh”.

Người bán hoa làm như là chẳng nghe thấy những gì cô nói. Gã cứ ngồi gỡ từng gai một trên những cành hồng cô mua vô cùng cẩn thận. Gã cố bảo đảm rằng mình đã bỏ hết những gai nhọn trước khi xếp chúng sang một bên.

- Anh kia có hiểu tôi đang nói gì không? Đã bảo là đừng cắt gai kia mà.

Gã vẫn bình tĩnh tiếp tục công việc của mình.

- Cô đừng cố tình làm mình đau như thế. Cô nghĩ làm như vậy sẽ được người khác quan tâm hay sao?

Nghe gã nói thế, cô tái mặt. Bởi cô biết gã đang nói về điều gì.

- Anh có thôi đi không?

- Cô biết người ta gọi cô là gì không ? – Bỗng gã dừng công việc đang làm lại, ngước lên nhìn cô với ánh mắt bình thản... Như gã đã biết trước, những lời mình nói sẽ làm đá dội vào trái tim cô... - “.... là đồ ích kỷ?”

Cô cười ha hả... Và bất chợt chột lấy một cành hoa chưa được tỉa gai.... siết thật mạnh. Để những lưỡi gai sắc nhọn đăm vào làn da mền mại, mịn màng của cô... và bắt đầu có những giọt máu đỏ tứa ra từ đó.

- Vậy giờ đây, tôi đang rất đau đó. Anh có quan tâm tôi không – Cô nhếch môi và nói tiếp – Không! Đúng chứ? Vì anh không phải là anh ấy, chưa bao giờ là anh ấy. Nên cũng không có quyền chỉ trích, hay lên mặt với tôi. Hiểu chưa?

Gã nhìn cô, rồi lại nhìn bàn tay đang nắm hoa hồng gai của cô... gã vội buông kéo, chạy đi tìm hộp cứu thương... Cố gắng gỡ từng ngón tay của cô ra, và sát trùng.

- Tôi không phải đang muốn nói đến chuyện đó, nhưng nếu là như thế tôi cũng không muốn nhìn ai đó như thế này đâu. Đừng tưởng làm như vậy mình cô đau thôi, mà cả hoa hồng cũng đau đó.

Cô liếc nhìn gã, trợn tròn mắt kinh ngạc... Cô biết rất rõ gã chàng bán hoa này và Anh là hai anh em. Nhưng gã bán hoa này lại không có được cái tính dịu dàng của Anh. Gã này lạnh lùng và tàn nhẫn hơn rất nhiều. Và một điều nữa mà cô biết chắc chắn đó là giờ đây cả hai anh em họ đều câm ghét cô. Nhưng có lạ gì với điều đó bởi chính cô còn căm ghét mình kia mà.

Gã xếp dụng cụ y tế vào hộp cứu thương, đem nó sang một bên, lại cầm kéo mà tiếp tục công việc của mình.

- Tôi biết cô là cô gái mạnh mẽ, nên trong cô có những suy nghĩ lạ lùng. Nhưng cô cũng nên nhớ rằng ở cuộc đời này có 2 thứ mà không nên đem ra đùa đó là tình yêu và sinh mạng con người.

Cô nhìn gã với ánh mắt rực lửa. Rồi huơ tay, làm những cánh hoa hồng rơi vãi trên sàn nhà.

- Tôi không muốn mua hoa của anh nữa,

- Nhưng tôi vẫn sẽ đem đến đó.

- Vậy thì anh cứ đem đến Thiên đàng hộ tôi.

* * *

Cô nhớ lại một đêm khi cô nói với Anh:

- Giờ em đang muốn viết về sự Chết. Nhưng không biết nó như thế nào để viết nữa. Liệu có cần chết “thử” để viết không anh?

Anh đi đến, vòng tay qua eo cô, dẫn cô ra bệ cửa sổ.

- Nếu mà em muốn biết, anh sẽ đi đến đó, rồi về báo cho em biết nhé!

- Thiệt không vậy anh? Anh dám chứ?

