" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020
Người mở đầu cho luận lý học Á Đông (Khổng Tử và cái thuyết “Chánh danh” của ngài)
Nhiều lần tôi có nhắc tới cái thuyết “chánh danh” của Khổng Tử. Ở Phụ nữ tân văn số 43, trong bài nói về chữ quốc ngữ, tôi có hứa rằng chờ sau nầy sẽ viết một bài cắt nghĩa về cái thuyết ấy. Hôm nay xin làm trọn lời hứa của tôi.
Luận lý học là một khoa thuộc về triết học, dạy người ta tư tưởng theo phép tắc chánh đáng cho khỏi sai lầm. Nó sanh sản ra từ trong học giới Âu châu, nguyên tên nói theo tiếng Anh thì viết Logic, còn theo tiếng Pháp thì viết là Logique. Người Nhựt Bổn dịch ra là Luận lý học.
Nhiều nhà học giả nước Tàu ngày nay cho cái tên luận lý học là không đúng, mà bảo phải kêu Logic hay Logique bằng “Danh học”. Tuy vậy, người ta dùng chữ luận lý học quen rồi, cho đến những nhà bác học cũng dùng đến luôn luôn. Vì vậy, tôi cũng theo thói quen mà dùng như người ta.
Tại làm sao những người kia lại biểu phải kêu Logique bằng danh học? Nguyên vì danh học là một khoa học của người Tàu, phát sanh ra hồi Chiến Quốc, mà về phần tinh thần của nó thật giống với Logique của Tây. Cho nên, họ nói mình đã có khoa danh học đúng như Logique, thì cứ kêu Logique bằng danh học đi, lại còn dịch thêm một tiếng luận lý học là tiếng nghe không được ổn thỏa nữa làm chi?
Lấy lẽ gì mà nói là không ổn thỏa? Đợi có dịp khác tôi sẽ cắt nghĩa. Đây tôi phải ngó lại cái đầu đề trên kia mà nói, kẻo nó lãng đi.
Thiệt cái danh học của Tàu không biết vì cớ gì mà về sau tuyệt hẳn đi, là một điều đáng tiếc cho nền học thuật Á Đông. Ngày nay có nhiều người nhìn nhận rằng vì cớ ấy mà học thuật phương Đông mấy ngàn năm nay không có tấn bộ một mảy nào. Nhưng ở đời Chiến Quốc thì các học phái nước Tàu như trăm hoa đua nở, mà phái nào cũng có tông chỉ, có thống hệ, gần giống như cái hiện tượng của học giới Âu châu vậy. Thấy vậy, người ta mới lại nhìn nhận rằng hồi Chiến Quốc mà các học phái sản sanh ra được như vậy là nhờ khoa danh học thạnh hành, mỗi một phái nào cũng đều lấy danh học làm trụ cột để lập nên cái học thuyết của mình.
Cái vấn đề mà tôi vừa tóm tắt trong đoạn trên đây, tôi đã từng nghiên cứu qua thì thấy hay lắm, vui lắm, có thú vị lắm. Xin độc giả hẵng làm quen với những bài của tôi như bài nầy lấy ít lúc, rồi tôi sẽ viết một bài kêu là “Luận lý học với học thuật Đông Tây” mà cống hiến cho độc giả những cái sở đắc trong sự nghiên cứu của tôi. Đây tôi nói tắt về cái danh học của Tàu phát nguyên ra từ đâu.
Ai đã đọc sách Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, chắc có thấy nơi trang 104, nói về cái chủ nghĩa chánh danh của Khổng Tử, có mấy lời như vầy:
“Từ Khổng Tử nêu ra cái vấn đề chánh danh, rồi các nhà triết học đời xưa đều chịu lấy cái ảnh hưởng ấy: Mạnh Tử, Mặc Tử v.v… Cho nên có thể nói rằng cái chủ nghĩa chánh danh của Khổng Tử thiệt là thỉ tổ [1] của danh học Trung Hoa, cũng như cái thuyết “khái niệm” của Socrate là thỉ tổ của danh học Hy Lạp”.
Theo lời Hồ thì cái thuyết chánh danh của Khổng Tử còn có mấy phương diện, nhưng có một phương diện quan hệ với danh học, tức là cái chỗ do đó nền danh học được lập lên bởi các học giả sau ngài.
Tôi đã đọc nhiều sách nói về danh học của Tàu, sau khi quán thông lại thì nhận cho lời của Hồ là đúng lắm. Tôi bèn nắm đó mà nghiên cứu cái thuyết chánh danh của Khổng Tử về phương diện danh học.
Hai chữ “Chánh danh” xuất từ sách Luận ngữ, thiên Tử Lộ, là thiên thứ XIV trong sách ấy, dịch ra đây cả một chương như vầy :
“Tử Lộ hỏi: Vua nước Vệ, nếu dùng thầy làm việc chánh, thì thầy sẽ làm điều chi trước?
Ngài đáp rằng: Âu là ta phải chánh danh ư?
Tử Lộ nói: Có lẽ ấy à? Thầy hu hoạt [2] làm sao. Chánh gì mà chánh?
Ngài nói: Ngươi Do mới quê mùa thay! Người quân tử với điều mà mình chẳng biết, thà chịu để thiếu đó.
Danh chẳng chánh thì lời nói chẳng thuận; lời nói chẳng thuận thì việc làm chẳng nên; việc làm chẳng nên thì lễ nhạc chẳng dấy; lễ nhạc chẳng dấy thì hình phạt chẳng nhằm; hình phạt chẳng nhằm thì dân không chỗ đặt tay chưn.
Cho nên, người quân tử kêu tên điều gì, chắc có thể nói ra được; nói ra điều gì chắc có thể làm được. Người quân tử đối với lời nói của mình, không có chỗ cẩu thả mà thôi”.
Đó, xem cả một chương đó, thấy Tử Lộ hỏi về việc chánh trị mà ngài đáp bằng cái thuyết chánh danh, thì biết cái thuyết ấy là quan hệ ngay với chánh trị; cho nên Hồ Thích nói có mấy phương diện là thế. Tuy vậy trong đó có nhiều cái lẽ rất quan hệ với danh học hay là luận lý học.
Chánh danh, nói theo tiếng ta, tức là kêu tên cho trúng, mới nghe như là không trọng yếu mấy, bởi vậy Tử Lộ mới dám vọt miệng chê ngài là hu hoạt. Nhưng xét ra, trong sự học vấn, trong sự chánh trị, mà cho trong sự gì cũng vậy, kêu tên cho trúng, là sự trọng yếu lắm, chớ nên dể dưng.
Trong một bài đăng ở số trước, tôi đã nói về hai cái nguyên tố của luận lý học, là khái niệm (concept) và danh từ (terme). Khái niệm là sự mình suy nghĩ trong lòng; danh từ là lời mình nói ra nơi miệng. Tiếng rằng hai cái, song thiệt thì có một. Vì cái lời mình nói ra đó tức là cái điều mình suy nghĩ. Cho nên, hễ nghĩ sai, tự nhiên nói ra cũng sai; và hễ thấy lời nói ra mà sai, khắc biết rằng sự suy nghĩ cũng không trúng vậy.
Chữ “danh” trong chữ “chánh danh” của Khổng Tử đây, tức là cái danh từ trong luận lý học; và chữ “danh” trong chữ “danh học” cũng tức là một chữ “danh” ấy.
Trong Luận ngữ, có một chỗ, Khổng Tử than phiền về sự danh bất chánh trong thời đại ngài. Nguyên đời xưa, có cái đồ đựng rượu, hình nó có khía, nên kêu bằng cái “cô”. - Cô nghĩa là “khía”. Nhưng hồi ngài đó thì cái đồ đựng rượu được ba thăng, bất luận có khía không khía, người ta đều kêu bằng cái “cô” cả. Bởi vậy ngài mới than rằng:
“Cái cô mà chẳng có khía, cũng kêu bằng cô được ư! cũng kêu bằng cô được ư!” (Ung dã, thiên thứ VI trong Luận ngữ).
Đó, không có khía mà kêu bằng cô, ấy là kêu tên không trúng. Vậy mà người ta kêu được, là kêu liều kêu lĩnh đó thôi, chớ theo ngài thì nghe trái tai lắm, thật là lời nói chẳng thuận.
Lại một chỗ nữa, cũng thuộc về phương diện chánh trị, song có thể đem mà chứng minh cho cái nghĩa trên kia. Ấy là chỗ Quý Khương Tử hỏi việc chánh mà ngài thưa rằng:
“Cái điều kêu bằng chánh tức là chánh vậy; ông lấy chánh mà xướng suất, thì ai lại dám chẳng chánh ư?” (Nhan Uyên, XIII).
Nguyên chữ “chánh” (nghĩa là chánh trị) có chữ “chánh” một bên (nghĩa là ngay). Cho nên ngài cắt nghĩa chánh trị tức là người trên phải ăn ở cho ngay thẳng để mà xướng suất kẻ dưới. Đó là một cách chánh danh nữa: cái tên chánh trị, là do từ sự chánh trực mà ra.
Vậy nếu trong việc chánh trị mà không theo lẽ chánh trực, tức như khi trong một nước, trên có vua đần, dưới có quan tham lại nhũng, mọi việc đều làm bậy bạ hết, thì có gọi là chánh trị được đâu. Nếu gọi là chánh trị thì cũng như cái không có khía mà gọi là cái cô, theo ngài, ngài cho là tầm bậy cả. Họa loạn sanh ra là ở đó, cho nên nói rằng dân không chỗ đặt tay chưn.
Trong sách Xuân thu của Khổng Tử, cũng thấy được cái nghĩa chánh danh. Về năm vua Hy Công thứ 16, sách ấy có chép rằng:
“Xuân Vương tháng giêng, ngày Mậu thân, sóc, rơi đá ở nước Tống năm hòn. Tháng ấy, sáu con chim ích bay thùi lui, qua đô thành nước Tống”.
Đoạn sách nầy, mới nghe qua thật là vô vị, hầu như một đoạn trong quyển nhựt ký của cậu học trò nhỏ nào, hay là giống cái dọng biên sổ chi tiêu việc làng việc họ. Nhưng để coi, coi Công Dương truyện giải ra có ý nghĩa lắm:
“Sao lại nói rơi trước mà nói đá sau? Rơi đá, là chép theo sự nghe: Nghe cái độp, coi lại thì là đá; rồi mới đếm, thì là năm hòn. Sao lại trước nói sáu con mà sau nói chim ích? Sáu con chim ích bay thùi lui, là chép theo sự thấy: Ngó lên thì thấy sáu con; coi kỹ lại thì là chim ích; thủng thẳng coi kỹ lại nữa, thì là bay thùi lui…”
Sách Xuân thu phồn lộ của Đổng Trọng Thơ, giải nghĩa điều trên đó cũng nói rằng:
“Sách Xuân thu phân biện cái lẽ của mọi vật để kêu trúng tên nó, kêu tên vật nào y như sự thiệt của vật ấy, chẳng sai một mảy lông mùa thu. Cho nên nói về rơi đá thì nói năm hòn ở sau, nói về chim ích bay thùi lui thì nói sáu con ở trước; Thánh nhân ngài cẩn thận sự chánh danh dường ấy”.
Theo đoạn sách Xuân thu dẫn trên đây thì thật là ngài muốn đính chánh cái ý nghĩa của từng tiếng từng chữ nữa. Sự đó chẳng những quan hệ với luận lý học, mà lại cũng quan hệ với văn pháp (grammaire).
Luận lý học của Tây dạy rằng mỗi khi biện luận về một sự vật gì, trước hết phải cấp cho sự vật ấy một cái định nghĩa, hoặc kêu là cái giới thuyết (définition). Cái giới thuyết hoặc cái định nghĩa đó, là cốt làm cho cái danh và cái thiệt của sự vật ấy tương đương với nhau, rồi mới có đường mà biện luận. Bằng chẳng vậy, một bên nói trời một bên nói đất, cãi nhau hết hơi mà rốt lại chẳng vỡ ra lẽ gì, chẳng ích lợi gì. Cho biết sự định nghĩa hay là lập giới thuyết là sự cần lắm cho người ta trong khi biện luận.
Lại, trong một câu văn, một cái danh từ dùng lặp hai lần mà lần trước với lần sau khác nghĩa, cũng là một sự cấm kỵ lớn trong luận lý học. Bởi vậy luận lý học có đặt ra sáu điều luật về phép tam đoạn luận (Sillogisme) mà điều thứ ba là điều hệ trọng nhứt, như vầy: Cái trung danh từ (le terme-médian) phải cho châu diễn (collectif) ít nữa cũng phải châu diễn một lần. Vả lại cái trung danh từ ở trong hai cái tiền đề (les deux prémisses) phải là đồng một nghĩa với nhau. Ai phạm đến điều cấm kỵ ấy, kêu là “phá luật”. Đã phá luật thì sự lập ngôn của mình sai lầm rồi, không còn đứng được nữa.
Tôi rất tiếc rằng vì sự cần mà đây tôi phải kể đến luật lệ lôi thôi của luận lý học, làm cho nhức đầu độc giả, nhứt là những ai chưa hề thiệp liệp đến cái học ấy. Song xin hẵng bỏ qua nó, đừng nghĩ mà làm chi cho mệt não, để trong một bài khác tôi sẽ kiếm cách đưa độc giả đến chỗ dễ hiểu những luật lệ ấy như chơi, mà lại vui lắm nữa.
Đây tôi kể ra mấy điều cốt yếu của luận lý học trên đó để cho biết rằng Khổng Tử, ngài ở hơn hai ngàn năm trước cũng đã thạo những điều ấy rồi, không phải như bọn ta bây giờ phải cặm đầu vào mà học mới biết, hay là không thèm học mà cũng không thèm biết nữa!
Có một lần, “Tử Trương hỏi: Kẻ sĩ như thế nào thì gọi là “đạt” được?
Ngài hỏi lại rằng: Nhà ngươi kêu bằng “đạt” đó là nghĩa làm sao?
Tử Trương thưa rằng: Ở nước ắt có tiếng đồn (văn); ở nhà ắt có điếng đồn (văn).
Ngài nói rằng: Thế là “văn”, chớ không phải “đạt”… (Nhan Uyên, XII).
Cái đó, nếu lúc bấy giờ Tử Trương hỏi về “đạt” mà ngài không hỏi lại Tử Trương, cứ theo nghĩa chữ đạt trong ý ngài mà đáp lại, thì chắc Tử Trương không hiểu, vì trong ý va nghĩ khác. Ngài trọng sự chánh danh lắm, nên ngài mới biểu Tử Trương lập cái giới thuyết cho chữ “đạt” đi. Quả nhiên Tử Trương cắt nghĩa “đạt” thành ra “văn”. Nối theo đó ngài bèn đính chánh lại cho Tử Trương và bắt đầu cắt nghĩa làm thế nào cho được đạt. (Ai muốn biết rõ hơn thì đọc Luận ngữ).
Cái cách ngài lập luận đó hiệp với pháp thức luận lý học dạy phải lập giới thuyết trước; và cũng hiệp với luật thứ ba của tam đoạn luận. Vì chữ “đạt” trong câu hỏi của Tử Trương và chữ “đạt” trong câu ngài sẽ trả lời, ta nên coi là một danh từ mà dùng lặp hai lần; nếu nghĩa của nó khác nhau thì tất nhiên là phải phá luật vậy.
Còn như điều sắp kể dưới nầy thì hình như ở ngoài cái thuyết chánh danh, nhưng mà ở trong phạm vi luận lý học, ta chẳng nên bỏ qua.
Theo luận lý học thì cái điều lập cho sự vật một cái công lệ là điều khó lắm và ta nên thận trọng lắm. Muốn làm sự ấy thì phải theo phương pháp quy nạp (induction) dùng những phép khái quát (généralisation) (statistique) luật nhân quả (causalité)… mà sau mới làm nổi. Trong đời có người ưa lấy một nửa lời mà lập công lệ cho sự vật, như nói: Muốn nước cho mạnh thì phải hợp quần; muốn duy trì phong hóa thì phải bảo tồn Hán học. Tôi dám nói những lời mà họ cho là khuôn vàng thước ngọc đó là không có giá tị; mà theo luận lý học hay là theo Khổng Tử, cũng nói như tôi.
Lần kia, “Định Công hỏi: Có một lời nói mà có thể dấy nước được chăng?
Ngài thưa rằng: Lời nói không có thể trông mong dễ dàng như vậy.
Định Công lại hỏi: Có một lời nói mà có thể mất nước được chăng?
Ngài cũng thưa rằng: Lời nói không có thể trông mong dễ dàng như vậy”. (Tử Lộ, XIII).
Định Công hỏi đó, là muốn lập cho sự dấy nước và sự mất nước một bên một cái công lệ. Phải như ai, thì đã làm thánh làm tướng, lựa một vài lời oai vệ mà đáp phăng cho rồi. Nhưng ngài thì ngài dùng một câu bác trước đi đã, rồi mới đáp sau. Ngài đáp câu hỏi thứ nhứt của Định Công rằng:
“Người ta có nói: “Làm vua khó, làm tôi chẳng dễ”. Vậy nếu biết làm vua là khó, chẳng ngõ hầu một lời nói mà dấy nước ư?”
Câu hỏi thứ nhì rằng:
“Người ta có nói: “Ta không vui gì sự làm vua, duy có nói ra mà chẳng ai trái ta”. Nếu nói phải mà chẳng ai trái, thì chẳng cũng là hay; bằng nói không phải mà chẳng ai trái, thì chẳng ngõ hầu một lời nói mà mất nước ư?”
Phàm sự gì không chắc thì không được dùng lời quả quyết, ấy cũng là một điều dạy trong luận lý học. Trong hai câu trả lời trên đó, mỗi câu ngài dùng chữ ngõ hầu, thiệt là đúng với Luận lý học lắm.
Trên đây, từ chỗ dẫn sách Xuân thu về trước, là tôi lấy ở triết học sử của Hồ Thích ; còn hai điều sau là tự tôi đã tìm ra. Còn nhiều điều khác nữa hiệp với cái thuyết chánh danh và đủ chứng minh rằng Khổng Tử là người mở đường cho danh học tức là luận lý học bên Trung Quốc, nhưng bài nầy đã dài rồi, cử ra nội mấy điều trên đó cũng đã vừa.