- Thiệt chứ, anh sợ ai nào?

Cô cười khanh khách...

- Thôi, mệt rồi. Em biết bọn đàn ông thường đem cái chết ra để chứng tỏ tình yêu mà. Anh không cần lấy chiêu cũ rích này ra dỗ ngọt em đâu.

Đang cười, nhìn cô, gương mặt anh bỗng trở nên lạnh đi.

- Vậy là em không tin anh.

Cô gật đầu.

Anh thấy vậy, buông ta ra khỏi eo cô, quay mặt nhìn về xa xăm

- Thế thì anh sẽ làm để em tin.

Cô chả thèm bận tâm. Bởi anh là thế, luôn chiều theo những yêu cầu và suy nghĩ kỳ hoặc của cô. Ngay cả cái việc điên rồ như chặt hết cây trong vườn, bỏ hết các chậu hoa để chỉ trồng hoa hồng thôi, thế mà anh cũng làm theo chẳng cần bất cứ lý do nào. Anh chỉ bảo rằng: “Khi nào em muốn hái hoa, phải gọi anh đó nhé. Gai hoa hồng sắc lắm. Nó đâm vào là nhức cả sương đấy”. Lúc đó cô bướng bỉnh trả lời lại: “Ứ! Nhưng em thích thì sao? Vả lại chả lẽ anh phải ở cạnh em suốt đời ư?” – Anh trả lời: “Ừ! Anh sẽ luôn ở cạnh em”.

.... Đang suy nghĩ bâng quơ, thì một cơn gió đêm chợt ùa vào, mang theo chút hương hoa hồng thoang thoảng. Lạ thật, sao hương hoa đêm nay nồng nàn đến thế. Cô thầm nghĩ, giá mà mình có thể đắm chìm vào hương hoa này mà không để vướng bận điều gì thì tuyệt biết bao. Nghĩ là làm, cô leo qua bệ cửa sổ phòng mình, để thỏng chân ra ngoài, nhìn xuống vườn hoa bên dưới, những bông hoa hồng nhung giờ đã chuyển sang màu đen thẫm... Cô buông tay vịn khung cửa sổ, quay lại nhìn anh. Cô dọa:

- Em đi tìm cảm giác thật đây... hihi... Tạm biệt anh.

Anh hoảng hốt, mặt mày tái mét... Nhòa người về phía cô... Nhưng giá như..... Giá như cô không đùa, thì cô sẽ không rơi xuống... Giá như anh không đạp phải cái áo đầm cô vứt trên sàn nhà sáng nay... Giá như chiếc cửa sổ ấy đừng quá rộng.. thì ... thì anh đã không nằm trên thảm hoa hồng đầy gai phía dưới... Anh là người ngu ngốc nhất thế gian này, và cái giá mà anh phải trả cho sự ngu ngốc của chính anh là anh đã vĩnh viễn chìm vào giấc ngủ dài, bởi những chấn thương trong não. Có lẽ anh sẽ sống đời sống thực vật mãi mãi... Cô còn nhớ rất rõ, ngày hôm ấy, cả người anh đều bị xây xước bởi gai hoa hồng đâm cả. Cũng từ ngày hôm đó, trong tim cô như có một chiếc gai hoa hồng đâm vậy... đến giờ vẫn chưa thể nào lành lại được...

* * *

- Cả tuần nay, vì sao cô không đến bệnh viện.

Cô hờ hững cầm đóa hoa đồng tiền trên tay và trong đầu hiện lên suy nghĩ: “Vì sao trên đời này lại có loại hoa sặc sỡ sắc màu mà chẳng có hương vị gì như thế nhỉ”. Khi nghe gã nói, cô bỏ bông hoa xuống, và đáp:

- Vì tôi chán.

Gã nhìn cô:

- Cô thật sự thấy chán sao?

Cô không trả lời, cũng chẳng dám nhìn vào mắt anh, chỉ khi quay mặt đi, cô mới khẽ gật đầu. Gã thấy thế, chùi tay vào túi quần, bước đến chiếc bàn nhỏ.