Kể ra thì cái nền danh học lập nên bởi các học giả sau ngài, như Mặc Tử, Công Tôn Tử, Tuân Tử, v.v… thì cũng chỉ có cái tinh thần mà thôi, chớ về hình thức thì còn khiếm khuyết nhiều lắm, có đâu bằng luận lý học bên Âu châu, và cũng còn kém Nhân minh học bên Ấn Độ [3] . Vậy thì biết rằng cái người mở đường ra đó, sự tri thức của người về cái học ấy chắc không được hoàn toàn lắm ; mà điều ấy ta không thể trách. Cho nên ta xem Khổng Tử đối với danh học cũng như Socrate đối với Luận lý học phương Tây, chẳng qua là ông tổ khai sơn mà sau đến Aristotle lập ra sáu điều luật nói trên kia, rồi cái nền luận lý học mới thành lập được vậy.
Mà thật vậy, cũng trong một sách Luận ngữ, tôi có tìm thấy chỗ ngài nói như là không đúng với luận lý học, ra ngoài cái thuyết chánh danh của ngài. Vì cớ ấy, kêu tên cái “chánh danh”, Hồ Thích kêu bằng cái chủ nghĩa, mà tôi kêu bằng cái thuyết, vì tôi cho là chưa trọn vẹn, chưa đáng kêu là chủ nghĩa vậy.
Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, s. 57 (19.6.1930)
Chú thích:
[1] Thỉ tổ: cũng là thủy tổ
[2] Theo tiếng Bắc, đọc hai chữ nầy là “vu khoát” (nguyên chú của Phan Khôi)
[3]Nhân minh học tức là Luận lý học ở Ấn Độ (nguyên chú của P.K)
Nguồn: Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo 1930, Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, NXB Hội nhà văn và Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2006.
30.11.2006
Phan Khôi
Theo http://www.talawas.org/
Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020
VỊ TRÌ "TẤM THỚT" TRƯỚC VÀ SAU KHI HẢI GÂY ÁN LÀ CHI TIẾT CỰC KỲ QUAN TRỌNG CÓ THỂ LÀM SÁNG TỎ VỤ ÁN !
"Theo cáo buộc của Viện KSND tỉnh Long An thì Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi vào lúc 19 giờ 30 ngày 13.1.2008. Do nảy sinh ý định quan hệ tình dục với Ánh Hồng, Hải đưa tiền cho Thu Vân đi mua trái cây. Khi Vân vừa đi khỏi, Hải kéo Hồng vào buồng và đẩy nằm ngửa xuống đi-văng. Hồng phản ứng, dùng chân đạp vào bụng Hải rồi đi về phía cầu thang.
Hải đuổi theo đẩy vào góc tường nhưng Hồng kêu la. Sợ bị phát hiện, Hải dùng tay bóp cổ, đẩy nạn nhân ngã xuống sàn rồi lấy tấm thớt gỗ đập vào đầu Hồng nhiều lần đến khi bất tỉnh. Sau đó vào bếp lấy con dao inox ra cắt cổ nạn nhân rồi lôi xác vào giấu ở góc cầu thang...
Cũng theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An, khi Thu Vân mua trái cây về, kéo cửa sắt xuống rồi bỏ bịch trái cây lên bàn salon, trong khi Hải núp vào một góc và cầm ghế inox thủ sẵn. Khi phát hiện thi thể Hồng, Vân hoảng hồn quay đầu bỏ chạy thì Hải đuổi theo, dùng ghế đập vào đầu làm nạn nhân ngã xuống sàn gạch bất tỉnh.
Tiếp theo, Hải kéo xác Vân để nằm cạnh Hồng, dùng dao cắt cổ nạn nhân rồi ra phòng vệ sinh rửa dao, rửa tay. Sau đó đem dao bỏ vào trong kẹt giữa tấm bảng và vách tường.
Gây án xong, Hải lục tủ lấy 1,4 triệu đồng, khoảng 40 simcard, thẻ cào điện thoại di động, điện thoại Nokia, lột hết dây chuyền, nhẫn, bông tai của 2 nạn nhân rồi ra phía sau đóng cửa lại, leo cửa rào ra sân trước lấy xe gắn máy chạy về nhà. Sợ bị phát hiện, khoảng một tuần sau Hải lấy quần áo mặc lúc gây án và sợi dây nịt đem đốt để phi tang..." ( Báo Thanh niên ngày 5/12/2014 https://thanhnien.vn/…/ho-duy-hai-va-ky-an-buu-dien-cau-voi…)
Thứ nhất : thật vô lý khi Hải đeo găng tay với ý định "làm tình" ( Hải và Hồng quen biết và ít nhiều có tình ý) và như vậy dấu vân tay của Hải phải có ở hiện trường nhất là trên các hung khí Hải sử dụng như Tấm thớt, dao và ghế .
Thứ hai : Hiện trường chính là ở khu vực Cầu thang lầu, sao lại có sự trùng hợp lạ lùng là "Tấm thớt" nằm sẳn ở đó để Hải vớ lấy đập vào đầu Hồng đến bất tỉnh ( đập nhiều lần). Hải đi vào bếp lấy dao cắt cổ Hồng khi cô này đang bất tỉnh.( dao và thớt thường nằm 1 chỗ với nhau) .Hành vi này của cũng thật vô lý bởi Hải chưa từng có tiền án tiền sự, cũng không có ý định cướp của giết người thì lấy dao cắt cổ Hồng vì lý do gì? Nếu Hải sợ tội thì Hải chạy trồn thì hộp lý hơn.
Thứ ba : Bải Hải cố ý đưa tiền cho Vân mua trái cây để thực hiện hành vi tình dục với Hồng. Khoảng thời gian đi mua trái cây ( gần đó) trở về quá ngắn ngủi ( khoảng 5 phút) cho dù Hồng đồng ý thì cũng không đủ thời gian "mây mưa " xong trước khi Vân trở về. Cho rằng Hải có dự mưu thì cũng thật vô lý.
Thứ 4 : Khi Vân về thấy xác của Hồng thì bỏ chạy, Hải đuổi theo dùng ghế sắt đập vào đầu nạn nhân bất tỉnh rồi kéo xác để nằm cạnh Hồng dùng dao cắt cổ.Trên tay Hải có sẳn dao sao không dùng dao đâm Vân mà phải dùng ghế? Phi lý hơn là khi Vân ngã bất tỉnh xuống Hải không cắt cổ Vân tại chỗ mà phải lôi vào dể cạnh Hồng rồi mới cắt cổ? ( Phải chi vân dã thoát ra khỏi Bưu cục mới bị Hải đánh bất tỉnh thì việc Hải kéo vân vào đặt cạnh xác hồng thì còn khã dĩ hợp lý)!
Thứ 5 : Thớt, ghế đều là vật cứng khi đập vào đầu mạnh đến mức nạn nhân phải bất tỉnh thì phải dể lại dấu vết rất rõ ràng, không sưng phù thì cũng bể dầu chảy máu. Thế thì tại sao điều tra viên không phát hiện ? ( để giờ trả lời là không biết ghế thớt là hung khí? Có tin được hay không!) . Tại thời điểm khám nghiệm hiện trường thì Tấm thớt nằm ở đâu?
Thứ 6 : Hải biết rữa dao, xóa dấu vết thì tại sao dấu con dao ở hiện trường mà không đem theo mình để bỏ trốn rồi tiêu hủy như tiêu hủy quần áo?
Thứ 7 : Khi dùng Thớt đập Hồng xong phải bỏ thớt ở đâu ? Điều này vì sao không có trong lời khai của Hải . Vị trí của "Tấm thớt" trước và sau khi Hải gây án là chi tiết cự kỳ quan trọng trong vụ án này
Thứ 8 : Nếu sợ bị phát hiện thì tại sao " MỘT TUẦN SAU" Hải mới đem quần áo đi đốt mà không đốt ngay. Điều này dường như trái với tâm lý thông thường của kẻ cố ý phạm tội?
Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020
Nhìn lại báo chí trong nước.
Vương Trùng Dương
Theo bản tin Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 09/4/2019: Quy hoạch báo chí ‘vi hiến’, sẽ ‘làm thất nghiệp’ hàng nghìn nhà báo?
Theo tìm hiểu của VOA, tính đến giữa năm 2018, Việt Nam có hơn 1.100 cơ quan báo chí các loại, gồm 857 báo và tạp chí in, 195 trang báo điện tử và tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương…”
Báo Chí (Press) đã có từ xa xưa, kế đến là Truyền Thanh (Broadcasting) và Truyền Hình (Television – TV) thường gọi là Truyền Thông (Media), sau nầy có thêm Internet nên gọi là Truyền Thông Đại Chúng (Communication).
Theo Wikipedia “Vào cuối thế kỷ 20, truyền thông đại chúng có thể được phân ra thành 8 ngành công nghiệp: sách, báo in, tạp chí, ghi dữ liệu, phát thanh, điện ảnh, truyền hình và Internet. Trong thập niên 2000, một sự phân loại gọi là “seven mass media” (bảy loại hình truyền thông đại chúng) đã trở nên phổ biến. Nó bao gồm:
In ấn từ cuối thế kỷ 15
Ghi dữ liệu từ cuối thế kỷ 19
Điện ảnh từ khoảng năm 1900
Phát thanh từ khoảng năm 1910
Truyền hình từ khoảng năm 1950
Internet từ khoảng năm 1990
Điện thoại di động từ khoảng năm 2000”…
Ngoài Google, Yahoo… để xử dụng email thông dụng, có hàng trăm Mạng Xã Hội (Social Network) rất phổ biến như Facebook, Google plus, Twitter, Youtube, Instagram, Pinterest, Reddit, Vine, Ask.fm, Tumblr, Flickr, WhatApp, WeChat… Trong đó, theo thống kê năm 2018, Facebook với số người xử dụng hằng tháng đến 2,070,000,000 và Youtube có 1,500,000,000. Hiện nay các nước Cộng Sản và độc tài rất lo sợ mạng xã hội vì không thể bưng bít hết những tệ trạng xảy ra trong chế độ với thế giới bên ngoài.
Trong các lần họp báo, hội họp, diễn văn… chúng ta thường nghe 4 chữ “truyền thanh, báo chí” chưa được chính xác nhưng đã trở thành thói quen từ trước đến nay rồi.
Sách vở đề cập đến Báo Chí rất nhiều, trong đó có quyển The Proffessional Journalist của John Hohenberg được Lê Thái Bằng & Lê Đình Điểu dịch Ký Giả Chuyên Nghiệp, Lý Thuyết & Thực Hành Trong Các Ngành Truyền Thông Đại Chúng, ấn hành năm 1988 tại Little Saigon, dày 634 trang,. với tôi quyển nầy rất hữu ích.
Trở lại 4 chữ “Quy Hoạch Báo Chí” mà gồm cả các ngành truyền thông, có lẽ không ổn mà lại dùng chữ “Quy Hoạch” cảm thấy buồn nôn (mượn tựa đề tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée/The Nausea) của triết gia Pháp J.P Sartre). Quy hoạch về mặt bằng như quy hoạch Làng Báo Chí Thủ Đức có trước năm 1975 để xây khách sạn… còn với báo chí thì luật lệ quy định để chỉnh đốn lại điều lệ, nguyên tắc, sát nhập, đường lối (lề trái, lề phải trong chế độ thống trị). Trong đất nước tự do, không có chuyện nầy như Hoa Kỳ đã minh định qua Tu Chính Án Thứ Nhất (The First Amendment) trong Hiến Pháp Hoa Kỳ thường được gọi Tu Chính Án Về Tự Do Ngôn Luận (Freedom of Speech)…
Có nhiều bài viết phê phán về cách xử dụng tiếng Việt ngày nay, trong đó hai bài của Chu Đậu và Đào Văn Bình về “Nỗi Buồn Tiếng Việt” đã dẫn chứng đầy đủ.
Bài viết Nhìn Lại Báo Chí Trong Nước của tôi vào năm 2002 đã đăng trên tờ Saigon Times và sau đó trên các tờ báo khác. Thời điểm đó internet chưa phổ biến rộng rãi nên việc liệt kê tốn nhiều thời gian. Trải qua 17 năm (2002-2019), số lượng đã tăng thêm nhưng bây giờ siết lại và đều là chiêu bài cho công cụ nhà nước! Trích đăng lại bài viết cũ năm 2002
*
Nhìn Lại Báo Chí Trong Nước
Vương Trùng Dương
Kể từ thời César lãnh đạo đế quốc La Mã, tờ bích báo đầu tiên xuất hiện có tính cách “thông báo thường nhật” phổ biến ở Quốc Hội cho đến nay đã trải qua suốt chặng đường dài theo tiến trình của lịch sử. Ngày nay, báo chí đã trở thành vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Vai trò của báo chí là thông tin, chuyển đạt tất cả những gì liên quan đến sinh hoạt, cảm nghĩ của nhân loại trên mọi bình diện. Trong sinh hoạt xã hội, đời sống, luật pháp… báo chí được minh định trong vai trò “đệ tứ quyền” – một trong những điều căn bản của nền Tự Do Dân Chủ – tuy nhiên quyền cao quý đó được tôn trọng hay không tùy theo thể chế của quốc gia đó. Vì vậy, nhìn vào sinh hoạt báo chí cũng đủ đánh giá được nền tảng tự do căn bản của quốc gia đó.
Lịch sử báo chí Việt Nam với quá khứ lâu dài, tờ báo đầu tiên ra đời bằng Pháp ngữ ở trong Nam, ngày 29-9-1861, tờ Le Bulletin Officied de L’ Expedition de la Cochinchine dưới dạng tờ công báo mang tên “Le Bulletin Officiel de l’Expédition De La Cochinchine” rồi đến tờ công báo “Le Bulletin Des Communes” bằng Hán văn (tờ công báo nầy bằng Hán văn mà tựa tiếng Pháp và chữ Hán) do nhà cầm quyền thuộc địa Pháp phát hành.
Tờ Gia Định Báo được đánh dấu là tờ báo quốc ngữ đầu tiên ra đời ngày 15-4-1865. Chủ bút nguyệt san Gia Định Báo lúc đầu do người Pháp Ernest Potteau, năm 1969 trao cho học giả Trương Vĩnh Ký. Kể từ đó đến nay, gần 140 năm, qua bao biến động, thăng trầm của lịch sử, báo chí Việt Nam còn bị đóng khung trong vòng kiểm soát, vẫn bị kiểm duyệt chặt chẻ nên nằm trong tình trạng hạn hẹp. Bước sang đầu thiên kỷ mới, hình thức đã được thay đổi tươi sáng trên một số tờ báo nhưng nội dung vẫn còn nằm trong quỹ đạo ràng buộc, chưa đáp ứng được tiếng nói của nền tảng “đệ tứ quyền”. Trong thời Việt Nam Cộng Hòa vì hoàn cảnh chiến tranh, báo chí cũng bị kiểm duyệt nhưng tự do báo chí cũng được tôn trọng.
*.- Số Lượng
Với nhân số 78 triệu dân vào thời điểm 2001 nhưng số lượng ấn bản tờ báo phát hành rất giới hạn. Dù chưa có thống kê nào chính xác tổng kết số ấn bản hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng của mỗi loại nhưng có thể ước tính được số liệu.
Với 12 tờ được xem như nhật báo, hầu hết khổ standard, không có tờ nào vượt quá con số 16 trang, tổng cộng chưa tới bảy trăm nghìn số/ngày. Tờ Nhân Dân khoảng 200,000 số/kỳ, tờ Quân Đội Nhân Dân 150,000 số/kỳ.
Khoảng 20 tờ bán tuần báo, chỉ có 2 tờ có ấn bản cao nhất cao nhất trong hệ thống báo chí trong nước. Tờ Công An TPHCM (Sài Gòn) với 350,000 số/kỳ và tờ Tuổi Trẻ 260,000 số/kỳ. Tờ Thanh Niên trước kia đã giảm sút khi ra tuần tin Thanh Niên. Ngoài ra, không có tờ nào với con số ấn bản trên một trăm nghìn. Chính quyền hạn chế việc thực hiện nhật báo vì vậy nhiều tờ báo chuyển sang con đường bán tuần báo, thêm số Chủ Nhật để phân chia bán tuần báo và tuần báo. (Trong quyển Lịch Sử Báo Chí Việt Nam, từ khởi thủy đến hiện tại 1861-1999 của ông Đặng Văn Nhâm, dày 668 trang, có nêu chi tiết một số tờ báo trong quá khứ).
Với khoảng 75 tờ tuần báo, chưa có tờ nào trên một trăm nghìn số/kỳ. Tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật chỉ có 80,000 số/kỳ.
Với khoảng 25 bán nguyệt san, chưa có tờ nào vượt được con số 60,000 số/kỳ.
Khoảng 130 nguyệt san, chỉ có tờ Tuổi Trẻ Cười với con số 160,000 số/kỳ, và không có tờ nào trên con số 100,000 số/kỳ.
Khoảng 50 tạp chí định kỳ ra mỗi năm có 2, 3, 4, 6 số, ấn bản phát hành còn bị giới hạn vì có tính cách chuyên ngành và ít được phổ thông.
Tổng cộng số lượng báo chí VN có khoảng 220 tờ được lưu hành rộng rãi trong nước cũng như ở các thành phố lớn, ngoài ra mỗi tỉnh có vài tờ, nhiều nhất ở ngành Công An, hầu hết là nguyệt san; còn bản tin lưu hành trong phạm vi địa phương với số lượng ấn hành bị hạn chế.
ohlala 2
Theo Bùi Huy Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Báo Chí cho biết trong ngày Nhà báo Việt Nam 21-6-97: “Hiện nay có 563 tờ báo, tạp chí và bản tin các loại, thuộc 450 cơ quan báo chí; số lượng trung bình phát hành khoảng 1.500.000 bản / ngày.