- Vậy thì đã đến lúc kết thúc tất cả rồi.

Cô nghe thế cau mày:

- Đến lúc cái gì?

- Để tất cả ra đi...

Chợt hiểu ý của anh, cô tái mặt, chạy nhanh đến và giật chiếc điện thoại trên tay gã, dập mạnh xuống bàn.

- Ai cho phép anh làm điều đó? Anh là kẻ máu lạnh mà. Dù gì anh ấy cũng là em trai ruột của anh, vậy mà anh lại có thể giết chết nó.

- Chẳng phải là vì cô chán hay sao? Vậy thì việc gì mà cô phải chịu đựng kia chứ? Cô muốn nó sống đời sống thực vật như thế cho đến bao giờ? Nó chẳng thể nào mở mắt ra nhìn cô thêm lần nào nữa, không bao giờ nó có thể gọi tên cô nữa... Thế thì hãy để nó ra đi còn hơn. Cô mới là người nhẫn tâm, cô nhẫn tâm để nó sống không bằng chết như thế đến bao giờ nữa?

Cổ họng cô như nghẹ đắng, môi cô run rẩy chẳng nói nên lời. Đúng, từ lâu rồi, anh đã không thể gọi tên cô, không thể nhìn thấy cô, không thể ôm eo cô. Anh giờ là một gã đàn ông vô cùng tệ hại. Anh là kẻ nói dối. Anh đã hứa sẽ trở về kể lại cho cô nghe về cái chết. Thế mà... anh đã đi rồi không bao giờ trở lại nữa. Anh mặc kệ cô có bao người đàn ông khác vây quanh....

Gã bán hoa nói tiếp:

- Sao cô không nói gì đi chứ? Nói ra sẽ giúp cô nhẹ nhàng hơn không phải sao? Cô sẽ không cần phải ray rứt khi đến với bất cứ người đàn ông nào khác.

- Không... Không... Tôi không muốn, không thích...

Rồi cô quay người, bỏ chảy... Những bước chân như xô vào nhau... Cô phải chạy thật nhanh về nhà, không thì cô sẽ quỵ trên đường mất.

* * *

Dãy hành lang bệnh viện thật dài. Dù cho cô có đến đây hàng trăm lần, hàng nghìn lần thì cũng vậy. Mỗi lần cô mang trên mình những tâm trạng khác nhau, và bao giờ cô cũng thấy dãy hành lang này dài thêm một chút. Cuối dãy hàng lang là dãy phòng săn sóc đặc biệt. Cô đứng đó, lặng người, nhìn theo cánh cửa phòng... Anh – người cô yêu đang ở trong đó. Cảm giác chết lặng như thế nào bạn nhỉ? Chẳng biết nó có kinh khủng hơn cảm giác một điều gì đó đang bò trong từng thớ thịt của cô lúc nào không? Cô đã từng mơ ước biết bao những trang viết của mình sẽ có một điều gì đó “chân thực”. Cô bướng bỉnh, đòi có những trải nghiệm mà trong đời người này ta chỉ có thể trải qua một lần mà thôi... Và đúng như những người đàn ông đã tiếp xúc với cô, họ luôn đi ra phòng cô sau vài phút. Bởi cô điên rồi.

Cô cố dùng hết sức để đẩy cánh cửa nặng nề kia. Và chợt thấy anh nằm một góc phòng. Vẻ đẹp hiền lành, trong giấc ngủ bình an giữa căn phòng trắng toát. Trên đầu giường có một chiếc tủ nhỏ đựng vật dụng cá nhân, một chậu nhỏ để những đóa hồng vừa mới thay. Cô thầm nghĩ – “chắc là gã”. Rồi cô bước đến, nhìn chầm chầm lên gương mặt anh. Những ngón tay cô mân mê từng góc cạnh trên gương mặt ấy.

- Anh này hư quá rồi đó, để râu ria mọc tùm lum như thế này được sao. Em đã bảo anh bao lần rồi mà, anh không chịu lo gì hết. Thôi để em cạo cho nhé. Một lần nữa thôi đó.

Cô kéo ngăn tủ ra, lắp lưỡi dao cạo vào, thoa kem cạo râu cho anh, tỉ mỉ cạo từng nhát... Cô mỉm cười dịu dàng, nhưng sao nước mắt lại rơi thế này.

- Anh nè, những người đàn ông khác quanh em thật nhạt nhẽo. Chẳng một ai như anh cả, chẳng có ai bằng anh. Không ai xứng đáng ngồi trên những chiếc ghế anh từng ngồi, nằm trên chiếc giường anh từng nằm... Chẳng hiểu sao, mọi lần em nhìn những gã đó ngồi vào những chỗ của anh thì em tức điên lên.

Cô lấy khăn rồi lau một lượt quanh mặt của anh. Cô mân mê những ngón tay của mình trên môi anh. Đôi môi anh giờ lạnh ngắt, khô khốc. Không giống cái lạnh xuất hiện dưới nền gạch cô cảm nhận qua những ngón chân mình mọi khi nhìn qua bệ cửa... Nó ấm áp và mền mại hơn rất nhiều. Cô cúi xuống và hôn lên môi anh.

- Anh nhất định sẽ không bỏ em lại một mình phải không?

* * *

Đêm nay ngoài trời không có gió. Cô ngã người ra bệ cửa, nhìn xuống vườn hoa hồng bên dưới nhưng không ngửi được mùi hương thoang thoảng của hoa hồng.

- Tôi sẽ chỉ cắt gai hoa hồng lần này nữa thôi. Từ nay về sao tôi sẽ không làm điều đó nữa. Bởi hoa hồng không có gai thì đâu phải là hoa đồng phải không? Và tình yêu cũng vậy. Em trai tôi luôn làm những việc ngu ngốc vì nó sợ cô tổn thương...

Gã bán hoa đã nói như thể lần này là lần cuối cùng. Có lẽ vì gã tưởng cô không nghe được câu nói nhỏ cuối cùng của gã.

- Lần sau tôi sẽ cắt nói vì sự ngu ngốc của chính mình.

Cô nghe rõ nhưng cố tình lờ đi, xem như không nghe thấy. Biết làm sao được đây, khi mà cô nhận ra rằng, dù cho có bao nhiêu người đàn ông yêu cô, có bao người theo đuổi cô. Nhưng tự thân cô từ trước cho đến bây giờ chưa biết yêu là thế nào... Cô là một đoá hoa, cũng mang đầy gai, nhưng có lẽ cô không phải là hoa hồng.

Dưới ô cửa sổ, trên thảm hoa hồng, nơi đó có tình yêu của cô, nó cũng đẹp cũng rực rỡ, cũng đầy hương sắc. Cô sẽ chẳng bao giờ biết được cảm giác cái chết như thế nào, còn anh thì sẽ chẳng bao giờ về lại kể cho cô nghe cả. Tình yêu của anh giờ đã hóa thành hương hoa rồi, có chỉ lẫn vào không trung, còn cô thì chẳng thể nào nắm giữ nó được.

- Em sẽ mãi chờ anh tình yêu ạ. Em chờ anh đến trả cho em món nợ, chờ anh về thực hiện lời hứa của mình... Em tin, một ngày nào đó, em sẽ lại gặp anh...

Cô ngước nhìn những ánh sao xa. Trên kia, sau những vì sao ấy là một thiên đường rộng mở, nơi của tình yêu, của sự vĩnh hằng. Và

... Ngày hôm qua, anh đã đến đó

... Ngày hôm qua, cô đã tiễn anh về nơi đó

Bên dưới ô cửa sổ.... thảm hoa hồng đang chuyển động. Còn cô đang nở một nụ cười thật tươi... “Kìa, gió về”

Dường như có một điều gì đó phôi pha trong cô... giờ đây, trong cô chỉ còn anh, tình yêu, và những đóa hoa hồng.