Có 6 tờ nhật báo và 7 bản tin phát hành hằng ngày, số lượng phát hành khoảng 500.000 bản… và có 3 tờ xuất bản bằng tiếng dân tộc ít người. Ngoài báo in… còn có 69 đài phát thanh và truyền hình, ngoài 2 đài trung ương… còn lại là các đài truyền hình khu vực, đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố… Cả nước có trên 8.000 nhà báo chuyên nghiệp (21% là nhà báo nữ) 71% số nhà báo có trình độ đại học và trên đại học, 7,500 người đã được cấp thẻ nhà báo. Đó là chưa kể hàng vạn nhà báo không chuyên và cộng tác viên báo chí” (trong nước còn dùng nhà báo nghiệp dư – freelance theo cách gọi của họ. Ở hải ngoại thì “freelance”, không làm mướn riêng cho một tờ báo, mà viết rồi bán bài cho nhiều tờ, tùy lúc)
Nhìn vào thời điểm đó mà thấy con số tờ báo lên cao vì theo “báo cáo” của nhân vật có trách nhiệm với báo chí, nhờ “bản tin các loại” mới nâng con số lên cao như vậy.
Trong vài năm sau nầy mới có thêm nhiều tờ báo xuất hiện. Để dẫn chứng và tìm hiểu thêm về báo chí trong nước, xin liệt kê danh xưng tờ báo tính đến cuối năm 2001. Dựa vào danh xưng thuần túy của tờ báo như mọi người thường hiểu (không tính bản tin các loại) có khoảng hai trăm hai mươi tờ báo được ấn hành bằng ngoại ngữ và Việt ngữ, hầu hết đều xuất phát dưới danh nghĩa của cơ quan, tổ chức nhà nước.
1.- Báo chí ấn hành bằng Anh, Pháp và Hoa ngữ gồm có:
A.- Nhật Báo: Saigon Times, Vietnam News, Le Courier Du Vietnam, Saigon Libertated, Sài Gòn Giải Phóng
B.- Bán Tuần Báo: Saigon Business Newsletter.
C.- Tuần Báo: Saigon Times, Vietnam Courier, Market and Price, Vietnam Economic News, Vietnam Investment Review, Le Courier Du Vietnam… (Ở Los Angeles có tuần báo Saigon Times của nhà thơ Thái Tú Hạp).
D.- Bán Nguyệt San: The Gazette, Vietnam Business, Vietnam Scoop, Vietnam Business.
E.- Nguyệt San: New Vietnam, Vietnam Pictorial, Business Vietnam, Economic Development Review, Vietnam Banking Review, Vietnam Commerce & Industry, Vietnam Economic Times, The Guide, Vietnam Law & Legal Forum, Vietnam Illustre, Saigon Eco.
F.- Tạp Chí Định Kỳ (2, 3, 4, 6 số mỗi năm): Vietnam Development News, Vietnamese Studies, Asia-Pacific Economic Review, Petro Vietnam, Vietnam Economic Review, Vietnam Trade Union, Proceeding of The National Centre for Scientific Research in Vietnam, Social Science, Vietnamese Scientific and Technical Abstracts, Women of Vietnam, Vietnam Journal of Mathematics, Vietnam Social Economic Development, Communications in Physics, Vietnam Aviation, Vietnamese Law, Etudes Vietnamiennnes, Syndicats Vietnamiens, Vietnam Pictorial, Vietnam Tourism Review, New Vietnam, Vietnam Renovation.
2.- Báo chí Việt ngữ
A.- Nhật Báo: Con Thoi Thị Trường, Hà Nội Mới, Hải Phòng, Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Saigon Giải Phóng, Tin Tức Buổi Chiều.
B.- Bán Tuần Báo: Bản Tin Kinh Thế Thương Mại VN, Cần Thơ, Công An Nhân Dân, Công An TP.HCM, Đại Đoàn Kết, Giáo Dục & Thời Đại, Huế, Lao Động, Người Lao Động, Nhi Đồng, Phụ Nữ, Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Trị, Saigon Giải Phóng Thể Thao, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thể Thao TPHCM, Tin Tức Buổi Chiều, Thị Trường Giá Cả Vật Tư, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, Thương Mại, tuần tin Thanh Niên, Văn Nghệ Trẻ…
C.-Tuần Báo: An Ninh Thế Giới, Bưu Điện Việt Nam, Công Giáo & Dân Tộc, Công Nghiệp Thương Mại VN, Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp Chủ Nhật, Điện Toán Doanh Nghiệp, Đầu Tư Giác Ngộ, Hà Nội Mới Cuối Tuần, Giao Thông Vận Tải, Giáo Dục & Thời Đại, Hải Phòng Chủ Nhật, Hoạt Động Ngân Hàng, Kinh Doanh & Pháp Luật, Kinh Tế Phát Triển, Khăn Quàng Đỏ, Khoa Học Phổ Thông, Khoa Học Kỹ Thuật Kinh Tế Thế Giới, Khoa Học & Đời Sống, Lao Động chủ Nhật, Lao Động Đồng Nai, Lao Động Hà Nội, Lao Động, Mực Tím, Ngân Hàng, Ngân Hàng Dữ Liệu, Thông Tin Pháp Luật, Ngoại Thương, Người Công Giáo Việt Nam, Người Hà Nội, Người Lao Động Cuối Tuần, Nhân Dân Cuối Tuần, Nhi Đồng Họa Mi, Nhi Đồng TPHCM, Nông Nghiệp VN, Nông Thôn Ngày Nay, Nông Thôn Việt Nam, Pháp Luật & Đời Sống, Phụ Nữ TPHCM Chủ Nhật, Phụ Nữ TPHCM Thứ Bảy, Phụ Nữ TPHCM Thứ Tư, Phụ Nữ Thủ Đô, Phụ Nữ Việt Nam, Quân Đội Nhân Dân Cuối Tuần, Saigon Giải Phóng Thứ Bảy, Saigon Tiếp Thị, Sáng Tạo, Sân Khấu Thành Phố HCM, Sức Khỏe & Đời Sống, Hàng Không Việt Nam, Tiền Phong Chủ Nhật, Thanh Niên Chủ Nhật, Thanh Tra, Thế Giới Mới, Thế Giới Phụ Nữ, Thể Thao TPHCM, Thể Thao Văn Hóa, Thể Thao Việt Nam, Thị Trường Giá Cả, Thị Trường Chủ Nhật, Thiếu Niên Tiền Phong, Thông Tin Khoa Học Kỹ Thuật Kinh Tế, Thông Tin Kinh Doanh & Tiếp Thị, Thời Báo Kinh Tế Saigon, Thời Báo Ngân Hàng VN, Thời Báo Tài Chánh, Tuần Tin Tức, Tuần Báo Quốc Tế, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Tuổi Trẻ Thủ Đô, Văn Hóa, Văn Hóa Chủ Nhật, Văn Hóa Nguyệt San, Văn Học, Văn Nghệ TPHCM…
D.- Bán Nguyệt San: Công Báo, Cựu Chiến Binh VN, Màn Ảnh Việt Nam, Khoa Học & Đời Sống, Màn Ảnh Sân Khấu Hà Nội, Một Cửa Sổ Nhìn Ra Thế Giới, Mỹ Thuật Thời Nay, Nghệ Thuật Điện Ảnh, Người Bảo Vệ Công Lý, Người Cao Tuổi, Người Đưa Tin Unesco, Người Làm Báo, Phụ Nữ Hà Nội, Sức Khỏe, Tạp Chí Cộng Sản, Tia Sáng, Thanh Niên BNS, Thể Thao Chuyên San, Thông Tin Chọn Lọc KHKT, Thuốc & Sức Khỏe…
E.- Nguyệt San: Áo Trắng, Bưu Chính Viễn Thông, Công An Nhân Dân, Chuyên Đề (CĐ) Đại Đoàn Kết, CĐ Gia Đình Văn Hóa, CĐ Thế Giới Trẻ, CĐ Thời Trang Thẩm Mỹ, CĐ Tuổi Trẻ Hạnh Phúc, CĐ Tuổi Trẻ Sắc Đẹp, Con Số Sự Kiện, Công Nghệ & Đầu Tư, Công Tác Tư Tưởng Văn Hóa, Cựu Chiến Binh, Dân Chủ & Pháp Luật, Dân Tộc & Thời Đại, Đại học & Giáo Dục, Địa Chất Đời Sống Người Hà Nội, Đời Sống Văn Nghệ Dân Tộc Miền Núi, Gia Đình Ngày Nay, Giác Ngộ, Hà Nội Ngày Nay, Hàng Không VN, Hạnh Phúc Gia Đình, Khoa Học & Phát Triển, Khoa Học & Tổ Quốc, Kiến Trúc & Đời Sống, Lao Động Hà Nội, Lao Động & Công Đoàn, Lao Động & Xã Hội, Nghiên Cứu Giáo Dục, Nghiên Cứu Lịch Sử, Nghiên Cứu Kinh Tế, Nghiên Cứu Văn Hóa Nghệ Thuật, Người Đẹp Việt Nam, Người Tiêu Dùng, Người Xây Dựng, Ngưỡng Cửa Vào Đời, Nhà Báo & Công Luận, Nhân Đạo, Nhiếp Ảnh, Nông Nghiệp & Công Nghiệp Thực Phẩm, Nông Nghiệp Việt Nam, Pháp Luật & Đời Sống, Pháp Luật TP.HCM, Pháp Lý, Pháp Quy Về Ngành Thương Mại, Phụ Nữ Thủ Đô, Phụ Nữ Việt Nam, Quân Đội Nhân Dân, Quê Hương, Quốc Phòng Toàn Dân, Sóng Nhạc, Sự Kiện & Dư Luận, Sức Khỏe & Đời Sống, Tác Phẩm Mới, Thế Giới Muôn Màu, Thế Giới Sách, Thế Giới Trong Ta, Thế Giới Vi Tính, Thị Trường Tài Chánh, Thiếu Nhi Dân Tộc, Thời Báo Kinh Tế VN, Thời Báo Tài Chánh, Thời Trang Trẻ, Thông Tin (TT) & Cuộc Sống, Thông Tin Lý Luận, TT Cơ Hội Kinh Doanh, Thông Tin KHKT, TT Môi Trường, TT Thương Nghiệp Thị Trường, TT KHoa Học Tài Chánh, TT Khoa Học Thanh Niên, TT Phục vụ Lãnh Đạo, TT Tư Liệu, Tòa Án, Trí Thức Trẻ, Trí Thức & Công Nghệ, Truyền Hình, Tuổi Xanh, Tuổi Trẻ Cười, Văn Học, Văn Nghệ Hạ Long, Văn Nghệ Quân Đội, Vì Trẻ Thơ, Việt Nam Hương Sắc, VN Văn Đông Nam Á Ngày Nay, Xây Dựng, Y Học Cổ Truyền, Y Học Thực Hành, Y Học Việt Nam…
F.- Tạp Chí Định Kỳ (3, 4, 6 số mỗi năm): Âm Nhạc, Báo Chí Tuyên Truyền, Bảo Hiểm, Bảo Hộ Lao Động, Bảo Tàng & Di Tích, Biển, Cánh Buồm, Cần Thơ, Cơ Khí Ngày Nay, Dân Tộc Học, Dầu Khí, Địa Chất, Giáo Dục & Đào Tạo, Giáo Dục Lý Luận, Hán Nôm, Hóa Học, Khảo Cổ Học, Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật, Khoa Học Kỹ Thuật, Khoa Học Phụ Nữ, Khoa Học Trái Đất, Khoa Học & Công Nghệ, Kiến Trúc, Lịch Sử Đảng, Luật Học, Lưu Trữ VN, Ngoại Khoa, Nghiên Cứu Châu Âu, Kinh Tế Á Châu TBD, Nghiên Cứu Lịch Sử, Nghiên Cứu Nhật Bản, Nghiên Cứu Phật Học, Nghiên Cứu Quốc Tế, Nghiên Cứu Trung Quốc, Nhà Nước & Pháp Luật, Những Vấn Đề Kinh Tế Thế Giới, Ngôn Ngữ & Đời Sống, Người Đại Biểu ND, Người Phụ Trách, Sinh Học, Pháp Quy, Tem, Thế Giới Âm Nhạc, Thông Tin (TT) Bảo Hiểm Y Tế, TT KHKT, TT Môi Trường, TT Sinh Học, TT Tư Liệu, Thủy Sản, Văn Hóa Dân Gian, Vật Lý, Xưa & Nay…
ohlala 3
Với danh sách báo giấy được liệt kể trên để dễ dàng phân biệt được số lượng đích thực của tờ báo theo đúng ý nghĩa thông dụng của nó; bên cạnh đó, loại “bản tin các loại” ít được đề cập để xếp loại chung với nhau. Trong thời gian qua, có nhiều nguồn tin đưa ra con số từ 700 đến 800 tờ báo ở VN, có lẽ kèm theo nhiều “bản tin các loại” nhằm phù hợp 10 tờ cho một triệu dân.
Với hệ thống thông tin điện toán hiện nay, báo chí trong nước thực hiện trên website còn bị hạn hẹp. Ngoại trừ những tờ phát hành bằng ngoại ngữ, số lượng báo chí Việt ngữ thực hiện trên website chưa được một phần mười. Nếu so sánh số lượng và chất lượng báo chí được thực hiện trên website thì báo chí trong nước chưa bằng báo chí Việt ngữ ở California. Giới cầm bút thì không được quyền tự ý chuyển bài viết trên trang web!
*.- Luật Lệ
Báo chí được xem là thành phần trong ngành truyền thông (truyền thanh, truyền hình, báo chí) nhưng CSVN lại quan niệm báo chí một cách tổng quát, bao gồm báo viết, báo nói (truyền thanh) và báo hình (truyền hình). Báo chí trực thuộc bộ Văn Hóa & Thông Tin (VH&TT), nằm dưới quyền giám sát của Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương (TTVHTT).
Hiến Pháp CSVN cũng đã đề cập quyền tự do báo chí từ năm 1946. Qua hai lần thay đổi năm 1959 & năm 1980… Chương V Điều 69 của Hiến Pháp CSVN thông qua ngày 15-4-1992 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Điều I Chương I được Quốc Hội thông qua trong tháng 12-1989 về Luật Báo Chí có nhiều điều bảo đảm và tôn trọng quyền tự do báo chí: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí… Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới…”. Thế nhưng, Việt Nam là một trong những nước bị liệt vào danh sách không tôn trọng “đệ tứ quyền”, chà đạp quyền tự do báo chí.
Ở Trung ương có Ban TTVHTT và Bộ VH&TT kiểm soát, ở địa phương đặt dưới quyền lãnh đạo của Ban TTVH tỉnh, thành và Sở VH&TT. Tháng 12-1997, Bộ Nội Vụ lập Trung Tâm kiểm soát báo chí dù không công khai nhưng là cái lưới vô hình giăng mắc khắp nơi.
Tuy Hiến Pháp CSVN quy định “Công dân có quyền tự do báo chí” nghĩa là có quyền xin phép để thực hiện tờ báo nhưng trên thực tế không dễ dàng như vậy. Hầu như không có tờ báo nào của tư nhân.
Trường hợp của cựu tướng Trần Độ xin phép ra báo vào đầu năm 1999 đã bị chối từ, gây xôn xao dư luận trong nước lẫn hải ngoại. Văn Thư của ông Đỗ Quý Đoàn, Vụ trưởng Vụ Báo Chí ký ngày 23-4-1999 trả lời Trần Độ lại minh xác: “Không có quy định nào cho cá nhân đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí”. Ngay cả cựu tướng Trần Độ, người có nhiều “thành tích” với đảng và chính quyền CSVN còn bị chối từ và lên án phá rối, rồi đến trường hợp các vị lãnh đạo tinh thần, nếu không là thành phần của tổ chức nhà nước thì làm sao được quyền thực hiện tờ báo cho tôn giáo, tín ngưỡng.
Tháng 8 – 1997, Hữu Thọ – Vụ trưởng Vụ VH&TT – minh định: “Từ nay trở đi, báo chí và văn hóa phẩm phải được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẻ của đảng và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp”.
Báo chí được ấn hành dưới hình thức là tiếng nói, công cụ của cơ quan ngôn luận được đảng, tổ chức thông qua sự duyệt xét của Ban VHTT và Bộ, Sở ngành VH&TT. Nhìn tất cả tờ báo đã liệt kê ở trên đều nấp dưới danh nghĩa nầy, tổ chức nọ… tuy đã có chiều hướng “cải tiến” trong giai đoạn ông Nguyễn Văn Linh tuy được nới lỏng phần nào nhưng đều nằm trong quỷ đạo làm công cụ như sự đánh giá về nền tảng báo chí CSVN từ trước đến nay.
Kể từ khi báo chí không còn nằm trong “chế độ bao cấp”, nội dung và hình thức báo chí được thay đổi khá nhiều nhưng không thể nào thoát ra được vòng kiềm tỏa. Tờ nào được độc giả ưa thích, giới hữu trách lại càng canh phòng kỹ càng. Thật ra chỉ khai thác những tệ nạn xã hội rồi bán cái “tàn dư chế độ cũ” để câu độc giả, không dám nói lên tệ nạn tham nhũng, hối lộ, cưỡng chiếm đất đai nhà cửa làm băng hoại xã hội!
Thị trường báo chí cũng là môi trường đặc biệt. Nhìn lại trong khoảng thời gian qua, với chế độ bao cấp, giá tờ báo trung bình 1$ đến 2$ bạc VN (tương đương với ly cà phê ở ven đường). Đầu thập niên 90, bỏ chế độ cao cấp, giá bán tờ báo tăng 200 đến 300%, số lượng tờ báo đọc được cũng tăng vọt. Tờ Nhân Dân, bắt buộc các cơ quan phải mua nhưng số lượng ấn hành chỉ còn 1/5, điều đó nói lên tầm ảnh hưởng thuận và nghịch giữa công chúng và báo chí, giữa giáo điều và sự thật.
Hầu hết việc thu nhập tờ báo dựa trên quảng cáo và số lượng bán, vì vậy độc giả ảnh hưởng rất nhiều đến sự sống còn của tờ báo; tuy nhiên nhiều quy luật ràng buộc nên không thể nào đáp ứng được nhu cầu của độc giả.
Tờ Nhân Dân & Quân Đội Nhân Dân được xem là tiếng nói của đảng và chính quyền, quân đội khi loan tin quy định, luật lệ trong công việc kiểm soát báo chí, đồng thời nêu ra công tác thực thi cho người cầm bút “thấu triệt” để khỏi bị đi lệch hướng.
*.- Kết
Báo chí trong nước trải qua hai giai đoạn: bao cấp và kinh tế thị trường. Trong thời kỳ bao cấp số lượng báo chí rất ít, trong thời kỳ kinh tế thị trường nhiều tờ báo được ra đời. Tuy “cởi trói” nhưng được cởi mở phần nào rồi bị trói chặt trong luật lệ của giới chức lãnh đạo. Hiến pháp đề cập đến vấn đề tự do báo chí nhưng nhiều quy luật của giới chức hữu trách trực tiếp trói buộc quyền tự do báo chí. Vấn đề tham ô, cửa quyền được báo chí phanh phui, đề cập nhưng không được phép “xâm phạm” đến cấp lãnh đạo chính quyền, đảng ở trung ương; không được nêu lên vấn đề đa đảng, không được ca ngợi nền tảng tự do, dân chủ, dân quyền ở những quốc gia tân tiến…
Trong tình thế mới, với thương ước Việt-Mỹ, với nhu cầu cần phải đáp ứng để thế giới bên ngoài chấp nhận, liệu CSVN “mở cửa” cho cơ sở truyền thông dưới hình thức nào đó ở Hoa Kỳ thực hiện tờ báo tại Việt Nam?. Không có tự do báo chí thì không có tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng… Không có tự do báo chí thì tình trạng bưng bít vẫn bị khép kín, mọi thông tin sẽ bị lệch lạc… Cho tự do báo chí thì chính quyền và đảng cảm thấy mối nguy cơ của “cơn bão tự do” thổi xoáy tận gốc rễ mục nát bị bất khả xâm phạm từ trước đến nay.
Báo chí trong nước không thể nào tiêu thụ được ở hải ngoại, nội dung và hình thức không có gì để quan tâm mà giá cả thì xa vời thực tế. Điển hình như tờ Nhân Dân, tờ Saigon Giải Phóng với giá $1,200 USD cho một năm 365 số, tờ Hải Phòng và Quân Đội Nhân Dân với giá $1,400 USD, tờ Lao Động giá $900 USD cho 156 số, Saigon Times giá $400 cho 52 số, Vietnam Economic News giá $800 cho 52 số, Tuổi Trẻ Chủ Nhật giá $380 USD cho 52 số… Trong khi đó thì báo chí Việt ngữ ở Hoa Kỳ, nhật báo với giá 25 cent, tuần báo với giá 50 cent đến $1 USD, nguyệt san, tạp chí từ $3 đến $8 USD… rất phù hợp với nhu cầu thực tế của độc giả.
Khi nào báo chí VN không còn đánh giá là công cụ cho đảng, cơ quan và tổ chức của nhà nước CSVN mới thể hiện tinh thần tự do, dân chủ thì tiếng nói đích thực của nó mới có giá trị chân chính.
Little Saigon, May 2002
Vương Trùng Dương gửi đến Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam.
Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020
TÌNH THỜI CÔ VI
Vào khu cách ly
em muốn được gì?
em đòi Củ Mì
anh đây có sẳn !
Em thèm trứng Cúc
anh cũng nguyện dâng
ngày tháng dồn lần
tình ta sẽ nặng !
Vào khu cách ly
em muốn được gì?
anh đây cũng tặng
ngoại trừ CÔ VI !
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020
THẮP NÉN NHANG TA KÍNH NGƯỜI HIỀN
Những đồi hoa Sim tím
giấu vào tim nỗi buồn
trong chiều buông độ lượng
cho linh hồn náo nương
Ta từ chín hướng mười phương
vương vào nỗi nhớ tư tương vô thường
"Người còn ở giữa chiến trường
tin vui chưa đến tin buồn đã sang "
Đồi sim hoa tím đã tàn
tháng Ba còn đó mộ vàng truân chuyên
thắp nén nhang ta kính người hiền
nhà thơ thồ đá (*) xây nền thi ca
*Nhà thơ Hữu Loan (2/4/1916-18/3/2010)
công việc: Nhà thơ,làm ruộng, đánh cá, thồ đá
(wikipedia)
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020
THƠ TÁN GÁI BÌNH THUẬN ( nhân mùa dịch Covid)
Bao giờ Bình Thuận vắng Cô Vi
cho tôi trở lại phố nhu mì
nghe từng sợi tóc thầm thì tình tự
nghe con sóng biển rầm rì hát ca
" Lấy vợ chẳng lấy đâu xa
con gái Phan Thiết nết na dịu hiền"
Ngày lên Mũi Né se duyên
đêm ngâm nợ xuống trinh tuyền Suối Tiên
phận tôi nẩy lộc kết tinh
vắc xin phòng dịch ưu phiền Cô Vi
Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020
TỰ DO BÁO CHÍ LÀ ĐIỀU TẤT YẾU CỦA MỘT CHÍNH PHỦ MINH BẠCH-KIẾN TẠO
Hiệp định EVFTA không chỉ mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn hướng tới việc mở rộng quyền tụ do ngôn luận- cụ thể tự do báo chí khi Chính phủ Việt Nam chấp nhận sự hiện diện của các Công đòan Độc lập. Truyền thông của Chính phủ sẽ không còn giữ thế độc quyền như hiện nay được nữa. tiếng nói của Công đòan độc lập được thể hiện không bằng Báo chí thì bằng gi?
Đảng cộng sản dù vẫn kiên quyết giữ vị thế độc tài toàn trị nhưng cũng nhận ra để tồn tại lãnh đạo phát triển đất nước thì nhất thiết phải xây dựng một Chính phủ Minh Bạch và kiến tạo.
Tự do báo chí là vấn đề tất yếu và Đảng cũng đã có những động thái chuẩn bị cải tổ truyền thông của Đảng để đối ứng( Đề án báo chí khu vực là một trong những minh chứng). Mặc khác, mạng xã hội ngày ngày càng được chú trọng và dần được xem là một luồng thông tin mang tính phản biện.
"Đổi mới báo chí" trong thập niên 90 nhưng năm đầu thập niên 2020 là bước đầu thử nghiệm cho tiến trình Tự do báo chí ở Việt Nam.( nhiều Tờ báo được Đảng "làm ngơ" để liên kết với Tư nhân ra báo, mang danh nghĩa Báo Đảng) Đáng tiếc, điều này đã thất bại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này mà chủ yếu từ những sai phạm có tính chủ quan của giới Báo chí, ( sự nôn nóng, quá khích, thậm chí cực đoan ... ). Đổi mới báo chí hoàn toàn bị bóp chết có thể nói là từ khi Ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền Thủ Tướng. Ông ta đã biến báo chí thành cánh tay đắc lực phục vụ cho Nhóm lợi ích, Tư bản thân hữu và chính ông ta là người cấm triệt để Báo chí tư nhân .
Bản thân tôi may mắn tham gia làm báo trong giai đoạn được xem là " Đổi mới Báo chí". và người làm Báo được trao quyền hạn và được bảo vệ bởi : LUẬT BÁO CHÍ ( 1989). Năm 2000 tôi đã xin nghỉ khi nhận ra " LUẬT BÁO CHÍ '' không có tác dụng đối với " LUẬT BẤT THÀNH VĂN CỦA ĐẢNG".
Làm báo là tham gia vào quá trình trị chính của một quốc gia, làm báo là làm theo Luật và một tờ Báo Đảng thì phải làm theo luật của Đảng là điều tất nhiên! Quan điểm làm báo của tôi là đấu tranh cho sụ CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI nên để giữ mình thực sụ có cái nhìn khách quan tôi không tham gia bất kỳ Đảng phái nào, Và vi vậy, tôi tự rút lui khỏi nghề báo.
Năm 2003, tôi được vận động tham gia Hội nhà báo Việt nam tự do, và ký tên vào kiến nghị xin thành lập hội ( người vận động tôi tham gia là nhà báo Xuân Lập). Dù chưa được sự đồng ý của chính phủ nhưng website của Hội cũng đã được triển khai với tên Miền Nhabaotudo.com.Tôi được giao phụ trách mảng Văn hóa- nghệ thuật ( có lẽ đây là website mang tính báo chí đầu tiên ở Việt Nam) và chịu hàn toàn trách nhiệm đưa bài lên (không có bất kỳ sự kiểm duyệt nào). Tổ chức còn phôi thai, chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể đã vội vả ra mắt công chúng. Thế nhưng nó nhanh chóng gây tiếng vang và thu hút bạn đọc lúc bấy giờ với những bài báo phản biện tích cực về kinh tế, chính tri, giáo dục... tiêu biểu như bài : THỦ TƯỚNG HỎI DÂN DÂN BIẾT HỎI AI? ... và chỉ trong 3 tháng đã đạt 3 triệu lượt truy cập. Và sai phạm đáng tiếc cũng nhanh chóng xãy ra khi xuất hiện tin : NGUYÊN THỦ QUỐC GIA KHÔNG BIẾT HÁT QUỐC CA? với bức ảnh chụp ông Nông đức Mạnh, Lê Khả Phiêu... trong lể chào cờ . Tờ báo (tạ gọi là vậy)lập tức bị đóng cửa nhưng cũng không nhà báo nào bị bỏ tù, kể cả người đưa cái tin "NGU XUẨN' đó!
Nếu như không có sụ " ngu xuẩn" đó, tò báo tiếp tục hoạt động vói sụ trung thục, khách quan thì hẳn Đảng cũng không cấm cản. Trong thòi gian này, nhiều đề án chuẩn bị cho sụ ra đòi của báo chí tu nhân được tiến hành mà người nhiệt tình nhất có thể nói là chị Kim Hạnh- tổng biên tập của Báo Tuổi Trẻ và là 1 quái kiệt của làng báo Việt Nam. Đề án nhà báo tụ do của chị dụ thảo và chuẩn bị trình làng. Đáng tiếc, chi đã không trụ được khi cho đăng bài " Bác Hồ có vợ". Chị bị cách chú tổng biên tập và việc bẩy chị vào sai phạm này đã là " nỗi ô nhục " của làng báo. Thật ra, tư tưởng Đa nguyên của chị đã bộc quá rõ khi trên tờ báo Xuân Tuổi trẻ chủ nhật năm 2000 , đích thân chị đã viết bài xã luận" Con tàu năm 2000". Khi độc bài này tôi đã thấy lo cho chị và quả nhiên đã đến.
Sở dĩ, tôi nhắc đến sụ ra đời dù ngắn ngủi của " tờ báo mạng có tính báo chí đầu tiên" để chúng minh tiến trình Báo chí tự do đã tùng được Đảng nghiêm túc xem xét.
Trước đó, cũng trong thập niên 90, một tờ báo cũng ra đời hoàn toàn không có giấy phép, do một số cán bộ cao cấp thục hiện : Tờ NGƯỜI KHÁNG CHIẾN. Tò báo được lưu hành trong giới báo chí và văn nghệ sĩ nhưng nó sớm bị tịch thu bởi xu hướng ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG và hoàn toàn biến mất khi ông HUỲNH TẤN MẪM, NGUYỄN HỘ... bị bắt. Tờ báo mạng Nhà báo tự do ra đời sau đó và nó cũng sông được hôn 3 tháng vì sai phạm " ngu xuẩn" nêu trên.
Khi internet ra đời, tôi đã sớm tiếp cận. Chính quyền lúc đó cũng nhanh chóng phát triển internet và xem Thông tin là một lợi thế hàng đầu trong việc phát triển đất nước. Đã từng có khẩu : kẻ nào nắm bắt thông tin kẻ đó sẽ chiến thắng. Với mạng Yahoo tôi đã tiếp cận rất nhiều nguồn thống tin trái chiều từ nước ngoài gửi về và Bộ phận an ninh của tỉnh cũng đã theo dõi nhưng họ cũng chưa bao giờ trực tiếp nhắc nhỡ tôi mà chỉ thông qua người trong gia đình tôi khuyến cáo tôi phải cẩn trọng với các nguồn thông tin từ Hải ngoại.
Khi mạng xã hội vào Việt nam , thông tin tràn ngập nhưng nó cũng không hề bị chính quyền chính thức ngăn cản và nó nó đã tạo ra một làn sóng " ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"
Xem xét những " nhà báo" bị Chính quyền bắt công bằng mà nói họ đều phạm sai lầm nghiêm trọng với những bài viết mang tính chủ quan, thiếu cơ sở, sai sự thật nhằm tấn công vào chính quyền và thể chế hơn là đấu tranh cho sự CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI. Họ đều quên rằng từ TỰ DO BÁO CHÍ ĐẾN TỰ DO NGÔN LUẬN LÀ MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG DÀI , HUỐNG CHI LÀ MỘT THỂ CHẾ DÂN CHỦ.
( còn tiếp)
Nếu như không có sụ " ngu xuẩn" đó, tò báo tiếp tục hoạt động vói sụ trung thục, khách quan thì hẳn Đảng cũng không cấm cản. Trong thòi gian này, nhiều đề án chuẩn bị cho sụ ra đòi của báo chí tu nhân được tiến hành mà người nhiệt tình nhất có thể nói là chị Kim Hạnh- tổng biên tập của Báo Tuổi Trẻ và là 1 quái kiệt của làng báo Việt Nam. Đề án nhà báo tụ do của chị dụ thảo và chuẩn bị trình làng. Đáng tiếc, chi đã không trụ được khi cho đăng bài " Bác Hồ có vợ". Chị bị cách chú tổng biên tập và việc bẩy chị vào sai phạm này đã là " nỗi ô nhục " của làng báo. Thật ra, tư tưởng Đa nguyên của chị đã bộc quá rõ khi trên tờ báo Xuân Tuổi trẻ chủ nhật năm 2000 , đích thân chị đã viết bài xã luận" Con tàu năm 2000". Khi độc bài này tôi đã thấy lo cho chị và quả nhiên đã đến.
Sở dĩ, tôi nhắc đến sụ ra đời dù ngắn ngủi của " tờ báo mạng có tính báo chí đầu tiên" để chúng minh tiến trình Báo chí tự do đã tùng được Đảng nghiêm túc xem xét.
Trước đó, cũng trong thập niên 90, một tờ báo cũng ra đời hoàn toàn không có giấy phép, do một số cán bộ cao cấp thục hiện : Tờ NGƯỜI KHÁNG CHIẾN. Tò báo được lưu hành trong giới báo chí và văn nghệ sĩ nhưng nó sớm bị tịch thu bởi xu hướng ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG và hoàn toàn biến mất khi ông HUỲNH TẤN MẪM, NGUYỄN HỘ... bị bắt. Tờ báo mạng Nhà báo tự do ra đời sau đó và nó cũng sông được hôn 3 tháng vì sai phạm " ngu xuẩn" nêu trên.
Khi internet ra đời, tôi đã sớm tiếp cận. Chính quyền lúc đó cũng nhanh chóng phát triển internet và xem Thông tin là một lợi thế hàng đầu trong việc phát triển đất nước. Đã từng có khẩu : kẻ nào nắm bắt thông tin kẻ đó sẽ chiến thắng. Với mạng Yahoo tôi đã tiếp cận rất nhiều nguồn thống tin trái chiều từ nước ngoài gửi về và Bộ phận an ninh của tỉnh cũng đã theo dõi nhưng họ cũng chưa bao giờ trực tiếp nhắc nhỡ tôi mà chỉ thông qua người trong gia đình tôi khuyến cáo tôi phải cẩn trọng với các nguồn thông tin từ Hải ngoại.
Khi mạng xã hội vào Việt nam , thông tin tràn ngập nhưng nó cũng không hề bị chính quyền chính thức ngăn cản và nó nó đã tạo ra một làn sóng " ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"
Xem xét những " nhà báo" bị Chính quyền bắt công bằng mà nói họ đều phạm sai lầm nghiêm trọng với những bài viết mang tính chủ quan, thiếu cơ sở, sai sự thật nhằm tấn công vào chính quyền và thể chế hơn là đấu tranh cho sự CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI. Họ đều quên rằng từ TỰ DO BÁO CHÍ ĐẾN TỰ DO NGÔN LUẬN LÀ MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG DÀI , HUỐNG CHI LÀ MỘT THỂ CHẾ DÂN CHỦ.
( còn tiếp)
Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020
XUÂN CANH TÝ ( 2020)
Mùa Xuân không nắng ấm
gió thăng trầm
bóng lạnh căm
ta lặng thầm đi trên phố vắng
nghe tiếng đời vỡ dưới bước chân
Sự chết loang dần
hơi thở mang
lũ Chuột lang thang gặm nhấm điêu tàn
tháng năm còn lại màu tóc trắng
ai cuối con đường
vẫy gọi ta
Tình tan
bản ngã nát thật thà
dưới ánh dương tà mộng lướt qua...
* mùa đại dịch covid-19
Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020
THƠ BÙA NGÃI
Em mang khẩu trang giấy
phòng lây nhiễm gì đây?
em sống qua đại dịch
quả là phát kiến hay!
Thành phố đang cúng quảy
dựng tượng Lê-nin đấy!
cô giáo đăng ảnh này
bị kỹ luật thật may!
Thủ tướng khen thơ hay
giấy khen cấp liền tay
cô đúng là thiên tài
khiến thơ thành bùa ngãi
Đất nước tôi vẫn mãi
nằm mơ dưới tượng đài
đám trẻ thơ ngây dại
đeo tang giấy tương lai!
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020
XUÂN CHẾT
Ai gây bao nghiệp chướng
buộc tự nhiên biến đổi bất thường
đêm ba mươi Tết mưa rơi đá
Đông đã qua mà gió vẫn lạnh cắt da
Nắng Xuân mượt mà làm xanh lá mạ
giờ đổi dạ đốt cháy mái nhà
nóng từ địa ngục nóng ra
xui dòng biển mặn dậy phong ba
Ai mang quyền lực quỷ ma
đánh thức virut Corona
trái đất bước vào thảm họa
loài người rồi sẽ diệt vong
Tình em cũng đã thay lòng
nên Xuân vừa chết trong vòng tay ta
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)